Pháp Luân Phật Pháp
Tinh Tấn Yếu Chỉ - 2
Tác giả: Lý Hồng Chí
Kiến chân tính
Kiến chân tính
Kiên tu Đại Pháp tâm bất động
Đề cao tầng thứ thị căn bản
Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần
Lý Hồng Chí
1999 niên 5 nguyệt 8 nhật
Diễn nghĩa:
Chân tính hiển lộ, thấy được
Tu Đại Pháp chắc chắn với tâm không lay chuyển
Nâng cao tầng là việc căn bản
Đối diện với trắc nghiệm chân tính được lộ rõ, thấy chân tính
Tu thành viên mãn thành Phật Đạo Thần
Tạm dịch:
Kiến Chân Tính
Vững tu Đại Pháp chẳng động tâm
Điểm chốt chính là nâng cao tầng
Gian khó phơi bày đâu chân tính
Công thành viên mãn Phật Đạo Thần
Lý Hồng Chí
8 tháng Năm, 1999
Một chút cảm tưởng của tôi
Các bài trên phương tiện truyền thông gần đây có đề cập đến tin truyền liên quan đến việc Trung Quốc muốn giảm bớt 5 trăm triệu Mỹ kim thặng dư mậu dịch [đối với Hoa Kỳ] làm điều kiện giao hoán, để dẫn độ tôi về nước. Chính về việc này mà tôi muốn có đôi lời. Tôi chỉ dạy người ta hướng thiện, đồng thời giải trừ bệnh tật cho con người một cách vô điều kiện, làm cho người ta đạt đến cảnh giới tư tưởng cao hơn. Tôi không nhận bất kể báo đáp về tiền bạc hay vật chất nào. Có tác dụng tích cực đối với nhân dân và xã hội. Làm đông đảo nhân tâm hướng thiện, đạo đức cao thượng. [Tôi] không hiểu có phải vì vậy mà dẫn độ tôi [về nước] chăng? Muốn tôi về nước là để có nhiều người hơn nữa đắc Pháp, tu tâm? Nếu là vậy, [tôi] đề nghị nhà nước [Trung Quốc] không cần tổn phí 5 trăm triệu Mỹ kim để giao hoán: Tôi sẽ tự trở về.
Tuy nhiên tôi nghe rằng những người bị dẫn độ thông thường là tội phạm chiến tranh hoặc kẻ thù của nhân dân. Cũng có kẻ là tội phạm hình sự. Nếu vậy thì tôi không hiểu rằng tôi được xếp vào loại nào trong đó vậy.
Thực ra, tôi vẫn luôn dạy mọi người rằng làm người cần lấy Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn, nên tự nhiên tôi cũng làm gương. Khi gặp phải những chỉ trích vô cớ và đối đãi bất công, cá nhân tôi và các đệ tử Pháp Luân Công đều thể hiện đầy đủ nội tâm đại Thiện đại Nhẫn [của mình], cấp cho chính phủ đầy đủ thời gian để [họ] hiểu rõ chúng tôi; [chúng tôi] im lặng nhẫn chịu. Tuy nhiên Dung Nhẫn ấy quyết không phải là tôi và các học viên Pháp Luân Công sợ hãi điều gì. Cần biết rằng một khi người ta hiểu biết được chân lý và ý nghĩa chân chính của cuộc đời, thì xả bỏ thân mệnh vì điều đó cũng không luyến tiếc. Đừng hiểu lầm tâm đại Nhẫn từ bi của chúng tôi là sự sợ hãi, từ đó tăng cường buông lung muốn gì làm nấy. Thực ra họ là những người giác ngộ, những người tu luyện đã hiểu được ý nghĩa chân thực của đời người. Cũng đừng nói những người tu luyện Pháp Luân Công là làm mê tín. Còn quá nhiều điều mà con người chưa lý giải được và khoa học chưa nhận thức được. Về tôn giáo mà nói, chẳng phải [tôn giáo] tồn tại với tín ngưỡng vào Thần sao? Thực ra các tôn giáo chân chính và tín ngưỡng vào Thần xưa kia đã duy trì đạo đức cho xã hội nhân loại qua mấy nghìn năm, rồi mới có được nhân loại ngày nay, trong đó bao gồm cả anh, cả tôi, cả mọi người. Nếu không, thì nhân loại đã sớm bắt đầu làm điều ác, từ đó dẫn đến tai nạn; có thể tổ tiên con người đã bị tuyệt diệt từ lâu. Và cũng không có sự kiện hôm nay. Kỳ thực đạo đức của nhân loại là quan trọng phi thường; con người nếu không [coi] trọng đức, thì điều xấu gì cũng làm, hết sức nguy hiểm đối với nhân loại. Đó là điều tôi có thể nói với con người. Trên thực tế tôi không có ý làm điều gì cho xã hội, hoàn toàn không định quan tâm đến bất kể vấn đề nào của người thường, lại càng không nghĩ gì đến quyền lực trong tay ai đó. Không phải ai ai cũng coi trọng quyền lực như vậy. Chẳng phải nhân loại có câu rằng “người ta có ý chí riêng của mình”? Tôi chỉ muốn người tu luyện được đắc Pháp, dạy cho họ cách nâng cao tâm tính một cách chân chính, cũng chính là nâng cao tiêu chuẩn đạo đức. Hơn nữa không phải ai ai cũng đến học Pháp Luân Công. Những điều tôi làm cũng không có dính dáng gì đến chính trị. Tuy nhiên nhân tâm hướng thiện và những người tu luyện đã nâng cao đạo đức đối với bất kể quốc gia nào, bất kể dân tộc nào, đều là điều tốt. Vì lẽ gì lại có thể coi việc giúp nhân dân hết bệnh khoẻ người và nâng cao chuẩn mực đạo đức cho nhân dân nói thành là ‘tà giáo’? Tất cả những người luyện Pháp Luân Công đều cũng là thành viên trong xã hội. Mỗi người đều có công tác và sự nghiệp của bản thân. Chỉ có điều là hàng ngày lúc sáng sớm họ đến công viên luyện Pháp Luân Công trong nửa giờ hoặc một giờ, rồi sau đó đi làm. Không có các thứ quy định cần thiết của một tôn giáo, không có chùa, không có giáo đường, không có các nghi thức tôn giáo. Muốn học thì học, muốn thôi thì thôi; không có danh sách; vậy có “[tôn] giáo” nào đây? Lại còn nói là “tà”; vậy phải chăng dạy người hướng thiện, không thu tiền tài, giúp người hết bệnh khoẻ người cũng xếp vào phạm vi “tà” hay sao? Hay là, không nằm trong phạm trù lý luận của đảng cộng sản thì tức là ‘tà’? Nhưng tôi biết rằng, tà giáo vẫn là tà giáo, điều ấy không phải do chính phủ quyết định. Lẽ nào một tà giáo nếu phù hợp với quan niệm của một số người trong chính phủ thì có thể xác định là chính [giáo], còn chính [giáo] nếu không phù hợp với quan niệm của bản thân liền có thể xác định là tà?
Thực ra tôi biết rõ vì sao một số người phản đối Pháp Luân Công. Theo như các bài trên phương tiện truyền thông đã dẫn nói rằng [số] người học Pháp Luân Công nhiều quá. Hơn 100 triệu là con số không nhỏ; nhưng lẽ nào lại sợ người tốt? Chẳng phải càng nhiều người tốt thì càng tốt, càng ít kẻ xấu thì càng tốt hơn ư? Tôi, Lý Hồng Chí, giúp đỡ một cách vô điều kiện những người luyện công nâng cao đạo đức con người, làm thân thể nhân dân khoẻ mạnh, làm xã hội an định; lấy thân thể khoẻ mạnh để phục vụ xã hội tốt hơn; đó chẳng phải là tạo phúc cho những người đương quyền hay sao? Trên thực tế [tôi] đã thật sự làm được điều đó. Cớ gì không biết và cảm ơn tôi, mà trái lại đẩy hơn 100 triệu con người về phía đối lập với chính phủ? Người ta có thể hiểu được chính phủ như thế không? Hơn nữa trong số hơn 100 triệu người ấy, có ai mà không có gia đình con cái, bạn bè thân quyến; hỏi đó có còn là vấn để chỉ của 100 triệu người hay không? Như vậy phản đối có thể còn nhiều người hơn nữa. Rốt cuộc “Những vị lãnh đạo miền đất tổ quốc thân yêu của tôi đã làm sao vậy?” Nếu dùng sinh mệnh của tôi, Lý Hồng Chí, là có thể gỡ bỏ nỗi sợ hãi những người tốt trong tâm của họ, thì tôi lập tức trở về, xử trí sao cũng được; hà tất phải viện đến “thủ đoạn động đến cả thiên hạ”, tốn tiền nhọc dân, dùng cả tiền bạc và chính trị để làm cái trao đổi vi phạm nhân quyền như thế? Mà Hoa Kỳ luôn luôn là quốc gia gương mẫu trong việc tôn trọng nhân quyền; hỏi chính phủ Hoa Kỳ liệu có thể bán nhân quyền lấy sự trao đổi đó không? Hơn nữa tôi là công dân vĩnh viễn của Hoa Kỳ, là công dân vĩnh viễn ở trong phạm vi của hành xử luật pháp của Hoa Kỳ.
Tôi không có ý chỉ trích cá nhân nào, chỉ có điều cách làm kia không sao lý giải được. Tại sao có thể bỏ qua cơ hội tốt đắc được lòng dân, mà trái lại đặt trên 100 triệu người về phía đối lập?
Có tin nói rằng có rất nhiều người đã đến Trung Nam Hải, do vậy có người đã cảm thấy tức giận. Thực ra những người đến không đông chút nào. Mọi người hãy nghĩ xem, có trên 100 triệu người học Pháp Luân Công mà chỉ có 10 nghìn người đến, hỏi có đông không? Không cần vận động, trong 100 triệu người thì người này muốn đi, người kia muốn đi, chỉ một lúc là 10 nghìn người, đúng không? Họ không có khẩu hiệu, không có biểu ngữ, không có hành vi bất hảo, lại càng không phản đối chính phủ, chỉ là muốn phản ảnh một tình huống lên chính phủ, có gì là không được? Họ muốn thỉnh nguyện; hỏi ở đâu có những người biểu tình ôn hoà như thế? Gặp họ phải chăng không cảm động? Tại sao lại cứ phải tìm những điểm không hay của Pháp Luân Công? Hơn nữa cách đàn áp kia cũng lỗi thời rồi. Pháp Luân Công không hề đáng sợ như một số người tưởng tượng ra đâu, trái lại là điều rất tốt. Đối với xã hội nào cũng chỉ có trăm phần lợi mà không có một phần hại nào hết. Trái lại, mất lòng dân mới là điều đáng sợ nhất. Nói thẳng, các học viên Pháp Luân Công, họ cũng là người còn đang tu luyện, còn có tâm của con người; khi [họ] bị đối xử bất công, tôi không biết họ sẽ nhẫn chịu được bao lâu. Đó cũng là điều tôi lo lắng nhất.
Lý Hồng Chí
2 tháng Sáu, 1999
Vị trí
Những khảo nghiệm mà một người tu luyện trải qua là điều mà người thường không cách nào chịu đựng nổi, do đó những ai tu thành viên mãn trong lịch sử là hết sức thưa thớt ít ỏi. Con người vẫn là con người, vào thời điểm then chốt họ rất khó vứt bỏ quan niệm của con người, mà lại cứ tìm cho ra những cái cớ để thuyết phục bản thân. Nhưng một người tu luyện vĩ đại có thể trong khảo nghiệm trọng đại, mà vứt bỏ tự ngã, cho đến hết thảy tư tưởng của người thường. Tại đây tôi chúc mừng những ai tu luyện Đại Pháp đã vượt qua khảo nghiệm có thể viên mãn hay không này. Sự vĩnh viễn của sinh mệnh bất diệt cho đến tầng sở tại trong tương lai của chư vị, chúng là do bản thân chư vị khai sáng; uy đức là bản thân chư vị tu xuất lai. Hãy tinh tấn, điều này là vĩ đại nhất, thù thắng nhất.
Lý Hồng Chí
13 tháng Sáu, 1999
An định
Đối với những sự tình phát sinh gần đây, [nó] đã có tác hại rất mạnh mẽ đối với quảng đại học viên Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh quốc gia. Căn cứ vào các [cơ quan] hữu quan ở địa phương, các bộ phận hữu quan mà [họ] nắm vững, [một số người] đã trực tiếp hoặc gián tiếp can nhiễu phá hoại việc luyện công của các học viên, cho đến một số người đã lợi dụng quyền lực trong tay để khuấy động sự kiện Pháp Luân Công, đưa quảng đại nhân dân và chính phủ vào chỗ đối lập, từ đó đoạt lấy tư bản chính trị. Các học viên có thể phản ảnh những tình huống ấy qua các kênh thông thường, [đến] các cấp chính quyền hoặc lãnh đạo quốc gia.
Tuy nhiên chúng ta là người tu luyện, không được tham dự vào chính trị, không được thụ nhận can nhiễu của sự kiện vừa qua; hãy tĩnh tâm lại, phục hồi việc luyện công học Pháp như thường; hãy tinh tấn thực tu, không ngừng đề cao bản thân.
Lý Hồng Chí
13 tháng Sáu, 1999
Đề tựa cho bản “Pháp Luân Đại Pháp” tiếng Nga
Hãy trân quý!
Lời thề của chư Thần đang thực hiện;
Hãy trân quý!
Đây là điều chư vị muốn tìm;
Hãy trân quý!
Pháp chính ở ngay trước mắt chư vị.
Lý Hồng Chí
10 tháng Bảy, 1999
Lại luận bàn về mê tín
‘Mê tín’ nguyên vốn là một danh từ rất phổ thông; nhưng ở nước ta có một số người làm chính trị đã cải biến hai chữ ấy thành một danh từ có tính sát thương rất mạnh. Cái ‘mê tín’ mà những người làm chính trị kia tuyên bố thực ra không phải là mê tín, mà là cái mũ chính trị cũng như khẩu hiệu chính trị, [nó] là một từ chính trị chuyên được sử dụng khi đả kích người khác. Một khi chiếc mũ lớn ấy chụp vào thì liền trở nên đối lập với khoa học, nên có thể đả kích thậm tệ.
Những người đã trải qua các chủng các dạng vận động chính trị đều có năng lực phân tích rất mạnh; trong quá khứ họ đã từng tin tưởng, đã bị bỏ rơi; đã sùng bái mù quáng, cũng đã qua các kinh nghiệm giáo huấn, đặc biệt đã qua những điều động chạm đến tâm linh của họ mà không thể quên vào thời Cách Mạng Văn Hoá; những người như thế liệu có thể nào tuỳ tiện tin vào bất kể thứ gì không? Là chân lý hay là cái mà những người làm chính trị gọi là mê tín, [điều ấy] con người hiện nay rất có khả năng phân biệt rõ ràng.
Là khoa học hay là mê tín, [điều ấy] không phải là do những người làm chính trị quyết định, mà là do các khoa học gia giám định; tuy nhiên một số người mang danh ‘khoa học gia’ nhưng đã bị lợi dụng cho chính trị thực ra cũng là những nhân vật chính trị. Những người ấy không có khả năng thật sự đứng tại lập trường khoa học công bằng để có được lập luận khoa học; như vậy về căn bản mà xét họ không được coi là các khoa học gia; nhiều nhất họ cũng chỉ là cái gậy đánh người ở trong tay những chính trị gia mà thôi.
Nhận thức đối với chân lý vũ trụ của các học viên tu luyện Đại Pháp là sự thăng hoa về lý tính và thực tiễn; bất kể nhân loại đứng tại lập trường nào mà phủ định Pháp lý của vũ trụ vốn cao hơn hết thảy những lý luận tại xã hội nhân loại, thì đều uổng công. Đặc biệt vào lúc đạo đức của xã hội nhân loại đang băng hoại toàn diện, chính là vũ trụ vĩ đại đã một lần nữa từ bi đối với con người, cấp cho con người một cơ hội tối hậu này. Đó là hy vọng mà nhân loại nên phải trân quý muôn phần; nhưng con người vì dục vọng riêng tư mà phá hoại hy vọng cuối cùng vũ trụ đã cấp cho nhân loại ấy, làm trời đất phẫn nộ. Con người không hiểu biết lại coi những tai hoạ nói thành hiện tượng tự nhiên. Vũ trụ không phải vì con người mà tồn tại, con người chỉ là một phương thức biểu hiện tồn tại sinh mệnh ở tầng thấp nhất; nếu nhân loại mất đi tiêu chuẩn sinh tồn trong tầng này của vũ trụ, thì chỉ có thể là bị lịch sử vũ trụ đào thải mà thôi.
Hỡi nhân loại! Hãy tỉnh táo lại! Các thệ ước của chư Thần trong lịch sử đang được thực hiện, Đại Pháp nhận định hết thảy các sinh mệnh. Con đường nhân sinh là do bản thân chọn. Một niệm của bản thân con người cũng sẽ định ra tương lai của mình.
Hãy trân quý [nó], Pháp lý của vũ trụ đang ở trước mắt chư vị.
Lý Hồng Chí
13 tháng Bảy, 1999
Tâm tự minh
Tâm tự minh
Pháp độ chúng sinh Sư đạo hàng
Nhất phàm thăng khởi ức phàm dương
Phóng hạ chấp trước khinh chu khoái
Nhân tâm phàm trọng nan quá dương
Phong vân đột biến thiên dục truỵ
Bài sơn đảo hải phiên ác lãng
Kiên tu Đại Pháp khẩn tuỳ Sư
Chấp trước thái trong mê phương hướng
Thuyền phiên phàm đoạn đào mệnh khứ
Nê sa đào tận hiển kim quang
Sinh tử phi thị thuyết đại thoại
Năng hành bất hành kiến chân tướng
Đãi đáo tha nhật viên mãn thời
Chân tướng đại hiển thiên hạ mang
Lý Hồng Chí
1999 niên 10 nguyệt 12 nhật
(2000 niên 5 nguyệt 22 nhật phát biểu)
Diễn nghĩa:
Tâm tự sáng tỏ, tự biết
Pháp cứu độ chúng sinh, Sư phụ dẫn lối
Một cánh buồn căng lên, trăm triệu cánh buồn dương theo
Vứt chấp trước xuống, thuyền nhẹ bơi nhanh
Tâm của người phàm nặng nề, khó mà vượt nổi đại dương
Gió mây đột biến, trời như sập xuống
Núi lở biển động, sóng lớn cuộn lên
Vững lòng tu Đại Pháp, theo sát Sư phụ
Mang chấp trước quá nặng nề, mê mờ mất cả phương hướng
Thuyền lật buồm đứt, tháo chạy để toàn mạng
Lọc hết bùn cát, lộ ánh vàng kim
Chuyện sống chết không qua việc nói thuyết mà biết được
Có thể làm được hay không mới thấy rõ chân tướng
Đợi cho đến ngày viên mãn
Chân tướng hiển lộ rõ, toàn thiên hạ ngỡ ngàng không hiểu
Tạm dịch:
Tâm tự minh
Pháp độ chúng sinh, Thầy dẫn lối
Một buồn căng, trăm triệu thuyền theo
Xả chấp trước, thuyền thời nhẹ lướt
Nặng phàm tình, biển rộng sao qua
Gió mây chợt chuyển, trời muốn sập
Núi lở biển gầm, sóng cuộn dâng
Sát theo Thầy, vững tu Đại Pháp
Chấp trước nhiều, lạc hướng chốn mê
Thuyền lật buồm tan, chạy thoát thân
Cát bùn đãi sạch, thấy vàng chân
Chỗ sinh tử, nói nhiều chẳng đặng
Làm được không, mới thật tỏ tường
Một mai cho đến ngày viên mãn
Sự thực lộ ra mới bàng hoàng
Lý Hồng Chí
12 tháng Mười, 1999
(Công bố 22 tháng Năm, 2000)
Tiến đến viên mãn
Mang theo chấp trước mà học Pháp thì không phải chân tu. Nhưng có thể trong tu luyện dần dần nhận thức ra chấp trước căn bản của mình, vứt bỏ nó, từ đó đạt đến tiêu chuẩn người tu luyện. Vậy chấp trước căn bản ấy là gì? Tại thế gian người ta hình thành rất nhiều quan niệm, đến mức bị quan niệm chi phối, truy cầu những điều [mình] theo đuổi. Nhưng người ta đến thế [gian] là do nhân duyên đã quyết định đường đời con người và những được-mất trong đời con người; lẽ nào quan niệm của con người lại có thể quyết định từng quá trình trong đời người được? Do vậy cái gọi là “những theo đuổi và nguyện vọng tốt đẹp” ấy cũng đã trở thành những truy cầu chấp trước thật đau khổ mà vĩnh viễn không đạt được.
