Giáo Sư Nhạc Trần Văn Khê
Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
HongYen 29.08.2005 03:37:32 (permalink)
....

Phim

Một số phim do Trần Văn Khê thực hiện và một số phim về Trần Văn Khê

1. Một phim về kỹ thuật hát Dhrupad của Ấn độ điệu thức Raga Todi do hai anh em Dagar trình diễn, do trung tâm GRM (Groupe de Recherche Musicale của ông Pierre Schaeffer), Paris , 1964. Một phim về cách lên dây đàn Tanpura Ấn độ và một phim về kỹ thuật đánh trống Pakhawaj và chu kỳ tiết tấu Chautala với 12 đơn vị.Một đoạn phim về cách đọc thơ và sau đó hát theo thể điệu Dhruapd và những thí dụ hát theo thể điệu Dhrupad, Kheyal và Thumri.

2. Phim "Histoire du riz", phần 1 về sắc tộc Ifugao ở Phi Luật Tân, phần 2 ở Việt Nam , phim nói bằng tiếng Pháp do Trần Văn Khê đọc. Thực hiện bởi Điier Mauro và Hồ Thuỷ Tiện Sản xuất: Orchidees.

3. Phim "Dis moi, Philippines" do Trần Văn Khê đọc tiếng Pháp và do Eric Dazin thực hiện. Sản xuất: Orchidees.

Tài liệu băng thu thanh

1. Les Traditions musicales de l'Asie (Truyền thống âm nhạc Á châu ) , nói tiếng Pháp

2. Le Dhrupad: un art vocal de l'Inde du Nord (Dhrupad: nghệ thuật hát Ấn độ miền Bắc) , nói tiếng Pháp

3. Le Tabla et les cycles rythmiques dans la musique hindoustane (Trống Tabla và chu kỳ tiết tấu trong nhạc ấn theo trường phái hindoustane), nói tiếng Pháp.

4. La musique arabe (Nhạc ả rạp), 6 tập, với sự cộng tác của Giáo sư Amnon Shiloah, nói tiếng Pháp.

Băng Video

Với sự cộng tác của cơ quan thính thị của trường đại học ParisĐauphine, INALCO (viện quốc gia ngôn ng" và văn minh đông phương) đặc biệt với Guy Senelle, Điier Tauin và Paul Hervé.

1. Le Sheng, orgue à bouche avec Cheng Shui Cheng (đàn Sanh Hầu với nhạc sĩ Cheng Shui Cheng). Quá trình lịch sử, cách chế tạo nhạc khí. Diễn giả: Trần Văn Khệ Khái quát về "Sanh
Hầu ở Á châu"

2. Le Quin, cithare chinoise à 7 cordes sans chevalets (đàn Cổ Cầm 7 dây không có nhạn với các nữ nhạc sĩ Liu, Yip Ming Mei). Quá trình lịch sử, kỹ thuật đàn, một vài bài cổ điển của đàn tranh cổ cầm. Diễn giả: Trần Văn Khê.

3. Le "Dan Tranh", cithare vietnamienne à 16 cordes (đàn Tranh Việt Nam 16 dây ) với sự cộng tác của Trần Thị Thuỷ Ngọc. Quá trình lịch sử , miêu tả , kỹ thuật đàn, một vài bản cổ truyền. Giải thích về điệu thức theo truyền thống miền Nam, đối chiếu với các loại đàn tranh Trung quốc, Nhựt Bổn, đại Hàn và Mông Cổ.

4. Le "Dan Tranh", cùng một đề tài nhưng với bài bản khác. Với sự cộng tác của Trần Thị Thuỷ Ngọc. Trình bày và giải thích bằng tiếng Pháp: Trần Văn Khê , thực hiện cho Trung tâm nghiên cứu nhạc đông Phương.



Tài liệu thu hình video tại Việt Nam:

1. Nhạc dân gian và tuồng ở Việt Nam năm 1982

- Lễ Giỗ Tổ Cải lương miền Nam ở TP HồChí Minh (29/09/1982)
- Trích đoạn tuồng "Thần nữ dựng ngũ linh kỳ"(29/09/1982)
- Nhạc dân gian vùng Huế (làng Xuân Long) (29/09/1982)
- Hát Tuồng, truyền thống Quảng Nạm Trang điểm, đọng tác, đấu võ (25/10/1982)
- Hát Tuồng , truyền thống Bình định: Nhạc, Diễn xuất, minh hoạ đọng tác, những cách ngâm do ông Võ Sĩ Thừa biểu diễn (27/10/1982)
- Tuồng dân gian Hát Bài chòị Minh hoạ và trích đoạn một vài tuồng cổ truyền (18/10/ 1982)
- Viếng thăm nữ nghệ sĩ nhân dân Phùng Há (tháng 11, 1982)

