Phép thuật Sư phù ái (tập 2)

Tác giả Bài
clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
Phép thuật Sư phù ái (tập 2) - 13.03.2011 22:27:49
Phép thuật Sư phù ái (tập 2)
 
 
   Viên ngọc màu nhiệm:
 
 
-  Viên ngọc gì kỳ khôi...- Hồng Phát cằn nhằn.
-  Sao? Lấy viên ngọc không?
-  Con nói vậy thôi, chứ con lấy chứ bộ.
         Viên ngọc cứng như đá, ánh sáng xanh nhưng chẳng thấy tí phép thuật màu nhiệm nào. Lần này hết phá phách được nên Hồng Phát khó chịu.
-  Y chang như viên bi to...
-  Y chang sao được- Bà Sư Phù Ái giờ đã quen miệng hay la trách- Nhìn vào sẽ thấy lại lịch sử Bốn Nghìn năm dựng nước, đó là bài học quí giá không gì bằng.
-  Viên ngọc không giống ai...- Hồng Phát vẫn không chịu, cằn nhằn- Mấy viên ngọc màu nhiệm khác "hô biến" là có bánh ăn ngay.
         Còn nhỏ, thấy viên ngọc không giống các viên ngọc khác trong cổ tích mình đọc qua nên Hồng Phát cằn nhằn. Nhưng bà Sư Phù Ái bình thản giải thích:
-  Bọn Bóng Tối giờ đã chiếm chỗ ở của ngươi, ăn hiếp con nít các ngươi. Hình dáng chúng kỳ dị, nhiều người khiếp sợ. Chúng tràn ngập nước Việt ta, vậy hỏi ngươi có thể nào ăn ngon mặc đẹp được không? Phải có tự do độc lập mới hòng có cơm ngon áo đẹp, mà muốn có độc lập tự do không nhớ gì đến lịch sử thì ngươi còn làm được gì. Viên ngọc được ta bùa chú thành như phim video khó lắm chứ bộ, chưa chắc máy nghe nhạc bỏ túi của mấy nước vừa sản xuất nhỏ gọn bằng.
-  Bà quảng cáo cũng hay quá nha!- Hồng Phát giờ mới chịu vui vẻ, ghé mắt nhìn kỷ viên ngọc làm Sư Phù Ái thích chí.
        Người ta thấy thần đồng toán học, âm nhạc. Chứ có ai thấy " Thần đồng khởi nghĩa" bao giờ, nên Hồng Phát cần phải xem qua viên ngọc. Mấy chuyện lịch sử hiền hiện trên viên ngọc như là mới đâu đây, thế là Hồng Phát say sưa. Bà Sư Phù Ái biết Hồng Phát còn nhỏ tuổi, còn nhiều việc phải học hỏi, nên chưa đưa viên ngọc cho Hồng Phát ngay.
 
 
Đồng tiền mất giá.
 
 
      Tờ hai trăm đồng màu đo đỏ, giá viên kẹo cũng đến 1000 đồng rồi. Hồng Phát không biết giá, nên cầm tiền mua bị trả lại. Cậu trở về nhà, lấy tờ tiền 200 đồng đó ra xé. Bà Phù Ái trông thấy, bà hỏi cho rõ sự tình:
-         Sao ngươi xé tiền…
-         Tờ tiền này không mua được gì bà ạ!
-         Vậy là ngươi xé đi sao?
-         Mấy đứa nhỏ khác, nó được một ngàn.
-         Nhưng nhiều tờ ngươi có thể mua được viên kẹo.
Hồng Phát biết lỗi, rồi im lặng. Bà Phù Ái cũng động lòng, vì nó không được cho tiền nhiều như những trẻ khác, nên không biết đến tiền bạc như các trẻ khác. Đôi khi mua một cây kẹo để ăn, cũng không có tiền. Bà nói rõ:
-         Hai trăm đồng rất ít, nhưng năm tờ hai trăm đồng được một ngàn. Một ngàn đồng mua được một cây kẹo, thành ra ngươi phải tích góp sẽ mua được kẹo.
-         Con xin lỗi bà ạ!
-         Ngươi nói, chứ ngươi chưa hiểu hết ý nghĩa những gì ta nói. Ta muốn dạy dỗ ngươi thật tốt. Mọi người lớn lên đều phải tốt, nếu không tốt lớn lên để làm gì.
-         Con cũng làm rất nhiều việc tốt rồi chứ…
-         Việc tốt là phải làm suốt cuộc đời, không được kể bao nhiêu lần. Đâu phải làm vài lần rồi thôi.
-         Vậy con phải làm điều gì nữa…
-         Nếu như, ta cho ngươi bốn tờ hai trăm đồng. Ngươi được tám trăm, vì ngươi xé mất tờ hai trăm đồng rồi. Vậy chưa đủ mua một cây kẹo, vậy ngươi tính sao?
-         Con để dành tám trăm, con sẽ làm cho bà vui lòng. Bà sẽ thương cho con hai trăm nữa.
-         Ngươi làm gì để ta vui lòng?
-         Con sẽ làm tốt…
-         Ta chờ đợi thôi…
         Nói xong, bà sư Phù Ái phất cây phất trần. Ngay tức khắc Hồng Phát rơi xuống một khu rừng xa xưa nào đó.
       Nhìn quanh, cây rừng cao lớn hai người ôm không xuể. Che khuất cả một ngọn núi, Hồng Phát không biết nơi này là nơi nào. Bây giờ, Hồng Phát phải làm gì đây. Len lỏi trong rừng cây một lát thì thấy có một tốp người, nhìn có vẻ lực lưỡng và hung dữ chặn đường:
-         Ngươi là ai?
