(url) Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995

Tác giả Bài
HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
(url) Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 16:37:39
.


Về tác giả: Giáo sư Lê Xuân Khoa là cựu Chủ tịch Trung Tâm Tác Vụ Ðông Nam Á (SEARAC) và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Ðại học Johns Hopkins, Washington, D.C.

Tác phẩm nghiên cứu của ông, "Việt Nam 1945 - 1995: Chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử", đã ra mắt tập Một vào năm ngoái. Địa chỉ email của GS. Lê Xuân Khoa: Lxkhoa@hotmail.com

Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến ?

http://www.ykien.net/lexuankhoa01.html
Thư của GS. Lê Xuân Khoa gửi độc giả BBC ngày 26-2
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2006 02:55:41 bởi TTL >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 16:41:25
30 năm sau vẫn còn tranh luận
Chiến tranh của Mỹ hay chiến tranh Việt Nam ?


Cuộc chiến 1945-1954 giữa thực dân Pháp và các phong trào kháng chiến giành độc lập của các dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào thường được các nhà viết sử gọi chung là chiến tranh Đông Dương. Đối với từng quốc gia Đông Dương, cuộc chiến này còn mang những tên khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa. Chẳng hạn trong trường hợp Việt Nam, đây là chiến tranh giành độc lập, chiến tranh chống đế quốc Pháp hay ngắn gọn hơn, chiến tranh Việt-Pháp. Tất cả những cách gọi tên này đều đúng và không có gì cần phải tranh luận. Khi cuộc chiến 1955-1975 tiếp diễn trên lãnh thổ Đông Dương được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì cách gọi không sai nhưng nội dung của nó không đơn giản như lần trước, vì thành phần tham chiến và thời gian chiến tranh ở mỗi quốc gia Đông Dương không giống nhau. Trên chiến trường Đông Dương, Hoa Kỳ thay thế Pháp nhưng chỉ trực tiếp tham chiến ở Việt Nam từ 1965 đến 1972 1 và hỗ trợ những lực lượng chống cộng sản ở Lào và Cam-pu-chia. Ngay cả những cuộc dội bom ở hai quốc gia này cũng không ngoài mục đích chính là ngăn chặn Bắc Việt sử dụng lãnh thổ hai nước láng giềng làm căn cứ tiếp viện cho bộ đội công sản ở miền Nam. 2

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất được giải quyết chính thức và toàn bộ bởi Hiệp định Genève 1954 với Việt Nam là trọng điểm. Trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, tình trạng ba nước Lào, Việt Nam và Cam-pu-chia đuợc quốc tế giải quyết vào ba thời điểm cách xa nhau: Lào bằng Hiệp định Genève năm 1962, 3 Việt Nam bằng Hiệp định Paris năm 1973, và Cam-pu-chia bằng Hiệp định Paris năm 1991. Mặc dù những đặc tính khác biệt đó, gọi cuộc chiến tranh 1955-1975 là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai cũng vẫn đúng trong ý nghĩa tổng quát của chiến trường.

Trong trường hợp Việt Nam, vấn đề gọi tên cuộc chiến sau hiệp định Genève 1954 đã được tranh cãi dai dẳng cho đến nay, ba mươi năm sau chiến tranh, vẫn chưa đạt được đồng thuận. Những quan điểm bất đồng được xoay quanh nhiều tên gọi: chiến tranh chống cộng, chiến tranh chống Mỹ-Ngụy, nội chiến, chiến tranh của Mỹ, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh ủy nhiệm. Bỏ qua một bên chiến tranh “chống cộng” và “chống Mỹ-Ngụy” chỉ thích hợp trong thời chiến, ở đây chỉ cần thảo luận về bốn tên gọi còn lại thường được tranh cãi nhiều nhất.

Cuộc chiến 1955-1975 ở Việt Nam được gọi là nội chiến vì sau khi đất nước bị chia đôi, chính quyền miền Bắc đã để lại cán bộ, chôn dấu vũ khí và hoạt động bí mật đàng sau các phong trào tranh đấu ở miền Nam; trong khi đó, chính quyền Ngô Đình Diệm cũng phát động chiến dịch tố cộng sâu rộng và mãnh liệt. Đảng cộng sản phản công bằng những hành động khủng bố và ám sát các viên chức Việt Nam Cộng Hoà. Đầu năm 1959 thì miền Bắc bắt đầu mở đường xâm nhập bộ đội và vũ khí vào miền Nam qua đường mòn Hồ Chí Minh và phát động công cuộc đấu tranh vũ trang với phong trào “Đồng khởi”. Năm 1960, Mặt trận Giải phóng miền Nam ra đời được miền Bắc hỗ trợ kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang ở các tỉnh miền Nam. Năm 1963, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ, tình hình chính trị và quân sự ở miền Nam càng ngày càng tồi tệ dẫn đến việc Mỹ quyết định đưa quân vào yểm trợ quân đội VNCH nhưng thực tế nắm vai trò chủ động. Đây là giai đoạn “Mỹ hoá” cuộc chiến cho tới năm 1969 thì chính quyền Nixon trở lại chương trình “Việt Nam hoá” chiến tranh và bắt đầu rút quân về nước. Trận chiến quốc-cộng tiếp tục cho tới khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ vào tháng Tư 1975.

tiếp....

http://www.ykien.net/lexuankhoa01.html

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
RE: Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 16:45:20
.....

Cuộc nội chiến vì lý tưởng khác biệt, cộng sản và không cộng sản, có mầm mống từ những năm cuối thập kỷ 1920 khi Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học cầm đầu được thành lập năm 1927 và Đảng Cộng Sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc thành lập ở Hong Kong năm 1930. 4 Sự khác biệt ban đầu về chủ trương chỉ trở thành đối nghịch (nhưng chưa giết hại nhau) sau khi cuộc khởi nghĩa Yên Bái của VNQDĐ bị thất bại năm 1930 và phong trào Xô-viết Nghệ Tĩnh của ĐCSVN bị Pháp dẹp tan năm 1931 khiến những người còn sống sót của hai đảng đều phải bỏ chạy sang Tàu. Vì sống chung dưới chính thể Trung Hoa Dân Quốc của Tưởng Giới Thạch, các đảng viên cộng sản Việt Nam đều phải hoạt động âm thầm trong khi các lãnh tụ không cộng sản thì hoạt động công khai với sự giúp đỡ của Trung Hoa Quốc Dân Đảng (THQDĐ), một số còn được đào tạo tại trường quân sự Hoàng Phố ở Quảng Châu và lên đến cấp tướng trong quân đội Trung Hoa.

Nhược điểm của các đảng phái quốc gia là không có tổ chức qui củ và đường lối minh bạch, chỉ trông cậy vào sự che chở của THQDĐ để chống Pháp trong khi Trung Hoa dù không ưa Pháp nhưng đang là đồng minh của Pháp chống Nhật ở Đông Dương. Các lãnh tụ quốc gia lại không đoàn kết được với nhau trong khi không có hoạt động gì đáng kể ở trong nước. Tình trạng đó kéo dài cho đến khi THQDĐ quá thất vọng với các phe nhóm quốc gia nên đã giúp cho Hồ Chí Minh đại diện Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội đưa người về Việt Nam tăng cường hoạt động chống Nhật năm 1944. Nhân dịp này Hồ Chí Minh củng cố được Mặt Trận Việt Minh thành lập từ năm 1941. Cuộc tranh chấp giữa các đảng phái quốc gia và Việt Minh trở thành những cuộc thanh toán đẫm máu giữa đôi bên trong năm 1946 và lực lượng quốc gia đã bị tiêu diệt gần hết trước khi chiến tranh Việt Pháp bùng nổ trên toàn quốc vào cuối năm đó. 5 Việt Minh hoàn toàn lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và cuộc xung đột quốc-cộng chỉ tái diễn chính thức và qui mô sau khi đất nước bị chia đôi và chính thể Việt Nam Cộng Hòa được thành lập ở miền Nam.

Mặc dù cuộc xung đột 20 năm giữa những người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đã rõ ràng là một cuộc nội chiến có gốc rễ sâu xa, tên gọi này vẫn không được giới lãnh đạo miền Bắc chấp nhận. Để xây dựng và bảo vệ chính nghĩa của mình, nhà nước cộng sản đã gọi cuộc chiến này là chiến tranh chống Mỹ cứu nước hay chiến tranh chống Mỹ-Ngụy. Sau chiến tranh, vì nhu cầu bang giao, thì gọi là chiến tranh của Mỹ hay do Mỹ gây ra (American war), nhất là trong trường hợp sử dụng tiếng Anh. Cách gọi “American war” còn có ngụ ý nhắc nhở lỗi lầm của Hoa Kỳ và phủ nhận cách gọi của người Mỹ là “Vietnam war” (chiến tranh Việt Nam).

Trong một cuộc trao đổi ý kiến gần đây giữa một số học giả quốc tế gồm cả người Mỹ và Mỹ gốc Việt, có người đã dùng tên gọi “American war” để chỉ định cả hai cuộc chiến trong thời gian từ 1945 đến 1975, vì ngoài việc viện trợ và tham chiến trực tiếp trong cuộc chiến lần thứ hai, chính phủ Mỹ đã viện trợ tiền bạc và vũ khí cho Pháp trong suốt cuộc chiến lần thứ nhất. Nhưng nếu đặt tên chiến tranh bằng tên của quốc gia viện trợ thì cũng phải gọi tên cuộc chiến này là chiến tranh của Liên Xô và Trung Quốc vì hai nước này đã viện trợ kinh tế và quân sự rất quan trọng cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. 6 Cũng hiểu theo cách rộng rãi như thế thì cuộc chiến lần thứ hai phải được gọi là chiến tranh của Mỹ và các đồng minh Úc, Tân Tây-Lan, Đại Hàn, Phi- Luật-Tân và Thái Lan. Bởi vậy không nên đặt tên chiến tranh bằng tên của những quốc gia viện trợ hay dự phần vào cuộc chiến, mặc dù có lý do chính đáng để gọi giai đoạn Mỹ hoá chiến tranh (1965-1972) là “American war”. Cũng nên ghi nhận là Mỹ bắt đầu rút quân từ 1969, và tên gọi “Vietnam war” chỉ có nghĩa là chiến tranh ở Việt Nam chứ không phải là “Vietnamese war” tức là chiến tranh của Việt Nam hay do Việt Nam gây ra.

Đáng chú ý là phần lớn các tổ chức chính trị trong cộng đồng người Việt hải ngoại cũng không chấp nhận tên gọi cuộc chiến 1955-1975 là “nội chiến”, khẳng định rằng đây là cuộc chiến của dân tộc Việt Nam chống lại chủ nghĩa và chế độ cộng sản độc tài. Như trên đã nói, đây là cách gọi tên theo lập trường chính trị chẳng khác gì phía cộng sản đã gọi đây là cuộc chiến tranh nhân dân chống ngụy quân ngụy quyền. Những tên gọi này chỉ có giá trị nhất định đối với mỗi bên trong những năm đang có chiến tranh mà thôi.

tiếp.....

http://www.ykien.net/lexuankhoa01.html

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 16:50:06
.....

Sau hết, cần bàn về “chiến tranh ủy nhiệm”. Tên gọi này phản ánh một sự thật hoàn toàn khách quan nhưng không một quốc gia tham chiến nào, trực tiếp hay gián tiếp, muốn chấp nhận nó để phải mang tiếng xấu. Gọi là ủy nhiệm vì từ cuộc xung đột về ý thức hệ, hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Hoa Kỳ đã dùng chiến trường Việt Nam để thí nghiệm và tiêu thụ các loại vũ khí kể cả chất độc da cam, trong khi Liên Xô và Trung Quốc đã nhiệt tình giúp đỡ và thúc giục Bắc Việt tận lực hi sinh và chiến đấu trường kỳ. Các quan sát viên quốc tế hồi đó đã có một nhận xét rất đúng về dụng ý của Trung Quốc khi viện trợ cho Việt Nam: “Trung Quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.”

Quả thật, giải pháp chấm dứt chiến tranh Đông Dương đều do các nước lớn sắp đặt sẵn với nhau rồi ép buộc đồng minh Việt Nam, cộng sản hay quốc gia, phải chấp thuận. Các nhà ngoại giao Hà Nội tại những phiên họp hậu chiến Việt-Mỹ từ 1995 đến 1998 cũng như các sách vở lịch sử ở Việt Nam đều xác nhận điều này. Cố ngoại trưởng Trần Văn Đỗ cũng than phiền rằng tại hội nghị Genève 1954, Pháp đã không cho phái đoàn quốc gia biết cuộc thảo luận của các nước lớn về việc chia cắt Việt Nam và ông đã được Phạm Văn Đồng mời họp riêng để tìm giải pháp giữa hai bên người Việt với nhau nhưng không thực hiện được. 7 Nhờ mâu thuẫn Liên Xô-Trung Quốc, nhờ phong trào phản chiến rầm rộ của dân chúng Mỹ và lợi thế chính trị đặc biệt sau khi Tổng thống Johnson tuyên bố không tái ứng cử năm 1968, Việt Nam cộng sản đã tránh được sự áp đặt của “các nước bạn” trong tiến trình hội nghị “hai phe bốn phái đoàn” ở Paris (1968-1973).

