Học Sinh, Sinh Viên Xuất Sắc
Thay đổi trang: << < 78 | Trang 8 của 8 trang, bài viết từ 106 đến 115 trên tổng số 115 bài trong đề mục
Học Sinh 27.06.2008 11:48:20 (permalink)



Hai chàng trai với “điều đặc biệt”
00:06:26, 22/06/2008
N.N









Ngọc Hải (bìa phải) và Tấn Lộc - Ảnh: Nguyễn Như
Hai năm liền đoạt giải nhất trong cuộc thi thiết kế dành cho sinh viên, hai chàng trai Nguyễn Tấn Lộc và Vũ Ngọc Hải - lớp KT04A3, trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, thể hiện xuyên suốt quan điểm: "Đừng mang đến sự khác biệt mà hãy đem đến những điều đặc biệt!".
 


Với giải pháp xây dựng trạm điều hành xe buýt đa năng Bus Map chủ đề Xưa và nay, Lộc và Hải đã thuyết trình cảm xúc thiết kế của mình như sau: "Bắt nguồn từ mạng lưới giao thông đơn giản theo kiểu ô cờ của Sài Gòn xưa, cùng với sự phát triển nhanh của đô thị, những thăng trầm của lịch sử mà Sài Gòn hiện đang khoác lên mình một chiếc áo giao thông hết sức phức tạp. Đi qua những con đường, mang theo những cảm xúc với những cái tên gắn liền lịch sử, những tên người cùng những ký ức. Những điều bình thường đã làm nên một điều đặc biệt, đó là Sài Gòn....". Bằng những lưới thép được ghép duyên dáng và đầy sáng tạo, trạm điều hành xe buýt đa năng đậm đà "nét cổ điển trong chất hiện đại" và mang dáng vẻ của một tấm bản đồ thành phố. Vì thế, khi đứng bất cứ nơi đâu trong trạm, bạn đều có thể cảm nhận vị trí của mình trên những con đường thân thương. Và hơn thế, bạn vui sướng nhận ra mình chính là một phần của thành phố này!
 






Giải pháp xây dựng trạm điều hành xe buýt đa năng Bus Map của hai sinh viên Lộc - Hải
 

Hải và Lộc đã thiết kế Bus Map gồm khu bán vé, khu điều hành, phòng chờ, khu vệ sinh công cộng... Vượt qua gần 200 tác phẩm dự thi, đồ án này đã đoạt giải nhất cuộc thi thiết kế BlueScope Steel Vietnam Design Award năm 2008 do trường ĐH Kiến trúc TP.HCM và Công ty BlueScope Steel Việt Nam tổ chức.
 
Được biết, trong cuộc thi cùng tên diễn ra năm 2007, Lộc và Hải cũng đã đoạt giải nhất với tác phẩm Hà Nội - 36, tức trạm xe buýt đặt ở 36 phố phường của Hà Nội. Gần đây, ban giám khảo cuộc thi đã có nhận xét "đúp" về những đồ án của hai chàng trai: "Nếu như cách tiếp cận đồ án năm 2007 là sự kết hợp hài hòa các đặc tính của công nghệ và vật liệu xây dựng tiên tiến với nghệ thuật đan lát thủ công truyền thống, thì năm 2008 họ lại chọn tấm bản đồ TP.HCM hiện tại để đưa ra hình thức kiến trúc không thể lẫn lộn cho trạm xe bus trên công trường Quách Thị Trang, một địa điểm nhạy cảm về cả lịch sử lẫn văn hóa của thành phố". Một thành viên ban giám khảo còn nhấn mạnh: "Tính phức tạp của kiến trúc - với tư cách là một nghệ thuật - đôi khi lại nằm ở những giải pháp hết sức giản dị. Phương án của nhóm sinh viên này là một trong những minh họa sinh động cho tính chất này". 
  
Theo tác giả Nguyễn Tấn Lộc, giá trị của một công trình được khẳng định khi nó được đặt đúng vị trí. Ví như, trạm điều hành xe buýt đa năng Bus Map chỉ thích hợp khi đặt ở công trường Quách Thị Trang, trong khi không gian lý tưởng nhất của nhà chờ xe buýt đa năng Hà Nội - 36 chỉ có thể là 36 phố phường cổ kính. Hai chàng trai này có chung suy nghĩ: "Đô thị giống như một cơ thể sống, nó rất cần có ký ức. Nếu không có ký ức, đô thị trở nên vô hồn. Do vậy, các đô thị trên thế giới dù lớn hay nhỏ, dù đã phát triển hay đang phát triển đều cố gắng tìm tòi và lưu giữ một chút gì đó của quá khứ". Đề cập đến tình hình kiến trúc đô thị ở Việt Nam, các tác giả trẻ cho rằng hiện có không ít công trình na ná nhau, không có gì độc đáo. Vì thế, những kiến trúc sư tương lai này mang khát vọng sẽ tạo ra những sản phẩm với nét đặc biệt (chứ không phải là sự khác biệt).  
N.N
http://www6.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2008/6/22/246313.tno
venus4t.vns_hnu 28.06.2008 16:13:01 (permalink)
Bạn thân!
ND gửi các bạn một lá thư mà ND sưu tầm được từ thanhnienonline mong các bạn hãy đọc lá thư này một lần (dù chỉ một lần thôi). Hãy cùng nghĩ về những gì ta đang làm nhé.


GẶP CÔ HỌC TRÒ VIẾT THƯ CHO BIN LADEN
23:43:17, 27/06/2008
Hương Giang
Quế Chi nhận giải thưởng cuộc thi - Ảnh: Bảo Phương Bức thư đoạt giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2008 Việt Nam của Hồ Thị Quế Chi, học sinh lớp 10 Văn, trường THPT chuyên Bắc Ninh - TP Bắc Ninh đã làm cho nhiều người sửng sốt...
Với "khẩu khí" khá ấn tượng trong bức thư đoạt giải nhất (tại Việt Nam) của cuộc thi viết thư quốc tế UPU 2008 khiến người ta khó mà hình dung được tác giả của nó mới chỉ là một nữ sinh trung học. Tác giả của bức thư độc đáo được ban giám khảo đánh giá là "có ngôn ngữ hiện đại, cách lập luận khúc chiết, giàu ý tưởng" hóa ra lại là một cô gái có vẻ khá hiền lành, rụt rè và đặc biệt là "không có e-mail và hầu như chưa biết gì về internet", lý do vì bố mẹ sợ nếu ham "chat" sẽ ảnh hưởng đến việc học. 
Quế Chi cho biết đây đã lần thứ 6 em tham gia cuộc thi viết thư UPU và cũng là lần đầu tiên em có giải, mặc dù không hề có hy vọng gì. Thoạt đầu lúc chuẩn bị tham gia cuộc thi em cũng chưa biết sẽ viết như thế nào với đề bài khá ngắn gọn "Hãy viết thư cho một người nào đó để nói tại sao thế giới cần sự khoan dung", nhưng sau nhờ có gợi ý của một cô bạn và cách đây mấy năm em cũng từng đọc một bài báo viết về Osama bin Laden, nguyên nhân tại sao ông ta lại khủng bố nước Mỹ... thấy chuyện này có vẻ liên quan đến đề thi năm nay nên em quyết định viết. Và sau khi ý tưởng đến, bức thư được hoàn thành khá nhanh, chỉ trong một buổi tối và chỉ viết tay một lần trên giấy, đúng theo "thói quen của dân chuyên văn", rồi được gửi dự thi luôn mà không hề chép lại hay chỉnh sửa gì, Chi kể. 
Theo đánh giá của nhà văn Nguyễn Trí Huân, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Chủ tịch Ban giám khảo cuộc thi thì Quế Chi đã rất "dũng cảm" và có sự lựa chọn "khôn ngoan" khi quyết định chọn Osama bin Laden là người để gửi thư. Có thể nói bức thư của Hồ Thị Quế Chi là một cuộc "trao đổi thẳng thắn, sòng phẳng" giữa trùm khủng bố khét tiếng với một nữ sinh trẻ tuổi. Trong bức thư của mình Quế Chi đã phân tích mổ xẻ hành động, việc làm của trùm khủng bố dưới nhiều góc nhìn khác nhau với những "lý lẽ chặt chẽ, giàu tính triết lý". 
Chi cho biết việc học văn của em ở trường khá thoải mái, mặc dù là học sinh của lớp chuyên Văn nhưng áp lực của môn học này đối với em hầu như không có, mà thay vào đó sự say mê và hứng thú qua cách dạy và cách học được trường THPT chuyên Bắc Ninh áp dụng. "Các thầy cô ở trường em thường không ra những đề thi về những bài đã có sẵn trong sách giáo khoa mà thường chọn những những vấn đề mở, hoặc đang được xã hội quan tâm để kích thích khả năng sáng tạo. Khi đó chúng em có thể viết theo cách nghĩ của mình chứ không bị gò bó vào khuôn mẫu nào đó", Chi cho biết.
Theo Chi nghĩ, khi học văn thì không nên nghĩ đó là việc bắt buộc, nếu có sự yêu thích đam mê thì học văn rất thoải mái, không nên nghĩ rằng khi viết một bài văn nào đó mình phải được điểm cao hay phải đúng theo một đáp án nào đó thì sẽ rất khó chịu. "Em quan niệm chỉ cần bài viết nêu ra được những suy nghĩ của mình thì dù điểm cao hay điểm thấp cũng không thành vấn đề" - Chi chia sẻ quan điểm về việc học văn của mình như vậy. 
Gửi ông Osama bin Laden!
Tôi không chắc là ông sẽ đọc bức thư này, nhưng nếu những dòng chữ tôi đang viết hiện diện trong mắt ông thì tôi hy vọng ông sẽ kiên nhẫn để đọc hết nó. 
Hẳn ông sẽ cười nhạo khi biết rằng tôi - một nữ sinh trung học bình thường ở một đất nước nhỏ bé - lại dám cả gan viết thư cho một trùm khủng bố khét tiếng? Một trong những lý do khiến tôi cầm bút là muốn giúp ông tìm thấy sự thanh thản và lối thoát cho riêng mình. Đừng vội khinh thường lời nói của một cô gái 15 tuổi, tôi có đủ đức tin để hy vọng ông sẽ phải thay đổi suy nghĩ.
Đất nước của ông và đất nước của tôi ở cách nhau quá xa để chúng ta có thể quen biết nhau, mặc dù sự kiện 11.9.2001 đã đưa "tiếng tăm" của ông ra toàn thế giới. Có lẽ điều đó làm ông hãnh diện? Ông mâu thuẫn với chính phủ Mỹ nhưng không có nghĩa là ông có quyền kéo bao người dân thường vô tội vào cuộc chơi bạo lực của mình. Ông có biết bao nhiêu nhà khoa học, bao nhiêu doanh nhân giỏi, bao nhiêu nhân viên, bao nhiêu người dân thường vô tội đã phải chết một cách oan uổng dưới chân tháp đôi kia không? Tôi đã nhận ra là trong cuộc sống, con người luôn luôn chọn lựa và đôi khi đó là chọn một thái độ. Vậy tại sao ông lại chọn sự tức giận và trả thù mà không phải là khoan dung? Trên ghế nhà trường, chúng tôi được giáo dục rằng: Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn, thử thách, đôi khi có cả thất vọng và nỗi buồn. Hãy dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng mất niềm tin, hy vọng, ước mơ. Ông lớn tuổi hơn tôi nhưng không biết ông có học được điều ấy không? Cuộc sống luôn công bằng. Trở ngại và bất hạnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào chẳng hề báo trước, nhưng đổi lại, ta sẽ tìm thấy sự kỳ diệu và vẻ đẹp lớn lao của lòng dũng cảm, của tình yêu thương. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình một cách đón nhận, đối đầu để có một hướng đi riêng. Hẳn ông biết tự đáy lòng mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống. Tôi nghĩ ông cũng không nằm ngoài số đó. Ông muốn chính phủ Mỹ trả giá nhưng không phải chỉ có họ mà biết bao sinh linh vô tội khác cũng phải lìa đời khi tòa tháp đôi đổ xuống đó là mục đích của ông sao? Có lẽ ông mừng vì điều đó, làm cho Nhà Trắng phải lao đao, khốn đốn nhưng có chắc ông sẽ sung sướng khi nhìn thấy nỗi đau mất mát của biết bao gia đình? Ông đã chọn hận thù và bạo lực. Nếu những người dân thường vô tội kia họ cũng chọn cách làm như ông thì thế giới này sẽ ra sao? Giá như ông sáng suốt hơn để khoan dung thì có lẽ biết bao những giọt nước mắt oan ức sẽ không rơi xuống. Một trong những điều khó nhất và cũng quý nhất đối với con người là sự an ủi. Đã sáu năm trôi qua, ông nghĩ điều gì sẽ xoa dịu nỗi đau của những gia đình nạn nhân của vụ 11.9.2001? Tôi tin đó là sự khoan dung. Không chỉ tôi mà tất cả mọi người có lương tâm trên thế giới này đều hiểu rằng cái gì đã mất là không thể lấy lại. Chúng tôi nuối tiếc, chúng tôi tổn thương nhưng không có nghĩa là chúng tôi cũng sẽ trả thù giống như ông. Chúng tôi sẵn sàng tha thứ nếu ông nhận ra sai lầm để thay đổi. Nhưng liệu ông có thể khoan dung cho chính mình không? Với tôi, phương thuốc chữa khỏi mọi bệnh tật, lỗi lầm, nỗi bận tâm, ưu phiền và tội lỗi của con người, tất cả đều nằm ở một từ "yêu". Mà bản chất của yêu thương là sự khoan dung. Nó là sức mạnh tuyệt vời để sản sinh và tái tạo cuộc sống xã hội. Ông không tin ư?
Tôi xin kể ông nghe câu chuyện xảy ra vào năm 1969 khi mà nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện. Một cậu bé người Mỹ gốc Phi là học sinh da màu duy nhất trong một lớp học nọ. Cậu đã kết thân với một cô bé da trắng. Rồi họ chuyển đến ngồi cùng bàn. Vì lo lắng, mẹ của cô bé da trắng đã tới gặp cô giáo chủ nhiệm. Nhưng chứng kiến tình yêu thương của người mẹ da màu, bà mẹ ấy đã lưỡng lự. Cô ấy đã không nói ý định muốn xin chuyển chỗ ngồi cho mình nhưng vẫn tìm cách ngăn cản tình bạn ấy của hai đứa trẻ. Và món quà sinh nhật giản dị của cậu bé gốc Phi tặng người bạn da trắng chính là sợi dây yêu thương xóa nhòa định kiến về tình cảm... Câu chuyện đã làm cho tôi vô cùng xúc động về tình cảm của con người. Nếu ông cho rằng đây là chuyện trẻ con thì tôi nghĩ ông nên nghĩ lại. Hai đứa bé ấy khác ông ở chỗ chúng tôn trọng nhau và vượt qua rào cản của chế độ phân biệt chủng tộc để đến với nhau. Câu chuyện của hai đứa trẻ là bài học về sự khoan dung: nhìn nhận, đánh giá con người không ác cảm, định kiến mà đầy lòng nhân ái, vị tha. "Tôi ao ước có một ngày những đứa con của tôi sẽ được sống trên một đất nước không có ai bị phán xét bởi màu da của mình mà chỉ có thể bị phán xét bởi chính tâm hồn của họ mà thôi!". Chắc là ông hiểu câu nói đó?
Sóng không thể tự sinh ra mà chúng được hình thành từ những cơn gió từ trên mặt đại dương. Con người cũng thế, không ai có thể tồn tại trên đời lẻ loi một mình cả. Ngược lại, chúng ta phải sống hòa đồng trong sự hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng xã hội về mọi mặt. Đó là lý do mà thế giới cần đến sự khoan dung. Sự khoan dung cần thiết cho mọi mối quan hệ mà loài người trên thế giới này đã, đang và sẽ tiến hành. Điều quan trọng đối với mỗi con người không phải là những gì ta nhận được mà chính là những gì ta biết cho đi. Và tôi nghĩ ông vẫn còn sống đến giờ này đã là một khoan dung của Thượng Đế. Ông nên cảm ơn điều đó thay vì tiếp tục tức giận và khủng bố. Sao ông không nghĩ một cách cởi mở hơn rằng Trái Đất này còn sự sống, thế giới này còn chưa bị hủy diệt là chính nhờ sự khoan dung giữa con người với con người?
Ông nổi tiếng thế giới cùng với ba từ "trùm khủng bố", xin hỏi có gì đáng tự hào? Elaine Maxwell đã nói: "Tôi là sức mạnh; tôi có thể phá sạch mọi cản trở trước tôi, nếu không tôi sẽ mắc vào lưới. Chọn lựa của tôi, trách nhiệm của tôi, chiến thắng hay thất bại, chỉ có tôi giữ chìa khóa số mệnh của tôi". 
Tôi đã học được rằng thất bại không có nghĩa là gục ngã, mà chỉ là tạm dừng chân một chỗ trên con đường tiến lên phía trước. 
Người ta không thể một mình làm được tất cả mọi thứ. Nhưng người ta có thể làm được một điều gì đó cho cuộc sống này. Tôi hy vọng ông sẽ làm được một điều gì đó có ích cho xã hội này, nếu ông gỡ bỏ được hận thù, nếu ông đánh thức sự khoan dung ẩn sâu trong lòng. 
Tôi hy vọng dù điều đó thật mong manh!
Chào ông!
Hồ Thị Quế Chi (Việt Nam)



