Phép lạ tại Bệnh Viện St Martha - Douglas How, BS J.A. MacDougall – dohop dịch

Tác giả Bài
dohop
  • Số bài : 516
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.04.2009
  • Nơi: Nam Bán Cầu
Phép lạ tại Bệnh Viện St Martha - Douglas How, BS J.A. MacDougall – dohop dịch - 15.03.2011 04:06:22
Phép lạ tại Bệnh Viện St Martha



Miracle at St Matha’s – Tác giả Douglas How ghi lời kể của Bác Sĩ J.A. MacDougall – dohop dịch




Cô ta có vẻ như đã cầm chắc cái chết trước ngày Noel. Thế nhưng một chuyện kỳ lạ bắt đầu xảy ra.




Tháng chạp năm đó, cuối cùng tôi đã phải nói cho cô ta biết. Về phương diện y khoa, chúng tôi đã bị bại trận. Kết cuộc của trận chiến này đang ở trong tay Thượng Đế. Cô ta đã lắng nghe và chấp nhận điều tôi nói một cách lặng lẽ, nằm đó nhưng sự sống của cô đang bị bào mòn dần, cô ta chỉ mới 23 tuổi và là mẹ của một đứa bé một tuổi.




Tôi xin được gọi cô ta là Ý Liên. Ý Liên là một phụ nữ ngoan đạo và can đảm. Ý Liên có mái tóc nâu đỏ và có lẽ đã là cô gái có nhan sắc, nhưng lúc này thì khó có ai mà nghĩ như vậy: cô ta đã quá gần với cái chết vì bệnh lao. Và bây giờ thì chính Ý Liên đã biết mình gần kề cái chết, cô ta chỉ có một thỉnh cầu.


Ý Liên nói với tôi một cách chậm rãi. “Thưa bác sĩ, nếu tôi vẫn còn sống trong đêm Giáng Sinh, tôi muốn bác sĩ hứa với tôi là sẽ cho tôi về nhà ăn Noel.”


Tôi hơi bối rối. Tôi biết là cô ta không nên về nhà. Thùy dưới của lá phổi bên phải của cô ta có một cái khoang đầy dẫy vi trùng lao đang nảy sinh, đường kính của cái khoang này khoảng 2 phân rưỡi. Cô bị cái mà bọn bác sĩ chúng tôi gọi là “lao mở”, cô ta có thể phát tán vi trùng lao khắp mọi nơi khi ho.


Thế nhưng tôi đã hứa với Ý Liên và, thú thật, tôi hứa chỉ vì tôi đã quá chắc chắn là cô ta sẽ chết trước đêm Noel. Trong tình huống đó, có lẽ tôi chẳng có thể làm gì thêm được nữa. Thế nhưng nếu tôi không có lời hứa đó thì hôm nay tôi đã không có câu chuyện này để kể.


*

***
*

Chồng của Ý Liên đã mang mầm bệnh khi anh ta trở về nhà sau khi phục vụ cho thế chiến thứ II ở ngoại quốc. Một trường hợp nhẹ và anh ta đã không biết mình bệnh. Trước khi bệnh được phát hiện và được khám, họ làm đám cưới. Ý Liên bị lây và cơ thể không đủ miễn nhiễm để chống bệnh. Bệnh lao đã đến quá lẹ và vi trùng tích tụ ở một chỗ quá hiểm, nó đánh gục mọi bác sĩ nào cố gắng giúp cô.


Rất hiếm khi một khoang lao lại cư ngụ ở thùy dưới của phổi. Khi Ý Liên được nhập viện vào viện điều dưỡng của tỉnh, vấn đề chính mọi người dần dà thấy rõ là làm sao để xử lý cái khoang này. Giá mà nó ở thùy trên thì các bác sĩ phẩu thuật có thể làm thoracoplasty bao gồm việc lấy ra vài xương sườn ở phần trên để làm sụp thùy và phần phổi đó được tạm ngưng làm việc. Thế nhưng phẩu thuật này không thể làm được ở thùy dưới bởi vì như thế có nghĩa là phải tháo xương sườn ở phần dưới, mà xương sườn phần dưới này cần phải tồn tại để nâng đỡ cơ thể.


Các bác sĩ phải gạt bỏ việc làm thoracoplasty và thử làm một thủ thuật y khoa để gây ra chứng tràn khí ngực "giả" hay là artificial pneumothorax. Không khí được bơm qua một cái kim để tạo áp suất buộc phổi phải sụp. Mặc dù chúng tôi thử mấy lần, cách này cũng chẳng hiệu lực; mấy đợt viêm màng phổi đã làm phổi của Ý Liên dính với thành ngực, và không khí không thể lưu thông.



