Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 13 của 72 trang, bài viết từ 181 đến 195 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Ct.Ly 04.08.2011 06:12:12 (permalink)
Huyền Băng 04.08.2011 23:22:59 (permalink)
0
Chào ông chủ vườn Tri âm,

HB tui hỏng ngờ lại được cái "ân hận" xí quên hân hạnh được ông phổ bài thơ ước muốn của tui thành dân... dã ca.

Hy vọng tui sẽ nổi đình nổi đám sau khi được mọi người chia sẻ ý tưởng qua Ước muốn với giọng ca đương lên của ông.

Merci cái đùng nha!




Phù vân 05.08.2011 10:02:53 (permalink)
0
ĐỈNH CAO TRÍ TỆ

CÁI KHÓ NÓ BÓ CÁI KHÔN
CÓ NGÀY BÓ CHIẾU MÀ CHÔN GẦM CẦU
TẨY CHAY " HOÁ CHẤT BA TÀU "
CÁI GÌ CŨNG GIẢ THIỆT RẦU LÀM SAO !
DÂN TA KHỐN KHÓ LAO ĐAO
LŨ TÀU NHƯ ĐÁM CHÓ NGAO HẠI NGƯỜI
TIỂU THƯƠNG LÒNG DẠ ĐƯỜI ƯƠI
HỌC THEO THÁI THÚ CHẾT TƯƠI CÓ NGÀY !!!

"Phù phép" trái cây

[/link]


[link=http://tuoitre.vn/]


Tuổi Trẻ – 16 giờ trước

TTCT - Nhiều loại trái cây đang được các thương lái, chủ vựa thúc chín, làm đẹp và kéo dài “tuổi thọ” bằng hóa chất. Theo cảnh báo của giới khoa học, việc sử dụng hóa chất vô tội vạ để bảo quản trái cây sẽ khiến người ăn có nguy cơ ngộ độc rất cao.



“Bảo đảm hôm sau trái sẽ chín đều” …

Sáng 20-7, chúng tôi theo chân bà Lan - một thương lái - chở sọt sầu riêng chạy rà rà trên quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai). Bà Lan tỏ vẻ kín kẽ khi chúng tôi thắc mắc: “Mua trái non vậy sao chín được?”. Nhưng khi biết chúng tôi có nhu cầu mua lượng hàng lớn, bà ôn tồn: “Bọn tui mỗi ngày mua vài tấn, hơi đâu đợi trái rớt... Cứ cắt về dùng thuốc cho khỏe”.

Thông thường sầu riêng từ lúc ra hoa đến kết trái chín phải mất 100-110 ngày, tuy nhiên bà Lan cho người vào tận vườn cắt trái non chỉ từ 70-80 ngày tuổi.


Từ “tắm” đến chích hóa chất


Giữa trưa, vựa trái cây của bà Trang ven quốc lộ 56 (xã Nhân Nghĩa) tấp nập xe ra vào chở hàng. Hàng trăm trái sầu riêng lớn nhỏ xếp thành đống lớn dọc khuôn viên gian hàng, trên trái còn rỉ nước. Ngỡ chúng tôi là mối mới nên bà Trang không ngần ngại nói: “Ở đây phải dùng thuốc mới đủ hàng cung cấp trái chín”.


Mỗi ngày vựa bà Trang cung cấp hơn 1 tấn sầu riêng “chẻ” cho những người bán sỉ ở các tỉnh miền Đông. Công nghệ “tắm” thuốc cho trái chín nhanh và đều khá đơn giản. Chỉ về phía thùng nhựa 20 lít, bà Trang giải thích: “Cho 2-3 nắp ethephon vào thùng, khuấy đều rồi lần lượt nhúng trái vào thùng và xếp qua bên này. Chỉ sau một đêm là trái chín đều hàng loạt”.


Thấy chúng tôi có một chai hóa chất nhãn hiệu HPC-97HXN Trái Chín của một xí nghiệp ở quận 12, TP.HCM, bà Trang nói liền: “Bên tôi cũng xài thuốc này. Nhiều tay còn xài thuốc cho trái vỏ mỏng, chích thẳng vô trái mít, nhúng đu đủ...”. Và “hàng” ra thị trường thì không người tiêu dùng nào có thể biết được trái đã “tắm” thuốc do thuốc không màu và hương thơm nhẹ.




Các loại hóa chất dùng để thúc chín trái - Ảnh: …

Bà Dũng, một chủ vườn mít ở huyện Cẩm Mỹ, nói: “Tui chỉ biết bán trái cho các tay buôn đánh xe vào tận vườn mua mít, sầu riêng. Các lái này mua cả trái non trái già. Không biết họ mần thuốc gì mà bán chạy lắm”. Không khó để tìm ra loại thuốc này ở các tiệm bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón ven quốc lộ 1A, quốc lộ 56 thuộc tỉnh Đồng Nai. Ông Tâm, một chủ tiệm tạp hóa ở chợ Nhân Nghĩa, cho biết: “Hàng này rất bán chạy, người ăn trái có làm sao đâu. Giá 32.000 đồng/500ml”.

Từ một đầu mối, chúng tôi liên hệ với ông Khánh, chủ vựa mít trên quốc lộ 1A thuộc xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Chiều 19-7, ông Khánh vừa chở mít gửi xe khách về Quảng Ngãi vừa nói mít đang vào cuối vụ nên lượng hàng không thể “chẻ” cho các mối mới. Tuy nhiên, chiều 20-7 trở lại vựa ông Khánh thì bà Mai (vợ ông Khánh) ngỡ chúng tôi là bạn hàng quen nên liền lấy ra lỉnh kỉnh chai lọ đựng hóa chất, một ống chích bằng nhựa, một tuôcnơvit được mài nhọn.


Đã sử dụng “công nghệ” được hơn một năm nay, bà Mai hướng dẫn: “Sau khi dùng dùi nhọn đâm vào cuống trái, chỉ cần bơm 2-5cc (1cc = 1ml) tùy trái lớn hay nhỏ, muốn chín nhanh thì bơm nhiều hơn. Sau hai ngày bảo đảm trái chín đều, không sượng. Trường hợp trái đã chín một phần thì bơm thuốc vào phần còn lại coi như trái chín đều”.


Bà Mai cho hay lượng hàng mỗi ngày có thể lên đến gần 1 tấn, đa số do các đầu mối ngoài Hà Nội và miền Trung đặt làm. “Mít ở đây sau thời gian vận chuyển tới nơi là trái đã chín đều, bán chạy hơn” - bà Mai khẳng định.




Những trái sầu riêng đã được “tắm” …

Kéo dài “tuổi thọ”


Do biết chúng tôi được người quen giới thiệu nên ông Thuận, chủ vựa trái cây trên đường Tô Ký (Q.12), không ngần ngại tiết lộ “mánh”. Mỗi ngày ông Thuận mua 1 tấn trái cây từ chợ đầu mối Hóc Môn, sau đó tùy mặt hàng mà có “công nghệ” xử lý riêng. Sầu riêng nhúng vào dung dịch hóa chất màu vàng xuất xứ từ Trung Quốc; riêng táo, cam cho vào bình nhỏ 3 lít phun sương lên mặt, trái sẽ đẹp hơn và để lâu ít nhất một tháng.


Ông Thuận lấy một trái mít, nhanh tay dùng tuôcnơvit chọc vào cuống, sau đó bơm một dung dịch không màu vào rồi giải thích: “Nếu muốn nhanh chín thì dùng liều mạnh, khoét lỗ bơm vào trong trái. Như trái mít này đúng 24 giờ sẽ chín đều”.


Tại khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP.HCM), chúng tôi ghi nhận có hàng chục loại hóa chất không nhãn mác, chủ yếu nhập từ Trung Quốc, dùng để thúc chín trái. Trưa 21-7, cô nhân viên cửa hàng Lợi Tín giới thiệu: “Ở đây chị có nhiều loại bán cho nhiều mối rồi nên cứ yên tâm. Loại đậm đặc cho trái mau chín giá 500.000 đồng/lít”.


Nhiều loại hóa chất làm đẹp trái, giữ trái lâu hư cũng được bày bán công khai. Theo các chuyên gia hóa chất, đây là các nhóm hóa chất có tác dụng chống mốc, chống nấm (carbendazim, benomyl...) nên có khả năng giữ được trái không hư trong thời gian dài.


