165
Bốn ngày sau khi Traian chết, Moritz nhận được thơ của Suzanna, thơ như vầy.
“Anh Iani yêu dấu!
“Chắc anh tưởng em đã chết, chín năm rồi chúng ta không có tin tức gì của nhau. Nhiều lúc em tự hỏi, hay anh đã chết và em muốn xin nhà thờ cầu nguyện cho anh, như lễ cầu nguyện cho những người chết. Nhưng luôn luôn, tới giờ chót em đều tránh không làm, vì lòng em nói cho em biết rằng anh chưa chết. Bây giờ em thấy vui mừng không có làm lễ cầu hồn cho anh, vì làm lễ cầu hồn cho những người chưa chết thì xui lắm!
“Ông Perusset, trong ban thập tự Thụy Sĩ cho em địa chỉ của anh và nói anh bị giam ở đây từ ba năm nay.
“Em liền cảm ơn đấng thiêng liêng che chở cho anh còn sống và cầu nguyện ngài ban phước mở mắt giùm những kẻ đang giam cầm anh vô cớ. Em biết anh không có làm gì bậy, không trộm cắp và cũng không giết người.
“Em có nhiều chuyện muốn nói với anh, trong chín năm qua, biết bao chuyện đã xảy ra, trong bức thơ này không thuật lại hết được.
“Anh sẽ giận em khi biết bây giờ em đang ở nước Đức, bỏ nhà cửa đất đai và những gì chúng ta có ở quê nhà, để đem con sống với người xa lạ, thế nên em thuật chuyện xay ra như thế nào để anh rõ.
“Anh ra đi vào ngày thứ nhì sau lễ Pentecote. Người trong làng cho em hay anh bị lính bồng súng dẫn đi. Em không tin, vì anh không có tội chi thì không có lí gì họ bắt giam và dẫn anh đi, như một tội phạm với lưỡi lê bên hông.
“Bồn tuần lễ sau, em nướng một ổ bánh mì và chờ anh, em biết anh trở về đói khát, khi ổ bành mốc meo, em cho con ăn rồi nướng một ổ bánh khác để anh về có bánh sốt. Em không hiểu tại sao nhưng lòng em tin chắc anh sẽ về nên em lo từng ngày một. Em lo anh về lúc tối, nên em không khóa cửa, để anh khỏi kêu và khỏi chờ em ra mở cửa. Em biết anh trở về mệt mỏi, đau chân, vì thế em không muốn anh đứng đợi ngoài cửa, nhưng anh Iani yêu dấu của em không có trở và em cũng không làm bánh mì cho anh nữa, vì em hết bột, song em vẫn chờ anh hằng bữa.
“Một ngày kia, vào khoảng lễ Pectecote, viên quản đòn đến cho em hay anh là Do thái và y có phận sự tịch thâu nhà cửa mình. Vậy để có nhà cửa để nuôi con, y chi em kí tên một tờ giấy: tờ ly dị. Em kí, mà không ly dị với anh và vẫn chờ anh như trước
“Khi quân Nga tới chiếm đóng, chúng bắn mục sư Koruga và mấy người lương hảo trong làng. Em với mẹ trong đêm đó, đã cứu mục sư bị bắn mà chưa chết ra khỏi tòa thị sảnh, định đem dấu trong rừng. Dọc đường, gặp một xe lính Đức, liền đưa cho họ đem mục sư vô nhà thương. Em không biết làm vậy phải lẽ hay không nhưng mẹ và em không đành lòng để ông chết được. Ngày sau, mẹ bị Marcou xử bắn vì đã cứu mục sư. Hắn cũng muốn giết em nữa nhưng em đã dẫn con trốn khỏi làng. Em đã cực khổ làm lụng nhiều nơi, em sợ quân Nga bắt được sẽ bắn em như chúng đã bắn mẹ, nên chạy xa được chừng nào hay chừng ấy. Nhưng rồi quân Nga cũng bắt được em ở nước Đức sau khi hết giặc. Chúng không bắn em mà lại xử tốt với em, chúng cho con bánh mì, kẹo và quần áo vì mấy đứa nhỏ không phải dân Đức. Chúng cũng cho em vật thực và quần áo. Bây giờ em hối hận, tại sao bỏ làng Fantana, trốn quân Nga làm chi.
“Như thế được bốn ngày, em đang bịnh nên chờ mạnh để trở về nhà.
