Học Sinh, Sinh Viên Xuất Sắc
Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 115 bài trong đề mục
HongYen 17.06.2007 12:19:56 (permalink)
 
Lê Thế Huy
 
Chủ Nhật, 17/06/2007, 04:01 (GMT+7)
Thủ khoa xứ biển
 
 
TT - Hai thủ khoa năm nay ở tỉnh Khánh Hòa đều là học sinh của Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (TP Nha Trang). Đó là Lê Thế Huy (lớp 12 chuyên lý) và Lê Ngọc Hà (12 chuyên hóa), đều có tổng điểm là 58, có kết quả từng môn như nhau: các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh đều đạt điểm 10; môn văn và lịch sử lần lượt 8,5 và 9,5 điểm...
 
Lê Thế Huy: tự ôn là chính...
 
Ở nhà Huy vẫn chưa có được máy vi tính nên Huy thường phải đến các đại lý Internet để truy cập, tìm tòi thông tin, kiến thức... Thời gian học chính của Huy là ở nhà, “tự ôn, đọc kỹ, đọc hết và làm hết tất cả bài tập trong các sách giáo khoa, rồi đến các sách tham khảo tự mua về nhà...”. Muốn làm được thế, ngay trong thời gian học trên lớp, trên trường phải cố gắng tranh thủ giải quyết hết các yêu cầu của bài học, bài tập của từng môn, từng ngày.
 
Chính nhờ đã học và luyện theo cách ấy, nên khi chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp vừa qua Huy học cũng có phần thong thả.
 
http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=206084&ChannelID=13
 
 
#76
    HongYen 17.06.2007 12:30:56 (permalink)
    Lê Ngọc Hà
     
     
    Chủ Nhật, 17/06/2007, 04:01 (GMT+7)
    Thủ khoa xứ biển


    TT - Hai thủ khoa năm nay ở tỉnh Khánh Hòa đều là học sinh của Trường THPT chuyên Lê Quí Đôn (TP Nha Trang). Đó là Lê Thế Huy (lớp 12 chuyên lý) và Lê Ngọc Hà (12 chuyên hóa), đều có tổng điểm là 58, có kết quả từng môn như nhau: các môn toán, lý, hóa, tiếng Anh đều đạt điểm 10; môn văn và lịch sử lần lượt 8,5 và 9,5 điểm...

    Lê Ngọc Hà: học kỹ, học đều
     
    “Em ngại nhất là môn văn vì em học chuyên môn hóa mà. Còn lại với các môn tự nhiên thì khi học cũng như khi làm bài thi em đều thấy có phần tự tin hơn...” - thủ khoa Lê Ngọc Hà nói.
     
    Vì thi trắc nghiệm, để làm được tốt và đạt được điểm cao, Hà cũng phải thay đổi một chút về phương pháp học của mình: khi học, khi ôn phải học kỹ và trải rộng, nắm đều các kiến thức, không bỏ qua dù là những nội dung rất nhỏ.
     
    Nhắc đến kết quả thủ khoa mà mình vừa đạt được, Lê Ngọc Hà rất vui nhưng cũng thừa nhận một cách khiêm tốn: “đạt được thủ khoa em mừng lắm. Nhưng em thấy đó cũng là nhờ mình có một phần may mắn hơn, bởi ở trường em cũng còn rất nhiều bạn học giỏi lắm...”.          
     






    PHAN SÔNG NGÂN

     
    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=206084&ChannelID=13
    #77
      HongYen 17.06.2007 12:34:37 (permalink)
      Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm 
      Thứ Năm, 14/06/2007, 19:29 (GMT+7)
       
      Nguyễn Đức Duy - Ảnh: Quốc Dũng
       
      http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=200704
       
      TTO - Vừa hay tin đạt thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 với 59 điểm, Nguyễn Đức Duy - học sinh lớp chuyên Lý của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM - khá bất ngờ với kết quả mình đạt được, vì “em học ít mà… ngủ thì nhiều!”.
       
      Chàng thủ khoa có số báo danh 010607 này rất hoạt bát, lanh lợi khi tiếp xúc với tôi, giống như chức danh bí thư chi đoàn, từng tham gia sinh hoạt Mùa hè xanh năm học lớp 11.
       
      Bí quyết học của Duy thoáng đến độ “Từ nhỏ em đã xác định là học không cần thứ hạng cao, không tạo áp lực cho bản thân, và ba mẹ em cũng ủng hộ việc học sao cho nhẹ nhàng nhất”.
       
      Ba Duy là GS-TS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân - đang giảng dạy tại Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TP.HCM) và mẹ là TS Trần Thị Ngọc Lang - đang công tác tại Viện KHXH&NV TP.HCM.
       
      Tuy học không cần thứ hạng cao nhưng Duy đã xác định phải học như thế nào để có nhiều thành công nhất trong tương lai sau này, chí ít cũng như ba mẹ của mình. Và mục tiêu “đơn giản” đó của Duy là luôn đứng hàng top 3 của lớp chuyên Lý, từng đoạt giải nhất học sinh giỏi môn Lý cấp thành phố năm lớp 9 và lớp 12.
       
      Hàng ngày phải học hai buổi nhưng Duy vẫn dành thời gian đi ngủ rất sớm. Tối 8g đi học về, 9g Duy học bài đến khoảng 10g30, chỉ khi nào nhiều bài quá thì thức đến 11g30 vì “Thức khuya quá có hại sức khỏe, hôm sau vào lớp không có sức để học tiếp”. Thời gian học bài ngắn nhưng Duy đã chia ra khá hợp lý. Mỗi buổi trưa khi ăn cơm xong, Duy tranh thủ học bài các môn học thuộc lòng; còn tối đi học về Duy sẽ ngồi làm bài tập, học Tiếng Anh…
       
      Nhờ học nhanh hiểu nhanh nên trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này, Duy làm bài thi rất nhanh. Các môn thi trắc nghiệm Duy đã hoàn thành trước thời gian thi rất nhiều, như môn Lý làm xong trong 15 phút (thay vì 60 phút), môn Hóa xong 30 phút (thay vì 60 phút), môn Toán 40 phút (thay vì 150 phút)…
       
      Năm môn thi của Duy gồm Toán, Lý, Hóa, Anh văn, Lịch sử đều đạt 10 tròn; còn môn Văn đạt 9 điểm. Duy bảo “em cũng không biết sao thi Văn lại cao như thế, lớp chuyên khối A tụi em rất sợ những môn này. Có lẽ một phần do em rất thích người thầy dạy Văn nên học rất dễ tiếp thu”.
       
      Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH tới đây, Duy đăng ký dự thi vào ngành Công nghệ thông tin của Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và ngành Tài chính quốc tế của Trường ĐH Ngoại thương, nhưng “em cũng chưa biết sẽ thi ĐH như khi làm hồ sơ không, vì 15-7 này em sẽ du học tại Trường ĐH Quốc gia Singapore (NUS)”!
       
      Duy cho biết, ngay từ năm lớp 2 em đã được ba dạy vi tính nên yêu thích tin học, dù rằng khi lớn lên học chuyên Lý mà không phải là chuyên Tin hay Toán. "Anh thấy mục đích học của em có… lãng tử không?”, Duy cười to và cho biết "Học xong 4 năm tại Singapore em sẽ về Việt Nam làm việc, em đã chọn được một công ty của Singapore tại TP.HCM này rồi! Em vốn không quen đi xa nhà"...
       
      QUỐC DŨNG
       
      http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=205756&ChannelID=13
      #78
        HongYen 17.06.2007 13:01:27 (permalink)
        Derek Phạm và giấc mơ làm đại sứ
        Friday, June 15, 2007
         
        Derek Phạm và bố mẹ, sau lễ tốt nghiệp tại trường trung học Edison High School, Huntington Beach, ngày 14 Tháng Sáu vừa qua. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt) 
         

        HUNTINGTON BEACH, California (NV) - “Em muốn một ngày nào đó trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc”, đó là câu trả lời của em Derek Phạm, học sinh xuất sắc nhất trong tổng số 494 học sinh trường trung học Edison High School, Huntington Beach, tốt nghiệp hôm Thứ Năm vừa qua, khi được hỏi sau này sẽ làm gì.

