Học Sinh, Sinh Viên Xuất Sắc

Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 115 bài trong đề mục
Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Madhavi Gavini Madhavi Gavini - 07.02.2007 10:06:25

Dùng cuốn sách dược thảo của ông bà cho để tra cứu, Madhavi đã đến các tiệm thực phẩm và các nhà vườn để tìm tòi những loại dược thảo thông thường như quế, gừng và lô hội. loại vi trùng pseudomonas thì do trường đại học tại địa phương cung cấp cho em, và rồi em bắt đầu thí nghiệm với nhiều chất rút ra từ các loại dược thảo khác nhau.

 
quế
                                                       
 
 
Gừng
Tác dụng chữa bệnh của củ gừng vàng
Các nghiên cứu y khoa cho thấy, gừng vàng có nhiều tác dụng dược lý như ngăn ngừa cơn đau thắt ngực, kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tình dục... Tuy nhiên, những người sắp hoặc vừa phẫu thuật, người đang bị chảy máu, cảm nắng không nên dùng dược liệu này.
 
 
 
Lô hội
 
TÁC DỤNG CỦA LÔ HỘI (NHA ĐAM, LONG TU)
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Madhavi Gavini Madhavi Gavini - 07.02.2007 10:13:06

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Du học sinh - 13.02.2007 08:07:30






Du học sinh Việt mưu sinh trên đất Anh
 






Bá Thùy
Viết từ London 

 Không hiếm sinh viên Việt Nam sang học thạc sĩ ở Anh chọn công việc bồi bàn, sơn sửa móng tay và thậm chí cả đi nhặt rác để kiếm tiền. 
 
Sơn sửa móng tay cũng là một việc làm bán thời gian của sinh viên Việt.
 
Muốn phụ giúp bố mẹ trang trải một phần tiền ăn ở, Lê Thị Mai Hòa quyết tâm đi tìm việc sau một tháng chân ướt chân ráo đặt chân tới London.
 
May mắn cho cô sinh viên Đại học Metropolitan là được nhận vào làm chân chạy bàn tại một quán ăn Việt. Công việc khác xa so với chuyên ngành Tài chính quốc tế cô đang theo đuổi, nhưng Hòa vẫn thấy hài lòng vì “có cơ hội hiểu thêm về cuộc sống và văn hóa của người bản xứ”.
 
Ngày đầu đi làm, Hòa lạc đường đến tận gần sáng mới về đến nhà trọ, sau nhiều lần tìm đường và chuyển chặng xe buýt.
 
Nữ sinh viên quê lúa Thái Bình sang Anh học tự túc tâm sự: “Đối với một người mới sang Anh như tôi, đi làm thêm giúp có cơ hội giao tiếp với người địa phương và hòa nhập cuộc sống tại vùng đất mới nhanh hơn”.
 
Cô thạc sĩ tương lai thường trở về căn phòng thuê của mình sớm nhất là lúc 0h30’ sáng, sau ca làm việc kéo dài từ 17 giờ đến 23 giờ. Nhiều đêm, nhất là trước khi thi hoặc nộp bài tập, Hòa còn phải chong đèn học bài đến sáng.
 
Vất vả thế, nhưng cô vẫn nuôi hy vọng một ngày nào đó sẽ đưa được cậu em trai sang xứ sở sương mù du học bằng chính những đồng tiền do mình kiếm ra.
 
Không phải đi về đêm hôm khuya khoắt như Hòa, nhưng Vũ Hoài Nam, sinh viên Đại học East London, thường phải dậy lúc tờ mờ sáng, bất kể mùa đông cũng như mùa hè, để đi làm cho kịp ca từ 4 – 8 giờ hoặc 5 – 9 giờ, tùy thuộc vào thời khóa biểu từng học kỳ ở trường.
 
Cũng giống như các sinh viên đi du học tự túc khác, Nam cho biết đi làm để phụ giúp bố mẹ cũng như học cách tổ chức công việc tại một cửa hàng của người bản xứ, vì cậu đặt mục tiêu “chỉ đi làm cho Tây”.
 
Nam làm 20 tiếng một tuần tại cửa hàng bán đồ ăn nhanh Pret A Manger. Cậu nói: “So với ở Việt Nam, các tổ chức công việc khoa học hơn và làm ra làm, không có thời gian ‘chết’ như ở nhà”.
 
Cậu sinh viên MBA thừa nhận rằng đi làm thêm cũng mệt mỏi và ảnh hưởng ít nhiều đến việc học hành, nên để dung hòa được cả hai việc đòi hỏi phải nỗ lực hơn mức bình thường.
 
Mơ ước của Nam là mở một cửa hàng tương tự như Pret A Manger khi trở về Việt Nam. Và cậu cho rằng những kinh nghiệm thu nhặt trong quá trình làm việc tại đây sẽ giúp ích nhiều.
 
Việc lương thiện
 







Một số việc làm thêm của sinh viênBán quần áoLàm nailĐi quét dọnLàm lễ tânPhát báo miễn phíĐi trông thiPhiên dịchĐi dạy thêm cho học sinh bản xứGiúp việc cho giáo viên…
Sau khi đấu tranh tư tưởng, Huyền, sinh viên thạc sĩ tại Leeds, quyết định đi nhặt rác thuê trong vòng 5 ngày vì nghĩ rằng đó cũng là một cách kiếm tiền chân chính và lương thiện.
 
Huyền và một nhóm các sinh viên người Anh khác được ôtô chở đến dọn dẹp rác sau khi người ta tổ chức một lễ hội lớn ở khu vực ngoại ô. Cô phải nhặt rác bằng tay, và mỗi lần như vậy phải cúi lên cúi xuống suốt cả một ngày từ 9 giờ sáng cho tới 6 – 7 giờ chiều.
 
Cô sinh viên thạc sĩ bảo rằng công việc tay chân không làm mệt đầu óc nhưng cô phải luôn nghĩ tới một điều gì đó lãng mạn để xóa đi hình ảnh của rác.
 
Khác với Huyền, dù có công việc bán thời gian cộng với thu nhập ổn định giúp chi trả tiền ăn ở nhưng N. nhất quyết không muốn tiết lộ tên trên báo vì sợ bố mẹ biết cô đi làm ở tiệm sơn sửa móng tay.
 
N. cho rằng công việc ở tiệm nail khác với làm bồi bàn và bán quần áo ở chỗ cô được tiếp xúc và nói chuyện với khách hàng nhiều và lâu hơn, vì trung bình thời gian làm móng tay hoặc móng chân cho một khách đã mất một tiếng, nên khả năng nói tiếng Anh cũng được cải thiện hơn.
Cô sinh viên trường Kensington College of Business nói rằng công việc làm nail nhẹ nhàng, rất phù hợp với con gái, nhưng cũng không vì thế mà cô mải mê làm, sao nhãng học hành. Cô kết luận: “Nhưng dù có làm gì, thì quan trọng nhất vẫn là việc học”.
 
Anh Cương, người quản lý một tiệm nail ở khu Tây Nam London, cho biết các cửa hàng nail của người Việt còn phải cạnh tranh khốc liệt với các tiệm khác của người bản xứ nên thuê nhân viên bán chuyên nghiệp như sinh viên là hợp lý, vì họ có trình độ tiếng Anh và không đòi hỏi mức lương cao ngất trời.
 
Hằng, một cựu sinh viên Đại học Leeds, người từng kinh qua nhiều việc từ phục bàn, cho tới trông quần áo cho nhà hàng, nhấn mạnh rằng công việc làm thêm giúp cô học hỏi được rất nhiều điều thiết thực trong cuộc sống, đơn cử như bưng một cốc nước thế nào hay lau nhà ra làm sao, và cô cảm thấy dễ nói lời cám ơn và xin lỗi hơn trước.
 
Và trên hết, đó là cơ hội được làm việc trong một môi trường mang tính quốc tế.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/02/070208_vietstudentjobinuk.shtml 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Đinh Trần Nguyễn - 20.02.2007 08:27:30




Dưa Hấu Vuông VN Đắt Hàng
 
Việt Báo Chủ Nhật, 2/18/2007, 10:21:00 PM




Lần đầu tiên, dưa hấu… trái vuông đã được đưa bán ở chợ Cần Thơ những ngày giáp Tết. Giá một cặp những 500.000 đồng nhưng đã bán hết! Dưa hấu vuông là kết quả sáng tạo của một sinh viên 23 tuổi. Bản tin thông tấn qúôc nội VietNamNet viết như trên.
 
Baó này cho biết, “Dưa hấu hình vuông là kết quả sáng tạo của anh sinh viên Đinh Trần Nguyễn, sinh năm 1984.
 
Nguyễn hiện là sinh viên năm thứ tư ngành Trồng trọt K29, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.”
 
Chàng sinh viên tuổi trẻ này đã phát minh ra dưa hấu vuông bằng cách tạo hình độc đáo, bằng khuôn. Anh kể cho báo VietNamNet:
 
“... Vật liệu làm khuôn để tạo ra dưa hấu vuông, tốt nhất là kính (kiếng). Thể tích khuôn thường là từ 2-2,5l để khi thu hoạch, quả dưa có trọng lượng là 2,5 kg. Khi đó, phần “đít” quả dưa có chu vi 12×12 cm, còn các mặt khác có chu vi 12×14 cm...”


http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=102790

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Minh Phiếu - 11.03.2007 23:20:40
Đường đến ĐH Montesquieu của cậu bé chăn bò
Thứ năm, 1/3/2007, 08:53 GMT+7
 
 
Thạc sĩ Lê Minh Phiếu. Ảnh: Tuổi Trẻ.
 
10 tuổi cậu bé Lê Minh Phiếu đi chăn bò. 11 tuổi làm ruộng, dệt chiếu. 18 tuổi được tuyển thẳng vào ĐH Luật TP HCM. 24 tuổi trở thành thạc sĩ luật, hiện là nghiên cứu sinh ĐH Montesquieu, Pháp. Mỗi giai đoạn cuộc đời là những bài học để đi đến cùng những giấc mơ “ra biển lớn”...
 
Con nhà nông huyện Đông Hòa, Phú Yên, lại là anh cả trong số năm người con, từ lớp 4, cậu bé Phiếu biết đỡ đần ông nội việc chăn bò “vì mắt ông yếu, ra đồng đi té lên té xuống”.
 
Lớp 5, đôi bàn tay cậu học trò nhỏ đã biết kéo bừa cuốc đất và cắt lác làm chiếu. Ba là “thợ đụng”, đụng đâu làm đó, lên rừng xuống biển. Ngẫu nhiên cậu bé Phiếu trở thành người đàn ông trong nhà. Năm Phiếu học lớp 4, một sự kiện “trọng đại” xảy đến: Phiếu xếp thứ hai trong lớp, hãnh diện mang phần thưởng gồm mấy cuốn tập về nhà. Ba má sướng run, ánh mắt rạng ngời hạnh phúc.
 
Cả đời ruộng đồng, mồ hôi chan nước mắt, những lời khen ngợi hoa mỹ cứ là lạ sao ấy với ba má nên niềm vui chỉ biết đong đầy trong ánh mắt. Ánh mắt ấy đặc biệt đến mức đánh động vào tâm hồn trẻ thơ: “Một đứa con học tốt có lẽ sẽ làm ba má sung sướng và không thấy thua kém người khác”, bài học đầu tiên có được.
 
“Sự nghiệp” chăn bò, làm ruộng, dệt chiếu tạm ngưng khi Phiếu được tuyển thẳng vào ĐH Luật TP HCM. Với nhiều sinh viên, việc “tiêu hóa” hàng chồng tài liệu (nhất là tài liệu về luật) thật khủng khiếp. Riêng Phiếu có thể “chiến đấu bền bỉ” ở thư viện hàng giờ liền vì “việc ấy chưa thấm tháp vào đâu so với nghề nông”.
 
Cái nghèo của gia đình cũng là cơ hội để Phiếu sớm chắt ra những bài học: “Tôi biết ơn hoàn cảnh vì giúp tôi hiểu ra những bài học quý giá: muốn đi lên phải đi bằng chính đôi chân, bàn tay và khối óc; phải có tri thức và những tư chất cần thiết để vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt nhất”.
 
Tự nhận mình tham lam trong chuyện học, có bằng thạc sĩ, chưa nóng chỗ với công việc Phiếu đã lo săn học bổng nghiên cứu sinh. Năm 2005, Minh Phiếu nhận được học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ luật của Cơ quan Hợp tác đại học khối Pháp ngữ - một tổ chức thuộc Cộng đồng Pháp ngữ. Đây là học bổng tiến sĩ duy nhất mà cơ quan này tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cấp cho ngành luật hằng năm. Với học bổng này, Minh Phiếu đang viết luận án tại ĐH Montesquieu, Pháp...
(Theo Tuổi Trẻ)
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Loi-song/2007/03/3B9F39CA/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Học sinh Việt Nam - 26.03.2007 10:27:28
Học Khu Giáo Dục Westminster, học sinh Việt Nam đứng đầu môn Toán và Anh ngữ
Saturday, March 24, 2007
 
 
 
 
Các học sinh lớp tám tại trường trung học Warner Middle School trong giờ học ngày 23 Tháng Ba, 2007. Lớp học này do cô giáo Lynda Querry đảm nhận, bao gồm những học sinh năng khiếu và có thành tích học vấn cao nhất. Cô Querry cho biết: “Lớp học gồm nhiều sắc dân, và các em học hỏi được từ sự đa dạng này.” (Hình: Thanh Nguyên/Người Việt)
Thiện Giao
LTS: Bài viết này được thực hiện dựa vào tài liệu và sự trợ giúp của bà Trish Montgomery, ủy viên Thông Tin Công Cộng (Public Information Officer), của Học Khu Giáo Dục Westminster. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bà Montgomery và hiệu trưởng trường trung học Warner Middle School, Betty DeWolf, người đã giúp xin phép phụ huynh các học sinh tại trường cho phép chúng tôi chụp hình các em trong lớp học ngày 23 Tháng Ba, 2007.
WESTMINSTER - Học Khu Giáo Dục Westminster (Westminster School District) bao gồm 4 khu vực: Westminster, Garden Grove, Huntington Beach, Midway City, với ngân sách hàng năm lên đến $70 triệu. Học khu Westminster quản lý 12 trường tiểu học, một trường từ tiểu học đến lớp tám, hai trường trung học đệ nhất cấp và một trường “child development.” Tổng số học sinh của học khu khoảng hơn 10,000; với 7,500 em học tiểu học và 2,500 em học trung học.