Đại Pháp có vô hạn nội hàm, đã tạo nên hết thảy mọi thứ trong từng tầng của vũ trụ, đương nhiên cũng bao quát hết thảy mọi thứ của nhân loại; do vậy ngoại trừ những kẻ đồi bại ở cõi người đang bị cựu thế lực [tà] ác lợi dụng để bức hại Pháp—mà chính chúng [cựu thế lực tà ác] cũng đang bị trừ tận gốc—thì người ta đều [nhận] thấy được trong Pháp [phương] diện mà bản thân họ nhìn nhận là tốt. Có người thật sự [nhận] thấy được Pháp lý của Đại Pháp; cũng có rất nhiều học viên là từ quan niệm của con người mà tìm thấy ở Đại Pháp những theo đuổi và truy cầu khác nhau trong đời người; chính vì nhân tâm chấp trước ấy thúc bách mà đến tu luyện Đại Pháp.
Có người cho rằng Đại Pháp phù hợp với quan niệm khoa học của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với đạo lý làm người của mình, có người cho rằng [nó] phù hợp với bất mãn chính trị của mình, có người cho rằng Đại Pháp có thể cứu vãn đạo đức bại hoại của nhân loại, có người cho rằng Đại Pháp có thể trị khỏi bệnh của mình, có người cho rằng Đại Pháp và Sư phụ là chính phái, v.v. Con người tại thế gian mang những tâm theo đuổi truy cầu và nguyện vọng tốt đẹp như thế thì không có sai; nhưng là người tu luyện thì tất nhiên không thể được. Tuy rằng chư vị có thể từ tác dụng của những tư tưởng như thế mà nhập môn Đại Pháp, nhưng rồi trong quá trình tu luyện cần phải tự coi mình là người tu luyện; sau khi tinh tấn đọc sách và học Pháp thì nhận rõ được suy nghĩ nào của bản thân đã đưa đến tu luyện Đại Pháp vào lúc bản thân mình nhập môn Đại Pháp. Sau khi tu luyện một [giai] đoạn thời gian rồi, thì phải chăng vẫn còn là những suy nghĩ ban đầu, phải chăng là cái tâm ấy của con người vẫn lưu bản thân tại đó? Nếu như thế, thì không thể tính là đệ tử của tôi; chính vì tâm chấp trước căn bản kia chưa vứt bỏ, không thể ngay từ Pháp mà nhận thức Pháp. Những gì bị đào thải trong khảo nghiệm tà ác mà Đại Pháp tại Trung Quốc gặp phải đều là những ai chưa bỏ được tâm chấp trước như thế, đồng thời cũng gây ra một số ảnh hưởng phản diện.
Đành rằng như thế, khi nhiều đệ tử chân tu đang chịu đựng trong tình huống khó nạn nghiêm trọng, thì thời gian kết thúc lại phải trì hoãn, [để] đợi những vị kia nhận ra chấp trước căn bản của mình; bởi vì trong đó có rất nhiều người là người có duyên, hơn nữa có hy vọng viên mãn.
Chư vị biết chăng? Một trong những cớ lớn nhất mà cựu thế lực [tà] ác hiện nay đang mượn để bức hại Đại Pháp chính là chấp trước căn bản của chư vị [vẫn] đang che đậy, từ đó mà gia [tăng] đại nạn này, muốn lấy những người đó tìm tách ra. Chư vị chấp trước Đại Pháp phù hợp với khoa học con người, thì chúng khống chế những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp là mê tín; chư vị chấp trước Đại Pháp có thể trị bệnh, thì chúng không chế những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp không cho người ta uống thuốc, làm 1400 người chết; thậm chí chư vị cho rằng Đại Pháp không tham dự đến chính trị, thì chúng để những kẻ tà ác bịa đặt rằng Đại Pháp và Lý Hồng Chí có thế lực chính trị nước ngoài [hậu thuẫn], v.v.; chư vị nói rằng Đại Pháp không thu phí, thì chúng nói rằng Sư phụ kiếm tiền bất chính. Bất kể chư vị chấp trước điều gì, thì chúng để bè lũ tà ác bịa đặt điều ấy. Thậm chí chư vị có tâm rằng Đại Pháp bị phá hoại, thì chúng nguỵ tạo kinh văn giả. Mọi người hãy nghĩ xem, kiểm nghiệm lớn trước mắt ấy, chính là khảo sát lớn để xem khi Sư phụ không ở đó Đại Pháp sẽ ra sao, học viên sẽ ra sao; Sư phụ có thể nói như thế nào? Liệu có thể lại bảo chư vị cần phải làm ra sao? Hơn nữa chúng khống chế những kẻ tà ác nhắm thẳng vào hết thảy tâm của con người, hết thảy chấp trước, mà kiểm nghiệm các đệ tử Đại Pháp một cách toàn diện không bỏ sót {vô lậu} và phá vỡ; nếu như chư vị thật sự có thể trong tu luyện mà vứt bỏ chấp trước căn bản kia của con người, thì ma nạn tối hậu này đã không tà ác đến như vậy.
Có những người cho đến nay vẫn không thể chuyên tâm đọc sách; đặc biệt là những vị làm công tác Đại Pháp, chư vị không được dùng bất kể cớ gì để che đậy rằng chư vị không đọc sách học Pháp; chính vì chư vị làm việc vì tôi—Sư phụ—nên phải hàng ngày tĩnh tâm học Pháp, phải tu một cách thực chất. Khi chư vị đọc sách mà tư tưởng hỗn loạn, thì vô số những Phật Đạo Thần trong sách sẽ nhìn thấy những tư tưởng của chư vị thật đáng cười và cũng đáng thương, thấy nghiệp lực trong tư tưởng chư vị đang khống chế một cách [tà] ác chư vị, chư vị vẫn chấp mê bất ngộ. Còn có những nhân viên công tác đã không đọc sách học Pháp một thời gian dài; như thế hỏi có thể làm tốt công tác Đại Pháp không? Chư vị đã vô ý tạo thành rất nhiều những tổn thất rất khó vãn hồi. Giáo huấn lẽ ra phải làm chư vị thành thục hơn. Không thể để cựu thế lực tà ác dùi vào chỗ sơ hở của tư tưởng chư vị; cách duy nhất là tận dụng thời gian học Pháp.
Sự việc đang phát sinh hiện nay đã được an bài từ lịch sử xa xưa. Những đệ tử nào đối mặt trước áp lực để bước ra chứng thực Pháp thật là vĩ đại. Khi tôi chất vấn những sinh mệnh cao tầng cuối cùng sắp bị đào thải: ‘Vì sao bịa đặt về tôi và Đại Pháp’, chúng chỉ có thể nói: “Không còn cách nào [khác], [con đường] ông đi quá [chân] chính; nếu không thì làm sao có thể khảo nghiệm Đại Pháp và những đệ tử của ông”. [Những kẻ] phá hoại Đại Pháp chỉ là một bộ phận thế lực [tà] ác nhỏ bé; [điều] chúng [làm] cũng chỉ là lợi dụng những sinh mệnh tà ác mà chính chúng cũng cho rằng nhất định bị đào thải. Chư Phật Đạo Thần vô số không đếm được trong vũ trụ, cũng như các sinh mệnh trong những thiên thể to lớn hơn đều đang chăm chú vào hết thảy những gì [xảy] trên cái hạt bụi vũ trụ bé tẹo này. Đại Pháp đã viên mãn hết thảy trong vũ trụ. Uy đức thật vĩ đại và vĩnh hằng. Những đệ tử nào đã vượt qua được kiểm nghiệm toàn diện nghiêm khắc nhất này cũng đã vì Đại Pháp tại thế gian mà xác lập cơ sở vững như bàn thạch và thể hiện chân thực của Đại Pháp tại nhân gian, đồng thời viên mãn được vị trí vĩ đại nhất của bản thân. Tà ác sẽ sớm bị tận trừ; những [kẻ] đồi bại ở thế gian con người sẽ sớm có báo ứng tương xứng; không thể để tội ác kéo dài mãi được. Các đệ tử đang đợi viên mãn, tôi cũng không thể cứ đợi mãi nữa. Trong biểu hiện thiện và ác đều đã thể hiện đầy đủ từng kết quả sẽ đắc. Chúng sinh! Vị trí tương lai là [do] chính bản thân chư vị lựa chọn.
Lý Hồng Chí
16 tháng Sáu, 2000
Gửi Pháp hội Đài Loan
Trước hết gửi đến toàn thể học viên Đại Pháp tại Đài Loan: chào tất cả!
Đồng thời chúc Pháp hội của chư vị thành công viên mãn!
Mong rằng mọi người thông qua Pháp hội này đều có thể tìm thấy những thiếu sót [của mình], càng tinh tấn hơn, biến Pháp hội thành thành Thánh hội tỷ học tỷ tu, hướng về thế nhân mà triển hiện Chính Pháp.
Lý Hồng Chí
25 tháng Sáu, 2000
Tham khảo lời tiên tri
Hỡi các đệ tử: sự việc đang phát sinh hiện nay tại Trung Quốc vốn đã được an bài trong lịch sử; có nhiều người trong lịch sử đã có lời tiên tri [về nó]. Bởi vì họ đều chọn cách nói không trực tiếp chính diện—ấy là để hợp với cách nói ẩn ý ở thế gian, đồng thời khuyên răn con người thế gian—do đó người thường chỉ có thể hiểu ra được sau khi [sự kiện] lịch sử đã trôi qua.
Chẳng hạn về những việc phát sinh ở Trung quốc hiện nay, thì mấy trăm năm trước một người Pháp là Nostradamus đã giảng như thế này trong “Các thế kỷ” một cuốn sách tiên tri của ông:
Tháng 7, 1999
Để nhà vua Angoulmois phục sinh
Đại vương Khủng Bố sẽ từ trên trời xuống
Đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ
Nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người
Tôi giảng rằng tháng Bảy, 1999, để nhà vua kia phục sinh, thì Khủng Bố sẽ từ trời xuống chính có nghĩa là những kẻ có dụng ý ở Trung ương [đảng] Trung Quốc đã lợi dụng quyền lực trong tay mà bắt đầu một cuộc đàn áp tà ác toàn diện đối với Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp: bắt người, đánh người, bắt đi trại lao động cải tạo, bắt bỏ tù, huỷ sách, dùng quân đội, cảnh sát, đặc vụ, các [công cụ] ngoại giao, và [dùng] cả đài phát thanh, truyền hình, báo chí, viện đến các thủ đoạn vu khống phô thiên cái địa để bức hại; [giống như] cái thế trời sụp, mức độ tà ác kia đã che đậy toàn thế giới; thế lực cũ đã dùng quan niệm vốn đã bại hoại của chúng để an bài những việc này nhằm đạt mục đích là để làm cái gọi là kiểm nghiệm mang tính phá hoại [này đối với] Đại Pháp. Từ góc độ của các chư Thần mà xét thì quá trình Sư phụ ở nơi cõi người đang Chính Pháp chính là quá trình phục sinh từ cõi chết.
Về câu “đến thời trước sau Mars sẽ thống trị thiên hạ”, là nói khi trước [và] sau năm 1999 thì [Karl] Marx sẽ thống trị thế giới. Thực ra hiện nay không chỉ xã hội của đảng cộng sản là làm theo [Karl] Marx, mà những thứ như phúc lợi xã hội của các quốc gia phát triển trên thế giới cũng là những điều của chủ nghĩa cộng sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa; trên biểu hiện là xã hội tự do, [nhưng] thực chất rất giống như toàn thế giới đang thực hành chủ nghĩa cộng sản; những người từ các quốc gia cộng sản chủ nghĩa đi sang các quốc gia phát triển bên Tây phương cũng đều có đồng cảm: cảm thấy ở đấy giống hệt như chủ nghĩa cộng sản, chỉ có điều không [truyền] giảng về cách mạng vũ trang.
Câu cuối “nói là để có được cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”, cũng là nói về điều thuyết giảng giải phóng toàn nhân loại của đảng cộng sản, và việc thu thuế cao của xã hội Tây phương để làm những điều như phúc lợi xã hội.
Vì sự việc này còn đang [trong quá trình] kết thúc, nên [tôi] chỉ giải nghĩa trong mấy câu như vậy. Thực ra tại rất nhiều quốc gia đều lưu truyền các lời tiên tri nói về thời gian này. Mấy câu trên đây, chỉ để tham khảo.
Lý Hồng Chí
28 tháng Sáu, 2000
Tuỳ ý sử dụng
Tôi vẫn luôn không thích ngữ pháp và văn tự được chuẩn mực hoá trong tiếng Hán hiện đại vốn rất nông cạn; vì vậy khi giảng Pháp, tôi thường không dùng ngữ pháp và văn tự theo chuẩn mực! Vì vậy có người không hiểu. Kỳ thực nghĩa của từ mà con người hiện đại cải biến đã bị đưa thêm vào đó những quan niệm của con người hiện đại; nhất là những từ có mang theo nhân tố vô thần luận và chính trị, thì hoàn toàn không thể dùng khi giảng Pháp; để cho các học viên nghe [mà hiểu] được rõ, tôi chỉ cố gắng chọn mà dùng những ngữ pháp và văn tự của tiếng Hán hiện đại.
Pháp của vũ trụ lẽ nào có thể bị chuẩn mực hoá bởi văn hoá nhân loại được? Chừng nào cần giảng rõ Pháp lý, thì tôi liền mở tung văn hoá của con người, phá bỏ những chuẩn mực và hạn chế ấy; [tôi] tuỳ ý sử dụng; để biểu đạt Đại Pháp một cách rõ ràng, thì [tôi] muốn dùng thế nào liền dùng thế ấy. Ví như có những lúc câu của tôi rất dài; trong câu có những cụm từ nhấn mạnh làm sâu sắc thêm được nhắc lại; nó là như thế; dùng ngôn ngữ con người để biểu đạt Pháp lý cao thâm thật là khó. Về phương diện văn tự, trên căn bản tôi sử dụng tuỳ ý; ví như tôi thường viết trình độ thành thành độ. Tôi thấy rằng [để biểu đạt] một sự việc đã được thực thi nhiều ít đến đâu, thì nên dùng từ [thành độ] ấy. [Tôi] thích viết chân tướng thành chân tượng, tôi thấy rằng [để biểu đạt] bản lai diện mục thì nên dùng chữ tượng này; tôi thích viết tuyệt thành quyết, tôi thấy rằng chữ [quyết] này nặng hơn; [tôi] thay hoằng bằng hồng, đối với Đại Pháp mà nói thì dùng hồng thích hợp hơn; v.v. Tôi cũng không thích dùng cách “ngắt câu” quá đơn giản để đặt câu theo chuẩn mực. Khi viết văn [tôi] thường dùng dấu phẩy một mạch đến hết; tôi chỉ coi trọng hàm ý của Pháp. [Còn] đối với chuẩn mực [ngôn ngữ] của con người, [tôi] không thấy cần phải theo. Văn hoá của con người là điều mà chư Thần truyền cấp cho con người; chỉ có điều là tiếng Hán hiện đại đã bị cải biến bởi tư tưởng biến dị của nhân loại hiện đại vốn phê phán hữu thần luận và có quan niệm chính trị. Pháp sẽ cấp cho nhân loại hết thảy những thứ mới, đúng đắn; chứ không thể bị ảnh hưởng bởi bất kể những gì của nhân loại mà cũ, bất chính, đã biến dị. Tôi đã tốt nghiệp phổ thông; mục đích không vào đại học, chính là không để trong tư tưởng hình thành những thứ khái niệm, định lý, định nghĩa, định luật, những thứ lý luận và chuẩn mực của con người. Khi giảng Pháp thì Đại Pháp của vũ trụ tuyệt đối không thể lẫn với những thứ ấy của con người được, nếu không Pháp sẽ bị những quan niệm của người thường can nhiễu đến.
Đại Pháp là Pháp của vũ trụ; Đại Pháp sáng tạo nên hết thảy sinh mệnh trong vũ trụ; Đại Pháp khai sáng nên hoàn cảnh và tiêu chuẩn sinh tồn cho sinh mệnh tại các tầng khác nhau, [và] cũng cấp cho các sinh mệnh tại các tầng khác nhau những trí huệ khác nhau, [trong đó] bao gồm cả văn hoá của nhân loại; mục đích của hồng truyền Đại Pháp là Chính Pháp của vũ trụ, đồng thời cho phép các đệ tử tại nhân gian của Đại Pháp [đạt] viên mãn; Đại Pháp cũng đang khai sáng nhân loại mới, [và] cũng vậy sẽ mang đến cho nhân loại nền văn hoá mới.
Lý Hồng Chí
28 tháng Sáu, 2000
Bài trừ can nhiễu
Hỡi các đệ tử: Đại Pháp mà tôi truyền cho chư vị, chính là sự đảm bảo duy nhất để chư vị tu luyện nâng cao cho đến khi viên mãn. Nếu như có người vì chưa bỏ được tâm chấp trước của người thường, chiêu mời sinh mệnh tà ác [vốn] biến hoá thành hình tượng của tôi rồi thuận theo chấp trước của họ mà bảo họ làm những việc phá hoại Pháp, thì họ đã rơi vào [tình huống] cực kỳ nguy hiểm; nếu không tỉnh ngộ, thì sẽ thành quỷ phá hoại Pháp.