        Derek Phạm tại Nhật Báo Người Việt. (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)
        Trong bốn năm trung học, điểm trung bình (GPA) của Derek Phạm luôn ở mức 4.76, tức là lớp nào cũng được điểm A, thang điểm cao nhất.
        Riêng học kỳ cuối, GPA của Derek Phạm được tới 5.0, một số điểm tuyệt đối, và được ba học bổng “Forester”, “Elk Lodge” và “Bank of America”.
        Khi bắt đầu vào trường trung học Edison, Derek Phạm không những học giỏi mà còn tham gia những hoạt động và hội thảo tự chuẩn bị cho mình vào ngành ngoại giao sau này.
        Trong buổi lễ ra trường, em Michelle King, chủ tịch Hội Học Sinh trường trung học Edison, đã giới thiệu em Derek như sau: “Derek Phạm là một trong những học sinh năng động nhất của Edison vì Derek tham gia rất nhiều hoạt động trong trường, ví dụ như Hội Học Sinh Việt Nam, 'Kiwanis Educating Youth Club', 'Character Coalition'... và hoàn tất rất nhiều cuộc thi do trường và bên ngoài trường tổ chức. Ðóng góp của Derek đối với Edison rất đáng kể.”
        Trong lớp học có tên “Model United Nations” tại trường Edison, một lớp học giả định có những hoạt động y hệt tại Liên Hiệp Quốc, Derek Phạm từng là “đại sứ” của Ðức, Nam Hàn và Nga.
        Em Derek kể: “Tại lớp học này, học sinh phải nghiên cứu mọi thứ về quốc gia mà mình đại diện, từ thể chế chính trị, kinh tế, mức độ nghèo đói... và thảo luận với các học sinh đại diện quốc gia khác. Mọi công việc trong lớp đều xảy ra y như thật tại Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc.”
        Ngay từ khi học lớp 10, Derek đã tham gia hội nghị West Coast International, bao gồm 15 trường trung học của các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ, vào Tháng Tư, 2005.
        Ngoài ra, Derek còn tham gia các hội thảo dành cho học sinh dự định học ngành ngoại giao được tổ chức tại College of William and Mary, Virginia (Tháng Mười Một, 2005), UC Berkeley (Tháng Ba, 2005 và 2007), UCLA (Tháng Mười Một, 2006) và Rutgers University, Pennsylvania, (Tháng Hai, 2007).
        Tháng Ba, 2006, khi đang học lớp 11, Derek lại đi dự một hội thảo khác tại Haarlem, Hòa Lan, cũng liên quan đến bang giao quốc tế.
        Chưa hết, Derek còn đóng vai trò nghị viên thành phố Huntington Beach trong nhiều buổi họp giả định tìm cách giải quyết một số vấn đề mà hội đồng thành phố quan tâm.
        Trong năm học lớp 11, Derek Phạm là một trong sáu học sinh được đề cử thi viết luận văn do “National Council of Teachers of English” tổ chức. Em đã thắng giải nhất với đề tài “Senioritis”, nói về tình trạng học tập suy sụp của học sinh trong năm cuối tại trung học.
        Thành tích của Derek Phạm còn rất dài, không thể kể hết...
        Một điều thuận lợi cho Derek là gia đình của em luôn ủng hộ các chuyến đi tham dự hội thảo của em và phải “thắt lưng buộc bụng” để trả những chi phí cho em.
        Chị Phượng, mẹ của Derek, nói: “Chi phí của những chuyến đi xa của Derek rất tốn kém. Tuy nhiên, thấy cháu ham học và có mục đích nên gia đình chúng tôi luôn sẵn sàng hy sinh. Bây giờ thấy cháu thành công bước đầu chúng tôi cũng cảm thấy mát ruột.”
        Trong bài diễn văn đọc trước gần 4,000 người và bạn học trong buổi lễ ra trường vừa qua, Derek Phạm nói: “Chúng ta vừa hoàn tất bốn năm học tập. Các bạn hãy nhìn thân nhân và bạn bè xung quanh mình xem. Chính họ là những người đã ‘đẩy’ chúng ta một cách tích cực trong thời gian qua. Chúng ta hãy quay lại và cảm ơn họ.”
        Sau đó, Derek Phạm xin mọi người cho em nói một câu bằng tiếng Việt như sau: “Con xin cảm ơn ông bà, bố mẹ, chị em đang ngồi dưới kia. Con không bao giờ quên công ơn của gia đình đã giúp đỡ con trong thời gian qua. Gia đình là một tài sản quý giá của con.”
        Derek Phạm đã được nhận vào học tại các trường Georgetown University, UC Berkeley, UCLA, UC San Diego, Boston University và Rochester University (New York).
        Riêng Rochester University cho em học bổng $10,000 mỗi năm.
        Tuy nhiên, Derek Phạm đã chọn Georgetown University và sẽ học ngành bang giao quốc tế và chính trị tại đây.
        Em Derek nói: “Em đã đến thăm trường đại học này vào Tháng Mười Một, 2005 và cảm thấy rất thích. Lớp học tại đây không đông. Vì thế, giáo sư có thể đi sát sinh viên. Ngoài ra, ngành bang giao quốc tế và chính trị tại đây bắt buộc sinh viên phải đi thực tập tại một tòa đại sứ ở nước ngoài ít nhất là một học kỳ.”
        “Ngoài ra, tại Georgetown em có thể xin thực tập cho ngành học của em dễ dàng hơn vì Washington DC có tới 133 tòa đại sứ ngoại quốc và rất nhiều cơ quan quốc tế. Em hy vọng một ngày nào đó sẽ trở thành đại sứ của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc”, Derek Phạm nói tiếp như vậy.
        Cũng như nhiều người Việt hải ngoại, cha mẹ của em Derek Phạm vượt biên đến Hoa Kỳ vào thập niên 1980.
        Mẹ của em đến New Orleans, Louisiana, rồi chuyển sang sống ở Santa Ana và gặp bố của Derek, anh Hải Phạm.
        Năm 1986, hai người lập gia đình và hiện có ba người con.
        Tường Vi, chị của Derek, hiện đang học tại đại học UCI. Còn Nguyên Ðình, em gái của Derek, hiện đang học lớp 8 tại trường Edison. Chị Phượng hiện làm cho chính phủ Hoa Kỳ. Còn anh Hải làm cho một công ty tư nhân. (Ð.D.)
         
        Ðỗ Dzũng/Người Việt
        http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=61287&z=3
        #79
          HongYen 17.06.2007 21:32:46 (permalink)
          Những Thủ khoa tốt nghiệp THPT năm 2007
          Thứ bảy, 16/6/2007, 11:53 GMT+7
           
           
          Lê Phan Ái Nhân (giữa) đoạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi cấp tỉnh. Ảnh: Tuổi Trẻ
           
          Với 58 điểm, nữ sinh Lê Phan Ái Nhân đã trở thành thủ khoa của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Không chỉ có thành tích suốt 12 năm, Nhân còn nhiều lần đoạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi ngoại ngữ cấp tỉnh.

          > Một thí sinh đạt 5 điểm 10 thi tốt nghiệp
           
          Ái Nhân đã đoạt giải ba học sinh giỏi thành phố Huế và giải khuyến khích hùng biện tiếng Pháp khi là học sinh tiểu học. Năm lớp 8, em đoạt giải ba hùng biện tiếng Pháp toàn tỉnh, lớp 9 đoạt giải nhì hùng biện tiếng Pháp và đỗ vào lớp chuyên hóa của trường THPT chất lượng cao Quốc Học Huế.
          Năm lớp 11, Nhân đoạt giải ba môn tiếng Pháp kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh, và đến kỳ thi tương tự lớp 12 Nhân lại đoạt giải ba môn tiếng Anh...
           
          Dù rất có năng khiếu với ngoại ngữ nhưng Ái Nhân lại chọn lớp chuyên hóa. Em cho biết, bố là một giáo viên dạy chuyên hóa, đã mất khi em chỉ mới bốn tháng trong bụng mẹ, đó là lý do Nhân chọn học hóa.
           
          Nhân chọn thi ngành tài chính ngân hàng, ĐH Ngân hàng TP HCM với hy vọng vừa phát triển các môn tự nhiên, vừa có thể ứng dụng thế mạnh ngoại ngữ yêu thích. Cô học trò chỉ có nguyện vọng là một nhân viên hoạt động xuất sắc trong lĩnh vực ngân hàng.
           
          Nhân tâm sự: "Áp lực lớn hơn niềm vui vì nhiều người... để ý. Lo vì nếu sơ sẩy, kết quả thi đại học không như ý muốn người ta cho “cái thủ khoa” kia chỉ do “gặm” bài. Đậu thủ khoa đâu chỉ tự hào mà phải cố gắng hơn nữa”.
          Cậu thủ khoa được 9 điểm môn văn
           
          Tổng kết năm học với kết quả điểm trung bình 9,1, Lê Nhất Duy, chuyên toán THPT Lý Tự Trọng (thành phố Cần Thơ) bước vào kỳ thi tốt nghiệp với tâm trạng “hơi lo lo vì nghe nói năm nay đề thi khó hơn mọi năm”.
           