“Một tối có ai đó gõ cửa sổ, đó là quân lính Nga, chúng tông cửa, vô nhà, lục soát coi có đàn bà con gái nào khác không, rồi bắt em với con gái chủ nhà mới mười bốn tuổi, kéo đi. Bọn chúng cho chúng em uống rượu, chúng móc súng ra, dọa bắn nếu tụi em không chịu uống. Rồi chúng ra lịnh bảo tụi em lột trần. Em thà chết chứ không trần truồng trước mặt trẻ nít. Bọn lính bèn giựt và xé nát áo ngoài và áo sơ mi của em rồi cưỡng hiếp chúng em tới sáng. Tất cả bọn chúng đều lần lượt thay phiên thi hành những thủ đoạn dã man. Đoạn chúng đổ rượu vào miệng và lỗ tai em vì đã không chịu uống, rồi hãm hiếp em nữa
“Anh Iani, anh thứ lỗi cho em, sao thuật cho anh nghe những chuyện ấy, vì em không muốn giấu giếm anh chuyện gì. Khi em tỉnh dậy, quân Nga mất dạng; các con thì xúm quanh em khóc, như em đã chết rồi.
“Đêm sau, cũng bọn lính cũ trở lại. Chúng bắt cô con gái chủ nhà và cưỡng hiếp chúng em nữa
“Em mói dẫn con trốn dưới hầm để quân lính Nga không còn gặp được em, nhưng đêm thứ ba, chúng lại bắt gặp em dưới hầm và tái diễn chuyện tồi tệ mấy đêm trước, song em không biết gì cả, vì em đã ngất xỉu lúc chúng nắm lấy em
“Thảm cảnh kéo dài hai tuần lễ không sót đêm nào. Em trốn trong vườn, trong nhà người lân cận, trong vựa lúa nhưng chúng đều tìm được, không bữa nào em thoát khỏi. Em nhứt định tự tử, song nhìn lại đàn con thơ em không nỡ bỏ chúng không mẹ, cha chúng nó không có đã là nhiều rồi. Chúng nó sẽ ra sao khi bơ vơ giữa đất lạ này? Vì con em không tự tử nhưng em đã chết từ lúc ấy. Để lánh xa quân Nga, em chạy về hướng tây, tới cùng chiếm đóng của quân Anh, rồi ảu quân Mỹ àm em ở hiện giờ, nhưng dọc đường quân Nga bắt được em nhiều lần và chúng cưỡng hiếp em ngay trước mặt trẻ con như với tất cả đàn bà chúng bắt được. Trước khi qua vùng quân Anh, em còn bị quân Nga giữ lại ba ngày ở biên giới. Chúng đã hãm hiếp em ngày và đêm, lần chót em mang thai. Đã năm tháng nay, em mang con chúng trong bụng.
“Em hỏi anh em phải làm sao, anh trả lời cho em rõ?sự việc xảy ra như thế anh còn nhìn nhận em là vợ anh không, và chừng nào anh về với em
Em khóc, em viết thơ nầy cho anh, nóng lòng chờ tin tức anh để biết em làm thế nào?
SUZANNA
166
Đọc xong thơ, Moritz nắm chặt tờ giấy, im lặng hồi lâu. Anh nghe tiếng văng vẳng báo hiệu tới giờ ăn nhưng anh nằm ngửa, không nhúc nhích. Cái nhìn của anh, thân thể anh cho tới cách anh nằm đều thay đổi. Chẳng phải anh Moritz hồi nãy, anh Moritz thường ngày. Một người khác hẳn, tâm hồn và thể xác anh như bị nguồn điện chạy qua, anh không chịu đựng nổi, chỉ còn là đống tro nóng. Anh không còn là Moritz nữa, có ai lấy kim chích anh, anh cũng không hay biết. Anh tuy sống mà không đói, không khát, cũng không vui, không buồn.
Anh có thể khóc và cười một lượt vì anh không biết gì và cũng không còn thấy mình còn sống nữa
Anh ngồi dậy, ra khỏi lều và bước đi nhưng anh không biết là đi đâu
Anh đến gần hàng kẽm gai như thường lệ mà cũng không hay. Nếu anh có đi quá lằn mức cấm và bị bắn như Traian, anh cũng dửng dưng. Song anh không muốn đi lố mức, anh cũng không muốn vượt qua. Anh không muốn và anh cũng không mong muốn gì cả.
Một lát sau có hai người lính Mỹ cầm máy anh tới gần và muốn chụp ảnh anh.
Moritz không cử động và cũng không ngó họ, nhưng chừng thấy người thứ ba, anh giựt mình, kêu nho nhỏ.
- Strul! Sao anh lại tới đây?
Người lính Mỹ dừng lại, cầm máy ảnh ngó anh. Chính là Strul, tên Do Thái coi việc lương phạn ở Trại gam Roumanie, đã trốn qua Budapest với bác sĩ Abramovici và Moritz . Hai người ngó nhau và nhìn biết nhau.