Theo tài liệu của Học Khu Giáo Dục Westminster, tính đến ngày 20 Tháng Ba, 2007, toàn học khu có 10,008 học sinh từ mẫu giáo đến lớp tám; theo học tại các trường Anderson, Clegg, Demille, Eastwood, Finley, Fryberger, Hayden, Meairs, Schmitt, Schroeder, Sequoia, Webber, Willmore, Johnson, Stacey, Warner. Tính theo yếu tố chủng tộc, sắc dân Á Châu chiếm tỷ lệ cao thứ nhì (37.6%), sau Hispanic (39.7%). Tính riêng cho sắc dân Á Châu, tỷ lệ học sinh Việt Nam chiếm hơn 90%. Do đó, các tính toán liên quan đến bất cứ khía cạnh nào liên quan đến Á Châu, đều có thể xem là Việt Nam.
Trong số các trường nêu trên, những trường có tỷ lệ học sinh Việt Nam cao nhất gồm Anderson (394 em, 56.8%), DeMille (315 em, 53.8%), Warner (495 em, 52.5%). Những trường ít học sinh Việt Nam gồm Schroeder (121 em, 21%), Eastwood (126 em, 23.5%). Tính trên toàn học khu, nhóm Á Châu có 3,767 em; da trắng có 1,789 em; Hispanic 3,971 (chiếm tỷ lệ cao nhất).
Theo số liệu của Học Khu Giáo Dục Westminster, nhìn chung, số lượng học sinh tại các trường thuộc học khu khá ổn định. Tính từ niên khóa 2001-2002 đến 2005-2006, tổng số học sinh tại học khu tăng 78 em.
Hai tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá một nhóm học sinh là tỷ lệ đạt tiêu chuẩn về toán và Anh ngữ.
Nhìn chung, tất cả các nhóm (Á Châu, Hispanic, da trắng, thu nhập thấp, mới nhập cư, giáo dục đặc biệt) đều tiến bộ về trình độ Anh ngữ. Chẳng hạn, nhóm học sinh Á Châu có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn Anh ngữ là 49%, 51%, 58%, rồi 63% cho các niên khóa 2002-2003, 2003-2004, 2004-2005, 2005-2006.
Về môn toán, xếp theo thứ hạng nhóm dân, trên toàn học khu, học sinh Việt Nam cũng chiếm vị trí số một. Tỷ lệ học sinh Việt Nam đạt tiêu chuẩn môn toán là 74.7%; học sinh da trắng chiếm vị trí số hai với 59.2%. Những trường có học sinh Việt Nam đạt tiêu chuẩn toán cao nhất trong học khu (trong năm 2006) gồm Anderson (80%), Eastwood (78.4%), Fryberger (84.4%), Hayden (85%), Meairs (87%), Schroeder (87.3%), Sequoia (82.5%).
Tỷ lệ học sinh đạt tiêu chuẩn môn toán, tính riêng cho nhóm Asian, với hơn 90% là học sinh Việt Nam, liên tục tăng theo thời gian. Trong niên khóa 2002-2003, tỷ lệ này là 62%, sau đó tăng trung bình 5% mỗi niên khóa. Ðến nay, theo tổng kết của niên khóa 2005-2006, học sinh Á Châu có tỷ lệ đạt yêu cầu môn toán là 74.7%, đứng hạng nhất trong tất cả các thành phần sắc dân.
Theo cách chia “nhóm” học sinh, có tất cả 5 nhóm trong thành phần học sinh tại Học Khu Giáo Dục Westminster: Á Châu, Hispanic, da trắng, nhóm thu nhập thấp, nhóm mới nhập cư và nhóm giáo dục đặc biệt. Tất cả các nhóm này đều có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn môn toán tăng theo thời gian.
Ðến thăm trường trung học Warner Middle School ngày 23 Tháng Ba, 2007, cô giáo Lynda Querry, dẫn chúng tôi vào lớp học gồm những học sinh được xem là giỏi nhất trường. Giáo viên Querry cho biết đa số học sinh của lớp này là người Việt Nam. Các học sinh của lớp này không chỉ đạt thành tích cao về học vấn, các em còn tham gia cả các sinh hoạt xã hội và có khả năng học tập độc lập. Cô giáo Querry, với 25 năm kinh nghiệm dạy học và 18 năm dạy tại trường này, cho biết các học sinh giỏi của Warner Middle School thường tự mình hoàn tất, đôi khi hoàn tất nhiều hơn, các yêu cầu của giáo viên. Chẳng hạn, trong chương trình học văn, một số em đọc cả các tác phẩm cổ điển, nằm ngoài chương trình giảng dạy.
Ðiều đặc biệt, không chỉ dẫn đầu về toán, học sinh Việt Nam tại học khu Westminster dẫn đầu luôn cả môn tiếng Anh. Theo số liệu của học khu, trong niên khóa 2005-2006, học sinh Á Châu, trong đó học sinh Việt Nam chiếm hơn 90%, dẫn đầu tỷ lệ đạt tiêu chuẩn tiếng Anh, với gần 63%. Trong khi đó, nhóm về nhì là học sinh da trắng, chiếm gần 58%.
Theo tài liệu của Học Khu Giáo Dục Westminster, về môn tiếng Anh, nhìn chung, học sinh Việt Nam có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn tăng từ năm 2005 đến 2006. Tuy nhiên, tại một số trường, tỷ lệ này lại giảm nhẹ. Chẳng hạn, tại trường Anderson, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn tiếng Anh của học sinh Việt Nam giảm từ 58% (năm 2005) xuống 57.5% (năm 2006); trường Webber giảm từ 63% xuống còn 59.2%; trường Clegg giảm từ 61.3% xuống 60.2%. Trong các trường còn lại, học sinh Việt Nam tiến bộ về mặt Anh ngữ; đặc biệt tại các trường DeMille (tăng hơn 5%), Finley (tăng hơn 20%), Schroeder (tăng gần 6%), Willmore (tăng hơn 13%), Warner (tăng hơn 10%). Ðiều đặc biệt, nhóm học sinh da trắng và Việt Nam, là hai nhóm chiếm tỷ lệ đạt tiêu chuẩn cao nhất học khu, bám sát nhau về tỷ lệ đạt tiêu chuẩn Anh ngữ. Tại một số trường, học sinh Việt Nam đạt tỷ lệ cao hơn (như Clegg, Fryberger, Sequoia, Johnson); tại một số trường khác, học sinh da trắng đạt tiêu chuẩn cao hơn (như Eastwood, Schroeder). Nhìn chung trên toàn học khu, trong niên khóa 2006, tỷ lệ học sinh Việt Nam đạt tiêu chuẩn Anh ngữ là 62.7% (cao nhất); học sinh da trắng chiếm 57.9% (cao nhì).
Trong niên khóa 2005-2006, tính chung cho toàn học khu, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn tiếng Anh là 48%. Tài liệu cho thấy hai nhóm học sinh Á Châu và da trắng đã “kéo” tỷ lệ này lên cao, vì các nhóm khác có tỷ lệ đạt tiêu chuẩn thấp hơn mức chung của học khu.
Trong lần đến thăm trường Warner Middle School, hiệu trưởng trường, bà Betty DeWolf, cho biết học sinh Việt Nam và học sinh các sắc dân khác hòa đồng trong môi trường chung. Theo nhận định của bà, không riêng gì học sinh Việt Nam, nói chung, các nữ học sinh thường phát triển sớm về toán và khoa học so với các nam sinh. Tuy nhiên, khi bước vào các lớp lớn hơn, khuynh hướng này thay đổi. Do đó, một trong những mục tiêu của trường là cố gắng giữ các nữ sinh gần với các môn toán và khoa học. Cũng trong dịp này, vào buổi sáng cùng ngày, Hiệu Trưởng DeWolf đã đưa một nữ sinh của trường đi nhận giải thưởng do “Association of California School Administrators” trao tặng. Học sinh nhận giải thưởng là một người Việt Nam, có tên Sarah Nguyễn. Sarah bị liệt từ lớp năm, nhưng đã vượt qua những khó khăn về mặt thể chất và đạt kết quả học vấn cao tại trường. Giải thưởng này trao cho duy nhất một học sinh trên toàn Quận Cam và 13 em trên toàn tiểu bang. Sarah Nguyễn hiện đang học lớp tám tại Warner Middle School.
Cô giáo Querry, nói về lớp của các học sinh giỏi do mình đảm nhận, rằng các em trong lớp rất “competitive” trong tinh thần lành mạnh. Trong một lớp học đề cao sự độc lập, theo cô Querry, các em có ý thức mạnh về quan điểm cá nhân, đồng thời, sẵn sàng tranh luận và đón nhận các ý kiến trái ngược. Lớp này bao gồm nhiều sắc dân khác nhau, và theo cô Querry, sự đa dạng trong sắc tộc cũng là một lợi điểm: các em học được nhiều hơn từ những văn hóa khác; cạnh tranh nhau nhưng cũng thúc đẩy nhau cùng tiến bộ.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=57492&z=1

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Viết Hà - 05.04.2007 22:14:57







Thứ hai, 2/4/2007, 01:31 GMT+7




Lê Viết Hà vô địch 'Đường lên đỉnh Olympia' lần 7
 
Sáng 1/4, sau 4 vòng thi căng thẳng, Lê Viết Hà, học sinh THPT chuyên Lê Khiết, tỉnh Quảng Ngãi, xuất sắc vượt qua 3 thí sinh còn lại để về đích ở vòng chung kết "Đường lên đỉnh Olympia". Với 210 điểm, Viết Hà đoạt vòng nguyệt quế và giành suất học bổng du học Australia trị giá 35.000 USD.
 
“Nhà leo núi” Nguyễn Đức Giang (THPT Nhị Chiểu, Hải Dương - nhất quý 4) giành giải Nhì, Trần Thị Thu Hà (THPT Nguyễn Xuân Ôn, Nghệ An - nhất quý 2) và Trần Việt Phú (THPT Kim Sơn, Ninh Bình - nhất quý 3) nhận giải Ba.

 
 
Lê Viết Hà cùng người thân trong niềm vui chiến thắng. Ảnh: T.D.
 
 
Giành thế chủ động ở ngay vòng thi tăng tốc với 190 điểm, Viết Hà tự tin bước vào vòng thi Về đích. Sau lần chọn thứ nhất, trong khi Việt Phú được 100 điểm, Đức Giang 100 điểm và Thu Hà 110 điểm thì Viết Hà đã ung dung với 200 điểm.
 
Ngay khi cô bạn gái duy nhất Thu Hà trả lời sai câu hỏi đầu tiên ở lượt thứ 2 với lựa chọn "ngôi sao hy vọng", Viết Hà vui sướng làm động tác ăn mừng còn các cổ động viên trong trường quay thì reo hò cổ vũ. Cậu học sinh của tỉnh Quảng Ngãi này đã trở thành nhà vô địch của cuộc thi trí tuệ.
 







Bốn "nhà leo núi" trên bục vinh quang. Ảnh: T.D.
 

Có mặt tại sân trường THPT Lê Khiết từ sáng sớm, bà nội và bà cố (97 tuổi) của Hà xúc động rơi nước mắt trước chiến thắng của cháu. Bà hứa sẽ đãi nhà vô địch món don (một đặc sản Quảng Ngãi) yêu thích khi nào cậu về nhà.
 
Sau cuộc thi, Viết Hà tâm sự, đối thủ của em chính là Việt Phú. Và để có được chiến thắng này, 30% là nhờ vào may mắn, 50% do bình tĩnh, còn lại là nhờ kiến thức. "Em dự định sẽ cố gắng dùng học bổng này đi Mỹ, nếu không được thì mới tính đến chuyện đi Australia. Nhưng sắp tới, em vẫn dự thi vào ĐH Bách Khoa Hà Nội", "con gà béo" - nickname mà Hà tự đặt cho mình - vạch kế hoạch.
 
Thoáng buồn sau thất bại, Nguyễn Đức Giang lý giải: "Hai vòng cuối em mất bình tĩnh quá nên kết quả không tốt lắm". Rồi Giang quyết tâm đợt tới sẽ thi đỗ đại học. Còn cậu học trò nghèo Trần Việt Phú, người được coi là "Lê Vũ Hoàng thứ 2", dự định sẽ cố gắng ở kỳ thi ĐH sắp tới để đậu vào ĐH Bách khoa.
Tiến Dũng
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/04/3B9F4957/
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bé Caitlin Snaring - 25.05.2007 10:56:01
.
 
 
Bé Caitlin Snaring, 14 tuổi, vui mừng sau khi đoạt giải nhất “Em Giỏi Ðịa Lý Toàn Quốc 2007” tại Washington, ngày 23 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Stephen J. Boitano)
 
Trả lời “Huế,” thắng vô địch giỏi Địa Lý của Hoa Kỳ - nhưng câu hỏi có sai?
Wednesday, May 23, 2007
WASHINGTON, DC (NV) - “Sông Huế” chảy qua thành phố Huế? Phải hiểu như vậy thì mới đồng ý với kết quả cuộc thi Em Giỏi Ðịa Lý do National Geographic Society tổ chức.
 
Nữ sinh Caitlin Snaring, 14 tuổi, đến từ Redmond, Washington, đã thắng giải này khi trả lời đúng (theo nghĩa là đúng ý ban tổ chức) câu hỏi về Việt Nam trong vòng chung kết giải National Geographic Bee diễn ra tại Washington DC hôm Thứ Tư và đoạt học bổng $25,000.
 
Nhưng câu hỏi này, nhiều khán giả Việt Nam cho là cơ quan National Geographic đã hỏi sai. Một thông cáo báo chí do National Geographic gửi ra cho biết câu hỏi nguyên văn như sau:
“A city that is divided by a river of the same name was the imperial capital of Vietnam for more than a century. Name this city, which is still an important cultural center.”
 
Tạm dịch: Thành phố này, được chia đôi bằng một con sông cùng tên, đã là thủ đô Việt Nam thời phong kiến trong hơn một thế kỷ. Hãy cho biết tên thành phố này, tới nay vẫn là một trung tâm văn hóa quan trọng.
 
Ðáp án cho câu trả lời, theo National Geographic, là Huế. Em Caitlin Snaring trả lời là Huế, đúng đáp án, và đoạt giải vô địch.
 
Trong suốt hai ngày thi, Caitlin Snaring đã liên tục trả lời hết câu này tới câu khác không sai câu nào.
 
Nhưng đến câu hỏi cuối cùng, thì nhiều khán giả Việt Nam nêu vấn đề là có khi em Caitlin đã trả lời sai, hay chính xác hơn là có khi ban tổ chức đã đặt câu hỏi sai.
 
Theo nhiều khán giả Việt Nam, chỉ có một thành phố đã là thủ đô Việt Nam thời phong kiến, là cố đô Huế. (Trước thời nhà Nguyễn, không có nước nào mang tên “Việt Nam”.) Mà con sông cắt đôi cố đô Huế không phải là “con sông cùng tên” mà là con sông khác tên, sông Hương.
 
Một cựu giáo sư Sử Ðịa, ông Võ Thành Ðiểm, nói với báo Người Việt, “Nếu ở đâu đó có con sông nhỏ nào đó mang tên Huế thì không biết, nhưng ở Huế thì con sông là sông Hương và không có sông Huế.”
 
Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, xuất bản trong nước, chỉ có mục “Huế” cho thành phố Huế, trong đó có nói tới sông Hương, chứ không có sông Huế.
 