-         Ta là ai à? khà khà, các ngươi là ai…
-         Bên ta hỏi trước, ngươi phải trả lời.
-         Ta không trả lời, mà ta hỏi lại đó…khà khà.
-         Ngon, ngươi ngon lắm. Chỉ sợ ngươi nghe uy danh chúng ta, ngươi sợ té…té…
-         Té…đầy quần chứ gì!
-         Sai rồi…té ngựa. Ngươi quả là tầm bậy tầm bạ.
-         Ta ngựa đâu mà té…thấy ta đi bộ không? Ngươi định nói tầm bậy, ta nói trước ngươi ngưng lại…
    Một thằng còn trẻ nhưng vẻ mặt già nua, cơ bắp như vừa tập tạ. Tay cầm cái chì sắt nặng cỡ ba mươi ký, lấy hơi đưa chì sắt ra khoe:
-         Ngươi đỡ nỗi cây chì sắt này không?
   Hồng Phát miệng làm bộ mỉm cười, nhưng lúc nào cũng liếc chừng cây chì sắt:
-         Hù ta à….Hừ! Ta sức mấy mà sợ. Các ngươi có chịu nói các ngươi là ai chưa?
-         Được, chúng ta là quân của Triệu Thị Trinh đây…
-         À! Thì ra là quân của bà Triệu mà làm hách…
-         Chủ tướng của ta, chỉ mới hai mươi ba tuổi thôi. Ngươi không được gọi là bà.
-         Ta gọi là bà đó thì sao?
    Một người con gái mặc áo màu vàng, đi mũi hài cong, ngồi trên đầu voi thong thả đi tới. Hồng Phát thốt lên:
-  Ủa sao giống chị Ngân quá ta, không sợ.
-         Ngươi gan lì lắm…Ta có thể biết ngươi là ai chăng?
-         Ta có thể là Hùng Vương, có thể là Lang Liêu, cũng có thể là Chử Đồng Tử, hoặc là Phù Đổng Địa Vương…
-         Giỏi lịch sử đó!- bà Triệu khen ngợi- Nhưng ngươi có nói lộn không? Hồi đó tới giờ ta chỉ nghe Phù Đổng Thiên Vương thôi.
-         Phù Đổng Thiên Vương là đại ca của ta. Đây là hai cây sắt bị gãy, đại ca cho ta đây…
-         Vậy ta hỏi ngươi? Hùng Vương và Phù Đổng Thiên Vương ai lớn hơn ai?
          Hồng Phát suy nghĩ một lúc không ra, nên nói:
-         Bằng nhau…
-         Sau hai trăm năm hai Bà Trưng khởi nghĩa, rồi bị Thái Thú Tô Định chạy sang cầu viện Mã Viện. Hai bà bị đánh tơi bời, nước Nam Việt lại bị đô hộ mất hết hai trăm năm, không thấy ai đứng lên khởi nghĩa.
-         Ạ! Hiểu rồi…Ta xé mất hết hai trăm đồng, tưởng không còn xài. Vậy là phí phạm, cũng như nước Nam Việt bị mất độc lập, không ai đứng lên khởi nghĩa…Ạ! vậy là phí phạm. Vậy phải có độc lập mới tốt, vậy ta phải giúp ai đó khởi nghĩa chống lại bọn giặc chứ gì.
-         Chị là Triệu Thị Trinh…
-         Chủ tướng ta là Triệu Thị Trinh, nhưng…
-         Nhưng gì, ngươi nói nhanh lên…
-         Vú hơi dài…
-         À…Thì ra là vậy.
-         Đúng lắm- Bà Triệu nói xen vào- Ta gặp con nít nào đói sữa, ta đều thương cho bú, nên mới thế. Các ngươi không cần tranh luận làm gì, ta không mắc cỡ đâu. Tại sao nhiều khía cạnh tích cực khác, các ngươi không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến khuyết điểm của người khác là sao?
     Nãy giờ, Bà Triệu ngồi trên mình voi, khuất hai lỗ tai to bành của chú voi nên Hồng Phát không để ý. Bây giờ nhìn thấy, đúng là bà Triệu vú dài như trái bí đao.
-         Ngươi đến đây để làm gì?- Bà Triệu hỏi Hồng Phát.
-         Ta đến trao cho ai viên ngọc Việt…- Hồng Phát tự vẽ vời, rồi không biết viên ngọc đó ở đâu.
-         Viên ngọc Việt à! Là như thế nào…Ai được hưởng…
-         Ai cũng được hưởng, nhưng phải là người anh hùng cứu rỗi non sông Nam Việt khỏi ách đô hộ của giặc Bóng Tối.
-         Ta hiểu rồi, thảo nào ngươi giỏi lịch sử như vậy. Từ lâu, ta chỉ muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ ta không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta.
 Triệu Thị Trinh nói với giọng khí phách hùng hồn, một người lính xen vào:
-         Thấy chủ tướng ta chưa. Ta kể ngươi nghe nhe: Chủ tướng của ta rất khoẻ mạnh. Con voi trắng chủ tướng ta đang cưỡi, lúc trước nó phá phách ruộng nương. Chủ tướng ta cầm cái chì này nè, giáng lên đầu nó, rồi làm gãy hết một ngà. Nó  qui phục liền.
-         À! Nếu vậy khoẻ rồi…
-         Khoẻ là sao?
-         Thì ta khỏi tìm người khác trao viên ngọc Việt.
-         Nãy giờ ngươi nói viên ngọc nhiều rồi. Viên ngọc đâu?
Tên quân sĩ của Triệu Thị Trinh đôi co với Hồng Phát. Hồng Phát vẫn bình thản như không có gì.