          Lê Nhất Duy được 9 điểm môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp. Ảnh: Tuổi Trẻ
           

          Khi kết quả được công bố, Duy trở thành thí sinh có kết quả cao nhất Cần Thơ với 58,5 điểm, trong đó có bốn điểm10; 9,5 môn lịch sử và 9 điểm văn. Duy cho biết: "Em cũng khá bất ngờ, nhất là môn văn. Em đoán mình được 7,5 đến 8 điểm nhưng không ngờ lại cao như thế”.
           
          Tuy có thế mạnh và rất thích các môn tự nhiên nhưng các môn xã hội, Duy cũng học khá tốt. Điểm tổng kết năm môn văn đạt 8,3. Duy chia sẻ: “Ngoài nhớ chính xác ngày tháng, sự kiện, những cái khác chỉ cần nắm ý, đọc thêm sách sau đó triển khai ra. Học thuộc lòng sẽ rất mất thời gian mà lại mau quên. Khi vào phòng thi, câu nào dễ thì làm ngay, câu nào phân vân quay lại sau. Nếu làm câu khó trước sẽ mất thời gian và căng thẳng”.
           
          Sáng học tại trường, chiều tự học tại nhà và buổi tối tới nhà thày giáo luyện thi đại học. Đó là lịch học trong suốt năm cuối cấp của Duy. Duy cho biết, tuy có đi học thêm nhưng tự học vẫn là chính và phải biết phân bổ thời gian hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để đầu óc thanh thản.
           
          Ngay sau khi thi tốt nghiệp, lịch luyện thi của Duy vẫn không thay đổi. Duy đang dùi mài bốn môn toán, lý, hóa và sinh để dự thi vào ĐH Ngân hàng TP HCM và ĐH Cần Thơ. Duy cho biết, việc trước mắt là “phải khao tụi bạn, sáng giờ tụi nó cứ gọi điện và bắt em khao đậu thủ khoa!”. 
          (Theo Tuổi Trẻ)
           
          http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F72DD/
          #80
            HongYen 20.06.2007 00:13:47 (permalink)
            4 HS Tiểu Học Mỹ Đoạt Giải ‘Thi Ca Đưa Tới Tiết Kiệm’ 
            Việt Báo Chủ Nhật, 6/17/2007, 12:02:00 AM
             

            BOSTON - Bốn học sinh tiểu học từ phía tây Massachusetts hôm Thứ Tư đã nhận các trái phiếu tiết kiệm trong một buổi thi thơ tập trung về sự quan trọng của việc tiết kiệm tiền.
             
            Sara C. Poindexter, một em học trò lớp 4 ở trường Old Mill Pond School tại Palmer, đã mang về nhà giải nhất trong lĩnh vực của cô bé - một trái phiếu tiết kiệm trị giá 500 đô la.
             
            Các em thắng giải khác có Colin R. Krenzul, 9 tuổi, cư dân thị xã Holland, người thắng giải nhì trong các em lớp ba của tiểu bang; Breanna M. Pelski, 11 tuổi, cư dân Ware, đoạt giải nhì trong các em lớp năm; và Dakota J. Craig, 12 tuổi, cư dân Amherst, thắng giải ba trong các em lớp sáu.
             
            Các học sinh thắng giải nhì đã lãnh trái phiếu tiết kiệm 200 đô, và các em giải ba thắng trái phiếu tiết kiệm 100 đô. Tiền này được cung cấp bởi các nhà băng đã giúp bảo trợ cuộc thi.
             
            Cuộc thi, tổ chức bởi Bộ Trưởng Ngân Khố Tiểu Bang Timothy P. Cahill, đã mời gọi các học sinh viết một bài thơ về tiết kiệm và quản trị tiền bạc.  Cuộc thi là một phần chương trình của Cahill để dạy học sinh khái niệm căn bản về tiền.
             
            Trong buổi lễ tại tòa nhà chính quyền tiểu bang, Cahill tặng 12 em thắng giải các trái phiếu tiết kiệm. Cuộc thi đã thu hút 1,500 bài dự giải từ 100 trường tiểu học khắp tiểu bang.
             
            Dakota, một học sinh ở trường tiểu học Fort River Elementary School tại Amherst, đã dự lễ cùng với mẹ, bà Wendy L. Craig.
             
            Dakota nói là em thích tiết kiệm, nhưng em cũng đã tham dự cuộc thi với lý do khác. Em nói, "Tôi chỉ muốn viết cho vui thôi. Đó là một dự án vui mà."
             
            http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=116&nid=109576
            #81
              HongYen 25.06.2007 13:59:55 (permalink)
               
              Nữ sinh Việt Nam đoạt giải CNTT Australia
              Chủ nhật, 24/6/2007, 16:03 GMT+7
               
              Đoạt giải thưởng Công nghệ thông tin thường niên uy tín nhất Australia, tháng 11 tới, Phan Quỳnh Trang, nữ sinh THPT Smithfield State (Queensland), đại diện cho khối học sinh trung học nước này tham gia cuộc thi CNTT châu Á - Thái Bình Dương.
               
              Phan Quỳnh Trang (Trang Phan), học sinh lớp 12 THPT Smithfield State, thành phố Cairns, miền bắc tiểu bang Queensland, vừa đoạt giải iAward duy nhất dành cho khối học sinh phổ thông trong cuộc thi sáng tạo về công nghệ thông tin do AIIA (Hiệp hội Công nghệ thông tin Australia) tổ chức tại Sydney ngày 30/5.
               
              Cuối năm 2004, Trang bắt đầu học môn tin học khi em cùng gia đình di cư sang Australia. Một năm sau, em đoạt giải thưởng nhỏ trong cuộc thi thiết kế hình không gian 3 chiều dành cho học sinh trung học.
               
              Giữa năm 2006, Trang là một trong 20 học sinh của bang Queensland đoạt giải thiết kế phần mềm máy tính BYTE Awards do ngành giáo dục Queenland và TechnologyOne tổ chức. Cuối năm, trong cuộc thi DigitalExpo do thành phố tổ chức, Trang giành một giải nhất về đồ họa 2 chiều, một giải nhất về kỹ thuật số, một giải nhì về thiết kế in và một giải xuất sắc về thiết kế website. Điều đặc biệt, website của Trang mang tên Explore Hà Nội.
               






              Trang và Eva Williams cùng đoạt giải thưởng. Ảnh: Smithfieldshs.
              Đầu năm nay, Trang cùng nhóm bạn thiết kế phần mềm điều khiển bằng màn hình cảm ứng cho Sở Y tế Queensland sử dụng với mục đích giáo dục thanh thiếu niên về tác hại của ma túy, thuốc lá và rượu bia.
               
              Gói thông tin đa phương tiện với các ứng dụng như video, âm thanh, hình ảnh minh họa và trò chơi này đã được dùng ở lễ hội Croc và các thư viện nhà trường. Nhờ thành công xuất sắc đó, trường đã quyết định đưa phần mềm này đi dự cuộc thi của AIIA.
               
              Tuy chỉ mới sống ở Australia hơn 2 năm và tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ nhưng Trang là người thiết kế và phụ trách chính của đề án nên được chọn thay mặt nhóm đi Sydney bảo vệ dự án trước hội đồng giám khảo gồm nhiều chuyên gia. Kết quả, Trang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mang lại vinh quang cho cả nhóm và trường.
               
              Tháng 11 năm nay, Trang sẽ đại diện cho khối học sinh trung học Australia tham gia cuộc thi công nghệ thông tin châu Á - Thái Bình Dương IPICTA (Asia Pacific ICT Awards) tổ chức tại Singapore.
               
              Trực thuộc Mạng lưới trường quốc tế Queensland, Smithfield State là trường trung học hàng đầu ở Australia trong lĩnh vực đào tạo truyền thông số, truyền thông đa phương tiện.
              Hoàng Lan
               
              #82
                HongYen 01.07.2007 23:38:36 (permalink)
                Chủ Nhật, 01/07/2007, 07:35

                Hai cậu bé nghèo và khát vọng cờ vua
                 
                Link:
                http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/ImageView.aspx?ThumbnailID=203263
                Hai anh em cùng nhau luyện cờ trong căn nhà nhỏ - Ảnh: K.X.
                 
                TT - Vừa trở về từ Giải vô địch cờ vua trẻ các nhóm tuổi Đông Nam Á tại Thái Lan với tổng cộng 10 huy chương, trong đó có 8 vàng, 1 bạc và 1 đồng, hai anh em Trần Tuấn Minh và Trần Minh Thắng thật sự là niềm tự hào của vợ chồng người công nhân cầu đường...
                 
