Những cơn mưa đầu mùa 1

Tác giả Bài
kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
Những cơn mưa đầu mùa 1 - 21.05.2011 18:49:33
Đây là một truyện ngắn đầu tay của tôi, xin đăng ra đây, xin ý kiến tham khảo của tất cả các Bạn!

Trân trọng!

NHỮNG CƠN MƯA ĐẦU MÙA

Một

Nghi ngồi ngoài cửa sổ, ngắm nhìn mưa rơi. Mưa đã rơi hơn một giờ đồng hồ, tuy nhiên vẫn không thấy có dấu hiệu ngớt hạt, thậm chí còn to hơn. Tiếng mưa rơi đều ngoài sân khiến cho bỗi buồn của Nghi tăng lên gấp bội.
Vì sao Nghi lại buồn thế? Đó là vì kết quả kiểm tra học kỳ II, một kết quả thật muốn quên đi. Đặc biệt, điểm 2 môn Hóa chính là sự tồi tệ nhất mà anh nhận được. Những kết quả như vậy không những khiến cho Nghi suýt bị thi lại đã đành, cái cần phải nói là anh hoàn toàn mất mặt trước các bạn học. Xưa nay, Nghi vốn vỗ ngực khoe mình là dân Hóa chuyên nghiệp, thế nhưng ở học kỳ hai này, điểm kiểm tra của môn học này mà Nghi vác về thường không ngỗng thì trứng. Với sự tuột dốc nhục nhã này, thì đúng hơn anh nên nhận biệt hiệu là dân bốc phét chuyên nghiệp mới phải.
Buồn bã và than thân trách phận một hồi, anh đành cố an ủi mình bằng cách ngắm cảnh ngoài cửa sổ cho khuây khỏa (nhưng nói cho đúng thì ngoài cửa sổ cũng chẳng có gì để ngắm ngoài những hạt mưa). Thế rồi bước ngoặt của cuộc đời anh gần như thay đổi khi trong một lần nhìn cảnh ngẫu nhiên, ngay ở cửa sổ của nhà đối diện nhưng chếch sang bên phải, ánh mắt Nghi đã bắt gặp phải một đôi mắt khác giới đang nhìn mình theo chiều ngược lại. Đôi mắt ấy nhìn anh chăm chú.
Lúc ấy, Nghi không có suy nghĩ gì đặc biệt, thế nhưng sự dừng lại khá lâu của đối phương đã khiến anh có cảm giac ngờ ngợ khó tả. Anh bèn giả vờ quay đi chỗ khác rồi bất ngờ quay người lại nhìn thẳng về hướng ban nãy, lúc đó mới phát hiện ra rằng thật sự là có một cô gái đang nhìn mình.
Ban đầu Nghi cho rằng cô gái cùng đang chăm chú về việc gì đó nên ánh mắt vô tình hướng về phía mình, cũng như nhiều lần chính anh đã từng có hành động tương tự như vậy. Chuyện chẳng có gì ghê gớm ở đây cả. Tuy nhiên, phỏng đoán của Nghi đã không chính xác, bởi vì khi cảm thấy mình bị phát hiện, cô gái đã quay người cùng với thái độ hơi ngượng ngùng. Dù cách xa cũng khoảng hơn năm mét, và hướng nhà cũng hơi chếch sang bên phải nhưng Nghi vẫn nhận ra thái độ e thẹn của cô. Như để bào chữa cho thái độ của mình, cô lại nhìn anh một lần nữa, lần này kèm theo một nụ cười, trước khi chạy vội vào trong nhà rồi biến mất. Và một lần nữa phải nói rằng dù ở một khoảng cách không gần lắm, anh vẫn nhận ra rằng nụ cười ấy rất duyên dáng.
Với Nghi, đây là lần đầu anh gặp phải hoàn cảnh như vậy nên không sao tránh khỏi bất ngờ, trống ngực đập mạnh, cho nên anh suýt té ngã về đằng sau, hệt như những cảnh mà phim hoạt hình hay gặp. Tuy nhiên anh đã kịp trụ lại, một phần nhờ ngồi ghế dựa.
Trời khi ấy vẫn còn mưa to, nhưng trong lòng Nghi đã gần như không còn cảm thấy mưa và cảm giác buồn vì điểm thi kém nữa. Thay vào đó, anh chỉ lo suy nghĩ về sự việc vừa xảy ra ấy. Lạ thật, ở đâu mà ra cô gái xinh thế này? Hơn mười sáu năm sống tại đây, cũng gần như ngần ấy năm nhìn ra ngoài cửa sổ như thế nhưng chưa bao giờ Nghi gặp cô gái ấy cả, mãi cho đến lúc nãy.
Mãi suy nghĩ vẩn vơ và ngồi như mọc rễ trên ghế, cho đến khi mưa tạnh và nghe tiếng anh Hai quát gọi vào ăn cơm, Nghi mới tỉnh người và đi vào trong nhà. Thế mà có xong chuyện đâu, vừa đi được vài bước chân thì cả nhà đã nghe một tiếng va chạm rõ to. Mọi người hốt chạy ra ngoài xem, mới hay ra anh chàng đã đi đứng không nhìn đường, va ngay đầu vào cột nhà! Đấy là tai nan thứ nhất.
Sự việc vẫn chưa dừng lại ở đấy. Sau bữa cơm, Nghi được phân công rửa bát. Chuyện ấy vẫn xảy ra thường xuyên cho nên sẽ không có gì đáng nói nếu như cả nhà không nghe thêm một tiếng “Xoảng!” vàng lên. Mẹ Nghi vội chạy vào xem thì hỡi ôi, chiếc đĩa đắt tiền đã bị vỡ mất rồi, còn bàn tay Nghi đã bị cắt một đường khá sâu. Đấy là tai nạn thứ hai!
Đêm đến, Nghi không sao chợp mắt được. Hậu quả của hai vết thương là một phần, còn lại là dư âm của sự việc xảy ra ban chiều. Hình ảnh người con gái ấy cũng hiện lên mãi trong sự trằn trọc. Quả là một ngày tràn đầy máu và nước mắt! Thế đấy, chỉ vì nhìn phải một người con gái, mà chỉ trong vòng nửa ngày anh chịu bao phen đau đớn! Bỗng nhiên, anh cảm thấy mình phải làm một điều gì đó, như là làm quen người ta chẳng hạn.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 10:51:54 bởi kien0745 >

NgụyXưa
  • Số bài : 880
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 31.01.2007
  • Nơi: Thái Bình Dương
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 02:22:53
Để cho độc gỉả dễ theo dõi, đề nghị bạn gom tất cả các bài vào một chủ đề, bằng cách đăng phần 1 trước rồi "reply" bài đó để đăng phần 2.
 
Chúc bạn thành công với tác phẩm đầu tay.

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:35:43
Mình sẽ chỉnh lại cho hợp lý, xin cảm ơn Bạn NgụyXưa đã góp ý!

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:42:11
NHỮNG CƠN MƯA ĐẦU MÙA

Hai

Nghi ngồi trên chiếc ghế chiều qua, mắt hướng về phía bên kia và bắt đầu suy nghĩ. Cô gái ấy ở đâu ra thế? Trước giờ mình có thấy cô gái ấy đâu? Vậy là cô ấy không phải là người sống lâu năm ở đây. Rồi Nghi chợt nhớ ra là vài hôm trước, có một gia đình nào đó vừa chuyển đến ở nhà ấy. Anh còn nhớ rõ là họ có ba người, một người cha, hai người con, họ là hai chị em (Đến đây, Nghi bỗng nhận ra rằng mình hơi bị nhiều chuyện rồi. Nhưng không sao, biết nhiều cũng không phải là một tội). Vậy cô gái ấy chính là cô chị rồi, không chạy đâu cho thoát nữa.
Trong một lúc cao hứng, máu nghệ sĩ trong người Nghi nổi lên và anh muốn làm thơ! Dù biết là tài làm thơ chỉ thuộc dạng nghiệp dư nhưng anh vẫn muốn! Thế là một bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh ấy, được xem là thể tự do (chẳng biết có đúng vần đúng điệu hay không):

Hôm nọ vì gặp cô láng giềng
Làm tôi ăn dở, ngủ chăng yên
Phen này quyết chí quen cô ấy
Cho tỏ được thiên lý hữu duyên!

Nghi đọc đi đọc lại, thấy là bài thơ chẳng hay ho gì. Thế là đành phải từ bỏ ý định làm tiếp. Hóa ra làm thơ cũng khó ra phết ấy chứ!
Đang mơ màng về vấn đề thơ thẩn, trống ngực “thi sĩ” chợt đập mạnh bởi cô gái lại xuất hiện bên kia, nhưng không giống hôm qua, nhìn hay cười, mà là đến bên cửa sổ và đóng sầm cánh cửa sổ lại. Nghi giật thót cả người vì nghe rõ một “rầm” thật to. Dù với khoảng cách cũng khá xa nhưng “thi sĩ” vẫn có cảm giác cánh cửa ấy như đập thang vào mặt mình (!).
Nghi lại mọc rễ trên ghế suốt cả ngày mà chẳng thấy gô gái xuất hiện thêm lần nào nữa. Đêm đến, Nghi lại mất ngủ, mãi đến gần bốn giờ sáng anh mới chợp mắt và lại chạm ngay gương mặt ấy trong giấc mộng. Sáng dậy, anh hiểu rằng gương mặt ấy đã ăn sâu vào tâm trí và không thể nào quên được nữa. Không biết đó sẽ là điều sung sướng hay đau khổ đây?
Nghi tìm đến Trọng, người bạn thân thời đó, tâm sự về những gì đã trải qua trong hai hôm nay:
- Cậu biết không, đối diện nhà mình vừa xuất hiện một “đối tượng” đấy?
- Đối tượng gì?
- Đối tượng khác phái! Vừa thấy có hai lần mà mình đã bị hai tai họa rồi.
Và Nghi thuật lại diễn biến câu chuyện. Nghe xong, Trọng ra vẻ trầm tư rồi gật gù:
- Vậy là có thể cậu bị sét đánh trúng rồi!
- Nghĩa là sao, tớ không hiểu?
- Nghĩa là cậu bị sét ái tình đánh phải!
- Vớ vẩn! Thế mà là ái tình nỗi gì? Nhưng dù sao tớ cũng muốn làm quen với cô ấy. Cậu có cách nào bày cho với?
Trọng lại suy tư, rồi lại gật gù:
- Vậy nhé, để tỏ ra là người đàng hoàng và chăm học, cậu cứ đi hỏi bài cô ấy, dạng như là mình không hiểu bài vậy! Nhất là môn Hóa ấy!
Nói đến đấy, Trọng nheo nheo mắt, lộ rõ vẻ xỏ xiên. Nghi biết là mình bị chơi xỏ, nhưng cứ làm lơ như không có chuyện gì (vì đang ở thế phải nhờ vả), chỉ nói:
- Rõ chán! Đang hè, có vào học đâu mà hỏi bài với chả vở!
- Ừ nhỉ, đã hè rồi mà mình quên mất! Nhưng hè vẫn có thể ôn tập hè được chứ?
- Đành rằng là vậy, nhưng tớ thấy cô ấy bé hơn mình. Và tớ cho rằng cô ấy học dưới chúng ta ít nhất là một lớp.
- Hay là vậy, cậu cứ qua nhà cô ấy và nói trực tiếp xem sao.
- Có đường đột quá không? Ít ra thì phải có sự chuẩn bị nào đó chứ?
- Tùy cậu nghĩ sao thì nghĩ, tớ hết cách rồi.
Ngày hôm ấy cũng là ngày khổ sở đối với Nghi. Vết thương trên trán lẫn bàn tay phải vẫn chưa đủ trừng phạt anh ta về sự lơ đãng trong công việc hay sao ấy. Anh ta lại phạm phải một sai lầm khác cũng khá nghiêm trọng. Mẹ bảo pha trà, thay vì đổ vào ấm trà, thì anh ta cho gần một nửa ấm nước sôi vào bàn tay trái của mình, hậu quả là lại phải băng bó thêm một lần. Đó là tai nạn thứ ba. Chỉ trong vòng hai ngày, hai ngày thôi mà đã xảy ra thương tật đến ba lần! Chỉ mong sao người đời nói bất qua tam đúng trong trường hợp này thôi, không thì …. Mong là những chuyện tồi tệ khác sẽ không diễn ra nữa!
Sau cái lần xảy ra tai nạn thứ ba vài hôm, vào một lúc buồn bực, Nghi bèn chạy xuống quầy sách báo gần nhà mua một tờ báo “Nhi đồng”. Vừa đến nơi, lại một lần nữa anh suýt đánh rơi tim ra khỏi lồng ngực và thừ người ra. Cái cô gái gần mà hóa xa ấy lại xuất hiện trước mặt, và cũng vừa mua xong một quyển “Nhi đồng”, quay người lại và lập tức chạm phải ánh mắt ngớ ngẩn của Nghi. Đúng là khi ấy anh chàng đã hoàn toàn mất phương hướng: mắt há hốc đầy kinh ngạc, tay chân luống cuống trông đến tội. Chính anh sau này cũng chẳng hiểu vì sao khi đối diện với một người con gái chưa quen biết, cũng như anh chẳng là gì đối với cô ta cả, anh lại mất bình tĩnh đến độ tệ hại như vậy? Là rung động đầu đời chăng? Hay thật sự là đã bị sét đánh như Trọng nhận xét? Anh cũng chẳng thể lý giải chính xác được.
Trở lại diễn biến câu chuyện, cô gái nhìn thấy Nghi, và cũng có thái độ vô cùng ngạc nhiên vì bất ngờ. Còn vì sao bất ngờ thì không biết, bởi thái độ ấy cũng do Nghi quan sát được và tự đưa ra nhận xét mà thôi. Tuy nhiên, cô đã giữ được thái độ bình thường chỉ khoảng hai giây sau đó, rồi bỏ đi như không có chuyện gì xảy, bỏ lại sau lưng một anh chàng vẫn còn chưa hết sững sờ.
Mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đấy. Trước lúc bỏ đi, không biết là vô tình hay hữu ý, cô gái đã đánh rơi một chiếc thẻ xuống đất. Sau khi bừng tỉnh, Nghi mới nhận ra điều ấy và toan gọi cô ấy lại nhưng không kịp, vì cô đã đi xa lắm rồi. Nghi đành nhặt lên và nhìn vào trong thẻ nhưng thú thật lúc ấy anh chẳng thấy được gì trong ấy cả, lý do vì sao thì ai cũng biết, đó là do đầu óc chẳng còn tập trung được gì nữa. Bằng chứng là khi lấy tờ báo cần mua (may là còn nhớ mình phải mua báo), anh chàng bỏ đi mà không nhận tiền thừa, mặc dù đưa tờ bạc 50.000 đồng, đến khi chị bán hàng gọi giật thì mới tỉnh ra và quay lại nhận tiền. Tuy nhiên, anh vẫn mơ hồ cảm giác được hình như đó là thẻ bảo hiểm y tế.
Còn chuyện tấm thẻ? Nghĩ thế nào không biết, Nghi đã để lại cho chị bán hàng và dặn khi nào cô gái trở lại thì nhờ chị đưa hộ. Trong thâm tâm, Nghi thừa biết đây chính là cơ hội tốt nhất để làm quen; mình có thể đem tấm thẻ sang bên kia rồi tận tay trả cho chủ nhân, tiện thể hỏi luôn bài vở, điện thoại … thế là xong chuyện; nhưng thực tế thì không phải vậy, vì “thi sĩ” chính là con cáy ấy mà!
Trọng nghe xong chuyện, thất vọng đến mức rên lên một cách thảm hại:
- Ôi giời! Sao khổ thân tôi thế này! Tôi đã làm bạn với một con cáy mất rồi! - Rồi quay sang Nghi: - Chính xác là cậu còn nhát còn hơn cả thỏ và cáy nữa! Thời cơ ngàn vàng mà chẳng biết tận dung một lần. Sau này cậu đừng vỗ ngực khoe mình là anh hùng hảo hán hay huyền đai nhị đẳng gì gì đó nữa nhé! Cậu chỉ xứng đáng là hảo hán bịp mà thôi!
Nghi chống chế:
- Vì tớ không biết nên nói như thế nào mới nghĩ là không nên sang …
- Không thanh minh thanh nga chi hết! Cậu bao giờ cũng không biết này không biết thế nọ. Giả dụ như có trường hợp lần sau, tớ cược là cậu vẫn sẽ làm y như vậy cho xem. Làm người thì phải có chút dũng khí chứ! Cậu cứ sợ sệt thế thì chẳng bao giờ làm quen được với bất kỳ cô gái nào đâu!
Nghi tức giận trước sự chế giễu của Trọng nhưng không cãi lại được, vì anh ta nói đúng tim đen của Nghi mà. May mắn là hôm ấy không xảy ra tai nạn thứ tư, nhưng sự việc như vậy theo Nghi còn tồi tệ hơn là gặp tai nạn.
Những ngày sau đó, Nghi dường như trở thành một con người khác. Khuôn mặt thẫn thờ, ánh mắt đăm chiêu, dáng người uể oải, hiệu quả công việc giảm sút. Đến nỗi mọi người xung quanh và chính anh cũng phát hiện ra điều ấy. Làm sao để khắc phục đây? Chỉ còn cách là tìm đến thể thao để quên đi sự buồn bực.
Anh bèn đi tập võ trở lại sau một thời gian không tập. Tại nhà, bao cát được treo lên, và màn tra tấn thể lực cùng với thằng hàng xóm đã diễn ra thường xuyên. Nhờ đó, anh cảm thấy người nhẹ nhõm hơn, nỗi ray rứt cũng bớt đi (vì sao lại có sự ray rứt thì anh cũng không biết, chỉ cảm thấy như thế, có lẽ là do ảnh hưởng về thay đổi tâm sinh lý của tuổi mới lớn chăng?). Khi tập luyện, Nghi để ý thấy ở nhà bên ấy, có thằng bé mà anh cho là em trai của cô gái, luôn theo dõi anh. Nghi nghĩ, thằng này sẽ được việc, biết đâu đấy!
Thời gian thấm thoát đưa thoi. Chẳng mấy chốc đã qua đi tháng đầu tiên của mùa hè không biết là đáng quên hay đáng nhớ nữa. Nghi vẫn chưa nghĩ ra cách nào để làm quen, dù cho Trọng có bày ra đủ mọi cách, bởi Nghi cho là tất cả đều không khả thi. Trong thời gian đó, Nghi cứ gặp cô gái không ở sạp báo thì ở tiệm thuốc tây, hoặc là trong chợ. Mỗi lần gặp mặt, anh luôn cảm thấy ánh mắt cô có vẻ là lạ, còn anh thì dâng lên một cảm xúc khó tả trong lòng. Chỉ có thế thôi, mọi chuyện chẳng tiến triển thêm được tí nào cả!
Nghi vẫn bất lực trong vấn đề làm quen thì mọi chuyện lại rẽ sang một bước ngoặc khác, một bước ngoặc mà mãi sau này, anh luôn cảm nhận được dư âm khi nghĩ về nó: đầy bất ngờ và không kém phần thi vị.
Chuyện xảy ra vào một ngày đẹp trời, một buổi chiều đầy thơ mộng, như người ta hay nói: chuyện gì đến cũng phải đến.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 10:58:11 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:43:30
Ba