Ông Phương, quê Bắc Giang - một lái buôn có hơn mười năm trong nghề đã giải nghệ, nói: “Ở chợ Kim Biên có đủ loại hóa chất giúp trái mau chín, kéo dài thời gian bảo quản. Tùy trái mà phun hay chích sẽ giúp trái đẹp như ý muốn”.


Không ít người dùng các loại hóa chất không tên vì mục đích lợi nhuận. Tưởng chúng tôi là dân trong nghề, ông Huynh, chủ sạp bán trái cây ngụ P.Linh Chiểu, Q.Thủ Đức, thừa nhận nhiều khi bán chậm phải dùng hóa chất bảo quản để kéo dài tuổi thọ cho trái, như vậy mới mong thu hồi vốn.


Ông Huynh phân trần: “Làm thế cũng chưa bằng loại nho Trung Quốc. Mười lần khui thùng hàng thì có đến mười lần tôi phát hiện bên trong có chai nhỏ bốc mùi khó chịu. Loại trái này để được gần tháng trời vẫn tươi nguyên”.


NGỌC KHẢI - KHƯƠNG VĂN


-------------------------


Người bán không dám ăn


Gần đây, nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ gọi điện thông tin lo ngại về tình trạng trái cây có sử dụng hóa chất bảo quản. Mới nhất là trường hợp trái dưa nặng hơn 6kg do chị Nguyễn Thị Thanh Thúy (ấp 1, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn, TP.HCM) mua từ trước Tết Nguyên đán 2011 còn tươi nguyên (Tuổi Trẻ ngày 1-7).


Tương tự, chị Thanh Xuân (P.Tân Quý, Q.Tân Phú) cho hay: “Trái táo ông xã tôi mua ngoài chợ về chưng hơn ba tháng trời vẫn còn tươi nguyên, nhưng khi bổ ra thì bên trong đã thối mốc. Không hiểu trái này dùng chất gì mà giữ lâu đến vậy”.


Ông Chiến, một chủ sạp trái cây ở P.Trung Mỹ Tây, Q.12, nghe thông tin trên chỉ cười xòa, lấy một trái bơ bóng đẹp nhất sạp ra giới thiệu: “Trái cây không dùng thuốc thì khách chê mẫu mã không bóng đẹp, rất khó bán. Ngay cả bọn tôi cũng không dám ăn vì sợ hàng bị các đầu mối mua về đã có dùng thuốc”.


-------------------------


Có nguy cơ gây ngộ độc


Ethrel có tên thương mại là Ethephon với hoạt chất chính là 2-chloroethyl phosphonic acid. Ethrel được xếp vào nhóm các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng ethrel với liều lượng thích hợp để thúc chín trái cây như cà chua, dâu, táo. Úc,
New Zealand và Hà Lan cũng cho phép tương tự nhằm rút ngắn thời gian chín và giảm tổn thất sau thu hoạch.

Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US-EPA) đã xác định ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm chỉ an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05mg/kg cân nặng cơ thể.


Tại Việt Nam, các sản phẩm ethrel mới được Bộ NN&PTNT cấp phép sử dụng như một loại chế phẩm kích thích mủ cao su và thúc chín quả bông. Một số cơ quan nghiên cứu đã ứng dụng ethrel để kích thích chôm chôm ra hoa trái vụ. Riêng hóa chất ethrel nhập từ Trung Quốc chưa được chính thức cấp phép. Vì thế “Nếu ai/đơn vị nào sử dụng vào mục đích khác là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật” (trích lời của cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ NN&PTNT).

Nếu bơm chích vào cuống trái mít hay sầu riêng với liều lượng vượt ngưỡng sẽ gây độc vì lượng ethrel hấp thu vào người sử dụng (nặng 60kg) có thể > 3mg. Người ăn trái cây có sử dụng các hóa chất bảo quản không cho phép hoặc vượt quá ngưỡng cho phép đều có nguy cơ bị ngộ độc, nặng sẽ bị ngộ độc cấp tính, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày sẽ bị ngộ độc mãn tính.


TS NGUYỄN ĐĂNG NGHĨA

(Trung tâm Nghiên cứu đất - phân bón & môi trường phía Nam)






<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2011 23:28:48 bởi Phù Vân >
#183
    dohop 05.08.2011 10:24:43 (permalink)
    0


     
     
    LÂM NGÔ - CHƯƠNG MƯỜI MỘT







    Chú thích:

     
    Bát Đản Mắc Quải Tàu Lư = Flibbertigibbet, trong truyện vua Lia, là một trong năm con quỷ hay thằng quỷ mà Thông Điên (Tom o' Bedlam) nói là hắn đang bị ám. Flibbertigibbet ám chỉ âm thanh của một câu nói, một lời đồn tía lia vô nghĩa
    Bít Thồ = Ban nhạc nổi tiếng của Anh, The Beatles.
    Bô Dô = Bozo, một vai hề rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, nhất là trong thập niên 1960.
    Chao = Sông Chao, Charles River.
    Đổ Mộ = Modo
    Đức Gia = Edgar, một nhân vật trong King Lear, William Shakespere
    Hồ Mả = Mahu
    Hồ Vẹo = hovel, túp lều, căn nhà tồi tàn.
    Nữ Thánh Y Ly Sa Bách = St. Elizabeth
    Tỉnh Phố = Provincetown, một địa danh ở Hoa Kỳ.





    (Chương 11)
     
     
    Đả tới ngày tụi tui phải đóng kịch trong lớp học của Gíao Sư Bùi Vịt Quác tại Há-Vợt. Cái cảnh mà tụi tui phải đóng là lúc Vua Lia và tên khùng của ổng phải đi ra ngoài, tới một cái bải hoang dống như cái đầm lầy hay đồng ruộng bỏ trống, một cơn dông ụp tới và mọi ngừi cùng chạy dô một cái liều tồi tàn gọi là cái “Hồ Vẹo”
     
     
    Bên trong cái hồ vẹo này có một người đàn ông khùng tên là Thông Điên của thành Bích Lâm đang cư ngụ, thực ra đây là một nhân vật tên là Đức Gia, ổng dả dạng làm một tên khùng bởi dì ổng bị một ông anh mất dại lợi dụng. Ngoài ra, ông dua vào lút này đả điên hoàng toàn và Đức Gia củng giả bộ điên luôn, và cái anh khờ thì dỉ nhiên là có nhửng cử chỉ như… một tên khờ. Vai của tui đóng là Bá Tước thành Cáo Sỉ, là tía của Đức Gia, và là người thuộc cái loại hổng có cong cong goẹo goẹo như mấy tên khỉ khác.
     
     
    Giáo sư Bùi Vịt Quạc bày biệng cái mền củ hay cái khỉ gì đó để cho giống cái nhà tồi tàn hồ vẹo, dà ổng có cái gì đó dống như cái mái thổi làm ra tiếng giống như mưa dông – một cái goạt điện bự dới mấy cái kẹp phơi quần áo kẹp mấy miến dấy dô cắnh quạc. Dù sao đi nửa, Hà Đình Tân đang đi tới, trong vai dua Lia đang mặc bao bố và đầu hắn thì đội cái rổ. Cô gái đóng vai anh khờ kiếm đâu đó được bộ đồ khờ, với cái nón lửi trai có cột nhiều cái chuông, cổ củng kiếm đâu ra được đôi dày dài thòn, mủi dày thì cuốn cong lên y như của tụi Ả Rập. Cái tên thủ vai Thông Điên thành Bích Lâm kiếm đâu ra được bộ tóc giả kiểu bang nhạc Bít Thồ và quần áo củ từ thùng rác nào đó, hắn củng dùng đất sình để sơn cái mặc của hắn. Ai củng làm diệc hết xức là ngiêm chỉnh.
     
     
    Có lẻ tui đẹp chai nhức trong đám, bởi dì Duyên đả dành thời giang may cho tui một trang phục từ khăn trải dường và tui mặc cái áo gối giống như cái tả của em bé, Duyên còn làm cho tui một cái khăng choàng hiệp sỉ bằng miếng khăn trải bàng, dống như siêu nhân súp-bờ man hay bận.
     