Sưu tầm từ:
http://www6.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2008/6/28/247429.tno
Như Ý P 30.06.2008 21:10:38 (permalink)



Cô học sinh thủ khoa phố núi
20:03:43, 29/06/2008










Mai Như tích cực ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi đại học - Ảnh: Thiên Trúc
Thành tích học tập đáng nể một lần nữa đã được cô học trò mồ côi mẹ Nguyễn Thị Mai Như (Gia Lai) xác lập khi em đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua với số điểm 56,5.
 



Để được vào học ở một ngôi trường có chất lượng đào tạo hàng đầu của tỉnh, trường THPT Hùng Vương TP Pleiku, Mai Như đã vượt qua không ít thí sinh ứng thi và đỗ vào khối chuyên Văn của trường. Đây là thành quả xứng đáng với cô học sinh giỏi 9 năm liền của huyện Kbang. Một mình lên TP Pleiku trọ học, sẵn sàng tư thế đua tranh với 30 học sinh giỏi văn của lớp. "Em không muốn bị tụt hậu trong cuộc đua tranh công bằng này nên phải cố gắng", Mai Như tự tin. 
 
Mới chân ướt chân ráo lên TP Pleiku trọ học chưa được bao lâu thì Mai Như nhận được hung tin: mẹ em không qua khỏi trong một cơn tai biến bất ngờ. Em kể rằng trong những ngày đó mình đã khóc cạn nước mắt. Chuyện học hành có thể bị chững lại nếu không có sự động viên, vững vàng của bố. Mai Như mạnh mẽ gạt nước mắt lao vào học tập với tâm niệm những thành tích của mình là món quà dành tưởng nhớ người mẹ tảo tần quá cố. Trong 3 năm liền, Mai Như là một trong những học sinh giỏi của lớp chuyên văn 12C1 trường THPT Hùng Vương.
 
Điểm số các môn thi của Mai Như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua thật đáng nể: Toán: 10, Văn: 9, Sinh học: 10, Lịch sử: 9, Vật lý: 9, Anh văn: 9,5. "Thật là bất ngờ và vui! Cả bố và em trai khi được em báo tin cũng mừng không kém. Lúc đó em lại nghĩ nhiều đến người mẹ yêu quý của mình. Niềm vui sẽ trọn vẹn hơn nếu như có thêm những lời động viên đầy thương yêu của mẹ", Mai Như thổ lộ.
 
Những ngày này, Mai Như đang miệt mài ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi đại học sắp tới. Mong cho ước mơ của cô học trò giàu nghị lực này sẽ được toại nguyện.
Thiên Trúc
http://www4.thanhnien.com.vn/Thegioitre/2008/6/30/247861.tno
Như Ý P 21.07.2008 18:27:39 (permalink)
Việt Nam giành 2 huy chương vàng Olympic Toán quốc tế
VnExpress - Thứ Hai, 21/7

 

Cả 6 thí sinh của đoàn Việt Nam đều giành được huy chương. Lê Ngọc Anh và Hoàng Đức Ý (THPT Lam Sơn, Thanh Hóa) cùng giành HCV, 4 thí sinh còn lại nhận được 2 HCB và 2 HCĐ.> Huy chương vàng chỉ là thành công bước đầu.

Bóng hồng duy nhất Đỗ Thị Thu Thảo (THPT Nguyễn Trãi, Hải Dương) giành được HCB. Cùng nhận HCB với Thảo là Nguyễn Phạm Đạt (khối chuyên, ĐH Sư phạm Hà Nội). Hai thí sinh đoạt HCĐ là Đặng Trần Tiến Vinh (lớp 11 Toán, Phổ thông Năng khiếu, TP HCM) và Nguyễn Trọng Hoàng (ĐH Vinh).

Ngày 10-22/7, Olympic Toán Quốc tế lần thứ 49 diễn ra tại Madrid (Tây Ban Nha). Trong số hơn 500 thí sinh đến từ 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, 267 thí sinh giành huy chương (47 HCV, 100 HCB, 120 HCĐ).
Dẫn đầu là Trung Quốc (217 điểm) với 5 HCV và 1 HCB. Đáng lưu ý, hai thí sinh giành HCV của đội Trung Quốc cùng đạt 42 điểm - điểm số tối đa. Dù đứng sau Trung Quốc về điểm số (199 điểm) nhưng cả sáu thí sinh của đoàn Nga đều giành HCV. Tiếp đó lần lượt là Mỹ, Hàn Quốc, Iran, Thái Lan...

