Học Sinh, Sinh Viên Xuất Sắc

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 115 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Bảo Nguyên: học bổng gần 350.000 USD của Mỹ - 03.04.2006 08:12:39
Thứ bảy, 1/4/2006, 09:58 GMT+7

Nữ sinh VN đoạt học bổng gần 350.000 USD của Mỹ


Nguyễn Bảo Nguyên (Thanh Niên)


Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) của Mỹ vừa quyết định trao học bổng học trình độ tiến sĩ trị giá gần 350.000 USD cho Nguyễn Bảo Nguyên, một nữ sinh viên VN đang theo học năm cuối khoa CNTT ĐH quốc gia Singapore (NUS).

Cùng với MIT, Bảo Nguyên còn nhận được lời mời trao học bổng tiến sĩ của 7 ĐH danh tiếng khác của Mỹ trong đó có Stanford University, Carnegie Mellon University (xếp đồng hạng nhất các trường ĐH CNTT của Mỹ với MIT)...

Nguyễn Bảo Nguyên là cựu học sinh chuyên Tin của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng). Nguyên dành huy chương vàng kỳ thi Olympic môn Tin học các tỉnh phía Nam năm 1999 với số điểm tuyệt đối 30/30, đoạt giải 3 môn Tin học lớp 12 quốc gia năm 2001. Năm 2002, Bảo Nguyên được học bổng ASEAN theo học tại NUS và 3 năm liên tiếp (từ 2003 - 2005) đều đạt danh hiệu "Sinh viên ưu tú" của NUS.

(Theo Thanh Niên)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2006/04/3B9E841F/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.04.2006 08:15:10 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Tống Mỹ Linh: học bổng của Quốc hội Mỹ - 09.04.2006 23:47:58
Thứ Bảy, 08/04/2006, 03:11 (GMT+7)

Nữ SV gốc Việt nhận học bổng của Quốc hội Mỹ

TT - Nguyễn Tống Mỹ Linh (ảnh), sinh viên năm 3 khoa hóa sinh Trường đại học Virginia (Mỹ), vừa được trao học bổng Barry Goldwater niên khóa 2006-2007.

Đây là học bổng do Quốc hội Mỹ đề xướng từ năm 1986 để vinh danh thượng nghị sĩ Barry Goldwater, một chính khách nổi tiếng có nhiều đóng góp cho đất nước.

Học bổng này nhằm giúp những sinh viên giỏi có thể tiếp tục học lên cao hơn, trở thành những nhân tài trong lĩnh vực khoa học, toán học và ngành kỹ sư.

Từ khi còn là sinh viên năm 2 Mỹ Linh đã tham gia trợ giảng môn hóa cho các sinh viên học những khóa sau. Tài năng và niềm say mê đối với môn hóa của cô đã được giảng viên Trường ĐH Virginia là ông William Dean Harman đánh giá cao.

Ông nhận xét Mỹ Linh là học trò giỏi nhất mà ông từng gặp trong 17 năm dạy học tại ĐH Virginia.

Năm 2002, khi còn học lớp 11 Trường trung học Thomas Jefferson, Mỹ Linh đã đoạt giải hóa quốc gia Mỹ với phần thưởng là đợt tập huấn hai tuần ở Viện hàn lâm Không quân Mỹ (bang Colorado).

Một năm sau đó, cô đoạt tiếp giải thưởng khoa học quốc gia Bowl Championship do Cơ quan Năng lượng Mỹ tổ chức. Với những thành tích học tập xuất sắc, Mỹ Linh đã được đến Úc tham dự trại hè do Trường Khoa học quốc tế Úc tổ chức.

Xuất thân từ một gia đình coi trọng học vấn, cô sinh viên gốc miền Trung Nguyễn Tống Mỹ Linh đang biến giấc mơ của cha mẹ và gia đình thành hiện thực. Đó là thành công, thành danh, trở thành người hữu ích và luôn giữ được nguồn gốc Việt Nam của mình.

T.TRÚC (Theo Cali Ngày Nay)

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=131560&ChannelID=312


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/AAA82CC0EDE7497494DBBB23A3D7D77F.jpg[/image]
Attached Image(s)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Bảo Nguyên - 14.04.2006 11:22:38
Nguyễn Bảo Nguyên: Học giỏi, công tác xã hội cũng giỏi!

22:43:24, 13/04/2006


Bảo Nguyên (phải) vui chơi với các em thiếu nhi ở Nhà tình thương Đà Nẵng - Ảnh: Song Nguyễn


Nguyễn Bảo Nguyên - cô gái 23 tuổi người Đà Nẵng - vừa vinh dự được 8 trường ĐH danh tiếng hàng đầu về công nghệ thông tin (CNTT) của nước Mỹ mời nhận học bổng học tiến sĩ. Bảo Nguyên đã có một quá trình học tập xuất sắc qua các cấp học như: đoạt giải quốc gia môn Toán lớp 5, lớp 9 và môn Tin lớp 12, sinh viên ưu tú 3 năm liền khoa CNTT ĐH quốc gia Singapore (NUS).

Không chỉ học giỏi, Bảo Nguyên còn là một người hăng say với công tác xã hội. Hiện đang học ở nước ngoài nhưng Nguyên vẫn tích cực tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội ở Việt Nam.

Từ nhỏ, bé Lu (tên gọi thân mật của Bảo Nguyên) đã ham thích các hoạt động vì cộng đồng. Sau đó, Nguyên đến với Đội công tác xã hội (CTXH) của Trường chuyên Lê Quý Đôn. Cô Trần Thị Ngọc Điền, nguyên Phó hiệu trưởng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, người khai sinh đội CTXH kể: "Nguyên để lại cho tôi nhiều ấn tượng đẹp về một nữ sinh có nghị lực, bản lĩnh, học rất giỏi mà lại giàu lòng nhân ái. Năm 2000 - khi đang còn học lớp 11 - Nguyên là 1 trong 10 thanh niên tiêu biểu của VN được cử tham dự Trại thanh niên châu Á chào đón thế kỷ 21 tại Hàn Quốc". Đến bây giờ, dù đã ra trường và đi học xa, Bảo Nguyên vẫn luôn tranh thủ thời gian nghỉ hè để sinh hoạt, tham gia các hoạt động cùng đội CTXH.

Sang Singapore, năm học thứ 2, Nguyên tham gia nhóm sinh viên tình nguyện của NUS với suy nghĩ "phải hành động vì cộng đồng từ những việc nhỏ". Hằng tuần, Nguyên vào khu bệnh viện của trường để dạy các em bé làm thiệp, tô màu, vẽ tranh và vui chơi với các em, giúp các em quên đi nỗi sợ khi đợi bác sĩ khám bệnh. Năm thứ 3, Nguyên tham gia sinh hoạt cùng Hội chữ thập đỏ Singapore tại NUS. Thấy người ta làm một chương trình tình nguyện đến các nước, Nguyên nghĩ: "Mình là người Việt, sao không đề nghị mọi người đến với những người dân còn khó khăn ở VN?". Thế là Nguyên trở thành cầu nối giữa Hội chữ thập đỏ Singapore với Hội chữ thập đỏ Việt Nam và Đà Nẵng, tổ chức chuyến công tác tình nguyện quốc tế 3 tuần về xã Hòa Khương, một xã nghèo ở huyện Hòa Vang (huyện ngoại thành Đà Nẵng) vào hè 2005. Đoàn tình nguyện đã xây được 4 ngôi nhà tình thương, sinh hoạt với các em nhỏ trong xóm, dạy các em tiếng Anh... Bản thân Nguyên vừa lo tổ chức các sinh hoạt, vừa lo ẩm thực và cả việc... phụ hồ. Ba má Nguyên (vợ chồng nhà giáo Nguyễn Bảo - Trần Thị Xuân Lang) nhớ lại: "Sau mấy ngày công tác, thấy con đen thùi lùi khi bước về nhà mà thật thương. Nhưng hắn thích làm như rứa là phải rồi, chúng tôi ủng hộ !".

Nhựt Quang

http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2006/4/14/145356.tno

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Vũ Văn Tuấn - 29.04.2006 06:27:52
Cậu bé mù và giải thưởng quốc tế

SGGP:: Cập nhật ngày 28/04/2006 lúc 20:59'(GMT+7)

Vũ Văn Tuấn là kết quả của tình yêu giữa ông bố mù bẩm sinh Vũ Văn Dần và mẹ là Lê Thị Hoa (thôn Trung Đông, xã Yên Trung, huyện Yên Định, Thanh Hóa). Ngay từ lúc chào đời vào mùa thu năm 1990, “đôi cửa sổ tâm hồn” của cậu đã không bao giờ hé mở để cho em được nhìn người mẹ yêu và ông bố hiền mù lòa. Tưởng chừng cuộc đời Tuấn sẽ mãi chìm trong bóng tối, nhưng ý chí và nghị lực phi thường của em đã khiến bao người phải khâm phục, coi đó như một tấm gương.

“Mẹ ơi, con muốn đi học”


Vũ Văn Tuấn và bằng chứng nhận giải thưởng quốc tế.

Gia đình Tuấn nghèo lắm, có lẽ vào thuộc vào diện nhất, nhì của làng, xã. Cả nhà chỉ có 5 sào ruộng, bao nhiêu công việc chính đều dựa vào một mình người mẹ. Vì đều bị mù, nên bố con Tuấn không giúp mẹ được gì. Đến bây giờ, Quỳnh (em gái Tuấn) cũng đã mù một mắt, mắt còn lại chỉ nhìn thấy lờ mờ. Hôm tôi đến nhà, chị Hoa cho biết anh Dần đang đi làm nghề tẩm quất trong thành phố Hồ Chí Minh để kiếm tiền gửi về cho chị nuôi con. Còn chị Hoa vẫn ngày hai buổi tần tảo đi lượm sắt vụn, đồng nát trong lúc nông nhàn để kiếm thêm tiền chi tiêu và mua sách vở cho anh em Tuấn học. Chị Hoa cho biết thêm, năm 2003, vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, dù chồng đã vào thành phố Hồ Chí Minh, chị cũng phải bỏ quê ra Hà Nội làm “ôsin” hơn một năm trời.

Tuấn lớn hơn em 2 tuổi, nhưng hai anh em lại cùng học một lớp, bởi lẽ Tuấn đi học muộn và như lời Tuấn thì học cùng vậy để mỗi khi đến lớp, hai anh em dắt nhau đi không phải phiền đến bạn bè dẫn đường. Chuyện Tuấn đi học cũng chứa đầy những quyết tâm. Nhà Tuấn nằm cạnh một ngôi trường làng. Năm lên tám tuổi, mỗi khi nghe tiếng trống trường vang lên từng hồi, Tuấn cứ nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Nhiều hôm, nghe tiếng bạn í ới gọi nhau, Tuấn gào lên “Mẹ ơi, con muốn đi học”.

Chị Hoa cứ tưởng con mình đòi vu vơ, đành an ủi con cho qua chuyện. Nhưng rồi ngày nào Tuấn cũng đòi như vậy, thế là chị phải nuốt nước mắt vào lòng, dẫn con đến trường mẫu giáo. Những ngày đầu Tuấn đến trường là những lần xước mặt, bầm tím do vấp ngã. Khi vào lớp một, em không thể học được như các bạn, đành phải ở nhà. Rất may trong thời gian đó, Hội người mù huyện Yên Định mở lớp dạy chữ nổi cho người khiếm thị trong huyện. Vậy là Tuấn được đến trường huyện học chữ Braille. Tuấn học rất thông minh và chăm chỉ.

Sau một năm, (tháng 3 năm 2000) Tuấn được Tỉnh Hội người mù Thanh Hóa cho về thành phố học chữ Braille hệ nâng cao. Ngồi sau xe đạp để mẹ chở đi thành phố học, lần đầu tiên trong đời Tuấn được nghe nhiều tiếng còi ô tô, xe máy mà lòng rộn ràng. Buổi đầu vào lớp, Tuấn bỡ ngỡ vì cách học của hệ nâng cao. Nhưng chỉ một thời gian ngắn, được sự chăm sóc dạy dỗ nhiệt tình của các thầy, cô giáo, Tuấn tự tin hơn và vươn lên trong học tập.

Hai tuần đầu, em được xếp học lực thứ năm của lớp, sau đó Tuấn vươn lên đứng đầu. Sáu tháng theo học chữ Braille, Tuấn đã có được một lượng kiến thức khá cơ bản và được chuyển thẳng về lớp ba Trường Tiểu học Yên Trung để học. Đây là giai đoạn khó khăn nhất của em vì phải học với những người sáng mắt, phương pháp dạy của giáo viên cũng hoàn toàn xa lạ với em. Tuấn tâm sự: “Em biết không còn con đường nào khác, phải tự mình phấn đấu học và học anh ạ”.

Điều đặc biệt ở cậu bé mù lòa này là em học giỏi ở tất cả các môn học văn hóa (kể cả ngoại ngữ). Từ khi vào bậc tiểu học đến nay đã là học sinh lớp 8, năm nào em cũng đạt học sinh giỏi của trường. Khi nhận xét về Tuấn, cô giáo Vũ Thị Thông, Phó hiệu trưởng Trường THCS Yên Trung không giấu được niềm tự hào: “Em là một học sinh ngoan, chăm chỉ và rất thông minh. Trong học tập, em là người biết tự vươn lên. Trong quan hệ thầy trò và bạn bè, Tuấn là một học sinh mẫu mực. Hiện nay, nhà trường đang phát động phong trào học sinh noi theo gương điển hình Vũ Văn Tuấn...”.

Cô Thông cho biết thêm, nhà trường phải áp dụng chấm điểm các bài kiểm tra, bài thi của Tuấn bằng một cách riêng: khi Tuấn làm bài xong, em sẽ đọc to bài của mình lên cho giáo viên nghe cách diễn đạt và kết quả để giáo viên chấm điểm, vì thầy cô giáo… không đọc được chữ Braille.

Giải thưởng quốc tế và những ước mơ

“Hình như Tuấn được “Trời ban” cho sở thích tham dự các cuộc thi. Hễ cứ nghe đài thông báo phát động cuộc thi nào đó là Tuấn lại mày mò tìm tài liệu để làm bài tham dự”, mẹ Tuấn nói với tôi như vậy. Năm 2001, Tuấn tham dự cuộc thi “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của chúng em”, được Trung ương Đoàn tặng giấy khen.


Hai anh em Tuấn - Quỳnh cùng học bài. Ảnh: THÁI DƯƠNG


Các cuộc thi “Tìm hiểu 60 năm nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; “Tìm hiểu 75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam” v.v..., em đều làm bài dự thi và được Ban tổ chức tặng bằng khen, giấy khen. Tháng 9-2005, Tuấn tham gia cuộc thi “Chữ Braille trong cuộc sống của tôi” do Hiệp hội người khuyết tật châu Á - Thái Bình Dương tổ chức. Khi vào xét giải, ở vòng 1 của quốc gia, bài của Tuấn đoạt giải nhất và được gửi đi tham dự quốc tế. Rồi Vũ Văn Tuấn đã vinh dự được nhận giải nhì khu vực Đông Nam Á.

Ngày Tuấn nhận giải, các thầy, cô giáo, bạn bè cùng trường ùa đến chúc mừng em trong niềm hân hoan. Cả nhà Tuấn, ai cũng mừng. Người vui nhất là chị Hoa, vì Tuấn đã không phụ công chăm sóc của cả gia đình và thầy, cô giáo. Theo đề nghị của tôi, gia đình Tuấn cho xem tập bản thảo bài dự thi. Trong đó, có đoạn Tuấn viết: “Tôi nghĩ, mình không thể phụ lòng cha, mẹ và thầy, cô giáo, đặc biệt là sẽ có lỗi với ông Lu-i Bơ-rai nếu như mình bỏ học. Vì ông ấy đã sáng tạo ra chữ Braille và muốn rằng tất cả người mù trên thế giới này đều được học tập và hòa nhập với cộng đồng...”.

Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, Tuấn ở nhà giúp mẹ làm những việc nhẹ nhàng, chăm chú nghe các chương trình phổ biến kiến thức của Đài Tiếng nói Việt Nam, rồi ghi lại những kiến thức về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt bằng chữ Braille, sau đó tính toán kỹ lưỡng và chỉ cho mẹ áp dụng vào sản xuất. Nhờ vậy, kinh tế gia đình Tuấn dần dà đỡ hơn.

Chia tay với Tuấn, trên đường về tôi vẫn nhớ mãi lời thổ lộ của em về những mơ ước sau này: “Có thể là quá cao so với một người mù như em nhưng em sẽ cố gắng phấn đấu hết sức mình, trở thành một thầy giáo dạy chữ nổi cho các em nhỏ cùng cảnh ngộ. Rồi nữa, em muốn được theo học một lớp tin học dành cho người khiếm thị. Nhưng em đang lo rằng khi lên cấp III, liệu có ngôi trường nào nhận em vào học như mái trường ở quê em không, hả anh? ’’.

Tuấn ơi, mọi người không ai bỏ mặc em đâu. Hãy cố gắng lên, em nhé!

THÁI DƯƠNG


http://www.sggp.org.vn/phongsudieutra/2006/4/46469/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hoàng Thùy Nhi - 14.08.2006 12:53:51
Thứ Hai, 07/08/2006, 06:52

Điểm 10 văn của cô bé bán rau

TP - Ba tờ giấy thi gần kín, với nét chữ tròn đều tăm tắp... Hoàng Thùy Nhi giành điểm 10 môn Văn đầu tiên trong “lịch sử” ĐH Đà Nẵng.

>> Toàn văn bài thi văn của Hoàng Thùy Nhi

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=65478
Hoàng Thùy Nhi trong ngày tốt nghiệp
Thạc sĩ Lê Vinh An, người đã 27 năm trong nghề nhận xét về bài làm trên như sau: “Tôi chưa thấy học sinh nào có tư duy mạch lạc, sáng tạo hay đến như thế”.

Ngành Sư phạm, khối M chưa cập nhật xong số liệu, nhưng với sự giúp đỡ của Ban Đào tạo ĐHĐN, chúng tôi đã tìm được “thân chủ” của điểm 10 đột phá này. Đó là một học sinh khá “đặc biệt”.

... Đông Hà vẫn nắng như đổ lửa, gió Lào che mấy lớp khăn còn lùa rát mặt. Con đường về làng Điếu Ngao vắng vẻ, nhà cửa khá thưa thớt bởi đây là vùng ven thị xã.

Cô bé da ngăm đen, lui cui từ trong nhà bếp bước ra, tay còn lấm lem than củi, nhìn khách ngạc nhiên. Thùy Nhi vừa đi chợ về và đang chuẩn bị nấu cơm trưa.

*Những thí sinh “tốp đầu” của ĐH Bách khoa Đà Nẵng (28,5 điểm)

1. Phạm Thanh Sơn (14/1/1989) - Học sinh trường Lê Quý Đôn, Đà Nẵng

2. Nguyễn Hữu Trường (01/05/1988) - HS trường Quốc học, Huế

3. Dương Đức Quân (25/10/1988)- HS trường Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng

4. Phạm Xuân Hùng (20/02/1988)- HS trường THPT Diễn Châu 2, Nghệ An

5. Nguyễn Duy Hoàng (14/12/1988)- HS trường Phan Châu Trinh, ĐN

6. Dương Thị Ngọc Trâm (08/04/1988)- HS trường Lê Quý Đôn, ĐN

7. Nguyễn Thanh Trí (13/01/1988)- HS trường Lê Quý Đôn, ĐN

8. Nguyễn Bá Anh Nguyên (14/11/1988)- HS trường Lê Quý Đôn, ĐN

*Thủ khoa ĐH Kinh tế ĐN (28 điểm):

1. Lê Văn Duy (10/06/1988)- HS trường THPT Kon Tum

2. Lê Nguyễn Ngọc Ánh (113/8/1988)- HS trường Lê Quý Đôn, ĐN

*Thủ khoa Sư phạm ĐN, khối A (27,5 điểm):

Lê Thị Phương Thảo (09/10/1988) - HS trường

Lê Quý Đôn, ĐN

Bố làm công tác hành chính tại trường tiểu học, mẹ bị bệnh tim nặng, sức khỏe rất yếu, nhà có 4 anh em nhưng chỉ Nhi là gái, nên kể cả những ngày ôn thi cao điểm, em vẫn sắp xếp thời gian để giúp mẹ.

Cả nhà trông chờ vào đồng lương của bố và hơn sào đất cằn cỗi. Thi thoảng có buồng chuối chín, Thùy Nhi lại chở ra chợ, còn hầu hết các sáng, em vẫn cùng chiếc xe đạp đứng bên ngã ba đường làng, bán những mớ rau lang, rau cải do tự tay mình trồng...

“Cũng bởi đứng ngoài đường bán rau miết, hắn mới đen thui rứa đó!”- Chị Nguyễn Thị Hiếu đang nằm trên giường, dáng vẻ mệt mỏi, đã bật dậy và oà khóc khi nghe tin con gái đạt điểm 10 môn Văn.

“Tui mừng quá, bé Nhi là niềm hy vọng của cả nhà...”- Chị nói. Chưa từng thấy người nào gầy gò như chị, và chính chị cũng vui vẻ “xác nhận” với khách: “Tui đi thi gầy, chắc đoạt giải nhất!”. Cả nhà cùng cười...

Anh Hoàng Chất, bố của Thùy Nhi đang họp ở trường, nghe tin đã tức tốc bỏ họp chạy về nhà. “Có thiệt không cô? Thực ra thì khi đi thi về, hắn đã nói nắm chắc điểm 9, cùng lắm là 8 môn Văn, tui tin nhưng cũng lo lo. Chừ mới tin là thực. Tui hạnh phúc quá”...

Anh Chất cho biết năm lớp 9 Nhi bị bệnh nặng, kết quả học tập giảm sút không đủ tiêu chuẩn vào trường THPT công lập, em trở thành học sinh của Khối văn hoá THPT, thuộc Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và dạy nghề tỉnh Quảng Trị.

Tuy phải đi trên con đường ít người muốn, nhưng ý chí tiến thủ và lòng hiếu học của cô bé không hề suy giảm. Thậm chí, Nhi càng phấn đấu học giỏi “để chứng tỏ trong môi trường nào cũng có thể học tập tốt”- Em tâm sự.

Thầy giáo Xuân Phùng, vừa nhắc tên Nhi đã nhớ ngay: “Hắn bí thư Đoàn lớp chớ mô, mấy năm liền lận. Hắn học giỏi, chăm ngoan và đặc biệt hát hay lắm!”.

Nhi gần như tự học, và cách học Văn của em rất khoa học. Em nói như một nhà triết lý “Cuốn sách nào cũng có cái hay của nó nếu chúng ta biết tìm kiếm và sàng lọc”. Với quan niệm đó, Nhi đọc rất nhiều. Đọc, nghiền ngẫm từng lời văn và những ý hay được em ghi chép lại rất cẩn thận.

Tập làm văn với Thùy Nhi gồm 2 công đoạn: Đọc sơ lược tác phẩm- tìm sườn ý- đọc lại tác phẩm- lập dàn bài và viết tự do theo cảm xúc và ý tưởng sẵn có trong đầu- xem lại sách và các tài liệu, bổ sung hoàn chỉnh các dẫn chứng- sắp xếp lại nội dung, chau chuốt ý tứ, câu chữ- viết hoàn chỉnh.

Tất cả các bài làm xong Nhi đều nhờ thầy cô xem giúp. Nếu có phần bị sửa chữa, em tự bắt mình xem xét thật kỹ, làm lại đến mức hoàn thiện.

