vietlong
-
Số bài
:
104
-
Điểm thưởng
:
0
- Từ: 30.08.2009
|
cai Nghiện Ma túy
-
24.03.2011 18:45:27
Giới thiệu chung NGHIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ NGHIỆN Hiện nay, công chúng Việt nam chưa hiểu rõ tính chất của bệnh nghiện ma túy theo cách khẳng định mới nhất của y học, từ các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan chức năng về quản lý và điều trị cho đến gia đình người nghiện và người nghiện. Nhiều thập niên qua, người nghiện được gọi là "Con nghiện", được gói trong phạm trù "Tệ nạn xã hội", được công chúng sợ hãi, khái niệm về con nghiện giống như khái niệm về tội phạm. Điều này không sai nhưng gọi như thế không đúng tên. Năm 2003 khi Thành Phố Hồ Chí Minh mở chế độ tập trung Trường lớn (gần khái niệm Đại trại), người nghiện được gọi là "Học viên" Cách gọi này có mục đích xóa mặc cảm cho người nghiện, nhưng vẫn không đúng tên gọi (Chỉ một sáng thức dậy, người nghiện hết bệnh, trở thành "Người đi học". Phải đợi 2008, Quốc Hội nhân dịp bàn bổ sung về Luật Phòng Chống tệ nạn (trong đó có tệ nạn lạm dụng ma túy) mới khẳng định tên gọi người nghện ma túy là "Bệnh nhân", lần này gọi đúng. Gọi chưa đúng tên nên quá trình tổ chức chữa trị không thể đúng cách, hiệu quả không có, công chúng hiểu nhầm, điều trị ma túy chỉ gom lại thành CẮT CƠN hoặc CÁCH LY XÃ HỘI và thực hành LAO ĐỘNG, DẠY NGHỀ,... theo một mô hình cố định. Năm 2008, Quốc Hội cũng đã tháo gở thêm một mảng: phải đa dạng hóa cách điều trị bệnh nghiện, không nhất thiết phải gói trong một mô hình nhất định. Việc bắt buộc lao động, bắt buộc học nghề (dù không thành công mấy) cũng được hiểu một cách linh hoạt phù hợp hơn, thời gian cách ly xã hội cũng được quan niệm lại, hợp lý hơn. Nhà nước (Thành Phố Hồ Chí Minh) duy trì một hình thức CAI NGHIỆN BẮT BUỘC dành cho một thành phần người nghiện trộm cắp, quậy phá không chịu đi chữa bệnh bất cứ nơi nào, cũng là chủ trương cần thiết, hợp tình hợp lý. Nói như trên, không có nghĩa là việc đa dạng hóa mô hình cai nghiện làm xuất hiện mô hình tốt nhất hay hiệu quả nhất. Nhìn sang các nước khác, chưa có và không thể có một mô hình tốt nhất dành chung cho tất cả mọi người nghiện. nó tùy thuộc vào đặc điểm phong tục, tập quán, văn hóa, dân trí và mức sống của mỗi quốc gia, mỗi địa phương và tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách của nơi đó. Đa dạng hóa cũng không được hiểu theo kiểu làm tùy tiện của các đơn vị ngoài Nhà nước, biến người nghiện thành đối tượng kinh doanh vô nhân đạo. Trong bối cảnh này, cơ quan quản lý của Nhà nước sẽ theo dõi, giúp đỡ và ngăn chặn những vi phạm được quy định theo những tiêu chuẩn căn bản và hợp lý, không đi quá sâu vào chi tiết không cần thiết theo cách hiểu riêng (và hạn chế) của người cán bộ đại diện công quyền, bóp nghẹt mọi sáng tạo của cơ sở gây trở ngại cho chinh sách xã hội hóa. Các dạng cai nghiện được sự cho phép của Nhà nước đã được phổ biến : cắt cơn tại nhà, điều trị và cắt cơn tại cộng đồng, cắt cơn điều trị tại các Trung tâm (Nhà nước và ngoài Nhà nước), chính sách hậu cai và chống tái nghiện bằng