     
    Dù sao đi nửa, Giáo sư Vịt Quạc Quạc đả mở cái máy làm gió của ổng và kiêu tụi tui bắc đầu từ trang 12, khi mà Thông Điên đang kể dìa chiện buồn của hắn.
     
     
    “Xin hảy ban chút bố thí cho tại hạ là Thông Điên, kẻ đang bị quấy nhỉu bởi một quỷ sa tăng thiệc là kinh tởm.” Thông Điên nói.
     
     
    Và Vua Lia nói, “Cái gì? Có phải các con gái của hắn đả làm cho hắn rơi dô cái hoàng cảnh này hông? Ngươi hổng còn cái dì sao? Ngưi đả cho hết tất cả rồi sao?”
     
     
    Và tên khùng nói, “Hông, hắn còn một tấm chăn, nếu không thì tất cả chúng ta điều bị xấu hổ.”
     
     
    Mấy cái khỉ này kéo dài một hồi, rồi tên khùng nói, “Màn điêm lạnh lẻo như thế này sẻ biến chúng ta thành kẻ khùng và kẻ điên.”
     
     
    Và tên khùng đả đúng thiệc trong câu nói này.
     
     
    Ngay chóc lúc này, tui phải xách một ngọn đuốt và phải đi dô cái Hồ Vẹo, ông giáo Quạc đả mượn cây đuốc từ phân khoa kịch nghệ. Tên khùng hô lên, “Hãy nhìn xem! Một ngọn lửa đang đi tới!” Giáo vịt Quạc quạc châm ngọn đuốc cho tui và tui đi dô phòng và đi dô cái Hồ Vẹo.
     
     
    “Đây là tên quỷ hôi hám Bát Đản Mắc Quải Tàu Lư,” Thông Điên thành Bích Lâm nói.
     
     
    “Tên đó là dì dậy?” Nhà vua hỏi.
     
     
    Và tui nói, “Tạo sao nhà ngưi lại ở đó? Nhà ngươi ghúy danh là chi?” Thông điên nói là hắn chỉ là “Thông, một kẻ đáng thương ăn ết nhái đang bơi, cóc ểnh ương đang nhải, nòng nọc đang guậy, và các lòi lưởng thê…” và hết đám rác rưởi tầm bậy tàm bạ dì đó, và tui phải dả bộ bất thình lìn nhận diện ra nhà vua, và nói:
     
     
    “Ối trời! Ngài hổng còn người đồng hành nào tốt hơn sao?”
     
     
    Và Thông điên, hắn trả lời, “Hoàng tử của bóng tối là một người hào goa phong nhỉ – tên là Đổ Mộ, và Hồ Mả.”
     
     
    Bây giờ, cái máy làm gió đang thổi thiệc là mạnh, và tui nghỉ là Giáo Sư Dịt Quạc Quạc đả hổng có nghỉ ra là tui cao hơn hai thước khi thằng chả làm cái chòi Hồ Vẹo này, bởi dì cái cây đuốc tui đang cầm đả đụng cái trần của cái chòi rồi.
     
     
    Thông Điên, đúng ra hắn phải nói, “Kẻ hèn tội nghiệp này đang bị cảm lạnh,” nhưng hắn lại nói, “Coi chừng cây đuốc!”
     
     
    Tui nhìn dô cuốn sách coi cái câu đó nằm ở chổ nào, rồi Hà Đình Tân nói dới tui, “Cẩn thậng dới cái cây đuốc, cái đồ ngốc!” và tui nói lại dới hắn là, “Ít nhức có lần trong đời tui, tui đả hổng có ngu – Nhà ngưi mới chính là tên ngốc!” Và bất thình lìn, cái mái nhà chòi bị bắc lửa cháy và rớt dô cái đầu tóc giả Bít Thồ của Thông Điên làm cho nó cháy luôn.
     
     
    “Làm ơn tắc cái máy làm gió cô hồn đó đi!” người nào đó la lên, nhưng đả quá trể.  Tấc cả điều bị cháy bừng lên!
     
     
    Thông Điên la ó ỏm tỏi, còn Vua Lia thì cởi cái rổ trên đầu ổng rồi đập nó dô đầu của Thông Điên để dập tắc ngọn lửa.  Người ta nhảy tùm lum chung quanh và ho sặc sụa và chưởi thề om xòm, còn cô gái đóng dai thằng khờ thì bị nổi cơn kích động rít lên và khóc lớn, “Tấc cả chúng ta sẻ bị chết hết!” Trong một vài dây đồng hồ, điều cổ nói có vẻ hổng có sai lắm.
     
     
    Tui nhình phía sau tui, và trời sập niếu cái khăng choàng hiệp sỉ của tui hổng bị cháy, bởi dậy, tui  tống cái cửa sổ mở bung rồi đưa tay ôm cô gái khùng ở bụng rồi nhảy qua cửa xổ.  Đây chỉ là cánh cửa sổ ở lầu hai và có một cái bụi rậm rạp ở dưới đó đở lấy tụi tui, nhưng vì là dờ ăn trưa nên có hàng trăm ngừi lẩn guẩn ở sân.  Và tụi tui đáp xuống đó cùng bốc lửa và bốc khói.
     
     
    Khói đen tuông ra từ cái cửa sổ đả mở của lớp học, và bất thình lình Giáo Sư Vịt Quạc quạc lú đầu ra cửa sổ nhìn chung quănh và quạc quạc như con dịt, ổng đưa tay ra và rung nắm đấm, mặc ổng toàng là bụi khói đen.
     
     
    “Lâm, địc mẹ mày ngốc như con kẹt – ngu như cái lổ đích!  Mày phải trả dá đắc cho cái dụ này!”  Cô Khùng bây giờ bò lom khom trên đất, khóc lóc và  vặng dẹo hai bàn tay nhưn cổ có vẻ hổng sao – chỉ có bị đen ở dài chổ bên ngoài thui  – và vì dậy, tui chẩu thiệc lẹ – tui  dọt qua cái sân thiệc là nhanh, cái khăng choàng của tui vẩn còn cháy, và khói vẩn xì ra sau tui. Tui chạy liên tục hổng nghỉ  cho tới khi tui dìa tới nhà, và khi tui vô được căng chung cư, Duyên nói, “Anh Lâm, vở goạc cảnh của anh thế nào rùi? Em cá là anh đả đóng kịch thật tiệt dời!”  Nhưng rồi mặc cô ta có vẻ hơi ngộ ngỉnh. “Mà anh Lâm nè, anh có ngửi được cái mùi khéc khéc như là cháy ở đâu đó hông?” Duyên hỏi.
     
     
    “Đó là câu chiện khá dài,” tui nói.
     
     
    Dù sao đi nửa, sau cái dụ đó tui hổng còn dự cái lốp “Vai Trò của Tên Ngốc trong Văn Chương Thế Giới” nửa, bởi dì tui đả thấy quá đủ rồi. Nhưng bởi dì mổi tối, tui và Duyên chơi nhạc dới Bang Nhạc Trứng Nức, tụi tui chịch nhau suốt ngày dài, rồi đi dạo và pic-nic ở bờ sông Chao, và tụi tui như đang sống ở thiên đàng. Duyên đả sáng tác ra một bảng nhạc thiệc mềm mại và dể thương tên là “Yêu Em thiệc Lâu, thiệc Mạnh, thiệc Nhanh,” và tui chơi củng cở 5 phúc ác-mô-ni-ca cho bài này. Mùa Xuân đả qua thiệc tiệt vời và tới mùa Hè tụi tui xuống Nủ Ướt để làm băng nhạc cho ông Phi Bình Tiên, và mấy tuần sau nửa, ổng gọi điện thọi cho tụi tui và nói tụi tui sắp sửa có bộ sưu tập âm nhạc. Hổng bao lâu sau đó, ai củng kiêu tụi tui tới chơi nhạc ở thành phố của họ, và tụi tui có được một số tiền lớn từ ông Phi Bình Tiên, rồi tụi mua một chiếc se buyết thiệc là bự trong đó có giườn, tủ và đủ thứ khỉ trong đó và tụi tui đi du lịch thỏi mái dới chiếc se này.
     