-         Từ từ ta sẽ đưa cho coi. Ta muốn xem người anh hùng này, đánh đuổi quân Ngô như thế nào đã.
     Hồng Phát chẳng sợ ai, tìm chỗ ngủ.
     Triệu Thị Trinh còn một người anh trai là Triệu Quốc Đạt. Triệu Quốc Đạt cũng tập trung lực lượng tại cánh rừng Thanh Hoá này để chuẩn bị khởi nghĩa.
-         Quân ta đầy đủ chưa?- Triệu Quốc Đạt hỏi.
-         Tất cả có trên hai vạn người. Bây giờ chúng ta đánh được chưa anh?
-         Có tui nữa đó nghe…- Hồng Phát xen vào, cầm hai khúc sắt ngắn hùng hổ, đứng cạnh mấy chú voi.
     Một con voi ré lên làm Hồng Phát giựt mình, rồi theo đoàn quân tiến về phía giặc:
-         Xông lên…
    Thứ sử Giao châu lúc này là Lục Dân (là cháu của Lục Tốn), sợ khiếp vía. Làm thơ thế này:
-         "Hoành qua đường hồ dị, đối diện bà vương nan". Dịch là: "Múa ngang ngọn giáo dễ chống hùm, còn đối mặt với vua bà thì thật là khó".
             Làm thơ xong hắn chạy dài, tìm cách cầu viện thêm quân. Quân của hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đến đâu, đem thanh bình đến đó. Nhân dân nô nức ra xem bà Triệu cưỡi voi trắng một ngà:
-         Ghê nha! Con voi đó là do bà tự bắt nó đó.
-         Nếu vậy tại sao bà không bắt Lục Dân.
-         Sắp bắt hắn bây giờ…Voi mà còn bị bắt đây.
     Mọi người ngợi khen Triệu Thị Trinh nức lời, nêu ý nghĩa của việc khởi nghĩa là nước Nam Việt không dễ gì bị cai trị. Mọi người còn kể truyền thuyết vua Hùng hai ngàn năm trước, truyện An Dương Vương, truyện Hai bà Trưng cho nhau nghe, rồi đi theo bà Triệu đánh giặc.
      Vài tháng sau, Lục Dân kéo quân trở lại rất đông. Hai bên dàn trận, voi của Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đứng trước đoàn quân không nao núng. Hai bên vẫy cờ, xông vào nhau bụi bay mịt mờ.
 Trong trận chiến đó, có một tên giặc bắn lén Triệu Quốc Đạt, làm bị trúng tên tại bả vai. Triệu Quốc Đạt cho người nhổ mũi tên ta, mà vẫn xông lên phía trước.
Hồng Phát ngợi khen Triệu Quốc Đạt quả là anh hùng. Nhưng vết thương bắt đầu hành hạ, những ngày sau thì Triệu Quốc Đạt mất. Triệu Thị Trinh vẫn tiếp tục một mình cưỡi voi đánh giặc.
   Quân giặc lúc này quá đông, nghĩa quân đi theo bị tử trận nhiều. Triệu Thị Trinh nóng lòng muốn rửa thù nhà, đánh giặc Ngô cứu nước. Tiếp tục cầm cự đến sáu tháng sau thì bị thua chạy đến xã Bồ Điền, Triệu Thị Trinh cho quân giải giáp và tản vào rừng để tránh bị giặc bắt giết. Bà bị dồn đến vực thẳm, liền leo xuống lưng voi:
-         Ta trả ngươi về với rừng núi, ngươi đi đi.
       Lúc đó, một tên giặc lẻ loi xông đến, cầm giáo thét lên:
-         Thả vũ khí xuống…
      Triệu Thị Trinh giả vờ buông khí giới, tên giặc cúi xuống lượm. Bà xoay nhanh, vú quất vào mặt tên giặc té nhào xuống núi. Quân địch tới mỗi lúc mỗi đông, bà xua chú voi đi, rồi nhảy xuống núi Tùng một mình.
       Con voi trắng một ngà thương chủ khóc rống lên, nó ngơ ngác một lúc. Quân giặc lúc này đã đến sát bên cạnh lăm le giáo mác, chú voi quật ngã vài tên để chạy vào rừng. Một tên giặc đâm chú voi bị thương nặng đến nỗi, nó quị chân xuống, rồi gục xuống đất chờ chết.
Đó là ngày 21 tháng 2 năm 248. Bà Triệu được chôn cất và lăng mộ của bà vẫn còn đến ngày nay. Tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá. Người dân tiếc thương có làm bài thơ rằng:    
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi, lên núi mà coi
Có bà Triệu tướng múa voi, đánh cồng.
      Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226, đến lúc mất được hai mươi ba tuổi.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2011 17:10:10 bởi clietc >

clietc
  • Số bài : 217
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 28.01.2009
RE: Phép thuật Sư phù ái (tập 2) - 20.09.2011 17:11:27
Ba trăm cộng với ba bằng mấy?
 
 
     Bà Phù Ái thỉnh thoảng có dạy Hồng Phát làm toán. Bà hỏi:
-         Ba trăm con cộng thêm ba bằng mấy?
  Hồng Phát đếm đi đếm lại, rồi nói:
-         Khó quá bà ạ!
-         Không thông minh- Bà Phù Ái thở dài- ta dạy ngươi bao nhiêu lần mà ngươi không trả lời được. Bây giờ ta kể cho ngươi câu chuyện về lịch sử, ắt về sau ta nói ba trăm cộng với ba ngươi sẽ không bao giờ quên nữa.