Hôm ấy, trời lại đổ mưa to, mãi đến xế chiều mới tạnh. Khi trời đã nhá nhem tối, sau khi việc nhà đã làm xong, Nghi bèn ra ngoài hành làng đứng hóng gió. Khí trời mát mẻ sau cơn mưa làm lòng anh dịu hẳn lại. Theo thói quen, anh lài nhìn sang bên kia. Được một chốc thì cô gái xuất hiện, nhìn anh một lúc rồi mỉm cười với anh, thái độ hơi rụt rè, nhưng nụ cười phải thừa nhận là xinh, và biến vào trong nhà.
Đứng bên này, Nghi lại một phen bất ngờ, thậm chí là bất ngờ tột độ. Lần thứ hai nhận được nụ cười duyên ấy, anh vẫn chưa có sự chuẩn bị gì để đón nhận, thế nên thái độ của anh lúc ấy mất kiểm soát và trông buồn cười đến độ không tưởng tượng được: mồm há to gần hết cỡ, mắt thì trợn lên một cách kỳ dị (phải nói thêm rằng đây không phải là lần duy nhất Nghi có thái độ như thế trước mặt phụ nữ, trước đó đã từng có và sau đó còn nhiều lần như thế, phải chăng là anh chàng nhà ta có chứng nhát gái kinh niên? Điều ấy có trời mới biết!). Mãi một lúc sau mới định thần lại, Nghi cảm thấy quá xấu hổ về thái độ vừa rồi, nhưng chẳng biết phải xử sự như thế nào nữa vì người ta đã chẳng còn ở đó để mà đáp lại.
Khoảng chừng năm phút sau cô gái lại bước ra hành làng cùng với cậu em trai, nói gì đó với cậu bé. Chẳng biết nội dung trò chuyện của họ là gì, tựu chung là cũng hơi liên quan đến Nghi chăng vì anh thấy cô gái tuy không nhìn về phía anh nhưng thỉnh thoảng vẫn hơi nghiêng người qua phía anh và liếc nhìn anh. Cậu em sau đó bằng cách nắm lấy thành hành làng, cậu ta từ từ rời khỏi nhà đến hướng cầu thang, thỉnh thoảng quay người lại, tỏ vẻ ngập ngừng; thế nhưng nhận được ánh mắt nửa dọa nạt, nửa vàn lơn của người chị, cậu ta đành dợm bước đi tiếp. Nghi quan sát sự việc, cảm thấy mình lại hơi bị nhiều chuyện nhưng chẳng hiều sao, anh cảm giác là mọi thứ có liên quan đến mình nên lại chăm chú hơn, dù bên ngoài vẫn tỏ vẻ là đang ngắm cảnh.
Sự phỏng đoán của Nghi lần này quả không sai. Chẳng mấy chốc cậu bé đã đi xuống hết cầu thang và đang tiến về phía cầu thang bên lô của Nghi. Nghi làm bộ không biết cho đến khi cậu bé bước đến gần và khẽ chạm vào tay anh, thái độ ngập ngừng như ban nãy, cuối cùng mới lên tiếng hỏi:
- Anh ơi! Chị Hai em hỏi anh học lớp mấy?
Đến đây, trong bụng Nghi như đang mở cờ, nhưng vẫn giả vờ tỏ ra ngạc nhiên:
- Anh ấy à? Thế chị Hai em là ai? Anh có biết đâu?
- Chị Hai em là cái chị ở bên kia kìa!
- Thế chị Hai em thì học lớp mấy? – Nghi bắt đầu khi thác đứa trẻ ngây thơ.
- Lớp mười, hết hè chị em lên lớp mười một.
- Chị em học trường nào? Về điểm này thì Nghi đã biết, chỉ giả vờ không biết vì anh đã nhiều lần thấy cô gai phơi quần áo, trong đó có chiếc áo thể dục.
- Trường Lê Quý Đôn.
- Ồ bé ngoan lắm. Bé về nói với chị là anh hoc lớp mười hai.
Cậu bé toan bước đi nhưng bị Nghi gọi giật lại:
- Khoan đã nào! Chị Hai em tên gì?
- Tên Thúy!
Khi cậu bé đã về đến bên kia, Nghi cảm thấy niềm vui tột độ đang trào dâng trong lòng, mắt thì nhìn sang bên kia. Có lẽ cậu bé đã kịp báo cáo hết với cô chị, nên cô bước ra ngoài hành làng, nhìn Nghi và hỏi vọng sang:
- Anh học trường nào?
- Trần Khai Nguyên! - Nghi đáp, đầy vẻ xúc động và không quên kèm theo nụ cười.
Thúy cũng cười và lại hỏi:
- Anh có bằng lòng giúp chỉ bài giúp em khi cần không?
- Ồ, dĩ nhiên là được! Rất sẵn sàng, nếu như anh làm được!
Sau đó Thúy chào anh và đi vào trong nhà. Nghi đứng bên này, thấy lòng mình ngất ngây vì đạt được mong ước bấy lâu, điều mà anh thấy được trong những giấc chiêm bao gần đây. Tuy việc làm quen này nằm ngoài dự đoán và có phần bị động, nhưng chẳng sao, vì dù gì thì cũng đã quen nhau rồi, những chuyện khác không quan trọng nữa. Lúc ấy (và mãi sau này khi nghĩ lại), anh cảm nhận rõ tâm trạng của mình: bất ngờ tột đỉnh nhưng cũng thú vị cực kỳ.
Tối hôm ấy, Trọng ghé Nghi chơi. Thế là Nghi tường thuật lại sự việc làm quen đầy bất ngờ ấy đồng thời cùng nhau qua bên kia để chính thức gặp nhau và trò chuyện cùng Thúy, người bạn khác phái đầu tiên không phải là bạn học mà Nghi quen biết. Cả ba trò chuyện một hồi lâu, cảm thấy thật vui vẻ, thật tâm đầu ý hợp; mãi đến gần khuya họ mới chia tay nhau.
Về đến nhà, cảm giác lâng lâng ban chiều vẫn còn vây lấy Nghi, khiến anh choáng ngợp cả buổi tối. Lại là một đêm mất ngủ. Sự việc này cũng có thể lý giải được. Nghi đang ở độ tuổi hay mơ mộng, trước giờ vẫn chưa biết đến việc quen bạn khác phái ra sao; nay bỗng nhiên có một cô gái xuất hiện, chủ động làm quen, làm cho anh thấy bất ngờ và xúc động hơn bình thường cũng là hợp lý thôi. Tuy nhiên, mức độ xúc động như thế, nói cho đúng, thì hơi thái quá. Cũng vì quá mơ mộng, anh liên tưởng đến một kết cục tràn đầy hoa tươi và ánh nắng đang chờ đợi trong tương lai gần.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:06:47 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:44:37
Bốn