Nhiều độc giả người Huế, khi báo Người Việt hỏi, cũng cho biết không có con sông Huế nào ở Huế cả. Một độc giả, ông Tôn Thất Vinh, còn nói thêm, “Có những thứ mang chữ ‘Huế’ như ‘chè Huế’ là chữ người nơi khác đặt ra chứ ở Huế không có cái gì khác mang tên ‘Huế’ trừ thành phố Huế.”
 
Tuy nhiên, một nguồn tiếng Anh lại đặt tên “Huế” cho con sông Hương. Bộ bách khoa toàn thư Encyclopedia Britanica, được xem là bộ bách khoa toàn thư chuẩn của thế giới, định nghĩa “Huế” như sau:
 
“city, central Vietnam. Lying on a plain backed by foothills of the Annamese Cordillera (Chaýne Annamitique) and situated 5 miles (8 km) from the South China Sea coast, Hue is traversed by the broad, shallow Huong River (Hue River, or Perfume River)...”
 
Dịch: “thành phố, trung tâm Việt Nam. Nằm trên vùng đồng bằng giáp chân rặng Trường Sơn và nằm 5 miles (8 km) cách bờ biển Ðông, Huế có con sông chảy băng qua là một con sông rộng mà nông, sông Hương River (Huế River hay Perfume River)...”
Câu hỏi của ban tổ chức, và cả câu trả lời của em Caitlin, đã đúng nếu lấy Encyclopedia Britanica làm chuẩn.
 
Ðây là lần thứ nhì Caitlin Snaring tham gia giải National Geographic Bee. Năm ngoái, em bị loại ngay trong vòng sơ khảo. Em Caitlin Snaring không đi học ở trường mà được cha mẹ kèm học tại nhà theo quy chế home-schooling.
 
Caitlin Snaring là nữ sinh thứ nhì đoạt giải vô địch National Geographic Bee, trong 19 năm của giải này. Em nói với báo chí, “Tôi không biết tại sao các cô gái khác không quan tâm đến môn địa lý. Tôi muốn năm nay một nữ sinh sẽ thắng.” Và em đã thắng thật.
 
Gần 5 triệu học sinh tham gia thi trong giải National Geographic Bee mỗi năm. Mười học sinh điểm cao nhất đến tham gia vòng chung kết.
 
Ngoài em Caitlin Snaring đoạt giải vô địch, hạng nhì về tay Suneil Iyer, 12 tuổi, đến từ Olathe, Kansas, với giải học bổng $15,000. Hạng ba là Mark Arildsen, 13 tuổi, đến từ Nashville, Tennessee, đoạt học bổng $10,000. Tất cả mười thí sinh vào vòng chung kết đều được giải $500.
 
Giải National Geographic Bee hàng năm thu hút sự tham gia của học sinh đến từ cả 50 tiểu bang lẫn các vùng đất phụ thuộc khác của Hoa Kỳ như biệt khu thủ đô District of Columbia, Puerto Rico, quần đảo U.S. Virgin Islands, các quần đảo Thái Bình Dương phụ thuộc Hoa Kỳ, và các trường cho con em binh sĩ đóng ở ngoại quốc. Giải này dành cho học sinh từ 10 tới 14 tuổi. (H.N.V.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60190&z=4

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Bé Caitlin Snaring - 25.05.2007 22:49:55
Huế, Thừa Thiên
 
Link:
 
....
Một cựu giáo sư Sử Ðịa, ông Võ Thành Ðiểm, nói với báo Người Việt, “Nếu ở đâu đó có con sông nhỏ nào đó mang tên Huế thì không biết, nhưng ở Huế thì con sông là sông Hương và không có sông Huế.”
....
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phan Phước Duy, Trần Trung Hoàng, và Võ Phi Thoàn - 04.06.2007 22:38:03
Phan Phước Duy, Trần Trung Hoàng, và Võ Phi Thoàn

3 chàng trai miệt vườn và “dự án bông gòn”
Thứ Hai, 04/06/2007, 06:04 (GMT+7)

 
Thầy Nguyễn Ngọc Hải (ngồi) cùng Trần Trung Hoàng, Võ Phi Thoàn,
 và Phan Phước Duy (từ trái qua)
 
TT - Sáng 3-6, tại Hà Nội, ba chàng trai lớp 10 ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng) bất ngờ đoạt giải nhất trong cuộc thi quốc gia với đề tài xử lý nước nhiễm dầu bằng gòn.

Ba chàng trai sẽ đại diện cho VN đi Thụy điển thi tài với học sinh toàn thế giới.

Đưa ba trò ra Hà Nội, nghe tin các trò đoạt giải nhất đến gần một giờ rồi mà thầy Nguyễn Ngọc Hải, giáo viên sinh học Trường An Lạc Thôn, vẫn còn run. “Thầy hiệu trưởng biết tin này thì mừng lắm, nhưng run quá, tôi chưa dám gọi cho thầy” - thầy Hải chân thành nói.

Cuộc thi quốc gia bảo vệ nguồn nước được SIDA Thụy Điển tài trợ, báo Khoa Học Đời Sống, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN, Bộ GD-ĐT, Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức thường niên cho học sinh THPT từ năm 2003. Năm 2006-2007, lần tổ chức thứ tư có 1221 bài dự thi của học sinh đến từ 22 tỉnh, thành phố.

Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 9-2006, ba học sinh Phan Phước Duy, Trần Trung Hoàng và Võ Phi Thoàn vừa vào học lớp 10A2. Mùa nước, các trò đến trường bằng đò nên thấy nhiều vết dầu loang trên sông. “Tác giả” của chúng là các cơ sở sửa chữa máy móc và buôn bán xăng dầu trên sông. Vừa lúc trường phát động cuộc thi bảo vệ nguồn nước, ba bạn rủ nhau viết một “đề tài”, theo lời thầy Hải thì chỉ giống một... bài văn. Ý tưởng được diễn đạt chừng nửa trang A4: dùng “quả gòn” để hút dầu tràn. Đề tài thì chẳng giống... đề tài rồi, nhưng ý tưởng của ba cậu học trò làm thầy Hải giật mình.

Phát động cuộc thi bảo vệ nguồn nước, cả trường có tới 146 “đề tài” tham gia. Thầy Hải làm giám khảo chính, chọn được bảy đề tài vào chung kết, trong đó có đề tài “Gòn, bông băng cho nước nhiễm dầu”. “Ban đầu chúng em đi thu gom đủ thứ vật liệu, từ bã mía xin ở các xe nước mía ngoài cổng trường, xơ dừa của bà con để làm thí nghiệm. 10 gam bã mía, xơ dừa có thể hút được 50ml dầu. Riết rồi thấy quả gòn (loại cây được trồng nhiều ở địa phương) tước ra là thấm dầu tốt nhất. “Khi ra thực địa, nhóm đã dùng hai thanh nhựa dài ghép thành hình chữ V. Xơ quả gòn tước nhỏ đặt vào một chiếc rổ lớn, chặn rổ vào đáy chữ V theo chiều nước chảy. Để tránh sóng đánh làm trôi vết dầu, nhóm đã dùng lục bình làm “thành” chắn sóng”- Phan Phước Duy kể.

Theo Duy, ưu thế của gòn so với bông gòn thông thường và các vật liệu khác là thấm dầu rất tốt, nhưng lại thấm rất ít nước. Sau khi lọc nước bằng gòn, nhóm của Duy thấy nước không còn váng dầu, trở lại trong sạch (mặc dù Duy chẳng dám chắc là đã lọc hết 100% váng dầu hay chưa). Duy kể vùng Kế Sách quê Duy gòn nhiều lắm. Nhà nào cũng có cây gòn, bà con thường dùng quả làm ruột gối gối đầu cho êm, lá gòn dùng để xe nhang... Vì vậy chi phí cho xử lý váng dầu tràn không nhiều.

Huyện Kế Sách, nơi thầy trò thầy Hải giảng dạy và học tập nằm ở ngã ba tiếp giáp ba tỉnh Hậu Giang, Vĩnh Long và Sóc Trăng. Trường còn mấy lớp lợp tôn, mùa mưa thì dột, hè đến thì nóng nung người, dù trường có quạt trần nhưng vẫn không đủ sức xua đi cái nóng. Gia đình cả ba chàng trai đều sống bằng nghề làm vườn. Ba chàng trai vừa đi học, vừa làm vườn giúp gia đình. Ba năm liên tục tham gia cuộc thi bảo vệ nguồn nước, năm nay Trường An Lạc Thôn cùng với Trường THPT Lê Quý Đôn (thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) và Trường THPT Thảo Nguyên (Mộc Châu, Sơn La) đoạt luôn giải tập thể.

Với giải nhất này, sắp tới Thoàn, Duy, Hoàng sẽ đại diện học sinh VN tham gia cuộc thi dành cho học sinh thế giới, tổ chức tại Thụy Điển vào tháng tám tới. Hoàng nói cây gòn quê em đẹp lắm. Hoàng và các bạn sẽ mang theo hình ảnh tuyệt đẹp ấy khi “mang chuông đi đánh xứ người”. 

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=204102&ChannelID=7
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2007 22:40:53 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phan Phước Duy, Trần Trung Hoàng, và Võ Phi Thoàn - 04.06.2007 22:59:40
Bông gòn





Cây bông gòn tại Honolulu, Hawaii


Phân loại khoa học

Giới (regnum):Plantae

Ngành (divisio):Magnoliophyta

Lớp (class):Magnoliopsida

Bộ (ordo):Malvales

Họ (familia):Malvaceae (Bombacaceae)

Chi (genus):Ceiba

Loài (species):C. pentandra

Tên hai phần

Ceiba pentandra
(L.) Gaertn.


Cây bông gòn (Ceiba pentandra) là một loài cây nhiệt đới thuộc bộ Cẩm quỳ (Malvales) và họ Cẩm quỳ (Malvaceae) (trước đây được tách ra trong họ riêng gọi là họ Gạo - Bombacaceae), có nguồn gốc ở Mexico, Trung Mỹ, Caribe, miền bắc Nam Mỹ và khu vực nhiệt đới miền tây châu Phi (phân loài Ceiba pentandra guineensis). Từ này còn được sử dụng để chỉ sợ thu được từ quả của nó. Nó có lẽ là loại cây linh thiêng trong thần thoại Maya. Nó còn có tên gọi là cây bông Java, bông gòn Java hay cây bông lụa.





Quả bông gòn nứt ra cho thấy có các sợi bên trong
 
Loài cây này cao tới 60-70 m và có thân cây to lớn (đường kính tới 3 m) với các rễ phụ gia cố thêm. Thân cây và các cành lớn có nhiều gai lớn, cứng. Lá phức chứa 5-9 lá chét, mỗi lá chét dài tới 20 cm và tương tự như lá cọ (lá dạng chân vịt). Cây trưởng thành sinh ra khoảng vài trăm quả dài khoảng 15 cm mỗi quả. Quả chứa các hạt được bao bọc trong các sợi mịn có màu vàng là hỗn hợp của linhin và xenluloza. Quá trình thu hoạch và tách sợi rất tốn công sức và là công việc thủ công.

Sợi của nó nhẹ, nổi trên nước, đàn hồi, dễ cháy và không thấm nước. Nó không thể xe thành sợi giống như chỉ nên được dùng làm chất nhồi cho các loại đệm, gối, bàn ghế, đồ chơi trẻ em và các lớp cách âm, cách nhiệt. Nó cũng đã từng được dùng nhiều trong các loại áo vét hay các đồ vật tương tự nhưng ngày nay đã được thay thế bằng các vật liệu tổng hợp nhân tạo. Hạt chứa dầu được sử dụng để nấu xà phòng và có thể làm phân bón.

Việc trồng trọt ở mức độ kinh tế-thương mại diễn ra tại khu vực châu Á, chủ yếu là ở Java (từ đây mà có các tên gọi khác liên quan đến Java) và các nơi khác ở Indonesia, Malaysia, nhưng cũng có tại Philipin và Nam Mỹ.
Sợi tương tự được tìm thấy trong quả của cây Bombax malabarica (cây bông lụa Ấn Độ, nó còn được gọi là cây bông gòn Ấn Độ) và sợi của nó có màu sẫm hơn cũng như không nhẹ như loại của cây bông gòn thực thụ này.

Loài cây này là quốc thụ của Puerto Rico. Cây bông gòn cũng là một trong các chủ đề chính trong The Great Kapok Tree của Lynne Cherry.

http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B4ng_g%C3%B2n

<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.06.2007 23:03:23 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phan Phước Duy, Trần Trung Hoàng, và Võ Phi Thoàn - 04.06.2007 23:17:22

Loài cây này là quốc thụ của Puerto Rico. Cây bông gòn cũng là một trong các chủ đề chính trong The Great Kapok Tree của Lynne Cherry

 
 
 
 




Estado Libre Asociado
de Puerto Rico

Commonwealth of Puerto Rico








Flag
Coat of arms

Motto
Latin: Joannes Est Nomen Eius
Spanish: Juan es su nombre
(English: "John is his name")

Anthem
La Borinqueña






Capital
(and largest city)
San Juan

Official languages
Spanish and English

Government
U.S. Commonwealth

 - 
Governor
AnĂ­bal Acevedo VilĂ¡

Independence
None (U.S. territory with Commonwealth status) 

Area

 - 
Total
9,104 km² (169th)
3,514 sq mi 

 - 
Water (%)
1.6

Population

 - 
July 2007 estimate
3,944,259 (127th)

 - 
2006 census
3,913,054 

 - 
Density
434 /km² (21st)
1,115 /sq mi

GDP (PPP)
2006 estimate

 - 
Total
$74.89 billion (68th)

 - 
Per capita
$19,100 (N/A)

Currency
United States dollar (USD)

Time zone
AST (UTC-4)

 - 
Summer (DST)
No DST (UTC-4)

Internet TLD
.pr; .us

Calling code
+1-787 and +1-939
 
 
http://www.photonicsknowledge.com/search/Puerto_Rico

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Tiffany Võ - 04.06.2007 23:33:18
Tiffany Võ
 
Nữ sinh Việt Nam thắng giải thiết kế logo LEAP
Friday, June 01, 2007
 
 
 
Hình bên: Tiffany Võ trong ngày nhận giải nhất cuộc thi thiết kế logo cho LEAP. Từ trái: ông Rueben Martinez (nhà văn, nhà bảo trợ LEAP), Tiffany Võ, David Ream (manager của thành phố Santa Ana), Jerry Ramos (phó giám đốc trung tâm Tiểu Thương, California State University, Fullerton) và Hiệu Trưởng Jane Russo. (Hình: Học Khu Santa Ana cung cấp)

Thiện Giao
 
Thiết kế logo là một công việc nghệ thuật. Logo là một tác phẩm nghệ thuật. 130 mẫu logo được các học sinh gởi dự thi thiết kế cho LEAP (Literacy, Enrichment, Achievement Plus) chỉ được chọn duy nhất một mẫu để trao giải thưởng. Chỉ có một giải nhất, không có giải nhì, giải ba hay khuyến khích.
 
