Lễ phục sinh - nguồn gốc những quả trứng và thỏ trắng Lễ Phục sinh theo đạo Thiên chúa giáo, là lễ mừng Chúa Jésus Christ sống lại sau ba ngày. Lễ này tiếp theo Tuần Thánh mà người ta tổ chức cho bữa ăn cuối cùng của Chúa Jésus với các Tông đồ (ngày thứ Năm: La Cène) và ngày Chúa chết trên thập tự giá (thứ Sáu).
Hình ảnh Thiên Chúa theo lời kể của các Tông Đồ
Lễ Phục sinh là lễ mùa Xuân, hy vọng và sự tái sinh. Từ xưa lắm, mọi người mừng sự trở lại của mùa Xuân sau những tháng dài lạnh, cây cối bắt đầu đâm chổi nẩy lộc.
Chúa Jésus sống dậy đồng thời với ngày lễ Pâques của Do Thái. Theo lịch, mùa xuân bắt đầu từ 21 tháng 3, nên thông thường lễ Pâques nằm trong khoảng 22/03 tới 25/04. Mãi đến năm 325 người ta mới quyết định lấy ngày chủ nhật đầu tiên sau ngày rằm đầu tiên của mùa xuân để định ngày lễ Phục sinh. Thí dụ hôm nay ngày 12/4/2006 là rằm tháng 3, vậy ngày lễ Phục sinh sẽ là chủ nhật sắp tới, tức ngày 16/4/2006.
Lễ Phục sinh, người theo đạo Thiên chúa giáo gọi là Pâques, người Do Thái gọi là Pâque, tiếng Anh là Easter, nguồn gốc từ tên Eostre, là nữ thần mùa Xuân
I) Lễ Phục Sinh Do thái:Có hai lễ tổ chức vào mùa Xuân:
- Lễ 'Hag Ha-Pessa'h: lễ cừu Pascal. Là lễ cho những mục đồng. Ngày xưa người Do Thái là dân du mục. Tập tục bôi máu cừu lên cửa trước nhà hay lều hay nhà gỗ để chống những yêu quái và bảo vệ yên ổn cho gia đình. Chữ
Pâque của Do Thái có nghĩa là lễ mà cũng có nghĩa con vật mà người ta giết để hy sinh. Con vật hy sinh từ thời Jésus, vẫn còn tiếp tục và chấm dứt khi đền Jérusamen bị phá hủy năm 70.
- Lễ 'Hag Ha-Matsoth: Lễ bánh mì không men. Là lễ mùa màng cho lần gặt hái đầu năm. Bánh mì không men có tên là bánh mì azyme, từ tiếng Hy lạp ἂζυμος và men tiếng Hy lạp ζύμη (levain)
Sau đó các lễ này kết hợp với sự di dân của người Do Thái (exode), tiếng Hy lạp là ἔξοδος = ra ngoài. Vào thời Pharaon, một phần những người Do Thái bị làm nô lệ ở Ai Cập. " ἔξοδος " tượng trưng cho sự ra khỏi Ai Cập, sự giải phóng dân tộc Do Thái. Trong kinh Torah, Thượng Đế báo rằng đại nạn thứ 10 sắp giáng lên đầu người Ai Cập: máu quanh các cửa là dấu hiệu sẽ cho phép Thượng Đế nhận diện được người Do Thái để tha cho họ: "
Máu sẽ dùng làm dấu hiệu, trên các nhà mà các ngươi sẽ ở. Ta sẽ thấy dấu máu. Ta sẽ bỏ qua cho các ngươi, và ta sẽ không đánh các ngươi mà ta chỉ đánh trên nước Ai Cập. Ngày đó sẽ là ngày để tưởng niệm" (Exode XII, 13). Ngươi đừng ăn bánh mì có men trong bảy ngày, ngư
ơi sẽ ăn bánh mì không men, bánh mì của nghèo khó, bởi vì các ngươi sẽ vội vã lên đường ra khỏi Ai Cập. Các ngươi sẽ nhớ tới ngày mà các ngươi ra khỏi Ai Cập. (Deutéronome XVI)
Bữa tối cuối cùng của Chúa Jésus với các tông đồ
Như vậy lễ Pâque Do Thái (không có chữ "s" vì chỉ một mình người Do Thái mới có lễ này) trở thành ngày lễ cho sự giải phóng của dân tộc Do Thái. Đó là sự
vượt qua Biển Đỏ ngăn đôi nước nô lệ và vùng đất hứa. Đó là sự sống lại của dân chúng Israël, như mùa Xuân.Pâque là sự chiến thắng của Tự do chống với Nô lệ. Pâque là lễ của sự Giải thoát, của sự Tự do.
