CHỒNG !...
tahuudinhqn 29.04.2011 16:28:16 (permalink)
CHỒNG !...
                                                              Tạp bút của Tạ Hữu Đỉnh    
Truyện ngắn “ Thúy đi lấy chồng”, của nhà văn X. kể về một đám cưới. Vợ tên là Thúy, đang học năm  cuối cùng trung học, chưa đầy mười tám tuổi và rất xinh đẹp. Nàng đẹp y như tất cả những người đẹp được các nhà văn miêu tả trong các tập tiểu thuyết vậy. Chồng tên là Hùng, một kĩ sư trẻ và cũng rất đẹp trai. Hùng còn có tài làm thơ tặng người yêu nữa. Họ yêu nhau say đắm, rồi tiến tới hôn nhân. Xin trích một số đoạn:
          “ …Giờ đón dâu, nhà trai dành cho nhà gái ba xe du lịch loại sang, mới cứng. Cô dâu chú rể chiếc Mec-xê-đét sang trọng. Trên đường đang đi, vừa trông thấy người quen đi ngang qua mình, cô dâu bỗng ngạc nhiên nói với chồng:
          “Anh Hùng! Cái Oanh!”. Hùng nhìn theo: “Hừ, thằng cha giáo viên trường phố. Đù mẹ, hôm kia gặp mời nó, nó kêu để mình thu xếp, không dám hứa trước. Giờ đã lù lù rước gái, mất dậy thế!”. Vợ: “Em nghe cái Oanh bảo thằng cha đá phốc nó. Sao hôm nay thấy kèm đôi với nhau”. “Thế mới gọi đàn bà. Đàn bà vụng dại thì đàn bà chết. Đàn ông vẫn vậy, chơi chán rồi bỏ. Bỏ xong lại cặp bồ, không thấy bằng con trước thì quay trở lại nước mắt dài ngắn. Thế là a lê hấp, cho qua ngay…”.
          “Xe đang bon bỗng dừng, Hùng ngoái đầu nói vọng: “Mời tất cả vào nhà trước. Chúng tôi qua phòng thắp nén hương tới sau”. Vừa vào phòng, vợ đang vướng áo vướng quần thì Hùng đã đè sập vợ trên giường: “Cho anh nào, hôm nay thật sự của anh rồi!”. Vợ ngơ ngác: “Cái gì thế này, đang đám cưới mà!”. “Tranh thủ chớp nhoáng một tí, họ ăn uống kệ họ!”. Hùng làm xong phận sự đàn ông nằm trên giường thở dốc. Bỗng chàng ta bùng dậy nhanh:
          - Đâu rồi, nó đâu rồi?
- Cái gì đâu rồi? Vợ hỏi.
- Máu ấy mà. Em mất máu từ bao giờ vậy?
Vợ đảo mắt nhìn khắp drap giường (vải trải giường). Đúng không có vết máu nào dây ra thật.
           - Cô cho thằng nào trước tôi?  Vợ đùa:
          - Chỉ thằng Hùng. Hùng lồng lên:
- Cô đừng già mồm. Cô trót đi lại với thằng nào thì khai thật. Tôi không lơ mơ chuyện này.
Vợ phụng phịu. Chuyện không thể đùa nữa. Anh đang hầm hầm hổ hổ. Cô cáu theo:
           - Lần đầu tôi trao thân cho anh. Anh nên cư xử cho phải phép. Làm như mất vàng không bằng. Hùng tru tréo:
          - Còn hơn mất vàng.Tôi là thằng cha bị cắm sừng. Tôi tuyên bố chúng ta chia tay nhau từ đây. Đau này hỏi đau nào hơn.
Vợ kéo chồng dậy bảo, nhanh chân ra phòng cưới, ở ngoài đó, hai họ cùng bạn bè đang nâng cốc chúc mừng hạnh phúc của chúng mình. Hùng gạt phắt:
- Cô đi đâu thì đi. Tôi không mặt mũi nào chiềng trước thiên hạ. Tôi bị lừa. Chẳng cưới xin gì ráo!