Với 159 điểm, đoàn Việt Nam xếp thứ 12 toàn đoàn, giảm 9 bậc so với IMO 48, khi chúng ta là nước chủ nhà.
Năm 2007, tại IMO 48 được tổ chức tại Việt Nam, đoàn chủ nhà đã giành thành tích cao nhất trong vài chục năm gần đây, với 3 HCV và 3 HCB, xếp thứ ba toàn đoàn, sau Nga và Trung Quốc.

Tiến Dũng

http://vn.news.yahoo.com/vne/20080721/tpl-viet-nam-gianh-2-huy-chuong-vang-oly-50f20d3.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.07.2008 18:31:43 bởi Như Ý P >
Như Ý P 14.09.2008 02:51:56 (permalink)
"Đời thường" của hai học sinh giỏi
Thanh Niên Online - Chủ Nhật, 14/9


Hai học sinh lớp 12A1 - khối chuyên Toán trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội là Nguyễn Thị Thu Hồng và Trịnh Ngọc Dương - cùng thi vào ĐH Dược HN và cùng trở thành thủ khoa của trường với số điểm tuyệt đối: 30 điểm.

Nguyễn Thị Thu Hồng quê ở một ngôi làng nhỏ của xã Vân Tảo, huyện Thường Tín (nay thuộc Hà Nội). Khi thi đỗ vào khối THPT chuyên - ĐH Khoa học tự nhiên HN, Hồng bắt đầu phải sống xa nhà, ở ký túc xá của trường. 12 năm là học sinh giỏi, bí quyết thành công của Thu Hồng chỉ là tự học. "Chính quá trình tự học ấy đã giúp em nuôi dưỡng niềm say mê khám phá kiến thức" - Hồng cho biết.
Nguyễn Thị Thu Hồng - Ảnh: Bích NgọcHồng đã cùng lúc trở thành thủ khoa của hai trường: ĐH Dược Hà Nội với mức điểm tuyệt đối (30 điểm) và ĐH Răng - Hàm - Mặt (khối B) với 29,5 điểm. Có người khuyên: "Chọn ngành Răng - Hàm - Mặt sau này đi làm hái ra tiền". Nhưng Hồng nói: "Em thích học Y, Dược là để sau này góp sức cứu người chứ không phải để làm giàu vì nghề đó". Chưa đến ngày tựu trường nhưng Hồng đã tìm nơi trọ học để học tiếng Anh và kiếm việc làm để đỡ đần bố mẹ. Cô bảo: "Em muốn tìm học bổng để du học. Nhưng nếu không được em sẽ làm thêm một công việc gì đó phù hợp, để đỡ một phần gánh nặng ăn học cho cha mẹ, vừa không bỡ ngỡ nếu  phải đối diện với những khó khăn khi vào đời".

http://vn.news.yahoo.com/tno/20080913/tpl-doi-thuong-cua-hai-hoc-sinh-gioi-99ac64f.html
<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.09.2008 02:53:56 bởi Như Ý P >
Như Ý P 14.09.2008 02:57:43 (permalink)
"Đời thường" của hai học sinh giỏi
Thanh Niên Online - Chủ Nhật, 14/9
 
Tại TP Hà Đông, ngôi nhà cấp 4 đơn sơ của cậu thủ khoa Trịnh Ngọc Dương nằm sâu trong con ngõ nhỏ. Bố Dương làm ở một công ty xây dựng tại Hà Nội, mẹ Dương thì làm kế toán ở tận Thanh Hóa, cuối tuần mới về nhà.
 
Dương kể rằng, mẹ thường đi vắng nên cả 3 bố con vất vả hơn trong những công việc nội trợ hằng ngày. Buổi sáng, bố Dương phải dậy sớm để đi chợ mua đồ ăn sáng và thức ăn cho gia đình trong cả ngày. Trưa, hai anh em Dương đi học về tự lo việc nấu ăn, bảo nhau học hành. Hôm nào Dương về sớm hơn thì vào bếp nấu cơm, để cô em gái đi học về có đồ ăn ngay.
 
Nhưng ngay từ cấp THCS, Dương đã đoạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán, rồi giải khuyến khích trong cuộc thi Toán học tuổi thơ do Bộ GD-ĐT tổ chức...
Giờ đây, ngoài thủ khoa của trường ĐH Dược, Dương còn đậu trường ĐH Y Hà Nội với số điểm 28,5. Dương sẽ chọn ĐH Dược để theo học và bắt đầu thực hiện ước mơ: trở thành một nhà nghiên cứu về dược học.
 
Tuệ Nguyễn
 
http://vn.news.yahoo.com/tno/20080913/tpl-doi-thuong-cua-hai-hoc-sinh-gioi-99ac64f.html

YAHOO.EU.Messenger = new Messenger();
var sStoryHeadline='%0A';
var sStoryLink="http://vn.news.yahoo.com/tno/20080913/tpl-doi-thuong-cua-hai-hoc-sinh-gioi-99ac64f.html"+'%0A';
var sDefaultMsg = "Xem+b%C3%A0i+n%C3%A0y+tr%C3%AAn+Yahoo%21+Tin+t%E1%BB%A9c%3A";
Như Ý P 28.11.2008 21:42:17 (permalink)

Thứ tư, 19/11/2008, 20:11 GMT+7

Đoạt giải quốc tế được du học miễn phí

Tối 18/11, trước khi khen thưởng các học sinh giỏi quốc tế, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, những em đoạt giải cao sẽ được quyền lựa chọn trường tốt nhất trong nước hoặc du học theo kinh phí đề án 322.

> Việt Nam giành 4 huy chương vàng Olympic Vật lý
Theo Phó thủ tướng, thế hệ trẻ chính là những người sẽ xây dựng và lãnh đạo đất nước sau này. Do vậy, người trẻ có thể tự hào về những gì mình đạt được nhưng phải hướng tới tương lai.

