Còn Gì Cho Em - Tản Mạn Đào Nam Hoà
Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 65 bài trong đề mục
Đào Nam Hoà 26.01.2012 05:52:48 (permalink)
Rất vui và cảm động khi anh Sơn vẫn còn nhớ tới Hoà- lâu nay vì sức khoẻ không tốt nên không tham gia viết anh ạ.

Nhân năm mới Kính chúc Anh và Gia đình luôn vui khoẻ, hạnh phúc và an lành

Quý Mến
#46
    Đào Nam Hoà 26.01.2012 09:10:38 (permalink)
    Lang Thang

    Lang thang là đi không mục đích hay mục đích của lang thang là đi không mục đích ?
    Lúc này sao lẩn thẩn quá !

    Vì hoàn cảnh - Lại hoàn cảnh, tôi ghét đổ thừa cho 2 chữ này – nên nhiều năm tự giam mình trong ốc đảo của chính mình- cái cảm tưởng này xuất phát từ những năm khốn khổ nhất - sống như những người xếp hạng cuối cùng của xã hội – ( chắc chỉ hơn mấy kẻ ăn xin …)

    ....gần giao thừa, còn lại một mình khi cả gia đình vẫn ở kinh tế mới, xách xe đạp lang thang qua các phố- nhà cửa mọi người nhộn nhịp đèn đuốc sáng chang , tất cả quây quần ấm cúng, bánh trái nhang đèn…cứ lang thang cho đến khi tiếng pháo nổ vang giờ giao thừa ( lúc chưa cấm đốt pháo ) lại càng thêm tủi thân, rồi về đến nhà, tối thui, không đèn đuốc, không bóng người, và nhất là không có thực phẩm -

    y như trên một hoang đảo –cảm giác và cảm tưởng quá bùng nổ - muốn hét lên : trời ơi sao tôi cô đơn tủi cực như thế này ………
    nhớ tới 1 bóng hình nhưng rồi phải gạt phắt ngay, thân mình lo chưa xong còn làm khổ ai - rồi nhớ tới cha giờ này đang trong trại cải tạo đọa đày còn khốn khổ hơn, rồi gia đình mẹ và chị em đang heo hút nơi xa xôi khỉ ho cò gáy …..

    Khổ nỗi lúc đó,làm gì có điều kiện giải bày với ai, vẫn có sự cách biệt nhất định nào đó , và rồi tự nhốt mình trong cái ốc đảo trơ trụi của chính mình ……

    Bây giờ thì mưa gió đã yên , phong ba bão táp cũng lặng, người lữ hành ….lặng lẽ trên bước đường về mệt mỏi, con chim hải âu nhỏ không còn đủ sức bay ra bể cả, tất nhiên vẫn còn..thèm thuồng khi nhìn ra đại dương bao la nhưng đó chỉ là những hoài niệm của hoài bão không thành..

    Ngôn từ không thể diễn tả hết tâm tư và cảm xúc, chỉ có thể cảm nhận của chính bản thân qua những đớn đau trầm mặc hỉ nộ mà cuộc đời dành cho – “khi buớc chân ta về, đêm khuya nhìn thành phố, thành phố hoang vu như đời mình sau cuộc tình. Làm sao em biết đời sống buồn tênh !!”( nhạc Trịnh ..)

    Vâng cảm ơn đời có những …đại cao thủ đã diễn tả hết sức súc tích …Mỗi một khoái lạc luôn đi kèm một đau khổ ..định luật không thể cưỡng lại cũng như mọi vật khôg thễ cưỡng lại sức hút quả đất !

    Sau hành trình của đời người đi tìm , để cuối cùng chẳng kiếm được gì!


    ---Lang thang 2

    Tất cả chúng ta dường như đều biết đến “tự do” và đều muốn “tự do”, đúng không nhỉ? Nhưng có bao giờ bạn mơ hồ nhận thấy rằng: “Tự do” và “một mình” dường như có mối liên hệ với nhau. Tôi thấy có đấy.

    "Những khi “một mình”, tôi cảm thấy mình đạt đến gần ngưỡng của “sự tự do”. Khi đó, tôi không phải chia sẻ cảm xúc với bất kỳ ai, không phải nói khi không thích, không phải cười nếu thấy mỏi miệng, được tự do xịu mặt, tự do ngủ, tự do ngáp không phải che miệng, tự do “lười biếng” không sợ ai mắng, tự do thả hồn theo những dòng suy nghĩ... tự do là chính mình... "

    Thứ tự do như thế coi bộ “ vô chính phủ “ . Có hàng tỷ tỷ quan niệm về tự do, và dĩ nhiên mỗi người có quan niệm riêng của mình, nhưng có lẽ chung nhất, thì tự do không phải là muốn làm gì thì làm theo nghiã tuyệt đối, phải có 1 khuôn khổ nào đó cho tự do vì ngay bản thân quả điạ cầu này cũng chỉ được tự do quay chung quanh quỹ đạo của nó mà thôi .

    Tự do cũng không phải là khi đã giải phóng những ràng buộc hay những lệ thuộc mà chính là khi ta đã làm chủ những ràng buộc đó .

    ---Lang thang 3

    Tôi cũng là 1 người nghèo khổ nhưng mà không thể dửng dưng vô cảm trước đau khổ của tha nhân...Vô cảm trước tội ác, trước đau thương cũng là một tội ác! Sang thế kỷ 21 rồi mà nhân loại vẫn còn đầy rẫy bất công khốn khổ - Ở đâu cũng vây, ở đâu trên phạm vi toàn cầu tôi cũng chỉ thấy có 1 số ít người được quyền hạnh phúc còn xa lắm để làm cho xã hội loài người nhiều hạnh phúc tươi đẹp hơn..

    Không quá bi quan cũng không quá lạc quan, nhưng con người lại là đáng trách nhất trong các sinh vật - càng thông minh thì con người càng độc ác - dĩ nhiên tôi biết sự tiến bộ trong khoa học và đời sống làm cho con người ngày càng dễ chịu hơn, nhưng nguỵ trong cái vỏ tiến bộ đó vẫn là những ích kỷ tàn độc

    Trong thế giới rừng rú hoang dã, con cọp hay con sư tử cùng lắm là dùng sức mạnh vồ dăm con yếu hơn mà thịt, chứ con người dùng sự thông minh siêu đẳng của mình bắt hàng tỷ hàng triêu người khác tùng phục mình - con cọp ăn no xong là lăn kềnh ra ngủ, dăm chú nai vàng lúc bấy giờ có thể nhẩn nha dạo chơi hòa bình trước mõm nó... chứ con người thì....vô đáy -

    Giả như bạn có 1 tỷ thì bạn mua gì và làm gì cho hết , thế nhưng chả có ai chịu dừng lại 1 tỷ nếu có điều kiện tiếp tục ...Sự tranh sống và tàn độc là vô giới hạn, còn những việc làm tình thương hay từ thiện ư? quá ít, cũng như 1 kẻ nội thương trầm trọng chỉ được băng bó sơ sơ bên ngoài...

    tôi đứng dậy, lấy ly nước lạnh uống một hơi cho đỡ tức...., và khẽ kéo tấm mành cửa sổ, ngoài kia bầu trời vẫn tối đen.....

    Lòng vẫn buồn vô bờ....

    Đào Nam Hoà


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2012 07:22:53 bởi Đào Nam Hoà >
    #47
      Đào Nam Hoà 21.02.2012 02:58:07 (permalink)
      Còn gì cho tôi ( hay tôi viết cho tôi)

      Xin trả lời ngay :không gì! Nothing! Nếu có chỉ là cho ..con tôi và một ít cho ...vợ tôi. ( Quá đàng hoàng...)
      Ai cười tôi cũng chịu thôi- đơn giản và nhỏ nhoi quá huh? nhưng hãy nhìn xem như Bill Clinton, như George Bush làm Vua cả thế giới mà giờ cũng trở về, cơm nhà, áo vợ ! thế thôi !!
      Tôi không thể nhớ hết nổi tác phẩm đồ sộ vĩ đại của Leon Tolstoi "Chiến tranh và hoà bình" nhưng tôi chỉ còn một hoài niệm trong tác phẩm bất hủ đó là "c'est la vie" ! Đây là cuộc sống (chứ không đâu)!

      Có ba thứ trong đời không bao giờ nên tiếc nuối: Một tình yêu đã ra đi; một người bạn không xứng đáng và ngày hôm qua. Vâng, không nuối tiếc nhưng vẫn còn thương cảm.
      Không phải mục tiêu nào cũng sẽ đạt thành tựu như mong muốn. Không phải mối quan hệ nào cũng tốt đẹp hay bất kỳ niềm hy vọng nào cũng như ý. Chẳng phải cuộc tình nào cũng sẽ tồn tại lâu dài. Không phải mọi cố gắng đều hoàn thành và giấc mơ nào cũng thành hiện thực. Nhưng ngay cả khi thất bại, chúng ta cũng có thể tự hào nói: "Hãy nhìn những điều tuyệt vời xuất hiện trong cuộc sống khi tôi nỗ lực thực hiện công việc của mình".

      Vâng, những tháng ngày qua tôi đã có nhiều, gần như tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống về mặt vật chất lẫn tinh thần. Nhiều thứ còn quá dư dả, xài hoang phí nữa là khác. Nhưng rồi đến lúc tôi nhận  thấy, mình không thể giữ được gì và nhìn xa hơn là sẽ không mang theo  đuợc gì. Đành hững hờ hay vất bỏ.


       Thời gian của thời buổi hiện nay tàn nhẫn hơn nhiều so với trước. Thiếu quá cũng tàn nhẫn mà dư cũng làm đau lòng không kém. Lúc mà cuộc sống xuống cấp gần tới giới hạn của loài sinh vật, cái gì cũng qúy, cũng thèm, cũng trân trọng. Một củ khoai, vài hạt đậu, cây bút chì, mảnh vải nhỏ ...đều có giá trị cực lớn.
      Tôi có nghe người họ hàng kể, trong chuyến vượt biên, khi tàu hỏng máy, trôi dạt lênh đênh ngày thứ 12, mới đầu lon nước ngọt được người bán ra giá 2 chỉ, rồi 5 chỉ,và cuối cùng ông ta thu được mấy chục cây vàng, nhưng bi thảm thay, sau thêm 1 tuần nữa, chính ông cũng không còn và trước khi tắt thở vì hết nước, chính ông đã quăng mấy chục cây vàng đó xuống biển. Chuyến tàu chỉ còn 1 người sống sót có lẽ do thể lực tốt mà thôi.
      Năm qua, khi mua 2 máy tivi loại mỏng dính, con tôi và tôi phải vất vả khiêng hì hục đổ mổ hôi mang giục 2 cái TV mỗi cái mấy chục pound ra thùng rác mặc dù nó hoàn toàn chưa hư hỏng tí gì! Mà lên net coi giá shipping gởi qua Bưu điện về VN thì ôi khoảng 300$/ cái . Thà lấy 300 gởi thẳng về  hiệu quả hơn nhiều.
       
      Lúc này ..sức khoẻ khá tốt, tôi lại viết đàng hoàng, muốn giễu cợt cũng không nổi vì khi viết là cuốn phim quay nguợc, không có ý chủ quan, mà chỉ copy những gì đã xảy ra. Còn lúc mà tôi ...cảm thấy bệnh  hay bệnh thiệt, là tôi bất cần vừa viết vừa ..giỡn, viết như thể không còn viết được nữa .
      Thật là xúc động và buồn ,tôi có cái tật không biết là xấu hay tốt, lợi hay hại, là có khi đọc thoáng qua cái gì đó mà làm "giật mình" là nó ghim chặt  và  tôi không bao giờ quên, tự động save lại trong mind  cho tới chết, muốn quên cũng không đuợc, khổ nỗi đó  chỉ là đọc thoáng qua ở một mẫu báo, một tờ gói bánh, không biết tác giả và cũng không biết xuất xứ.

      Có bao nhiêu đam mê đã đi qua đời tôi ( kiểu như Người đi qua đời tôi..) và cũng nhiều đấy đam mê tôi tự xa lánh hay nó xa lánh tôi.
      Có thời suốt ngày tôi chơi billard, sau một thời gian bỏ luôn, có thời tôi đeo cứng một cô gái , trưa đi làm là ghé, chiều đi làm về là ghé đến nỗi có cảm tưởng vắng cô một ngày chắc tôi không sống nổi, nhưng rồi sau đó một thời gian, chúng tôi vẫn là người  dưng như ..ngày đầu tiên chưa gặp. vân vân và vân vân...dù sao thì đam mê như vậy cũng để lại chút ít gì gọi là kỷ niệm. Thế thôi.


      Nhưng có những bắt gặp tình cờ mà trở thành ..mãi mãi ở lại trong đầu.

      Chẳng hạn 2 câu:
      " Đầu làng ông lão đi bừa - Là con ông lão ngày xưa đi cày " đã tả toàn cảnh bức tranh nông thôn VN đời trưóc,ngày mà hơn 90% dân số sống bằng nông nghiệp. Ông lão là nguời đã có tuổi, không cần nhìn trực tiếp cũng hình dung nét da nhăn nheo, rám nắng , tướng người khắc khổ lam lũ, con trâu đi trước cái cầy theo sau. Nhưng mà cha ông hồi xưa có khác gì, cũng y chang. Cũng mái nhà đó, cũng ngôi làng xưa, cánh đồng vẫn còn đó, cây đa vẫn còn đây. Bức tranh ngàn đời chẳng hề thay đổi. Bạn thấy chán không?
      Nhân loại đã trải qua hàng ngàn năm sống như vậy dưới sức tiến chậm chạm, chỉ sau này có lẽ khởi thủy từ cuộc Cách mạng kỹ nghệ lần đầu xuất phát từ Anh quốc năm 1848, con người mới có những thay đổi nhanh chóng và đáng kể.
      Thật ra thì ngay từ khi xuất hiện , con người luôn tìm cách cải thiện cho cuộc sống tiện nghi hơn, dễ chịu hơn. 3 phát minh được coi là quan trọng nhất đã có từ thế kỷ thứ 10 là thuốc súng, giấy và thuật in ấn, ( hình như cả 3 phát minh đó đều từ Trung Hoa, có vào Google nhưng vẫn chưa kiểm chứng được ) nhưng phải mất thêm cả 10 thế kỷ nữa con người mới thật sự có thay đổi mang tính bùng nổ và đột phá.
       
      Bây giờ thời thơ ấu ngủ quên bỗng hiện về, tôi viết cho chính tôi và những người thân của tôi
      Năm 1966, lúc tôi còn tuổi nhí, nhà tôi đã dọn từ Sài gòn về Biên Hoà, ở ngay trong nhà ga xe lửa BH, dưói là văn phòng ga và văn phòng kiểm soát quân sự, đối diện nhà ga về phiá đông là khu gia binh, dành cho gia đình 1 trung đội An ninh thiết lộ. Ba tôi là lính rày đây mai đó, nên gia đình phải đi theo. Chúng tôi ở ngay trên lầu nhà ga . Qua chiếc cầu thang gỗ khá to, là gian nhà lầu chỉ có 1 mình gia đình nhà tôi ở dành cho sỹ quan kiểmvận Hoả xa. Phòng khá to, có 4 cánh cửa 4 bên vách, phiá tây khi cánh cửa sổ mở ra là con đường thẳng tắp, độc đạo nghiã là ga xe lửa là đầu con đường ( Hưng Đạo Vương) và cuối con đuờng là rạp hát Biên Hùng nổi tiếng ngày nay gần như vẫn còn giữ như 1 di tích, thời đó các buổi hát cải lương với các danh nghệ sĩ Hùng Cuờng , Bạch Tuyết, Lệ Thủy, hay các buổi Đại nhạc hội có Duy Khánh, Nhật truờng , Chế Linh, Thanh Tuý đều diễn ra ở đó. Chị tôi thường xuyên ghé sau rạp hát xin hình nghệ sĩ có chữ ký. Năm 1999, khi tôi đi Mỹ, vẫn còn giữ đuợc tấm hình ca sĩ Kim Loan chụp rất đẹp trong bộ đồ Biệt động quân, đàng sau tấm hình là chữ ký với hàng chữ " thương tặng em V.Thanh " do chính tay nữ ca sĩ viết.

      Ga xe lửa thời chiến tranh rất ít hoạt động gần như không có chở hành khách, vẫn thỉnh thoảng có những chuyến xe từ BH đi SG hay đi về phiá Long Khánh, nhưng chỉ chở hàng quân sự hay có tính quân sự như đi tuần mà thôi. Việc nổ mìn phá hoại trên tuyến đường xe lửa là chuyện thường xuyên của phe đối phương.
      Một kỷ niệm mà tôi không quên được là ngày ấy tôi có quen một chú lính làm văn phòng trong trung đội An ninh thiết lộ, chú thương tôi và hay mua kẹo bánh cho 3 chị em tôi. Một hôm chú buồn rầu, nói với tôi:
      - Mai chú đi rồi!
      Tôi thản nhiên hỏi ( có cả chị tôi đứng cạnh )
      - mà chú đi đâu?
      - Ra đơn vị tác chiến.
      Chỉ hai hôm sau, ba tôi báo cho biết chú đã tử trận khi xe lửa trúng mìn của Việt Cộng trên đoạn đường từ BH ra LK, Ba tôi còn cho biết , chú ấy bị đổi đi vì làm lính văn phòng mà chữ viết quá xấu!
      Lại một kỷ niệm khác hiện về ( và tôi cứ gõ như vô thức không cần si nghĩ) khi gia đình tôi đổi ra ở ga Long Khánh, gia đình tôi cũng ở ngay chính nhà ga, hơi khác chút là nhà ga nằm khá xa đường rầy, chứ không nằm sát như ga BH, một buổi chiều, có chú lính mà vợ chồng chú khá thân với nhà mẹ tôi, khoảng 5 giờ chiều, chú mặc quân phục trang bị đầy đủ súng ống, đi ngang chỗ mẹ tôi đang làm cơm chiều, chú tạt vào và nói:
      - Em chào chị, chị ở lại mạnh giỏi, chắc em đi luôn quá.
      Mẹ tôi giật thót người, nói hơi lớn:
      -Chú nói cái gì vậy, đi đâu mà đi luôn,
      Mẹ tôi nghĩ là chú đổi đơn vị nhưng Chú không trả lời mà buồn bã nói tiếp:
      - Thôi chị ở lại cùng các cháu mạnh giỏi nha.
      Nói rồi chú buớc đi lên chiếc xe camion lớn đang đậu chờ đợi trong sân ga với nhiều binh sĩ khác.
      Muà hè nên tôi sáng hôm sau tôi dậy trễ, vừa rửa mặt thì khu gia binh xôn xao, người qua lại lăng xăng nhốn nháo. Mẹ tôi tính đi chợ thì một vợ chú lính chạy vào báo:
      - Đêm qua Chen ( tên chú lính chào mẹ tôi  hồi chiều) bị trúng đạn chết. Chen đang gác cho anh em ngủ thì bị đối phương rình từ xa nổ súng, Chen trúng nguyên băng đạn chết liền.
      Khoảng trưa, thì xác chú Chen được đem về, và vì chú ấy gốc Miên ( Campuchea) nên gia đình hoả thiêu theo tục lệ và tập quán chứ không chôn, sau này tôi mới biết là ở Campuchea không có nghiã trang là vậy.
      Trưa hôm sau, thằng con chú, lớn hơn tôi vài tuổi, cầm chiếc răng đưa tôi coi và nói đó là răng của ba nó mới hoả thiêu, mặt nó không lộ vẻ buồn rầu, cứ như bình thường vậy.