“Thời gian Thùy Nhi dành cho môn văn như thế nào?”. “Những lúc thanh tịnh nhất, đầu óc tỉnh táo nhất, lúc bắt đầu vào ngày mới. Vừa trải qua giấc ngủ dài, tinh thần minh mẫn sẽ nhớ lâu và nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ”.

PG.STS Nguyễn Phong Nam, Chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Sư phạm ĐN, đã hết lời khen bài làm của Thùy Nhi đặc biệt xuất sắc ở phần bình thơ. Em đã có cách học đúng và kết quả hôm nay hoàn toàn xứng đáng với sự dày công đó.

Lâm Chiêu Tranh

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56148&ChannelID=4

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Toàn văn bài thi văn đạt điểm 10 - 14.08.2006 12:57:36
Thứ Tư, 09/08/2006, 09:10

Toàn văn bài thi văn đạt điểm 10

TPO - Báo Tiền phong đã giới thiệu về Hoàng Thùy Nhi, thí sinh đã đạt điểm 10 Văn duy nhất trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tại Đà Nẵng. Tiền phong giới thiệu với bạn đọc toàn văn bài thi này.


Trang đầu bài thi đạt điểm 10
Đề thi tuyển sinh Đại học Đà Nẵng năm 2006
Môn: văn học. Khối D

Đề:

Câu 1 (2đ): Anh (chị) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Nêu những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm đó (đoạn trích được học).

Câu 2 (5đ): Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Anh (chị) cảm nhận được gì về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hình tượng này?

Câu 3.a. Theo chương trình PTTH không phân ban (3 đ)

Phân tích hình tượng Cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn

Trung Thành. Nhận xét ngắn gọn về nghệ thuật miêu tả cây xà nu của nhà văn.

Bài làm của thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi


Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu:

Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10 năm 1954 cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời căn cứ Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Trong không khí buổi tiễn đưa mang tầm vóc lịch sử ấy, Tố Hữu đã xúc động viết bài thơ “Việt Bắc”. “Việt Bắc” trở thành khúc hát ân tình thuỷ chung giữa người miền ngược với người miền xuôi, giữa nhân dân với Đảng, giữa cách mạng với Bác Hồ. “Việt Bắc” là bài thơ có giá trị, để viết nên một bài thơ hay như thế, Tố Hữu đã sử dụng những hình thức nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ dân tộc, thơ lục bát.

- Những hình ảnh so sánh ví von, gần với lời ăn tiếng nói của dân tộc.

- Giọng văn tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.

- Ngôn ngữ giàu nhạc điệu như những câu hát giao duyên. Câu hỏi lời đáp giữa hai nhân vật Ta và Mình trong bài thơ thực chất chỉ là một. Đó là sự phân thân, hoá thân của tác giả để cảm xúc được thể hiện một cách tự nhiên, tha thiết.


Hoàng Thùy Nhi
Câu 2:

“Sóng” được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”, xuất bản năm 1968 của nữ nhà thơ tình nổi tiếng Xuân Quỳnh. Bài thơ nói về tâm trạng, tình yêu mãnh liệt của người con gái khi yêu. Hãy đến với bài thơ bằng nhạc điệu, bài thơ là âm điệu của một cõi lòng bị sóng khuấy động, đang rung lên đồng điệu đồng nhịp với sóng biển. Rạo rực đến xôn xao, khát khao đến khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu dập dồn, chìm nổi, miên man như hơi thở chạy suốt cả bài.

Sắc điệu trữ tình của bài thơ được gợi lên từ hình tượng sóng. Cả bài thơ là những con sóng tâm tình xôn xao trong lòng người con gái đang yêu khi đứng trước biển ngắm nhìn những con sóng vô hồi, bất tận. Sóng là một hình tượng ẩn dụ, đó là sự hoá thân của cái tôi trữ tình của nữ sĩ, lúc thì hoà nhập, lúc sự phân thân của “em” - người con gái đang yêu một cách say đắm. Sóng đã khơi gợi một hồn thơ phong phú, hồn nhiên, sôi nổi. Thông qua hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã có một cách nói rất hay để diễn tả tâm trạng của người con gái.

Sóng biến hoá, sóng vỗ liên hồi, triền miên và bất tận:

“Dữ dội và dịu êm
ồn ào và lặng lẽ”

trạng thái của sóng cũng là tâm trạng khi yêu, là khát vọng to lớn, mạnh mẽ về một tình yêu chân thành. Hành trình của sóng từ sông ra đại dương:

“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”

nơi mênh mông dạt dào, có đến nơi biển rộng trời cao sóng mới được vẫy vùng, mới thực sự tìm thấy mình trong sức sống mạnh mẽ với những khát khao to lớn. Sóng được làm biểu tượng của tình yêu. Miêu tả sóng biến hoá là cũng để nói lên cái phức tạp, đa dạng, khó hiểu của tình yêu. Cũng giống như sóng biển, tình yêu là một hiện tượng kỳ diệu của con người. Con sóng “ngày xưa” và con sóng “ngày sau” vẫn thế - triền miên, bất tận. Cũng như tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, của đôi lứa, cuả anh và em:

“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ” .

Con sóng tìm đến biển, đến đại dương là để tự hiểu mình. Cũng như em “khát” được đến bên anh, đến với một tình yêu đẹp để hiểu rõ hơn về tâm hồn em về con người đích thực của em. Người con gái hỏi sóng hay đang tự hỏi chính mình:

“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”

cái giây phút giao duyên của đôi lứa. “Khi nào ta yêu nhau” tìm được một câu trả lời thật khó, bởi tình yêu là một hiện tượng, một thứ tình cảm khó có thể cắt nghĩa được. Bởi vậy trong bài thơ tình số 21 của thi hào Tagor đã viết rằng :

“Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”

Câu thơ “khi nào ta yêu nhau” đã diễn tả đúng nỗi niềm điển hình của những trai gái đang sống trong tình yêu đẹp. Sóng vỗ “dữ dội - dịu êm” , “ồn ào - lặng lẽ”, sóng “dưói lòng sâu” “sóng” trên mặt nước”, sóng nhớ bờ, đó là biểu hiện của tình yêu và nỗi nhớ. Yêu chân thành tha thiết, nhớ bồi hồi triền miên. Nỗi nhớ ấy day dứt, dày vò, choán đầy cả không gian, thấm trong chiều sâu, bề rộng, trải trong chiều dài thời gian:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được”

Thật tự nhiên và thơ mộng, con sóng nhớ bờ nên ngày đêm sóng vỗ, sóng thao thức với thời gian và đại dương. Cũng giống như bên đợi thuyền, thuyền nhớ bến, lúc nào lòng người con gái cũng bồi hồi nhớ thương:

“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”

“Còn thức” tức là lúc nào em cũng nhìn thấy rõ hình bóng anh, ánh mắt anh ... Một tình yêu cuồng nhiệt, say mê. Con sóng khao khát được đến bờ để được vỗ về, ve vuốt:

“Hôn thật khẽ thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi”
(Xuân Diệu)

Cũng như “em” muốn được gần bên anh, được hoà nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.

“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng nhỏ
Con nào cũng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”

Người con gái đã bày tỏ lòng mình một cách chân thành, say đắm, thắm thiết. Chân thật và thuỷ chung là đặc tính của tình yêu:

“Dẫu xuôi về phương Bắc ...

Hướng về anh một phương”.

Sóng đã bày tỏ nỗi lòng của người con gái, khát vọng được sống hết mình trong một tình yêu đẹp, sắt son thuỷ chung. Người ta thường nói xuôi vào Nam, ngược ra Bắc; nhưng ở đây, trong nỗi nhớ chất đầy nhà thơ lại dùng ngược lại. Từ đó nhà thơ đã nói đến nỗi nhớ bất chấp vạn vật, khoảng cách, tình yêu là sự gặp gỡ giữa hai tâm hồn không có giới hạn.

Cuối cùng sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu. Tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, nồng nàn như trăm ngàn con sóng nhỏ giữa đại dương mênh mông, muốn được hoà nhịp vào biển lớn của tình yêu cộng đồng:

“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ” .

Cả bài thơ, nếu kể đến nhan đề, thì tác giả đã mười một lần nhắc đến từ “sóng”. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao. Sóng cho ta nhiều ấn tượng về âm điệu của sóng, cũng như giọng điệu tâm tình, nhịp điệu của bài thơ. Thơ hồn nhiên, liền mạch về cảm xúc, trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông cũng chính là sóng vỗ trong lòng người con gái.

Từ hình tượng “sóng” Xuân Quỳnh cho ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Với tình yêu chân thành, thắm thiết, người phụ nữ muốn sống hết mình, sống trọn vẹn trong tình yêu đẹp. Yêu là nhớ ngày mong đêm, người phụ nữ khát khao được hoà nhập gần gũi trong tình yêu ấy. Họ yêu thật nồng nàn, say đắm, thủy chung !

Xuân Quỳnh viết bài thơ này vào những năm 1967, khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam ở vào giai đoạn ác liệt, khi thanh niên trai gái ào ào ra trận “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, khi sân ga, bến nước, gốc đa, sân trường diễn ra những cuộc chia ly màu đỏ. Cho nên có đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh ấy ta mới càng thấy rõ nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu.

“Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được” .

Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những con người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, bà đã làm phong phú hơn cho nền thơ nước nhà.

Phần tự chọn:

Câu 3. a:

Nguyễn Trung Thành là nhà văn có duyên nợ gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên. Qua hai cuộc kháng chiến cùng vào sinh ra tử với những người dân nơi đây đã cung cấp cho Nguyễn Trung Thành một vốn hiểu biết vô cùng sâu rộng về mảnh đất âm vang rộn tiếng cồng chiêng trong mùa lễ hội, nơi có những người con trung dũng, kiên cường. Nếu trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Trung Thành - bút danh Nguyên Ngọc nổi tiếng cùng “Đất nước đứng lên”; thì trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là những năm 1965 khi cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam đang diễn ra gay go ác liệt thì Nguyễn Trung Thành cho ra mắt người đọc truyện ngắn “Rừng xà nu”. Tác phẩm này đã là một bản hùng ca, ca ngợi cuộc sống và con người Tây Nguyên trong cuộc chiến tranh vĩ đại. Và nổi bật hơn cả trong tác phẩm chính là hình tượng cây xà nu.

Cây xà nu là một hình tượng nhân vật trung tâm trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành. Xuyên suốt trong tác phẩm ta bắt gặp những cánh rừng xà nu nối tiếp nhau chạy đến chân trời. Cây xà nu là một loài cây quen thuộc, có mặt trong cuộc sống hàng ngày của người dân Tây Nguyên. “Củi xà nu cháy trong mỗi bếp lửa gia đình, khói xà nu nhuộm bảng đen cho con trẻ học chữ, đuốc xà nu rọi sáng sân nhà Ưng trong những đêm lễ hội...”. Tất cả mọi hoạt động dù lớn dù nhỏ của người dân Tây Nguyên đều có sự góp mặt của cây xà nu. Sự sống của dân làng Xô Man đều gắn liền với những cánh rừng xà nu. Khi Nguyễn Trung Thành viết : “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc, chúng nó bắn đã thành lệ, ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn”, nhà văn đã phản ảnh không khí căng thẳng của thời đại, gợi lên sự đối mặt quyết liệt giữa sự sống và cái chết. Nổi bật trên nền bối cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành đã đi sâu miêu tả những đặc điểm nổi bật của câu xà nu. Cũng như bao loài cây khác, cây xà nu là một loài cây ham ánh sáng và khí trời “trong rừng ít có loài cây nào sinh sôi nảy nở khoẻ đến vậy... ít có loài cây nào ham ánh sáng đến thế” cũng có nghĩa là ham sống, khao khát muốn được vươn lên giữa bầu trời cao rộng.

Thế nhưng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt ấy, cũng như bao cánh rừng khác của Việt Nam, rừng xà nu đã bị tàn phá rất dữ dội “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão; ở chỗ vết thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt rồi dần dần bầm lại đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”. Tuy vậy, bất chấp mọi sự tàn phá huỷ diệt của chiến tranh, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống mãnh liệt “cạnh cây mới ngã gục đã có bốn, năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Tư thế vươn lên mạnh mẽ ấy của cây xà nu như để thách thức với bom đạn của chiến tranh “đố chúng nó giết được cây xà nu đất ta”. Sức sống mãnh liệt đã giúp những cánh rừng xà nu vươn lên trong một màu xanh, hiện lên hiên ngang, kiêu dũng như một tráng sĩ “cứ thế hai ba năm sau, rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho dân làng Xô man”.

Bằng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, Nguyễn Trung Thành đã dựng lên thật thành công và rõ nét, ấn tượng về hình tượng cây xà nu. Không dừng lại ở đó, Nguyễn Trung Thành còn đặt hình tượng cây xà nu vào trong quan hệ đối chiếu sóng đôi với con người mảnh đất Tây Nguyên. Nếu cây xà nu là một loại cây ham ánh sáng và khí trời, thì người dân Tây Nguyên yêu tự do, tin vào Đảng, đi theo bước chân cách mạng như muôn cây vẫn hướng vào ánh sáng mặt trời. Nếu cây xà nu bị tàn phá, huỷ diệt bởi đạn bom, khói lửa thì những người dân Tây Nguyên phải chịu bao đau thương mất mát do chính kẻ thù gây ra. Bao nhiêu người bị giặc giết chết như những cây xà nu bị chặt đứt ngang nửa thân mình, bao nhiêu người còn sống mà phải mang trong mình bao nỗi thương đau. Bằng cách miêu tả hình ảnh cây và người trong quan hệ sóng đôi như thế, Nguyễn Trung Thành đã khắc sâu tội ác dã man của kẻ thù để qua đó tác giả giúp ta hình dung rõ hơn những thảm cảnh dân ta phải chịu do bọn giặc gây ra.

Cũng giống như những cánh rừng quê hương, như những con người Việt Nam vẫn ý thức được rằng:

“Gươm nào chia được dòng Bến Hải
Lửa nào thiêu được dãy Trường Sơn
Căm hờn lại giục căm hờn
Máu kêu trả máu đầu van trả đầu”

Các thế hệ nhân dân Tây Nguyên đã thay nhau tiếp nối đứng lên. ánh sáng của niềm tin “Đảng còn thì núi nước này còn” đã soi đường chỉ lối cho những bước chân đến với cách mạng. Thế hệ này ngã xuống, thế hệ sau tiếp nối đứng lên; anh Sút bà Nhan bị giặc giết, đi thay họ tiếp tế nuôi quân đã có T Nú và Mai. Cứ như thế, các thế hệ người Tây Nguyên đã thay nhau giữ vững ngọn lửa truyền thống, thay nhau giữ vững ý chí đánh giặc kiên cường, để giữ làng, giữ nước của dân làng Xô man nói riêng và của người Tây Nguyên nói chung.

Dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trung Thành, cây xà nu hiện lên sừng sững, đồng hành với những bước đi, cuộc sống của dân làng Xô man. Gắn bó với cánh rừng anh dũng, kiêu hùng, những người dân Tây Nguyên như được tiếp thêm sức mạnh để đứng lên chiến đấu. Và gắn bó với con người Tây Nguyên ân tình, thuỷ chung, trung dũng như thế. Cây xà nu cũng luôn luôn sánh bước cùng họ để họ có cuộc sống bình yên hơn; để “hầu hết đạn đại bác của đồn giặc đều rơi vào những ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn” chứ không nhằm vào những người dân vô tội lầm than.

Cây xà nu là hình tượng mang đậm chất lý tưởng, tiêu biểu cho phẩm chất, số phận của người dân Tây Nguyên. Hình tượng cây xà nu trong tác phẩm mang đậm chất sử thi, tính hào hùng, nó làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện ngắn “Rừng xà nu”. Để xây dựng một hình tượng xà nu như thế, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng những câu văn miêu tả, những từ ngữ, hình ảnh chọn lọc đặc sắc, cùng nghệ thuật so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, giọng văn miêu tả trong tác phẩm rất linh hoạt.

Có đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành ta mới cảm nhận hết vẻ đẹp hình tượng cây xà nu. Hình tượng này đã góp phần tạo nên một “Rừng xà nu” trọn vẹn, mang đậm giá trị văn học. Nguyễn Trung Thành đã góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học dân tộc./.

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Nhận xét về bài văn đạt điểm 10


Người chấm 1: Thạc sĩ Lê An Vinh, giảng viên khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Đà Nẵng.

“Bài làm hoàn chỉnh cả 3 câu, nếu áp với đáp án của Bộ thì vẫn còn thiếu một vài ý nhỏ. Nhưng bù vào đó, là sự cảm thụ văn học rất tốt, tư duy mạch lạc, chất văn bay bổng, cảm xúc dồi dào, đặc biệt giàu sáng tạo.

Người chấm 2: Thạc sĩ Lương Vĩnh An, giảng viên khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm Đà Nẵng:

“So với đáp áp của Bộ, bài làm chưa đạt tuyệt đối 100%. Nhưng sự sáng tạo trong tư duy, ngôn ngữ, xúc cảm văn chương... thì thật đáng ngạc nhiên. Đọc câu một, nghĩ người làm học thuộc bài, nhưng càng đọc càng không tin đó là một bài làm của thí sinh trong thời hạn 180 phút! Chữ viết đẹp, câu cú rành mạch. Nếu có điểm 11, tôi sẽ là người cho bài viết điểm đó!”.

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56375&ChannelID=71

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Từ điểm 10 Văn, nhìn lại phương thức giáo dục - 14.08.2006 13:03:29
Thứ Hai, 14/08/2006, 10:04

Từ điểm 10 Văn, nhìn lại phương thức giáo dục

>> Tranh luận quanh bài văn duy nhất đạt điểm 10

Sự kiện bài văn đạt điểm tối đa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua giống với bài văn mẫu cho thấy một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục: dạy và học theo kiểu “mì ăn liền”.


Trang đầu bài thi đạt điểm 10
Cốt lõi của vấn đề này là, phải thay đổi phương thức dạy và học hiện nay, nếu không muốn những chuyện tương tự xảy ra…

Mấy năm gần đây trong đời sống giáo dục có một hiện tượng đáng chú ý. Sau mỗi kỳ thi lại xảy ra sự bàn luận sôi nổi trong xã hội chung quanh việc thi môn văn. Sự bàn luận ở góc độ này hay góc độ khác đều cho thấy cái bất ổn của việc dạy văn - học văn.

Mới năm nào cả xã hội xôn xao vì "bài văn lạ", thì năm nay cả xã hội xôn xao vì bài văn duy nhất được điểm 10 của một nữ sinh thi tuyển vào Ðại học (ÐH) Ðà Nẵng, phân tích hình tượng sóng trong bài thơ "Sóng" của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh.

Xôn xao bởi xưa nay, khác với các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa, được điểm 10 văn là cực hiếm. Bởi văn chương nói chung, làm văn nói riêng là sự cảm nhận của con tim, của tâm hồn con người trên một nền tảng kiến thức. Bài văn được điểm 10, điểm tối đa hẳn phải có sức thuyết phục hoàn toàn người chấm cả về ý, cả về tình, cả về câu chữ.

Thế cho nên xã hội mới xôn xao, mừng vui có, tò mò có... Nhưng mừng vui chưa lắng xuống, một thông tin bất ngờ - báo chí phát hiện bài thi của thí sinh đó hầu như giống hoàn toàn bài văn mẫu trong các cuốn sách "99 bài văn chỉnh lý, bổ sung - 198 bài văn và đề văn" của tác giả Tạ Ðức Hiền và cuốn "Cẩm nang bài văn" của cùng tác giả.

Bài thi này còn giống bài văn mẫu trong cuốn sách tham khảo "Kiến thức cơ bản văn học 12" do tác giả cùng tên chủ biên, Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh ấn hành.

Tin vui bỗng thành tin không vui, hoặc chí ít cũng khiến không ít người hẫng hụt và thất vọng.

Nhưng công bằng mà nói, lỗi không phải ở thí sinh. Em Hoàng Thùy Nhi, thí sinh được điểm 10 bài văn đó là một học sinh rất yêu môn văn và cũng rất chăm chỉ. Em đọc rất nhiều các loại sách tham khảo về môn văn, sách lý luận văn học. Ðó là điều đáng khen, nhất là trong tình trạng giáo dục hiện nay, học sinh chưa thích học văn. Mỗi lần làm văn em cũng rất kỳ công: làm bài theo lối tự do, rồi tham khảo các bài văn mẫu, viết lại một lần nữa mới nộp cô giáo để cô sửa...

Không phải không có lý khi Thạc sĩ Lương Vĩnh An (giảng viên Khoa Ngữ văn Trường ÐH Sư phạm Ðà Nẵng), với tư duy theo kiểu "trường ốc", người đã chấm điểm 10 cho em, lên tiếng: "Trong quá trình chấm bài thi, tôi có cảm giác hình như thí sinh này làm theo bài văn mẫu nào đó, nhưng càng đọc tôi thấy sự kết hợp của thí sinh này khá nhuần nhuyễn, đặc biệt là câu cú, ngữ pháp rất chuẩn. Nếu so với đáp án Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) đưa ra, thì điểm 10 cho bài viết hoàn toàn xứng đáng.

Nhưng cũng không ít số giảng viên các trường ÐH khác cho rằng bài văn đó chỉ nên cho 9 điểm, thậm chí 8 điểm, là vì không có ý tưởng sáng tạo riêng mà chỉ có hơi hướng "học gạo".

Ðiều hẫng hụt, lấn cấn trong tâm lý xã hội nói chung và tính thiếu thuyết phục của bài thí sinh làm là ở chỗ này: văn học có sức làm rung động và thức tỉnh con người trước hết là ở chỗ cảm nhận đích thực của chính người viết, nó hoàn toàn không thể và không bao giờ là cảm nhận vay mượn của người khác. Thế cho nên thật có lý khi người ta xếp thứ tự ba khái niệm bản chất của văn học: chân, thiện, mỹ.

Một câu chuyện thật về làm văn khiến ta phải suy nghĩ. Có một cậu bé tiểu học giờ tập làm văn, cô giáo ra đề bài: "Em hãy kể về cha em". Cả lớp cắm cúi làm bài. Chỉ có cậu bé duy nhất, cứ ngồi gằm mặt cắn bút, cuối cùng em nộp giấy trắng. Cô giáo đã gặp riêng em hỏi nguyên do. Bất ngờ cậu bé khóc nức nở. Ba em suốt ngày say xỉn, rồi về đánh má, đánh em. Em làm sao có thể viết ca ngợi ba em khi mà người má, người em lúc nào cũng thâm tím vết đòn roi. Cậu bé có thể bị điểm 0, nhưng cô giáo tiểu học nhận được bài học trung thực của một học sinh và hơn nữa là bài học sâu sắc về dạy văn.

Cũng chung quanh sự kiện bài văn được điểm 10, có rất nhiều ý kiến phân tích của các nhà chuyên môn. Tập trung nhất, phê phán nhất là những ý kiến chỉ trích về cách ra đề, cách chấm thi theo đáp án chi ly đến từng 0,25 điểm như các môn toán, lý, hóa. Với cách chấm văn theo kiểu đó, vô tình người ta biến môn văn thành môn toán, biến giám khảo chấm thi thành những "thợ chấm", "máy chấm" vô hồn. Ðiều đó sẽ chỉ đẻ ra hàng loạt những người "giỏi mà không giỏi".

