Phật pháp vô biên_Pháp Luân Đại Pháp_Chuyển Pháp Luân
Lachieuthu 29.01.2011 12:49:16 (permalink)
Chuyển Pháp Luân
 
Tác giả: Lý Hồng Chí
Dịch thuật: Hợp Thập; Phổ Độ Từ Bi
(Bản hiệu chỉnh tháng 4-2010)
Nguồn: http://phapluan.org/book/zfl_html/index.html
Tải lên: Lachieuthu
 
 [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/92897/EFEA01A405014A2496FB368F8F58881E.jpg[/image] 
 
 

Luận Ngữ
Bài giảng thứ nhất
1. Chân chính đưa con người lên tầng thứ cao
2. Tầng thứ khác nhau có Pháp của tầng thứ khác nhau
3. Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu
4. Khí công là văn hoá tiền sử
5. Khí công chính là tu luyện
6. Luyện công vì sao không tăng công
7. Đặc điểm của Pháp Luân Đại Pháp
Bài giảng thứ hai
1. Vấn đề liên quan đến thiên mục
2. Công năng dao thị
3. Công năng túc mệnh thông
4. Không trong ngũ hành, ra ngoài tam giới
5. Vấn đề hữu sở cầu
Bài giảng thứ ba
1. Tôi đối xử với các học viên đều như đệ tử
2. Công pháp Phật gia và Phật giáo
3. Tu luyện phải chuyên nhất
4. Công năng và công lực
5. Phản tu và tá công
6. Phụ thể
7. Ngôn ngữ vũ trụ
8. Sư phụ cấp gì cho học viên
9. Trường năng lượng
10. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp truyền công như thế nào
Bài giảng thứ tư
1. Mất và được
2. Chuyển hoá nghiệp lực
3. Đề cao tâm tính
4. Quán đỉnh
5. Huyền quan thiết vị
Bài giảng thứ năm
1. Đồ hình Pháp Luân
2. Kỳ Môn công pháp
3. Luyện tà pháp
4. Nam nữ song tu
5. Tính mệnh song tu
6. Pháp thân
7. Khai quang
8. Khoa chúc do
Bài giảng thứ sáu
1. Tẩu hoả nhập ma
2. Luyện công chiêu ma
3. Tự tâm sinh ma
4. Chủ ý thức phải mạnh
5. Tâm nhất định phải chính
6. Khí công võ thuật
7. Tâm lý hiển thị
Bài giảng thứ bảy
1. Vấn đề sát sinh
2. Vấn đề ăn thịt
3. Tâm tật đố
4. Vấn đề trị bệnh
5. Trị bệnh ở bệnh viện và trị bệnh bằng khí công
Bài giảng thứ tám
1. Tịch cốc
2. Trộm khí
3. Thu khí
4. Ai luyện công thì đắc công
5. Chu thiên
6. Tâm hoan hỷ
7. Tu khẩu
Bài giảng thứ chín
1. Khí công và thể dục
2. Ý niệm
3. Tâm thanh tịnh
4. Căn cơ
5. Ngộ
6. Người đại căn khí
 