                Trần Tuấn Minh là anh, sinh 1-1-1997, hiện là thành viên đội cờ Hà Nội với 43 chiếc huy chương đạt được. Đã ba lần em tham gia giải trẻ Đông Nam Á và một lần tham gia giải trẻ châu Á. Tuấn Minh là VĐV đạt nhiều thành tích nhất trong lứa tuổi U-10 môn cờ vua hiện nay, em cũng là VĐV U-10 duy nhất của VN hiện nay đoạt HCĐ châu Á. Còn Trần Minh Thắng sinh 2-1-2000, từng giành được 15 huy chương quốc tế các loại. Tại giải trẻ Đông Nam Á năm nay, VN xếp thứ nhất toàn đoàn với 75 HCV, riêng hai anh em Tuấn Minh và Minh Thắng là chủ nhân của 8 chiếc!
                “Nhà mình   hết tiền rồi  phải không mẹ?”
                 
                Tuấn Minh và Minh Thắng lên máy bay cùng 92 thành viên đội tuyển cờ vua VN tham gia đấu trường khu vực với balô đầy thức ăn của mẹ. Trong hai balô khệ nệ là quần áo, 4kg đào, bánh gấu, bimbim... và thêm một niềm quyết tâm: “Con sẽ đấu thắng ở tất cả các nội dung vì... nhà mình hết tiền rồi phải không mẹ?”. Tuấn Minh đã nói như vậy với mẹ khi đeo balô cùng em Minh Thắng lên máy bay. Bà Xuân nghẹn nghào ôm con vào lòng chẳng biết nói sao. Cái nghèo của bà mẹ bị đuổi việc vì trót... có mang đứa thứ ba (chính là Trần Tuấn Minh) khiến bà càng yêu thương con hơn. Giờ đây tài sản duy nhất của bà Xuân và ông Thuấn là bốn đứa con bên cạnh mái nhà 36m2 tồi tàn tại khu tập thể 1A, xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.
                 





                Kiện tướng quốc tế người Nga, ông Vasyliev Mikhailo, người đang dạy Tuấn Minh và Minh Thắng, khẳng định: “Tôi chưa  tiếp xúc với trường hợp nào thông minh như hai cậu bé này. Đây là hai tài năng của cờ vua Việt Nam. Chỉ một vài năm nữa nếu được đầu tư đúng hướng, tôi tin thành tích của các cháu sẽ vươn ra châu lục và thế giới. Chắc chắn Minh và Thắng sẽ trở thành những đại kiện tướng thế giới vào loại mạnh”.
                Sau một chuyến bay dài và 10 ngày quyết đấu tại nước bạn, khi tôi đến cả Minh và Thắng còn đang ngủ dưới nền nhà. Dưới cái nóng 37oC của mùa hè xứ Bắc, ngôi nhà nham nhở, xập xệ như một cái lò thiêu. Ít ai ngờ hai cậu nhóc đang nằm dưới sàn nhà bụi bặm kia lại là những tên tuổi sáng giá trong làng cờ vua trẻ VN.
                 
                Vốn là công nhân của Công ty cầu 11, Tổng công ty Xây dựng Thăng Long, ông Trần Văn Thuấn vừa về hưu do sức khỏe không còn đủ để bôn ba nay Bắc mai Nam với các công trình. Từ ngày mất việc bà Xuân ở nhà. Cả sáu miệng ăn của gia đình ông Thuấn chỉ chờ vào đồng lương công nhân xây dựng của ông để cầm cự.
                 
                “Cách đây mấy năm khi Minh và Thắng chưa là thành viên của đội cờ Hà Nội, cả năm mẹ con mỗi tháng chỉ có 300.000 đồng chi tiêu. Mỗi bữa ăn chỉ có cơm và muối lạc nên... chúng nó còm và yếu lắm. Bố đi công tác quanh năm, một mình tôi phải chăm sóc và lo lắng bốn đứa trong cái nghèo đói, thương con... thật khổ quá mức” - bà Xuân ngậm ngùi kể về những ngày tháng tuổi thơ cơ cực của các kỳ thủ.
                 
                Tài năng và đam mê
                 







                FPT tặng quà cho Tuấn Minh - tài năng đặc biệt của cờ vua VN Ảnh: K.X.

                Chuyện đến với cờ, bà Xuân kể hồi nhỏ Tuấn Minh vốn nghịch ngợm. Đột nhiên một buổi trưa bà mẹ thấy lạ khi nhà cứ im ắng.  Bà để ý thấy Tuấn Minh đang say sưa chơi cờ tướng với Thảo - chị gái thứ hai trong nhà đang học lớp 3. Khi ấy Minh mới 3 tuổi! “Nước cờ của em sắc lắm mẹ ạ” - Thảo nói với mẹ (Thảo là thành viên đội cờ tướng của trường).
                 
                Và thế là hằng ngày, bà mẹ nghèo đèo hai chị em lên Sở TDTT Hà Nội học cờ tướng. Nhưng học một thời gian, Tuấn Minh chuyển sang mê cờ vua hơn. Năm 2003, khi 6 tuổi Tuấn Minh vào đội tuyển cờ vua Sở TDTT Hà Nội, năm 2007 Minh Thắng cũng vào đội tuyển cờ vua Hà Nội. Và tài năng của hai anh em (cả cô chị chơi cờ tướng) thẳng tiến...
                 
                Giờ đây, hằng ngày với chiếc xe đạp cà tàng, bà Xuân đèo Tuấn Minh, Thảo đèo em Thắng, hai chiếc xe dù mưa gió thế nào cũng vẫn một tuần ba buổi, đạp xe 15km đến Sở TDTT Hà Nội học cờ. Có tối mưa ầm ầm, trời đen kịt nhưng cả Minh và Thắng đều đòi đi bằng được vì “nghỉ thì tiếc lắm mẹ ạ”. Với lòng quyết tâm và sự ham học của con, bà Xuân như được tiếp thêm sức mạnh. Mỗi ngày bà đèo con đến học, rồi lại ngồi ngoài hành lang chờ đến 9g30 các con học xong đèo về. Có hôm bốn mẹ con về đến nhà đã gần 11g giờ đêm. Vì vậy, mỗi một tấm huy chương của Minh, Thắng hay Thảo bà Xuân đều nhớ như in.
                 
                HLV Đặng Vũ Dũng - trưởng bộ môn cờ vua Sở TDTT Hà Nội - chia sẻ: “Cả hai em vừa ngoan lại rất thông minh. Chỉ có điều nhà các em hoàn cảnh quá. May là phát hiện kịp thời, nếu không thì phí mất hai tài năng của cờ vua trẻ VN. Đây là hai tuyển thủ mà chúng tôi đặt nhiều hi vọng nhất trong tương lai”.
                 
                Chơi cờ giỏi, học văn hóa cũng vào loại xuất sắc. Cả bốn năm Tuấn Minh đều là học sinh giỏi toàn diện. Học lớp 1D và là lớp trưởng quản lý 30 thành viên khác, nhưng Minh Thắng vẫn là lớp trưởng gương mẫu và là học sinh giỏi.
                 
                Mơ ước trở thành những đại kiện tướng quốc tế, cả Tuấn Minh và Minh Thắng đang nỗ lực ngày đêm để thực hiện với một niềm tin lớn.
                 
                KHƯƠNG XUÂN
                 
                http://www3.tuoitre.com.vn/thethao/Index.aspx?ArticleID=208260&ChannelID=14
                 
                 
                #83
                  HongYen 09.07.2007 08:04:34 (permalink)

                  Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm
                  Thứ Năm, 14/06/2007, 19:29 (GMT+7)

                  Nguyễn Đức Duy - Ảnh: Quốc Dũng

                  http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=200704


                  Gặp thủ khoa "sở hữu" 5 điểm 10 tốt nghiệp
                   Thứ Sáu, 15/06/2007, 08:37 GMT+7

                  Nguyễn Đức Duy - Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM. Ảnh Đoan Trúc.

                  "Trường em còn một bạn nữa cũng tên Duy, trùng tên với em; số báo danh sau em một số. Bởi thế, từ sáng tới giờ em như ngồi trên đống lửa", Nguyễn Đức Duy - Thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM tâm sự rất thật lòng.

                  Nguyễn Đức Duy, số báo danh 010607, HS chuyên Lý của Trường Trần Đại Nghĩa đạt danh hiệu thủ khoa.

                  "Điểm số không phải là quan trọng nhất" 

                  Hơn 10h sáng, Duy được giáo viên báo tin bạn là thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp, với số điểm là 59 chưa tính điểm ưu tiên. Tuy nhiên, Duy cũng chưa yên tâm vì ở trường cũng có một bạn nữa trùng tên, thi cùng phòng. Đức Duy chia sẻ: "Em đã báo tin cho bố mẹ biết và nhiều bạn trong lớp cũng đã gọi điện chúc mừng. Nhưng mà điểm chính thức thì chưa được công bố, nên hơi run".