Từ ngày có thêm bạn mới, Nghi vui hẳn lên. Lúc nào anh cũng cười đùa, làm việc nhà và bài tập đều chăm chỉ. Nhất làm ngồi bên cửa sổ thường xuyên hơn, mục đích thì ai cũng biết, đó là nhìn sang bên kia, chờ Thúy xuất hiện, nở một nụ cười, nhận lại sự đáp trả của Thúy, cũng bằng một nụ cười.
Việc ấy diễn ra rất thường xuyên, vì cả hai vẫn sớm tối gặp nhau mà. Nếu chỉ có thế thì không có gì để nói. Cái đáng nói là không chỉ có chào nhau bằng cách như trên, nhiều khi gặp thấy Thúy, Nghi đã làm đủ thứ trò hòng gây sự chú ý của cô. Tiếc là có nhiều trò gây phản cảm nhưng tại thời điểm đó anh không nhận thức được, cứ diễn đi diễn lại, như là nhảy nhót hay múa máy tay chân một cách không đẹp tí nào, làm cho cô bạn cảm thấy phát chán. Không biết Thúy có nghĩ anh chàng nay bị hâm hay không nữa.
Tuy nhiên, không vì những cái trò hâm ấy của Nghi mà khiến Thúy ghét bỏ, trái lại cô rất quan tâm đến anh, phải nói là đến từng chi tiết nhỏ. Chẳng hạn, một lần nọ, Thúy đã hỏi Nghi có phải nhà anh có tấm rèm che cửa mới không, màu tím của nó trông rất đẹp. Nghi suy nghĩ một hồi, mới sực nhớ là trước khi quen Thúy cũng khá lâu, anh đã mang về tấm rèm cửa sổ của lớp học, nhân dịp trực nhật. Để đỡ choáng cho, anh bèn treo nó lên cửa sổ nhà. Thế mà cũng bị cô bạn tinh mắt phát hiện. Nghi mới tường thuật lại sự việc cho Thúy biết.
Một lần khác, Nghi lết qua nhà Thúy, dáng vẻ tiều tụy, sụt sùi. Trông bộ dạng thảm hại ấy, Thúy mới hỏi vì sao lại ra nông nỗi này. Nghi bèn trả lời là anh bị mệt vì mấy hôm nay phải thức khuya học bài. Thật ra đó là lời nói dối, bởi anh ta do đi đá banh bị dầm mưa mà cảm lạnh đấy thôi. Tuy nhiên, Thúy vẫn tin lời anh và nói:
- Anh uống thuốc nhé, em sẽ lấy cho anh!
Nghi định từ chối nhưng nghĩ lại và ngồi im đồng ý. Thúy chạy vào trong nhà, lấy ra một viên thuốc cùng cốc nước:
- Anh uống ngay đi cho chóng khỏi, hôm sau chưa khỏe thì em sẽ đưa anh uống tiếp!
Nghi nuốt viên thuốc mà cảm giác như nuốt viên kẹo. Viên thuốc thường ngày đắng là thế, sao hôm nay lại ngọt vậy? Anh cảm động đến mức không nói nên lời, chỉ thiếu việc rơi nước mắt mà thôi. Thật ra việc một người này đưa thuốc cho người kia uống cũng bình thường thôi, nhưng cái Nghi xúc động không chỉ bởi viên thuốc, mà vì đây là lần đầu tiên nhận được sự quan tâm và chăm sóc từ người bạn khác phái, một điều chưa có tiền lệ. Cái cảm xúc ấy khiến anh nhớ mãi; cho đến tận bây giờ, khi nghĩ về nó, anh vẫn còn bồi hồi.
Qua một vài sự việc như thế, Nghi và Thúy đã vô cùng thân thiết với nhau. Từ dạo ấy, Nghi hay sang nhà Thúy chơi, ngồi lại cho đến tận khuya mới chịu ra về. Báo hại Thúy phải ngồi chịu trận, mắt không ngừng liếc nhìn đồng hồ, ra vẻ đuổi khéo. Nhưng Nghi vẫn cứ chứng nào tật nay, một khi đã thao thao thì sẽ bất tuyệt, không cần biết đến hoàn cảnh xung quanh nữa, dạng như trời sập cũng chẳng buồn để ý!
Trọng cũng thường xuyên qua nhà Nghi chơi từ dạo quen được Thúy. Mỗi lần như vậy, họ vẫn hay sang Thúy và cùng nhau trò chuyện phiếm. Trong những buổi trò chuyện như vậy, người phát biểu nhiều nhất vẫn không ai khác chính là tay “thi sĩ” nửa mùa, còn người nói ít nhất và hầu như không nói là Trọng. Anh ta chỉ thỉnh thoảng nói vài câu chiếu lệ, hoặc là tìm cách cắt ngang sự cao hứng quá mức của “nhà diễn thuyết”, kéo vị này trở về mặt đất, thế thôi. Và người hay lắng nghe nhất là Thúy. Cứ mỗi lần Nghi nói chuyện, Thúy đều tỏ ra rất chăm chú lắng nghe, đồng thời tỏ ra hiểu được ý của Nghi muốn nói (còn thật sự hiểu hay không thì có trời mới biết). Dần dần, theo sự đánh giá chủ quan của Nghi, hai người đã hình thành được mối đồng cảm nho nhỏ trong lời nói và ý nghĩ.
Như đã nói ở trên, Nghi thường hay cao hứng quá mức, phát biểu vô cùng nhiều. Tất nhiên, hệ quả của sự nói nhiều thì ai cũng biết, đó là trở thành kẻ buôn dưa lê. Đối lập với Nghi, Trọng thì thường xuyên im lặng, nói theo kiểu dân gian đó là một sự im lặng đáng sợ, còn khi đã phát biểu, thì thái độ chú ý lắng nghe mà anh nhận được nơi Thúy còn nhiều hơn cả cái Nghi nhận được. Tuy nhiên, thời điểm ấy Nghi chưa nhận ra sự khác biệt như vậy (mãi đến sau này, khi đã trải qua nhiều sự việc, anh mới đủ sáng suốt để nhận ra điều đó), một phần có lẽ là do Trọng rất tinh tế trong khâu xử sự, một phần do Nghi quá vụn về, lại cứ lo chăm chú vào mỗi Thúy, chẳng để ý đến mọi chuyện xảy ra xung quanh. Tuy nhiên, những nhận định trên đây nên tạm gác lại, mà nên nói đến những diễn biến xảy ra tiếp đó. Ngoài những cuộc tiếp xúc trên, giữa họ còn có những kỷ niệm khác mà riêng với Nghi, chúng trở thành những ký ức dường như khó phai.
Ấn tượng đầu tiên, đó là vào một ngày cuối tuần, nhân dịp sinh nhật báo Mực tím. Hôm ấy, Nghi rủ Trọng đi. Trong thời gian chờ bạn đến, anh mới sực nhớ ra là mình vừa có bạn mới, vậy thì sao mình không rủ người ta đi chung cho vui. Thế là Nghi lần sang bên kia, ngỏ ý với Thúy, và lẽ tất nhiên là nhận được sự đồng ý. Kết cục là ba người cùng nhau đi đến lễ hội. Trong lần vui chơi ấy, được dịp đèo cô bạn đằng sau, cũng là điều chưa có tiền lệ, lại được ngồi sát cạnh cô ấy trong lúc xem diễn, những thứ ấy tạo cho Nghi một cảm giác lâng lâng khó tả, khiến một người nhạy cảm như anh không sao vơi được nỗi hồi hộp. Lần ấy đã làm cho anh biết được thế nào là cảm giác thân thiện và trìu mến đối với con gái; cũng là lần làm cho anh thấy yêu đời hơn, sống lạc quan hơn. Anh mơ hồ nhận thức được đó chính là khởi đầu của sự rung động, và sự rung động ấy được xuất phát từ đáy con tim ….
Sau đó còn vài lần đi chơi. Một trong những lần ấy là vào dịp Chúa giáng sinh. Cuối năm, trời se lạnh. Nghi rủ Trọng đi vòng vòng cho vui. Đợi mãi mà ông bạn quý hóa vẫn chưa xuất hiện, Nghi vô cùng bực mình. Bốn mươi lăm phút đã trôi qua, Nghi lại chợt nghĩ đến Thúy. Ừ nhỉ, cứ ngồi đây đợi cái tay trễ hẹn chết tiệt ấy mãi làm gì, sao mình không qua rủ Thúy cho rồi! Nghĩ là làm, Nghi chạy qua ngay bên kia gặp Thúy và nói:
- Em có rãnh không, đi chơi nhé?
- Giờ ấy à? Nhưng sao anh không rủ thêm anh Trọng nữa cho vui?
- Anh có, nhưng tay ấy sử dụng giờ dây thun, trễ mất bốn mươi lăm phút rồi.
- Ta cứ đợi mười lăm phút nữa đi anh! Còn sớm mà!
- Thôi thì đợi vậy. Nhưng sau ngần ấy thời gian mà anh ta vẫn chưa đến thì anh và em sẽ đi mà không đợi nữa, nhất trí nhé!
Thuý suy nghĩ một hồi rồi đồng ý, sau đó đi vào trong sửa soạn. Còn Nghi thì vui mừng ra mặt và ngồi đợi. Thế rồi đúng vào phút thứ 14 và giây thứ 59, tay Trong đến, làm Nghi tức điên.
Cho đến lúc này, anh không mong Trọng xuất hiện chút nào nữa, chỉ mong anh ta quên mất cuộc hẹn này mà thôi; nhưng mọi sự đã diễn ra không như mong đợi. Sự xuất hiện của Trọng làm Nghi có cảm giác bị kỳ đà cản mũi. Mặc dù vậy, Nghi cũng không trách nhiều về sự chậm trễ của ông bạn, chỉ cằn nhằn vài câu mà thôi. Thế là hai cặp: một bên là Nghi và Thúy, một bên là Trọng và Minh, em trai Thúy bắt đầu xuất phát.
Họ bắt đầu đi kề nhau cho đến khu trung tâm thành phố. Đường Lê Lợi mọi khi to là thế, vậy mà hôm nay nó có vẻ chật hẹp vô cùng. Xe đủ loại chen chúc nhau từng phân vuông đường khiến cho cảnh tượng đường xá vô cùng ngột ngạt. Trong bối cảnh ấy, hai cặp người nêu trên, một đi xe đạp, một đi xe máy đã không thể nối đuôi nhau được nữa, thế là lạc nhau. Nhìn mãi vào dòng xe và người kinh khủng ấy, Nghi không sao nhận ra cặp còn lại. Không còn cách nào khác, anh đành đèo Thúy chạy vào những con đường vắng hơn. Và Nghi nghĩ trong lòng rằng không biết có phải do đấng trên sắp xếp hay không mà anh đã tạm thời thoát được khỏi con kỳ đà ấy rồi!
Trong lúc ấy, vì không còn Trọng kè kè bên cạnh, nên Nghi bỗng cảm thấy thoải mái, và cũng tha hồ tán hươu tán vượn mà không sơ bị kéo xuống mặt đất như mọi khi nữa. Và rồi anh bắt đầu huyên thuyên, hết chuyện nọ lại xọ chuyện kia, không để ý đến Thúy có nghe hiểu hay không mà trong đầu luôn có ý nghĩ là cô vẫn cứ lắng nghe, vì thỉnh thoảng cô vẫn có phản ứng bằng những tiếng cười thích thú. Nghe được những tiếng cười ấy, lòng Nghi ấm hẳn lại, sự mệt mỏi cũng tan biến. Điều thú vị nữa là chiếc xe đạp chở hai người đã gặp sự cố mà anh ta vẫn chẳng hay biết, cứ đạp và đạp, nói và nói, mãi đến khi sắp về đến nhà mới phát hiện. Báo hại cho Thúy hôm sau phải mua xăm xe mới mà thay. Qua sự việc trên, Nghi mới hiểu được đối với anh, Thúy quan trọng biết dường nào.
Một chuyện khác xảy ra cũng ấn tượng không kém. Vào một ngày giáp tết cuối năm, Thúy hỏi Nghi:
- Anh có hay đi chợ hoa Nguyễn Huệ không?
Nghi suy nghĩ và nhớ lại là hình như mình đã đi qua nhưng không còn nhớ lắm vì lúc ấy anh còn bé, nên nói:
- Anh có đi qua từ hồi còn bé, nhưng mấy năm gần đây thì không.
- Vậy vài hôm nữa anh sẽ đi cùng em và vài người bạn nữa nhé?
- Đồng ý!
Thế là đợi đến ngày hẹn, theo kế hoạch họ cùng nhau đến nhà những người bạn. Khổ nỗi, những người bạn ấy một thì gặp phải chuyện buồn trong nhà, một thì thất hứa mà tự bỏ đi chơi. Không còn cách nào khác, Nghi đành phải đi riêng với Thúy vậy. Và anh nghĩ trong lòng là sao mà kịch bản lại tương đồng với hôm Giáng sinh thế.
Hôm ấy trời đẹp. Đến chợ hoa, sau khi gửi xe, họ cùng sánh đôi bước vào khu trung tâm. Càng đi thì họ càng thấy dòng người ngày một đông đúc hơn, ngày một chật chội hơn. Để tránh lạc nhau trong trường hợp như vậy, cách tốt nhất là phải đi sát bên đôi phương. Đối với một người nhạy cảm như Nghi, cảm giác của anh có được lúc ấy là thế nào thì ai cũng biết: dường như anh sống trên mây chứ không còn đi dưới mặt đất nữa. Và cảm giác ấy xâm chiếm anh đến hai ba ngày vẫn chưa hết.
Lý giải cho vấn đề này, cũng không khó hiểu cho lắm. Với một người như Nghi, bình thường tiếp xúc bạn khác phái không nhiều, vậy mà bỗng nhiên hôm nay, một cô bạn đi sát bên cạnh, lại được thân thiện hơn mức bình thường, cộng với những trường hợp xảy ra trước kia, cứ như là nâng cao dần mức độ vậy. Với một xâu chuỗi tình huống như thế, sao mà một người nhạy cảm như Nghi lại không xúc động quá mức chứ?
Sau lần ấy, như một cách mặc nhiên, trái tim anh đã chấp nhận dành một chỗ trống để chứa đựng hình ảnh về người bạn gái thân nhất thời điểm ấy.
Năm hết Tết đến, mọi người vui chơi, Nghi cũng vui chơi. Tất nhiên là sự vui chơi của Nghi không thể thiếu sự có mặt của Thúy. Cả hai đã ở bên nhau rất vui, rất thoải mái cho đến khi xuất hiện một thứ làm cho niềm vui của họ không trọn vẹn.
Mùng bốn Tết, Nghi đèo Thúy đi chơi Thảo cầm viên. Lẽ ra đã có một cuộc vui thật sự nếu không phát sinh một số vấn đề. Số là mùng bốn Tết năm ấy trùng với ngày sinh nhật lớp của Nghi, lại tổ chức ngay tại Thảo cầm viên. Không biết suy nghĩ thế nào, Nghi lại chọn đi chơi với Thúy mà không chọn việc họp lớp. Với hoàn cảnh như vậy, Nghi gặp bạn bè trong ấy là điều chắc chắn.
Gặp nhau rồi, ít ra cũng phải chào hỏi cho phải phép, còn không thì vờ như không thấy gì cả rồi tìm cách lẻn đi càng nhanh càng tốt. Thế mà có phải vậy đâu! Anh chàng nhà ta cứ đi qua đi lại trước mặt mọi người cứ như là diễu binh vậy, mặt lại còn nghênh lên với thái độ đắc thắng, trông lố bịch không thể tả nổi. Trước sự việc như vậy, Thúy đã giận ra mặt nhưng chưa lên tiếng. Mọi việc chưa dừng lại ở đấy mà vẫn còn tiếp diễn.
Khi nhìn thấy cô bạn cùng lớp của Nghi, người mà cả lớp luôn gán ghé đủ điều với Nghi, anh ta đã đứng đực mặt ra nhìn, không còn phản ứng gì khác nữa. Như là giọt nước làm tràn ly, Thúy giận dỗi đòi về ngay, trước sự bất ngờ của Nghi. Anh không hiểu Thúy giận vì lý do gì (không hiểu là phải, vì trình độ hiểu biết nữ giới của anh ta quá tệ ấy mà).
May là cuối cùng thì mọi việc cũng đâu vào đấy. Sau khi rời khỏi công viên, Thúy đã nguôi giận và bắt đầu chịu nói chuyện, sau đó họ làm lành với nhau. Tuy nhiên, từ hôm ấy trở đi, họ đã không còn thân thiết như trước nữa. Hôm ấy cũng đánh dấu bước ngoặt mới: sự đổ vỡ.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:19:46 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:47:06
Năm

