Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 72 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
triart 26.07.2011 19:36:02 (permalink)
5






NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM

nhạc và lởi Dzuylynh
(viết tặng sinh viên Hà Nội Trịnh kim Tiến )


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/08F00C85C6A1487E8332FD09C1B5A8F5.jpg[/image]



Có phải Em ? Nguời con gái hiên ngang !
Quên thù riêng ...theo Mệnh Nước lên đàng ...
Chính là Em ! Người con gái da vàng !
Đi giữa hàng người cất tiếng hô vang :
" Hãy xéo đi ! giặc Tàu phương Bắc !
Hãy quên đi mộng cướp biển tham tàn ...
Hòang,Trường Sa là đất của phương Nam
Hòang,Trường Sa là đất của Việt Nam ! "
Bốn nghìn năm cha ông cha ta dựng nước
Là dân Nam ta phải giữ cơ đồ !
Một nghìn năm nô lệ gông xiềng
Hận nghìn năm dân Việt đảo điên
Đất Việt Nam là đất của người Nam !
Biển Việt Nam là biển của dân Nam !!!
...Từ phương xa ngăn cách mấy đại dương
Thấy áo em bay giữa cờ gió lộng
Xin nghiêng mình tặng Em nhành Nguyệt Quế
Viết bài ca tặng Em Người Con Gái Việt Nam !
Gửi đến Em ! Người Con Gái DaVàng !
Gửi đến Em ! NGƯỜI CON GÁI VIỆT NAM !

California July.25.2011




<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.07.2011 19:42:04 bởi triart >
Attached Image(s)
Bé Lười 27.07.2011 12:56:38 (permalink)
0
Bố DzuyLynh ơi!...

       Cám ơn bố đã cho ra đời một nhạc phẩm hay và ý nghĩa.....Bé tin chắc rằng nhạc phẩm này là lời khích lệ không những với người con Việt Nam da vàng trong và ngoài nước mà còn có những người yêu nước phương Tây bố nhỉ

         Chúc cả nha bưổi trưa mát mẻ
triart 28.07.2011 07:17:30 (permalink)
0
  " người Con Gái Việt Nam " chỉ muốn...




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/FAE5D5696A484D0382BA27CE27D46C1E.jpg[/image]


Phác thảo tượng "Hoài niệm "...một thuở An-Bình
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2011 22:01:26 bởi triart >
Attached Image(s)
triart 29.07.2011 22:04:23 (permalink)
0
Thư giãn ...sắp cuối tuần 

Hình tượng khỏa thân trong nghệ thuật

Nói đến nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân (NTMHTKT), nhiều người trong chúng ta còn khá e ngại vì nó là một vấn đề kín trong văn hóa phương Đông, thực ra NTMHTKT cũng là nghệ thuật chân chính , phục vụ con người và ca ngợi cái đẹp. Chúng ta thường nói tới tranh và ảnh khỏa thân trong NTMHTKT, nhưng thực ra thì NTMHTKT còn có nhiều loại hình hơn thế: điêu khắc, thi ca, điện ảnh... nhưng nhiều nhất vẫn là tranh và ảnh mang hình tượng khỏa thân.

Có thể nói là tranh khỏa thân cũng đã xuất hiện từ khá lâu, từ trước thế kỉ thứ V sau Công nguyên. Chính Plato - nhà triết học & tư tưởng lỗi lạc Hy Lạp đã đưa ra thuyết cái đẹp hoàn thiện hướng về cái tâm, vì nó phản ánh “thế giới toàn thiện” của tâm hồn con người: trong sáng, lương thiện và không chịu ảnh hưởng của những cái trần tục. Thời kì này, đã có nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng ra đời như Venus d’Arles và Aphrodite của Praxitèle hay Thésée của Phidias. Tuy nhiên có rất ít người ở thời đó chấp nhận nghệ thuật mang hình tượng khỏa thân.

Nhưng mãi cho đến Cuộc cách mạng Phục Hưng, nó mới trở nên phổ biến. Thời kì Phục Hưng đã làm bùng nổ những nhận thức mới về giá trị nhân văn, đặc biệt là trong các lãnh vực nghệ thuật. Con người đỏi hỏi những cái nhìn mới, phóng khoáng hơn, rộng mở hơn đối với nghệ thuật. Sau thời kỳ này, nghệ thuật khỏa thân có một trang sử riêng của nó, được chấp nhận rộng rãi, và cùng với đó là những tên tuổi nổi tiếng như Giorgione, Rembrandt, Francisco Goya...

Nghệ thuật khỏa thân tập trung chủ yếu khai thác hình tượng người phụ nữ, nhất là các thiếu phụ, những nhân vật mang trong mình sức sống dồi dào, khát vọng hạnh phúc... hoặc cũng có thể là những nhân vật "nổi tiếng" như thần Vệ Nữ, thần Ái Tình, thần Săn Bắn Diana, nàng Psyche... Nó làm toát lên vẻ đẹp của con người, ngoài việc thể hiện vẻ đẹp hữu hình, còn thể hiện cả vẻ đẹp mang tính lý tưởng, đạo đức, vẻ đẹp bình dị của người lao động, vẻ đẹp cao quý của bậc thánh thần, hay vẻ đẹp trong tình yêu nam nữ...

Vấn đề nhìn nhận NTMHTKT đã từng là vấn đề gay gắt ở châu Âu xưa kia, và ở một số nước hiện nay, nơi mà thuần phong mĩ tục về con người vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt theo những quy định phong kiến. Ở nước ta, cũng đã có nhiều vụ kiện liên quan đến ảnh chụp khỏa thân, cho thấy việc nhìn nhận vấn đề là phức tạp. Ranh giới giữa nghệ thuật và phản nghệ thuật đôi khi là hết sức mong manh. Điều này phụ thuộc rất nhiều cả vào sự cảm nhận của mỗi người. Xin dẫn lại câu chuyện của Goya khi ông vẽ bức “Maja khỏa thân” như sau:
Bức tranh vẽ nữ công tước Maria Cayetana, ông đã gặp nàng khi hai người sống ở Solina. Vụ việc đã bị đưa ra tòa án để xử vì “vẽ người trần truồng là một hành động chống lại thượng đế, chống lại con người.” Nhưng với tình yêu và lòng kính trọng đối với con người, Goya đã trả lời trước tòa án Tây Ban Nha rằng: “Thân thể người phụ nữ là tác phẩm tuyệt mỹ của tạo hóa, còn những ý thức đen tối về nó chỉ là tác phẩm của bản chất tồi tệ đáng khinh.”

[  My thuat duong dai 9/2009]



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/36D259E1514E452C9EE5493B7B397F6D.jpg[/image]

Hoạ sĩ và người mẫu

[ Sơn dầu ]


<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.07.2011 22:08:22 bởi triart >
Attached Image(s)
dzuylynh 30.07.2011 09:08:44 (permalink)
0






THI NHẠC HÒA CA
liên khúc Nước mắt mủa thu rơi_Rồi mùa thu sẽ qua thôi
phổ nhạc.sáng tác.trình bày dzuylynh

NƯỚC MẮT MÙA THU RƠI...

Nước mắt mùa thu khóc cuộc đời
Người Nam kẻ Bắc cách đôi nơi
Mười năm chẳng gặp tình còn vẹn
Giữ mãi lòng ghi trọn những lời

Lắm lúc buồn nghe chất ngất cao
Suy tư chợt để lệ mình trào
Làm sao ngỏ hết vừa nhung nhớ
Chạm nhẹ hồn ta đến lúc nao

Có phải trời bày chuyện hợp tan
Trăng soi lấp lánh chợt đêm tàn
Sầu như suốt kiếp còn đọng lại
Lá khóc vì ai bởi dở dang

Đành gom tất cả trả lại nhau
Kỷ niệm ngày xưa đã ngã màu
Cất bước chân đi lòng nức nở
Buồn từ nay đến tận nghìn sau

NuocMatMuaThu


RỒI MÙA THU SẼ QUA THÔI !

này em ...
"giọt nước mắt mùa thu"
đã khô chưa những mùa xưa lá đổ ?
tàn phai , héo úa vỡ thành thơ !
vẫn bơ vơ dưới bờ con nắng hạ ?

khúc thu ca có là cơn gió lạ ...
gió qua mùa rồi gió sẽ trôi xa !
cho em muợn một bờ vai nghiêng đó
cho em hờ hững nỗi ưu phiền

mùa thu ! nai vàng đau phiến lá
mùa thu; thôi xào xạc phân ly
khóc mà chi những vần thơ bi lụy
hạ đang về dát ngọc sáng lưu ly...