Như vậy, sau khi đã gạn lọc lập trường chính trị của mỗi bên để xác định bản chất thật sự của nó trong lịch sử, cuộc chiến 1955-1975 phải được gọi là một cuộc nội chiến đồng thời là chiến tranh ủy nhiệm. Con dân một nước cùng một dòng giống—thực tế thì hầu như gia đình nào cũng có bà con gần hay xa ở phía bên này hay/và bên kia—đã tàn sát lẫn nhau ít nhất là trong hai mươi năm, vì lý tưởng khác nhau mà không hoàn toàn do mình chủ động. Tổng số người Việt Nam thiệt mạng riêng trong cuộc chiến này, kể cả quân và dân của cả hai bên, lên tới gần bốn triệu người. 8 Riêng bộ đội cộng sản còn có khoảng 300,000 người chưa tìm được xác. Đất nước và tài sản của dân chúng cả hai miền đều bị chiến tranh tàn phá đến mức độ chưa từng thấy trong lịch sử, cho đến nay vẫn còn những di hại của bom, mìn chưa nổ và chất thuốc khai quang.

Trong chiến tranh ủy nhiệm, phía Việt Nam quốc gia phải chịu sức ép của đồng minh Hoa Kỳ cho tới những ngày chót của hội nghị Paris. Từ 1965, Hoa Kỳ hoàn toàn lãnh đạo cuộc chiến cho tới 1969 mới bắt đầu giai đoạn chuyển tiếp Việt Nam hoá chiến tranh, nhưng vẫn nắm quyền định đoạt các phương tiện chiến đấu, không theo nhu cầu của giới chỉ huy quân sự Việt Nam. Từ sau hiệp định Paris 1973 thì Quốc Hội Hoa Kỳ lại mạnh tay cắt giảm viện trợ kinh tế và quân sự khiến cho miền Nam phải sụp đổ mau chóng hơn cả kế hoạch dự liệu của các chiến lược gia Hà Nội. Trong khi đó, mặc dù khéo khai thác mâu thuẫn giữa Liên Xô và Trung Quốc để được cả hai đồng minh lớn đua nhau viện trợ, Việt Nam cộng sản cũng không tránh khỏi áp lực của mỗi “nước bạn”, nhất là sự kiểm soát và ngăn chặn của Trung Quốc đối với những toan tính ngoại giao độc lập của Việt Nam. Hà Nội dứt khoát đi với Liên Xô khi ký Hiệp ước Hợp tác và Hữu Nghị với Aleksei Kosygin vào tháng Mười Một năm 1978 và gần như hoàn toàn trông cậy vào viện trợ của Liên Xô cho đến khi Mikhail Gorbachev và những chính quyền kế tiếp không còn có mối quan tâm chiến lược ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

Người Việt Nam cộng sản và không cộng sản đều đã có quá nhiều kinh nghiệm về quan hệ hợp tác với các đồng minh của mình để thấy rằng đồng minh nào cũng chỉ ủng hộ một nước bạn chừng nào sự ủng hộ ấy phù hợp với lợi ích riêng của họ chứ không phải vì cùng theo đuổi một lý tưởng chung. Sau chiến tranh, bài học ấy có thể là một động cơ cho phe thắng trận tập hợp được khả năng của toàn dân vào công cuộc tái thiết và phát triển đất nước thời hậu chiến. Nhưng chính sách sai lầm của các nhà lãnh đạo miền Bắc đối với miền Nam đã làm tê liệt những đóng góp quan trọng của một nửa dân số toàn quốc trong mười mấy năm cho đến đầu thập kỷ 1990 mới thực sự chuyển hướng.

Riêng đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, nhà cầm quyền trong nước đã sớm nhận ra khả năng đóng góp to lớn của tập thể này vào công cuộc phục hồi kinh tế cũng như những tiềm năng trí tuệ có thể đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thái độ đối với tập thể này thay đổi hẳn, từ việc kết tội người tị nạn là “những kẻ phản bội” đến sự công khai nhìn nhận họ là “một nguồn lực phát triển quan trọng của dân tộc.” Tuy nhiên, trong khi kêu gọi cộng đồng hải ngoại dẹp bỏ quá khứ, hướng tới tương lai để cùng chung sức xây dựng và bảo vệ quê hương, Nhà nước vẫn chỉ ban hành những biện pháp cởi mở hạn chế nhằm đáp ứng lợi ích vật chất nhỏ nhặt mà chưa thật tình hòa giải trong tinh thần bình đẳng. Vì thế những đóng góp chất xám của công dân ngoại quốc gốc Việt chưa vượt qua mức tối thiểu và các phong trào chống đối chính quyền trong các cộng đồng ở hải ngoại vẫn còn rất mạnh.

Lịch sử Việt Nam là một thiên hùng sử của một dân tộc hàng ngàn năm tranh đấu chống ngoại xâm và bảo vệ độc lập cho tổ quốc. Cho đến đầu thế kỷ 20, do ảnh hưởng của Tây phương, các đảng phái quốc gia và cộng sản ra đời cũng đều hoạt động chống đế quốc thực dân để giành lại độc lập. Biết bao nhà cách mạng, cộng sản hay không cộng sản, trí thức hay lao động, đã bị chính quyền Pháp bắt bớ, tù đày và sát hại. Chỉ đến khi tranh giành quyền lãnh đạo dân tộc thì hai bên mới lâm vào cảnh huynh đệ tương tàn và bị các nước lớn sử dụng trong một cuộc chiến tranh ủy nhiệm. Trong cuộc chiến này, phe cộng sản vì nhiều lý do đã thắng phe quốc gia nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ có kẻ thắng trận mới là người yêu nước. Gần đây, một nhà sử học ở Hà nội đã nhắc đến những nhân vật yêu nước không cộng sản như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, và đã có những nhận định xác đáng: “Chủ nghĩa yêu nước thì khác nhau nhưng lòng yêu nước thì ai cũng có .... Tôi nghĩ rằng con người rất phức tạp, hoàn cảnh lịch sử càng phức tạp. Nếu chúng ta không đánh giá lòng yêu nước rạch ròi, chúng ta sẽ ngộ nhận, chúng ta sẽ độc quyền yêu nước.” 9

Ba mươi năm sau chiến tranh, đã đến lúc chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại cần phải nhận ra thực chất của cuộc chiến, ôn lại những bài học quá khứ và nhìn nhận nhau với những trao đổi bình đẳng hai chiều để có thể cùng góp công xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ, hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới và có đủ khả năng đối phó với những đe dọa mới từ phương Bắc. Giữa hai bên, những bước đầu tiên cần phải được thực hiện bởi chính quyền trong nước một cách thật tình và cụ thể. Một khi thiện chí ấy đã được chứng tỏ, cộng đồng hải ngoại cũng cần phải đáp ứng tích cực.

Trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến 1955-1975, để các phe liên hệ có thể vượt lên khỏi những ám ảnh tiêu cực của quá khứ và chấm dứt những cuộc tranh luận do tình cảm chủ quan, cuộc chiến này nên được gọi đơn giản là “chiến tranh Việt Nam” với ý nghĩa khách quan phi chính trị là chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nội dung phức tạp của nó sẽ được lịch sử ghi chép một cách đầy đủ và trung thực.

Maryland, Xuân Ất Dậu (2005)

Lê Xuân Khoa

-------------------------------------------------------------------------------------------------------

1 Thời gian “Mỹ hoá chiến tranh” thường được tính từ khi Hoa Kỳ bắt đầu đưa quân chiến đấu vào Việt Nam năm 1965 cho tới khi hiệp định Paris được ký kết năm 1973, nhưng thực tế thì Hoa Kỳ bắt đầu rút quân từ tháng Bảy 1969 và tiếp tục cho đến khi toán quân cuối cùng về nước vào tháng Tám 1972.

2 Ngoại trừ một cuộc xâm nhập ngắn hạn của 32,000 quân Mỹ tại vùng biên giới Việt-Campuchia (tháng Sáu, 1970) để giúp VNCH phá hủy các căn cứ hậu cần của quân đội Bắc Việt và MTGPMN.

3 Chính phủ liên hiệp trung lập Lào thành lập theo hiệp định này bị khủng hoảng liên tiếp cho đến tháng Mười Hai 1975 thì hoàn toàn nằm trong tay cộng sản Pathet Lao. Vương quốc Lào bị thay thế bằng Dân chủ Cộng hòa Nhân Dân Lào. Vua Savang Vatthana được phong làm cố vấn cho chủ tịch nước, nhưng sau đó bị đưa đi học tập cải tạo và năm 1978 thì chết ở trong trại cùng với hoàng hậu và con trai lớn.

4 Đảng CSVN là sự kết hợp của Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn cùng ra đời năm 1929 ở Trung Hoa.

5 Về tình hình hoạt động của các đảng phái Việt Nam ở Trung Hoa thời đệ nhị Thế chiến và cuộc tranh giành chính quyền năm 1945 đưa tới tàn sát đẫm máu năm 1946, xin xem Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh, Tị nạn và Bài học Lịch sử của Lê Xuân Khoa, Tiên Rồng xuất bản, 2004, chương 1.

6 “Khi chiến tranh gia tăng cường độ, mức viện trợ của Liên Xô cũng tăng theo cho tới mức 80 phần trăm tổng số quân viện cho VNDCCH.” (Spencer C. Tucker, ed., The Encyclopedia of the Vietnam War, New York: Oxford University Press, 2000, tr. 415)

7 Trên đường đi dự hội nghị Genève về tị nạn Đông Dương tháng Bảy 1989, tôi ghé Paris và được giáo sư Vũ Quốc Thúc cho biết cựu ngoại trưởng Trần văn Đỗ muốn gặp tôi để nhắn nhủ. Khi giáo sư Thúc đưa tôi tới thăm, cựu Ngoại trưởng kể lại chuyện gặp ông Phạm Văn Đồng ở Genève 1954 và khuyên tôi khi sang Genève phải tìm gặp trưởng phái đoàn Hà Nội để thăm dò khả năng giải quyết vấn đề tị nạn giữa người Việt Nam với nhau thay vì phải chịu một giải pháp do Hoa Kỳ và các nước lớn áp đặt. Thấy tôi ngần ngại tiếp xúc với đại diện cộng sản, cựu ngoại trưởng nói: “Nếu có bị ai chỉ trích thì ông cứ nói rằng chính tôi thúc giục ông làm chuyện này.” Tại Genève, tôi nhờ Eric Schwartz, giám đốc Á châu của Hội đồng An ninh Quốc gia và là thành viên của phái đoàn Mỹ, thu xếp cho tôi gặp phái đoàn Việt Nam do Nguyễn Cơ Thạch cầm đầu, nhưng lúc đó ông Thạch từ chối.

8 Spencer C. Tucker, ed., op. cit., tr. 64.

9 Dương Trung Quốc, tổng biên tập tạp chí lịch sử Xưa Nay, không phải là đảng viên cộng sản và được bầu làm dân biểu quốc hội. Lời phát biểu này được ghi trong cuộc thảo luận “Bàn tròn Trực tuyến” trên Vietnamnet (www.vnn.vn) ngày 3/2/2004.
http://www.ykien.net/lexuankhoa01.html

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 16:56:05
15 Tháng 2 2005 - Cập nhật 13h20 GMT


Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?

Giáo sư Lê Xuân Khoa
Maryland, Hoa Kỳ, viết vào Xuân Ất Dậu (2005)



Bài viết bàn về câu hỏi cuộc chiến vừa qua nên đặt tên gì?

Cuộc chiến 1945-1954 giữa thực dân Pháp và các phong trào kháng chiến giành độc lập của các dân tộc Việt Nam, Cam-pu-chia và Lào thường được các nhà viết sử gọi chung là chiến tranh Đông Dương.
Đối với từng quốc gia Đông Dương, cuộc chiến này còn mang những tên khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa.


Thư của GS. Lê Xuân Khoa gửi các độc giả đài BBC

Chẳng hạn trong trường hợp Việt Nam, đây là chiến tranh giành độc lập, chiến tranh chống đế quốc Pháp hay ngắn gọn hơn, chiến tranh Việt-Pháp. Tất cả những cách gọi tên này đều đúng và không có gì cần phải tranh luận. Khi cuộc chiến 1955-1975 tiếp diễn trên lãnh thổ Đông Dương được gọi là chiến tranh Đông Dương lần thứ hai thì cách gọi không sai nhưng nội dung của nó không đơn giản như lần trước, vì thành phần tham chiến và thời gian chiến tranh ở mỗi quốc gia Đông Dương không giống nhau.