2. Đời sống âm nhạc ở Việt Nam năm 1987

- Tiết tấu cổ truyền dùng trong múa và tân nhạc với Văn Thinh
- Sáng chế cây đờn độc huyền Lạc Cầm phối hợp chung với đàn tranh 12 dây và 2 đàn kìm 4 dây do Mạc Tuyên sáng tạo Trình bày và thể nghiệm minh hoạ do các nhạc sĩ và giáo sư nhạc của trường âm nhạc Hà nội. Giáo sư Lưu Hữu Phước và Trần Văn Khê dẫn giải (17/11/1987)
- Nhạc truyền thống và dân ca trong các lớp mẫu giáo ở Củ Chi, và trường Lê Lợi (TP HCM) (27 /11/1987)
- Buổi hoà nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương, nhóm Tao đàn do Phạm Thuý Hoan, giáo sư trường Âm nhạc HCM xếp đặt đặc biệt cho Giáo sư Trần Văn Khê (29/11/1987)
- độc tấu đàn tranh do Hải Phượng đàn những bản cổ truyền và sáng tác mới của Phạm Thuý Hoan (30/11/1987)
- Nhóm đàn gõ Phù đổng tại TP HCM (04/12/1987)
- Lễ đặc biệt dành cho GS Trần Văn Khê do 3 nhóm trẻ "Tiếng Hát QuêHương", "Tao đàn", "Bình Thạnh" (06/12/1987)
- Dạ Hội nhạc cổ truyền Việt Nam tại toà Tổng Lãnh Sự Pháp ở TP HCM. Phần giới thiệu bằng tiếng Pháp: TrầnVăn Khê (07/12/1987)
- Âm nhạc truyền thống Việt Nam tại Montreal (Canada, ngày 19 và 27 tháng 4, 1987.
Thu hình video năm 1989:
- 5 chương trình nhạc truyền thống Việt Nam cho Viện nghiên cứu âm nhạc và múa được chiếu trên đài truyền hình của TP HCM (5 tháng 3, 1989) với GS Trần Văn Khê là diễn giả và với sự tham gia của nhạc sĩ Phạm Đức Thành (đàn bầu) và nhóm Phù đổng (nhạc cụ gõ).
- Buổi họp của nhóm nhà thơ Quỳnh Dao do nhà thơ Tôn nữ Hỷ Khương tổ chức vinh danh GS Trần Văn Khê (2 tháng 9, 1989) (video NTSC)
- Lưu Hữu Phước, cuộc đời, sự nghiệp, nghệ thuật, thuyết trình bởi Trần Văn Khê với minh hoạ của nhiều nhóm nhạc sĩ tại nhà hát Thành phố (TP HCM) vào hai ngày 11 và 12 tháng 9, 1989 (6 giờ phim video)
- Đêm Trung Thu do bà Phạm Thuý Hoan tổ chức và GS Trần Văn Khê trong vai tuỳ hứng Ông Tiên Già (phim video NTSC)
- Hội nghị quốc tế âm nhạc tại Osaka với bài tham luận bằng tiếng Anh "International Reception of Music in VietnameseTraditionữ (22/07/1990), tham gia bàn tròn về
"International Recepion in Music" (24 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
- Hội nghị về nhạc Á châu và Thái Bình Dương tại Kobe (Nhựt Bổn) (28 tháng 7, 1990) (phim video NTSC)
- Lễ 70 tuổi của GS Trần Văn Khê do hội các nhà thơ Gia đình Quỳnh Dao do nhà thơ nữ Tôn nữ Hỷ Khương tổ chức tại TP HCM (14 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Giới thiệu nhạc đàn tài tử miền Nam do Trần Văn Khê thuyết trình do đài Truyền hình Cần Thơ thực hiện (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Đêm vinh danh GS Trần Văn Khê do nhóm Tiếng Hát Quê Hương tổ chức (16 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Buổi nói chuyện của GS Trần Văn Khê về các hoạt động của giáo sư ở hải ngoại tại Thuỳ Khương trang (22 tháng 11, 1990) (phim video NTSC)
- Kỷ niệm Nguyễn Tri Phương, ông cố ngoại của GS Trần Văn Khê tại phường Bửu Hội, tỉnh Biên Hoà (đồng Nai )
(2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)
- Chương trình âm nhạc của nhóm Tiếng Hát Quê Hương cho đài truyền hình TP HCM (1 và 2 tháng 12, 1990) (phim video NTSC)

Ngoài ra từ 1991 tới nay (2001) hàng trăm chương trình phim video đã được thực hiện tại Việt Nam.