                  Thành tích học tập của Duy cũng đáng nể: Học sinh giỏi 12 năm liền. Năm lớp 12, Duy thuộc top 3 HS giỏi của lớp. Năm lớp 9, Duy đạt giải I học sinh giỏi TP môn Lý; lớp 12, Duy đạt giải III. Duy cho rằng, thành tích này là nhờ... ba mẹ.

                  Cả Duy và ba mẹ đều xác định: "Điểm số không quan trọng, thành tích học tập cũng không là mục đích chính. Điều quan trọng là làm sao cảm thấy hứng thú, cảm thấy vui."

                  Vì thế, Duy cũng không học cả ngày cả đêm như bao nhiêu người. Duy kể về lịch học của mình: Em học ở trường và đi học thêm đến 8 giờ tối mỗi ngày. Em bắt đầu học bài từ 9 giờ tối và thường chỉ học tới 10h30 hoặc 11 giờ. Ngoài việc học, Duy cũng tham gia các công tác đoàn hội, tham gia các hoạt động ngoại khoá của lớp.

                  "Bí quyết" của thủ khoa

                  Thời gian dành cho học tập không nhiều, nhưng Duy luôn tận dụng để... học cho ra học. Các môn học thuộc lòng, Duy thường học ngay trên lớp. Thời gian học ở nhà chỉ để học các môn tự nhiên. Và phương châm của Duy là học đều các môn. Riêng môn Văn, Duy nghĩ "Em đã gặp được những giáo viên dạy văn cùng đồng cảm với mình, nên em không sợ môn Văn như nhiều bạn giỏi tự nhiên khác."

                  Nói về kỳ thi tốt nghiệp vừa rồi, Duy kể: Các môn trắc nghiệm em biết chính xác điểm thi của mình khi vừa mới làm bài xong. Riêng môn Toán, sở dĩ Duy được điểm tuyệt đối là vì sắp xếp, lập luận bài toán khá hoàn chỉnh. Duy nói: "Em làm bài trong vòng 40 phút, thời gian con lại em xin một tờ giấy thi khác để ghi lại toàn bộ bài. Làm như thế, em có thời gian sắp xếp lại bài làm của mình."

                  Với Duy, việc làm này đã là một thói quen từ bé. Duy thường trình bày các bài làm tự luận của mình theo một phương pháp hết sức logic và trình bày đẹp.

                  Sau khi làm xong bài thi, Duy luôn dành nhiều thời gian để xem lại bài một cách cẩn thận. Duy bảo: "Đây là đức tính mà em dạy cho em. Và em đã thói quen làm như thế từ hồi học cấp 1. Nên bây giờ vẫn làm theo thói quen."

                  Từ nhỏ, Duy cũng đã được ba tập cho làm quen với vi tính và học Anh văn. Sắp tới, Duy cũng đăng ký thi ĐH vào ngành Công nghệ thông tin, nhưng mục đích chính vẫn là 4 năm du học tại Singapore. Duy cho biết: "Em không muốn sống xa gia đình. Vì thế, sau 4 năm em sẽ về lại Sài Gòn." Duy cũng đã chọn cho mình công ty để làm việc tại Việt Nam.

                  Một điều nữa cần "bật mí": Chàng thủ khoa này là con nhà nòi, bố là GS - TS Ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân, đang giảng dạy tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, mẹ Duy cũng là cán bộ công tác tại Viện KHXH&NV TP.HCM.

                  TH8X theo VietNamNet

                   
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.07.2007 08:07:00 bởi HongYen >
                  #84
                    HongYen 09.07.2007 08:10:55 (permalink)
                    Thứ Hai, 09/07/2007, 06:14 (GMT+7)

                    Tặng bằng khen cho thủ khoa THPT Nguyễn Đức Duy
                     
                    * Duy sẽ được tài trợ toàn bộ chi phí học đại học
                    TT (TP.HCM) - Sáng 8-7, tại hội trường Sở GD-ĐT TP.HCM, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng bằng khen và phần thưởng cho HS Nguyễn Đức Duy - Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa,TP.HCM - thủ khoa toàn quốc kỳ thi tốt nghiệp THPT (59 điểm) năm 2007.
                     
                    >> Nguyễn Đức Duy - thủ khoa tốt nghiệp THPT 59 điểm
                     
                    Phát biểu tại buổi lễ, ông Nhân nhấn mạnh: “Thành tích của Duy rất xứng đáng để thành phố và Bộ GD-ĐT quan tâm tạo điều kiện cho Duy học tập tốt hơn nữa. Vì thế tôi đề nghị bộ và TP.HCM sẽ bàn bạc để giúp Duy chọn được một trường, một ngành phù hợp với năng khiếu của mình, đồng thời tài trợ toàn bộ chi phí học tập trong suốt quá trình Duy học đại học. Thời gian tới, bộ cũng xây dựng chương trình học bổng dành riêng cho những HS tốt nghiệp thủ khoa toàn quốc”.
                     
                    Theo ông Nguyễn Bác Dụng - hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Đức Duy đã học ở Trần Đại Nghĩa từ năm lớp 6-12 và năm nào cũng đạt danh hiệu HS giỏi. Ngoài ra, Duy còn đạt nhiều giải thưởng trong các kỳ thi HS giỏi các cấp (giải nhất môn vật lý cấp TP năm lớp 9, giải ba môn vật lý cấp TP lớp 11, 12; giải thưởng hóa học Hoàng gia Úc loại giỏi năm lớp 9, 11...). 
                     
                    HOÀNG HƯƠNG
                     
                    http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=209467&ChannelID=13
                    #85
                      HongYen 17.07.2007 22:16:15 (permalink)
                       
                      Một học sinh giỏi tiếng Việt mang hai dòng máu
                      Monday, July 16, 2007

                      Quí Nguyễn/Người Việt


                      Emily Phạm Lenard (thứ hai từ trái) được hai huy chương và bằng khen hạng nhất Ðố Vui Ðể Học và hạng nhất thi văn. (Hình: Quí Nguyễn/Người Việt


                      COSTA MESA, California (NV) - Lễ phát giải thưởng Giải Khuyến Học Kỳ XIX-2007 cho các em học sinh xuất sắc tiếng Việt từ mẫu giáo đến đại học đã được tổ chức tại phòng hội thảo trường đại học cộng đồng Orange Coast College, Costa Mesa, hôm Chủ Nhật vừa qua.
                      Mọi người khá ngạc nhiên khi có hai chị em ruột với hai dòng máu Mỹ Việt đều được nhận giải.
                      Emily Phạm Lenard, 8 tuổi, nhận hai huy chương và bằng khen hạng nhất Ðố Vui Ðể Học và hạng nhất thi văn. Còn Kaeley Phạm Lenard, 7 tuổi, được huy chương và bằng khen hạng ba Ðố Vui Ðể Học.
                      Khi được hỏi điều gì đã làm em học tiếng Việt giỏi thế, với cung cách lễ phép, Emily trả lời: “Vì trong người em có một nửa là dòng máu Việt của mẹ và một nửa là dòng máu Mỹ của cha, nên em phải học tiếng Việt để hiểu phong tục tập quán và lịch sử của quê hương mẹ em.”
                      Theo mẹ em kể lại, “hai cháu không chỉ học giỏi tiếng Việt mà còn biết cả những câu tục ngữ Việt Nam nữa.”
                      Chị Phạm, mẹ em Emily, kể tiếp: “Có lần Emily đang xem truyền hình chiếu cảnh đánh bài, em liền nói 'mẹ ơi, đánh bài là điều không tốt vì cờ bạc là bác thằng bần’.”
                      Và có một hôm, trên đường đi học về gặp đứa trẻ hư hỏng trên đường phố, bé nói ngay với mẹ “giấy rách phải giữ lấy lề đúng không mẹ.”
                      Bên cạnh học tiếng Việt giỏi, em Emily còn chơi giỏi đàn tranh với những bài dân ca thắm đậm tình quê hương.
                      Ðược hấp thụ nền giáo dục gia đình khá tốt ngay từ nhỏ, nên các con chị được dạy dỗ rất ngoan và lễ phép theo truyền thống dân tộc Việt Nam.
                      Khi đến Hoa Kỳ, chị tiếp tục đi học. Sau khi tốt nghiệp ngành kế toán, chị đi làm cho công ty dược phẩm một thời gian và bắt đầu học luật.
                      Sau đó, chị lập gia đình với Luật Sư Richard Lenard năm 1998 và sinh được hai cháu gái Emily và Kaely.
                      Chị tâm sự: “Chủ Nhật nào chồng chị cũng đưa hai con đi học tiếng Việt và rồi cả ba cha con đều học tiếng Việt.”
                      Vừa cười chị nói tiếp: “Vì thương vợ nên chồng tôi muốn dùng tiếng Việt để nói chuyện với vợ và làm gương cho các con.”
                      Chị quan niệm “giáo dục con tốt là phải biết dạy con hiểu 'Tiên học lễ, hậu học văn’.”
                      Buổi lễ phát thưởng Giải Khuyến Học Kỳ Thứ XIX-2007 được tổ chức khá chu đáo và thành công.
                      “Càng học tiếng Việt, em càng hiểu được giá trị văn hóa Việt. Những gì em học được thật là vô giá,” em Nancy Võ, một học sinh trong buổi lễ phát thưởng, phát biểu. (Q.N.)
                      http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=62724&z=3
                      #86
                        HongYen 29.07.2007 09:32:06 (permalink)







                        Thứ Ba, 24/07/2007 - 9:11 AM



                        Thủ khoa ĐH Tiền Giang: 27,5 điểm









                        (Dân trí) - Chiều ngày 23/7, Trường ĐH Tiền Giang đã chính thức công bố điểm thi các khối A, C. Theo đó, thủ khoa khối A đạt 27,5 điểm và khối C đạt 18 điểm.