Rồi bà Phù Ái kể, theo bà ai lớn mà không nắm được nguồn cội tổ tiên sẽ chẳng nên người. Bà còn tâm niệm, ai cũng một lần trong đời ghé mắt vào lịch sử dân tộc. Nên bà kể chuyện lịch sử hết sức sáng tạo, bà pha vào những tình tiết hết sức ấn tượng, miễn sao trẻ nhỏ như Hồng Phát gặp lại các vật thể mà bà bùa phép, ắt là nhớ ngay đến câu chuyện ấy.
  Hồng Phát thấy có một cái chợ nhỏ ven rừng, lấy tám trăm của bà sư Phù Ái ra mua, mất hết ba trăm. Người ta thối lại mấy đồng xu rất cũ.
      Đưa tiền ra, trời đất như quay cuồng nên Hồng Phát không dám phí phạm nữa. Hỏi mấy người ban nãy, bây giờ là năm mấy rồi:
-         Bà Triệu mất tới nay là ba trăm năm rồi…
-         Cái gì! Mới mấy ngày thôi chứ…
-         Mấy người ơi, đến đây mà xem có người nói bà Triệu mất mấy ngày nè.
    Người ta bu quanh lại xem Hồng Phát:
-         Cái gã này bị khùng rồi! Bà Triệu thua trận ba trăm năm nay. Ai cũng muốn quên, giặc nghe nhắc đến tên bà là chém đầu đó…không ai dám nói nữa đâu. -Giặc bây giờ không còn là Ngô nữa, mà là nhà Lương đó.
  Mọi người lêu lêu Hồng Phát, nhiều người muốn ký đầu cho tỉnh dậy. Một người tên là Lý Bí bước tới, ông trước làm quan cho giặc nhưng vì giặc bạo tàn cáo về quê tập hợp binh sĩ. Ông bước tới đỡ lời:
-         Tổ tiên ta tuy không phải là người Nam Việt, nhưng đã ở đất nước này bảy đời. Nghĩa là ta cũng đã là người Nam Việt từ lâu rồi, nên ta rất yêu người Nam Việt. Ta cần chiêu mộ anh này…để làm hề.
    Tự dưng Hồng Phát có chỗ ăn chỗ ở, lại thêm cạnh kề với một anh hùng hào kiệt. Hồng Phát hỏi:
-         Năm nay là năm mấy rồi vậy?
-         Đúng là bà Triệu đã mất ba trăm năm nay, ngươi không tin mọi người sao?
-         Nghĩa là năm mấy?
-         Năm 542…
-         Vậy là ta xài mất gần ba trăm đồng…vậy là…
-         Là sao?
-         À…không có gì.
-         Đúng là ngươi có vấn đề rồi, ngươi trước có té giếng không vậy?
-         Làm gì có…
    Hồng Phát bị hỏi vặn vẹo chối leo lẻo, đi theo sau lưng Lý Bí như một vệ sĩ. Một người tên là Tinh Thiều, chấp tay bái Lý Bí:
-         Xin tướng công cho tôi cùng theo…
-         Sao ngươi biết ta, mà ngươi là thế nào lại muốn theo ta?
-         Tôi là Tinh Thiều rất giỏi văn chương. Tôi từng đến Kiến Khang kinh đô nhà Lương xin được làm quan. Sái Tôn chỉ bổ người Nam làm chức Quảng Dương Môn Lang là cao nhất, vị Thượng Thư Bộ Lại ấy sợ tôi hiển đạt ắt sau không có lợi cho nhà Lương. Nay tôi thấy thế là nhục, trở về đây muốn theo tướng công dấy binh.
-         Ta trước cũng làm chức Giám Quân ở Hà Tĩnh cho nhà Lương. Nay liên kết hào kiệt mấy châu đều hưởng ứng. Nếu có ngươi theo thì càng tốt.
     Hai người nói chuyện đến đó, thì thấy một toán quân kéo đến. Hồng Phát cầm hai thanh sắt múa máy, mặt mày bầm trợm. Lý Bí khẽ cười:
-         Đó là quân của Triệu Túc ở Châu Diên, muốn đầu quân ta ngươi đừng sợ.
    Hồng Phát thả hai cây sắt xuống quê độ, hôm nay quá nhiều người theo Lý Bí. Hồng Phát làm bộ ca bài ca cũ:
-         Tôi có viên ngọc Việt đó nghe…Ai là người anh hùng tôi trao.
-         Ta nghe nói có viên ngọc việt ba trăm năm trước, nay ngươi lại nói có chắc ngươi biết nó ở đâu.
-         Ờ…Thì biết chứ…Nhưng từ từ…
     Ba người kia cùng với ba quân cười ồ lên, vô tình Hồng Phát trở thành chú hề góp vui cho quân sĩ.
     Năm đó, Lý Bí thế lực càng lúc càng hùng mạnh. Tên giặc là Thứ Sử Tiêu Tư đem của đến hối lộ để thoát thân về Quảng Châu. Lý Bí kéo ra thành Long Biên chiếm giữ, cười nói:
-         Vũ Lâm Hà Tiêu Tư trước hà khắc tàn bạo quá mức, bạc đãi nhân tài ta giờ chạy dài. Nhưng chưa chắc nhà Lương dễ dàng cho ta độc lập, chúng ta chuẩn bị những trận đánh lớn đó nghe.
    Tinh Thiều phụ hoạ:
-         Đúng là cá lớn bao giờ cũng muốn nuốt cá bé. Nếu ta không khéo, dã tâm của nhà Lương vẫn còn đó. Chắc chắn có những trận chiến lớn. Chúng muốn đánh chiếm nước ta, thì ta nên đánh chúng trước.