II) Lễ Pâques Thiên chúa giáo: Những người theo đạo Thiên chúa giáo tổ chức lễ Pâques cho sự chết và sự sống lại của Chúa Jésus. Họ làm lễ khoảng năm 30. Lúc đó những người Do Thái đi hành hương tới Jérusalem. Họ hiến con cừu tại đền rồi cùng ăn với gia đình. Jésus cũng làm cuộc hành hương như vậy và bị nhà cầm quyền Ponce Pilate, rất cứng rắn dữ tợn, bắt và đóng đinh Người trên thập tự giá. Bữa ăn cuối cùng với các tông đồ, Chúa Jésus cầm bánh mì và sau khi ban phép, Người bẻ bánh cho họ và nói "Này là thân thể ta". Rồi Người lấy một ly rượu và sau khi ban ơn huệ, người nói với họ rằng: "Này là máu ta, máu của sự liên kết..." (Marc XIV, 22). Cảnh này (Cène) theo thể phóng dụ (allégorie) Bánh mì và rượu nho đã được kết hợp với lễ Pâque trước khi Jésus sinh ra. Ly rượu của Jésus thay thế ly rượu của Elie (Elie, nhà Tiên tri. Elie nghĩa là "Yavhé là Chúa của tôi"). Và Chúa Jésus trở thành agnus Dei, thay thế chỗ của con cừu pascal tế lễ. Ngày nay, người ta làm lễ Ngày Thứ Sáu Thánh và Chúa Jésus sống dậy sau ba ngày. Thuở xưa ngày đầu tiên được tính nguyên một ngày.
III) Chọn ngày hành lễ:Giáo hội thời xa xưa đã từng tranh cãi ngày mừng lễ Phục Sinh. Một số người được gọi là nhóm
Quartodecimans (có nghĩa là thứ 14) cho rằng lễ Phục Sinh phải được tổ chức vào ngày thứ 14 của tháng Nissan (tháng Giêng) theo lịch người Do Thái (ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân phân 21/3). Một số người khác muốn ngày lễ Phục Sinh phải được cử hành vào ngày Chủ nhật, bởi vì Chúa Jésus sống lại vào ngày đầu tiên trong tuần. Cộng đồng Nicea (Council of Nicaea) năm 325 với quyết định chung là lễ này được cử hành vào ngày Chủ nhật sau ngày trăng tròn đầu tiên sau ngày Xuân phân (21/3).
Lịch Do Thái - Nissan (Theo kinh thánh, Nissan là tháng đầu tiên của năm)
Tên tháng
Do thái
Ngày
Nissan
ניסן
30
Iyar
איר
29
Sivan
סיון
30
Tamouz
תמוז
29
Av
אב
30
Eloul
אלול
29
Tishri
תשרי
30
Heshvan
חשון
thay đổi 29/30
Kislev
כסלו
thay đổi 29/30
Tevet
טבת
29
Shvat
שבט
30
Adar (Chỉ năm nhuận thôi )
אדר
30
Adar 2, hay vé-adar (năm thường thì tháng này gọi là Adar)
ואדר
29
IV) Dimanche des rameaux (Lễ Cành hay lễ Lá, Willow, Yew hay Blossom Sunday)Là ngày Chủ nhật trước lễ Pâques. Ngày này người ta làm lễ đón tiếp Chúa Jésus tới thành phố Jérusalem. Khi Chúa tới, các tông đồ vội vàng ném những nhánh lá dừa dưới chân Chúa để làm tấm thảm. Ngày nay người ta mang lá tới nhà thờ làm lễ và treo bên Thánh giá để tránh những sự không lành.
