Phương Pháp Điều TRị Tâm Lý Người Nghiện Ma Túy Bằng Chương Trình 12 Bước
vietlong 24.03.2011 18:40:05 (permalink)
Chương trình học 12 bước
Bước 1- Step 1

"Chúng ta chấp nhận rằng mình bất lực trước chứng nghiện và cuộc sống của chúng ta trở nên không kiểm soát được"
"We admitted that we were powerless over our addiction, that our lives had become unmanageable"

Bước 2 - Step 2

"Chúng ta tin rằng có một nguồn năng lượng mạnh hơn bản thân mình có thể giúp chúng ta phục hồi lại sự tỉnh táo"
"We came to believe that a pover greater than ourselves could restore us to sanity"

Bước 3 - Step 3

"Chúng ta quyết định chuyển đổi ‎ý chí và cuộc sống của mình cho sự chăm sóc của thượng đế khi chúng ta hiểu Người"
"We made a decision to turn our still and our lives over to the care of God as we understood Him"

Bước 4 - Step 4

"Chúng ta đã đánh giá đạo đức của chúng ta một cách chân thật và can đảm"
"We made a searching and fearless moral inventory of ourselves"

Bước 5 - Step 5

"Chúng ta đã thú nhận với Đấng tối cao với bản thân mình, và với người khác về thực chất của những hành động sai lầm của chúng ta"
"We admitted to Higher Power, to ourselves and to another human being the exact nature of our wrongs"

Bước 6 - Step 6

"Chúng ta hoàn toàn để cho Đấng tối cao xóa bỏ đi tất cả những nhược điểm trong tính cách"
"We are entirely ready to have Higher Power remove all these defects of character"

Bước 7 - Step 7

"Chúng ta khiêm tốn yêu cầu Đấng tối cao xóa bỏ những điều thiếu sót của chúng ta"
"We humbly asked Higher Power to remove our shortcomings"

Bước 8 - Step 8

"Chúng ta viết ra danh sách những người mà chúng ta đã làm hại và chúng ta sẵn sàng sửa chữa những thiếu sót đó"
"We made a list of all persons we had harmed, and became willing to make amends to them all"

Bước 9 - Step 9

"Chúng ta làm những đền bù trực tiếp với họ bất cứ nơi nào chúng ta có thể, ngoại trừ trường hợp nếu chúng ta làm điều đó sẽ tổn thương họ và những người khác nữa"
"We made direct amends to such people wherever possible, except when to do so would injure them or others"

Bước 10 - Step 10

"Chúng ta tiếp tục làm bảng kiểm tra cá nhân, để khi nào chúng ta sai, chúng ta có thể nhanh chóng sửa chữa những sai lầm ấy"
"We continued to take personal inventory and when we were wrong promptly admitted it"

Bước 11 - Step 11

"Chúng ta đã cải thiện được nhận thức của mình thông qua lời cầu nguyện và thiền định cũng như chúng ta đã hiểu năng lượng tối cao. Cầu nguyện để hiểu rõ năng lượng tối cao luôn sẵn lòng vì chúng ta và để cho chúng ta có sức mạnh làm theo những cầu nguyện ấy"
"We sought through prayer and meditation to improve our conscious contact with God as we understood Him, praying only for knowledge of His will for us and the power to carry that out"

Bước 12 - Step 12

"Chúng ta được đánh thức về mặt tâm linh qua 12 bước mà chúng ta đã được thực hiện. Chúng ta cố gắng mang thông điệp này đến cho những người nghiện ma túy khác và thực hành các nguyên tắc trong cuộc sống thường trực của chúng ta"
"Having had a spiritual awakening as a result of these steps, we tried to carry this message to addicts, and to practice these principles in all our affairs"



Để biết thêm các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua trang web www.langbinhminh.com.


Trần Huỳnh Việt Long.
 