     
    Rồi có một chiện nửa xảy ra trong thời kỳ này và có một vai trò lớn trong cuộc sống của tui. Một điêm, sau khi chơi xong màng một ở Câu Lạc Bộ Chồn Nọc, thằng Mưu, tay trống của ban nhạc Trứng Nức đưa tui ra một chổ vắng và nói, “Lâm, mày thiệc là đàng hoàng và đứng đắng đủ thứ, nhưng mà có cái này tao muốn mày thử và tao nghỉ là nó sẻ làm mày chơi ác-mô-ni-ca hay hơn nửa.”
     
     
    Tui mới hỏi cái dì dậy, và thằng Mưu nói, “Đây nè,” và nó đưa tui một điếu thuốc lá nhỏ. Tui mới nói dới nó là tui hổng húc thuốc, và cám ơn nó, nhưng thằng Mưu nói, “Lâm, cái này hổng phải là điếu thuốc bình thường. Nó có cái dì bên trỏng làm cho chưng trời mở rộng, làm tâm hồn mày mở cửa.”
     
     
    Tui nói dới thằng Mưu là tui hổng chắc là tui cần mở rộng chưng trời hay tâm hồn dì ráo trọi, nhưng mà nó có dẻ như cứ nài nỉ goài. “Ít ra mày củng thử một chúc chứ,” nó nói, và tui nghỉ một chúc rồi kết lựng là một điếu thuốc nhỏ hổng có chết thằng thằng Tây thằng Tàu nào hết, nên tui đả húc thử.
     
     
    Và, cho phép tui nói điều này: Chân trời và tâm hồn của tui thực sự đả rộng mở ra.
     
    Mọi thứ có dẻ chậm suống và tươi đẹp, hồng hào sáng chói. Cái phần hai của bang nhạc mà tụi tui chơi tối hôm đó đúng là lần chơi hay nhức trong đời tui, giống như tui đả nghe được hết các nốt nhạc một trăm lần, khi tui chơi ác-mô-ni-ca dới nó, và sau đó, thằng Mưu tới tui và nói, “Lâm, nếu mày thấy cái đó tốt – mày dùng nó khi chịch đi!”
     
     
    Tui nghe lời thằng Mưu và làm thử, và nó cũng đả nói hổng sai tí nào dìa chiện đó. Tui dùng một phần tiền để mua thứ khỉ đó cho tui, và rồi hổng bao lâu, trước khi mà tui phát hiện ra thì tui đả húc thứ khỉ đó mổi ngày. Cái vấn đề di nhức là, sau một thời giang cái khỉ đó làm tui mổi ngày mổi ngu hơn hay sao đó. Và mới thức dậy vào buổi sáng, tui đả “phi” một điếu rồi, hình như là ngừi ta gọi nó là “xì ke” hay ma tí ma tàu, đại lọi như dậy, và tui nằm ở đó xuốc ngày cho tới lúc phải đi chơi nhạc mới ngồi dậy. Thời dan đầu Duyên hổng nói dì hết, bởi dì tui biếc là cô nàng củng đả kéo một vài hơi cái khỉ này, nhưng rồi một hôm nàng nói dới tui, “Anh Lâm, anh hổng nghỉ là anh hít cái khỉ đó quá nhiều hay sao?”
     
     
    “Anh hổng biếc,” tui nói, “bao nhiêu mới là góa nhiều?”  Và Duyên nói, “Hít như anh bây giờ là góa nhiều rồi đó.”
     
     
    Nhưng mà tui đả hổng muốn ngưng. Dù sao, thứ khỉ này làm cho tất cả những lo lắng của tui đi đâu mấc, mặc dù thực sự là tui củng hổng có dì để phải lo lắng nhiều hết. Buổi tối, tui ra ngoài trong lúc bang nhạc nghỉ dải lao ở Câu Lạc Bộ Chồn Nọc và tui ngồi trong đường hẻm ròi nhìn lên bầu trời với sao đêm. Nhưng mà niếu trời hổng có ngôi sao nào, tui dẩn cứ nhìn, và một điêm, Duyên ra ngoài và thấy tui đang nhìn lên trời ngắm trời mưa.
     
     
    “Anh Lâm, anh phải chấm dứt diệc hít cái khỉ đó,” Duyên nói. “Em đang lo lắng dìa anh, bởi dì anh hổng chịu làm cái dì hết mà cứ chơi và nằm suốt ngày.  Như dậy hổng có lành mạnh chúc nào. Em ngỉ là anh cần trốn khỏi chổ này một thời giang. Bang nhạc hổng có chương trình gì hết ở Tỉnh Phố kể từ ngày mai, nên em nghỉ là tụi mình nên đi đâu đó để nghỉ mát. Hay là mình đi tới miền núi đi.”
     
     
    Tui gậc đầu. Nhưng ngay tui còn hổng rỏ là mình có nghe hết Duyên nói cái dì hông nửa.
     
     
    Rồi thì tối hôm sau ở Tỉnh Phố, tui ra cửa phía sau hậu trường để đi ra ngoài hút một điếu khỉ đó. Tui ngồi đó một mình hổng quậy phá ai hết khi có hai cô gái đi tới. Một trong hai cô nói, “Ơ nè, có phải anh là cái tay chơi Khẩu Cầm của Bang nhạc Trứng Nức hông?”
     
     
    Tui gậc đầu, rồi cô gái đó thả ngừi dô lòng tui. Cô gái kia thì cười diên rồi la éc éc như heo theo kiểu “cô gái vót chồng” rùi bất thình lình cổ tự cởi chiếc áo đầm của cổ ra. Rồi cô trước rán mở cái phạc-ma-xi của cái guần của tui, cùng lúc cổ kéo váy của cổ lên, còn tui thì cứ ngồi ở đó một cách ngớ ngẩn như là bù đốp mới dô Nam. Bấc thình lìn, cái cửa sân khấu mở bung ra dà Duyên kiêu lên, “Anh Lâm ơi, tới lúc anh…”  và Duyên ngưng ngang trong một dây rồi nói, “Ồ… điếu mẹ,” rùi đóng cái cửa nghe cái rầm.
     
     
    Tui nhải tửng lên làm cái cô gái trên đùi tui té xuốn đấc, còn cô gái kia thì chửi thề om xòm, nhưng khi tui dô trong thì Duyên đang dựa vào tường khóc. Tui đi tới Duyên nhưng cổ nói, “Đừng tới gần tui, cái đầu kức thấp hèn! Đàn ông mấy anh điều dống nhau, điều là chó và kức… và mấy thứ như dậy – mấy anh hổng có biếc nể ai hết!”
     
     
    Chưa bao dờ tui cảm thấy tệ hại như dậy.  Tui hổng còn nhớ cái màn chót tụi tui trình diển. Duyên đi tới phần trước của xe buyết trên chiến xe trở dìa và hổng thèm nói dới tui tiếng nào. Tối hôm đó, Duyên ngủ trên cái ghế dài dà sáng hôm sau, Duyên nói là có lẻ tui đả tới lúc tự kiếm chổ ở riêng được rồi. Và vì dậy, sáng hôm sau tui gom đồ khỉ của tui và rời tổ ấm.  Đầu của tui thiệc nặng nề và ủ dột. Tui hổng có cách nào dải thích dì hết cho Duyên nghe. Và tui bị quăn ra ngoài một lần nửa.
     
     
    Duyên, cô nàng dời đi chổ khác ở sau chiện đó.  Tui hỏi lòng dòng, nhưng hổng ai biết Duyên ở đâu.  Thằng Mưu nói là tui có thể đóng đô tạm ở chổ nó cho tới khi tui kiếm được chổ ở, nhưng đó là một thời giang cô đơn khủng khiếp.  Bởi dì Bang nhạc hổng có chơi cái gì trong lúc này, tui hổng có cái dì để làm, và tui nghỉ đến Má, có lẻ đả tới lúc tui nên dìa nhà thăm Má, hay là bắc đầu cái thương nghịp đánh tôm dưới chổ quê của thằng Bửu.  Có lẻ tui hổng có số làm một ngôi sao Rock an’ Roll. Dù sao đi nửa, tui nghỉ, có lẻ, tui hổng là cái đét dì hết ngoài một thằng ngốc đần độn dụng dề.
     
     
    Nhưng rồi một hôm, thằng Mưu trở dìa nhà nói là nó dừa tới cái cái tiệm uốn tóc ở góc đường coi tin tức trên TV thì thấy hổng ai khác hơn là Mỷ Duyên trên TV.
     