          Hùng quay luôn ra cửa, vẫy xe ôm về luôn khu tập thể.
          “…Đêm. Cô gái lủi thủi ôm đống quần áo thuê cưới về nhà bố mẹ đẻ. Cô ôm mẹ nức nở khóc. Cô thều thào câu được câu mất. Bà giằn giọng:
- Cái thằng thời đại văn minh còn để bụng quá chữ trinh. Nó có hiểu bây giờ con gái bị bao nhiêu thứ dẫn đến việc mất trinh kia. Xe đạp nhiều, chạy nhẩy lắm, va chạm liên tục thì màng nảo chẳng rách. Ông bố gầm:
- Tao bảo mà, mẹ mày, chữ nghĩa gì vứt hết đi. Bỏ tắp lự…( Hết trích).                                                       
*
Trong lí luận văn học, người ta thường nói: “Văn học là nhân học”. Hay nói: “Nhà văn là người thư ký của thời đại. Nghĩa vụ của nhà văn là mô tả cuộc sống như nó vốn có, chứ không phải nó cần phải có theo quan điểm của họ (George Mikerh)”.
 Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng nói: “…Văn học không phải là trò chơi, là câu chuyện phiếm. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kỳ lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được…”.
Nhà văn lấy ngôn ngữ, chữ viết làm chất liệu để “vẽ” chân dung nhân vật của mình lên mặt giấy. Tuy cũng chú ý đến hình dáng bên ngoài, nhưng chủ yếu vẫn là nội tâm, là tính cách, là hành vi ứng xử, là cử chỉ, ngôn ngữ của nhân vật. Và nhân vât ấy phải là điển hình, phải tiêu biểu cho giới tính, cho lứa tuổi, cho tầng lớp xã hội mà nhân vật ấy đang sống, Vậy thử hỏi cái anh kỹ sư Hùng trong truyện ngắn “Thúy đi lấy chồng” có phải là nhân vật điển hình cho tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam hôm nay không?
Tôi cho là không phải. Vì chắc chắn rằng người trí thức Việt Nam ở thế kỷ 21 này, không có ai chỉ vì mấy giọt máu “trinh tiết” mà đang tâm hủy bỏ cuộc hôn nhân một cách nhẫn tâm và dễ dàng, đơn giản đến như vậy.
Ngay cả cái thời cổ lỗ (trước cách mạng tháng Tam), khi dân trí còn thấp, tập tục còn nặng nề, mà cũng chẳng thấy đám cưới nào phải bỏ nhau, vì cô dâu thất tiết. Có chăng chỉ là mấy “chú khách” (người Việt gốc Hoa): Sau đêm tân hôn, nếu cô dâu thất tiết, họ sẽ cố tình để lộ chuyện kín ấy ra bằng cách cắt một bên tai chiếc thủ lợn, khi về bên nhà gái làm lễ “lại mặt”. Tuy nhiên, chúng ta cũng hiểu hiện nay vẫn còn những kẻ hãnh tiến, chơi ngông đem tiền đi mua “trinh tiết”. Nhưng đó chỉ là số ít, là mặt trái, đối lập với đạo đức của con người.
Nhà văn X còn cho nhân vật bà mẹ nói rằng: “… Đạp xe nhiều, chạy nhẩy lắm, va chạm liên tục thì màng trinh nào chẳng rách!”. Ôi chao! Bà lão nói thế chẳng hóa ra từ khi con người phát minh ra xe đạp, và biết chơi thể dục, thể thao thì cái của “quý ấy” của các chị em đều “rách” cả hay sao?
Có nhà lý luận phê bình còn bảo: “Nhà văn viết về nhiều người, nhưng tựu trung cũng chỉ là viết về một người. Và người đó chính là bản thân tác giả”. Chẳng biết câu nói đó có đúng vào trường hợp này không, thưa bạn đọc và nhà văn X ? ./.
                                                          Uông Bí, ngày 13/5/2006
#1
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9