#1
    vietlong 24.03.2011 18:45:27 (permalink)
    Giới thiệu chung

    NGHIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN
    Hiện nay, công chúng Việt nam chưa hiểu rõ tính chất của bệnh nghiện ma túy theo cách khẳng định mới nhất của y học, từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng về quản lý và điều trị cho đến gia đình người nghiện và người nghiện.
    Nhiều thập niên qua, người nghiện được gọi là "Con nghiện", được gói trong phạm trù "Tệ nạn xã hội", được công chúng sợ hãi, khái niệm về con nghiện giống như khái niệm về tội phạm. Điều này không sai nhưng gọi như thế không đúng tên. Năm 2003 khi Thành Phố Hồ Chí Minh mở chế độ tập trung Trường lớn (gần khái niệm Đại trại), người nghiện được gọi là "Học viên" Cách gọi này có mục đích xóa mặc cảm cho người nghiện, nhưng vẫn không đúng tên gọi (Chỉ một sáng thức dậy, người nghiện hết bệnh, trở thành "Người đi học". Phải đợi 2008, Quốc Hội nhân dịp bàn bổ sung về Luật Phòng Chống tệ nạn (trong đó có tệ nạn lạm dụng ma túy) mới khẳng định tên gọi người nghện ma túy là "Bệnh nhân", lần này gọi đúng.
    Gọi chưa đúng tên nên quá trình tổ chức chữa trị không thể đúng cách, hiệu quả không có, công chúng hiểu nhầm, điều trị ma túy chỉ gom lại thành CẮT CƠN hoặc CÁCH LY XÃ HỘI và thực hành LAO ĐỘNG, DẠY NGHỀ,... theo một mô hình cố định.
    Năm 2008, Quốc Hội cũng đã tháo gở thêm một mảng: phải đa dạng hóa cách điều trị bệnh nghiện, không nhất thiết phải gói trong một mô hình nhất định. Việc bắt buộc lao động, bắt buộc học nghề (dù không thành công mấy) cũng được hiểu một cách linh hoạt phù hợp hơn, thời gian cách ly xã hội cũng được quan niệm lại, hợp lý hơn. Nhà nước (Thành Phố Hồ Chí Minh) duy trì một hình thức CAI NGHIỆN BẮT BUỘC dành cho một thành phần người nghiện trộm cắp, quậy phá không chịu đi chữa bệnh bất cứ nơi nào, cũng là chủ trương cần thiết, hợp tình hợp lý.
    Nói như trên, không có nghĩa là việc đa dạng hóa mô hình cai nghiện làm xuất hiện mô hình tốt nhất hay hiệu quả nhất. Nhìn sang các nước khác, chưa có và không thể có một mô hình tốt nhất dành chung cho tất cả mọi người nghiện. nó tùy thuộc vào đặc điểm phong tục, tập quán, văn hóa, dân trí và mức sống của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách của nơi đó.
    Đa dạng hóa cũng không được hiểu theo kiểu làm tùy tiện của các đơn vị ngoài Nhà nước, biến người nghiện thành đối tượng kinh doanh vô nhân đạo. Trong bối cảnh này, cơ quan quản lý của Nhà nước sẽ theo dõi, giúp đỡ và ngăn chặn những vi phạm  được quy định theo những tiêu chuẩn căn bản và hợp lý, không đi quá sâu vào chi tiết không cần thiết theo cách hiểu riêng (và hạn chế) của người cán bộ đại diện công quyền, bóp nghẹt mọi sáng tạo của cơ sở gây trở ngại cho chinh sách xã hội hóa.
    Các dạng cai nghiện được sự cho phép của Nhà nước đã được phổ biến : cắt cơn tại nhà, điều trị và cắt cơn tại cộng đồng, cắt cơn  điều trị tại các Trung tâm (Nhà nước và ngoài Nhà nước), chính sách hậu cai và chống tái nghiện bằng thuốc thay thế.
    *  Cắt cơn tại nhà, được Nhà nước cho phép đồng thời là quyền quyết định của người bệnh, dù hiệu quả rất không đáng kể (Khẳng định của y học : cắt cơn chỉ là bắt đầu cho chương trình điều trị).