V) Mardi Gras Thứ ba cuối cùng trước Carême ( mùa Chay) là ngày lễ trong nhiều nước. Pháp và Canada gọi là Mardi gras, những nước nói tiếng Anh gọi là Fat Tuesday hay Shrove Tuesday. Vì trong nhiều nước người ta không ăn béo và không ăn trứng trong mùa Chay nên ngày thứ ba này họ tìm cách để chiên cho hết mỡ dự trữ còn lại trong nhà. Họ chiên khoai tây, bánh crêpe, bởi vậy Mardi Gras còn gọi là Pancake Tuesday.
VI) Mercredi des Cendres (Lễ Tro) Ngày đầu tiên của mùa Chay được gọi là Mercredi des Cendres. Từ xưa, những người theo đạo Thiên chúa giáo mặc áo quần cũ và để tro lên đầu để chứng tỏ rằng họ rất hối tiếc những tội lỗi họ đã làm trong quá khứ. Ngày nay họ đi lễ nhà thờ để nhận tro. Vị linh mục sẽ lấy một nhúm tro và làm dấu thánh giá cho người quì trước ông.
VII) Vendredi Saint:Vendredi Saint được tổ chức 5 ngày sau Dimanche des rameaux. Đó là một ngày thật buồn cho những giáo dân vì ngày đó Chúa sẽ chết trên thập tự giá và lúc đó các tông đồ nghĩ là sẽ không gặp Chúa trở lại. Tiếng Anh là God's Friday nhưng sau đó bị đọc trại là Good Friday. Có những nước còn gọi là Big Friday, Holy Friday hay Silent Friday.
Ngày thứ Sáu Thánh được tổ chức khắp nơi trên thế giới. Tại Espagne, Mexico, Nam Mỹ, người ta cùng nhau diễu hành ngoài đường nguyên tuần Thánh và ngày diễu hành hôm thứ Sáu Thánh là buồn nhất. Ngày này, sáng sớm đã đầy người, họ mang theo tượng Chúa và Đức Mẹ, vừa đi vừa hát thánh ca. Trống đánh, chuông nhà thờ đổ chầm chậm. Ngày thật buồn. Chỉ còn hai ngày nữa là ngày vui.
VIII) Dimanche de Pâques.Chủ Nhật Phục Sinh là một ngày vui bởi vì sáng sớm Chủ nhật, các tông đồ mới biết là Chúa sống dậy. Họ tới mồ chôn Chúa và thấy hòn đá chắn bị dời đi và mồ trống rỗng. Chúa Jésus đã thăng thiên
Những người theo đạo Công giáo đến dự lễ. Nhà thờ được trang hoàng đầy hoa và đèn sáp. Chuông ngân. Ngày này là ngày trao quà cho nhau.
IX) Truyền thống1) Trứng Pâques:
Các huyền thoại về tạo dựng trời đất của nhiều dân tộc xưa, họ nghĩ rằng vũ trụ được sinh ra từ một cái trứng. Nên trứng là biểu tượng của thiên nhiên, của sự tái tạo và sống lại. Đối với người theo đạo Thiên chúa, trứng biểu tượng cho ngôi mồ của Chúa, từ đó Chúa sống lại , nên đã có một thời nhà thờ cấm ăn trứng trong mùa chay (Carême), để dành cho lễ PâquesTruyền thống tặng nhau trứng vào đầu mùa xuân bắt đầu từ thời Cổ đại. Trong rất nhiều nền văn hóa, trứng là biểu tượng cho sự sung túc, đổi mới, sinh sản.