đến rồi đi ! tình yêu là nghĩa gì ?
hạ đã về, rồi thu sẽ qua đi
đến rồi đi... tình yêu là miên viễn
Hạ đang về ...
rồi Thu sẽ qua đi !

half moon bay July 29.2011.dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.07.2011 10:40:44 bởi dzuylynh >
Phù vân 31.07.2011 03:01:00 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
chiện xưa như trái đất sét !
 
TA VỀ TA TẮM AO TA
DÙ TRONG DÙ ĐỤC AO NHÀ VẪN DƠ !!!
 
Quái Đản Du Lịch Sầm Sơn



Một thành viên trên diễn đàn tttvnol chia sẻ câu chuyện đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) của mình như sau: “Tôi mua dừa tươi, đã mặc cả rất kỹ. Họ nói 100.000 đồng/quả, tôi mặc cả xuống còn 30.000 đồng/quả và họ đồng ý bán. Khi thanh toán tiền cho 2 quả dừa, họ nói 130.000 đồng khiến tôi tưởng họ nhầm, Nhưng không phải, vì họ nói tôi mới mặc cả cho quả thứ nhất, quả thứ hai chưa đả động gì đến. Tôi hoảng quá, không mua nữa thì họ chửi đến phát ngại, mà mua thì ấm ức không chịu nổi”.

Như thấy mình trong câu chuyện này, các thành viên khác cũng ào ào tuôn ra những chuyện bức xúc mình từng gặp phải.

Có du khách cho biết còn bị “thịt” ở Sầm Sơn theo cách rất chi là bất ngờ, như kiểu đánh úp khách: “Biết là khu này hay chặt chém, chúng tôi đã mặc cả rất kỹ giá của từng món ăn rồi ghi ra giấy, bắt chủ quán ký vào, sau đó mới ngồi xuống ghế.

Ăn uống xong đứng dậy thanh toán, cả hội gần chục người choáng nặng khi em nhân viên cho biết nhà hàng thu thêm 20.000 đồng tiền ghế ngồi/khách; 20.000 đồng tiền gia vị, chanh ớt cho cả nhóm; 100.000 đồng tiền phục vụ; 50.000 đồng tiền vệ sinh, dọn dẹp rác rưởi, vv… Chúng tôi đôi co một hồi thì họ bảo quy định ở đây là thế. Vì không muốn lằng nhằng, cãi nhau mất vui, chúng tôi đành ngậm ngùi thanh toán, trong lòng bức xúc khôn tả”.

Một khách du lịch đi Sầm Sơn bức xúc thuật lại: “Tôi đặt 2 triệu để chắc chắn là có phòng, với giá phòng toàn 500.000 đồng, cao gấp đôi giá ở Hà Nội. Đến sát ngày đi, khách sạn gọi điện hỏi đoàn chúng tôi ăn gì nhưng cả đoàn đã thống nhất sẽ ăn tự do, đến nơi thấy gì ngon, thích thì ăn. Chủ khách sạn cho biết quy định của là đã thuê phòng là phải ăn đồ ăn của khách sạn.
Thấy quy định quá vô lý, chúng tôi không đồng ý thì bà ấy cho biết sẽ không cho thuê nữa vì như thế là không tuân thủ quy định khách sạn. Cuối cùng vì đã quá sát ngày nên tất cả muối mặt chịu đựng, nếu không thì không còn chỗ mà ở”.

Khốn đốn nhất là những dịch vụ 'quái chiêu' khiến du khách phát ốm. Trên các diễn đàn, nhiều người đọc những câu chuyện du khách bị “chăn” xong mà không thể nhịn nổi cười, đặc biệt là chuyện thuê ngựa để chụp ảnh, thuê ngựa để cưỡi thử ở Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Một du khách thuật lại: “Tôi đưa con gái và vợ đi Sầm Sơn, con gái thấy ngựa đẹp nên cứ đòi xem. Y như rằng một thanh niên mời chào chụp ảnh, giá 20 ngàn đồng/bức. Thế là chụp xong 2 kiểu, tay thanh niên vỗ vào mông con ngựa khiến nó lồng lên làm vợ chồng tôi hốt hoảng. Khi dừng lại nó đòi 120 ngàn cho 6 kiểu, vì trong lúc ngựa phi, nó đã chụp thêm 4 kiểu! Không trả là không xong với nó”.

Cũng liên quan đến con ngựa, có du khách cay đắng móc ví, muốn khóc mà không khóc được vì tức. Khi cả đoàn du lịch đi ra hòn Trống Mái chơi, một thanh niên ngỏ ý mời một phụ nữ trong đoàn cưỡi ngựa thử với giá 5 ngàn đồng. Hí hửng trèo lên và chạy một đoạn rồi xuống ngựa, cậu ta hét “500 ngàn” với lý do 5 ngàn tính cho 1 bước chân ngựa, còn chạy vài vòng như thế phải trên 100 bước, tính 500 ngàn là còn rẻ (!?) Cãi nhau một hồi, cuối cùng người phụ nữ vẫn phải ngậm đắng rút ví 300 ngàn đồng trả cho kẻ “ăn cướp” trắng trợn.

Anh Văn Hùng ở Hà Nội từng đi du lịch tại Sầm Sơn thuật lại câu chuyện khá bức xúc. Nhóm bạn 4 người của anh đi du lịch ở đây, biết là sẽ bị 'chặt chém' không thương tiếc nên đã mặc cả trước với mọi thứ. Đến ngày cuối, cả nhóm hý hửng vì mình quá kinh nghiệm, không bị 'chém' gì.

Để 'tổng kết' thành tích này, nhóm đã đi hát karaoke ở ngay gần bãi biển. Trước khi vào hát, chủ quán đòi 500 ngàn cho 1 giờ hát, nhóm mặc cả xuống được 200 nghìn 1/giờ. Sau khi hát xong 1 giờ, đến lúc thanh toán tiền, chủ quán đòi 800 nghìn đồng.

Cả nhóm ngớ người ra thanh minh là đã mặc cả từ đầu là 200 nghìn, nhưng chủ quán lúc này 'mặt lạnh như tiền' tuyên bố xanh rờn: 200 nghìn là 1 người, 800 nghìn là 4 người!


Theo VNN
triart 31.07.2011 05:47:06 (permalink)
0
Thư giãn cuối tuần


Hoạ sĩ và người mẫu

Có một anh chàng thuộc giới quý tộc nghèo,mà ngoài cái vẻ bảnh mã và nổi tiếng là khách không mời của các bữa tối, cái còn lại người ta biết đên chỉ là hàng núi giấy nợ ... nhưng anh ta lại là bạn thân của một họa sĩ trẻ. Bạn anh ta, không phải là một tên tuổi nổi tiếng- nhưng được cái là cũng hợp thời nên tranh bán khá chạy.
Một hôm tạt qua thăm bạn,chàng quý tôc kia bắt gặp bạn anh ta đang vẽ một bức tranh một ông lão ăn mày, ông lão người mẫu kia quả thật là một người mẫu thành công- khi mới nhìn qua là thấy hiện lên trên khuôn mặt lão vẻ khốn khổ, bất hạnh cùng cực và bộ cánh của lão thì không thể không khiến người ta chợt bật lòng thương.

Ngắm anh bạn làm việc, chàng ta không kìm được lòng hỏi : " để làm mẫu vẽ cho một giờ thì người mẫu nhận được bao nhiêu?" " 5 si-ling" bạn anh ta trả lời. " Thế hoàn thành xong bức vẽ thì cậu tính sẽ bán nó với giá bao nhiêu?"- anh ta tiếp .
"Aha đã có người trả tớ với giá 1000 bảng rồi đấy"

"1000 bảng!" - anh chàng quý tộc nghèo kêu lên -" như thế thật là không công bằng- nhìn xem ông lão tội nghiệp cũng lao động căng thẳng như cậu đó thôi ! Cũng phải trả công xứng đáng với công sức mà lão bỏ ra chứ"

"Thôi nào, đó là quy ước trong nghệ thuật rồi, nhìn xem nếu mà không qua bàn tay bút vẽ của tớ, thì làm sao có được bức tranh chứ- mà ông lão đó cũng nên cám ơn tớ vì kiếm một người mẫu như thế thì không khó gì vả lại cũng đã quá so với cả ngày lão đứng đường rồi. Mà thôi cậu muốn ở lại đây thì phải im lặng đi- bây h tớ ko có thời gian mà nói chuyện.." 