     
    Cổ đả xuốn Hoa Thịnh Đốn, nó nói, và đang diển hành trong một đám đông thiệc là bự, phản đối Chiến Tranh Việt Nam, thằn Mưu còn nói nó hổng hiểu tại sao cô nàng lẩng quẩn dới cái đống kức đó thay dì phải ở trên đây để kiếm tiền cho bang nhạc.
     
     
    Tui nói tui phải đi gặp Duyên, và thằng Mưu nói, “Ừ, mày coi thử coi mày có đem con nhỏ đó trở lại đây được hông.”  Nó nói là nó biếc nơi mà Duyên có thể trú ngụ, bởi dì có cái cái đám từ Bót Tân đang tới ở một cái chung cư ở Hoa Thịnh Đốn để biểu tình chống chiến tranh Việt Nam.
     
     
    Tui gom hết thứ khỉ của tui – tất cả nhửng thứ thuộc dìa tui – và tui cám ơn thằng Mưu, và rồi tui lên đường. Có trở lại đây hay hông, tui hổng biếc.
     
     
    Khi tui xuống tới Hoa Thịnh Đốn, mọi thứ như cái đám rác. Có cảnh sác ở mọi nơi và người ta la hét om xòm trên đường và quăng đồ quăng đạc như một đám nổi loạn. Cảnh sác lấy gậy bằng mủ đập dô đầu mấy thằng quăng đồ, nhưng mà hổng có con chó Tào nào ở đây để cho ngừi ta ăn bánh chưn bánh giày hết, và tình hình có dẻ như hổng ai kỉêm xoát nổi.
     
     
    Tui kiếm cái địa chỉ của cái chổ mà Duyên có thể đang ở, và tui tới đó, nhưng hổng có ai ở nhà hết.  Tui chờ ở bậc cửa hết nguyên ngày, rồi thì, khoẳng 9 giờ tối, một chiếc xe ngừng ở đó và một vài ngừi ra khỏi xe, và Duyên kìa!
     
     
    Tui đứng dậy từ bực thiềm, và đi dìa phía Duyên, nhưng cô nàng goay ngừi lại rồi chạy ngược dô xe. Mấy ngừi trong xe, hai thanh niên và một cô gái, họ hổng biếc phải làm dì hết, hổng biếc tui là ai, nhưng lúc đó, một người trong đám đó nói, “Anh coi nè, tui hổng có guậy cổ lúc này làm chi – cổ đang rấc buồn bực.” Tui mới hỏi tại sao, và tên thanh niên này đưa tui ra một chổ khác rồi nói dới tui điều này:
     
     
    Duyên chỉ mới ra tù. Cổ mới bị bắc ngày hổm trước, và ở nguyên một điêm trong nhà tù phụ nử, và sáng hôm nay, trước khi họ có thể bảo lảnh cổ ra ngoài, mấy ngừi trong tù nói là cổ có thể có chí hay cái dì đó trên đầu bởi dì tóc của cổ dài quá, hay đại lọi như dậy, và bởi dậy, ngừi ta đả cạo đầu cổ. Duyên hổng còn một cộng tóc.
     
     
    Rồi thì, tui đoán là Duyên hổng muốn gặp tui dới cái đầu như dậy, bởi dì cổ đả chạy dô băng ghế sau rồi nằm xuốn. Bởi dậy, tui bò dưới đấc để mà khỏi thấy Duyên qua cửa kiếng xe hơi, và tui nói, “Duyên – anh đây mà, Lâm đây mà.”
     
     
    Duyên hổng nói dì hết, nên tui bắc đầu nói dới cổ là tui rất hối tiếc dìa chiện đả xải ra, và tui xin lổi. Tui nói dới Duyên là tui hổng hút thứ khỉ đó nửa, và tui củng sẻ hổng chơi trong bang nhạc đó nửa bởi dì tấc cả các cám dổ trong bang nhạc. Và tui chia buồn Duyên dìa dụ cái mái tóc của cổ. Rồi tui bò lại tới bực thiềm, nơi mấy cái thứ khỉ của tui ở đó, rồi tui nhìn dô cái túi ba lô dải của tui và tui tìm thấy cái nón lính củ của tui, rồi tui bò ra xe lại rồi gắn cái nón lên một khúc cây rồi chọt nó dô cửa xe. Duyên lấy cái nón, rồi đội lên đầu và cô nàng ra khỏi xe, rồi nói, “Đứng lên đi, đừng có bò nửa anh hề Bô Dô, dô nhà đi.”
     
     
    Tụi tui ngồi nói chiện một hồi, và mấy ngừi khác thì đang hút ma túy ma tàu dì đó và uống bia, nhưng tui hổng hút và hổng uống.  Bọn họ bàng dìa chiện họ sẻ làm trong ngày mai, đó là một cuộc bỉu tình lớn ở tòa nhà Cạp Thồ, nơi đó, một đám cựu chiến binh chiến tranh Việt Nam sẻ cởi guân chương ra rồi liệng nó lên bậc thang của tòa nhà Cạp Thồ.
     
     
    Dà Duyên bấc thình lìn nói, “Tụi bay có biếc anh Lâm có Huân Chương Danh Dự của Quốc Hội hông?” Và mọi ngừi nhìn tui trong im lặng hoàng toàn, rồi họ nhìn nhau, rồi một ngừi nói, “Giê Su, lạy Chúa Tôi, Chúa dừa mới gửi cho tụi mình một món gòa!”
     
     
    Rồi thì, sáng hôm sau, Duyên dô phòng khách nơi mà tui ngủ trên cái ghế dài và nói, “Anh Lâm, em muốn anh đi dới tụi em hôm nay, và em muốn anh mặc Quân phục của anh.”  Khi tui hỏi tại sao, cô nàng nói, “Bởi dì anh sẻ làm một cái gì đó để chấm dức mọi đau khổ ở Việt Nam.” Bởi dậy, tui mặc đồ lính của tui, và Duyên trở lại dới một đống dây sích cổ mua ở tiệm đồ sắc, rồi nói, “Anh Lâm, anh guấn mấy cái này goanh ngừi anh đi.”
     
     
    Tui mới hỏi tại sao nửa, nhưng cổ nói, “Anh cứ làm đi, lác nửa anh sẻ biết. Anh muốn em dui phải hông?”
     
     
    Và như dậy, tụi tui lên đường, tui trong guân phục dới cái đám dây xít, dới Duyên và cái đám còn lại. Đó là một ngày sáng trong và tụi tui tới tòa nhà Cạp Thồ, có cả đám cái bang râu ria bù xù đang ở đó cùng dới máy quay phim, máy chụp hình, và toàn bộ cảnh xác trên thế dới. Cái đám ngừi đó ca hác nghe như “như có tên khùng trong nhà thương” nửa, dà la hét và đưa mấy ngón tay làm dấu chửi thề tục tỉu dô đám cảnh xác. Sau một hồi, tui thấy mấy tên khác mặc quân phục đi chung dới nhao, từng ngừi một, họ bắc đầu đi tới thiệc gần bực thang của nhà Cạp Thồ rồi họ tháo guân chương ra rồi quăng chúng.  Một vài ngừi ngồi trên xe lăng , một số ngừi đi khập khển và có mấy ngừi bị mấc chưng mấc tay. Một vài ngừi chỉ thảy nhẹ huân chương lên bực, nhưng mấy đứa khác thì goăng thiệc là mạnh. Ai đó dỗ dô vai tui rồi nói tới lượt tui rồi. Tui quay lại nhìn Duyên, và cô nàng gậc đầu, bởi dậy, tui đi thẳng tới đó.
     