Trước đây khoảng 5000 năm, những người Ai Cập, Ba Tư (Perse) vào ngày Xuân phân (21/03), bắt đầu một năm mới, bạn bè thường trao đổi cho nhau các quả trứng có tô điểm màu sắc. Đối với người thời xưa việc một sinh vật sống từ quả trứng mà ra là một điều hết sức kỳ diệu. Những người La Mã cũng vậy, họ cho rằng đập bể trứng ngày đầu Xuân là để làm sạch bầu khí quyển. Ở Ukraine, từ thời tiền sử người ta đã vẽ lên trứng (lúc bấy giờ được gọi là pysanky писанки) khi mùa Xuân bắt đầu. Hai thế kỷ gần đây, khi đi lễ Pâques, người ta mang những giỏ trứng vàng đến cho vua để vua phân phát cho các cộng sự. Người ta kể rằng vua Louis XIV cho mang tới người yêu của vua là cô Louise-Françoise de La Baume Le Blanc de La Vallière, (đọc tiểu sử Louis XIV nước Pháp) một cái trứng trong đó chứa một thập tự giá thật. Còn vua Louis XV thì phân phát cho các triều thần trứng có chạm trỗ hay tranh vẽ.Ngày lễ Pâques, tại Paris vào thế kỷ thứ XIII, các thầy tu nhà thờ và các sinh viên đại học và thanh niên nhóm họp với nhau nơi các công trường, tạo thành đoàn diễn hành có kèn có trống rồi vào nhà thờ để hát, xong họ tản mát khắp mọi nơi trên các đường phố để tìm trứng Pâques
Trứng được tô màu đỏ và xanh và vẽ nhiều màu khác lên trên rồi tặng nhau giữa bạn bè, cha và mẹ và hàng xóm với nhau
Trứng sơn màu chỉ xuất hiện tại Âu châu từ thế kỷ thứ VIII. Trứng được tô màu đỏ và vẽ trên đó nhiều hình ảnh và đêm trao tặng nhau nhân dịp cuối mùa Chay (Carême), tượng trưng cho mùa Đông đã hết.Từ thời Phụng Hưng (Renaissance), trứng gà được thay thế bằng trứng bằng vàng trong các triều đình vua chúa Âu châu. Những cái "trứng" quý này được trang trí bằng kim loại quý, các loại đá quý và ngay cả các bức tranh của các họa sĩ danh tiếng mà đỉnh cao nhất là những cái trứng nổi tiếng của Fabergé tại triều đình Nga hoàng cuối thế kỷ thứ XIX.
Ngày nay người ta làm trứng Phục sinh bằng cách luộc trứng cho chín và sau đó nhuộm màu đỏ và màu xanh dương, rồi muốn vẽ gì lên thêm tùy ý. Trứng Phục Sinh thường được cho trẻ em bằng cách để trong giỏ hay dấu trong vườn, dưới các bụi cỏ, cây cho chúng tìm. Ngoài ra, trứng Pâques cũng làm bằng chocolate, to nhỏ có đủ. Truyền thống này có ở nhiều nước và tương đối mới gần đây thôi. Các khuôn đúc trứng chocolate xuất hiện vào tiền bán thế kỷ XIX. Cách đúc trứng chocolate: Sau khi làm nóng chảy chocolate ở 50°C, đánh cho nhuyễn, láng và sau khi hơi nguội, đổ vào khuôn. Sau khi nguội hoàn toàn, gỡ trứng ra rồi trang trí lên trứng.
a) Trứng do Fabergé sáng tạo: Từ năm 1885 tới 1917, các tsars Alexandre III và Nicolas II đặt làm 54 trứng rực rỡ do Fabergé chế tạo để tặng cho hoàng hậu Marie và Alexandra Feodorovna. Ngày nay ta biết được 47 trứng. Mỗi cái trứng giấu bên trong một công trình tỉ mỉ sáng tạo bất ngờ. Mỗi cái trứng là một đại tác phẩm của sự khéo léo, tài tình. Trong suốt 11 năm, hoàng hậu Nga Maria nhận những quả trứng do chồng bà tặng ngày lễ phục sinh. Những mẫu hình Fabergé dùng thường là sự đối xứng và lập lại.
Năm 1885, Alexandre III đặt chiếc trứng đầu tiên để tặng cho vợ ông, hoàng hậu Maria Feodorovna. Phong tục tặng trứng buổi sáng ngày lễ Phục hưng và trao nhau ba nụ hôn đã được xem như phong tục Chính giáo (orthodoxe) của Nga. Ngày này được coi là ngày quan trọng nhất trong năm, và trứng biểu tượng cho sự sinh trở lại của mùa xuân và là yếu tố thiết yếu.