" M* kiếp cái nghệ thuật của cậu..." Anh ta nghĩ miên man khi cậu bạn vẫn còn tiếp tục...

Một thoáng sau, khi có người mang khung đến cho họa sĩ - nhân lúc cậu ta ra ngoài- anh chàng của chúng ta- rời khỏi chỗ ngồi, tiến đến bên ông lão- lúc này tranh thủ anh họa sĩ ra ngoài cũng đã sang trạng thái thư giãn trông thấy- ông ta ngồi thu lu một góc- ánh mắt huớng lên mờ đục và tội nghiệp. Chàng (...) ta lục túi áo vét xem có thể có gì có thể mang đi cho được;chẳng mất thời gian gì vì trong đó ko có gì nhiều ngoài một đồng vàng duy nhất và vài trinh lẻ. Anh ta rút túi ra đồng vàng và tự nhủ " ..thế này có nghĩa là cả tháng cuốc bộ- không có xe ngựa đây...Nhưng mà có lẽ ông lão ấy cần nó hơn mình nhiều"

Anh ta lặng lẽ đặt đồng vàng vào tay ông lão- ông lão cất tiếng giọng khàn đặc: " Cám ơn Ngài" -" Cầu chúa phù hộ cho ngài !"

Ngay sau đó anh ta vội trở về chỗ của mình khi nghe thấy tiếng bạn trở lại trên tiền sảnh ... khi bạn anh ta bước vào, chàng qt về đến chỗ và vẫn hơi đỏ mặt về hành động tự phát của mình, ở một lúc anh ta rời đi...
...
tối hôm đó khi gặp nhau tại quán, chàng họa sĩ thấy cậu bạn đang chán đời vì một ngày "cực tệ"- theo cậu ta nói. Anh họa sĩ vui vẻ, kể " Cậu biết không, hôm nay sau lúc cậu đi, ông lão làm mẫu đó hỏi rất nhiều về cậu.."
" Thế cậu đã kể cho ông ta những gì ?"..
Và sau khi biết cậu bạn kể cho ông ta cả những bí mật của mình, chàng qt đỏ mặt và nổi nóng- " Sao cậu lại đi kể cho một lão ăn xin đến cả những việc đó của tớ hả?" 

thì bạn cậu ta cười ngặt nghẽo 

" ôi bạn thân mến của tớ, để tớ kể cho cậu nghe nhe'- ông lão ấy- ông lão ăn xin khốn khổ trong xưởng vẽ của tớ hôm nay ấy- không ai khác- chính là một trong những khách hàng quen của tớ. Bá tước J..., người giầu nhất Châu Âu, người với tài sản của ông ta có thể mua cả nửa cái Pari này ngay ngày mai nếu muốn...Vâng ông bạn của tớ, con người trong nhung lụa ấy lại chợt nảy ra ý định muỗn tớ vẽ cho ông ta trong trang phục của kẻ ăn mày...mà công nhận là ông ta vào vai cũng thành công thật " anh ta vui vẻ tiếp " trông thật hoàn hảo như lão ăn mày thật sự dưới bộ cánh ấy-àh mà đấy là bộ cánh rách của tớ hồi...." 

..../(trích đoạn)
Vh TG (A model millionaire) 


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/8AA814D7B9E740A584A122BDD89BCCC7.jpg[/image]

" Bá tước J.. trong vai người mẫu ăn mày "

[nhưng trong tác phẩm  Suisenki [đá cảnh ]này, dù khắc khổ buồn nhưng vẫn toát lên vẻ quý tộc ! ]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 31.07.2011 05:55:23 bởi triart >
Attached Image(s)
Phù vân 31.07.2011 12:31:51 (permalink)
0
 NGƯỜI VIỆT KHẮP NƠI
 




Chợ đêm ở Little Saigon

Trời sẩm tối, đèn lại bật sáng giữa Bolsa
Ngọc Lan/Người Việt
WESTMINSTER (NV) - Từ hai tuần lễ qua, vào những ngày cuối tuần, những ai có dịp đi ngang thương xá Phước Lộc Thọ trên đường Bolsa vào lúc trời đã tối, đều nhìn thấy một khung cảnh nhộn nhịp khác lạ, đèn đóm sáng rực, đầy sức sống.








Chợ đêm cuối tuần Phước Lộc Thọ thỏa được ước muốn của nhiều người có thú đi chơi khuya, đặc biệt là khách phương xa ghé thăm Little Saigon. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ðó là hình ảnh của khu chợ đêm, mở vào 3 ngày cuối tuần, Thứ Sáu đến Chủ Nhật, từ 7 giờ chiều đến 12 giờ đêm, mang tên “Asian Garden 2011 Outdoor Night Market”, vừa hình thành ngay trước cổng Phước Lộc Thọ từ hôm 24 tháng 6.
***Khoảng đất trống ngay trước thương xá Phước Lộc Thọ không chìm trong bóng tối như thường lệ mà sáng choang ánh đèn, mà rộn ràng tiếng nhạc và véo von giọng hát.Những quầy hàng được dựng lên. Này là quầy băng đĩa nhạc. Này là quầy đồ chơi trẻ con. Này là hàng quần áo, trang sức cho quý bà quý cô. Này là hàng quà lưu niệm cho khách thập phương. Này là gian hàng của Vua Khô Bò.Thoảng trong gió hè, người ta nghe mùi thơm của bắp nướng quyện với mỡ hành, mùi thơm của cánh gà nướng cháy da, của miếng sườn bò phết mật ong, hay cũng cảm thấy hít hà khi bước ngang nồi cháo lòng nức mùi ngò, và ngầy ngậy béo của hành phi.Ánh đèn sáng trưng từ những chiếc đèn neon cũng khiến khách dừng bước trước quầy hàng chè đủ màu sắc, nào là chè Thái, nào là sâm bổ lượng, nào là chè trái cây.Và dập dìu làm nên cảnh nhộn nhịp, đông vui đó chính là người là người. Già trẻ có. Ðàn ông đàn bà có. Thanh niên nam nữ có. Có khách địa phương, có khách thập phương, có khách du lịch từ Việt Nam sang.Ý tưởng hình thành chợ đêm Phước Lộc Thọ của ông Frank Jao, chủ nhân thương xá Phước Lộc Thọ, bắt đầu từ chợ hoa, chợ Tết được mở vào mỗi dịp Tết Nguyên Ðán.Chợ hoa đêm trước khu thương xá Phước Lộc Thọ, tự lúc nào, đã không chỉ là một nét sinh hoạt khá đặc trưng của người Việt tại Little Saigon, miền Nam California, mà đó còn là nơi níu chân bao người khách Việt tha hương tìm đến, mong tìm chút không khí hoài niệm nơi quê nhà.Có điều, chợ hoa mỗi năm chỉ có một lần, và chỉ diễn ra vỏn vẹn trong một tuần. Sau ngày 30 Tết, con phố Bolsa ồn ào sôi nổi như lại trở về với dáng vẻ của người thôn nữ hiền lành, luôn đi ngủ sớm.Ông Marty Hoàng Hứa, người quản lý khu thương mại Phước Lộc Thọ, nói, “Mở chợ đêm là ước mơ từ nhiều năm nay của công ty bởi trước giờ cộng đồng mình chưa hề có chợ đêm ở khu Little Saigon.”Theo lời ông Marty thì “chợ đêm không chỉ nhằm mục đích thương mại mà cốt yếu có chỗ để cộng đồng mình có nơi đưa gia đình đến vui chơi, ăn uống vào mỗi cuối tuần, đặc biệt là trong dịp hè có nhiều người từ nơi khác tụ tập về đây.”Có lẽ chính vì điều này mà chợ đêm Phước Lộc Thọ khai trương từ tuần lễ cuối tháng 6, như thỏa được ước muốn của nhiều người có thú đi chơi khuya, đặc biệt là khách phương xa ghé thăm Little Saigon, khiến cả người bán hàng cũng phải thốt lên, “Tôi không nghĩ là chợ đêm sẽ đông như vậy.”***Một đôi thanh niên nam nữ không nêu tên đứng mua chè tại quầy chè của Bà Tư Trái Cây Ngon hôm tối Chủ Nhật, ngay trước lễ Ðộc Lập, không chút ngần ngại chia sẻ suy nghĩ, “Ði chợ đêm thấy vui lắm.”Theo lời của chàng thanh niên thì đây là lần đầu họ đến chợ đêm Phước Lộc Thọ, khi tình cờ “đi ngang thấy thì ghé vô chơi”.“Chợ đêm như thế này thấy có lý lắm, vì nhiều người ban đêm cũng muốn đi chơi, muốn có chỗ ăn uống, coi văn nghệ này nọ.” Chàng trai nói.Vừa ngắm nghía một cách thích thú quang cảnh chợ đêm, anh Thanh Thái, một khách đi chợ nhận xét, “Quá vui luôn!”“Không khí quá vui, giống như ngày Tết ở Việt Nam vậy đó, nhìn thấy đâu đâu cũng đồng hương Việt Nam mình.” Anh Thanh Thái bày tỏ.Ðứng cùng một nhóm gia đình đông người vừa ăn cánh gà, vừa nghe “ca sĩ” hát trên sân khấu, chị Ty Nguyễn, khách du lịch từ Việt Nam sang, vui vẻ chuyện trò, “Xuống khu Little Saigon này vui quá! Mấy hôm nay ở nhà người quen ở San Diego buồn gì đâu vì khu đó toàn Mỹ. Ðến đây, dù đã nghe nói là vui, nhưng cũng không hề nghĩ là có thể dạo chợ đêm như thế này.”Chị Ty Nguyễn nhận xét, “Chợ đêm Phước Lộc Thọ cho mình cảm giác như đang đi chợ đêm Bến Thành, hay Ðà Lạt. Tuy không quy mô như ở Việt Nam nhưng cảm giác ở đây hiền hòa, bình an hơn.”





