Lạm phát, chẳng điều gì phải sợ.

Tác giả Bài
clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
Lạm phát, chẳng điều gì phải sợ. - 16.02.2011 10:11:10
Lạm phát, chẳng điều gì phải sợ.
     Đòi hỏi một giải pháp toàn diện để tránh lạm phát đó là "ước mơ" chứ chưa ai có đủ tài đưa ra biện pháp hiện tại để tránh nó. Lại một bước điều chỉnh tỉ giá, lạm phát ngấp nghé lộ diện. Nhưng có lẽ, lạm phát đã xuất hiện bên cạnh nền kinh tế từ rất lâu. Nguyên nhân sâu xa, hình như được giải thích là vì tâm lý, là vì đầu cơ, là vì nhu cầu USD, là vì trong dân cứ tích trữ lượng vàng vô tội vạ...Và, cứ những lý do đó lòng vòng mãi.
       Khoảng thời gian 1985, thời bao cấp đó đã có một bước đổi tiền. Tức khắc lạm phát tăng cao và đó là giai đoạn "tối tăm" nhất trong nền kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Sau đó sụp đổ nhiều hệ thống, mô hình được rao giảng là ưu việt nhất. Thế nhưng, trong bóng tối bắt đầu người ta tìm thấy một nguồn sáng và dẫn dắt tới kỳ Đại Hội Đảng Đổi Mới toàn diện và Việt Nam được lột xác. Tóm lại, nhìn lại lịch sử lạm phát để thấy rằng, lạm phát chẳng điều gì phải sợ. Nó sẽ "sì" ra những ung nhọt, trong khi người ta cố dùng thuốc "hạ nhiệt" mà không biết bệnh gì "làm nóng" nền kinh tế. Làm như vậy, người dân cảm giác như cố bưng bít một điều gì đó. Nhưng kinh tế thị trường là một dạng kinh tế "tự nhiên", có bệnh ắt sẽ sốt, có sốt nóng mới báo động cho não bộ biết mà sản sinh ra tiết tố để kháng lại con bệnh. Trong khi đó những liệu pháp ngắn hạn, tưởng chừng hạ nhiệt là đủ để có kháng thể. Nhưng giống như cơ thể, ung nhọt không trị tận gốc ắt vẫn còn nóng sốt liên miên.
       Giả sử, thời điểm này chúng ta đổi tiền. Mệnh giá 1.000 đồng ứng 1 đồng ắt có sự xáo trộn rất lớn trong dân chúng. Việc giao dịch sẽ chựng lại một khoảng thời gian ngắn, trong đó nhiều mặt hàng leo thang đến đỉnh điểm. Thế nhưng, cứ cho đến một mức độ "tàn khốc" thì nó sẽ dừng và sẽ phát hiện ra được nguyên nhân làm cho nền kinh tế lạm phát. Đây là một ý kiến của một bác nông dân người dân tộc KhơMe, bác trồng mía và còn nói mọi thứ là từ tham nhũng mà ra. Bác nói, một người tham nhũng họ sử dụng tiền hối lộ như thế nào. Nếu gửi ngân hàng sẽ bị phát hiện, vì một món tiền đột ngột tăng trong tài khoản ắt sẽ bị chú ý đến nguồn gốc số tiền đó. Chuyển một khoản tiền lớn ra nước ngoài, càng không thể...Cũng như đầu tư vào bất động sản cũng dễ bị lộ diện.Vì vậy, một người ôm số tiền lớn "bất minh", cách làm hay nhất là mua số vàng đem đi giấu, bất kể giá cả tăng cao bao nhiêu. Ai cũng biết, bao giờ lạm phát đều liên quan tới thị trường vàng được điều tiết cho nền kinh tế sốt nóng. Thế nhưng giá cả "nhảy múa" ắt các mặt hàng khác nhảy múa theo và đó là lạm phát.
        Cho nên cần thiết phát động một phong trào sâu rộng trong dân chúng, bàn thảo tìm hiểu nguyên nhân "chính gốc" gây lạm phát. Chứ năm nào đến Tết hoặc sau năm mới, thời gian gần đây như một bài ca giá cả được hát tới lui như một điệp khúc, mà bài nhạc nào hay lắm hát mãi cũng không tránh bị nghe nhàm chán. Người dân đang cần các tờ báo lớn lập những diễn đàn, bàn thảo như một Hội nghị Diên Hồng đời nhà Trần.
        Lạm phát là cơ hội để nhận diện rõ ràng căn bệnh trong nền kinh tế, người dân chớ nên sợ. Người sợ phải là những con sâu tham nhũng đang ẩn mình trong cái vỏ bọc đạo đức của xã hội, đứng đầu trong các cơ quan công quyền. Mong sao Người Lao Động lắng nghe ý kiến này!
                                                                       Nguyễn Công Liệt.