CÒN CHI ĐỂ NHỚ: BÁNH BÈO, BÁNH ƯỚT HUẾ
Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 56 bài trong đề mục
Ct.Ly 05.06.2012 17:31:26 (permalink)
#31
    ThaiNC 05.06.2012 21:32:23 (permalink)
    0

    Vô đây chào sư huynh Tuấn Nguyễn và Lỳ công tử.
    Vẫn vô ăn chực hoài đó chứ.
    Mới nghĩ tới hồi nhỏ ở Huế tôi được ăn củ NƯA, bây giờ hỏi không ai biết. Sư huynh Tuấn Nguyễn rành món ăn quá chắc còn nhớ?
    Hôm nọ trái VẢ cũng ít ai nhớ. Tôi hồi nhỏ thường ăn trái Vả sống chấm ruốc.

    Thai

    #32
      Nguyễn Lương Tuấn 08.06.2012 16:46:32 (permalink)
      0


      Trích đoạn: ThaiNC
      Mới nghĩ tới hồi nhỏ ở Huế tôi được ăn củ NƯA, bây giờ hỏi không ai biết. Sư huynh Tuấn Nguyễn rành món ăn quá chắc còn nhớ?
      Thai


      Chào bạn ThaiNC,
      Hồi còn nhỏ, thời ấy, các chợ ở Huế bán củ nưa luộc chín nhiều. hình như bốn mùa đều có củ nưa. Loại củ này giống củ môn, nhưng lớn hơn, gần bằng củ khoai tía và khi luộc chín, ăn vào vị cũng giống khoai tía, nhưng củ nưa ít đậm đà. Thỉnh thoảng ăn bị ngứa miệng. Kỉ niệm với tôi là đi học về, chị đi chợ, ở chợ Dinh, để dành cho củ nưa là mừng lắm. Ăn củ nưa, chấm muối ớt (ớt bột), không ngon như khoai lang hay khoai tía nhưng quái lạ thấy củ nưa nằm đâu trước mặt là cầm ăn như có lực quán tính, mặc dù biết rằng ăn xong có khi ngứa miệng, đưa lưởi rà hoài vẫn không hết!. Nhắc lại, tôi nhớ Huế chi lạ anh Thái NC ơi! Anh cũng là dân Huế đương nhiên làm sao quên được mấy loại củ ấy. Hôm trước tôi lướt đọc được câu thơ anh viết:"Chi Lăng có bến Chùa Bà "phải không?. Thật ra trên đường Chi Lăng về đến cuối đường là Chợ Dinh, có thêm bến Đò Cồn, bến Đò Cạn và bến sau cùng là Chợ Dinh. Tôi thắc mắc không biết có bến Chùa Bà không? Đương nhiên Ngã ba Chi Lăng - Hồ Xuân Hương gọi là Chùa Bà, nhưng bến đò thì tôi không để ý.
      Chúc anh vui!
      Ct. Ly,
      Nếu chưa ăn canh chuối thì bạn nấu thử để ăn cho biết. chuối già, sắp chín, bạn lột vỏ rồi xắt miếng, nấu với tôm hay thịt heo thì ngon lắm.
      Hôm trước, bà chị ở Mỹ về chơi, tôi dẫn đi ăn cơm ở một tiệm, có món chuối kho với ốc. Ốc mưu đã được ngâm qua đêm cho thật sạch, sau đó đập vỏ lấy ốc um. xào với ớt tỏi, tiêu hành, nước mắm, bột ngọt. Sau cùng cho chuối vào xào để lửa riu riu cho đến khi nào nước chỉ còn sệt sệt. Ăn ngon không thể tưởng tượng được.
      #33
        Nguyễn Lương Tuấn 10.06.2012 12:16:43 (permalink)
        0
        Canh chuối góp phần cho bửa ăn đở phần đạm bạc. Đúng là cây nhà lá vườn, chỉ cần ra góc vườn, “có chi làm nấy”.
        Bà nội không chỉ dừng lại ở món canh chuối, bà còn cho tôi thưởng thức các món canh khác, đơn giản, ít tốn kém lại lạ miệng.
        Tô canh bột lọc với tôi là vui nhất. Bột lọc được làm sẵn, bà mua ở Chợ Dinh, đem về bà nhồi rồi dùng chai cán từng miếng mỏng và cuối cùng là cắt thành sợi. Những sợi bột lọc đó bà nội dùng nấu canh. Chỉ một ít muối, đường, nếu có tôm thì cho xào chung với mỡ, hành phi. Khi nước sôi bà nội thả bột lọc vào, thế là có món canh bột lọc.
