Phép thuật Sư phù ái (tập 2)
clietc 13.03.2011 22:27:49 (permalink)
Phép thuật Sư phù ái (tập 2)
 
 
   Viên ngọc màu nhiệm:
 
 
-  Viên ngọc gì kỳ khôi...- Hồng Phát cằn nhằn.
-  Sao? Lấy viên ngọc không?
-  Con nói vậy thôi, chứ con lấy chứ bộ.
         Viên ngọc cứng như đá, ánh sáng xanh nhưng chẳng thấy tí phép thuật màu nhiệm nào. Lần này hết phá phách được nên Hồng Phát khó chịu.
-  Y chang như viên bi to...
-  Y chang sao được- Bà Sư Phù Ái giờ đã quen miệng hay la trách- Nhìn vào sẽ thấy lại lịch sử Bốn Nghìn năm dựng nước, đó là bài học quí giá không gì bằng.
-  Viên ngọc không giống ai...- Hồng Phát vẫn không chịu, cằn nhằn- Mấy viên ngọc màu nhiệm khác "hô biến" là có bánh ăn ngay.
         Còn nhỏ, thấy viên ngọc không giống các viên ngọc khác trong cổ tích mình đọc qua nên Hồng Phát cằn nhằn. Nhưng bà Sư Phù Ái bình thản giải thích:
-  Bọn Bóng Tối giờ đã chiếm chỗ ở của ngươi, ăn hiếp con nít các ngươi. Hình dáng chúng kỳ dị, nhiều người khiếp sợ. Chúng tràn ngập nước Việt ta, vậy hỏi ngươi có thể nào ăn ngon mặc đẹp được không? Phải có tự do độc lập mới hòng có cơm ngon áo đẹp, mà muốn có độc lập tự do không nhớ gì đến lịch sử thì ngươi còn làm được gì. Viên ngọc được ta bùa chú thành như phim video khó lắm chứ bộ, chưa chắc máy nghe nhạc bỏ túi của mấy nước vừa sản xuất nhỏ gọn bằng.
-  Bà quảng cáo cũng hay quá nha!- Hồng Phát giờ mới chịu vui vẻ, ghé mắt nhìn kỷ viên ngọc làm Sư Phù Ái thích chí.
        Người ta thấy thần đồng toán học, âm nhạc. Chứ có ai thấy " Thần đồng khởi nghĩa" bao giờ, nên Hồng Phát cần phải xem qua viên ngọc. Mấy chuyện lịch sử hiền hiện trên viên ngọc như là mới đâu đây, thế là Hồng Phát say sưa. Bà Sư Phù Ái biết Hồng Phát còn nhỏ tuổi, còn nhiều việc phải học hỏi, nên chưa đưa viên ngọc cho Hồng Phát ngay.
 
 
Đồng tiền mất giá.
 
 
      Tờ hai trăm đồng màu đo đỏ, giá viên kẹo cũng đến 1000 đồng rồi. Hồng Phát không biết giá, nên cầm tiền mua bị trả lại. Cậu trở về nhà, lấy tờ tiền 200 đồng đó ra xé. Bà Phù Ái trông thấy, bà hỏi cho rõ sự tình:
-         Sao ngươi xé tiền…
-         Tờ tiền này không mua được gì bà ạ!
-         Vậy là ngươi xé đi sao?
-         Mấy đứa nhỏ khác, nó được một ngàn.
-         Nhưng nhiều tờ ngươi có thể mua được viên kẹo.
Hồng Phát biết lỗi, rồi im lặng. Bà Phù Ái cũng động lòng, vì nó không được cho tiền nhiều như những trẻ khác, nên không biết đến tiền bạc như các trẻ khác. Đôi khi mua một cây kẹo để ăn, cũng không có tiền. Bà nói rõ:
-         Hai trăm đồng rất ít, nhưng năm tờ hai trăm đồng được một ngàn. Một ngàn đồng mua được một cây kẹo, thành ra ngươi phải tích góp sẽ mua được kẹo.
-         Con xin lỗi bà ạ!