......................

Giữa hai bên, những bước đầu tiên cần phải được thực hiện bởi chính quyền trong nước một cách thật tình và cụ thể. Một khi thiện chí ấy đã được chứng tỏ, cộng đồng hải ngoại cũng cần phải đáp ứng tích cực.

Trở lại vấn đề gọi tên cuộc chiến 1955-1975, để các phe liên hệ có thể vượt lên khỏi những ám ảnh tiêu cực của quá khứ và chấm dứt những cuộc tranh luận do tình cảm chủ quan, cuộc chiến này nên được gọi đơn giản là "chiến tranh Việt Nam" với ý nghĩa khách quan phi chính trị là chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam. Nội dung phức tạp của nó sẽ được lịch sử ghi chép một cách đầy đủ và trung thực.

........................................................................................

Về tác giả: Giáo sư Lê Xuân Khoa là cựu Chủ tịch Trung Tâm Tác Vụ Ðông Nam Á (SEARAC) và là giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế thuộc Ðại học Johns Hopkins, Washington, D.C.

Tác phẩm nghiên cứu của ông, "Việt Nam 1945 - 1995: Chiến tranh, tị nạn, bài học lịch sử", đã ra mắt tập Một vào năm ngoái. Địa chỉ email của GS. Lê Xuân Khoa: Lxkhoa@hotmail.com

Ý kiến thính giả về bài viết của giáo sư Lê Xuân Khoa xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc dùng hộp tiện ích bên tay phải.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/02/050215_lexuankhoa.shtml
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.08.2005 16:58:46 bởi HongYen >

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Lê Xuân Khoa * Việt Nam 1945 - 1995 - 25.08.2005 17:01:29
22 Tháng 2 2005 - Cập nhật 11h07 GMT


Ba mươi năm gọi tên gì cho cuộc chiến?


Bài viết bàn về câu hỏi cuộc chiến vừa qua nên đặt tên gì?

Bài viết của GS. Lê Xuân Khoa quanh tên gọi cuộc chiến tại Việt Nam từ 1954 - 1975 đã gây tranh luận sôi nổi giữa những độc giả của đài BBC.

Dưới đây là các thư gửi về trong ''giai đoạn một'' của cuộc tranh luận. Do số lượng thư gửi về ngày một nhiều, chúng tôi đã mở một trang mới cập nhật các thư mới hơn để quý vị tiện theo dõi.


Bấm vào đây để xem các thư mới gửi về

.......................................................................................

Thái Huy, Sài Gòn
Tôi thấy chủ đề này khá là thú vị, nay cũng mong đóng góp một vài thiển ý của mình. Đầu tiên, xin mạn phép được "sửa lưng" GS Khoa một chút, đó là trong số những tên gọi cuộc chiến mà GS đã kể, còn thiếu một tên gọi là "Chiến tranh thần thánh", cố nhiên là cái danh từ mỹ miều này được sử dụng bởi không ai ngoài ĐCS vinh quang của chúng ta. Cũng may mà người ta không nói gọn luôn thành "Thánh chiến"...

.............

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/02/050222_lexuankhoaarchive.shtml

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Giáo Sư Lê Xuân Khoa - 08.11.2006 08:08:46
Lê Xuân Khoa và Con Đường Hòa Giải Dân Tộc

Saturday, August 20, 2005

Đài Việt Nam Hải Ngoại phỏng vấn giáo sư Lê Xuân Khoa

Lời giới thiệu của Giao Chỉ: Giáo sư Lê Xuân Khoa là người đã mạnh dạn đưa ra quan niệm kêu gọi người Mỹ gốc Việt đi chung với chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Tham dự vào tiến trình hòa giải với Hà Nội để dân chủ hóa Việt Nam. Ông cũng là người khách gốc Việt duy nhất tham dự vào buổi tiếp tân lịch sử của Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn ngày 4 tháng 7-2005.

Nhân dịp này, ông Hồng Phúc của Radio Việt Nam Hải Ngoại từ Hoa Thịnh Đốn có dành một buổi phỏng vấn riêng với giáo sư Lê Xuân Khoa.

Sau cùng, nhân dịp ghi dấu 51 năm hiệp định Geneve và 30 năm lưu vong, Radio Dân Sinh của IRCC, Inc. đã cho phát thanh và bình luận về buổi phỏng vấn đặc biệt này tại Bắc California.

Chúng tôi xin ghi lại nội dung buổi nói chuyện để quý độc giả cùng đọc lại.

Loạt bài này gồm hai phần như sau:

Phần I: Lễ Độc Lập Hoa Kỳ tại Sài Gòn.

Phần II: Vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc.

Dân Sinh – San Jose, tháng 7-2005


Phần mở đầu của xướng ngôn viên Thố Ty:

Kính thưa quý vị,

Ngày 4 tháng 7 vừa qua, Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã kỷ niệm Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ thật long trọng và rình rang. Hơn một ngàn quan khách đã được mời.

Điều đặc biệt đã làm dư luận trong và ngoài nước quan tâm là rất đông những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ ở trong nước đã được mời tham dự cuộc tiếp tân này. Và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã không làm khó dễ gì khi họ tới dự tiếp tân của Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ.

Trong tiệc ra mắt đặc biệt này, các nhân vật nổi tiếng chống chế độ cộng sản Việt Nam đã xuất hiện sang trọng như trước năm 1975.

Kính thưa quý vị, do đó hôm nay chương trình Thế Giới Ngày Nay xin gửi tới quý vị cuộc phỏng vấn giáo sư Lê Xuân Khoa về chuyến đi Việt Nam vừa qua của ông.

Giáo sư Lê Xuân Khoa nguyên là giám đốc Southeast Asia Resource Action Center. Một cơ quan hàng đầu trong lãnh vực định cư và cứu trợ người tỵ nạn Đông Dương suốt 17 năm cho đến ngày ông về hưu năm 1997. Tốt nghiệp tiến sĩ tại đại học danh tiếng tại Pháp quốc năm 1960. Và là giáo sư thỉnh giảng của đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

Giáo sư Lê Xuân Khoa bắt đầu dạy môn triết học Đông phương tại đại học Văn Khoa, Sài Gòn. Rồi lần lượt đảm nhận những chức vụ như phó viện trưởng Viện Đại Học Sài Gòn và thứ trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục.

Năm 1975 cùng với làn sóng người bỏ nước ra đi lánh nạn cộng sản, định cư tại Hoa Kỳ, giáo sư Lê Xuân Khoa đã trở thành chuyên viên trong lãnh vực định cư tỵ nạn và đã nhiều lần được mời ra điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ về chính sách tỵ nạn cho người Đông Dương. Đồng thời ông cũng đã nhiều lần về Việt Nam trong tư thế một tư vấn chuyên môn về lãnh vực sở trường của ông.

Ngoài ra còn phải kể giáo sư Lê Xuân Khoa là người tiếp tục cổ võ cho một chính sách hòa giải với thiện tâm mưu tìm sự đoàn kết các thành phần dân tộc, hầu làm cho đất nước thăng tiến. Tiếng nói của ông đã được lắng nghe một cách cẩn trọng và cũng gây nhiều tranh luận sôi nổi, trong cũng như ngoài nước. Các cơ quan truyền thông, báo chí đã phổ biến rộng rãi quan điểm của ông kể cả nhật báo Nhân Dân, tiếng nói chính thức của đảng cộng sản Việt Nam ở trong nước.

Ông còn là tác giả bộ biên thảo lịch sử Việt Nam 1945-1995. Chiến tranh, tỵ nạn, bài học lịch sử. Trình bày sự thật lịch sử 50 năm bi thảm nhất của dân tộc Việt Nam gồm 4 cuộc chiến tranh, hai làn sóng tỵ nạn và một cộng đồng người Việt hải ngoại.

Và bây giờ, xin mời quý vị cùng theo dõi cuộc phỏng vấn giáo sư Lê Xuân Khoa của Hồng Phúc, người phụ trách chương trình Việt Nam Hải Ngoại tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Hồng Phúc: Chúng tôi là Hồng Phúc của đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, xin trân trọng kính chào giáo sư Lê Xuân Khoa.

Lê Xuân Khoa: Xin kính chào ông Hồng Phúc.

HP: Kính thưa giáo sư, chúng tôi được biết giáo sư vừa được Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam mời qua Sài Gòn để dự Lễ Độc Lập Hoa Kỳ. Xin giáo sư vui lòng cho biết mục đích chuyến đi của giáo sư?

LXK: Mục đích chuyến đi của chúng tôi vừa rồi rất rõ. Tôi là tư vấn của tổ chức gọi là Việt Nam Education Foundation. Dịch ra tiếng Việt gọi là Quỹ Giáo Dục Việt – Mỹ.

Chắc là quý đài cũng đã biết tổ chức này do đạo luật của Quốc Hội Mỹ thành lập. Đây là cơ quan của chính phủ Mỹ cung cấp học bổng cho những sinh viên ưu tú ở bên Việt Nam từ cấp Master cho đến Phd. Sự chọn lọc này là do bên Mỹ chọn chứ không phải bên Việt Nam.

HP: Thưa giáo sư, xin vui lòng cho thính giả của đài chúng tôi được nghe về quang cảnh của buổi lễ kỷ niệm độc lập của Hoa Kỳ tại Tòa Tổng Lãnh Sự của Hoa Kỳ ở Sài Gòn diễn ra như thế nào?

LXK: Vâng, khi tôi đén nơi với tư cách là một thành viên của Việt Nam Education Foundation, thì tôi cũng được mời tham dự trong Lễ Quốc Khánh của Hoa Kỳ. Khi tôi vào tham dự, tôi thấy đấy là một buổi tiếp tân rất đông. Ít khi mà thấy đông như vậy. Nghe nói là họ mời một nghìn người. Có lẽ hôm đó thì ít nhất hiện diện có khoảng 700 người trong hội trường của Hotel lớn. Tôi nghĩ rằng người ngoài không thể nào vào được, bởi vì đi qua nhiều hệ thống an ninh. Nhất là sau khi đã có những báo động trên thế giới. Hệ thống an ninh của Sứ Quán Mỹ rất chặt chẽ.

Chỉ có những người có giấy mời mới vào được. Chính tôi vì mới đến nơi ngay ngày hôm đó không kịp nhận được giấy mời cũng phải qua nhiều sự can thiệp của chính phó lãnh sự, mà cũng phải dàn xếp lâu lắm mới được ban an ninh làm danh sách cho vào.

Quang cảnh hôm đó có thể nói là rất đông đúc. Có hai người chính thức chào mừng lẫn nhau, đó là ông Tổng Lãnh Sự Mỹ và ông Nguyễn Thiện Nhơn phó chủ tịch Ủy Ban Thành Phố. Hai người đọc diễn văn chúc mừng lẫn nhau, rất ngắn.

Sau đó rồi tiếp tân, các quan khách tiếp xúc với nhau. Tôi nhận thấy có một số người trong chính quyền tham dự và đồng thời là các nhân viên các tòa lãnh sự và sứ quán của các nước khác. Và đặc biệt là có các nhân vật đối lập cũng có mặt. Tôi tình cờ gặp các vị đó trong buổi tiếp tân như vậy.

HP: Thưa giáo sư, có nhiều người ở hải ngoại thắc mắc rằng, không biết mục đích của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng như Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã mời những nhà đối lập đến dự ở trong bữa tiệc trong dịp Quốc Khánh của Hoa Kỳ là mang ý nghĩa gì, thưa giáo sư?

LXK: Điểm này thì tôi không thể nào nói dùm cho chính phủ Mỹ hay cho ông Lãnh Sự Mỹ. Nhưng theo sự xét đoán riêng thì tôi nghĩ rằng có thể đây là một cơ hội, bởi vì sau khi mà hai nước đã nâng sự hợp tác với nhau lên tầng cao hơn theo bảng tuyên cáo chung của hai chính phủ. Tôi thấy rằng nước Mỹ cũng phải tìm cách để có thể giải quyết những vấn đề tồn đọng như vấn đề nhân quyền, vấn đề đối lập. Trong một nước dân chủ thì phải có đối lập, cho nên vì thế đây là một Message, một tín hiệu để cho chính phủ Việt Nam thấy là chính phủ Mỹ muốn có sự hiện diện của những người đối lập như là những thành phần mà chính phủ Việt Nam phải công nhận. Đấy là những thành phần phải được cộng nhận chính thức. Tôi nghĩ như thế.

HP: Thưa giáo sư, theo sự nhận định của giáo sư thì sự ảnh hưởng của cuộc tiếp tân này và sau đó ảnh hưởng lên tinh thần đấu tranh của những nhà đấu tranh cho dân chủ ở trong nước như thế nào, thưa giáo sư?