                        Theo biểu điểm của trường, có 425 thí sinh dự thi khối C nhưng điểm môn Sử và Địa rất thấp. Điểm cao nhất môn Sử là 5,75 và cao nhất môn Địa là 6,5. Môn Sử có 2 thí sinh và môn Địa có 22 thí sinh đạt trên 5 điểm. Môn Văn có 36 thí sinh đạt từ 5 điểm trở lên, trong đó có 1 thí sinh đạt điểm 8; 4 thí sinh đạt điểm 7.
                        Với mức điểm thi thấp kỷ lục như vậy nên khối C chỉ có 1 thí sinh  đạt điểm cao nhất là 18, đó là Nguyễn Thành Liêm (SBD 209) với các điểm các môn như sau: Văn: 6,5 ; Sử: 5,75; Địa: 5,75.
                        Cũng theo biểu điểm của trường thì khối A có 4.096 thí sinh dự thi. Môn Toán có 841 thí sinh có điểm từ 0 đến 1, gồm 131 thí sinh bị điểm 0; 120 điểm 0,25; 179 điểm 0,5; 164 điểm 0,75; 247 điểm 1. Có duy nhất một thí sinh đạt điểm 9 môn Toán.
                        Môn Lý và Hóa có khả quan hơn. Đối với  môn Lý có điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 9,5. Môn Hóa cao nhất là 9,75 và thấp nhất vẫn là 0 điểm.
                        Thủ khoa khối A là thí sinh Đoàn Chí Hiếu (SBD 1151) thi ngành Sư phạm Toán đạt 27,5 điểm (Toán: 8 điểm;  Lý: 9,5 điểm; Hoá: 9,75 điểm).
                        Theo dự kiến của trường thì điểm chuẩn năm 2007 sẽ tương đương với năm 2006, có thể một số ngành sẽ có điểm chuẩn thấp hơn.
                        Trước đó, vào ngày 21/7, Trường ĐH Tiền Giang, đã công bố toàn bộ điểm thi khối M (mã ngành C66), hệ CĐ Sư phạm Mầm non. Theo đó, có 131 thí sinh trúng tuyển trong tổng số 367 thí sinh dự thi.  
                        Như vậy tính đến thời điểm này có 4 trường ĐH công bố điểm thi gồm: Trường ĐH Dân lập Thăng Long; ĐH Quảng Nam; ĐH Giao thông vận tải (cơ sở 1 + cơ sở 2); ĐH Tiền Giang.
                        N.H
                        http://www19.dantri.com.vn/giaoduc-khuyenhoc/2007/7/188967.vip
                        #87
                          Ngọc Lý 29.07.2007 13:23:29 (permalink)
                          3 "cậu bé vàng" của Olympic Toán Việt Nam
                          Vietnam Net - 08:06' 29/07/2007 (GMT+7)


                          (VietNamNet) - 23h đêm 28/7, cuộc điện thoại từ Hạ Long báo đoàn VN chính thức giành được 3 huy chương vàng (HCV), 3 huy chương bạc (HCB) phá tan bầu không khí hồi hộp lo âu tại trung tâm điều hành của Ban tổ chức kỳ thi Olympic Toán quốc tế (IMO) lần thứ 48 tại khách sạn La Thành.


                          Olympic Toán quốc tế 2007: Đón hơn 1000 khách quốc tế
                          18-30/7: Olympic Toán quốc tế tại Việt Nam
                          Đội tuyển IMO 2007 của Việt Nam xuất quân
                          Hôm nay, khai mạc Olympic Toán quốc tế tại Việt Nam
                          Khai mạc Olympic Toán quốc tế: Tràn ngập sắc màu
                          Olympic Toán quốc tế: Lượm lặt bên lề
                          Olympic Toán quốc tế: Ngày căng thẳng!
                          Olympic Toán quốc tế: Việt Nam đoạt 3 Vàng, 3 Bạc


                            Khác với hình ảnh "đầu to, mắt cận, chân tay lẻo khoẻo" mà người ta thường nghĩ về các cậu học trò giỏi Toán, 3 HS đạt HCV của VN không những thông minh, học giỏi mà còn rất yêu thể thao, thích giao lưu, trò chuyện với các bạn đến từ những đội tuyển khác. 2 trong số 3 thí sinh này còn giành giải 3 trong cuộc thi đấu cầu lông bên lề IMO 48.




                            Đỗ Xuân Bách xác định HCV chỉ là bước khởi đầu. Ảnh: Lan Hương

                            Đỗ Xuân Bách: "IMO chỉ là đường chạy 100 mét!"


                            Không như những bạn khác trong đội tuyển hồi hộp tới tận nửa đêm ngày 28/7 mới biết kết quả chính thức, ngay từ chiều, Đỗ Xuân Bách (Lớp 12, Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) đã biết được mình gần như chắc chắn đạt Huy chương Vàng IMO lần này.


                            Trước đó, ngay sau khi kết thúc 2 buổi thi, thầy Nguyễn Đức Hoàng, Phó đoàn IMO VN đã nhận xét Bách là thí sinh làm bài tốt nhất và có khả năng đạt HCV cao nhất trong đội VN.


                            Kết quả, Bách đạt điểm cao nhất trong đội, 31 điểm.


                            Năm học lớp 8, lần đầu Bách gặp phải một bài toán khá "xương", mất rất nhiều thời gian mới giải được. Ngay khi hoàn thành bài toán khó đó, Bách có một cảm giác rất kỳ lạ, cảm giác chinh phục được một đỉnh cao, như người ta lần đầu leo lên đỉnh núi. Từ đó Bách đam mê những con số, những chuỗi suy luận logic và thích thú với cảm giác vượt qua các thử thách mang tên Toán học.


                            Cũng năm đó, cô giáo dạy Toán đã phát hiện ra năng khiếu và sự đam mê của Bách nên đã dìu dắt em vào đội tuyển thi Học sinh giỏi (HSG) Toán lớp 8 tỉnh Nam Định. Bách trở thành "hiện tượng" khi lần đầu "ra quân" đã giành ngay giải Nhì Toán tỉnh, không phụ lòng tin tưởng của cô giáo.


                            Năm lớp 11, Bách đoạt giải Ba kỳ thi HSG Quốc gia môn Toán và giải Nhất Olympic Toán do Trường THPT Hà Nội-Amsterdam tổ chức. Năm lớp 12, Bách tiếp tục đoạt giải Nhì HSG Quốc gia.


                            Mỗi ngày, Bách dành khoảng 3 tiếng tự học Toán ở nhà. Em thường chọn những bài toán suy luận nhiều để mình phải tìm tòi suy nghĩ, tìm đột phá tư duy trong toán học, tìm ra những cách giải hay, mới lạ. Có những bài toán phải mất hàng tháng trời Bách mới giải xong. Kỷ lục nhất là một bài giải ròng rã suốt 1 năm liền, nhưng Bách không bao giờ thấy chán nản. Trái lại, càng đối mặt với những bài toán khó, niềm đam mê và khát khao chinh phục lại càng tăng.


                            Ngoài kiến thức trong sách vở và do thầy cô truyền đạt, Bách còn tiếp thu được rất nhiều tri thức từ những cuốn sổ chép tay do các thế hệ HS trước của Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một cẩm nang quý báu. Trong đó, ấn tượng nhất với Bách là cuốn sổ của anh Lê Anh Vinh, người đã hoàn thành luận án thạc sỹ tại Úc và được 10 trường danh tiếng hàng đầu thế giới cấp học bổng tiến sỹ. Hiện nay Vinh đang làm tiến sỹ ở ĐH Harvard (Mỹ) và cũng vừa VN để tham gia công tác tổ chức IMO 48.