      Trời ơi, sao kiếp nguời biến nhanh vậy, buổi chiều hôm trưóc chú còn ghé nhà tôi quân phục chỉnh tề, giày saut nón sắt, to cao hơn 50 Kg mà trưa hôm sau chỉ còn chiếc răng!
      Phải chăng có điềm gì đó báo nên chú mới ghé chào mẹ tôi buổi chiều hôm ấy như ...một lời chào vĩnh biệt.
      Tôi vốn không tin, nhưng có những câu hỏi không có câu trả lời.
       
      Trở lại ngày còn ở ga BH, buổi sáng thức dậy là tôi mở cánh cửa sổ phiá đông cho sáng nhà, thì qua dãy khu gia binh, đàng xa hơn tí chỉ thấy toàn là cánh đồng ruộng có đến hàng ngàn mẫu. Im lặng và  quạnh vắng trên cánh đồng đó từ ngàn đời rồi và cứ như vậy. lúc đó tiếng động duy nhất là tiếng máy bay trực thăng phành phạch sáng chiều mà thôiTôi chỉ ở ga BH có 2 năm thôi mà cảm tưởng như dài mấy chục năm, rồi tuổi thơ qua đi, dòng đời vẫn trôi theo thời gian của nó, bao biến cố xảy ra.
       
      Tôi , - anh - và em - chúng ta là những người may mắn. Vì chúng ta may mắn- lập lại- được chứng kiến hay thậm chí được làm khán giả một kịch bản hay nhất mọi thời đại. Những biến cố long trời lở đất như cuộc CM 1917, hai cuộc thế chiến với mấy chục triệu sinh linh ngã gục, chiến tranh VN mà Mỹ là siêu cường đầu tiên bại trận ( nếu em khôg thích thì tôi sửa lại chữ không thắng- em không chịu, thì làm ơn mở hồi ký của mấy chef Mỹ mà coi), cuộc di tản lớn nhất của nhân loại của thuyền nhân VN là 4 sự kiện theo ý chủ  quan của tôi đáng chú ý nhất, sấm sét nhất. Dĩ nhiên đối với nguời Congo, hay Schad, họ không chọn những sự kiện đó giống tôi.

      Chúng ta đúng là sinh nhầm thế kỷ nếu nói theo nhà thơ Vũ Hoàng Chương, nhưng ông cũng không chứng minh được thế kỷ nào là đúng. Và cũng không bao giờ đúng cả, vì sự tiến bộ khoa học chỉ làm thay đổi rất ít, nếu không nói không đáng là bao, bản chất và bản năng và cả bản ngã con nguời!

      Tuổi thơ của tôi nghèo nàn là vậy vì cứ phải lênh đênh theo số phận của ba tôi, mà người lính thì cứ rày đây mai đó, trong ký ức chỉ còn nhớ lờ mờ vì qúa lâu, tôi vẫn còn nhớ ngày ở ga Tam Quan Bồng Sơn, rồi ở ga Quy Nhơn, mỗi ga không lâu chỉ khoảng 1 năm, mấy ga nhỏ đó ở miền Trung buồn kinh khủng, không có chợ buá, hàng ngày chỉ có bà gánh hàng rong đến bỏ lại rau, và thực phẩm , Mẹ tôi chỉ ở nhà nội trợ chứ không phải đi đâu cả và tuổi thơ của tôi đến giờ thành ông lão, vẫn còn nghe tiếng còi xe lửa rít dài ngày 2 buổi sáng và chiều, ba tôi trong quân phục nhảy phoóc lên và nhảy rụp xuống theo xe lửa để đi làm, tới nơi nào thì tôi không biết

      Mấy ga nhỏ miền Trung còn buồn là buổi chiều chỉ mới 6 giờ là tắt hết mọi đèn điện ( dù nhà ga có điện không được sáng lắm) và đi ngủ thật sớm. Tối đến, thường ba tôi dặn cả nhà là bất cứ ai gõ cửa cũng không mở, không lên tiếng và khi nghe tiếng gõ cửa sắt thì không đứng hay nằm ngay chính diện mà đứng hay nép hẳn sang một bên, để đề phòng ở ngoài có súng bắn vào. Mà đúng vậy, đôi lần nghe tiếng gõ cửa khoảng 11 giờ tối là chị em tôi chui xuống gầm giường nín thinh, còn ba tôi móc khẩu súng lục, khẽ lên culasse, rồi nép vào góc tường chờ đợi, cho tới khi nghe bước chân đi xa ba tôi mới ra hiệu cho cả nhà lên giường ngủ lại.
      Lúc đó tôi nhỏ xíu , ngay cả chị tôi lớn  hơn vài tuổi cũng không đi học,tháng ngày chỉ là sống ăn và thở và rong chơi.
       
      Rồi cũng chuyến xe lửa đưa chúng tôi vào tới tận Saigòn năm 1962 và từ đó chúng tôi sống hẳn trong Nam. Ký ức còn lại của miền trung chỉ là nhữg rặng dừa cao vút bạt ngàn mấy chục cây số, thành phố nhỏ bé chỉ dăm ba căn nhà lưa thưa  và tiếng còi xe lửa đưa đón ba tôi hàng ngày đi làm.
      Không có trường, thỉnh thoảng ba tôi dạy chị em tôi học, dạy tiếng Pháp lúc tôi mới khoảng 3 tuổi- Il faut faire à la guerre aux trois choses : "Aux maladies du corp, aux ignorances du spirit et aux passions du coeur
      Người ta luôn phải chiến đấu với 3 điều- bệnh tật của thân thể- sự ngu dốt của trí tuệ và sự đam mê của tâm hồn. Và nhiều lắm nhưng tới giờ tôi chỉ nhớ có thế.
       
      Vào Nam, chúng tôi cũng lại ở các nhà ga Sài gòn, BH, LK, việc học hành cũng ba chớp ba nháng, nghiã là có khi đang học 2 tháng đầu niên học ở BH  phải bỏ dở, lên LK học tiếp, rồi có khi đang học ở LK 5 tháng lại về BH học cho xong niên khoá, việc di chuyển quá nhiều dĩ nhiên ảnh hưởng lớn tới sức học vì gián đoạn.
      Hai chị tôi học kém là vì vậy, có năm chỉ học có 7 tháng nhưng dĩ nhiên nhà trường vẫn phải cộng điểm 9 tháng, nên thứ hạng thấp trong lớp là đương nhiên.
      Tôi phải giữ và post cái bảng điểm mà tôi cho là  thành tích đẹp nhất của cuộc đi học và tôi rất tự hào ở chỗ sức tiến mạnh mẽ. Con số biết nói, nói lên sự nỗ lực không ngừng. Không chịu đầu hàng số phận hay hoàn cảnh.  Nếu ngay tháng đầu mà tôi giỏi liền thì không có gì để nói.

      Chỉ có tôi là ...đặc biệt, năm lớp 11, tôi vào lớp sau khi khai giảng hơn 1 tháng. Tháng đầu tiên không có điểm mấy môn, tôi nhưng tôi vẫn đứng thứ 26/75 và điều làm tôi cũng như các Thày ngạc nhiên là sức tiến lạ kỳ, tháng sau tôi lên hạng 21 rồi hạng 7 và cuối cùng thì đứng nhất lớp !! Điều đặc biệt hơn nữa là tôi học sớm tới 2 tuổi. Năm sau thì ba tôi lại đổi về BH, tôi tiếp tục lớp 12 và là thí sinh duy nhất của Tỉnh Long Khánh trước 1975 đậu vào trường Cao đẳng Viễn Thông.

       
      Con tôi nó hoàn toàn không có khái niệm về 1 lớp mà có tới 75 học sinh!! vì ở Mỹ cao nhất chỉ khoảng 20-30 trong một lớp mà thôi và càng không có khái niệm học 3 ca một ngày. Là sao? Là  ca nhất học từ 6 giờ đến 10 giờ rưỡi, rồi ra về, ca nhì học từ 10 giờ 15  đến 2 giờ 15 và ca ba học từ 2 giờ 30 đến 6 giờ 30. Gần hết giờ học là ở ngoài đã có mấy chục đứa lao đao chờ vào học vì cả trường chỉ có 6 lớp.
      Tôi viết bài này cho tôi và cho con tôi vì nếu không, nó sẽ không bao giờ biết ba nó hồi xưa đi học như thế nào. Bạn thử tưởng tượng coi, 1 lớp rộng chừng 40m2 tức bề ngang 5 mét bề dài 8 mét, bàn kê làm ba dãy, nếu bình thường để ngồi viết không đụng tay nhau thì 1 bàn dài khoảng 1mét 5 chỉ tối đa là 3 học sinh. Nhưng thực tế là tụi tôi phải ngồi  tới 7 đứa. Để dễ hình dung , bạn tưởng tuợng 1 xe hơi 4 chỗ phải chứa tới 8 nguời.

      Rồi năm lớp 12, tôi được học trường lớn nhất miền đông Nam bộ, Ngô quyền BH, đang từ đêm buồn tỉnh lẻ về học trường lớn, mấy tháng đầu lép thấy rõ, theo hổng kịp, lớp chỉ có 3 dãy bàn con gái, tức 15 người, còn lại 50 con trai, đưá nào cũng giỏi, tháng đầu y như năm lớp 11 đứng gần cuối sổ vì học trễ gần 1 tháng, và cuối cùng cố gắng lắm, cuối năm leo tới top 10 mà thôi. Thật ra top 10 của truờng lớn nghiã đen lẫn nghiã bóng vẫn hơn thủ khoa ở một trường tỉnh lẻ.

      Lúc học xong trung học, lòng tôi thơ thới lắm, mộng ước nhiều lắm, lúc đó sức như trâu, học cả đêm lẫn ngày chả thấy mệt, chỉ khi nghe gà gáy mới biết là sáng, trong Nam, chỉ vài trường đại học khỏi phải thi đầu vào mà chỉ ghi danh, nhưng ghi danh thì dễ mà ra trường thì lại cực khó, Tôi nhớ ông thày mình nói, năm 1955 kết quả năm thứ nhất ( gọi là năm dự bị đại học khoa học chỉ ghi danh chứ không thi tuyển vào ) đại học khoa học ban MPC (toán lý hoá) ...không có ai đậu cả, chỉ có vài người bên SPCN ( sinh lý sinh hoá) đậu lai rai thôi.

      Rồi tôi biết sức mình, hoá học cầm tinh con zero rồi đó, thi trường nào bấy giờ? May quá, có 1 trường vừa sức lại chỉ thi đúng 3 môn tủ : Toán , Lý và  Anh văn- Trường Cao đẵng Viễn thông ( nay là Học Viện Bưu  Chính Viễn Thông ). Dù sao thì cũng khá ...khoái, vì toàn quốc chỉ lấy 70 người mà thôi ( và chỉ nhận đơn xin dự thi với thí sinh có bằng tú tài hạng bình thứ trở lên, trước 1975 khi tốt nghiệp tú tài sẽ được cấp một chứng chỉ có ghi thứ hạng. Hạng "thứ "nghiã là đậu với điểm trung bình các môn là 10/20 , rồi "bình thứ" tương đuơng đậu điểm 12/20, rồi "bình" 14/20 , rồi "ưu" là 16/20 và từ 18 trở lên là tối ưu, hình như cả nước mấy chục năm mới có vài người đậu tối ưu), trong khi Trường Phú Thọ lấy tới 600 nguời với nhiều phân khoa...


      Mình tính là một chuyện, còn Trời tính nữa. Thời cuộc xảy ra, nửa miền Nam mất tất cả.

      Thế là lại làm từ đầu trên đống hoang tàn đổ nát. từ 1975 đến 1990, chỉ có 15 năm thôi nhưng là 15 năm dài nhất , dài bằng 150 lần của các cụ ngày xưa chỉ biết con trâu và cái cày. 15 năm với bao đau thương khốn khổ đói khát nhọc nhằn cơ cực đàn áp lầm than bỉ ổi  ...
      Không bao giờ tôi quên những chuyến xe lửa mà có lẽ chỉ có độc nhất trên thế giới này mà thôi.

      Đó là những chuyến xe lửa mà con người và hàng hoá được nhét- dồn- ép- đẩy- nhấn-  dọng - kín từ gầm cho tới trên mui trần của những toa. Người ta ngồi,đứng, nằm, treo, ngay cả ở chỗ nối các toa. Lúc đó không ai cân, nhưng theo con mắt cảm nhận, tôi đoán tải trọng mà mỗi toa phải mang gấp 30 lần tải trọng cho phép, 1 toa hành khách trung bình lúc trước 75 năm  chỉ chở khoảng 50-80 người , nhưng bây giờ con số ấy là 300 người cho mỗi toa, kinh khủng nhất là người ta tranh nhau leo lên mui, vì trên đó dễ xuống hơn, chỉ nhảy cái là ra, nhưng ai có lên rồi mới biết, cái mui trần trụi không  có cái gì để bám, mà tàu chạy nhanh thì sức lắc qua lại rất lớn có thể làm văng xuống đất .


      Nhiều nguời chết vì bị gạt rớt khi tàu qua những cây cầu mà độ cao chỉ vừa đủ. Tàu chạy suốt ngày đêm, từ xa nhìn đoàn xe lửa y chang như một cục đường dài và hàng vạn con kiến bu vào, bám víu đen nghẹt, không  còn trong thấy cục đường. Tiếng còi , tiếng người, tiếng hàng hoá ném lên xuống, tiếng chân chạy, tiếng rao, tiếng cãi nhau, tiếng kêu gọi... tất cả tạo thành những âm thanh hỗn mang tranh giành cấu xé của bầy người tranh sống.
      Nhà tôi 12 anh em thì có 8 đứa phải bám theo tàu kiểu đó mà sinh sống, buôn bán hàng ngày, em gái tôi lúc đó 8 tuổi đã xách ấm trà và bịch bán trà đá, còn lớn hơn tí nữa, mấy đứa 10, 12 thì bán thuốc lá, bán hàng rong, lớn hơn nữa 13 , 15 thì đi buôn trái cây, buôn củi ...
      Mẹ tôi thì đi Kinh tế mới với vài đứa còn lại.

      Trước 1975, ba tôi tiên tri và đã đối phó với tình trạng đông con. Ông vẫn hay nói: nhà mình gần ga xe lửa, có gì kẹt lắm bán trà đá cũng sống được. Quả thật lời tiên tri bi thảm thành sự thật.

      Ông biết nhà nhiều con, nên ông cho làm nhiều nhà, đầu đường Hồng thập tự LK ông dựng 3 căn nhà liền bằng gỗ mái tôn, thì thôi, vậy cũng có cái ở, lại ở đầu đường, thế nào mà chả dễ cho buôn bán.
      cách nhà ga Biên Hoà 30 mét, ông xây 1 cái nhà gạch nhỏ, rồi ông mua thêm miếng đất cách đó 200 mét cũng làm căn nhà  nhỏ ( cho tôi đi học gần trường Ngô Quyền hơn chăng ), rồi ông mua 1 mẫu đất cạnh cầu Săn Máu Hố Nai , cũng có một căn nhà nhỏ. Tổng cộng là 6 căn nhà nhỏ và 1 mẫu đất

      Rồi ông cho đào ao thả cá, ông vẫn nói:Nhất thả cá, nhì gá bạc.

      Nhưng mà đó là ông tính.
      Còn bây giờ là Trời tính sau bi trường kịch của năm 75
      3 căn nhà cháy rụi trong trận mở màn Xuân Lộc ngày 9.4.75
      căn nhà cách ga BH 30 mét thì bị tịch thu vì trong phạm vi nhà ga
      Căn nhà nhỏ trong mẫu ruộng ngay cầu Săn Máu sau này khi đi kinh tế mới phải bán, lúc mua và đào ao, làm nhà hết gần 5 cây, khi bán có 2 chỉ ( còn nhớ là 4.000$ năm 1978)
      cuối cùng chỉ còn căn nhà nhỏ 4x 6 cách ga BH 200, nhà cũng nằm cách đường rầy khoảng 20 mét, tôi lúc đó tìm được việc làm nhỏ trong một HTX nên được diện coi là có việc làm ở lại thành phố .

      Rồi 10 năm trôi qua kể từ 1975, bắt đầu có sự gọi là đổi mới. Mưa thì chỗ nào mà chả ướt. Không còn ăn bo bo, khoai sắn qua bữa, tuy mức sống vẫn đứng cuối bảng cuả thế giới.
      Lúc đó tôi gần 30 mà vẫn trắng hai bàn tay, trên đời này nghèo không phải là cái tội, điều đó đúng, nhưng nghèo là cha đẻ mọi tội lỗi! Người đời nhìn người nghèo luôn bằng con mắt ít thiện cảm. Bạn có thể dám mở lời tán tỉnh hay có ý định cưới vợ khi trong bóp không một xu??
      Mặc dù lúc đó ai cũng nghèo,mà sao tôi vẫn không ngỏ lời được. Lá thư tình viết xong rồi lại xé không biết bao lần
      Thế là bản năng trong tôi trỗi dậy mạnh mẽ, như một con thú băng rừng trèo đèo tìm dòng nước để sống sót, tôi lao vào, và không ngờ những kiến thức dưới học đường tưởng như vô dụng bỗng có dịp trổ buồng.

      Người đánh cờ gọi là gì? - Kỳ thủ , hay hay dở , hay ở đẳng cấp nào thì cũng gọi là kỳ thủ. Người viết văn gọi là gì? Văn sĩ - gọi vậy đã sao, còn chuyện văn sĩ nổi tiếng được kết nạp Hội nhà văn hay có sách bán best-seller là chuyện khác.
      Còn người phát minh ra dăm chiếc dụng cụ hay máy móc nhỏ thì gọi là gì? Nhà khoa học , đúng ra hồi đó tôi cần đăng ký bản quyền vì biết đâu có kẻ ăn cắp công sức chế tạo và tung ra thị trưòng, nhưng ở VN những năm đó là một xã hội hỗn mang, chụp giựt. Cho nên tôi dám nói tôi là nhà khoa học ….nhỏ.

      Vâng mỗi một chặng đường 10 năm trôi qua, tôi có thay đổi. Thì giai đoạn 85 đến 95 là giai đoạn có tính quyết định và 10 năm miệt mài đằng đẵng gian khổ đó giúp tôi làm người chứ không phải là nguời.

      Rồi tôi có tất cả, năm 88, ở  một tỉnh trung bình mấy ai có xe hơi, nhà lầu . Mà những của cải đó do chính khối óc bàn tay tạo ra chứ không do quyền lực nào. Tôi thấy thế cũng đủ và ….dừng lại. Tôi cho tôi như thế là được rồi.