LXK: Vâng, tôi nghĩ, khi các nhà đấu tranh cho dân chủ được chính phủ Mỹ mời tới dự buổi tiếp tân này, chắc rằng tinh thần của các vị đó lên cao hơn. Có sự tin tưởng hơn rằng Mỹ không bỏ rơi đối lập hay vấn đề nhân quyền và tự do dân chủ. Dĩ nhiên đấy cũng chỉ là một tín hiệu, còn thực hiện thế nào thì nó cũng còn phức tạp. Nhưng dù sao đấy cũng là tín hiệu mở đầu cho những bước tiến sau này. Đối với các nhà tranh đấu cho dân chủ, đấy là một tín hiệu tích cực.

HP: Thưa giáo sư, nhân giáo sư nói đây cũng chỉ là một tín hiệu. Chúng tôi cũng được xin phép góp ý là chúng tôi có những người quen làm một cuộc thử nghiệm gọi điện thoại đến tư gia của bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Không gặp được bác sĩ Quế mà chỉ nghe một tape trả lời của tổng đài điện thoại là đây không phải là số điện thoại đang hoạt động.

Thưa giáo sư, như vậy những người đối lập ở Việt Nam hiện nay chỉ mới có một chỗ đứng trên miếng đất tượng trưng cho nước Mỹ là Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ mà thôi. Còn thật sự trên quê hương của họ, họ cũng chưa được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chấp nhận.

Giáo sư nghĩ sao về lời phê phán này?

LXK: Vâng, tôi nghĩ điều phê phán đó có phần đúng của nó, cũng như lúc nãy tôi nói đó chỉ là một tín hiệu thôi, chứ chưa phải là sự thừa nhận. Nhưng chúng ta phải để ý rằng, khi nhà cầm quyền Việt Nam đã phải để cho quý vị đó đi dự như vậy, không gây cản trở gì.

Dù rằng không muốn chăng nữa thì họ đã phải chịu chấp nhận tín hiệu của người Mỹ. Cũng có thể bắt đầu suy nghĩ về những tiến trình sau này như thế nào, những Development sau này phải làm thế nào để quan hệ giữa hai nước có thể tiến triển được đều đặn và tốt đẹp hơn. Có thể duy trì tình trạng như thế này hay lại đi tụt lùi.

HP: Như giáo sư đã biết trong dịp ông Phan Văn Khải ghé thăm Hoa Kỳ vừa qua. Tại bữa tiệc khách sạn May Flower, đã có đại diện cựu chiến binh Hoa Kỳ có những hành động để phản đối thượng nghị sĩ John McCain cũng như ông Phan Văn Khải bằng những câu nói hết sức mạnh dạn. Ngày nay Hoa Kỳ đã ký bình thường hóa quan hệ ngoại giao với lại Việt Nam, rồi ký những thỏa ước song phương về thương mại. Rồi mời ông Phan Văn Khải đến thăm Hoa Kỳ. Người ta cho rằng nếu những việc làm đó không đi song song với những điều kiện đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải có những tự do dân chủ và nhân quyền thì là sự phỉ nhổ lên 58 ngàn binh sĩ đã hy sinh ở chiến tranh Việt Nam vừa qua.

Giáo sư nghĩ sao về lời phê phán này?

LXK: Tôi nghĩ rằng phản ứng một cách mạnh dạn đối với thái độ của chính phủ Hoa Kỳ có thể coi là phản đối một chính sách đi ngược lại truyền thống về dân chủ của nhân quyền của nước Mỹ.

Đặc biệt đối với cuộc chiến tranh Việt Nam, đối với kẻ thù cũ là Việt Nam thì nước Mỹ có thể đã phản bội lại số người đã chiến đấu cho nước Mỹ.

Đứng về bề mặt thì đúng là như vậy. Nhưng mà về thực tế, chúng ta vẫn thấy rằng nước nào cũng vậy, quyền lợi quốc gia của họ đặt lên trên hết. Khi mà ông Bush làm như thế này thì tôi nghĩ cũng không phải là chuyện riêng của ông Bush. Nếu là chính quyền Cộng Hòa hay với chính quyền Dân Chủ, khi mà có nhu cầu lợi cho quốc gia thì chính quyền nào, đảng phái nào cũng làm như vậy mà thôi.

Cho nên ở đây là quyền lợi quốc gia của nước Mỹ. Bởi vì quyền lợi của quốc gia của nước Mỹ đến lúc có một giai đoạn nhìn thấy rằng trùng hợp với một số nhu cầu, thấy cần phải hợp tác với Việt Nam.

Chẳng hạn như là chúng ta có thể nói ngay vấn đề đối phó với Trung Quốc chẳng hạn. Tôi nghĩ đấy là Mỹ thấy có nhu cầu cần phải giao tiếp, cải thiện mối bang giao chặt chẽ hơn với Việt Nam.

Đấy là quyền lợi quốc gia. Mà đã vì quyền lợi quốc gia thì tất cả những hy sinh này kia nó cũng phải là bỏ đi, để phục vụ cho mục tiêu tối hậu của nước Mỹ mà thôi.

Trong cuộc chiến tranh trước đây, tất cả những người hy sinh cũng vì quyền lợi của quốc gia của Hoa Kỳ. Có thể lúc đó mục đích khác và bây giờ mục đích khác.

Mục đích tuy khác nhưng mà cũng không khác gì hơn là vẫn để phục vụ. Mục đích của chiến tranh hay mục đích của ngoại giao vẫn là để phục vụ cho quyền lợi của nước Mỹ mà thôi.

HP: Giáo sư có dịp về Việt Nam thường xuyên, nhất là chuyến viếng thăm Việt Nam mới đây. Xin vui lòng cho biết những nhận định của giáo sư về dư luận ở trong nước của những người thầm lặng, cũng như những người đấu tranh dân chủ Việt Nam. Họ nghĩ gì về chuyến đi của ông Phan Văn Khải vừa qua?

LXK: Nó cũng khá phức tạp và tôi cũng chỉ có thể đưa một một số nhận định mà tôi nghĩ là vẫn còn chủ quan, chưa chắc tôi đã nắm vững được hết đâu. Nhưng so với những quan sát mà tôi được biết, và những tiếp xúc mà tôi được thấy với một số những người thân hữu của mình ở bên Việt Nam.

Tôi thấy rằng, dư luận chung thì đối với chuyến đi của ông Phan Văn Khải là thái độ rất tích cực. Người ta cho đây là cơ hội, chẳng hạn như đối với phong trào đổi mới.

Tôi nghĩ đổi mới không phải chỉ của một số người, mà có thể nói của đại đa số ở trong nước. Chỉ trừ một số hết sức bảo thủ thì không muốn đổi mới mà thôi. Còn cánh cấp tiến ở trong đảng, chúng ta thấy ngay trong nội bộ của bộ chính trị hay của trung ương đảng thì hai phe tranh chấp lẫn nhau. Một phe tạm thời gọi là tiến bộ và một phe bảo thủ. Hai phe trong nhiều năm nay đã cứ vật lộn với nhau.

Cho đến bây giờ thì tôi nghĩ rằng phe tiến bộ đã ghi được một bước thắng lợi.

Vì thế cho nên ông Phan Văn Khải mới có thể đi và mới có thể ký kết với Mỹ và có những lời cam kết với Mỹ. Lẽ dĩ nhiên không phải xin vận động với Mỹ để vào WTO mà phải có sự cam kết thế nào đó để Mỹ có thể chấp nhận cho vào WTO.

Cũng như vấn đề quốc phòng, phải có nhu cầu nào đó của Việt Nam để có thể gặp gỡ nhu cầu của Mỹ thì cũng vẫn có chuyện đền đáp. Mặc dù chúng ta thấy vừa rồi có thảo luận chứ không phải không thảo luận. Nghĩa là không có tuyên bố rõ về vấn đề nhân quyền, dân chủ. Điều đó làm cho những người tranh đấu cho nhân quyền có thể thất vọng.

Nhưng chúng ta theo dõi kỹ tin tức thì thấy rằng họ có thảo luận. Mà điều đáng để ý là có thảo luận mà không nói ra. Tôi nghĩ trong chuyện này do lời yêu cầu của Việt Nam. Bởi vì Việt Nam sẽ phải có những cam kết về nhân quyền, về tự do tôn giáo, về các quyền tự do dân chủ khác, những lộ trình dân chủ. Tôi chắc chác là phải có một cam kết. Nhưng ông Bush bây giờ cũng đã hiểu vấn đề tự ái của người Việt Nam, và những khó khăn nội bộ của họ. Bên phía ông Khải có thể nói rằng điều đó nên xin Hoa Kỳ đừng đặt ra như là một áp lực, để thấy rằng khi về mà họ thay đổi là vì áp lực của Mỹ.

Đấy là vấn đề mà tôi nghĩ rằng phía Việt Nam có thể đã điều đình với Mỹ. Cho nên lúc nào cũng có một điệp khúc mà chúng ta thường thấy. Lúc nào cũng phải bình đẳng, lúc nào cũng phải tôn trọng lẫn nhau. Và lúc nào cũng phải vì quyền lợi chung, quyền lợi của cả hai nước, đôi bên cùng có lợi. Cái điệp khúc đó luôn Việt Nam nhấn mạnh trong khi nói chuyện với Hoa Kỳ.

Lần này chúng ta thấy trong bản tuyên bố có câu đó thì tức là Mỹ cũng đã chấp nhận để câu đó vào trong bản tuyên bố chung.

Như vậy là sẵn sàng làm nhẹ hơn trong vấn đề áp lực mà chỉ để bên trong mà thôi, thay vì đưa ra bề mặt.

Thành ra tôi nghĩ là chúng ta không nên bi quan trong vấn đề thực hiện dân chủ hay là tôn trọng tự do nhân quyền và tôn giáo của Việt Nam. Tôi chắc chắn rằng Việt Nam đã phải có những cam kết sẽ thay đổi.

Và lẽ dĩ nhiên là từ nay trở đi mình phải theo dõi tình hình. Cũng như Hoa Kỳ, tôi chắc chắn rằng cũng phải theo dõi. Tuy rằng có mềm mỏng hơn vì hai bên cần lẫn nhau. Hoa Kỳ cũng cần tới Việt Nam, cho nên không thể nào hoàn toàn áp lực Việt Nam. Nhưng không vì thế mà bỏ mục tiêu của mình, mục tiêu đó vẫn phải thực hiện. Có lẽ chậm hơn một chút nhưng nó vẫn cứ tiến tới chứ không thể nào bỏ được. Chúng ta hãy nhìn thấy, và chúng ta nương vào đó để làm việc.

HP: Thưa giáo sư, lúc nãy giáo sư có nói đến vấn đề những người đấu tranh cho dân chủ tỏ ra thất vọng về thái độ của Hoa Kỳ. Chúng tôi cũng xin được nêu ra là ngay cộng đồng người Việt hải ngoại cũng có vẻ hoan mang về chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, thưa giáo sư?

Cách đây không lâu, chính Hoa Kỳ đã ghi tên Việt Nam vào những quốc gia đáng quan tâm về vấn đề đàn áp tôn giáo. Rồi bây giờ thì họ lại mời thủ tướng của một quốc gia, mà họ cho là đáng quan tâm về vấn đề đàn áp tôn giáo tới thăm.

Theo giáo sư thì đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ dành cho Việt Nam lúc này là thế nào?

LXK: Thì nó chỉ trở lại về vấn đề quyền lợi quốc gia mà thôi. Vấn đề là chiến lược và chiến thuật. Mục tiêu của nước Mỹ không thay đổi, nhưng mà cách tiếp cận có thể thay đổi. Cách tiếp cận có thể thay đổi tức là bây giờ chúng ta có thể mềm mỏng hơn, không cứng rắn áp lực như trước nữa. Đây chỉ là vấn đề tạo điều kiện sẽ làm việc trên hướng đó, để đạt tới, đi theo lộ trình có thể là chậm hơn, ôn hòa hơn. Chứ không phải là họ bỏ mục tiêu.

Vì thế nếu chúng ta theo dõi và chúng ta liệu cách thì cũng vẫn không bao giờ bỏ sự tranh đấu của mình hết. Nhưng mà tranh đấu làm sao cho thích hợp để có thể đạt tới kết quả, và mình lợi dụng tối đa được khung cảnh, những điều kiện có thể có. Nếu không mình lại không dành được gì hết.

HP: Thưa giáo sư, gần đây có một vấn đề thường gây ra phân hóa ở trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Đó là vấn đề hòa hợp và hòa giải dân tộc. Chúng tôi được biết giáo sư là một trong những người chủ trương cần phải có sự hòa giải dân tộc, để làm cho đất nước của chúng ta tiến lên.