   Tháng 12 năm 542, Tôn Quýnh bị vua Lương bắt buộc đem quân sang, nên Tôn Quýnh sợ nói:
-         Xin đợi tới mùa thu, bây giờ chướng khí rất lạnh e quân sĩ chịu không nổi.
-         Không được- Tân Dụ hầu hoán bước ra tâu trình, ông ta còn là Thứ Sử Quảng Châu- Nếu không đánh bây giờ, thì càng lúc thế lực của Lý Bí càng lớn. Càng về sau, càng khó đối phó.
   Tiêu Tư cũng mong trở lại đất Nam Việt, bấy lâu nay ông ta ăn ngủ kè kè ở đất Quảng Châu cũng thấy kỳ.
-         Ta chờ viện binh. Vả lại vua ban chỉ sao ngươi dám trái lệnh còn so đo chi nữa.
    Lư Tử Hùng gật gật, tay mân mê mấy cọng râu:
-         Tôi mong cùng đi xuống phía Nam với Tôn ca.
-         Đó thấy chưa!- Tiêu Tư mừng rỡ, có người xung phong còn ngươi dùng dằn.
    Quân của Tôn Quýnh và Lư Tử Hùng kéo đến Hợp Phố, mới dựng doanh trại thì nghe tiếng hò reo inh ỏi.
    Lý Bí chủ động đem quân đón đánh. Giặc đường xa mệt mỏi lại thêm tinh thần không mấy hăng hái. Hồng Phát tuy chỉ là chú hề, nhưng cũng được cấp phát cho một con ngựa. Con ngựa không đẹp, tướng đi lúc lắc, cái mông như một đứa con gái.:
-         Để ta sửa tướng cho ngươi.
   Hồng Phát cầm cương, vừa giục ngựa đi, vừa ngoái nhìn lại. Cứ lắc mông là chú bị thúc hai chân vào sườn. Con ngựa đau quá chạy thẳng vào đồn giặc:
-         A! A!- Hồng Phát la ai ải. Con ngựa phi thẳng ngang doanh trại bọn giặc Tàu.
     Vài người chạy theo phụ giúp Hồng Phát, cũng xông thẳng vào doanh trại giặc. Bên phía giặc nghe la “ Ai ái”, cứ nghĩ là bị tấn công bất thình lình, luýnh huýnh không biết làm gì.
      Lý Bí cho quân đánh ngang nơi đồn trú, chúng rối ren đội hình. Sau tiến công hai bên hông:
-         Tôi đi trước cho- Hồng Phát thấy quân giặc tan rã nhanh chóng, làm phách.
   Ba quân ai cũng cười đùa, xung phong vào quân giặc:
-         Ai cho ngươi đi trước, giặc tan tác ngươi là người lập công sao?
   Ba quân tướng sĩ ai cũng giành đánh giặc. Quân giặc nằm ngổn ngang, khóc la thảm thiết. Số ít còn lại, tan rã rút về nước.
     Thua trận, Vua Lương buộc Tôn Quýnh và Tử Hùng tự tử. Vài tháng sau, khoảng tháng 4 năm 543. Lâm Ấp kéo quân cướp quận Nhật Nam. Lý Bí chỉ sai có Phạm Tu đi đánh cũng tan tành tại trận Cửu Đức.
     Mấy trận đều thắng, Lý Bí thấy mình có thể làm vua, nên chuẩn bị đến đầu năm 544 tự xưng là Nam Việt Đế, niên hiệu là Thiên Đức. Vua mong nước Nam được trường tồn mãi mãi nên đổi tên nước là Vạn Xuân.
    Vua Lý Nam Đế đặt cách rất nhiều chức danh: Triệu Túc làm Thái Phó, Tinh Thiều làm tướng văn, Phạm Tu làm tướng võ. Còn Hồng Phát thì làm chú hề, vào ra điện Vạn Xuân chầu hội như các quan thần trong triều.
   Vua Lý Nam Đế có công làm ra triều thần, chầu họp đầu tiên ở nước ta. Vua nhà Lương rất cay đắng quyết đánh dẹp, cố không cho độc lập.
   Một năm sau, tháng 6 năm 545. Vua Lương Vũ Đế phong Dương Phiếu làm thứ sử Giao Châu. Dương Phiếu cử Trần Bá Tiên làm tiên phong. Quân Lương đến Giao Châu đông đảo, nên Lý Nam Đế đánh không lại chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương đuổi theo vây thành. Lý Nam Đế cầm cự được hơn nữa năm, đến tháng 1 năm 546 thành vỡ. Phạm Tu và Triệu Túc đều tử trận.
     Hồng Phát gợi ý vua phải chạy thôi, rồi cùng vua chạy đến vùng Tân Xương của người Lạo, chiêu mộ thêm rất nhiều binh sĩ.
     Đến tháng 8, vua Lý Nam Đế đem quân ra đóng đồn ở Điển Triệt. Trần Bá Tiên có lo sợ, nên lợi dụng nước dâng theo hồ đánh vào. Quân Lương bất ngờ đánh trống reo hò.
  Vua Lý Nam Đế bị đánh úp tan hoang, rồi rút đi đến động Khuất Lạo, trao binh quyền cho con của Triệu Túc là tả tướng Triệu Quang Phục.
  Hai năm sau, vào tháng 3 năm 548. Vua Lý Nam Đế mất thọ 45 tuổi ( từ 503- 548). Ông là người Thái Bình, tỉnh Sơn Tây. Triệu Quang Phục tự xưng là Triệu Việt Vương.
    Đồng thời lúc ấy, người anh của vua Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cũng tự xưng là Đào Lang Vương. Vua cũng có người cháu tên là Lý Phật Tử, khởi binh ở Cửu Chân. Trần Bá Tiên đánh tơi bời, hai người phải chạy sang đất người Lào.  