                            Bách tâm sự: "Đạt HCV với em là niềm hạnh phúc nhưng em xác định đây chỉ là kỳ thi chạy 100 mét thôi, nó là bước khởi đầu để em tiếp tục phấn đấu trong quãng đường chạy maraton suốt cuộc đời."


                            Bách dự định sẽ học ngành Công nghệ Thông tin tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sau đó sẽ học thêm về kinh tế để dùng kiến thức kinh tế, bổ trợ cho lĩnh vực của mình.


                            Học giỏi Toán, nhưng lại rất thích Lịch sử. Bách đọc rất nhiều sách Sử, có thể nhiều ngang với sách Toán.


                            Những ngày tham gia IMO 48 là quãng thời gian rất vui nhưng cũng khá... mỏi tay với Bách vì do hạn chế về ngoại ngữ mà em thường phải trao đổi bằng... tay với các bạn nước ngoài.


                            Ông Đỗ Trọng Phú, bố Đỗ Xuân Bách, tâm sự: "Từ bé chị gái đã rèn cho Bách nề nếp học tập nên lớn lên không phải đôn đốc mà Bách vẫn học rất chăm. Khi nghe tin Bách đạt HCV, cả nhà tôi đều rất vui mừng. Mẹ cháu sẽ nấu món canh cua ốc mà cháu thích nhất để mừng con chiến thắng trở về."




                            Mỗi ngày Phạm Duy Tùng dành 3 tiếng để tự học Toán, 1 tiếng chơi thể thao.

                             
                            Phạm Duy Tùng: Học giỏi nhưng không... lẻo khoẻo


                            Khác với hình ảnh "những em HSG mảnh khảnh, khi bắt tay thì ướt rượt mồ hôi" mà Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân từng nhắc tới, Phạm Duy Tùng, tuy không thực sự cao to nhưng trông rất nhanh nhẹn và có dáng của một vận động viên thể thao.


                            Cùng với người đồng đội Phạm Thành Thái, Tùng chỉ chịu gác vợt trước các bạn Đan Mạch có lợi thế hơn hẳn về chiều cao để giành giải 3 môn Cầu lông trong khuôn khổ các môn thi đấu thể thao bên lề IMO 48.

                            Mỗi ngày Tùng đều dành 2 đến 3 tiếng tự học Toán và khoảng 1 tiếng buổi chiều chơi cầu lông và bóng đá. Thể dục cũng là môn học yêu thích thứ hai của Tùng, chỉ sau mỗi Toán.


                            Bắt đầu mê Toán từ năm lớp 6, khi đỗ vào lớp Chuyên Toán của Trường Hà Nội - Amsterdam. Với Tùng, bí quyết duy nhất để học tốt Toán là phải quyết tâm. Tùng chia sẻ: "Em thích Toán vì Toán học là nền tảng cơ bản để phát triển những khả năng khác".


                            Là "em út" trong đội vì năm nay mới lên lớp 12, Khối Chuyên Toán, ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) nhưng Tùng cũng có bề dày thành tích không kém các anh trong đội. Tùng từng đoạt giải II HSG Thành phố Hà Nội năm lớp 5 và lớp 9. Đến lớp 11, Tùng dành "cú đúp": Giải  Nhất Olympic Toán do Trường THPT Hà Nội - Amsterdam tổ chức và giải Nhì HSG Quốc gia.
                            Thời gian rảnh, Tùng thích tìm hiểu về địa lý, khám phá những vùng đất mới lạ khắp thế giới qua... màn ảnh nhỏ. Tùng đặc biệt mê chương trình Discovery dù nhiều lúc xem... chẳng hiểu người ta nói gì.


                            Dự định sắp tới của Tùng là được đi du học tại một trường ĐH tốt ở những nước phát triển như Anh hoặc Mỹ. Nhưng mơ ước giản dị ngay lúc này là sau khi kết thúc kỳ thi IMO sẽ về nhà nằm ngủ thỏa thích, bù lại những ngày miệt mài ôn luyện và thi cử.




                            Da trắng, mắt 1 mí khiến Thái thường bị nhầm thành thí sinh Hàn Quốc. Ảnh: Lan Hương

                            Phạm Thành Thái: Làm toán để... giải trí


                            Lần đầu lỡ "va chạm " với Thái tại sảnh khách sạn La Thành, tôi vôi nói: "Sorry!" (Xin lỗi!), Thái cũng trả lời tỉnh bơ: "No problem!".


                            Kết thúc trận thi đấu bán kết cầu lông với đội Đan Mạch, Thái khoác vai đồng đội Duy Tùng hỏi: "Do you like a drink?" (Bạn có muốn uống nước không?) làm tôi cứ ngỡ đây là đội "liên quân" VN-Hàn Quốc. Chỉ đến khi nhìn thấy biển đeo trước ngực đề chữ "Vietnam", tôi mới vỡ lẽ ra Thái là thí sinh của đoàn VN.


                            Không chỉ riêng tôi, "có tới 90% người gặp em đều nghĩ em là người Hàn Quốc", Thái tâm sự. Thậm chí ra bàn lễ tân, chưa kịp mở lời, chị nhân viên đã hỏi: "Excuse me! Can I help you?" (Xin lỗi, tôi giúp gì được cho bạn?) nên Thái đành trả lời bằng... tiếng Anh vậy.


                            Nước da trắng và đôi mắt 1 mí rất đặc trưng chính là đặc điểm khiến Thái dễ bị nhầm thành người Hàn.


                            Vì ai cũng chủ động nói tiếng Anh với mình nên Thái cũng không ngần ngại giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ quốc tế đó. Thái chia sẻ: "1 tuần ở đây bằng cả 12 năm em học tiếng Anh ở nhà vì em có cơ hội được sử dụng tiếng Anh một cách thực sự. Với em, giải thưởng không quan trọng bằng việc được giao lưu và học hỏi từ các bạn nước ngoài."


                            Dù bố là giáo viên dạy Toán nhưng đến tận năm lớp 9, Thái mới bắt đầu thích môn học này và cố gắng thi đỗ vào trường chuyên của tỉnh. Có thể coi đây là bước ngoặt lớn đối với Thái vì khi học trường chuyên, thấy mình thua kém các bạn trong lớp quá nhiều, Thái quyết tâm học tập để đuổi kịp bạn bè. Nỗ lực của cậu học trò suýt bị... tụt hậu này đã được khẳng định khi Thái giành giải Ba trong kỳ thi HSG Quốc gia môn Toán lớp 11 và giải Khuyến khích năm lớp 12.


                            Thái quan niệm muốn học Toán giỏi là phải làm bài tập thật nhiều, làm để rèn luyện tư duy. Trước tiên phải nắm vững kiến thức cơ bản rồi suy nghĩ và định hướng vào dạng bài cụ thể để tìm cách giải quyết.


                            Với Thái, làm toán là cách để giải trí, cũng như các bạn khác nghe nhạc hoặc đọc Harry Potter. Khi buồn Thái cũng lôi toán ra làm, chơi vài ngày thấy... mệt cũng phải làm toán, đầu óc căng thẳng cũng phải làm toán.
                            Thái tin rằng Toán logic còn phức tạp và rối ren hơn cuộc sống nên nếu giỏi Toán sẽ có thể giải quyết được mọi vấn đề. "Thậm chí, đứng trước một bạn gái dễ thương, em cũng dùng Toán logic để phân tích" - Thái nói đùa.

                            Trước kỳ thi, Thái xác định thi đấu hết sức mình để thắng hay thua mình cũng đều vui vẻ mà đối thủ của mình cũng vui vẻ. Khi biết mình đạt HCV, sau thoáng bối rối và "bán tin bán nghi" ban đầu, Thái cười rất hạnh phúc và bày tỏ: "Chắc lần này về em sẽ ốm mất vài hôm, nhưng không lo vì ở nhà được ăn cơm mẹ nấu".

                            • Lan Hương

                             
                            http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2007/07/723636/
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2007 13:26:58 bởi Ngọc Lý >
                            #88
                              HongYen 07.08.2007 12:48:08 (permalink)
                              Nguyễn Hồng Ngọc Lam, Nguyễn Đức Phú Thọ

                              ***************
                               
                              Thứ ba, 7/8/2007, 09:44 GMT+7

                              Hai thí sinh đầu tiên đạt 9,5 điểm Văn
                               
                              Chiều 6/8, Cục Công nghệ thông tin (Bộ GD&ĐT) hoàn tất thống kê thi đại học năm nay. Hai thí sinh đạt 9,5 môn Văn là Nguyễn Hồng Ngọc Lam, THPT Trưng Vương, TP HCM và Nguyễn Đức Phú Thọ, THPT Thoại Ngọc Hầu, An Giang.