Năm nay, trong số 31 học sinh dự thi Olympic quốc tế Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học và Olympic Vật lý châu Á, 30 em đoạt giải, với 10 HCV, 6 HCB, 12 HCĐ và 2 giải khuyến khích.




Các thí sinh chủ nhà tham dự IPho 2008. Ảnh: Tiến Dũng.
 

Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, qua 28 lần dự thi Olympic Quốc tế và khu vực (1981 - 2008), các đoàn học sinh Việt Nam giành được 529 huy chương (117 HCV, 172 HCB, 199 HCĐ và 41 giải khuyến khích).

Đáng lưu ý, liên tiếp năm 2007-2008, Đỗ Hoàng Anh (lớp 12 ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội) đoạt 1 HCV và 1 HCB Vật lý quốc tế và 1 HCV, 1 HCĐ Vật lý châu Á. Nguyễn Tất Nghĩa (lớp 12 THPT Phan Bội Châu - Nghệ An) đoạt 2 HCV Vật lý quốc tế (2007, 2008) và 1 HCV Vật lý châu Á (2008).

Tiến Dũng
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.11.2008 21:43:56 bởi Như Ý P >
Như Ý P 23.02.2009 23:16:20 (permalink)
Jaime Phạm, lớp 5
Một Học Sinh Gốc Việt Lớp 5 Đoạt Giải Black History Bee 
Việt Báo Thứ Hai, 2/23/2009, 12:02:00 AM
 
KENOSHA, Wisconsin (VB) -- Một học sinh gốc Việt bậc tiểu học đã thắng giải thi về lịch sử dân da đen Hoa Kỳ, giải Black History Bee, sáng thứ Sáu 20-2-2009. Bản tin sau dịch theo báo Kenosha News.

Nhóm 24 học sinh bậc tiểu học từ Học Khu Kenosha đã thi qua 32 vòng trong năm nay, trứơc khi nhà vô địch được trao giải trong cuộc thi đặc biệt nầy.

Cô bé Jaime Phạm, lớp 5 của trường tiểu học Pleasant Prairie Elementary School, đã thắng cô Jennifer Kilmer từ trường Somers Elementary School trong vòng chung kết để đoạt giải vô địch. Cô học trò Achal Thakore, lớp 5 từ trường Prairie Lane Elementary School người năm ngoái hạng nhì năm nay đã về hạng ba.

Giaỉ thi về kiến thức lịch sử về dân da đen tại Mỹ tổ chức mỗi năm, từ năm 2003 với 10 trường, năm nay là 12 trường dự thi.

Giaỉ thi mở đầu với cô Kalon Bell, lớp 9 của Harborside Academy, và Khari Bell, lớp 7 của trường Mahone Middle, cùng nhau đọc thuộc lòng bài diễn văn “I Have a Dream,” (Tôi Có Một Giấc Mơ) của mục sư Martin Luther King đã làm cho cả hội trường đứng dậy tán thưởng.

Khi tới chung kết, chỉ còn 2 học sinh là cô Jaime Phạm và  cô Jennifer Kilmer. Và rồi cô Jennifer trả loòi trật một câu ở vòng thứ 32, trong khi cô Jaime Phạm trả lời đúng liền 2 câu tiếp theo.

Cô Jaime Phạm cười tươi, trong khi tay cầm cúp vô địch, “Em học rất kỹ lưỡng từ lúc đầu tháng 2 rồi. Em chỉ muốn d0ứng vaà vòng 5 học sinh điểm cao nhất thôi, không ngờ đi xa như bây giờ. Em rất hạnh phúc. Em không nghĩ là em sẽ thắng giải.”

Bố mẹ của em Jaime Pham là ông Dinh-Tuong Pham và bà Nga Pham đã vui không kể xiết.
 
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=5&nid=141249
Như Ý P 10.03.2009 01:07:24 (permalink)




Chuyện về học sinh lớp 9 đạt điểm TOEFL cao nhất Việt Nam

21/03/2006 08:05



Ba tuổi đã được mẹ dạy học tiếng Anh, 4 tuổi đã đọc vanh vách các câu danh ngôn trên những tờ lịch bloc, 14 tuổi đạt điểm TOEFL cao nhất  ở Việt Nam từ trước tới nay.  Đó là Nguyễn Xuân Đạt, học sinh lớp 9 Trường PTCS Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế
 


Sinh ra trong một gia đình trí thức, bố là công chức Nhà nước, còn mẹ là Tiến sĩ ngôn ngữ học thiết kế chương trình giảng dạy ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế, từ nhỏ Đạt đã rất thông minh, lanh lợi.
 
Năm lên 3 tuổi, chị Nguyễn Thị Oanh (mẹ Đạt) đã  tập cho con tiếp xúc với môn tiếng Anh thông qua các băng đĩa cả hình lẫn tiếng cho Đạt xem. Với bản tính hiếu động, những lúc mẹ dạy tiếng Anh cho chị gái, Đạt luôn tìm đến bên cạnh lắng nghe và bi bô đọc theo những chữ cái.
 
Chị Oanh cho hay, bất ngờ nhất là năm lên 4 tuổi, trong một lần Đạt sang chơi ở nhà bên cạnh, em đã đọc vanh vách các câu danh ngôn ghi trên lịch bloc làm cho mọi người phải ngạc nhiên. Biết được khả năng bẩm sinh của con mình, bố mẹ Đạt luôn luôn chỉ bảo, đặc biệt là môn tiếng Anh.
 