  Triệu Quang Phục lui về giữ ở đầm Dạ Trạch, nơi Chử Đồng Tử gặp Tiên Dung mấy ngàn năm trước, thời vua Hùng Vương thứ 6. Bây giờ nơi đây, cây cỏ mọc um tùm kín mít. Người ngựa khó vào, muốn đi vào phải chống xuồng và rất dễ bị lạc lối. Cá sấu và rắn rít rất nhiều, Trần Bá Tiên bao phen khốn đốn.
     Triệu Quang Phục là người nghĩ ra cách đánh du kích, đêm xuống cho quân tiến vào doanh trại của giặc, giết và bắt sống rất nhiều. Trần Bá Tiên đuổi theo thì quân ta mất hút trong đầm.
    Hồng Phát cũng rút theo quân ta, thực ra là chạy nên vấp chân vào mạn thuyền. Móng chân bị sút, đau đớn nhưng cố nói:
-         Thần nhân đầm này là Chử Đồng Tử, cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng đưa ta đây.
        Nghe vậy, binh sĩ hăng hái lạ thường, nói là có thần tiên phù hộ không sợ giặc nữa. Triệu Quang Phục nhân lúc nhà Lương gặp biến cố gọi Trần Bá Tiên về nước, chỉ để Dương Sàn cầm quân. Năm 550, nhân lúc không còn tướng giỏi. Triệu quang Phục tung quân đánh lấy lại nước Vạn Xuân, đóng đô ở thành Long Biên.
 
 
    Nước lúc này có hai vua. Năm 555, Lý Thiên Bảo mất. Cháu là Lý Phật Tử lên kế vị, rồi đem quân đánh Triệu Việt Vương đòi nước Vạn Xuân lại. Đánh  nhau năm trận, Lý Phật Tử biết mình khó thắng Triệu Việt Vương nên dùng kế của Triệu Đà, đem con trai là Nhã Lang đi gả cho Cảo Nương. Triệu quang Phục đồng ý và cắt một phần phía tây Hạ Cát ở Huyện Từ Liêm, giao cho Lý Phật Tử đến thành Ô Diên đóng đô ở đó (Nay là xã Hạ Mỗ, huyện Từ Liêm). Con gái của Triệu Quang Phục, đã để lộ bí mật quân sự cho Nhã Lang quá nhiều.
- Thì ra…Triệu Quang Phục kháo với quân mình có móng Rồng của Chử Đồng Tử. Bây giờ, ta chỉ về nói với cha là mình lấy được, thì quân lính sẽ dao động thôi.
    Giống như Trọng Thuỷ giả vờ về thăm cha, Nhã Lang giúp Lý Phật Tử đánh úp Triệu Quang Phục. Triệu Việt Vương chở con gái sau lưng ngựa, chạy đến cùng đường rồi hai cha con nhảy xuống biển tự vẫn. Đó là năm 571.
    Ông được lập đền thờ tại cửa biển Đại Nha, huyện Đại An.
 
   Còn lại, Lý Phật Tử làm vua, cũng xưng là Lý Nam Đế. Nên được gọi là Hậu Lý Nam Đế, đóng đô ở Phong Châu.
   Trong khi đó, ở Trung Quốc. Trần Bá Tiên về nước cướp ngôi nhà Lương. Nhà Tuỳ diệt lại Trần Bá Tiên và thống nhất đất nước Trung Hoa. Đến năm 602, nhà Tuỳ cho Lưu Phương mang 27 vạn quân sang xâm chiếm Vạn Xuân. Lý Phật Tử sợ hãi xin hàng, bị bắt sang đất Bắc và chết ở đấy. Dân làm đền thờ ở cửa biển Tiểu Nha.
       Hồng Phát nhớ đến bà Phù Ái, bà hỏi ba trăm cộng ba bằng mấy. Chắc bà muốn mình nhớ: Sau khi bà Triệu mất, ba trăm năm sau, có ba vua là Lý Bí, Triệu Quang Phục và Lý Phật Tử đó mà. Đúng ra còn một vua nữa, Lý Thiên Bảo sao không thấy ai kể nhỉ?
 
 
Trái vải dày cơm.
 
 
       Hồng Phát có dịp đuợc bà sư Phù Ái dẫn đi chợ. Cậu thèm ăn trái vải, nó đo đỏ thơm thơm. Người bán vải đen đúa, nên Hồng Phát nhìn người đó sợ, mặc dù rất thèm trái vải. Bà sư Phù Ái cố giải thích:
-         Con không nên sợ . Chú ấy dầm mưa dãi nắng chăm sóc cây, chứ thực ra rất hiền.
-         Con chỉ thích trái vải, không thích chú ấy…
Người bán vải mỉm cười, lột vỏ một trái thảy lên cao. Mở miệng, trái vải rơi tọt vào họng, rồi lột trái khác đưa Hồng Phát. Hồng Phát chụp đưa ngay vào miệng, nhưng cũng không thích cái tay đen đúa của chú.
Bà sư Phù Ái thấy vậy, phù phép vào trái vải:
-         Đây ngươi ăn trái này! Còn chú này ra đây…
-         Bà bắt người bán vải đứng cạnh Hồng Phát, lấy cây phất trần (đuổi ruồi):
-         Hô biến…
     Những người xung quanh bu lại xem, người bán vải bỗng chốc trở thành vua. Bà Phù Ái kính cẩn nghiêng mình:
-         Đây là vua Mai Hắc Đế đấy!
-         Ồ!- Hồng Phát ngạc nhiên- Vua giả bộ thường dân à!
