Tóc nâu
-
Số bài
:
4317
- Điểm: 24
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 01.03.2007
|
RE: Một ít ý niệm .... ( tập 3 ) .
-
17.04.2012 00:59:01
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/155237E7B06D4D869EAE70EB1164732B.jpg[/image] LILAS – ARBRE DU PARADIS - SYRINGA VULGARIS ( tên khoa học) TỬ ĐINH HƯƠNG Họ : Oleaceae Một loài hoa thân thảo mộc, cành mảnh mai và tỏa thật rộng tàng. Chiều cao từ 2 đến 5 mét. Lá dạng bầu dục nhọn đầu,trông giống như dạng trái tim, đôi khi có giống Lilas với dạng lá răng cưa, vị đắng với màu xanh lá dịu mắt. Hoa Lilas có bốn cánh chia đều ra với mùi thơm rất quyến rũ, hoa nở từng chùm khít khao vào nhau, với những màu như trắng, tím nhạt, tím xanh,tím hồng nhạt ,tím đỏ sẫm và hồng. Hoa Lilas phát triển dễ dàng trong vườn trồng trọt hoặc ngoài thiên nhiên tại Châu-âu, Châu-á và các vùng cao nguyên nước Ba-tư ( Perse ), chính nơi đây loại hoa này được đặt tên là ‘ Likât’( màu hoa cà). Ngoài ra từ Lilas theo tiếng Pháp dùng để chỉ định sắc tím pha chút hồng, mà ta quen gọi là ‘mauve’. MÓN QUÀ TỪ VUA SOLIMAN Giống như Uất-kim-hương, hoa Lilas nhập vào Châu-âu là do món quà tặng từ Vua Soliman II, le Magnifique đến một đại sứ nước Ý-đại-lợi trong thời gian nhiệm kỳ của ông tại Thổ-Nhĩ-kỳ ( Istanbul). Ngoài ra người ta cũng cho rằng do chính nhà đại sứ Áo quốc : Ogier, công tước Ghiselin của Busbeck, đã được nhận món quà quý hiếm thời bấy giờ này, vì ông đã chú tâm đến loài hoa lạ vào năm 1550,và mang giống hoa Lilas nhập vào Châu- âu năm 1563. Riêng người Tây-ban-nha đã từng được chiêm ngưỡng hoa Lilas trong các vườn thượng uyển mà người Thổ nhĩ-kỳ chăm sóc như là một vườn hoa Thiên đàng. Ta cũng nên nhắc tới Syringa vulgaris ( tên gọi khoa học tự thuở đầu của Lilas) đã từng lôi cuốn các nhà tu kín giòng Chính giáo (Orthodoxes) vùng Cyclades, các hải đảo Ioniennes, Thessalie và núi Athos vào mùa xuân đã nở đầy Lilas, nên các vị nhà tu thường dùng để chưng bày trên bàn thờ . Hạt hoa Lilas từ đó đã không bao giờ rời khỏi những đôi tay Thành kính của người tín ngưỡng Đạo giáo trong những bài Kinh nguyện. Một hãng sản xuất nhỏ đã ra đời, những thương gia mua hạt hoa về, đánh vernie hoặc nhuộm màu, kết lại thành từng chuỗi tràng hạt và được đem bán quanh vùng Đất Thánh ( Terre Sainte ). Những lời cầu nguyện quen thuộc của các tín đồ chính là’ Pater Noster ‘ khi họ đi ngang dười tàng cây Lilas. Từ nguồn gốc là một loài hoa xứ Hồi Giáo, trang trí riêng trong các tẩm thất của giới hoàng tộc, Lilas đã trở thành một trong những loài hoa được người Thiên Chúa giáo coi trọng. [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/7043B08018DB4771934085F01D94BAC4.jpg[/image] Hoa Lilas rất được yêu chuộng tại Châu-âu, người ta dùng hoa để chế biến nước hoa nổi danh từ sự tiết thủy, rất dắc tiền, do đó mùi thơm này thường được thay thế bởi sự chế biến hóa học đỡ tốn kém hơn. Các nhà thực vật học không ngừng nghiên cứu để cấy tạo ra các màu hoa rất hiếm thấy, nổi tiếng nhứt là ông Victor Lemoine. Vào thế kỷ 20, Lilas lại đi vào sự quên lãng, ngày nay người ta bắt đầu tìm tòi trở lại các giống hoa xưa… Theo ngành gemmothérapie ( sự chữa trị bịnh bằng thuốc hoa cỏ, chưa được chính thức công nhận bởi y khoa) thì người ta dùng nụ hoa Lilas ngâm trong hỗn dịch gồm nước, alcool và Glycérine trị sự đau ngực, điều hòa nhịp tim . Người ta còn dùng hoa để ăn sống hoặc trong các loại bánh chiên với vị thơm chua chua hòa lẫn mùi chanh, rồi rải lên một lớp đường. Tuy nhiên hoa Lilas có thể gây nên sự dị ứng. Hoa Lilas biểu dương cho nét đẹp tươi trẻ . Màu trắng dành riêng cho sự ngây thơ. Đây cũng là một loài hoa được tôn trọng trong thời gian mang thai của các phụ nữ thời Thượng cổ. Người Thổ nhĩ-kỳ tặng một nhánh hoa Lilas trắng là ý muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ, yêu thương và mong ước được đáp đền ! Pan, vị thần của thiên nhiên đã yêu chuộng và chọn lựa chiếc sáo được chế biến bằng thân cây Lilas hơn là mối tình đầu của ông. Nàng nữ thần bị bỏ rơi đã giận dữ và xô ông chết chìm dưới nước. Người Anh lại cho là hoa Lilas mang đến điềm bất an khi ai đó mang vào nhà họ cành hoa Lilas màu trắng, họ còn cho đây là màu hoa tang tóc. Theo truyền thống của người galloises thì không nên đốn bỏ cây Lilas, vì họ cho rằng khi ta đốn thân cây đi thì các loài thực vật mọc quanh đấy sẽ rơi lệ , dấu hiệu sự chịu tang và năm sau thì các loài thực vật này sẽ không ra hoa. [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/4B8A88289E574535903C25B1E0AE3695.jpg[/image] Les Lilas http://www.youtube.com/watch?v=uE80FQmmRds Quand je vais chez la fleuriste, Je n’achèt’ que des lilas… Si ma chanson chante triste C’est que l’amour n’est plus là. Comm’j’étais, en quelque sorte, Amoureux de ces fleurs-là, Je suis entré par la porte, Par la porte des Lilas. ... Georges Brassens MAI Depuis un mois, chère exilée, Loin de mes yeux tu t’en allas, Et j’ai vu fleurir les lilas Avec ma peine inconsolée. Seul, je fuis ce ciel clair et beau Dont l’ardente effluve me trouble, Car l’horreur de l’exil se double De la splendeur du renouveau. En vain j’entends contre les vitres, Dans la chambre où je m’enfermai, Les premiers insectes de Mai Heurter leurs maladroits élytres ; En vain le soleil a souri ; Au printemps je ferme ma porte Et veux seulement qu’on m’apporte Un rameau de lilas fleuri ; Car l’amour dont mon âme est pleine Retrouve, parmi ses douleurs, Ton regard dans ces chères fleurs Et dans leur parfum ton haleine. François Coppée ( 1842-1908)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.04.2012 05:27:06 bởi Tóc nâu >
Thơ rơi [link=http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=787518]Trang chính
|