Còn những cán bộ ra đề thi như PGS, TS Hà Văn Ðức (ÐHQG Hà Nội) tổ trưởng tổ làm đề thi văn thì than thở: "Phạm vi ra đề, sau khi loại bỏ những dạng đề đã ra năm trước, đề thi học sinh giỏi, đề thi tốt nghiệp THPT, rồi phải tìm ra được phần giao thoa giữa hai bộ sách giáo khoa phân ban..., thì còn lại rất hẹp. Quanh đi quẩn lại chỉ có mấy tác phẩm "Sóng", "Rừng Xà nu" đó thôi... Ðể xã hội tìm được một cái gì mới mẻ trong đề thi hoàn toàn không dễ cho người ra đề. Bản thân người ra đề cũng hiểu dư luận cũng mong đề thi phải có tính sáng tạo để học sinh không học tủ, học vẹt và phát huy được tư duy sáng tạo. Nhưng ra những dạng đề như vậy học sinh và xã hội có chấp nhận được không, hay có khi dư luận lại ồn ào hơn?". Ðó là một thực tế.

Cách đây không lâu, tại kỳ thi của một địa phương phía nam, người ta đã ra đề thi văn theo dạng "mở" rất hay: "Trái tim có điều kỳ diệu". Ôi thôi, đa phần học sinh, các bậc cha mẹ la ó vì "nó không nằm trong sách giáo khoa". Với cách dạy và học nói chung, dạy văn và học văn nói riêng theo kiểu thầy đọc, trò chép như lâu nay, thì học sinh có đâu được sự biết, sự hiểu, sự vận dụng bài học để sáng tạo mà không la ó? Chính cách dạy và học đó đã "bó tay, bó trí" cả những người ra đề thi văn. Người ra đề thi có lý, mà dư luận chê bai cũng có lý. Vậy lỗi do đâu?

Cách dạy văn - học văn và thi văn như hiện nay phản ánh sự bất cập của một phương thức giáo dục theo kiểu thực dụng có từ rất lâu, hàng mấy chục năm nay, không chỉ ở môn văn mà ở cả những môn học nào dính líu thi cử, mà thí sinh Hoàng Thùy Nhi chỉ là một trường hợp cụ thể. Ðó là kiểu dạy và học theo kiểu "mì ăn liền".

Ði học, ngoài sách giáo khoa, học sinh có cả "rừng" sách tham khảo không phải viết theo hướng nâng cao kiến thức mà viết theo kiểu giải sẵn bài tập, học văn thì có sẵn bài văn mẫu. Thậm chí trước đây đi thi ÐH, thí sinh còn có hẳn bộ đề thi 150 đề thi được giải sẵn.

Vì lợi ích kinh tế, cộng với sự buông lỏng, thả nổi trong lĩnh vực xuất bản, không ít giảng viên, giáo viên góp phần tích cực nhào trộn ra những thế hệ học sinh "ăn sẵn", hoàn toàn đi ngược lại nguyên tắc dạy học: dạy để nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Ngay bài văn mẫu được thí sinh Hoàng Thùy Nhi tham khảo để làm bài cũng có mặt ít nhất tại ba cuốn sách tham khảo (được phát hiện) do cùng một tác giả đứng tên(?).

Cái gốc của phương thức tổ chức giáo dục theo kiểu thực dụng này là gì? Là ngành GD và ÐT không kiểm soát được quá trình giáo dục và đào tạo, không kiểm soát và kiểm chứng được chất lượng giáo dục và đào tạo, từ nội dung, chương trình đến chất lượng đội ngũ, các điều kiện dạy học.

Quá trình GD và ÐT đã không kiểm soát được thì thi cử, một khâu quan trọng đánh giá chất lượng đương nhiên phải có sự "thỏa hiệp" từ nhiều phía vì lợi ích cá nhân: học sinh có sách giải hộ bài, được điểm cao, tác giả sách có tiền, ngành GD và ÐT có tiếng. Sách tham khảo viết sẵn đáp án, sách giải bài tập đương nhiên mới có đất sống.

Chuyện đề văn chỉ là chuyện của một kỳ thi. Quan trọng hơn là chuyện dạy văn - học văn phải được đổi mới. Và lâu dài hơn, cốt lõi hơn là chuyện phương thức tổ chức dạy học thực dụng như hiện nay, phải thay đổi.

Theo Kim Dung
Nhân Dân

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56938&ChannelID=71

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
"bài văn lạ" - 14.08.2006 13:12:42

"bài văn lạ"


Chủ Nhật, 15/05/2005, 11:58

Tranh luận của độc giả về "bài văn lạ" : Cần lấy người học làm trung tâm


Nguyễn Phi Thanh, lớp 11A18 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội -Tác giả "bài văn lạ". Ảnh : Tuổi trẻ.

(TPO) Hai ngày qua, TPO đã nhận được rất nhiều ý kiến của bạn đọc xung quanh "bài văn lạ" của một học sinh giỏi văn ở Hà Nội. Có nhiều ý kiến gay gắt phản đối, song cũng có ý kiến đã bày tỏ sự chia sẻ về những bất cập trong cách dạy và học hiện nay.

Trao đổi của một giáo viên với tác giả của bài văn "lạ"

Phạm Hồng Hà, Email: honghacs79@yahoo.com

Kính gửi tòa soạn báo Tiền Phong online, tôi là một giảng viên ngành Khoa học Tự nhiên nhưng là một người yêu văn và cũng đã từng là cán bộ Đoàn. Nay tôi xin có vài ý kiến nhỏ về bài luận của em Thanh.

Tôi viết bài này với hy vọng người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về ý kiến của một học sinh, trên cơ sở đó mới có nhận định và ý kiến đóng góp xác đáng hơn.

Thứ nhất, xin góp ý với Thanh về cách tiếp cận và lập luận cũng như phần nào tâm tư tình cảm của học sinh các em với lịch sử. "Đề bài thi học sinh giỏi năm nay là “Giới thiệu vẻ đẹp của tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” nhưng thực sự em không hề thích tác phẩm này, như vậy em có thể viết hay được không? Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Đơn giản bởi vì bọn em không sống trong thời chiến tranh, bọn em không thể rung động trước một bài tế khi mà thực sự bọn em đang sống trong thời bình. Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... "

Thanh thân mến, về mặt lập luận, cứ cho là em không thích tác phẩm này, tôi cũng rất hoan nghênh sự thẳng thắn của em, đặc biệt là việc dám thẳng thắn bày tỏ ý kiến trong một kì thi học sinh giỏi.

Tuy nhiên, việc em và một số bạn khác không thích liệu có đủ độ tin cậy để khẳng định rằng 9/10 HS không thích không? Và cứ cho răng tỉ lệ đó đúng với lớp em thì liệu nó có đúng với toàn trường em và rộng hơn, có đúng với toàn thể học sinh không em? Em suy nghĩ thử xem nhé!

Từ suy luận đó, em đã biến đại từ nhân xưng từ "em không thích", thành "bọn em không thể rung động". Thanh ạ, liệu em có thật sự chắc chắn rằng trong số các thí sinh ngồi trong phòng thi đó có không chỉ một hoặc hai em thực sự thích bài văn này và mỗi lần đọc lên bài ấy, lại trào dâng cảm xúc không em?

Rất tiếc tôi không được đọc tiếp đoạn văn sau của em để biết em lập luận thế nào, để xem "Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... ". BẰNG CÁCH NÀO? Chẳng lẽ cứ phải sống trong hoàn cảnh ấy mới có thể cảm thụ được hay sao? Cứ như vậy thì có nghiện ma túy hay sa vào các tệ nạn xã hội thì mới biết sợ mà tránh xa nó hay sao? Xin lỗi vì tôi lấy hình ảnh so sánh quá khập khiễng.

Thanh ạ, "em không hề thích tác phẩm này' nên không chỉ ra được cái hay, cái đẹp của nó, tôi đồng ý với em và hoàn toàn đồng ý với quyết định của hội đồng chấm thi khi cho 3/15 điểm vì lạc đề.

Em cũng hoàn toàn đúng khi cho rằng "đứng trước một tác phẩm văn học, bao giờ cũng có những ý kiến trái ngược khen - chê, hay - dở" vì tất yếu người ta đã khẳng định cái đẹp phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá chủ quan.

Tuy nhiên, có ai tước đi cái quyền cơ bản của các em trong việc khen chê một tác phẩm đâu em? Chỉ có điều là các em có đủ sức chỉ ra nó dở ở đâu không thôi em ạ. Một lần nữa tôi lại phải tiếc khi không được đọc toàn văn bài làm của em để xem em chỉ ra thế nào. Thêm nữa, liệu cái quan diểm "Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"?" liệu có phải do em thực sự cảm nhận ?

Tựu chung lại mong em hãy xem như đây là vài tâm sự của một người anh trai về 2 điểm:

Một là, nếu muốn bày tỏ chính kiến của mình đối với các tác phẩm, mong các em hãy thể hiện ngay trong giờ học với tinh thần xây dựng, phê bình để tiến bộ. Tôi tin rằng điều này sẽ giúp cho cả các em và giáo viên thực sự có được những tri thức đáng quí và làm giờ học sống động hơn rất nhiều, đúng như chủ trương đổi mới học tập và giảng dạy.

Rộng hơn, khi bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó thì việc chỉ ra điểm yếu đã quan trọng, nhưng còn việc chỉ ra được CÁCH KHẮC PHỤC còn quan trọng hơn nhiều, đó mới là kết quả đấu tranh để tiến bộ em ạ.

Hai là, chúng ta luôn cần "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", nói như vậy nghe có vẻ hơi nặng nề. Nhưng hẹp lại, đó là yêu cầu của đề thi hay kiểm tra, rõ ràng ta phải đáp ứng nó thì mới có kết quả tốt. Em còn nhớ câu chuyện về "Chiếc đồng hồ" không? Đó chính là cơ sở xây dựng tính chuyên nghiệp hóa để đưa đất nước ta tiến lên đấy em ạ. Rất mong có dịp trao đổi nhiều hơn với các em.

Với việc dạy và học Văn nói riêng cũng như dạy học nói chung, tôi cũng xin bày tỏ sự ủng hộ đối với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập sang định hướng "Lấy người học làm trung tâm".

Nên chăng, các đề thi nghị luận không nên để phiến diện kiểu chỉ phân tích "cái đẹp' hoặc "cái chưa đẹp" một cách quá máy móc. Từng phần đó nên được học theo mục nhỏ, còn đến khi đi thi, nên yêu cầu học sinh theo hướng tổng quát hơn.

Chúng ta đều biết theo quan điểm duy vật biện chứng thì các mặt đối lập này cùng tồn tại và đấu tranh với nhau trong mỗi sự vật hiện tượng. Bởi thế, đề thi nên hỏi quan điểm, ý kiến học sinh về vấn đề hay tác phẩm nào đó, như vậy sẽ mang tính tự do, sáng tạo và tổng quát hơn.

Tất nhiên là chỉ với yêu cầu đối với từng bậc học. Cần lưu ý ngoài việc dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản, chúng ta cần dạy các em những cách nhìn nhận và đánh giá theo đúng thang bậc của quá trình phát triển tư duy ở từng cấp. Xin trân trọng cảm ơn.

Các ý kiến khác


Tên: Phạm Bá Hào Email: trietgiathatthe@yahoo.com

Dấu hỏi về khả năng cảm nhận văn học của học sinh

Vấn đề "bài văn lạ" được nói đến nhiều trên các báo trong thời gian qua cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc, theo quan điểm cá nhân của tôi tôi xin có một vài ý kiến như sau:

1. Là một học sinh giỏi nhưng tôi không hiểu nổi bạn Thanh lại có những suyu nghĩ như vậy "Em có thể chắc chắn rằng trong số 10 học sinh như em thì có 9 người cũng không thích tác phẩm này. Là một học sinh giỏi văn nhưng bạn lại không thể cảm nhận được và đổ lỗi là bạn sống trong thời bình... chẳng lẽ cứ phải sống qua chiến tranh thì mới cảm nhận được những gì liên quan đến chiến tranh? Những bài học lịch sử trong nhà trường là để những thế hệ sau có những hiểu biết về lịch sử của dân tộc, qua đó để chúng ta sống có trách nhiệm hơn với lịch sử, bạn hãy nhớ rằng văn học là nhân học- đừng đọc tác phẩm văn học trong một khoảng hẹp mà hãy gắn nó với hoàn cảnh lịch sử, đó cũng là lý do trong SGK khi nói đến một tác phẩm văn học thì hoàn cảnh ra đời là điều đầu tiên được nhắc đến.

2. Nói lên suy nghĩ của mình là rất cần thiết, nhưng nếu nói sai chỗ thì sẽ rất phản tác dụng. Những suy nghĩ của bạn nếu bạn nói lên ở một diễn đàn văn học, một buổi thảo luận nào đó chắc chắn tôi sẽ đồng tình và tôi nghĩ nhiều người khác cũng vậy, nhưng bạn viết trong một bài thi là hoàn toàn không thể chấp nhận được!

3. Qua một bài viết nhưng bạn lại chỉ trích "Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"? Không biết bạn đã đọc được bao nhiêu tác phẩm văn học? để phát biểu điều đó? Còn việc bạn không được nói lên cảm nhận của mình thì tôi nghĩ là bạn chưa thử, ngày tôi còn là một học sinh rất nhiều lần tôi tìm đến với thầy giáo dạy văn chỉ để tranh cải với thầy về một nhận định, một phân tích một vài ngữ nghĩa trong một tác phẩm- thầy giáo của tôi đã rất thoải mái và đánh giá cao việc làm đó của tôi mặc dù có nhiều vấn đề bất đồng vẫn không có tiếng nói chung và qua đó tôi đã nhận ra có nhiều vấn đề minh cảm nhận sai, và có những vấn đề mặc dù chưa thật sự đồng tình nhưng thầy bảo với tôi rằng, có những khái niệm mà tại một thời điểm nào đó em chưa cảm nhận được hoặc có cảm nhận khác, nhưng đôi khi em phải khép mình trong cái chung! và cho đến bây giờ thầy giáo vẫn rất cưng tôi mặc dù tôi là dân khối A!

Tên: Những cựu học sinh trường PTTH Việt Đức Hà Nội

Email: lelinh10368@yahoo.com


Thẳng thắn song còn bồng bột

Chúng tôi, những cựu học sinh trường Việt Đức đang sinh sống và học tập tại CHLB Đức, sau khi đọc bài văn của em học sinh Nguyễn Phi Thanh (Kì thi học sinh giỏi văn các lớp không chuyên Hà Nội tháng 03/05) muốn bày tỏ quan điểm của mình. Trước hết, em Thanh đã dũng cảm, thẳng thắn nêu lên ý kiến của mình về sự bất cập trong nền giáo dục nước nhà. Điều đấy đã được thừa nhận và chúng tôi tin rằng những nhà giáo dục Việt Nam đã và đang tìm cách khắc phục vấn đề này.

Tuy nhiên chúng tôi muốn để cập một khía cạnh khác trong bài văn của em Thanh. Với tư cách là một học sinh em có thể bình luận một bản anh hùng ca của dân tộc như vậy liệu có được hay không?. Tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu mang giá trị văn học và lịch sử cao "Nhân dân tế các nghĩa sĩ Cần Giuộc bằng văn tế của ông, nhân dân khóc Trương Định cùng với tiếng khóc của thơ ông"
(http://www.nxbkimdong.com.vn/tacgia/nguyendinhchieu.htm).

Cũng có nhận xét: "Trong thơ văn Đồ Chiểu, không phải không có ít nhiều hạn chế. Nhưng với những giá trị tư tưởng và nghệ thuật, thơ văn Đồ Chiểu xứng đáng là "ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc", là ngọn cờ tiêu biểu của thơ văn chống thực dân Pháp thời kỳ nửa sau thế kỉ XIX. Ngày nay, đọc thơ văn Đồ Chiểu, không chỉ thấy tâm huyết và tài nghệ của nhà thơ mà còn thấy lại cả một thời đại lịch sử, thấy lại cả dân tộc ta trong một thời kỳ đau thương. Thơ văn của Đồ Chiểu mãi mãi vẫn là món ăn tinh thần quý báu của người Việt Nam."(http://perso.wanadoo.fr/charite/013lichsu/025%20dinh%20chieu.htm).

Vậy mà em đã viết: "Em không thích tác phẩm này vì nó quá cứng nhắc, khó hiểu. Em đọc xong mà không hề có một chút xúc động hay xót thương, như vậy là lỗi tại em hay tại nhà văn không truyền tải được đến người đọc?... ".

Có thể khả năng của em chưa hay là không cảm nhận được giá trị nội dung của tác phẩm, nhưng cách em thể hiện ý kiến của mình là suồng sã và thiếu tôn trọng tác giả. Chúng tôi thiết nghĩ, chúng ta những con người được sống trong thời kì hoà bình, đấy là công lao của những thế hệ đi trước đã đổ bao công sức và xương máu để có một cuộc sống như ngày hôm nay.Vậy mà em lại "không hề có một chút xúc động hay xót thương" sao?.

"Chúng em và các cô - tức là những người ra đề - là hai thế hệ rất khác nhau; các cô không hiểu chúng em thì trái lại, chúng em cũng không hiểu những tác phẩm viết về cái thời các cô cũng chỉ bé như bọn em bây giờ". Vậy " cái thời " như "bọn em bây giờ" do đâu mà có?.

Hơn nữa, những tác phẩm văn học là một trong những dẫn chứng xác thực nhất để có thể tiếp cận và hiểu về lịch sử dân tộc. Nhưng em lại không cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tác phẩm này.Vậy em có thể chỉ ra cách nào "để hiểu về lịch sử dân tộc, để không quay lưng với lịch sử". Nền văn học của một đất nước thể hiện văn hoá và lịch sử của dân tộc đó.Vậy mà em nói :"Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"?"

Chúng tôi mạn phép hỏi em, dựa trên cơ sở nào mà em lấy mốc thời gian 63 năm và với tư cách nào mà em lại đánh giá về cả một nền văn học nước nhà như thế? Là một học sinh giỏi văn chúng tôi tin rằng, em cũng đã có được kết quả tốt trong môn văn tại nhà trường.

Nhưng chúng tôi cũng băn khoăn rằng, đã có khi nào "chỉ vì áp lực điểm số" mà em "phải viết những lời khen sáo rỗng về một tác phẩm mình không thích" ? Bản thân là những người chỉ hơn em vài tuổi, qua sự giáo dục của gia đình, nhà trừờng và xã hội, chúng tôi vẫn luôn tiếp thu và giữ gìn tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.Và tinh thần ấy cũng luôn được bạn bè quốc tế khâm phục và ca ngợi.

Chúng ta cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ xây dựng và phát huy tinh thần ấy bằng những hành động thiết thực của mình. Qua bài viết này chúng tôi muốn đóng góp ý kiến với em Thanh nói riêng và để các bạn đọc tham khảo. Chúng tôi dẫn chứng bình luận bài Tế từ nhiều trang web.

Tên: Đức Anh Email: ducanh129vn@yahoo.com

Thưa toà soạn,cũng là một họ sinh lớp 11 như Thanh,em cũng cảm thấy khó hiểu khi phải học những bài văn kiểu như "Văn Tế.." mà bạn Thanh đã nói. Có thể do còn trẻ mà bọn em chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

Nhưng đã bao giờ học sinh như bọn em được nói lên sự thật? Nếu bạn Thanh không viết bài văn đó,có lẽ em cũng sẽ chẳng bao giờ có cơ hội nói điều này. Mọi người không có quyền gây sức em lên bạn ý!

Đặng Ngọc Toàn (The University of Qeensland – Australia) , Email: ngoctoanbmt@yahoo.com

Những ý kiến như của em Thanh cần được trân trọng

Thưa quý vị bạn đọc, Mấy ngày này ở Việt Nam chúng ta rộ lên về một bài văn “lạc đề” của em Phi Thanh, một học sinh (HS) trung học ở Hà Nội. Nhân lúc mọi người đang bàn luận về nội dung của bài văn này, mặc dầu đang học tập xa Tổ quốc tôi cũng tranh thủ đóng góp vài ý kiến của mình xung quanh bài văn của em Phi Thanh.

Trước hết, tôi xin thưa với quý vị là tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm mà em Thanh đã trình bày trong bài văn của mình, bất chấp đến thời điểm mà Thanh lựa chọn để bày tỏ như một vài người trong quý vị đã có lần đề cập.

Thực sự mà nói, chúng ta phải cảm ơn em Thanh rất nhiều vì đã nói hộ chúng ta, những người đang đi học và cả những người có con em sắp hay đang đi học ở các trường trong cả nước, điều chúng ta/con em chúng ta muốn nói mà bấy lâu nay không dám nói vì nhiều lý do.

Tôi từng là một học sinh, sinh viên học ở Việt Nam. Nên tôi hoàn toàn hiểu được những trăn trở và suy nghĩ của em Thanh cũng như của bao nhiêu HS và SV khác.

Cái kiểu dạy theo phương pháp lấy người dạy làm trọng tâm (teacher based approach) xưa nay vẫn chưa được thay đổi ở Việt Nam.

Cần phải nói rằng, một trong những điều tệ hại của phương pháp này là làm cho học sinh trở nên hoàn toàn bị động trong tư duy, suy nghĩ do thông tin chỉ đến có một chiều, đó là từ người dạy. Người học hầu như không có cơ hội để thảo luận hay bàn bạc về những ý kiến mà mà họ quan tâm hay của người dạy truyền đạt cho họ.

Đó là chưa nói đến các trường hợp mà trong đó người học đặt ra những câu hỏi nằm ngoài khả năng của người dạy hay không được người dạy trả lời trọn vẹn mà còn đưa ra những nhận xét, ý kiến mang tính răn đe, trù dập. Điều này làm thui chột và giết chết óc sáng tạo và suy nghĩ của người học, giết chết những suy nghĩ mà đáng ra là nên được trân trọng và khích lệ.

Bên cạnh đó, cũng cần nhấn mạnh rằng chương trình học, đặc biệt là chương trình Phổ thông, quá nặng nề và cồng kềnh về cả chất lượng và số lượng trong khi thời lượng của một tiết học chỉ vỏn vẹn 45 phút. Người dạy thì không muốn cháy giáo án, vì điều đó có thể ảnh hưởng đến danh hiệu thi đua và các quyền lợi cá nhân khác của họ nên họ cứ thế mà đọc và người học cứ thế mà chép và chép để rồi cuối cùng không hiểu được những gì mình vừa chép.

Khi làm bài nếu người học không dám đưa vào bài những suy nghĩ độc lập, không nằm trong bài giảng của thầy/cô giáo, vì như thế sẽ bị điểm thấp và rất có thể bị xem là coi thường giáo viên v v.

Nhưng xin hỏi quý vị là nếu người học không tỏ ra thích thú với nội dung bài học, môn học và không hiểu được những gì trong đó thì làm sao mà các em có thể làm bài được, khi mà sự sáng tạo đã bị giết chết ?

Ở các nước phát triển, Úc là một ví dụ, đã từ mấy thập kỷ nay người ta không còn sử dụng phương pháp lấy người dạy làm trọng tâm (teacher based approach) như ở Việt Nam chúng ta nữa, mà họ áp dụng phương pháp lấy người học làm trọng tâm (learner based approach).

Theo phương pháp này, người học được khuyến khích tối đa sáng tạo và đưa vào những suy nghĩ độc lập của mình trong bài làm. Bên cạnh những những môn bắt buộc, họ được quyền chọn các môn học khác mà họ thấy quan tâm.