-         Không có…là vua thực sự đó…
        Những người xung quanh tung hô vạn tuế, người bán vải mỉm cười. Cầm tay dẫn dắt Hồng Phát lùi vào đóng trái cây mất hút:
-   Lạ chưa! Họ đâu rồi…
        Hai đứa nhỏ: Một đen một trắng ngâm mình dưới bãi biển Nghệ An lên. Đứa đen sinh ở Nam Đàn, tên là Mai Thúc Loan. Còn đứa trắng tươi là Hồng Phát, chưa hề biết cưỡi trâu là gì. Mai Thúc Loan thông minh hơn, không biết cha mình là ai. Từ Hà Tĩnh mẹ mang thai rồi trốn về đây, sinh ra đen như cục than. Chăn trâu nhưng học lóm được mấy chữ Hán, gặp mấy người Tây lê dương phiên âm mấy chữ la tinh, cũng học luôn.
  Mấy người Tây, đi trên thuyền lớn. Buôn bán từ đất nước Trung Hoa, thỉnh thoảng dừng bước tại bờ biển Nghệ An, rồi khoe:
-         Không buôn bán không giàu đâu! Mày lớn lên kiếm quả vải, bán cho tụi tao. Tụi tao mua hết.
-         Ơ? Sao chữ viết của mấy ông ngộ quá…
-         Đó là chữ phiên âm…Mày muốn học không?
Mai Thúc Loan là người thích những tài vặt, còn Hồng Phát thấy chữ đó giống chữ quốc ngữ. Nên hỏi:
-         Chữ phiên âm này ở đâu ông có…
-         Thì buôn bán qua lại với người Tàu, không lẽ cứ diễn tả tay chân thôi sao.
-         Lạ nhỉ?- Hồng Phát ngây thơ là vì người ta nói sau này mới có…
-         Có chi mà lạ! - Người Tây phân trần- Chữ phiên âm này trong giới buôn bán ai không biết. Ai buôn bán cũng phải ghi lại sổ sách, để sau này có trở lại biết vùng nào có hàng hoá nào…Mà chữ Tàu khó đọc, cần phải phiên âm thêm. Việc này giới buôn bán đã làm từ thời Hán Cao Tổ.
-         Thảo nào, ông nói chúng tôi hiểu hết…
-         Thì ở đây cũng dùng chữ Hán, sao không lấy ra mà dùng…Không lẽ diễn tả bằng tay chân thôi à.
-         Ờ nhỉ!
Trong khi đó, Mai Thúc Loan học hỏi những chữ viết của người Tây Phương dụng khi nào đó cần kíp. Nhờ thế, Mai Thúc Loan lớn lên buôn quả vải. Thu gom từ đất nước Malaysia, Chân Lạp, Champa…rồi bán cho mấy người Tây phương.
Mai Thúc Loan giàu rất nhanh, nhà có rất nhiều người phụ giúp trong việc sấy vải cho khô, cũng như đồng áng. Hồng Phát làm người quản gia, coi sổ sách nên sợ ông chủ đen mun đuổi việc.
-         Tôi là phải trả tiền công đó.
-         Đương nhiên rồi…Nhưng ngươi viết chữ xấu, tiền công ít.
-         Cũng được, nhưng đừng đuổi việc à…
Nhiều người bắt chước theo nghề của Mai Thúc Loan, nên cũng khá giả ra phết. Nhờ trái vải, người An Nam giàu có nhanh.  Nhà Đường tìm cách bắt mọi người phải cống nộp.
Tình huống đó, Mai Thúc Loan vừa thu gom vừa than phiền. Ông liên kết được với nhiều người bất bình và chuẩn bị lực lượng. Chính vì nhà Đường rất hùng mạnh, Mai Thúc Loan liên kết rất nhiều nước và nhiều Châu. Ông chuẩn bị rất nhiều năm, làm bộ cùng nhiều người gánh vải nộp cho nhà Đường, rồi nổi dậy làm quân Đường trở tay không kịp.
   Quân của Mai Thúc Loan chiếm Phủ Tống Bình (tức Hà Nội), Thái thú Quách Sở Khách bỏ chạy về nước.
- Xưng vua đi! - Hồng Phát hối thúc- Mai mốt còn ghi tên vào lịch sử nữa. Còn tôi thì chắc được lên lương.
Mai Thúc Loan xưng Đế, xây thành Vạn An rất lớn, quân lính cả chục vạn người. Hồng Phát thấy ông đen đúa, gọi ông là Mai Hắc Đế. Nghĩa là ông vua đen sì lì.
  Bà Võ Tắc Thiên truyền ngôi mấy đời. Đường Huyền Tông tiếp gót và là ông vua yêu thương Dương Quí Phi nhất, bị ép phải xử nàng thì An Lộc Sơn mới thôi không nổi loạn. Lúc ấy, nhà Đường cho Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách đem mười vạn quân đánh chiếm lại đất Tống Bình (Hà Nội).
  Đứng trên thành cao, Hồng Phát đếm không xuể. Quân địch lố nhố khắp nơi:
-         Một, hai, ba…quá trời nhiều. Mình lấy trái vải liệng xuống, biết đâu chúng lo giành nhau…
     Hồng Phát lấy trái vải liệng khắp nơi, trong đó có trái vải của bà Phù Ái đã phù phép. Quân nhà Đường ăn vào khoẻ mạnh ra thêm, chúng tấn công hăng hái hơn nữa:
-         Chết rồi! Hồng Phát biết mình làm sai, không biết phải xử lý ra sao.
Năm 722, Mai Hắc Đế phải rút vào núi Rú Đụn (Nghệ An). Ông đánh trả lại vài trận rồi bệnh mà mất. Con ông là Mai Thiếu Đế tiếp tục chống trả thêm một thời gian nữa.