Hôm nay, chúng tôi nêu lên câu hỏi với giáo sư, không có mục đích là để đặt giáo sư vào vị trí biện hộ cho chế độ ở trong nước, mà chúng tôi chỉ muốn cùng với giáo sư, chúng ta có thể tìm ra một giải pháp nào tốt đẹp cho đất nước.

Trước hết, chúng tôi xin giáo sư vui lòng cho biết định nghĩa của giáo sư về sự hòa hợp hòa giải như thế nào?

LXK: Vâng, trước hết tôi cũng xin cám ơn quý đài đã cho thấy thiện ý rằng không muốn đặt tôi vào vị trí là người đứng ra biện hộ cho chế độ. Tôi cũng phải nói ngay là không bao giờ tôi có một ý định và chủ trương biện hộ cho chế độ. Mà đây là vấn đề vì đất nước và dân tộc mà thôi.

Quyền lợi của đất nước và dân tộc, nếu chúng ta muốn rằng đất nước của mình giàu mạnh và phát triển, không thụt lùi so với các quốc gia trên thế giới.

Nghĩa là trở thành một thế đứng ở một vị thế xứng đáng trong khu vực Á châu Thái Bình Dương. Tất nhiên là không thể nào không đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc được. Bởi vì nếu cứ xung đột với nhau mãi. Bây giờ ở hải ngoại, chúng ta có ba triệu người, nói chung hết tất cả các nước trên thế giới.

Riêng Mỹ này cũng đã gần một triệu rưởi người rồi. Chúng ta thấy rằng tiềm lực của cộng đồng hải ngoại rất là mạnh. Nếu chúng ta với trong nước mà xung đột với nhau thì có hại cho cả hai bên. Cái hại của hai bên không phải cho cá nhân hay là cho thành phần của mỗi bên, mà đây là có hại cho đất nước của chúng ta.

Bởi thế cho nên tôi đặt vấn đề một cách lý tưởng. Tôi thấy rằng khi đặt vấn đề hòa giải không phải là dễ đâu, bởi việc này khó lắm, không chắc là trong thời gian còn sống tôi nhìn thấy. Nếu nhìn thấy được là may mắn lắm. Tôi nghĩ rằng chuyện đó khá phức tạp, nhưng mà mình không thể không đặt ra như là một lý tưởng.

Trong một đất nước, muốn giàu mạnh, và muốn có vị trí xứng đáng ở trên cộng đồng quốc tế thì không thể là một dân tộc chia rẽ. Phải đoàn kết, và phải gom tất cả sức lực lại với nhau để tiến lên. Nhất là đất nước của mình đã bị tụt hậu trong mấy chục năm chién tranh vừa qua.

HP: Thưa giáo sư, trong cụm từ hòa hợp và hòa giải dân tộc, cái nào đi trước, hòa giải đi trước hay hòa hợp đi trước, thưa giáo sư?

LXK: Vấn đề hòa hợp dân tộc không đặt ra, vì dân tộc không thù nhau bao giờ cả. Cho nên chuyện dân tộc, cộng đồng ngoài nước và cộng đồng nhân dân ở trong nước, không có vấn đề phải có nhu cầu hòa hợp. Vấn đề sự thực hòa giải đây là hòa giải với chính quyền. Mà hòa giải với chính quyền là bởi vì mình đặt vấn đề họ là phe thắng, mà chính ta là phe thua.

Thực tế nó là như vậy. Chỉ có vấn đề là phe thắng cứ đứng trên cương vị là người chiến thắng để hòa giải với phe thua thì không bao giờ có chuyện hòa giải được. Nếu chính quyền Việt Nam, đảng cộng sản Việt Nam, đảng cầm quyền bây giờ, mà vẫn nhìn nhận rằng chỉ có họ mới có danh nghĩa, mới có được chính nghĩa. Chúng ta là thành phần không có chính nghĩa, thì như thế hòa giải không thành vấn đề.

Tất cả những kêu gọi của họ sẽ thành vô nghĩa. Lời kêu gọi cho đến bây giờ tôi vẫn giải thích là kêu gọi một chiều chứ không phải là hai chiều. Một chiều là bởi vì thấy đám “ngụy” bỏ chạy đi, bây giờ tự nhiên trở thành sức mạnh, đem bao nhiêu tiền cứu giúp.

Sự thật là Việt Nam trong những năm sau này rất lúng túng, không có tiền của hải ngoại gửi về thì nguy hiểm lắm. Thành ra họ nhìn thấy ngay được sức mạnh của cộng đồng hải ngoại, chuyển ngay chính sách kêu gọi về hợp tác. Mà kêu gọi về đóng góp như thế là kêu gọi một chiều. Do đó, kêu gọi của thái độ ông thắng đối với ông thua. Nhiều khi không muốn nói ra nhưng vấn đề tâm lý thì phải giải quyết.

Muốn thực sự giải quyết cho đến nơi đến chốn vấn đề hòa giải, thì hòa giải giữa những người bình đẳng với nhau, chứ không phải là hòa giải giữa kẻ thắng với người thua. Đấy là quan điểm của tôi.

Tôi vẫn nói là phải làm hai chiều chứ không phải là một chiều. Mà hai chiều đây có nghĩa là gì? Nói một cách rất cụ thể là phải nhìn nhận lòng yêu nước của những người khác mình. Trước kia các anh theo đảng cộng sản, chúng tôi theo thế giới tự do. Hai bên đánh nhau vì hai ý thức hệ, vì hai quan điểm khác nhau. Lẽ dĩ nhiên khi đánh nhau thì có phía đồng minh thế này, thế kia. Có nhiều chuyện chủ quan, khách quan. Bây giờ các ông được, còn chúng tôi thua. Phải có phe được phe thua. Nhưng không có nghĩa là phe được nắm độc quyền yêu nước, còn phe thua thì không có lòng yêu nước.

Bởi thế tôi cho đấy là cái chìa khóa của vấn đề hòa giải.

HP: Thưa giáo sư, chúng tôi thiển nghĩ là người Quốc Gia và nhất là những người Việt ở hải ngoại cũng đầy thiện chí và cũng muốn hòa giải, và cũng muốn đất nước thanh bình để đưa đất nước tiến lên. Nhưng theo ý của cá nhân, thì hòa giải cần phải có sự thành tâm và cần phải có sự sòng phẳng đối với quá khứ. Nhất là từ phía những người đã gây đổ vỡ trong quá khứ lại cần phải thành tâm đi đầu.

Chúng tôi không phải là những kẻ cực đoan, nhưng nhìn vào những giai đoạn lịch sử cận đại, những bằng chứng đau thương do người cộng sản gây ra cho đất nước còn sờ sờ ra đấy. Nào là cải cách ruộng đất, nào là đàn áp tự do ngôn luận qua những vụ như nhân văn giai phẩm chẳng hạn. Rồi đày ải quân nhân miền Nam trong các trại tù mà họ gọi là trại học tập cải tạo. Rồi đến những người đã nằm xuống vì khác chiến tuyến với người cộng sản cũng bị họ đào mồ, cuốc mả qua vụ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa mà mọi người đều biết.

Gần đây nhất là chuyện những nấm mồ của người tỵ nạn trên những hoang đảo xa xôi, ở giữa Thái Bình Dương cũng không làm cho người cộng sản yên lòng, họ còn muốn xóa bỏ nó đi. Thưa giáo sư, như thế thì làm thế nào giáo sư có thể nói chuyện hòa giải với người cộng sản được?

LXK: Trước hết tôi xác nhận là tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của ông Hồng Phúc đã nói lên được tâm trạng của người Việt hải ngoại. Mình không muốn căm thù. Mình cũng muốn hòa giải dân tộc để đưa đất nước đi lên vì quyền lợi của đất nước. Thế nhưng không phải là tự nhiên hòa giải như thế được, nó phải trên căn bản điều kiện. Tôi cũng xin nhắc lại, có lẽ mình phải chú ý tới hai điểm chính then chốt cho vấn đề hòa giải.

Thứ nhất là phải có sự nhìn nhận lòng yêu nước của những người Quốc Gia. Tức là trong trận chiến trước đây nó chỉ khác nhau ở vấn đề ý thức hệ mà xung đột với nhau. Thành ra một cuộc nội chiến nồi da, sáo thịt lẫn nhau. Bây giờ vấn đề là phải nhìn nhận phe quốc gia dù rằng thất trận nhưng đấy vẫn là những người hết lòng vì vấn đề đất nước, dân tộc theo những chủ trương khác nhau mà chiến đấu. Đấy là chuyện thứ nhất là phải nhìn nhận lòng yêu nước của những người không phải cộng sản, những người Quốc Gia.

Chuyện thứ hai là phải nhìn nhận những chính sách sai lầm của quá khứ của họ. Tức là đã theo đuổi cuộc chiến, đã đành là chiến thắng nhưng không phải là đã hoàn toàn có chính nghĩa.

Cho đến bây giờ đảng cộng sản đã nhìn thấy có những sai lầm của họ rồi. Cái sai lầm không phải là về chủ nghĩa mà thôi mà về vấn đề ngay đối với đồng minh của họ. Những vấn đề môi hở răng lạnh với Trung Quốc với Nga Sô, đã bị những bài học đau đớn đối với đồng minh rồi chứ không phải không.

Bài học chính thức nữa đối với dân tộc là những chính sách sai lầm đến nỗi gây những hậu quả từ những thời cải cách ruộng đất cho đến những vụ tra vấn trí thức, rồi vụ án nhân văn giai phẩm. Chúng ta thấy từ những năm năm mươi mấy cho đến bây giờ và gần đây nữa sau 75, thì đối với riêng đồng bào miền Nam đã có những chính sách tù cải tạo, chính sách đánh tư sản mại bản làm hỏng hết tất cả. Mười năm đầu tiên coi như làm kiệt quệ hết đất nước.

Đấy là cái sai lầm quá hiển nhiên. Họ cũng đã biết như vậy, họ chỉ không muốn nhắc đến thôi. Thì thôi được rồi. Không muốn nhắc đến chuyện của họ nhưng mà họ vẫn phải nhìn nhận rằng họ đã có những sai lầm đối xử với người thất trận là anh em Quốc Gia.

Vì thế cho nên nhìn nhận sai lầm trong quá khứ. Đó là chính sách sai lầm, trong tình huống lúc đó. Muốn đổ tội cho tình huống lúc đó, muốn đổ tội cho những người lãnh đạo hồi đó bây giờ đã nằm xuống thì cũng được đi. Nhưng đó vẫn là những sai lầm.

Cho nên tôi nêu hai chuyện. Thứ nhất, tôi xin nhắc lại. Thứ nhất là phải nhìn nhận lòng yêu nước của những người Quốc Gia không cộng sản. Thứ hai là phải nhìn nhận rằng trong quá khứ đã có chính sách sai lầm. Bây giờ khi đã nhìn nhận được thì lời kêu gọi mới có ý nghĩa. Chứ còn bây giờ không nhìn nhận, vẫn cho rằng mình đúng rồi, chỉ kêu gọi về đóng góp đi. Tức là làm như tôi bỏ qua cho các anh vậy. Cái kêu gọi đó chẳng đi đến đâu cả.

Có thể là trên thực tế vẫn có những người về thăm nhà không có nghĩa là về ủng hộ chế độ. Không phải tất cả số đông người đi về thăm quê hương là về để ủng hộ chế độ cộng sản.

Điều mà chúng ta mong muốn hòa giải rất lý tưởng như thế thì không biết đến chừng nào họ nghe được. Tôi nghĩ rằng có lẽ càng ngày nó càng vỡ ra rồi. Nếu chúng ta chứng tỏ cho họ thấy chúng ta đòi hỏi trên căn bản đó thôi, chứ chúng ta không đòi về tranh đấu các anh, để dành giật, lật đổ các anh thì có lẽ họ bớt được cái lo sợ.

HP: Giáo sư có nói đến vấn đề hòa giải là đề nghị lý tưởng mà không biết có khi, trước khi nhắm mắt mình đã nhìn được thấy hay không. Chúng tôi thấy quả là một đề nghị lý tưởng và là một công việc đội đá vá trời. Bởi vì trên cụ thể, người cộng sản đến giờ phút này vẫn chưa tỏ một thiện chí đối với người Quốc Gia của chúng ta.

Thí dụ, ngay một nấm mồ hoang ở trên một hoang đảo giữa biển Thái Bình Dương là vụ đảo Bidong mới đây, mà họ cũng còn muốn xóa bỏ đi.Thưa giáo sư, họ vẫn còn tiếp tục một chính sách thù hận như vậy thì chúng tôi cảm thấy rằng họ không có thiện chí thật tâm để hòa giải.