Khi Moritz kêu Strul lần thứ hai thì gã vội lấy máy ảnh lên che mắt, như để chụp hình Moritz, rồi đi liền, không trả lời
Moritz đứng đằng sau hàng kẽm gai ngó theo hai tên lính Mỹ vơi Strul bước lên xe Jeep chạy đi
Lúc xe khởi chạy, Strul ngó lại Moritz nhưng ngượng ngịu, liền đưa mắt ngó chỗ khác
Moritz không giận, nếu ngày khác chắc anh tức sôi lên vì một người bạn trong gian khổ lại làm mặt lạ với anh
Nhưng bây giờ Mooritz kệ tất cả.
Anh đứng một minh, cạnh hàng rào hồi lâu.
Có người vỗ vai anh, anh không quay lại
- Anh Moritz vô sửa soạn đi.
Moritz xây lại, tưởng được thả ra, mắt sáng lên, mừng rỡ hỏi viên trưởng trại đã vỗ vai anh.
- Họ thả tôi ra phải không?
- Không đâu, anh bạn à!
- Vậy đi tới một trại giam khác sao?
- Đi Nuremberg
Moritz lắc đầu, tỏ vẻ không cần. Đã từ lâu anh biết anh đương nhiên bị coi như một chiến phạm, như tất cả các quân sĩ S.S, đi tới Nuremberg để ở chung với các chiến phạm khác, như thống soái Georing , Rudolf Hess, Rosenberg, Von Papen… là sự thường tình. Có thể anh bị xử tử hình, bị xử giảo, cũng mặc.
Và anh vẫn đứng ngó ngoài kia hàng rào, tận chân trời xa xăm.
Viên trại trưởng đập mạnh vai anh và nói:
- Anh sẽ đi trong nửa giờ nữa
Moritz không nhúc nhích
Viên trại trưởng bảo:
- Đi gói đồ của anh đi, chỉ còn đủ thì giờ thôi, tới mười ba giờ phải sẵn sàng để tập hợp.
- Tôi không có đồ đạc
- Anh không lấy gì theo hết sao?
- Không
- Cũng không cần lấy mền anh nữa à?
- Không cần.
Viên trại trưởng có ý nghĩ, nếu Moritz không lấy mền thì hắn sẽ có hai cái, ngủ ấm hơn, song hắn gạt bỏ ngay ý nghĩ ấy, hắn nói:
- Anh nên lấy theo mền, tại khám đường tòa án Nuremberg lạnh và ẩm ướt lắm, anh phải có mền mới được.
- Tôi không cần gì hết.
- Thôi, anh đừng trễ nải. Giờ khởi hành nhứt định là một giờ trưa.
Moritz đứng yên, mũi giày để trên lằn trắng, chỗ mà tù nhân chỉ được pháp bước tới đó thôi. Mũi giày cẳng mặt của anh bước tới giữa lằn trắng, Moritz nhìn tên lính Balan đang nhìn anh trên tháp canh. Tên lính đã đưa súng lên má và sắp sửa bắn. Nhưng Moritz không vượt qua lằn mức đó, anh cứ đứng, mũi giày dí qua dí lại một hồi.
Nửa giờ sau, anh đi Nuremberg với các chiến phạm khác
Bức thư của Suzanna để lại trong lều, cùng với tất cả các vật dụng của Moritz, các bạn anh muốn đọc nhưng đành chịu vì thư viết bằng tiếng Roumanie, họ không hiểu gì.
Giấy của bức thư thật mỏng, họ bèn xé ra, chia nhau làm giấy hút thuốc.
Rồi họ ráp lại hút thuốc.
167
Đơn thỉnh nguyện số bảy, đề tài: Sự Công bình, hình phạt chiến phạm Iohann Moritz. (Đơn văn phòng nhận được sau khi người chứng đã chết)
Tòa án quốc tế Nuremberg đã quyết định, nhân danh 52 quốc gia, cho bạn tôi, Iohann Moritz là một chiến phạm.
Thật là một việc hay, từ khi ấn hành bản phán quyết, tôi không đi dạo chơi cùng anh trong sân nữa. Thật không đẹp mà lại còn bị khinh rẻ nếu làm bạn, hay đi chơi với kẻ chiến phạm.
Song Moritz coi thường bản án của tòa án quốc tế và coi thường tội ác của anh
Vì thế nên tôi có đơn trạng này
Moritz quả quyết trong đời anh không giết ai, dẫu là một con ruồi, thì không thể phạm tội được. Vậy là anh lầm to, trong lúc 52 nước đã chứng nhận tại tòa án quốc tế rằng anh phạm tội kia mà! Mortiz lại cho là anh không biết 52 nước nầy thì làm sao anh can gián được với 52 nước ấy. Luận điệu của anh ngớ ngẩn thật, tôi có đọc đến danh sách 52 quốc gia kết án anh. Có nhiều nước anh mới nghe lần thứ nhất trong đời anh và cũng không biết các nước ấy có mặt trên mặt đất nầy. Nhưng chuyện ấy đâu phải một cớ để chữa lỗi.