                              > Tra cứu điểm gần 160 trường tại đây

                              > Những bài văn hài hước mùa tuyển sinh

                              Hà Nội là địa phương có kết quả thi đại học tốt nhất, tiếp theo lần lượt là Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam và Nghệ An. 14 tỉnh dẫn đầu về điểm thi đều ở phía Bắc. Theo Cục trưởng Công nghệ thông tin Quách Tuấn Ngọc, trong 6 năm qua, trật tự này gần như không thay đổi.

                              Mặc dù dẫn đầu cả nước về kết quả thi tốt nghiệp (95%) nhưng kết quả thi ĐH, CĐ của TP HCM chỉ xếp thứ 16 trên cả nước. Trong khi đó, Bắc Giang, dù chỉ có gần 61% thí sinh đỗ tốt nghiệp nhưng vẫn xếp trên TP HCM về kết quả tuyển sinh.




                              Nhiều thí sinh tỉnh lẻ lại có điểm thi cao. Ảnh: Hoàng Hà.

                              Cục trưởng Quách Tuấn Ngọc cho biết, phổ điểm năm nay đẹp hơn năm 2006, ít thí sinh có điểm thi tốt nghiệp cao mà điểm thi ĐH, CĐ kém. Dù không còn phổ biến tình trạng kết quả thi tốt nghiệp xuất sắc như những năm trước, nhưng vẫn còn tình trạng thi tốt nghiệp được 9-10, thi đại học lại được 0-2 điểm.

                              "Làm thi tốt nghiệp nghiêm túc đã “gọt” đi khá nhiều học sinh yếu kém. Điều này phần nào cho thấy sự tương đồng của 2 kỳ thi. Tuy nhiên vẫn cần phải lọc ra những thí sinh được tổng điểm 3 môn dưới 3 điểm", ông Ngọc nhận định.

                              Theo thống kê của Cục Công nghệ thông tin, trong hơn 942.000 thí sinh thi vào 173 trường, có hơn 156.000 thí sinh khối A (gần 32%), hơn 84.000 thí sinh khối B (41%), gần 16.000 thí sinh khối C (15%) và 23.100 thí sinh khối D (16,7%) có tổng điểm thi 3 môn trên 15. Tổng điểm 3 môn thi khối B trung bình là 14,21 và khối A 12,6 điểm.

                              Đến 18h ngày 6/8, khối A có 9 thí sinh được 30 điểm, 31 em được 29,5 điểm; khối B có 6 em được 30 điểm, 50 em được 29,5 điểm, 129 em được 29 điểm; khối C có duy nhất một em được 25,5 điểm và 7 em được 25 điểm; khối D có một thí sinh được 9,5 điểm Văn, 5 em được 9,25 và 27 em được 9 điểm.

                              Nguyễn Hồng Ngọc Lam, THPT Trưng Vương, TP HCM thi ĐH Khoa học xã hội nhân văn và Nguyễn Đức Phú Thọ, THPT Thoại Ngọc Hầu, An Giang thi ĐH An Giang cùng được 9,5 điểm Văn khối C. Tổng điểm thi của Ngọc Lam là 23,5 (Văn 9,5 - Sử 6 - Địa 7,75), còn Phú Thọ được 19,5 điểm (Văn 9,5 - Sử 4,5 - Địa 5,25).

                              Thày Nguyễn Văn Tuấn, Hiệu trưởng THPT Thoại Ngọc Hầu cho biết, Nguyễn Đức Phú Thọ là học sinh 12 chuyên Văn, từng đoạt giải 3 Văn cấp tỉnh, lực học các môn khác ở mức trung bình khá.

                              Năm 2006, Hoàng Thùy Nhi, cô bé hằng ngày vẫn đạp xe chở rau ra bán tại đầu làng, đã giành điểm 10 môn Văn đầu tiên tại ĐH Đà Nẵng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, bài văn điểm 10 này giống hệt văn bài văn mẫu trong cuốn “Kiến thức cơ bản văn học 12”.
                              <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.08.2007 12:51:51 bởi HongYen >
                              #89
                                HongYen 08.08.2007 11:41:59 (permalink)
                                Houston khen thưởng 18 thủ khoa và á khoa gốc Việt

                                Sunday, August 05, 2007


                                Mười bốn trong tổng số 18 thủ khoa và á khoa gốc Việt được khen thưởng năm nay.



                                Thị trưởng Houston, ông Bill White, tại lễ khen thưởng.



                                Cô Mina Nguyễn, diễn giả danh dự của buổi lễ.


                                Bài và ảnh: Nguyên Phương

                                HOUSTON, Texas - Mười tám gương mặt học sinh gốc Việt tốt nghiệp thủ khoa và á khoa năm học 2006-2007 tại các trường trung học thành phố Houston và vùng phụ cận vừa được vinh danh trong “Ngày truyền thống Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam” vào chiều Chủ Nhật, 5 tháng Tám, 2007, tại nhà hàng Kim Sơn Ballroom, thuộc thành phố Houston.

                                “Ngày truyền thống Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam” được Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, có trụ sở chính tại Houston, tổ chức vào dịp đầu tháng Tám hàng năm và năm nay đã bước sang năm thứ 11.

                                Hơn 10 năm qua, ngày Hội này đã khen thưởng khoảng 170 gương mặt các học sinh xuất sắc, mà nay đa số họ đã thành đạt trong xã hội hoặc đang theo học tại nhiều trường đại học danh tiếng của Hoa Kỳ.


                                Buổi lễ năm nay có hơn 500 khách và phụ huynh đến tham dự, đặc biệt là sự hiện diện của thị trưởng Houston, ông Bill White và cô Mina Nguyễn (Phó Phụ tá Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, đặc trách liên lạc Công Cộng và Thương vụ) được mời làm diễn giả danh dự.


                                Mười tám học sinh là thủ khoa và á khoa năm nay đều đã được nhận vào sinh viên năm thứ nhất, năm học 2007-2008, của các trường đại học tại Texas và một số đại học ngoài tiểu bang. Các bạn trẻ gồm:

                                Barua A. Shoumi, Đinh Mai Cindy, Lê Huỳnh Tiến Khải, Lưu Minh Ngọc, Nguyễn Đoàn An Vinh, Nguyễn Linda, Nguyễn Ngọc Ngân, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Văn Alex, Vaughn Mỹ Dung Christine, Vũ Phi Yến, Dương Michael, Hứa Sarah, Huỳnh Trần Anson, Úy Tuấn Peter, Vũ Lê Hoàng, Đỗ Thị Bích Ngọc và Nguyễn Dung.


                                “Gia đình và cha mẹ” là những tiếng thiêng liêng mà tất cả các thủ khoa và á khoa đều nhắc đến khi các bạn trẻ nói về những động lực đã giúp họ gặt hái được thành công hôm nay. Nguyễn Đoàn An Vinh, người mơ ước trở thành dược sĩ trong tương lai và mong muốn tìm được phương thuốc hoàn hảo trị bệnh tiểu đường, phát biểu: “Gia đình luôn dẫn dắt và ủng hộ em, xin cảm ơn gia đình về tất cả!”


                                Còn Huỳnh Trần Anson, người nhận học bổng theo học ngành y khoa của trường đại học DeBakey trị giá $322,000 trong 8 năm, mơ ước: “Trong tương lai em luôn muốn làm điều gì đó để giúp đỡ mọi người đặc biệt là vấn đề môi trường.”


                                Lồng trong buổi lễ là một chương trình văn nghệ do chính các bạn trẻ đã từng là thủ khoa và á khoa của các năm trước đảm trách. Ông Nguyễn Ngọc Bảo, một trong những thành viên sáng lập Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam cách đây 17 năm và hiện đang là cố vấn của Hội cho biết: “Mục đích chính của ngày hội này để khuyến khích tất cả các học sinh, sinh viên Việt Nam chuyên cần hơn trong sự học.”


                                Được biết, ban tổ chức của ngày truyền thống này chính là các thủ khoa và á khoa các năm trước, nay quay trở lại giúp đỡ, động viên và khích lệ đàn em của mình thăng tiến hơn nữa trong học hành và trong xã hội.



                                http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=63601&z=3
                                <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2007 11:46:28 bởi HongYen >
                                #90
                                  Thay đổi trang: << < 456 > >> | Trang 6 của 8 trang, bài viết từ 76 đến 90 trên tổng số 115 bài trong đề mục
                                  Chuyển nhanh đến:

                                  Thống kê hiện tại

                                  Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                  Kiểu:
                                  2000-2025 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9