Học xong cấp I, em đã đọc thông thạo những từ tiếng Anh thông thường. Khi vào học ở Trường THCS Nguyễn Tri Phương, nơi khách nước ngoài thường xuyên lui tới nên vào giờ ra chơi, Đạt cùng những người bạn trong lớp thường chạy ra cổng trường để nói chuyện, tập phát âm tiếng Anh như người bản xứ, những từ gì chưa hiểu là em hỏi ngay. Những lần có các đoàn nước ngoài sang thăm, trường đều chọn Đạt làm phiên dịch, hướng dẫn tham quan các phòng học, các bộ môn.
 
Một lần ở tỉnh Thừa Thiên - Huế có đoàn Học viện Telluride của Hoa Kỳ sang giao lưu với thanh, thiếu niên Huế, Đạt được mời tham dự. Với vốn tiếng Anh thông thạo và tính cách nhanh nhẹn tháo vát, Đạt để lại ấn tượng đẹp với đoàn. Sau lần ấy, phía đối tác đã mời Đạt sang nước bạn du lịch một tháng. Ở đất khách, Đạt còn tham gia các vở diễn kịch giới thiệu văn hóa Việt Nam.
 
Trong kỳ thi tiếng Anh chọn học sinh Việt Nam đi du học TOEFL do Đại học Wisconsin (Hoa Kỳ) tổ chức vào tháng 6/2005, Nguyễn Xuân Đạt đã đạt được 660 điểm trên tổng số 670 (điểm tuyệt đối), một số điểm cao nhất mà từ trước tới nay chưa có một học sinh nào ở Việt Nam đạt tới. Với số điểm trên, Đạt  được Trường Lomis Chaffee School hỗ trợ học bổng du học của trường, mỗi năm 37.000 USD. Còn Nguyễn Thùy Dương, chị gái của Đạt cũng đạt 590 điểm và cũng được cấp học bổng vào Trường Wild wood, Los Angeles (Mỹ).
 
Sống trên mảnh đất cố đô có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nhưng mỗi khi nhắc đến địa danh, di tích, Đạt đều am hiểu một cách tường tận. Khi tiếp xúc với chúng tôi, Đạt tâm sự: Phương pháp học tập là cực kỳ quan trọng, em không bao giờ thức thâu đêm suốt sáng để học bài, mà chủ yếu tiếp thu bài giảng ngay trên lớp, những lúc cô giáo ra bài tập cũng tranh thủ làm ngay. Về nhà em chủ yếu đọc sách, tìm hiểu kiến thức nâng cao và học… tiếng Anh. Đạt tận dụng triệt để thời gian để học tập, những lúc rảnh thì làm những việc có ích như tập thể dục, đi dạo bộ…
 
Đạt kể, trong lần thi phỏng vấn của một tổ chức nước ngoài để cấp học bổng, mà đối tượng thường chỉ dành cho học sinh xuất sắc ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, riêng em là thí sinh tỉnh Thừa Thiên - Huế lại đạt điểm cao nhất. Không chỉ giỏi tiếng Anh mà Đạt còn thành thạo cả tiếng Pháp và biết cả tiếng Nhật.


http://www.hanoimoi.com.vn/vn/47/80243/
 
Như Ý P 22.03.2009 22:38:12 (permalink)
Thứ bảy, 21/3/2009, 07:03 GMT+7
7 tuổi đoạt kỷ lục 'Dịch giả nhỏ tuổi nhất VN'
 
Tiếng Anh lưu loát, dịch thành công 2 tên sách khoa học khá "hóc" và được đặt hàng dịch thêm nhiều cuốn nữa, Đỗ Nhật Nam, học lớp 2 Tiểu học Lê Quý Đôn, Hà Nội, vừa được trao kỷ lục Dịch giả nhỏ tuổi nhất VN, hôm 20/3.
 
Đọc qua hai cuốn sách vừa được phát hành trên các kệ sách trong nước: Nạp điện và Câu chuyện của ngày và đêm (NXB Lao động và Xã hội, Thái Hà Books) của dịch giả Đỗ Nhật Nam, ít ai biết rằng người chuyển ngữ chúng là một cậu bé 7 tuổi.
 







Với danh hiệu kỷ lục gia "Dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam", Nhật Nam phá vỡ kỷ lục trước đó thuộc về một cô bé 13 tuổi. Hiện cậu còn là người dẫn chương trình "Chúc bé ngủ ngon" trên kênh VTV 3 lúc 21h mỗi ngày.
 

Nạp điện và Câu chuyện của ngày và đêm là hai cuốn sách khoa học phổ thông nằm trong bộ sách tiếng Anh Science Works của tác giả Jacqui Bailey và Matthew Lilly. Sách dành cho thiếu nhi, nhưng kiến thức khá "nặng ký", được viết bằng văn phong khoa học với nhiều thuật ngữ chuyên ngành vật lý, địa lý, sinh học... Tuy vậy, đọc bản dịch bằng tiếng Việt của Nhật Nam, từ các biên tập viên của NXB đến nhiều bậc phụ huynh, nhất là các em nhỏ đều thích thú vì dịch giả diễn giải mọi thứ sang tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và lại có giọng trẻ con hấp dẫn, đáng yêu.
 





* Xem kỷ lục gia 'nhí' tự tin giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

* Xem Đỗ Nhật Nam cùng mẹ đọc thơ Xuân Quỳnh
* Ảnh dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam

 
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, giám đốc Thái Hà Books kể, công ty sách này có một showroom đọc sách miễn phí dành cho độc giả tại Hà Nội. Mỗi lần đến đây, ông Hùng bắt gặp một nhóc tì thường ngồi nghiền ngẫm sách tiếng Anh. Thấy lạ, ông giám đốc tiếp cận xem cậu có biết đọc gì thì phát hiện ra cậu không chỉ ghiền sách khoa học, lịch sử Anh - Mỹ mà còn có thể trò chuyện thoải mái với người lớn bằng ngôn ngữ này.
 