Moritz nổi giận lên khi thấy trong 52 nước kết án anh, có nước Pháp và Hy Lạp. Anh giận tái xanh và không tin những tội người ta gán cho anh, anh nói lúc trước anh có biết sáu người Pháp và đã cứu họ vượt ngục, anh biết một người Hy Lạp bị giam cùng trại với anh và anh đã chia bánh mỳ với hắn. Ngoài chuyện ấy ra anh không giao thiệp gì với nước Hy lạp, nhưng đây là mấy chuyện riêng tư, của cá nhân anh.
Hai nước ấy kết án anh là chiến phạm, lời phán quyết đã rõ rệt và xác thực.
Muốn cho Moritz nhận tội lỗi của mình, tôi đề nghị cho anh ở tù một năm trong mỗi nước, như thế anh sẽ biết tội phạm chiến tranh của anh và không còn thờ ơ nữa.
Nhưng chưa chắc anh đã sống thêm được 52 năm vì như các chiến phạm khác, anh đã yếu lắm rồi. Nếu anh chết trước thời hạn thì những nước chưa giam tù anh sẽ bị thiệt thòi, tôi đề nghị giảm xuống sáu tháng khổ sai của anh trong mỗi nước. Như vậy anh phải ở 26 năm tù cả thảy.
Nếu sau 26 năm ấy anh vẫn còn sống và thật đáng tiếc nếu anh chết không trả được nợ tù cho 52 nước đồng minh, tôi đề nghị còng anh dẫn đi mỗi nước một tháng trước khi đi vòng trở lại.
Như thế nước đóng minh nào cũng có phần mình, không ai bị thiệt thòi.
Và sự công bình được giải quyết, sự công bình là nền tảng trên đó thiết lập nền văn minh kĩ thuật Tây phương.
Tuy nhiên có vài xứ như Nga, Balan và Yougoslavie, không săn sóc tù nhân cho chu đáo, có khi còn bỏ quên họ trong khám nữa, tôi đề nghị trước khi dẫn đi, nên cân Moritz và kê khai rành mạch các bộ phận trong châu thân anh còn nguyên vẹn
Mỗi xứ lãnh Moritz nơi tòa án Nuremberg và khi trả anh cũng phải trao cho tòa án nầy y như trong bản nhận lãnh, cân đúng số và các bộ phận y như trong bản kê khai.
Được như thế, Moritz sẽ còn nguyên vẹn cho mỗi nước trong 52 nước đồng minh dùng.
Xã hội kĩ thuật phương Tây có nguyên tắc không để vật gì hư hỏng.
Bổn phận của chúng ta phải đòi hỏi những nước kém văn minh hơn chúng ta, đừng sử dụng vật gì chúng ta giao phó như những kẻ dã man
Sứ mạng của chúng ta là văn minh hóa toàn thế giới! đó là trách nhiệm của chúng ta và chúng ta rất hãnh diện như thế.
PHẦN PHỤ
Rốt cuộc rồi Moritz cũng được ra khỏi trại giam
Anh đã vắng mặt trong mười ba năm trường, trong thời gian ấy anh bị giam trong hàng trăm trại giamc ủa nhiều quốc gia
Hiện anh đã tìm được vợ con
Lúc bấy giờ đã mười giờ tối. Đem sum họp đầu tiên, Mooritz ăn xong, chống tay lên bàn, ngó con cái.
Petre, thằng đầu lòng đã mười lăm tuổi rồi, Moritz ngắm nó một hồi lâu. Anh giụi mắt để chắc ý rằng anh không chiêm bao và anh cũng không làm sao tưởng được nó là con trai anh.
Thằng Petre mặc bộ đồ Mỹ, vải xanh, nó hút thuốc và cũng có cặp mắt giống cha
Thằng Petre cũng vậy, nó không làm sao ngờ được người đàn ông ốm yếu, tóc hoa râm, ngồi trước mặt nó, mà từ trước tới giờ nó chưa hề thấy, lại là cha đẻ nó.
Nhưng đã ở chung một nhà, nó kiếm cách làm thân, nói:
- Tôi sẽ nói chuyện với ông chủ tôi và không chừng ông sẽ kiếm được việc làm cho ba trong hãng.
Moritz mỉm cười, Petre nói tiếp:
- Nếu tôi giới thiệu thì chắc chắn ông chủ bằng lòng, ông chẳng khi nào nhận người không thạo việc mà ba thì không rành nghề nào. Song nếu tôi nói là ba tôi, chắc ông sẽ cho một đặc ân.
Moritz ngó qua Nicolae, đứa con thứ của anh. Nó giống Suzanna, cũng trắng hồng và có cặp mắt dịu dàng như nhung.
Anh ngó tới đứa thứ ba, được bốn tuổi, nó không phải con anh, Suzanna có thai với lính Nga. Song, Moritz đã tha thứ cho nàng vì không phải lỗi ở nàng.