Pháp thân của tôi là hình tượng hoá của trí huệ tư tưởng và năng lượng của tôi, [chúng] tuyệt đối không thể sai khác với tư tưởng của tôi một chút nào hết. Trong khảo nghiệm tà ác mang tính bức hại mà Đại Pháp cùng các đệ tử đang gánh chịu, tôi đã không hề giảng một câu. Giống như chư vị thi đại học: thầy giáo liệu có thể ở tại trường thi mà bảo ban chư vị làm bài như thế nào không? Như vậy trong kiểm nghiệm này tôi không [định] nói, vậy cớ chi mà tôi lại có thể dùng hình thức Pháp thân để trực tiếp bảo chư vị cần phải làm thế nào?
Gần đây có một người bại [hoại] ở Hồng Kông thần chí không tỉnh táo, đã mượn cớ Pháp thân của tôi yêu cầu cô ấy như thế này thế khác mà nói ra những lời [ma] quỷ do tự tâm sinh ma, làm can nhiễu nghiêm trọng đến Đại Pháp, thậm chí dùng cả điện thoại mà tôi gọi cho cô ta để phá hoại, lại còn liên tục không ngừng làm điều xấu. Từ cái miệng cô ta nói ra dù bất kể lời nói [ma] quỷ nào của Pháp thân giả, thì tôi không có loại học viên như thế. [Ai] nếu có ý nguyện theo cô ta làm loạn Pháp, thì có thể theo cô ấy; điều tôi cần là những đệ tử tu luyện một cách đường đường chính chính, những vị Thần vĩ đại [vững chắc] như kim cương không thể phá.
Các đệ tử: tại thời khắc nghiêm túc trước mắt này, [chư vị] nhất định phải tỉnh táo. Pháp là do tôi truyền cho chư vị; Pháp thân của tôi chỉ là hình tượng của tư tưởng của tôi; tôi mới là chủ thể; người nào thậm chí không [thừa] nhận cả tôi thì liệu có là đệ tử Đại Pháp? Lại còn có những học viên cũng không được vì bản thân đã thực hiện những việc Chính Pháp cho Đại Pháp mà khởi tâm tự mãn. Tất cả những ai hiện nay thần chí không tỉnh táo, nói nhiều điều không đâu vào đâu đều rất nguy hiểm; đó là kiếp số của họ. Quan trọng hơn nữa, là mọi người đừng có để ý đến những kích động của phần tử phá hoại tại Hồng Kông kia, đừng có đến nghe cô ta. Không phải Sư phụ không từ bi. Trong những năm tu luyện, thì ngoài việc tôi đã vì chư vị mà gánh chịu quá nhiều, thì đồng thời [tôi] còn vì sự nâng cao của chư vị mà không ngừng điểm ngộ cho chư vị, vì sự an toàn của chư vị mà trông coi bảo hộ chư vị, [và] để chư vị có thể viên mãn đã cân bằng những món nợ mà chư vị đã thiếu ở các tầng khác nhau. Đó không phải là [việc] mà ai cũng làm được, cũng không phải là [việc] mà có thể làm cho người thường. Chỉ là [vì] những người kia đã không còn lý trí, chẳng biết quý tiếc cơ duyên đối với Đại Pháp và tu luyện.
Về tất cả những vấn đề xuất hiện trong kiểm nghiệm tà độc mang tính phá hoại này, ngay từ trước sự việc tôi đã giảng trong Pháp cho chư vị [những vấn đề ấy] rồi. Không thực tu một cách chân chính, thì rất khó vượt qua được. Hiện nay mọi người đã hiểu rõ vì sao tôi thường xuyên nhắc chư vị đọc sách cho nhiều! Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.
Những người bại [hoại] lý trí chẳng tỉnh táo này hiện nay đã bị đặc vụ thao túng; còn những người bị tâm chấp trước mà phụ hoạ theo, thì thậm chí sau này có hiểu ra, cũng rất khó có được cơ duyên để tu luyện lại nữa. Đại Pháp là nghiêm túc, tu luyện là nghiêm túc; bất kể ai tại thế [giới] này mà làm điều xấu, thì đều phải tự mình bồi thường. Tôi hy vọng là không một học viên nào rớt xuống; tuy nhiên tôi cũng nhất quyết không muốn những đệ tử chưa đủ [phẩm] cách.
Lý Hồng Chí
5 tháng Bảy, 2000
Chỉ rõ
Gửi học hội Đại Pháp các nơi:
Dùng các phương thức hoà bình để trình bày với chính phủ Trung Quốc về tình hình thực tế của chúng ta, việc ấy tuyệt đối không sai; tuy nhiên là người tu luyện chúng ta tuyệt đối không dùng đến bất kể hành vi và ngôn luận quá khích nào; trong một năm qua chư vị đã giảng rõ chân tướng và thiện ý trình bày với nhân dân thế giới và chính phủ với thiện tâm [của mình]; đã làm được rất [chân] chính.
Đối với đệ tử tu luyện Đại Pháp (các sinh mệnh vĩ đại) tôi cảm thấy rất mừng; tôi cũng mong rằng khi giảng rõ chân tướng và trình bày với chính phủ sau này [họ] cũng đồng thời không coi nhẹ tầm quan trọng việc học Pháp, bởi vì họ đều cần tiến về viên mãn. Tôi đang chú tâm quan sát hết thảy những gì thực thi và tình huống tu luyện của các học viên; mong rằng chư vị còn làm được tốt hơn nữa.
Lý Hồng Chí
20 tháng Bảy, 2000
Lý tính
Khi đang ở trong nạn học viên rất khó nhìn ra nguyên nhân của sự việc; nhưng không phải là không có cách; khi tâm tĩnh trở lại rồi dùng Đại Pháp mà cân nhắc thì có thể thấy được bản chất của sự việc. Có học viên nói rằng để chứng thực Pháp thì cần bị tù, bị đi cải tạo, bị cực hình thì mới tu luyện được tốt nhất. Các học viên chớ có như vậy; bước ra dùng các loại phương thức [khác nhau] để chứng thực Pháp là hành vi vĩ đại nhất; tuy nhiên tuyệt đối không phải là để tà ác bắt đi; nếu là vậy thì tại sao các học viên đã bước ra đã thỉnh nguyện yêu cầu giải phóng tất cả những học viên vô tội đang bị bắt, bị tù, bị cải tạo, bị cực hình? Bị bắt không phải là mục đích; chứng thực Đại Pháp mới là thật sự vĩ đại—chính vì chứng thực Đại Pháp mới bước ra; tất nhiên đã bước ra thì cần đạt cho được chứng thực Pháp—đó mới là mục đích thật sự của việc bước ra. Khi kẻ tà ác hỏi chư vị có phải là người tu luyện Pháp Luân Công không, thì có thể không trả lời, hoặc tìm phương cách khác để né tránh, không nên chủ động để tà ác bắt đi.
Hiện nay vẫn luôn còn những học viên nói rằng Pháp thân của tôi bảo họ thực thi như thế này thế kia; từ đó trở thành cực đoan; tôi đã nói nhiều lần rằng chỉ có Pháp thân giả mới trực tiếp bảo ban học viên thực thi thế nào; hơn nữa bao giờ cũng là học viên có chấp trước quá mạnh mẽ vào điều gì đó thì mới có Pháp thân giả xuất hiện. Bởi vì mục đích của cựu thế lực chính là phá hoại; khi học viên có chấp trước mạnh mẽ, thì có thể nói chặt chẽ rằng hành vi lúc ấy hoàn toàn là biểu hiện của ma tính, là hành vi do tình cảm kích động, không phải là lý tính; do đó tà ác mới xuất hiện. Sau này [chư vị] phải chú ý, tất cả ai nói về Pháp thân của tôi trực tiếp bảo ban thực thi ra sao thì đều là Pháp thân giả.
Là đệ tử Đại Pháp, biểu hiện của chư vị hôm nay là vĩ đại; hết thảy những biểu hiện Thiện của chư vị, chính là điều tà ác sợ hãi nhất. Bởi vì chống lại Thiện chính là tà ác. Hiện nay chúng đang bức hại học viên và Đại Pháp, tất cả hành vi [chúng] sử dụng đều cực kỳ tà ác, không còn ra người nữa; [chúng] sợ vị phơi bày. Nhất định cần phải bảo cho người dân thế giới biết sự tà ác của chúng, đó cũng là cứu độ thể nhân, tận trừ tà ác đồng thời viên mãn bản thân mình, và làm vững mạnh sự thể hiện của Đại Pháp tại thế gian; chư vị biết chăng? Tất cả những gì chư vị đang làm hiện nay đã là vì Đại Pháp, vì những người tu luyện Đại Pháp, mà gây dựng uy đức hết sức vĩ đại nhất vĩnh hằng nhất; khi mà lịch sử lật sang trang mới, những người dân thể giới ở lại sẽ thấy được sự vĩ đại của chư vị; chư Thần trong tương lai sẽ vĩnh viễn ghi nhớ thời kỳ lịch sử vĩ đại này. Hãy dùng lý trí để chứng thực Pháp, dùng trí huệ để giảng rõ chân tướng, dùng từ bi để hồng Pháp và cứu độ thể nhân; đó chính là đang kiến lập uy đức của các Giác Giả.
Lý Hồng Chí
9 tháng Tám, 2000
Tống khứ chấp trước cuối cùng
Đại Pháp và các học viên Đại Pháp đã trải qua khảo nghiệm có tính phá hoại tà ác nhất, độc ác nhất chưa từng có trong lịch sử. Đại Pháp và các học viên thật sự là biểu hiện của những người tu luyện Chính Pháp vĩ đại nhất đã vượt qua được [điều ấy]. Hết thảy con người hết thảy các tổ chức cũng như đoàn thể nơi nhân thế dẫu muốn đạt được điều gì tại thế gian cũng là thuộc về xã hội nhân loại; còn các đệ tử Đại Pháp đều vứt bỏ hết thảy các chấp trước của người thường, bao gồm cả chấp trước đối với sinh mệnh con người, từ đó đạt đến cảnh giới sinh mệnh tầng cao hơn; do đó chúng ta mới có thể từ trong bức hại tà ác nhất, độc ác nhất, lưu manh nhất trong lịch sử nhân loại mà vượt qua được; đó cũng là điều mà những kẻ tà ác xấu xa kia không ngờ tới.
Vì chư vị đã đạt chuẩn, là người tu luyện chân chính đã đạt tiêu chuẩn, không hề lay động trước tiền tài, trước lợi ích vật chất—đó là những thứ mà người tu luyện hiển nhiên phải dứt bỏ. Ngoài ra những người tu luyện ấy ngay cả sinh tử cũng dứt bỏ được, thì hỏi còn sợ uy hiếp sinh tử nữa không? Tuy rằng một số kể xấu xa ở chốn con người vẫn còn hành ác, nhưng sinh mệnh tà ác nhất ở tầng cao của thiên thể đã bị tận trừ trong khi Pháp Chính càn khôn; còn những kẻ tà ác tại nhân gian cũng sẽ phải bồi hoàn hết thảy tội ác đã tạo khi bị tận diệt trong khi Pháp Chính nhân gian.
Tại Trung Quốc hiện nay một số đặc vụ khoác danh học viên đã chui vào các trại cải tạo hay các nơi khác có giam giữ học viên để tiến hành phá hoại, dùng các thủ đoạn lừa đảo học viên kiểu như nói rằng bản thân [chúng] đã viên mãn, rằng học viên cũng đã viên mãn rồi, không cần luyện nữa, cần phù hợp tối đa với người thường, trao lại sách, v.v những lời quỷ quái ấy lừa đảo một số học viên đang ở trong ma nạn không muốn lưu lại nhân thế và muốn đến viên mãn mau lẹ. Trong Pháp tôi bảo chư vị hãy tu luyện phù hợp tối đa với người thường, chứ không hề nói là phải phù hợp với người thường. Cũng giống như người thường thì hỏi có còn là người tu luyện nữa không? Các đệ tử Đại Pháp, chư Phật Đạo Thần trong tương lai, cớ sao [chư vị] lại để những [tên hề] xấu xí tà ác ấy đào sâu vào kẽ hở vậy?
Kỳ thực đó cũng là đã đến lúc vứt bỏ chấp trước cuối cùng. Là một người tu luyện, chư vị đã biết rồi: đó cũng là vứt bỏ hết thảy những chấp trước thế gian (bao gồm cả chấp trước vào thân thể con người), từ chỗ vứt bỏ sinh tử mà vượt qua. Như vậy chấp trước vào viên mãn có phải là chấp trước hay không? Chẳng phải là nhân tâm đang chấp trước là gì? Phật hỏi có còn chấp trước viên mãn không? Thực ra người tu luyện nào thật sự tiếp cận đến viên mãn sẽ không có cái tâm ấy. Trong Pháp tôi đã giảng rồi, ví như một học sinh chỉ cần học tập cho tốt sẽ tự nhiên học lên đại học, còn chấp trước vào đại học nhưng bản thân mình lại học không tốt thì cũng không lên đại học được, đó là đạo lý; một người tu luyện có nguyện vọng viên mãn thì không có sai; nhưng tư tưởng [cần] đặt tại Pháp; trong khi liên tục tu luyện không ngừng sẽ đạt đến tiêu chuẩn viên mãn trong khi họ không biết. Đặc biệt là một số học viên ở trong thống khổ nhẫn [nại] không nổi [nên] rất dễ sinh niệm đầu mong muốn rời khỏi nhân gian, mau [đến] viên mãn, từ đó mà bị tà ác đào sâu vào kẽ hở. Chư vị đã qua thời kỳ khó khăn nhất, với chấp trước cuối cùng thì nhất định phải vứt bỏ các tâm. Tôi đều biết hết những thống khổ của các đệ tử; trên thực tế tôi trân quý chư vị còn hơn cả chư vị [trân quý] bản thân mình! Chính tại vũ trụ hiện nay những tà ác trong thiên thể đang bị tận diệt với tốc độ chưa từng có.
Trong một năm vừa qua, nghiệp lực của tự thân học viên, nhận thức về Pháp chưa đầy đủ, trong nạn chưa vứt bỏ được chấp trước, khi vượt quan thống khổ chưa thể dùng chính niệm để đối đãi, v.v. đều là những nguyên nhân chủ yếu làm tà ác gia tăng bức hại, cũng là cái cớ cơ bản mà tà ác mượn lấy mà phá hoại Đại Pháp. Tuy nhiên một người tu luyện trong quá trình tu luyện, bất kể đã phải trả bỏ bao nhiêu, thì đến khi viên mãn nhất định sẽ đắc lại bấy nhiêu. Chư vị còn nhớ rằng khi tôi giảng Pháp, có học viên hỏi: một người tu luyện liệu có thể tu lên cao hơn quả vị của sinh mệnh lúc sản sinh ra được hay không? Nếu một người tu luyện tại bất kể tình huống nào cũng có thể vứt bỏ niệm sinh tử, thì tà ác nhất định e sợ; nếu như tất cả học viên đều có thể làm được [như thế], thì tà ác sẽ tự diệt. Chư vị đã biết đạo lý tương sinh tương khắc, không có sợ, thì cũng không tồn tại nhân tố làm cho chư vị sợ. Không phải là miễn cưỡng, mà là thản nhiên vứt bỏ nên đạt được. Mỗi khi tôi thấy chư vị gặp phải ma nạn, Sư phụ còn thấy khó hơn cả chư vị; mỗi khi chư vị bước một bước chưa được tốt, tôi đều thấy rất đau lòng. Kỳ thực hết thảy những gì tà ác làm, đều là hạ nhắm vào những chấp trước và tâm sợ hãi mà chư vị chưa vứt bỏ được; chư vị đang tiến đến [thành] các Giác Giả tương lai Phật Đạo Thần, không cầu những được mất nơi thế gian, nó là gì thì cũng nên vứt bỏ. Nếu như hiện nay chư vị không có tâm chấp trước vào viên mãn, thì tà ác không cách nào đào sâu vào khe hở cuối cùng ấy được nữa.
Khi những học viên giả mạo xấu xa kia làm chư vị dao động, đa số chúng nói những lời quỷ quái rằng tự mình học viên, rằng đã viên mãn rồi, v.v. Chư vị đã vứt bỏ được sinh tử tức là đã suất sắc rồi, nhưng không nên vì viên mãn mà sản sinh chấp trước, đó cũng là hữu lậu! Đó chính là kẽ hở mà tà ác đào sâu vào. Một khi chúng nói rằng chúng đã viên mãn, thì chư vị hãy bảo chúng bay lên trời cho mọi người xem, bảo chúng đọc một đoạn “Chuyển Pháp Luân” để kiểm tra. Viên mãn rồi sẽ là Phật Đạo Thần có quang diệm vô biên, [có] hình tượng vĩ đại của Thần vởi đầy đủ Phật Pháp thần thông, đã là vô tướng vô tồn. Mấy [tên hề] xấu xí kia chui vào hý lộng quỷ thần trong các trại cải tạo lại có thể lừa đảo được các học viên Đại Pháp là sao? Dẫu thấy rằng chúng đã kiếm được mấy chục một trăm những kẻ cặn bã, dựng nên màn kịch lừa đảo xấu xí ấy, thì một tâm không động, có thể [ức] chế vạn động.
Hiện nay tà ác trong thiên thể đã bị tận trừ, trong tam giới cũng đã bị Chính Pháp xong, chỉ có tầng ngoài cùng của lớp vỏ vật chất đang được đột phá rất nhanh, và đang tiếp cận đến những [người] xấu tại nhân gian và những hung thủ ác độc vốn đã đánh chết, đánh bị thương các đệ tử Đại Pháp (Phật Đạo Thần tương lai).
Vứt bỏ những chấp trước cuối cùng; hết thảy những gì mà chư vị hoàn thành trong tu luyện đều đã tạo thành quả vị tốt đẹp và thần thánh của chư vị trong tương lai; hãy tiến từng bước thật tốt, chớ làm hoen ố những gì bản thân mình đã chứng được. Hãy đề bộ phận tu luyện tốt của chư vị phóng xạ ra những quan diệm thuần chính hơn nữa.
Lý Hồng Chí
12 tháng Tám, 2000
Bình chú một
“Nhận thức hết sức tốt. Đối với phản ánh của nghiệp lực tư tưởng và phá hoại do tà ác gây cho chúng ta, chúng ta [cần] giảng rõ chân tướng cho con người, cần chủ động thanh trừ ma chứ không phải tiêu cực chịu nhận một cách dung túng; tuy nhiên tư tưởng và hành vi thì đều phải dùng Thiện.”
Lý Hồng Chí
5 tháng Mười, 2000
Ghi chú: bài văn này là lời bình đối với bài “Trừ bỏ ma tính” của một đệ tử Đai Pháp đăng trên Minh Huệ Net tiếng Anh vào ngày 30 tháng Chín, 2000.