Thiết kế logo là cuộc thi “được ăn cả, ngã về không.” Một nữ học sinh trung học Việt Nam đã “ăn cả” cuộc thi ấy. Em đã vượt qua 129 mẫu logo khác để đoạt giải nhất cuộc thi tiết kế cho LEAP. Nữ sinh ấy là Tiffany Võ, 13 tuổi, học sinh trường trung học MacArthur.
 
Tiffany cho biết, khi thiết kế bốn chữ cái LEAP, em cho chữ cuối cùng “nhảy” lên lệch khỏi hàng của ba ký tự đầu. Có lẽ, nét duyên dáng lớn nhất trong thiết kế của Tiffany nằm ở chữ cái cuối cùng này. Em “tiết lộ” kỹ thuật của em như sau: “Con thấy mấy con nhái nhảy lên, nên con cho chữ P... nhảy lên như con nhái.”
Ông Peter Võ, thân phụ Tiffany, cho biết ông rất ngạc nhiên khi biết tin con gái mình được trao giải thưởng. “Cháu vẫn thường được giải thưởng này, giải thưởng kia. Hôm đưa cháu đi nhận thưởng, tôi mới bất ngờ biết được cháu thắng giải thưởng thi... thiết kế logo.” Ông Peter nói rằng ông không biết Tiffany bắt đầu thiết kế từ lúc nào. “Chỉ thấy cháu cứ loay hoay trên computer. Thế rồi, người ta nói cháu đoạt giải nhất.” Ông Peter cùng gia đình sang Hoa Kỳ từ năm 1979. Ông có 3 người con. Hai con trai đầu đều đã vào đại học theo ngành Business. Tiffany là con út. Hiện ông Peter đang là nghề Security.
 
Tiffany nói về số tiền $250 cho giải thưởng như sau: “$250 lớn lắm chú. Trước đây con cũng có $250, nhưng là tiền giả con chơi trong lớp học Journalism thôi. Bây giờ được $250 tiền thật, con sẽ “save” trong bank account. Có lẽ, con sẽ lấy một ít ra để xài.” “Vậy con định xài một ít ấy như thế nào.” “Con chưa biết nữa, nhưng con sẽ... xài.”
 
Tiffany mơ lớn lên theo nghề dược sĩ. Em nói: “Con nghĩ bây giờ có nhiều người bệnh lắm. Người bệnh cần uống thuốc nên con sẽ làm dược sĩ.” Tiffany rất hãnh diện về trường MacCarthur nơi em đang theo học. “Trường con giỏi lắm.”
 
Và Tiffany thuộc vào nhóm học sinh giỏi nhất trường. Em luôn nằm trong danh sách danh dự của hiệu trưởng dành cho những học sinh có điểm GPA trên 3.8. Riêng Tiffany, điểm trung bình là 4.0.
Thời gian rãnh, em theo học Việt Ngữ của Gia Ðình Phật Tử Chánh Pháp. Và em cũng đi chùa. “Con đi lễ Phật tại chùa Dược Sư.”
 
Rueben LEAP là một tổ chức bất vụ lợi, được thiết lập nhằm mục đích thúc đẩy và tạo cơ hội nâng cao khả năng đọc và viết. Hôm trao giải thưởng, ngoài thân nhân, bạn bè và giáo viên, những nhân vật và tổ chức cổ súy cho chương trình LEAP cũng đã có mặt; bao gồm ông Rueben Martinez (nhà văn, nhà bảo trợ LEAP), David Ream (manager của thành phố Santa Ana), Jerry Ramos (phó giám đốc trung tâm Tiểu Thương, California State University, Fullerton) và Hiệu Trưởng Jane Russo.
 
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=60583&z=56

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trần Thị Hiền - 12.06.2007 15:48:54
Cô sinh viên với đam mê thuốc quý
Thứ ba, 12/6/2007, 09:14 GMT+7

 
Trần Thị Hiền (bên trái) trong một lần tìm thuốc quý. Ảnh: Tuổi Trẻ
 
Hiền một mình cắt rừng, băng suối, leo núi, mắc võng dựng lều trong rừng sâu, ăn ở với đồng bào dân tộc thiểu số...chỉ vì niềm đam mê đặc biệt với những cây dược liệu.

Khi học năm thứ hai ĐH Dược Hà Nội, Trần Thị Hiền làm quen với môn đa dạng sinh học. Từ đó, những hình ảnh trong bài giảng như rừng nguyên sinh, những cây dược liệu quý... được Hiền dành sự quan tâm đặc biệt. Vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè hoặc có thời gian rảnh, Hiền vác balô một mình đi tìm kiếm và nghiên cứu về các loài cây dược liệu ở những vùng rừng núi.

Khi nghe ở Phong Nha, Kẻ Bàng có cây thất diệp đởm mọc, Hiền lặn lội một tuần ở đó quyết tâm tìm được loài cây này. Người ta ví cây này là sâm phương nam vì chữa được khá nhiều bệnh và có tác dụng bổ dưỡng như sâm, và điều đặc biệt là thường mọc ở Nam bán cầu.

Đây là khám phá bất ngờ vì từ trước đến giờ trong sách vở cây này chỉ có ở vùng ôn đới núi cao, nhưng Hiền tìm thấy ở vùng khí hậu nhiệt đới như Quảng Bình. Hiền cho biết: “Đây là loại dược liệu rất quý nước ta phải nhập khẩu từ Trung Quốc tới 99%. Việc phát hiện thất diệp đởm ở Quảng Bình sẽ mở ra khả năng nhân giống và trồng trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu sử dụng cao ở trong nước. Vì ở đây có nhiều yếu tố về điều kiện sống mà loài cây này thích nghi như có nước và đá vôi”.

Gần đây, Hiền hoàn tất chuyến đi 36 ngày xuyên Việt qua hơn 20 tỉnh, thành với quyết tâm có một cái nhìn tổng thể và khái quát hơn về sự phân bố của các loài cây dược liệu trên nước ta.

Mỗi chuyến đi, Hiền tự xác định cho mình một thể loại cây nhất định rồi tìm kiếm và nghiên cứu như: cây giảm đau, cây chữa đau dạ dày, cây có độc tính mạnh... Đến nay, Hiền đã mang trên dưới 400 mẫu tiêu bản về phòng lưu trữ cũng như vườn cây thuốc của trường.

Kinh nghiệm bốn năm đi điền dã từ vùng Tây Bắc, miền Trung, Tây nguyên... bây giờ Hiền có thể giao tiếp bằng tiếng Dao, tiếng Tày, Nùng, Sán Chay... nhờ ăn ở, ngủ cùng người dân.

Qua những chuyến đi, Hiền phát hiện nhiều điều lý thú trong văn hóa sử dụng cây thuốc của người dân tộc thiểu số. Họ có những cách sử dụng độc đáo nhưng đơn giản và rất có lợi cho sức khỏe.

Hiền trăn trở là bà con chỉ biết vào rừng khai thác thuốc, không biết trồng nhân giống. Hiền và tiến sĩ Trần Văn Ơn (ĐH Dược Hà Nội) nhiều lần vào rừng tìm lấy những giống cây thuốc quý, đem về chỉ dẫn cho bà con cách ươm trồng, chăm sóc; vận động và hướng dẫn kỹ thuật để bà con phát triển cây dược liệu ngay trong vườn nhà.

Biết thông tin người Dao Đỏ (SaPa) có thuốc tắm bằng cây thuốc lá cho phụ nữ sau khi sinh có tác dụng hồi phục sức khỏe, chữa phù, đau thần kinh, cảm cúm…, Hiền lặn lội đến tận các bản của họ ăn ở hàng tháng trời để nghiên cứu sâu về loại dược liệu độc đáo này.

Từ bài thuốc của người Dao, các khu du lịch, khách sạn đã tận dụng để đưa thành một dịch vụ kinh doanh. Hiền giúp đồng bào dân tộc xây dựng cho mình một thương hiệu thuốc tắm lá để nâng cao chất lượng sản xuất cũng như thu nhập. Hiền cùng với các sinh viên và giảng viên của ĐH Dược đã cô đọng thành công những vị thuốc lấy từ các lá cây trong bài thuốc tắm lá của người Dao thành dạng cao rất dễ sử dụng.

Hiền vừa nhận được học bổng toàn phần đi nước ngoài hai năm làm luận án thạc sĩ với đề tài “Đưa thành phần hóa học của cây thuốc thành dạng bào chế hiện đại”. Cô gái trẻ cho biết ra nước ngoài học tiếp là bước đệm để sau này về nước thực hiện ước mơ xây dựng thương hiệu cho dược liệu dân tộc Việt Nam.

(Theo Tuổi Trẻ)

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/Nhip-dieu-tre/2007/06/3B9F704D/
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.06.2007 23:51:35 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Thế Huy - 17.06.2007 12:19:56
 
Lê Thế Huy
 
Chủ Nhật, 17/06/2007, 04:01 (GMT+7)
Thủ khoa xứ biển
 
 
TT - Hai thủ khoa năm nay ở tỉnh Khánh Hòa đều là học sinh của Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (TP Nha Trang). Đó là Lê Thế Huy (lớp 12 chuyên lý) và Lê Ngọc Hà (12 chuyên hóa), đều có tổng điểm là 58, có kết quả từng môn như nhau: các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh đều đạt điểm 10; môn văn và lịch sử lần lượt 8,5 và 9,5 điểm...
 
Lê Thế Huy: tự ôn là chính...
 
Ở nhà Huy vẫn chưa có được máy vi tính nên Huy thường phải đến các đại lý Internet để truy cập, tìm tòi thông tin, kiến thức... Thời gian học chính của Huy là ở nhà, “tự ôn, đọc kỹ, đọc hết và làm hết tất cả bài tập trong các sách giáo khoa, rồi đến các sách tham khảo tự mua về nhà...”. Muốn làm được thế, ngay trong thời gian học trên lớp, trên trường phải cố gắng tranh thủ giải quyết hết các yêu cầu của bài học, bài tập của từng môn, từng ngày.
 
Chính nhờ đã học và luyện theo cách ấy, nên khi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp vừa qua Huy học cũng có phần thong thả.
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=206084&ChannelID=13
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Ngọc Hà - 17.06.2007 12:30:56
Lê Ngọc Hà
 
 
Chủ Nhật, 17/06/2007, 04:01 (GMT+7)
Thủ khoa xứ biển


TT - Hai thủ khoa năm nay ở tỉnh Khánh Hòa đều là học sinh của Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (TP Nha Trang). Đó là Lê Thế Huy (lớp 12 chuyên lý) và Lê Ngọc Hà (12 chuyên hóa), đều có tổng điểm là 58, có kết quả từng môn như nhau: các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh đều đạt điểm 10; môn văn và lịch sử lần lượt 8,5 và 9,5 điểm...

Lê Ngọc Hà: học kỹ, học đều
 
“Em ngại nhất là môn văn vì em học chuyên môn hóa mà. Còn lại với các môn tự nhiên thì khi học cũng như khi làm bài thi em đều thấy có phần tự tin hơn...” - thủ khoa Lê Ngọc Hà nói.
 
Vì thi trắc nghiệm, để làm được tốt và đạt được điểm cao, Hà cũng phải thay đổi một chút về phương pháp học của mình: khi học, khi ôn phải học kỹ và trải rộng, nắm đều các kiến thức, không bỏ qua dù là những nội dung rất nhỏ.
 
Nhắc đến kết quả thủ khoa mà mình vừa đạt được, Lê Ngọc Hà rất vui nhưng cũng thừa nhận một cách khiêm tốn: “đạt được thủ khoa em mừng lắm. Nhưng em thấy đó cũng là nhờ mình có một phần may mắn hơn, bởi ở trường em cũng còn rất nhiều bạn học giỏi lắm...”.          
 






PHAN SÔNG NGÂN

 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=206084&ChannelID=13

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Đức Duy - 17.06.2007 12:34:37
Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm 
Thứ Năm, 14/06/2007, 19:29 (GMT+7)
 
Nguyễn Đức Duy - Ảnh: Quốc Dũng
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=200704
 
TTO - Vừa hay tin đạt thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 với 59 điểm, Nguyễn Đức Duy - học sinh lớp chuyên Lý của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM - khá bất ngờ với kết quả mình đạt được, vì “em học ít mà… ngủ thì nhiều!”.
 
Chàng thủ khoa có số báo danh 010607 này rất hoạt bát, lanh lợi khi tiếp xúc với tôi, giống như chức danh bí thư chi đoàn, từng tham gia sinh hoạt Mùa hè xanh năm học lớp 11.
 
Bí quyết học của Duy thoáng đến độ “Từ nhỏ em đã xác định là học không cần thứ hạng cao, không tạo áp lực cho bản thân, và ba mẹ em cũng ủng hộ việc học sao cho nhẹ nhàng nhất”.
 
Ba Duy là GS-TS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân - đang giảng dạy tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) và mẹ là TS Trần Thị Ngọc Lang - đang công tác tại Viện KHXH&NV TP.HCM.
 
Tuy học không cần thứ hạng cao nhưng Duy đã xác định phải học như thế nào để có nhiều thành công nhất trong tương lai sau này, chí ít cũng như ba mẹ của mình. Và mục tiêu “đơn giản” đó của Duy là luôn đứng hàng top 3 của lớp chuyên Lý, từng đoạt giải nhất học sinh giỏi môn Lý cấp thành phố năm lớp 9 và lớp 12.
 
Hàng ngày phải học hai buổi nhưng Duy vẫn dành thời gian đi ngủ rất sớm. Tối 8g đi học về, 9g Duy học bài đến khoảng 10g30, chỉ khi nào nhiều bài quá thì thức đến 11g30 vì “Thức khuya quá có hại sức khỏe, hôm sau vào lớp không có sức để học tiếp”. Thời gian học bài ngắn nhưng Duy đã chia ra khá hợp lý. Mỗi buổi trưa khi ăn cơm xong, Duy tranh thủ học bài các môn học thuộc lòng; còn tối đi học về Duy sẽ ngồi làm bài tập, học Tiếng Anh…
 
Nhờ học nhanh hiểu nhanh nên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này, Duy làm bài thi rất nhanh. Các môn thi trắc nghiệm Duy đã hoàn thành trước thời gian thi rất nhiều, như môn Lý làm xong trong 15 phút (thay vì 60 phút), môn Hóa xong 30 phút (thay vì 60 phút), môn Toán 40 phút (thay vì 150 phút)…
 
Năm môn thi của Duy gồm Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Lịch sử đều đạt 10 tròn; còn môn Văn đạt 9 điểm. Duy bảo “em cũng không biết sao thi Văn lại cao như thế, lớp chuyên khối A tụi em rất sợ những môn này. Có lẽ một phần do em rất thích người thầy dạy Văn nên học rất dễ tiếp thu”.
 