Quan hệ giữa Thúy và Nghi ngày một tồi tệ hơn. Sau lần chơi Tết, Nghi gần như hoàn toàn phớt lờ Thúy. Dù là ngồi trong nhà hay đứng ngoài hành làng, chẳng bao giờ anh thèm ngó sang bên kia, hoặc là có ngó cũng nghênh cái mặt mốc lên, chứ chẳng thèm cười hay chào người ta tiếng nào. Đến nỗi một thời gian sau, Nghi cũng nhận lại thái độ y hệt như thế từ đối phương. Một cuộc chiến tranh lạnh đã xảy ra, mặc dù chẳng rõ ngyên do ở đâu, tại ai.
Khi mà Trọng đến chơi, Nghi cũng không còn hăng hái dẫn bạn qua bên kia nữa, mà chỉ ngồi bên nhà nói chuyện hoặc đi ra ngoài. Sự việc còn kéo dài đến gần một tháng.
Tuy nhiên, sự căng thẳng được lắng dịu vào dịp mùng tám tháng ba. Hôm ấy, Nghi mua một đóa hoa hồng, đem sang bên kia tặng Thúy. Và họ đã làm lành nhau, mặc dù trước kia chưa biết có phải là ai giận ai hay không. Mà nếu như chỉ đơn thuần là tặng hoa thôi, cũng không gì đặc biệt, cũng không cần phải dài dòng làm gì, đằng này phía sau tình huống tặng hoa ấy cũng có nhiều chi tiết thú vị, thiết nghĩ tác giả cũng nên kể sơ ra đây.
Việc mua hoa hoàn toàn không nằm trong chủ ý của Nghi hôm ấy, mà chỉ vì nhìn thấy vài cô bé lớp mười một trông rất xinh, cầm những đóa hồng đến từng lớp học rao bán. Nhìn thấy con người ta xinh quá, lại năn nỉ ỉ ôi, chèo kéo ngọt ngào, làm cho anh chàng mủi lòng, bấm bụng móc tiền ra mà mua một đóa, dù biết chắc là ngày mai sẽ phải nhịn ăn sáng. Mua xong rồi cũng chẳng biết phải làm gì, nên mới nghĩ ra cái trò đem tặng Thúy đấy thôi. Khổ nỗi, vì phải chạy xe, không thể một tay cầm lái một tay cầm hoa, một phần xấu hổ không muốn cho người ta thấy, cho nên Nghi đành nhét hoa vào cặp. Về đến nhà thì hỡi ôi, hoa đã bị bầm dập tả tơi mất rồi.
Cầm hoa trên tay, không biết nên tặng hay không? Tặng thì dễ nhận được nhiều sự mất lòng, ai đời đi tặng cho người ta đóa hoa tàn. Không tặng thì tiếc quá, mất tám ngàn chứ đâu có ít, mà tám ngàn ngày ấy có thể quy ra hai lít xăng như bây giờ chứ không ít. Nghĩ đi nghĩ lại, cứ như là bị gài vô thế, Nghi đành thu lấy can đảm mà đi qua bên kia. Vừa đặt chân đến nơi, người anh run bắn lên vì chạm phải bộ mặt đằng đằng sát khí của cô bạn, nhưng không còn cách nào khác, anh đành chìa hoa ra rồi trông đợi điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, bỏ mặc số phận. Thế nhưng, anh không nhận được điều tồi tệ nào cả, mà chỉ thấy gương mặt của Thúy từ mức độ căng thẳng tột độ bỗng từ từ dịu dàng trở lại và còn mỉm cười nữa. Nghi thở phào một hơi nhẹ nhõm. Thế là thoát được một gánh nặng rồi!
Nghĩa là Thúy đã vui vẻ nhận lấy đóa hoa tàn, mặc dù cũng có buông vài lời trêu Nghi hơi ngô nghê khi hoa như thế mà cũng đem tặng, nhưng không hề có ác cảm. Đây cũng giống như một sự chấp nhận giảng hòa vậy. Và rồi họ còn đi xem phim vào buổi tối. Thế nhưng, không hiểu vì sao hôm ấy Nghi không cảm thấy ấm áp chút nào, nó có vẻ ngượng ngập làm sao.
Tưởng rằng mọi chuyện như thế là ổn, nào ngờ từ đó trở đi, mọi việc chỉ diễn ra theo chiều hướng ngày một xấu đi. Những lúc gặp nhau sau đó, chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào, những lời Nghi thốt ra trước mặt Thúy đều khó nghe, chẳng còn tỏ ra một chút thân thiện hay ý tứ gì cả. Đến nỗi một thời gian dài sau Thúy cũng chẳng còn muốn nói chuyện với anh nữa. Hai người cứ thế mà lườm nhau. Ngay cả Nghi sau này cũng ngạc nhiên về chính mình lúc ấy, không sao tự lý giải được, cứ như là bị tà nhập vậy. Anh cư xử y như trẻ con, vừa nhỏ nhen lại vừa hời hợt; mà anh vốn dĩ là một con người sâu sắc và hay sống nội tâm, lại biến thành như vậy, thật khó hiểu.
Cứ bồng bột mãi, Nghi quên đi một mối đe dọa đang chực sẵn ngay phía sau mình. Nguy cơ đó không đâu xa, mà xuất phát ngay từ người bạn thân thiết của anh. Trọng cứ im lặng từ trước đến giờ, đã bắt đầu lên tiếng vào dịp này. Thoạt nghe thì có vẻ như giảng hòa cho hai người, nhưng suy nghĩ cho kỹ thì hình như anh ta đang thừa nước đục thả câu thì phải. Tuy nhiên, còn quá sớm để đề cập đến vấn đề xem chừng như tế nhị này.
Năm học cuối cấp sắp kết thúc, ngày thi tốt nghiệp đã gần kề, Nghi cũng đang ở tâm trạng bần thần. Dù là luôn gây hấn và lạnh nhạt với Thúy, chính anh cũng không hiểu vì sao, nhưng đó là cử chỉ bề ngoài, còn trong thâm tâm thì gần như không khi nào anh không nghĩ đến cô bạn dễ thương ấy cả, dù là ngày hoặc đêm, thậm chí cả trong mơ anh cũng không thoát khỏi hình bóng người con gái ấy. Thế mới bảo anh ta như bị tà nhập là vậy: ngoài mặt thì một kiểu mà trong lòng lại là một kiểu.
Nghi càng bần thần hơn khi nghe một tin sét đánh: Thúy sắp dọn đi! Đó là lời thông báo của Minh, em trai Thúy. Nghe xong tin ấy, anh bỗng cảm thấy thẫn thờ cả người, như là có ai vừa tát mình một cái vậy. Dù đang chiến tranh lạnh, đang trở mặt nhau nhưng bỗng nhiên Nghi thấy nỗi lòng mình trở nên buồn bã vô cùng. Mai này sẽ không còn dịp nhìn gương mặt khả ái ấy, không còn muốn sang gặp là sang gặp nữa. Đành rằng hai người vẫn còn ở trong thành phố này, vẫn còn liên lạc với nhau được nhưng không hiểu sao Nghi vẫn cảm thấy trong lòng trống vắng khôn nguôi.
Dù bị suy sụp tinh thần đến mức thảm hại, Nghi vẫn đủ sáng suốt để nhận ra rằng đã đến lúc phải dẹp bỏ suy nghĩ riêng tư mà phải hướng đến kỳ thi tốt nghiệp sắp đến, tuy không phải lúc nào cũng duy trì được tư tưởng ấy. Một lần nọ, khi đang gồi uống nước với Trọng, Nghi đã bỏ quên cặp tại quán nước. Đi đến hơn nửa đường, anh ta mới sực nhớ ra, báo hại cho Trọng lại phải đèo anh ta quay lại lấy. Sau này nghĩ lại, Nghi còn chưa hết xấu hổ.
Cuối cùng thì kỳ thi cũng đã qua, kết quả của Nghi và Trọng đều khả quan. Nhưng nỗi nhớ của Nghi tăng lên bội phần, từ lúc Thúy chuyển đi. Nỗi nhớ ấy xâm chiếm anh nhiều đến mức anh không còn tập trung học ôn được nữa, đến cả giấc mơ cũng không buông tha anh. Những đêm ấy, gần như Nghi luôn mơ thấy Thúy; không những vậy, hai người còn rất hạnh phúc bên nhau, cứ như là một cặp tình nhân thật sự vậy. Đến khi tỉnh giấc, anh mới bàng hoàng nhận ra rằng mình đã nằm mơ.
Do không tập trung được, Nghi cũng chẳng thể học bài được. Kết quả ai cũng biết, Nghi thi trượt đợt thi Đại học lần I. Ngay ngày thi, anh đã nhận được một tin không nên nghe: Trọng đi chơi riêng với Thúy, một điều chưa có tiền lệ! Nguồn tin ấy lại được thốt lên từ chính miệng của Trọng. Nghi sững sờ cả người. Trong một lúc anh cảm thấy cơ thể gần như mất đi toàn bộ sức lực, cả người như muốn khụy xuống, nhưng vẫn làm ra vẻ thản nhiên trước mặt Trọng. Rồi anh còn phát hiện ra một điều nữa (nhưng là sau này, chứ ngay lúc đó thì chưa), đó là Trọng tuyên bố điều đó với bộ mặt hả hê chưa từng thấy. Đúng là tinh thần Nghi suy sụp hoàn toàn, dẫn đến hệ quả là trượt đẹp ở hai đợt thi Đại học tiếp theo, chỉ may mắn đậu vớt ở kỳ thi bổ sung sau đó, nhưng cũng chỉ là hệ Cao đẳng. Quả là một kết quả hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của anh.
Sự học hành đã là thế, mà sự căng thẳng trong quan hệ giữa Nghi và Thúy cũng không hề suy giảm, dù hai người đã không còn gặp mặt thường xuyên. Gặp nhau rồi, vẫn vở cũ soạn lại, Nghi vẫn là thái độ ấy, nói năng thô lỗ, không kiềm chế, thái độ thì học hằng; vì thế mà dù không có ác gì thì cũng chẳng được người ta hoan nghênh. Đến nỗi có một lần, do quá mức chịu đựng, Thúy đã phải hỏi:
- Sao thái độ của anh kỳ quặc thế? Có phải anh muốn em đối xử với anh như là kẻ xa lạ không?
Đang bực tức, Nghi nói ngay:
- Em muốn làm gì thì làm! Anh chẳng còn hứng thú để nghe những lời nhảm nhí này nữa!
Hôm ấy, suýt nữa Nghi bị tống cổ ra khỏi nhà Thúy, nếu không có sự hòa giải kịp thời của Trọng. Và sau đó, Nghi lại không thể lý giải được cho những lời nói của mình.
Được biết, vì gia cảnh khó khăn nên trong dịp hè, Thúy đã tranh thủ kiếm tiền phụ giúp gia đình, từ đó quen được không ít đồng nghiệp khác phái. Trong đám ấy có một tay đeo Thúy như đỉa và nghe nói là muốn theo đuổi cô. Tất nhiên, cái tay tiếp thị ấy đã bị đánh bật, một kết quả không ngoài dự đoán. Nghi không quan tâm đến điều đó vì biết chắc là kết cục sẽ như vậy. Nhưng có một điều bất ngờ khác xảy ra, mà anh có nằm mơ cũng không thể nghĩ đến được.
Cái tin Thúy được dân tiếp thị săn đón bày tỏ này nọ, rồi bị thất bại, Nghi đều nhận được từ Trọng, chứng tỏ là Trọng đã gặp Thúy nhiều lần lắm rồi, hơn hẳn số lần mà Nghi gặp; không những thế, họ còn đi chơi với nhau nhiều lần nữa, tất nhiên là vắng mặt Nghi, đều được Trọng kể ra tuốt. Và cũng từ ông bạn thân này, Nghi nhận được một tin nữa, mà nghe xong anh như chết đứng tại chỗ.
Một ngày nọ, Trong nói với Nghi:
- Tớ biết chắc là cái tay tiếp thị ấy sẽ chẳng được cơm cháo gì. Cậu biết hắn ta tỏ tình ra sao không? Hắn bảo với Thúy rằng ban đầu anh thấy thương hại em, nhưng lâu ngày rồi anh thấy thương thật.
- Nói kiểu vậy thì thất bại là phải! Thế rồi nàng phản ứng ra sao?
- Đương nhiên trả lời cho tình huống chỉ là một sự im lặng không hơn không kém! Rồi sau đó tay ấy đã rút êm như làn khói!
- Sao cậu biết rành rọt thế?
- Thì tớ hỏi ra ấy mà, và nàng đã trả lời hết! Tay ấy đã không cao tay bằng mình. Hắn chỉ nói anh thương em thôi, còn tớ, tớ nói thẳng ra là anh yêu em!
Nghi sững sờ cả người khi nghe hết câu, cứ nghĩ là Trọng đang đùa, nhưng nhìn thái độ nghiêm túc của bạn, anh biết đó là sự thật. Anh không còn thốt được lời nào nữa, chỉ im lặng để định thần, sau đó tìm cách lẩn tránh sang chuyện khác. Nhưng Trọng vẫn chưa buông tha và lôi ra một bằng chứng xác thực, đó là một mảnh giấy ghi lại cuộc đối thoại giữa hai người “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”. Nội dung của mảnh giấy ấy thiết nghĩ cũng không nên đề cập ra đây làm gì.
Về phần Nghi, sau khi đón nhận tin này, anh không khỏi bất ngờ, nhưng khi đã định thần rồi thì lại bình thản chấp nhận, dù trong lòng suy nghĩ vô cùng phức tạp. Đã lâu rồi, từ khi xảy sự việc chơi Tết, anh gần như nghĩ rằng Thúy đã là bạn gái của mình, bất chấp sự thật có phải hay không. Bởi thế, dù anh có thái độ lỗ mảng hay lạnh nhạt hay thế nào đi với Thúy đi chăng nữa, vẫn không thể phủ nhận là anh rất thương Thúy. Và rồi anh nghĩ Thúy sẽ mãi mãi là của mình, sẽ không ai có thể cướp đi được. Anh không bao giờ cho rằng đó là một sự suy nghĩ nông cạn, mà cho là nó phải thế, không thể khác hơn. Sự tự huyễn hoặc bản thân ấy làm cho anh bị mờ mắt, không nhận ra được Trọng cũng là một người con trai, cũng có thể có cảm tình với người con gái kia chứ.
Sự thật phũ phàng này đã đánh thức Nghi, kéo anh xuống với mặt đất thực tai. Cho dù sự đánh thức này quá thô bạo nhưng phải nói là đúng lúc, đã đánh thức anh không những về mặt lý trí mà còn cả con tim. Đến giờ anh mới biết là hóa ra mình cũng yêu Thúy chứ đâu phải riêng Trọng. Nhưng không lẽ chỉ vì một người con gái mà hai người từ bạn thân lại hóa địch thủ sao? Như vậy thì không đáng chút nào! Nghĩ vậy nên sau đó, Nghi đã nói với Trọng:
- Chúc mừng cậu đã tìm được một nửa ưng ý của mình! Tớ bất ngờ lắm nhưng không biết nói thế nào nữa!
Trọng tỏ ra ngạc nhiên hơn:
- Sao lại bất ngờ? Tớ nghĩ là cậu đã biết là hai đứa chúng mình có tình cảm với nhau lâu lắm rồi mà!
- Cậu nghĩ vậy chứ sự thật không phải là vậy!
Trọng nghe Nghi nói với thái độ tương đối buồn, cũng hiểu được một chút. Anh bèn nói vài lời không biết có phải an ủi hay không:
- Tớ cũng chỉ là ăn may thôi. Đời chẳng ai biết được chữ ngờ mà. Đã từ lâu mình đinh ninh là hai ta cùng yêu một người!
- Tớ không phủ nhận điều cậu nói, nhưng cái ấy bây giờ không quan trọng nữa. Quan trọng là cậu đã thắng, xin chúc mừng cậu thêm lần nữa.
- Cậu đừng chúc mừng tớ nhiều như vậy. Cậu sẽ có cơ hội khác tốt hơn mình cũng không chừng đấy!
- Mong là như vậy! Chúng ta vẫn là bạn tốt nhé!
Không biết với lời nói đầy hàm ý như vậy, Nghi có làm được hay không? Chỉ có thời gian mới trả lời được, và câu trả lời sẽ nằm ở phần sau của câu chuyện.
Lại nói về Nghi, anh càng nghĩ càng thấy buồn. Giờ mình đã hiểu được vì sao lại có thái độ cực đoan như lúc trước rồi, chẳng qua là vì quá yêu người ta mà ra thế thôi. Nhớ lại ngày trước còn có thể thân mật nhau, còn có thể nói những lời nói trêu đùa nhau, và thậm chí mình còn bày tỏ với nàng được nữa. Vậy mà bây giờ …. Thoắt cái, mình bỗng trở thành một vật cản trước mắt người ta, một kẻ thừa không hơn không kém. Làm gì còn cơ hội nữa, làm sao có thể bày tỏ tình cảm với người ta được nữa, giờ nàng đã là bạn gái của người khác rồi. Nghĩ đến đấy, lòng Nghi đau như cắt. Anh cố gắng lắm mới giữ được hai hàng lệ không trào ra. Ai nói là đàn ông không thể khóc được chứ?
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:31:01 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:48:12
Sáu

Ngày nhập học đã đến. Nghi bước vào giảng đường, trong lòng cảm xúc lẫn lộn, vừa vui lại vừa hồi hộp. Không muốn bon chen, anh bèn rút vào một góc ở cuối phòng và ngồi ở đó suốt cả học kỳ đầu, chẳng buồn quen biết với ai cả.
Ngồi cuối phòng học, Nghi thường để ý đến một anh chàng, thỉnh thoảng lại hớt hải chạy vào, thái độ vô cùng khẩn trương, bởi vì đi trễ. Nói thỉnh thoảng cho dễ nghe, chứ thật ra một tuần học sáu ngày thì hết sáu ngày là như thế rồi. Có thể xem là một kỷ lục cấp quốc gia được rồi đấy. Đôi khi, giờ học lúc bảy giờ mà hơn tám giờ anh ta mới chạy vào. Gần như bao giờ anh ta cũng ngồi cạnh Nghi, vì chỗ Nghi thường bao giờ cũng còn trống. Anh tên là Hải, người thành phố. Chẳng bao lâu sau, hai người trở thành bạn thân.
Lại không bao lâu sau đó, Nghi lại nhận thấy một anh chàng nữa ngồi trên mình hai bàn, mặt mũi trông đàng hoàng, có điều hơi nhút nhát, gần như là hơn cả Nghi và tất nhiên là hay bị trêu đùa. Anh ta là Dương, quê ở tận cực Nam của Tổ quốc, tuy chưa biết chính xác là tỉnh nào. Và ít lâu sau Dương cũng trở nên thân thiết với Nghi và Hải. Dương hay chơi chung với một nhóm các cô gái xinh xinh, trong đó có hai cô Nghi thấy hình như quen quen.
Một hôm, Hải nói với Nghi:
- Cậu có nhìn thấy cái cô ngồi trên ta hai bàn ấy không? Trông xinh đấy nhỉ?
- À, cái bạn ngồi gần Dương ấy à?
- Đúng vậy đấy! Nhìn cô ấy, tớ cảm thấy có cảm giác quen quen!
- Cậu cũng có suy nghĩ y như tớ vậy, tớ cũng thấy hơi quen, và cả cái bạn ngồi kế bên nữa! Tớ có cảm giác như là đã từng gặp nhau ở đâu rồi thì phải, chắc là từng chung trường lúc phổ thông!
- Ta sẽ làm quen họ chứ?
- Ý hay đấy! Nhưng trước hết hãy tìm đến Dương đã, anh này thân với họ lắm!
Và họ tìm đến Dương. Từ đó mới biết là cô mà Hải nói quen thì có nhà ở gần nhà Nghi, cách nhau không đầy ba trăm mét, tên là Ngân. Còn cái cô mà Nghi nói là quen thì nhà ở tận miền Tây Nam Bộ, cách nhà Nghi hơn một trăm cây số, tên là Quỳnh. Hóa ra trước giờ cả Nghi lẫn Hải đều chưa từng học chung trường chung lớp gì với họ cả, vậy mà cứ bảo là trông hơi quen quen. Nhưng dù sao cũng có lý, vì họ rất dễ thương, khá giống với những hoa khôi hay gì gì đó ở trường của Nghi và trường của Hải, cho nên có cảm giác ngờ ngợ cũng phải. Thế là Nghi được vinh dự làm bạn với hai cô gái dễ thương ấy. Từ đó, một nhóm năm người gồm: Hải, Dương, Ngân, Quỳnh và Nghi đã trở thành những người bạn thân.
Là bạn thân với nhau nên họ tiếp xúc nhau cũng nhiều, lại toàn là những cô cậu tuổi mới lớn, cho nên việc phát sinh tình cảm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, như đã kể trên, một nhóm có năm người, vì thế mà không thể chia đều ra được, chắc chắn sẽ có những thứ tình cảm tay ba này nọ. Cụ thể như sau: Dương và Hải đều mê một người như điếu đổ đó là Ngân.
Nghi nghĩ, hai ông bạn phát sinh tình cảm với Ngân là điều gần như hoàn toàn bình thường, vì với điều kiện của Ngân, thì chỉ có hai người theo đuổi thôi thì chắc không thễ tin được rồi. Tuy hai người bạn mình thì cứ như thế này thế nọ, nhưng Nghi thì hoàn toàn bình chân như vại trước mọi chuyện tình cảm. Đúng là Ngân và Quỳnh xinh đẹp và dễ thương, nhưng họ không phải là mẫu người con gái mà Nghi nhắm đến, và anh tự cho mình không có quyền đi phán xét là có yêu người này hay người kia không, mà anh chỉ nghĩ là mình không xứng đáng nhận được tình cảm vượt giới hạn bạn bè từ họ, thế thôi, đồng thời chính anh cũng tìm cách né tránh mỗi khi xảy ra những tình huống đại loại như thế.
Là một người con trai cũng như bao người con trai khác, Nghi luôn quan niệm mẫu người phụ của đời mình như sau: sắc đẹp là một phần quan trọng, nhưng chỉ là thứ yếu, còn cái quan trọng hơn là vẻ đẹp tâm hồn của họ, ngoài ra công dung ngôn hạnh cũng là một phần thiết yếu. Tuy nhiên, nếu ngoài vẻ đẹp tâm hồn ra mà chẳng còn lại gì cả, điều đó cũng không ổn lắm, chí ít cũng cần phải có một tí chút ngoại hình chứ! Đó có thể là lý do chính đáng nhất để Nghi không bị chi phối nhiều như Hải và Dương.
Người mới không thể xâm nhập vào lòng Nghi được, nhưng người cũ thì chẳng thể nào dứt ra, như thế khiến Nghi rơi vào tâm trạng hụt hẫng. Cứ mỗi lần nghĩ cách lẩn tránh người con gái nào đó, anh lại cảm thấy nhớ da diết một người con gái khác, đó là Thúy. Đã nhiều lần anh muốn quên Thúy đi, nhưng hình như càng muốn quên thì lại càng nhớ, nhớ không sao nguôi được. Chính vì vậy mà tâm trạng anh trở nên tối tệ đến mức nhiều khi không kiểm soát được bản thân. Nhiều lúc anh muốn bỏ học để đi làng thang ngoài đường như một kẻ điên, nhưng may là tư tưởng vẫn còn đủ sáng suốt để ngăn hành động dại dột ấy lại. Thế nhưng tư tưởng lại không đủ sáng suốt để ngăn anh mỗi khi tan học, vẫn bộ dạng ấy, đã đạp xe một cách vô định ngoài đường đến tối mịt mới về đến nhà. Vì vậy mà hệ quả tất yếu lại một lần nữa xảy ra, sức học của anh đã giảm sút thấy rõ.
Làm sao để thoát khỏi tình trạng này bây giờ? Chẳng cách nào khác, Nghi đành phải gạt bỏ những chuyện tình cảm riêng tư mà chuyên tâm vào việc học. Để làm được như vậy, trước hết anh phải quên Thúy đi cái đã, dù đó là một việc khó khăn đến mức không tưởng nhưng lại cần thiết vào lúc này. Anh biết là vì Thúy mà anh và Trọng đã chia rẽ nhau, chẳng còn thân thiết như xưa nữa, nếu có cũng chỉ là bề ngoài mà thôi. Đã thế, sao không nhường hẳn cho Trọng. Nghĩ là làm, Nghi đã tìm cách vun đắp thêm cho hai người rồi đi khỏi cuộc đời họ một cách nhẹ nhàng. Đương nhiên là không phải một đi không trở lại, mà chỉ là không can thiệp vào chuyện riêng tư của họ thôi, còn ngoài ra họ vẫn quan hệ bình thường với nhau.
Từ đó trở đi là cả quãng thời gian dài Nghi không còn gặp Thúy, cũng phải nói là hơn một năm chứ không ít. Thời gian ấy anh không liên lạc gì với Thúy, cũng không buồn hỏi thăm tin tức một người bạn mà chỉ một thời gian ngắn trước đó còn thân như hình với bóng. Anh biết làm như vậy cũng không phải nhưng chẳng biết phải làm gì khác hơn nữa. Ngày trước có cơ hội thì không biết tận dụng, còn bây giờ cơ hội đã qua thì lại hối tiếc. Đúng là không biết trân trọng những cái trước mắt, chỉ biết luyến tiếc khi đã mất đi.
Cũng từ đó, Nghi đã thay đổi đi rất nhiều. Từ một người hay cười nói, thậm chí là nói nhiều đến mức buôn dưa lê, lại bỗng dưng trở thành một kẻ ít nói đến lạ kỳ. Từ một con người có bầu nhiệt huyết dâng trào đã trở thành kẻ có máu lạnh, tuy không phải là toàn phần. Sự thay đổi ấy thể hiện rõ rệt đến mức bạn bè và chính Nghi cũng phát hiện ra, nhưng không hiểu nguyên do, kể cả đương sự.
Học đến giai đoạn hai của Đại học, nghĩa là năm thứ hai, có vài cô gái, chính xác là bốn cô chuyển từ lớp chiều sang lớp sáng của Nghi học. Trong số họ có một cô trông rất giống với Thúy, cũng đẹp và dễ thương, nhất là cặp kính, tên là Hà. Hà có ngoại hình giống Thúy đã đành, ngay cả giọng nói và cử chỉ cũng giống tuốt. Mỗi lần nhìn thấy Hà, Nghi cũng đâm nao nao trong lòng, nhưng tất cả chỉ có thế, không còn gì nữa.
Lại nói về Hải cùng với việc mê Ngân như điếu đổ. Hôm kia, Hải nói với Nghi:
-Tớ rất mến Ngân, tớ thật sự muốn bày tỏ tình cảm với cô ấy lắm!
- Thế thì còn chờ gì nữa mà không hành động?
- Nhưng tớ không đủ can đảm, không sao nghĩ ra được cách gì để nói cả!
- Vậy thì cậu hãy mau mà nghĩa cách đi, đừng có mà loay hoay rồi sẽ mất cơ hội! Món hàng đắt ấy đang được nhiều kẻ săn tìm lắm đấy nhé!
- Cậu có cách gì giúp tớ không?
- Tiếc rằng tớ chỉ là nhà văn, không phải nhà tâm lý học, không thế bày cho cậu phương pháp bày tỏ, chỉ biết khuyên cậu là hãy cố gắng sống thật với bản thân mình, và suy nghĩ cho thật kỹ về cái mình cần và muốn. Cái chính là đừng đi vào vết xe đổ của tớ ngày trước là được!
Thế rồi ngày qua ngày, vẫn không thấy cái tay Hải này làm nên trò trống gì, thay vào đó, người thành công lại là Dương, và tất nhiên là Hải bị cho ra rìa. Nghi cảm thấy tiếc cho bạn vô cùng. Tuy cả Dương và Hải đều là bạn thân của anh, nhưng anh vẫn thân với Hải hơn và luôn mong rằng người thắng cuộc sẽ là Hải chứ không phải là Dương. Nhưng dù sao thì ai được cũng tốt cả,
Từ đó, Hải lại đâm buồn bã và cứ than thân trách phận đủ điều. Nghi rất thông cảm cho bạn, và nghĩ rằng không biết cái anh chàng này có giống như mình ngày xưa không. Hy vọng là không. Và đúng là không, vì anh ta vẫn cười đùa vui vẻ, xem như chuyện chẳng có gì cả. Vậy là Nghi yên tâm. Sau này Nghi mới biết được thật ra Hải không có tình cảm quá sâu sắc với Ngân như Nghi nghĩ, mà chỉ là xem cô như một người bạn tốt, nhưng vì ban đầu thấy Ngân dễ thương xinh xắn như vậy nên đã hơi động lòng mà thành vậy thôi. Bằng chứng là chẳng bao lâu sau đó, anh ta đã lôi ra ngay một cô người yêu mới một trăm phần trăm!
Vậy là vẫn chỉ mình Nghi là chưa dính vào những thứ tình cảm nam nữ ấy.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:40:46 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:50:28
Bảy