Về băng thu thanh, GS Trần Văn Khê đã thu trên 600 giờ nhạc cổ truyền Việt Nam về ca trù, hát chèo, hát tuồng, ca Huế, nhạc cung đình Huế, đàn tài tử miền Nam rất Hữu ích cho việc nghiên cứu lịch sử nhạc Việt sau này.

.....

http://vietsciences.free.fr/vongtaylon/profs/tranvankhe.htm
#16
    HongYen 29.08.2005 03:40:13 (permalink)
    ......

    Sách mới

    - 2000 : "Văn Hoá với Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Thanh Niên, 158 trang, TP HCM, Việt Nam

    Tiểu luận của GS Trần Văn Khê về cải lương, ca trù, Tán Tụng trong nhạc Phật giáo, nét nhạc dân tộc trong nhạc Lưu Hữu Phước, và một vài nhận xét về những nghệ sĩ trẻ Phương Phương, Nguyễn Thanh Hằng và Ea Sola.

    - 2000 : "Trần Văn Khê & Âm Nhạc Dân Tộc", Nhà Xuất Bản Trẻ, 432 trang, TP HCM, Việt Nam

    Sách gồm có hai phần : hồi ký và bút ký ghi lại những kỷ niệm của tác giả ở Việt Nam và hải ngoại qua âm nhạc trong thời gian 50 năm , và khảo cứu với 10 bài viết về ngôn ngữ và âm nhạc Việt / Á Châu, dân ca Quan Họ, đàn đá Khánh Sơn, cải lương với ưu và nhược điểm, và
    liên hệ giữa âm nhạc và kiến trúc.

    - 2001 : "Hồi ký Trần Văn Khê: ướm mầm trổ nụ " tập 1, Nhà Xuất bản Trẻ , 303 trang, TP HCM, Việt Nam

    Giai đoạn đầu tiên của GS Trần Văn Khê từ lúc sơ sinh tới lúc đi vào kháng chiến. Lúc nhỏ học ở Pétrus Ký, gặp Xuân Diệu, Huy Cận , Phạm Duy, và hoạt động lúc học trường thuốc ở Hà nội cùng với Lưu Hữu Phước , Mai Văn Bộ. Có liên hệ với giai đoạn sơ khai của lịch sự
    tân nhạc Việt Nam.

    - 2001: "Hồi ký Trần Văn Khê: đất khách quê người", tập 2, Nhà Xuất Bản Trẻ, 287 trang, TP HCM, Việt Nam

    Giai đoạn đi sang Pháp năm 1949 đưa tới việc đậu xong tiến sĩ âm nhạc và phát huy vốn cổ nhạc Việt ở hải ngoại (Pháp và các diễn đàn hội nghị quốc tế) cho tới đầu thập niên 70.

    Xin xem thêm về sự nghiệp âm nhạc của GS Trần Văn Khê:

    Prof. Dr.Tran Van Khés Homepage :

    www.philmultic.com/tran

    Tôi sẽ phát triển thêm về khía cạnh nghiên cứu nhạc Á châu cũng như ảnh hưởng của GS Trần Văn Khê trong ngành dân tộc nhạc học (ethnomusicology) trên thế giới trong một dịp khác.



    © http://vietsciences.free.fr Trần Quang Hải
    #17
      HongYen 29.08.2005 04:33:41 (permalink)
      Quý Bạn có bản nhạc:

      Em Đi Chùa Hương

      link: http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=68141&mpage=1&key=𐨯

      Thơ: Nguyễn Nhược Pháp
      Phổ nhạc: Trần Văn Khê

      Xin giúp cho. Cám ơn

      >>>>>>>>>>>>>


      Thi Sĩ Nguyễn Nhược Pháp


      Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914 ở Hà Nội. Chàng là con trai của một trong những cây bút có lẽ là vạm vỡ vào loại hàng đầu nước ta trong thế kỷ XX, nhà văn, nhà báo, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh (1882-1936), người có quê là làng Phượng Dực, Thường Tín (nay là làng Phượng Vũ, xã Phượng Dục, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây).

      Nguyễn Nhược Pháp cao 1,52 m.

      Nguyễn Nhược Pháp đi vào cõi vĩnh hằng ngày 19/11/1938.

      >>>>>>>>>>>>>>>>>


      Có ý kiến cho rằng bản nhạc nầy là do một người bạn cuả TVK phổ nhạc. Mong nhận ý kiến. Cám ơn.
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2005 07:51:18 bởi HongYen >
      #18
        HongYen 29.08.2005 08:22:45 (permalink)

        Có ý kiến cho rằng bản nhạc nầy là do một người bạn cuả TVK phổ nhạc. Mong nhận ý kiến. Cám ơn.


        Theo Trần Quang Hảỉ:

        ....