Bóp nghẹt tà ác
Trại lao động cải tạo của Trung Quốc là các hang ổ của thế lực tà ác; tuyệt đại đa số nhân viên quản giáo tại đó đều là tiểu quỷ từ địa ngục chuyển sinh lên; những người gọi là ‘bị chuyển hoá’, [là] trong lịch sử đã an bài như vậy [để] bức hại Pháp. Bất kể là trước đây khi bị bắt bị đánh họ biểu hiện tốt như thế nào, đều là chuẩn bị hôm nay họ xuất hiện ra để bức hại Pháp, làm mê hoặc học viên. Mong rằng chư vị không nên tin vào lời dối trá tà ác của chúng. Đó cũng là tôi cố ý để chúng xuất lộ ra, để mọi người nhận rõ được chúng, thanh trừ khối u ác ẩn giấu trong các đệ tử. Tất cả các học viên vì chứng thực Pháp mà giảng rõ chân tướng đều hết sức tốt; tôi khẳng định chắc chắn điều ấy; họ là tuyệt đối đúng đắn, không còn gì phải nghi ngờ gì hết. Tôi mong rằng mọi người đều tỉnh táo và hiểu rõ điều này.
Lý Hồng Chí
22 tháng Mười, 2000 tại San Francisco
Nhẫn vô khả Nhẫn
Nhẫn không phải là hèn nhát, càng không phải là thuận chịu [những điều] trái nghịch. Nhẫn của đệ tử Đại Pháp là cao thượng, là biểu hiện của sinh mệnh vĩ đại bất động như kim cương kiên chắc không thể phá, là khoan dung để duy trì chân lý, là từ bi và cứu vãn đối với những sinh mệnh vẫn còn nhân tính vẫn còn chính niệm. Nhẫn tuyệt đối không phải là dung túng vô hạn độ, để cho những sinh mệnh tà ác đã hoàn toàn không còn nhân tính không còn chính niệm kia hành ác vô độ. Nhẫn là có thể vì chân lý mà tận xả hết thảy, nhưng Nhẫn không phải là khoan dung những sinh mệnh tà ác đã không còn nhân tính, không còn chính niệm vô pháp vô thiên phá hoại chúng sinh và tồn tại của Đại Pháp tại các tầng khác nhau, càng không phải là làm ngơ [những việc] sát nhân phóng hoả. Chân Thiện Nhẫn là Pháp! Là thể hiện của Đại Pháp vũ trụ tại các tầng khác nhau, tuyệt đối không phải cái mà con người gọi là tư tưởng của con người hay chuẩn tắc sống của người thường. Nếu như tà ác đã đến mức không thể cứu không thể giữ, thì có thể chọn lấy các phương thức tại các tầng khác nhau để ngăn chặn và diệt trừ.
Trong Pháp lý có Nhẫn vô khả Nhẫn; chỉ có điều các đệ tử Đại Pháp trong quá trình tu luyện có các quan phải vượt qua, tâm tính cần phải nâng cao, cần phải vứt bỏ hết thảy những chấp trước trong cõi người; vì lẽ đó mà Sư phụ vẫn chưa giảng Nhẫn vô khả Nhẫn. Một khi giảng xuất lai, thì tạo thành chướng ngại cho các đệ tử còn trong quá trình tu luyện, đặc biệt trong lúc khảo nghiệm đối với Đại Pháp của tà ác [họ có thể] sẽ giữ mình không chuẩn. Tuy nhiên qua biểu hiện trước mắt của tà ác mà xét, chúng đã mất hết nhân tính, không còn chính niệm, nên không thể lại Dung Nhẫn bức hại đối với Đại Pháp.
Tận trừ tà ác là vì Chính Pháp, chứ không phải là vấn đề tu luyện cá nhân. Trong tu luyện cá nhân thông thường không có Nhẫn vô khả Nhẫn.
Lý Hồng Chí
1 tháng Giêng, 2001
Lời chúc mừng
Gủi người phụ trách Pháp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Hồng Kông:
Sư phụ chúc Pháp hội thành công viên mãn! Đồng thời cảm ơn chính phủ và nhân dân Hồng Kông đã hỗ trợ và cung cấp điều kiện cho chúng tôi cử hành thành công Pháp hội lần này.
Để báo đáp sự hỗ trợ của các quan chức và nhân dân Hồng Kông, chúng tôi nhất định sẽ gửi đến nhân dân Hồng Kông những điều tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.
Mong rằng Pháp hội chúng ta ngày càng tốt hơn. Trong khi bị bức hại, cần để cho người dân thế giới biết rõ chân tướng, làm nhiều người hơn nữa đắc Pháp, cứu độ thế nhân.
Lý Hồng Chí
14 tháng Giêng, 2001
Gửi Pháp hội Florida
Gửi người phụ trách Pháp hội Florida:
Thân chào chư vị! Pháp hội Florida là Pháp hội quy mô lớn đầu tiên hiệu triệu bằng tiếng Anh, điều này hêt sức tốt. Mong rằng Pháp hội lần này thành công viên mãn. Thông qua việc giao lưu tâm đắc [thể hội], thật sự sẽ giúp chư vị nâng cao; đồng thời thể hiện hình ảnh chân thực của Đại Pháp, làm cho nhiều người hơn nữa hiểu rõ chân tướng của Đại Pháp, từ đó để cho người có duyên có thể đắc Pháp.
Một lần nữa, chúc Đại Pháp hội thành công viên mãn.
Lý Hồng Chí
27 tháng Giêng, 2001
Chính đại khung
Chính đại khung
Tà ác sính kỷ thời
Tận hiển chúng sinh chí
Thử kiếp thuỳ tại ngoại
Tiếu khán chúng Thần si
Lý Hồng Chí
Tân Tỵ niên chinh nguyệt thập bát nhật
Diễn nghĩa:
Hiệu chỉnh lại gầm trời to lớn
Tà ác còn thi triển hoành hành đến thời nào nữa
Chí hướng của chúng sinh đã thể hiện trọn vẹn
Liệu ai có thể ở ngoài kiếp nạn này
[Ta] mỉm cười sự si ngốc của chư Thần
Tạm dịch:
Chính đại khung
Tà ác còn mấy thời
Tâm chúng sinh đã rõ
Ai ngoài kiếp nạn này
Nhạo xem chúng Thần si
Lý Hồng Chí
18 tháng Giêng năm Tân Tỵ
Cưỡng chế không thể thay đổi lòng người
Chính niệm kiên định của người tu luyện vượt trên hết thảy nhận thức của con người, vượt trên hết thảy tâm của con người, là điều mà người thường vĩnh viễn không cách nào lý giải được, đồng thời không cách nào bị người thường làm cho thay đổi; bởi vì con người không thể thay đổi được các Giác Giả.
Tà ác đã lợi dụng quyền lực trong tay những kẻ bại hoại để tạo ta sự kiện gần hai năm qua, sử dụng đến những hành vi hạ lưu nhất trong lịch sử nhân loại, dùng hết thảy những phương thức ác độc trong ngoài nước nhất từ cố chí kim để bức hại Đại Pháp và người tu luyện. Mục đích chính là muốn lấy thủ đoạn cưỡng chế để thay đổi tâm của người tu luyện Đại Pháp, [buộc họ] thôi tu luyện. Điều ấy chỉ uổng công. Hết thảy những bức hại những người chính tín trong lịch sử đều không thành công. Điều ấy bất quá chỉ lợi dụng biểu hiện của tà ác để kiên định Đại Pháp và vứt bỏ những chấp trước rất lớn của người tu luyện, từ đó làm cho người tu luyện giải thoát khỏi những ràng buộc của người thường và nghiệp lực. [Ai] bị đào thải đều không phải là chân tu. Vào lúc tà ác đang được lợi dụng này tuy rằng chúng đang nhất thời có thể buông lung hung hãn, nhưng rốt cuộc sẽ rơi vào nhục nhã, bởi vì trong quá trình Chính Pháp chúng là những sinh mệnh sẽ bị đào thải. Hơn một năm qua, tà ác lợi dụng những người xấu làm công cụ, dùng đến các phương thức và hình cụ để đánh và hành hạ một cách độc ác những người tu luyện Đại Pháp; nhiều người bị đánh chết, đánh đến tàn phế, bị tống vào bệnh viện tâm thần nhưng không thay đổi được chính niệm kiên định của những người tu luyện chân chính. Khi chịu uy hiếp, lừa gạt, áp bức bằng những thủ đoạn lưu manh như giả tạo kinh văn, không cho học viên ngủ, đặt điều hãm hại, vu khống, v.v. một số học viên vào lúc thần chí không tỉnh táo đã bị bức bách làm những thứ như viết cái gọi là “bất luyện công” hoặc “hối quá thư”. Đó đều không phải là thể hiện chân thực của nội tâm học viên, không phải tình nguyện. Tuy rằng họ có chấp trước, nhất thời bị tà ác đào sâu vào kẽ hở, làm điều mà người tu luyện chẳng nên làm; nhưng cần phải xét toàn diện đối với người tu luyện. Tôi không thừa nhận hết thảy những thứ ấy. Khi họ minh bạch trở lại, thì lập tức quay lại làm những gì mà một học viên cần phải làm lúc ấy, đồng thời thanh minh phế bỏ hết thảy những gì học viên đã viết đã nói khi thần trí không tỉnh táo vì bị bức hại áp lực lớn, và [tuyên bố] kiên định tu luyện. Các thanh minh của học viên toàn quốc xuất hiện số lượng lớn hàng ngày; rốt cuộc hy vọng âm mưu thay đổi chính niệm của đệ tử Đại Pháp thông qua cưỡng chế lừa gạt đã triệt để diệt vong; tà ác đã không còn cách nào để thay đổi nhận thức chân chính đối với Pháp của đệ tử Đại Pháp đã thông qua tu luyện và tâm kiên định vốn là thể hiện của Phật tính sau khi bản thể đã thăng hoa trong thực tu; biểu hiện của tà ác đã hoàn toàn biến thành thủ đoạn tối hạ lưu được viện đến khi phẫn uất cá nhân của kẻ bại hoại ác độc đang lợi dụng quyền lực có trong tay.
Hiện nay chỉ những tà ác còn sót lại là thấy được tín niệm kiên định không thể thay đổi của các đệ tử Đại Pháp, nên mới điên cuồng hoàn toàn mất cả lý trí. Tuy rằng đệ tử Đại Pháp không tham dự chính trị, không coi trọng quyền lực của người thường, nhưng chính là tà ác tại Trung Quốc đang không kể gì đến hậu của bức hại như thế, nên sẽ dẫn đến việc nhân dân mất tín nhiệm hoàn toàn đối với đảng chấp chính và chính quyền, không phục tùng đối với chính phủ; công cụ tuyên truyền lừa gạt không còn mê hoặc nhân tâm được nữa; bởi vì tà ác khi bức hại Đại Pháp cũng đồng thời an bài rằng trong cuộc vận đông này cũng lợi dụng bản thân kẻ đứng đầu đương kim của đảng ấy từ bên trong đảng mà huỷ hại đảng và chính quyền. Đây là điều mà kẻ bị thao túng và con người thế giới không thấy rõ. Bởi vì sự phẫn uất cá nhân sẽ dẫn đến hậu quả không tránh được và tất yếu. Nhưng trong cuộc bức hại này, con người thế giới sẽ thấy rõ hơn nữa hết thảy những gì tà ác làm, đệ tử Đại Pháp sẽ lý trí hơn nữa, tỉnh táo hơn nữa, trong kiên định và thành thục tu luyện sẽ tiến về viên mãn vĩ đại.
Lý Hồng Chí
4 tháng Ba, 2001
Gửi người phụ trách Pháp hội châu Âu cùng toàn thể người tham dự:
Chào tất cả!
Cựu thế lực lợi dụng những kẻ tà ác an bài cái gọi là cuộc ‘khảo nghiệm’ ác độc này; bất kể là tà ác đến đâu, cuối cùng cũng bị thanh lý hết trong Chính Pháp. Là đệ tử Đại Pháp, thì hết thảy những gì làm hiện nay đều là để ức chế sự bức hại đối với Đại Pháp và các đệ tử. Giảng rõ chân tướng tức là vạch rõ tà ác đồng thời ức chế là tác, giảm thiểu bức hại; khi vạch rõ tà ác cũng đồng thời thanh trừ những độc hại do tà ác lừa dối hoặc giả tượng nhồi nhét vào đầu não dân chúng; đó là đang cứu vãn con người. Đó là từ bi lớn nhất. Bởi vì trong tương lai sẽ có hàng mấy tỷ người cần đắc Pháp; nếu như trong đầu não con người có mang theo tư tưởng chống đối Đại Pháp, thì một khi đợt tà ác này qua đi, thì nhân loại sẽ bắt đầu [cuộc] đào thải lớn, có thể làm những người có duyên đắc Pháp, hoặc làm nhiều con người vô tội hơn nữa bị đào thải; do đó hết thảy những gì chúng ta đang làm hiện nay đều là vĩ đại, đều là từ bi, đều là đang viên mãn con đường tối hậu của chúng ta. Ở nơi người thường mà chứng thực Đại Pháp, vạch rõ tà ác; coi thì thấy rất giống như công tác của xã hội người thường; [kỳ thực] không phải. Người thường làm hết thảy điều gì thì cũng vì lợi ích của bản thân, nhưng điều chúng ta làm là để duy hộ Đại Pháp. Đó là [điều] mà mỗi đệ tử Đại Pháp cần phải làm; không có nhân tố vị tư vị kỷ nào hết, [mà] là thần thánh, là vĩ đại, là đối mặt với tà ác thật sự—cựu thế lực—mà trồng cây uy đực vĩ đại của các Giác Giả.
Là đệ tử Đại Pháp, có thể làm tốt việc Chính Pháp, viên mãn tốt hết thảy những gì của mình, thì cần học Pháp cho nhiều. Bất kể bận rộn đến mấy đều không thể không học Pháp. Đó là điều bảo chứng lớn nhất cho viên mãn. Chư vị vào thời gian khó nạn gay gắt này mà vẫn làm tốt những gì chư vị cần phải làm, điều ấy thật suất sắc, chính là đang trồng cây uy đức của mình; bởi vì chư vị từ trong khổ từ trong áp lực từ trong khó nạn mà bước ra.
Một lần nữa chúc Pháp hội thành công viên mãn!
Lý Hồng Chí
19 tháng Ba, 2001
Kiến nghị
Những ai đã đắc Đại Pháp thì từ bề ngoài của người ta [cũng] biết được cái nghĩa bên trong của Pháp, có người từ Pháp mà được sinh mệnh kéo dài hơn, có người được hết thảy những điều tốt như sức khoẻ cho thân thể, sự hoà thuận cho gia đình, họ hàng bè bạn gián tiếp nhận được lợi ích và tiêu giảm nghiệp lực, cho đến được Sư phụ vì thế mà gánh chịu cho; từ không gian khác mà giảng thì thân thể đang chuyển hoá sang [thân] thể của Thần; tuy nhiên vào thời Đại Pháp cần viên mãn chư vị thì [chư vị] lại không thể từ con người mà bước ra, vào thời tà ác bức hại Đại Pháp chư vị lại không thể đứng ra chứng thực Đại Pháp. Những người này chỉ muốn từ Đại Pháp mà được những điều tốt, mà không muốn vì Đại Pháp chi tổn; từ cái nhìn của chư Thần, những người này là những sinh mệnh bất hảo nhất. Hơn nữa Pháp này là căn bản của vũ trụ, những ai cho đến nay không thể đứng ra thì sau khi ma nạn này qua đi sẽ bị đào thải. Trong số ấy có rất nhiều người có duyên phận rất lớn. Đó chính là nguyên nhân vì sao Sư phụ vẫn cứ đợi cứ đợi. Trong số ấy còn có những người trong thời gian này chủ động bị cái gọi là “chuyển hoá” rồi sau đó hiệp tác và trợ giúp tà ác bức hại người của [Đại] Pháp. Vì nghiệp lực của vị này nhiều hơn, lại vẫn có chấp trước căn bản đối với con người, cho nên trong lời gian dối về cái gọi là “chuyển hoá” thật hoang đường đáng cười, họ vì chấp trước, vì khai thoát bản thân, cứ thuận theo nước mà thổi thuyền nên tự mình cố ý tiếp thụ lời lẽ tà. Loại người này nếu như lừa dối học viên, thì bản thân đã tạo tội pháp hoại Pháp. Do đó ai đã bị cái gọi là “chuyển hoá” đều là [những người] không vứt bỏ được chấp trước đối với con người, mang tâm lý ‘may mắn’ khi bước ra.
Chư vị biết chăng? Cựu thế lực kia đã an bài khảo nghiệm tà ác này, tôi hoàn toàn không thừa nhận. Những sinh mệnh không gian tầng thấp dám hùng hổ phá hoại, ấy là vì tại tầng cao tột cùng của vũ trụ các sinh mệnh chưa bị xử lý hoàn toàn đã hình thành một cái tấm chắn. Trước khi tấm chắn này bị tiêu huỷ triệt để trong Chính Pháp, các sinh mệnh thấp tầng và tà ác ở thế [gian] không thể thấy chân tướng, nên mới không biết mà dám hung hăng hành ác. Những sinh mệnh cao tầng kia đã đang bị thanh lý đến hết trong Chính Pháp. Một khi đột phá [xong], hết thảy tà ác tại thế [gian] đều sẽ bị tống vào địa ngục trong Pháp Chính nhân gian, bồi thường một cách vĩnh viễn không dừng những tội ác đã tạo trong thời bức hại Đại Pháp. Lại có [vị] tự xưng đã viên mãn, nói lung tung những thứ như “không cần [tu] luyện”, “không cần học [Pháp]”, ông đã viên mãn thì thử bay lên, thi triển hình tượng Phật trang nghiêm xem. Không [cần] luyện, hỏi ông có còn là đệ tử của tôi? Người tu luyện đến cho đến thời khắc cuối cùng viên mãn vẫn không xả bỏ tu luyện. Vị kia không phải là ma mà đã đang làm những việc của ma. Không phải là sư phụ không từ bi, [mà] trong Chính Pháp con đường của hết thảy sinh mệnh là tự mình chọn lấy. Tự xưng là viên mãn, vậy ông đã có đầy đủ Pháp lực vĩ đại của Thần Phật chưa?