Cuối cùng, các bác sĩ nghĩ đến việc lấy toàn bộ lá phổi ra ngoài (khá hiếm vào thời đó) - nhưng rồi bỏ ý định bởi vì Ý Liên đã quá yếu để mà có thể chịu nổi cuộc giải phẩu, và mỗi ngày cô ta mỗi yếu thêm. Hoàn toàn không còn cách nào khác nữa để đối phó, các bác sĩ của Ý Liên miễn cưỡng xếp trường hợp của cô vào loại "không còn hy vọng" và gửi trả cô ta về bệnh viện nơi địa phương của cô.


Lúc cô về đến viện, tôi mới 30 tuổi. Tốt nghiệp trường Y năm 1942, tôi đã gia nhập binh chủng không quân, và lúc đó tôi đã được đào tạo xong để trở thành chuyên viên gây mê khi chiến tranh chấm dứt. Tôi chấp nhân nhiệm sở của tôi tại bệnh viện St Martha, nơi tôi có nhiệm vụ gây mê và đáp ứng những nhu cầu về y học cho các sinh viên y khoa tại hai trường đại học của địa phương. Tôi cũng được yêu cầu chăm nom bộ phận Lao của bịnh viện, với khoảng 40 bệnh nhân, hầu hết bị bệnh kinh niên với hy vọng quá mong manh hoặc không còn hy vọng được chữa khỏi. Đó là cái duyên mà Ý Liên trở thành bệnh nhân của tôi vào năm 1947.


Trước đó cô ta nặng 56 ký rưỡi, nhưng khi tôi gặp Ý Liên lần đầu, cô ta đã nhẹ hơn 40 kí-lô. Cô ta sốt cao, khoảng 39 độ. Cô ta rất yếu và nhìn rất bệnh hoạn. Thế nhưng cô ta vẫn cười. Tôi sẽ không quên được điều đó. Chỉ cần tử tế với Ý Liên một tí xíu thôi là cô sẽ cười.


Có lẽ điều đó động viên tôi. Tôi không biết. Nhưng tôi biết tôi phải cố gắng giúp Ý Liên. Tôi điện thoại cho một bác sĩ ở Nữu Ước, vị bác sĩ này đang thí nghiệm một phương pháp mới gọi là pneumoperitoneum hay tràn khí phúc mạc.


Phương pháp này gao gồm việc bơm khí vào khoang màng bụng để đẩy cơ hoành đè lên lá phổi. Nếu chúng tôi có thể gây áp lực vào thùy dưới, chúng tôi có thể đóng cửa được cái ổ lao. Nếu làm được điều này cái khoang có cơ hội để tự lành khi vách khoang phát triển cùng một lúc.


Cuộc giải phẩu đã diễn ra ngày hôm sau. Chúng tôi bơm không khí vào khoang màng bụng, và suýt tí nữa chúng tôi đã giết Ý Liên. Sự thật quá rõ ràng là lượng không khí mà cô ta có thể chịu đựng nổi chẳng giúp ích được gì hết. Các bác sĩ trong phòng đều đồng ý là chúng tôi không nên thử lần thứ hai. Khả năng của chúng tôi đã tận.


Đó là lúc mà tôi nói cho Ý Liên biết Y Học ngày nay đã chỉ đạt được đến trình độ như thế. Tôi nói cho cô ta biết Đấng Tạo Hóa của cô sẽ cho lời phán xét cuối cùng và có thể đó không là kết quả mà chúng tôi hoặc Ý Liên muốn, nhưng trong tình huống như vậy, biết đâu đó là điều tốt nhất cho bản thân cô. Ý Liên gật gù và đã xin được lời hứa đó của tôi.


*

***
*

Lạ lùng thay, Ý Liên vẫn còn sống sót trong đêm Noel, nhưng chỉ vừa đủ sống. Khoang lao vẫn phát triển không ngừng; cái chết đã quá gần kề với cô ta đến nỗi cô ta đã được làm phép lễ cuối cùng của Nhà Thờ Thiên Chúa. Thế nhưng cô ta buộc tôi phải thực hiện lời tôi đã hứa.


Với những nghi ngờ mới hơn, tôi giữ lời hứa. Tôi khuyên Ý Liên đừng ôm con và đeo khẩu trang mỗi khi muốn nói chuyện với bất cứ ai ngoại trừ chồng cô. Anh ta đã có được sự miễn nhiễm nhờ đã nhiễm bệnh trước đó.


