Nguyễn Bính, Bất cứ một dân tộc nào hầu như đều có những nét văn hóa riêng biệt và VN cũng không ngoại lệ. Trong thời đại hiện nay trong khi cố gắng hòa nhập và phát triển cùng với các nền văn hóa khác vấn đề giữ gìn bản sắc lại càng quan trọng. Văn hóa dân tộc chính là vận hệ của một nước. Một trong những biểu hiện của văn hóa ngoài phong tục tập quán, ẩm thực, ca nhạc hội họa thì những tác phẩm văn chương có thể phản ánh cuộc sống của một đất nước. Thông qua một tác giả và tác phẩm người ta có thể nhìn ra linh hồn của cả một dân tộc. Và Nguyễn Bính là một người như thế! Thơ của Nguyễn Bính mang nét dân gian trữ tình mang đậm tính Việt. Thơ ông giàu ngữ điệu như ca dao giàu nhạc điệu như lời ru. Thơ Nguyễn Bính gợi cho người đọc nhớ về cội nguồn đưa người đọc về một quá khứ tuy đã xa xôi nhưng vô cùng gần gũi đọng lại hoài trong ký ức mọi người với bao nuối tiếc thương nhớ hoài mong. Những con bướm, dậu mùng tơi, vườn chè, vườn chanh, hương bưởi, bãi dâu dòng sông con đò tuy giản dị nhưng khiến cho người đọc tràn đầy cảm xúc. Nguyễn Bính xứng đáng là một nhà thơ của toàn dân tộc vì thơ ông đi vào quảng đại quần chúng, đến với tất cả mọi tầng lớp. Lời thơ đơn giản mộc mạc không khúc mắc khó hiểu, thơ tưởng chừng như ngây thơ dân dã lại đi thẳng vào lòng người khuấy động lắng sâu rất lâu, điều này không phải ai cũng làm được. Đó chính là biểu hiện của một tài năng lớn xứng đáng đại diện cho nền văn hóa nước nhà.
Lỡ bước sang ngang
I Em ơi em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn mẹ già em thương.
Mẹ già một nắng hai sương,
Chị đi một bước trăm đường xót xa.
Cậy em em ở lại nhà,
Vườn dâu em đốn mẹ già em thương.
Hôm nay khói pháo đầy đường
Ngày mai khói pháo còn vương khắp làng.
Chuyến này chị bước sang ngang,
Là tan vỡ giấc mộng vàng từ nay.
Rượu hồng em uống cho say,
Vui cùng chị một vài giây cuối cùng.
(Rồi đây sóng gió ngang sông
Đầy thuyền hận chị lo không tới bờ)
Miếu thiêng vụng kén người thờ,
Nhà hương khói lạnh chị nhờ cậy em.
Đêm nay là trắng ba đêm,
Chị thương chị kiếp con chim lìa đàn.
Một vai gánh vác giang san…
Một vai nữa gánh muôn vàn nhớ thương.
Mắt quầng, tóc rối tơ vương,
Em còn cho chị lược gương làm gì!
Một lần lỡ bước ra đi,
Là không hẹn một lần về nữa đâu,
Cách mấy mươi con sông sâu,
Và trăm nghìn vạn nhịp cầu chênh vênh.
Cũng là thôi…cũng là đành…
Sang ngang lỡ bước riêng mình chị sao?
Tuổi son nhạt thắm phai đào,
Đầy thuyền hận có biết bao nhiêu người!
Em đừng khóc nữa em ơi!
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!
Một đi bảy nổi ba chìm,
Trăm cay ngàn đắng, con tim héo dần.
Dầu em thương chị mười phần,
Cũng không ngăn nổi một lần chị đi”
Chị tôi nước mắt đầm đìa,
Chào hai họ để đi về nhà ai…
Mẹ trông theo, mẹ thở dài,
Dây pháo đỏ bỗng vang trời nổ ran,
Tôi ra đứng ở đầu làng,
Ngùi trông theo chị khuất ngàn dâu thưa.
II
Trời mưa ướt áo làm gì?
Năm mười bảy tuổi chị đi lấy chồng
Người ta: pháo đỏ rượu hồng
Mà trong hồn chị: một vòng hoa tang.
Lần đầu chị bước sang ngang,
Tuổi son sông nước đò- giang chưa tường
Ở nhà em nhớ mẹ thương,
Ba gian trống một mảnh vườn xác xơ
Mẹ ngồi bên cửi xe tơ,
Thời thường hỏi:Chị mày giờ ra sao?
“…Chị bây giờ…” Nói thế nào?
Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang
Chị từ lỡ bước sang ngang,
Trời giông bão, giữa tràng giang lật thuyền.
Xuôi dòng nước chảy liên miên,
Đưa thân thể chị tới miền đau thương.
Mười năm gối hận bên giường,
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.
Mười năm đưa đám một mình,
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Mười năm lòng lạnh như tiền
Tim đi hết máu cái duyên không về
“ Nhưng em ơi một đêm hè,
Hoa xoan nở, xác con ve hoàn hồn.
Dừng chân trên bến sông buồn
Nhà nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang.
Đoái thương than chị lỡ làng,
Đoái thương phận chị dở dang những ngày.
Rồi…rồi…chị nói sao đây!
Em ơi, nói nhỏ câu này với em…
…Thế rồi máu trở về tim
Duyên làm lành chị duyên tìm về môi.
Chị nay lòng ấm lại rồi,
Mối tình chết đã có người hồi sinh
Chị từ dan díu với tình,
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
“Tim ai khắc một chữ
Nàng Mà tim chị một chữ
Chàng khắc theo
Nhưng yêu chỉ để mà yêu,
Chị còn dám ước một điều gì hơn.
Một lầm hai lỡ keo sơn,
Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung.
Rồi đêm kia, lệ ròng ròng,
Tiễn đưa người ấy sang sông chị về.
Tháng ngày qua cửa buồng the,
Chị ngồi nhặt cánh hoa lê cuối màu”
III
Úp mặt vào hai bàn tay,
Chị tôi khóc suốt một ngày một đêm.
“Đã đành máu trở về tim
Nhưng không ướt nổi cánh chim giang hồ.
Người đi xây dựng cơ đồ…
Chị về trồng cỏ nấm mồ thanh xuân.
Người đi khoác áo phong trần
Chị về may áo liệm dần nhớ thương
Hồn trinh ôm chặt chân giường
Đã cùng chị khóc đoạn đường thơ ngây .
Năm xưa đêm ấy giường này,
Nghiến răng… nhắm mắt… chau mày… cực chưa!
Thế là tàn một giấc mơ,
Thế là cả một bài thơ não nùng!
Tuổi son má đỏ môi hồng,
Bước chân về đến nhà chồng là thôi!
Đêm qua mưa gió đầy trời,
Trong hồn chị có một
người đi qua…
Em về thương lấy mẹ già,
Đừng mong ngóng chị nữa mà uổng công.
Chị giờ sống cũng bằng không,
Coi như chị đã sang sông đắm đò”.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2011 11:00:11 bởi thanhkhe >