quote:
Trích đoạn: Liên Hương
quote:
Trích đoạn: lá chờ rơi
Trích đoạn: vancali96
Chúc quí huynh tỷ luôn an vui hì hì...
ĐẦU THU
Lá vàng lả tả rụng bên hiên
Đưa nhẹ vào tim nổi muộn phiền
Cuối hạ gió nồng cơn mộng đẹp
Đầu thu sương lạnh giấc cô miên
Khuê phòng tin nhạn sao biền biệt
Dặm liễu lòng ai luống đảo điên
Những ước gậy thần cho rút đất
Đông đoài sum họp thỏa niềm riêng.
Lá chờ rơi 22/09/11
THU BUỒN
Chiếc lá vàng rơi nhẹ trước hiên
Mưa rây lất phất giọt ưu phiền
Trăng trôi bóng khuyết miền an lạc
gió thổi điệu sầu chốn thuỵ miên
xứ lạ mưa trào cơn cuồng nộ
Quê nghèo lũ ngập trận khùng điên
Lòng buồn hay tại Thu buồn nhỉ
Chất chứa vơi đầy nỗi khổ riêng
Liên Hương
LỆ SẦU TẮM GỘI
---*---
Lá thu ngày ấy trải đầy hiên
Từ giã quê hương nặng nỗi buồn
Rời bến cánh buồm theo gió định
Con thuyền lướt sóng chạy liên miên
Phút giây đưa tiễn người ly biệt
Năm tháng đợi chờ tưởng hóa điên
Biền biệt người đi trong thất vọng
Lệ sầu tắm gội mối tình riêng.
22/9/2011.
Giai nhân tạm trú mái tây hiên,
Đâu biết nhân gian lắm muộn phiền?
Giữa sóng Thôi… đưa tình bỏ ngỏ,
Bên dòng Trương …gưỉ giấc cô miên.
Tài hoa một đóa nghiêng thành quách,
Bách mị thiên kiều nước đão điên .
Thôi nhé chàng Trương nên trở lại,
Mau về ấp ủ mộng tình riêng…
Tú lang thang
Điển Tích Truyện Kiều - Tây sương ký
Gẫm duyên kỳ ngộ xưa nay
Lứa đôi ai lại đẹp tày Thôi, Trương
Tóm tắc tuồng "Tây Sương ký":
Phu nhânThôi tướng quốc cùng ái nữ là Thôi Oanh Oanh xin trú ngụ mái Tây chùa Phổ Cứu để cư tang cho Thôi Tướng quốc.
Trên đường về kinh đô thi Hội, thư sinh Trương Quân Thụy ghé lại tham quan cảnh chùa và gặp gỡ Thôi Oanh Oanh. Để diện kiến một nhan sắc tuyệt trần , chàng Trương bèn xin trọ lại chùa để có dịp tỏ tình với giai nhân.
Gặp lúc có giặc Tôn Phi Hổ vây chùa và bắt nàng Thôi Oanh Oanh đem đi. Mẹ nàng không biết cầu cứu ai, chỉ biết hứa là ai cứu nguy được cho gia đình thì gả con gái. Trương Quân Thụy cấp tốc gởi thư cho một người bạn cũ là Đỗ Quân Thực đem binh đuổi giặc, cứu nạn cho gia đình Thôi Oanh Oanh.
Nhưng sau khi tai qua nạn khỏi, bà mẹ Oanh Oanh thất hứa, không cho đôi trẻ kết hôn mà chỉ cho kết nghĩa anh em. Trương Quân Thụy phẫn uất, buồn bã rồi sinh trọng bệnh. Thị nữ của Thôi Oanh Oanh là Hồng Nương hay tin, về báo cho cô chủ. Thôi Oanh Oanh đang đêm, cùng Hồng Nương tìm đến thăm chàng. Thị nữ đứng trông chừng bên ngoài, trong thư phòng đôi lứa đã "..gẫm duyên kỳ ngộ, đẹp tày Thôi Trương."
Chuyện " tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày " của nàng Thôi bị đổ bể. Mẹ nàng đành phải chấp thuận cho đôi trẻ se duyên, nhưng buộc Trương Quân Thụy phải lên đường về kinh ngay cho kịp kỳ thi Hội, khi bảng vàng có tên rồi hãy quay về làm lễ thành hôn. Trên đường tiến kinh, chàng Trương ghé lại một quán trọ qua đêm. Trong giấc ngủ, chàng mơ thấy Thôi Oanh Oanh...
[Theo Hội Chân ký, thì khi giấc mơ qua rồi cũng là lúc cuộc tình ra đi. Nửa đường đứt gánh, chàng theo đường chàng lấy vợ, nàng theo đường nàng lấy chồng. ]
Nhưng trong tuồng Tây Sương ký thì tình duyên hai người không đứt đoạn, Trương Quân Thụy thi đỗ Thám Hoa, vinh qui trở về cưới nàng Thôi Oanh Oanh.
Một số lời bình luận về tác phẩm Kim Thánh Thán, trong khi bình tán về
Tây sương kí trong phần đã viết:
Ai bảo vở Mái Tây là dâm thư, người ấy ngày sau nhất định phải sa xuống ngục "nhổ lưỡi"! Sao vậy? Vở Mái Tây không phải bỡn, mà là văn hay của trời đất... Từ khi có Trời Đất tất nhiên trong khoảng đó phải có áng văn hay như thế. Không phải ai viết ra cũng được cả, mà là Trời Đất có phép tự mình không kết bỗng soạn lên. Nếu nhất định muốn bảo là của một người viết ra, thì Thánh Thán xin coi người ấy tức là hiện thân của Trời Đất. Vở Mái Tây quyết không phải là dâm thư mà nhất định là một áng văn hay. Từ rầy trở đi, ai bảo là văn hay, ai bảo là dâm thư, Thánh Thán cũng mặc kệ! Kẻ thích văn xem đến cho là văn! Kẻ đã dâm xem đến cho là dâm, thế thôi! Lý Trác Ngô, trong lời tựa
Tây sương kí, đánh giá tác phẩm và tác giả trong sự so sánh với vở kịch
Tì bà, viết:
Người viết vở "Mái Tây" là thợ trời. Người viết vở "Tì Bà" chỉ là thợ vẽ... Vở "Mái Tây" viết có khéo đâu! Viết khéo thì thực không vở nào bằng vở "Tì Bà"! Người viết vở Tì Bà thực đã đem hết tài, hết sức mà viết. Vì người viết đã cố viết cho thật khéo, không còn dư tài sức nữa, nên lời hết thì ý cũng hết, mà văn đọc xác ra không còn ý vị gì! Vở "Mái Tây" thì không thế. Trong khoảng trời đất này vốn có những đáng yêu như thế. Họ viết văn cũng như thợ trời nặn muôn loài, cái khéo của họ ta không thể tìm biết được?... Trời ơi! Ước gì tôi được gặp một người như người viết vở "Mái Tây"