Nhìn những huynh đệ của mình, ai nấy đều mải mê chơi trò rượt đuổi tình cảm, Nghi cũng không muốn lép vé. Mang tâm trạng của kẻ thất tình, anh quyết tìm người con gái khác để yêu, không nghĩ đến Thúy nữa. Mà cũng do thời gian không gặp nhau cũng khá dài, cho nên hình bóng của Thúy trong trái tim anh đã tạm thời bị lãng quên.
Nhắc đến chuyện lớp học, đã có bốn cô gái chuyển từ lớp chiều sang, trong đó có một người tên Hà rất giống Thúy, làm Nghi nhìn thấy cứ hoang mang trong lòng. Nhưng đó vẫn chưa phải là đối tượng mà Nghi hướng đến. Thật ra ban đầu cũng có chút ý muốn, nhưng sau đó biết được một người bạn của mình cũng có ý định đó, anh đã từ bỏ và nhường cuộc chơi cho bạn mình.
Nhóm bốn cô gái ấy, được mệnh danh là “bốn con cào cào”, ngoài Hà ra, còn có Mi, Đan và một người khác cũng tên Hà. Đó cũng lại là bốn gương mặt đáng chú ý của lớp học, xuất phát từ những khuôn mặt duyên dáng và thành tích học tập của họ. Và cũng chỉ với một thời gian ngắn, họ cũng đã chơi khá thân với nhóm của Nghi.
Tuy chơi thân với họ, nhưng dạo này bỗng nhiên thay đổi thành kẻ lạnh lùng, nên Nghi cũng ít khi nào trò chuyện với các cô gái, nhiều khi đi chơi chung cả nhóm, Nghi cũng chỉ nói vài câu qua loa rồi lại ngồi im như thóc. Điều này làm cho một người trong nhóm ấy vô cùng khó chịu, đó là Mi.
Vì cảm thấy khó chịu với Nghi, cho nên Mi thường có thái độ khiêu khích đối với Nghi. Thế nhưng Nghi vẫn phớt tỉnh trước mọi thái độ ấy, thậm chí nhiều khi còn làm như cô là người trong suốt vậy. Một hôm, do chịu không được, Mi đã tìm cách lôi được cái tay đáng ghét này vào cuộc trò chuyện.
Hôm ấy, Nghi cùng Hải đi ra bãi giữ xe, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ. Rồi họ nhìn thấy nhóm của Mi đang ở phía trước. Vừa trông thấy Mi, Nghi bỗng từ thái độ cười đùa vui vẻ chuyển sang gương mặt của người bán nước đá, đi thẳng vào bãi giữ xe, không thèm ngoái lại nhìn lấy một lần. Gặp tình cảnh ấy, đương nhiên là Mi rất buồn nhưng không làm gì được cả. Rồi Mi đã đưa cho Hải một mẩu giấy nhờ chuyền giùm cho Nghi và đi về cùng các bạn.
Đợi mọi người đi xa khuất, Nghi mở tờ giấy ra đọc. Trong ấy ghi: “Có phải là Mi dễ ghét lắm không mà Nghi lại xem thường Mi quá vậy?”. Lúc ấy Nghi như tỉnh ngộ ra, suy nghĩ lại những hành động trước đây của mình và nghiệm ra rằng mình sai thật rồi. Từ nay phải dần sửa đổi lại thôi. Việc đầu tiên phải làm là viết lại một mẩu tin khác gửi Mi, trong ấy viết: “Bạn không dễ ghét chút nào đâu, bạn dễ thương lắm. Mà mình cũng chẳng bao giờ khinh Mi cả. Chúng ta sẽ là bạn tốt của nhau nhé!”.
Vậy là từ đó, họ trở thành bạn thân, nghĩa là thân hơn cả lúc trước. Nghi đã chịu lên tiếng nhiều hơn, đã chịu trò chuyện nhiều hơn với Mi, thậm chí còn đi chơi chung với Mi nữa. Mỗi lần như thế, cả hai đều cảm thấy rất vui. Thật ra, trước khi đi đến quyết định này, Nghi đã suy nghĩ rất nhiều, liệu có nên quá thân thiết với Mi hay không trong khi thật sự anh chưa có tình cảm sâu sắc lắm đối với cô. Trong thâm tâm, Nghi chỉ xem Mi là bạn, còn Mi xem anh như thế nào, anh không biết và cũng không muốn biết nhiều lắm. Anh còn nghĩ là, nếu từ chối một cách thẳng thừng, xem ra tàn nhẫn quá; còn nếu không từ chối mà chấp nhận, anh có cảm giác là đánh lừa người khác và cả chính mình. Thôi thì cứ cố gắng để mọi chuyện tự nhiên, đến đâu thì đến, biết đâu từ từ sẽ có tình cảm thật, miễn đừng làm chuyện gì vượt giới hạn là được rồi!
Do có những suy nghĩ trên, Nghi đã dần lấy lại sự chủ động từ Mi về mình. Trước kia, chính Mi rủ anh đi chơi trước thì giờ ngược lại, anh đã rủ và chở Mi đi chơi nhiều lần.
Tết lại sắp đến. Ngày Tết cũng là ngày Mi phải về quê. Vì vậy, Nghi đã rủ Mi đi chợ hoa chơi trước khi về quê để cốt giữ lại một kỷ niệm nào đó. Tuy nhiên, kết quả lại không hoàn toàn như anh mong muốn, thậm chí có chiều hướng phản tác dụng.
Để biết ly do vì sao lại là kết quả không mong muốn, lại còn phản tác dụng nữa, ta phải lùi lại thời gian ấy khoảng một tháng. Hôm ấy, Nghi đang dạy ngoại ngữ cho đứa em họ thì bất chợt có một nhân vật khác xuất hiện, không ai khác chính là Thuý, người đã làm cho trái tim Nghi luôn bị thổn thức. Thế là buổi học phải dừng lại bất đắc dĩ. Cách xa nhau đã hơn một năm, nay bỗng nhiên Thúy lại xuất hiện và cái gương mặt đã khiến anh ngày đêm tưởng nhớ, giờ lại một lần nữa làm khổ anh. Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng. Một người đã cố quên người kia, nhưng người kia nào có chịu buông tha. Họ gặp nhau, không nói nhiều lắm, chỉ vài lời hỏi thăm thôi, cũng đã đủ khiến Nghi quay trở lại những cảm giác mà anh lầm tưởng là mình đã quên được, thật sự là anh chỉ ghìm nén nó xuống tận đáy lòng mà thôi.
Thúy chỉ hỏi anh:
- Sao dạo này anh không qua em nữa?
Nghi trả lời:
- Tại vì dạo này anh bận, em cũng bận, cho nên ….
- Anh bận đến cả năm vậy sao?
Đến lúc đó, không biết phải trả lời ra sao, anh đành phải im lặng.
Kể từ hôm đó, hình bóng của Thúy lại một lần nữa đè nặng lên tâm trí Nghi. Đó cũng chính là lý do vì sao anh lại cảm thấy trống vắng khi đi chợ hoa với Mi. Đêm ấy, giữa rừng người đông đúc, lẽ ra không khí sôi động ấy phải làm cho Nghi vui vẻ mới đúng, thế nhưng nó phản tác dụng một cách không ngờ. Anh đi ở đó, mà lòng tràn ngập những hồi ức về khoảng thời gian ba năm trước, tự nhiên thấy xót xa. Đến nỗi anh gần như quên mất sự hiện diện của người bạn gái đang đi cạnh anh, khi đưa bàn tay nhỏ bé ra, với ý định cho anh nắm, nhưng thay vì nắm lấy tay nàng, anh lại nắm lấy tờ giấy đang cầm trên tay của nàng, mà với tất cả sự sửng sốt và căm phẫn vì thái độ vô tình đến lạnh lùng của người con trai ấy, nàng đã vò nát tấm giấy ấy tự bao giờ, đến nỗi nó đã biến thành một đống bùi nhùi không hơn không kém. Nắm lấy mớ bùi nhùi ấy mà không phải nắm lấy tay Mi mà cô có chủ ý cho anh nắm, Nghi cũng áy náy lắm, biết là Mi rất buồn, nhưng biết làm sao được. Lý lẽ của con tim thì bao giờ cũng đi theo một chiều hướng ít ngờ nhất. Hôm ấy, cuộc dạo chơi kết thúc không mấy vui vẻ, cả hai đều có sự suy tư của riêng mình, dù không ai nói với ai điều gì cả.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:46:13 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:51:53
Tám
Sau ngày đi chợ hoa, Mi về quê ăn Tết. Còn lại một mình, không biết phải làm gì cho hết những ngày Tết, Nghi bèn đảo qua nhà Thúy vài lần. Anh dẫn Thúy đi chơi công viên nước Đầm Sen, chở cô đi dạo khắp nơi với một thái độ mà ai cũng nhìn thấy, là quan tâm quá mức cần thiết của bạn bè. Thật ra trong thời gian gần đây đã xảy ra nhiều điều không như ý.
Gần đây nhà Thuý xảy ra chuyện buồn nhưng Nghi không hay biết cho đến một lúc lâu sau đó, khi được Trọng thông báo cho biết. Anh rất lấy làm tiếc vì mình biết muộn mà cũng chẳng thể giúp gì được. Anh chỉ có thể chuộc lỗi bằng cách đi qua chỗ Thúy để sẵn sàng làm tất cả cho cô những gì mình có thể làm. Nhưng đáp lại cử chỉ chân thành ấy, Thúy chỉ tiếp anh với một thái độ thờ ơ, thậm chí không mấy thiện cảm. Anh không hiểu vì sao và cũng không thể tìm hiểu, vì không biết phải tìm hiểu như thế nào nữa; chỉ biết hôm đó và sau này, anh cảm thấy buồn khôn xiết.
Thấy hoàn cảnh Thúy tang thương như vậy, Nghi đã dốc hết sức mình để giúp đỡ cho cô, mặc dù biết mình không thể làm được gì nhiều. Anh nghĩ, dù mình không thể quan tâm về vật chất, thì ít ra cũng có thể giúp đõ về tinh thần. Cũng may là Thúy đã đón nhận sự quan tâm của Nghi, dù không phải lúc nào cũng vậy, vẫn có lúc cô từ chối, thậm chí từ chối một cách thẳng thừng. Có lẽ cách thể hiện sự quan tâm của Nghi quá ngô nghê. Dù sao anh cũng cảm thấy vui lên, vì một khi Thúy chấp nhận phần nào sự quan tâm của anh, thì có nghĩa là một cánh cửa nào đó đã mở ra, hoặc chí ít cũng chưa đến nỗi khép hoàn toàn.
Không biết tự khi nào, trái tim anh đã hướng hoàn toàn về người con gái ấy. Anh yêu mất rồi. Phải, một tình yêu đã thành hình chứ không còn là một tình cảm mơ hồ như trước nữa. Vì sao yêu người con gái ấy, anh cũng không biết, có lẽ do ở tính cương nghị của nàng. Dù vậy, anh không một lần nào tỏ ra bên ngoài cả. Trong thâm tâm, anh hiểu rất rõ đây là bạn gái của Trọng, cũng là bạn thân nhất của anh. Tình bạn giữa Nghi và Trọng là rất lớn, hơn cả những gì mà lời nói có thể diễn đạt được. Nghi không thể vì những ham muốn cá nhân mà làm đổ vỡ tình bạn được. Làm như thế là phản bội bạn mình. Nói thế nhưng con tim luôn có lý lẽ riêng. Anh không thể dừng được tình cảm của mình. Đã có nhiều lần anh kìm nén cảm xúc mình đến tột độ để không bung ra. Thật không có gì đau khổ hơn. Nhưng biết làm sao được, cuộc đời có mấy khi như ý muốn của mình đâu?
Chỉ biết là khi đã hình thành rõ cái tình cảm tưởng chừng không thể ấy, Nghi đã phải chia tay một người khác, đó là Mi. Âu cũng là hệ quả tất yếu thôi. Anh không thể tiến tới được với Thúy, nhưng vẫn không thể chấp nhận được tình cảm trên mức bạn bè của Mi dành cho anh. Điều ấy đã được biểu hiện khá rõ trong thái độ của anh. Đến nỗi một hôm, Mi lại gửi một lá thư tay trong đó viết: “Mình biết là bạn không còn quan tâm đến mình nữa, nhưng ngày mai là sinh nhật của Mi rồi, mong là Nghi hãy nói một lời nào đó cho Mi vui, dù là giả tạo cũng được!” Cầm lá thư, Nghi sửng sốt, trong một lúc không biết phải sử xự ra sao cho hợp lẽ nữa. Không biết phải làm gì, sau giờ học anh chạy vội đến nhà sách mua một tập thơ Xuân Diệu, gói lại và gửi tặng Mi, trong đó ghi vài dòng chữ. Tuy nhiên, anh biết là mình đang làm buồn một người, vì thật sự anh chỉ xem Mi là bạn thôi, và cũng không mong là sẽ tiến thêm bước nào nữa. Biết làm sao được, một khi trái tim mình đã có hình bóng một người con gái rồi thì người con gái khác làm sao có thể len lỏi vào được chứ!
Nghi còn biết là có một người nữa cũng có tình cảm rất chân thành đối với anh, thông qua thái độ và lời nói của người ấy, nhưng anh không chấp nhận được tình cảm của người ấy dành cho anh. Tuy nhiên, người ấy là ai, tình cảm đó như thế nào, có lẽ không nên bàn ở đây, mà có dịp khác sẽ nói rõ hơn. Chỉ vắn tắt mà nói rằng, nếu không đem lại được hạnh phúc cho ai đó thì cũng không nên phá vỡ hạnh phúc của họ. Câu nói đó được Hải phát biểu và đó cũng là câu nói Nghi luôn tâm đắc, thậm chí còn dùng làm lẽ sống của mình nữa. Phải nói là Hải chính là người bạn thân nhất của Nghi, những lời nói của Hải có tác dụng rất lớn đối với Nghi và ngoài câu nói trên, còn rất nhiều câu của Hải được Nghi ghi nhận và dùng làm phương châm sống cho mình.
Trở lại với tình cảm của mình, Nghi đã cho đi không ít cái, trong đó có cả mồ hôi và nước mắt của mình, để rồi chẳng đạt được thành quả chi cả. Vì nàng, anh đã bỏ cả một tháng lương làm phục vụ bàn còm cõi của mình, chỉ để dẫn nàng đi chơi một lần tại khu giải trí cao cấp. Cũng vì nàng, anh đã sẵn sàng đứng dưới mưa để chờ nàng học xong và chở về nhà, sẵn sàng bỏ hẳn hai tiết học chính chỉ để chở nàng đi làm, dù biết rất rõ cái giá phải trả sau đó sẽ là thi rớt hai môn và phải học lại, và kết quả đúng như thế. Không những vậy, qua không được kỳ thi tốt nghiệp cũng là mối đe dọa lớn và là điều hoàn toàn có thể xảy ra. May là Nghi đã được người thân lôi khỏi vũng bùn ấy kịp thời, cho nên anh chỉ bị học trả nợ hai môn, còn kỳ thi tốt nghiệp thì không bị trở ngại lớn, dù ở vào thế ngàn cân treo sợi tóc: phải thi lại lần hai mới đạt yêu cầu, đến nỗi anh đã làm một bài thơ:

