Thư gửi Báo Văn Nghệ Trẻ
Mới? Mới? Đương nhiên là lạ, lạ thì người ta sẽ thắc mắc. Thế nào gọi là mới, rõ ràng không phải dễ trả lời. Con người ta lớn lên, tích tụ kiến thức, trao dồi kiến thức, học hỏi kiến thức. Đó là cách duy nhất để làm mới mình, đôi khi lột sạch kiến thức cũ để nạp vào tư duy mới. Thế nhưng xem xét kỹ lại, kiến thức vừa nạp ấy, tư duy vừa có ấy cũng là những cái đã qua mà bây giờ mình mới biết. Nếu chịu nhìn lại, chính trị cho tới kinh tế, từ những liên minh rồi tan rã liên minh, từ những sản phẩm đấu giá và cổ phần hay tập đoàn kinh tế. Trung Quốc đã có từ mấy ngàn năm trước rồi, việc đó lan truyền sang các nước phương Tây rồi vòng lại... Có cảm giác “mới”, nghĩa là quan sát lại cái cũ, rồi thừa nhận lại giá trị trước đây. Bản chất thực của nó theo góc nhìn hiện đại hơn sau bao nhiêu sự cọ sát mà nó vẫn tồn tại. Vậy chăng văn học muốn có cái mới là phải thừa nhận mọi giá trị văn chương, đánh giá nó mà nó vẫn tồn tại ắt là đó là cái mới chứ gì là khó. Văn hóa chẳng qua là sự lặp đi lặp lại hiện tượng đó, mà người trong cuộc xem đó là hay nhất mà dân tộc mình có, cho nên nó sẽ được tái hiện lại hằng năm, cũng là một hiện tượng cũ và được đánh giá hằng năm và được tồn tại. Vậy mới, cũng là cái gì đó cũ nhưng được nhìn lại có vẻ gì đó khoáng đạt hơn. Tóm lại là ở góc nhìn của mọi người. Lấy ví dụ sex chẳng hạn, rõ ràng việc đó giờ nào cũng xảy ra. Nhưng thái độ của con người không phải bao giờ cũng thống nhất, nhất là văn chương và có khi văn chương miệt thị nó, chửi rũa cho là nhơ nhuốc. Nhưng nếu tự mình đặt câu hỏi ngày nay mình khôn lớn, hiểu đó là nhơ nhuốc thì tại sao nó vẫn tồn tại, nhất là vì sao ta có mặt ở đời và đôi khi ta mắng mỏ người sinh ra ta mà không biết. Vậy thái độ là chính hay hiện tượng là chính? Cũng là sex một lúc nào đó người ta nói là nên nhìn một góc nhìn thoáng lên, bỗng dưng gười có thái độ đó được xem là người có cái nhìn mới, hiện đại. Nhưng như kích hoạt một chuyện gì đó tệ hại sắp xảy ra, người khác ào ạc bát bỏ, và lại có khi được xem là mới hơn? Văn học Việt Nam mấy năm gần đây, lúc nào được cũng được kêu gào đổi mới. Một tờ báo mới thường làm như vậy. Nay Báo Văn Nghệ Trẻ vừa ra cũng không khác gì mấy tờ báo trước, nhưng cảm giác như cũng vậy vì có người nói đến lúc nào đó sẽ bị “gõ đầu”. Góc nhìn “trẻ” thường thì mới và “lạ”, người trẻ họ hay làm lắm. Người trẻ được tính vô tư nên họ làm “vô tư” ắt sẽ mới thôi, nên giới trẻ được “trọng dụng” lúc ban đầu. Thế rồi, một lúc nào đó hành động “gõ đầu trẻ” sẽ xuất hiện và bị “lên lớp” làm cho họ “xiểng niểng”. Kinh nghiệm viết văn mấy năm nay giờ này tôi có cảm giác ngờ ngợ, “ngờ ngợ” nghĩa là có cảm giác nghi ngờ. Khi tôi viết những gì mình cho là mới nhất và cũng được biết đó là mới nhưng thực sự “qua ải” kiểm duyệt không đơn giản chút nào. Bởi thế mới có việc viết văn gần như không ngơi nghỉ suốt 26 năm ròng rã mà không được in lấy được một chữ. Hồi còn trẻ ngây thơ nghe lời đổi mới, nhưng viết ra những gì cho là mới quá thì “ôm” tác phẩm loanh quanh các Nhà Xuất Bản đôi khi mình bị nhìn với cái nhìn cũng bị khác lạ, đôi khi là kẻ gàn gỡ. Còn bị trách là “Tại sao không viết thế này, thế kia. Tại sao không học hỏi đàn anh chị”. Thái độ miệt thị không phải là không có, vậy là tài năng trở thành một việc phiền phức bên mình. Ngay cả Báo Văn Nghệ Trẻ cũng vậy, tôi có gửi tác phẩm Van Den Borg và Nguyễn Tất Thành. Tác phẩm này tôi viết khá lâu và cũng từng “nằm” ở nhiều nơi, nên tin rằng lần này “đổi mới” sẽ có cái nhìn mới. Việc Bác Hồ ra đi Tìm Đường Cứu Nước được nhìn đa dạng hơn không được sao? Nếu ở đó in ấn ắt phải có người bát lại, thì giá trị Đi Tìm Đường Cứu Nước “lung linh” hơn không? Tại sao cứ sợ nói khác đi thì mất giá trị nào đó sao? Bác Hồ đã hiển nhiên mang đến sự Độc Lập và Tự do cho Việt Nam rồi, ai mà không biết. Đường Tăng đi thĩnh kinh, nếu không nhờ văn học thì chỉ là một thông tin nào đó. Từ Truyện Tây Du Ký, ta mới biết con người đó lâu hơn và “lung linh” hơn. Đôi khi ta cần đặt chuyện “nói dốc” các đứa bé chuyện gì đó chúng nó hiểu, hơn là “nghiêm túc” cặn kẽ quá mà không nắm được gì. Lớn lên chúng đủ hiểu biết, đôi khi nhờ sự “lung linh” uyển chuyển trước đây, làm chúng tò mò xác định lại câu chuyện hư thực thế nào theo góc nhìn hiểu biết hơn của mình. Tựa như vậy, cái mới có khác nào: Trẻ, hiểu biết, xác định lại chuyện cũ, và đủ tầm. Nguyễn Công Liệt.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.03.2011 10:16:26 bởi clietc >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: