Chiêu sinh lớp Thư pháp khoá 01 năm 2011
thuphap minhhoang 09.02.2011 11:50:09 (permalink)
Chiêu sinh lớp Thư pháp khoá 01 năm 2011


Lớp Thư pháp chữ Việt chính thức khai giảng từ năm 2009, bắt đầu là một lớp học thể nghiệm. Đến nay lớp đã hướng dẫn được 20 khóa và có gần 200 học viên tham gia.
*Hiện nay khoá 01 năm tân mão 2011 bắt đầu chiêu sinh từ tháng 02 năm 2011.
chiêu sinh từ ngày 09/02/2011 đến 28/02/2011. Lớp khai giảng vào ngày 02/03/2011.
Vì  đây là chương trình mở, mỗi học viên sẽ học theo giáo trình do nhóm Hoa chữ Việt biên soạn và sẻ học tại 2 địa điểm sau:
- Quận 03: Chi hội Thư pháp Nét Việt
Nhà Văn Hóa phường 13 -31/11A Trần Quang Diệu, P.13, Q.3
(chung cư Trần Quang Diệu)

Học các lớp:
 2-4-6 từ 09h đến 11h, buổi tối từ 18h đến 20h.
 3-5-7 buổi tối từ 18h đến 20h
 Sáng thứ 07 và sáng chủ nhật từ 09h đến 11h.
- Địa điểm sẽ đưa thông tin sau (vì đây là không gian trà đang kiếm mặt bằng để thiết kế).
- Học phí là 600.000vnd/ 1 tháng. Dụng cụ như bút, giấy, mực, sẽ do nhóm hướng dẫn chuẩn bị.
* Dự kiến sẽ chiêu sinh lớp thể nghiệm 4 buổi dành cho những ai yêu thích mà không có thời gian, có thể đến lớp chia sẻ và trao đổi nhằm định hướng Thư pháp là gì? Nghệ thuật Thư pháp Việt có hay không? Giao lưu với các nhà Thư pháp chữ Việt trong suốt khóa thể nghiệm. chiêu sinh từ ngày 09/02/2011 đến 28/02/2011.
-Lớp khai giảng vào ngày 02/03/2011.
- Học phí là 50.000vnd/ 4 buổi. Dụng cụ như bút, giấy, mực, sẽ do nhóm hướng dẫn chuẩn bị.
Mọi chi tiết tư vấn xin liên hệ thầy Minh Hoàng:
email:
minhhoangmt2000@yahoo.com nick chat: minhhoangmt2000
phone: 0907.488.720.

 
 
#1
    thuphap minhhoang 11.02.2011 09:23:15 (permalink)
     
    ]THƯ PHÁP CHỮ VIỆT
    (1 buổi học về lý thuyết căn bản)

    Mục đích ý nghĩa: Giới thiệu cho học viên hiểu về Thư Pháp chữ Việt xưa và nay. Gợi mở những sự thích thú trong Thư Pháp chữ Việt . Có ý nghĩa góp phần về việc kế thừa và phát huy con chữ Việt thông qua bộ môn Thư Pháp chữ Việt.

    1Thư Pháp Việt Nam truyền thống đến hiện đại (xưa và nay)
    * Nghệ thuật Thư Pháp chữ Hán, Nôm_ Việt Nam
    +) Quá trình hình thành Thư Pháp chữ Hán ở Việt Nam.
    Việt nam Trung hoa có vị trí địa lý giao lưu những nét truyền thống, tiếp xúc văn hóa ngôn ngữ từ rất lâu đời, sự giao lưu này rõ ràng nhất là văn hóa dùng Hán tự tại Việt Nam từ xa xưa. Cho đến nay ảnh hưởng trong văn hóa Hán một phần nào đó vẫn còn ảnh hưởng đến nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nghệ thuật viết chữ Hán ở nước ta cũng dần dần có sự ảnh hưởng sâu sắc trong văn hóa Trung Hoa.

    +) Quá trình hình thành chữ Nôm:
    Chữ Nôm được hình thành từ thế kỷ IX đến thế kỳ X đã hoàn chỉnh dần vào các thế kỷ sau.
    Xu thế tác rời âm Hán gốc ở Việt Nam không chỉ là kết quả của sự độc lập trong văn hóa người Việt, mà còn là tiền đề cho sự ra đời của hệ thống chữ mới ở Việt Nam”. Thành tựu đáng kể tiếp nối của chữ Nôm ra đời là các thể loại thi ca văn chương hình thành khởi tạo một nét văn hóa mới cho nền văn hóa đặc trưng của dân tộc từ thế kỷ IX đến thế kỷ XVIII. Một số thành tựu lớn ra đời như Quốc Âm Thi Tập của Nguyễn Trải, Hổng Đức Quốc Âm Thi Tập của nhiều tác giả đời Lê Thánh Tông, Thập Giới Cô Hồn Quốc Ngữ Văn,…