Trong giờ học, HS/SV tự do thảo luận và bàn bạc về vấn đề liên quan đến bài học mà họ thấy quan tâm với sự hỗ trợ tối đa của người dạy. Người học tự do bày tỏ quan điểm và ý kiến của mình mà không hề lo ngại bất cứ điều gì. Với thời gian, phương pháp này cho thấy những lợi thế vượt trội của nó. Mà cụ thể là nó làm cho người học tỏ ra hăng hái học hơn rất nhiều trong việc học và từ đó họ luôn có những tìm tòi, sáng tạo trong bài làm của mình.

Trở lại bài văn của em Phi Thanh, tôi thấy rằng đã đến lúc những người có trách nhiệm nhận thức ra rằng phương pháp giảng dạy hiện đang được áp dụng đã quá lỗi thời, không còn phù hợp với xu hướng phát triển của thời kỳ hội nhập nữa, thời kỳ chỉ dành cho sự sáng tạo.

Ngoài ra, tôi thấy rằng chúng ta cần nhanh chóng đổi mới nội dung của các môn học, mà trong đó Văn học là một ví dụ. Nội dung của môn học một mặt phải khuyến khích được sự ham học của người học, mặt kia cần phản ánh được những nhu cầu của thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Những ý kiến như của em Thanh cần được trân trọng. Không nên nhìn nhận đó là trường hợp …cá biệt cần quan tâm đặc biệt, mà cần xem đó là tiếng chuông của trách nhiệm và tính trung thực của em Thanh đã vang lên đánh thức các nhà làm Giáo dục có trách nhiệm.

Không chỉ có hô hào suông với những khẩu hiểu đao to búa lớn như nào là chấn hưng nền Giáo dục, cải tổ vv như ai đó vẫn thường nói, điều quan trọng là cần nhanh chóng tìm ra những người có tài và trách nhiệm và quy tụ họ về để họ cùng nhau nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm cải tiến nền Giáo dục của nước nhà.

Tên: Hung Dung Oka, Email: davidjemh@yahoo.com
Tôi không nghĩ đến cái đúng sai ở đây nhiều

Bài văn của em Thanh không làm tôi hài lòng về nhận xét của em với cái thích hay không thích của một tác phẩm văn học, đặc biệt đây là tác phẩm văn học nổi tiếng của nước mình và có thể nói nó còn sống lâu trong lòng dân tộc bởi tính nhân văn của nó.

Thế nhưng, khi đọc tin này thì tôi không chú ý nhiều đến ý kiến của em về cái hay, cái thích, hay về tính học thức của em. Bài văn đã chấm rồi, được điểm 3/10 hay 20/10 cũng đều xứng đáng cả. 3/10 vì tính lạc đề, 20/10 vì nó là hồi chuông mà em đã dám gióng lên cho giáo dục nước nhà.

Mấy chục năm chúng ta phần nhiều chỉ quản lý giáo dục qua khối lượng chương trình hay soạn giáo trình trên nhận thức của những nhà chuyên môn đầu ngành mà không tìm hiểu xem học sinh bây giờ họ suy nghĩ và nhận thức cái gì như thế nào.

Việt Nam bao năm thay đổi giáo trình, phương pháp giảng dạy, than phiền đủ thứ thì cũng chỉ là những thông tin từ phía các nhà chuyên môn, chẳng có một số liệu nào từ phía các em - những người trực tiếp lĩnh hội những thứ đó.

Ví dụ, giáo dục văn học là giáo dục tính nhân văn cho con người, giúp các em nhìn cuộc sống từ một góc độ khác mang tính nhân văn, thế mà giáo dục văn học ở nhiều nơi bây giờ chỉ cứng nhắc là những bài giảng, những câu hỏi, đề cương, giáo trình... để cho kịp thời lượng trên giao, đâu có thời gian cho các em có những buổi ngoại khoá mà bày tỏ suy nghĩ, ý kiến hay tìm hiểu sát hơn về những bài học của em trên lớp?

Ở đây em đã nói chưa thích tác phẩm chứ chưa phải là nói nó không hay. Một câu nói có thể là không hay thì đừng có hiểu đó nghĩa là câu nói dở. Đúng, nói cái hay thì đã khó, nói lên cái dở càng khó hơn. Thế nên 100 bài bình văn thì có đến 98 bài khen hay, có mấy bài nói được cái dở.

Chẳng có cái gì hoàn hảo được cả, thế mà nhà chuyên môn cũng chỉ nói được thế thôi thì thử hỏi em tuổi "teen" chắc gì đã nói được cái không hay của nó.

Tóm lại, hãy nhìn đọc và suy ngẫm về giáo dục nước nhà, về chương trình, phương pháp dạy, giảng hay soạn giáo trình giảng dạy... cho học sinh. Hãy đừng đem các em ra làm vật thí nghiệm cho hết cải cách không thành này đến cải cách không thành nọ. Hãy nói ít về ý kiến các nhà chuyên môn với cụm từ "tôi cho rằng..." mà hãy nói "thống kê thấy rằng..." để cải cách chương trình giáo dục nước nhà, thế mới mong tiến bộ được.

Tên: Thang Viet, Email: thangviet@hotmail.com

Xa hoi can nhung nguoi noi thang, noi that

Toi rat cam kich khi thay mot em hoc sinh cap 3 da dam noi thang nhung suy nghi cua minh ve viec day va hoc mon Van. Hoc sinh Viet nam dang hoc mot cach thu dong, bi nhoi nhet kien thuc va loi suy nghi theo kieu loi mon, lap lai mot cach sao rong nhung dieu ma thay co giang, thieu suc sang tao. Cam on em Thanh rat nhieu. Su dung cam dam noi thang, noi thuc cua em can khen ngoi. Hay yen tam hoc vi co nhieu nguoi ung ho em.

Tên: Nguyễn Viết Nhâm, Email: nham1962@prepaid

Đừng vì một đề bài văn mà vội kết luận

Cháu Thanh thân mến! Cách đây 26 năm chú cũng như cháu bây giờ, mặc dù lúc ấy chú rất giỏi các môn về tự nhiên và cũng chẳng thích môn văn, nhưng đến nay thì chú lại nghĩ môn văn lại có những cái hay hơn những môn khác và chú cũng đã được thầy giáo dạy văn ngày xưa có nói "văn là người" .

Chú cũng rất đồng ý với một số ý kiến cho rằng khi soạn thảo chương trình sách giáo khoa thì ban biên soạn đã nghĩ đến tính tổng hợp cái tinh hoa của nhân loại, từ cổ chí kim, Đông sang Tây . Bên cạnh đó mục đích của người ra đề bài văn là để thế hệ trẻ phải thấy được những ý nghĩa, những hy sinh của cả một thế hệ để bây giờ các cháu mới được như ngày nay.

Chú rất khâm phục tinh thần dũng cảm của cháu đã nói lên những quan điểm của một số học sinh cùng suy nghĩ như vậy .Đây cũng là một câu hỏi cho các chuyên gia giáo dục làm sao cho các chương trình được các cháu cảm thụ một cách tự nhiên và có ý nghĩa hơn ,nó sẽ hướng con người đến cái đẹp,nhân ,thiện. Chúc cháu khoẻ và học giỏi

Tên: Trần Đình Hiệp, Email: trandinhhiep@gmail.com

Tôi đồng ý với quan điểm của em về cách dạy cách học văn cũng như cách cảm nhận bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của em. Tuy nhiên tôi hoàn toàn không đồng ý khi em lại bày tỏ chính kiến của mình trong bài thi của em.

Nói, nghĩ, viết, làm... điều gì phải đúng nơi, đúng chỗ. Không ai cấm em nói ra những điều đó, thậm chí em có thể gửi tâm tư nguyện vọng em lên đến Bộ trưởng Bộ GD-ĐT hoặc gửi lên Thủ tướng Chính phủ.. thì nó mới hay hơn và đúng hơn.

Việc em đem bài thi để bày tỏ chính kiến của mình là không tôn trọng thầy cô giáo, và không tôn trọng chính mình.

Tôn sư trọng đạo, em nên nhớ như vậy. Trần Đình Hiệp (Huyền Trân Công Chúa - Huế)

Tên: Đỗ Mạnh Hùng; Email: herogvn@yahoo.com

Em cũng là 1 học sinh đang học lớp 12a18 trường THPT Việt Đức , em xin nói lên suy nghĩ của mình về bài thầy Phạm Hồng Hà dạy ở trường khoa học tự nhiên như sau : Đọc xong bài của thầy em thầy được thầy có những suy nghĩ khá bảo thủ , giống như nhiều giáo viên lâu năm , vì các thầy cô giáo không muốn nhận mình sai trong cách giảng dạy , dù đây không hoàn toàn do lỗi thầy cô mà là do cách giảng dạy chung ở Việt Nam hiện nay .

Thầy nói rằng "việc em và một số bạn khác không thích liệu có đủ độ tin cậy để khẳng định rằng 9/10 HS không thích không? Và cứ cho răng tỉ lệ đó đúng với lớp em thì liệu nó có đúng với toàn trường em và rộng hơn, có đúng với toàn thể học sinh không em?" Thì em có thể nói rằng trường em có 20 lớp 12 , với khoảng 1000 học sinh khối 12 thì em có thể khăng định rằng 9/10 học sinh không thích tác phẩm này , ngay ở lớp em thì có thể khẳng định 100% học sinh không thích , còn ở trường may ra có các bạn thi học sinh giỏi môn văn hoặc học lớp chuyên văn còn có thể hiểu và thích được phần nào tác phầm này , nhưng ngay đến 1 học sinh được của đi thi học sinh giỏi như bạn Thanh cũng nói là không thích thì cần xem lại , nếu vẫn còn hoài nghi thì mong rằng sẽ có cuộc trưng cầu ý kiến của toàn bộ học sinh khối 12 của trường .

Em có thể khẳng định rằng không đến 100/1000 học sinh lớp 12 thích và hiểu một cách sâu sắc về tác phầm này . Tiếp tục dẫn lời thầy : "Rất tiếc tôi không được đọc tiếp đoạn văn sau của em để biết em lập luận thế nào, để xem "Bọn em không quay lưng với lịch sử nhưng có nhiều cách để bọn em hiểu về lịch sử dân tộc... ". BẰNG CÁCH NÀO? Chẳng lẽ cứ phải sống trong hoàn cảnh ấy mới có thể cảm thụ được hay sao? Cứ như vậy thì có nghiện ma túy hay sa vào các tệ nạn xã hội thì mới biết sợ mà tránh xa nó hay sao? Xin lỗi vì tôi lấy hình ảnh so sánh quá khập khiễng."

Thưa thầy là không thiếu gì cách tốt hơn , lí thú hơn để chúng em có thể hiểu về lịch sử dân tộc như qua phim ảnh , người Việt Nam đặc biệt là gới trẻ thường không rõ về lịch sử Việt Nam nhưng lại rất rành về lịch sử Trung Quốc do họ xem rất nhiều phim lịch sử Trung Quốc . Bằng cách kể chuyện kèm hình ảnh và hiện vật , như là thăm quan và nmghe giảng giải về lịch sử tại các bảo tàng lịch sử , những nơi có thể tái hiện lại phần nào lịch sử , điều mà rất ít khi học sinh chúng em có được .

Đấy chỉ là một vài cách em nghĩ đến nhưng em nghĩ còn rất nhiều cách để chúng em có thể hiểu về lịch sử một cách lí thú hơn mà không cần phải trở về sống ở hoàn cảnh lịch sử như thầy nói . Lại tiếp tục mạn phép dẫn lời thầy : "Tuy nhiên, có ai tước đi cái quyền cơ bản của các em trong việc khen chê một tác phẩm đâu em? Chỉ có điều là các em có đủ sức chỉ ra nó dở ở đâu không thôi em ạ. Một lần nữa tôi lại phải tiếc khi không được đọc toàn văn bài làm của em để xem em chỉ ra thế nào. Thêm nữa, liệu cái quan diểm "Phải chăng vì tư tưởng bảo thủ này mà suốt 63 năm qua, văn thơ của chúng ta chưa được "mới"?" liệu có phải do em thực sự cảm nhận ? "

Đúng là có những tác phẩm chúng em không đủ sức để khen chê vì bọn em hoàn toàn không hiểu nội dung tác phẩm đó , mà cho học sinh học những tác phầm khó hiểu vậy thì có nên không.

Chung qui lại chúng em muốn học những tác phầm mà lứa tuổi học sinh chúng em có phải hiểu được , hình như cá thầy cô giáo cứ dạy theo giáo án thôi mà rất khi hỏi học sinh những câu như : "em có hiểu cái hay của tác phầm này không ? , cảm nhận của em về bài thơ này thế nào ? " .

Chúng em muốn các thầy cô hướng tới học sinh nhiều hơn là giảng dạy khư khư theo giáo án mà không biết mình có truyền đạt được cho học sinh không , học sinh nghe mà có hiểu được ý các thấy cô giảng không , tránh tình trạng thầy dạy cứ dạy , học sinh không hiểu vẫn hoàn không hiểu , kiểu như gảy đàn tai trâu .

Tên: Đỗ Mạnh Hùng; Email: herogvn@yahoo.com

Không chỉ có môn văn...

Em đang là học sinh lớp 12a18 trường THPT Việt Đức Hà Nội . Em rất ủng hộ ý kiến của bạn Thanh . Tuy nhiên tình trạng này ko chỉ ở môn văn mà còn nhiều môn khác nữa . Ở các môn tự nhiên như toán lí hoá , những môn rất cần thực hành để chúng em có thể dễ nhớ hơn về những phản ứng hoá học , những hiện tượng vật lí và những qui tắc toán học , nhưng thực tế thì việc thực hành hầu như là không có , lý thuyết thì quá nặng .

Việc này không chỉ làm cho học sinh phải chịu gánh nặng lý thuyết mà còn làm học sinh mất đi sự lý thú đặc trưng của các môn tự nhiên này và sau này ra trường thường bị nhận xét chung khi xin việc làm là " thiếu kiến thức thực tế".

Đến môn Tiếng Anh, một trong những môn chính tình trạng cũng không khả quan hơn , học tiếng Anh có 4 kĩ năng là : nghe , nói , đọc , viết nhưng ở trường chúng em chỉ được học 1 kĩ năng duy nhất là viết , thỉnh thỏang học đọc còn nghe và nói thì hoàn toàn không . Học tiếng Anh lí do chính là có thể nói chuyện giao lưu với người nước ngoài nhưng chúng em hoàn toàn ko được học 2 kĩ năng nói và nghe thì làm sao có thể giao tiếp ??? Bằng chính của việc này mà các báo đã đăng nhiều lần là 12 năm học tiếng anh vẫn ko thể nói được , rồi tỉ lệ sinh viên có thể sử dụng tiếng Anh rất ít ( dù đã được học trong cả 3 cấp 1, 2, 3 ) .

Nguyên nhân chính là các giảng dạy làm cho học sinh mất đi hứng thú sôi nổi vốn có của môn Tiếng Anh , ko được học 2 kĩ năng nghe và nói chỉ toàn viết nên dù đã được học rất nhiều ở trường nhưng học sinh vẫn phải học thêm tiếng anh ở các trung tâm nếu muốn nói và nghe được tiếng Anh . Đến các môn phụ như sinh , sử , địa thì hầu hết chỉ là đến trường nghe thầy cô giáo đọc và chép như cái máy , nếu chỉ là chép thì em thấy ko nhất thiết phải đến trường mà ở nhà đọc sách cũng được .

Đặc biệt môn sinh , môn cũng có yêu cầu thực hành cao nhưng bọn em ko hề có giờ thực hành , cùng lắm là xuống sân trường ... nhặt vài cái lá để ... sưu tập . Ở các môn đều có nhiều điều bất cập và vô lí thế rất dễ làm cho học sinh chán nản , chán học .

Quay lại môn văn , những gì bạn Thanh nói là đúng với suy nghĩ của 99% học sinh , đặc biệt là học sinh phổ thông . Hầu hết bọn em học văn chỉ là đến lớp chép bài , hầu như không được nói lên suy nghĩ , bình luận về bài văn nên giờ văn trở nên rất nặng nề và mệt mỏi . Đến khi kiểm tra thì gần hầu hết đều chép từ văn mẫu, có lẽ giáo viên đọc cũng biết là văn mẫu vì lời lẽ quá ... già , quá "Văn mẫu" , biết không phải học sinh tự làm nhưng vẫn phải cho điểm cao vì hầu hết học sinh đều bị đồng phục hoá môn văn .

Em nghĩ các thầy cô cũng như học sinh đều muốn có sự thay đổi , vì cách dạy và học như thế làm cho cả học sinh và giáo viên thấy mệt mỏi , mong rằng trong một vài năm tới Bộ giáo dục sẽ có những thay đổi tích cực trong các dạy và học để thế hệ học sinh sau chúng em không phải khổ nữa !

Tên: Nguyễn Đào Tấn; Email: dao_tan2003@yahoo.com

Trước tiên, tôi rất nhất trí với lời nhận xét của Tiến sỹ Lê Ngọc Trà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục về em Thanh, đây là những nhận xét mang tính nghiêm túc và thực sự khách quan về em Thanh và tình hình giáo dục thực tế hiện nay.

Tôi rất quý tính thẳng thắn của em Thanh và cũng nhận ra ngay cái non nớt của một học sinh là em đã lấy việc thích hay không thích làm thước đo cho giá trị một tác phẩm văn học và cho rằng nhiều em khác cũng không thích tác phẩm này, ....

Nếu như theo lời khuyên của một số chuyên gia (kể cả một chuyên gia là giảng viên của một ngành khoa học tự nhiên) là em Thanh nên bày tỏ chính kiến của mình ngay trong giờ học thì hỡi ơi, tôi có thể khẳng định 100% là chính kiến đó sẽ chìm trong quên lãng và chúng ta lại tiếp tục suy nghĩ theo lối mòn đã định sẵn.

Em Thanh đã có một hành động đầy bản lĩnh; đó chính là sự khác biệt của em Thanh với chúng ta, và ngay cả bản thân tôi, là giáo viên dạy môn văn cũng thừa nhận cách giảng dạy của chúng ta như hiện nay và cách ra đề còn có nhiều vấn đề cần đổi mới mà tôi cũng chỉ nghĩ, chưa dám đưa chính kiến của mình trong các cuộc họp, hội nghị,...vì sợ liên luỵ và có thể ảnh hưởng đến bản thân mình.

Tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm, nhân sự kiện này hãy nhìn nhận lại cách giảng dạy của chúng ta hiện nay, hãy làm một điều gì đõ để phát huy cao nhất tính sáng tạo và khả năng suy nghĩ độc lập của học sinh, tránh tư duy theo kiểu một chiều và định sẵn như ý kiến của nhiều vị phụ huynh đã đóng góp. Xin cảm ơn Tienphongnline đã cho tôi cơ hội để bày tỏ chính kiến của mình.

Tên: Việt Nguyễn; Email: vietnguyen@yahoo.com

Hãy lắng nghe thế hệ trẻ

Kính gửi Giảng viên Phạm Hồng Hà. Chúng ta hãy khoan bàn luận về thái độ đúng, sai của một học sinh giỏi văn về nền văn học nước nhà. Cái khía cạnh mà tôi muốn nói tới ở đây là ý kiến nhận xét văn học của một người giảng khoa học: "Rộng hơn, khi bày tỏ quan điểm về một vấn đề nào đó thì việc chỉ ra điểm yếu đã quan trọng, nhưng còn việc chỉ ra được CÁCH KHẮC PHỤC còn quan trọng hơn nhiều."

Xin thưa với thầy, cô đây không phải là vấn đề mà chỉ em học sinh kia làm thay đổi được mà nó là vấn đề xã hội hóa giáo dục. Nếu như chỉ mình sức em học sinh kia chỉ ra được cách KHẮC PHỤC thì những vị GS, TS biên soạn chương trình văn học ngồi để làm gì?

"Chúng ta luôn cần "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật"" - mới chỉ nêu ra một qua điểm như vậy mà cô, thầy đã nhắc đến Pháp luật rồi, nói gì đến việc em học sinh đó dám chỉ ra CÁCH KHẮC PHỤC?

Chẳng nhẽ học sinh nói đúng tâm tư và tình cảm của mình về phương pháp dạy và học văn là vi phạp Pháp luật? Hãy để cho thế hệ trẻ được bày tỏ tâm tư nguyện vọng, có như vậy mới biết họ đang nghĩ gì. Nếu đúng thì chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận, nếu sai lúc đó chúng ta mới có cơ sở để uốn nắn các em vào quỹ đạo.

Tên: Phạm Phú Thép Hội VH-NT Quảng Bình; Email: thepqb@yahoo.com

Cần tôn trọng cảm xúc của lớp trẻ

Tôi rất phục em Thanh trong cuộc thi, mà điểm là rất quan trọng, song em không đặt nó lên hàng đầu mà nói lên chính kiến của mình về cảm nhận một tác phẩm văn học.

Tôi nghĩ cái vấn đề là do đề bài là một bài văn tế thì sao lại đi phân tích vẻ đẹp. Làm sao đang khóc người mà lại có vẻ đẹp. Chiến tranh là sự bi hùng của dân tộc chính Bác Hồ cũng không bao giờ cho một trận đánh là đẹp thì làm sao ta lại đi tìm vẻ đẹp trong bài văn tế.

Hiện nay, việc cảm nhận văn học có nhiều khuynh hướng nhưng theo tôi với khả năng như em Thanh thì làm bài văn đó là được, nhưng em không nghĩ thế mà em nói lên cái cảm nhận riêng của mình đó là cái cứng nhắc trong việc học của chúng ta.

Tên: Khôi, Email: giakhoi01@yahoo.com

Chi rieng viec dam noi ra chinh kien cua minh da chung to em Thanh da lam mot viec ma bao nhieu nguoi bay to su khong dong tinh voi em phai cam thay ho then. Ho cu dung ly luan nay, ly le kia de co tinh bat be mot co hoc sinh lop 11. Ho khong hieu rang, em Thanh cung giong nhu nhieu nguoi trong chung ta, trong do co ca ho, la nan nhan cua mot nen giao duc cung ngac, khong cho phep hoc sinh duoc the hien quan diem doc lap, du no dung hay no chua dung.

Toi mong rang cuoc tranh luan nay nen dung lai, boi cang dang tai nhung y kien, chung ta cang thay rang nhieu nguoi trong chung ta van con qua bao thu trong suy nghi, co bao ve cho mot nep nghi cu. Cam on Thanh. Chan thanh, Khoi.

Tên: Trần Trọng Nghĩa, Email: nghiaop@gmail.com

Điểm 3/15 là xứng đáng !

Là 1 học sinh giỏi mà không hề cảm nhận được cái hay của bài "Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc" sao??? Phải chăng bạn không thích chủ đề về lịch sử trước đây?

Bạn cho rằng nói những vấn đề đó quá cũ rích? Hay vì tác giả bài văn viết dở? Qua văn thơ để tìm hiểu về lịch sử dân tộc chẳng phải là 1 cách tốt cho chúng ta sao? Sao bạn lại nói là "... Bọn em không quay lưng với lịch sử, nhưng có nhiều cách để tìm hiểu về lịch sử dân tộc".

Tôi không hề đồng tình với bài thi của bạn Thanh. Điểm 3/15 là xứng đáng. Đề nghị toà soạn đăng toàn bộ bài dự thi của bạn Thanh. Xin chân thành cảm ơn!

Tên: Hà Trang, Email: anti0310@yahoo.com

Một ẩm thực gia giỏi không phải món nào cũng "thực" được!