“Chợ đêm không chỉ nhằm mục đích thương mại mà cốt yếu có chỗ để cộng đồng mình có nơi đưa gia đình đến vui chơi, ăn uống vào mỗi cuối tuần, đặc biệt là trong dịp hè có nhiều người từ nơi khác tụ tập về đây,” theo ông Marty Hoàng Hứa, người quản lý khu thương mại Phước Lộc Thọ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Tươi tắn nụ cười trên môi, danh hài Vũ Bão, người đã đăng ký thuê hai gian hàng tại chợ đêm cho Trung Tâm Băng Nhạc Vũ Bão, cho biết, “Thực sự lúc đầu tôi nghĩ chợ đêm chỉ lai rai thôi, nhưng không ngờ là quá đông. Khách từ khắp nơi tụ về đây. Rất là vui.”Cũng chính vì lượng khách đông hơn mong đợi như vậy nên “hề” Vũ Bão “cảm thấy thật là thú vị khi phục vụ cho khán giả ngay tại chợ đêm.”“Nhìn chợ này là thấy kỷ niệm chợ đêm ở Việt Nam,” hài Vũ Bão nói thêm.Cho rằng mình “bị bắt cóc lên sân khấu biểu diễn khi đến chợ đêm” nhưng ca sĩ Khánh Trân cũng thừa nhận rằng, “Hát ở đây rất vui, bà con vỗ tay nhiệt tình lắm!”Sân khấu ngoài trời, ban nhạc ngoài trời, chợ ngoài trời, không có sự bít kín của không gian, nên cái gì cũng thoáng đãng, cái gì cũng dễ chịu. Chợ giản dị, khách bình dân. Thế nên khách đến chợ đêm vui chơi chẳng ai tiếc gì những tiếng vỗ tay thật giòn, những lời cổ vũ thật to, cho người đứng trên sân khấu, dù là ca sĩ chuyên nghiệp hay ca sĩ kiêm người bán hàng, người đi ngao du phố đêm.Chị Huê Võ, người bán hàng của một quầy đồ chơi, không giấu được vẻ hồ hởi trước không khí tấp nập của khách đến chợ đêm, chia sẻ, “Khi đăng ký mở gian hàng, cũng đã nghĩ rằng là sẽ đông, nhưng không ngờ là đông như vậy. Khách tấp nập ồn ào.”Trả lời cho câu hỏi người đến chợ đêm xem nhiều hay mua nhiều, chị Huê Võ nói, “Người ta mua đồ cũng nhiều. Coi vậy chứ cho dù kinh tế có xuống nhưng người ta vẫn mua đồ chơi, vẫn ăn xài à.”Theo nhận xét của danh hài Vũ Bão và chị Huê Võ, thì “khách già khách trẻ gì cũng đều có, lượng khách đi theo gia đình có ông bà, cha mẹ và các em bé cũng đông”.Ði chợ đêm là một trong những thú vui của nhiều người, như một kiểu dạo phố ngày hè, khi trời đã dịu mát. “Thoáng đãng, ăn uống nhẹ nhàng, giá rẻ, lại có nghe ca nhạc, khi hứng chí thì cũng có thể nhảy lên sân khấu làm ca sĩ luôn, thì tại sao lại không thích?” Anh Tony Vũ đi cùng nhóm bạn trẻ nêu cảm nghĩ.




Một gian hàng trong chợ đêm Phước Lộc Thọ. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Vừa ngớt tay bán hàng cho khách, chị Thu, ở quầy bán đồ nướng, nhận xét, “Tuần đầu ngày Thứ Sáu còn vắng do người ta chưa biết, nhưng qua Thứ Bảy Chủ Nhật thì đỡ hơn, đến tuần thứ hai thì đông hơn. Hy vọng tuần tới nữa sẽ lại ‘busy’ hơn tí nữa, vì người ta biết nhiều thì sẽ đi nhiều.”“Chợ đêm theo dự tính sẽ chỉ mở đến hết Mùa Hè, tức đến tháng 9, nhưng nếu nhu cầu và lượng khách đông thì công ty cũng sẽ mở tiếp cho đến Tết.” Người quản lý thương xá Phước Lộc Thọ cho biết.Ông Tyler Diệp, phó thị trưởng thành phố Westminster, cũng hy vọng, “Chợ đêm sẽ mang lại một sức sống mới cho Bolsa về đêm, và cũng sẽ mang lại sự phồn thịnh cho khu phố này.”***Gần 12 giờ đêm Chủ Nhật, nhiều người chủ chuẩn bị dẹp hàng, trong khi nhiều khách vẫn còn nán lại thưởng thức tiếp trái bắp nướng, miếng cánh gà, nghe những bản nhạc Việt qua tiếng hát của người ca sĩ bất đắc dĩ mà ngỡ như mình đang đứng đâu đó trên quê hương.Thoáng nghe tiếng một ai đó hẹn nhau, cuối tuần, sẽ trở lại Bolsa, và, đến chợ đêm


__._,_.___
#173
    Ct.Ly 31.07.2011 22:24:33 (permalink)
    #174
      triart 01.08.2011 06:34:49 (permalink)
      0
       
      Chợ đêm ở Little Saigon ,Hè này A 4 rủ chú Bảnh xuống chú Bành , lập ban nhạc hát hò trước phục vụ Pàkon xa Quê,rùi quay Clip gởi dzìa cho Bà Năm xem nha

      ***

      Hôm nay CtLy xin giới thiệu đến CLB
      hình ông họa sĩ Ma Ẹc nè và cả chiếc moto của ông siêu quậy luôn nè [sm=z_serenade.gif][sm=yeah.gif][sm=way%20to%20go.gif]   ,

      , Bạn của tui "Hãy đợi đấy " " Ma ec" trả bài sau nha 
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2011 06:36:16 bởi triart >
      #175
        triart 01.08.2011 06:39:38 (permalink)
        0
        Nhiep anh do hoa 


        - Ảnh đồ họa là một loại hình nhiếp ảnh nghệ thuật được tạo dựng bởi những ý tưởng sáng tạo của tác giả để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật dựa trên những đường nét, mảng khối, màu sắc của một hay nhiều bức ảnh hợp thành nhằm thực hiện và truyền đạt tâm tư, tình cảm, chủ kiến của mình về một đề tài hay một vấn đề quan tâm.