Lại có người giảng một cách tà ác: “Sư phụ chân chính ở trời trên”, “phải tách hẳn ra khỏi Sư phụ tại nhân thế”, “[cần] thay Sư phụ mà giải khai cái nút kết nào đó ở trên thân”. Lý Hồng Chí chỉ có một. Tôi không hề có phó nguyên thần nào hết, cũng không có cái thứ ba hồn bảy phách của người thường. Tôi là chủ thể, các thân thể từ lớn nhất đến nhỏ nhất tại các không gian khác nhau cấu thành từ các lạp tử của các tầng khác nhau ở trong bản thể của tôi, đều do chủ thể của tôi tại nhân thế chỉ huy, do tư tưởng chủ thể của tôi tại nhân thế xét duyệt. Pháp thân là biển hiện cụ thể của trí huệ của tôi. Công thân là thể tập hợp công to lớn vô biên của tôi. Không thừa nhận Sư phụ tại thế gian con người tức là không thừa nhận mình là đệ tử Đại Pháp; [người này] là người tu luyện cũng chẳng được, càng không thể nói đến viên mãn. Con người tương lai còn cần đắc Pháp; sau khi tà ác này bị trừ tận trong Pháp Chính nhân gian thì trên thế giới có hàng mấy tỷ người đắc Pháp; chỗ học chỗ dùng đều là bản “Chuyển Pháp Luân” này. Tội ác của những tà ác phá huỷ sách và những kẻ bại hoại là rất lớn, đến vô tận. Điều chờ đón tất cả những tà ác đang thao túng tại các tầng và những kẻ bại hoại đang bức hại Đại Pháp và học viên chính là hoàn trả hết thảy những gì đã làm với thống khổ bị diệt tận tại từng tầng từng tầng. Những vị nào chủ động ký vào “chuyển hoá thư”, hoặc viết giấy bất luyện, lại còn nói rằng “vứt bỏ chấp trước vào viên mãn”, “vứt bỏ chấp trước vào quan niệm con người”, [kẻ ấy] chỉ vì danh mà che đậy những chấp trước thật sự, thậm chí còn huỷ báng Minh Huệ Net là bài báo cáo [chân] chính về Đại Pháp. Những cựu thế lực kia cho rằng một học viên Đại Pháp, do chấp trước, vào lúc này một khi đã viết bản cam kết không tu Đại Pháp thì được coi là tự mình đã định tương lai cho mình. Nếu mà không phải tự nội tâm, mà là vì bị cưỡng bức tạo thành như thế, một lần nữa lại đi theo Chính Pháp, như thế sẽ gia tăng ma nạn khi vượt quan. Sư phụ mặc dù không thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, nhưng một khi chư vị đi sang phản diện, [thì] hậu quả rất đáng sợ: hàng nghìn vạn năm chờ đợi sẽ bị huỷ trong chốc lát. Những kẻ mượn danh hiệu học viên Đại Pháp truyền rộng lời tà, thì vô luận trước có phải học viên Đại Pháp hay không, thì cũng chính là đang làm cái việc của ma phá hoại Đại Pháp.
Kỳ thực Đại Pháp không [thể] bị ai hại hết. Trong lúc ma nạn ai không vượt qua thì chính là con người. Nếu mà người cũng không được, thì phải tái tạo, đấy cũng là cái số kiếp của [con] người. Tôi mong muốn hết sức cứu độ tất cả thế nhân và chúng sinh. Con người không đấu tranh, vì che dấu chấp trước, mà chủ động nói lời tà. Bản thân chư vị chẳng thiết tương lai, thì tôi buông bỏ chư vị. Tôi không có chấp trước.
Là đệ tử Đại Pháp, trong tình huống trước mắt này cần hướng tới con người nhân thế mà giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác, từ đó mà duy hộ Đại Pháp. Nâng cao cá nhân và viên mãn chính là trong quá trình này. Những ai làm cái gọi là ‘công tác chuyển hoá’ cũng là người bị lừa dối, vậy tại sao lại không quay lại vạch rõ tà ác, giảng rõ chân tướng cho họ? Tôi đề nghị tất cả học viên nào bị cưỡng bức chuyển hoá (ngoại trừ những ai không bị bắt đi chuyển hoá) quay lại vạch rõ tà ác, giảng rõ chân tướng cho những người làm ‘công tác chuyển hoá’; đồng thời nói rộng quan hệ nhân quả thiện ác tất báo cho họ. Kẻ e sợ con người biết rõ chân tướng chính là tà ác, chứ không phải đệ tử Đại Pháp.
Lý Hồng Chí
10 tháng Tư, 2001
Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực
Tà ác trong tam giới cho đến cõi người đang bị tiêu huỷ số lượng lớn; [khi] chúng đã thấy rõ kết cục thất bại, [thì chúng] lại càng chống cự đến cùng một cách điên cuồng hơn nữa; những ai bị bức hại nghiêm trọng nhất chính là những học viên còn chấp trước trong tâm. Trong tâm càng lo sợ, tà ác lại càng chuyên săn lùng những học viên như vậy để làm hại; nhưng hình thức là toàn thể Đại Pháp tại cõi người bị bức hại đã xuất hiện kia, cũng là vì những học viên ấy có chấp trước rồi mới xuất hiện tình huống nghiêm trọng có số lượng lớn học viên bị bức hại; vì chẳng vứt bỏ hết chấp trước mà bị cái gọi là ‘chuyển hoá’, rồi thậm chí ra tay giúp đỡ việc ngược đãi, nên tình huống [đã] trở nên rất nghiêm trọng.
Đã mang danh đệ tử Đại Pháp, cớ sao trong khi chịu bức hại lại phải sợ bè lũ tà ác? Điểm chốt là có tâm chấp trước, nếu không, không phải chịu đựng một cách tiêu cực, [mà trái lại] thời khắc nào cũng dùng chính niệm mà đối mặt kẻ ác. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác. [Nếu] mọi người đều làm như thế, [thì] hoàn cảnh đã không đến thế này.
Thực ra có một số đệ tử có thể sử dụng công năng tại các không gian khác nhau và chúng sinh các giới ngay từ đầu đã vận dụng công năng và công lực cùng tham gia thanh trừ những sinh mệnh nào phá hoạ Đại Pháp. Có những đệ tử Đại Pháp khi thấy sinh mệnh tà ác liền xuất Pháp Luân và Đại Pháp thần thông để trừ ác; cũng lại có những học viên khi gặp những hung thủ đánh người, tội phạm sát nhân tại thế gian, liền dùng thời hạn báo ứng định kỳ trong ngày, báo ứng vào bất kể lúc nào, [để] thanh trừ những nhân tố tà ác, ức chế kẻ xấu một cách hữu hiệu. Thật ra mỗi một cá nhân đệ tử Đại Pháp đều có năng lực, chỉ vì không biểu hiện ra không gian bề mặt, nên lại cho là không có công năng. Tuy nhiên vô luận là công năng có xuất hiện đến không gian bề mặt hay không, thì khi động chân niệm cũng có uy lực mạnh mẽ. Bởi vì chúng ta tu chính Pháp; nên đối với sinh mệnh và thế nhân lương thiện thì phải thương mến bảo vệ và cứu độ, vậy nên dẫu làm việc gì cũng phải biểu hiện Thiện; còn xử lý những sinh mệnh thao túng con người và phá hoại nhân loại thì cũng là bảo vệ nhân loại và chúng sinh. Đại Pháp truyền rộng, cứu độ hết thảy chúng sinh. Nhưng những tà ác kia, những sinh mệnh tà ác không thể cứu được kia, chúng không thể cứu được nữa, và chúng cũng không thể được phép làm ác một cách vô độ, bức hại Đại Pháp và học viên cùng con người thế gian. Vậy nên trừ ác cũng là làm Chính Pháp, cũng là cứu độ con người thế gian và chúng sinh.
Lý Hồng Chí
24 tháng Tư, 2001
Sự vĩ đại của đệ tử
Đệ tử Đại Pháp thật vĩ đại; bởi vì chư vị tu theo Pháp căn bản của vũ trụ; bởi vì chư vị dùng chính niệm mà chứng thực Đại Pháp; bởi vì chư vị ngay trong nạn lớn mà chẳng hề quỵ ngã. Đệ tử Đại Pháp [tham gia việc] Chính Pháp; [đó là điều] trong lịch sử chưa từng có. Dùng lý trí mà chứng thực Pháp, dùng trí huệ mà giảng rõ sự thật, dùng từ bi mà hồng Pháp và cứu độ thế nhân; [từ những việc ấy] mà nêu cao sự vĩ đại, mà hoàn thiện con đường viên mãn của từng cá nhân đệ tử Đại Pháp. Vào thời điểm lịch sử vĩ đại [này], mỗi bước [tiến] vững chắc chính là sự chứng kiến của lịch sử thật huy hoàng và là uy đức thật vĩ đại không thể so sánh. Hết thảy việc này đều được ghi chép vào lịch sử của vũ trụ. Pháp vĩ đại ấy, thời đại vĩ đai ấy, chính đã tạo nên những bậc giác giả vô cùng to lớn.
Lý Hồng Chí
13 tháng Năm, 2001
Các thệ ước của chư Thần đang thực hiện
Hỡi con người, chư vị chớ vì cái tên ‘khí công’ của Pháp Luân Công mà nhận thức rằng không có gì đáng kể. Thời cổ đại bách gia chư tử cũng như các ngành các nghề tại nhân thế đều được gọi là ‘đạo’; còn Lão Tử bảo người ta rằng Đạo mà mình truyền không giống như vậy, nói: “Đạo khả Đạo, phi thường Đạo, danh khả danh, phi thường danh”. Hai nghìn năm trăm năm trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp thì cũng đồng thời có tám thứ tôn giáo đang lưu truyền tại cùng một thế gian; Phật Pháp [tức là] chân Đạo là ở trong đó.
Con người đều cho rằng Thần Phật xuất hiện thì sẽ kinh thiên động địa; khi độ nhân thì nhất định Phật tướng đại hiển sẽ huơ tay là tiêu diệt những kẻ ác bức hại việc độ nhân. Nếu mà như vậy, thì phải chi chư Phật ở trên thiên thượng trực tiếp nhận con người lên có tốt hơn không? Cần biết rằng, những người được độ cần phải ở trong tu luyện gian khổ mới có thể hoàn trả sạch những tội nghiệp do làm điều xấu trước đây tạo thành, vứt bỏ hết thảy những chấp trước và bất hảo của con người, đồng thời quy chính những hành vi và tư tường, thì mới có thể đắc độ. Nếu Phật tướng đại hiển, thì kẻ tà ác nhất cũng muốn nghe lời Phật, như thế có còn là cơ hội tu không? Có tu cũng không được tính; bởi vì người tu luyện cần phải ở trong tu luyện gian khổ mà dứt trừ tội nghiệp, tịnh hoá xong rồi mới tiến về viên mãn.
Thực ra, một khi người thường thấy được chân tướng của Thần Phật đại hiển, thì nhất định có đại sự xuất hiện tại thế gian con người, rất có khả năng đã đến thời tội ác của nhân loại cần phải báo ứng. Vô luận là Phật Đạo Thần khi cứu độ thế nhân nhất định sẽ hạ thế gian, dùng hình tướng con người mà hành sự, dùng ngôn ngữ con người mà hiển thị Pháp lý, hơn nữa khi Giác Giả hạ thế, đại đa số là khi thế gian đã trượt dốc rất mau, tội nghiệm sâu nặng hoặc đạo đức đã bại hoại. Những người đắc độ một khi đã đắc Pháp rồi rời đi, thì phần con người và thế gian căn bã còn lại ở dưới sẽ bị đào thải.
Lý Hồng Chí
13 tháng Năm, 2001
Không chính trị
Một từ “chính trị” là danh từ của xã hội hiện đại đã biến dị; những xã hội nhân loại chân chính trong lịch sử chưa hề có danh từ này và nội dung mà [từ] chính trị bao hàm. Từ lúc xã hội nhân loại xuất hiện chính trị [thì] xã hội nhân loại đã bắt đầu biến dị; đồng thời quan niệm đạo đức cũng bị nó công kích. Ngoài ra bản thân người làm chính trị chính là vì dục vọng chạy theo danh lợi mới gia nhập vào đó; chỉ [vì] quan niệm đạo đức của xã hội nhân loại nguyên sơ còn mạnh mẽ, [cho nên] con người sống tại thời ấy đều ở trong hoàn cảnh như vậy; do đó, biểu hiện của những người làm chính trị [thời ấy] chưa có biểu hiện không còn kiêng nể gì nữa của những người đang làm chính trị [bây giờ]. Vì thế, từ lúc xuất hiện chính trị đã là dơ bẩn. Tuy nhiên, trong vòng đai chính trị kia thật ra cũng có một số kẻ sỹ chính nghĩa, lo cho nước lo cho dân; nhưng bất quả chỉ là một giọt nước trong biển rộng mà thôi.
Tuy vậy đối với việc những người chính nghĩa phản kháng [nổi dậy] phản đối lại chính quyền tà ác hại nước hại dân, [thì] người ta cũng xem đó là làm chính trị, bởi vì họ có chủ trương chính trị rõ ràng. Hết lòng cho chủ trương ấy, con người cho đó là chính nghĩa; nhưng rốt cuộc thì hành vi chính trị cũng là sản phẩm của xã hội biến dị. Nếu như không có xã hội nhân loại biến dị hiện nay thì cũng chẳng thể xuất hiện chính trị.
Đã là tu luyện đệ tử Đại Pháp thì phải cao hơn người, là người tu luyện đã nắm vững chân lý của cảnh giới rất cao, trên nhận thức phải vượt xa cảnh giới người thường. Nhận thức bên dưới cảnh giới của Pháp lý cao hơn thì không còn là chân lý vũ trụ nữa. Điểm này mỗi một đệ tử Đại Pháp trong khi tu luyện đều [hiểu] rõ; không thể nào trộn lẫn chính trị của người thường vào trong Chính Pháp được. Ma nạn mà các đệ tử Đại Pháp đang gánh chịu là sự việc trong Chính Pháp và tu luyện. Vạch rõ tà ác, vì người dân thế giới mà giảng rõ chân tướng cũng chỉ là nói rõ về những bức hại mà đệ tử Đại Pháp đang gánh chịu; mục đích căn bản của nó là cứu độ con người thế giới, loại bỏ những độc hại mà tà ác nhồi nhét vào đầu chúng sinh, cứu vãn khỏi nguy hiểm trong tương lai khỏi bị đào thải vì coi Đại Pháp như thù địch; đó là thể hiện của [tâm] đại từ bi của các đệ tử Đại Pháp trong khi gánh chịu bức hại còn có thể cứu vãn chúng sinh. Giảng từ một phương diện khác, thử hỏi Thần Phật sao lại tham gia vào chính trị của con người? Thần Phật còn không hề thừa nhận cái chính trị xuất hiện từ xã hội nhân loại đã biến dị kia vậy.
Xã hội nhân lại là nơi tốt cho tu luyện; là vì những thứ hội tụ hết thảy nơi đây đều động đến chấp trước của con người; vì thế mà [nếu] có thể xuất lai, dứt trừ hết thảy chấp trước đối với xã hội nhân loại, mới là vĩ đại, mới có thể viên mãn.
Lý Hồng Chí
Viết vào ngày 4 tháng Sáu, 2001
Bình chú hai
Bài văn này viết hết sức tốt, có tính trực tiếp, đặc biệt là vào tình huống hiện nay. Mong rằng mọi người có thể đối đãi một cách đúng đắn đối với vấn đề được nêu ra trong bài văn này.
Lý Hồng Chí
5 tháng Sáu, 2001
Ghi chú: bài này là bài lời bình đối với bài “Trừ ác không quên tu luyện Chính Pháp” của một đệ tử Đại Pháp đăng trên Minh Huệ Net ngày 5 tháng Sáu, 2001.
Hai thủ ấn phát chính niệm
Đơn thủ lập chưởng Pháp Chính thiên địa
Hiện thế hiện báo
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/92897/CCD8491BFDC14E9F8F9DBA9D58A666A6.jpg[/image]
Liên Hoa thủ ấn
Pháp Chính càn khôn
Tà ác toàn diệt
Ngày 12 tháng Sáu, 2001
Công năng là gì
Công năng’ cũng gọi là ‘thần thông’; con người hiện đại gọi là ‘siêu năng lực’. Thật ra công năng là bản năng của sinh mệnh; tầng càng cao thì bản năng càng có thể phát huy đầy đủ; trái lại, tầng càng thấp thì bản năng càng khó phát huy hoặc càng khó phát huy đầy đủ. Nguyên nhân căn bản là từ tầng vũ trụ cao nhất cho đến tầng vũ trụ thấp nhất thì [khi] một sinh mệnh và cảnh giới của nó càng xuống dưới [thì] tỷ trọng của hết thảy những vật chất trong ấy lại càng lớn hơn, các viên lạp tử lại càng lớn hơn, phụ trọng của sinh mệnh càng lớn hơn; càng xuống dưới [thì] bản năng (công năng) của sinh mệnh càng bị chính thân vật chất ức chế ngày càng nặng hơn, càng không thể khởi tác dụng; đó là nguyên nhân tạo thành [tình huống] tầng càng thấp năng lực càng ít. Đến không gian con người [thì] hết thảy các bản năng của sinh mệnh đã bị che đậy hết; các bản năng (công năng) không phát huy tác dụng được; do đó người ta làm gì, muốn được gì, đều [phải] sử dụng chân tay cấu thành từ vật chất để lao động thì mới có thể được điều [mà mình] muốn có. Do nhân loại bị vật chất chôn vùi hoàn toàn, nên cũng không thấy được chân tướng của vũ trụ; vậy có thể nói không gian con người là không gian mê.
Đối với người tu luyện mà xét, tu được tầng càng cao [thì] năng lực càng lớn, vậy nếu đột phá càng nhiều tầng vũ trụ, [thì] phụ trọng vật chất đổi với sinh mệnh sẽ càng ít và càng nhẹ, bản năng (công năng) càng mạnh, năng lực giải thoát được càng nhiều, càng toàn diện. Tôi đã giảng trong Pháp, [rằng] công năng tu luyện Đại Pháp xuất [hiện] được toàn diện hơn cả là vì các đệ tử Đại Pháp sẽ tu lên đến tầng rất cao; đột phá tầng lên càng cao, [thì] giải thoát đối với vật chất càng nhiều, và bản năng (công năng) cũng thể hiện ra đầy đủ. Các đệ tử Đại Pháp trong [tiến trình] Chính Pháp đã phát huy đầy đủ tác dụng của công năng. Chẳng hạn trong [tiến trình] Chính Pháp khi chính niệm rất thuần thì công năng vận dụng được hết sức toàn diện; ngoài ra rất nhiều đệ tử trong khi chính niệm có thể tuỳ tâm sử dụng, hầu như dụng [tâm] thế nào có [được] thế ấy; ví như làm kẻ xấu tà ác đang bức hại đệ tử Đại Pháp phải trụ yên một chỗ, chỉ [cần] nói một tiếng “định”, hoặc nói “ngươi đứng đấy không được động”, hoặc trỏ vào một nhóm người xấu, thì nhất định không động được; sau đó nghĩ “giải” thì sẽ giải trừ xong. Thực ta đối với những kẻ tà ác không còn nhân tính, như kẻ đánh chết người, kẻ ác hơn cả cầm thú cưỡng gian các nữ đệ tử Đại Pháp, hoặc những kẻ tà ác cầm đầu, [thì] có thể sử dụng ý niệm [để] chỉ huy: bảo chúng làm điều gì thì kẻ xấu tà ác sẽ [phải] làm điều ấy.
Tầng là chỗ tâm tính quyết định; nói cách khác, khi sử dụng công năng thì chính niệm phải mạnh. Tâm lý sợ hãi tà ác, hoặc khi vận dụng công năng mà tâm lý bất ổn, hoài nghi không biết công năng có tác dụng không, cũng như tâm lý bất lương, tất cả đều gây ảnh hưởng hoặc can nhiễu đến tác dụng của công năng.