Moritz châm điếu thuốc khác, điếu thuốc Petre cho anh nguyên gói, để mừng anh trở về
Anh đã mệt nhưng chưa buồn ngủ, trong phòng có hai cái giường, Suzanna ngủ với thằng bé trong cái giường nhỏ, Moritz ngủ một mình trong cái giường kia, hai đứa lớn trải mền ngủ dưới đất.
Thằng Petre nói:
- Hiện giờ tam được, chúng ta sẽ kiếm thêm buồng hoặc mua thêm giường nữa.
Mấy đứa nhỏ trải mền và sửa soạn thay đồ ngủ.
Moritz ngồi tại bàn ăn, hai tay ôm đầu, ngó Petre và Nicolae đang thay đồ ngủ, chúng nó chúc anh ngủ ngon bằng tiếng Đức, anh muốn chúng nó nói tiếng Roumain hơn, nhưng chúng không rành.
Suzanna đặt đứa nhỏ trong giường, Moritz nghĩ thầm, “nó là con quân Nga”. Thằng nhỏ dễ thương đáo để, tóc có lọng, hung hung vàng.
Moritz không muốn ngó nó tuy hồi còn ở trại giam anh có viết thư nói sẽ coi nó như con.
Suzanna cũng không muốn anh ngó thằng bé, nàng thay đồ cho nó rồi đẩy nó vô giường, như muốn giấu dếm.
Nàng đứng giữa phòng một hồi, không biết làm gì?
Đoạn nàng lại ngồi tại bàn ăn, đối diện với chồng. Nàng biết Moritz mệt nhưng không dám bảo anh đi ngủ, nàng thấy có lỗi nhiều trong nhứng gì đã xảy ra, chồng nàng bị bắt, bị giam trong trại bao nhiêu năm cũng tại nàng. Tuy suy nghĩ vô lý, nhưng ý nghĩ quá mạnh, nàng không thể bỏ qua được…
Và còn chuyện quân Nga cưỡng hiếp nàng, lỗi cũng tại nơi nàng, vì thế nàng không dám nhìn cặp mắt Moritz và không dám mời anh đi ngủ.
Nàng đã biết Moritz về nên lo bữa ăn, giường ngủ. Anh về đến nhàm đói quá, ăn hết sạch đồ ăn trên bàn, hút hết nửa gói thuốc Petre vừa biếu. Bây giờ các con ngủ rồi, Suzanna đưa mắt ngắm chồng, gặp lúc Moritz đang ngó nàng, bốn mắt gặp nhau một hồi lâu không thể rời được.
- Phải cái áo em mặc đêm đó hay không?
Moritz ngó chiếc áo dài xanh, cổ hở, mà Suzanna đã mặc đêm cha nàng đánh chết mẹ nàng, chiếc ao nàng đã mặc lúc anh dẫn nàng về nhà nhưng cha mẹ không nhận, anh phải dẫn tới nhà mục sư Koruga xin ở đậu trong nhà bếp. Lúc đầu Suzanna chỉ có chiếc ao độc nhứt nầy. Chẳng có chiếc nào khác, cũng chẳng có áo sơ mi. Suốt mấy tuần lễ, nàng phải mặc chiếc áo nầy, ban đêm phải cởi ra để dành, ngủ trần. Về sau nàng may được mấy cái khác nhưng chỉ có cái nầy nàng cho là đẹp hơn hết và chồng nàng cũng thích nó nhứt. Chính lúc nàng mặc nó, hai vợ chồng mấy tuần lễ yêu đương sung sướng trong đời, Suzanna nói:
- Em không hề mặc nó từ khi anh bị bắt đi khỏi Fantana. Lúc anh bị chúng bắt, em thề khi nào anh về tới cửa, em mới mặc nó. Từ mười ba năm nay, đo đâu em cũng luôn mặc nó bên mình và trong mười ba năm nay em chờ anh mãi mãi, nhưng chưa bao giờ em mặc nó trước bữa nay.
Suzanna hổ thẹn cúi xuống, lúc sau nàng nhìn lên, bắt gặp Moritz đang ngó nàng. Anh định đặt nàng lên bắp vế và thủ thỉ bên tai nàng: ”anh mòn mỏi vì em”
Nhưng anh không nói gì với nàng hết.
Anh đốt thêm điếu thuốc, ngó mấy đứa con lần nữa, rồi ngó Suzanna lần nữa.
Nàng không thay đổi nhiều, mặt hơi nhăn, da mất vẻ tươi thắm, tóc đã phai giống màu chỉ gai, vú xệ, nhưng nàng vẫn như ngày xưa, nàng Suzanna ở làng Fantana của anh. Mười ba năm, ví như một khoảng thời gian cho thuê. Moritz nói:
- Tôi muốn đi chơi một chút.