     
    Mọi thứ trở nên im lặn, rồi ai đó dùng cái ô-pạc-lơ giới thiệu tên tui, và nói là tui sẻ dục cái Guân Chương Danh Dự do Quốc Hội trao tặng, như là một cử chỉ biểu lộ sự ủn hộ diệc chấm dứt Chiến Tranh Việt Nam. Ai củng goang hô và dổ tay, và tui thấy mấy cái guân chương đang nằm trên bậc thang. Trên cao, trên cái vòm nhà Cạp Thồ, có một đám người nhỏ síu đang đứng chung quanh, có hai cảnh xát và có mấy ông đang mặc bộ đồ câm lê. Rồi thì, tui nghỉ là tui phải làm hết xức tui, cho nên tui tháo cái huâng chương ra rồi nhìn nó trong một dây, và tui nghỉ tới thằng Bửu, nghỉ tới các chiến hửu, tới ông Dân, và tui hổng biết, có cái dì đó dâng lên trong tui, nhưng mà tui phải quăng cái huân chương của tui đi, bởi dậy, tui lấy trớn rùi ném nó đi thiệc là mạnh. Khoảng 2 dây sau, một trong mấy tên mặc vét tông hay côm bờ lê dì đó ở trên cao trên vòm nhà Cạp Thồ bị té bậc ngửa. Thiệt là xui, tui liệng cái đó quá xa và góa mạnh nên nó bay trúng dô đầu ông này.
     
     
    Và mọi thứ trở nên lộn sộn như địa ngục hỏa lò. Cảnh xát xông dô đám đông và ngừi ta la hét om xòm đủ thứ, rồi hơi cay xì ra, và bấc thình lìn, 5, 6 cảnh xát nhảy tới vồ lấy tui và bắc đầu guất tui dới mấy cây ba-ton. Một đám cảnh sác nửa ào tới, và điều kế, bạn biết hông, tui bị còng tay và bị quăn dô cái xe thùng của cảnh sác và tui bị câu dô tù.
     
     
    Tui ở trong tù xuốt một điêm dài, và sáng hôm sau, ngừi ta tới đưa tui tới trước mặt một ông thẩm pháng. Tui đả tới chổ này rồi.
     
     
    Ngừi nào đó nói dới quang tòa là tui bị buộc tội “hành hung dới một vủ khí nghuy hiểm – một cái huâng chương – và đả kháng cự lại cảnh sác khi bị bắt,” và nhiều thứ nửa, rồi đưa ổng một tờ dấy.  “Ông Lâm,” ông tòa nói, “ông có biếc là ông đả đả thương dô đầu Thư Ký Thượng Viện Hoa Kỳ bằng cái huân chương của ông hông?”
     
     
    Tui hổng nói dì hết, nhưng mà tui thấy có dẻ như lần này tui đang bị ở trong tình trạng nghuy kịch rồi.
     
     
    “Ông Lâm,” ông thẩm phán nói, “Tui hông biết tại sao một ngừi có tầm vóc như ông, một ngừi đã từng phục dụ thiệc tốt cho đất nước này lại có thể trà trộn dô cái đám thuộc loại ăng không ngồi để liệng guân chương, nhưng mà tui sẻ nói cho ông nghe, tui sẻ ra lịnh cho ông được ở trong nhà thương điên 30 ngày để ngừi ta coi xem ông có bị bịnh tâm thần hông, để coi ngừi ta có thể hiểu nổi tại sao ông đả làm một chiện ngu ngốc tới như dậy.”
     
     
    Ngừi ta đưa tui trở dìa khám sau đó, và sau một hồi lâu, ngừi ta tống tui dô một chiếc xe tải bự rồi đưa tui tới bệnh viện tâm thần Nữ Thánh Y Ly Sa Bách.
     
     
    Cuối cùng, tui đả được “Xử Lý.”
     
     (Hết chương 11)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2011 15:19:15 bởi Ct.Ly >
    #184
      Phù vân 05.08.2011 10:24:54 (permalink)
      0

      Trích đoạn: Huyền Băng

      Chào ông chủ vườn Tri âm,

      HB tui hỏng ngờ lại được cái "ân hận" xí quên hân hạnh được ông phổ bài thơ ước muốn của tui thành dân... dã ca.

      Hy vọng tui sẽ nổi đình nổi đám sau khi được mọi người chia sẻ ý tưởng qua Ước muốn với giọng ca đương lên của ông.

      Merci cái đùng nha!








      Phù Vân tui nghĩ là chiện ƯỚC MUỐN này hỏng phải là của riêng HuyềnBăng Thái Thái nên OngLynh thấy tỷ vô thăm CLB , ổng mừng MUỐN ƯỚT lun đi !
      Chắc là cảm động đậy dí bạn hiền dị mừ !
      Thấy ổng bị mí đứa nhỏ mè nheo wá tụi ngịp ghê !
      Ổng có nhờ tui nhắn dí chị là đi chợ mừ gặp CÁI ROI MÂY nào tốt mừ bán giá bèo nhớ mua dùm một cái bự chàm wàm cho ổng á !
      Tui có gởi tiền cho Công tử Lỳ nhờ mua ROI rùi nhen chị !
      Coi chừng giả nhím đi mua chè đậu đỏ bánh lọt bao thằng Tóc lun á !
      E hèm ! dạo này sao tui thấy mấy con dê lòng dòng ở xóm con Thơ wá chòi nhen !
      Cái xóm nhà lá đó là lun lun lộn xộn hà
      Nhớ để mắt dô chúc híu hen !
      Tháng Bảy hay bị mưa ngâu ướt nhẹp lắm à !

      Nhớ khi nào wởn wởn mò dô chơi nhen tỷ !

      dzui dzẻ hén HB !
      <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2011 11:21:29 bởi Phù Vân >
      #185
        Ct.Ly 05.08.2011 15:22:49 (permalink)
        #186
          dzuylynh 05.08.2011 15:26:52 (permalink)
          0






          http://www.box.net/shared/fahdo96ooagd95zmox4e

          THÓANG NHỚ MONG MANH

          Album Lệ Tým _ thơ Phương Vy . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

          Half Moon Bay August 4.2011




          Một chút hồn nhiên, một chút buồn

          Ánh trên đôi mắt bóng sầu vương

          Suối mây chải xoã ôm vai nhỏ

          Vành nón nghiêng che phủ dáng thương

          Bóng ngả em về chênh chếch nắng

          Hồn mơ anh đến lập lờ sương

          Bâng khuâng tự hỏi... ai mong đợi ?

          Thoáng nhớ mong manh… dạ chớm buồn!


          Phương Vy
          24.7.2011
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2011 22:19:56 bởi dzuylynh >
          #187
            Phù vân 05.08.2011 22:56:10 (permalink)
            0
            ĐỌC BÁO GIÙM BẠN - GIẢI TRÍ CUỐI TUẦN

            " GIỐNG SÓI SĂN CHO DÙ ĐÃ THUẦN HOÁ , BẢN NĂNG VÀ THÚ TÍNH CỦA NÓ LÀ VẪN LUÔN CẤU XÉ VÀ ĂN THỊT ĐỒNG LOẠI , NHƯNG LÚC NÀO CŨNG PHẢI CỤP ĐUÔI TRƯỚC CHỦ NHÂN CỦA CHÚNG."
            ( Thao Thú Sư Lâm Ngố )


                                           
                                                ẢNH ĐẸP QUÊ HƯƠNG _  BÁNH GIÀY BÁNH CHƯN
            ....


            Chính phủ Pháp ở Đông Dương có liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa trong giai đoạn 1909 – 1945 hay không?

            Giáo sư Li Jinmin, Trường Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Hạ Môn trong bài viếtNguồn gốc và sự tranh cãi đang diễn ra về vấn đề Biển Đông” đăng trên “Beijing Review” (1/8/2011) đã nhận xét: ‘Pháp đã không kiểm soát quần đảo Nam Sa sau chiến tranh thế giới thứ II. Hơn nữa, không có tài liệu chứng minh việc chuyển giao giữa Pháp và Việt Nam. Ngoài ra, Việt Nam thừa nhận quần đảo Nam Sa và quần đảo Tây Sa là lãnh thổ Trung Quốc trong quá khứ. Vì vậy, dựa trên nguyên tắc estoppel của luật pháp quốc tế, chính phủ Việt Nam hiện nay nên tuân theo ghi nhận trước đó’ (*).