      Nếu nhu cầu chia ra làm 3 loại: - loại bắt buộc phải có không có thì chết như .. cơm, nước, quần áo..-loại có cũng đưọc không có cũng đưọc như tính lãng mạn, công danh, tình dục …- và loại không cần có như tham vọng, mơ ước viễn vông….

      Thì tôi cũng có đủ cả 3 loại trên. Thế tôi trở nên già trước tuổi sao? Có thể vậy cũng được. Ở xã hội tây phương, ở tuổi 50 nhiều nguời mới bắt đầu lao vào chính trường, thương trường, …( chỉ có lãnh vực thể thao là bắt buộc phải rút lui trưóc 40 thôi)
      Thật ra trong tư duy tính toán và lên phương án chiến đấu, cho tuổi trung niên khi bắt đầu sang Mỹ, tất cả đều chính xác và tốt đẹp, thậm chí nhiều điều vượt mức dự kiến. Nhưng chỉ một điều và chỉ only one thôi làm tôi hụt hẫng và đó là sai lầm có tính chiến lược lớn nhất của đời tôi, nhưng ở tuổi này không cho phép và cũng không có cơ hội sửa chữa. Và bây giờ thì không còn gì cho tôi nữa cả.

      Tôi vẫn sống bình thường, vẫn ngày làm việc, sáng đi chiều về, dạy con học, cuối tuần thỉnh thoảng gặp bạn bè ăn nhậu, karaoke, gặp mấy em vẫn buông dăm ba lời mây gió…và mỗi weedkend vợ chồng đề huề vui vẻ.
      Viết quá dài mà chẳng hiểu ý tôi muốn nói gì?

      Không , ít khi tôi viết vu vơ lắm, chỉ có hay ít hay dở ít, và cách viết như thế nào thôi, chứ tôi dại gì ngồi viết cho vô ích.

      Giải US open tennis sắp khai mạc vào cuối tháng 8. Ngay cả những tay vợt mạnh nhất như Sharapova, Serena, …hay bên nam Roddick, Federer…cũng có thể bị loại ngay từ vòng ngoài. Trong thể thao khác với các lãnh vực khác, việc đòi hỏi năng khiếu và thể lực là quan trọng nhất bất chấp anh có …khát vọng hay không. Nếu chỉ cần siêng năng luyện tập với  khát vọng  và nghị lực thì đã có hàng triệu Pele, hay Maradona hay Serena rồi.
      Ngay khi xem Sharapova thi đấu và thắng Serena ở giải Wimbledon năm 2003, tôi đã nói ngay với người bạn cùng xem, Sharapova đầy khát vọng và đủ tố chất để trở thành số 1 TG nhiều năm nhưng cô ta sẽ thất bại?
      Nguời bạn tôi hỏi:" Sao anh lại nói vậy"
      - Nếu để ý kỹ một chút , anh sẽ thấy cảm xúc của Sharapova quá lớn trong lúc trận đấu vẫn còn đang tiếp diễn. Có lúc thắng một đuờng banh cô ta gào lên sung sướng và có lúc thua cô ta lộ rõ thất vọng. Chính những cảm xúc này làm hạn chế thành tích, nếu không, cô sẽ không thua gì Steffi Graf . Huấn luyện viên quèn nào cũng biết điều này khi dạy cho học trò mình, nhưng oái ăm đây thường là yếu tố bẩm sinh rất khó khắc phục.

      Và lời tôi sau gần 10 được chứng minh đúng. Sharapova chỉ là cây vợt thuờng trong top 20  mà thôi.

      Tôi thích nhất phong cách Justin Henin, cô ít lộ cảm xúc lúc thi đấu, thắng thua gì cũng vậy, chỉ khi kết thúc giải rồi, cô mới tỏ thái độ thôi.

      Lại liên tưởng một câu khác: Ngày nào tôi không làm việc , ngày đó tôi phạm tội ăn cắp. Câu này của nhà bác học lừng danh Louis Pasteur.

      Thưa Ông, con có làm bài luận văn bình giải câu này năm lớp 9 rồi và con hoàn toàn đồng ý, duy có một điều là phần kết bài, con mở rộng chút xíu ( thường nhờ thế mới có thêm điểm ) là "Làm việc là một bổn phận của con người,nó xua đuổi ba mối hoạ- buồn nản- tật hư- và cùng túng. Không làm việc là gián tiếp ăn cắp… nhưng người ta không thể làm việc mãi, tới lúc nào đó cũng phải dừng lại tuy vẫn còn ăn uống hít thở và sống. Tuy không làm việc nhưng cũng không ăn cắp của ai. Tuổi già!

      Bài luận văn cô khen là mở rộng kết bài và là nhỏ tuổi nhất, độc nhất trong lớp.

      Còn gì cho em ư? Có người nói hộ dùm tôi rồi, hay hơn tôi 100 lần, Ông TCS đó, em cứ click vào trang nhạc nào cũng có : Còn tuổi nào cho em! Tôi đã nghe chắc cũng khoảng cả ngàn lần rồi. Nghe xong nếu em vẫn còn buồn, xin em hãy lang thang một vòng rồi về nhà kiếm đỡ cái gì bỏ bụng, mì gói cũng đưọc, là hết buồn  ngay.

      Còn bây giờ mới là tội nghiệp cho tôi! Còn gì cho tôi!

      Tôi vẫn còn thuộc lòng lời mở đầu bài Hy vọng của Nguyễn bá Học ( học Việt văn năm lớp 9):Người sống không hy vọng phải trôi dạt lông bông như ngựa không cương, như thuyền không lái không ra làm sao cả.
      Có chí, bền chí và kiên tâm là yếu tố quan trọng giúp con người thành đạt trên đường đời.


      Thưa Ông, tôi vẫn còn hy vọng, nhưng hy vọng ở ..con tôi thôi. Đành rằng con mình đỗ trạng thì cũng như mình đỗ vậy.

      Nhưng ngoài niềm vui ấy, niềm vui …thụ động ấy, có còn gì cho tôi nữa không? Tất cả đã qua mà tôi cũng không cần phải đi lại, vở kịch xem rồi đâu có ai muốn xem lại lần thứ hai.
      Những áng mây trời cứ trôi , tan và hợp, đến rồi đi. Nhưng cánh chim trời thì đã mỏi …
       
      Đào Nam Hoà
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.02.2012 03:09:27 bởi Đào Nam Hoà >
      #48
        Đào Nam Hoà 23.02.2012 09:37:42 (permalink)
        Mỏi mệt

        Viết xong bài comment bên trang nhà cô bạn trẻ, tôi giật mình vì quá dài, và vì thế không còn mang đúng ý là comment nữa và tôi quyết định mở entry cho bài này, bài viết với tính cách đàm đạo với bạn bè.

        đọc bài "mệt mỏi" của em viết , anh cũng cảm thấy .. . mỏi mệt thiệt ! Viết 1 bài mà làm cho độc giả feeling là ..thành công rồi đấy ! đó là về chuyện viết lách...nên mặc dù anh lúc này không khoẻ lắm, cũng bắt chước viết bài tựa là Mỏi mệt..

        Cho anh chia sẻ với em một chút xíu.
        Phải thích hợp với mọi tình huống để sống còn- đó là quy luật ..tiến hoá theo Darwin . ! Cũng như con ...tắc kè phải đổi màu cho giống với màu cây nơi nó sống để kẻ thù khó nhận ra!
        Mỗi thời đại thang giá trị thay đổi khác nhau ! Không thể cứ nói ngày xưa như vậy giờ cũng phải như vậy, nhưng xét cho cùng sự thay đổi đó là hợp lý !

        Có người bảo hồi xưa nhờ đòn roi mà tôi nên người còn giờ thì bọn học sinh hỗn láo quá , hư hỏng quá, coi thường thày giáo quá..vân vân và vv...

        Nói vậy là sao, chả lẽ lại trở về cái thuở "ông đồ" cách nay mấy trăm năm ! Không được bánh xe thời gian đã trôi qua rồi

        Mặt khác, và rất là quan trọng nếu chúng ta xem xét kỹ hơn một chút- ngày xưa xướng ca là ...vô loại, là hạng người xã hội coi rẻ nhưng tại sao ngày nay ca sĩ lại là loại 1 ! đuợc trọng vọng và giàu có hơn hẳn lớp trí thức như ...thày cô giáo!

        nếu viết kỹ thì sẽ dài và anh hôm nay cũng không có nhiều giờ để gõ !
        Anh nhớ 1 vị chức sắc lớn ngành giáo dục cũng là bạn học anh nói trong lúc hàn huyên rằng "quân số ngành giáo dục ngày nay đông thứ hai trong xã hội chỉ sau ngành quân sự mà thôi và dĩ nhiên với số lượng đông như vậy, khó mà tránh khỏi con sâu làm rầu nồi canh và với số lượng đông như vậy, thường người ta chỉ chú trọng đến các tướng lãnh chứ binh nhì thì ai để ý làm gì !"

        Nói ra thì thật là đau lòng nghiã là khi số lưọng đông thì tỷ lệ nghịch với chất lượng , thời anh đi học, thi vào Đại học sư phạm đề thi khó hơn là thi vào Phú Thọ ( ĐH Bách Khoa ngày nay )và trên tấm quảng cáo cho các cours học thêm, chỉ cần ghi tốt nghiệp ĐHSP là oai lắm rồi, con mắt xã hội thời đó nhìn ĐHSP khác với ngày nay xa

        Nói vậy cũng không có nghiã là thày cô giaó ngày nay tất cả chất lượng đều kém. Nhưg để tự tung tự tác kiểu mấy ông đồ ngày xưa thì quả là không ổn,

        Anh tản mạn qua vấn đề khác 1 chút nha, hãng anh làm chỉ có 8 nguời VN mà thôi ! Một hôm vào phòng vệ sinh thì thấy dán thông báo là " Người Việt Nam nào đi cầu mà bỏ giấy vào thùng sẽ bị cảnh cáo, lần thứ hai sẽ bị đuổi việc, giấy phải bỏ ngay vào bồn cầu"

        Nói chuyện với thằng Supervisor, anh và một số người cho nó biết như vậy là xúc phạm tới tự ái người VN chúng tao đó, thì supervisor trả lời là:" hãng có theo dõi và chỉ có ngưòi VN có thói quen có lẽ giống khi còn ở VN là ngồi chồm hổm và sau đó quăng giấy vào thùng rác, chứ mấy thằng Mỹ thì không bao giờ , cho nên thông báo chỉ nhắc nhở người VN là đúng!"

        mà nó nói đúng thiệt, Mỹ từ lúc chưa đẻ ra tới lúc lớn, nhà vệ sinh đâu có ngồi chồm hổm như bên VN,và giấy vệ sinh là giấy tự tan ra khi gặp nước nên không làm nghẹt cầu, quăng vào thùng rác sẽ tạo mùi hôi ...

        Trở lại vấn đề em nói, thôi thì cứ coi là đặt camera để theo dõi giáo viên kém thôi, chứ giáo viên "thiệt" đâu sợ lửa, nên bỏ qua tự ái "thời đại" , cái thời đại mà nhà giáo đuợc trọng vọng - Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy- đã qua rồi- cứ tỉnh bơ đi đừng bận tâm cho thêm nặng gánh!!!! Vâng đúng , đừng bận tâm cho thêm nặng gánh- chúng ta đã phải gánh quá nhiều rồi !

        lại tản mạn nữa, tính anh vậy mà, nhớ tới đâu viết tới đó, và dĩ nhiên có qúy mến mới viết chứ lạnh nhạt thì viết làm gì thà ..đi câu suớng hơn phải hông em ?

        anh cho rằng tại sao xã hội lại thay đổi thang giá trị, dễ hiểu vì bản thân xã hội đã là thay đổi và nhất là sự tiến bộ khoa học làm thay đổi! Hồi xưa làm CMND phải nhanh nhất là 1 tháng sau mới có, tại sao ngày nay làm chỉ chờ vài tiếng ( bên Mỹ làm ID lấy ngay tại chỗ khoảng vài phút thôi ) , đơn giản là nhờ có computer.

        Tại sao thịt gà bên Mỹ rẻ hơn rau trong khi bên VN thịt gà mắc nhiều lần rau vì bên Mỹ chỉ cần 5 người 3 tháng có thể cho ra 1 triệu con gà, còn rau thì nhân công phải nhiều hơn và phải đứng ngoài nắng

        như vậy giá thịt gà hạ là phải rồi !

        ngay cả học sinh VN bên Mỹ cũng phải công nhận là bên Mỹ học sinh không kính trọng thày cô như bên VN, nhưng đối với xã hội Mỹ, thì tâm trạng đó nguời giáo viên lại coi bình thường, họ chỉ coi đó là một nghề để mưu sinh chứ không quá nặng đó là nghề cao qúy là đào tạo con nguời - đọc kỹ dùm anh nha- là không quá nặng nghiã là cũng có mà nhẹ nhàng thôi !

        Bác sĩ bên Mỹ thì khác 100% BS VN. Anh lúc ở VN cũng không đến nỗi quê lắm, thế mà sang Mỹ shock ngay khi đi khám BS. Lần đầu vào BS, khi đến giờ hẹn, có y tá ra làm các việc phụ như cân đo đong đếm, huyết áp, lấy nhiệt độ, thông tin bệnh ...tất cả đều làm việc vui vẻ, rất tôn trọng và giúp đỡ bệnh nhân, không bao giờ có ...quốc nạn phong bì, điều này theo anh là 100% đối với ngành y bên Mỹ, ( có lẽ vì lương họ đã quá cao) xong mời vào phòng chờ.
        Lát sau BS vào, đầu tiên ông ta cười chào mình và bắt tay " How are you?" khác hẳn bộ mặt hách dịch trịch thuợng mà đại đa số cán bộ ngành y bên VN đối với bệnh nhân

        BS bên Mỹ coi ngành mình cũng là kinh doanh và có bệnh nhân mới có tiền chứ không quá nặng như là 1 nghề cao qúy là cứu người! Lại phải nhắc lại là không quá nặng - có lẽ hiển nhiên khi người ta bệnh hay sắp chết là nhiệm vụ phải chữa phải cứu thì bình thường thôi , không có thi ân cầu ân gì cả !
        Anh ngạc nhiên vì khi ở VN ngành y ( y tá và BS) coi bệnh nhân chưa được nửa con mắt mà sao bên Mỹ bệnh nhân rất được tôn trọng, tôn trọng đến nỗi anh có lần trăn trở khi khuyên con anh chọn ngành học sau này nhất là ngành y, học cũng OK mà ngành khác cũng OK -

        Có lần anh nằm viện, và tận tai mắt chứng kiến những y tá vĩ đại, tại sao anh gọi là vĩ đại vì bên VN chắc cũng có nhưng số người tận tâm yêu nghề qúy bệnh nhân không nhiều. Lần anh nằm viện chung phòng có 1 ông Mỹ đen, cách 1 tấm phên, và nửa đêm chứng kiến cảnh y tá chạy vào khi ông ta ói mửa, tiêu chảy, ho....tùm lum mà bà y tá già ( không phải Mỹ đen,) vẫn không hề một chút nhăn mặt mà vẫn ôm đỡ lấy ông ta, giúp ông ta qua cơn vật, rồi sau đó lau chùi vệ sinh cho ông và lau chùi phòng. Anh nằm gần đó chịu không nổi và phải bỏ ra ngoài nữa cơ đấy !

        ( Sau này về nhà kể lại, con anh nó bảo mà anh hết hồn , khác hẳn bên VN, con cái never dám phê phán cha mẹ hay bày tỏ ...chính kiến, con anh nó bảo như vậy là ba có tính kỳ thị !! hết biết luôn!
        Anh hỏi sao con nói vậy? Nó bảo :" Thày con nói như vậy là kỳ thị (discrimination)"!
        Anh chưa bao giờ cắt nghiã cho nó kỳ thị là gì, nên hỏi nó bằng tiếng Việt vì ở nhà nói tiếng Việt 100%- theo con kỳ thị là gì- nó trả lời :"Kỳ thị là phân biệt đối xử" -Vâng rất đúng và chuẩn theo ý tuởng và ngôn ngữ VN! )

        Tản mạn qua ý khác nữa! Anh vẫn còn nhớ khi làm bài luận triết đề là :"Hãy so sánh sự tiến bộ trong khoa học và đạo đức" Anh lúc đó chưa đầy 16 tuổi, đã làm bài luận mà thày cho 14 điểm chỉ sau 1 cô bạn nữ thôi. Trong bài luận đó, mấy chục năm rồi anh không còn giữ đuợc nếu không đã scan và post rồi, anh đã mở đầu ...khá ấn tượng ( theo kiểu thày dạy mà, mở đầu mà ấn tượng thì người chấm mới hứng đọc tiếp và kết luận có gì mới thì mới có điểm cao ...)

        Bài anh viết mở đầu như sau: Làm một người với ý thức đạo đức ( conscience) mà khôg so sánh sự tiến bộ trong khoa học và đạo đức thì thật là thiếu sót ( câu mở đầu ...nịnh thày , ý khen đề hay đó mà ) . Hai cuộc thế chiến vừa qua với mấy chục triệu sinh linh vong mạng có nói lên điều gì tương quan giữa sự tiến bộ của khoa học và đạo đức không?....

        ....không nhớ tiếp theo, chỉ nhớ phần thân bài, có nói đại ý là , nếu không có bom nguyên tử là kết quả phi thường của khoa học thì đâu có mấy trăm ngàn nguời chết ngay tại chỗ, vậy thì tại sao chúng ta không xoá bỏ nguyên nhân đó, nếu không có xe hơi thì hàng năm đâu có hàng trăm ngàn người chết vì tai nạn, cứ đi ...bộ thì lấy gì mà đụng nhau ! Nhưng như vậy là cản trở sự tiến bộ khoa học, đi ngược lại hay đứng yên tại chỗ với bánh xe lịch sử! Lý thuyết nguyên tử là kết quả sau mấy ngàn năm của nhân loại và được phát minh ra bởi đầu óc những con người vĩ đại- lý thuyết và quả bom nguyên tử khôg có tội, con dao tự nó không có tội cho tới khi có người dùng nó vào việc tội lỗi và cũng thật là ..bảo thủ nếu cứ để loài người đi bộ vì sợ tai nạn xe cộ.

        Dù có bọc đường kỹ đến đâu thì viên thuốc nào cũng phải có chất đắng vì bản chất của nó là đắng, cũng như bản chất của tình yêu cũng là đắng và ....đáng- câu này anh mới "chế" ra và tự cho là câu nói hay nhất trong ...tuần ! :tt: Lan man quá !

        Sự tương quan giữa khoa học và đạo đức là một dấu ..gạch nối mặc dù có khi dài khi ngắn. Đi cày bằng xe máy vẫn giúp con người ta sống đạo đức mà có lẽ cũng không hề thua kém khi đi cày với con trâu. Cứ để cho nhân loại mãi phải đi chân đất mới là có ...tội, phải thay đổi thôi-

        Ôi sao năm 1972 mà anh đã đi trước Tổng thống Obama hén , khi ông ra tranh cử năm 2008 với tiêu đề khẩu hiệu: "Thay đổi- Change ! ", mà thiệt Obama sinh sau anh mà....

        Nhớ bài luận đó đến đây anh lại bắt qua đề tài giáo dục, không thể để mãi việc dùng roi vọt đối với học sinh- phải thay đổi, mà đã thay đổi thì cũng như mưa vậy! Mưa thì chỗ nào chả ướt ! Còn chuyện học sinh thời nay hư hỏng hỗn láo bàn sau vì nếu bàn thêm sẽ kéo dài vài chục trang gõ hổng nổi...Hơn nữa nếu cứ cho thống kê đi, thử xem tỷ lệ học sinh hư hỏng ngày nay và ngày xưa như thế nào? Chưa chắc tỷ lệ đó như thế nào và sẽ thật là thích thú nếu có kết quả là tỷ lệ học sinh hư hỏng hỗn láo ngày xưa cao hơn ngày nay- chắc cũng hợp lý thôi vì so với tỷ lệ mà,- cũng như dân Trung quốc ngày nay có GDP thứ nhì sau Mỹ đẩy Nhật xuống hàng thứ ba, nhưng nếu so sánh tỷ lệ thu nhập bình quân đầu ngưòi vẫn thua rất xa Nhật...

        Qua bài đọc, anh hiểu là em lúc này có vẻ mệt mỏi và tâm tư không thoải mái, có gì đó đang đè nặng. Em viết :"không phải nói trù ẻo chứ ngày ngày em cứ mong gió bão nào đó thổi cho nó rớt bể cái máy quay đó đi..hichic.."

        Không nên mong chờ như thế em ạ, vì nếu cái máy có bị bão thổi làm rớt hư bể sẽ có cái khác thay thế và biết đâu cái khác còn kinh khủng hơn nữa ! Và chính sự mong chờ cũng là một gánh nặng ngay cả khi mong chờ Thiên đàng mở cửa ! phải vậy không em ?
        Đối với anh, 3 gánh nặng nhất và thực tế nhất là -đói khát- bệnh tật- và tù đày. Tất nhiên còn nhiều gánh khác như gánh nặng ...thần thánh, gánh nặng ...yêu thương....và hay nhất là quẳng đuợc gánh nào hay gánh đó ! kẹt lắm mới phải chịu ....đồng ý chứ ??

        Ngột ngạt hả? chạy đi đâu bây giờ !? lên núi hay xuống biển hả - chời ! đứng trưóc núi hay trước biển anh cũng có cảm giác mình không còn nặng gánh, nhưng chỉ là nhất thời và đó là ảo giác vì bản thân núi và biển không êm ả như mình tưởng. Ai có lên rừng xuống biển rồi sẽ biết. Càng chông gai và bão táp nhiều hơn .

        Hãy cứ là con diều đi, gió chiều nào thì con diều cứ ...nhẹ nhõm bay lượn, chiều nào cũng bay đuợc, không phải là ba phải mà đó là lẽ phải vì kẻ chiến thắng luôn có lẽ phải ( nếu không thì ngày nay chúng ta đang treo hình Hitler rồi ...)

        Và cuối cùng với tư cách người bạn, muốn nói với em nếu khôg có bệnh tật- đói khát -tù đày thì mọi gánh nặng khác vẫn nhẹ hơn nhiều- hãy cứ đi đi, không có lý do gì buông xuôi cả, cứ ...thản nhiên gánh đi và rảo bước !

        NVX Đào Nam Hoà
        22/02/12
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.03.2012 15:05:25 bởi Đào Nam Hoà >
        #49
          Đào Nam Hoà 16.05.2012 11:21:34 (permalink)
          "Cứ để cho cháu đánh tôi"

          Ngày tôi lên đuờng qua Mỹ có tới 5 chặng bay, vì toàn bộ là do chính phủ Mỹ lo liệu theo chương trình HO, đầu tiên từ VN qua Thái Lan, rồi tới Nhật rồi nhập cảnh vào Mỹ ở phi trường Los Angeles, rồi bay qua Minnesota và cuối cùng mới tới phi trường O'Hare Chicago, bang Illinois, nhưng tôi nhớ nhất là trên chuyến bay từ Nhật tới Los Angeles, khoảng 14 giờ bay, người khoẻ mạnh bình thuờng còn cảm thấy mệt mỏi căng thẳng.

          Cách vài hàng ghế trước tôi, có một bà mẹ đi chung với đưá con trai bị tâm thần, có lẽ vì phải ngồi một chỗ quá lâu, đưá nhỏ khoảng 15 tuổi bắt đầu nổi cơn điên, nó túm tóc mẹ nó , giật lên giật xuống, rồi tống vào mặt bà những quả đấm, quả nào quả nấy toé lửa....thật là một cảnh tượng đau lòng...

          nhưng bà mẹ không hề phản ứng, không hề đưa tay lên che đỡ.

          ( Giả sử tôi là bà mẹ, ít nhất cũng phải đưa tay che chắn hay chống đỡ, người chứ nào phải cây lá gì mà không biết đau..)

          Hành khách và các tiếp viên hàng không đều hiểu đứa bé này mắc bệnh vì nhìn qua khuôn mặt là biết (lúc đó năm 1999 trên máy bay chắc chưa có nhiều nhân viên security chìm nổi như bây giờ, nếu có chắc là họ sẽ phản ứng nhanh hơn...)

          Một lúc sau, đưá bé lại tái diễn, lúc này tôi và nhiều hành khách buộc phải đứng lên can đưá bé, nắm tay nó lại và nói vài câu nạt cho nó dừng lại đồng thời kêu tiếp viên lấy nước lạnh cho uống để làm hạ cơn hoả bốc lên trong đầu mà người tâm thần thường phát lên những lúc căng thẳng.

          Và thật là ngạc nhiên, bà mẹ đó đã nói với những người đến can ngăn :

          " Cứ để cho cháu đánh tôi, ở nhà khi cháu lên "cơn", để giảm stress, nó thường đánh tôi và chỉ một lát là trở lại bình thường, tôi chịu đựng nhiều, quen rồi..!!"

          Tôi có cảm tưởng những quả đấm vào mặt bà là những viên thuốc để bà ...chữa bịnh cho con!

          Thật là một bà mẹ vĩ đại ngược lại với nhiều bà mẹ hay đánh con, kể cả những lúc vô cớ hay những cớ thật ..thiếu nhân cách như giận chồng, thua bài.... tự dưng đè con ra đánh hay phạt con vì chuyện không đâu!

          Há chẳng phải hàng ngày đọc báo chúng ta vẫn thấy cha/ mẹ ngược đãi con cái như cháu Quỳnh mới mười tuổi cách đây mấy bữa bị cha đánh bằng roi điện, dây dù, gậy gỗ, dây xích sắt và cả dao nhọn nữa...Thật là mất hết nhân tính khi bạo hành người cha khoá cửa lại không cho hàng xóm phát hiện.Chỉ có người cha to lớn tha hồ giáng xuống , quất xuống vùi dập trên thân thể đứa bé gái 10 tuổi-là cái tuổi mà tôi cho là vô tội. Em chưa đủ lớn và chưa đủ nhận thức về hành động của mình và những hành động của người cha quất xuống em như những ngọn đòn thù tàn độc mà các đối thủ dành cho nhau trong một cuộc tranh giành nào đó!

          Đâu có con vật nào lại hành hạ dã man với con nó, và đau xót thay, lại chỉ có con người làm những hành động mà ngay cả con vật không làm. Nếu hắn là người điên, thì xã hội phải có trách nhiệm nhốt ngay vào bệnh viện tâm thần.Tôi chưa nói đến nhiều trường hợp khác, người bạo hành trẻ em lại chính là người mẹ đẻ mà tôi đã đọc nhiều lần trên các báo!

          Nhớ lại bà Mẹ trên máy bay ! Than ơi! vẫn có những đại dương bao la mênh mông dạt dào bên những vũng lầy dơ dáy nhỏ bé !

          Có nhiều người quá "dư dả" tình thuơng của Mẹ trong khi đối với một số người tình thương của Mẹ dành cho mình là một thứ hàng cực kỳ xa xỉ chỉ có trong tưởng tượng, trong giấc mơ mà thôi!
          Cứ coi như là ...hên xui vậy đi! Vì chúng ta đâu có quyền được chọn để sinh ra bởi người mẹ hay một gia đình mình muốn..

          Ngày Mother's Day đã qua, nhưng hôm nay, tôi ....không cần ngày đó, tôi vẫn gởi lời chúc "Happy Mother's Day" đến tất cả các bà Mẹ! Hạnh phúc thay có người con để người Mẹ thương yêu và người con có người Mẹ để ..yêu thương!

          Đó chính là ý mà tôi muốn nhắn gởi...dù ý đó không có gì là ....mới lạ ...

          ĐNH
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.05.2012 11:23:28 bởi Đào Nam Hoà >
          #50
            NgụyXưa 16.05.2012 23:44:09 (permalink)
            "Cứ để cho cháu đánh tôi" đã được mang vào thư viện.
             
            Xin cám ơn tác giả Đào Nam Hoà.
            #51
              Đào Nam Hoà 31.05.2012 08:41:42 (permalink)
              37 năm qua và suy nghĩ hiện tại

              Ở VN bất công dường như xuất phát từ hoàn cảnh của lịch sử. Lịch sử VN đã để lại một di sản nặng hơn đá đeo làm ù lỳ tất cả, phân tích thì quá dài để nói..

              có người vội đem khoe vài con số nào là VN có thu nhập bình quân đầu người tăng 11 lần trong ....25 năm qua ! nhưng người ta lại không nói rõ hơn là tăng từ 118 đô la/ người lên 1.300 đô la /người sau 25 năm ( Y như đưá trẻ còi cọc mà còn đem khoe, còi là có lớn mà lớn chậm rì, chứ không phải là không lớn, ..) tăng trưởng bình quân hàng năm 7 - 10%..từ chỗ thiếu gạo hiện xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai...

              Đúng là con số biết nói , nhưng cần phải tỉnh táo chứ không phải nghe để lấy được.

              Thí dụ lấy 10 người, trong đó thu nhập 5 người bình quân mỗi người 50 ngàn đô la / năm và 5 người thu nhập 200 đô/ năm , chia ra người ta hí hửng bảo là bình quân thu nhập đầu người 2.600 đô / năm

              tăng trưởng cao là vì cũng như đứa trẻ mới học có lớp 5 lên lớp 6 dễ dàng, chứ học cao tới Master, PhD rồi còn chỗ nào mà ...tăng trưởng nữa,

              xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới nhưng đa số đời sống nông dân ra sao ??

              Có một dạo nghe báo chí lớn tiếng nói là có tổ chức nào đó xếp VN đứng hạng thứ 12 / thế giới về chỉ số hạnh phúc, trong khi Mỹ đứng thứ trên 70 (vậy chứ thử hỏi Mỹ tệ quá vậy sao mà bây giờ du học sinh ở Mỹ đa số là con quan xếp lớn của VN, sao không ở lại VN có phải "hạnh phúc " hơn không? Hixhix ..)

              nếu chỉ lấy vài cái video clip "tiêu biểu" mà ai cũng biết và con số hơn 80% đơn khiếu kiện là về đất đai thì thật là buồn cười..

              và nếu cứ khách quan mà nhìn, có lẽ chỉ số sau đáng tin hơn

              http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/quoc-te/2012/05/10-nuoc-hanh-phuc-nhat-the-gioi/

              trong bài báo đó, xếp hạng Australia đứng nhất, rồi tới Na Uy rồi thứ 3 là nước Mỹ, là những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

              theo tôi , thì phải xếp Mỹ ....đứng nhất mới đúng - hoàn toàn không phải tôi ở Mỹ nên ...binh Mỹ ( ai mà ...cà chớn thế) nhưng dân số Australia (=1/10 Mỹ) và Nauy dân số (=1/50) quá ít , các sắc dân cũng đơn giản hơn , các vấn đề xã hội cũng không gặp quá nhiêu khê như Mỹ, ...

              nhà có 2 đứa con bao giờ chả dễ chịu hơn nhà có 20 đứa!

              Mỹ cũng có giàu nghèo cách biệt, và tính bình quân đầu người Mỹ thu nhập 43.000 /năm, nhưng tôi ở Mỹ chỉ cần 30 ngàn /năm thôi là đã thấy sống dễ chịu lắm rồi, còn ở VN thu nhập bình quân 1.100/năm , thử hỏi một người có thu nhập 2.000/ năm ở VN có sống thoải mái không ? ( chưa kể VN và Trung quốc hay có lối tính một đàng mà thực tế một nẻo ...)

              Mới làm được có tí xíu , bóc vắn cắn dài mà đã khoe khoang, vơ lấy thành tích và thành tích đó dân hưởng được bao nhiêu hay chỉ một số ít hốt ổ...

              không biết khi VN mà phát triển cỡ Hàn quốc hay Nhật thì chắc dân VN càng khổ hơn vì lúc đó phải ...." biết ơn "cấp lãnh đạo nhiều gấp triệu lần bây giờ... cả nghiã đen lẫn nghiã bóng!!

              người ta có tính tới thu nhập tính theo sức mua bán của thị trường, như hàng hoá ở VN tính trung bình rẻ gấp 4 lần bên Mỹ , nhưng thu nhập trung bình thua từ 30- 40 lần...

              lấy cái căn bản nhất trong đời sống là xăng dầu để biết cuộc sống thoải mái hay không, thì hiện nay chỗ tôi ở là $ 3.88/ gallon xăng(=3.8 lít) tính ra khoảng 1 đô la/ lít

              trong khi ở VN cũng khoảng 1 đô la (22.000 VND) / lít , mà lương của công nhân viên chức không có quyền lực là bao nhiêu nếu so sánh với CNV bên Mỹ, chưa thể so sánh với Indonesia chứ nói chi tới Mỹ

              ( thật ra cũng nên nói thêm là ở Âu châu , xăng cũng rất mắc, mắc hơn Mỹ rất nhiều, ở Anh , Pháp, Ý...giá 1 lít xăng khoảng gần 2 đô la, tại sao xăng Mỹ rẻ thì có lẽ mở Google nghiên cứu tí xíu là ....hiểu hehehe , ngày nay hình như kiến thức ít quan trọng để xử lý các việc vì đã có sẵn kho ...Google, nhưng quan điểm mới là quan trọng, đứng ở điểm nhìn nào cho sự việc sáng tỏ và tối ưu mới là ...giỏi.

              Có câu nói mà tôi cho là ...nặng ký, là chỗ yếu nhất khi trao đổi là có nhiều người chứng minh rằng CNXH là con đường vòng vo dài nhất, đau khổ nhất để đi tới ...chủ nghiã tư bản !!

              Ở Mỹ luật cũng nghiêm khắc lắm nhưng không quá quắc tàn bạo như ...Singapore ( tôi tạm dùng chữ "cương" một chút), Ở Singapore dưới thời Lý Quang Diệu, kẹo chewing gum đã bị cấm bán hoàn toàn 20 năm, xả rác nơi công cộng, nhổ nước miếng, cảnh sát thấy là phạt ngay 500 Đô la thậm chí còn có thể bị xử phạt đánh roi.

              Phạt đánh roi ở Singapore tuy không lên tới con số hàng trăm roi như các nước Hồi giáo áp dụng để " trị" dân phạm những lỗi nhỏ,-- như 1 nữ sinh 13 tuổi đi học mang theo cell phone vào lớp bị phạt đánh 99 roi, còn trộm cắp có người bị phạt 500 roi, kẻ đánh đa số là võ sư "phân phối" các ngọn roi cho đều từ vai trở xuống tới bắp chân, thịt da lột ra từng mảng, máu me lai láng văng cả vào mặt những kẻ giữ chân tay....nhìn video mà thấy dã man hơn thời trung cổ !!!!! -- nhưng mỗi "cú" đánh cũng mang tính tàn ác!

              Ở Singapore tối đa chỉ phạt là đánh 6 roi ( tất nhiên có thể kèm theo phạt tiền hay tù ...) nhưng roi đánh làm bằng đuôi da cá sấu và do một võ sư lão luyện nội công đánh vào 6 chỗ khác nhau.

              Cũng dã man không kém là khi nạn nhân bất tỉnh sau 1 hay 2 roi, người ta dừng lại, tạt nước cho tỉnh, sau đó mới đánh tiếp, nghiã là phải làm cho đau đớn mới gọi là trừng phạt! Việc trừng phạt ngoài răn đe làm cho sợ còn có khi để thoả mãn thú tính còn sót lại nơi động vật cao cấp là con "người"

              chả bù với NaUy, thằng Brevik giết tới 77 người, mà ở tù như nó còn đầy đủ và sướng hơn vạn người ở các quốc gia kém phát triển , mà chỉ tù tối đa có 21 năm.

              nếu ai đã ở Na Uy, có lẽ nên hy vọng ...kiếp sau lại được sống ở Na Uy nữa !

              Ở Mỹ dễ chịu hơn nhiều, là họ giáo dục cho học sinh ngay từ nhỏ thói quen sống vệ sinh tôn trọng môi trường, tuy nhiên hàng năm nước Mỹ tiếp nhận mấy trăm ngàn người từ hàng trăm nước trên thế giới sao tránh khỏi những thói quen xấu từ nước ngoài đưa vào, như cái thói quen "dấm dúi" một hình thức của hối lộ chẳng hạn...., nhưng ở những chỗ công cộng trong thành phố lớn như Chicago hay nơi tôi ở, tôi chưa thấy police phạt ai tội xả rác hay nhổ bậy như bên Singapore, mà có 1 người chuyên đi lượm rác, thế là thành phố vẫn sạch đẹp mà không ai bị phạt, lại có công ăn việc làm thêm cho 1 người !

              Đi xem pháo bông các dịp lễ lớn ở Mỹ xong là sân bãi ngổn ngang rác rưởi...nhưng sáng hôm sau đâu lại vào đấy mà chả có ai bị phạt, (và nói chung đa số đều ý thức vệ sinh môi trường)..

              Nói vậy cho thấy còn nhiều việc phải làm cho VN ngày một tiến bộ , đòi hỏi không chỉ một ngành mà có sự đồng bộ toàn xã hội, nhưng với chính sách có quá nhiều bất cập và thiếu sót lẫn không minh bạch, liệu chúng ta có thể tạo được sức mạnh tổng hợp của tất cả quần chúng hay không như đã làm trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

              Hiện nay rõ ràng là chúng ta thiếu hẳn cái sức mạnh tổng hợp đó, thậm chí dưới mắt một bộ phận cán bộ không chỉ xa rời quần chúng mà còn xem nhân dân như ...kẻ thù, mặc sức đánh đập, đàn áp nên họ coi dân như ...địch , hay tâm lý họ là kẻ có quyền ban ơn và dân là kẻ chịu ơn, họ quên hẳn chúng ta vẫn nêu cao, rằng chính quyền là của dân do dân và vì dân và dân chủ gấp triệu lần tụi tư bản bóc lột!

              Không nói tới bản chất hay hiện tượng làm gì cho nặng đầu, chỉ cần xem mấy tay vệ sĩ của chủ đầu tư dự án khu dân cư Hưng Phú (Cái Răng, Cần Thơ) lôi kéo 2 mẹ con chị Lài không mảnh vải che thân thấy quá phản cảm , giả sử là tôi, ít nhất cũng tìm tấm vải che rồi mới kéo, ai đời đàn ông con trai kéo 2 bà tô hô 100% mà coi được, ở Mỹ ở truồng không có nghiêm trọng lắm, chứ VN và phương Đông mà đàn bà con gái loã thể là chuyện tối kỵ..

              Bồi thường cho nguời ta 1,2 tỷ rồi sau đó là cả một tương lai mờ mịt đen như mõm chó của người dân đen, vì 1,2 tỷ đó không mua nổi miếng đất 100 mét cất nhà,( bỏ ra 1,2 tỷ thì ít nhất chủ đầu tư cũng lấy lại 50 tỷ, chia một số cho các quan quyền chức lớn bé, còn lại cũng lợi nhuận khoảng 20 tỷ, một tỷ suất như thế thì treo cổ nhà tư bản nó cũng làm, theo lời Karl Marx) mà nếu có mua nổi đất mới cũng không đuợc cất nhà do quy định là nhà mới cất trong thành phố phải là nhà ít nhất 3 tầng trở lên cho đẹp mặt thành phố ( như nhiều nơi trong thành phố Biên Hoà mà tôi biết) thế là người dân bị đẩy văng ra xa đến các huyện xã hẻo lánh mà sống lây lất, nhường thành phố cho người nhiều tiền lắm của ...!

              Ở VN bây giờ tự do hoàn toàn thuộc về kẻ có quyền và có tiền, vì họ muốn làm gì cũng được và đau nhất họ vẫn trả lời là :" đúng với pháp luật" và chua xót hơn cho những ai lên tiếng sẽ bị quy chụp là liên kết với các thế lực thù địch, những hình ảnh đó là ngụy tạo, dàn dựng !! ( còn dàn dựng ở chỗ nào, ngụy tạo chỗ nào họ không cần nêu ra hay chứng minh, cứ nói khơi khơi như kẻ ....lên đồng vậy! )
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.06.2012 10:47:05 bởi Đào Nam Hoà >
              #52
                Đào Nam Hoà 03.06.2012 09:33:09 (permalink)
                Tôi cảm thấy xấu hổ

                Tôi xin tóm tắt câu chuyện cách nay mấy bữa mà chắc ai cũng đã biết.
                Ngày 28 tháng 5 năm 2012
                Em Diane Tran học lớp 11 trường trung học Willis ở tiểu bang Texas, bị một quan toà Mỹ phạt 24 giờ ngồi tù và 100$ tiền phạt về tội nghỉ học nhiều ngày không lý do theo luật của tiểu bang.
                Đoạn video clip quay cảnh em khóc và quyết định của quan toà đã gây xôn xao và làm phẫn nộ dư luận không chỉ ở nước Mỹ mà còn khắp thế giới.

                Càng xúc động hơn khi biết em phải bỏ học nhiều ngày vì phải làm 2 job nghiã là chỉ trừ mấy tiếng ngủ còn lại là em phải làm việc, cha mẹ ly dị khiến Tran phải làm thuê cùng lúc hai công việc để nuôi bản thân và một người em đang sống nhờ tại nhà họ hàng tại Houston, đồng thời gánh vác một phần học phí cho người anh đang học tại đại học Texas A&M.

                Nhiều người và nhiều tổ chức đã giúp đỡ em và ngay cả thẩm phán Lanny Moriarty cũng cân nhắc xem xét lại quyết định....
                xin vào đây đọc thêm http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=6095&Itemid=49

                Ngày 30 tháng 5 năm 2012
                Thật là một kỳ tích mà theo tôi là mang tầm cỡ thế giới. Chỉ sau 3 ngày ngắn ngủi, Và cho tới lúc 7:38 phút chiều ngày hôm nay, thứ tư 30 tháng 5, 2012, có tới 251,953 chữ ký ký vào thỉnh nguyện thư nói trên. Quả là một con số kỷ lục trong một thời gian rất ngắn. Chỉ cần 50 ngàn chữ ký là thỉnh nguyện thư đã có hiệu quả.!
                Hàng trăm ngàn con tim của người Mỹ đã xúc động trước ý chí vươn lên, vượt khó của cô gái trẻ gốc Việt Diane Trần, và họ đã ủng hộ mạnh mẽ bằng cách ký vào thỉnh nguyện thư nồng nhiệt. Hơn thế nữa, một tổ chức từ thiện mang tên Louisiana Children's Education Alliance đã mở ra website http://www.helpdianetran.com, kêu gọi mọi người giúp Diane Trần và cũng trong thời gian kỷ lục, đã nhận được sự giúp đỡ từ 50 tiểu bang và 18 quốc gia một số tiền mà tổ chức này mong đợi là 100 ngàn Mỹ kim…

                Với sự phản đối tràn lan, với sự thương cảm rộng khắp, với sự giúp đỡ tràn ngập, và cuối cùng luật sư Brian Wice của cô Diane Trần đã vừa thông báo cho báo chí biết rằng cô Diane Trần đã được chánh án đồng ý xóa đi hồ sơ tội phạm trong hồ sơ lý lịch cá nhân của cô, để khỏi ảnh hưởng tới tương lai của cô Diane Trần.
                Tới đây tôi có thể "đóng" lại câu chuyện mà kết thúc có hậu này , còn đọng lại trong tôi có chăng là khâm phục nghị lực và ý chí vươn lên của cô nữ sinh nhỏ bé người Mỹ gốc Việt này.
                Diane Tran là học sinh danh dự (high honor student) vì em học giỏi và lấy nhiều môn AP.
                Em có ý định trở thành bác sỹ. Ở Mỹ không có thi tuyển trực tiếp kiểu VN trong ngành y, mà sau khi bạn học xong cử nhân sinh học, bạn phải thi đầu vào qua cái test gọi là Medical College Admission Test (MCAT) , thường phải là học sinh xuất sắc mới vượt được kỳ thi này

                Con tôi cũng học xong lớp 12 và lấy đủ 5 lớp Advanced Placements (AP) về toán, Anh văn, vật lý, hoá học, lịch sử nên tôi hiểu thế nào là khó khăn, rất khó khăn mới đúng (lớp AP hiểu nôm na là lấy tín chỉ để khi lên đại học bạn khỏi phải lấy lại lớp đó nữa, tiết kiệm được thời gian học đại học, thay vì 4 năm có thể còn 2,5 hay 3 năm. Coi như lấy lớp đại học trước vậy). Xin nói rõ cho nhiều bạn VN và ngay cả gia đình tôi ở VN để biết, ở Mỹ bậc trung học bạn có những môn phải lấy và những lớp môn được quyền chọn , và ngay trong môn chọn đó bạn có quyền lấy 3 mức độ khác nhau. Chẳng hạn môn toán và anh văn là bất buộc nhưng bạn có thể lấy lớp toán bình thường, muốn đạt điểm A về nhà chỉ cần làm homework chừng 1 tiếng, cao hơn là lớp toán high honor phải làm homework 2-3 giờ và lớp toán AP ít nhất cũng mất khoảng 4 giờ trở lên để làm các bài tập thày cho về nhà.

                Con tôi về nhà hoàn toàn không phải làm việc gì mà coi chừng học muốn bở hơi tai, huống hồ em Diane Tran học xong ở trường là tới ngay chỗ làm và sáng hôm sau từ chỗ làm tới ngay trường !
                Tất nhiên thỉnh thoảng cũng có em thông minh vượt bậc về nhà chỉ loáng cái là xong kể cả các lớp AP, ở đây tôi chỉ nói các em trung bình thôi.

                Tới đây tôi lại lan man qua câu chuyện với anh bạn trong hãng . Anh than tụi mình làm cu ly tính lương giờ , mỗi giờ hơn 10$, cả năm chỉ hơn 20 ngàn, mỗi năm tăng lương giỏi lắm là thêm 1 đến 2 ngàn mà làm xì khói ra, trong khi tụi office, ngồi nhàn hạ trên văn phòng lương gấp 4 đến 5 lần mình, bất công quá.

                Tôi tính yên lặng vì có nói thì người có thiện chí và biết suy xét mới tiếp thu bằng không nước đổ lá khoai! Tôi bảo anh bạn mình làm cu ly tức lao động phổ thông, chủ hãng nó hú nửa phút thôi có hàng ngàn người tới xin việc ngay và có thể làm dễ dàng, còn công việc office như kế toán, network, lập trình có cho anh lương 10 triệu năm anh cũng không biết gì mà làm. Đâu phải tự nhiên mà hãng trả cho anh lương năm cả trăm ngàn. Ít nhất anh cũng phải vặn óc đầu tư 4 năm đại học mới làm được, chưa kể phải qua dăm ba năm kinh nghiệm nó mới trả tới lương đó...

                Hôm nay ngày 1 tháng 6 năm 2012- tôi còn nhớ đó là ngày quốc tế thiếu nhi, nhưng cái tin làm cho tôi sửng sốt và giật mình là tin em Diane Tran từ chối nhận 100.000 đô la.

                Em bảo “Còn nhiều đứa trẻ khác chật vật hơn tôi”, theo ABC News.

                Có nhiều ý kiến, và phần lớn ca ngợi em có nhân cách . Có người viết "Người lớn chúng ta , đặc biệt là các quan chức VN nên học tập cô gái nhỏ này 2 từ : NHÂN CÁCH! "

                hay :" Em xứng đáng được khen ngợi và là tấm gương cho học sinh VN, nhất là hiện nay, có quá nhiều vụ học sinh đánh, giết nhau. " " Lòng yêu thương,trách nhiệm và sự tự trọng đã tạo ra hình tượng Diane Trần trong cộng đồng.Ý chí,hành động của Trần đã đem lại danh dự và hãnh diện của người Việt tại hải ngoại. Mong rằng đối với những người có địa vị và trọng trách trong xã hội xem đây là một tấm gương sáng mà mình hãy noi theo với niềm hãnh diện."
                "Đọc bài viết về trường hợp Diane Tran tôi thực sự xúc động, Diane Tran là người sớm bộc lộ một nhân cách lớn, đáng để mọi lớp trẻ và cả người lớn chúng ta làm gương sáng học tập và noi theo. "
                "Thật đáng khâm phục ! Tôi đề nghị Bộ Giáo Dục đưa câu chuyện về Diane vào sách giáo khoa dạy về đạo đức và nhân cách cho học sinh."

                "Không biết mấy cô người mẫu, diễn viên VN, chân dài thích cặp đại gia để có tiền, có vô đọc bài này không?"
                Đọc tin cô từ chối món tiền quyên góp 100.000 đô la, tôi lại nhớ đến câu nói của một cô người mẫu nổi tiếng (NT) ở Việt Nam: "Yêu người nghèo để cạp đất mà ăn hả?"

                Cũng có người viết :" 100 ngàn đô là 1 số tiền không nhỏ đối với hoàn cảnh em, nhưng đây cũng là 1 suy nghĩ rất hay. 1 năm sau em sẽ xong trung học và bước vào đại học. Như thế thì sẽ có nhiều cơ hội được học bỗng của những trường đại học danh tiếng. Nếu sau này em học xong, thì cũng có nhiều công ty mời em làm việc."

                Theo bạn đó, tính như em Diane Tran là một nước cờ cao, từ chối 100 ngàn để sau này sẽ được lợi nhiều hơn nữa, nhưng tôi hỏi thật bạn , ngay trước mắt bạn có dám từ chối hay không ?? Nhưng theo tôi hoàn toàn không phải em từ chối món quà nhỏ để mong sẽ nhận món quà lớn, đó là tính toán của một người bình thường. Em là người vượt trội về nhân cách, không thể có suy nghĩ thấp kém vậy được!

                Riêng cá nhân tôi thì hết từ ngạc nhiên, sững sờ, giật mình đến thương cảm, khâm phục và chỉ biết ngả nón chào.

                Giật mình vì nếu soi gương tôi sẽ thấy chính tôi nếu trong trường hợp đó, sẽ không từ chối món tiền quá lớn như thế. Nói thẳng vậy đi!! Số tiền không nhỏ đó hoàn toàn có thể ngẩng mặt cao đầu mà nhận vì nó đến từ sự quyên góp bằng những đồng tiền mà tôi cho là trong sạch của các tổ chức và nhà hảo tâm

                Sững sờ vì cảm thấy xấu hổ không đủ nhân cách lớn như em Diane Tran. Dù sao dây thần kinh xấu hổ trong tôi vẫn còn work, chưa đến nỗi tê liệt như một số người mẫu, diễn viên, chân dài, thấy tiền là loá mắt, sẵn sàng lên giường với đại gia để nhận 1.000 đô la!

                Nếu chỉ tính bằng tiền không thôi thì nhân cách của em đã hơn cô chân dài đó 100 lần rồi ! Và tôi tin ngay cả 1 triệu em cũng từ chối, bản chất em đã là tốt ngay từ khi em tự nguyện làm 2 job để giúp đỡ gia đình lúc khó khăn, chớ không đợi tới lúc từ chối 100 ngàn . Vàng thì bao giờ cũng là vàng, không thể lẫn lộn với những tạp chất khác được.

                Khâm phục vì em nhỏ tuổi mà hành động không phải ai cũng làm được.

                Em không chỉ là cái gương soi cho lớp trẻ ngổ ngáo, đua đòi, sống thực dụng, tiền là trên hết, mà em còn là một viên kim cương sáng ngời về nhân cách nổi bật lên giữa bao người hiện có quyền cao chức trọng mà nhân cách bé xíu, nhỏ nhen, ích kỷ, hẹp hòi, tham lam vô đáy....

                Đối với em đồng tiền đúng nghiã chỉ là tên đầy tớ không hơn không kém! và bao nhiêu tiền cũng không mua nổi em vì chả lẽ đem cái đồng bạc ra mua được ngọc sáng sao?

                Tôi sẽ ca em lên mây mà không sợ em sinh ra tự phụ, bệnh ngôi sao...vì như tôi đã nói , vàng thiệt đâu sợ lửa !

                Tôi chợt nhớ lại câu chuyện về đạo học làm người mà tôi học trong Quốc văn giáo khoa thư năm ...lâu lắm ....

                Có chú bé tuổi teen dù đã bị thương nhưng vẫn cố hết sức mang thư của đơn vị đang bị địch vây hãm sắp sửa tràn ngập. Khi đưa thư tới tay quân hậu cứ cũng là lúc chú bé kiệt cùng sức lực, ngất xỉu và vì phải chạy quá mạnh quá nhanh băng qua rừng rú trong lúc đã bị thương ở chân nên các bác sĩ buộc phải cưa chân. Quân cứu viện đã tới kịp thời giải vây cho đơn vị nhờ lá thư đó.

                Vài hôm sau vị đại úy (captain) đồn trưởng tới thăm em, và cảm ơn em đã dũng cảm liều mạng cứu đơn vị. Chú bé không hề kêu than nửa lời. Vô tình viên đại úy kéo tấm dra đắp ngang người và thấy chân em đã bị cưa.

                Không nói thêm một câu nào nữa, viên đại úy kéo tấm dra cho ngay ngắn lại, rồi đứng dậy, dập gót chân, đưa tay chào em theo kiểu nhà binh.

                Em hơi hoảng hốt hỏi: " Thưa Đại úy, ông làm gì thế? "

                - Ta chỉ là viên đại úy , còn em , em mới chính là một anh hùng!

                Em Diane Tran, Cho tôi đưọc ngả mũ nghiêng người khâm phục chào người con gái nhỏ mang dòng máu Việt và một nhân cách lớn!

                Tôi chỉ là người già tuổi, tóc bạc tầm thường, còn em, em mới chính là nữ anh thư nước Việt!

                ĐNH
                Viết ngày 1 tháng 6 năm 2012

                <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.06.2012 10:31:35 bởi Đào Nam Hoà >
                #53
                  Ct.Ly 03.06.2012 20:25:12 (permalink)
                  #54
                    Đào Nam Hoà 24.12.2012 18:28:15 (permalink)
                    Đêm Giáng Sinh 1977

                    Xin thưa ngay với bạn đọc không phải là cái đêm 26 tháng 11/1983 khi dân quân, công an và xã đội nửa đêm đi tịch thu đồ đạc của những hộ dân xã Phú Yên huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hoá còn thiếu thuế nông nghiệp của Nhà Nước. Nguyên cả một xã nhốn nháo, tiếng chân người, tiếng đập cửa, tiếng la quát, cảnh soi rọi, lục soát rồi cảnh tịch thu từ cái phích nước, đến bàn ghế , chum vại, lợn gà....và đau đớn nhất là cảnh lục được ít lúa mà được giấu trong cỗ quan tài với dự tính của chủ nhà là khi bà cụ mất thì có cái làm đám.

                    Tác giả bài viết "Cái đêm hôm ấy ...đêm gì?" là nhà văn thày giáo Phùng Gia Lộc nhờ bài đó mà nổi danh khi đăng trên báo Văn Nghệ vào thời kỳ giới văn nghệ được gọi là cởi trói vào khoảng năm 1987!

                    Nhà văn Ngô tất Tố với tác phẩm "Tắt đèn" đã mô tả xã hội hiện thực dưới thời Pháp thuộc dân tình thống khổ, sưu cao thuế nặng, lầm than đầy đọa và nhất là thân phận khốn nạn của người phụ nữ mà chị Dậu là tiêu biểu. Nhưng đó là cảnh sống của dân sống dưới chế độ thực dân. Có lẽ ngay cả ông Ngô tất Tố cũng không có óc tưởng tượng ra sau đó gần 50 năm, người dân sống dưới chế độ mà chính mình đã đổ xương máu giành độc lập tự do thống nhất đất nước lại sống lại cái cảnh không kém phần bi đát như thời Pháp thuộc.

                    Cả hai ông đều tố cáo tội ác của bọn cường hào trong xã hội thực dân và phong kiến thối nát, bất nhân.

                    Còn cái đêm hôm ấy...đêm gì của ...ĐNH thì cũng chỉ một mục đích duy nhất, mô tả hiện thực xã hội thời "đau khổ" của lịch sử sau ngày thống nhất 30/04/1975 và đó cũng là một kỷ niệm mà chính kẻ viết là một nhân chứng sống! Tuy chỉ rất hạn hẹp trong một sự kiện nhỏ chứ không mang tính "vĩ mô" như các nhà văn lớn như Ngô tất Tố, Nguyễn công Hoan ...nhưng câu chuyện cũng nói lên phần nào xã hội lúc bấy giờ.
                    Những cái mốc mà không cần phải vào google tôi vẫn viết một lèo, không tin xin các bạn ...cứ đến nói chuyện với tôi thì biết he he :) - 30/04/75 miền Bắc thắng trận- 25/04/76 bầu cử Quốc Hội thống nhất cả nước (tôi nhớ vì chính tôi cũng làm trong tổ bầu cử của Phường)- 31/12/76 chuyến xe lửa lần đầu tiên khai thông bắc nam gọi là tàu Thống Nhất-

                    Nhà tôi nằm dọc theo đường rầy xe lửa, ở về đầu nhíp phiá bắc, cách nhà ga 120 mét. Xe lửa thuờng có từ 12 đến 15 toa, với khối lượng cực lớn nên muốn dừng hẳn tại nhà ga thì cách đó hơn 300 mét là tàu đã phải giảm tốc độ. Nhờ thế, những người đi buôn có thể tuôn hàng lúc tàu đang chạy chậm , rồi sau đó nhảy theo lấy hàng, không phải vào nhà ga, vì vào nhà ga chắc chắn sẽ bị phạt vì không có vé, dân đi buôn lúc đó hầu như không ai mua vé, mà chỉ dấm dúi cho kiểm soát lúc tàu đang chạy hay có mua vé thì mua rất "tượng trưng" so với số lượng hàng.

                    Dân bán hàng rong như trà đá, thuốc lá, kẹo bánh ...gần nhà ga theo xe lửa buôn bán cũng nhảy tàu về nhà cho gần, những chuyến xe lửa có thể nói là kỷ lục thế giới về tải trọng, người ta ngồi bất kể nơi đâu có thể ngồi được, trên mui toa, các mối nối, bám tay đánh đu thành tàu, đoàn tàu chật cứng y như đàn kiến đói bu chặt cục đường. Có thể nói là xe lửa lúc đó ngoài là phương tiện đi lại cho một ít người thật sự có nhu cầu, thì nó còn là nơi mà hàng chục ngàn người sống lây lất nhờ nó. Đa số là dân đi buôn, buôn đủ các thứ, rồi kế đến là dân buôn bán vặt trên tàu như trà đá, thuốc lá, thức ăn...

                    Mỗi ngày lúc bấy giờ có khoảng 4 chuyến tàu về tới ga BH, như tàu Thống Nhất 1, TN 2, tàu Nha Trang - BH, Huế -BH. Cứ mỗi chuyến khi tàu đang rà chạy chậm để vào nhà ga là tiếng tuôn hàng nghe rầm rập vang rền- tiếng củi, than, các loại hàng hoá, lương thực ... tiếng chân nhảy, chạy, tiếng gọi nhau, tiếng la hét khi ngã ...cả một vùng trời nơi đầu nhíp nhà ga thật là một quang cảnh bát nháo, hỗn loạn, mấy trăm con người lăng xăng hối hả ...
                    Sau khi "gài" và gom tất cả quân cán chính miền Nam vào các trại tập trung cải tạo thì bên ngoài xã hội nhà Nước bắt đầu "xiết" bằng các chính sách như đổi tiền, đánh tư sản mại bản, quốc hữu hoá nhà máy trường học, đưa các hộ nông dân và buôn bán nhỏ lẻ vào hợp tác xã...chính sách giãn dân, đưa dân đi kinh tế mới để sản xuất ....

                    Con heo nuôi trong nhà là của bạn, nhưng ra đuờng là của nhà nước và sẽ bị tịch thu, đó là chính sách cấm chợ ngăn sông, quản lý chặt thị trường theo kinh tế chỉ huy.

                    Bắt đầu từ năm 76, việc cấm buôn bán càng ngặt nghèo hơn nữa. Tất cả hàng hoá gần như bất kể loại gì mà có tính buôn bán trên xe lửa hay xe đò hay trên ghe sông đều bị tịch thu - tịch thu "trắng" chứ không có lập giấy tờ gì.
                    Người lãnh đạo lúc đó lý luận người buôn bán không tạo ra của cải vật chất, từ đầu A qua đầu B rồi sang C thì món hàng vẫn y vậy, mà giá thì chênh lệch - tức buôn bán là ...bóc lột, là ăn bám ..

                    Giá cả thì leo thang hàng ngày, sự sống chỉ tóm gọn làm sao có miếng bỏ miệng khỏi chết là may lắm rồi.

                    Ga BH có đội Công An khoảng 10 người, ban đầu chỉ tịch thu hàng hoá của những ai đi qua cửa nhà ga, dần dần họ biết những con buôn tuôn hàng dọc đuờng chứ không vào nhà ga nên mỗi chuyến xe lửa về là họ rải quân chặn ngay đầu nhíp, ai tuôn hàng là họ bắt phải vác hàng đó vào tận sân ga. Vì quá đông mà chỉ có khoảng 10 Công an nên có người liều mạng vác hàng bỏ chạy, lúc đó súng nổ , tiếng quát tháo, tiếng la hét, tiếng chửi bới, tiếng rượt đuổi ... có lẽ không khác gì mà còn ác liệt hơn thời Pháp thuộc hay thời phong kiến.

                    Ngay em tôi, khi tuôn hàng như củi hay hàng hoá trước nhà cũng không sao mang vào được vì Công an đã đứng hàng ngang 5 thuớc 1 người, đã mất của mà còn mất công khuân vác vào tận nơi cho Công an. Có lần, được bà con ở ga Gia Ray cho túi gạo 5 ký, nhảy tàu, công an bắt, em tôi nói thật là không có buôn bán, đây là bà con cho về ăn, chứ đi buôn ai lại đi có 5 ký.
                    Thế nhưng người CA quát nạt: - Của cho hả, có giấy tờ chứng nhận của xã không? Đi, đem về sân ga... rồi dí súng bắt em tôi xách túi gạo vào ga!
                    Ga BH thì tôi còn lạ gì nữa, nhà tôi ở ngay trên lầu nhà ga, ba tôi là Sĩ quan kiểm vận hoả xa, tôi thường hay bắn bi, chọi đáo suốt từ năm 64 đến 68. Sân không rộng lắm chỉ khoảng 15 x 20 mét thôi.

                    Cứ tịch thu khoảng 1 tuần thì sân ga nhìn như quả đồi con vậy, cao ngất và nhiều nhất là những bó củi, bao than, có tới cả ngàn bó và hàng trăm bao, còn những hàng lương thực như gạo, bắp, đậu, khoai thì họ bỏ vào kho gần đó khoá lại. Kho thật ra chính là cái nhà để xe jeep của ba tôi trước đây. Sau khi không còn chỗ để chứa thì có xe tới chở đi, còn chở đi đâu, làm gì, số lưọng bao nhiêu có ...Trời biết!?

                    Đêm 24 tháng 12/1977, ở Biên Hoà như các đêm Noel trước và sau 75, từ khoảng 7 giờ tối, hàng đoàn người lũ luợt kéo nhau ra đường, người có đạo thì đi nhà thờ, người không đạo thì đi xem đèn cho tới nửa khuya, nhiều khi không có mục đích gì mà cứ đi vòng vòng vậy thôi. Đường phố đông kín ngưòi qua lại, xe cộ kẹt cứng. Cũng có nơi dân chúng tổ chức nhậu nhẹt, và ngay cả một vài cơ quan đoàn thể cũng vậy.
                    1977 tôi vẫn còn đi lễ nhà thờ. Nhà thờ BH lúc đó đối diện với UBND Tỉnh, và hàng ngày loa phóng thanh chiã sang phiá nhà thờ như đối đầu giữa nhà Nước và tôn giáo vậy. Không có lễ nửa đêm, mà lễ được tổ chức lúc 9 giờ tối. Cuối năm trời khá lạnh, hầu hết đều mặc áo lạnh (hay áo ấm cũng được, lạnh hay ấm cũng ...giống nhau..).

                    Tan lễ tôi không đi theo đuờng Trịnh Hoài Đức để về nhà, mà đi theo đường Hưng Đạo Vương rồi qua nhà ga để về gần hơn nhiều. Thường nhà ga chỉ đóng cổng lúc xe lửa tới hay đi để kiểm soát vé, sau đó thì mở khoá cho dân trong khu vực qua lại, vì sau nhà ga có rất nhiều dân và cả nhân viên hoả xa cư ngụ, nếu khoá cổng phải đi vòng rất xa.

                    10 giờ 30 tôi về tới nhà ga, từ xa dưới ánh đèn vàng vọt, tôi thấy khoảng dăm người, người thì đỡ bó củi lên vai cho kẻ kia nhanh chóng vác chạy, bó củi thường được niềng rất chặt và to khoảng gần 1 vòng tay người ôm, khá nặng khoảng 15 ký, đủ loại từ bằng lăng, tạp, tới cao su...bình thường 1 người vác 1 bó đi 100 mét là thở ra ...khói.

                    Tôi ngạc nhiên, khi thấy lần lượt những người đó đều vác củi và chạy. Thấy tôi đi tới, một người nói nhỏ:
                    - chộp lẹ đi, tụi nó (CA)đang xỉn, ngủ hết rồi.
                    à, thì ra là Công an nhà ga đêm đó tổ chức nhậu và có lẽ tất cả đều say và ngủ trên lầu, không ai canh gác. Đám người dần dần đông lên mạnh ai nấy vác, mới đầu vài chục người sau tôi ước có đến ít là ...200 người. Núi củi vơi nhanh chóng, để lộ ở giữa là những bao than nặng, nhưng thật lạ kỳ, nặng có tới 40 ký mà họ vẫn vác chạy te te. Trời lạnh mà hầu hết cởi trần chỉ lót có miếng vải ở vai vác cho đỡ đau.
                    Khác hẳn với lúc tuôn hàng , bắt hàng, việc "lấy" hàng rất "êm ái", chỉ có tiếng chân chạy khẽ và tiếng động va chạm nhỏ khi những bó củi được dỡ ra. 200 con người không ai nói 1 tiếng! Lẳng lặng đỡ lên vai cho nhau rồi chạy tối đa! đến khoảng 1 giờ sáng thì ôi thôi! cái sân ga BH như có cây đèn thần của Aladin hô biến, từ 1 quả đồi mấy ngàn bó củi nay nó thành bằng phẳng chỉ trơ đất và đá! Gạo châu củi quế- khỏi nói ai cũng biết lúc đó trị giá của từng lon gạo, từng bó củi nó qúy báu ra sao!

                    Khi đống củi đã cạn sạch, vài người đang tính phá khoá kho lương thực, bỗng một cô gái từ phiá truớc nhà ga đi lại, cô nói nhỏ điều gì đó, ngay lập tức đám đông mạnh ai nấy chạy về nhà, sân ga trả lại vắng tanh,

                    Sáng hôm sau, 5-6 CA võ trang đầy đủ đi qua đi lại các nhà gần sân ga, dòm tới dòm lui, nét mặt hậm hực, có người chửi thề... và sau cùng lặng lẽ rút về ga. Mỗi nhà cũng "lấy lại" được khoảng dăm bó củi, nhưng ngay lập tức chặt hết các niềng, bỏ vào bếp như củi nhà vẫn nấu, CA không có lý do gì mà vào nhà tịch thu được.
                    Và cũng chỉ khoảng 1 tuần sau, sân ga lại đầy nhóc những hàng hoá bị tịch thu! Nguời đi buôn biết là sẽ bị bắt, nhưng chỉ cần một lần chạy thoát là sẽ có lời cao, với lại nhiều người trước giờ là dân buôn chuyên nghiệp, không đi buôn thì biết làm gì.
                    ♦ ♦ ♦

                    Cuộc chiến VN đã chấm dứt 37 năm rồi, nhưng có những tài liệu chỉ mới đuợc công bố gần đây tuy nhiên tôi vẫn không tin tất cả đã được giải mật. Trận Trân Châu Cảng quân Nhật tấn công tiêu diệt mấy chục chiến hạm và hàng mấy trăm máy bay cũng như giết chết 2.400 lính Mỹ có một chi tiết mà mãi tới nay 70 năm sau người ta mới biết! Sở dĩ Nhật tấn công là do một điệp viên Liên Xô được gài vào Mỹ và nhờ thế Mỹ tuyên chiến với Nhật giúp gánh nặng cho Liên Xô mặt trận phiá đông. Tôi tin rằng vài chục năm nữa có nhiều chi tiết về cuộc chiến VN được biết thêm cũng như quan điểm nhìn cuộc chiến có thay đổi kể cả 3 phiá Mỹ, miền Nam và miền Bắc.

                    Giữa năm 1977, tôi đã tốt nghiệp trường Viễn Thông, đáng lẽ bình thường không có ngày 30 tháng 4 có lẽ tôi đã được phân công làm ở một đài vô tuyến nào đó rồi thậm chí có khi được ở lại trường làm phụ giảng. Nhưng khi cầm quyết định của nhà trường trả tôi về điạ phương với lý do "nhu cầu công việc mới !?". Ông Giám thị nói với tôi, về điạ phương kiếm việc chứ nhà trường không phân công con em những người không có quyền công dân vì lúc đó ba tôi đang đi cải tạo.

                    Dĩ nhiên là tôi buồn, rất buồn, bao công sức học tập trôi theo sông ra biển. Và tôi lúc đó hầu như tuyệt vọng, ngay em trai tôi khi ký đơn xin đi Thanh niên xung phong mà đã cực kỳ khó khăn, ban đầu không được chấp nhận, sau do thiếu quân số giờ chót mới có tên. Có đợt thành phố BH tuyển 2.000 vào làm Thương nghiệp, điều kiện đòi hỏi là văn hoá lớp 7/10 hay 9/12, thế nhưng chỉ cầm đơn tới khóm thôi, chưa tới Phường, thì trưởng khóm nhất định không ký, ông nói thẳng không ký do lý lịch tôi có cha là sĩ quan chế độ cũ.

                    Tôi không còn con đuờng nào khác để chọn lựa tương lai cho mình, tất cả đã nằm ngoài tầm tay nhỏ bé của tôi, tôi như một cọng ...lục bình trôi dạt giữa cơn hồng thủy thịnh nộ của đại dương.

                    Phiá trước là khoảng trống mịt mờ vô định hoàn toàn không biết đi về đâu. Rồi tôi mất ngủ. Tôi ra tiệm tạp hoá Minh Hoà cũng ở gần nhà ga mà tôi biết từ nhỏ, thỉnh thoảng ba tôi vẫn hay mua các thứ thuốc ở đó. Chủ tiệm Minh Hoa là một nữ dược sĩ- có bà con xa với tôi, chị hơn tôi cả giáp.

                    Hồi đó tiệm tạp hoá cũng có nơi bán thuốc như Aspirin, Midol, Optalidon và cả thuốc ngủ nữa. Tôi nói:
                    - Chị, em bị mất ngủ, bán cho em mấy liều thuốc
                    - Em mất ngủ lâu chưa, buồn chuyện gì vậy, có tin gì về ba em không?
                    - Ba em thì đã đổi lên trại Thanh Hoá rồi, còn em thì giờ thất nghiệp không nơi nào nhận làm ...
                    Chị im lặng một chút rồi lấy cho tôi 6 viên tranquinal, chị dặn:
                    - Em uống một viên trước giờ đi ngủ, dùng thử mấy bữa xem sao
                    Tôi cảm ơn và ra về. Chị gọi với theo:
                    - Nè, em nhớ đừng uống rượu đấy nhé, nó làm tăng tác dụng thêm đấy
                    Tôi dừng lại, thì chị lại nói tiếp:
                    - Hôm nọ đêm vác củi về em có ngủ được không?
                    Tôi ngạc nhiên tròn xoe mắt:
                    - Sao chị lại biết ? bữa đó vác về mệt quá làm em ngủ liền
                    - Vậy em có biết bữa đó tụi công an tại sao nó ngủ như chết để dân vác hết một sân củi mà không biết?
                    Tôi dừng hẳn lại và bước vào trong, chị kể:
                    - Đêm đó, CA ga BH về hết chỉ còn 4 người ở lại, thằng Thạnh (CA) vào đây dặn mua 1 lít rượu, chị biết 4 thằng mà 1 lít thì không thể "xỉn" , nên có bỏ vào mấy viên thuốc ngủ và dặn thằng Thạnh phải cho tụi nó uống hết và sau khi uống hết nửa giờ thì thằng Thạnh mới "bật đèn xanh" cho dân vác củi vì lúc đó 3 thằng kia đã "gục" rồi
                    - Trời đất ! vậy là sao em hổng hiểu, Thạnh nó cũng là CA trong đó mà
                    - Ai chả biết nó là CA, nhưng trong số CA chỉ có nó là "hiền" nhất, nó nói phải làm vì nhiệm vụ chứ nhiều khi tịch thu hàng của dân cũng đau lòng lắm, nó nói có lần nó bị kiểm điểm vì tha cho một chị mang gạo chừng 1 bao cát (khoảng 10 Kg), chị ấy năn nỉ nó quá, chị ấy bảo 3 hôm rồi 6 đứa con không có gì ăn, mới bán nhẫn cưới mua mấy ký gạo ...thế là thằng Thạnh động lòng tha
                    - Thì nó tha vụ đó, nhưng làm sao mà chị tin nó đến nỗi dám bỏ thuốc ngủ để nó mang về cho đồng đội uống
                    - Tin chứ, vì nó đang "theo" lết bánh xe con Lan nhà chị mà ...
                    - Vậy sao chị không cho tụi nó uống ngủ luôn tới sáng cho dân lấy nốt kho gạo
                    - Chị là dược sĩ, chị biết, với lượng thuốc đó, tụi nó chỉ ngủ sâu chừng 3 tiếng mà thôi, tụi nó bắt đầu nhậu lúc 8 giờ, nên lúc 1 giờ chị bảo con Lan ra nói với dân về đi. Còn nếu cho tụi nó uống quắc tới sáng thì không dám, vì lúc đó chính thằng Thạnh sẽ bị tụi nó "cạo đầu"...
                    Thì ra chả có cây đèn thần nào cả, mà đống củi biến mất nhờ một nữ dược sĩ đã cài được "nội gián" vào CA, có điều tôi vẫn còn thắc mắcvà hỏi chị:
                    - Chị làm vậy thì đuợc gì vì nhà chị có 3 chị em gái, đâu có ai vác củi được đâu?
                    - Mỗi lần xe lửa tới thấy cảnh tịch thu chỉ có gỗ đá mới không đau lòng, nên hễ có dịp làm được gì giúp dân sao mình không làm?

                    Chị Minh Hoa, cái đêm Noel 24 tháng 12/1977, hơn 200 người dân, mỗi người "lấy lại" dăm bó củi chạy bán sống bán chết đâu có ai biết vì sao không có ai canh gác để họ có thể vác "êm thắm" cả mấy ngàn bó như thế. Dùng chữ "lấy lại" là chính xác vì số hàng hoá đó ban đầu là của dân, bị tịch thu, lợi dụng sơ hở họ "lấy lại".

                    (Sau đó ít năm Thạnh cũng chuyển ngành sang làm bên khu công nghiệp). Bây giờ sau 35 năm, nếu em không nói chắc cũng không ai biết, nhưng trong số mấy trăm người đó, có ai đọc bài này không- chắc là không - vì số người đó đa phần là dân lao động hiện giờ ít nhất cũng trên dưới 50 tuổi có mấy người nhà có internet và vào đây đọc bài.

                    Mà thôi chị Hoa, sự can đảm chân chính không cần người chứng kiến.
                    ĐNH
                    viết để nhớ lại cái đêm hôm ấy...

                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2013 17:06:29 bởi Đào Nam Hoà >
                    #55
                      Đào Nam Hoà 01.07.2013 17:03:57 (permalink)
                      Đề tài thể thao dành cho tennis...

                      Vẫn biết không có tay vợt nào là có thể bất khả chiến bại, nhưng sau trận thua Darcis hạng 135 thế giới, mắt tôi mờ đi không còn nhận ra là Nadal, người vừa cách nay 2 tuần đoạt giải GS Pháp mở rộng và cũng đã từng 5 lần vào chung kết trong đó 2 lần đoạt cup Wimbledon...

                      Cơn địa chấn có thể là lớn nhất trong lịch sử giải Wimbledon nhưng xét cho cùng thì cũng hợp lý thôi vì Nadal lần này không thích ứng kịp với sân cỏ, bóng nảy quá thấp lại đi nhanh khiến anh không thể dùng tuyệt chiêu topspin đánh bóng còng và xoáy khủng khiếp như sân đất nện, Darcis với chiến thuật hợp lý trong công lẫn thủ, dễ dàng hoá giải khi thi đấu cực kỳ tự tin như thể chính anh đang ở top 10, Nadal cũng không thể dùng kỹ thuật xoạc chân cứu banh và di chuyển thần tốc chuyển từ thủ sang công được, về lực đánh anh vẫn quen điều khiển cây vợt như trên sân đất nện khiến banh hoặc rúc lưới hoặc ra ngoài...

                      Nadal không có những có bóng hiểm kiểu Djokovic hay Federer, anh có lối chơi bóng bền dựa trên nền tảng thể lực cực tốt vì vậy sở truờng ở sân đất nện đã trở thành sở đoản..

                      Mặt khác cũng không thể phủ nhận tay vợt vô danh Darcis chơi trận này quá xuất sắc, chính anh mới là người cứu banh thần kỳ chứ không phải Nadal... trong khi đó không ít lần cho thấy Nadal buông xuôi đứng nhìn bóng chứ không tích cực theo đến cùng... có thể Nadal đã kiệt sức sau 9 lần liên tiếp vào chung kết các giải trước đó mà 7 lần Nadal đã đoạt giải

                      Sau cú nốc ao vòng một này, cơn điạ chấn chưa từng xảy ra bao giờ có thể ít nhiều ảnh hưởng ý chí Nadal ở giải US Open sắp tới, cũng không loại trừ anh lại bị chấn thương đầu gối do trước đó các BS đã khuyến cáo anh bỏ giải Halle để dưỡng thương... tuy dù sau đó họp báo anh vẫn không đổ thừa thua là do tái phát chấn thương đầu gối...

                      Không buồn không vui, nhưng xem ra tennis vẫn còn sức hẫn dẫn qua những cơn địa chấn làm ..tê tái lòng nguời

                      Tiếp theo cơn địa chấn tay vợt Darcis hạng 135 tàn phá huyền thoại Nadal là cơn sóng thần Stakhovshy hạng 116 nhấn chìm tượng đài Federer. Luôn theo dõi trực tiếp các trận đấu khiến nhịp tim người hâm mộ môn tennis nhiều phen... đập loạn xà ngầu mặc dù hoàn toàn không có.. bệnh tim hix...

                      Thế mới là thể thao, vì trước đó chỉ chừng 20 phút, toàn bộ người xem trên khán đài lẫn nguời ở nhà coi tivi (đoán mò dzị mà he he ) đều bật dậy vỗ tay sau cú "shock toàn tập" do tay vợt trẻ măng vô danh Bồ Đào Nha 20 tuổi tên là Michelle Larcher De Brito hạ knock out đàn chị nổi tiếng Sharapova...

                      Thế mới là thể thao, và nếu không có cuộc lật đổ ngoạn mục bất kể đó là tượng đài nào thì sẽ thật là nhạt tẻ do kết quả đã biết trước theo bảng xếp hạng. Chẳng phải là năm 2012, tay vợt vô danh tiểu tốt Virginie Razzano đã cho Serena gác vợt và bật khóc tại chỗ, đã khiến cho bao khán giả sững sờ..

                      Có lần trong lớp một thầy đã hỏi: "rùa và thỏ con nào chạy nhanh hơn?" thì đa số các bạn đã trả lời là rùa nhanh hơn do câu chuyện ngụ ngôn nhằm dạy tính kiên nhẫn cũng như cảnh báo việc coi thường địch thủ, nhưng có một bạn (hình như là...tôi... he he) lại hỏi ngược Thầy rằng: "chả lẽ thỏ già hay bệnh lại có thể đi so với rùa khoẻ và .. trẻ hay sao?" nhanh hay chậm còn tùy vào rất nhiều điều kiện, có khi thỏ thắng có khi rùa thắng, chẳng hạn thỏ già, thỏ bệnh hay thỏ... không hứng làm sao chạy được mà nhanh với chậm, ...

                      Trở lại, sau trận thua của Federer hôm nay, tôi chỉ hơi nuối tiếc, hơi một tí thôi vì ngay cả khi Nadal bị loại ở vòng một, cửa vô địch cũng chưa phải là đã rộng mở cho Federer khi mà còn tới 2 hay 3 cửa ải mà anh phải vượt vũ môn. Thiệt tình lòng tôi không hy vọng anh sẽ đoạt thêm một cup Grand Slam nào nữa để nâng con số qua 17 vì với cái tuổi xấp xỉ 32 đã tiến tới gần giới hạn nhiều lãnh vực đặc biệt là thể thao đòi hỏi rất cao về thể lực.

                      Sẽ là vô lý và thất vọng não nề nếu mơ ước hay hoài bão viễn vông... ở đây tôi chỉ tiếc là Federer đã không tận dụng cơ hội để nâng thành tích lên thành 37 lần liên tiếp lọt vào tứ kết các giải Grand Slam. Đó là khả năng mà ai cũng nhận thấy anh hoàn toàn có thể làm được.

                      Về chuyên môn, hôm nay anh bất lực không hoá giải được lối chơi lên lưới của Stakhovshy, những cú passing, trái dọc dây, cú thuận tay... và nhất là cú trả giao bóng quen thuộc từng làm bao chiến thắng đâu rồi? Trong khi đó đối thủ của anh chơi như đang lên đồng, như thể Stakhovshy mới chính là Federer của khoảng 10 năm về trước, như thể Stakhovshy mới chính là tay vợt top 5 hiện nay chứ không phải là con số 116 trên bảng xếp hạng ATP!

                      Bởi vậy, chỉ có thể Federer tự trách mình, tiếc rằng thời gian không còn nhiều để anh có thể rút thêm kinh nghiệm khi mà sự nghiệp theo sự bắt buộc tàn nhẫn của thời gian đã đẩy anh sang phiá bên kia con dốc.

                      Tôi vốn không có thần tượng hay nếu có cũng không thần tượng đến mức tuyệt đối một ai vì kinh nghiệm cho thấy đã nhiều lần thần tượng sụp đổ vì cuộc đời vốn quá phức tạp, đa đoan mà sự hiểu biết của chúng ta quá nhỏ bé dễ định kiến.

                      Nhưng trong tôi vẫn có chút vui vì sau mỗi lần thần tượng sụp đổ tôi lại thấy có chút ánh sáng, có khi le lói, có khi chói ngời. Có thế, cuộc sống mới thêm màu sắc phải không bạn?
                      ĐNH
                      #56
                        Đào Nam Hoà 01.09.2013 15:19:55 (permalink)
                        ĐÔI MẮT ĐEN TO, VÀ BUỒN SÂU THĂM THẲM !
                         
                        Tặng sành sõi đưa tôi lên phòng 315 của khách sạn Bạc Liêu lúc đó khoảng 11 giờ khuya.
                        -Chờ em tắm tí nhá.
                        Tắm xong Tặng đi ra và giục tôi:
                        - Anh cũng vào tắm đi
                        Tắm xong, tôi mặc xà lỏn và quấn khăn bông bước ra, Ti vi đã được mở. Tặng đang nằm tênh hênh trên chiếc giường đôi không mặc thứ gì trên người. Nguời phụ nữ ngoài 30, gái một con, trắng như trứng gà bóc, đôi gò bồng đảo nhô cao mơn mởn khiêu khích, cặp đùi nõn nà nuồn nuột hấp dẫn đứt cả ruột gan .. nhìn sơ qua là đã thấy đẹp hơn và trẻ hơn vợ tôi nhiều. (Sao kỳ dzậy ta, hic ?...) Máu nóng tôi chạy rần rật,  nhưng tôi vẫn còn đủ bình tĩnh để... cắt cơn và nói:
                        - Mặc quần áo vào dùm tôi cái.
                         
                        Cô gái ngạc nhiên tròn xoe mắt nhìn tôi, tay hơi che ngang phần ngực và đôi chân khép lại, cô nói:
                        - Anh sao vậy? Anh nói em chở đến khách sạn mà.
                        - Thì đến khách sạn mà không phải để làm chuyện ấy... chả lẽ tôi vượt mấy trăm cây số từ Biên Hoà xuống đây để làm chuyện ấy, Biên Hoà không có gái hay sao? ĐIỀU MÀ TÔI KHÔNGTHỂ LÀM CHUYỆN ẤY VỚI TẶNG LÀ TÔI ĐÃ COI ANH THỐNG LÀ ANH TÔI- CỦA NÀO ĂN ĂN, CỦA NÀO CÚNG CÚNG!
                         
                        Tặng đã mặc xong quần áo và tôi cũng vậy.
                        -Tôi xuống đây là thực hiện lời hứa với anh Thống, chồng của Tặng đó.
                         Tôi hơi ngạc nhiên, Tặng có vẻ tỉnh bơ sau khi biết tôi là bạn của anh Thống, tôi cứ nghĩ hẳn là Tặng sẽ hỏi tới hay ít nhất cũng buồn khi nhớ lại ngày nào sống với anh Thống tuy 2 người chỉ sống với nhau vỏn vẹn có mấy tuần.
                        Rồi tôi vào thẳng vấn đề:
                        - Hôm nay tôi phải lặn lội tới Bạc Liêu để trao lại cái diã DVD đám cưới giữa anh Thống và Tặng, đám cưới đó, người quay phim quay raw xong (quay thô-NV), anh Thống về đưa tôi edit lại làm thành diã DVD. Trong thâm tâm anh Thống lúc sắp mất, anh luôn nghĩ đến Tặng, trước đó anh Thống đã gởi Bưu điện nhưng  do Tặng ở mãi xã xa, Bưu điện không tìm ra địa chỉ nên gởi trả về cho anh Thống.
                         
                        - Anh Thống có nói gì nữa hông anh?
                        - Có, lúc anh hấp hối,  vợ chồng tôi có vào thăm anh ấy lần cuối, bệnh leukima ung thư bạch cầu cấp nên anh hoàn toàn tỉnh táo, anh nắm chặt tay hai vợ chồng tôi, khẩn cầu, thều thào giọng rất yếu: "Hoà em, khi anh đi rồi, sau khi lo hậu sự, life insurance và insurance của hãng trả bao nhiêu, trừ chi phí ra còn bao nhiêu em làm cách nào đó đưa cho Tặng và nói Tặng lấy đó là vốn làm ăn, bỏ nghề cũ đi... Còn cái diã DVD đám cưới, khi nào em vợ chồng em về VN cố giúp anh đưa cho Tặng"
                         
                        Điều anh nói với tôi là vô ích, vì tôi không có thẩm quyền gì. Còn việc đưa cái diã DVD thì tôi có thể làm được mà thôi.
                        Lúc đó anh không còn biết nhờ ai ngoài tôi, mà tôi chỉ là người bạn thân chứ không có liên hệ gia đình, anh đã ly dị vợ,  nên mọi benefit quyền lợi gì là con anh nó hưởng, anh lại chưa làm hôn thú với Tặng tuy có tổ chức đám cưới, về pháp luật Tặng hoàn toàn không có hưởng bất cứ gì thừa kế của anh Thống cả.
                        Tặng sốt ruột:
                        - Vậy bây giờ ngoài cái diã DVD này ra anh Thống còn gởi em gì nữa không?
                        - Không có thứ gì nữa cả. Sáng thứ hai ảnh còn đi làm bình thường, sáng thứ ba ảnh vắng mặt, khoảng 9 giờ sáng, ảnh phone lên nhờ tôi chở ảnh đi Bệnh Viện, khi tôi đến thì ảnh đã không đi nổi, tiêu tiểu ra cả nhà, tôi phải cõng ảnh xuống đi ngay vào Emergency, chỉ một lát là BS bảo anh ấy bị ung thư bạch cầu cấp tính, chỉ có thể sống khoảng 10 ngày nữa thôi...
                         
                        Tôi kể thêm một số chi tiết nữa và nói lại nguyện vọng cuối cùng của anh Thống:
                        - Câu cuối cùng mà anh Thống nói 2 -3 lần dù lúc đó rất yếu là anh bảo muốn Tặng bỏ "nghề" cũ đi!
                        - Em có biết làm gì ngoài cái "nghề" này, còn phải nuôi mẹ già và con thơ... em làm ở quán cà phê đâu có lương, chỉ có tiền bo của khách hay đi khách, hôm nay gặp anh là đói rồi.
                         
                        - Lúc ở quán tôi đã ngồi cả tiếng theo dõi Tặng, mà thấy Tặng lu bu với khách nên không thể nào nói chuyện hay đưa diã DVD được, đành phải rủ Tặng về đây. Xin lỗi đã làm mất thời giờ...
                         
                        Nói xong tôi móc 100$ đưa Tặng. MỘT TRĂM ĐÔ LA GIỎI LẮM CHỈ SỐNG ĐƯỢC MỘT TUẦN CŨNG NHƯ MỘT CON CÁ CHỈ ĂN ĐƯỢC TRONG MỘT BỮA CƠM! Lòng buồn thương cho một kiếp hoa, nếu anh Thống còn sống thì chắc giờ này Tặng đâu phải đem thân xác cho khách giày vò để đổi lấy miếng cơm.
                        - Xong rồi, Tặng có thể về đi. 
                         
                        Tặng bỏ tiền vào bóp , sửa lại chút trang phục, đứng tần ngần một chút. Bỗng Tặng đến gần tôi nói nhẹ nhàng:
                        - cảm ơn anh, đêm nay anh lặn lội từ Biên Hoà xuống đây có một mình buồn chết, nếu anh vì anh Thống mà không muốn em thì... ... ...
                        - Tặng cứ nói.
                        - Em có đứa em gái làm cũng làm nghề bán cà phê, gần đây thôi, em có thể kêu nó lại cho anh vui, dù sao thì gặp Việt kiều cũng đỡ hơn là gặp mấy thằng say rượu tìm gái.
                         
                        Lại thêm một kiếp hoa sống về đêm. Tự dưng tôi lại tò mò chớ hổng... ham vui. Hic! Tôi nói bâng quơ:
                         
                        - Ờ thì cứ kêu em nó đến cũng được, mà giờ này nửa khuya rồi...
                        - Giờ này tụi em mới 'hoạt động" mạnh đó anh...
                        Tặng ra đi, tôi nằm xem tivi, toàn ba cái phimTàu.. Tôi đành lấy diã DVD của tôi bỏ vào máy và nghe ca nhạc.
                        **********
                        ******
                         
                        Hãng tôi làm có tất cả 9 người Việt Nam, làm ra các sản phẩm về sắt thép, các chi tiết trong máy móc... ngày đầu tiên vào làm anh Thống và tôi tự dưng có tình cảm với nhau, có lẽ anh thấy tội nghiệp cho tôi là dân văn phòng mà qua đây phải lao động chân tay.
                         
                        Anh Thống  làm leader (coi như là Tổ trưởng) của tụi tôi vì anh làm hãng này đã 25 năm và anh là người nghe  nói giỏi tiếng Anh nhất, trong các cuộc họp anh luôn là thông dịch cho 8 người còn lại. Anh chạy máy CNC (máy tạo ra các bộ phận parts, các form..) nên lương anh khá cao. Tôi là người trẻ tuổi thứ 3 đếm ngược từ dưới lên. Anh Thống hơn tôi 4 tuổi, anh đi vượt biên 1978 và gặp chị (đã có 3 con riêng) trên đảo rồi qua Mỹ hai người lấy nhau có chung 1 con trai.
                         
                        Sau 1 tuần làm việc, anh nói nhỏ với tôi:
                        -Hoà thấy đấy, ở đây có 9 người thì có 6 phe phái rồi, tùy người mà chơi mà cởi mở...
                        - dạ, em cũng thấy vậy, người Việt mình chia rẽ quá, ai cũng cứ khư khư cho là mình đúng bất chấp người khác.
                         
                        6 tháng sau, có lần, đang làm, 1 thằng Mễ (Mexico) tự dưng ném miếng part vào máy tôi rồi chửi thề.
                        Hôm sau tôi làm nguyên một lá đơn gần hết trang A4, in ra và gởi ngay cho boss. Ông boss (xếp) kêu tôi và thằng Mễ đó lên văn phòng, anh Thống đi theo làm thông dịch vì tôi chỉ đọc và viết là OK chứ nghe và nói kém lắm. Ông boss ra thông báo toàn hãng, thằng Mễ đó còn làm như vậy 1 lần nữa là sẽ bị đuổi việc. Thằng Mễ đó do ganh với tôi, tôi đuợc anh dạy nghề để làm máy CNC mà nó rất muốn, muốn làm được máy đó phải biết đọc Anh văn và lập trình,  có tôi là nó không có cửa, do tôi hơn hẳn nó về đọc tiếng Anh và program.
                        Băng tụi Mễ hậm hực nhưng không dám làm gì tôi vì anh tuyên bố:
                        - Thằng nào đụng tới thằng Hoà là phải bước qua xác tao.
                        Dần dần tôi và anh càng thân nhau như anh em trong nhà, có gì cùng nói kể cả chuyện thầm kín nhất.
                         
                        Anh kể tôi nghe về cuộc tình duyên của anh với chị bắt đầu từ trên đảo Pulau Bidông,  sau khi có đứa con chung, tự dưng chị lãnh cảm và dần 2 người trở thành xung khắc... chị làm chủ 3 tiệm nails, thu nhập cao hơn anh nên coi thường anh. Luôn luôn giờ lunch trưa trong hãng 30 phút là anh và tôi vừa ăn vừa trao đổi, đồ ăn gắp qua gắp lại thoải mái, mấy người Việt còn lại mỗi người ngồi... riêng một góc trời.... Hic!
                        Anh tâm sự:
                        - Hoà nghĩ coi, vợ chồng thì ít nhất vài tuần hay một tháng cũng phải có "quằm" một lần, vợ anh cả năm rồi không cho anh lần nào. Coi tivi xong là mạnh ai phòng nấy ngủ. Nhiều đêm anh canh cuối tuần cho thoải mái, gõ cửa phòng nhưng vợ anh nhất định không mở.
                        - Vậy sao anh không ly dị?
                        - Sống với nhau 30 năm, giờ già đầu rồi ly dị thiên hạ cười cho...
                         
                        Có lần anh buồn quá, anh hát karaoke rất hay, giọng rung mạnh và sâu giống Duy Khánh, anh nhờ tôi thu âm xong làm ra diã CD, anh gởi cho mấy người bạn, trai có gái có, bên Cali. Chỉ có vậy mà vợ anh mắng vốn tôi:
                        - Chú Hoà làm mấy cái diã đó cho anh Thống, ảnh đem gởi cho mấy con đ. bên Cali tán tỉnh tụi nó, giờ ngày nào mấy con đ. đó cũng nói phone cho ảnh nói suốt ngày... Yêu cầu chú lần sau không làm nữa.
                         
                        Tôi mang ơn anh nhiều, vì anh dạy tôi làm máy CNC, lương đã nhờ thế mà tăng gấp đôi từ 8$ lên 16$/giờ và nhiều việc khác anh luôn đứng sau lưng tôi.
                        Hè năm ấy, anh về VN cùng với gia đình lấy vợ cho con trai. Trong 1 lần đi uống cà phê khôg có vợ anh đi cùng, anh quen Tặng là tiếp viên quán, Tặng năm đó 28 tuổi, quê mãi Bạc Liêu, trôi dạt lên Nha Trang bán cà phê. Ngay lần đầu gặp gỡ ấy, anh "phải lòng" Tặng. Mà "phải lòng" cũng phải thôi. Anh như người đang từ trong bóng tối mười mấy năm mới được ra ánh sáng, ánh sáng làm chói loà vài phút đầu và anh tất nhiên là càng căm tức bóng tối. Từ điạ vị bị rẻ rúng nay anh đưọc tôn trọng cao, từ việc cả năm không được ân ái nay "quằm" thả dàn, anh như người sống lại kiếp khác! Hic Hic!
                         
                        Biết được Tặng đã có chồng và 1 con trai, chồng Tặng đã chết vì tai nạn giao thông, nhà nghèo ở miền quê xa xôi hẻo lánh, không biết nghề nghiệp gì và làm gì đành nghe lời rủ rê đi bán cà phê đèn mờ...ngay chiều hôm đó,từ VN anh gọi phone qua cho tôi:
                        - Hoà ơi, kỳ này sau khi về VN qua Mỹ lại, anh ly dị vợ, anh suy  nghĩ rất kỹ rồi, phải thoát khỏi cái địa ngục mấy chục năm đã giam hãm mình, em cho anh ở tạm nhà em ít hôm nha.
                         
                        Nói là làm, về đến Mỹ, việc đầu tiên là anh âm thầm thu xếp quần áo rồi đến nhà tôi ngay lập tức. Ít bữa sau, anh thuê apartment ở chung phòng với cặp vợ chồng hờ cũng làm nails! Rồi anh ly dị, thủ tục nhanh chóng vì hai người thoả thuận dễ dàng, chị đồng ý đưa cho anh 40 ngàn bù lại anh từ bỏ chủ quyền chung căn nhà trị giá hơn 120 ngàn.
                         
                        3 tháng sau, thủ tục ly dị xong, anh bắt đầu cuộc sống mới: "ôm chiếc điện thoại", có thể nói chỉ trừ lúc ngủ và lúc tắm, còn lại là anh cứ phone suốt cho Tặng, tháng đầu tiên, chưa biết cách mua thẻ, anh gọi trực tiếp hết 1.200$, từ đó anh mới mua thẻ, tính ra mỗi tháng tiền điện thoại không thôi cũng khoảng 400 đồng. Tặng không phải làm gì cả, chỉ việc cũng ôm điện thoại nói với anh và nhận tiền hàng tháng anh gởi về sống thoải mái, ở miền quê một tháng mà có 500$ (lúc đó khoảg 8 triệu) là sống dư giả.
                         
                        Rồi anh về VN làm đám cuới với Tặng, chú rể trông hình dáng và thực tế tuổi còn nhỏ hơn ba má cô dâu. Cô dâu 28 còn chú rể 56. Theo tôi, bình thường thôi, vẫn chưa so sánh được với đại gia L.A 74 tuổi cưới cô vợ mới 20.
                         
                        Anh cho biết không làm hôn thú vì anh sẽ về ở luôn VN sau khi xin hưu non vào tuổi 62, với thâm niên hơn 30 năm, lương hưu non anh cũng kha khá, tháng lãnh cỡ khoảng 1.200$, về VN ôi hạnh phúc nào bằng.
                        Nhưng cái ước mơ rất bình dị đó mãi mãi không thành. Không ai ngờ được anh đang hoàn toàn khoẻ mạnh bỗng dưng ra đi vĩnh viễn. Đám bạn bè anh trừ tôi ra, ai cũng phản đối cuộc tình của anh và Tặng. Họ cho là anh đã gặp phải thứ gái làm tiền. Khi anh vào bệnh viện, ngay phút ban đầu họ giấu cái phone của anh đi không cho anh gọi cho Tặng.
                         
                         Một mình tôi không chống nổi mười mấy người.. Tặng hoàn toàn không biết gì về bệnh tình của anh. Tôi nghĩ khác, nếu cần phải bỏ tiền ra mua hạnh phúc kiểu như anh, tôi cũng làm. May thay, tôi... không thiếu hạnh phúc mà chỉ thiếu....tiền. Hix hix!!
                         
                        Nhân chuyến về VN, tôi nhớ mình còn một việc chưa làm, thế là tôi tìm đến điạ chỉ nhà mẹ của Tặng, anh xe ôm đưa tôi đi loằng ngoằng qua những con đường làng miền Tây đến mệt nhoài. Mẹ Tặng cho tôi biết Tặng đã bỏ Nha Trang để về Bạc Liêu bán cà phê, bà cho tôi biết điạ chỉ của quán. Nhìn cảnh nhà từ trước đã thấy sau, trống huơ trống hoác, tôi thấy ngao ngán!
                        ***************
                        *********
                         
                        Có tiếng gõ cửa, tôi đứng dậy ra mở. Một cô gái trẻ khoảng 25 tuổi không có vẻ gì là "gái" cả. Ăn mặc rất giản dị với quần tây áo thun.Khuôn mặt hầu như không son phấn. Nhưng tôi đặc biệt CHÚ Ý LÀ MÁI TÓC THỀ XOÃ NGANG LƯNG, ĐÔI MẮT ĐEN TO, SÂU THĂM THẲM VÀ BUỒN! Em cứ đứng đó, cho tới khi tôi mời:
                        - Em vào đi, em là Tuyến,  em chị Tặng?
                        - Dạ.
                        Tôi đâu phải là dân đi mua hoa, nên chả biết phải nói sao, lúng túng mãi tôi mới hỏi một câu dzô dzuyên:
                        - Em học tới lớp mấy rồi?
                        - Dạ "con" học tới lớp 4.
                        - Sao "em" không học tiếp?
                        - Dạ nhà "con" nghèo quá, ăn bữa có, bữa không...
                        - Vậy là em theo chị Tặng đi bán "cà phê"?
                        - Dạ.
                         
                        Chỉ nhìn sơ qua, tôi thấy 2 chị em khác nhau một trời một vực, Tặng khôn lanh bao nhiêu thì Tuyến hiền lành bấy nhiêu, hoàn cảnh đưa đẩy em vào con đường không lối thoát, em không có chọn lựa nào khác.
                        Tôi lại nghĩ đến con trai tôi năm nay 18 tuổi đang được học hành đầy đủ và các tiện nghi vật chất khác. Nếu Tuyến là con gái tôi thì chắc chắn giờ này em không phải làm cái nghề xưa như quả đất này.
                         
                        Tôi hỏi:
                        - Tối nay em không có khách à?
                        - Dạ không, "con"  mới vào "nghề", không có tiền trang điểm nên chắc khách hổng thích, tiền bo trong quán cũng rất ít,
                        - Cứ kêu tôi là anh xưng em đi, mặc dù tôi chắc cũng cỡ tuổi ba em đó.
                        - ..... .....
                        - Nếu có nghề nào khác, em có bỏ nghề bán cà phê không?
                        - .... ....
                         
                        Em không trả lời. Nhưng tôi đã đoán câu trả lời. Tôi móc túi lấy 100$ đưa em và nói:
                        - Tiền này tôi cho em.
                        - Nhưng ... .. chú chưa làm gì con mà. ... con hổng lấy đâu..
                        Một thoáng rất nhanh, tôi phải đối phó ngay để em lấy tiền mà hổng phải "làm gì", tôi nói:
                        - Tiền này để trả tiền xăng em đã tới đây.
                        - Dạ, con đi...xe đạp mà.
                         
                        Chết tui rồi, nói mà tính hổng hết! Tôi đành nói thiệt:
                        - Tôi muốn giúp em một chút thôi, cứ cầm lấy, em xứng đáng cầm lấy, ít là trong mắt tôi. Đồng tiền này của tôi cũng xứng đáng cho em vì làm ra bằng mồ hôi nước mắt!
                         
                        Có lẽ lần đầu em mới nghe một người khách nói như thế. Lần đầu tiên em mới được trân trọng không ngờ!
                         
                        Tôi thấy em lục cái bóp vải rẻ tiền không phải để bỏ tiền vào mà lấy chiếc khăn lau nước mắt! Và tôi phải quay đi. Tôi không muốn em thấy tôi cũng đang khóc! Tôi thương em! Ôi, người con gái có MÁI TÓC THỀ XOÃ NGANG LƯNG, ĐÔI MẮT ĐEN TO, SÂU THĂM THẲM VÀ BUỒN!
                         
                        ***************
                        ***********
                        Tôi đến thăm mộ anh. Một mình tôi đi thôi. Nghiã trang mùa này sạch đẹp vì ngoài những tấm bia ra, chỉ có một màu xanh của cỏ, không như ngày đưa tiễn anh, tôi nhìn xuống lòng huyệt, rợn cả người. Xung quanh là tuyết trắng xoá, chỉ có màu trắng buồn thảm tang tóc như xót thương cho cái mơ ước hạnh phúc nhỏ bé mà không thành của anh! Không oán trách Trời cao làm gì, càng không oán trách ai cả!
                         
                        Anh Thống! Em có mang theo một chai heineken cho anh thay cho nén nhang, vì em vẫn nhớ ngày nào anh em mình hay lai rai với nhau, quên sao được những biểu chiều đi làm về, ghé nơi anh trọ, hai anh em mình trên tầng 3 ngồi ở balcony uống bia, và anh cứ nhìn lên trời cao mơ về nơi xa ấy!
                         
                        Tôi khui chai bia để ngay mộ anh rồi lững thững ra xe, chiều nghiã trang im vắng và buồn nhắc tôi thấy là mình....đang còn sống!
                         
                        Bài đã bỏ nhiều đoạn vì nếu không sẽ quá dài.... Nếu có sự trùng hợp nào chỉ là sự ngẫu nhiên ngoài ý muốn...
                        ĐNH
                        cuối tháng 8/2013
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.09.2013 15:27:08 bởi Đào Nam Hoà >
                        #57
                          NgụyXưa 02.09.2013 10:51:57 (permalink)
                          "ĐÔI MẮT ĐEN TO, VÀ BUỒN SÂU THĂM THẲM ! " đã được mang vào thư viện.
                           
                          Xin cám ơn Đ. N. Hoà, và mong được đọc thêm sáng tác mới.
                           
                          Tình thân,
                           
                          NX
                          #58
                            Đào Nam Hoà 02.10.2014 21:38:02 (permalink)
                            Chuyện Bí Mật
                            Vợ ông Thuận sau cơn bạo bệnh đã mất cách nay hơn 10 năm. Các con trai và gái của ông bà đều lớn cả và có gia đình nên ông ở chỉ có một mình. Từ ngày vợ mất, ông đã ngoài 65 nhưng vẫn còn tráng kiện và khoẻ mạnh.
                             
                            Cái tin ông về VN mấy lần, khá tốn kém để cưới vợ qua Mỹ làm chấn động cả một thị trấn nhỏ,  hơi có tin lành dữ gì là ai cũng biết. Dĩ nhiên đâu có ai có thiện cảm với một ông lão 75 tuổi về VN cưới 1 cô gái trẻ đẹp mới ngoài 20 chỉ đáng tuổi con cháu chắt. Đúng là trâu già thích gặm cỏ non! (Ủa  không thích mới là lạ à nha! hix hix!) 
                             
                            Ra phi trường đón cô gái trẻ ấy chỉ có một mình ông. Tất cả con cháu, họ hàng không có một người nào. Thái độ đó ông thừa hiểu là họ phản đối! Nhưng ông vẫn tỏ ra bình thản trước sự thị phi cũng như mọi dè bỉu dành cho ông!
                            Giấy tờ hợp lệ, hôn thú hẳn hoi, ông đưa cô về nhà.
                             
                            Đêm đầu tiên cô gái cơm nước xong, tắm rửa sạch sẽ, ngồi coi tivi, cô chưa biết tiếng Anh nên ông mở mấy băng Paris By Night, Asia.. cho cô coi. Khuya, ông chỉ tay vào một căn phòng và nói:
                            - Đó là phòng riêng của Hằng, tất cả đồ đạc có đầy đủ, Hằng cứ tự nhiên.
                            Nói xong, ông đứng lên đi vào phòng của ông.
                             
                            Cô gái hơi ngạc nhiên nhưng chỉ nghĩ là bên Mỹ vợ chồng ngủ riêng mỗi người một phòng, khi nào cần làm "chuyện ấy" thì mới...mò sang! Hix!
                            Nhưng cả tháng sau cô chờ hoài mà vẫn không nghe tiếng ông gõ cửa hay có thái độ nào khác!
                             
                            Sau khi hoàn tất mọi thủ tục bổ sung để làm giấy tờ như thẻ SS (Social Security), thẻ ID, permanent resident card (thẻ xanh thường trú nhân)... Ông nói nhẹ nhàng nhưng nghiêm trang với cô:
                            - Từ mai tôi sẽ chở Hằng đi học ESL(Anh Văn), sau một thời gian, sẽ đăng ký học tiếp ở college, Hằng phải cố mà học, tôi không sống mãi mà bảo bọc cho cô được đâu.
                             
                            Ở cái xứ sở này, đâu ai để ý ai, đâu ai biết, đó là vợ chồng hay cha con, chỉ thấy ngày ngày ông chở cô đi và đón cô về, ân cần thăm hỏi động viên học hành.
                            Cô chỉ biết vâng dạ.

                            Những đêm xa nhà, xa quê hương một mình nơi đất khách quê người, người ta mới hiểu thế nào là cô đơn cực kỳ, là cần hơi ấm người đồng hương, là thèm một tiếng nói dù là tiếng nói của một ông già. Trong hoàn cảnh như thế, nhiều lần cô lưỡng lự, muốn qua gõ cửa phòng vào nói chuyện với ông nhưng rồi lại thôi.
                             
                            Một năm thấm thoát trôi qua. Cô còn trẻ lại khá thông minh nên tiến bộ trông thấy, cô apply vào trường college và vượt qua các test để vào ngành y tá.
                            Ngày cô đi thi quốc tịch cũng là ngày ông mừng ra mặt khi cô báo tin đã pass (đậu).
                            Rồi ông đốc thúc cô nhanh chóng bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ! Cô còn đi học nên tất cả mọi chi phí ông đều đài thọ.
                             
                            Ba năm sau cô và ông ra đón cha mẹ cô và đứa em nhỏ dưới 21 tuổi. Từ xa, bố vợ của ông tách khỏi gia đình, chạy lại ôm chầm lấy ông, mắt đã nhoè lệ và kêu lên sung sướng:
                            - Ông Thầy!
                             
                            "Ông Thầy" là hai tiếng mà người lính dưới quyền trong quân đội VNCH thường dùng để xưng hô và tỏ lòng kính mến người chỉ huy của mình từ cấp đại đội trưởng trở lên.
                             
                            Thì ra ông Thuận nguyên là sĩ quan tiểu đoàn trưởng, thuộc trung đoàn 50, sư đoàn 25 bộ binh VNCH. Còn "ông bố vợ", bố của Hằng nguyên là một trung sĩ,  thuộc cấp của ông.
                             
                            Hai thầy trò ôm nhau mừng mừng tủi tủi.
                            Chỉ đến khi ông và Hằng ra toà ly dị các con ông mới vỡ lẽ. Họ biết là họ đã sai lầm.
                             
                            Ngày xưa sau 1975, lúc ông phải đi tù cải tạo, người lính thuộc cấp ấy đã phải đạp xích lô nuôi gia đình bữa no bữa đói mà vẫn chia sẻ giúp đỡ gia đình ông dù chỉ là những đồng tiền khiêm tốn. Những lần vợ ông đi thăm nuôi gần như là toàn bộ đồ dùng người thuộc cấp mua cho ông.
                             
                            *****
                             
                            Ông Thuận bùi ngùi nói với tôi:
                            - Chú Hòa biết không, những ngày trong trại tù cải tạo, là những ngày đói triền miên, đói vô tận, đói mờ mắt, đói run chân thì 1 cân đường, 1 kg chà bông, 1 bịch đậu phọng, vài viên thuốc qúy... hơn vàng nhưng những thứ đấy vẫn không qúy bằng cái tình nghiã mà người lính dành cho mình. Chính cái tình nghiã ấy cho tôi niềm tin và hy vọng.
                            Khi qua Mỹ, tôi được tin gia đình chú ấy kiệt quệ, vì lao động quá sức nên chú ấy đau bệnh liên miên, tiếp tế vài ba trăm cũng chỉ nuôi được mấy tuần, nên tôi đành phải bàn ... làm rể "giả" của chú ấy. (Ông hóm hỉnh khi nói câu này)
                             
                            *****
                             
                            Tôi hiểu câu chuyện, thì ra ông về VN "giả" cưới cô Hằng là để đền ơn người thuộc cấp đã cưu mang giúp đỡ ông và gia đình sau 1975.
                            Nhưng tôi vẫn còn thắc mắc:
                            - Thế sao cô Hằng không biết chú là cấp chỉ huy của ba cô ấy?
                            Ông mỉm cười:
                            - Đám cưới giả mà, phải giữ bí mật chứ, chỉ có 2 người biết là tôi và người lính ấy.
                             
                            Tôi nhắp ngụm bia, bỗng nảy ra ý tưởng, tôi nói:
                            -Chuyện của chú, cháu đưa lên... truyện được chứ?
                            - Tôi chỉ làm một việc rất bình thường. Sống có tình có nghiã là vui lắm rồi, cần gì òm ĩ...
                             
                            Hằng và các con ông đang ngồi ăn uống vui vẻ, Hằng đứng dậy đi về phiá tôi và nói:
                            - Anh Hòa, anh cứ viết truyện cho em, coi như là lời cảm tạ người Bố thứ 2 của em vậy!
                             
                            Tôi thấy đôi mắt Hằng long lanh!
                            ĐNH
                            18/7 /2014
                            <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.10.2014 21:42:01 bởi Đào Nam Hoà >
                            #59
                              dang son 05.10.2014 21:53:00 (permalink)
                              ..
                               
                              Chào bạn .
                               
                               
                               Những bài viết hay lắm vì chân tình .
                               
                               Chúc bạn tôi luôn mạnh khoẻ , an lành .
                               
                               
                               
                               
                               đăng sơn.fr
                               
                               
                              ...
                              #60
                                Thay đổi trang: << < 45 > | Trang 4 của 5 trang, bài viết từ 46 đến 60 trên tổng số 65 bài trong đề mục
                                Chuyển nhanh đến:

                                Thống kê hiện tại

                                Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                                Kiểu:
                                2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9