        Dòng nhiếp anh này được sáng tạo từ ý đồ chủ quan và nhiều giải pháp kỹ, mỹ thuật của chính tác giả. Trong một mớ các sự kiện, hình ảnh, màu sắc, ký hiệu, người thực hiện phải chọn lựa, “nhặt nhạnh” cái gì cho hợp lý nhất, lấy chi tiết nào làm điểm nhấn để tác phẩm hấp dẫn đồng thời phải làm nổi bật lên ý đồ của tác giả.
        Tác phẩm Cứu của Phạm Dực

        Có thể nói ý tưởng sáng tạo là đặc điểm cơ bản nhất của ảnh đồ họa. Trong cuộc sống, chúng ta cần phân biệt rõ bản chất của hai dòng nhiếp ảnh này để có sự áp dụng chính xác và đạt được hiệu quả cao nhất trong từng lĩnh vực cụ thể, tùy theo mục đích sử dụng của tác giả.

        * Hình như trong thực tế, người ta thường nhầm lẫn giữa hai dòng nhiếp ảnh truyen thong -do hoa này, cho nên mới có những nghi ngờ, thắc mắc về chuyện ảnh giả, ảnh thật...?- Hiện nay, tồn tại một thực tế là nhiếp ảnh truyền thống của chúng ta đang bị “xâm lấn” bởi kỹ thuật xử lý của nhiếp ảnh đồ họa, vì tác giả muốn tác phẩm của mình phải đẹp hơn, hoàn hảo hơn ở tất cả các chi tiết. Tất nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng hai dòng nhiếp ảnh này có thể “vay mượn” giao thoa lẫn nhau. Nhưng giao thoa như thế nào và “vay mượn” đến mức nào mới là điều đáng nói.Ảnh đồ họa có thể “vay mượn” rất nhiều “chất liệu” của ảnh truyền thống. Nhưng với ảnh truyền thống thì chỉ nên áp dụng thêm các kỹ thuật xử lý ảnh ở mức độ nhất định, có chừng mực. Nếu lạm dụng quá nhiều kỹ xảo đồ họa có thể dẫn đến sai lệch nội dung thông tin, thay đổi bản chất vấn đề, mất đi cái chân - thiện - mỹ.

        Đối với ảnh báo chí, nguyên tắc đó càng phải được tôn trọng hơn.Nên có chuyên ngành nhiếp ảnh đồ họa riêng* Được biết nhiếp ảnh đồ họa xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, còn ở Việt Nam nó xuất hiện từ bao giờ và hiện nay đang phát triển tới đâu thưa ông?- Chắc nhiều người sẽ rất bất ngờ khi biết rằng nhiếp ảnh đồ họa đã xuất hiện và được ứng dụng từ rất lâu trên thế giới, khi mà tin học còn đang được nghiên cứu và chưa phổ biến rộng rãi.Ở Việt Nam, nó xuất hiện vào khoảng đầu những năm 80, nhưng thực sự khởi sắc trong chục năm trở lại đây. Tuy nhiên, phải nói thẳng ra rằng, so với thế giới thì nhiếp ảnh đồ họa Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn “mày mò” mà thôi, tức là chưa có định hướng rõ ràng và cụ thể do chưa tìm ra bản chất cũng như mục tiêu.

        Dòng nhiếp ảnh đồ họa hiện nay mới phát triển đến giai đoạn “lưng chừng”, tuy đã vượt qua “điểm xuất phát” ban đầu nhưng chưa vươn tới đỉnh cao của những thành công thực sự.* Theo đánh giá chủ quan từ cái nhìn của một người có nhiều năm nghiên cứu về nhiếp ảnh, ông thấy nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì để phát triển dòng nhiếp ảnh đồ họa?


         “Với vai trò là một nhà nghiên cứu nhiếp ảnh lâu năm, một người thường được mời vào ban giám khảo chấm giải các cuộc thi về ảnh, tôi nghĩ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh nên sớm tổ chức một cuộc thi dành riêng cho các tác phẩm ảnh đồ họa. Nếu thực hiện được, cuộc thi sẽ tạo ra một sân chơi thú vị, thu hút rất đông các họa sĩ, nhà nhiếp ảnh và các bạn trẻ tham gia” (phát biểu của ông Vũ Quốc Khánh).

        - Theo tôi, đây chính là giai đoạn thuận lợi nhất để chúng ta phát triển dòng nhiếp ảnh này. Ba yếu tố chính là nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật và môi trường hoạt động đều đã chín muồi. Thứ nhất, các nhà họa sĩ nhiếp ảnh ngày nay đã giỏi hơn về chuyên môn, không còn nhiều trường hợp “tay ngang” như trước, họ được đào tạo khá bài bản. Thứ hai, các công nghệ tiên tiến, các chương trình tin học, các thiết bị máy móc... đều được vận dụng triệt để nhằm mang lại hiệu quả tối đa. Thứ ba, đó chính là nhu cầu ngày càng cao của thị trường.Song bên cạnh đó, vẫn tồn tại một khó khăn lớn. Đó chính là việc đào tạo nguồn nhân lực chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn. Việc sáng tạo một tác phẩm đồ họa không phải ai cũng làm được, phải học mới có thể cho ra đời những sản phẩm có chất lượng. Trong khi đó, khâu đào tạo, nghiên cứu, tài liệu tham khảo của chúng ta chưa đáp ứng đầy đủ.* Vậy, ông có thể đề xuất một số hướng đi cụ thể cho nhiếp ảnh đồ họa VN, đặc biệt là sự định hướng cho các bạn trẻ yêu thích dòng nhiếp ảnh này?
        Tác phẩm Đè nén của Madhu Sarkar (Ấn Độ)

        - Đứng ở vai trò là một giảng viên, tôi nghĩ nhà trường nên mở một lớp nhiếp ảnh đồ họa riêng. Còn nếu điều kiện chưa cho phép làm được như vậy thì trong quá trình giảng dạy cũng nên đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất về ảnh đồ họa như khái niệm, đặc điểm, bản chất để sinh viên có cơ hội học tập, nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này.Trong cuộc sống có rất nhiều bạn yêu thích ảnh đồ họa, nhưng do chưa hiểu rõ bản chất nên mới chỉ dừng lại ở niềm say mê, thích thú chỉnh sửa, cắt ghép các bức ảnh. Nếu được định hướng và đào tạo thì chắc chắn chúng ta sẽ có một đội ngũ các họa sĩ nhiếp ảnh không chỉ hùng hậu về mặt số lượng mà còn bài bản về mặt chuyên môn.*

        Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!Hải Yến

        [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/7FC7666DA33E48E8AB6F9A7556785D2A.jpg[/image]

        Nổi buồn vỡ vụn
        <bài viết được chỉnh sửa lúc 01.08.2011 06:48:22 bởi triart >
        Attached Image(s)
        #176
          dzuylynh 03.08.2011 03:39:57 (permalink)
          0
          LÀ EM ...

          thơ TriềuÂm - nhạc & trìnhbày Dzuylynh

          album Lệ Tým

          ( tặng NMMT )

          [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/FAE5D5696A484D0382BA27CE27D46C1E.jpg[/image]

          http://www.box.net/shared/kf5ke58lgze1ku2alkvn



          là em ...

          giữa những bộn bề

          là hoang sơ mái tóc thề nhẹ bay

          thời gian

          là cái nắm tay

          con tim lạc nhịp má hây hây hồng


          là em ...

          giữa những bềnh bồng

          đưa anh về với mặn nồng bỏ quên

          tình yêu !

          tiếng gọi thiêng liêng

          mà anh bỏ sót ở phiên chợ đời !


          là em ...

          khúc khích tiếng cười

          xua bao phiền muộn một thời đã xa ...

          hạnh phúc ?

          là những cánh hoa

          tan theo cơn gió thỏang qua một chiều !


          chừ đây em hiểu mình yêu

          một điều đơn giản kiếm tìm tháng năm !

          này anh !

          giữa bước luân trầm

          trăm năm ước hẹn tay cầm tay nhau


          này anh ...

          giữa bước trầm luân

          trăm năm ước hẹn tay cầm tay nhau !