        Tôi thích canh bột lọc ở chỗ, khi ăn canh, bột lọc giúp ta nuốt dễ dàng do độ trơn láng của nó.
        Bạn nhai canh bột lọc với cơm, sẽ thấy ngon. Những hạt cơm được răng bạn nhai cùng với cảm giác mềm, dẻo của bột lọc tạo nên vị ngọt, béo rất dịu nhẹ. Bạn thấy dễ chịu và lấy làm lạ:
        - Răng ngon ri?
        Vui nhất là mấy đứa học nghề với cha tôi, mỗi khi có món canh bột lọc, chúng nó đùa:
        - Bửa ní có cuộc thi chạy tốc lực của bột lọc!!
        Bà nội còn nấu canh đậu xanh. Đậu xanh để nguyên vỏ được hầm trước, chờ chín. Sau đó, thay vì bỏ đường để nấu chè, bà nội cho gia vị, tiêu hành, nước mắm, một ít đường. Thế là có món canh đậu xanh.
        Bạn thấy không? Bửa ăn, ngoài món ăn như cá kho, khô hay nước hay dĩa thịt kho; tô canh tạo phần làm cho bửa ăn trở nên hấp dẫn, giúp ta ăn ngon miệng, khi ta có nhu cầu thức ăn có nước, dễ nhai, dễ tiêu hóa.
        Canh của gia đình tôi không dừng lại ở những món trên, còn có canh nưa, canh khế.
        Canh nưa, canh khế những ngày mưa lạnh, không có tiền đi chợ, bà nội ra vườn thu hoạch đem nấu với gia vị đơn giản tiêu hành, muối (có thể một ít nước mắm), đường.
        Những khi có tiền, bà nội đi chợ mua tôm hay thịt để um và xào sơ trước, sau đó bà cho nước vào, để sôi, rồi đưa “chột” nưa đã lột vỏ, xắt từng lóng nhỏ, ngắn; hay khế chua đã ép nước chua rồi xắt mỏng. Thế là đổ vào, ta có món canh nưa hay canh khế. Ngon lắm bạn ơi! Nhất là những ngày mưa, ăn cơm với món canh của bà nội nấu mãi không ngán.
        Ngoài ra còn có một số loại canh khác như canh mướp ngọt nấu với bún, canh khổ qua (còn gọi mướp đắng) nấu với tôm, canh bí ngô nấu với đậu xanh hay đậu phụng, ...trong đó món canh tôi ấn tượng nhất là canh bí ngô nấu với đậu xanh. Loại canh này ăn vào tôi thấy ngọt và béo, Khi chan vào chén cơm, ta có một loại tổng hợp sệt sệt, dễ ăn, lại ngon, đầm bụng. Người ta bảo rằng ăn canh bí ngô rất bổ nảo, chửa bệnh đau đầu.
        Về mùa đông, Huế mưa dầm, mưa mãi không ngưng. Thời gian này Huế thường có lũ. Đó là những lúc Huế có gió to, rồi bảo, mưa ào ào, mưa như trút nước. Chẳng mấy chốc, nước từ sông Hương đã dâng cao.
        Buổi sáng, tung chăn ngủ dậy, tôi đã thấy nước trong sân nhà. Nước lụt màu vàng đất sét, bạc ngầu. Trên đường Chi Lăng, mấy chiếc đò chở bạn hàng, khách từ bên kia Tây Thượng qua.
        Cha tôi hình như đã có chủ ý, ông ngoắc một bà bán cá, đang nách một cái rổ lớn bên hông.
        Bà bán cá lội nước bì bõm vào sân. Cha tôi hỏi:
        - Có cá lúi không?
        Bà bán cá không trả lời, bà giở cái trẹt đậy rổ cá. Ôi chao, cá tươi, đang nhảy và toàn cá lúi, con nào con nấy bụng to bự. Nó đang có bầu.
        Cha tôi lựa những con cá bụng to nhất, bỏ vào trong một cái rá nhỏ. Sau khi hỏi giá cả, ông mua không chút đắn đo.
        Thế là trưa hôm đó, đúng ngày mưa lũ, chúng tôi có món canh cá lúi.
