HOA ĐỊA LIỀN
Cây Địa Liền
Tên khoa học: Kaempferia galanga L., họ Gừng (Zingiberaceae).
Mô tả:
Cây: Cây thân thảo sống lâu năm, thân rễ hình trứng, gồm nhiều củ nhỏ. Lá 2 - 3 cái một, mọc xòe ra trên mặt đất, có bẹ, phiến rộng hình bầu dục, thót hẹp lại thành cuống, mép nguyên hơi có lông ở mặt dưới. Hoa trắng pha tím, không cuống mọc ở nách lá. Toàn cây nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nồng. Hoa tháng 5 - 7.
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số địa phương nước ta.
Thu hái: Thu hái thân rễ vào mùa khô, Đào củ về rửa sạch, thái phiến mỏng, xông lưu huỳnh rồi phơi khô, sao cho dược liệu không bị đen và kém thơm. Do có tinh dầu nên Địa liền để bảo quản, ít bị mốc mọt.
Ngoài ra còn có các tên khác như thiền liền, sơn nai, tam nai, sa khương… Cây thân thảo, sống lâu năm, thân rễ hình trứng gồm nhiều củ nhỏ. Lá mọc thành cụm 2-3 cái, hình bầu dục xòe rộng trên mặt đất (nên có tên là địa liền). Hoa trắng pha tím nở vào tháng 8-9, không cuống, mọc ở mép lá. Toàn cây, nhất là thân rễ có mùi thơm và vị nồng. Bộ phận chính là thân rễ (củ) được thái mỏng phơi hoặc sấy khô dùng làm gia vị, thuốc chữa bệnh và là nguồn dược liệu quý để SX dược phẩm.
Địa liền có thể nhân giống dễ dàng bằng cách sử dụng các củ nhỏ hoặc tách các nhánh củ để trồng vào mùa xuân (tháng 2-3). Nếu trồng thuần trên đất vườn bằng phẳng lên luống rộng 1,2-1,5 m, trồng khoảng cách 50 x 50 cm. Nếu xen canh với cây ăn quả, cây lâm nghiệp hoặc trên đất đồi dốc nghèo dinh dưỡng nên bón thêm nhiều phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục sẽ cho năng suất củ cao, chất lượng tốt