-         Ngươi nói, chứ ngươi chưa hiểu hết ý nghĩa những gì ta nói. Ta muốn dạy dỗ ngươi thật tốt. Mọi người lớn lên đều phải tốt, nếu không tốt lớn lên để làm gì.
-         Con cũng làm rất nhiều việc tốt rồi chứ…
-         Việc tốt là phải làm suốt cuộc đời, không được kể bao nhiêu lần. Đâu phải làm vài lần rồi thôi.
-         Vậy con phải làm điều gì nữa…
-         Nếu như, ta cho ngươi bốn tờ hai trăm đồng. Ngươi được tám trăm, vì ngươi xé mất tờ hai trăm đồng rồi. Vậy chưa đủ mua một cây kẹo, vậy ngươi tính sao?
-         Con để dành tám trăm, con sẽ làm cho bà vui lòng. Bà sẽ thương cho con hai trăm nữa.
-         Ngươi làm gì để ta vui lòng?
-         Con sẽ làm tốt…
-         Ta chờ đợi thôi…
         Nói xong, bà sư Phù Ái phất cây phất trần. Ngay tức khắc Hồng Phát rơi xuống một khu rừng xa xưa nào đó.
       Nhìn quanh, cây rừng cao lớn hai người ôm không xuể. Che khuất cả một ngọn núi, Hồng Phát không biết nơi này là nơi nào. Bây giờ, Hồng Phát phải làm gì đây. Len lỏi trong rừng cây một lát thì thấy có một tốp người, nhìn có vẻ lực lưỡng và hung dữ chặn đường:
-         Ngươi là ai?
-         Ta là ai à? khà khà, các ngươi là ai…
-         Bên ta hỏi trước, ngươi phải trả lời.
-         Ta không trả lời, mà ta hỏi lại đó…khà khà.
-         Ngon, ngươi ngon lắm. Chỉ sợ ngươi nghe uy danh chúng ta, ngươi sợ té…té…
-         Té…đầy quần chứ gì!
-         Sai rồi…té ngựa. Ngươi quả là tầm bậy tầm bạ.
-         Ta ngựa đâu mà té…thấy ta đi bộ không? Ngươi định nói tầm bậy, ta nói trước ngươi ngưng lại…
    Một thằng còn trẻ nhưng vẻ mặt già nua, cơ bắp như vừa tập tạ. Tay cầm cái chì sắt nặng cỡ ba mươi ký, lấy hơi đưa chì sắt ra khoe:
-         Ngươi đỡ nỗi cây chì sắt này không?
   Hồng Phát miệng làm bộ mỉm cười, nhưng lúc nào cũng liếc chừng cây chì sắt:
-         Hù ta à….Hừ! Ta sức mấy mà sợ. Các ngươi có chịu nói các ngươi là ai chưa?
-         Được, chúng ta là quân của Triệu Thị Trinh đây…
-         À! Thì ra là quân của bà Triệu mà làm hách…
-         Chủ tướng của ta, chỉ mới hai mươi ba tuổi thôi. Ngươi không được gọi là bà.
-         Ta gọi là bà đó thì sao?
    Một người con gái mặc áo màu vàng, đi mũi hài cong, ngồi trên đầu voi thong thả đi tới. Hồng Phát thốt lên:
-  Ủa sao giống chị Ngân quá ta, không sợ.
-         Ngươi gan lì lắm…Ta có thể biết ngươi là ai chăng?
-         Ta có thể là Hùng Vương, có thể là Lang Liêu, cũng có thể là Chử Đồng Tử, hoặc là Phù Đổng Địa Vương…
-         Giỏi lịch sử đó!- bà Triệu khen ngợi- Nhưng ngươi có nói lộn không? Hồi đó tới giờ ta chỉ nghe Phù Đổng Thiên Vương thôi.
-         Phù Đổng Thiên Vương là đại ca của ta. Đây là hai cây sắt bị gãy, đại ca cho ta đây…
-         Vậy ta hỏi ngươi? Hùng Vương và Phù Đổng Thiên Vương ai lớn hơn ai?