        Cá lúi không to, thường chỉ to hơn ngón tay chút xíu. Nhìn con cá lúi tôi thấy nó chẳng khác gì con cá rô, cá diếc. Chỉ buồn cười một điều là con cá lúi nào cũng có trứng bụng to nên nhìn thấy rất ngộ. Có lẽ là vì cá chỉ xuất hiện vào mùa nước lũ khi bụng đã bự và tìm chỗ để đẻ nên bị đánh bắt???
        Vậy là trưa hôm đó tôi được cái thú ăn cá lúi đầy bụng trứng. Trứng cá lúi thơm, ngon, ngọt và rất thú vị khi răng tôi cắn nhẹ vào trứng với cảm giác mềm mềm, xạp xạp.
        Ngày ấy chị tôi nấu canh cá lúi với khế chua, hái từ cây khế ngoài góc vườn sau nhà, với những trái 5 cạnh màu hồng chín ửng, ướt đẫm nước mưa.
        Ngon lắm bạn, ngon từ vị nước cho đến thịt của cá và trứng. Có một điểm đặc biệt, thịt cá lúi chắng là bao nhiêu, chỉ là trứng với trứng. Nhưng khi nấu canh ngoài trứng của cá, tôi còn cái thú được lựa những lát khế chua nấu trong tô canh. Những lát khế chua khi nấu với cá lúi, rất ngon. Tôi còn thích thú được húp nước, ngọt và thơm.
        Người ta vẫn bảo cá Huế ngon hơn cá Đà Nẵng do nước sông Hương với những đặc điểm địa hình của nó đã làm cho con cá ngon.
        Ôi! Nhớ làm sao tô canh cá lúi Huế với nụ cười tươi vui của cha, với dáng chị lui cui làm bửa ăn ngày mưa lụt.
        Ngày ấy tôi không có diễm phúc được mẹ làm bửa ăn như các con tôi bây giờ.
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.06.2012 15:41:01 bởi Tuấn Nguyễn >
        #34
          Ct.Ly 10.06.2012 18:02:55 (permalink)
          #35
            ThaiNC 11.06.2012 13:34:33 (permalink)
            0
            Chào sư huynh Tuấn Nguyễn,
            Đọc củ Nưa của sư huynh mà nhớ và thèm quá. ThaiNC nhớ lại rồi, củ Nưa ăn xong là ngứa lưỡi giống như ăn thơm vậy.
            À ThaiNC có bài viết " Huế Xưa Có Xóm Chùa Bà " được chị Thanh Vân mang về thư viện, rảnh mời anh coi, chứ không làm câu thơ "Chi Lăng Có Bến Chùa Bà" nào cả.
            Hai con đường Chi Lăng và Hồ XUân Hương ( tức là Chuà Bà) là nơi ThaiNC được sinh ra và lớn lên.
            Từ Chợ Dinh đi lên chắc anh sẽ biết trường tiểu học Phú Mỹ bên bờ sông Hương. Tôi học lớp Tư và lớp Ba ở đó
            Đì lên chút nữa là ngã ba Chi Lăng - Chuà Bà như anh biết. Ở đầu đường Chùa Bà có cái chùa gọi là KHUÔN AN LẠC không biết bây giờ có còn? Tôi ở ngay trong xóm Chùa Bà này.
            Trên con đường Chi Lăng tôi nhớ có rạp Cine LiDo và Châu Tinh. Lên đến gần cầu Gia Hội có trường Đạo tên là MAI KHÔI. ThaiNC tôi tuy bên Phật giáo, nhưng lại học mẫu giáo và lớp Năm (tức là lớp 1) tại đây. Mấy sơ trong trường được gọi là chi. Tôi nhớ hồi nhỏ cứ đố nhau: đố mày chị có tóc hay không có tóc
            Tôi rời Huế sau biến cố tết Mậu Thân 68, còn nhỏ quá nên cũng chưa biết gì nhiêu.
            Vài hàng chia sẽ với ạnh
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2012 13:36:38 bởi ThaiNC >
            #36
              Nguyễn Lương Tuấn 11.06.2012 15:04:30 (permalink)
              0