Viên mãn là [điểm] kết thúc tu luyện của đệ tử Đại Pháp, [việc] Chính Pháp là sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Đối với đệ tử Đại Pháp [thì] viên mãn chỉ là vấn đề thời gian quay về, còn [việc] Chính Pháp là [để] lưu lại cho tương lai. Tương lai của vũ trụ chỗ mà các sinh mệnh tại các tầng khác nhau nhìn thấy thật ra là giả tượng không tồn tại; mỗi một ngày của nhân loại hiện nay đều vì nhu cầu của Đại Pháp mà an bài; các biểu hiện tại cõi người của đệ tử Đại Pháp chính là để lưu lại lịch sử. Tại các thời kỳ lịch sử khác nhau trong tương lai nếu như trong vũ trụ xuất hiện phá hoại Đại Pháp hoặc khi các sinh mệnh có các biểu hiện khác nhau thì Đại Pháp sẽ Chính Pháp và làm mọi thứ viên dung không thể phá như thế nào là điều quan trọng phi thường. Hết thảy những điều đệ tử Đại Pháp cần làm trước mắt chính là để sáng tạo tương lai; hết thảy mọi thứ nội trong tam giới hiện nay cũng đều vì Đại Pháp mà tồn tại. Khi tại ma nạn Đại Pháp viên mãn mọi thứ xong, [thì] những tà ác [đang] bức hại Đại Pháp đều sẽ kết thúc.
Lý Hồng Chí.
14 tháng Sáu, 2001.
Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu
Toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu:
Là đệ tử Đại Pháp, viên mãn là [điểm] kết thúc tu luyện, Chính Pháp là trách nhiệm vĩ đại mà lịch sử đã giao phó cho chư vị trong thời kỳ Chính Pháp. Do vậy, trong khi giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác hiện nay, hết thảy những gì chúng ta làm đều là viên dung Đại Pháp. Bất kể khi giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác hoặc khi tham gia các hoạt động khác của Đại Pháp, kể cả các Pháp hội của chúng ta, chúng ta đều cần biểu hiện từ [tâm] từ bi của các đệ tử Đại Pháp và thể hiện của [tâm] Thiện xuất phát từ tu luyện [trong tiến trình] Chính Pháp. Chúc Pháp hội thành công viên mãn.
Đồng thời, tôi mong rằng các học viên Châu Âu cũng được như các học viên Bắc Mỹ: mỗi học viên, ngoài lúc tham gia các hoạt động tập thể, bình thường đều phát huy đầy đủ tính chủ động của đệ tử Đại Pháp; trong khi giảng rõ chân tướng [lại khéo] trồng cây uy đức cho bản thân, [và] vững tiến trên con đường của từng đệ tử Đại Pháp. Do đó, khi giảng rõ chân tướng, không nên đợi, không nên dựa vào [người khác], không nên trông chờ vào sự biến đổi của các nhân tố bên ngoài. Mỗi cá nhân chúng ta đều đang sáng tạo lịch sử cho tương lai; vậy nên, mỗi người, ngoài việc tham gia hoạt động tập thể khác, đều chủ động tìm chọn công tác mà làm; chỉ cần có lợi cho Đại Pháp, đều nên chủ động làm, chủ động thực hiện. Hết thảy mọi người [chúng ta] tiếp xúc ngoài xã hội đều là đối tượng để giảng rõ chân tướng; [những gì] thể hiện trong khi giảng rõ chân tướng đều là từ bi của đệ tử Đại Pháp và là cứu độ thế nhân. [Tôi] mong rằng mỗi đệ tử Đại Pháp đều phát huy đầy đủ tính tích cực của bản thân mình và tác dụng của đệ tử Đại Pháp. Một lần nữa, chúc Pháp hội thành công viên mãn.
Chú ý: Bất kể chư vị bận đến đâu, cũng không thể lơ là xem nhẹ việc học Pháp. Đó là điều đảm bảo căn bản cho việc tiến đến viên mãn và làm tốt công tác Đại Pháp.
Lý Hồng Chí
17 tháng Sáu, 2001
Đại Pháp kiên cố không thể phá
Các đệ tử Đại Pháp tại sao bị tà ác [gây] bao khó khăn tàn khốc? Là vì họ kiên trì với chính tín vào Đại Pháp; là vì họ là những lạp tử trong Đại Pháp. Vì sao cần Chính Pháp? Là vì các chúng sinh của vũ trụ đều không phù hợp với tiêu chuẩn nữa. Là đệ tử Đại Pháp, chính niệm kiên định là tuyệt đối không thể dao động; bởi vì những sinh mệnh mới [canh tân] của chư vị thật sự hình thành trong Chính Pháp. Tuy nhiên, cựu thế lực tà ác của vũ trụ, vì để đạt được hết thảy những gì chúng muốn làm, đang không ngừng lợi dụng sự an bài tà ác mà chúng tự bày đặt ra nhưng lại không phù hợp với Pháp chân chính của vũ trụ, để trực tiếp tham gia bức hại Đại Pháp, các đệ tử Đại Pháp và các chúng sinh; [chúng] lợi dụng quan niệm con người chưa dứt bỏ được và nghiệp lực của các đệ tử Đại Pháp, để [làm] dao động chính niệm của các đệ tử Đại Pháp. Vì một số học viên chịu đựng không nổi trước những thống khổ bị bức hại, đã làm những việc mà một đệ tử Đại Pháp lẽ ra tuyệt đối không nên làm và tuyệt đối không thể làm. Đó là điều vũ nhục [khinh nhờn] đối với Đại Pháp.
Sư phụ muốn cứu vãn hết thảy chúng sinh, nhưng thế lực tà ác lại lợi dụng chính chúng sinh để phạm tội đối với Đại Pháp; mục đích căn bản là huỷ diệt chúng sinh. Một đệ tử Đại Pháp một khi đã làm điều không nên làm, nếu không thể thật sự nhận thức ra tính nghiêm trọng ấy và vãn hồi [bù đắp] lại những tổn thất gây ra cho Đại Pháp, thì hết thảy [mọi thứ] và [những gì] đã chờ đợi hằng nghìn vạn năm sẽ được hoàn tất theo thệ ước đã lập từ trước lịch sử. Là đệ tử Đại Pháp, hết thảy những gì của chư vị đều cấu thành từ Đại Pháp, [nó] hết sức chính, chỉ có khả năng làm chính lại hết thảy những gì bất chính; cớ sao lại cúi đầu trước tà ác? Cớ sao lại trước tà ác mà bảo chứng [cam kết] này khác? Dẫu rằng [đó] không phải thực tâm, nhưng cũng là thoả hiệp với tà ác; điều này ở nơi con người đã là hành vi không tốt; Thần tuyệt đối không làm những việc như thế. Trong khi bị bức hại nếu sợ thật sự tuột khỏi cái lớp da con người này, thì điều chờ đợi người tu luyện Đại Pháp [cũng] là viên mãn. Trái lại, bất kể tâm chấp trước và sợ hãi nào cũng không thể dùng đưa chư vị đến viên mãn được; tuy vậy một tâm sợ hãi tự nó chính là cửa dẫn đến không viên mãn, cũng là nhân tố ‘chuyển hoá’ theo phương hướng và phản bội của chư vị.
[Tôi] nói với mọi người rằng, hết thảy những thiên tai nhân hoạ vừa qua ở Trung Quốc, là cảnh cáo nhắm thẳng vào những chúng sinh đã phạm tội đối với Đại Pháp. Nếu chẳng ngộ [hiểu ra], thì tai hoạ thật sự sẽ bắt đầu. Trước mắt tất cả những ác nhân phạm tội đối với Đại Pháp, [những kẻ] không còn có giá trị lợi dụng trong cái gọi là ‘khảo nghiệm’ tà ác kia đối với đệ tử Đại Pháp, [chúng] đã bắt đầu gặp ác báo; từ nay trở đi sẽ xuất hiện rất nhiều. Nhưng một bè lũ tà ác xấu xa nhất đang còn được lợi dụng đến bước cuối cùng; là vì còn có các đệ tử Đại Pháp không ngừng bước ra, cựu thế lực tà ác còn cần đến chúng để tiếp tục ‘khảo nghiệm’ các đệ tử Đại Pháp. Đó là lý do tại sao những người tà ác nhất vẫn đang buông lung hung hăng làm điều ác.
Là đệ tử Đại Pháp thì hoàn toàn phủ định hết thảy những gì cựu thế lực tà ác đã an bài. Toàn diện giảng rõ chân tướng, chính niệm thanh trừ tà ác, cứu độ chúng sinh, kiên định duy hộ Pháp; bởi vì chư vị là thành viên của Đại Pháp, kiên cố không thể phá, làm chính lại hết thảy những gì bất chính; [những ai] bị chuyển hoá và [cần được] cứu độ chỉ có thể [người bị] tà ác lừa dối; [những kẻ bị] thanh trừ chính là những sinh mệnh tà ác và cựu thế lực tà ác; [những ai] ở trong viên mãn là các đệ tử Đại Pháp và [những ai] đang trồng cây uy đức của Đại Pháp.
Lý Hồng Chí
23 tháng Sáu, 2001
Giải thích ba đoạn cuối bài thơ Hoa Mai
Kỳ 8 Như kỳ thế sự cuộc sơ tàn,
Cộng tế hoà trung khước đại nạn.
Báo tử do lưu bì nhất tập,
Tối gia Thu sắc tại Trường An.
Kỳ 9 Hoả long chiết khởi Yến Môn thu,
Nguyên bích ưng nạn Triệu Thị thu.
Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ,
Liên tiêu phong vũ bất tu sầu.
Kỳ 10 Sổ điểm Mai hoa Thiên Địa xuân,
Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân.
Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật,
Tứ hải vi gia thục chủ tân.
Như ván cờ, thế sự đã chớm vào tàn cuộc,
Đồng lòng cùng giúp nhau, nhưng gặp đại nạn.
Con báo chết rồi vẫn còn lưu lại bộ da,
Hương sắc mùa Thu đẹp nhất tại Trường An.
Rồng lửa khởi ra từ đau buồn cửa Yến Môn,
Ngọc bích nguyên sơ chịu nạn, nhà Triệu thu về.
Một vườn hoa đẹp kỳ diệu, mùa Xuân có chủ,
Gió mưa suốt đêm, không cần phải lo sầu.
Hoa Mai điểm nở cả trời đất đều là Xuân,
Muốn biết Bác Phục hãy hỏi nguyên nhân xưa.
Ở khắp nơi tự nó thừa hưởng ngày thái bình,
Bốn biển là nhà, hỏi ai là chủ ai là khách.
“Như kỳ thế sự cuộc sơ tàn” — “Như ván cờ, thế sự đã chớm vào tàn cuộc”
Giải: Chuyện trên thế gian xưa nay cũng như trên bàn cờ; một bên là liên minh Cộng Sản Quốc Tế, một bên là hệ thống các [nước theo] xã hội tự do. Từ mười năm về trước, đối với bên các nước Cộng Sản mà nói, thì ván cờ đã vào tàn cuộc rồi.
“Cộng tế hoà trung khước đại nạn” — “Đồng lòng cùng giúp nhau, nhưng gặp đại nạn”
Giải: liên minh Cộng Sản Quốc Tế đã giải thể hết. 90% các quốc gia đã từ bỏ Chủ Nghĩa Cộng Sản. Đối với Đảng Cộng Sản mà nói thì đúng là lâm đại nạn.
“Báo tử do lưu bì nhất tập” — “Con báo chết rồi vẫn còn lưu lại bộ da”
Giải: Liên Xô giống như một con báo. Hệ thống Đảng Cộng Sản đã giải thể rồi; nhưng biểu hiện bên ngoài thì giống như nó để lại một bộ da được chính phủ Trung Quốc kế thừa. Bởi vì nhân dân Trung Quốc ngày nay cũng không còn tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản nữa; do vậy chẳng có gì khác hơn là những người đang cầm quyền tại Trung Quốc vẫn mong lợi dụng hình thức Đảng Cộng Sản để duy trì chính quyền mà thôi.
“Tối gia Thu sắc tại Trường An” — “Hương sắc mùa Thu đẹp nhất tại Trường An”
Giải: Đối với những vị đang cầm quyền tại Trung Quốc mà nói, thì chính tự bản thân họ cũng không tin vào Đảng Cộng Sản; mục đích thật sự của họ là lợi dụng hình thức bề ngoài của Đảng Cộng Sản để khống chế quyền lực; vì thế nên [họ] hết sức cố gắng tô vẽ cho cái đồ giả tạo được gọi là ‘tình thế tốt đẹp’. Ngay cả khi cái ‘hương sắc mùa Thu đẹp nhất’ (cũng là thời khắc cuối cùng của Đảng) kia có giữ được tốt mấy đi nữa, thì hương sắc ấy tự nhiên cũng chẳng được lâu. Trường An là nói về một kinh thành của Trung Quốc, nói chung để chỉ nước Trung Quốc.
“Hoả long chiết khởi Yến Môn thu” — “Rồng lửa khởi ra từ đau buồn cửa Yến Môn”
Giải: Từ không gian tầng thấp nhất ở Thiên thượng mà nhìn thì Đảng Cộng Sảng Trung Quốc có hình thức là một con ác long màu đỏ. Câu này ẩn ý nói về sự kiện ngày 4 tháng Sáu, các học sinh và dân chúng đến thỉnh nguyện tại Thiên An Môn và sau đó bị thảm sát.
“Nguyên bích ưng nạn Triệu Thị thu” — “Ngọc bích nguyên sơ chịu nạn, nhà Triệu thu về”
Giải: ‘Ngọc bích nguyên gốc’ là chỉ Trung Quốc 5 nghìn năm lịch sử nói chung; nó phải chịu nạn này. Triệu Tử Dương vì thế mà bị đàn áp.
“Nhất viện kỳ hoa Xuân hữu chủ” — “Một vườn hoa đẹp kỳ diệu, mùa Xuân có chủ”
Giải: Trước ngày 20 tháng Bảy, 1999, các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở khắp nơi tại Trung Quốc; khắp nơi trong nước [họ] đều đeo huy hiệu Pháp Luân Công; khắp nơi đều có thể thấy hình Pháp Luân của Đại Pháp; [điều ấy] giống như vườn hoa kỳ diệu. “Xuân có chủ” ngụ ý rằng vào một ngày Xuân một năm nào đó, các đệ tử Đại Pháp đã chịu bức hại và Sư Phụ sẽ gặp nhau một cách đường đường chính chính.
“Liên tiêu phong vũ bất tu sầu” — “Gió mưa suốt đêm, không cần phải lo sầu”
Giải: Với nhãn quang lịch sử mà nhìn nhận, thì các đệ tử Đại Pháp đang chịu bức hại [không phải ưu lo gì cả], bất kể tà ác đang tuỳ tiện làm càn như thế nào; giống như trong một đêm mưa gió cũng chẳng lo sầu. Mưa gió ấy qua đi là bình minh đến ngập tràn ánh sáng.
“Sổ điểm Mai hoa Thiên Địa Xuân” — “Hoa Mai điểm nở cả trời đất đều là Xuân”
Giải: Các đệ tử Đại Pháp trải qua khảo nghiệm khắt khe mùa Đông sẽ ở khắp trên thế giới, khắp trên Trung Quốc; như loài hoa Mai xem thường sương tuyết mà trỗi nở đón mùa Xuân đến. Đó chính là thời khắc Pháp Chính nhân gian.
“Dục tướng Bác Phục vấn tiền nhân” — “Muốn biết Bác Phục hãy hỏi nguyên nhân xưa”
Giải: ‘Bác’ ‘Phục’ là tên hai quẻ. Bác cực tất Phục, cũng có nghĩa là vật cực tất phản. Lịch sử như chuyển luân; có nhân trước đây thì tất yếu có quả sau này. Lịch sử nhân loại đều là vì Chính Pháp lần này mà an bài.
“Hoàn trung tự hữu thừa bình nhật” — “Ở khắp nơi tự nó thừa hưởng ngày thái bình”
Giải: Các đệ tử Đại Pháp nếm trải hết khảo nghiệm tà ác; khi tà ác diệt vong [họ] sẽ đi tới tương lai tốt đẹp.
“Tứ hải vi gia thục chủ tân” — “Bốn biển là nhà, hỏi ai là chủ ai là khách”
Giải: Từ năm 1992 Sư Phụ đã ra truyền Pháp; trên cơ bản là truyền Pháp bốn phương, lấy bốn biển là nhà. Nửa câu sau—“thục chủ tân”—ẩn ý là ‘ai là chủ, ai là khách’; trên vũ đài lịch sử thì hỏi ai là vai phụ, ai là vai chính. Nền văn minh nhân loại lần này đều là vì Đại Pháp mà được tạo thành, vì Đại Pháp mà được khai sáng.
Ngày 3 tháng Bảy, 2001. Sư Phụ giải thích bằng lời; học viên ghi lại và công bố theo sự đồng ý của Sư Phụ.
Chính Pháp và tu luyện
Bài này đã bàn rất rõ ràng về việc đối xử với vấn đề ‘Chính Pháp và tu luyện’ như thế nào. Đệ tử Đại Pháp trong Chính Pháp khác với tu luyện cá nhân trước đây. Khi đối diện với những hãm hại vô lý, khi đối diện với những bức hại đối với Đại Pháp, khi đối diện với những bất công cưỡng ép lên chúng ta, thì không thể đối xử giống như tu luyện cá nhân trong quá khứ và chịu nhận hết; bởi vì các đệ tử Đại Pháp hiện nay đang trong thời kỳ Chính Pháp. Nếu như không phải là vấn đề xuất hiện do chấp trước hoặc sai sót của cá nhân chúng ta, thì đó nhất định là do tà ác đang can nhiễu, đang làm điều xấu.
Tuy nhiên, chúng ta còn đang trong tu luyện, còn có những tâm cuối cùng của người thường [mà chưa bỏ]. Khi xuất hiện vấn đề, thì trước hết nhất định phải kiểm tra bản thân xem có sai sót không. Nếu như phát hiện rằng đó là can nhiễu hoặc phá hoại, thì khi xử lý vấn đề cụ thể, đối với con người bề ngoài kia cần phải hết sức hoà bình và từ bi, bởi vì khi tà ác lợi dụng con người, thì thông thường bản thân người ấy không nhận thấy rõ (tuy nhiên người bị lợi dụng thông thường là người có tư tưởng xấu hoặc là người có tư tưởng xấu xuất hiện). Còn đối với can nhiễu của tà ác ở không gian bên ngoài, cần phải nhất định sử dụng chính niệm một cách nghiêm túc để thanh trừ.
Lý Hồng Chí
8 tháng Bảy, 2001
Ghi chú: Bài này là bài giảng Pháp đối với bài “Thế nào là Thiện chân chính” được đăng trên Chính Kiến Net vào 8 tháng Bảy, 2001.