Ý Liên trở lại bệnh viện Martha vào cuối ngày Noel, và cô ta vẫn trong tình trạng sút kém. Không ai có thể không hết sức cảm động khi nhìn cô chống chọi với bạo bệnh. Mỗi ngày tình trạng của Ý Liên tệ thêm, thế nhưng cô ta vẫn bám vững vào cuộc sống. Tình trạng này tiếp tục kéo dài và kéo từ tuần này sang tuần khác trong sự ngạc nhiên tận cùng của chúng tôi.


Cho đến cuối tháng hai, Ý Liên chỉ còn cân nặng dưới 37 kí-lô; cô ta ăn không được và thêm nhiều rắc rối mới xảy ra. Cô ta bắt đầu ói mửa - ngay cả khi trong bụng chẳng có gì hết. Tôi thật sự mù tịt. Tôi gọi một cố vấn y khoa bậc đàn anh; và ông ta cũng đầu hàng luôn. Bỗng mắt ông ta nheo lên và hỏi tôi gần như là đùa cợt, ông ta hỏi tôi có bao giờ nghĩ là Ý Liên đang ốm nghén không.


Tôi vẫn còn nhớ giây phút đó, cảm giác của tôi lúc đó. Cái ý nghĩ đó quả là lố bịch đến tột cùng. Mọi hiểu biết về y khoa của tôi đều dẫn đến một kết luận duy nhất: Ý Liên đã quá bệnh, quá yếu, cô ta không thể nào có thai được. Đơn giản là cơ thể của cô ta không thể làm nổi việc đó. Dù sao đi nữa, tôi yêu cầu một cái test, thử thai cho cô ta. Và tôi vô cùng ngạc nhiên vì kết quả là dương tính. Ý Liên chỉ bấp bênh giữa vành đai ngoài cùng của cuộc sống thế mà trong cô nay lại có một mạng sống nữa. Một điều gần như không thể tin được lại là sự thật.


Chúng tôi có đầy đủ thẩm quyền về y khoa và pháp lý để hủy cái thai đó; cái thai đang làm nguy hiểm một mạng sống đã ở trong tình trạng bị hỏng. Nhưng chúng tôi đã không làm việc đó. Ý Liên và chồng cô chống lại việc phá thai. Chúng tôi, các bác sĩ ở bệnh viện St Martha cũng chống, không chỉ vì chúng tôi theo đạo Thiên Chúa, nhưng vì chúng tôi biết chắc chắn là thủ thuật đó sẽ kết liễu Ý Liên. Bên cạnh đó, cô ta đã quá xa sự sống, chúng tôi chắc chắn cơ thể cô thế nào cũng sẽ tự loại trừ thai nhi.


Cô ta đã vật lộn với bệnh, với cái thai trong nhiều tuần, và không bao giờ chúng tôi có một chút nghi ngờ gì về sự vĩnh viễn ra đi của Ý Liên, cô ta đang hấp hối. Thế nhưng cô ta vẫn bám víu vào sự sống. Và cô ta vẫn giữ được đứa trẻ trong bụng cô ta. Và khoảng cuối tháng 6 năm 1948, một chuyện không thể tin được đã xảy ra. Cô ta bắt đầu giảm sốt. Lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy được tình trạng của Ý Liên có đỡ hơn, và chiều hướng đó đã tiếp tục. Cô ta đã bắt đầu ăn và lên ký. Một tấm phim quang tuyến X của Ý Liên cho thấy cái khoang lao đã ngừng phát triển. Không bao lâu sau, một tấm phim X quang thứ hai cho chúng tôi biết tại sao. Cơ hoành đang đẩy lên thùy dưới của lá phổi bệnh hoạn của Ý Liên để tạo chỗ cho em bé mà cô ta đang mang thai. Thiên nhiên đã làm đúng cái việc mà chúng tôi làm không được. Các vách của cái hố chết người đó đang bị ép lại. Đứa trẻ đang cứu mẹ nó.


Đứa trẻ đã thật sự cứu Ý Liên. Đến lúc đứa bé được sinh ra, một em bé bình thường và khỏe mạnh, cái khoang lao đã bị đóng kín. Người mẹ đã khỏe một cách rõ rệt, rõ đến nỗi chúng tôi cho phép cô về nhà luôn trong vòng ít tháng. Nụ cười của Ý Liên chưa bao giờ sáng như vậy.