    *   Cắt cơn và điều trị tại cộng đồng được áp dụng tại nông thôn, lấy ỦY BAN XÃ làm đơn vị cơ sở, còn ở thành thị thì không được đề cập đến  trong luật Sửa Đổi - Có thể hiểu là đang thả nổi hoặc chưa triển khai, hoặc không triển khai.
    Về mặt công chúng
    Hiểu được bệnh nghiện một cách có hệ thống là đã khó, do tác động của cách làm mấy chục năm qua, làm cho công chúng càng khó hiểu hơn, trở nên mất niềm tin về các kiểu theo từng hồi. Lao động, học nghề, cách ly dài hạn, thả về vẫn nghiện. Điều trị nghiện thu lại chỉ còn ở khâu "cắt cơn". Nay công chúng lại nuôi hi vọng vào "Thuốc" thay thế hay "Thuốc" chống tái nghiện một cách đơn giản, gọn gàng. Niềm tin đang đồng hành với nỗi bất hạnh. Mọi cố gắng giống như sự nỗ lực giữa đám cháy, ở phạm vi cá nhân - gia đình và xã hội. Gia đình người Việt Nam phần lớn có thu nhập không cao và không ổn định. Việc nuôi một người nghiện trong nhà không dễ dàng. Nhưng nếu so sánh tổng chi của một người nghiện cho mỗi ngày là lớn hơn việc đưa họ đi cai, kiểu "cắt cơn". Nhưng cắt cơn nhiều lần vì tái đi tái lại thì lớn hơn việc dứt khoát đưa vào Trung tâm với thời gian dài từ 6 tháng, 1 năm, hay 2 năm . Thực hiện phương thứ cai nghiện đồng thời như Luận chứng khoa học đã chỉ dẫn: Thuốc có vai trò hỗ trợ. Điều trị tâm lý cùng với  Chuyển đổi môi trường là quan trọng, bao trùm, xuyên suốt quá trình điều trị.
    Nếu không chuyển đổi môi trường, việc Điều trị tâm lý không thắng nổi các quán tính và hành vi của người nghiện.
    Tâm lý điều trị không phải là sự góp nhặt các mảnh tâm lý phổ thông, rời rạc ca dao tục ngữ, do sáng kiến của ai đó, hay một nhóm ai đó, chắp vá linh tinh, không kiểm nghiệm thực tế, không trải qua thời gian thử thách.
    Hệ thống tâm lý điều trị cho người nghiện là một giáo trình chuyên biệt, dành riêng cho người nghiện và cách vận hành của nó.
    Trong quá trình từng bước thử thách, người nghiện có thể "té" lại một số lần, không phải là vấn đề lớn. Sự "té" lại không gây trở ngại cho việc hồi phục, nếu không bỏ cuộc. Nó sẽ bổ sung cho kinh nghiệm cá nhân và nhận thức được chín mùi hơn về bài học. Nó là vòng xóay ốc hướng lên tên theo chiều đỉnh để đi đến hồi phục.
    Bản thân người nghiện có xu hướng từ chối việc ĐIỀU TRỊ THẬT SỰ. Họ chỉ muốn "CẮT CƠN" trong vòng 5 - 10 ngày cho qua trạng thái khó khăn và quay lại con đường cũ. Bản thân họ bị khép chặt trong vòng vây cạm bẫy của nỗi bất hạnh, làm sao họ tự ra ? Họ phải được dắt dìu theo từng ước nhỏ. Gia đình, người đỡ đầu phải có đủ sức mạnh, ý chí, quyết tam và sự hiểu biết, tình cảm không th6i, chưa đủ.
    Những cơ quan, đơn vị, Trung tâm đang mắc nợ sự kỳ vọng của gia đình, vì chưa làm cho họ hiểu cách đặt kỳ vọng đó ở đâu và như thế nào. Trước hết, làm cho họ hiểu tính chất của bệnh nghiện, n7i chữa bệnh làm gì ? Họ làm gì ? Và người bghiện phải chịu sự kham nhẫn, học tập ra sao ?
                                                          Hạ Đình Nguyên
                                                             Tháng 10 năm 2010
    #2
      vietlong 24.03.2011 18:48:30 (permalink)