            Lịch sử tranh chấp 2 quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đối với ViệtNamcủa Trung Quốc có đúng như thế không?Bài viết này đã có chỉnh sửa, bổ sung thêm tư liệu nhằm phản bác lại quan điểm sai trái và hàm hồ của Giáo sư Li Jinmin.
            Đinh Kim Phúc
            “Hoàng Sa là một quần đảo thuộc về An Nam”
            (Les Lettres étudiantes et curieuses – Tập 3 trang 38,
            nhà xuất bản văn học Panthéon, năm 1843)
            ————–




            Bản đồ khu vực Đông Nam Á do Jean Baptiste Nolin hoàn thành năm 1687 (Nguồn: Bản đồ ký hiệu C.C. 1144.A lưu trữ tại Thư viện quốc gia Bồ Đào Nha)




            Khu vực quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa được ghi chú là: Baixos de Chapar de Pulls Scir (Tạm dịch: Bãi cát Champa là Bãi Đá Ngầm) nằm trong Vịnh Cochin Chine (Golfe de la Cochin Chine)Khi nhắc đến hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, người Pháp đã nhận xét:“Quần đảo Hoàng sa gồm những đảo nổi tiếng trong biên niên sử hàng hải qua chuyện mắc cạn của tàu “l’Amphirite”, chiếc tàu đầu tiên của Pháp dưới thời vua Louis XIV, đi từ Pháp qua Trung Quốc (1698).Quần đảo nhỏ này có vị trí ở khoảng vĩ độ giữa Huế và Đà nẵng, chia làm hai nhóm: nhóm Croissant (Trăng Khuyết), ở gần bán đảo Đông Dương nhất, và nhóm l’Amphitrite (An Vĩnh), xa về phía Đông. Vị trí địa lý của quần đảo không ra ngoài phạm vi lãnh thổ của vua An Nam, Gia Long, đã đặt chủ quyền từ năm 1806.Nhóm Trường Sa, được biết dưới tên nhóm đảo Tempête (Bão Tố) nằm ở vị trí mà phần lớn thuộc Đông Dương, cùng vĩ độ của quần đảo Côn lôn. Một nhóm khoảng 14 đảo, Trường Sa trải rộng ở phía đông nam của Paradang, phía nam của Hoàng Sa, 594 dặm về phía nam đảo Hải Nam. Các đảo này có nhiều đảo san hô, là nơi trú ẩn của vô số chim biển; là một vị trí tuyệt vời cho thủy phi cơ trong vùng Đông Nam Á, nằm giữa khoảng cách giữa bán đảo Đông Dương và Bornéo” [1].Cho đến trước năm 1909, thế giới đã chứng kiến một sự kiện chưa từng có tiền lệ: quân đội của một nước da vàng đánh thắng quân đội của một nước da trắng. Đó là cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905).Đây là một thắng lợi đầu tiên của một nước châu Á trước một cường quốc châu Âu trong thời kỳ hiện đại. Uy thế của Nhật Bản tăng lên nhanh chóng và bắt đầu được coi là một cường quốc đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa Đại Đông Á đang trên đà thẳng tiến.Trước đó, trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1894-1895) và chiến thắng cũng đứng về phía Nhật Bản nên đã làm cho giới lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ thức tỉnh, họ bắt đầu coi trọng đại dương và chiến lược hướng ra đại dương cũng bắt đầu từ đó. Và phươngNamvẫn là hướng bành trướng truyền thống của các nhà nước phương Bắc.




            Bản đồ Trung Quốc năm 1910 (thời Nhà Thanh)[Bản đồ rõ ràng không phải của Trung Quốc mà do người phương Tây vẽ về thời nhà Thanh, Trung Quốc vào năm 1910 AD, một năm sau chủ quyền của Trung Quốc bị đe dọa và bị bao vây hơn 70 năm.Trong Bản đồ năm 1910 này, được vẽ một năm trước khi hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, Tuyên Thống (còn có tên Aisin-Gioro Pu Yi) thoái vị và cuối cùng đã kết thúc giai đoạn lịch sử phong kiến Trung Quốc, Trung Quốc được vẽ với ranh giới và sự xác định nhỏ nhất. Đáng chú ý là vùng Đông Bắc (Mãn Châu), và Nội Mông, cả hai vùng lãnh thổ trên danh nghĩa do Trung Quốc kiểm soát và thuộc chủ quyền của Trung Quốc được vẽ như các khu vực riêng biệt].(Nguồn: http://www.drben.net/files/China/ChinaMaps-ALL/Historic_Maps/Qing_Dynasty-1644-1911/_Ancient_Maps__Asia_-_Chinese_Empire_1910-S_op_800×611.jpg)Trong bối cảnh ấy, tầm quan trọng của hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa đã được nhận thức lại: “Các đảo nhỏ, đá ngầm mà trước đây chưa bao lâu, gây cản trở và làm người ta né tránh, thì hôm nay lại là chủ đề để người ta nghiên cứu, đặt tham vọng, và thay đổi quan điểm ngoại giao. Hậu quả là, người ta phát hiện ra những điều mà trước đây đã bỏ qua: đó là nơi có thể làm căn cứ không quân, điểm để quan sát và tuần cảnh trên biển” [2].Đầu năm 1907, Nhật Bản chiếm Đông Sa (Pratas), Tổng Đốc Quảng Đông lúc bấy giờ là Trương Nhân Tuấn đã nhiều lần trình lên cho triều đình Nhà Thanh ở Bắc Kinh để thương thảo với chính phủ Nhật trả lại. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc điện cho Tổng Đốc Trương Nhân Tuấn giao thiệp với lãnh sứ Nhật ở Quảng Châu để giành lại đảo này. Đến ngày 7/10/1907, Nhật Bản trao lại đảo này cho Trung Quốc. Như vậy, sự kiện Nhật Bản nhòm ngó đảo Đông Sa vào năm 1907 làm cho các nhà cầm quyền miền Nam Trung Quốc quan tâm đến các đảo trên biển Đông.Năm 1909, vì cho rằng quần đảo Hoàng Sa là vùng đất vô chủ, và sợ Nhật Bản đánh chiếm, lần đầu tiên chính quyền Quảng Đông (Trung Quốc) đã lập một ủy ban quản lý vùng và lệnh cho đô đốc Lý Chuẩn tiến hành cho khảo sát Hoàng Sa. Quá trình tranh chấp biển Đông của Trung Quốc có thể nói rằng đã bắt đầu từ đây.“Vào năm 1909, hai tàu chiến nhỏ của Trung Hoa đến từ Quảng Châu, bất ngờ, buộc 2 người Đức giao nộp tài liệu khảo sát về quần đảo trong vòng 24 giờ, nhưng họ loan một mẫu tin trong một tờ báo lớn ở Quảng Châu, ngày 20 tháng 6, một tin quan trọng khôi hài: ‘Teo-tai-Li, như đã nói, là đã vẽ một bản đồ tổng quát về các đảo mà ông đã khám phá và 15 bản đồ riêng của cùng những đảo đó (trong vài giờ !)” [3].




            BáoLa Nature số 2916 ngày 1-11-1933Xác nhận sự kiện trên, báo Advertiser số ra ngày thứ Ba, 29/6/1909 đã viết:“Tin từ cảng Darwin hôm 28/6 – một nguồn tin từ Trường Sa (Hồ Nam, Trung Quốc) cho biết Trung Quốc vừa tiến hành một sứ mạng chính thức với sự tham dự của cả các sĩ quan chỉ huy cấp cao, đó là ra thăm quần đảo Hoàng Sa trên 3 pháo hạm Fupao, Chinhao và Kwong Kum để thượng cờ rồng (Long kỳ – cờ Thanh triều Trung Quốc) tại quần đảo này. Đảo Hữu Nhật bị đổi tên thành đảo Fupao, đảo Cây thành đảo Chinhao sau khi hai con tàu trên tới các đảo này. Điều này cho thấy người Trung Quốc đang nhắm tới việc biến Du Lâm Cảng (Zulinkan) thành căn cứ phía Nam cho hải quân Trung Quốc trong tương lai” [4].Cũng trên báo Advertiser số ra ngày thứ Hai, 5-7-1909, tiếp tục đưa tin:“Đô đốc Le và Taotai Li, những người vừa ghé thăm quần đảo Hoàng Sa, đã trình tấu cho Phó Vương Quảng Đông là hai đảo Fuk-Po và Mo-Huk có thể được dùng để làm thương cảng, và một cây cầu sẽ nối liền hai đảo. Họ cho biết các cơ sở làm nông nghiệp, sản xuất muối, và nghề cá có thể được duy trì trên những đảo này” [5].