          TA110802 _ DL822011
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 03.08.2011 08:46:29 bởi dzuylynh >
          #177
            Ct.Ly 04.08.2011 00:06:49 (permalink)
            #178
              Phù vân 04.08.2011 00:13:00 (permalink)
              0

              VĂN HOÁ ẨM THỰC

              Ăn thịt lợn sống


              Tôi đã có dịp hiếm có, được tận mắt từ đầu đến đuôi, từ cảnh bác đồ tể cầm dao chọc tiết lợn, đến cảnh moi thịt sống ra băm, cho đến khi món thịt sống lên mâm cỗ với cảnh hàng trăm người, đủ cả già trẻ, lớn bé, nam thanh, nữ tú luôn tay gắp thịt sống cho vào miệng, nhai một cách ngon lành.

              Đó là làng Vị Thủy, thuộc xã Thái Dương (Thái Thụy, Thái Bình), nằm cách biển Đông không xa lắm. Tôi lại về đúng vào ngày đẹp, có 2 đám cưới liền. Ở cái làng này, đám cưới, đám hỏi, đám ma, đều không thể thiếu được món thịt lợn sống. Quả là cơ hội ngàn vàng, được chứng kiến đầy đủ từ giai đoạn chế biến, đến cảnh người dân thi nhau xơi món lạ.





              Ở làng Vị Thủy, đám cưới không thể thiếu các món thịt lợn sống.


              Có thể nói, hiếm có ngôi làng nào đẹp như làng Vị Thủy. Làng nằm lọt giữa hai con sông. Con sông ở cuối làng đỏ nặng phù sa, là con sông cấp nước cho đồng ruộng, còn con sông ở đầu làng lại là sông thoát nước ra biển. Con sông này rộng mênh mang, nước xanh ngằn ngặt. Đường làng Vị Thủy thẳng tắp, cây cối bên đường xanh rờn, quả là thi vị.

              Tiện về công tác, lại muốn tìm hiểu món thịt lợn sống, nên tôi được các “nghệ nhân” nấu ăn của làng Vị Thủy mời chứng kiến và xơi món ăn đặc sản của làng, không giống bất kỳ đâu ở đất nước này. Các “nghệ nhân” chế biến món thịt sống còn có ý “nhờ vả” tôi quay phim, chụp ảnh, giới thiệu cho cả nước biết đến món đặc sản thịt lợn sống có một không hai của làng.





              Món thịt sống được dần bằng sống dao.

              Hôm ấy, làng Vị Thủy có 2 đám cưới, tôi được mời tham dự đám cưới của anh chàng Đinh Văn Hoàng, lấy vợ người làng cạnh.



              Đây là món chân lợn sống, có tên táp dê.


              Làng Vị Thủy có nhiều đầu bếp rất tài tình. Họ có tuổi trên dưới 60. Một số trẻ hơn để làm những việc nặng. Trong nhóm đầu bếp đó, có một người chỉ đạo chung, điều hành nhóm người tay dao, tay kéo băm chặt trực tiếp. Đàn ông làm công việc chế biến, đàn bà làm việc bếp núc, chuẩn bị bát đĩa.

              Nhóm đầu bếp này là những người nấu ăn giỏi nhất làng, được lập ra để phục vụ những sự kiện lớn trong làng như lễ hội, cưới xin, ma chay, liên hoan… Họ làm việc không lương, nhưng rất nhiệt tình, sẵn sàng thức khuya, dậy sớm, phục vụ cả ngàn người trong một bữa tiệc.

              Với mỗi đám cưới, họ thường phải chế biến món ăn hai lần: gồm bữa tối trước ngày cưới và bữa trưa của ngày cưới. Ngoài gà, mèo (đám cưới ở đây luôn có món thịt mèo), hoặc trâu, bò, thì nhất thiết phải có 2 con lợn (quả là tốn kém).





              Bữa tối trước ngày cưới không thể thiếu 3 món thịt sống: tiết canh, thịt sống, táp dê.

              Ngay từ trưa hôm trước ngày cưới, một chú lợn đã bị chọc tiết. Bác đồ tể Hà Văn Toan, người chuyên làm nhiệm vụ mổ lợn, cầm tai chú lợn chừng 60kg kéo xềnh xệch ra góc sân. Chậu nước sôi để nguội pha mắm, muối được bê đến. Cổ chú lợn được rửa sạch bằng nước muối và chọc tiết.

              Phần thịt nạc của con lợn được tống vào máy xay nhuyễn để làm giò, chuẩn bị cho mâm cỗ vào trưa hôm sau. Phần sụn và một số thứ ngon của con lợn đem luộc, đánh tiết canh. Thật chả có đám cưới nào, mà lại xơi tiết canh đỏ chót máu me như ở ngôi làng này.

              4 chiếc chân giò của chú lợn được khoét cao, cùng với 10 chân giò lợn được thu gom từ các lò mổ ở xóm khác, để chuẩn bị cho một món chân lợn sống có tên “táp dê”, để thực khách đánh chén vào buổi tối.


              Không ai hiểu cái tên món táp dê này có ý nghĩa như thế nào, nhưng theo các đầu bếp trong làng, có lẽ vì ăn nó giống ăn thịt dê, nên gọi như vậy. Nhiều người nơi khác về ăn món thịt sống này, cứ nghĩ là đang xơi thịt dê tái!

              Chân giò lợn được làm sạch, bóc móng, cạo lông bằng nước nóng để rút hết chân lông. Rơm nếp sạch được đốt cháy bùng bùng, tạo than đỏ rực và chân giò lợn được hơ trên lửa rơm nóng hừng hực đó.

              Chân giò được nướng trên lửa rơm chừng 1-2 phút, khi lớp da bên ngoài chuyển sang màu vàng. Người ta dùng dao nhọn chọc nhẹ vào da, thấy lớp da có màu trong như miến, thế là xong công đoạn nướng.




              Thịt lợn sống được nhào trộn với một số loại gia vị.


              Chân giò lợn đốt vàng ruộm được treo lủng lẳng lên cành cây, dây phơi chừng vài tiếng để gió và không khí làm khô.

              Khoảng 4 giờ chiều, những chiếc chân giò này được các đầu bếp dùng dao sắc bén lóc lấy thịt và da. Nhìn chiếc chân giò thấy rằng, chỉ có lớp da bên ngoài là chín tái, còn lại, phần thịt nạc ở đùi lợn vẫn đỏ lòm. Phần mỡ và gân vẫn trắng ơn ởn. Tóm lại, toàn bộ phần thịt, mỡ, gân của chân lợn vẫn sống nguyên.

              Phần thịt này được thái mỏng thành miếng to. Sau khi thái thịt chân giò lợn đầy một chậu, thì trộn gia vị vào. Gia vị chỉ có vừng rang, khế chua, mì chính, mắm. Một thanh niên khỏe mạnh, cơ bắp, liên tục xục bàn tay vào chậu thịt sống vừa đảo vừa bóp. Đảo bóp chừng 20 phút, thì món này được chia ra đĩa.


              Thái Thụy







              Cả trăm người thi nhau ăn ngon lành các món làm từ thịt lợn sống.

              Buổi tối hôm đó, 30 mâm nhậu được sắp ra. Sau khi mỗi mâm đánh bay bát tiết canh, thì mọi người bắt đầu thưởng thức món táp dê, chế biến từ chân lợn sống. Những miếng thịt đỏ hỏn được gói vào lá sung và ai cũng chén ngon lành. Tôi cũng liều gắp miếng thịt sống gói lá sung và nhai. Quả thực, sau khi nhai xong miếng thịt sống, cảm giác sợ hãi biến đâu mất cả. Vị ngọt của miếng thịt cứ quấn quýt ở cổ họng, lại có hương vị của miếng thịt dê tái chanh.

              Qua quan sát của tôi, bữa tối hôm trước của đám cưới, hai thứ hết đầu tiên là bát tiết canh lợn và món chân lợn sống, gọi là táp dê.

              Dù sao, món táp dê cũng là món mà thịt đã chín được 10%. Ngày hôm sau, tôi được tận mắt quá trình chế biến và xơi món thịt lợn sống 100% ở cái đám cưới này.






              5h sáng, ông đồ tể Hà Văn Toan đã chuẩn bị dao bầu sắc ngọt. Ngay khi chú lợn bị chọc tiết, bụng lợn phanh ra, ông Toan đã dùng dao xẻo toàn bộ phần thịt nạc ngon của con lợn: gồm thịt nạc mông, thịt thăn.