Tác dụng của chính niệm
Tại [tiến trình] Chính Pháp, vũ trụ mới tốt đẹp không gì sánh được và to lớn vô cùng; bởi vì toàn bộ đại khung này là hình thành từ tổ hợp hàng nghìn vạn vũ trụ thể hệ to lớn không gì sánh được; tuyệt đại bộ phận các vũ trụ thể hệ to lớn mà đã qua Chính Pháp nay đã tiến nhập sang lịch sử mới; tuy nhiên chỗ mà tà ác hiện nay đang làm điều xấu là nơi mà cái thế biến chuyển mạnh mẽ của Chính Pháp rộng khắp chưa động chạm đến; đó chính là nơi mà chính niệm của các đệ tử Đại Pháp khởi tác dụng; mặc dù tình huống ở nơi này cũng hết sức phức tạp và bại hoại.
Trước [tiến trình] Chính Pháp, thế lực cũ đã lấy từ hàng nghìn các vũ trụ thể hệ rất xa xôi, mỗi một thể hệ ấy lấy bộ phận tầng thấp nhất để nhồi nhét vào tam giới là trung tâm của vũ trụ thể hệ chúng ta đang ở; trên biểu hiện thì đó là để khỏi bị lạc mất trong [tiến trình] Chính Pháp, đồng thời cũng là biểu hiện tham gia Chính Pháp; nhưng trên thực tế đó là mượn việc giúp đỡ Chính Pháp để đạt mục đích cá nhân của chúng. Bởi vì ở nơi rất cao của đại khung thiên thể đang được cái thế của Chính Pháp rộng lớn thanh lý, tiêu huỷ, và đồng hoá một cách cực nhanh; mỗi một phút có vô số các vũ trụ to lớn bị cái thế của Chính Pháp quét sạch, đồng thời cũng được Chính Pháp hoàn tất. Tuy nhiên vì thiên thể cấu thành từ vô số vũ trụ, vũ trụ thể hệ lại cấu thành từ vô số thiên thể to lớn; tầng thấp nhất liên hệ đến chúng được nhồi nhét vào trong tam giới của chúng ta; không gian của chúng sau khi nhồi nhét vào tuy rằng đã bị co lại, nhưng thời gian và kết cấu trong đó không thay đổi; do vậy khi mà ở mặt trên toàn bộ một thể hệ to lớn do vô số các vũ trụ và vô số các đại thiên thể cấu thành nên đã được Chính Pháp hoàn tất, thì mới tiêu trừ được một trong những chỗ cách ly trong tam giới được tạo thành giữa các bộ phận được nhồi nhét vào trong tam giới chúng ta. Tuy rằng tốc độ Chính Pháp cực nhanh; với tốc độ đột phá hết tầng này đến tầng khác; nhưng vì thiên thể đại khung quá to lớn, nên có thực hiện nhanh đến thế, siêu việt hết thảy thời gian và không gian đến thế, cũng cần phải có một quá trình; như thế này đã là nhanh nhất rồi; trừ phi cho nổ tung rồi tổ hợp lại, nhưng làm vậy thì không cần đến Chính Pháp làm gì nữa. Còn vô số những thể hệ ngoại lai lại hình thành trong tam giới nghìn vạn những chỗ cách ly giữa các không gian, hình thành các phạm vi thế lực khác nhau, mà ở đó giấu kín rất nhiều các sinh mệnh tà ác. Thậm chí có những sinh mệnh và vật thể đã bị phân cách thành rất nhiều tầng, hầu như lạp tử ở mỗi tầng bị phân cách thành một tầng. Nguyên ban đầu trong tam giới đã có vô số không gian; nay lai thêm vào đó hàng nghìn vạn vô số không gian kiểu như thế này nữa; điều ấy làm cho việc Chính Pháp khó khăn hơn rất nhiều, làm tình huống trở nên rất phức tạp. Có những lúc thấy rõ rằng các sinh mệnh tà ác đã bị đệ tử Đại Pháp phát chính niệm diệt trừ rồi, nhưng chúng vẫn xuất hiện giữa những lần phát chính niệm, hơn nữa chúng lại còn tiếp tục làm điều xấu. Vậy là có hiện tượng rằng có những tà ác có thể bị tiêu trừ khi các đệ tử Đại Pháp phát chính niệm một lần, nhưng cũng có [những tà ác] không dễ bị tiêu trừ trong một lần, thậm chí phải nhiều lần mới trừ được. Bè lũ cầm đầu tà ác tại Trung Quốc chính là trường hợp này. Nhưng dẫu khó đến mức nào thì cũng phải kiên định trong chính niệm trừ ác, bởi vì trừ ác cũng đồng thời trồng cây uy đức vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp trong Chính Pháp. Mọi người trong khi chính niệm trừ ác đã thật sự có tác dụng rất lớn; một số lượng lớn các sinh mệnh tà ác đã bị thanh trừ, cũng có những [sinh mệnh tà ác] bị thanh trừ một phần; như vậy đã làm tổn thương lớn nguyên khí của thế lực tà ác, đã tiêu trừ hết tà ác tại rất nhiều các không gian mà Chính Pháp chưa đến được, và có tác dụng tiêu trừ, trấn áp và răn đe những người ác. Bất kể không gian phức tạp đến đâu, tà ác tuỳ tiện hoành hành đến đâu, thì đó cũng chỉ là biểu hiện khi mà cái thế của Chính Pháp lớn mạnh không gì sánh nổi kia chưa đến. Một khi cái thế của Chính Pháp đến, thì hết thảy sẽ kết thúc trong nháy mắt.
Tôi dạy các đệ tử phát chính niệm, là vì cái mà gọi là tà ác ấy thực ra không là gì hết; tuy nhiên do [tâm] từ bi của các đệ tử Đại Pháp đã bị thế lực cũ lợi dụng; những sinh mệnh tà ác được chúng bảo hộ đã cố ý bức hại; như vậy những gì đệ tử Đại Pháp phải chịu nhận đã không còn là nghiệp lực của bản thân nữa, mà còn là những thứ đáng ra không phải nhận nhưng bị tà ác bắt phải nhận; hơn nữa những sinh mệnh tà ác ấy là những thứ đồ vô cùng thấp hèn và dơ bẩn, không hề đáng có được tác dụng gì trong Chính Pháp. Để giảm thiểu những bức hại đối với Đại Pháp cũng như [đối với] đệ tử Đại Pháp, nên tôi mới yêu cầu các đệ tử phát chính niệm, thanh trừ những phá hoại mà chúng cố ý gây ra đối với Chính Pháp; qua đó cũng giảm thiểu những gì mà đệ tử Đại Pháp không đáng phải chịu khi bị bức hại, đồng thời cứu độ chúng sinh và viên mãn thế giới của các đệ tử Đại Pháp.
Lý Hồng Chí
16 tháng Bảy, 2001
Bình “Uy nghiêm của Đại Pháp”
Đệ tử này bàn luận hết sức tốt; đây chính là chỗ khác nhau giữa Chính Pháp và tu luyện cá nhân, đồng thời cũng thể hiện được cơ sở vững chắc trong tu luyện cá nhân. Không có cái Thiện của đệ tử Đại Pháp thì không phải người tu luyện; đệ tử Đại Pháp mà không có khả năng chứng thực Pháp thì không phải là đệ tử Đại Pháp. Khi vạch rõ tà ác thì đồng thời cứu vãn chúng sinh, viên mãn thế giới của bản thân mình.
Lý Hồng Chí
17 tháng Bảy, 2001
Ghi chú: đây là bài bình luận về bài văn “Sự uy nghiêm của Đại Pháp” do đệ tử Đại Pháp viết và công bố trên Minh Huệ Net ngày 17 tháng Bảy, 2001.
Đại Pháp viên dung
Xã hội nhân loại cũng là một tầng do Đại Pháp khai sáng, trong tầng như thế tất nhiên cũng có Pháp [làm] tiêu chuẩn sinh tồn đối với chúng sinh tại tầng đó và [đạo] lý làm người tại tầng đó. Tuy nhiên tam giới là [nơi tương] phản với hết thảy những gì trong vũ trụ; do đó Pháp lý cũng cấp cho sinh mệnh của tầng ấy [đạo] lý [tương] phản [và] thích hợp với sinh tồn của người thường; như binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc, sát sinh thủ thực, cường giả vi anh hùng; các khái niệm đối với người tốt, kẻ xấu, chiến tranh, v.v đều tạo thành [đạo] lý của người thường và nhân thức của con người. Đối với chính Pháp lý tại vũ trụ cao tầng mà xét thì những thứ ấy đều là sai; do vậy người tu luyện phải vứt bỏ hết thảy các tâm hết thảy các lý của người thường, thì mới có thể tu lên cao tầng, thì mới có thể nhảy ra khỏi tam giới vốn là thứ tương phản với vũ trụ. Tuy nhiên nếu như người thường cũng đổi hết thảy nhận thức ấy phản [đảo] lại [rồi] lấy chính Pháp lý của vũ trụ cao tầng mà yêu cầu mà nhận định hết thảy những điều của nhân loại hoặc tam giới, thì tam giới này sẽ thành chính Pháp lý, xã hội nhân loại cũng không tồn tại, trạng thái con người cũng không có nữa, [nó] đã là thế giới của Thần, đồng thời cũng không tồn tại cái ‘mê’ của con người cũng như cơ hội cấp cho con người tu luyện. Như vậy không được, bởi vì rác rưởi của các sinh mệnh cao tầng cần phải rớt xuống dưới; xã hội nhân loại chính là bãi rác của vũ trụ; để có thể tồn tại các sinh mệnh ở nơi này, thì cần phải có phương thức sinh tồn tại tầng ấy; đó cũng là Đại Pháp khai sáng yêu cầu và điều kiện tồn tại cho các chúng sinh tại nơi này.
Trong thiên thể tại cao tầng, các thế giới và sinh mệnh của các Đại Giác là được sản sinh từ trong chính Pháp lý hoặc từ tu luyện trong chính Pháp lý mà viên mãn. Hết thảy những thứ của họ đều phù hợp với chính Pháp lý. Giác Giả cũng là Vương của một thế giới; nhưng không giống như phương thức thống trị theo nhận thức của con người, mà là từ chính Pháp lý mà Thiện hoá hết thảy chúng sinh trong thế giới. Còn ‘binh chinh thiên hạ’, ‘cường giả vi anh hùng’ là những [đạo] lý mà Đại Pháp cấp cho tầng này của nhân loại. Bởi vì tam giới là phản lại, do vậy so sánh [đạo] lý của con người và chính Pháp lý của vũ trụ là nhận thức [tương] phản; như thế những hành vi cường bạo kiểu ‘binh chinh thiên hạ’, ‘cường giả vi anh hùng’ đã trở thành cái lý đúng {chính lý} của con người. Bởi vì mọi thứ nơi nhân loại đều do Thần thao túng, [nên] chiến tranh, cường giả, thắng bại đều là để Thần đạt đươc mục đích; [những người] cường giả, anh hùng cũng là được Thần giao những vinh quang “anh hùng”, “cường giả” cho con người hưởng, cũng là hồi báo cho con người; chỉ có người tu luyện tu theo chính Pháp tu luyện thì mới có thể vượt ra khỏi chỗ này. Như vậy là người tu luyện Đại Pháp đang tu luyện trong xã hội người thường, thì cần đối đãi cụ thể với hết thảy những điều ấy như thế nào? Nếu như Đại Pháp tu luyện tại xã hội người thường, mà số người theo là lớn, thì nhất định phải tu luyện phù hợp với xã hội người thường với mức độ tối đa, nếu không sẽ làm thay đổi xã hội người thường. Tuy nhiên khi tôi giảng Pháp lý cho chư vị, mọi người đành rằng đã minh bạch [rằng cần] tu luyện phù hợp với trạng thái xã hội người thường ở mức tối đa, nhưng khi gặp một số vấn đề cụ thể, vẫn còn nhiều chỗ nhận thức không rõ; như vấn đề đi lính chẳng hạn. Làm lính phải chiến đấu, đi chiến đấu cần phải huấn luyện, điều được luyện đều là kỹ năng sát nhân; ngoài ra khi chiến đấu thật sẽ phải sát sinh. Chư vị cần hiểu rõ, rằng điều ấy ở trong chính Pháp lý là không đúng, nhưng ở trong [đạo] lý của người thường cũng không sai; nếu không thì [đạo] lý của con người đã là chính Pháp lý rồi. Nếu không có thống khổ, thì nghiệp lực mà con người tạo ra nơi cõi người sẽ không có cách nào tiêu bỏ đi được; người ta nếu không sát sinh, thì người ta sẽ không ăn thịt. Con người cần ăn thịt; do đó để có đồ ăn con người ta đã tạo nghiệp; nhưng ăn thịt chỉ là một phương diện tạo nghiệp. Con người sống ở thế gian này, ấy là đang tạo nghiệp, ít [hay] nhiều mà thôi; nhưng ở thế gian con người cũng có nhân tố hoàn [trả] nghiệp, như bệnh tật, tai nạn tự nhiên và chiến tranh. Trong chiến tranh con người chết một cách đau khổ, thì [nó] tiêu khứ nghiệp tiêu khứ tội cho các sinh mệnh, khi chuyển sinh vào kiếp sau không có nghiệp lực nữa, sẽ sống hạnh phúc. Tính lương thiện của con người không phải biểu hiện ở chỗ không tạo nghiệp khi đoạt đồ ăn để sinh tồn, mà là ở chỗ không kể gì đến chỗ ác của người khác, không ôm hận, không tật đố, không sát nhân, không lạm sát vô cớ, không cố ý làm hại sinh mệnh. Chỉ vì sinh tồn mà có đồ ăn, có tạo nghiệp nhưng không sai; chiến tranh là do Thần an bài, nếu như không phải như vậy thì sự sát sinh vô cớ kia, nó không được chính Pháp lý của vũ trụ và [đạo] lý của con người cho phép, không thì Thần sẽ dùng con người để trừng trị kẻ lạm sát ấy. Nếu một sinh mệnh lớn bị giết chết, thì tội nghiệp sẽ vô cùng to lớn, đặc biệt là sát nhân; nghiệp đã tạo như thế nhất định phải hoàn [trả]. Là người tu luyện mà xét, thì sự tôi luyện thống khổ trong tu luyện gian khổ cũng đều là hoàn [trả] nghiệp đã tạo từ trước. Tội nghiệp tạo ra về tinh thần có thể bồi thường trong gian khổ khi tu luyện; nhưng [đối với] hoàn cảnh thực tế ác liệt, sự thống khổ phải chịu nhận và tổn thất vật chất của sinh mệnh sau khi bị giết, thì người tu luyện trong quá trình viên mãn hết thảy những thứ của bản thân mình sẽ phải dùng thành quả tu luyện của bản thân mình mà cứu độ hoặc báo đền bằng phúc. Như vậy từ một giác độ mà xét, nếu đem sự bồi thường mà sinh mệnh bị giết nhận được với những thứ đắc được nơi cõi người, thì không cách nào so sánh được; đó chính là thiện giải hết các ác duyên. Trái lại nếu người tu luyện không thể đạt chính quả, không tu tốt, thì [đối với] hết thảy sinh mệnh đã từng [bị họ] giết [họ] sẽ phải lấy thân mà bồi thường trong những ác báo ở tương lai. Tiền đề là người tu luyện cần phải có thể tu viên mãn, còn những [ai] không thể tu viên mãn, vừa sát sinh vừa nói rằng tôi siêu độ họ, thì đó chính là tội lại thêm tội. Hiện nay các đệ tử Đại Pháp có những người đi lính; làm lính cũng là một công tác của con người, đặc biệt có những quốc gia, chính phủ quy định rằng con trai thành niên đều phải đi quân dịch một lần. Bởi vì chư vị tu luyện trong người thường, nên đối với tình huống này nếu không có gì đặc biệt thì cũng có thể phù hợp với yêu cầu của xã hội người thường ở mức độ tối đa. Đi lính không nhất định sẽ có chiến tranh. Khi huấn luyện quân nhân hô ‘sát’ là không có Thiện; các đệ tử Đại Pháp có thể coi đó là đối với tà ác bách hại các đệ tử Đại Pháp là được rồi. Nếu thật sự chiến tranh xảy đến, các đệ tử Đại Pháp không nhất định là lên tuyến đầu, bởi vì chư vị có Sư phụ quản. Nếu thật sự phải lên tiền tuyến, thì cũng giống như quan hệ nhân duyên sư phụ của Milerepa đã yêu cầu ông hành hắc nghiệp [mà] cấp Thiện quả. Tất nhiên, đây là [tôi] giảng Pháp lý, thông thường sẽ không như vậy. Tuy nhiên Pháp không gì là không thể, đối với sự việc gì cũng là viên dung không thể phá, hơn nữa người tu luyện là có Sư phụ quản. Hết thảy những gì người tu luyện gặp phải đều có quan [hệ] với tu luyện và viên mãn của chư vị, nếu không sẽ tuyệt đối không có. Làm tốt công tác nơi xã hội người thường, bản thân [việc ấy] không chỉ là vì để tu luyện hoặc biểu hiện sự lương thiện của các đệ tử Đại Pháp nơi người thường, mà cũng là trong khi duy hộ Đại Pháp mà khai sáng Pháp lý cho xã hội người thường.
Công tác ổn định cũng làm người tu không phải lo lắng đến vấn đề ăn mặc và vấn đề sinh tồn mà yên tâm tu luyện và an tâm hồng Pháp, cũng như giảng rõ chân tướng và cứu độ thế nhân. Trong các ngành các nghề đều có thể tu luyện, và cũng có người có duyên đang đợi đắc Pháp.
Lý Hồng Chí
30 tháng Bảy, 2001
Đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp
Những đệ tử Đại Pháp nào không thể thực thi tác dụng duy hộ Đại Pháp thì không có cách nào viên mãn, bởi vì chư vị đều khác với tu luyện trong quá khứ và tương lai; sự vĩ đại của các đệ tử Đại Pháp chính ở chỗ này. Do Sư phụ hầu như vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều trong] lịch sử, [nên] các đệ tử trong thời kỳ Chính Pháp cần phải đến khi Chính Pháp kết thúc thì mới có thể rời đi; do đó trong quá trình tu luyện việc chư vị đạt được tiêu chuẩn viên mãn cá nhân là một quá trình quan trọng. Nếu chẳng vì chư vị mà gánh nhận hết thảy [những điều trong] lịch sử, thì chư vị hoàn toàn không có cách nào tu luyện được; nếu chẳng vì chúng sinh nơi vũ trụ mà gánh nhận hết thảy, thì họ sẽ tuân theo lịch sử quá khứ mà giải thể; nếu chẳng vì con người thế gian mà gánh chịu hết thảy, thì họ sẽ không thể có cơ hội [tồn] tại trên thế gian hôm nay. Trong quá trình lịch sử tiền sử cũng đã một mực chiểu theo sự vĩ đại của đệ tử thời kỳ Chính Pháp mà tạo nên hết thảy [những gì của] chư vị; do đó [có] trong an bài rằng khi chư vị đạt đến viên mãn thông thường, thì tại thế gian lại còn có các chủng tư tưởng và nghiệp lực của người thường; mục đích là một mặt thực thi công việc Chính Pháp, một mặt trong khi giảng rõ chân tướng lại vì viên mãn thế giới của bản thân chư vị mà thu thập các chúng sinh còn có thể cứu độ; [khi] viên mãn thế giới của bản thân chư vị thì đồng thời cũng tiêu bỏ những nghiệp lực cuối cùng của chư vị, dần dần vứt bỏ các tư tưởng người thường, từ trong người thường mà thật sự bước ra. Từ căn bản nhất mà giảng thì chư vị trong quá trình phá trừ bức hại của thế lực cũ mà kiến lập nên uy đức vĩ đại, trở về vị trí cao nhất của chư vị; đây không phải là vấn đề viên mãn nơi cảnh giới bình thường, cũng không phải chỗ có thể đạt được bằng viên mãn thông thường. Nhìn qua thì thấy chư vị vì Đại Pháp mà thực hiện những điền cần phải làm; trên thực tế thì chư vị đang vì viên mãn toàn diện và sự quay về của bản thân mà thực hiện. Nếu chư vị chẳng thể làm tốt những gì chư vị cần phải làm trong thời gian này, như thế giai đoạn viên mãn này chỉ có thể là một quá trình tu luyện, không thể từ gốc rễ mà đạt được viên mãn tối hậu chân chính của đệ tử Chính Pháp. Các đệ tử Đại Pháp trong [khi chịu] bức hại của tà ác mà thực thi không tốt hoặc tự mình buông lung, thì rất có khả năng là công [sức] trước đây sẽ vứt bỏ hết.