Đang cần tìm người chuyển ngữ bộ sách khoa học dành cho thiếu nhi, ông Hùng giao cho Nhật Nam dịch thử vài trang. Bản dịch của cậu bé 7 tuổi gây ấn tượng với đội ngũ biên tập viên nhà sách đến nỗi đơn vị này tự tin ký hợp đồng dịch ngay với cậu. "Thật ra trước đây, chúng tôi có đưa một vài cuốn trong bộ Cu tí khám phá thế giới (tên tiếng Việt của bộ Science Works) cho một dịch giả người lớn, nhưng bản dịch của Nam hay hơn vì em diễn đạt đúng phong cách của một cậu bé tìm tòi khoa học", ông Hùng nhận xét.
 
Đỗ Nhật Nam chia sẻ, với cậu muốn dịch sách tốt phải có phương pháp, vì khi làm việc có phương pháp thì tiết kiệm được nhiều thời gian và không bị mệt. "Để dịch sách, trước tiên, cháu đọc sơ hết cuốn sách để nắm nội dung tổng quát. Sau đó, cháu dịch thô theo ý mình rồi dùng bút chì đánh dấu theo ý hiểu hoặc tra từ điển những từ không biết, mà thường cháu cũng tự đoán nghĩa của từ theo bối cảnh luôn. Cuối cùng, cháu trau chuốt lại bản dịch cho hay hơn", Nam nêu "bí quyết" làm việc.
 
Sau khi hợp tác thành công qua 2 cuốn sách, Thái Hà Books cho biết, sẽ tiếp tục hợp tác với cậu trong các cuốn sách tiếp theo.
 
Nhật Nam được học tiếng Anh từ tháng 4/2007 tại một trung tâm Anh ngữ trong nước. Vốn là công chức bình thường ở Hà Nội, bố mẹ cậu chưa đủ khả năng cho con trai học trường quốc tế. Tuy vậy, chỉ vài tháng sau khi đi học Anh văn, Nhật Nam mau chóng bỏ xa bạn bè về khả năng tiếp thu và học từ mới và hiểu ngữ pháp.
 
Cậu mau chóng lấy được chứng chỉ Stater của đại học Cambrigde với số điểm tuyệt đối và sau đó là chứng chỉ Mover cũng của đại học danh tiếng này. Nhật Nam là học sinh nhỏ tuổi nhất và duy nhất đạt điểm tuyệt đối trong đợt thi. Sau đó, cậu tiếp tục nhận được học bổng để theo học ở vài trung tâm anh ngữ nổi tiếng và thi chứng chỉ TOEIC với số điểm 650.
 







Một trang dịch của Đỗ Nhật Nam trích từ sách khoa học thiếu nhi có tên 'Nạp điện', đây là một trong các cuốn của bộ "Cu tí khám phá thế giới" do Nhà sách Thái Hà và NXB Lao Động - Xã hội thực hiện (Cu tí khám phá thế giới là tên tiếng Việt của bộ sách Science Works, tác giả Jacqui Bailey và Matthew Lilly do Nhà xuất bản A&C Black, Anh phát hành).
 

Chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Nhật Nam cho biết, một ngày sinh hoạt của con trai luôn được lên lịch rõ ràng: sáng đi học ở trường, về nhà là tự làm bài tập. Sau đó, Nam tìm đọc thêm sách tiếng Anh và sách ngôn ngữ, tập luyện viết chữ đẹp, lướt web... Một việc mà cậu nhóc này rất thích vào mỗi tối trước khi đi ngủ là được kể chuyện cho mẹ nghe, bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Cậu còn là "ông thầy" tiếng Anh tích cực của mẹ.
 
Bố mẹ Nam đều làm trong ngành sư phạm. Bố Nam từng biên soạn nhiều sách giáo dục tiểu học. Tuy vậy, anh chị không hề đặt nặng vấn đề học tập lên con mà rất tôn trọng năng khiếu, sở thích của cậu. "Mỗi ngày khi con đi học về, câu mà chúng tôi thường hỏi là "Ở lớp con có vui không?", chúng tôi chú trọng đến cảm xúc và tình cảm của Nam hơn là điểm số". Nam không đi học thêm ở đâu mà thích tự học ở nhà hơn.
 
Trừ khi phải học và dịch sách, cậu cũng là một đứa bé lém lỉnh như bao trẻ con khác, thích xem phim hoạt hình, thích các món ăn mẹ nấu, thích được bố mẹ ôm ấp vỗ về..
 
Khi được hỏi về nghề nghiệp, kỷ lục gia 7 tuổi lúc lắc đầu, cười tít mắt: "Ban đầu cháu thích sau này làm phóng viên CNN, nhưng giờ cháu thích làm phóng viên của hãng BBC hơn. Nhưng cháu cũng muốn làm giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ của đại học Harvard. À mà cháu cũng khoái làm nhà ngoại giao..."
 
Đỗ Nhật Nam cho biết, cậu đã vạch ra kế hoạch làm việc trong năm 2009 của mình là: luyện IELTS và sẽ đăng ký thi lấy được chứng chỉ Anh văn này, sáng tác những cậu truyện bằng tiếng Anh, và tiếp tục dịch sách khoa học thiếu nhi cho nhà sách Thái Hà.
Bài, ảnh Thoại Hà
 
hoi/2009/03/3BA0D1F8/
Thay đổi trang: << < 78 | Trang 8 của 8 trang, bài viết từ 106 đến 115 trên tổng số 115 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9