        Nghệ sĩ cải lương tiền phong Tư Chơi (tên thật là Huỳnh Thủ Trung) đã sáng tác một số bài hát ta theo điệu tây như "Tiếng nhạn trong sương", "Hòa duyên", đồng thời viết bài Việt cho một số bài Tây thịnh hành thời đó như "Marinella" (trong vở tuồng Phũ Phàng). Một số bản nhạc Pháp được dịch ra lời Việt như "Pouet Pouet " (trong tuồng Tiếng Nói Trái Tim), "Tango mystérieux " (trong tuồng Ðóa Hoa Rừng), "La Madelon " (trong tuồng Giọt Lệ Chung Tình), vv..

        Nghệ sĩ Bảy Nhiêu có sáng tác bài "Hoài Tình" trở thành một bản rất được ưa chuộng . Năm 1930, đảng cộng sản Ðông Dương được thành lập và bài ca của Ðình Như "Cùng Nhau Ði Hồng Binh" được sáng tác trong tù và đi liền với phong trào kháng Pháp.

        Có một số bản nhạc được viết ra trước thế chiến thứ hai như « Bẽ Bàng » (1935), « Nghệ Sĩ Hành Khúc » (1936) của Lê Yên, « Bóng Ai Qua Thềm » (1937)của Văn Chung, « Xuân Năm Xưa »(1936) của Lê Thương , « Biệt Ly » (1939) của Doãn Mẫn, vv…

        Vào khoảng năm 1937, phong trào "ái Tino" lên rất cao tại Việt Nam. Trên làn sóng điện, trong rạp hát, tại các vũ trường, nơi tư nhân đâu đâu cũng nghe những âm điệu du dương của nhạc sĩ Vincent Scotto qua giọng hát êm ả của Tino Rossi.


        ..............

        Giai đoạn 1945-1946 đánh dấu cuộc chiến tranh bùng nổ tại Việt Nam vừa sau trận thế chiến thứ hai. Các nhạc sĩ lo sáng tác nhạc chiến đấu như Văn Cao với "Tiến Quân Ca" (trở thành Quốc Ca của chế độ cộng sản miền Bắc từ năm 1945, và được dùng làm Quốc Ca của Việt Nam Xã hội chủ nghĩa từ năm 1976 sau khi thống nhứt đất nước), "Chiến Sĩ Việt Nam ", như Ðỗ Nhuận với "Nhớ Chiến Khu ", như Phạm Duy với "Chiến Sĩ Vô Danh ", "Xuất Quân ", như Lưu Hữu Phước với "Ðoàn Quân Ma ", như Phan Huỳnh Ðiểu với "Giải Phóng Quân ", như Thẩm Oánh với "Việt Nam Phục Quốc ". Song song vơí những sáng tác chiến đấu, tình cảm vẫn còn rung động trong nguồn hứng qua các bài "Thiên Thai " (Văn Cao), "Ðêm Ðông " (Nguyễn Văn Thương), "Xuân và Tuổi Trẻ " (La Hối), "Mùa Ðông Binh Sĩ " (Phan Huỳnh Ðiểu), "Dạ Khúc " (Nguyễn Mỹ Ca), "Ðêm Tàn Bến Ngự " (Dương Thiệu Tước), " Cây Ðàn Bỏ Quên " (Phạm Duy), "Mơ Hoa " (Hoàng Giác), "Cô Lái Ðò" (Thẩm Oánh), "Suối Mơ " (Văn Cao), "Hẹn Một Ngày Về " (Lê Hữu Mục), "Ði Chơi Chùa Hương " (Trần Văn Khê/Nguyễn Nhược Pháp).

        ........


        Trong giai đoạn này , tại Pháp trong những năm 1949 tới năm 1951, hãng dĩa ORIA đã thu mấy chục dĩa nhựa 78 vòng tiếng hát của các ca sĩ Hải Minh (biệt hiệu của giáo sư Trần Văn Khê), Bích Thuận, Hoàng Lan, Văn Lý (tức nhạc sĩ Nguyễn Văn Thông) những ca khúc của Lưu Hữu Phước (« Hội nghị Diên Hồng »), Phạm Duy (« Chiến sĩ vô danh »), Lê Thương (« Tiếng Thùy Dương », « Hòa Bình 48 »), Võ Ðức Thu (« Quyết Tiến »), Nguyễn Hữu Ba ( « Lửa Rừng Ðêm »), Đan Trường (« Trách Người Đi ») vv...


        http://vietsciences.free.fr/lichsu/lichsutannhacvn1.htm
        #19
          Thay đổi trang: < 12 | Trang 2 của 2 trang, bài viết từ 16 đến 19 trên tổng số 19 bài trong đề mục
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9