*

***
*

Bạn nói đó là ý Trời; bạn nói đó là tình người; hay bạn cho đó là sự mầu nhiệm của tình mẫu tử, dựa vào chính khả năng của mình để chiến đấu thêm nữa bởi vì người mẹ có thêm lý do để mà chiến đấu thêm; bạn có thể gọi bất cứ ngôn từ nào bạn thích. Việc đó đã thật sự xảy ra. Và tôi vẫn không hiểu thấu được ý nghĩa của sức mạnh bí mật đó.


Tôi cũng nhớ, trong sự vui sướng, những thiệp giáng sinh Ý Liên đã gửi cho tôi trong nhiều năm sau đó. Các thiệp này rất bình thường, với những lời chúc đã in sẵn và tên của Ý Liên. Thế nhưng đối với tôi, tất cả những tấm thiệp này là những lâu đài tạo ra bởi phép lạ.


Copyright 1972 by Douglas How. dohop phỏng dịch, 25/6/2010







Ghi chú:

1. Đây là chuyện khá xưa. Ngày nay những phụ nữ mang thai sẽ không nên chụp hình quang tuyến X. Tất cả những phụ nữ dù chỉ có một tí xíu nghi ngờ là mình mang thai nên thông báo cho nhân viên y tế, bác sĩ biết trước khi chụp quang tuyến x hay xin toa thuốc.

2. Bài đã đăng ở trang http://diendan.vnthuquan.net/tm.aspx?m=612674 (Dịch Sách truyện cho Thư viện Online). Nay dohop đọc phần"
XIN ĐỌC TRƯỚC KHI ĐĂNG BÀI" thì thấy nên gửi ở đây. Nếu thừa xin Ban Điều Hành xóa bớt. Đa tạ.

3. Bài tiếng Anh ở dưới.



dohop
  • Số bài : 516
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 21.04.2009
  • Nơi: Nam Bán Cầu
RE: Phép lạ tại Bệnh Viện St Martha - Douglas How, BS J.A. MacDougall – dohop dịch - 15.03.2011 04:07:51
MIRACLE  AT ST MARTHA’S
 
BY J.A. MACDOUGALL, M.D., AS TOLD TO DOUGLAS HOW
 
She seemed sure to die before Christmas. But then something extraordinary began to happen
 
That December, I finally had to tell her.  Medically, we were beaten.  The decision lay with God.  She took it quietly, lying there, wasting away, only 23, and the mother of a on-year-old child.
 
I will call her Eleanor Munro.  She was a devout and courageous woman.  She had red hair and had probably been rather pretty, but it was hard to tell any more; she was that near to death from tuberculosis.  Now that she knew it, she asked for just one thing.
 
“If I’m still alive on Christmas Eve, “she said to me slowly, “I would like you to promise that I can go home for Christmas.”
 
It disturbed me.  I knew she shouldn’t go.  The lower lobe of her right lung had a growing tuberculous cavity in it, roughly two-and-a-half centimetres in diameter.  She had what we doctors call open TB, and could spread the germs by coughing.
 
But I made the promise and, frankly, I did so because I was sure she’d be dead before Christmas Eve.  Under the circumstances, it seemed little enough to do.  And if I hadn’t made that promise, I wouldn’t be telling this story now.
 
*
**
*
 
Eleanor’s husband had the disease when he returned home from overseas service in World War II.  It was a mild case and he didn’t know he had it. Before it was detected and checked, they married.  She caught the disease and had little immunity against it.  It came on so fast and lodged in such a difficult place that it confounded every doctor who tried to help her.
 
To have a tuberculous cavity in the lower lobe is rare.  When Eleanor was admitted to the provincial sanatorium, it became obvious that the main problem was how to get at it. When Eleanor was admitted to the provincial sanatorium, it became obvious that the main problem was how to get at it. If it had been in the upper lobe, hospital surgeons could have performed thoracoplasty, which involves taking out some of the upper ribs to collapse the lobe and put that area of the lung at rest.  But this operation couldn’t be used for the lower lobe because it would have meant removing some of the lower ribs, which her body needed for support.
 
With thoracoplasty ruled out, the doctors tried a process called artificial pneumothorax. Air was pumped in through a needle to force collapse of the lung through pressure.  Although several attempts were made, this process didn’t work either; previous bouts of pleurisy had stuck Eleanor’s lung to her chest wall, and the air couldn’t circulate.
 
Finally they considered taking out the entire lung – but rejected this procedure (rare at that time) because Eleanor was too sick to withstand surgery, and steadily getting worse.  The alternatives exhausted, Eleanor’s doctors reluctantly listed her as a hopeless case and sent her back to her home hospital.
 