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tới đây, Duy đăng ký dự thi vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và ngành Tài chính quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương, nhưng “em cũng chưa biết sẽ thi ĐH như khi làm hồ sơ không, vì 15-7 này em sẽ du học tại Trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS)”!
 
Duy cho biết, ngay từ năm lớp 2 em đã được ba dạy vi tính nên yêu thích tin học, dù rằng khi lớn lên học chuyên Lý mà không phải là chuyên Tin hay Toán. "Anh thấy mục đích học của em có… lãng tử không?”, Duy cười to và cho biết "Học xong 4 năm tại Singapore em sẽ về Việt Nam làm việc, em đã chọn được một công ty của Singapore tại TP.HCM này rồi! Em vốn không quen đi xa nhà"...
 
QUỐC DŨNG
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=205756&ChannelID=13

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Derek Phạm - 17.06.2007 13:01:27
Derek Phạm và giấc mơ làm đại sứ
Friday, June 15, 2007
 
Derek Phạm và bố mẹ, sau lễ tốt nghiệp tại trường trung học Edison High School, Huntington Beach, ngày 14 Tháng Sáu vừa qua. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt) 
 

HUNTINGTON BEACH, California (NV) - “Em muốn một ngày nào đó trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc”, đó là câu trả lời của em Derek Phạm, học sinh xuất sắc nhất trong tổng số 494 học sinh trường trung học Edison High School, Huntington Beach, tốt nghiệp hôm Thứ Năm vừa qua, khi được hỏi sau này sẽ làm gì.

Derek Phạm tại Nhật Báo Người Việt. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
Trong bốn năm trung học, điểm trung bình (GPA) của Derek Phạm luôn ở mức 4.76, tức là lớp nào cũng được điểm A, thang điểm cao nhất.
Riêng học kỳ cuối, GPA của Derek Phạm được tới 5.0, một số điểm tuyệt đối, và được ba học bổng “Forester”, “Elk Lodge” và “Bank of America”.
Khi bắt đầu vào trường trung học Edison, Derek Phạm không những học giỏi mà còn tham gia những hoạt động và hội thảo tự chuẩn bị cho mình vào ngành ngoại giao sau này.
Trong buổi lễ ra trường, em Michelle King, chủ tịch Hội Học Sinh trường trung học Edison, đã giới thiệu em Derek như sau: “Derek Phạm là một trong những học sinh năng động nhất của Edison vì Derek tham gia rất nhiều hoạt động trong trường, ví dụ như Hội Học Sinh Việt Nam, 'Kiwanis Educating Youth Club', 'Character Coalition'... và hoàn tất rất nhiều cuộc thi do trường và bên ngoài trường tổ chức. Ðóng góp của Derek đối với Edison rất đáng kể.”
Trong lớp học có tên “Model United Nations” tại trường Edison, một lớp học giả định có những hoạt động y hệt tại Liên Hiệp Quốc, Derek Phạm từng là “đại sứ” của Ðức, Nam Hàn và Nga.
Em Derek kể: “Tại lớp học này, học sinh phải nghiên cứu mọi thứ về quốc gia mà mình đại diện, từ thể chế chính trị, kinh tế, mức độ nghèo đói... và thảo luận với các học sinh đại diện quốc gia khác. Mọi công việc trong lớp đều xảy ra y như thật tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.”
Ngay từ khi học lớp 10, Derek đã tham gia hội nghị West Coast International, bao gồm 15 trường trung học của các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, vào Tháng Tư, 2005.
Ngoài ra, Derek còn tham gia các hội thảo dành cho học sinh dự định học ngành ngoại giao được tổ chức tại College of William and Mary, Virginia (Tháng Mười Một, 2005), UC Berkeley (Tháng Ba, 2005 và 2007), UCLA (Tháng Mười Một, 2006) và Rutgers University, Pennsylvania, (Tháng Hai, 2007).
Tháng Ba, 2006, khi đang học lớp 11, Derek lại đi dự một hội thảo khác tại Haarlem, Hòa Lan, cũng liên quan đến bang giao quốc tế.
Chưa hết, Derek còn đóng vai trò nghị viên thành phố Huntington Beach trong nhiều buổi họp giả định tìm cách giải quyết một số vấn đề mà hội đồng thành phố quan tâm.
Trong năm học lớp 11, Derek Phạm là một trong sáu học sinh được đề cử thi viết luận văn do “National Council of Teachers of English” tổ chức. Em đã thắng giải nhất với đề tài “Senioritis”, nói về tình trạng học tập suy sụp của học sinh trong năm cuối tại trung học.
Thành tích của Derek Phạm còn rất dài, không thể kể hết...
Một điều thuận lợi cho Derek là gia đình của em luôn ủng hộ các chuyến đi tham dự hội thảo của em và phải “thắt lưng buộc bụng” để trả những chi phí cho em.
Chị Phượng, mẹ của Derek, nói: “Chi phí của những chuyến đi xa của Derek rất tốn kém. Tuy nhiên, thấy cháu ham học và có mục đích nên gia đình chúng tôi luôn sẵn sàng hy sinh. Bây giờ thấy cháu thành công bước đầu chúng tôi cũng cảm thấy mát ruột.”
Trong bài diễn văn đọc trước gần 4,000 người và bạn học trong buổi lễ ra trường vừa qua, Derek Phạm nói: “Chúng ta vừa hoàn tất bốn năm học tập. Các bạn hãy nhìn thân nhân và bạn bè xung quanh mình xem. Chính họ là những người đã ‘đẩy’ chúng ta một cách tích cực trong thời gian qua. Chúng ta hãy quay lại và cảm ơn họ.”
Sau đó, Derek Phạm xin mọi người cho em nói một câu bằng tiếng Việt như sau: “Con xin cảm ơn ông bà, bố mẹ, chị em đang ngồi dưới kia. Con không bao giờ quên công ơn của gia đình đã giúp đỡ con trong thời gian qua. Gia đình là một tài sản quý giá của con.”
Derek Phạm đã được nhận vào học tại các trường Georgetown University, UC Berkeley, UCLA, UC San Diego, Boston University và Rochester University (New York).
Riêng Rochester University cho em học bổng $10,000 mỗi năm.
Tuy nhiên, Derek Phạm đã chọn Georgetown University và sẽ học ngành bang giao quốc tế và chính trị tại đây.
Em Derek nói: “Em đã đến thăm trường đại học này vào Tháng Mười Một, 2005 và cảm thấy rất thích. Lớp học tại đây không đông. Vì thế, giáo sư có thể đi sát sinh viên. Ngoài ra, ngành bang giao quốc tế và chính trị tại đây bắt buộc sinh viên phải đi thực tập tại một tòa đại sứ ở nước ngoài ít nhất là một học kỳ.”
“Ngoài ra, tại Georgetown em có thể xin thực tập cho ngành học của em dễ dàng hơn vì Washington DC có tới 133 tòa đại sứ ngoại quốc và rất nhiều cơ quan quốc tế. Em hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc”, Derek Phạm nói tiếp như vậy.
Cũng như nhiều người Việt hải ngoại, cha mẹ của em Derek Phạm vượt biên đến Hoa Kỳ vào thập niên 1980.
Mẹ của em đến New Orleans, Louisiana, rồi chuyển sang sống ở Santa Ana và gặp bố của Derek, anh Hải Phạm.
Năm 1986, hai người lập gia đình và hiện có ba người con.
Tường Vi, chị của Derek, hiện đang học tại đại học UCI. Còn Nguyên Ðình, em gái của Derek, hiện đang học lớp 8 tại trường Edison. Chị Phượng hiện làm cho chính phủ Hoa Kỳ. Còn anh Hải làm cho một công ty tư nhân. (Ð.D.)
 
Ðỗ Dzũng/Người Việt
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61287&z=3

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Phan Ái Nhân - 17.06.2007 21:32:46
Những Thủ khoa tốt nghiệp THPT năm 2007
Thứ bảy, 16/6/2007, 11:53 GMT+7
 
 
Lê Phan Ái Nhân (giữa) đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi cấp tỉnh. Ảnh: Tuổi Trẻ
 
Với 58 điểm, nữ sinh Lê Phan Ái Nhân đã trở thành thủ khoa của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Không chỉ có thành tích suốt 12 năm, Nhân còn nhiều lần đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi ngoại ngữ cấp tỉnh.

> Một thí sinh đạt 5 điểm 10 thi tốt nghiệp
 
Ái Nhân đã đoạt giải ba học sinh giỏi thành phố Huế và giải khuyến khích hùng biện tiếng Pháp khi là học sinh tiểu học. Năm lớp 8, em đoạt giải ba hùng biện tiếng Pháp toàn tỉnh, lớp 9 đoạt giải nhì hùng biện tiếng Pháp và đỗ vào lớp chuyên hóa của trường THPT chất lượng cao Quốc Học Huế.
Năm lớp 11, Nhân đoạt giải ba môn tiếng Pháp kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh, và đến kỳ thi tương tự lớp 12 Nhân lại đoạt giải ba môn tiếng Anh...
 
Dù rất có năng khiếu với ngoại ngữ nhưng Ái Nhân lại chọn lớp chuyên hóa. Em cho biết, bố là một giáo viên dạy chuyên hóa, đã mất khi em chỉ mới bốn tháng trong bụng mẹ, đó là lý do Nhân chọn học hóa.
 
Nhân chọn thi ngành tài chính ngân hàng, ĐH Ngân hàng TP HCM với hy vọng vừa phát triển các môn tự nhiên, vừa có thể ứng dụng thế mạnh ngoại ngữ yêu thích. Cô học trò chỉ có nguyện vọng là một nhân viên hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực ngân hàng.
 
Nhân tâm sự: "Áp lực lớn hơn niềm vui vì nhiều người... để ý. Lo vì nếu sơ sẩy, kết quả thi đại học không như ý muốn người ta cho “cái thủ khoa” kia chỉ do “gặm” bài. Đậu thủ khoa đâu chỉ tự hào mà phải cố gắng hơn nữa”.
Cậu thủ khoa được 9 điểm môn văn
 
Tổng kết năm học với kết quả điểm trung bình 9,1, Lê Nhất Duy, chuyên toán THPT Lý Tự Trọng (thành phố Cần Thơ) bước vào kỳ thi tốt nghiệp với tâm trạng “hơi lo lo vì nghe nói năm nay đề thi khó hơn mọi năm”.
 






Lê Nhất Duy được 9 điểm môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: Tuổi Trẻ
 

Khi kết quả được công bố, Duy trở thành thí sinh có kết quả cao nhất Cần Thơ với 58,5 điểm, trong đó có bốn điểm10; 9,5 môn lịch sử và 9 điểm văn. Duy cho biết: "Em cũng khá bất ngờ, nhất là môn văn. Em đoán mình được 7,5 đến 8 điểm nhưng không ngờ lại cao như thế”.
 
Tuy có thế mạnh và rất thích các môn tự nhiên nhưng các môn xã hội, Duy cũng học khá tốt. Điểm tổng kết năm môn văn đạt 8,3. Duy chia sẻ: “Ngoài nhớ chính xác ngày tháng, sự kiện, những cái khác chỉ cần nắm ý, đọc thêm sách sau đó triển khai ra. Học thuộc lòng sẽ rất mất thời gian mà lại mau quên. Khi vào phòng thi, câu nào dễ thì làm ngay, câu nào phân vân quay lại sau. Nếu làm câu khó trước sẽ mất thời gian và căng thẳng”.
 
Sáng học tại trường, chiều tự học tại nhà và buổi tối tới nhà thày giáo luyện thi đại học. Đó là lịch học trong suốt năm cuối cấp của Duy. Duy cho biết, tuy có đi học thêm nhưng tự học vẫn là chính và phải biết phân bổ thời gian hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để đầu óc thanh thản.
 
Ngay sau khi thi tốt nghiệp, lịch luyện thi của Duy vẫn không thay đổi. Duy đang dùi mài bốn môn toán, lý, hóa và sinh để dự thi vào ĐH Ngân hàng TP HCM và ĐH Cần Thơ. Duy cho biết, việc trước mắt là “phải khao tụi bạn, sáng giờ tụi nó cứ gọi điện và bắt em khao đậu thủ khoa!”. 
(Theo Tuổi Trẻ)
 
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F72DD/

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
4 HS Tiểu Học Mỹ Đoạt Giải ... - 20.06.2007 00:13:47
4 HS Tiểu Học Mỹ Đoạt Giải ‘Thi Ca Đưa Tới Tiết Kiệm’ 
Việt Báo Chủ Nhật, 6/17/2007, 12:02:00 AM
 

BOSTON - Bốn học sinh tiểu học từ phía tây Massachusetts hôm Thứ Tư đã nhận các trái phiếu tiết kiệm trong một buổi thi thơ tập trung về sự quan trọng của việc tiết kiệm tiền.
 
Sara C. Poindexter, một em học trò lớp 4 ở trường Old Mill Pond School tại Palmer, đã mang về nhà giải nhất trong lĩnh vực của cô bé - một trái phiếu tiết kiệm trị giá 500 đô la.
 
Các em thắng giải khác có Colin R. Krenzul, 9 tuổi, cư dân thị xã Holland, người thắng giải nhì trong các em lớp ba của tiểu bang; Breanna M. Pelski, 11 tuổi, cư dân Ware, đoạt giải nhì trong các em lớp năm; và Dakota J. Craig, 12 tuổi, cư dân Amherst, thắng giải ba trong các em lớp sáu.
 
Các học sinh thắng giải nhì đã lãnh trái phiếu tiết kiệm 200 đô, và các em giải ba thắng trái phiếu tiết kiệm 100 đô. Tiền này được cung cấp bởi các nhà băng đã giúp bảo trợ cuộc thi.
 
Cuộc thi, tổ chức bởi Bộ Trưởng Ngân Khố Tiểu Bang Timothy P. Cahill, đã mời gọi các học sinh viết một bài thơ về tiết kiệm và quản trị tiền bạc.  Cuộc thi là một phần chương trình của Cahill để dạy học sinh khái niệm căn bản về tiền.
 
Trong buổi lễ tại tòa nhà chính quyền tiểu bang, Cahill tặng 12 em thắng giải các trái phiếu tiết kiệm. Cuộc thi đã thu hút 1,500 bài dự giải từ 100 trường tiểu học khắp tiểu bang.
 
Dakota, một học sinh ở trường tiểu học Fort River Elementary School tại Amherst, đã dự lễ cùng với mẹ, bà Wendy L. Craig.
 
Dakota nói là em thích tiết kiệm, nhưng em cũng đã tham dự cuộc thi với lý do khác. Em nói, "Tôi chỉ muốn viết cho vui thôi. Đó là một dự án vui mà."
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=116&nid=109576

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Phan Quỳnh Trang - 25.06.2007 13:59:55
 
Nữ sinh Việt Nam đoạt giải CNTT Australia
Chủ nhật, 24/6/2007, 16:03 GMT+7
 
Đoạt giải thưởng Công nghệ thông tin thường niên uy tín nhất Australia, tháng 11 tới, Phan Quỳnh Trang, nữ sinh THPT Smithfield State (Queensland), đại diện cho khối học sinh trung học nước này tham gia cuộc thi CNTT châu Á - Thái Bình Dương.
 
