tahuudinhqn
-
Số bài
:
125
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 30.08.2010
|
CHUYỆN VỀ THÀNH PHẦN
-
23.03.2011 13:35:51
CHUYỆN VỀ THÀNH PHẦN Tạp bút của Tạ Hũu Đỉnh Trong bài “Quý nhân Quy Nhơn” (Văn nghệ số 2, ngày 14/1/2006), nhà văn Xuân Ba viết: “Nguyễn Huệ trước khi khởi nghĩa đã nổi tiếng võ nghệ, từng là hiệp sĩ thiện dụng trường thương và đoản kiếm. Ông cũng từng là diễn viên hài trên sân khấu hát bội Quy Nhơn…”. Bài báo ấy cũng nói rõ tổ tiên Nguyễn Huệ chính là người họ Hồ. Hồ Phi Tiễn, ông nội Nguyễn Huệ là người buôn trầu ở đất Phú Lạc, hôn phối với bà Nguyễn Thị Đồng, người con gái độc nhất của một gia đình giầu có. Hai người sinh được Hồ Phi Phúc. Vì muốn con mình trở thành người thừa kế hợp pháp tài sản của gia đình bên ngoại, nên ông bà đã đổi họ con sang họ mẹ, thành Nguyễn Phi Phúc. Ông Phúc lấy bà Mai Thị Hạnh và lại nối nghiệp cha, tiếp tục nghề buôn trầu. Ông bà Phúc-Hạnh sinh được ba người con trai là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ… Ấy vậy mà đã bao nhiêu năm nay, trong các lớp học chính trị, hay các cuộc phổ biến chủ trương chính sách, tôi đã được mghe không biết bao nhiêu lần, các thầy giáo, và các diễn giả đã cao đàm khoát luận rằng: “Nhà Tây Sơn phải đổi họ và đi tỵ nạn là vì lý do chính trị”. Và còn rằng:” Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa của nông dân. Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải”v..v… Vâng. Nước ta là một nước nông nghiệp, cho nên cuộc khởi nghĩa, hay chiến tranh nào thì cũng có thể gọi là của nông dân được cả. Nhưng người khởi xướng và lãnh đao cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Huệ, thì quyết không thể là nông dân được. Vì gia đình họ đã có ít nhất là hai đời làm nghề buôn bán trầu. Vậy tại sao người ta lại cố tình lờ đi sự thật đó? Phải chăng vì cái bệnh thành phần chủ nghĩa? Người ta không muốn một vị anh hùng dân tộc lừng danh như Nguyễn Huệ mà lại xuất thân từ một gia đình buôn bán. Nên phớt lờ lịch sử đi, người ta đã tự ý cải đổi thành phần cho anh em ông! Nếu đúng như vậy, thì những vấn đề khác của lịch sử, liệu người ta có tôn trọng không, có thay đổi gì không?.. Hình như có một nhà thông thái nào đó (tôi không nhớ tên) đã nói: “Tài năng không kén chọn thành phần, nó có thể đến với bất kỳ ai”. Có lẽ câu nói ấy đúng. Cho nên trong lịch sử nước ta mới có vị hoàng đế lừng danh như Lý Công Uẩn, xuất thân từ một ông sãi chùa. Và mới có con người từ trẻ chăn trâu, rồi trở thành Hoàng đế như Đinh Bộ Lĩnh./. Uông Bí, ngày 25/2/2006
|
|