Và bây giờ, người ta cứ bảo khép lại quá khứ để nghĩ đến tương lai. Thưa giáo sư, trong tình trạng như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể khép lại được một quá khứ. Do đó đã có những dư luận cho rằng, người Việt tỵ nạn ở hải ngoại hòa giải với chính quyền cộng sản ở trong nước vô điều kiện, là một sự phản bội lại lý tưởng những người đã chết cho tự do. Đồng thời tự phỉ nhổ lên chính mình về lý do mà mình đã bỏ nước ra đi. Thưa giáo sư, giáo sư nghĩ sao?

LXK: Vâng, chúng tôi hoàn toàn đồng ý chứ đâu phải là mình nói hòa giải là cứ đưa tay ra hòa giải đâu. Hai điều kiện nêu ra, tức là vấn đề phải nhìn nhận lòng yêu nước, phải nhìn nhận cái sai lầm. Và tức nhiên khi đã nhìn nhận sai lầm thì sự đóng góp của chúng ta không phải là cứ thế về đóng góp cho chính sách hiện tại, mà nó phải cải tiến.

Quý vị đã nhận quý vị sai lầm, kêu gọi chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng đóng góp. Nhưng không phải là đóng góp cho tất cả những cái gì mà quý vị đặt ra, mà chúng tôi phải đề nghị đóng góp có lợi ích cho quốc gia dân tộc.

Và tôi nghĩ rằng chúng ta không đến nỗi bi quan. Bởi vì tuy nó chậm thật đấy. Hồi nãy tôi nói đến lúc nhắm mắt không biết mình có nhìn thấy không. Nhưng chuyện đó cũng vẫn có thể đến. Lâu hay mau thì cũng không thành vấn đề, miễn là sẽ tiến tới mục đích.

Bây giờ chúng ta nhìn thấy những thành phần trong nước. Càng ngày chúng ta thấy tiếng nói đối lập ngay từ người cán bộ ở trong đảng. Bây giờ càng ngày càng mở mắt và càng sáng suốt hơn. Số đó càng đông hơn nữa.

Và chúng ta thấy rằng chiều hướng để cải tổ lại đất nước, để thay đổi đất nước, không phải về vấn đề kinh tế mà thôi mà cả vấn đề đổi mới chính trị. Tôi nghĩ rằng là bước đi không thể trở lại được nữa. Nó chỉ đi tới chứ không đi lùi được.

Vậy thì chúng ta, nếu chúng ta đồng ý chuyện đó thì đây không phải là chúng ta đặt vấn đề hòa giải với chế độ, mà chúng ta hòa giải với đường lối mà các ông đó có thể chấp thuận được.

Trong tinh thần hòa giải, bình đẳng thì có thể hợp tác được rồi. Nhưng đấy lại sang một giai đoạn sau là hợp tác như thế nào vì quyền lợi của đất nước. Tôi nghĩ rằng nó sẽ phù hợp với điều kiện chung của quốc tế nữa. Và cũng là điều kiện của nhân dân trong nước, mà ngay trong đảng cộng sản. Trong đảng cộng sản cũng có những thành phần tiến bộ đã nhìn thấy cái đó, và nó có thể góp phần đẩy bánh xe tiến bộ đi nhanh hơn.

HP: Thưa giáo sư, giáo sư vừa nói đến vấn đề đổi mới chính trị thì như giáo sư đã biết, chủ thuyết của cộng sản là vấn đề tập chung quyền hành vào trong tay đảng và nhà nước.

Thưa giáo sư, đảng cộng sản đã dành quyền lãnh đạo đất nước hơn 60 năm mà nhân dân Việt Nam vẫn nghèo khổ, đất nước thì co cụm lại, người dân thì không có quyền tự do tối thiểu nào. Và cho đến nay, đối lập và dân chủ ở trong nước đã tỏ hết sức thiện chí, đưa ra đường hướng để cải thiện chính trị để làm cho đất nước chúng ta vươn lên. Nhưng hình như những bàn tay thiện chí của những người đấu tranh dân chủ đưa ra chỉ để nhận được những quả đấm thôi sơn vào thiện chí của mình. Và nhất định đảng cộng sản Việt Nam vẫn khư khư với chính sách là chỉ có đảng lãnh đạo và nhà nước quản lý.

Làm thế nào thưa giáo sư, để lọt tai họ được hay để cho họ nhìn thấy tương lai của đất nước cần phải được đổi thay trong vấn đề chính trị, thưa giáo sư?

LXK: Tôi thấy có lẽ mình đã đặt vấn đề như thế này. Lẽ dĩ nhiên là người cầm quyền bên Việt Nam bây giờ họ không muốn thay đổi vì quyền lợi của họ, và cũng vì sợ mất, có thể nguy hiểm cho tính mạng không biết chừng. Từ vấn đề tư lợi cho đến sự sống nên họ chỉ muốn duy trì quyền lực. Nhưng mà thực tế cho chúng ta thấy rằng chính họ, họ cũng biết không thể cứ duy trì như thế này được mà họ cần phải đổi. Cái khó khăn của họ là không biết đổi như thế nào để vẫn có thể kéo dài được quyền lợi.

Bây giờ chúng ta nhìn thấy là điều kiện của chúng ta, chúng ta có nhiều điều kiện hơn rồi chứ không phải còn như ngày xưa nữa. Chúng ta cứ so sánh cách đây mấy chục năm. 30 năm trước đây, 20 năm trước đây, 10 năm trước đây và gần đây nữa, những năm gần đây thì chúng ta thấy có nhiều những bước tiến chứ không phải không. Bước tiến đó chậm nhưng đấy là những điều kiện để cho chúng ta thấy rằng có thể thực hiện được chuyện đó, và đạt tới mục tiêu dân chủ hóa đất nước, làm cho đất nước được thịnh vượng, làm cho đất nước được trở thành một quốc gia tiến bộ trên thế giới.

Vâng, thế thì vấn đề đặt ra là ở chỗ này. Nếu chúng ta chỉ nhìn thấy rằng, đây là những người ngoan cố. Như vậy thì không có cách nào chơi với họ được nữa, chẳng bao giờ thay đổi được cả. Vậy thì đừng bao giờ đặt vấn đề đối với họ nữa. Như thế là chúng ta bỏ cuộc. Vấn đề là ở chỗ đó.

Còn nếu chúng ta nhìn thấy rằng, đúng rồi đây là những người đầu óc họ thì ngoan cố đấy nhưng trên thực tế họ phải đổi. Bây giờ nếu chúng ta tham dự vào, chúng ta làm một cái gọi là Engagement vào trong chuyện này, chúng ta tham dự vào cái tiến trình thay đổi đó, chúng ta hãy nhìn sự thay đổi như là một tiến trình. Nếu chúng ta đứng ngoài, chỉ đứng ngoài than vãn hay chửi bới thì không thay đổi được gì cả. Nhưng trái lại, nếu chúng ta tham dự vào tiến trình đó thì chúng ta có thể làm thành những bánh xe thay đổi cho nó đi nhanh hơn.

Tôi nghĩ chỗ đó chứ không phải là hoàn toàn tham dự là mình đã tin tưởng ở họ đâu. Họ không thể tự thay đổi được thì mình sẽ tham dự vào tiến trình làm cho họ thay đổi.

HP: Thưa giáo sư, giáo sư có nói là mình phải tham dự vào những tiến trình làm họ phải thay đổi. Vào lúc mở đầu cuộc nói chuyện hôm nay của chúng ta thì giáo sư cũng có nói, giáo sư được mời đến Việt Nam với tư cách là cố vấn giáo dục và trong ủy ban cấp học bổng cho những sinh viên Việt Nam.

Thưa giáo sư, đó cũng là một vấn đề mà cộng đồng người Việt chúng ta suy tư rất nhiều. Có những chủ trương của người Việt hải ngoại chống cộng là không tiếp tay với cộng sản, không giao lưu với cộng sản kể cả một người ca sĩ ở trong nước ra hải ngoại hát cũng bị chúng ta phản đối.

Thưa giáo sư, việc làm của người Hoa Kỳ ngày hôm nay, cấp học bổng giúp chuyên viên để làm thay đổi chế độ cộng sản.

Thưa giáo sư, đối với cộng đồng của chúng ta phải giải thích như thế nào để cho chúng ta có thể chấp nhận những cái nhìn xa, thưa giáo sư?

LXK: Vâng, ông vừa mới nhắc đến chữ nhìn xa thì tôi cũng vừa định nói về chuyện mình làm. Một là mình có phản ứng trước mắt do cái cảm tính mình hay là do các phản ứng tức thời đối với kẻ thù không bao giờ chấp nhận. Và thứ hai là một sách lược và một cái gọi là tầm nhìn, tức là một Vision trong tương lai.

Khi nói đến chiến lược, đến sách lược thì không thể nào mình đem cảm tính của mình vào đó được nữa. Mình không thể nào đem hoàn toàn những tình cảm chủ quan hay ý muốn hoàn toàn chủ quan mà phải có yếu tố khách quan để làm sao đạt tới mục tiêu tối hậu. Đấy gọi là những sách lược để thực hiện những tầm nhìn.

Bây giờ tôi trở lại chuyện vừa rồi. Tôi đi về làm tư vấn tạm thời chứ cũng không phải là nhân viên của tổ chức Vietnam Education Foundation, nhưng tôi rất tán thành chủ trương của VEF.

Chuyện đó nói hơi dài, tôi xin nói thật ngắn lại lịch sử của nó. Chúng ta nhớ rằng V.E.F do một đạo luật của Quốc Hội Hoa Kỳ lập ra. Đây là một chiến lược của Hoa Kỳ để đào tạo một thế hệ, ít nhất là một thế hệ hay hai thế hệ. Bởi vì theo ngân sách của V.E.F, nó là món nợ của Việt Nam phải trả là một trăm 50 triệu đô la. Một trăm 50 triệu đô la mà thâu bao nhiêu tiền lời nữa thì mỗi một năm trả 5 triệu như vậy thì tức là phải trong 20 cho đến 25 năm mới trả hết. Thì bây giờ trong 20 đến 25 năm đó thay vì đòi nợ thì Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam lấy tiền đó trả học phí cho những sinh viên của Việt Nam sang đây học do Hoa Kỳ lựa chọn.

Thành ra Hoa Kỳ đào tạo 1 hay là một thế hệ rưỡi, ít nhất là trong 25 năm. Chúng ta thấy một thế hệ được đào tạo bên Hoa Kỳ về, và thế hệ đó sẽ làm thay đổi được đất nước Việt Nam trong một tương lai mấy chục năm sắp tới.

Lẽ dĩ nhiên là cái chuyển tiếp đó không phải chờ đến mấy chục năm nữa mới đổi đâu. Vì mỗi một năm có một số người về. Như thế, nó chậm đấy nhưng cứ cộng lên, cứ tích lũy lên mãi thì tiến trình đó càng ngày càng đi nhanh hơn, thế thôi.

Cái tầm nhìn ở chỗ đó. Khi tôi về hợp tác với chương trình, tôi thấy đấy là một sách lược rất là hay. Qua giáo dục mình đào tạo cho những lớp trẻ để có đầu óc thoáng và nhìn thấy tất cả những xã hội ở bên ngoài như thế nào để về thay đổi cho đất nước.

HP: Thưa giáo sư, đây là câu hỏi sau cùng để chấm dứt cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Thưa giáo sư, trong chuyến viếng thăm Việt Nam vừa qua lại có dịp tiếp xúc với những nhà đấu tranh ở trong nước cho tự do dân chủ, xin giáo sư cho một lời nhận định. Giáo sư có nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ tự do của đất nước chúng ta trong một ngày gần đây không, thưa giáo sư?

LXK: Tôi có thấy ánh sáng ở cuối đường hầm, nhưng mà nói gần thì tôi không dám nói. Tôi đã thấy cái le lói của ánh sáng chứ không phải không. Nhưng mà còn từ lúc mình thấy cho đến lúc đi đến đó trong bao nhiêu năm, một năm, 2 năm, 5 năm, tôi không biết. Nhưng tôi chắc chắn là nó sẽ tới. Mình đang đi tới đó.

Tôi nói như vậy là sau khi nước Mỹ nâng cấp hợp tác với lại Việt Nam, mục đích vẫn là nước Mỹ. Vẫn là mục tiêu của nước Mỹ.

Trước hết là vấn đề vì bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ. Thứ hai để thực hiện mục tiêu là đem truyền bá tư tưởng dân chủ trên toàn cầu.

Chúng ta thấy rằng trong mục tiêu như vậy, nó phù hợp rất nhiều mục tiêu của những nhà tranh đấu ở trong nước, và với mục tiêu của cộng đồng. Nhưng nếu cộng đồng của chúng ta phân tích quá phức tạp, cho nên chúng ta cứ lúng túng chưa xác định được sách lược thật rõ ràng để chúng ta thực hiện mục tiêu chung đó cùng với Hoa Kỳ.