Phan Quỳnh Trang (Trang Phan), học sinh lớp 12 THPT Smithfield State, thành phố Cairns, miền bắc tiểu bang Queensland, vừa đoạt giải iAward duy nhất dành cho khối học sinh phổ thông trong cuộc thi sáng tạo về công nghệ thông tin do AIIA (Hiệp hội Công nghệ thông tin Australia) tổ chức tại Sydney ngày 30/5.
 
Cuối năm 2004, Trang bắt đầu học môn tin học khi em cùng gia đình di cư sang Australia. Một năm sau, em đoạt giải thưởng nhỏ trong cuộc thi thiết kế hình không gian 3 chiều dành cho học sinh trung học.
 
Giữa năm 2006, Trang là một trong 20 học sinh của bang Queensland đoạt giải thiết kế phần mềm máy tính BYTE Awards do ngành giáo dục Queenland và TechnologyOne tổ chức. Cuối năm, trong cuộc thi DigitalExpo do thành phố tổ chức, Trang giành một giải nhất về đồ họa 2 chiều, một giải nhất về kỹ thuật số, một giải nhì về thiết kế in và một giải xuất sắc về thiết kế website. Điều đặc biệt, website của Trang mang tên Explore Hà Nội.
 






Trang và Eva Williams cùng đoạt giải thưởng. Ảnh: Smithfieldshs.
Đầu năm nay, Trang cùng nhóm bạn thiết kế phần mềm điều khiển bằng màn hình cảm ứng cho Sở Y tế Queensland sử dụng với mục đích giáo dục thanh thiếu niên về tác hại của ma túy, thuốc lá và rượu bia.
 
Gói thông tin đa phương tiện với các ứng dụng như video, âm thanh, hình ảnh minh họa và trò chơi này đã được dùng ở lễ hội Croc và các thư viện nhà trường. Nhờ thành công xuất sắc đó, trường đã quyết định đưa phần mềm này đi dự cuộc thi của AIIA.
 
Tuy chỉ mới sống ở Australia hơn 2 năm và tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng Trang là người thiết kế và phụ trách chính của đề án nên được chọn thay mặt nhóm đi Sydney bảo vệ dự án trước hội đồng giám khảo gồm nhiều chuyên gia. Kết quả, Trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mang lại vinh quang cho cả nhóm và trường.
 
Tháng 11 năm nay, Trang sẽ đại diện cho khối học sinh trung học Australia tham gia cuộc thi công nghệ thông tin châu Á - Thái Bình Dương IPICTA (Asia Pacific ICT Awards) tổ chức tại Singapore.
 
Trực thuộc Mạng lưới trường quốc tế Queensland, Smithfield State là trường trung học hàng đầu ở Australia trong lĩnh vực đào tạo truyền thông số, truyền thông đa phương tiện.
Hoàng Lan
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Trần Tuấn Minh và Trần Minh Thắng - 01.07.2007 23:38:36
Chủ Nhật, 01/07/2007, 07:35

Hai cậu bé nghèo và khát vọng cờ vua
 
Link:
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=203263
Hai anh em cùng nhau luyện cờ trong căn nhà nhỏ - Ảnh: K.X.
 
TT - Vừa trở về từ Giải vô địch cờ vua trẻ các nhóm tuổi Đông Nam Á tại Thái Lan với tổng cộng 10 huy chương, trong đó có 8 vàng, 1 bạc và 1 đồng, hai anh em Trần Tuấn Minh và Trần Minh Thắng thật sự là niềm tự hào của vợ chồng người công nhân cầu đường...
 
Trần Tuấn Minh là anh, sinh 1-1-1997, hiện là thành viên đội cờ Hà Nội với 43 chiếc huy chương đạt được. Đã ba lần em tham gia giải trẻ Đông Nam Á và một lần tham gia giải trẻ châu Á. Tuấn Minh là VĐV đạt nhiều thành tích nhất trong lứa tuổi U-10 môn cờ vua hiện nay, em cũng là VĐV U-10 duy nhất của VN hiện nay đoạt HCĐ châu Á. Còn Trần Minh Thắng sinh 2-1-2000, từng giành được 15 huy chương quốc tế các loại. Tại giải trẻ Đông Nam Á năm nay, VN xếp thứ nhất toàn đoàn với 75 HCV, riêng hai anh em Tuấn Minh và Minh Thắng là chủ nhân của 8 chiếc!
“Nhà mình   hết tiền rồi  phải không mẹ?”
 
Tuấn Minh và Minh Thắng lên máy bay cùng 92 thành viên đội tuyển cờ vua VN tham gia đấu trường khu vực với balô đầy thức ăn của mẹ. Trong hai balô khệ nệ là quần áo, 4kg đào, bánh gấu, bimbim... và thêm một niềm quyết tâm: “Con sẽ đấu thắng ở tất cả các nội dung vì... nhà mình hết tiền rồi phải không mẹ?”. Tuấn Minh đã nói như vậy với mẹ khi đeo balô cùng em Minh Thắng lên máy bay. Bà Xuân nghẹn nghào ôm con vào lòng chẳng biết nói sao. Cái nghèo của bà mẹ bị đuổi việc vì trót... có mang đứa thứ ba (chính là Trần Tuấn Minh) khiến bà càng yêu thương con hơn. Giờ đây tài sản duy nhất của bà Xuân và ông Thuấn là bốn đứa con bên cạnh mái nhà 36m2 tồi tàn tại khu tập thể 1A, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
 





Kiện tướng quốc tế người Nga, ông Vasyliev Mikhailo, người đang dạy Tuấn Minh và Minh Thắng, khẳng định: “Tôi chưa  tiếp xúc với trường hợp nào thông minh như hai cậu bé này. Đây là hai tài năng của cờ vua Việt Nam. Chỉ một vài năm nữa nếu được đầu tư đúng hướng, tôi tin thành tích của các cháu sẽ vươn ra châu lục và thế giới. Chắc chắn Minh và Thắng sẽ trở thành những đại kiện tướng thế giới vào loại mạnh”.
Sau một chuyến bay dài và 10 ngày quyết đấu tại nước bạn, khi tôi đến cả Minh và Thắng còn đang ngủ dưới nền nhà. Dưới cái nóng 37oC của mùa hè xứ Bắc, ngôi nhà nham nhở, xập xệ như một cái lò thiêu. Ít ai ngờ hai cậu nhóc đang nằm dưới sàn nhà bụi bặm kia lại là những tên tuổi sáng giá trong làng cờ vua trẻ VN.
 
Vốn là công nhân của Công ty cầu 11, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, ông Trần Văn Thuấn vừa về hưu do sức khỏe không còn đủ để bôn ba nay Bắc mai Nam với các công trình. Từ ngày mất việc bà Xuân ở nhà. Cả sáu miệng ăn của gia đình ông Thuấn chỉ chờ vào đồng lương công nhân xây dựng của ông để cầm cự.
 
“Cách đây mấy năm khi Minh và Thắng chưa là thành viên của đội cờ Hà Nội, cả năm mẹ con mỗi tháng chỉ có 300.000 đồng chi tiêu. Mỗi bữa ăn chỉ có cơm và muối lạc nên... chúng nó còm và yếu lắm. Bố đi công tác quanh năm, một mình tôi phải chăm sóc và lo lắng bốn đứa trong cái nghèo đói, thương con... thật khổ quá mức” - bà Xuân ngậm ngùi kể về những ngày tháng tuổi thơ cơ cực của các kỳ thủ.
 
Tài năng và đam mê
 







FPT tặng quà cho Tuấn Minh - tài năng đặc biệt của cờ vua VN Ảnh: K.X.

Chuyện đến với cờ, bà Xuân kể hồi nhỏ Tuấn Minh vốn nghịch ngợm. Đột nhiên một buổi trưa bà mẹ thấy lạ khi nhà cứ im ắng.  Bà để ý thấy Tuấn Minh đang say sưa chơi cờ tướng với Thảo - chị gái thứ hai trong nhà đang học lớp 3. Khi ấy Minh mới 3 tuổi! “Nước cờ của em sắc lắm mẹ ạ” - Thảo nói với mẹ (Thảo là thành viên đội cờ tướng của trường).
 
Và thế là hằng ngày, bà mẹ nghèo đèo hai chị em lên Sở TDTT Hà Nội học cờ tướng. Nhưng học một thời gian, Tuấn Minh chuyển sang mê cờ vua hơn. Năm 2003, khi 6 tuổi Tuấn Minh vào đội tuyển cờ vua Sở TDTT Hà Nội, năm 2007 Minh Thắng cũng vào đội tuyển cờ vua Hà Nội. Và tài năng của hai anh em (cả cô chị chơi cờ tướng) thẳng tiến...
 
Giờ đây, hằng ngày với chiếc xe đạp cà tàng, bà Xuân đèo Tuấn Minh, Thảo đèo em Thắng, hai chiếc xe dù mưa gió thế nào cũng vẫn một tuần ba buổi, đạp xe 15km đến Sở TDTT Hà Nội học cờ. Có tối mưa ầm ầm, trời đen kịt nhưng cả Minh và Thắng đều đòi đi bằng được vì “nghỉ thì tiếc lắm mẹ ạ”. Với lòng quyết tâm và sự ham học của con, bà Xuân như được tiếp thêm sức mạnh. Mỗi ngày bà đèo con đến học, rồi lại ngồi ngoài hành lang chờ đến 9g30 các con học xong đèo về. Có hôm bốn mẹ con về đến nhà đã gần 11g giờ đêm. Vì vậy, mỗi một tấm huy chương của Minh, Thắng hay Thảo bà Xuân đều nhớ như in.
 
HLV Đặng Vũ Dũng - trưởng bộ môn cờ vua Sở TDTT Hà Nội - chia sẻ: “Cả hai em vừa ngoan lại rất thông minh. Chỉ có điều nhà các em hoàn cảnh quá. May là phát hiện kịp thời, nếu không thì phí mất hai tài năng của cờ vua trẻ VN. Đây là hai tuyển thủ mà chúng tôi đặt nhiều hi vọng nhất trong tương lai”.
 
Chơi cờ giỏi, học văn hóa cũng vào loại xuất sắc. Cả bốn năm Tuấn Minh đều là học sinh giỏi toàn diện. Học lớp 1D và là lớp trưởng quản lý 30 thành viên khác, nhưng Minh Thắng vẫn là lớp trưởng gương mẫu và là học sinh giỏi.
 
Mơ ước trở thành những đại kiện tướng quốc tế, cả Tuấn Minh và Minh Thắng đang nỗ lực ngày đêm để thực hiện với một niềm tin lớn.
 
KHƯƠNG XUÂN
 
http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=208260&ChannelID=14
 
 

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Đức Duy - 09.07.2007 08:04:34

Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm
Thứ Năm, 14/06/2007, 19:29 (GMT+7)

Nguyễn Đức Duy - Ảnh: Quốc Dũng

http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=200704


Gặp thủ khoa "sở hữu" 5 điểm 10 tốt nghiệp
 Thứ Sáu, 15/06/2007, 08:37 GMT+7

Nguyễn Đức Duy - Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Ảnh Đoan Trúc.

"Trường em còn một bạn nữa cũng tên Duy, trùng tên với em; số báo danh sau em một số. Bởi thế, từ sáng tới giờ em như ngồi trên đống lửa", Nguyễn Đức Duy - Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM tâm sự rất thật lòng.

Nguyễn Đức Duy, số báo danh 010607, HS chuyên Lý của Trường Trần Đại Nghĩa đạt danh hiệu thủ khoa.

"Điểm số không phải là quan trọng nhất" 

Hơn 10h sáng, Duy được giáo viên báo tin bạn là thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp, với số điểm là 59 chưa tính điểm ưu tiên. Tuy nhiên, Duy cũng chưa yên tâm vì ở trường cũng có một bạn nữa trùng tên, thi cùng phòng. Đức Duy chia sẻ: "Em đã báo tin cho bố mẹ biết và nhiều bạn trong lớp cũng đã gọi điện chúc mừng. Nhưng mà điểm chính thức thì chưa được công bố, nên hơi run".

Thành tích học tập của Duy cũng đáng nể: Học sinh giỏi 12 năm liền. Năm lớp 12, Duy thuộc top 3 HS giỏi của lớp. Năm lớp 9, Duy đạt giải I học sinh giỏi TP môn Lý; lớp 12, Duy đạt giải III. Duy cho rằng, thành tích này là nhờ... ba mẹ.

Cả Duy và ba mẹ đều xác định: "Điểm số không quan trọng, thành tích học tập cũng không là mục đích chính. Điều quan trọng là làm sao cảm thấy hứng thú, cảm thấy vui."

Vì thế, Duy cũng không học cả ngày cả đêm như bao nhiêu người. Duy kể về lịch học của mình: Em học ở trường và đi học thêm đến 8 giờ tối mỗi ngày. Em bắt đầu học bài từ 9 giờ tối và thường chỉ học tới 10h30 hoặc 11 giờ. Ngoài việc học, Duy cũng tham gia các công tác đoàn hội, tham gia các hoạt động ngoại khoá của lớp.

"Bí quyết" của thủ khoa

Thời gian dành cho học tập không nhiều, nhưng Duy luôn tận dụng để... học cho ra học. Các môn học thuộc lòng, Duy thường học ngay trên lớp. Thời gian học ở nhà chỉ để học các môn tự nhiên. Và phương châm của Duy là học đều các môn. Riêng môn Văn, Duy nghĩ "Em đã gặp được những giáo viên dạy văn cùng đồng cảm với mình, nên em không sợ môn Văn như nhiều bạn giỏi tự nhiên khác."

Nói về kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi, Duy kể: Các môn trắc nghiệm em biết chính xác điểm thi của mình khi vừa mới làm bài xong. Riêng môn Toán, sở dĩ Duy được điểm tuyệt đối là vì sắp xếp, lập luận bài toán khá hoàn chỉnh. Duy nói: "Em làm bài trong vòng 40 phút, thời gian con lại em xin một tờ giấy thi khác để ghi lại toàn bộ bài. Làm như thế, em có thời gian sắp xếp lại bài làm của mình."

Với Duy, việc làm này đã là một thói quen từ bé. Duy thường trình bày các bài làm tự luận của mình theo một phương pháp hết sức logic và trình bày đẹp.

Sau khi làm xong bài thi, Duy luôn dành nhiều thời gian để xem lại bài một cách cẩn thận. Duy bảo: "Đây là đức tính mà em dạy cho em. Và em đã thói quen làm như thế từ hồi học cấp 1. Nên bây giờ vẫn làm theo thói quen."

Từ nhỏ, Duy cũng đã được ba tập cho làm quen với vi tính và học Anh văn. Sắp tới, Duy cũng đăng ký thi ĐH vào ngành Công nghệ thông tin, nhưng mục đích chính vẫn là 4 năm du học tại Singapore. Duy cho biết: "Em không muốn sống xa gia đình. Vì thế, sau 4 năm em sẽ về lại Sài Gòn." Duy cũng đã chọn cho mình công ty để làm việc tại Việt Nam.