Trứng của Fabergé được làm bằng vàng, bạc, sứ, đá quý và bức họa nhỏ xíu. Những quả trứng nổi tiếng được star hoàng đặt. Cái trứng đó trở nên một huyền thoại và từ đó Fabergé là nhà cung cấp trứng của hoàng gia. Fabergé nhờ có óc sáng tạo liên tục, ông đã làm giàu lớn. Ông phải sáng tạo mỗi năm một quả trứng mới với lối trang trí mới. Và trong suốt 11 năm, hoàng hậu nhận một cái trứng, biểu tượng cho sự sống và tái sinhTừ năm 1885 đến 1894, trước khi chết, Alexandre III đã tặng cả thảy 10 trứng Pâques cho vợ. Khi tsar Alexandre mất, con trai ông là Nicolas II tiếp tục truyền thống bằng cách đặt hàng cho hãng Fabergé mỗi năm hai cái trứng, một cái cho mẹ ông và một cái cho vợ ông. Ngày lễ Pâques, Fabergé đích thân mang trứng tới cho bà Maria Feodorovna và người phụ tá của ông mang một cái trứng thứ hai cho vợ của tsar Nicolas II là Alexandra Feodorvna.
Từ năm 1895 đến 1916, mỗi bà hoàng được tặng 22 trứng (44 cái cho cả hai), nghĩa là cả thảy là 54 trứng. Nhưng cho tới nay người ta không tìm thấy dấu vết của quả trứng cho năm 1917, năm cách mạng Nga. Nghĩa là nếu kể 2 trứng năm 1917 thì cả thảy có 56 quả trứng được sản xuất từ năm 1885 đến 1917.
Có 47 trứng được biết, 10 được giữ tại Moscou, nơi điện Kremlin, 8 trứng của các nhà sưu tầm Âu châu, hai trứng (năm 1917) không biết tông tích. Năm 1985, nhà sưu tầm Malcolm Forbes đã bỏ ra 1.760.000 dollars để mua một quả trứng có con gà vàng.
b) Những nhà sưu tầm trứng của Fabergé sáng chế Tuy đặc biệt do nhà vua đặt hàng, nhưng Fagergé cũng làm thêm những bản sao khác. Thí dụ như nhà tỉ phú Sibérie là Alexandre Ferdinandovitch Kelch đã tặng cho vợ 7 cái trứng từ năm 1898 cho tới 1904. Thí dụ cái trứng cho Kelch sao y trứng làm cho hoàng gia Nga, nhưng bằng sứ màu đỏ. Hay ông hoàng Youssoupoff cũng đặt trứng cho Fabergé làm trứng có đồng hồ quả lắc. Còn chuyện Forbes đã kể trong báo năm 1986 về chuyện Chiếc trứng Hoa hồng: Snowman có được trứng này năm 1920 nhờ cuộc bán đấu giá do chính quyền Liên xô tổ chức. Khi về London, ông bán cho Charles Parson, ông này lại nhường cho Henry Talbot de Vere Clifton. Nghe kể là nó bị rơi và hư hao, và cuối cùng vô tay Forbes. Forbes đã sửa chữa lại.
Trứng hoàng gia cuối cùng mà nhà sưu tầm kiêm nhà xuất bản báo Forbes, năm 2002 được bán với giá 9,57triệu dollars. Trứng này Fabergé làm năm vua Nicolas II lên ngôi vào tháng 4 năm 1897. Trứng cao 12,7 cm, bằng vàng có gắn kim cương và bên trong có cỗ xe vua.