Lẽ dĩ nhiên là không phải hoàn toàn theo Hoa Kỳ bởi vì Hoa Kỳ có nhiều điểm chúng ta không đồng ý lắm. Nhưng ít nhất chúng ta có rất nhiều mẫu số chung chưa thực hiện, ngay cả những mẫu số chung với Hoa Kỳ. Thì chúng ta đã bỏ lỡ mất một cơ hội.

HP: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn giáo sư Lê Xuân Khoa đã vui lòng dành thì giờ quý báo để trả lời cho cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

LXK: Chúng tôi cũng xin rất cám ơn quý đài đã cho tôi có cơ hội trình bày cho rõ quan điểm của tôi hơn.

HP: Xin kính chào giáo sư.

LXK: Dạ, xin kính chào quý đài.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=30997&z=12

HongYen
  • Số bài : 7536
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.07.2003
  • Nơi: Sài Gòn
Chúng ta cần phải ngưng kể tội lẫn nhau - 08.11.2006 11:42:56

Chúng ta cần phải ngưng kể tội lẫn nhau

Lê Xuân Khoa
(Trao đổi thêm với ông Nguyễn Hòa)

1.

Ðọc bài của ông Nguyễn Hòa ngày 2 tháng 5 vừa qua, tôi rất mừng thấy ông đã gửi bài đến talawas là diễn đàn rất thuận tiện cho sự tự do thảo luận hai chiều. Tuy ông đã có dự cảm là giữa ông và tôi “có sự khác nhau nhất định khó (không?) có thể đưa tới sự tương đồng, thậm chí còn đẩy tới xu hướng ‘kể tội’ lẫn nhau”, tôi vẫn mong muốn cuộc trao đổi có thể đưa tới sự đồng thuận thay vì gia tăng quan điểm đối nghịch. Trước hết, tôi sẽ thử làm sáng tỏ hai yếu tố của một “cái gì đó” mà ông Nguyễn Hòa đã “mơ hồ cảm thấy” trong phương cách nhận định các sự kiện lịch sử của tôi. Sau đó, tôi sẽ trao đổi với ông về một số luận điểm trong bài “Gọi tên cuộc chiến” của tôi.

Yếu tố đầu tiên của “cái gì đó” mà ông Nguyễn Hòa nhận thấy là tôi đã “nghiên cứu quá khứ trong ‘nỗi ám ảnh’ của các vấn đề hiện tại”. Ông Hòa đã nêu lên hai viện dẫn của tôi về trường hợp những nhà ái quốc không cộng sản như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, và sự kiện nhà nước cộng sản đang từ bỏ nền kinh tế tập trung để quay trở lại nền kinh tế thị trường để đặt câu hỏi là “hai nội dung trên có liên quan gì tới mục đích nghiên cứu là ‘gọi tên cuộc chiến’ và ‘phục hồi sự thật’?”

Sự liên quan này rất hiển nhiên vì mục đích thật sự của tôi là kêu gọi “chính quyền trong nước và cộng đồng hải ngoại… nhìn nhận nhau với những trao đổi bình đẳng hai chiều để có thể cùng góp công xây dựng một nước Việt Nam giàu, mạnh và dân chủ, hội nhập thành công vào cộng đồng thế giới và có đủ khả năng đối phó với những đe dọa mới từ phương Bắc.” Công việc “phục hồi sự thật” và “gọi tên cuộc chiến” là những phương cách để dẫn đến mục đích ấy. Vì làm sao có thể hòa giải nếu không nhìn thẳng vào sự thật lịch sử và những sai lầm đã qua để rút kinh nghiệm cho tương lai? Làm sao có thể hòa hợp nếu không vượt lên khỏi não trạng của thời chiến, nhất là cứ duy trì não trạng ấy làm cơ sở quyết định cho các vấn đề hiện tại? Cần phân biệt việc nghiên cứu bài học quá khứ vì lợi ích của các vấn đề hiện tại với việc sử dụng nếp tư duy của một giai đoạn quá khứ nhất định vào việc giải quyết các vấn đề hiện tại. Nói cách khác, nghiên cứu quá khứ trong nỗi ám ảnh của (sự quan tâm đến) hiện tại là đúng và cần thiết, còn quyết định cho hiện tại bằng nỗi ám ảnh của quá khứ là sai và có hại.

Yếu tố thứ nhì được ông Nguyễn Hòa nêu lên là việc tôi “lấy thâm niên làm việc ở thời quá khứ ra ‘bảo lãnh’ cho hoạt động nghiên cứu ở thời hiện tại” và ông phê phán “đây là một lối quan niệm hết sức tối kỵ trong khoa học.” Thật ra, lấy thâm niên làm việc để bảo lãnh cho công việc hiện tại không phải là điều “hết sức tối kỵ trong khoa học” mà là điều cần thiết để chứng tỏ khả năng chuyên môn của người trong cuộc (cũng như các ứng viên xin làm việc chuyên môn đều phải liệt kê kinh nghiệm trong bản tiểu sử của họ.) Ðiều này chỉ trở nên “tối kỵ”, đúng như ông Hòa nói, “nếu người nghiên cứu lấy ‘cái’ chủ quan của mình để luận chứng cho ‘cái’ khách quan của sự vật-hiện tượng”. Một lần nữa, lại cần phân biệt phương pháp nghiên cứu khoa học khách quan với nhận định chủ quan sai lầm là khả năng luôn luôn có thể xảy ra đối với bất cứ nhà nghiên cứu nào. Tôi phải nói đến thâm niên làm việc nghiên cứu và giảng dạy ở đại học là để chứng minh tôi là người làm việc có phương pháp, lại nói đến việc điều hành và hợp tác với nhiều chương trình nhân đạo ở Việt Nam là để chứng tỏ tôi là người có thiện chí, do đó nếu có chủ quan trong việc phân tích và nhận định sự kiện lịch sử thì đây không phải là chủ quan của một người thù địch. Trong “Lời nói đầu” của cuốn sách Việt Nam 1945-1995 mà ông Nguyễn Hòa đã đọc, tôi đã biểu lộ sự thận trọng khi viết: “Thực tình mà nói, khó có thể thấy một thái độ tuyệt đối khách quan ở một người vừa là nhân chứng vừa là người trong cuộc”, và xác nhận là tôi chỉ có thể “cố gắng nghiên cứu khoa học và khách quan đến tối đa”.


2.

Ông Nguyễn Hòa trách tôi đã "lầm tưởng" ý kiến của ông là của tôi khi tôi viết rằng ông nhìn nhận tôi có thiện ý "nhắc lại quá khứ không phải nhằm khơi dậy lòng thù hận" mà để "rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai." Sở dĩ tôi trích dẫn lời nói của ông là vì tôi thấy ông đã tán thành điều tôi viết trong đoạn kết bài "Gọi tên cho cuộc chiến" với lời lẽ tương tự: "phục hồi sự thật lịch sử không phải để khơi lại lòng thù hận mà để cùng nhau rút ra những bài học quá khứ để làm tốt cho tương lai." Tôi mừng là đã có sự đồng tình này.

Về lòng yêu nước, một trong những điểm quan trọng trong cuộc trao đổi này, ông Nguyễn Hoà đưa ra sự phân biệt giữa những người “yêu nước đích thực” như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Thái Học với những người “yêu nước giả hiệu, cơ hội” như Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Tường Tam, Ngô Ðình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu (xin lưu ý: tôi không bao giờ đặt Nguyễn Văn Thiệu ngang hàng với Ngô Ðình Diệm, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tường Tam…). Ông nêu lên câu hỏi với các lãnh tụ không cộng sản là “tại sao lòng ‘yêu nước’ và ‘chính nghĩa quốc gia’ của các ông lại không thu hút được số đông dân chúng?” Rồi ông gợi ý rằng “câu hỏi có vẻ ‘ngớ ngẩn’ đó có thể giúp cho GS Lê Xuân Khoa tự hỏi: tại sao phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản đã trở thành một phong trào xã hội rộng rãi và mạnh mẽ đủ sức đánh bại những thế lực ngoại xâm có sức mạnh vượt trội?”

Trong bài “Gọi tên cuộc chiến” tôi đã trình bày rõ về lòng yêu nước của người thuộc các đảng phái quốc gia và những lý do đã khiến cho họ phải thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực với Đảng Cộng sản, và ở nhiều chỗ trong cuốn sách dẫn trên tôi cũng đã đề cập nội dung này đầy đủ hơn. Tôi không muốn tranh luận thêm về điểm này ở đây vì hai lý do: (1) ông Hòa đã “củng cố” ý nghĩ là “có sự khác nhau nhất định” khó có thể đi tới đồng thuận, “thậm chí còn đẩy tới xu hướng ‘kể tội’ lẫn nhau”; (2) tôi không muốn làm cho cuộc trao đổi thêm căng thẳng nếu phải kể ra những thủ đoạn rất machiaviélique mà Ðảng Cộng sản đã sử dụng trong sách lược “cứu cánh biện minh cho phương tiện” để giành lấy chính quyền và lãnh đạo quần chúng.

Cũng vì hai lý do trên, từ đây tôi sẽ chú trọng vào việc giải thích cho rõ hơn những điểm cần thiết trong cuộc trao đổi này và cố tránh bị đẩy vào cái thế phải “kể tội” đối tượng để bảo vệ luận điểm của mình.

Ông Nguyễn Hòa kể lại chuyện thân phụ ông đã chứng kiến những hành động “kinh khủng lắm” của Quốc Dân đảng ở vùng Vĩnh Yên, Việt Trì, Yên Bái năm 1945, khi theo quân đội Tưởng Giới Thạch vào Việt Nam sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Ông nhắc đến chuyện này để chứng minh luận điểm của ông là Quốc Dân đảng chỉ là bọn người “dựa dẫm vào uy thế ‘Hoa quân nhập Việt’ để làm rối ren tình hình đất nước.” Vấn đề này cần được đặt vào toàn cảnh của cuộc tranh chấp quốc-cộng 1945-1946 để có thể thấy rằng cả hai bên Quốc Dân đảng và cộng sản (lúc đó là Việt Minh) đều đã hành động kinh khủng đối với nhau nhưng rốt cuộc thì đến mùa Thu năm 1946, phe Quốc Dân đảng đã bị tiêu diệt gần hết. Nói đến chứng nhân về tội ác của một bên thì sẽ không thiếu gì người đã chứng kiến những cuộc tàn sát tập thể ở Huế hồi Tết Mậu Thân. Chúng ta cần phải ngưng kể tội lẫn nhau nhưng không nên trốn tránh quá khứ. Nhắc đến sai lầm trong quá khứ không phải là để nuôi dưỡng hận thù mà chính là để cùng nhau rút ra những bài học có lợi ích cho tương lai.


3.

Ông Nguyễn Hòa mượn lời của một nhân vật người Mỹ “ví chính quyền Sài Gòn như một ‘bộ áo giáp’ trong viện bảo tàng, chỉ cần động vào là đổ” để phản bác điều tôi nói về cấu trúc tam quyền phân lập của Việt Nam Cộng Hòa và những quyền tự do căn bản mà người dân miền Nam được hưởng ở mức độ đáng kể, dù trong thời chiến và lãnh đạo lạm quyền. Tôi tin rằng đa số dân chúng trong nước và các quan sát viên ngoại quốc, kể cả người Mỹ được ông Hòa viện dẫn, đều sẽ đồng ý với tôi khi so sánh mức độ tự do dân chủ giữa miền Nam trước 1975 và toàn thể Việt Nam ngày nay. Tôi cũng đã bỏ ra nhiều trang sách để chỉ trích chế độ “độc tài gia đình trị” thời Ngô Ðình Diệm và “độc tài quân phiệt” dưới nền Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam. Ngoài ra, trong những bài tham luận về Việt Nam hiện nay, tôi luôn luôn giữ quan điểm ôn hòa, nhìn nhận thực tế phức tạp và khó khăn ở Việt Nam và đề nghị những bước đổi mới thích hợp.

Ông Hòa chê nhận xét của tôi về cuộc chiến 1945-1975 – “cuộc chiến mà mọi phe đều thua” – là do sự gợi ý từ nhận xét của Stanley Karnow – “cuộc chiến không ai thắng” – và ông cảm thấy “áy náy, vì hóa ra là tôi trao đổi với Stanley Karnow chứ không phải với GS Lê Xuân Khoa.” Tôi nhắc đến chuyện gợi ý này là để cho thấy tôi đã đi tới một ý khác với ý của Stanley Karnow. Ông Hòa không trao đổi với ý của tôi nhưng cũng không có nhận xét gì về ý kiến của Stanley Karnow là đúng hay sai.