Nhưng anh không đứng dậy, muốn đợi Suzanna đứng trước, nàng hỏi:
- Em đi với anh được không?
Moritz không trả lời, song đợi Suzanna thay đồ, rồi hai người nhón gót ra ngoài, sợ tụi nhỏ thấy.
Họ hẹn thầm.
Xuống thang lầu, họ chạm nhau vài lần, không ai nói lời nào.
Trời xẩm tối, Moritz muốn đi xem đường cái, thị tứ hơn. Nàng dẫn anh đi.
Trước một của hiệu, Suzanna nắm tay Moritz chỉ cho anh đôi giày nàng muốn mua cho anh, rồi họ đi xa hơn, hai tay còn nắm nhau. Họ nhìn nhiều tủ kiếng khác, không nói đến chuyện chiến tranh, chuyện trại giam, chuyện nhà của ở Fantana hay các chuyện đã qua. Họ muốn hưởng một đêm đầy đủ cho riêng họ, không nhắc lại những kỉ niệm đau buồn.
Moritz nói:
- Anh chỉ nghỉ khỏe trong hai ngày rồi đi kiếm việc làm, thằng Petre chắc xin giúp anh vô hãng được
- Anh cứ nghĩ vài tuần lễ rồi hẵng hay, anh còn yếu lắm. Em và thằng Petre kiếm sống đủ rồi, em giặt đồ và cũng có mối nhiều.
Nàng vừa nói vừa siết chặt tay Moritz, anh thích lối nàng khéo lựa lời nói để anh yên lòng nghỉ ngơi.
Hai người đến cửa ra khỏi thành phố, hai bên là đồng cỏ rộng rãi. Trời tối đen, Moritz nói:
- Giống ở làng Fantana quá!
- Thật vậy!
Họ tiếp tục đi dạo, cả hai đều nghĩ tới làng Fantana, đến tiếng chim mèo, Moritz nói:
- Đau chân quá, ta ngồi nghỉ một lát.
Hai người vô trong một vuông vườn và ngồi xuống. Moritz nằm dài, hai tay gối đầu, khoan khoái nói:
- Thật giống làng Fantana, lúc anh lăn qua, úp mặt xuống cỏ, và nói:
- Em hửi mùi cỏ coi, Suzanna! Giống mùi cỏ sau vườn sau nhà ba em. Em còn nhớ chớ? Miếng vườn mà chúng ta gặp nhau trong đêm.
Suzanna cúi xuống hít cỏ. Tim nàng đập mạnh, nàng không trả lời được, tiếng nàng quá run.
Moritz đặt tay lên vai nàng. Suzanna vẫn cúi xuống.
Họ yên lặng một lúc lâu, không cử động, hình như họ cách xa nhau, họ không xích lại gần
Chỉ có Moritz còn để tay trên vai Suzanna. Moritz nói:
- Em biết không? ở trại giam anh đã tưởng nhớ tới em nhiều.
Vài ngôi sao lấp lánh trên trời. Suzanna dòm theo, rồi cúi xuống gần Moritz mà anh không hay, nàng e thẹn, Moritz tiếp:
- Em thứ lỗi cho anh, anh ở trại giam mơ màng tới em luôn. Anh thú thật với em, vì ai có bị giam cầm mới thấy sự đó là thường. Anh mơ thấy em y như hồi hai ta trong vườn, sau nhà ba em… mùa hè ấy là đoạn đời tươi đẹp nhất của chúng ta.
Suzanna cúi thêm lần nữa và đặt vai lên đầu Moritz, anh vuốt ve nàng, rồi nói:
- Em không sợ nhàu nát cái áo đẹp mà em đã giữ mười năm nay sao?
Nàng định nói cái áo không nhàu, nhưng Moritz nói tiếp:
- Tốt hơn em cới nó ra, để trên cỏ như em đã làm ở Fantana.
Suzanna cởi áo, mau lẹ như không muốn để Moritz không nhìn thấy rõ nàng. Nàng nằm trần trên cỏ xanh, vóc mình nổi bật như tượng đá cẩm thạch. Nàng nằm cách xa Moritz, anh ôm ngang lưng nàng và lấy làm lạ, nói:
- Em cũng như lúc nào? Không thay đổi gì hết, vẫn còn là Suzanna của anh, như trong vườn làng Fantana. Làm cách nào em giữ được nguyên như vậy!
- Anh nói không đúng! Em già rồi, chỉ anh không thay đổi mà thôi.
Suzanna dang ra, Moritz ôm sát nàng lại
- Em cũng dang ra như lúc xưa. Dường như không có mười ba năm xa cách lúc nào.
Nàng cũng có cảm tưởng như thế về Moritz.
Như thuở nọ, anh cũng vòng tay ôm ngang lưng nàng, anh cũng ôm nàng vào lòng, hôn hít lấp miệng nàng như ngộp thở. Nàng cũng cảm thấy ngực anh đè nặng nàng như cái áo giáp. Tất cả đều giống như thuở nào.