              Đầu bếp Phạm Văn Mùi được giao nhiệm vụ chỉ huy làm món thịt sống này. Mọi thứ dùng để chế biến món này đều phải sạch sẽ tuyệt đối: dao, thớt, chậu, nia và tay mọi người đều được rửa nước sôi để nguội pha muối.

              Những miếng thịt nạc ngon của con lợn tuyệt đối không được rửa qua nước. Theo họ, chỉ cần dính nước lã vào, món này sẽ hỏng, vì ăn vào sẽ bị Tào Tháo đuổi.

              Những miếng thịt lợn sống được thái thành miếng mỏng chừng 1cm, to bản bao nhiêu không quan trọng. Mấy người dùng sống dao rựa dần luôn tay, khiến những miếng thịt đó nát ra thành bột, nhưng vẫn kết dính với nhau. Thịt nạc dần nát lấp đầy mấy chậu liền.






              Những miếng bì lợn đã luộc tái được thái mỏng như những sợi bánh đa.


              Cạnh nhóm người dần thịt lợn, là nhóm phụ nữ luôn tay bóc tỏi. Tỏi bóc đầy cả rổ. Các loại rau thơm như rau mùi, húng, lá mơ cũng được rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Riêng lá đinh lăng và lá sung thì không được rửa.

              Tỏi được giã nhỏ, dập ở mức vừa phải. Tỏi, mắm, mì chính, bì lợn thái sợi được đổ vào những chậu thịt sống rồi bóp rất mạnh tay, bóp đến khi nào nhuyễn thì thôi.




              Trong khi đàn ông dần thịt, thì đàn bà bóc tỏi.


              Ở một góc sân khác, phụ nữ rang gạo nổ lép bép, rồi xay gạo rang thành bột thật mịn. Thứ bột thơm nức này tiếp tục được rải vào chậu thịt sống và bóp đều.

              Đầu bếp trẻ Đào Văn Sáng bóp thịt sống trộn gia vị thành từng quả to cỡ quả bưởi, rồi bày lên những chiếc đĩa lót lá sung. Vậy là món thịt sống đã hoàn thành, được đặt trang trọng vào giữa mâm cỗ. Xung quanh mâm là thịt gà, giò, thịt mèo và các món khác.

              Tôi đã thực sự hãi khi thấy mấy trăm con người, không kể gái trai, lớn bé, liên tục gắp món thịt sống này chấm mắm cốt ăn. Cũng như món tiết canh và táp dê tối hôm trước, món thịt sống này hết đầu tiên. Những mâm ăn không hết, lập tức được chuyển sang những mâm đàn ông, thanh niên để làm mồi nhậu.


              loiha152




              Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
              Thái Thụy là một huyện ở phía Đông tỉnh Thái Bình. Huyện lỵ là thị trấn Diêm Điền. Huyện thành lập từ ngày 17 tháng 6 năm 1969 do hợp nhất 2 huyện Thái Ninh với Thụy Anh.


              Địa lý
              Huyện Thái Thụy nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và Đông Nam giáp huyện Tiền Hải, phía Tây Nam giáp huyện Kiến Xương, phía Tây giáp huyện Đông Hưng (Thái Bình), phía Tây Bắc giáp huyện Quỳnh Phụ. Về phía Bắc, Thái Thụy giáp với các huyện của thành phố Hải Phòng là: huyện Vĩnh Bảo ở phía chính Bắc (ranh giới là sông Hóa), huyện Tiên Lãng ở phía Đông Bắc (ranh giới là đoạn cửa Thái Bình của sông Thái Bình). Phia Nam huyện có sông Trà Lý chảy men theo ranh giới với huyện Tiền Hải, đổ ra cửa Trà Lý. Chính giữa huyện có con sông Diêm Hộ chảy qua theo hướng Tây - Đông, đổ ra cửa Diêm Hộ, chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích.
              Diện tích: 270,3 km².
              Địa hình: đồng bằng duyên hải. Sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Trà Lý chảy qua; có cửa Thái Bình, cửa Diêm Hộ, cửa Trà Lý.




              Làng ăn thịt sống ở Thái Bình: Độc đáo món xương lợn sống




              Qua trò chuyện với ông Sanh và các cụ già trong làng, người làng Vị Thủy không chỉ ăn món thịt nạc sống, gọi là nem, mà họ còn ăn cả xương lợn sống!

              Những người chưa từng ăn món thịt sống ở làng Vị Thủy (Thái Dương, Thái Thụy, Thái Bình), mà trông cảnh chế biến, thì quả là chết khiếp, không thể ăn nổi. Nhưng với người làng Vị Thủy, thì món ăn này chả có gì đáng sợ. Chị em phụ nữ mang bầu, thường đột nhiên thèm món ăn này một cách khủng khiếp. Hà Thị Thúy là dược sĩ, bán thuốc ở làng, bảo rằng: “Hồi em mang bầu, thèm không chịu được. Cứ mỗi bữa, em xơi tái nửa cân thịt lợn sống”.

              Người nổi tiếng làm món thịt lợn sống cực ngon ở làng Vị Thủy là ông Đinh Văn Chính. Vậy thế, hầu hết các đám cưới, đám ma, lễ lạt, dân làng đều mời ông Chính chỉ đạo chế biến món ăn này.




              Không một đám cưới nào ở làng Vị Thủy mà không có một vài món thịt lợn sống.


              Ông Chính bảo rằng, mấy chục năm làm món thịt sống, song ông chưa từng thấy ai bị đau bụng, bị Tào Tháo rượt đuổi sau khi ăn. Để món ăn này an toàn, những người chế biến cũng phải có bí quyết và có những nguyên tắc bất di bất dịch. Đó là không được rửa thịt qua nước lạnh. Các đồ chế biến như dao, thớt cũng không được rửa bằng nước giếng, nước bể, mà nhất thiết phải rửa bằng nước sôi hoặc bằng nước sôi để nguội pha muối loãng.

              Nếu là thịt mua ở chợ, đã để ra ngoài vài tiếng, thì người ta thường nhúng vào nước sôi vài giây, để vi trùng bám ngoài miếng thịt chết. Còn thịt cắt ra từ con lợn vừa mổ thì không cần nhúng nước, vì theo người dân nơi đây, nếu thịt chín tái sẽ giảm độ ngọt khi ăn.

              Điểm chính khiến món ăn này an toàn là tỏi. Để chế biến một kg thịt sống, phải cần đến một bát con có ngọn tỏi bóc lõi. Tỏi được giã dập, rồi trộn với thịt sống đã băm nhuyễn cho đều. Tỏi sẽ làm nhiệm vụ tiêu diệt toàn bộ vi trùng, virus, giun sán có trong thịt.




              Chị em phụ nữ cũng ăn thịt sống, các món nem rất nhiệt tình.


              Vì đã trộn một lượng tỏi lớn vào thịt, nên không cần vắt chanh vào thịt, không cần để lên men, có thể ăn ngay sau khi chế biến.

              Nói thì đơn giản, nhưng để làm món ăn này, cũng phải rất kỳ công. Người Thái Bình gọi món thịt sống ở làng Vị Thủy là nem. Một số làng quê khác rải rác ở huyện Thái Thụy cũng có món này, nhưng món nem của làng Vị Thủy là nổi tiếng nhất, không đâu ngon bằng.

              Hầu hết người làng Vị Thủy đều chế biến được món thịt sống. Từ các cụ già cho đến thanh niên đều làm được. Nhưng có một điều lạ là chỉ đàn ông làm được món này. Chưa thấy người phụ nữ nào làm được cả. Điều này kể cũng lạ. Qua tìm hiểu, tôi thấy rằng, đàn ông ở Vị Thủy đều rất giỏi giang trong việc nấu ăn. Họ không những làm mọi việc nặng nhọc như cày cấy, trồng trọt, mà còn sành nấu nướng. Phụ nữ thường chỉ làm được vài món đơn giản, không làm được món phức tạp, cỗ lớn.




              Trong mâm cơm của người làng Vị Thủy, món nem làm từ thịt sống luôn là món quan trọng nhất.



              Người dân trong huyện, trong tỉnh, đã một lần được xơi món thịt sống ở Vị Thủy, thường bị nghiện, nhưng lại không thể tự chế biến để ăn được. Do đó, khi muốn ăn, họ thường tìm về làng đặt người dân làm cho. Ai có người quen ở làng Vị Thủy, mỗi lần về làng, khi đi, không thể không có vài quả nem mang theo.