          Hồng Phát suy nghĩ một lúc không ra, nên nói:
-         Bằng nhau…
-         Sau hai trăm năm hai Bà Trưng khởi nghĩa, rồi bị Thái Thú Tô Định chạy sang cầu viện Mã Viện. Hai bà bị đánh tơi bời, nước Nam Việt lại bị đô hộ mất hết hai trăm năm, không thấy ai đứng lên khởi nghĩa.
-         Ạ! Hiểu rồi…Ta xé mất hết hai trăm đồng, tưởng không còn xài. Vậy là phí phạm, cũng như nước Nam Việt bị mất độc lập, không ai đứng lên khởi nghĩa…Ạ! vậy là phí phạm. Vậy phải có độc lập mới tốt, vậy ta phải giúp ai đó khởi nghĩa chống lại bọn giặc chứ gì.
-         Chị là Triệu Thị Trinh…
-         Chủ tướng ta là Triệu Thị Trinh, nhưng…
-         Nhưng gì, ngươi nói nhanh lên…
-         Vú hơi dài…
-         À…Thì ra là vậy.
-         Đúng lắm- Bà Triệu nói xen vào- Ta gặp con nít nào đói sữa, ta đều thương cho bú, nên mới thế. Các ngươi không cần tranh luận làm gì, ta không mắc cỡ đâu. Tại sao nhiều khía cạnh tích cực khác, các ngươi không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến khuyết điểm của người khác là sao?
     Nãy giờ, Bà Triệu ngồi trên mình voi, khuất hai lỗ tai to bành của chú voi nên Hồng Phát không để ý. Bây giờ nhìn thấy, đúng là bà Triệu vú dài như trái bí đao.
-         Ngươi đến đây để làm gì?- Bà Triệu hỏi Hồng Phát.
-         Ta đến trao cho ai viên ngọc Việt…- Hồng Phát tự vẽ vời, rồi không biết viên ngọc đó ở đâu.
-         Viên ngọc Việt à! Là như thế nào…Ai được hưởng…
-         Ai cũng được hưởng, nhưng phải là người anh hùng cứu rỗi non sông Nam Việt khỏi ách đô hộ của giặc Bóng Tối.
-         Ta hiểu rồi, thảo nào ngươi giỏi lịch sử như vậy. Từ lâu, ta chỉ muốn cưỡi con gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang san, cởi ách nô lệ chứ ta không chịu khom lưng làm tì thiếp người ta.
 Triệu Thị Trinh nói với giọng khí phách hùng hồn, một người lính xen vào:
-         Thấy chủ tướng ta chưa. Ta kể ngươi nghe nhe: Chủ tướng của ta rất khoẻ mạnh. Con voi trắng chủ tướng ta đang cưỡi, lúc trước nó phá phách ruộng nương. Chủ tướng ta cầm cái chì này nè, giáng lên đầu nó, rồi làm gãy hết một ngà. Nó  qui phục liền.
-         À! Nếu vậy khoẻ rồi…
-         Khoẻ là sao?
-         Thì ta khỏi tìm người khác trao viên ngọc Việt.
-         Nãy giờ ngươi nói viên ngọc nhiều rồi. Viên ngọc đâu?
Tên quân sĩ của Triệu Thị Trinh đôi co với Hồng Phát. Hồng Phát vẫn bình thản như không có gì.
-         Từ từ ta sẽ đưa cho coi. Ta muốn xem người anh hùng này, đánh đuổi quân Ngô như thế nào đã.
     Hồng Phát chẳng sợ ai, tìm chỗ ngủ.
     Triệu Thị Trinh còn một người anh trai là Triệu Quốc Đạt. Triệu Quốc Đạt cũng tập trung lực lượng tại cánh rừng Thanh Hoá này để chuẩn bị khởi nghĩa.
-         Quân ta đầy đủ chưa?- Triệu Quốc Đạt hỏi.
-         Tất cả có trên hai vạn người. Bây giờ chúng ta đánh được chưa anh?
-         Có tui nữa đó nghe…- Hồng Phát xen vào, cầm hai khúc sắt ngắn hùng hổ, đứng cạnh mấy chú voi.