    +) Đặc điểm Thư Pháp chữ Hán _Việt nam.
    Thư Pháp chữ Hán ở Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Thắc mắc này vẫn chưa được giới chuyên mon6xac1 định mà chỉ thừa nhận thông qua một số di sản Thư Pháp chữ Hán qua di bút của những người Việt thời xưa thủ bút, được lưu giữ cho đến nay là một minh chứng rất sinh động của chữ Hán tại Việt Nam.
    Đầu thế kỷ XX, chế độ khoa cử ở nước ta kết thúc(1919), kéo theo đó là sự suy tàn của Thư Pháp Hán. Nhưng cho đến nay những mạch ngầm nho học ấy vẫn âm ỷ truyền tải trong tri thức dẫn đến việc hình thành các Câu Lạc Bộ Thư Pháp chữ Hán, như: CLB Thư Họa Thăng Long sau này trở thành CLB UNESCO Thư Pháp Việt Nam(Hà Nội), đại học KHXHNV Hà Nội, CLB Thư Pháp Huế, CLB Thư Pháp Đà Nẵng, tại Thành Phố Hồ Chí Minh Thư Pháp chữ Hán được giới nghệ sĩ người Hoa chú trọng và phát triển tại CLB Thư Pháp quận 5.
      Nhiều nhân tài Thư Pháp khẳng định tên tuổi trong giới Thư pháp như cụ Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa, Lỗ Công Lão Nhân Nguyễn Văn Bách, Vĩnh Nguyên lại Cao Nguyện,..(Hà Nội). Thượng toa Thích Phước thành, Nhuận Đức,…(Huế), Trương Lộ, Trương Hán Minh, Lý Khắc Nhu,…(Thành Phố Hồ Chí Minh), ngoài ra còn có những tay bút trẻ như Nguyễn Quang Thắng, Đinh Văn Hiếu, Xuân Như, Lê Quốc Việt…
    Thư Pháp Hán Nôm do ảnh hướng tính chất bình dị mộc mạc của người Việt nên hình thành và phát triển có tính chất tài tử, lãng mạng.
    Sự phát triển của loại hình nghệ thuật này cũng tương tự như hướng phát triển Thư Pháp Trung Hoa: đều xuất phát trừ sự cảm thụ trong sáng tác qua những đề tài căn bản. Tuy nhiên tính biểu hiện mỹ cảm và ngẫu hứng sáng tác có những điểm tương đối khác biệt so với nghệ thuật Thư Pháp ở Trung Hoa hiện đại.

    *Thư Pháp chữ Quốc Ngữ Việt Nam
    +) Đôi nét về quá trình hình thành chữ Quốc Ngữ.
    Đến thế kỷ XVII để thuận lợi cho việc truyển bá đạo Thiên Chúa vào Việt Nam. Các giáo sĩ người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cùng sự giúp đỡ của các giáo sĩ bản địa đã Latinh hóa chữ viết để thuận lợi cho việc truyền giáo. Đồng thời cũng từ đó tách rời văn hóa chữ viết và văn hóa ngôn ngữ của người Việt ra khỏi tính vuông vức cùng văn hóa Khổng giáo. Quá trình hình thành và dần phát triển hệ thống chữ Latinh mới này do Giáo sĩ Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) cùng các giáo sĩ Châu Âu đã giải quyết 2 vấn đề cho việc hình thành hệ thống chữ Quốc Ngữ hiện nay.
    -Thêm dấu phụ cho đúng cách phát âm của người bản địa.
    -Cách viết từng tiếng riêng biệt, và liền nét như các chữ Latinh.


    +) Sự ra đời của Thư Pháp Việt
    Thuật ngữ Thư Pháp Việt một phần chỉ cho mọi người phân biệt giữa chữ Quốc Ngữ(ký tự Latinh) và chữ Hán ở Việt Nam trước đây.
    Sự khác biệt giữa nghệ thuật viết chữ đẹp phương Tây cũng vẫn dùng hệ thống ký tự Latinh, thể hiện tinh thần và vẻ mỹ cảm của tác phẩm. Trong Thư Pháp Việt đã thừa hưởng và kết hơp hài hòa với quan niệm triết lý văn hóa Việt. cùng vẽ đẹp và tính khuôn khổ của hệ thống nghệ thuật viết chữ phương Tây.
    Hướng phát triển cho nghệ thuật Thư Pháp Việt là điều tất yếu cho sự phát triển của con chữ Quốc ngữ , trong sáng tác sẽ mang tính mỹ cảm và có những vẻ đẹp rất riêng biệt trong sáng tạo của người Việt thông qua những nghiên cứu học thuật ngày càng phát triển.

    *Thư Pháp Việt cũng có hướng phát triển tương tự như các loại hình nghệ thuật có xu hướng học thuật khác.
    * Từng bước dần phát triển và manh nha có những cơ sở học thuật, tính thẩm mỹ, lý luận trong sáng tác và giới thẩm định cụ thể dành riêng cho bộ môn này.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.02.2011 09:26:39 bởi thuphap minhhoang >
    #2
      Chuyển nhanh đến:

      Thống kê hiện tại

      Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
      Kiểu:
      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9