Tôi rất khâm phục bạn! Thời là học sinh, chúng tôi cũng rất nhiều lần thấy như bạn. Không cần biết tác giả là ai, tác phẩm thế nào, cứ chỉ cần thấy đề cảm thụ là phải nào là tứ thơ hay, súc tích, nào là hình tượng đẹp, làm rung động lòng người, hình ảnh đó là một tượng đài bất tử về... nào là tái hiện một cách sinh động, rồi vạch trần, tố cáo ...

Những câu như thế như thấm vào trong máu mỗi học sinh viết văn rồi, không có con đường nào khác. Biết là thế, nhưng viết được ra như bạn, không phải ai cũng làm được!

Góp thêm một quan điểm, một tiếng nói cho nền giáo dục văn học hiện nay, nhất là khi tình trạng đạo văn, học thuộc lòng bài văn khi vào phòng thi ngày càng phổ biến, là sự chứng tỏ, lớp trẻ ngày nay đã có suy nghĩ hơn về những gì đang được "nhồi" vào đầu họ. Tôi cảm ơn bạn rất nhiều!

Tên: Hoang Thi Huong

Toi rat dong y voi y kien cua em Thanh !

Kinh thua toa soan! Hien nay toi da ra truong duoc 5 nam va bay gio da di lam, co the noi trong suot khoang thoi gian hoc 3 nam cap III cua toi da khong de lai chut an tuong tot nao.

Toi khong hieu nha truong muon dao tao chung toi ra thanh mot nguoi linh hoat hay chi la nhung con vet. Luc nao cung chi la hoc thuoc va kiem tra mieng dau gio. Khoang thoi gian 15' dau gio la luc ma hoc sinh chung toi so nhat vi bi goi len bang.

Khong phai chung toi luoi bieng khong hoc bai cu ma chung toi khong thich luc nao cung bi dung len truoc lop roi doc thuoc lau lau nhung dinh nghia va cong thuc. Do la nhung kien thuc sao rong, no chi ton tai trong dau chung toi vai ngay roi bay het di theo thoi gian.

Mot bai hoc duoc hoc sinh khen hay khi duoc thay co truyen dat lai voi su ket hop hai hoa giua thuc te va ly thuyet hay don gian chi la mot cau chuyen dan dat vao bai mot cach di dom cung tang su hung phan cho hoc sinh hoc bai, dieu do co the tao cho hoc sinh mot cach nhin khac, mot cach nghi khac va mot su lien tuong den thuc te khien cho hoc sinh nho rat lau bai day cua co.

Dung de hoc sinh co cam giac cang thang moi khi vao tiet hoc. Va chung toi cung chi biet chum dau vao nhau de noi thoi chu khong biet phan anh voi ai ve nhung van de do va chac chan cung khong co ai trong truong dung ra de giai quyet nhung thac mac cho chung toi.

Hoc sinh chung toi chi biet nghe, viet va ve nha hoc thuoc. Do la nhiem vu duy nhat cua hoc sinh. Vi vay toi thay hoc sinh cua chung ta luon o trong the THU DONG, do la dieu co hai nhat ma hoc sinh phai ganh chiu. Co le de noi duoc het nhung mat trai cua nen giao duc khong phai la de.

Tren day chi la nhung dieu ma ca nhan toi da tung suy nghi khi con la hoc sinh va den bay gio toi moi co co hoi de bay to. Rat mong cac thay co hay suy nghi va co nhung doi moi trong cach day de the he hoc sinh bay gio va sau nay se phat trien mot cach toan dien.

Tên: Đỗ Doãn Đạt, Email: dodoandat@yahoo.com

Tôi không cho rằng học sinh đó đúng

Tôi không cho rằng học sinh đó đúng. Vì mới chỉ là học sinh PTTH, không thể dùng những lý lẽ, dù là có biện chứng như thế để cải cách cả một chương trình dạy bậc PTTH mà biết bao thế hệ học sinh đã trải qua.

Hơn nữa, Thanh lại là học sinh giỏi đang tham dự kỳ thi học sinh giỏi khối trường PTTH thì càng phải tuân thủ những gì đề ra. Xin đừng có ai ủng hộ cả, vì làm như thế sẽ là chiều chuộng ...

Học sinh hiện nay cứ đòi khẳng định CÁI TÔI CÁ NHÂN, trong khi cái CON NGƯỜI XÃ HỘI chưa thành hình. Học sinh phải trải qua tất cả các cấp học PTTH (I, II, III) là để học lấy cái con người xã hội. Con người xã hội sau đó sẽ giúp họ xây dựng nên cái bản ngã đó.

Nếu vì lý do yêu-ghét, mà nhiều người đổ lỗi cho cả một chương trình giáo dục, cụ thể chương trình dạy văn học ở cấp PTTH, kể cả PTCS, thì thật là sai lầm.

Hồi tôi còn học PTTH, tôi đã được nghe kể một thí sinh vào phòng thi nhưng gặp đề "khoai" quá nên chỉ viết bậy bạ mấy câu, đại loại "Cổng trường đại học xa vời vợi/ Thân trâu này đâu dám ước mong", hay trong dân gian có Trạng Quỳnh với "Thừa giấy làm chi chẳng vẽ voi..." là không thể chấp nhận được. Còn đã học chuyên nghiệp thì chúng ta không thể ủng hộ những việc xảy ra như vậy.

Tên: Hong Minh, Email: maiha31@yahoo.com

Bạn đã sai rồi !

Tôi không thể hiểu nổi làm thế nào bạn có thể đứng trong đội tuyển đi thi HS giỏi văn ? Bản thân tôi cũng đã từng trăn trở rất nhiều với những vần thơ, những bài văn.

Và bây giờ công việc của tôi tuy không liên quan gì tới văn chương ( dù đó là con đường mà tôi đã đi và theo đuổi trong rất nhiều nămn) nhưng khi đọc bài của bạn tôi không thể không lên tiếng.

Khi cảm thụ văn chương và nhất là khi tiếp cận với một tác phẩm lớn, khi không hiểu tôi cảm thấy mình vừa ngốc xít, vừa có lỗi, bởi một lẽ một quá khứ một lịch sử oai hùng như thế mà không hiểu, thì làm sao hiểu được tương lai như thế nào.

Quá khứ đã qua, lớp trẻ hôm nay đang sống những tháng ngày bình yên đã không cảm nhận được lịch sử thì quả là điều đáng tiếc. Tôi mong rằng đội tuyển Văn ở mọi nơi sẽ không còn những người mang tư tưởng đấy đi thi, bởi thế sẽ làm xấu hổ một thế hệ 8X ở VN mà thôi.

Tên: Lê Quang Minh, Email: vreway@yahoo.com

Chúng ta cần xác định chủ đề cho phù hợp hơn

Tôi đồng ý với giakhoi01@yahoo.com về việc nên dừng cuộc tranh luận về NPThanh tại đây vì 2 lí do:

1/ Em đang là học sinh lớp 11 và đã chịu đủ sức ép rồi, hãy để cho cá nhân em và những người liên quan quay trở lại với cuộc sống bình thường.

2/ Không nên để nhiều người lợi dụng việc làm của em để biến em thành một ngọn cờ, làm lá chắn cho những mục đích khác của họ cũng như lợi dụng diễn đàn để thay vì đóng góp ý kiến cho sự tiến bộ lại dùng những từ ngữ không được hay lắm để nói về những người khác chính kiến với mình.

Tôi cũng xin đề nghị bên cạnh việc nêu ý kiến sự quá tải cũng như những tồn tại của nền giáo dục nước ta, chúng ta hãy đưa ra những giải pháp cụ thể để góp phần xây dựng nó.

......

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=9518&ChannelID=71
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2006 13:16:37 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hoàng Thị Lụa, Khoái Châu, Hưng Yên - 15.08.2006 04:04:22
Chủ Nhật, 13/08/2006, 15:12

Vừa học vừa làm ruộng vẫn đỗ thủ khoa 30 điểm

Không học trường chuyên lớp chọn, không tham gia lò luyện thi nào, nhưng cô học trò trường quê Hoàng Thị Lụa đã giành điểm tuyệt đối 30/30 và trở thành thủ khoa duy nhất của trường Đại học Thuỷ lợi.

Xin Mời: Hoàng Thị Lụa
Hoàng Thị Lụa ( wru.edu.vn)

Hoàng Thị Lụa là học sinh lớp 12A1 trường PTTH Nam Khoái Châu (Hưng Yên). Ngôi trường này nằm ở xã Đại Hưng, cách xa trung tâm huyện lỵ Khoái Châu 8 km, cũng không phải là trường nổi tiếng ở đất Hưng Yên.

Là con thứ 3 trong một gia đình nông dân điều kiện kinh tế không lấy gì làm khá giả ở xã Đại Hưng (Khoái Châu), Lụa luôn biết khắc phục hoàn cảnh, nỗ lực vượt khó vươn lên. Bố Lụa cho biết: hàng ngày ngoài giờ học ở trường, em vẫn làm đầy đủ từ việc nhà đến việc ngoài đồng, buổi tối mới tranh thủ học.

Trong phiếu đăng ký dự thi, Lụa đăng ký vào ngành Công trình. Đây là năm đầu tiên Trường Thủy Lợi đón nhận thí sinh nữ có điểm tuyệt đối 30/30. (Nguồn : wru.edu.vn).

Dù học lớp 12 bận rộn với việc thi cử, nhưng vì thương bố mẹ vất vả, ngày mùa Lụa vẫn đi gặt lúa, cấy hái, làm cỏ; khi hết việc đồng áng, em lại làm việc nhà như nấu cơm, hái rau, dọn nhà cửa. Sau ngày thi tốt nghiệp, trong khi nhiều bạn nô nức rủ nhau đi luyện thi ở thành phố, thị xã; còn Lụa buổi sáng đến lớp ôn thi do nhà trường tổ chức, buổi chiều sau khi quạnh quẽ mọi việc đỡ bố mẹ em lại lặng lẽ, miệt mài trong góc học tập tại nhà. Lý do cũng đơn giản là vừa để tiết kiệm tiền cho bố mẹ vừa có thời gian làm việc gia đình.

Bật mí về bí quyết "dùi mài kinh sử" của mình, Lụa thản nhiên cho rằng em không quá "phức tạp hoá" việc ôn thi, không nhất thiết phải học nhiều theo kiểu "nhồi nhét" mà phương pháp hiệu quả là phải nắm vững kiến thức cơ bản ngay từ những buổi học chính khoá. Khi ôn thi biết phân loại kiến thức, tự nhận rõ khả năng của mình để lượng sức học.

Do vậy, với những phần bài, môn học thấy mình chưa thực sự giỏi, em tập trung dành thời gian nhiều hơn để ôn luyện. Khi đầu óc căng thẳng, mệt mỏi là em nghỉ ngơi hoặc chuyển sang làm việc nhà để thư giãn cho tinh thần thoải mái. Do vậy, trong suốt thời gian ôn thi Lụa luôn thấy việc học không đến nỗi chật vật, vất vả. Bước vào phòng thi em rất điềm tĩnh và làm bài theo phương châm "bình tĩnh, tự tin, cẩn thận".

Các thầy cô trường PTTH Nam Khoái Châu cho hay: suốt 3 năm học THPT tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng năm nào Lụa cũng là học sinh tiên tiến xuất sắc, học giỏi các môn tự nhiên. Ngoài học chăm chỉ, Lụa còn tham gia nhiều hoạt động Đoàn của nhà trường.

Với kết quả thi Đại học vừa qua, cô thủ khoa này đã cho các sĩ tử thấy rõ một bài học kinh nghiệm: không cứ phải học ở trường chuyên, lớp chọn hay lò luyện thi mới đỗ đạt, điều quan trọng là phương pháp học thế nào để tiếp thu tốt và tự tin bước vào trường thi.

Theo Mai Ngoan
TTXVN
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56872&ChannelID=4

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hoàng Thùy Nhi - 04.09.2006 10:29:04
Chủ Nhật, 13/08/2006, 13:14

Tranh luận về cách dạy và học nhân bài văn duy nhất đạt điểm 10


Trang đầu bài thi đạt điểm 10

TPO - Hiện tượng bài văn duy nhất trên cả nước trong kỳ thi ĐH-CĐ vừa qua đạt điểm 10 lại quá giống với bài văn mẫu đã gây sự chú ý của bạn đọc. Cách dạy văn, học văn, ra đề thi và chấm thi đang được nhiều bạn đọc đề cập tới. Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

>> Từ điểm 10 Văn, nhìn lại phương thức giáo dục

>> Toàn văn bài thi văn đạt điểm 10

>> Thi cử như hiện nay là khuyến khích học vẹt

>> Bàn tròn trực tuyến : Để học sinh rung động trước những áng văn hay

>> Diễn đàn : Giải pháp nào cho chất lượng giáo dục ?

Ý kiến bạn đọc


Tên: Đỗ Hải Vương

Tôi muốn chia sẻ

Ngay sau khi đọc bài báo về thí sinh duy nhất đạt điểm 10 môn Văn trong kỳ thi đại học vừa rồi, tôi thực sự phấn khởi và đã có nhiều thiện cảm với tác giả bài văn. Lập tức, tôi chép nguyên bài báo và đưa lên Blog ( Nhật ký điện tử) của mình. Vậy mà hôm nay, sau khi biết tin này tôi hoàn toàn thất vọng.

Năm nay tôi 23 tuổi, làm việc trong ngành CNTT, nhưng thời còn học phổ thông môn Văn là môn học tôi rất yêu thích bên cạnh những môn tự nhiên khác. Điểm làm Văn của tôi luôn luôn cao nhất lớp, bài làm của tôi luôn được đọc trước lớp. Tôi rất hãnh diện vì điều đó, không phải hãnh diện vì điểm cao mà vì những tìm tòi, đầu tư của mình cho bài làm đã đạt được thành quả tốt. Nói thật, tôi rất ghét Văn mẫu, trong suy nghĩ của tôi Văn là phải sáng tạo, phải có cái hồn của người viết, cho dù là văn nghị luận hay là cảm nhận các tác phẩm văn chương.

Suốt thời gian phổ thông, tôi chưa bao giờ có trong tay một cuốn văn mẫu, không phải vì văn mẫu không tốt mà tôi sợ khi đọc văn mẫu tôi sẽ đánh mất mình, nếu không lấy cắp thì cũng sẽ ảnh hưởng đến những ý tưởng trong đó. Mà tôi thì rất cần sự sáng tạo. Thế nhưng có một điều tôi không hề biết là nếu không đọc văn mẫu, tôi cũng chỉ sáng tạo được trong những lý lẽ của một bài nghị luận, cách hành văn, cách dẫn dắt, mở đầu và kết thúc bài văn mà thôi.

Còn để cảm nhận một bài văn thì sao? Tôi hoàn toàn lệ thuộc vào bài giảng của giáo viên và bắt buộc phải làm như vậy nếu muốn được điểm. Tối đã tỉ mẩn ghi chép đâu là giá trị nghệ thuật, đâu là giá trị nội dung, tính cách nhân vật A này thế nào, thể hiện qua những đoạn thơ câu văn nào ... và cuối cùng thì phải học thuộc tất cả.

Rõ ràng một bài văn với những vấn đề đó, những nội dung đó thì lấy đâu ra đất để thí sinh khi làm bài có những cảm nhận riêng của mình, mà nếu có ai nhỡ viết một vài câu khác với những gì đã được giáo viên cho chép, thế nào cũng được highlight kèm theo một vài dòng nhắc nhở.

Văn, theo tôi là một môn học rất hay trong quá trình hình thành nhân cách và thẩm mỹ của con người. Khi phân tích một bài văn, tính cách nhân vật sẽ được người học tiếp thu, tính cách đó sẽ giúp người học suy nghĩ để hoàn thiện mình hơn. Những đặc sắc nghệ thuật của bài văn, bài thơ sẽ hình thành nên các giá trị thẩm mỹ cho người đọc. Vậy dạy văn phải là việc hướng dẫn người học khám phá ra các giá trị đó, những bài văn được giới thiệu trong chương trình là công cụ, ví dụ để giúp người học học cách cảm nhận văn chương.

Vậy mà lối học và " cảm nhận văn chương" trong môi trường giáo dục của ta thì sao? Chương trình quá nhiều, quá cồng kềnh giữa các tác phẩm và số tiết học. Để chạy chương trình, giáo viên bắt buộc phải đọc và chép và bắt học sinh phải học thuộc lòng. Không có một sự định hướng, không có một hướng dẫn nào cho sự cảm nhận mà thay vào đó là ép học sinh phải cảm nhận theo giáo khoa.

Về phía người học cũng vậy, lối sống thực dụng ngày càng ăn sâu vào mỗi học sinh. Học phải là học Toán, Lý, Hóa chứ ai lại học Văn, có chăng chỉ là đối phó. Một tác phẩm văn học học sinh chưa bao giờ đọc hết một nửa, vậy mà có thể đọc vanh vách các dẫn chứng. Người học cũng không cần thiết phải đầu tư gì nhiều, mọi thứ đã có giáo viên lo, cho ghi chép vào tập. Cứ học như vậy để đủ điểm đạt tiên tiến, thi tốt nghiệp thì điểm Văn bao giờ cũng trên bảy điểm. Nếu có thi đại học, thì cũng bao nhiêu đó mà làm, có cần suy nghĩ gì thêm đâu.

Nhưng lỗi không nằm ở người học lẫn người dạy mà lỗi nằm ở khâu quản lý. Bệnh thành tích lâu nay đã đè nặng lên đầu giáo viên, giáo viên lại gây áp lực lên học sinh, học sinh là nhỏ nhất rồi, đành đè lại lên đầu mình, biến nó thành con vẹt. Hệ quả của nó là một chuỗi những lối sống tầm thường, những gu thẩm mỹ và thị hiếu tầm thường đang đầy rẫy trong xã hộ ta.

Bản thân tôi và nhiều người nữa rất cần sự cải cách, cách đánh giá môn học này từ những người có trách nhiệm.

Tên: Trinh Vũ Dũng

Đã có quá nhiều bình luận về bài văn điểm 10 trong kỳ thi tuyển đại học 2006 này, tôi xin phép chỉ nói thêm 1 ý và 1 đề xuất : - Học trò đạt điểm 10 này hoàn toàn không có lỗi. - Phải chăng đã đến lúc thay vì thi môn văn bằng môn thi tiếng Việt. Những cái còn lại xin dành cho các nhà quản lý giáo dục và những nhà nghiên cứu khao học xã hội xem xét. Chỉ có thể nêu hiện tuợng trong các Trường ĐH hiện nay là : Ngữ pháp tiếng Việt của sinh viên sai nhiều lắm. Trân trọng.

Tên: ĐOÀN VĂN NGHIÊU

Có thể nói kết quả của kỳ thi tuyển vào Đại học, Cao đẳng với kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT cho thấy đây là hậu quả của nền giáo dục nước nhà trong nhiều năm qua chỉ lo chạy theo chủ nghĩa hình thức mà quên đi trọng trách của khâu chuyên sâu đào tạo nguồn năng lực và nhân tài cho Quốc gia.

Mới đây Quốc Hội đã sớm phát hiện và đã có những điều chỉnh bước đầu là tìm ra người đứng đầu chịu trách nhiệm cải cách nền giáo dục đang mắc bệnh trầm kha này.

Đây mới chỉ là thay một cái đầu (Người đứng đầu). Nhưng nếu chúng ta không có gíải pháp thay máu (cải cách khâu tổ chức, quản lý, dạy và học) thì liệu có làm thay đổi kết quả như ý. Mặt khác thay máu mà không lột xác (vẫn để y nguyên một số cán bộ giáo viên bảo thủ trong soạn thảo giáo trình, soạn thảo sách giáo khoa, cũng như không chấn chỉnh thay đổi số giáo viên không có đủ tư duy, năng lực trách nhiệm trong giảng dạy) liệu kết quả có khả quan?

Thiết nghĩ: Người làm công tác giảng dạy ngoài kiến thức văn hoá, kiến thức chuyên môn phải có, còn phải chú trọng nâng cao năng khiếu sư phạm. Đây được coi là những yếu tố quan trọng để truyền đạt kiến thức đến các em học sinh một cách hiệu quả nhất.

Còn nhớ vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước: Khi học sinh tham dự ở tất cả các kỳ thi môn văn các em chỉ phải làm một bài văn viết ở đó thông qua cấu trúc câu, bố cục bài và diến giải nội dung, thể hiện chủ đề là Thầy Cô chấm đã có đủ cơ sở để đánh giá kiến thức về trình độ văn phong, ngữ pháp và kiến thức lý luận văn học cũng như khả năng tư duy văn học của các em.

Trong khi đó hiện nay hầu hết ở các kỳ thi môn văn thường cho ra đề manh mún, thiếu tập trung, phân tán kiến thức. Trong khi một bài văn viết thiếu đi hẳn phần hồn chỉ còn lại những ý theo hệ thống gạch đầu dòng của giáo viên giảng dạy là có thể chấm điểm cao. Như vậy đến bao giờ chúng ta mới có được những học sinh giỏi văn cùng với những bài văn hay. Hơn nữa việc học tập của các em bị khô cứng, thụ động, không phát huy được tính năng động sáng tạo và tư duy trong học tập nói chung, với môn văn nói riêng.

Thông qua một số giảng viên giảng dạy môn văn trên kênh truyền hình tôi thấy hầu hết các bài giảng không có hồn, ý tứ văn chương bị hạn hẹp bó khuân mà thiếu đi sự bay bổng trào lộng vốn có của môn văn. Như vậy làm người nghe dễ nhàm chán dẫn đến ngại học. Có thể nói năng khiếu giảng dạy môn văn đang cần phải khảo sát lại và có biệt pháp kích hoạt lên may ra mới có tác dụng trong điều kiện bùng nổ thông tin nghe, đọc như hiện nay.

Những ý trên đây chỉ là cảm nhận, tuyệt nhiên không có sự bài xích hay chỉ trích mà người viết chỉ muốn nêu tâm tư cùng với những băn khoăn của mình trước thực trạng của nền giáo dục nước nhà trong giai đoạn hiện tại.

Hy vọng sẽ là ý kiến xây dựng chân thành đến những người có trách nhiệm trong sự nghiệp "Vì hạnh phúc trăm năm trồng người". Mong sớm có biện pháp khoa học, tích cực nhất để nâng tầm đào tạo nguồn nguyên khí vô giá của Quốc gia đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị mà toàn Đảng, toàn dân đang mong đợi.

Tên: Pham Quang Thang

Tôi đã đọc hết bài văn mà thí sinh đạt điểm 10 duy nhất trong kỳ thi đại học năm nay 2006. Phải nói thật rằng đây là một bài viết hay, cách viết thật thông minh, câu từ gọn gàng sạch sẽ. Rất tiếc cho ai đó nói rằng đó là đạo văn.

Chúng ta nên khuyến khích các tài năng tương lai của đất nước, đừng vô tình làm các em nghĩ sai về suy nghĩ của người lớn. Dù có chép lại y hệt bài văn mẫu trong hoàn cảnh đặc biệt như trong phòng thi đại học thì đó cũng là bài văn xứng đáng đạt điểm 10. Hãy nên dành thời gian nhiều hơn động viên cho những tương lai của đất nước.