              Trích đoạn: ThaiNC

              Chào sư huynh Tuấn Nguyễn,
              Đọc củ Nưa của sư huynh mà nhớ và thèm quá. ThaiNC nhớ lại rồi, củ Nưa ăn xong là ngứa lưỡi giống như ăn thơm vậy.
              Hai con đường Chi Lăng và Hồ XUân Hương ( tức là Chuà Bà) là nơi ThaiNC được sinh ra và lớn lên.
              Từ Chợ Dinh đi lên chắc anh sẽ biết trường tiểu học Phú Mỹ bên bờ sông Hương. Tôi học lớp Tư và lớp Ba ở đó
              Đì lên chút nữa là ngã ba Chi Lăng - Chuà Bà như anh biết. Ở đầu đường Chùa Bà có cái chùa gọi là KHUÔN AN LẠC không biết bây giờ có còn? Tôi ở ngay trong xóm Chùa Bà này.


              Chào bạn ThaiNC,
              Như vậy là bạn và tôi cùng ở trong một phường, thời ấy gọi là phường Phú Mỹ. Tôi nhớ ngày ấy phường trưởng là ông Lý Nguyện. Ông bị giết trong vụ Mậu Thân. Khuôn hội An Lạc là nơi ngày ấy tôi hay đi nghe thuyết pháp, nhiều lần với Ôn Đôn Hậu. Cha tôi quy y tại khuôn An Lạc. Các cửa, bộ phận về sắt là do cha tôi làm ra. Trường tiểu học Phú Mỹ là trường ngày xưa anh và chị tôi đều theo học tại đó, bây giờ vẫn còn giữ nguyên, không thay đổi. Tôi thì học trường tiểu học Bồ Đề Thành Nội. Mặc dù không học nhưng tôi vẫn nhớ một vài thầy cô dạy tại đó như thầy Trợ Trọc, cô Minh Mỹ, thầy Hạnh, hiệu trưởng. Con đường Chi Lăng mỗi ngày tôi đi ngang qua đó biết bao nhiêu lần. Bây giờ thỉnh thoảng tôi về, đường và nhà vẫn không thay đổi bao nhiêu nhưng con người thì thay đổi. Thế hệ sau kế tục, lớn lên và trưởng thành.
              Bến đò Chợ Dinh là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm với tôi nhất. Tôi đã viết qua bài"Những bến đò".
              Còn khuôn An Lạc, bây giờ buồn lắm. Khuôn vắng vẻ, cảnh vật không có gì thay đổi, nhưng đi ngang, nhìn vào, sao tôi buồn quá. Hoàn toàn vắng vẻ! Không còn ai?
              Tôi hỏi ông anh tôi về thầy Tôn Thất Hàn, khuôn trưởng khuôn an Lạc (cha của bác sĩ Tôn Thất chiểu, người mà sau này trở nên giỏi trong kĩ thuật giãi phẩu nhờ vụ Mậu Thân) thì được ông cho biết , thầy Hàn đã chết cách đây 5 năm. Ông có về đi đám do một người gần đó báo, nhưng bị trễ, ông anh phải để đồ đi viếng ở ngoài đường!
              Huế bây giờ buồn lắm, có thể vì cảnh còn đây mà người xưa đâu tá!. Ngày xưa thi sĩ Lamartine, tâm tư trĩu nặng, nhìn vũ trụ vạn vật, ông kêu lên: "Hởi những vật vô tri, vô giác! các ngươi có chăng một linh hồn?"
              Tôi đồng cảm với nhà thơ nổi tiếng ấy.
              Còn bạn?
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.06.2012 15:23:39 bởi Tuấn Nguyễn >
              #37
                ThaiNC 13.06.2012 13:38:23 (permalink)
                0
                Sư huynh Tuấn Nguyễn,
                Té ra mình ở chung phường Phú Mỹ.
                Trước năm 68 ThaiNC ở số 8 đường Hồ Xuân Hương, ông nội của tôi là Đông y sĩ Nguyễn văn Khánh ở đó từ lâu không biết sư huynh có biết? Ba chữ Tôn Thất Hàn rất quen thuộc. Chắc chắn là tôi đã nghe nhắc đến lúc nhỏ.
                Lúc còn ở xóm Chùa Bà có môt người điên tụi tôi gọi là anh " Gia" ( con ông Đốc Xanh) không biết anh Tuấn có biết? Có một nhà làm mì sợi của ông Tàu, có cô con gái rất đẹp bạn của chị tôi, cô ấy tên là Sinh-Phín...
                Rất nhiều kỷ niệm với cái xóm Chuà Bà đó...
                Tôi rời xóm Chùa Bà, rời Huế năm 68, trở lại lần đầu năm 98. Ba mươi năm trôi qua vẫn có bà bán chè hàng xóm nhớ đến tôi lúc còn nhỏ vẫn hay mua chè của bà.... Thiệt là cảm động.
                #38
                  Nguyễn Lương Tuấn 14.06.2012 00:29:26 (permalink)
                  0