Suzanna nói:
- “Anh thơm mùi cỏ làng Fantana quá, anh còn giữ mùi cỏ rơm ấy luôn
- “Em cũng vậy, em chỉ nhớ tới anh mà thôi. Em xin thề, ngày đêm em nhớ tới anh luôn, với tất cả tâm hồn, em xin thề với anh. Anh là vừng đông, là mặt trời, là chồng yêu quý của em. Chỉ một mình anh mà thôi.
Moritz biết nàng không nói dối, nàng chỉ riêng cho anh, một mình anh mà thôi, anh đoán điều này trong nguồn hơi nóng khắp châu thân nàng, trong nhịp tim thổn thức của nàng và lời nói đầy yêu thương nồng cháy của nàng bên tai anh.
Moritz cảm biết anh là mặt trời, là vừng đông của nàng và nàng chỉ biết tưởng nhớ và trông chờ anh. Moritz cảm thấy những gì xảy ra trong mười ba năm qua vụt tan đâu mất. Và vợ chồng sum họp, giống như trước, chỉ hai vợ chồng với nhau. Và một tương lại rực rỡ hiện ra trước mắt họ là cuộc đời.
Mortiz không còn lo sợ cho kiếp sống mình nữa.
Trời chưa ngừng sáng hai người đã dậy, họ thấy bẽn lẽn, Suzanna nói:
- Ta không còn trẻ như mười hai năm trước, ta nên về nhà sớm hơn.
Moritz cười, hai người đồng ý đêm sau sẽ trở lại chỗ nầy, Moritz nói:
- Và các đêm kế tiếp nữa, chúng ta nên trở lại chỗ nầy. Chỉ nơi đây mà thôi, nơi đây thật giống làng Fantana. Anh có cảm tưởng như chúng ta ở tại quê nhà và trong khoảng thời gian đã qua không có chuyện gì xảy ra.
Vợ chồng tười cười về nhà, họ hết xa lạ với nhau và họ cũng hết hổ thẹn, nhiều lúc anh vòng tay ôm ngang lưng nàng và nàng vẫn để yên. Moritz nói:
- Em biết không, anh không thấy mệt mỏi chút nào. Sáng mai, anh sẽ theo thằng Petre đi kiếm việc làm. Chờ đợi làm chi? Ta có thể mướn được hai căn phòng. Anh đi làm có tiền, chúng ta sẽ được sung sướng.
Suzanna muốn Moritz nghỉ ngơi cho khỏe đã, nhưng Moritz đã nhứt định, anh nói:
- Ngày mai anh đi với thằng Petre, mười ba năm nay anh có nghỉ ngơi gì đâu, mà toàn làm công việc nặng nhọc, anh quen rồi.
Trước một cửa hàng, hai người dừng lại, cửa kiếng còn sáng trưng.
Moritz nói:
- Tiền anh làm được kì đầu, anh sẽ mua cho em xâu chuỗi hột trai này, xâu đỏ đó, em đồng ý không?
Nàng ngó xuống giá tiền, rồi nhìn Mortiz, không biết trả lời làm sao. Giấc mộng Moritz được trở về, mua cho nàng một xâu chuỗi để thành sự thật. Nàng nói:
- Nếu mai anh làm liền được, thì thứ bảy này anh mua xâu chuỗi cho em.
Khi hai người về đến con đường vô nhà thì trời sáng, Moritz ôm ngang Suzanna vào lòng rồi nói:
- Anh không hôn em ở nhà được vì có mấy đứa nhỏ, chúng nó sẽ cười mình. Chúng nó tưởng mình già rồi, nhưng chúng mình chưa già. Có phải mình chưa già không em.
Trước nhà có xe cam nhông, đèn pha sáng chói.
Tim Moritz đập mạnh, anh sờ giấy tờ trong túi, tuy anh có giấy tờ hợp lệ nhưng anh hơi lo. Chiếc xe cam nhông giống xe trại giam và đè pha cũng sáng như vậy.
Moritz biết tất cả giấy tờ anh đều đủ phép, anh cất đủ trong lòng mình, và tất cả đèn pha đều chói sáng như nhau, nhưng anh sợ.
Suzanna hơi:
- Tại sao anh run vậy nè?
Moritz không đáp, kéo nàng bươn bả vào nhà, khi lên nấc thang, gặp hai viên hiến binh vừa trong phòng anh đi xuống. Họ đã đánh thức mầy đứa nhỏ và dặn thằng Petre lo sẵn đồ đạc, chừng 50 kí mỗi người, đúng bảy giờ sáng , đứng chờ ở trước nhà.
Nhưng lúc gặp Moritz ở ngoài , sẵn dịp đó,họ nói:
- Đúng bảy giờ sáng ngoài của nghen.