Luận ngữ
“Phật Pháp” tinh thâm nhất, Ông là khoa học huyền bí và siêu thường hơn hết thảy các học thuyết trên thế giới. Nếu khai mở lĩnh vực này, thì cần phải cải biến từ tận gốc quan niệm của người thường; nếu không, chân tướng vũ trụ sẽ vĩnh viễn là điều thần thoại của nhân loại, và người thường vĩnh viễn bò lết trong cái khung do kiến giải ngu muội của mình dựng nên.
Vậy “Phật Pháp” đúng ra là gì? Là tôn giáo chăng? Là triết học chăng? Đó chỉ là nhận thức của những “học giả Phật giáo hiện đại hoá” mà thôi. Họ chỉ học lý luận, họ xem đó như phạm trù triết học mà học bằng thái độ phê phán và làm những cái gọi là nghiên cứu. Kỳ thực, “Phật Pháp” không chỉ là những gì ít ỏi trong kinh sách, vốn chỉ là Pháp của tầng sơ cấp của “Phật Pháp”. “Phật Pháp” là từ những lạp tử, phân tử đến vũ trụ, từ nhỏ hơn cho đến lớn hơn, nhìn thấu hết thảy điều bí mật, không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót. Ông là những luận thuật khác nhau của đặc tính vũ trụ —“Chân-Thiện-Nhẫn”— tại các tầng thứ khác nhau; cũng chính là điều Đạo gia gọi là “Đạo”, Phật gia gọi là “Pháp”.
Khoa học của nhân loại ngày nay dẫu phát triển đến đâu, cũng chỉ là một bộ phận của bí mật trong vũ trụ. Mỗi khi chúng tôi đưa ra những hiện tượng cụ thể trong “Phật Pháp”, liền có người nói: “Giờ đã là thời đại điện tử, khoa học rất phát triển, phi thuyền vũ trụ đã bay đến cả những tinh cầu khác, vậy còn giảng chi mấy điều mê tín cũ xưa ấy”. Nói thẳng ra, máy tính dẫu phát triển đến đâu, cũng không sao sánh nổi bộ não người, mà não người cho đến tận bây giờ vẫn là chỗ mê không thể nghiên cứu cho thấu đáo. Phi thuyền vũ trụ dẫu bay cao đến đâu, cũng không thể bay khỏi không gian vật chất này nơi nhân loại chúng ta đang tồn tại. Tri thức của nhân loại hiện đại, và những gì có thể liễu giải được chỉ là đôi điều lẻ tẻ vô cùng thiển cận, quá xa vời với nhận thức chân chính về chân tướng của vũ trụ. Thậm chí có người không dám nhìn thẳng, không dám tiếp xúc, không dám thừa nhận sự thực của những hiện tượng tồn tại một cách khách quan; vì họ quá bảo thủ, không muốn thay đổi quan niệm truyền thống để tư duy. Chỉ có “Phật Pháp” mới có thể khai mở hoàn toàn ẩn đố của vũ trụ, thời-không, và thân thể người; Ông có thể thực sự phân biệt thiện và ác, tốt và xấu; phá bỏ hết thảy kiến giải sai lầm, đưa ra chính kiến.
Tư tưởng chỉ đạo của khoa học nhân loại hiện nay đối với nghiên cứu phát triển của mình chỉ có thể hạn cuộc trong thế giới vật chất; sự vật được nhận thức rồi thì nó mới được nghiên cứu, là theo lề lối ấy. Nhưng tại không gian chúng ta có những hiện tượng tuy nhìn không thấy sờ không được, nhưng tồn tại một cách khách quan, và lại có khả năng phản ánh đến không gian vật chất chúng ta, biểu hiện hết sức thực tại, thì lại khước từ không động chạm đến, cho đó là những hiện tượng ‘bất minh’. Người cố chấp khăng khăng vô căn cứ tìm lý do để nói rằng đó là hiện tượng tự nhiên; người có dụng ý khác đã trái với lòng mình mà chụp lên mọi thứ cái mũ lớn ‘mê tín’; người ít truy cầu lảng tránh rằng khoa học chưa đủ phát triển. Nếu nhân loại có thể nhận thức lại mới về bản thân và vũ trụ, thay đổi hoàn toàn quan niệm đã cứng nhắc, thì nhân loại sẽ có một bước nhảy vọt. “Phật Pháp” cho phép nhân loại thấu triệt thế giới vô lượng vô biên. Từ nghìn xưa đến nay, có thể đưa ra thuyết minh sáng tỏ đầy đủ về nhân loại, mỗi từng không gian vật chất tồn tại, sinh mệnh, cho đến toàn vũ trụ, thì chỉ có “Phật Pháp”.
Lý Hồng Chí



 


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.04.2011 14:40:40 bởi Lachieuthu >
Attached Image(s)
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9