     Một con voi ré lên làm Hồng Phát giựt mình, rồi theo đoàn quân tiến về phía giặc:
-         Xông lên…
    Thứ sử Giao châu lúc này là Lục Dân (là cháu của Lục Tốn), sợ khiếp vía. Làm thơ thế này:
-         "Hoành qua đường hồ dị, đối diện bà vương nan". Dịch là: "Múa ngang ngọn giáo dễ chống hùm, còn đối mặt với vua bà thì thật là khó".
             Làm thơ xong hắn chạy dài, tìm cách cầu viện thêm quân. Quân của hai anh em Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đến đâu, đem thanh bình đến đó. Nhân dân nô nức ra xem bà Triệu cưỡi voi trắng một ngà:
-         Ghê nha! Con voi đó là do bà tự bắt nó đó.
-         Nếu vậy tại sao bà không bắt Lục Dân.
-         Sắp bắt hắn bây giờ…Voi mà còn bị bắt đây.
     Mọi người ngợi khen Triệu Thị Trinh nức lời, nêu ý nghĩa của việc khởi nghĩa là nước Nam Việt không dễ gì bị cai trị. Mọi người còn kể truyền thuyết vua Hùng hai ngàn năm trước, truyện An Dương Vương, truyện Hai bà Trưng cho nhau nghe, rồi đi theo bà Triệu đánh giặc.
      Vài tháng sau, Lục Dân kéo quân trở lại rất đông. Hai bên dàn trận, voi của Triệu Quốc Đạt và Triệu Thị Trinh đứng trước đoàn quân không nao núng. Hai bên vẫy cờ, xông vào nhau bụi bay mịt mờ.
 Trong trận chiến đó, có một tên giặc bắn lén Triệu Quốc Đạt, làm bị trúng tên tại bả vai. Triệu Quốc Đạt cho người nhổ mũi tên ta, mà vẫn xông lên phía trước.
Hồng Phát ngợi khen Triệu Quốc Đạt quả là anh hùng. Nhưng vết thương bắt đầu hành hạ, những ngày sau thì Triệu Quốc Đạt mất. Triệu Thị Trinh vẫn tiếp tục một mình cưỡi voi đánh giặc.
   Quân giặc lúc này quá đông, nghĩa quân đi theo bị tử trận nhiều. Triệu Thị Trinh nóng lòng muốn rửa thù nhà, đánh giặc Ngô cứu nước. Tiếp tục cầm cự đến sáu tháng sau thì bị thua chạy đến xã Bồ Điền, Triệu Thị Trinh cho quân giải giáp và tản vào rừng để tránh bị giặc bắt giết. Bà bị dồn đến vực thẳm, liền leo xuống lưng voi:
-         Ta trả ngươi về với rừng núi, ngươi đi đi.
       Lúc đó, một tên giặc lẻ loi xông đến, cầm giáo thét lên:
-         Thả vũ khí xuống…
      Triệu Thị Trinh giả vờ buông khí giới, tên giặc cúi xuống lượm. Bà xoay nhanh, vú quất vào mặt tên giặc té nhào xuống núi. Quân địch tới mỗi lúc mỗi đông, bà xua chú voi đi, rồi nhảy xuống núi Tùng một mình.
       Con voi trắng một ngà thương chủ khóc rống lên, nó ngơ ngác một lúc. Quân giặc lúc này đã đến sát bên cạnh lăm le giáo mác, chú voi quật ngã vài tên để chạy vào rừng. Một tên giặc đâm chú voi bị thương nặng đến nỗi, nó quị chân xuống, rồi gục xuống đất chờ chết.
Đó là ngày 21 tháng 2 năm 248. Bà Triệu được chôn cất và lăng mộ của bà vẫn còn đến ngày nay. Tại xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh hoá. Người dân tiếc thương có làm bài thơ rằng:    
Ru con con ngủ cho lành
Để mẹ gánh nước rửa bành cho voi
Muốn coi, lên núi mà coi
Có bà Triệu tướng múa voi, đánh cồng.
      Bà sinh ngày 2 tháng 10 năm 226, đến lúc mất được hai mươi ba tuổi.
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2011 17:10:10 bởi clietc >
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9