I was 30 when she arrived.  I had graduated from medical school I 1942, gone into the air force, and then completed my training as an anaesthetist once the war was over.  I then accepted a position at St Martha’s Hospital, where I was to provide an anaesthesia service and take care of the medical needs of the students at two local universities.  I was also asked to look after the TB annexe at the hospital, with about 40 patients, most of them chronics with little or no hope of being cured.  That’s how Eleanor Munro came to be my patient in 1947.
 
She had weighed fifty-six-and-a-half kilos, but was below forty the first time I saw her.  Her fever was high, around 39 degrees.  She was very ill, and looked it.  Btu she could still smile.  I’ll always remember that.  If you did her the slightest kindness, she’d smile.
 
Maybe that encouraged me.  I don’t know.  But I did know that I had to try to help her.  I phoned a doctor in New York who was experimenting with a procedure called pneumoperitoneum.
 
This procedure consists of injecting air into the peritoneal cavity to push the diaphragm up against the lung.  If we could get pressure against that lower lobe, we might force the TB cavity to shut.  If we could do that, nature would have a chance to heal the cavity by letting the sides grow together.
 
The operation took place the day after my phone call.  We pumped air into the peritoneal cavity, but it nearly killed her.  It was obvious that the amount of air she could tolerate would not help.  Every doctor in the room agreed we shouldn’t try a second time.  We were licked.
 
It was then that I told her medical science had gone as far as it could go.  I told her that her Creator now had the final verdict and that it would not necessarily be what either of us wanted, but would be the best for her under the circumstances.  She nodded, and then exacted from me that promise.
 
*
**
*
 
Amazingly, she was still alive on Christmas Eve, but just barely.  The cavity was still growing; she was so far gone that she had already had the last rites of the Roman Catholic Church.  But she held me to my promise.
 
With renewed doubts, I kept it. I told her not to hold her child and to wear a surgical mask if she was talking to anyone but her husband.  His own case had given him immunity.
 
She came back to St Martha’s late on Christmas Day, and she kept ebbing.  No-one could have watched her struggle without being deeply moved.  Every day her condition grew just a bit worse, yet every day she clung to life.  It went on, to our continued amazement, for weeks.
 
Towards the end of February, her weight was down to or below 37 kilos; she couldn’t eat and new compilations developed.  She became nauseous – even without food in her stomach.  I was stumped.  I called in a senior medical consultant; he was stumped too.  But with a grin, almost facetiously, he asked me if I thought she could be pregnant.
 
I can still remember exactly how I felt.  The suggestion was utterly ridiculous.  Everything I know about medicine added up to one conclusion:  she was so ill, so weak, that she couldn’t possibly have conceived.  Her body just wasn’t up to it.  Nevertheless, I ordered a pregnancy test.  To my astonishment, it was positive.  On the very out frontier of life itself, she now bore a second life within her.  It was virtually impossible but it was true.
 
Legally, medically, we could have taken the child through abortion; it endangered a life that was already in jeopardy.  But we didn’t do it.  Eleanor and her husband were against it.  We doctors at St Martha’s were against it, not only as Catholics, but because were certain that the operation would kill her.  Besides, she was so far gone we were sure her body would reject the child anyway.
 
The struggle went on for weeks, and never once did we doubt that she was dying.  But she kept living.  And she kept her child.  And in late June 1948 an incredible thing happened.  Her temperature began to go down.  For the first time we noted some improvement in her condition, and the improvement continued.  She began to eat, and to gain weight.  A chest x-ray showed that the growth of the TB cavity had stopped.  Not long after, another x-ray showed why.  The diaphragm was pushing up against the lower lobe of her diseased lung to make room for the child she was bearing.  Nature was doing exactly what we’d failed to do.  It was pressing the sides of that deadly hole together.  The child was saving the mother.
 
The child did save her.  By the time the child was born, a normal, healthy baby, the TB cavity was closed.  The mother was markedly better, so much better that we let her go home for good within a few months.  Her smile had never been brighter.
 
*
**
*
 
Call it the will of God; call it human love; call it the mystical quality of motherhood, the turning in upon herself to fight still more because she had still more to fight for; call it what you will.  It happened.  And I still wonder at the unfathomable force it signifies.
 
I remember, too, with delight, the Christmas cards Eleanor sent me for years afterwards.  They were just ordinary cards, with printed greetings and her name. But to me they were monuments to a miracle.
 
Copyright 1972 by Douglas How.