thuốc thay thế. * Cắt cơn tại nhà, được Nhà nước cho phép đồng thời là quyền quyết định của người bệnh, dù hiệu quả rất không đáng kể (Khẳng định của y học : cắt cơn chỉ là bắt đầu cho chương trình điều trị). * Cắt cơn và điều trị tại cộng đồng được áp dụng tại nông thôn, lấy ỦY BAN XÃ làm đơn vị cơ sở, còn ở thành thị thì không được đề cập đến trong luật Sửa Đổi - Có thể hiểu là đang thả nổi hoặc chưa triển khai, hoặc không triển khai. Về mặt công chúng Hiểu được bệnh nghiện một cách có hệ thống là đã khó, do tác động của cách làm mấy chục năm qua, làm cho công chúng càng khó hiểu hơn, trở nên mất niềm tin về các kiểu theo từng hồi. Lao động, học nghề, cách ly dài hạn, thả về vẫn nghiện. Điều trị nghiện thu lại chỉ còn ở khâu "cắt cơn". Nay công chúng lại nuôi hi vọng vào "Thuốc" thay thế hay "Thuốc" chống tái nghiện một cách đơn giản, gọn gàng. Niềm tin đang đồng hành với nỗi bất hạnh. Mọi cố gắng giống như sự nỗ lực giữa đám cháy, ở phạm vi cá nhân - gia đình và xã hội. Gia đình người Việt Nam phần lớn có thu nhập không cao và không ổn định. Việc nuôi một người nghiện trong nhà không dễ dàng. Nhưng nếu so sánh tổng chi của một người nghiện cho mỗi ngày là lớn hơn việc đưa họ đi cai, kiểu "cắt cơn". Nhưng cắt cơn nhiều lần vì tái đi tái lại thì lớn hơn việc dứt khoát đưa vào Trung tâm với thời gian dài từ 6 tháng, 1 năm, hay 2 năm . Thực hiện phương thứ cai nghiện đồng thời như Luận chứng khoa học đã chỉ dẫn: Thuốc có vai trò hỗ trợ. Điều trị tâm lý cùng với Chuyển đổi môi trường là quan trọng, bao trùm, xuyên suốt quá trình điều trị. Nếu không chuyển đổi môi trường, việc Điều trị tâm lý không thắng nổi các quán tính và hành vi của người nghiện. Tâm lý điều trị không phải là sự góp nhặt các mảnh tâm lý phổ thông, rời rạc ca dao tục ngữ, do sáng kiến của ai đó, hay một nhóm ai đó, chắp vá linh tinh, không kiểm nghiệm thực tế, không trải qua thời gian thử thách. Hệ thống tâm lý điều trị cho người nghiện là một giáo trình chuyên biệt, dành riêng cho người nghiện và cách vận hành của nó. Trong quá trình từng bước thử thách, người nghiện có thể "té" lại một số lần, không phải là vấn đề lớn. Sự "té" lại không gây trở ngại cho việc hồi phục, nếu không bỏ cuộc. Nó sẽ bổ sung cho kinh nghiệm cá nhân và nhận thức được chín mùi hơn về bài học. Nó là vòng xóay ốc hướng lên tên theo chiều đỉnh để đi đến hồi phục. Bản thân người nghiện có xu hướng từ chối việc ĐIỀU TRỊ THẬT SỰ. Họ chỉ muốn "CẮT CƠN" trong vòng 5 - 10 ngày cho qua trạng thái khó khăn và quay lại con đường cũ. Bản thân họ bị khép chặt trong vòng vây cạm bẫy của nỗi bất hạnh, làm sao họ tự ra ? Họ phải được dắt dìu theo từng ước nhỏ. Gia đình, người đỡ đầu phải có đủ sức mạnh, ý chí, quyết tam và sự hiểu biết, tình cảm không th6i, chưa đủ. Những cơ quan, đơn vị, Trung tâm đang mắc nợ sự kỳ vọng của gia đình, vì chưa làm cho họ hiểu cách đặt kỳ vọng đó ở đâu và như thế nào. Trước hết, làm cho họ hiểu tính chất của bệnh nghiện, n7i chữa bệnh làm gì ? Họ làm gì ? Và người bghiện phải chịu sự kham nhẫn, học tập ra sao ? Hạ Đình Nguyên Tháng 10 năm 2010
|