Tên: Trần Thu Hà

Tôi là một người ngoại đạo của ngành giáo dục. Tôi không biết chính xác barem điểm thi môn văn trong kỳ thi đại học vừa qua. Tuy nhiên, đọc bài văn điểm 10, cũng như đọc phần bình luận của hai giáo viên chấm bài, đọc một số bài bình luận của một số giáo viên khác, tôi có cảm tưởng rằng mặc dù cần có barem cụ thể cho từng môn thi để thuận lợi cho người chấm điểm và cũng tạo ra công bằng cho các thí sinh, nhưng đối với môn văn mà xây dựng barem cụ thể đến từng 0,25 điểm cho mỗi ý và trọn vẹn cho đến tận điểm tối đa - 10 điểm là một điều vô cùng phi lý.

Văn đi liền với nhân. Văn là biểu hiện của tình cảm của con người. Viết văn cần có cảm xúc riêng của người viết (cho dù cảm xúc đó là ướt át hay khô khan, ngắn gọn, xúc tích hay dài dòng; dào dạt, bay bổng hay cục mịch, hững hờ...).

Vậy thì theo tôi đề thi cũng cần dành "đất" cho người viết được bộc lộ cảm xúc riêng, cũng như dành "đất" cho người chấm được quyền cảm nhận cái hay, cái đẹp trong bút pháp của người viết bằng chính cảm xúc của người chấm chứ. Nếu đề thi có barem (có lời giải sẵn) cụ thể đến tận 10 điểm, thì theo tôi, nếu bài thi của em Hoàng Thuỳ Nhi đáp ứng trọn vẹn barem đó, em xứng đáng được 10 chứ.

Ngay cả khi thực sự bài văn của em coppy nguyên văn bài văn mẫu. Vấn đề là ở chỗ em đã học thuộc và đủ những nội dung cần thiết để trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi. Trong trường hợp này, chúng ta cần đặt trong tình huống giống như em thi những môn khác như môn sử chẳng hạn. Và nếu như vậy thì lời nhận xét cũng như điểm chấm của hai thầy giáo chấm bài là hoàn toàn đúng.

Nói hơi quá, trong thời tiết nóng nực như vậy, trong tình huống phải đọc và chấm bài của hàng trăm, hàng nghìn thí sinh, có những người thậm chí không viết nổi một câu ra hồn và cho đúng chính tả, thì một bài viết đủ ý, có những cảm xúc nhất định (cho dù là sao chép) và đặc biệt là có lối văn phong rõ ràng, mạch lạc và chữ đẹp nữa thì tại sao thầy không cho điểm tối đa được chứ.

Vậy điều cần bàn là phải cải tiến lại cách ra đề và chấm điểm môn văn. Nên chăng, barem điểm cho phần đủ ý chỉ cần khoảng 7 - 8 điểm, số điểm còn lại hãy để dành cho người viết và người chấm được quyền "thả hồn" mình vào bài văn. Khi đó, những bài văn được 7 -8 điểm cũng là cao rồi, và những bài được 9 - 10 điểm thì thực sự phải là những bài có cảm xúc đặc biệt, ý và lời văn phải bay bổng đưa người đọc đến những tầng cảm xúc tuyệt vời nhất. Điều này phải được thẩm định bởi nhiều người đọc chứ không phải chỉ là thiểu số những người chấm.

"Văn mình vợ người". Có thể một bài văn người này cho là hay nhưng người kia lại không cho là hay, chính là ở quan điểm về phần "đất" dành cho cảm xúc ấy.

Điều đáng tiếc cho cô bé Thuỳ Nhi, vì lỗi của người khác, vì lỗi của cả một "cơ chế" giáo dục hiện nay mà phải chịu trận. Ở vào hoàn cảnh riêng cũng như lứa tuổi của Thuỳ Nhi, việc học thuộc những gì cần thiết để đáp ứng đủ barem cho 3 môn của kỳ thi đại học đã là một kỳ tích rất đáng ghi nhận rồi.

Xin chia sẻ một vài suy nghĩ với các bạn đọc khác cũng như với Thuỳ Nhi và các thầy cô giáo liên quan. Trân trọng!

.......

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=56860&ChannelID=73

Ngài Đông Ki sốt II
  • Số bài : 2
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 04.09.2006
RE: Hoàng Thùy Nhi - 05.09.2006 01:25:45
Tôi muốn nói về cái bài văn được điểm 10.

Một trong những nguyên nhân gây thất vọng về bài văn này không gì khác ngoài việc thần thánh hoá, khoếch trương quá đáng một bài làm trong một kì thi dành cho con nít. Về nguyên tắc ông chấm đúng đáp án, người chấm cảm thụ đó là bài văn hay và 10, chấm hết. Chẳng có gì phải thất vọng cả, và bài văn đó có được đến hàng nghìn giám khảo cho 10 thì nó cũng thế thôi, chỉ là một bài làm của một đứa học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông, chứ không phải của một nhà văn hay một nhà nghiên cứu. Các thầy cô chỉ dạy hs cái chữ cho thật nhiều chứ ít người dạy chúng phải tự trọng với bài làm của mình.
Chuyên phá hoại những gì bẩn thỉu!

Trần Mạnh Hùng
  • Số bài : 9422
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 02.07.2005
  • Nơi: Giấc Mộng
RE: Hoàng Thùy Nhi - 05.09.2006 22:20:35

Trích đoạn: Ngài Đông Ki sốt II

Tôi muốn nói về cái bài văn được điểm 10.

Một trong những nguyên nhân gây thất vọng về bài văn này không gì khác ngoài việc thần thánh hoá, khoếch trương quá đáng một bài làm trong một kì thi dành cho con nít. Về nguyên tắc ông chấm đúng đáp án, người chấm cảm thụ đó là bài văn hay và 10, chấm hết. Chẳng có gì phải thất vọng cả, và bài văn đó có được đến hàng nghìn giám khảo cho 10 thì nó cũng thế thôi, chỉ là một bài làm của một đứa học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông, chứ không phải của một nhà văn hay một nhà nghiên cứu. Các thầy cô chỉ dạy hs cái chữ cho thật nhiều chứ ít người dạy chúng phải tự trọng với bài làm của mình.



Ô Hô ! Ô Hô

Theo lời đề nghị của...2
Bỗng dưng tôi nhớ đến một câu thơ kiều

" Thiếp như con én lạc đàn"
Phải cung rày đã sợ làn cây công"

Như vậy chịu thua, chịu thua,
Đầu hàng, đầu hàng

Còn đâu hãnh diện trong trời đất.
Khí khái xưng tên với mọi người.
Chịu khó còng lưng đầu cúi xuống.
Ép lòng cong gối miệng tươi cười.
Chỉ vì một chút danh hư ảo.
Chẳng lẽ ô danh đến suốt đời.
Thôi thế chi bằng ta TẠM BIỆT.
Cho người và cũng mát lòng tôt
Trần Mạnh Hùng

Cảm tưởng đầu tiên của tôi là : vào diễn đàn với mục đích quậy phá và phá hoại, thọc gậy bách xe, nói những lời nói hả cơn tức, hàm hồ , chọc giận, gây chia rẽ


Trần Mạnh Hùng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.09.2006 23:59:52 bởi Tran Manh hung >
"Thơ là trừu tượng, tình cảm là hư cấu được cấu tạo rất vô tư trong hồn thơ
Nếu ý thơ đi quá mức giới hạn của tình cảm, đó là sự hồn nhiên của thơ, xin đừng giận, sự giận dữ làm mất đi vẻ đẹp của thơ".
Trần Mạnh Hùng

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Sinh viên gốc Việt vô địch ... ăn phó-mát! - 06.09.2006 12:05:37
Sinh viên gốc Việt vô địch ... ăn phó-mát!

Monday, September 04, 2006

ARTHUR, Illinois (NV) - Một sinh viên gốc Việt đánh bại hàng chục đối thủ khác để đoạt giải vô địch ngành... ăn phó-mát, theo tin báo Journal Gazette/Times-Courier.

Allen Trần đoạt giải này hôm Thứ Bảy vừa qua, ngày 2 Tháng Chín, tại lễ hội thi ăn phó mát toàn quốc lần thứ 8 (“Eighth Annual Cheese Eating Nationals”) tại Arthur, một thành phố nhỏ ở trung tâm tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. (Mặc dù mang tên là cuộc thi “toàn quốc,” không có dữ kiện cho thấy bao nhiêu tiểu bang tham gia cuộc gia này.)

Trong cuộc thi này, mỗi tay đua phải ăn hết một cục phó-mát Colby nặng 1 pound (454gr) trong vòng 7 phút, nhưng chưa tới 5 phút Allen Trần đã ăn hết cục phó mát này.

Allen Trần tiết lộ bí mật: Trong những ngày trước cuộc đua, anh ăn nhiều rau xanh, nhiều chất “fiber” để... giải tỏa cơ thể. Và anh nói đùa, “Những tay đua chuyên nghiệp cần như thế, dù có thiệt hại cho gia đình!”

Ðây là lần thứ nhì Allen Trần, 21 tuổi, vô địch giải ăn phó-mát tại Arthur. Ngoài ra, trước đây một tuần, anh vừa vô địch giải ăn kem tại trường đại học Illinois, Urbana-Champaign, theo tin báo Daily Illini.

Là một cư dân Chicago, Allen Trần hiện là sinh viên năm cuối đại học Illinois. Chuyên ngành của anh? “Food science and human nutrition” - khoa học lương thực và dinh dưỡng! (H.N.V.)

Thứ Ba - 5 Tháng 9, 2006
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=48238&z=3

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Âu Dương Trí: giỏi Anh ngữ - 28.10.2006 12:44:41
Gặp gỡ người đạt TOEIC 960/990 điểm: giỏi Anh ngữ nhờ... chơi game!

22:19:21, 26/10/2006
Hải Dương


Thời gian rảnh rỗi Âu Dương Trí thường chơi game và lên mạng để tìm kiếm thông tin, tài liệu - ảnh: Đ.N.T

Ở độ tuổi sinh viên, chỉ cần 450 điểm là đạt chuẩn quốc tế của TOEIC, thế nhưng, Âu Dương Trí đã xuất sắc đạt 960 điểm và trở thành người Việt Nam có điểm thi TOEIC cao thứ 2 từ trước đến nay (trước đây ở Hà Nội có người đạt 985/990).


Gặp Trí khi đang chuẩn bị bước vào cuộc phỏng vấn tuyển dụng vào bộ phận game online của Công ty VTC, tôi không khỏi ngạc nhiên trước những bật mí về "bí quyết" để học giỏi tiếng Anh và ngộ ra một điều rằng học giỏi nhiều khi không chỉ bằng sách vở.

Cho đến giờ, Trí vẫn nhớ như in, những ngày đầu tiên của năm lớp 6 được tiếp xúc với tiếng Anh. Là một cậu bé hiếu động, Trí bắt gặp cái gì mới cũng tò mò hỏi đến cùng và được cô giáo tận tình giải thích. Cũng từ chính những chữ cái đầu tiên và kiến thức ngữ pháp cơ bản đã tạo cho Trí niềm đam mê đối với môn học này. Không phụ lòng tin tưởng của cô, dù không theo bất cứ một khóa học thêm tiếng Anh nào, đến năm lớp 12, Trí đã đứng hạng 3 trong kỳ thi học sinh giỏi tiếng Anh cấp thành phố.

Với Trí, để học giỏi tiếng Anh thì: "Không chỉ đơn thuần là yêu thích môn học đó mà còn phải yêu thích cả những người dạy mình". Trí tự hào nói tiếp: "Em thật may mắn vì luôn luôn gặp được những thầy cô giáo làm cho mình yêu thích và ngưỡng mộ về kiến thức. Ngay ở trung tâm Anh văn Hội Việt - Mỹ (VUS), bên cạnh việc cung cấp cho em kiến thức, thì chính các thầy cô đều đã từng thi kỳ thi TOEIC nên truyền đạt lại những kinh nghiệm sao cho làm bài thi hiệu quả nhất".

Nếu đại đa số những người học ngoại ngữ đều giữ từ điển làm "bảo bối" thì Trí chọn game là "thần hộ mệnh" cho riêng mình. Từ ham thích chơi game, để hóa giải những câu chuyện chinh phục trong game Final Fantasy series, Total War series... và "quán triệt" lời khuyên của thầy cô là không nên phụ thuộc từ điển, nhiều khi rất có hại, Trí đã có cách học từ mới dễ nhớ mà lâu quên. Hằng ngày khi tiếp xúc với các game, tránh việc dịch nghĩa mất thời gian, Trí đọc hiểu luôn và suy đoán sau đó mới kiểm tra sau. Khi kiểm tra lại thì hơn 90% sự phán đoán trên là đúng và "bí kíp" này được tận dụng tối đa trong quá trình học lập trình viên ở trường CĐ Hoa Sen hiện nay. Do vậy, Trí không bỏ phí thời gian rảnh rỗi nào, ngoài thời gian học ở Hoa Sen, học ngoại ngữ, còn lại vùi đầu vào máy tính để tìm tài liệu và... chơi game. Hy vọng rằng bằng những kiến thức, những kinh nghiệm của riêng mình trong thời gian tới đây biết đâu trên thị trường game online sẽ giới thiệu thêm một sản phẩm với dòng chữ "produced by Duong Tri Au".

Hải Dương


http://www.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2006/10/27/167619.tno

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
David Huỳnh Bành - Kỳ tài - 01.11.2006 10:40:35
David Huỳnh Bành - Kỳ tài Một năm của Trường Ðại học Virginia

17/10/2006


David Huỳnh Bành - Kỳ tài Một năm của Trường Ðại học Virginia

Học sinh Việt Nam vẫn nổi tiếng là học giỏi và chuyên cần, và David Huỳnh Bành là một trường hợp tiêu biểu. Em hoàn tất học trình đại học trong 1 năm trong khi nhiều học sinh thường phải mất 6 năm. Minh Phượng đã nói chuyện với em học sinh đặc biệt này và ghi lại trong Câu Chuyện Phụ Nữ sau đây.

Bài viết trên báo Washington Post mới đây đề cập đến em David Huỳnh Bành dưới tựa đề là U-Va’s One-Year Wonder, xin tạm dịch là Kỳ tài Một năm của Trường Ðại học Virginia.

Em David cho biết em sinh năm 1987 ở bắc Virginia, và đã theo học các trường tiểu học Columbia và Belvedere, trường trung cấp Glasgow và sau đó là trường trung học Thomas Jefferson chuyên Toán và Kỹ Thuật.

Em nói rằng em luôn đạt thành tích cao hơn các bạn cùng lớp vì cha mẹ em đã chỉ dẫn cho em những điều cơ bản lúc em còn ở nhà, và khuyến khích em tiếp tục cố gắng trên đường đời.

Em David nói rằng động cơ thúc đẩy em lấy những lớp đặc biệt, dành cho các học sinh giỏi, là những lớp này giúp em được tính thêm tín chỉ ở đại học, và hơn nữa, em thấy thích thú hơn vì nội dung đòi hỏi nhiều cố gắng hơn.

Trả lời câu hỏi em đã xác định các mục tiêu ra sao, và kế hoạch trong tương lai gần của em là gì, em David nói rằng chủ yếu, em thường cố gắng làm việc chăm chỉ hơn và tích tụ những cố gắng đó. Em dự tính theo học ngành luật tại trường đại học George Mason hay George Washington hoặc một trường nào ở thủ đô Washington. Em giải thích lý do là vì trong gia đình có nhiều người theo ngành này và em có dịp làm việc cùng với một vài người thân và thấy thích thú.

Em David cho biết ngoài việc học, em vẫn dành thời giờ để giải trí như những người trẻ tuổi khác. Em thích chơi môn bridge và trong mùa hè vừa qua, em đã đi Slovakia, Đức, Áo, Chicago và Thái Lan để thi đấu môn này. Tuy nhiên, em chưa có ý định đi Việt Nam vì em chưa có đủ phương tiện và thời gian.

David kể rằng mới đây, em đã được mời tham dự một chương trình truyền hình hội thoại rất nổi tiếng của Mỹ, do nữ nghệ sĩ hài hước Ellen de Generes phụ trách.

Em có mách nước gì cho các bạn trẻ đạt được nhiều thành tích tốt hơn trong học tập?

Em David nói rằng cơ bản các bạn phải dồn sự chú tâm và cố gắng vào việc học, nhưng đồng thời cũng nên để ý đến cách học và định ra những mục tiêu. Nếu có được một mục tiêu, thì phải hướng vào mục tiêu đó, chứ không nên làm lung tung, tìm mọi cách để đạt được mục tiêu. Cố gắng mỗi ngày chăm chỉ hơn một chút.

Thân mẫu của em David cho biết gia đình sang định cư ở Hoa Kỳ năm 1980, và David có một em trai và một em gái.

Mẹ của em David nói thêm rằng ngay từ lúc bắt đầu biết đọc khi em được 2 tuổi, em đã rất thích đọc các loại sách về khoa học và luôn luôn đặt ra những câu hỏi và em thường tự đi tìm hiểu những vấn đề về toán học. Bà kể thêm về con đường đi vào đại học của con mình:

Bà cho biết David dự định sẽ tốt nghiệp luật khoa trong 3 năm, với bản tính thích tự đặt ra cho mình những thách đố để vượt qua, em muốn chứng tỏ là em sẽ đạt được mục tiêu đã định.

Và David xin gửi lời cảm ơn và chúc lành tới thính giả của đài VOA:

Cảm ơn Quí vị đã nghe con nói chuyện, chúc quí vị nhiều may mắn!

http://www.voanews.com/vietnamese/2006-10-17-voa21.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Đào Thanh Tuyền - 26.11.2006 09:22:04
Cậu bé khiếm thị tặng tranh Phu nhân Thủ tướng Nhật
 
Thứ Bảy, 25/11/2006, 09:49
 
Đào Thanh Tuyền kính tặng phu nhân Nhật Bản Akie Abe bức tranh về tình hữu nghị Việt – Nhật



TPO - Khi phu nhân Thủ tướng Nhật đến thăm trường THCS Nguyễn Đình Chiểu (HN)– trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc dịp APEC, bà đã được một em học sinh khiếm thị tặng một bức tranh đặc biệt. Bức tranh đã khiến bà vô cùng xúc động.
 

Đó là một bức tranh giản dị được vẽ bằng sáp màu trên nền giấy trắng. Trong tranh là cảnh hai em bé đang dắt tay nhau. Bé trai mặc chiếc áo sơ mi màu đỏ, trên ngực có hình sao vàng- tượng trưng cho Việt Nam. Bé gái mặc chiếc áo màu trắng, bên ngực có hình tròn màu đỏ- tượng trưng cho Nhật Bản.
Bức tranh đơn giản, nhưng rất có hồn. Tác giả bức vẽ là cậu học sinh khiếm thị Đào Thanh Tuyền.
 
Một giờ sau khi đoàn của Phu nhân Akie Abe rời trường, tôi mới có cơ hội tiếp cận ngôi trường THCS Nguyễn Đình Chiểu nằm sâu hút bên kia cầu Lạc Trung (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Cô giáo Giang dẫn tôi vào khu nhà trọ của Tuyền và gọi: “Tuyền ơi, có người muốn gặp em này!”. Một học sinh cao, trắng trẻo nhanh nhẹn bước ra, không cần gậy dò đường như tôi vẫn nhìn thấy những người khiếm thị đi trên đường phố.
 
Thấy tôi ngạc nhiên trước việc Tuyền có thể đi lại nhanh nhẹn mà không cần bất kỳ một dụng cụ dò đường nào, em khoe: “Thế đã là gì. Em có thể tự mình đi về nhà cách trường 50 km mà không cần ai dắt. Tất nhiên là em đi bằng xe buýt, nhưng đường từ trường ra bến xe và từ bến xe về nhà, em có thể tự đi một mình mà không cần dùng gậy. Ở đây ai cũng vậy. Chúng em đều được học mà”.
 
Tuyền mới nhập trường được 3 năm, trong đó mất một năm học dự bị. Năm học dự bị đó, các em được trang bị đầy đủ các kiến thức giúp người khiếm thị có thể “tự thân vận động” mà không cần tới sự trợ giúp của ai, chẳng hạn như học cách định hướng, biết được khi nào đi tới chỗ trống, cửa lớp…
 
Tuyền kể, em bị cận bẩm sinh và vẫn có thể đi học bình thường với các bạn khác. Tới  năm em 8 tuổi thì bị bong võng mạc và không thể nhìn thấy vĩnh viễn. Sau khi chạy chữa các nơi không được, gia đình rất tuyệt vọng. Từ khi biết có trường dành cho người khiếm thị, gia đình đã tới đây xin cho Tuyền được đi học. Đến bây giờ, Tuyền đã  tự tin rất nhiều và em rất thích tham gia các hoạt động nghệ thuật như vẽ, đàn, hát…
 
Nhận xét về Tuyền, thầy Hiệu trưởng Phạm Hữu Quỳ cho biết: “Tuyền hiện đang  học lớp 3, em bị mù khi đang học bình thường. Vì thế, Tuyền thường buồn và mặc cảm hơn những học sinh khác. Khi mới vào trường, em rất trầm, ít tham gia các hoạt động chung. Hiện Tuyền rất tích cực tham gia học vẽ, đàn, vi tính dành cho người khiếm thị và học rất chăm chỉ, đặc biệt em có khiếu vẽ.Tuyền là một học sinh ngoan và gương mẫu, luôn tuân thủ mọi nội quy của nhà trường”.
 
Năm 2005, Tuyền là một trong  bảy học sinh của trường được chọn đi giao lưu hội họa tại Thụy Điển. Tại đó, các em đã  có 3 cuộc triển lãm tranh. Các em vẽ rất nhiều tranh và  có vinh dự được tiếp kiến và tặng tranh Hoàng hậu Thụy Điển.
 
Hoàng hậu đã ân cần hỏi chuyện từng em và hỏi các em đã làm thế nào có thể vẽ được những bức tranh đó khi không trông thấy gì cả. Nghe xong những câu chuyện vẽ tranh của các em, Hoàng hậu rất thán phục và cảm động. Hoàng hậu nói: “Người bình thường vẽ tranh đã khó, các em cũng có thể vẽ tranh, quả là  phi thường”.
 
Chuyến đi đó đã để lại cho Tuyền và các thành viên trong đoàn những kỷ niệm khó quên vì được giao lưu với các anh chị học sinh trung học của Thụy  Điển, được các anh chị dắt đi chơi phố, ra bãi biển nghe sóng vỗ rì rào…
 
Tuyền bồi hồi nhớ lại: “Em không bao giờ dám mơ rằng một người mù như em lại có thể được chu du ở xứ xở Bắc Âu xa xôi đến vậy. Mặc dù không nhìn thấy gì, nhưng em có thể cảm nhận được qua âm thanh và những lời mô tả của các anh chị”.
 
Có một câu chuyện vui mà các thầy cô vẫn còn nhớ khi nói về Tuyền. Đó là em rất thích vẽ trâu và vẽ rất nhiều. Các chú trâu mà Tuyền vẽ khá giống, nhưng chú trâu nào cũng…gầy. Mọi người cứ nói vui rằng, trâu của Tuyền trông giống như con chó mọc sừng. Mỗi khi nhận được lời nhận xét đó, Tuyền cười cười và bảo lần sau sẽ rút kinh nghiệm, nhưng rút cục, trâu vẫn… không thể béo ra được.
 
Ngoài việc tham gia các lớp học vẽ năng khiếu vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần, Tuyền cũng tích cực tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức như các liên hoan ca múa nhạc hay các ngày hội. Tại các ngày hội đó, bao giờ các bạn cũng có tranh vẽ để triển lãm và bán. Tranh của Tuyền và các bạn cũng bán được kha khá, phần vì người ta muốn ủng hộ các em, phần vì thấy là lạ. Có bức tranh bán được 5 triệu đồng.
 