Học hành thì chăng nên thân,
Đến kỳ thi cử bâng khuâng dạ lòng.
Nhủ lòng: mình sẽ đỗ chăng?
Hay là lại rớt, nhọc công bao ngày?
Học vầy, học để chi đây?
Vác toàn ngỗng, trứng cho đầy giá mang!
Giá như lúc trước đàng hoàng,
Sẽ không đến nỗi lầm than, muộn phiền!
Kỳ sau lại phải đóng tiền,
Lẽ nào người dốt có duyên gặp hoài??

Để chống chọi với cái tình cảm không bình thường của mình, Nghi đã đấu tranh tư tưởng mãnh liệt. Phải kiên quyết từ bỏ cái trò nửa vời ấy đi thôi. Với hoàn cảnh hiện nay, mình làm sao đảo ngược tình thế được. Cho dù có đổ bao nhiêu công sức vào, kết quả thu được cũng chỉ là con số không tròn trĩnh mà thôi. Có bao giờ mình dám bày tỏ tình cảm thật sự đâu. Người ấy chính là người yêu của bạn mình, chứ không phải là ai khác, làm sao mình có thể làm những hành động giống như phỗng tay trên của bạn được; mà đằng này mình biết rất rõ là có muốn cũng không làm được vì không đủ đẳng cấp để làm. Mình là cái gì mà có khả năng làm chuyện phi thường như vậy? Xưa nay có bao nhiêu người thành công trong việc đoạt người yêu từ tay người khác? Con số ấy thật là khiêm tốn so với những kẻ thất bại, mà những người đó phải có những tài nghệ nào đó mới được. Một tay mơ như mình nếu hành động như thế thì thảm bại sẽ là điều không thể tránh khỏi thôi! Nghĩ là nghĩ vậy, nhưng mỗi lần nhìn thấy Trọng và Thúy ở bên nhau, nhìn thái độ khiêu khích của anh bạn ấy (không biết vô tình hay hữu ý, hoặc cũng có thể do sự ghen ghét của Nghi mà gán cho điều đó), Nghi cay cú đến mức không chịu được, chỉ muốn chạy đến xé toạc họ ra mới thôi. Những lúc đó Nghi chỉ muốn phá cho họ tan nát ra thì mới vừa lòng. Nếu không nhớ đến câu nói “Nếu không đem lại được hạnh phúc cho ai đó thì cũng không nên phá vỡ hạnh phúc của họ” thì không chừng chuyện gì cũng sẽ có thể xảy ra. Có bài thơ làm chứng:


Nhìn em đi với người ta,
Tim anh rỉ máu. Xót và quặng đau!
Dù em đi với người nào,
Anh đây vẫn cứ chìm vào đau thương.
Chẳng sao dứt được nguồn cơn,
Cũng như không thể giận hờn em yêu.
Phát sinh mâu thuẫn bao điều,
Lỗi do anh đó, ít nhiều gây nên.
Vì vậy tình chẳng vững bền,
Để rồi tan vỡ, chẳng nên điều gì!
Than chi, trách nữa mà chi?
Những điều nông cạn, mãi ghi trong lòng.
Giờ đây tình hóa hư không,
Lệ rơi, trông mãi bóng hồng khuất xa.
Đau lòng nhìn ngắm cỏ hoa,
Nhớ về ngày đó, ngày ta tặng nàng.
Tặng nàng một đóa hoa hồng,
Ngỡ là tình sẽ mặn nồng về sau.
Phải chi đừng quá tự cao,
Sẽ không chuốc phải khổ đau, tiêu điều!
Thuở xưa không biết chữ yêu,
Thành ra để lại bao chiều thương tâm.
Giờ buồn nghĩ ngợi trầm ngâm,
Thôi đành ôm mối tình câm một mình.
Chúc em cùng với người tình
Sẽ không chia cách bóng hình lứa đôi!

Việc đấu tranh tư tưởng của Nghi đã kết thúc bằng sự ra đi không kèn không trống của mình. Từ đây về sau anh sẽ mãi mãi rời bỏ họ, sẽ không can thiệp vào cuộc sống của họ nữa, sẽ để họ yên, và cũng sẽ cho trái tim mình yên giấc. Trong quá trình đó đã phát sinh ra một đoạn đối thoại như sau:
Một hôm, Nghi ghé nhà Thúy chơi, Thúy đã nói với anh:
- Trong thời gian vừa rồi anh giúp em nhiều quá, cảm ơn anh nhiều lắm!
Nghi đã trả lời:
- Có gì đâu, anh tự nguyện mà. Chỉ cần em vui là được. Hơn nữa, khi em nhờ anh, nghĩa là em vẫn còn quan tâm đến anh, vẫn còn nhớ đến sự tồn tại của anh, được như vậy anh cũng mãn nguyện lắm rồi.
Bỗng nhiên Thúy nhìn xa xăm vào nơi nào đó, ra vẻ nghĩ ngợi. Một hồi lâu, cô vẫn không nhìn Nghi, mà chỉ nói một cách êm dịu:
- Có phải anh muốn nói một điều gì đó với em không? Bây giờ chưa thành vợ chồng mà, việc gì cũng có thể xảy ra cả. Em sẵn sàng nghe anh đây!
Nghi không hiểu được dụng ý của câu nói ấy, hoặc là anh đã hiểu theo kiểu anh muốn hiểu. Thế là nàng đã cho ta một cơ hội rồi, nhưng mình là kẻ vụng về, không biết cách ăn nói cho khéo, với vài ba lời trong ngày hôm nay thì chắc chắn không những không được việc gì, mà còn gây biết bao việc nghiêm trọng sau này nữa! Vì vậy, dù thế nào, anh vẫn không thể nói ra những lời chất chứa trong lòng được. Anh suy nghĩ một hồi rồi sau đó mới nhìn Thúy và nói:
- Không, anh không có gì để nói nữa, hay đúng hơn là anh không thể nói. Vả lại đó không phải là việc làm của một hảo hán, em ạ!
Thúy phì cười:
- Anh làm như phim kiếm hiệp không bằng!
- Em nghĩ sao cũng được, thật sự là anh không thể nói vì anh không còn cơ hội nữa, thậm chí là cơ hội cho chính mình!
Hôm ấy, trên đường về, Nghi suy nghĩ nhiều điều trong lòng: Anh yêu em nhiều lắm, và cũng rất muốn nói điều ấy ra với em. Anh cũng hiểu là em đã nhìn ra điều ấy. Nhưng nếu nói ra thì được cái gì chứ? Liệu em có chấp nhận anh chỉ với một lời nói như vậy? Rồi sau đó thì sao? Trọng sẽ như thế nào? Rồi đây chúng ta sẽ phải đối mặt với nhau sao đây? Không, anh không thể làm điều ấy được. Anh không thể vì một phút bồng bột mà mất đi cả người em gái và người bạn thân nhất của anh được! Có phải em muốn thử anh không? Nếu đúng là vậy thì em sẽ thấy là anh không bị sập bẫy đâu! Thời buổi nào cũng có hảo hán cả em ạ! Anh biết mình chẳng là gì, nhưng anh đang cố gắng để trở thành hảo hán đây! Em hãy chờ xem! Chúc em và Trọng luôn hạnh phúc!
Từ đó cuộc đấu tranh tư tuởng vô tiền khoán hậu đã bắt đầu được tiến hành. Chẳng biết có thành công hay không, có điều là Nghi đã một lần nữa trở thành thi sĩ. Về đêm anh sáng tác rất nhiều bài thơ, nội dung chủ yếu xoay quanh cuộc tình đơn phương, trong đó tác giả luôn là kẻ đến sau, bị trở thành kẻ thừa, nhưng vẫn một mực tôn thờ mối tình câm của mình. Một trong những bài thơ được Nghi tâm đắc nhất như sau:

Gửi em đôi mắt mộng mơ,
Một gương mặt ngọc, đôi bờ vài nghiêng.
Gửi em giọng hát vành khuyên,
Đôi môi thoáng nụ cười duyên lạ lùng.
Nhìn em, anh thấy xiêu lòng,
Cuồng quay trong óc, bàng hoàng trong tim.
Sao anh cứ mãi lặng im?
Để rồi anh đã mất em trong đời!
Giờ đây tận chốn xa vời,
Vầng thơ đã viết mà nguời quạnh hiu.
Mong rằng trong một buổi chiều
Vô tình em nghĩ đến điều anh trông.
Mong rằng những lúc buồn lòng
Thì anh được thấy bóng hồng anh thương!

Thời gian lặng lẽ trôi qua. Nghi và các bạn đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, có vài người không may bị rớt lại. Thật đáng tiếc là trong số không may mắn đó lại có Mi! Nhưng Nghi không muốn và cũng không thể làm gì để an ủi hoặc giúp đỡ cô được. Thôi thì để mọi chuyện cho Thượng đế quyết định vậy! Còn Nghi, tốt nghiệp xong, vì nhiều lý do, đã hăng hái lên đường tham gia nghĩa vụ quân sự. Anh mang theo khát vọng của tuổi trẻ để khoác lên mình chiếc áo bộ đội, để làm nhiệm vụ của một người thanh niên. Trong lúc ngẫu hứng anh đã sáng tác một bài thơ:

Ngày mai anh phải lên đường,
Bỏ lại thành phố thân thương, lòng phiền.
Đường đi lắm nỗi truân chuyên,
Cầu mong hai chữ bình yên trở về.
Với bao tình thắm duyên quê,
Gặp em, mong vẫn tóc thề như xưa !
Cần chi buồn bã đón đưa,
Để trong thầm lặng kẻ thừa ra đi!

Trước lúc lên đường, anh có ý định tạt qua chỗ Thúy để nói lời từ biệt, đồng thời tặng cô bài thơ này như là một lời chia tay. Nhưng người nhận điện thoại lại là Trọng chứ không phải là Thúy, vì Thúy đã đi công tác. Nghi buồn nhưng thời gian đã không cho phép anh nấn ná thêm. Thế là anh lên đường mà trong hành trang mang theo có cả hình bóng của người con gái tên Thúy….
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 11:56:42 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:53:04
Chín

Sáng sớm, Nghi bước ra cổng trung đội, nhìn qua một lượt quang cảnh doanh trại đại đội. Một cảm giác khó tả xâm chiếm lấy anh, khiến anh cảm thấy người hơi lâng lâng. Cảnh vật xung quanh như được bao phủ bởi một lớp sương mù dày đặc, mặc dù trời đang nắng sáng. Nghi không thể cảm nhận mọi thứ một cách rõ ràng mà cứ như toàn bộ đều ở trạng thái mơ hồ, thậm chí có phần không thực.
Lại đảo mắt xung quanh đơn vị một lượt, phát hiện ra lính tráng hôm nay hầu như ai cũng tươm tất sạch sẽ, mặt mày tươi rói, quần áo chỉnh tề, khác hẳn sự ủ dột và trần như nhộng thường ngày. Thì ra hôm nay là ngày nghỉ. Điều ấy càng được sáng tỏ hơn khi chỉ một lúc sau, từng đoàn thân nhân lên thăm bộ đội lần lượt vào doanh trại. Không khí sôi động hẳn lên, khuấy động cả khung cảnh vốn yên ắng và có phần quạnh hiu suốt năm ngày công tác trong tuần.
Mọi người bày tỏ nhiều trạng thái cảm xúc rất khác nhau: Những tay lính trẻ lần đầu xa nhà, phải làm nhiệm vụ gần nơi biên giới cằn cỗi, được gặp lại người thân trong giây lát, có nhiều anh chàng không kiềm chế được đã oà khóc như trẻ con; những người hơi lớn tuổi một chút thì bịn rịn bên người yêu…. Nghi nhìn cảnh tượng ấy, lòng cũng nao nao, cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Vui vì được trông thấy nhiều người, được nhìn thấy nhiều cách biểu lộ cảm xúc khác nhau. Buồn vì thời gian tại ngũ của mình còn khá dài, không biết sau này sẽ ra sao? Thời gian làm nhiệm vụ đã khiến anh đánh mất dần lý tưởng cùng những suy nghĩ viển vông; thay vào đó là những tư tưởng thực tế hơn và có tính xây dựng hơn. Tuy nhiên không có gì ngăn được anh thỉnh thoảng nghĩ về nơi đô thị, nơi ấy vẫn còn một hình bóng luôn chiếm đầy trái tim mình.
Đang mơ màng thì một tay bộ đội chạy vào nói:
- Anh Nghi, anh có người nhà đến thăm kìa, đang chờ ngoài cửa! Rồi biến ngay đi với nụ cười ranh mãnh sau khi thì thầm với một chiến sĩ khác bên cạnh: - Tiểu đội trưởng của chúng ta thật tốt số! Xinh lắm!
Nghi nghe mà chẳng hiểu mô tê gì, nhưng cũng hơi hồi hộp không biết ai đến thăm. Nghi đã nói với bố me đừng lên thăm đứa con quý tử nữa, tuổi cao sức khoẻ không tốt, đường lại xa, chỉ tính riêng quãng đường từ cổng Sư đoàn vào đến Đại đội đã hai cây số hơn rồi, mà phải cuốc bộ chứ có được chạy xe đâu. Thanh niên trai tráng như mình khi đi hết đoạn đường ấy cũng thấy mệt, huống chi người già. Vả lại đã là năm thứ hai rồi, lính cũ rồi, có phải lính mới nữa đâu, cần gì phải thăm. Nghĩ mà thương hai cụ.
Nghi không nghĩ là ngoài bố mẹ ra thì còn ai khác nữa đến thăm mình. Thật ra thì năm trước vẫn có người đến thăm, đó là Hải và Quỳnh cùng hai người bạn cùng lớp trước kia nữa. Nhưng giờ đây họ đều đi làm cả rồi, bận ngập đầu như vậy thì không có thì giờ đi thăm cái thằng bạn vớ vẩn này đâu, Nghi dám chắc như thế. Bước đến cửa, anh bất ngờ đến nỗi lặng người đi, có đến một phút sau đó mới định thần được, bởi đứng trước mặt anh không phải là bố hay mẹ hay một trong những người được nêu trên mà chính là Thuý! Nghi muốn tự cấu mình một cái cho thật đau để tự biết thực hay mơ nhưng tay chân anh bỗng dưng không thể cử động được nữa. Như đã quá quen với cảnh này, Thuý chỉ nhìn anh một cách trìu mến và cười.
Phải đợi một lát sau, khi đã định thần lại hoàn toàn, Nghi mới chạy vào trong, lôi chiếc chiếu trên giường của mình ra, trải xuống hành làng và mời Thuý ngồi, rồi anh cũng ngồi bên cạnh. Cuộc trò chuyện không được nhiều lời thoại cho lắm, không biết Thuý như thế nào chứ Nghi thì quá xúc động, đến nỗi hầu như không thể nói được gì, chỉ có thể đáp lại những lời hỏi thăm sức khoẻ hay công việc của Thuý mà thôi.
Hai người cứ thế thi nhau im lặng suốt một thời gian dài. Cuối cùng Thúy đã lên tiếng:
- Anh cố giữ gìn sức khỏe nhé! Em không thể đến thăm anh thường xuyên được, nhưng sẽ chờ anh ở nhà. Anh cứ yên tâm công tác đi, em không bao giờ nghĩ đến người nào khác ngoài anh đâu!
Nói xong câu nói đó, Thúy đã đứng dậy và đi khỏi. Thật sự là Nghi đã không thể phản ứng được một chút gì nữa cả, chỉ biết ngồi im như thóc, vì đã chuyển từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Anh vốn là người xử lý tình huống chậm chạp, bây giờ thậm chí không thể xử lý được gì, chỉ biết chết trân nhìn hình bóng cô bạn từ từ nhỏ dần cho đến khuất dạng mà vẫn không biết phải làm sao …
Bỗng tiếng kẻng báo thức vang lên. Nghi lập tức bật dậy, người thẫn thờ và hụt hẫng. Hóa ra đây chỉ là một giấc mơ, thảo nào mọi cảnh tượng lại mờ mịt, mọi tình huống lại phi lý như thế, bởi vì đó đâu phải là sự thật! Phải, một giấc mơ không hơn không kém, giá như sự thật có thể đạt được một nửa như thế! Thật là:

Vần thơ tôi viết cho ai
Câu đầy, câu khuyết, còn hoài khoảng không?
Gửi người dãng ngọc, gót hồng,
Mặt huyền, mơ mộng, sáng trong ngời ngời!
Vì sao tinh khiết trên trời,
Ngỡ gần, lại ngỡ xa vời lung linh.
Tôi mơ một sớm bình minh,
Được nghe em hát câu tình nơi xa.
Chợt hay rời giấc mơ hoa,
Mới hay sự thật hoá ra phũ phàng!
Mơ chi lời ngọc, ý vàng?
Tỉnh cơn chì được hai hàng lệ tuôn!
Tình tôi sao mãi đượm buồn,
Thất thời chỉ biết tâm hồn cô đơn!

Trong hai năm thi hành nghĩa vụ quân sự làm gì có một người nào tên Thúy đến thăm anh cơ chứ! Và thực tế đã được phản ánh rõ qua các trang nhật ký của Nghi:

“…
Ngày … tháng … năm …
Thế là tôi phải lên đường mà không được gặp em lần nữa để nói lời tạm biệt. Mà điều ấy có còn quan trọng không khi em không bao giờ cần điều đó, chỉ có tôi cảm thấy cần thôi! Có lẽ tôi ra đi như vậy còn hơn, vì tôi có muốn vương vấn với em cũng chẳng được, em luôn tránh mặt tôi, và với lần cuối cùng đó chắc là vì cũng không muốn gặp tôi nên em mới bỏ đi không cho tôi nói lời tạm biệt, chứ không phải một sự trùng hợp đâu!
Tôi đã nhủ lòng mình rất nhiều lần, phải quên em đi, như là có lần đã định nói với em. Thế nhưng tôi không sao điều khiển được lòng mình. Trong cảnh cô quạnh của nơi làm nhiệm vụ, dưới áp lực nặng nề của kỷ luật quân đội, tôi đã không giữ được lời tự nhủ lòng lúc trước là để yên tình cảm của mình đừng nói ra. Tôi đã phản lại lập truờng của chính mình. Trong hoàn cảnh không còn gì để mất ấy, tôi đã viết một lá thư, nội dung trong thư đã bày tỏ hết tất cả những nỗi lòng của mình từ trước đến giờ. Tôi không mong sẽ nhận được hồi âm, vì tôi không ghi địa chỉ người gửi, chỉ là muốn tỏ hết nỗi lòng cho em biết. Dĩ nhiên tôi không cho là với một lá thư đơn giản như vậy sẽ có thể làm nên trò trống gì.
Trong lúc viết thư và gửi đi, tôi chẳng suy nghĩ gì nhiều cả, chỉ muốn thỏa lòng tự mãn cá nhân mà thôi. Tuy nhiên sau khi đã đưa thư rồi, tôi lại suy nghĩ rất nhiều, cơn hăng say đã chấm dứt, nhường chỗ cho những niềm trăn trở. Mình làm như vậy có đúng không? Có phải mình đã hành động một cách dại dột không? Như vậy có bị xem là phản bội bàn bè hay không, khi làm động tác tựa như phỗng tay trên của bạn (mặc dù biết rằng kết quả sẽ là thất bại nhiều hơn là thành công)? Nhưng thôi, chuyện đã rồi, có muốn rút lại cũng không được nữa.
Với đợt nghỉ phép đầu tiên, để tranh thủ thời gian ngắn ngủi đó, tôi lập tức chạy đến chỗ nhà em, nhưng em lại đi vắng. Đêm đến, tôi gọi điện, em trả lời với một thái độ lạnh nhạt, nói là không rãnh để tiếp tôi. Vậy là tôi đã hiểu tất cả. Thế là hết, không còn gì nữa, xin vĩnh biệt mối tình đầu câm lặng! Lần này tôi định thề với lòng là chẳng bao giờ liên lạc với em thêm lần nào nữa. Tôi mệt mỏi lắm rồi.
Nhưng sự đời đâu có đơn giản thế, không phải là muốn dứt ra là được ngay đâu! Mọi chuyện đã bị đảo lộn hoàn toàn trong thời gian trước khi tôi quay về đơn vị. Em xuất hiện ngay trước mặt, trong khi tôi nghĩ là em sẽ không đoái hoài đến mình nữa. Vậy là từ những gì tuyệt vọng nhất, bỗng nhiên hy vọng lại tràn về! Trong phút chốc tôi cảm thấy cả người tràn đầy năng lượng sống. Và em lại cùng tôi đi dạo một vòng, mặc dù thời gian ngắn thôi, tôi cũng cảm thấy mãn nguyện vô cùng.
Em đã hỏi tôi những gì anh nói với em có phải sự thật không? Tôi trả lời đó là tất cả anh muốn nói với em, là những lời chân thật xuất phát tự đáy lòng anh. Rồi sau đó chúng tôi tạm biệt nhau. Về đến đơn vị, tôi lại bị trằn trọc hệt như trước đây. Tôi cứ tự hỏi mãi một điều là em có phải đã chấp nhận tôi, hay chỉ là một cú kết liễu? Có phải là em đã chia tay với người cũ? Và cứ cho là tôi đã tác động được trái tim em đi, và tôi đã thành công đi, vậy thì sau này tôi sẽ phải đối xử ra sao với bạn mình đây? Chúng tôi sẽ còn là bạn nữa không? Bao nhiêu câu hỏi đó cứ xoay mãi trong đầu. Tất cả chỉ vì tôi đã quá yêu một người con gái.
Người con gái đã chiếm trọn trái tim của tôi không phải là người xinh đẹp như hoa khôi hay tài năng như tiến sĩ, mà là một người con gái bình thường như bao người khác. Thú thật tôi cũng không biết mình vì lý do gì mà yêu em, có thể là nét cứng cõi trên gương mặt cương nghị ấy cộng với một nét phóng khoáng nào đấy đã quyến rũ tôi, khiến tôi cứ phải lào mình vào cuộc phiêu lưu mà không cách nào thoát ra được. Tôi còn nghĩ là nếu như em kêu tôi đi chết thì cũng sẽ nghe theo không chừng!
Càng lúc tôi càng thấy minh bị rối trí. Em giống như một con tắc kè bông, luôn luôn thay đổi màu sắc trước kẻ lạ, khiến đối phương không biết đường nào lần. Cách so sánh này có vẻ hơi quá đáng, nhưng thú thật tôi không tìm được sự so sánh nào khác hay hơn. Nhưng suy cho cùng em chẳng có lỗi gì trong đây, tất cả các điều phiền phức đều do tôi tự gây nên cả, còn em chỉ đóng vài trò chất xúc tác. Cuối cùng, tôi không biết tuơng lai mình sẽ về đâu, chỉ có thời gian mới trả lời được mà thôi…
…”



Ngày … tháng … năm …
Thế là hết. Mọi chuyện đã thật sự kết thúc rồi! Xin vĩnh biệt tất cả những mộng mơ, xin vĩnh biệt mối tình đầu và cũng là tình đơn phương đau khổ này! Sự thật phũ phàng đến mức này là cùng! Cho đến giờ tôi cũng không ngờ là mình lại phải nhận một kết cục cay đắng như vậy. Thật vậy, những lời nói hôm ấy của em chẳng khác nào những nhát dao đâm xuyên qua trái tim vốn mềm yếu của tôi, nói cách khác là xuyên thẳng vào lòng kiêu hãnh đã bị tổn thương của tôi. Giá như hôm ấy tôi không đến đó, chắc là sẽ không nghe phải những lời nói phũ phàng ấy rồi!
Hôm ấy là ngày Mùng Ba Tết, tiếp nối những lần về phép trước, tôi lại đến thăm em, sau khi đã gửi cho em một vài lá thư với nội dung không gì khác ngoài tình cảm. Em tiếp tôi với một thái độ lạnh lùng. Sự lạnh lùng này đã xuất hiện rất nhiều lần trước đó, và lần này nó được thể hiện rõ hơn cả. Em đã nói với tôi vài câu. Có thể nói là suốt đời tôi không quên được những câu nói đó, nó gần như phủ nhận hết tất cả những gì trước giờ tôi đã thể hiện với em.
Hóa ra trong mắt em, tôi là một kẻ vô dụng đến thế. Tôi đã bị xem thường suốt cả thời gian quen em, thế mà chẳng mảy may nhận thấy, cho đến khi chính miệng em nói ra. Những gì em nói làm tôi đau xót cũng có, giận tím gan cũng có, nhưng không làm sao phản bác được, vì em nói đúng quá mà. Tôi xót thương bản thân, không ngờ mình lại hứng chịu sự khinh thường từ người bạn thân nhất của mình. Không lẽ tôi đã yêu lầm rồi sao?
Không thể phủ nhận tôi là một người lệ thuộc gia đình, nhưng đó là chỗ dựa của tôi, là chỗ dựa tinh thần lẫn vật chất, là nơi của những người thân, nếu không dựa vào đó thì tôi dựa vào gì nữa? Không lẽ ai có gia đình cha mẹ thì đều là kẻ ăn bám hết sao?!
Cho đến giờ tôi vẫn chưa làm được việc gì to lớn, nhưng nếu cho tôi là một tên ma cà bông thì có quá đáng chăng, khi tôi đang phải thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao phó. Tôi lại là sinh viên mới ra trường, trong khi chưa tìm được công việc thích hợp thì đã tham gia nghĩa vụ quân sự rồi, có bất công không khi cho là tôi đi lông bông không chịu tìm việc làm?!
Tôi nghèo thật đấy, nhưng chỉ vì nghèo mà bị khinh thì đó là điều không bao giờ tôi chấp nhận. Thôi được, em không thích tôi, vậy thì thôi. Tôi sẽ ra đi không một lần trở lại nữa, để trong mắt em sẽ không bao giờ còn thấy kẻ vô tích sự này thêm lần nào nữa hết! Tôi nản lắm rồi.
Thế nhưng, tôi phải tự nhủ lòng, phải bình tâm lại, không nên để những tình cảm không cần thiết chi phối bản thân. Hãy xem những lời nói này là động lực để phấn đấu. Phải làm sao để mọi người thấy được tôi không tệ đến thế.
Mọi chuyện đều phải có hồi kết. Có lẽ chuyện tình đơn phương của tôi phải kết thúc từ bây giờ thôi. Giờ thì quá rõ, tôi và em cứ như hai đường thẳng song song, mãi mãi đi theo hai hướng riêng mà chẳng bao giờ giao nhau. Tôi biết là việc này không dễ gì quên được, cần phải có thời gian để xoa dịu vết thương lòng này. Phải làm sao biến đau thương thành hành động, phải chứng tỏ cho mọi người thấy mình sẽ làm được một điều gì đó, dù không có gì to lớn thì cũng không phải là một nguời đáng để vứt đi!