Thực ra, có một vài học viên cá biệt cứ một mực coi việc phá trừ tà ác, giảng rõ chân tướng là những việc không tình nguyện; dường như vì Sư phụ mà thực hiện, dường như vì Đại Pháp mà làm thêm. Khi nghe thấy tôi nói rằng chư vị đã đạt tiêu chuẩn viên mãn thì như trút được gánh nặng, buông lung bản thân, không còn mong nghĩ làm gì nữa; thay vì theo lời Sư phụ giảng cho chư vị rằng phải qua sự việc thần thánh này mà gia tăng công lực tinh tấn. Nếu như đến tận bây giờ chư vị vẫn chưa rõ thế nào là đệ tử Chính Pháp, thì không thể từ trong ma nạn trước mắt này mà bước ra được, thì sẽ bị tâm [mong] cầu yên ổn của con người thế gian dẫn đến tà ngộ. Sư phụ vẫn luôn đau lòng trước những vị bị rớt xuống; đa số là bị cái tâm này làm huỷ hại mà rớt xuống. Chư vị biết chăng? Những đệ tử Chính Pháp nào không thể vượt qua thời kỳ Chính Pháp thì sẽ không còn cơ hội tu luyện thêm một lần nào nữa; bởi vì trong lịch sử đã cấp cho chư vị hết thảy những gì tốt nhất, trong tu luyện cá nhân hiện nay hầu như không phải chịu khổ nào cả, ngay cả những tội nghiệp thiên đại mà chư vị đã tạo qua bao nhiêu đời cũng không để bản thân chư vị chịu nhận, đồng thời cấp phương thức nhanh chóng nhất cho chư nâng cao tầng, lưu giữ lại hết thảy những gì tốt của chư vị trong quá khứ, lại nữa tại mỗi một tầng lại bổ xung những thứ rất tốt cho chư vị, trong suốt [quá trình] tu luyện cũng cấp cho chư vị những gì vĩ đại nhất tại mỗi cảnh giới, khi viên mãn rồi lại cho phép chư vị quay về vị trí cảnh giới cao nhất của chư vị. Đó là những điều mà chư vị có thể [được] biết; còn nhiều điều hơn nữa mà hiện nay chư vị không thể [được] biết. Sự vĩ đại của đệ tử Đại Pháp là vì chư vị ở cùng với thời kỳ Chính Pháp của Sư phụ, [và] có thể duy hộ Đại Pháp. Nếu như khi mà bản thân chẳng tương xứng làm đệ tử Đại Pháp, như thế mọi người thử nghĩ xem, với từ bi và ân huệ to lớn của Phật vốn chưa từng có từ khai thiên lập địa [đến nay], nếu như vẫn chẳng làm được tốt, thì hỏi làm sao có được cơ hội một lần nữa? Tu luyện và Chính Pháp là nghiêm túc; có thể biết quý tiếc giai đoạn thời gian này hay không—trên thực tế—chính là có thể có trách nhiệm đối với bản thân được hay không. Giai đoạn này sẽ không lâu; nhưng nó có thể tôi luyện được những Giác Giả, Phật, Đạo, Thần vĩ đại tại các tầng khác nhau thậm chí cho đến uy đức của Chủ các tầng khác nhau; [nó] cũng có thể làm cho một người tu luyện buông lung bản thân sẽ bị huỷ hại từ một tầng cao phi thường dẫu chỉ trong một buổi sớm. Các đệ tử, hãy tinh tấn! Hết thảy những gì vĩ đại nhất, tốt đẹp nhất đều từ tiến trình chứng thực Đại Pháp của chư vị mà xuất sinh. Những thệ ước của chư vị sẽ trở thành những chứng kiến của chư vị trong tương lai.
Lý Hồng Chí
15 tháng Tám, 2001
Cũng một đôi lời
Bài “người tốt” không nói nhiều [nhưng] làm rõ một [đạo] lý. Chính niệm kiên cố không thể phá đối với chân lý vũ trụ là cấu thành nên thể kim cương vững như đá tảng của đệ tử Đại Pháp lương thiện, làm run sợ hết thảy tà ác, ánh sáng chân lý phóng ra làm hết thảy những nhân tố tư tưởng bất chính của các sinh mệnh phải giải thể. Có chính niệm mạnh bao nhiều, thì có uy lực lớn bấy nhiêu. Các đệ tử Đại Pháp thật sự từ người thường mà bước ra.
Lý Hồng Chí
8 tháng Chín, 2001
Ghi chú: bài này là lời bình đối với bài “Một đôi lời: Người tốt” của một đệ tử Đại Pháp đăng trên Chính Kiến Net ngày 8 tháng Chín, 2001.
Lộ {con đường}
Học Pháp [và] tu luyện là việc của cá nhân; tuy vậy thường hay có nhiều học viên luôn luôn lấy người khác làm khuôn mẫu; thấy người ta làm thế nào, thì mình làm thế ấy. Ấy là hành vi không tốt vốn được nuôi dưỡng ở người thường. Làm người tu luyện, thì không có khuôn mẫu; con đường mỗi cá nhân đi theo đều khác nhau; bởi vì cơ sở mỗi cá nhân là khác nhau, sự to nhỏ của các chủng tâm chấp trước là khác nhau, đặc điểm sinh mệnh là khác nhau, công tác nơi người thường là khác nhau, hoàn cảnh gia đình là khác nhau, v.v; các nhân tố [như thế] đã quyết định con đường tu luyện của mỗi cá nhân là khác nhau, trạng thái vứt bỏ tâm chấp trước, sự lớn nhỏ khi vượt quan là khác nhau; do đó trên biểu hiện [ta] rất khó [có thể] tìm ra con đường tốt mà người khác đã đắp, lại càng không có khả năng lên xe ở đó. Nếu như thật sự có con đường đã đắp tốt và xe chạy thuận chiều gió, thì quyết không phải là tu luyện.
Từ khi Đại Pháp bắt đầu truyền xuất đã có những người quan sát từ xa. ‘Người khác thế nào, mình sẽ thế ấy’, chứ không dùng Pháp để cân nhắc đúng và sai. Thấy [ai] có tu Đại Pháp thời khỏi bệnh, thì tự mình thấy rất phấn chấn; thấy có người không luyện nữa, thì mình cũng dao động; thấy toàn quốc [Trung Quốc] có ức vạn người tu Đại Pháp, thì cho rằng [Đại Pháp] nhất định là tốt, theo đó mà bắt đầu học; thấy tà ác bắt đầu đánh đập đàn áp bức hại Đại Pháp, rồi khi TV tuyên truyền vu khống hãm hại Đại Pháp, thì mình lại bắt đầu dao động, tâm thần bất định. Tu luyệt thật khó; khó [là ở chỗ] bất kể khi trời đổ đất sụp, tà ác điên cuồng bức hại, [lúc] liên quan đến sống chết, vẫn có thể vững vàng tiến bước trên con đường tu luyện của [bản thân] chư vị; bất kể sự việc gì ở xã hội nhân loại đều không can nhiễu được đến bước đi đều chân trên con đường tu luyện.
Hiện nay các đệ tử Đại Pháp đang đúng trong thời kỳ Chính Pháp; biểu hiện của thế lực cũ cấu tạo thành khảo nghiệm căn bản nhất nghiêm khắc nhất đối với đệ tử Đại Pháp; làm và không làm, ấy là thực tiễn có thể có trách nhiệm bản thân đối với Đại Pháp và mỗi đệ tử Đại Pháp hay không; trong khi phá trừ tà ác có thể hay không thể bước ra chứng thực Đại Pháp sẽ thành chứng kiến của [xả bỏ] sinh tử, sẽ thành chứng nghiệm của đệ tử Chính Pháp có thể viên mãn được hay không, cũng sẽ thành sự phân biệt giữa người và Thần. Là đệ tử Đại Pháp mà xét, thì duy hộ Đại Pháp về lý là việc đương nhiên. Như vậy tại lịch sử ngày hôm nay đã thực sự xuất hiện [việc] tà ác bức hại Đại Pháp, bức hại nhắm thẳng [vào Đại Pháp], thì đệ tử Đại Pháp nhất định sẽ đứng ra chứng thực Pháp. Vậy có những học viên thấy người khác bước ra chứng thực Pháp, thì tự mình cũng theo; thấy người khác không bước ra, thì tự mình cũng không bước ra; khi bị đánh, khi bị cái gọi là “chuyển hoá”, thấy người khác chịu khuất phục trước áp lực của tà ác mà viết những gì gọi là ‘cam kết bất tu luyện’, thì vì không thể nhận thức theo Pháp, cũng [tự mình] viết theo. Là một người tu luyện, nếu điểm ô nhục ấy mà không tẩy sạch cho được, thì hỏi ý nghĩa {ý vị} theo đó là gì, chư vị có tưởng tượng được chăng? Hiện nay những sự bức hại này của tà ác chính là cựu thế lực gây áp lực lên Đại Pháp và đệ tử; vậy mọi thứ làm để chống lại bức hại chẳng phải là biểu hiện vĩ đại nhất của trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp đối với Đại Pháp và bản thân là gì? Trong lịch sử bại hoại, [thì việc] thế lực tà ác bức hại đối với người tu luyện không phải là lần đầu. Đó chẳng phải là [những điều] Jesus từng nếm trải trong những năm đương thời [nay] lại tái hiện một lần nữa? Phật Thích Ca Mâu Ni cũng chẳng từng nếm trải [điều] tương tự là gì? Nếu con đường [để] tham chiếu thật sự có, thì tại những phương diện mà các Giác Giả trước đây từng nếm trải và tà ác hôm nay, chẳng phải đã xuất hiện giống nhau là gì? Tuy rằng trên biểu hiện cụ thể có chỗ khác nhau, mục đích đều là huỷ hại ý chí của người tu luyện chính Pháp. Tu luyện thông thường trong lịch sử quá khứ, các sinh mệnh phụ kia thực sự có tác dụng ‘thử vàng’ đối với việc cá nhân người tu luyện có thể viên mãn hay không. Là cát thì nhất định bị đào thải; nhưng chỗ khác biệt của ngày nay là đang Chính Pháp trong thiên thể, đại khung đang được trùng tổ, tất cả những gì gọi là ‘khảo nghiệm’ đối với Đại Pháp đều đang can nhiễu đến Chính Pháp; ngoài ra [những sinh mệnh] tham gia bức hại lại đều vì mục đích phá hoại nhắm thẳng vào Đại Pháp. Tuy rằng hết thảy những chỗ can nhiễu đến tu luyện cá nhân của cựu thế lực trong quá khứ có tác dụng nhất định; nhưng nếu những điều ấy được dùng trong Chính Pháp, thì không những không đạt tiêu chuẩn mà Đại Pháp yêu cầu, mà còn—đối với Chính Pháp mà giảng—là can nhiễu và phá hoại nghiêm trọng. Hiện nay đối với cựu thế lực mà xét thì [phải] trừ bỏ triệt để, bất kể [sinh mệnh] tham dự là sinh mệnh chính hay phụ. Trong Chính Pháp thì những sinh mệnh tà ác tham dự trong việc này đều hoàn toàn bị đào thải, bất kể tầng của chúng cao đến đâu. Đối với Chính Pháp mà nói thì tuyệt nhiên khác với tu luyện thông thường. Hiện nay đối với bức hại của tà ác, trong các đệ tử Đại Pháp giảng rõ chân tướng, có một số học viên cũng nhìn [theo] người khác. Trong ma nạn hiện nay thì làm điều gì, cũng đều cần tự bản thân ngộ. Mỗi lần nâng cao đều là sự thăng hoa của quả vị [do|vì|của] tự bản thân chứng ngộ.
Con đường một đệ tử Đại Pháp đi chính là một bước lịch sử thật huy hoàng, bước lịch sử ấy nhất đinh phải tự mình chứng ngộ mà khai sáng.
Lý Hồng Chí
Viết 9 tháng Bảy, 2001
Công bố 23 tháng Chín, 2001
Gửi Viên Minh Net ở Châu Âu
Gửi Viên Minh Net ở châu Âu:
Gửi lời chào tất cả các đệ tử Đại Pháp tham dự vào [công tác] này! Về vấn đề làm trang web Viên Minh thế nào cho tốt, tôi muốn có vài lời với chư vị.
Tôi nghĩ rằng, trước hết phải coi trọng tác dụng của website Đại Pháp. Đó là vì để giảng rõ chân tướng mà làm, vì để vạch trần những [việc] làm bức hại tà ác, vì để cứu độ thế nhân mà làm. Đồng thời phải coi trọng tác dụng của các phương tiện truyền thông trong dân chúng. Điều đó hết sức quan trọng đối với việc con người hiểu rõ được sự thực của Đại Pháp, cứu độ thế nhân, và vạch trần tà ác, ngoài ra ảnh hưởng cũng rất to lớn. Do đó nội dung của các bài cụ thể cần có đặc điểm riêng của mình, báo cáo nhiều về tình huống ở châu Âu, đồng thời cũng lấy từ các bài trên Minh Huệ, một số bài tin trọng yếu để chuyển phát, bởi vì đó là [bài tin] sớm nhất về tình huống của các đệ tử Đại Pháp trong nước [Trung Quốc].
Chủ thể của các đệ tử Đại Pháp ở tại Trung Quốc, hết thảy những gì các đệ tử Đại Pháp tại các nơi khác trên thế giới thực hiện—ngoại trừ viên mãn bản thân—đều là để vạch trần sự bách hại Đại Pháp và các đệ tử Đại Pháp ở đó. Như vậy, từ một phương diện nhất định mà xét thì tình huống của Đại Pháp tại Trung Quốc là không thể không công bố, đặc biệt là [các trường hợp] bị bức hại đến chết và các thủ đoạn tà ác được dùng trong bức hại, đó là nội dung trọng yếu phải báo cáo; điều này không ảnh hưởng đến đặc điểm chính là tin tức về Đại Pháp ở châu Âu. Số lượng các bài chủ yếu là về châu Âu, liên kết với các bài trên Minh Huệ Net về tình hình trọng yếu tại Trung Quốc. Thực thi như vậy thì vừa có được đặc điểm riêng của Viên Minh ở châu Âu, vừa có được tin tức quan trọng về việc bức hại Đại Pháp; những người xem và đọc giả sẽ quan tâm đến cũng như hiểu rõ được tình huống các đệ tử Đại Pháp bị bức hại hàng ngày.
Trên đây là đôi chút suy nghĩ của tôi; nếu như chư vị thấy rằng có cách nghĩ riêng của mình và phương án tốt hơn, thì tôi cũng không phản đối; [tôi] chỉ mong rằng [công tác] làm website được tốt hơn nữa, có thể phát huy tác dụng giảng rõ chân tướng.
Lý Hồng Chí
25 tháng Chín, 2001
Gửi Pháp hội Đại Pháp lần thứ hai tại Nga
Gửi Pháp hội Đại Pháp lần thứ hai tại Nga:
Trong thời kỳ chính Pháp, các học viên đã thực hiện hết sức tốt. Đặc biệt là các học viên Nga; khi nhân dân ở Nga chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trước tuyên truyền của tập đoàn chính trị tà ác Trung Quốc, các học viên đã trụ vững trước các chủng áp lực mà thành lập được ‘Phật học hội’, khi giảng rõ chân tướng đã khởi tác dụng cực đại. Những điều đó đều thật suất sắc. [Tôi] hy vọng rằng thông qua Pháp hội lần này, [thì] công tác giảng rõ chân tướng, vạch rõ tà ác, [và] cứu độ chúng sinh sẽ được triển khai tốt hơn nữa. Cần thường xuyên liên lạc với các học viên ngoại quốc và các khu vực khác, khích lệ lẫn nhau, cộng đồng tinh tấn. Sư phụ chờ đợi tin tức tốt đẹp hơn nữa từ các chư vị.
Lý Hồng Chí
29 tháng Chín, 2001
Thu phong lương
Thu phong lương
Tà ác chi đồ mạn xương cuồng,
Thiên địa phục minh hạ phí thang;
Quyền cước nan sử nhân tâm động,
Cuồng phong dẫn lai Thu cánh lương.
Lý Hồng Chí
2001 niên 10 nguyệt 25 nhật
Diễn nghĩa:
Cái lạnh của gió Thu
Ðám đồ tà ác chớ vội làm càn,
[Khi] trời đất sáng tỏ trở lại [các ngươi] sẽ [bị] hạ vào [vạc] nước sôi;
Đấm đá khó thay đổi được tâm của con người,
Cuồng phong dẫn đến mùa Thu còn lạnh lẽo hơn.
Lý Hồng Chí
25 tháng Mười, 2001
Dự liệu cho Pháp Chính nhân gian
Chính Pháp thực thi đến thế gian, Thần Phật đại hiển, những oan [và] duyên loạn thế gian đều được giải quyết một cách thiện. Những ai hành ác đối với Đại Pháp [đều bị] hạ vào cửa vô sinh, còn lại những người [có] tâm quy chính, trọng đức hành thiện, mọi vật đổi mới; chúng sinh không [ai] không kính [trọng] ân cứu độ của Đại Pháp; khắp trời cùng vui vẻ, cùng chúc mừng, cùng khen ngợi. Thời [khắc] Đại Pháp toàn thịnh tại thế gian là bắt đầu từ đây.
Lý Hồng Chí,
9 tháng Chạp, 2001
http://phapluan.org/book/jjyz2_v.pdf Hãy thức tỉnh!!!
Thì giờ sắp hết!!!
Pháp chính càn khôn, trận chiến Mahaghedon...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.04.2011 18:15:54 bởi Lachieuthu >