Có lẽ trường Nguyễn Đình Chiểu là trường học đầu tiên của Việt Nam có phương pháp dạy vẽ cho học sinh khiếm thị. Các thầy cô giáo của trường cũng đã mày mò, thử nghiệm nhiều  phương pháp và cuối cùng đã nghĩ ra phương pháp vẽ dùng lưới chắn. Ngoài giờ học trên lớp, các em cũng có những tiết ngoại khóa. Khi vào Văn Miếu- Quốc Tử Giám tham quan, các em được sờ đầu rùa đội bia tiến sỹ rồi vẽ lại rất ngộ nghĩnh.
 
Thầy Quỳ cho biết, hiện Tuyền  còn 6 năm học tại trường, sau đó em cũng như tất cả các em sẽ phải tự ra đời bươn chải. Thầy hy vọng sẽ tiếp tục phát hiện ra những khả năng đặc biệt của Tuyền.
 
Song điều thầy băn khoăn nhất vẫn là vấn đề hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị nói chung để sau này ra trường, các em có nghề để sống, bởi một người khiếm thị rất khó có thể xin việc làm.
 
Hiện nay, trường đang có dự án phối hợp với làng gốm Bát Tràng để mở lớp học. Còn Tuyền, cậu vẫn khát khao một ngày nào đó được nhìn thấy ánh sáng. 
Lan Anh
 
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=67771&ChannelID=2

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Ngô Minh Toàn - 27.11.2006 08:18:44
Thợ sửa xe trở thành tiến sĩ
 
Thứ Tư, 15/11/2006, 16:15
 

Đầu tháng mười một, Ngô Minh Toàn vừa nhận bằng tiến sĩ loại ưu của SISSA (Trường Nghiên cứu khoa học tự nhiên, Ý) ngành vật lý sinh học, với điểm phát hiện mới trong công trình nghiên cứu khoa học của mình.






Ngô Minh Toàn
Lớp 4, Toàn đoạt giải nhất HS giỏi toán tỉnh Nghệ An. Ba Toàn khi ấy đã đùa: “Nhất nguyên rồi nhé, thêm hai nguyên nữa là đủ tam nguyên!”.
 
Rồi tuổi thơ êm đẹp của Toàn trôi qua rất nhanh. Gia đình phải chuyển vào Đắc Lắc, cuộc sống khó khăn và bệnh tim của ba khiến Toàn sớm ý thức lo toan cùng anh chị, từ làm nương rẫy đến... cả thợ sửa xe.
 
Trong những ngày tháng khó khăn ấy, cậu học trò vẫn học xuất sắc: luôn đứng đầu lớp suốt 12 năm học phổ thông, giải khuyến khích quốc gia môn vật lý lớp 12.
 
Đậu ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, nhưng phải nhập học thêm ĐH Ngoại thương theo ý gia đình, rốt cuộc Toàn quyết định giấu ba mẹ nghỉ ngoại thương, theo đuổi niềm đam mê vật lý. Nhiều người lúc đó nói: “Học gì ngành chả làm ra tiền!”.
Ba mất khi Toàn là SV năm nhất, gánh nặng đôi khi khiến anh gần như phải nghỉ học. Vậy mà anh đã tốt nghiệp thủ khoa ngành vật lý ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
 
Ra Hà Nội làm một năm tại Viện Vật lý - điện tử VN, Toàn đoạt một suất học bổng sang Ý. Thêm lần nữa, Toàn tốt nghiệp thủ khoa lớp Diploma (tương đương thạc sĩ) của Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế (ICTP - Trieste, Ý), cùng luận văn xuất sắc đã giúp anh được đặc cách nhận thẳng vào SISSA với một suất học bổng.
 
Luận văn “Nghiên cứu vai trò của hiệu ứng loại trừ không gian trong các tính chất đàn hồi và động học của các polymer sinh học” của Toàn đã thuyết phục tất cả giáo sư (GS) thống nhất trao anh mức tiến sĩ cao nhất SISSA: loại ưu (cum laude).
 
Vậy là Toàn đã làm tròn mong ước “tam nguyên” của ba. Nhắc đến những ngày vượt khó, chàng tiến sĩ 27 tuổi này bảo: “Tôi không muốn người khác nói về quá khứ ảm đạm của mình như một cách tô sáng hiện tại”. Đến với vật lý bằng nỗ lực và đam mê, với Toàn, tất cả chỉ là một dòng chảy tự nhiên.
 
Bạn bè Toàn bảo: “Hắn không biết mùa thu đã rụng lá nhưng biết rõ ADN xoắn thế nào, không biết trong miệng bao nhiêu răng nhưng biết rất rõ độ dày một ADN”.
 
Toàn chịu khó, tỉ mỉ với các cấu trúc, hình dạng tưởng chừng như không tồn tại. Lúc nào cũng suy nghĩ, rất nhiều khi đang ngủ bỗng... chợt lóe ra lời giải, anh chàng bật dậy liền để làm tiếp phép toán dở dang.
 











Minh Toàn và món quà của bạn học cùng khoa tại SISSA trong ngày tốt nghiệp - Ảnh: CTV
GS phản biện Marek Cieplak (Viện Vật lý - Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan) nói: “Tôi thật sự ấn tượng bởi sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề liên quan của Toàn. Toàn thuyết trình nội dung rõ ràng, đơn giản nhưng hiệu quả, ai theo dõi cũng hiểu.
Tôi muốn nói là tính đơn giản (simplicity) khác với tính tầm thường (triviality). Phải có cái nhìn rộng về vấn đề, hiểu sâu mới trình bày được như vậy”.
GS Marek cũng là người quyết định việc trao “cum laude” và các GS khác đều đồng ý.
Toàn bộc bạch: “Tôi không thể nói nhanh ra những suy nghĩ của mình vì luôn phải hoàn chỉnh ý tưởng trước khi nói”. Đó cũng là lối tư duy làm việc của anh: mọi vấn đề cần được nhìn nhận, phân tích sâu, trọn vẹn, bản chất hơn, và... tốt nhất là luôn có chứng minh bằng những con số!
Cùng với GS hướng dẫn Cristian Micheletti, Toàn là một trong những người tiên phong trong việc đề ra mô hình và phương pháp tính đến hiện tượng “loại trừ không gian” (excluded volume effects) để suy ra các thông số cấu trúc ba chiều của một sợi polymer sinh học.
Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng đưa ra một bằng chứng lý thuyết quan trọng để tìm ra lời giải cho bài toán “tạo vòng” (loop formation) của phân tử ADN và sợi nhiễm sắc (chromatin fiber). Công trình được đánh giá cao và đăng tải trên tạp chí khoa học uy tín ngành vật lý: Physical Review Letters.
 
Trong thư chúc mừng Toàn, GS Nguyễn Văn Liễn, Viện Vật lý - điện tử VN, viết: “Mình tin rằng Toàn sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công lớn hơn trong khoa học. Hãy sống đúng như bản chất mình: sâu sắc mà mộc mạc, sôi nổi mà khiêm tốn”.
 
Luôn giữ mối liên hệ với thầy cô trong nước để hợp tác và giúp đỡ các bạn trẻ hơn chưa có điều kiện như mình, Toàn chia sẻ: “Phải nạp thêm nhiều kiến thức, chờ cơ hội về VN cống hiến”.
 
Tháng mười hai tới, Toàn sẽ tiếp tục làm nghiên cứu sau tiến sĩ (post-doc) tại ĐH Maryland (Hoa Kỳ) với GS Thirumalai, một trong những GS hàng đầu trong lĩnh vực vật lý sinh học của thế giới. Mong muốn trở thành một người làm khoa học đích thực và chuyên nghiệp, Toàn tự nhủ: con đường chỉ mới bắt đầu!
 
Theo Lê Quỳnh - Mai Hiên
Tuổi Trẻ
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=66760&ChannelID=4

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bùi Khắc Danh - 29.11.2006 10:40:15
Bùi Khắc Danh
Phạm Đình Hiệp
 
Thứ Ba, 28/11/2006, 08:16

TP - Ai cũng khen ngợi việc Bùi Khắc Danh (sinh năm 1990 ở xóm 3, xã Cao Sơn) là học sinh lớp 11P trường THPT Anh Sơn II (Nghệ An) đã dũng cảm cứu sống hai người bạn trai cùng xóm là Đậu Văn Hội và Đậu Văn Nghĩa khỏi chết đuối.

Bùi Khắc Danh
Anh Tiến - Trưởng công an xã Cao Sơn - dẫn tôi đến gặp từng người trong cuộc. Ngồi đối diện với tôi là Đậu Văn Hội, 22 tuổi, tốt nghiệp THPT cách đây 2 năm. Người ngồi bên (em ruột Hội) là Đậu Văn Nghĩa, 19 tuổi vừa tốt
nghiệp THPT. Bà nội hai em cũng có mặt. 

Bà xúc động nói: “Phúc nhà tôi to lắm, nếu không gặp được cháu Danh thì hai đứa cháu tôi hôm nay không còn ngồi đây nữa”… 
 
Hội kể lại sự việc xảy ra hôm đó. Lúc ấy, khoảng 15 giờ ngày 20/10/2006, hai anh em đi xúc cát ở bờ khe gần cầu Trai ở xóm 3, xã Cao Sơn. Khi đang xúc thì không may chỗ Nghĩa đứng đất bị lở rồi tụt chân rơi tõm xuống khe, hai tay chới với kêu cứu.

Hội vội vàng cầm chiếc vên chạy lại đưa cho em để mình kéo lên nhưng do Nghĩa kéo mạnh quá nên cả 2 đều rơi xuống nước và chìm. Vì khe hôm đó sau những ngày mưa to nước dâng cao, dân ở đây là vùng núi nên không mấy người biết bơi. Thế là cả hai anh em ôm nhau cố ngoi lên tìm cái sống le lói. 
 
Rất may, Bùi Khắc Danh đi qua thấy thế vội lao xuống vớt được Nghĩa lên bờ. Được cứu thoát, Nghĩa chỉ tay xuống khe nói: “Anh Hội đang bị chìm dưới đó”. Danh tiếp tục lao xuống dòng nước sâu, lặn tìm.
Mấy phút sau, Danh tìm được Hội thì vừa gặp Phạm Đình Hiệp (thanh niên cùng xóm) đi qua thấy thế đã lao xuống đỡ Hội giúp Danh. Danh và Hiệp đã đưa được Hội lên bờ rồi kêu mọi người đến tìm cách sơ cứu, hô hấp nhân tạo.
 
Bà con lối xóm, anh em đã kịp thời đưa Hội đi bệnh viện cấp cứu. 10 ngày sau, Hội bình phục về nhà.

Chúng tôi đến nhà Danh nhưng chiều hôm đó Danh đi học thêm, phải ra trường tìm gặp em.
 
UBND xã Cao Sơn đã làm báo cáo gửi ban Giám hiệu trường THPT Anh Sơn II, Huyện Đoàn và UBND huyện để khen thưởng Bùi Khắc Danh, biểu dương Phạm Đình Hiệp về hành động dũng cảm cứu người.

Sỹ Thuần
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2006 10:43:51 bởi HongYen >
Attached Image(s)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trần Ngọc Bảo Châu - 08.12.2006 10:10:06
Nữ sinh lớp 10 và 22 bộ huy chương
Thứ Sáu, 08/12/2006, 07:55
 
TP - Nhìn vẻ ngoài nhút nhát, không ai nghĩ cô bé Trần Ngọc Bảo Châu, HS lớp 10 A10, trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TPHCM) đang sở hữu đến 22 bộ huy chương qua các giải cờ tướng, cờ vua và Judo
 
Châu là con út, sinh ra trong một gia đình nông dân, bố hiện đang làm Chủ tịch Hội Nông dân phường Thạnh Mỹ Lợi; mẹ là công nhân một xí nghiệp. Gia đình có 5 anh em thì hai người đã tốt nghiệp đại học, hai người tốt nghiệp cao đẳng. Châu sinh sau đẻ muộn nhưng cũng không chịu thua chị, kém anh.
 
Mười năm liền là học sinh xuất sắc và cũng là người gặt hái nhiều huy chương nhất so với các bạn học sinh cùng trang lứa. Tính tới thời điểm này, Châu  đạt 22 Huy chương trong đó có 11 Huy chương Vàng, 9 Huy chương Bạc, 2 Huy chương Đồng, của hai môn cờ tướng và Judo.
Châu mê môn cờ tướng từ nhỏ. Khi 3 - 4 tuổi em thường xuyên xem ông nội đánh cờ. Nhiều hôm khi ông ngồi chơi cờ với bạn, em xán lại xem. Ông nội vẫn để ý  cô cháu nội  khi cô cháu gái xem mình đánh cờ. Thế là ông trở thành thầy giáo, từ chỉ cách nhận mặt quân, đến cách xếp quân theo thứ tự, cách đánh…
 
Một hôm ông bạn đánh cờ sang muộn, bé Châu trở thành bạn đánh cờ  của ông. Thật ngạc nhiên, mới có mấy nước cờ mà Châu đã dồn ông vào thế bí. Ông giật mình tự hỏi: “Cách này mình chưa dạy, nó học tự bao giờ?”.
 
Năm Châu học lớp một, quận tổ chức giải cờ tướng dành cho thiếu niên nhi đồng, gia đình động viên em đi thi để học hỏi.  Châu  trở thành vận động viên nhỏ tuổi nhất của cuộc thi. Qua ba ngày thi đấu, Châu đã vượt qua nhiều đối thủ, đoạt Huy chương Vàng. Cùng năm đó, quận tổ chức giải cờ vua và Châu lại đoạt Huy chương Vàng.
 
Các năm sau thi cấp thành phố em đều giành huy chương. Năm 2000,  ngoài hoàn thành tốt việc học văn hóa ở trường, buổi tối em đi học thêm môn võ Judo. Và năm nào cũng đạt Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cấp quận và thành phố.
 
Năm 2003, em vinh dự đươc chọn đi tham dự giải “Vô địch Judo  thiếu niên toàn quốc”, tổ chức tại Huế và đã đoạt Huy chương Bạc. 
Mười năm học phổ thông là mười năm không ngừng phấn đấu và rèn luyện, Trần Ngọc Bảo Châu đã đón nhận nhiều bằng khen, giấy khen, đặc biệt là 22 huy chương.
 Hiếu Cầu
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=69105&ChannelID=71


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/1124/64126480E4934AE18EF78236A97CBD8E.jpg[/image]
Attached Image(s)

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Võ Văn Hải - 17.12.2006 00:01:32
Quảng Trị: Học sinh dũng cảm cứu người
Thứ Bảy, 16/12/2006, 15:19
 
TP - Ngày 13/12, học sinh Võ Văn Hải - lớp 8B, trường THCS xã Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), đã dũng cảm lao xuống sông sâu, cứu sống một em bé học lớp 1.
 
TP - Ngày 13/12, học sinh Võ Văn Hải - lớp 8B, trường THCS xã Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị), đã dũng cảm lao xuống sông sâu, cứu sống một em bé học lớp 1.
 
Chiều 15/12, trường THCS xã Hải Vĩnh (huyện Hải Lăng, Quảng Trị) đã kịp thời tuyên dương hành động dũng cảm cứu người của học sinh Võ Văn Hải - lớp 8B và kêu gọi, phát động học sinh toàn trường noi gương tốt của em Hải. 
 
Trước đó (sáng 13/12), tại cầu Ông Thi - xã Hải Vĩnh, em Võ Thị Phương, học sinh lớp 1B Trường tiểu học Hải Vĩnh, trên đường đi học không may bị trượt chân, từ trên cầu rơi xuống sông sâu.
 
Cũng đang trên đường đến trường, Võ Văn Hải nghe tiếng kêu cứu, đã lao ngay xuống sông, kịp thời cứu em bé vào bờ an toàn.
N.V.N
 
http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=70023&ChannelID=2

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Vương Bá Quý - 02.01.2007 09:09:51
Phần mềm soạn thảo công thức toán đoạt cup TTVN 2006
Thứ ba, 2/1/2007, 01:00 GMT+7
 
 
Vương Bá Quý trong giây phút đăng quang. Ảnh: Hoàng Hà.
 
Sản phẩm của sinh viên Đại học Nanyang (Singapore) Vương Bá Quý đã giành cú đúp khi nhận tới hai giải thưởng trong đêm tôn vinh các sáng tạo phần mềm Trí tuệ Việt Nam 2006. Tác giả mơ ước sẽ được hỗ trợ để chương trình có thể đến với người dùng một cách miễn phí.
 
8h tối 1/1/2007, tất cả ghế ngồi của Hội trường lớn trong Trung tâm hội nghị quốc gia (Hà Nội) đều kín chỗ. Buổi truyền hình trực tiếp lễ trao giải Trí tuệ Việt Nam (TTVN) lần thứ 7 diễn ra với kịch bản khá hấp dẫn bằng sự kết hợp của âm nhạc, hình ảnh, vũ đạo dựa trên triết lý ngũ hành gắn với tinh thần tuổi trẻ đã làm nên một đêm hội đầy màu sắc và chiều sâu văn hoá. Các hạng mục giải thưởng lần lượt được giới thiệu bằng 5 màn biểu diễn nghệ thuật bao hàm ý nghĩa nhân sinh như: khởi nguồn, sáng tạo, khám phá... mang tới cho khán giả nhiều cảm xúc ngay từ khi mở màn cho đến giây phút đăng quang của Vương Bá Quý. Nam sinh viên quê Hải Phòng là người đầu tiên được xướng danh nhận giải thưởng của nhà tài trợ và cũng là người cuối cùng bước lên nhận giải thưởng danh giá nhất cuộc thi.
 
"Tôi chưa từng nghĩ sẽ có lúc được đứng giữa Trung tâm hội nghị quốc gia và ở vị trí cao nhất của TTVN. Đây là phần thưởng cho những nỗ lực của tôi trong suốt một năm qua và tôi dành nó cho quê hương của mình", Vương Bá Quý chia sẻ. "Sản phẩm của tôi còn đôi chỗ chưa hoàn thiện. Tôi mong nhận được nhiều sự ủng hộ để có thể nâng cấp chương trình và tôi không có ý định thương mại hóa nó".
 
Quán quân sinh năm 1983 đã nhận học bổng của Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) để làm nghiên cứu sinh ở Mỹ trong năm 2007. Với giải nhất là 70 triệu đồng và một máy tính xách tay hiệu FPT Elead cùng phần thưởng nhà tài trợ trị giá 5 triệu đồng, Vương Bá Quý đã tặng lại 10 triệu đồng cho các quỹ từ thiện.
 
Hai giải nhì, mỗi giải trị giá 40 triệu đồng và một bộ PC FPT Elead, được trao cho nhóm Mắt Thần (Trung tâm công nghệ Mô phỏng - Học viện Kỹ thuật Quân sự) với chương trình Hệ thống ghi vé xe tự động và quản lý phương tiện sử dụng công nghệ xử lý và nhận dạng ảnh nhóm Bạn Đồng Hành (Hà Nội) với Bộ thiết bị sạc điện và sao lưu dữ liệu cho điện thoại di động.







Nhóm Mắt thần giành giải nhì. Ảnh: Hoàng Hà.
 

Đồng giải ba là các sản phẩm Bản đồ điện tử trên điện thoại di động của tác giả Nguyễn Văn Minh (TP HCM) và Viennews của Hà Duyên Hoá (Hà Nội), được trao 25 triệu đồng và bộ PC hiệu FPT Elead.
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Vi-tinh/2007/01/3B9F1E98/
 
 
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
PHẠM NGUYỄN LAN PHIÊN - 03.01.2007 08:50:33
Thần Đồng Piano Trình Diễn Âm Nhạc Cổ Điển
Việt Báo Thứ Ba, 1/2/2007, 12:02:00 AM
 
Phạm Nguyễn Lan Phiên trình diễn. Ảnh Nguyễn Hiền
 

Westminster (VB) . - Một tài năng trẻ VN vừa xuất hiện ở phương trời Âu Châu, đạt 3 giải nhất và ưu hạng trong các cuộc thi 73 Đức, Hòa Lan.
Đó là em PHẠM NGUYỄN LAN Phiên, 11 tuổi, lớn lên và học nhạc tại Đức quốc, theo lời kể của giáo sư Lê văn Khoa, trong buổi trình diễn của Lan Phiên chiều Chủ Nhật 31-12 tại hội quán đài Little Saigon.
"Quí vị đến đây để chứng kiến một vì sao chói sáng, để thấy có nhiều thiếu nhi VN có tài năng về nghệ thuật", giáo sư nói trong phần giới thiệu thần đồng dương cầm Phạm Nguyễn Lan Phiên.
"Tên em mang cả họ cha (Phạm trung Chính) và mẹ, Nguyễn châu Liên. LAN PHIÊN chào đời ngày 26-3-95 tại Wiesbaden (Đức) và được mẹ dạy piano từ lúc lên 6 tuổi. Một năm sau, Lan Phiên theo học trường nhạc Bad Vilbel trong 3 năm, được thầy cô, các nhạc sĩ tên tuổi, và cha mẹ, uốn nắn thành một nhân tài vượt bực như hiện nay", theo lời giới thiệu.
 
Các thành tích đáng kể gồm có: hạng nhất cuộc thi Jugent Musiziert tại Frankfut (2005), hạng nhất cuộc thi Willy Bissing tại Hanau (2005), và Outstanding Achievement Award trong cuộc tranh tài phiano quốc tế tại Enschede (Hòa Lan) tháng 10-2006.
 
Cuộc trình diễn chiều Chủ Nhật qua, có hơn 200 người dự chật kín phòng hội. Lan Phiên trình diễn các nhạc khúc cổ điển của J.S. Bach, F. Liszt, J.Haydn, G. Ligeti, F.mendelssohn-Bartholdy, soạn từ những thế kỷ trước.
 
Khách đến thưởng thức có nhạc sĩ Nghiêm phú Phi cựu giám đốc Trường âm nhạc Saigon, cựu nghị viên Tony Lâm, đông đảo thiếu nhi mê nhạc cùng phụ huynh.
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=100209

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Trần Khiêm - 03.01.2007 09:41:22
Lớp học của người thầy tật nguyền
21:59:00, 01/01/2007

 
Lớp học tại nhà của thầy Nguyễn Trần Khiêm - Ảnh: Cao Nguyên

Năm 1997, cả xã vùng cao Canh Hiển, huyện Vân Canh (Bình Định) không ai tin khi Nguyễn Trần Khiêm trở về với tấm bằng tốt nghiệp ĐH Bách khoa Đà Nẵng hệ chính quy trên tay. Vốn bị bại liệt từ nhỏ, gia đình lại nghèo xơ nghèo xác nhưng người thanh niên này vượt qua mọi gian khó để đến trường và nay trở thành một người thầy được cư dân địa phương kính trọng.

Vượt lên số phận
 
Anh Khiêm tâm sự: "Tôi mồ côi cha từ nhỏ, mẹ thì quanh năm làm lụng ngoài đồng để nuôi hai anh em khôn lớn. Bị bại liệt nên không thể giúp mẹ được gì, bởi vậy gia đình luôn thiếu thốn, đôi khi không có gì để ăn. Ở quê lúc đó, chuyện học hành của mấy đứa trẻ bình thường là điều gì đó quá xa vời huống gì tôi còn bị bại liệt, trường học lại ở xa". Vì quá nghèo, dường như trong suy nghĩ của cậu bé Khiêm lúc đó không có hai chữ "đi học" cho đến một ngày mẹ anh động viên: "Con phải biết chữ thì mới biết sống, con không thể dùng sức thì lấy học hành để sống, mẹ không thể theo con suốt cuộc đời". Ngày anh đi học, gia đình đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Mẹ anh phải đi làm thuê để có thêm tiền trang trải kinh phí. Không phụ lòng mẹ, suốt 12 năm học anh luôn là học sinh xuất sắc, thường xuyên được trường chọn đi thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh. Năm 1986, anh đạt thủ khoa môn Văn với điểm 9 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi nộp hồ sơ thi đại học, anh giật mình khi biết không đủ điều kiện dự thi chỉ vì lý do... bị bại liệt.