Một điều nữa cần "bật mí": Chàng thủ khoa này là con nhà nòi, bố là GS - TS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân, đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, mẹ Duy cũng là cán bộ công tác tại Viện KHXH&NV TP.HCM.

TH8X theo VietNamNet

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2007 08:07:00 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Nguyễn Đức Duy - 09.07.2007 08:10:55
Thứ Hai, 09/07/2007, 06:14 (GMT+7)

Tặng bằng khen cho thủ khoa THPT Nguyễn Đức Duy
 
* Duy sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí học đại học
TT (TP.HCM) - Sáng 8-7, tại hội trường Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng bằng khen và phần thưởng cho HS Nguyễn Đức Duy - Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa,TP.HCM - thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT (59 điểm) năm 2007.
 
>> Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm
 
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nhân nhấn mạnh: “Thành tích của Duy rất xứng đáng để thành phố và Bộ GD-ĐT quan tâm tạo điều kiện cho Duy học tập tốt hơn nữa. Vì thế tôi đề nghị bộ và TP.HCM sẽ bàn bạc để giúp Duy chọn được một trường, một ngành phù hợp với năng khiếu của mình, đồng thời tài trợ toàn bộ chi phí học tập trong suốt quá trình Duy học đại học. Thời gian tới, bộ cũng xây dựng chương trình học bổng dành riêng cho những HS tốt nghiệp thủ khoa toàn quốc”.
 
Theo ông Nguyễn Bác Dụng - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Đức Duy đã học ở Trần Đại Nghĩa từ năm lớp 6-12 và năm nào cũng đạt danh hiệu HS giỏi. Ngoài ra, Duy còn đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi HS giỏi các cấp (giải nhất môn vật lý cấp TP năm lớp 9, giải ba môn vật lý cấp TP lớp 11, 12; giải thưởng hóa học Hoàng gia Úc loại giỏi năm lớp 9, 11...). 
 
HOÀNG HƯƠNG
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=209467&ChannelID=13

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Emily Phạm Lenard, Kaeley Phạm Lenard - 17.07.2007 22:16:15
 
Một học sinh giỏi tiếng Việt mang hai dòng máu
Monday, July 16, 2007

Quí Nguyễn/Người Việt


Emily Phạm Lenard (thứ hai từ trái) được hai huy chương và bằng khen hạng nhất Ðố Vui Ðể Học và hạng nhất thi văn. (Hình: Quí Nguyễn/Người Việt


COSTA MESA, California (NV) - Lễ phát giải thưởng Giải Khuyến Học Kỳ XIX-2007 cho các em học sinh xuất sắc tiếng Việt từ mẫu giáo đến đại học đã được tổ chức tại phòng hội thảo trường đại học cộng đồng Orange Coast College, Costa Mesa, hôm Chủ Nhật vừa qua.
Mọi người khá ngạc nhiên khi có hai chị em ruột với hai dòng máu Mỹ Việt đều được nhận giải.
Emily Phạm Lenard, 8 tuổi, nhận hai huy chương và bằng khen hạng nhất Ðố Vui Ðể Học và hạng nhất thi văn. Còn Kaeley Phạm Lenard, 7 tuổi, được huy chương và bằng khen hạng ba Ðố Vui Ðể Học.
Khi được hỏi điều gì đã làm em học tiếng Việt giỏi thế, với cung cách lễ phép, Emily trả lời: “Vì trong người em có một nửa là dòng máu Việt của mẹ và một nửa là dòng máu Mỹ của cha, nên em phải học tiếng Việt để hiểu phong tục tập quán và lịch sử của quê hương mẹ em.”
Theo mẹ em kể lại, “hai cháu không chỉ học giỏi tiếng Việt mà còn biết cả những câu tục ngữ Việt Nam nữa.”
Chị Phạm, mẹ em Emily, kể tiếp: “Có lần Emily đang xem truyền hình chiếu cảnh đánh bài, em liền nói 'mẹ ơi, đánh bài là điều không tốt vì cờ bạc là bác thằng bần’.”
Và có một hôm, trên đường đi học về gặp đứa trẻ hư hỏng trên đường phố, bé nói ngay với mẹ “giấy rách phải giữ lấy lề đúng không mẹ.”
Bên cạnh học tiếng Việt giỏi, em Emily còn chơi giỏi đàn tranh với những bài dân ca thắm đậm tình quê hương.
Ðược hấp thụ nền giáo dục gia đình khá tốt ngay từ nhỏ, nên các con chị được dạy dỗ rất ngoan và lễ phép theo truyền thống dân tộc Việt Nam.
Khi đến Hoa Kỳ, chị tiếp tục đi học. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, chị đi làm cho công ty dược phẩm một thời gian và bắt đầu học luật.
Sau đó, chị lập gia đình với Luật Sư Richard Lenard năm 1998 và sinh được hai cháu gái Emily và Kaely.
Chị tâm sự: “Chủ Nhật nào chồng chị cũng đưa hai con đi học tiếng Việt và rồi cả ba cha con đều học tiếng Việt.”
Vừa cười chị nói tiếp: “Vì thương vợ nên chồng tôi muốn dùng tiếng Việt để nói chuyện với vợ và làm gương cho các con.”
Chị quan niệm “giáo dục con tốt là phải biết dạy con hiểu 'Tiên học lễ, hậu học văn’.”
Buổi lễ phát thưởng Giải Khuyến Học Kỳ Thứ XIX-2007 được tổ chức khá chu đáo và thành công.
“Càng học tiếng Việt, em càng hiểu được giá trị văn hóa Việt. Những gì em học được thật là vô giá,” em Nancy Võ, một học sinh trong buổi lễ phát thưởng, phát biểu. (Q.N.)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62724&z=3

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Đoàn Chí Hiếu - 29.07.2007 09:32:06







Thứ Ba, 24/07/2007 - 9:11 AM



Thủ khoa ĐH Tiền Giang: 27,5 điểm









(Dân trí) - Chiều ngày 23/7, Trường ĐH Tiền Giang đã chính thức công bố điểm thi các khối A, C. Theo đó, thủ khoa khối A đạt 27,5 điểm và khối C đạt 18 điểm.

Theo biểu điểm của trường, có 425 thí sinh dự thi khối C nhưng điểm môn Sử và Địa rất thấp. Điểm cao nhất môn Sử là 5,75 và cao nhất môn Địa là 6,5. Môn Sử có 2 thí sinh và môn Địa có 22 thí sinh đạt trên 5 điểm. Môn Văn có 36 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm 8; 4 thí sinh đạt điểm 7.
Với mức điểm thi thấp kỷ lục như vậy nên khối C chỉ có 1 thí sinh  đạt điểm cao nhất là 18, đó là Nguyễn Thành Liêm (SBD 209) với các điểm các môn như sau: Văn: 6,5 ; Sử: 5,75; Địa: 5,75.
Cũng theo biểu điểm của trường thì khối A có 4.096 thí sinh dự thi. Môn Toán có 841 thí sinh có điểm từ 0 đến 1, gồm 131 thí sinh bị điểm 0; 120 điểm 0,25; 179 điểm 0,5; 164 điểm 0,75; 247 điểm 1. Có duy nhất một thí sinh đạt điểm 9 môn Toán.
Môn Lý và Hóa có khả quan hơn. Đối với  môn Lý có điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 9,5. Môn Hóa cao nhất là 9,75 và thấp nhất vẫn là 0 điểm.
Thủ khoa khối A là thí sinh Đoàn Chí Hiếu (SBD 1151) thi ngành Sư phạm Toán đạt 27,5 điểm (Toán: 8 điểm;  Lý: 9,5 điểm; Hoá: 9,75 điểm).
Theo dự kiến của trường thì điểm chuẩn năm 2007 sẽ tương đương với năm 2006, có thể một số ngành sẽ có điểm chuẩn thấp hơn.
Trước đó, vào ngày 21/7, Trường ĐH Tiền Giang, đã công bố toàn bộ điểm thi khối M (mã ngành C66), hệ CĐ Sư phạm Mầm non. Theo đó, có 131 thí sinh trúng tuyển trong tổng số 367 thí sinh dự thi.  
Như vậy tính đến thời điểm này có 4 trường ĐH công bố điểm thi gồm: Trường ĐH Dân lập Thăng Long; ĐH Quảng Nam; ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 1 + cơ sở 2); ĐH Tiền Giang.
N.H
http://www19.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/7/188967.vip

Ngọc Lý
  • Số bài : 3255
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 27.08.2005
Đỗ Xuân Bách - Phạm Duy Tùng - Phạm Thành Thái: 3 "cậu bé vàng" của Olympic Toán Việt Na - 29.07.2007 13:23:29
3 "cậu bé vàng" của Olympic Toán Việt Nam
Vietnam Net - 08:06' 29/07/2007 (GMT+7)


(VietNamNet) - 23h đêm 28/7, cuộc điện thoại từ Hạ Long báo đoàn VN chính thức giành được 3 huy chương vàng (HCV), 3 huy chương bạc (HCB) phá tan bầu không khí hồi hộp lo âu tại trung tâm điều hành của Ban tổ chức kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 48 tại khách sạn La Thành.


Olympic Toán quốc tế 2007: Đón hơn 1000 khách quốc tế
18-30/7: Olympic Toán quốc tế tại Việt Nam
Đội tuyển IMO 2007 của Việt Nam xuất quân
Hôm nay, khai mạc Olympic Toán quốc tế tại Việt Nam
Khai mạc Olympic Toán quốc tế: Tràn ngập sắc màu
Olympic Toán quốc tế: Lượm lặt bên lề
Olympic Toán quốc tế: Ngày căng thẳng!
Olympic Toán quốc tế: Việt Nam đoạt 3 Vàng, 3 Bạc


    Khác với hình ảnh "đầu to, mắt cận, chân tay lẻo khoẻo" mà người ta thường nghĩ về các cậu học trò giỏi Toán, 3 HS đạt HCV của VN không những thông minh, học giỏi mà còn rất yêu thể thao, thích giao lưu, trò chuyện với các bạn đến từ những đội tuyển khác. 2 trong số 3 thí sinh này còn giành giải 3 trong cuộc thi đấu cầu lông bên lề IMO 48.




    Đỗ Xuân Bách xác định HCV chỉ là bước khởi đầu. Ảnh: Lan Hương

    Đỗ Xuân Bách: "IMO chỉ là đường chạy 100 mét!"


    Không như những bạn khác trong đội tuyển hồi hộp tới tận nửa đêm ngày 28/7 mới biết kết quả chính thức, ngay từ chiều, Đỗ Xuân Bách (Lớp 12, Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã biết được mình gần như chắc chắn đạt Huy chương Vàng IMO lần này.


    Trước đó, ngay sau khi kết thúc 2 buổi thi, thầy Nguyễn Đức Hoàng, Phó đoàn IMO VN đã nhận xét Bách là thí sinh làm bài tốt nhất và có khả năng đạt HCV cao nhất trong đội VN.


    Kết quả, Bách đạt điểm cao nhất trong đội, 31 điểm.


    Năm học lớp 8, lần đầu Bách gặp phải một bài toán khá "xương", mất rất nhiều thời gian mới giải được. Ngay khi hoàn thành bài toán khó đó, Bách có một cảm giác rất kỳ lạ, cảm giác chinh phục được một đỉnh cao, như người ta lần đầu leo lên đỉnh núi. Từ đó Bách đam mê những con số, những chuỗi suy luận logic và thích thú với cảm giác vượt qua các thử thách mang tên Toán học.


    Cũng năm đó, cô giáo dạy Toán đã phát hiện ra năng khiếu và sự đam mê của Bách nên đã dìu dắt em vào đội tuyển thi Học sinh giỏi (HSG) Toán lớp 8 tỉnh Nam Định. Bách trở thành "hiện tượng" khi lần đầu "ra quân" đã giành ngay giải Nhì Toán tỉnh, không phụ lòng tin tưởng của cô giáo.


    Năm lớp 11, Bách đoạt giải Ba kỳ thi HSG Quốc gia môn Toán và giải Nhất Olympic Toán do Trường THPT Hà Nội-Amsterdam tổ chức. Năm lớp 12, Bách tiếp tục đoạt giải Nhì HSG Quốc gia.


    Mỗi ngày, Bách dành khoảng 3 tiếng tự học Toán ở nhà. Em thường chọn những bài toán suy luận nhiều để mình phải tìm tòi suy nghĩ, tìm đột phá tư duy trong toán học, tìm ra những cách giải hay, mới lạ. Có những bài toán phải mất hàng tháng trời Bách mới giải xong. Kỷ lục nhất là một bài giải ròng rã suốt 1 năm liền, nhưng Bách không bao giờ thấy chán nản. Trái lại, càng đối mặt với những bài toán khó, niềm đam mê và khát khao chinh phục lại càng tăng.


    Ngoài kiến thức trong sách vở và do thầy cô truyền đạt, Bách còn tiếp thu được rất nhiều tri thức từ những cuốn sổ chép tay do các thế hệ HS trước của Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một cẩm nang quý báu. Trong đó, ấn tượng nhất với Bách là cuốn sổ của anh Lê Anh Vinh, người đã hoàn thành luận án thạc sỹ tại Úc và được 10 trường danh tiếng hàng đầu thế giới cấp học bổng tiến sỹ. Hiện nay Vinh đang làm tiến sỹ ở ĐH Harvard (Mỹ) và cũng vừa VN để tham gia công tác tổ chức IMO 48.


    Bách tâm sự: "Đạt HCV với em là niềm hạnh phúc nhưng em xác định đây chỉ là kỳ thi chạy 100 mét thôi, nó là bước khởi đầu để em tiếp tục phấn đấu trong quãng đường chạy maraton suốt cuộc đời."


    Bách dự định sẽ học ngành Công nghệ Thông tin tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó sẽ học thêm về kinh tế để dùng kiến thức kinh tế, bổ trợ cho lĩnh vực của mình.


    Học giỏi Toán, nhưng lại rất thích Lịch sử. Bách đọc rất nhiều sách Sử, có thể nhiều ngang với sách Toán.


    Những ngày tham gia IMO 48 là quãng thời gian rất vui nhưng cũng khá... mỏi tay với Bách vì do hạn chế về ngoại ngữ mà em thường phải trao đổi bằng... tay với các bạn nước ngoài.


    Ông Đỗ Trọng Phú, bố Đỗ Xuân Bách, tâm sự: "Từ bé chị gái đã rèn cho Bách nề nếp học tập nên lớn lên không phải đôn đốc mà Bách vẫn học rất chăm. Khi nghe tin Bách đạt HCV, cả nhà tôi đều rất vui mừng. Mẹ cháu sẽ nấu món canh cua ốc mà cháu thích nhất để mừng con chiến thắng trở về."