c) Trứng Pâques do Alexandre III tặng cho vợ là hoàng hậu Marie Feodorovna 1. Trứng đầu tiên, gà. Chắc hẳn là từ năm 1885; không đóng dấu. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 2. Trứng Phục Sinh. Có thể từ năm 1886. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 3. Trứng men xanh có vân. Chắc hẳn là từ năm 1887. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Stavros Niarchos, Paris)
4. Trứng đồng hồ dạng con rắn. Chắc hẳn là từ năm 1889. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, Thụy Sĩ) 5. Trứng hoa mùa Xuân. Có thể từ năm 1890. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 6. Trứng Pamyat Azova, từ năm 1891. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou)
7. Trứng với 12 chữ ký (Trứng sinh nhật). Chắc hẳn là từ năm 1892. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Merriweather Post, Hillwood Bảo tàng viện, Washington) 8. Trứng Caucase, từ năm 1893. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Fondation Geddings Gray, La Nouvelle-Orléans) 9. Trứng Régence (Trứng Phục hưng), từ năm 1894. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York) [/link]
d) Trứng do Nga hoàng Nicolas II tặng mẹ là bà hoàng Marie Feodorovna 1. Trứng lâu đài Đan Mạch, từ năm 1895. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Fondation Geddings Gray, La Nouvelle-Orléans) 2. Trứng với chim bồ nông (pélican), từ năm 1897. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập L. T. Pratt, Virginia Bảo tàng viện of Fine Arts, Richmond, Virginie)
3. Trứng hoa muguet, từ năm 1898. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
4. Trứng hoa pensée, từ năm 1899. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.) 5. Trứng Cukoo , từ năm 1900. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 6. Trứng lâu đài từ năm Gatchina, từ năm 1901. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Walters Art Gallery, Balrimore, Maryland)
7. Trứng kỷ niệm Alexandre III, từ năm 1904. (Bảo tàng viện Kremlin) 8. Trứng kỷ niệm 50 năm Đan Mạch. Chắc hẳn là từ năm 1906. Thất lạc. 9. Trứng và con công, từ năm 1908. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bộ sưu tập Maurice Sandoz, Bảo tàng viện Horlogerie, Le Locle, Thụy Sĩ)
10. Trứng Alexandre III cỡi ngựa, từ năm 1910, ký tên Fabergé. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 11. Trứng cây hoa cam, từ năm 1911, ký tên Fabergé. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 12. Trứng Napoléon, từ năm 1912. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Fondation Geddings Gray, La Nouvelle-Orléans)
13. Trứng mùa Đông, từ năm 1913. Thất lạc. 14. Trứng tranh thủy mặc (grisaille), từ năm 1914. Nhà kim hoàn Henrik Wigstrôm. (Bộ sưu tập Merriweather Post, Hillwood Bảo tàng viện, Washington) 15. Trứng Chữ Thập đỏ với chân dung hoàng tộc từ năm 1915. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bộ sưu tập L. T. Pratt, Virginia Bảo tàng viện of Fine Arts, Richmond, Virginie)
16. Trứng à la croix từ năm Saint-Georges, từ năm 1916, ký tên Fabergé. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
e) Trứng tsar Nicolas II tặng vợ là hoàng hậu Alexandra Feodorovna1. Trứng Hoa Hồng và Thiên Nga từ năm 1895. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
2. Trứng với những bức tiểu họa. Chắc hẳn là từ năm 1896. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập L. T. Pratt, Virginia, Bảo tàng viện Mỹ nghệ, Richmond, Virginie) 3. Trứng với cỗ xe vua cho lễ đăng quang, 1897. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 4. Trứng với hoa lys, 1899. Nhà kim hoàn M. Perchin.(Bảo tàng viện Kremlin, Moscou)
5. Trứng đường rầy xe lửa xuyên Sibérie, 1900. Nhà kim hoàn M. Perchin.(Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 6. Trứng vẽ hình trèfle, 1902. Nhà kim hoàn M. Perchin.(Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 7. Trứng của Pierre le Grand, 1903. Nhà kim hoàn M. Perchin.(Bộ sưu tập L. T. Pratt, Virginia Bảo tàng viện of fine Arts, Richmond, Virginie)