                  Trích đoạn: ThaiNC

                  Sư huynh Tuấn Nguyễn,
                  Té ra mình ở chung phường Phú Mỹ.
                  Lúc còn ở xóm Chùa Bà có môt người điên tụi tôi gọi là anh " Gia" ( con ông Đốc Xanh) không biết anh Tuấn có biết? Có một nhà làm mì sợi của ông Tàu, có cô con gái rất đẹp bạn của chị tôi, cô ấy tên là Sinh-Phín...

                  Bạn ThaiNC,
                  Tôi biết gia đình ông đốc Sanh nhưng không quen thân. Tôi nhớ ông Gia điên ấy rồi. Hình như có lúc, ông tự khỏa thân, chạy tồng ngồng ngoài đường. Gia đình này, có người con gái, kêu ông Gia là chú ruột. Tên cô bé đó là Quỳnh Hoa. Quỳnh Hoa học cùng lớp với cháu ruột của tôi tại trường Trung học Nguyễn Du. Thai còn nhớ không? thời ấy còn có một người điên khác tên là Vui, người này cũng cởi hết áo quần chạy tồng ngồng ngoài đường, mất công mấy ông cảnh sát ví chạy hoài.
                  ThaiNC ở gần khuôn An Lạc đương nhiên làm sao không biết thầy Hàn, khuôn trưởng. Gia đình thầy đều là tu Phật rất chính trực. Mấy anh em của thầy là Tôn Thất Hàn, Tôn Thất Chương, Tôn Thất Lưu. Gia đình tôi mang ơn thầy Tôn Thất Chương. Đất của gia đình tôi ở cuối đường Chi Lăng, bến đò Chợ Dinh là do thầy Tôn Thất Chương bán lại cho cha tôi với giá tượng trưng.
                  À! cái chỗ làm mì sợi đó hình như tôi biết, lâu quá giờ không nhớ. Thai còn nhớ lò bánh mì ở gần bến cạn không? Sát đó có chị Vân dạy học sinh cấp tiểu học. Chị vẫn còn sống.
                  Tôi vẫn nhớ trường Mai Khôi và trường Quang Hoa của người Tàu ở đường Chi Lăng, chặng trên, gần ngã ba Nguyễn Du hay Tô Hiến Thành gì đó.
                  Còn nhớ vụ Mậu Thân, khi CS đã rút hết, Mỹ bị nổ tàu đang chạy trên sông Hương, sát mé gần trường Phú Mỹ. Tiếng nổ quá lớn, làm vô số nhà ở gần đó và cả đoạn dài Chi Lăng bị ảnh hưởng bay mái. Sau đó, mỗi gia đình được Mỹ cấp đền 20 tấm tôn, 10 bao xi măng, ba ngàn đồng. Cả phường Phú Mỹ và Phú Cát hình như nhà nào cũng đều khai bị thiệt hại tàu nổ, làm hư nhà. Thế là nhà nào cũng được đền bù.
                  Ôi! mới đó mà đã 44 năm! Thời gian thật kinh khủng.
                  Bọn mình già hết rồi sao? Sorry!
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 14.06.2012 01:05:41 bởi Tuấn Nguyễn >
                  #39
                    Nguyễn Lương Tuấn 15.06.2012 16:01:33 (permalink)
                    0
                    Ta sẽ làm bảng sắp xếp các món canh thông dụng giản đơn chỉ là các loại rau, củ, trái, …
                    1. Canh rau: Rau lang, rau khoai, rau muống, rau cải, rau ngót, rau mồng tơi, rau má, chột nưa, chột môn, búp su, …
                    2. Canh các loại củ: khoai lang, khoai từ, khoai tía, củ môn, củ nưa, củ đậu, bột lọc (củ sắn), …
                    3. Canh trái: mướp ngọt, mướp đắng (khổ qua), bí ngô, bí đao, su, bầu, mít, chuối
                    4. Canh các loại đậu: đậu xanh, đậu trắng, …
                    5. Canh phụ thêm một thành phần khác: Canh thơm, canh khế chua ( nấu cùng với thịt bò,hay cá diếc, cá lúi, cá liệt, cá cu, …)
                    Trong các loại canh về các loại rau, củ, trái, đậu, …ta lưu ý là ngoài thành phần, gia vị để nấu như tôm, thịt, hoặc giả chỉ cần muối (nước mắm), đường, tiêu hành là ta có món canh để ăn, người ta còn chuyển qua món canh chay dùng cho những người ăn chay. Trong đó thành phần để nấu cho canh chay rất đơn giản, gia vị: muối, đường (nếu cần thêm xì dầu), tiêu hành là ta có món canh chay.
                    Nhắc đến món canh chay, ta không thể nào không nói về bí ngô và canh bí ngô nấu chay.