- Các ông định đưa chúng tôi đi đâu- Suzanna hỏi
- Vì biện pháp chính trị, các ngoại kiều ở miền đông châu Âu đều bị giam giữ, bởi mấy nước này đang gây chiến tranh với đồng minh Tây phương. Nhưng không sao đâu, các ngươi sẽ được sống sung sướng trong trại, ăn uống như dân Mỹ. Chỉ một sự đề phòng thôi, đừng sợ gì hết, không ai bắt bớ các người đâu
Trong đêm đó, Mortiz muốn trốn.
Anh đã được mời một lần để thuật lại vụ anh cứu mấy tù binh Pháp cho thiếu ta đô trưởng nghe. Lúc đó anh tin thiệt. Và vì thế anh bị bắt giam trong mười mấy năm vừa rồi. Bây giờ anh không tin ai nữa hết, anh đeo túi dếch anh vừa mang từ trại giam về mười tám giờ trước, và đánh thức mấy con dậy để từ giã.
Thằng Petre cười khi thấy cha nó muốn trốn, nó nói tiếng Anh thông thạo và là một kẻ thân Mỹ nhiệt liệt.
- Ba muốn đi đâu? Ba thiệt thà quá, tôi biết rõ người Mỹ, tôi có một số đông bạn Mỹ; mỗi buổi chiều chúng tôi đi chơi với nhau. Khi người Mỹ nói không phải là bắt bớ, ta nên tin họ. Và nếu chỉ là một biện pháp chính trị, chúng ta sẽ có lương thực Mỹ để ăn, có cafe ngon, thuốc lá điếu, bánh kẹo. Chúng ta sẽ không bị bắt làm việc, ai dại gì đi trốn, ba chưa hiểu người Mỹ mà.
Moritz nghĩ tới những điều anh đã biết, đã đau đớn chán chường và đã thấu khổ sở, anh ngó thằng Petre. Anh không muốn phá tan ảo mộng của nó và không muốn nói thiệt với nó những gì mình đã biết.
Anh cởi túi dếch, để trên bàn, anh tự nghĩ không biết trốn đi đâu? Trốn quân Mỹ thì gặp quân Nga, mà ở với quân Nga còn khổ sở hơn, không phải anh tin lời thằng Petre, anh hiểu thế nào rồi, nhưng anh đã mòn sức, không còn đủ lực để đi trốn. Anh không còn cách nào khác hơn là ở lại, ở lại để bị bắt một lần nữa. Anh nói:
- Mầy có lý, ai dại gì đi trốn.
Petre vỗ vai anh, thân mật nói:
- Cha con ta sẽ tình nguyện xin nhập ngũ trong quân đội Mỹ. Chừng đánh quân Nga xong ta sẽ trở về Roumanie. Trận giặc văn minh chống dã man mà, ta phải tình nguyện mới được
Moritz không nghe thêm, trí anh đang nghĩ tới những hàng dây kẽm gai ở Dachau, Zicgelheine, Koruwestem, Darinstadt, Ohrdruf, Ziegelheim, những hàng kẽm gai của ba mươi tám trại giam mà anh bị giam cầm trong mấy năm chót nầy, những nơi mà mục sư Koruga, Tranan đã chết và anh suýt bị chết đói.
Anh cảm thấy như mấy dây kẽm gai đảm thấu tim anh. Anh nghĩ thầm: “Mới tự do chỉ được có mười tám giờ, bây giờ phải vô trại giam trở lại. Lần này không phải bị bắt bởi là dân Do Thái, Roumanie, Đức, Hong grois, hoặc lính S.S., mà vì là kiều dân một nước Đông bán cầu”. Nước mắt Moritz tuôn trào.
Thằng Petre hỏi:
- Sao ba không sửa soạn hành lý đi?
Nó vui thích được ra đi lắm. Moritz đáp:
- Ba sẵn sàng. Từ mười ba năm nay, ba dời chỗ nầy đến trại giam khác biết bao lần rồi, nên lúc nào ba cũng sẵn sàng. Rồi con cũng sẽ tập quen với mấy trại giam. Ba thương hại cho con, song làm đàn ông, ai ai cũng phải chịu như vậy, vì từ rày về sau, họ chỉ thấy toàn trại giam, hàng rào dây kẽm gai, và có xe nhà binh hộ tống, ba đã trải qua một trăm lẻ năm trại giam, sắp tới đây là trại giam thứ một trăm lẻ sáu. Khổ than ba làm sao! Vừa mới được thả có mười tám giờ! Biết đâu ba không có lấy một giờ tự do trước khi chết.
- Nếu như thế thật tốt đẹp, bây giờ anh có thể chết được, không luyến tiếc. Anh không ngờ anh được sống những giờ tươi đẹp, hạnh phúc như thế, thật như hồi ở làng Fantana, phải không Suzanna?