    Mỗi ngày Phạm Duy Tùng dành 3 tiếng để tự học Toán, 1 tiếng chơi thể thao.

     
    Phạm Duy Tùng: Học giỏi nhưng không... lẻo khoẻo


    Khác với hình ảnh "những em HSG mảnh khảnh, khi bắt tay thì ướt rượt mồ hôi" mà Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân từng nhắc tới, Phạm Duy Tùng, tuy không thực sự cao to nhưng trông rất nhanh nhẹn và có dáng của một vận động viên thể thao.


    Cùng với người đồng đội Phạm Thành Thái, Tùng chỉ chịu gác vợt trước các bạn Đan Mạch có lợi thế hơn hẳn về chiều cao để giành giải 3 môn Cầu lông trong khuôn khổ các môn thi đấu thể thao bên lề IMO 48.

    Mỗi ngày Tùng đều dành 2 đến 3 tiếng tự học Toán và khoảng 1 tiếng buổi chiều chơi cầu lông và bóng đá. Thể dục cũng là môn học yêu thích thứ hai của Tùng, chỉ sau mỗi Toán.


    Bắt đầu mê Toán từ năm lớp 6, khi đỗ vào lớp Chuyên Toán của Trường Hà Nội - Amsterdam. Với Tùng, bí quyết duy nhất để học tốt Toán là phải quyết tâm. Tùng chia sẻ: "Em thích Toán vì Toán học là nền tảng cơ bản để phát triển những khả năng khác".


    Là "em út" trong đội vì năm nay mới lên lớp 12, Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) nhưng Tùng cũng có bề dày thành tích không kém các anh trong đội. Tùng từng đoạt giải II HSG Thành phố Hà Nội năm lớp 5 và lớp 9. Đến lớp 11, Tùng dành "cú đúp": Giải  Nhất Olympic Toán do Trường THPT Hà Nội - Amsterdam tổ chức và giải Nhì HSG Quốc gia.
    Thời gian rảnh, Tùng thích tìm hiểu về địa lý, khám phá những vùng đất mới lạ khắp thế giới qua... màn ảnh nhỏ. Tùng đặc biệt mê chương trình Discovery dù nhiều lúc xem... chẳng hiểu người ta nói gì.


    Dự định sắp tới của Tùng là được đi du học tại một trường ĐH tốt ở những nước phát triển như Anh hoặc Mỹ. Nhưng mơ ước giản dị ngay lúc này là sau khi kết thúc kỳ thi IMO sẽ về nhà nằm ngủ thỏa thích, bù lại những ngày miệt mài ôn luyện và thi cử.




    Da trắng, mắt 1 mí khiến Thái thường bị nhầm thành thí sinh Hàn Quốc. Ảnh: Lan Hương

    Phạm Thành Thái: Làm toán để... giải trí


    Lần đầu lỡ "va chạm " với Thái tại sảnh khách sạn La Thành, tôi vôi nói: "Sorry!" (Xin lỗi!), Thái cũng trả lời tỉnh bơ: "No problem!".


    Kết thúc trận thi đấu bán kết cầu lông với đội Đan Mạch, Thái khoác vai đồng đội Duy Tùng hỏi: "Do you like a drink?" (Bạn có muốn uống nước không?) làm tôi cứ ngỡ đây là đội "liên quân" VN-Hàn Quốc. Chỉ đến khi nhìn thấy biển đeo trước ngực đề chữ "Vietnam", tôi mới vỡ lẽ ra Thái là thí sinh của đoàn VN.


    Không chỉ riêng tôi, "có tới 90% người gặp em đều nghĩ em là người Hàn Quốc", Thái tâm sự. Thậm chí ra bàn lễ tân, chưa kịp mở lời, chị nhân viên đã hỏi: "Excuse me! Can I help you?" (Xin lỗi, tôi giúp gì được cho bạn?) nên Thái đành trả lời bằng... tiếng Anh vậy.


    Nước da trắng và đôi mắt 1 mí rất đặc trưng chính là đặc điểm khiến Thái dễ bị nhầm thành người Hàn.


    Vì ai cũng chủ động nói tiếng Anh với mình nên Thái cũng không ngần ngại giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ quốc tế đó. Thái chia sẻ: "1 tuần ở đây bằng cả 12 năm em học tiếng Anh ở nhà vì em có cơ hội được sử dụng tiếng Anh một cách thực sự. Với em, giải thưởng không quan trọng bằng việc được giao lưu và học hỏi từ các bạn nước ngoài."


    Dù bố là giáo viên dạy Toán nhưng đến tận năm lớp 9, Thái mới bắt đầu thích môn học này và cố gắng thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh. Có thể coi đây là bước ngoặt lớn đối với Thái vì khi học trường chuyên, thấy mình thua kém các bạn trong lớp quá nhiều, Thái quyết tâm học tập để đuổi kịp bạn bè. Nỗ lực của cậu học trò suýt bị... tụt hậu này đã được khẳng định khi Thái giành giải Ba trong kỳ thi HSG Quốc gia môn Toán lớp 11 và giải Khuyến khích năm lớp 12.


    Thái quan niệm muốn học Toán giỏi là phải làm bài tập thật nhiều, làm để rèn luyện tư duy. Trước tiên phải nắm vững kiến thức cơ bản rồi suy nghĩ và định hướng vào dạng bài cụ thể để tìm cách giải quyết.


    Với Thái, làm toán là cách để giải trí, cũng như các bạn khác nghe nhạc hoặc đọc Harry Potter. Khi buồn Thái cũng lôi toán ra làm, chơi vài ngày thấy... mệt cũng phải làm toán, đầu óc căng thẳng cũng phải làm toán.
    Thái tin rằng Toán logic còn phức tạp và rối ren hơn cuộc sống nên nếu giỏi Toán sẽ có thể giải quyết được mọi vấn đề. "Thậm chí, đứng trước một bạn gái dễ thương, em cũng dùng Toán logic để phân tích" - Thái nói đùa.

    Trước kỳ thi, Thái xác định thi đấu hết sức mình để thắng hay thua mình cũng đều vui vẻ mà đối thủ của mình cũng vui vẻ. Khi biết mình đạt HCV, sau thoáng bối rối và "bán tin bán nghi" ban đầu, Thái cười rất hạnh phúc và bày tỏ: "Chắc lần này về em sẽ ốm mất vài hôm, nhưng không lo vì ở nhà được ăn cơm mẹ nấu".

    • Lan Hương

     
    http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2007/07/723636/
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2007 13:26:58 bởi Ngọc Lý >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    Nguyễn Hồng Ngọc Lam, Nguyễn Đức Phú Thọ, - 07.08.2007 12:48:08
    Nguyễn Hồng Ngọc Lam, Nguyễn Đức Phú Thọ

    ***************
     
    Thứ ba, 7/8/2007, 09:44 GMT+7

    Hai thí sinh đầu tiên đạt 9,5 điểm Văn
     
    Chiều 6/8, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) hoàn tất thống kê thi đại học năm nay. Hai thí sinh đạt 9,5 môn Văn là Nguyễn Hồng Ngọc Lam, THPT Trưng Vương, TP HCM và Nguyễn Đức Phú Thọ, THPT Thoại Ngọc Hầu, An Giang.

    > Tra cứu điểm gần 160 trường tại đây

    > Những bài văn hài hước mùa tuyển sinh

    Hà Nội là địa phương có kết quả thi đại học tốt nhất, tiếp theo lần lượt là Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam và Nghệ An. 14 tỉnh dẫn đầu về điểm thi đều ở phía Bắc. Theo Cục trưởng Công nghệ thông tin Quách Tuấn Ngọc, trong 6 năm qua, trật tự này gần như không thay đổi.

    Mặc dù dẫn đầu cả nước về kết quả thi tốt nghiệp (95%) nhưng kết quả thi ĐH, CĐ của TP HCM chỉ xếp thứ 16 trên cả nước. Trong khi đó, Bắc Giang, dù chỉ có gần 61% thí sinh đỗ tốt nghiệp nhưng vẫn xếp trên TP HCM về kết quả tuyển sinh.




    Nhiều thí sinh tỉnh lẻ lại có điểm thi cao. Ảnh: Hoàng Hà.

    Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc cho biết, phổ điểm năm nay đẹp hơn năm 2006, ít thí sinh có điểm thi tốt nghiệp cao mà điểm thi ĐH, CĐ kém. Dù không còn phổ biến tình trạng kết quả thi tốt nghiệp xuất sắc như những năm trước, nhưng vẫn còn tình trạng thi tốt nghiệp được 9-10, thi đại học lại được 0-2 điểm.

    "Làm thi tốt nghiệp nghiêm túc đã “gọt” đi khá nhiều học sinh yếu kém. Điều này phần nào cho thấy sự tương đồng của 2 kỳ thi. Tuy nhiên vẫn cần phải lọc ra những thí sinh được tổng điểm 3 môn dưới 3 điểm", ông Ngọc nhận định.

    Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin, trong hơn 942.000 thí sinh thi vào 173 trường, có hơn 156.000 thí sinh khối A (gần 32%), hơn 84.000 thí sinh khối B (41%), gần 16.000 thí sinh khối C (15%) và 23.100 thí sinh khối D (16,7%) có tổng điểm thi 3 môn trên 15. Tổng điểm 3 môn thi khối B trung bình là 14,21 và khối A 12,6 điểm.

    Đến 18h ngày 6/8, khối A có 9 thí sinh được 30 điểm, 31 em được 29,5 điểm; khối B có 6 em được 30 điểm, 50 em được 29,5 điểm, 129 em được 29 điểm; khối C có duy nhất một em được 25,5 điểm và 7 em được 25 điểm; khối D có một thí sinh được 9,5 điểm Văn, 5 em được 9,25 và 27 em được 9 điểm.

    Nguyễn Hồng Ngọc Lam, THPT Trưng Vương, TP HCM thi ĐH Khoa học xã hội nhân văn và Nguyễn Đức Phú Thọ, THPT Thoại Ngọc Hầu, An Giang thi ĐH An Giang cùng được 9,5 điểm Văn khối C. Tổng điểm thi của Ngọc Lam là 23,5 (Văn 9,5 - Sử 6 - Địa 7,75), còn Phú Thọ được 19,5 điểm (Văn 9,5 - Sử 4,5 - Địa 5,25).

    Thày Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng THPT Thoại Ngọc Hầu cho biết, Nguyễn Đức Phú Thọ là học sinh 12 chuyên Văn, từng đoạt giải 3 Văn cấp tỉnh, lực học các môn khác ở mức trung bình khá.

    Năm 2006, Hoàng Thùy Nhi, cô bé hằng ngày vẫn đạp xe chở rau ra bán tại đầu làng, đã giành điểm 10 môn Văn đầu tiên tại ĐH Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bài văn điểm 10 này giống hệt văn bài văn mẫu trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12”.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2007 12:51:51 bởi HongYen >

    HongYen
    • Số bài : 7536
    • Điểm thưởng : 0
    • Từ: 25.07.2003
    • Nơi: Sài Gòn
    18 thủ khoa và á khoa - 08.08.2007 11:41:59
    Houston khen thưởng 18 thủ khoa và á khoa gốc Việt

    Sunday, August 05, 2007


    Mười bốn trong tổng số 18 thủ khoa và á khoa gốc Việt được khen thưởng năm nay.



    Thị trưởng Houston, ông Bill White, tại lễ khen thưởng.



    Cô Mina Nguyễn, diễn giả danh dự của buổi lễ.


    Bài và ảnh: Nguyên Phương

    HOUSTON, Texas - Mười tám gương mặt học sinh gốc Việt tốt nghiệp thủ khoa và á khoa năm học 2006-2007 tại các trường trung học thành phố Houston và vùng phụ cận vừa được vinh danh trong “Ngày truyền thống Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam” vào chiều Chủ Nhật, 5 tháng Tám, 2007, tại nhà hàng Kim Sơn Ballroom, thuộc thành phố Houston.

    “Ngày truyền thống Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam” được Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, có trụ sở chính tại Houston, tổ chức vào dịp đầu tháng Tám hàng năm và năm nay đã bước sang năm thứ 11.

    Hơn 10 năm qua, ngày Hội này đã khen thưởng khoảng 170 gương mặt các học sinh xuất sắc, mà nay đa số họ đã thành đạt trong xã hội hoặc đang theo học tại nhiều trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.


    Buổi lễ năm nay có hơn 500 khách và phụ huynh đến tham dự, đặc biệt là sự hiện diện của thị trưởng Houston, ông Bill White và cô Mina Nguyễn (Phó Phụ tá Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, đặc trách liên lạc Công Cộng và Thương vụ) được mời làm diễn giả danh dự.


    Mười tám học sinh là thủ khoa và á khoa năm nay đều đã được nhận vào sinh viên năm thứ nhất, năm học 2007-2008, của các trường đại học tại Texas và một số đại học ngoài tiểu bang. Các bạn trẻ gồm:

    Barua A. Shoumi, Đinh Mai Cindy, Lê Huỳnh Tiến Khải, Lưu Minh Ngọc, Nguyễn Đoàn An Vinh, Nguyễn Linda, Nguyễn Ngọc Ngân, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Alex, Vaughn Mỹ Dung Christine, Vũ Phi Yến, Dương Michael, Hứa Sarah, Huỳnh Trần Anson, Úy Tuấn Peter, Vũ Lê Hoàng, Đỗ Thị Bích Ngọc và Nguyễn Dung.


    “Gia đình và cha mẹ” là những tiếng thiêng liêng mà tất cả các thủ khoa và á khoa đều nhắc đến khi các bạn trẻ nói về những động lực đã giúp họ gặt hái được thành công hôm nay. Nguyễn Đoàn An Vinh, người mơ ước trở thành dược sĩ trong tương lai và mong muốn tìm được phương thuốc hoàn hảo trị bệnh tiểu đường, phát biểu: “Gia đình luôn dẫn dắt và ủng hộ em, xin cảm ơn gia đình về tất cả!”


    Còn Huỳnh Trần Anson, người nhận học bổng theo học ngành y khoa của trường đại học DeBakey trị giá $322,000 trong 8 năm, mơ ước: “Trong tương lai em luôn muốn làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người đặc biệt là vấn đề môi trường.”


    Lồng trong buổi lễ là một chương trình văn nghệ do chính các bạn trẻ đã từng là thủ khoa và á khoa của các năm trước đảm trách. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, một trong những thành viên sáng lập Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam cách đây 17 năm và hiện đang là cố vấn của Hội cho biết: “Mục đích chính của ngày hội này để khuyến khích tất cả các học sinh, sinh viên Việt Nam chuyên cần hơn trong sự học.”


    Được biết, ban tổ chức của ngày truyền thống này chính là các thủ khoa và á khoa các năm trước, nay quay trở lại giúp đỡ, động viên và khích lệ đàn em của mình thăng tiến hơn nữa trong học hành và trong xã hội.



    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=63601&z=3
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2007 11:46:28 bởi HongYen >

    Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 61 đến 90 trên tổng số 115 bài trong đề mục