       

      Chức năng và nội dung hoạt động của Trung Tâm Làng Bình Minh P&LV
      (Xem sơ đồ để hình dung) 

      I. Giai đoạn 01:         T.T Làng Bình Minh


          A.    1. Cắt cơn – giải quyết hội chứng cai.
              2. Chữa trị các bệnh phụ.
              3. Chăm sóc y tế toàn diện.



          B.    1. Công tác hỗ trợ tâm lý.
              2. Ngăn chặn xung đột giữa cá nhân và cá nhân, giữa cá nhân và tập thể.
              3. Chống thẩm lậu ma túy.
              4. Ngăn chặn trốn trường.

          A và B là giai đoạn diễn ra trong 2 tuần đầu, trạng thái tinh thần và thể chất Học viên chưa ổn định.



          C.    Tâm lý giáo dục
            1. Bắt đầu tiến hành giáo dục Tâm lý, khởi đầu từ bước 1-2-3-4 việc học nhẹ nhàng kết hợp các hình thức giải trí, thư giãn.
              2. Xem truyền hình, nghe nhạc, đọc sách, đánh cờ.



          D.    Thể dục thể thao
                Khuyến khích và đào tạo điều kiện vận động TDTT
              1. Bơi lội
              2. Bóng bàn
              3. Cầu lông
              4. Thể dục dụng cụ
              5. Thể dục buổi sáng, đi, chạy trên máy…



          Đ.    Bếp ăn dinh dưỡng
              Phục vụ  4 bữa ăn/ngày.
              Căn tin phục vụ cho các nhu cầu cần thiết khác.
         
      C, D, Đ là 3 nội dung hoạt động cùng lúc để nâng đỡ phục hồi thể trạng nhanh chóng đồng thời tiến hành chương trình giáo dục Tâm lý từ bước 1 đến bước 4. Thời gian trung bình từ 30 ngày đến 45 ngày tùy theo tình trạng thể chất và tinh thần của Học viên. Trong giai đoạn này chỉ giải quyết vấn đề căn bản.
      Thực chất học viên chưa thể tự chủ được, sự ham muốn tái nghiện còn cao, cần môi trường an toàn gìn giữ. Là giai đoạn cực nhọc của bộ phận Quản lý Học viên về việc chống thấm lậu Ma túy và trốn trường.
       

      #3
        vietlong 24.03.2011 18:49:49 (permalink)



        Nhà Halfway
          (Học tập chiều sâu và thử thách).

           Để vào Giai đoạn 02 (nhà Halfway) các bộ phận phối hợp để đánh giá sự tiến bộ về nhận thức, ổn định về Tâm lý, thể hiện được ý muốn dứt khoát cai thì được CHUYỂN TIẾP sang giai đoạn II – Nhà Halfway.
            Như sơ đồ đã biểu hiện: gam màu tối của giai đoạn I đã bớt đi hoặc mất hẳn, nhường lại cho màu sáng tươi vui hơn, tích cực hơn và hy vọng hơn ( nhiều màu xanh).
            E. Học tập

        1.Chương trình học tập 12 bước là nội dung cốt lỏi của nhà Halfway. Từ đây hàng ngày, học từ bước 5 trở đi. Nếu có Học viên nào biểu hiện sự sa sút, thối lui sẽ được chuyển về GĐI để kèm giữ và học tập lại.
         2. Cách tiến hành việc học 12 bước có sự hướng dẫn trực tiếp của chuyên gia Tâm lý nước ngoài cho riêng ngành cai nghiện, đi sâu trong việc khai thác các sức mạnh tiềm ẩn trong người nghiện, giúp họ đứng lên mạnh mẽ từ tất cả các hướng: niềm tin tôn giáo ( của họ) trách nhiệm gia đình, ý thức về bản thân trên cơ sở soi sáng những góc tối của tâm hồn, tâm lý, tiềm thức, thói quen, xác lập với từng cá nhân sơ đồ diễn tiến tư duy và kế hoạch rèn luyện để trở thành con người tự do và sống có ý nghĩa.


            F.Tư vấn cá nhân:

        Mỗi học viên có một bối cảnh riêng từ khi ra đời, lớn lên và trưởng thành không ai giống ai. Việc tư vấn cá nhân nhằm giúp giải quyết vấn đề cụ thể của từng người trong mối quan hệ với gia đình – bạn bè – xã hội – và những xung đột nội tâm có tính cá biệt mà trong học tập nhóm chưa đáp ứng được.


            F’.Câu lạc bộ Gia đình:


            Trung Tâm cần liên lạc với Gia đình:
                - Hỗ trợ thông tin cho Gia đình về sự hiểu biết căn bệnh nghiện.
                - Tư vấn cho Gia đình những tình huống ứng xử thích hợp.
                - Điều chỉnh những khái niệm chưa chính xác, những ứng xử không thích hợp, giải tỏa xung đột do căn bệnh gây ra.