8. Trứng Thánh đường Ouspensky, từ năm 1904, ký tên Fabergé. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 9. Trứng đồng hồ nhỏ với những hàng cột trụ. Chắc hẳn là từ năm 1905. Nhà kim hoàn Henrik Wigstrôm. (Bộ sưu tập Hoàng gia Anh) 10. Trứng con thiên nga, từ năm 1906. (Bộ sưu tập Maurice Sandoz, Bảo tàng viện từ năm l'Horlogerie, Le Locle, Thụy Sĩ)
11. Trứng chạm trỗ mắt lưới, từ năm 1907. (Walters Art Gallery, Baltimore, Maryland) 12. Trứng lâu đài Alexandre, từ năm 1908. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 13. Trứng Standaart. Chắc hẳn là từ năm 1909. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou)
14. Trứng chiến tích tình yêu. Chắc hẳn là từ năm 1910. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.) 15. Trứng sinh nhật thứ 15, từ năm 1911, ký tên Fabergé. (Bộ sưu tập Forbes, New York) 16. Trứng tsar, từ năm 1912. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bộ sưu tập L.T, Pratt, Virginia Bảo tàng viện Mỹ nghệ Fine Arts, Richmond, Virginie)
17. Trứng ba trăm năm Romanov, từ năm 1913. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou) 18. Trứng mosaïque, từ năm 1914, ký tên C. Fabergé. (Bộ sưu tập Hoàng gia Anh) 19. Trứng của Hội Hồng thập tự về phục sinh, từ năm 1915. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bộ sưu tập 1. E. Minshall, Cleveland Bảo tàng viện of Art, Cleveland, Ohio)
20. Trứng quân đội bằng thép, từ năm 1916. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bảo tàng viện Kremlin, Moscou)
[link=http://1.bp.blogspot.com/_pbcwU4x8sv0/TM6C2ADcg7I/AAAAAAAAAqA/HDNfU_RZiQo/s1600/soc.jpg]
f) Thực hiện cho Alexandre III. Không biết ở đâu 1. 1886 : Trứng gà và giỏ.
2. 1888 : Thiên thấn với trứng trong cỗ xe 3. 1888 : Thiên thấn với đồng hồ quả lắc nhỏ trong trứng. 4. 1889 : Trứng ngọc trai.
5. 1890 : Trứng ngọc émeraude.
g) Thực hiện cho gia đình Kelch1. Trứng và gà, từ năm 1898. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
2. Trứng 12 tấm biển, từ năm 1899. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Hoàng gia Anh) 3. Trứng trái thông, từ năm 1900. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.) 4. Trứng hoa táo. Có thể từ năm 1901. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.)
5. Trứng kiểu rocaille, từ năm 1902. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.) 6. Trứng ngôi nhà xinh xắn, từ năm 1903. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập tư nhân, U.S.A.) 7. Trứng của Chanteclair. Có thể từ năm 1904. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
h) Các trứng khác 1. Trứng mắt lưới kim cương. Không biết ngày chính xác, cuối thế kỷ XIX. Nhà kim hoàn August Holmstrôm. (Bộ sưu tập tư nhân, Anh quốc) 2. Trứng la chesse Mariborough từ năm 1902. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Bộ sưu tập Forbes, New York)
3. Trứng và gà của Bộ sưu tập Quisling, 1899-1903. Nhà kim hoàn M. Perchin. (Hiện nay không biết ở đâu) 4. Trứng gia đình Youssoupoff, từ năm 1907. Nhà kim hoàn H. Wigstrôm. (Bộ sưu tập Maurice Sandoz, Bảo tàng viện Horlogerie, Le Locle, Thụy Sĩ)
5. Trứng của gia đình Nobel. Khoảng 1914-1916. Thất lạc.
2) Thỏ Phục Sinh
Thỏ là biểu tượng của sự đẻ sai(sinh sôi), màu mỡ phồn thịnh
3) Hoa Huệ Phục Sinh (Lys de Pâques) Hoa huệ nguồn gốc tại hòn đảo gần Nhật bổn. Huệ loa là biểu tượng cho sự thuần khiết, thánh thiện, và là dấu hiệu mùa Xuân đến. Nó có tên "
Lys de Pâques" là vì nở trong khoảng thời gian mùa Phục Sinh. Có một chuyện thần thoại kể rằng khi Chúa Jésus đi ngang qua thì tất cả mọi cây cối và sinh vật đều cúi đầu chào, trừ hoa lys. Hoa vốn quá kiêu ngạo và quá đẹp. Khi Chúa ở trên thập tự giá lúc đó lys mới cúi đầu lần đầu tiên, và từ đó lys tiếp tục cúi đầu để biểu tỏ sự kính trọng.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.04.2011 19:15:03 bởi Ct.Ly >