Người ta xây đền thờ vua Mai Hắc Đế cũng ở núi Rú Đụn, nay gọi là Hùng Sơn.
 
      Chiếc vớ trắng.
            
 
               Hồng Phát có một đôi vớ trắng, để trên đầu giường hy vọng ông già Noel bỏ quà vào đó. Sáng ra thức dậy không thấy gì hết ,nên buồn rười rượi. Bà Sư Phù Ái tìm chỗ đồ dơ để bỏ vào máy giặt, bà thấy đôi vớ trắng đầu giường còn mới tinh nên cân nhắc là sẽ để lại. Hồng Phát không cho bà đụng vào, còn nói là:
-  Đôi vớ này không hên, bà bỏ đi. Con sẽ đòi ba mua đôi vớ khác cho con.
         Thấy vớ còn mới bà Sư tiếc hùi hụi:
-  Còn mới, ngươi đừng có hủy của...
-  Còn đôi giày kia nữa, bà bỏ con không mang nữa đâu...
         Hồng Phát rưng rưng nước mắt rồi kể lại chuyện hồi hôm, ông già Noel không ghé cho quà.
         Gia đình thiếu sót việc đó, vì không có cái nhìn như người phương Tây. Bà Sư Phù ái lựa lời mà nói:
-  Có khi ông già Noel vì bận lo cho những đứa trẻ nghèo, còn con thì có thể tối nay ông mới ghé nhà.
-  Nếu vậy, thì nói ông già Noel đổi cho con vớ mới. Còn vớ này thì cho thằng Linh, mẹ nó "bỏ đi" cũng tội nghiệp. Bố nó vừa là bố còn là mẹ, nên nó gọi là Bố Cái Đại Dương.
        Bà Sư Phù Ái gật đầu khen phải, ngầm sẽ báo lại với ba Hồng Phát rằng sẽ đem vớ và đôi giày cũ đem cho, rồi chờ Hồng Phát ngủ để lên đầu giường đôi vớ mới trong có đôi giày...Trong lúc chờ đợi Bố mẹ về, bà Sư kể ngọn nguồn người có tên là Bố Cái Đại Dương. Hồng Phát men lại ngồi sát người bà, hai bà cháu nhìn ra sân vườn mát kể. Bà Phù Ái hỏi Hồng Phát:
-  Thỏi Sô-cô-la bùa phép ta cho ngươi còn không?
-  Dạ! Con ăn hết rồi...
-  Vậy thôi...Ngươi đưa ta chiếc vớ trắng, để ta che mắt ngươi lại.
       Bà Sư lấy chiếc vớ cản ánh sáng chói chang mặt trời, Hồng Phát cảm giác như chơi trò trốn tìm. Chiếc vớ ấy không tối tăm như vải đen, nhờ nhờ sáng sáng nên Hồng Phát phát hiện ra ai như là mình hết sức lực lưỡng. Một lúc sau, người đó còn cho đồ đạc cho các nô tỳ có đến hàng nghìn người.
-  Ngươi thấy gì không vậy?- Bà Sư Phù Ái hỏi Hồng Phát...
-  Dạ thấy rồi ạ, cò đến hàng ngàn nô tỳ trong nhà xin con đôi vớ...
-  Đúng rồi! Đó là nô tỳ ở Đường Lâm gia trang. Đó là nhà của Phùng Hạp Khanh cha của Phùng Hưng, ông có ba người con trai nhưng Phùng Hưng rất khỏe, đánh được cả cọp mang bình yên cho xóm làng.
        Hồng Phát khoái chí bật dậy, không dựa dẫm và người bà Phù Ái nữa. Chiếc vớ rớt xuống liền lượm lại che tiếp, đứng lên như mới vừa quật được cọp.
-  Nhà Đường gọi nước ta là An Nam đô hộ phủ sao được, tiến lên anh em ơi.
       Hồng Phát tiến lên mấy bước là thấy đến được Phong Châu, rồi tự xưng:
-  Ta xưng là Đô Quân; Còn Linh đâu là Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu.
       Bà Sư Phù Ái gợi lại chuyện xưa, để Hồng Phát nhớ thêm:
- Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm. Đỗ Anh Hàn là người cùng làng trợ giúp và có nhiều mưu lược. Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành.
       Hồng Phát hỏi:
-  Quân mình thắng không bà...
-  Thắng sao không...
-  Bà ơi! Hay là mình không cần ông già Noel cho quà nào. Bà cho con câu chuyện hay ghê...
-  Đôi giày cũ rồi, thôi cho đi cũng được. Hồi xưa, Phùng Hưng thương người nên chăm sóc dân như con, nên khi mất đi nhiều người gọi ông là Bố Cái Đại Vương.
        Hồng Phát nghe lời bà sư Phù Ái, lấy đôi giày và vớ gói lại đem cho bạn. Cậu ta ở nhà trọ, nhà nghèo không có giày mang đi học. Còn Bố Cái Đại Vương là của bố nó, Hồng Phát không dám nhận.
       Bà sư Phù Ái kể lại chuyện cho bố của Hồng Phát nghe. Lúc này, bố mới à ra là ngày Noel nhưng quên mất mấy đứa nhỏ không có quà. Ông bố liền đi mua đôi vớ để "đựng" chiếc giày. Ông còn kể thêm:
-  Tháng 5 năm 791 Phùng Hưng mất, để lại ngôi cho con là Phùng An. Nhưng chỉ hai năm thì bị mất ngôi và họ Phùng bị truy đuổi gắt gao phải trốn tránh ở các vùng Ba vì (Hà Tây), Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Có vài người trốn vào Thanh Hóa.