              Mang câu hỏi món thịt lợn sống xuất phát từ đâu hỏi các cụ già, song tôi đều không nhận được câu trả lời chính xác. Các cụ già đều bảo rằng, món ăn này đã có từ thời xa xưa, do tổ tiên truyền lại.

              Ông Phạm Văn Sanh, trưởng ban liên lạc họ Phạm, người trông coi ngôi đền thờ tổ họ Phạm đặt giả thiết: Theo gia phả họ Phạm, thì ông tổ họ Phạm của làng có nguồn gốc từ Thanh Hóa, di cư ra đây khoảng 700 năm trước.





              Chỉ đàn ông, thanh niên là làm được món này.



              Món nem chua của Thanh Hóa đã nổi tiếng cả nước, có thể có liên quan đến món thịt sống, hay còn gọi là nem ở làng Vị Thủy. Theo phán đoán của ông Sanh, ngày xưa, người Thanh Hóa chế biến thịt lợn sống thành nem để ăn. Họ Phạm di cư từ Thanh Hóa ra vùng biển Thái Bình đã mang theo món ăn này và đến nay vẫn ăn y hệt như xưa. Nhưng người Thanh Hóa đã nâng món ăn lên một bậc, khiến nó nổi tiếng, đó là chế biến kiểu khác, gia vị kiểu khác và để vài ngày cho lên men, thành nem chua.

              Một số người cầu kỳ trong ăn uống ở làng cũng thường để nem lên men. Họ gói những nắm nem sống vào rơm nếp rồi treo lên không trung. Chỉ cần một ngày sau là nem lên men, ăn có vị chua như nem Thanh Hóa. Tuy nhiên, theo người Vị Thủy, độ ngon của món nem này không chấp với thứ nem kinh doanh của Thanh Hóa. Người Vị Thủy không thể ăn được nem Thanh Hóa, vì theo họ, món đó không ra gì.





              Phụ nữ chỉ làm được những việc phụ giúp như chuẩn bị rau thơm, bóc tỏi.



              Nhận định của ông Sanh về nguồn gốc của món thịt sống ở làng Vị Thủy không có cơ sở lịch sử vững chắc, song cũng phải công nhận là có lý riêng.

              Qua trò chuyện với ông Sanh và các cụ già trong làng, người làng Vị Thủy không chỉ ăn món thịt nạc sống, gọi là nem, mà họ còn ăn cả xương lợn sống!

              Xương sườn lợn sống được tách ra từ con lợn vừa mổ xong, để nguyên cả lớp thịt nạc dày chừng 0,5 - 1cm bám ở ngoài. Người ta cũng dùng sống dao rựa dần đều tay, cần mẫn. Chính vì băm xương, nên loại thớt phải là thớt nghiến, bền, cứng, không lên mùn.

              Để băm được 1kg xương sườn lợn nát nhừ, phải mất 2-3 tiếng đồng hồ, do đó, người không có tính kiên nhẫn, thì không thể chế biến được món này. Việc dần xương cũng phải đều tay, kiên trì như tụng kinh gõ mõ. Người nóng tính không thể làm được món này, vì nếu cứ băm hùng hục, rồi lại nghỉ, xương sẽ nhừ không đều, mà chỗ nát, chỗ lổn nhổn, ăn lạo xạo.





              Từ những tảng thịt sống...





              Sau khi trộn gia vị, đã thành những quả nem ngon lành.


              Băm xương đến khi nào sờ thấy mịn, mát tay thì rắc thêm mì chính, bột canh, mắm cốt cho đậm đà. Các loại rau thơm như mùi tàu, răm cũng được trộn vào xương băm nhuyễn.

              Khi những khúc xương đã nhừ thành một thứ bột mịn, dẻo quánh, thì trộn gạo rang đã giã thành bột. Những giọt nước chảy ra trong quá trình băm xương được giữ lại, trộn vào để món xương dẻo quánh, đỡ khô. Món này được người dân Vị Thủy gọi là chạo.

              Điều đặc biệt là món này không cho tỏi, cũng chẳng vắt chanh. Chỉ chấm với nước mắm cốt vắt chanh, dầm tỏi. Người dân trong làng cứ thế ăn nhiệt tình, mà không hề đau bụng.

              Vì món ăn này vô cùng công phu, tốn kém thời gian, nên ít được sử dụng. Trong các lễ cưới không có mặt nó, vì không đủ sức để làm.





              Anh Đinh Văn Hưng là người sinh ra ở làng Vị Thủy, nên dù sống nhiều năm ở Hà Nội anh vẫn không thể quên được món ăn độc đáo của quê mình.



              Trong bữa cơm sang trọng ở Thủ đô của người gốc làng Vị Thủy, không thể thiếu món nem làm tự thịt sống.



              Cũng vì cuộc sống bận rộn, nên món chạo làm bằng xương lợn sống độc đáo này không còn hiện diện thường xuyên trên mâm cơm người làng Vị Thủy nữa. Nó thường chỉ xuất hiện trong các bữa giỗ. Con cháu tụ họp cùng băm chặt chan chát trong ngày giỗ cho vui tai, tăng thêm sự gần gũi, tình cảm. Và đặc biệt, món đó được đưa lên bàn thờ, mời tổ tiên về thưởng thức trước, rồi con cháu mới được ăn sau.

              Ngoài các món liên quan đến thịt sống, xương sống của lợn, người làng Vị Thủy còn ăn khá nhiều món cá sống nữa, như cá nhệch, cá mè sống. Hai món gỏi này thì khá nổi tiếng và nhiều nơi ăn, chứ không riêng gì làng Vị Thủy. Những ngày hè, khi gieo mạ, mưa rào, người làng Vị Thủy còn có một món ăn lạ hơn, là món châu chấu, muồm muỗm (loại côn trùng to hơn châu chấu). Riêng món thịt chuột đồng, thì tài chế biến của người làng Vị Thủy đã nổi danh khắp vùng. Mùa gặt cuối năm, người làng Vị Thủy săn chuột vui như hội.

              Vị Thủy quả là một ngôi làng độc đáo, với nhiều món ăn lạ, rất cổ xưa.

              Rời làng Vị Thủy, tôi không mang theo nỗi ám ảnh kinh hoàng với các món thịt lợn sống như ban đầu, mà có vẻ như đã nhớ những món thịt sống ấy.

              Thật bất ngờ, trên chuyến khách đi Hà Nội, tôi lại ngồi cạnh anh Đinh Văn Hưng, người làng Vị Thủy, hiện là giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự. Kể chuyện ăn thịt lợn sống, anh Hưng mở ba lô cho tôi xem: Cả một ba lô, ngập một thứ gạo rang giã thành bột.

              Anh Hưng bảo, anh đã thử rang gạo và xay thành bột, nhưng không hiểu sao không thể ngon bằng gạo rang của người Vị Thủy. Vậy nên, mỗi lần về quê, anh lại mua đầy ba lô bột gạo rang mang lên Hà Nội để làm nem ăn dần.

              Vậy là, thi thoảng thèm món thịt sống Vị Thủy, tôi lại gọi anh Hưng, và thế là, lại được đánh chén món thịt lợn sống đặc biệt này tại Hà Nội.


              SƯU TẦM NGUỒN NET
              Reply to: Reply to: Trieu Am . All Reply to Trieu Am .
              #179
                dzuylynh 04.08.2011 02:15:24 (permalink)
                0


                Trích đoạn: Ct.Ly









                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/2452/90DE09ABA99242F38736887857B0D913.JPG[/image]
                Ảnh CtLy: bải biển ở Costa Rica

                [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/2452/1BC487B45F59427EB53D878144A8ADD6.JPG[/image]



                hay lắm Huyền Băng ! cuối cùng là Sản phẩm trọn gói hén !
                vậy mà vui nhen !
                cho Ong " ăn theo " chúc híu hén ?

                http://www.box.net/shared/jqy5js2meg2m34x8gqvn
                #180
                  Thay đổi trang: << < 101112 > >> | Trang 12 của 72 trang, bài viết từ 166 đến 180 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                  Chuyển nhanh đến:

                  Thống kê hiện tại

                  Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                  Kiểu:
                  2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9