Ông Hòa bác bỏ nhận xét của tôi là người dân Việt Nam chưa khi nào có cơ hội lựa chọn giữa Đảng Cộng sản và các đảng phái khác để có thể xác nhận điều ông Hòa nói là “sự lựa chọn duy nhất đúng chỉ có được với sự ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Ông cho rằng tôi đã “ngây thơ” khi nghiên cứu trường hợp này vì “không quan tâm tới một vấn đề vẫn được coi là sách lược sáng tạo, linh hoạt đối với từng giai đoạn lịch sử của những người cộng sản Việt Nam trong khi lãnh đạo dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ… Vẫn lý tưởng ấy và những con người ấy… Như vậy phải chăng không phải là sự lựa chọn duy nhất đúng?”

Tôi không hề phủ nhận tính chất liên tục cũng như vai trò và sách lược “linh hoạt” của Ðảng Cộng sản qua hai cuộc chiến từ 1945 đến 1975. Thực ra tôi cũng đã viết rằng những danh xưng Việt Minh hay Ðảng Lao động chỉ là hình thức bên ngoài của cùng một thực thể là Ðảng Cộng sản, hoặc nói như ông Nguyễn Hòa thì đó là những “hiện tượng” của cùng một “bản chất”. Tôi không thấy ông Nguyễn Hòa bác bỏ luận điểm của tôi là “hầu hết những người đi theo Việt Minh đều do lòng yêu nước chứ không phải vì ý thức hệ Mác-xít. Chủ tịch Hồ Chí Minh được đa số biết đến và tin tưởng dưới hình ảnh của một nhà cách mạng vì dân tộc chứ không phải với tư cách một lãnh tụ cộng sản.” Như vậy, sự “lựa chọn duy nhất đúng” nói trên chỉ áp dụng vào trường hợp của những người cộng sản, trong khi dân chúng, không phải tôi, đã chỉ “dựa trên hiện tượng… chứ không từ hiện tượng đi tìm bản chất” để suy nghĩ và tin theo.

Ông Nguyễn Hoà lại nêu ra hai thí dụ để chứng tỏ là tôi đánh giá sự kiện theo luận điểm chủ quan của tôi:

a. Tôi nhận định rằng Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam là một thực thể độc lập đối với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc, và đưa ra giả định là “nếu chính sách của Mỹ không phạm phải sai lầm, nếu đường lối cai trị của Ngô Ðình Diệm không trở thành độc đoán, thì VNCH đã có triển vọng trở thành giàu mạnh không thua kém gì Ðại Hàn ngày nay.” Ông Hòa cho rằng tôi có ý “tán thưởng sự ‘hoàn toàn độc lập’ của miền Nam,” tức là muốn chia cắt đất nước mãi mãi.

Ai cũng hiểu rằng sở dĩ có hai thực thể độc lập ở hai miền Nam, Bắc chính là vì sự đối lập về lý tưởng chính trị: quốc gia và cộng sản. Nếu lãnh đạo miền Bắc muốn thống nhất đất nước dưới chế độ cộng sản thì lãnh đạo miền Nam lại muốn thống nhất dưới chế độ dân chủ tư sản. Và nếu miền Nam đã có may mắn trở thành giàu mạnh như Ðại Hàn từ thời Ngô Ðình Diệm thì triển vọng thống nhất đất nước sẽ ra sao? Tôi không có câu trả lời nhưng tôi không khỏi liên tưởng đến trường hợp nước Ðức thống nhất 15 năm sau Việt Nam. Chỉ trong 5 năm đầu tiên, tổng số chi viện từ Tây Ðức để phục hồi Ðông Ðức đã lên đến trên một nghìn tỉ Mỹ kim.

b. Khi giải thích về “chiến tranh ủy nhiệm”, tôi có nói đến việc hai phe Việt Nam đã bị các cường quốc lãnh đạo hai khối tư bản và cộng sản sử dụng như những công cụ đua tranh thế lực trong thời Chiến tranh Lạnh. Tôi cũng nói đến những áp lực của các cường quốc viện trợ đối với mỗi bên Việt Nam để thực hiện lợi ích quốc gia của họ chứ không vì tình nghĩa đồng minh. Nhiều người khác, kể cả nhiều nhân vật lãnh đạo ở Việt Nam, cũng đã nhận định như vậy. Tôi không hiểu tại sao ông Nguyễn Hòa lại chỉ trích tôi là “cùng một vấn đề lại được xử lý, đánh giá khác nhau chỉ vì nó phụ thuộc vào luận điểm của người nghiên cứu”, do đó không có “thao tác nghiên cứu khách quan, khoa học, tôn trọng sự thật”. Tôi không được ông cho thấy “thao tác nghiên cứu” của ông về vấn đề này như thế nào.

Trong phần cuối, ông Nguyễn Hòa than phiền là khi đánh giá luận điểm của tôi, ông không đặt tâm trạng của tôi trong quan hệ với “tâm trạng của người thua trận”, vậy tại sao tôi lại coi ông “bảo vệ thái độ tự tôn của kẻ thắng trận và chủ trương chỉ có người cộng sản là yêu nước.”

Tôi cám ơn ông Hòa đã không đặt tôi vào tâm trạng của ngưới thua trận. Thật ra, về mặt cá nhân, tôi là một người may mắn và có thể gọi là thành công trong số người tị nạn từ 1975. Mặc dù vậy, tôi vẫn mang một phần tâm trạng của người thua trận, không phải chỉ chia sẻ nỗi thất bại chung của quân dân miền Nam mà còn chia sẻ nhiều nỗi đau chung của dân tộc, từ những trại tù cải tạo, thảm trạng thuyền nhân, đến chiến tranh Cam-pu-chia và chiến tranh biên giới Việt-Trung. Tôi đã quan sát và suy nghĩ nhiều về những mất mát quá to lớn của dân tộc trong thời chiến, những hậu quả lâu dài của chiến tranh như chất độc da cam, những chính sách đối nội và đối ngoại sai lầm của nhà nước, tình hình kinh tế suy thoái và cô lập của đất nước cho đến giữa thập kỷ 1990 khi Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành hội viên của ASEAN. Những suy nghĩ đó đã khiến tôi nhận định rằng cuộc chiến 1955-1975, với sự hỗ trợ của ngoại bang, là cuộc chiến mà toàn thể dân tộc Việt Nam đều thua, kể cả phe chiến thắng, cho tới 20 năm sau cuộc chiến. Nói như thế, tôi không hề có ý xúc phạm danh dự của quân đội, cán bộ và nhân dân miền Bắc đã bền gan chiến đấu, hi sinh và chịu đựng gian khổ phi thường trong suốt mấy chục năm. Tôi còn không quên nghĩ đến 300.000 binh sĩ chưa tìm được xác và trên một triệu cựu chiến binh và thương binh không được đền bù xứng đáng sau khi thắng trận. Cái giá của chiến thắng thật quá đắt, đáng lẽ không cần phải trả cao đến như vậy.

Trở lại điều thắc mắc của ông Hòa, tôi quả thật tin rằng ông muốn “bảo vệ thái độ tự tôn của kẻ thắng trận và chủ trương chỉ có người cộng sản là yêu nước”. Lý do là vì trong bài đăng trên báo Nhân Dân, ông đã bác bỏ ý kiến của tôi là không phải chỉ có kẻ thắng trận mới là người yêu nước và nhấn mạnh vào sự phân biệt “giữa lòng yêu nước chân chính của nhân dân ta với những kẻ đã bán rẻ đất nước, phục vụ quyền lợi và mưu đồ của ngoại bang.” Nhưng như ở mục 2 đã nói, tôi không muốn tranh luận thêm về vấn đề này vì không muốn làm cho cuộc trao đổi thêm căng thẳng, trái với mục tiêu mong muốn là tạo sự đồng thuận hay ít nhất cũng hiểu biết nhau hơn.

Trước khi kết thúc, ông Nguyễn Hòa đã nhắc đến sự cần thiết phải xóa bỏ hận thù, “lấy ân báo oán” như lời Phật dạy. Ông e ngại tôi “đã ít nhiều chịu ảnh hưởng từ thiên kiến của một vài người đi trước.” (?) Tôi cực lực đính chính điều này vì không có ai ảnh hưởng tôi về nuôi dưỡng hận thù. Trái lại, tôi đã nhận thấy nhu cầu hòa giải ngay từ những ngày còn làm công việc giúp đỡ người tị nạn, đặc biệt trong những năm vận động chính phủ Mỹ và quốc tế chấp thuận những giải pháp công bằng và nhân đạo cho số đồng bào còn tồn đọng ở các trại hay đã bắt buộc phải hồi hương. Từ đó tôi không chỉ viết mà còn có những nỗ lực vận động cả cộng đồng hải ngoại lẫn chính quyền trong nước. Làm công việc này tôi thường phải ở giữa hai lằn đạn, một bên là những lãnh tụ chống cộng cực đoan của cộng đồng, một bên là những nhà lãnh đạo bảo thủ ở trong nước. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tôi rất mừng nhận thấy mình đã qua được nhiều thử thách và những ngộ nhận từ cả hai phía đã giảm đi nhiều.

Ông Nguyễn Hòa không cần phải nhắc nhở tôi rằng “đất nước mình còn nghèo… và còn nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết”. Tôi biết rất rõ điều này vì đã trực tiếp điều hành chương trình trợ giúp nhân đạo và hợp tác với nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động ở các vùng quê Việt Nam từ trên mười năm nay. Tôi đã có những kinh nghiệm sống về “tình người với sự chân thành và lòng đôn hậu” của người dân Việt Nam bình thường. Vì có những cơ hội sinh sống và tham quan ở nhiều nước, tôi đã có nhận xét chung là ở nước nào thì dân chúng cũng đều là dân chúng; không có một dân chúng xấu mà chỉ có người lãnh đạo là có thể xấu hoặc tồi. Do đó, trong trường hợp Việt Nam, vấn đề hòa giải và hòa hợp dân tộc không cần đặt ra giữa cộng đồng hải ngoại và nhân dân trong nước mà chỉ cần đặt ra giữa cộng đồng hải ngoại và chính quyền trong nước.

Ông Hoà còn nhấn mạnh rằng “đất nước mình đã khác xưa, khác nhiều lắm so với ngày tôi từ chiến trường trở về” để tạo ấn tượng lạc quan về nước Việt Nam ngày nay, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Ðảng Cộng sản. Quả thật, nhờ chính sách đổi mới từ 1986, dân chúng ngày nay không còn phải ăn bo bo và xếp hàng cả ngày như những năm sau chiến thắng, tư bản ngoại quốc đã vào đầu tư khá nhiều và số lượng xuất cảng đã gia tăng đáng kể. Nhưng đây là đổi mới từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường, và những bước rụt rè lúc ban đầu chỉ thật sự tiến hành với kết quả đáng kể sau sự sụp đổ của các chế độ cộng sản ở Ðông Âu vào cuối thập kỷ 1980 và của Liên Xô năm 1991. Như vậy, kết quả “khác xưa nhiều lắm” của Việt Nam ngày nay không phải là do chủ nghĩa cộng sản đem lại mà chính là nhờ những bước từ bỏ chủ nghĩa cộng sản để hội nhập vào thế giới không cộng sản. Nhưng vì giới lãnh đạo còn cố gắng duy trì chế độ độc tài toàn trị, đất nước sau gần 20 năm đổi mới vẫn còn là một trong những nước nghèo và thiếu tự do nhất trên thế giới. So với những nước trong khu vực, lợi tức tính trên đầu người của Việt Nam chỉ bằng 1/40 của Singapore, 1/20 của Ðại Hàn, 1/8 của Mã Lai và 1/5 của Thái Lan.

Tình trạng phát triển trì trệ của Việt Nam đã kéo dài quá lâu, đòi hỏi những bước đổi mới mạnh dạn không chỉ để bắt kịp mức độ phát triển của những con rồng nhỏ Á châu mà còn để có được tư thế và khả năng thương thuyết hay hợp tác với các nước về những vấn đề chính trị, an ninh và quân sự. Muốn vậy, cần phải vượt lên khỏi ít nhất là hai trở ngại chính đang kìm hãm những bước đổi mới ở trong nước và công cuộc hòa giải với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Trong dịp kỷ niệm 30 năm chấm dứt chiến tranh, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát biểu rất xác đáng về hai trở ngại này.

Về trở ngại cho nhu cầu tiếp tục đổi mới, ông nói: “Phải tiếp tục đổi mới nữa và tránh xa tự mãn, tránh xa bệnh say sưa thành tích… Thế giới đã đi rất xa, chúng ta phải nhanh chân chứ đừng tự ru ngủ mình để rồi còn bị bỏ xa hơn nữa.”

Về trở ngại cho nhu cầu hòa giải với những người yêu nước không cộng sản, ông khuyến cáo: “Ðã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong lòng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay bên ngoài.”

Tôi mượn lời ông Võ Văn Kiệt để kết thúc cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hòa. Có lẽ cuộc trao đổi này cũng đã nên chấm dứt.

05.05.2005
Lê Xuân Khoa


© 2005 talawas

http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=4450&rb=0307