                    BÍ NGÔ
                    Cùng với bầu, bí ngô là một loại cây leo, người ta trồng để thu hoạch trái nhằm cung cấp những món ăn trong bửa cơm của người Việt nam. Khi trồng bí và bầu, người ta làm giàn để cho cây leo. Cây phát triển đến thời kì cho hoa và từ hoa phát triển thành trái. Chúng ta không quên câu ca dao:
                    Bầu ơi thương lấy bí cùng
                    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
                    Ngụ ý khuyên con người trong một nước nên thương yêu đùm bọc lẫn nhau.


                    Bí ngô hay còn gọi bí đỏ

                    Khi trái bí ngô phát triển, già, ta thấy bí có lớp da dày, cứng, màu vàng đậm, bóng như có lớp phấn bên ngoài da. Hình trái bí tròn, có cạnh đi từ trung tâm cuống chạy dọc xuống trung tâm đáy của trái. Người ta trồng bí và bảo quản trái bằng cách bôi vôi trên cuống trái rồi cất nơi khô ráo và ăn dần. Có thể lưu trữ để dùng cho đến hết mùa đông.
                    Cắt trái bí ngô, bạn thấy bí có thịt dày, màu đỏ, hoặc vàng rất hấp dẫn, mùi tỏa nhẹ, dễ chịu, không hăng. Có người ăn bí ngô không cần nấu, nhai như nhai cà rốt vì bí ngô có vị ngọt. Ruột bí ngô có hạt. Hạt lại có lớp vỏ bao bọc. Người ta còn dùng hạt bí ngô để rang và ăn như ăn hạt dưa vậy. Hạt bí ngô có độ béo. Bí ngô là một loại trái có công dụng bồi bỗ sức khỏe, dùng để chữa nhiều bệnh, cụ thể bệnh tiểu đường, bệnh đau đầu, bệnh táo bón, bệnh nám da mặt, …Phân tích các thành phần của bí ngô, người ta phát hiện bí ngô rất tốt trong việc bảo vệ các tế bào nảo, …
                    Kí ức của tôi về trái bí ngô vẫn là hình ảnh người cha cặm cụi, cần mẫn. Công việc thì nhiều, vậy mà ông vẫn trồng bí ngô, thu hoạch trái để cất giữ ăn dần cho đến qua mùa đông.
                    Giàn bí ngô, trái ra lốc ngốc rất hấp dẫn.
                    Bao giờ cũng vậy, buổi sáng ông bắc ghế, ngồi uống trà dưới giàn bí đỏ. Thỉnh thoảng buổi chiều một vài người bạn hàng xóm qua chơi thì vẫn là giàn bí ngô, ngồi đấu láo chuyện thời sự. Trong câu chuyện, bao giờ cũng “đài BBC nói thế này, đài VOA nói thế kia, …”
                    Trái bí ngô thực sự đã trở thành quá quen thuộc trong bửa ăn gia đình tôi.
                    Mùa đông, những ngày cha tôi ít việc làm hay tháng giêng rỗi rãnh bao giờ cũng là món canh bí ngô. Canh bí ngô có mặt không phải những ngày bình thường mà trong các ngày ăn chay, mồng một, rằm.
                    Điểm đặc biệt của món canh bí ngô là không cầu kỳ, đơn giản. Từ bé đến giờ, tôi chưa bao giờ ăn món canh bí ngô mà được nấu chung với một món nào như tôm hay thịt, …
                    Chỉ là bí ngô và … bí ngô, nếu có thêm món phụ thì là …đậu xanh hay đậu phụng. Ta hãy xem thành phần của món canh bí ngô:


                    Bí ngô xắt lát nhỏ để nấu canh
                    Canh bí ngô

                    A. Thành phần:
                    1. Bí ngô xắt lát, nhớ lấy vỏ và cạo sạch ruột.
                    2. Đậu xanh cà bể (hay đậu phụng).
                    3. Dầu ăn, hành phi
                    4. Gia vị: Muối, đường (hay bột ngọt), tiêu hành.
                    B. Thực hiện
                    1. Dầu hành phi.
                    2. Đổ nước
                    3. Cho đậu xanh vào và nấu chín trước
                    4. Đưa bí ngô, tiếp tục nấu chin bí.
                    5. Gia vị
                    Bạn có tô canh bí ngon tuyệt vời. Chan canh bí ngô vào cơm, bạn ăn, có cảm giác của vị béo, ngọt, đậm đà, dễ chịu.
                    Món canh bí ngô dùng cho người ăn chay hay ăn mặn đều được. Vì tự thân canh bí ngô không cần nấu với nước mắm hay ruốc.
                    Ngoài canh ra, bí ngô còn non dùng để xào với dầu hành phi cho ta món bí ngô xào, rất ngon. Một món khác do cây bí ngô mang lại là món bông bí, đọt bí xào. Rất ngon bạn ơi!
                    Nhớ lại thời kỳ bao cấp, quá khó khăn, cái nghèo đói luôn luôn ám ảnh mọi người, cho dù có điều kiện, người ta vẫn tiết kiệm. Có những lúc quá thèm ăn chè, chị dâu tôi lại dùng bí ngô bở để nấu chè. Chè bí ngô, ôi! Có loại chè nào đơn giản hơn. Chỉ là nấu bí ngô cho chín, lượng đường dùng rất ít, khoảng ½ so với nấu các loại chè khác. Thế rồi chờ bí chín sôi, bỏ đường vào, đánh đều. Thế là ta có chè bí ngô.
                    Cố nhiên không có loại chè nào mau ớn bằng chè bí ngô, nhưng cũng không có loại chè nào ít tốn tiền hơn chè bí ngô!!!
                    Bí ngô! Đó là món ăn đơn giản, khiêm tốn.
                    Đơn giản như cuộc sống của người lao động nghèo khổ Việt Nam.
                    Khiêm tốn như sự hiện hữu của những con người không vướng bận vật chất, tục lụy.

                    (Hình trong bài được lấy từ trên net)
                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.06.2012 17:25:08 bởi Tuấn Nguyễn >
                    #40
                      Ct.Ly 16.06.2012 01:34:32 (permalink)
                      #41
                        ThaiNC 17.06.2012 00:40:24 (permalink)
                        0
                        Mô? Mô?
                        Cái phòng nớ ở mô?
                        #42
                          Ct.Ly 17.06.2012 01:07:33 (permalink)
                          #43
                            ThaiNC 17.06.2012 07:47:50 (permalink)
                            0
                            Huynh Lỳ ơi,
                            ThaiNC theo lời chỉ bảo của huynh tới đó họ nói " Ai vô nhà này phải có coi dung nhan nhé.." làm đệ sợ không dám gõ cửa bởi vì dung nhan của đệ bốn mùa hỏng giống mùa mô hết!
                            Làm răng chừ ? Làm răng chừ?
                            Mà răng ở chỗ nớ họ gọi huynh là ...tỷ rứa ? Làm đệ confuse quá?
                            #44
                              Ct.Ly 18.06.2012 04:32:36 (permalink)
                              #45
                                Thay đổi trang: < 123 > >> | Trang 3 của 4 trang, bài viết từ 31 đến 45 trên tổng số 56 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9