            G. Giờ tự quản

                Là khoảng thời gian làm việc riêng của từng nhóm thực tập tự quản.
                   1. Ứng dụng bài học để tự làm kế hoạch cho mình.
                  2. Tự kiểm tra, kiểm điểm hành vi, nhân cách, trong nhóm bạn thân thiết và giúp nhau làm bài tập.



            H.Kỹ năng sống:

            Chương trình dạy 16 kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực trong đời sống (như: làm chủ bản thân, giải tỏa stress, giải quyết xung đột, giao tiếp, lắng nghe, ra quyết định…) dành cho đối tượng đã được đánh giá là vững vàng với tư cách là người tự do, là kỹ năng và kiến thức bổ sung trước khi bạn ấy rời trường để trở về đời sống xã hội với tư thế là con người mới đầy đủ nghị lực.


            I. TDTT

        Là nội dung bắt buộc để có một thể xác khỏe mạnh, đẩy lùi được bệnh tật, hỗ trợ cho tinh thần minh mẫn.
            Các loại hình TDTT được tổ chức và khuyến khích: bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bóng bàn, thể dục dụng cụ, đọc sách, nghe nhạc, đi bộ, chạy bộ, các cuộc thi đấu…


            J. Câu lạc bộ 24H.

            Là tổ chức câu lạc bộ 24 giờ mỗi ngày, là tập họp của một tập thể đặc biệt với lời hứa đầy danh dự của chính mình: Tôi quyết giữ sạch trong 24 giờ của ngày hôm nay, không những thế mà còn tuân hành theo một cách tự giác quy trình sinh hoạt và rèn luyện của tập thể đã đưa ra và được nhất trí. Trên cơ sở hợp đồng danh dự này, tôi sẵn sàng luôn luôn bày tỏ chân thành, chia sẽ, giúp đỡ, thảo luận, luyện tập, sẵn sàng phê bình và tự phê bình để cùng nhau tạo nên một sức mạnh.

         CLB 24 còn là lợi ích về thực hành, thực tập, rèn luyện các kỹ năng sinh hoạt, giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục… đã được học tập. Nơi đây cũng còn là nơi sáng tạo, khám phá những khía cạnh hữu ích bổ sung cho chương trình cai nghiện của Trung Tâm, xem như là sự cống hiến với thiện nguyện để trả ơn cho tất cả để ta có cuộc sống hôm nay, kể cả những pháp môn thiền định, yoga, phathata đã được ứng dụng.


         K. Vấn đề Huấn nghiệp:

            Một số Học viên đã có nghề nghiệp, chẳng may vướng phải bệnh nghiện đành bỏ việc: giải quyết xong bệnh có thể trở về nghề cũ?
            Còn các bạn khác không kịp có nghề, đã vướng bệnh, gia đình nghèo, các bạn sẽ làm gì?
            Trong phạm vi khả năng, nhà Halfway chỉ làm được một số việc, giúp được Học viên theo trình độ và quyết tâm: Tiếng Anh – Tin học – Hội họa – Nâng cao văn hóa và nghề Mộc mỹ nghệ. Đó là những lãnh vực mà Trung Tâm trực tiếp làm được. Ngoài ra, các nghề khác do T.T Dạy Nghề Quận hỗ trợ.


            L. Tư vấn hậu cai và nâng cao kiến thức y học.

            Công việc cuối cùng nhà Halfway có thể cống hiến cho Học viên thay lời chào chia tay là chương trình bổ sung kiến thức y học và sự nối kết một đường dây tư vấn khi các bạn đã ra về, mà con đường về đôi khi có gập ghềnh sỏi đá…

            1. Kiến thức y học phổ thông để chăm sóc bản thân, gia đình và người quen.
            2. Thông tin về thuốc hay phương thức chữa trị mới mà các nhà chuyên môn đã tìm ra, đối với bệnh Ma túy, HIV.
            3. Tư vấn về những thuốc hỗ trợ hậu cai, cách dùng và những hạn chế của nó.

            Liên lạc thẳng với Trung tâm Làng Bình Minh hoặc theo địa chỉ Email.




        Nhà Halfway không phải là nơi làm từ thiện, cũng không phải là nơi kinh doanh.   
        Nhà Halfway có tính chất nhân văn, nhằm thách thức đi dến thành công. Mời bạn    
        Cần sự hợp tác và hỗ trợ của tất cả những ai quan tâm.

        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9