Mãi đến năm 1992, khi xã hội đã chấp nhận cho những người như anh được thi đại học, ngay lần thi đầu tiên, anh đã thi đỗ vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng trong sự hãnh diện của người mẹ già. Nhưng niềm hạnh phúc chưa vơi đi thì phía sau là chồng chất những nỗi lo về tiền ăn học. Anh làm liều ra Đà Nẵng để nhập học như bạn bè, mặc dù không biết lấy tiền đâu ra để đóng học phí. Để có tiền nộp học, chàng sinh viên Khiêm lại lặn lội chống nạng đi dạy thêm suốt 5 năm. Năm thứ tư ở giảng đường đại học, khi khó khăn vẫn chưa buông tha thì nỗi đau bất ngờ ập tới: mẹ bị bệnh qua đời. Thời gian đó, anh dường như suy sụp và phải cố nén nỗi đau để tiếp tục con đường học tập của mình.

Ra trường, về lại ngôi nhà vắng lặng, không còn người mẹ già ngồi đợi trước ngõ như thời anh còn đi học. Một thân một mình, anh đi "gõ cửa" nhiều cơ quan xin việc, nhưng ở đâu, câu trả lời cũng là... đợi. Biết không thể đi theo con đường mà mình đã chọn, anh Khiêm mở một lớp học nhỏ tại nhà để dạy học cho học sinh cấp 1, cấp 2. 

Người thầy của học trò nghèo
 
Học trò của anh Khiêm đa số đều có hoàn cảnh khó khăn. Quanh năm các em phải phụ giúp gia đình việc đồng áng nên thời gian dành cho việc học rất ít. Anh Khiêm nhớ lại: "Hồi trước, mấy đứa nhỏ chỉ học được vài ngày là xin nghỉ mặc dù tui đâu có lấy học phí, mà lúc đó khác bây giờ, học phí đôi khi là củ mì, củ khoai chứ mấy em nhà nghèo làm gì có tiền. Hỏi mấy đứa trẻ mới biết là mấy em không có tiền mua sách vở". Thế là anh lại lấy tiền của mình mua sách cho mấy đứa học trò nghèo. Những người học trò của anh, em nào cũng tốt nghiệp trung học, thi đỗ đại học, cao đẳng. Anh kể: "Tôi nhớ hoài một đứa học trò cách đây 8 năm đã làm tôi phát khiếp. Do không thích đi học ở trường, nên khi gia đình gửi tới tôi dạy, nó liền cầm rựa chém nát bộ bàn ghế với mục đích là để tôi đuổi học. Tôi cố thuyết phục em đi học và đến nay, em đang học năm thứ 3 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM".

Một cán bộ xã Canh Hiển cho biết: "Hễ một cơ quan, trường học nào trong xã có máy vi tính bị hư hỏng, họ sẽ tới "rước" thầy Khiêm tới chữa là "lành bệnh" ngay. Anh Khiêm là người đầu tiên dạy vi tính ở xã này. Vừa qua, có một tổ chức nước ngoài hỗ trợ anh Khiêm mấy cái máy vi tính, nhiều cán bộ xã đến đăng ký học để phổ cập tin học". Hiện giờ cuộc sống của anh vẫn còn không ít khó khăn vì mọi chi tiêu trong gia đình một tay anh gánh hết. Vợ anh, chị Nguyễn Thị Chín vì anh phải nghỉ dạy ở trường mầm non để ở nhà săn sóc anh trong sinh hoạt hằng ngày...
Cao Nguyên
http://www.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2007/1/1/176327.tno
<bài viết được chỉnh sửa lúc 03.01.2007 09:43:52 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Michael Perham - 07.01.2007 22:12:47
14 tuổi vượt Đại Tây Dương
 
 
Một em trai 14 tuổi người Anh vừa lập kỷ lục là người trẻ nhất thế giới một mình vượt Đại Tây Dương. Em Michael Perham, từ Potters Bar, Hertfordshire, đã vượt qua chặng đường 3.500 dặm và cập bến Nelson's Dockyard lúc 1400 GMT.
Trước em, người trẻ nhất vượt Đại Tây Dương là em Seb Clover từ Isle of Wight, 15 tuổi.
 
Thuyền của Michael được các tàu tháp tùng vào cảng sau sáu tuần trên biển. Khi lên bờ, em được dàn nhạc kèn chào đón.
Michael Perham nói với BBC News rằng em "cảm thấy thật kỳ diệu khi được quay trở lại đất liền".
 
Thuyền của em, có tên Cheeky Monkey, luôn được cha của em là Peter theo dõi liên lạc radio.
 
Mẹ của em là Heather thì cất tiếng chúc mừng con trai qua đường video link.
 
Stuart Phillips, hiệu trưởng trường cấp hai Chancellors Secondary School, nơi Michael học tập, nói: "Đây là thành tựu tuyệt vời, cho thấy thanh thiếu niên thời nay có thể đạt được điều gì".
 
Ông Phillips cho biết đã thay đổi chương trình học của Michael để em có thể thựchiện chuyến đi.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/01/070103_boy_sailing_record.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Michael Perham - 07.01.2007 22:17:10
 
 
Trang nhà của Michael Perham:
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bùi Minh Trí: Tài * Tù - 08.01.2007 01:30:18
Vụ học sinh “hack” Bộ Giáo Dục Việt Nam “Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài”
Thursday, January 04, 2007
 

VIỆT NAM - Vào lúc 14 giờ ngày 27 Tháng Mười Một, 2006, trên trang tin điện tử chính thức của Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo có địa chỉ http://www.moetgov.vn đã bị hacker xâm nhập và thay ảnh Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo Nguyễn Thiện Nhân thành ảnh của một thanh niên ở trần ngồi trước màn hình vi tính. Bên cạnh đó còn có thêm dòng chữ “Catch me if you can” (Ngon thì bắt tôi đi). Ngày 5 Tháng Mười Hai, Cục Cảnh Sát Ðiều Tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ - Bộ Công An được trung tâm tin học Bộ Giáo Dục-Ðào Tạo (GD-ÐT) đề nghị truy tìm thủ phạm tấn công website của bộ. Sau một thời gian điều tra, hacker trên đã được xác định là em Bùi Minh Trí, sinh năm 1989, học sinh lớp 12 chuyên Lý-Tin, trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường 4, thị xã Vĩnh Long. Bùi Minh Trí đã thừa nhận tất cả việc xâm nhập website của Bộ GD-ÐT với tên tài khoản là Guan Yu (Quan Công).
Sự việc một học sinh trung học “hack” vào một website chính thức của một bộ thuộc chính phủ Việt Nam, đã dấy lên cả một làn sóng bênh và chê, đối với cả hai phía “hack” và “bị hack.” Tuy nhiên, có một thời điểm đặc biệt xảy ra trong thời gian công an Việt Nam điều tra vụ hack này. Ðó là lúc một chuyên viên thuộc Trung Tâm An Ninh Mạng thuộc Ðại Học Bách Khoa Hà Nội, ông Nguyễn Tử Quảng, được cử vào Sài Gòn điều tra. Dư luận báo chí và quần chúng đã thay đổi “180 độ” đối với Bùi Minh Trí.
Trước khi ông Quảng vào miền Nam, dư luận quần chúng gần như đồng thuận tin rằng Trí là một nhân tài, giỏi, lương thiện, và chỉ muốn giúp Bộ Giáo Dục “vá” các lỗi trên web của mình. Sau khi ông Quảng, với đầy đủ chứng cứ và khả năng của một chuyên viên, chứng minh những điều ngược lại, dư luận quay 180 độ, cho rằng luật pháp phải nghiêm minh với hành động của Trí.
Ðiều quan trọng, không chỉ dư luận, cả báo chí, qua cách trình bày sự việc, cho thấy họ “ủng hộ” hacker Bùi Minh Trí; và chỉ đến sau khi ông Quảng trình bày khá đầy đủ chứng cứ “chống” lại Trí, báo chí bị một phen... tẽn tò.
Ông Quảng, qua trả lời báo chí, khẳng định rằng, không như Trí và một số quan chức Bộ Giáo Dục phát biểu trước đây, rằng họ đã cùng nhau làm việc để giúp Bộ Giáo Dục “vá lỗi.” Ông Quảng chứng minh rằng “với những chứng cứ đưa ra Trí đã không thể phủ nhận động cơ của mình.” Cụ thể: “Sau khi hack website home.vnn.vn của VDC, Bùi Minh Trí đã khoe khoang chiến tích này trên một forum hacker, nói rõ là đã để lại file GuanYu.html để “ghi dấu”. Hoặc ngay như trên diễn đàn edu.net.vn, Trí cũng dùng từ “moet bị thịt” để nói về việc hack site của Bộ Giáo Dục-Ðào tạo. Những điều đó chứng minh động cơ của cậu học trò này không hề nhằm cảnh báo.” Ý ông Quảng nói rằng, Trí chỉ muốn phá hoại.
Ông Quảng khẳng định thêm rằng: “hacker tấn công thành công website nào đó cũng chẳng có gì gọi là nhân tài,” trong trường hợp của Trí, ông Quảng nói rằng: “việc tấn công các website có thể học được dễ dàng và nhanh chóng. Chỉ cần vào Internet, bằng vài từ khóa là tìm ra hàng loạt công cụ (tools), bài hướng dẫn hack hay phá hoại các website.”
Ngoài ra, các dữ liệu lưu lại trên máy của Trí, theo lời ông Quảng, cho thấy Trí có thể là thủ phạm ăn cắp dữ liệu cá nhân của một số website thương mại để mua sắm cả ngàn đô la. Khi bị phát hiện, Trí đã để lại những lời chửi rủa rất thiếu văn hóa.
Sau khi ông Quảng đưa ra các lý lẽ này, dư luận quần chúng, thông qua báo chí, đã xoay hướng, bắt đầu chỉ trích Trí. Có người tỏ ra ân hận đã từng bênh vực Trí trước khi ông Quảng đưa ra nhận định của mình. Người khác bảo rằng, Trí cần phải bị nghiêm trị theo đúng pháp luật.
Ðiều đáng nói ở đây, giới chức Bộ Giáo Dục Việt Nam, kể cả Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân, đã tỏ ra lúng túng, đôi khi đến yếu đuối, trong việc nhận định về vai trò của luật pháp đối với Bùi Minh Trí. Ông Quách Tuấn Ngọc, một chuyên viên cao cấp chịu trách nhiệm website của bộ, thì vội vã lên tiếng xin lỗi người dân, xin lỗi bộ trưởng, thậm chí bào chữa cho hành động của Trí (những bào chữa này bây giờ được chứng minh là hoàn toàn sai). Về phía Bộ Trưởng Nguyễn Thiện Nhân, không một nhận định cụ thể nào được đưa ra đối với thủ phạm đã phá website của một bộ do mình làm bộ trưởng. Trong vụ này, Bộ Giáo Dục lúng túng vì gặp phải “nan đề.” Dù gì đi nữa, cái website của Bộ Giáo Dục chắc phải tệ lắm mới bị một học sinh trung học hack vào. Và nếu như Bộ Giáo Dục tệ như thế, khó mà công khai lên tiếng yêu cầu luật pháp trừng trị hacker Bùi Minh Trí.
Sự việc Bùi Minh Trí cho thấy cả báo chí, một số dư luận, và cả quan chức Bộ Giáo Dục, đã hành xử thuần túy cảm tính, bỏ qua sự kiện, và thậm chí, không thấy sự hiện diện của luật pháp.
Thật vậy, một giai đoạn dài khi cơ quan chức năng điều tra Bùi Minh Trí, ít thấy ai nhắc đến vai trò của luật pháp. Họ chỉ nhắc đến một chữ: nhân tài.
Còn chữ “tâm?” “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài!”
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=53834&z=2

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Hồ Công Nhật Thành: Chết - 06.02.2007 05:57:49



SG: Đấu Võ Đài, Bước Xuống, 1 Học Sinh Lớp 9 Gục Chết   Việt Báo Thứ Sáu, 2/2/2007, 12:02:00 AM



SG: Đấu Võ Đài, Bước Xuống, 1 Học Sinh Lớp 9 Gục Chết
 
Theo báo điện tử Tin Tức Tìm Nhanh ngày 1/2/2007,  vừa qua, tại giải võ học cổ truyền quận Bình Thạnh TPSG, có 1 học sinh lớp 9 đã chết sau khi thi đấu và đoạt chức vô địch. Báo Tin Tức TN ghi nhận diễn tiến vụ việc như sau.
 
Sáng 28/1/2007, tại Giải võ cổ truyền học sinh quận Tân Bình, TP.SG lần đầu tiên được tổ chức ở hồ bơi Cộng Hòa. Ở trận chung kết nam hạng cân dưới 57kg, Hồ Công Nhật Thành, 15 tuổi, học sinh lớp 9 Trường Lý Thường Kiệt II, đã đoạt HC Vàng. Sau khi kết thúc trận đấu, Thành xuống đài, cởi bỏ các vật dụng bảo hộ và ra một góc ngồi nghỉ cho thoáng. Nhưng sau đó em đã gục xuống. Mọi người lập tức đưa em đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế quận Tân Bình, rồi bệnh viện Trưng Vương và Chợ Rẫy. Tại đây, dù được các bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Thành đã rơi vào tình trạng hôn mê sâu và mất lúc 2 giờ sáng 29/1/2007. Theo chẩn đoán của các bác sĩ, Hồ Công Nhật Thành chết vì bị xuất huyết não.
 
Dù hết sức đau đớn vì cái chết của con nhưng gia đình Thành cho biết: "Vì muốn giải quyết êm đẹp cho cháu ra đi được thanh thản nên chúng tôi đã làm bản cam kết không truy cứu trách nhiệm với nhà trường lẫn Trung tâm Thể dục Thể thao quận Tân Bình. Và hai nơi này phải có trách nhiệm chịu mọi chi phí ma chay và chôn cất cháu Thành". Tuy nhiên, phải đến đêm 31/1/2007, các bên mới thống nhất được với nhau về 50 triệu đồng chi phí đám tang.
 
Cũng theo báo Tin Tức TN, điều đáng nói là việc Nhật Thành đi thi đấu giải nhưng gia đình không được thông báo hay xin phép gì. Thậm chí đại diện Trường Lý Thường Kiệt II và Trung tâm  Thể dục Thể thao quận Tân Bình cũng không ai nhận trách nhiệm về việc đưa em Thành đi thi đấu ở giải này, dù trường là nơi ký quyết định đưa Thành đại diện cho trường đi thi đấu.
 
Theo lời một nhà phân tích Quận Cam, điều cần ghi nhận rằng, nếu chuyện này xảy ra tại Hoa Kỳ thì sẽ có hàng loạt cán bộ mất chức tức khắc. Vì đưa 1 thiếu niên lên võ đài, cần phải có giấy cho phép của bác sĩ và gia đình, trên mẫu đơn phải ghi rõ công ty bảo hiểm y tế khi gặp bất ngờ. Trọng tài cũng sẽ bị điều tra, để xem trong khi điều khiển trận đấu có để cho ai phạm luật hay quá đà gì không. Còn Trường và Trung Tâm Thể Thao cũng sẽ là đối tượng bị điều tra, cho dù rằng bố mẹ nạn nhân có chấp thuận bỏ qua. Vì tuổi 15 của em là tuổi chưa có quyền tự quyết định, và bất kỳ ai quyết định giùm em đều là có lỗi, nếu sai trái đã xảy ra. Phải biết tôn trọng quyền trẻ em, chứ đừng cưỡng bách trẻ em lao động tại hãng xưởng rồi cũng làm cả ở võ đài thì là lạm dụng.


http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=101904
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Madhavi Gavini - 07.02.2007 09:24:31



Công trình nghiên cứu y khoa đầy triển vọng của một học sinh Mỹ gốc Ấn Ðộ


06/02/2007

Bấm vào đây để nghe
Nghe trực tiếp trên mạng Bấm vào đây để nghe
Bấm vào đây để tải xuống


Một học sinh Mỹ gốc Ấn Độ 17 tuổi tại trường học có tên là Toán Học và Khoa Học bang Mississippi đang cố gắng tìm tòi để có thể mang đến những phương thuốc chống lại bệnh xơ hóa nang, bệnh ung thư và bệnh AIDS. Mời quí vị theo dõi những chi tiết về em học sinh này qua câu chuyện của Erika Cekeste Lan Phương trình bày:
 






Madhavi Gavini Madhavi Gavini là một trong những học sinh thầm lặng trong trường học nội trú nổi tiếng này. Tuy nhiên theo giáo viên dạy khoa học Gil Katzenstein thì em là 1 trong những học sinh xuất sắc nhất.
Thông thường em không mấy khi giơ tay đứng lên trả lời những câu hỏi, nhưng em thích đặt câu hỏi, những câu hỏi về những điều mà em không biết. Em thực sự là một học sinh xuất sắc đúng nghĩa, rất thích học hỏi và tìm tòi.
 
Chính sự khao khát hiểu biết đã thúc đẩy Madhavi tìm kiếm một phương cách giúp cho một người bạn của em bị bệnh xơ hóa nang.
 
Em quan sát thấy hầu hết những nạn nhân mang bệnh xơ hóa nang chết vì những chứng nhiễm loại vi trùng hình que, vì thế em muốn xem thử coi có cách nào em có thể giúp bạn em hay không. Lúc em bắt đầu tìm tòi thì em mới 14 tuổi. Em biết mọi người nghĩ 14 tuổi thì làm gì được cho ai, nhưng em thì không nghĩ như vậy.
 
Ngoài việc làm cho những bệnh nhân mang chứng xơ hóa nang tử vong, những ai mà hệ miễn nhiễm bị suy yếu như những bệnh nhân bệnh AIDS hay ung thư hoặc những nạn nhân bị bỏng nặng rất dễ bị nhiễm loại vi trùng này. Loại vi trùng này thường tạo một lớp màng dầy bao quanh nó, khiến các loại thuốc trụ sinh hầu như không thể nào xuyên qua lớp màng đó để hủy hoại con vi trùng.
 
Để tìm ra một cách chọc thủng màng bảo vệ con vi trùng, nhà khoa học trẻ này đã quay sang điều mà ông bà của em đã chỉ dạy cho em, đó là môn y học cổ truyền của Ấn Độ có tên là Ayurvedic medicine. Mặc dù lớn lên tại bang Ohio, nhưng Madhavi ra đời tại Ấn Độ, là nơi mà ông bà của em vẫn còn hành nghề thầy lang cổ truyền của nước này.
 
Lúc em lớn lên, em học được của ông bà em rất nhiều. Ở xứ em rất nhiều người chữa trị theo đường lối này nên em biết rằng đường lối chữa bệnh theo y học của Ấn Độ cũng có hiệu quả nào đó. Nếu không hiệu nghiệm thì người dân Ấn đã chẳng sử dụng đến nó hằng bao nhiêu thế kỷ nay. Vì thế em quyết định theo đuổi đường lối tiếp cận này và nó đã mang lại hiệu quả.
 
Dùng cuốn sách dược thảo của ông bà cho để tra cứu, Madhavi đã đến các tiệm thực phẩm và các nhà vườn để tìm tòi những loại dược thảo thông thường như quế, gừng và lô hội. loại vi trùng pseudomonas thì do trường đại học tại địa phương cung cấp cho em, và rồi em bắt đầu thí nghiệm với nhiều chất rút ra từ các loại dược thảo khác nhau.
 
Một trong những loại nước cốt trích ra từ các loại cây cỏ vùng nhiệt đới đã thấm được qua lớp màng bảo vệ con vi trùng. Sau đó thì Madhavi thí nghiệm xem em có thể nào trích được phân tử đặc biệt trong loại nước cốt đã chặn đứng được sự phát triển của loại vi trùng này hay không.
 
Phân tử này có thể chịu đựng được áp suất cao, có thể chịu được sức nóng, nó giết được con vi trùng bằng cách ngăn không cho các genes của vi trùng hấp thu năng lượng, biến dưỡng, thích ứng và tiết ra chất độc.
 
Nhà khoa học trẻ này có rất nhiều ý tưởng về việc áp dụng khám phá của em như thế nào.
 
Một trong những điều em đang muốn làm là phát triển một loại thuốc xịt qua đường mũi. Hiện giờ có rất nhiều người trên thế giới bị nhiễm trùng phổi kinh niên. Lá phổi là một trong những bộ phận của cơ thể dễ bị nhiễm trùng nhất. Vì thế một loại thuốc để hít qua đường hô hấp sẽ có thể trực tiếp đến được lá phổi.
 
Em còn nghĩ tới chuyện có thể phát minh một loại thuốc xịt để khử trùng dùng cho những vết thương ngoài da và những vết bỏng nặng.
 
Công trình nghiên cứu của em đã mang đến cho em nhiều giải thưởng toàn quốc, trong số này có giải thưởng danh tiếng tại cuộc thi tài Khoa Học và Công Nghệ năm 2006 của công ty Intel và cuộc thi tranh giải khoa học dành cho các học sinh của hãng Siemens Westinghouse.
 
Một học sinh cùng lớp với em, em Ryan Peek cho biết tuy các em đang theo học tại 1 trường dành cho các học sinh trẻ xuất sắc về khoa học, nhưng tài năng của Madhavi vượt xa hầu hết những bạn cùng lớp.
 
Khi Madhavi trình bày nghiên cứu cho các bạn cùng lớp nghe thì hầu như mọi người đều chẳng có một ý niệm gì. Nhưng giờ đây thì rất nhiều học sinh tỏ ra thích thú với các dự án nghiên cứu về vi trùng Pseudomonas.
 
Trong lúc Madhavi có thể trở thành triệu phú bằng cách xin công chứng bản quyền cho công trình của em nhưng nhà khoa học trẻ này lại nghĩ khác.
 
Nếu em xin công chứng bản quyền thì bản quyền này sẽ được bán cho một công ty được phẩm, và công ty này sẽ phải có lời nên giá loại thuốc này sẽ tăng lên rất cao. Vì thế, để ngăn chặn chuyện này xảy ra, em sẽ cho công bố các thông tin về khám phá này và bất cứ công ty nào cũng có thể biết được và nếu muốn bào chế loại được phẩm đó thì đều có thể làm được. Và do đó giá thuốc sẽ hạ hơn nhiều và những ai cần đến sẽ có thể mua dễ dàng.
 
Madhavi Gavini nghĩ rằng còn có nhiều phương thuốc khác để trị bệnh và đang chờ mọi người khám phá. Thày giáo Gil Katzenstine tin tưởng rằng nếu có ai đó có thể tìm ra những phương thuốc như vậy thì người đó chính là em Madhavi Gavini.
 
http://www.voanews.com/vietnamese/2007-02-06-voa33.cfm

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Madhavi Gavini Madhavi Gavini - 07.02.2007 09:37:09
Madhavi Gavini Madhavi Gavini
 

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
http://www.cogito.org/Articles/ArticleDetail.aspx?ContentID=15951

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 2 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 60 trên tổng số 115 bài trong đề mục