Đó là hai trích đoạn trong quyển nhật ký của Nghi. Trước hôm viết bài nhật ký thứ hai, Thúy đã nói với Nghi:
- Đã từ lâu rồi, em muốn quen với anh, muốn trở thành bạn gái của anh, nhưng em đã không làm như vậy!
- ….
- Trước đây em rất thích anh, nhưng sau khi suy nghĩ kỹ em đã không muốn mình trở thành bạn gái anh. Anh là một người tốt, nhưng chỉ vậy thì không đủ. Em không cần một người tốt. Em cần một người khác hơn cơ!
- ….
- Anh là người con trai, nhưng lại là người quá lệ thuộc gia đình, bản thân thì không có một chút tính tự lập nào cả. Anh chỉ biết dựa dẫm vào gia đình thôi, chứ mình anh đâu làm được gì nếu tất cả không phải do bố mẹ anh lo lắng cho từng chút một. Em không bao giờ thích một người như thế cả! Giả sử em có sống chung với anh, em sẽ được cái gì chứ? Anh sẽ cho em được cái gì đây? Với hoàn cảnh này, làm sao anh có thể mang lại hạnh phúc em được? Không lẽ em sẽ phải chịu khổ chung với anh hay sao?
- ….
- Anh đã và sẽ không làm gì được cho em cả. Anh Trọng thì khác anh. Anh ấy đã lo cho em rất nhiều, mà những điều ấy thì anh đã không làm và cũng không thể làm cho em! Vì vậy, dù có chia tay với anh Trọng, thì em cũng chẳng bao giờ nghĩ là sẽ đến với anh đâu! Có thể anh Trọng không phải là người hoàn hảo, và có những cái anh ấy không bằng anh, nhưng tất cả đều không quan trọng, cái chính là em yêu anh ấy!
- ….
- Người em yêu là anh Trọng chứ không phải anh! Anh không bao giờ mang lại chút niềm tin nào cho em cả! Anh hoàn toàn không thể làm chỗ dựa cho em! Những lúc đi với anh, em cảm thấy bất an lắm! Cái cảm giác an toàn khi đi với anh Trọng đã khiến em cảm thấy cần anh ấy chứ không phải cần anh!
- ….
- Anh hãy tìm việc làm đi, đừng có đi lông bông như vậy nữa! Em không thích những dạng người như thế đâu!
Đó là lời cuối cùng mà Thúy dành cho Nghi. Đến lúc ấy, tai Nghi gần như bị ù đi. Những lời độc thoại kết thúc. Trong quá trình đó, Nghi đã không buồn trả lời, mà cũng không có gì để nói nữa. Tất cả đã quá rõ ràng! Anh tự nhủ nếu mình là phụ nữ, hoặc ở hoàn cảnh mười năm trước, thì có lẽ mình đã khóc rồi! Nhưng đối với một thanh niên thì điều đó không thể. Anh chỉ lặng lẽ đi khỏi nhà Thúy, lặng lẽ đi về, trong lòng nặng trĩu.
Lòng tự trọng cũng như tự ái đàn ông của anh gần như đã mất hết vào thời điểm đó. Anh không ngờ những điều ấy lại được nói từ chính miệng của một người mình thương yêu nhất. Thật ra, cũng những lời nói đó, anh đã nghe qua, nhưng là gián tiếp chứ không trực tiếp như hôm nay, và người nói trước kia là Trọng. Còn lần này thì được nghe từ chính miệng Thúy nói ra.
Thật ra những gì Thúy nói lúc đầu rất đúng dù hơi phũ phàng. Anh thật sự là một người nhu nhược ở thời điểm đó, một người lệ thuộc vào gia đình. Nhưng nói kiểu ấy thì chẳng khác nào nói anh là kẻ ăn bám vô tích sự! Nếu muốn trở thành người thành đạt thì phải phấn đấu từ từ, chứ đâu thể một sớm một chiều! Anh biết mình không là gì cả, nhưng chưa bao giờ mường tượng được có ngày mình bị xem thường đến mức này!
Dù sao, Nghi cũng không trách Thúy với những ấy, vì nó rất thực tế, nhưng câu sau cùng thì anh không thể nào chấp nhận được. Đây thật sự là điều sỉ nhục đối với anh, là sự xúc phạm ghê gớm. Anh đang là quân nhân, là người mang trọng trách với nhân dân với đất nước, tuy là thời bình nhưng không ai phủ nhận vai trò to lớn của người chiến sĩ đối với Đảng và Nhà nước cả. Thế mà anh lại bị phán một câu là đi lông bông, không chịu làm việc cho nghiêm túc! Bị xem thường đến thế là cùng. Thiết nghĩ sẽ không còn sự xem thường nào hơn thế nữa. Nghi không bao giờ có thể quên được nỗi nhục này.
Có lẽ người nói chỉ vô tình, không nghĩ là câu nói đó lại có sức tác động mạnh mẽ đến mức này. Nhưng người nghe thì suy nghĩ khác, sẽ cho là cố ý, là bị xúc phạm. Cũng có thể Thúy muốn nói ra những câu nói nặng nề như vậy, mục đích là muốn Nghi quên cô đi để anh yên tâm công tác, hoặc để che giấu một nỗi niềm nào đó, không muốn anh biết, nên mới sử dụng cách này. Nhưng sự biện giải đó nếu là thật thì cũng không thể chấp nhận được. Nếu đã là bạn thân của nhau, thì dù không thành người tình, thì cũng nên thẳng thắn nói ra nỗi lòng chứ che giấu theo kiểu dùng lời lẽ xúc phạm nhau làm gì? Nếu đúng như thế thì Thúy đã thắng Nghi một cách tuyệt đối rồi. Nghĩa là cô đã hiểu rõ tính cách của anh, nên mới có thể ra đòn hiểm và chuẩn xác như thế.
Nghi đã bị hạ gục hoàn toàn, phải rời cuộc chơi trong nỗi ê chề. Có thể nhiều người không cho đó là những lời nói nặng nề, cho là bình thường thôi, không nên quan trọng hóa vấn đề. Còn Nghi, chắc do anh là người quá nhạy cảm chăng, nên mới nghĩ nếu đến mức này vẫn cho là bình thường thì chắc trên đời sẽ chẳng còn cái gì gọi là nặng nề nữa. Anh không bao giờ nghĩ là cú đánh vỗ mặt này lại xảy ra giữa hai người bạn thân được. Thế mà nó cứ xảy ra!
Lần này Nghi buộc lòng phải quên đi người con gái ấy mà không còn sự chọn lựa nào khác. Anh bỏ đi với nỗi lòng đau xót pha lẫn cay cú. Thế là anh đã mất đi hai người bạn. Một người vừa đoạn tuyệt với anh chỉ vài phút trước đó, người còn lại thì đã không nhìn mặt anh cả năm trời, từ khi anh bắt đầu lên đường. Anh tự nhủ lòng từ nay phải làm một điều gì đó để cho họ biết được mình không giống như bọn họ đánh giá đâu. Nhưng phải làm gì thì chính anh cũng không biết nữa.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.06.2011 12:13:41 bởi kien0745 >

kien0745
  • Số bài : 91
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 20.04.2009
  • Nơi: Hắc Mộc Nhai
RE: Những cơn mưa đầu mùa 1 - 22.05.2011 11:54:37
Mười

Thời gian đã xóa đi vết thương lòng mà theo Nghi là không nhỏ chút nào. Anh đã dần dần tìm lại được sự cân bằng tư tưởng. Sau khi ra quân, anh dường như không còn chút luyến tiếc nào về mối tình đơn phương sứt mẻ này nữa. Có một điều thú vị nho nhỏ xảy ra trong thời gian này. Số là trước đây Thúy có tặng cho Nghi một vật chặn giấy hình trái tim nhân dịp sinh nhật (Với món quà này, Nghi đã cho là mình vẫn còn nhiều cơ hội lắm, nhưng thực tế không phải vậy). Vào một hôm, Nghi phát hiện nó đã bị hỏng. Phía bên hông của trái tim nhựa ấy đã bị nứt một đường nhỏ, chất lỏng bên trong rỉ ra ngoài gần hết. Mẹ anh nói nó đã bị hỏng từ lâu, cũng khoảng một năm trước đó rồi. Nhẩm tính lại, Nghi chợt nhật ra đó chính là thời điểm mà anh đã được nghe những lời nói sau cùng của Thúy dành cho anh.
Ngoài điều trùng hợp thú vị này, mọi thứ được trôi đi trong bình lặng mà không có gì nổi bật xảy ra cho đến một hôm, Nghi đi trên con đường quen thuộc, con đường mà trước đây anh đã miêu tả như sau:

Ngày ngày anh bước qua đường,
Phố kia trước lạ, giờ dường thành quen.
Mưa dầm, nắng dãi bao phen
Chỉ mong gặp được dáng em thuở nào!

Con đường ấy thơ mộng lắm. Trước kia Nghi luôn đi trên đó với một tâm hồn lãng mạn. Hôm ấy, khí trời âm u, báo hiệu cho cơn mưa đầu mùa sắp sửa rơi xuống. Nghi chợt nhìn thấy xa xa, ở hướng ngược lại, xuất hiện một dáng người quen thuộc, không phải một mà là hai, thậm chí là ba! Càng gần thì càng nhận rõ, những dáng nguời quen thuộc ấy không ai khác hơn là Trọng và Thúy, họ đèo nhau trên chiếc xe máy, trên tay Thúy là một đứa con nhỏ. Nghi trông thấy họ rất rõ, thậm chí nhận rõ đứa bé là một bé gái; còn họ thì không trông thấy anh, cũng có thể là nhìn thấy nhưng cố tình lờ đi, làm như không thấy vậy. Nghi bắt gặp họ trong cảnh tượng đó ít nhất hai lần, và cả hai lần đó họ đều không thấy anh. Còn một lần khác Nghi bắt gặp họ vào ban đêm, nhưng vì nhìn không thấy rõ nên không xác định, tuy nhiên nếu không lầm thì cũng chính là hai người ấy.
Vậy là họ đã cưới nhau và không những vậy, còn có con nữa. Họ làm đám cưới mà không cho Nghi biết, cũng có nghĩa là từ lâu họ đã không còn xem anh là bạn. Nghi tự nhủ, thôi được, họ đã cạn tàu ráo máng với mình như vậy thì mình cũng không cần làm bạn với họ nữa. Có điều lạ là Nghi nhìn cảnh tượng ấy mà thấy vô cùng bình thản, không tức giận, cũng không cảm thấy bất ngờ chút nào, khác với cảm giác tức giận và cay cú khi đối mặt với họ ngày xưa. Tuy nhiên, anh lại không khỏi chạnh lòng và cảm thấy mình bị phản bội, và trong lòng không tránh khỏi một chút hụt hẫng.
Sau đó, Nghi quyết định sáng tác ra một truyện ngắn để kể lại cuộc đời mình. Nhưng khi gần hoàn tất, anh bỗng nghĩ lại không biết có nên viết nó ra hay không. Nếu đã viết ra rồi thì sẽ thành tác phẩm, và đã là tác phẩm thì đương nhiên không thể làm xong chỉ để tự đọc, mà sẽ có khuynh hướng chia sẻ nó, sẽ tìm cơ hội phát hành. Khi đã có cơ hội xuất bản rồi, nếu vì tác phẩm quá dở nên không được người đọc đón nhận (hoặc chẳng ai thèm đọc tác phẩm) thì không còn gì để bàn cả, nó sẽ dần bị lãng quên, thậm chí người viết sau một thời gian cũng sẽ chẳng nhớ nỗi là mình đã từng viết cái gì. Thế nhưng, nếu chẳng may tác phẩm này được đông đảo người đọc đón nhận thì sao? Một lúc nào đó những nhân vật đời thật được tả trong truyện sẽ đọc được nó và sẽ hiểu là nó đang nói về mình, dù tất cả các tên nhân vật đã được thay đổi. Mà điều không thể tránh khỏi là với một thái độ chủ quan, đương nhiên tác giả sẽ viết câu chuyện trong đó miêu tả mình là cừu non, còn một số người khác sẽ là sói. Họ sẽ có phản ứng ra sao đây? Có lẽ họ sẽ căm thù anh đến tận xương tủy vì cho là anh đang bêu riếu họ, mặc dù chính anh cũng đang bêu riếu đời tư của chính mình.
Sau bao trăn trở, cuối cùng Nghi cũng đã vượt qua tất cả để viết nốt phần còn lại. Anh không quan tâm đến những dư luận sau này, vì chuyện gì phải đến cũng là sau này mới đến. Khi viết ra truyện này, đơn giản là anh chỉ muốn những gì mình đã trải qua sẽ được diễn đạt thành văn. Đó cũng là cách thử nghiệm khả năng viết văn của mình. Vả lại anh cũng hiểu là mười phần thì đến chín phần tác phẩm sẽ chẳng được người đọc đón nhận (hoặc không có người đọc).
Khi tác phẩm hoàn tất thì cũng chính là lúc cơn mưa đầu mùa ập đến. Đó là trận mưa to chưa từng thấy. Thật trùng hợp, lần đầu tiên Nghi quen Thúy là một ngày mưa. Tiếp đó, lúc mà Nghi nghe tin Trọng và Thúy đã có tình cảm với nhau, cũng là ngày mưa. Ngày Nghi nhìn thấy Trọng và Thúy cùng với con gái của họ, chẳng mấy chốt sau đó, mưa bắt đầu rơi. Xuyên suốt tác phẩm là những cơn mưa đầu mùa nên mới có tựa đề như thế. Duy chỉ có một sự kiện không nằm trong hoàn cảnh mưa gió, là lần Nghi bị từ chối tình cảm, và đó lại là sự kiện mấu chốt của tác phẩm.
Và liệu có phải là sự trùng hợp nữa không, khi vào một đêm mưa tầm tã nọ, Nghi đã nhận được một cuộc gọi, và bên kia đầu dây đã hỏi: “… Bây giờ không biết anh còn giận em nữa hay không?...” Thật ra lúc đó anh muốn nói: “Anh không giận em, vì em không có lỗi và cũng không làm gì sai cả. Người có lỗi chính là anh. Chỉ vì anh quen người khác mà quên đem theo đôi mắt nên mới ra nông nỗi này! Tất cả những gì xảy ra với anh chỉ là sự trừng phạt dành cho kẻ khờ thôi!” Nhưng thôi, cay cú làm gì khi chuyện đã thành dĩ vãng. Vì vậy, Nghi đã không trả lời thẳng vấn đề, chỉ nói: “Thôi em! Chuyện đã qua rồi, không nên nhắc lại làm chi nữa!”.
Nghi không muốn mất bạn, chỉ muốn luôn là bạn tốt với họ mãi mãi, nhưng tiếc thay, hành động đã phản lại tư tưởng, nên đôi lúc Nghi có thái độ quá khích, và đơn giản đó chỉ là những phản ứng của kẻ bị tổn thương. Còn ngược lại, hai người bạn cũ của anh suy nghĩ như thế nào thì anh không biết được.
Đã có lúc, Nghi rất đau xót khi nghĩ về những gì xảy ra với mình. Suốt một thời gian dài anh cho mình là một thằng khờ, bị người khác xỏ mũi. Anh không thể không thừa nhận là mình có cảm giác oán hận hai người bạn cũ, khi cho rằng họ đã phản bội mình, đem mình ra làm trò cười. Nhưng thời gian càng trôi qua, tuổi đời càng lúc càng nhiều, anh đã nhìn nhận sự việc với thái độ khác ngày trước. Không thể phủ nhận là dù họ làm cho anh nhiều điều không vui, nhưng ngược lại, cũng có lúc anh cư xử với họ chẳng hay ho gì. Thái độ của anh những lúc ấy chẳng ra gì cả, cũng đáng bị chỉ trích lắm, dù chỉ là những cử chỉ nông nỗi và thực hiện trong vô thức chứ không phải cố tình.
Dù biết suy nghĩ như vậy sẽ chẳng cao thượng chút nào, nhưng đã có lúc Nghi cho rằng càng về sau, thái độ lạnh nhạt của hai người đối với anh là cố tình chứ không là vô tình, nghĩa là có sự sắp đặt trước. Có thể là họ không còn muốn có một người bạn như thế, hoặc họ cho là trải qua những việc này, Nghi không còn xứng đáng làm bạn với họ nữa. Thế là họ đã ra sức gạt bỏ anh ra khỏi cuộc đời của họ, làm như anh chưa hề tồn tại trên cõi đời này vậy. Như thế cũng hay, vì dù gì có gặp lại nhau thì cũng chẳng ai nói với ai được lời gì ra ngô ra khoai nữa, mà chỉ còn tồn tại những hiềm khích, những nghi kỵ, những trách móc cộng với hàng núi những tình huống không tên khác.
Cũng không ít lần, Nghi cho là mình đã làm quá đáng, nhất là khi bày tỏ tình cảm với Thuý, hành động đó chính anh cũng cho là không đẹp tí nào. Khi làm như vậy chẳng khác nào chơi xỏ bạn mình, đồng thời cũng là tự hạ nhục mình. Cho nên phải nhận một kết cục phũ phàng đến nỗi chính mình cũng không mường tượng được thì cũng như một sự trừng phạt thôi. Nhưng nghĩ lại, họ cũng có cao thượng gì đâu khi đối xử như vậy với anh. Thế là xem như huề. Việc này ai cũng có lỗi cả. Vấn đề là phải chấp nhận nó như thế nào thôi.
Thật vậy, sau bao năm trời, Nghi đã không còn cảm giác oán hận hai người bạn cũ nữa, dù không còn là bạn. Nếu còn gì khác, thì đơn giản chỉ là một chút vốn sống cho quãng đời không quá ngắn ngủi của mình. Nghi đã không còn quá gay gắt về những câu nói của Thuý dành cho anh; ngoại trừ câu nói sau cùng không chấp nhận được, thì anh không oán trách những câu còn lại nữa, vì dù sao đó cũng là những câu nói đúng, là những câu nói làm thức tỉnh anh trong cơn mê.
Một lần nữa, Nghi khẳng định là tác phẩm anh viết ra ngoài mục đích đọc cho vui và thử nghiệm vốn văn của mình thì cũng không còn mục đích lớn lao nào, càng không nhằm mục đích bêu riếu ai. Thực sự anh đã trải qua những sự việc như thế, trong đó anh có cái đúng, có cái sai, có chỗ đáng trách, có chỗ đáng được người khác đồng tình. Anh viết tác phẩm ra chỉ để lưu trữ lại giọng văn của mình, đồng thời như đã nói ở trên, nếu có cơ hội sẽ chia sẻ cho mọi người một khía cạnh sống của chính anh. Những người quen biết hoặc không quen biết anh nếu đọc được tác phẩm, cho là nó hay thì khen lấy vài câu, đồng thời mong là những ai có hoàn cảnh tương tự hãy lấy đó làm kinh nghiệm sống, đừng đi lên vết xe đổ của tác giả. Anh muốn khẳng định một điều nữa là một trong những thứ quý trọng nhất của con người chính là tình bạn.
Một trong những điều trăn trở lớn nhất của Nghi, là vì sao từ chỗ là hai người bạn thân, giờ anh và Trọng lại trở nên hai người xa lạ? Câu trả lời đang nằm đâu đó trong khoảng không mà anh tìm mãi vẫn chưa ra!
Suốt nhiều năm sau, Nghi không còn gặp lại Thúy và Trọng nữa, dù anh thường xuyên đi trên con đường cũ.

Vũng Tàu, ngày 20 tháng 4 năm 2011.
Trần Anh Kiền.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.10.2011 15:56:02 bởi kien0745 >
Trần Anh Kiền