            Tin về quần đảo Hoàng Sa trên trang 8 báo The Advertiser, ngày thứ Hai, 5-7-1909Từ những sự kiện kể trên, cho đến nay các học giả Trung Quốc vẫn căn cứ vào đó coi như hồ sơ pháp lý của mình để hợp thức hóa trong việc lên tiếng chủ quyền của họ trên biển Đông. Nhưng phía Trung Quốc quên rằng trong các năm 1895, 1896 khi các ngư dân ở đảo Hải Nam ra cướp đồng trên các tàu bị đắm tại Hoàng Sa như tàu Bellona của Đức và tàu Himeji Maru của Nhật, chính phủ Anh đã phản kháng và Trung Quốc tuyên bố chính thức là quần đảo này không thuộc về mình [6].Trong khi ấy, sau khi Hoà ước Giáp Thân (1884), là Hoà ước được Triều đình Huế kí với nước Pháp công nhận cuộc bảo hộ của Pháp và kể từ đây thực dân Pháp đặt nền bảo hộ trên toàn cõi Việt Nam.Thực dân Pháp sẽ thay mặt Việt Nam trong những quan hệ ngoại giao với nước ngoài bên cạnh là đảm bảo chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Cũng theo tinh thần của Hòa ước Giáp Thân, thực dân Pháp tiếp tục thực thi chủ quyền của ViệtNamtrên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Trong khoảng thời gian từ 1894-1899, Pháp đã đạt được nhiều lợi ích từ Đông Dương, Trung Quốc và đạt được về nguyên tắc những lợi ích căn bản tại đây, nhưng cũng kể từ thời gian này, chính sách của chính phủ Pháp chú trọng đặc biệt vào Châu Phi. Nhưng chúng tôi thấy rằng không vì lợi ích kinh tế ở Châu Phi và những khó khăn ở Đông Dương (lúc đầu người Pháp không mấy quan tâm đến Hoàng Sa) thực dân Pháp vẫn tiếp tục duy trì chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa:“Cần nhắc lại rằng trong khoảng năm 1899, M. Doumer, khi đó là Thống đốc Toàn quyền Đông Dương, đã ra lịnh xây dựng một hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Một dự án đã được viết hoàn tất. Dự án này đã bị ngưng trệ một cách lặng lẽ trong khối nhiệm vụ của một quan toàn quyền” [7].Dự án này tuy được Toàn quyền Paul Doumer ủng hộ nhưng bất thành vì thiếu ngân quỹ. Giải thích về vấn đề, báoLa Nature có nhận xét: “Chính phủ Pháp, đã thiết lập sự đô hộ của họ đối với An Nam mà những hòn đảo này thuộc lãnh thổ của An Nam, nên Pháp có quyền sở hữu và trách nhiệm coi sóc đối với lãnh thổ mới này. Phải nhận thấy rằng họ đã hoàn toàn phớt lờ trách nhiệm cho đến hôm nay. Lý do vì lợi tức ít oi hoàn toàn không biện bạch được cho việc thờ ơ này” [8].Tuy nhiên, hải quân Pháp vẫn tuần tiễu vùng biển để giữ an ninh và cứu giúp các thuyền bị đắm: “Từ thời kỳ này đến 1920, quần đảo Hoàng Sa chìm vào quên lãng. Trong thời kỳ này, tàu của sở thuế Đông Dương thỉnh thoảng ghé nơi này nơi kia giữa các đảo của quần đảo, khi thì can thiệp giữa các người đánh cá Trung Hoa và An Nam khi họ hành nghề ở đó, bước đầu họ phải vất vả đánh bắt sản vật biển để sau đó đem bán cùng với các sản vật biển khác mà phụ nữ và trẻ em thu lượm được, khi thì ngăn chận bọn buôn lậu vũ khí và á phiện” [9].Bên cạnh việc giữ gìn an ninh trên biển, năm 1917, 1918 trong các báo cáo của chính quyền Pháp tại Đông Dương, có đề cập đến việc cần thiết lắp đặt đài radio TSF, trạm quan sát thời tiết, hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Điều này cho thấy Pháp sớm quan tâm quản lý, thực thi chủ quyền Hoàng Sa trong Đông Dương thuộc Pháp [10].Chúng ta thấy rằng, từ cuối năm 1918, sự kiểm soát của Pháp trên biển Đông rất gắt gao, chính vì thế Nhật Bản phao tin là Pháp giành quyền khai thác phốt-phát.Năm 1920 khi tàu Khuou Maru ở Kobe thuộc tập đoàn Mitsui Busan Kaisha chở phốt phát khai thác từ đảo Phú Lâm bị tàu chiến Pháp Espadon bắt mới rõ là tàu Nhật này đã được Hải quân Pháp đóng ở Sài Gòn xem như cho phép vì chỉ đánh giá về mặt quân sự. Cũng trong năm này, Công ty Mitsui Busan Kaisha xin phép Pháp khai thác quần đảo Hoàng Sa nhưng Pháp từ chối.“Trong bản tường trình cho Bộ Thuộc địa tại Paris viết ngày 20 tháng ba năm 1930, chính phủ thực dân Pháp tường thuật rằng vào năm 1927 Lãnh sự Nhật Bản tại Hà Nội, ông Kurosawa, đã thay mặt chính phủ Nhật Bản hỏi Pháp về tình trạng một số đảo trong vùng biển Đông. Nhưng Lãnh sự Nhật Bản tuyên bố rằng, theo chỉ thị của chính phủ Nhật Bản, quần đảo Hoàng Sa dứt khoát không được bàn đến, vì Nhật Bản không hề tranh luận chủ quyền của Hoàng Sa với Pháp” vì đã tự ý đặt Hoàng Sa dưới sự cai quản của chính phủ thuộc địa của Nhật ở Đài Loan [11].Mặt khác, ngày 30/1/1921, Chính quyền miền Nam Trung Quốc ra quyết định sáp nhập hành chánh quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào huyện Châu Nhai, đảo Hải Nam, tỉnh Quảng Đông đã làm cho chính quyền Pháp ở Đông Dương ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề chủ quyền của An Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Từ đây sự tranh chấp giữa Trung Quốc và Pháp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa đã trở thành điểm nóng.Tuy hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc chỉ diễn ra trên giấy tờ, nhưng Pháp cho rằng đây là hành vi nghiêm trọng. Khâm sứ Trung Kỳ LeFol viết trong thư ngày 22-1-1926 gửi Toàn quyền Đông Dương: “Sau khi Trung Quốc có yêu sách vào năm 1909, vì nước Pháp thay mặt nước An Nam về quan hệ đối ngoại theo Hiệp ước bảo hộ, đáng lẽ phải khẳng định quyền của nước được bảo hộ đối với các đảo hữu quan, thì trái lại hình như hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề, như vậy làm lợi cho người Trung Quốc và dường như họ chuẩn bị cho việc nắm quyền sở hữu chính thức đối với các đảo đó”. Cũng trong bức thư trên, ông LeFol cho biết, Thượng thư Bộ Binh Thân Trọng Huề của Nam Triều đã có văn thư ngày 3-3-1925 khẳng định: “Các đảo nhỏ đó [quần đảo Hoàng Sa] bao giờ cũng là sở hữu của nước An Nam, không có sự tranh cãi trong vấn đề này” [12].Ngày 8/3/1921, Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp.Trước tình hình đó, trong bài báo La perte du Haiphong của tạp chí L’Eveil économique de l’Indochine số 394 xuất bản tại Hà Nội ngày 28/12/1924 đã kêu gọi về sự cần thiết phải chiếm giữ và xây dựng các công trình trên quần đảo Hoàng Sa, lợi ích của việc xây hải đăng trên đảo Tri Tôn [13].Sự kiểm soát biển Đông có hiệu quả của của chính quyền thực dân Pháp đã dẫn đến điều kiện cho phép các cuộc thám hiểm khoa học trên quần đảo Hoàng Sa.“Một cuộc khảo sát về độ sâu vào năm 1926 được tàu De Lanessan của Sở Nghiên cứu Hải dương và Nghề cá Đông Dương thực hiện, với sự điều hành của D’A. Kempf, Giám đốc Sở. Chuyến khảo sát đã ghi nhận thành phần cấu trúc duy nhất của đất đá trên các đảo và đảo nhỏ là đá vôi san hô, trên bề mặt là một lớp san hô sống, cát và sỏi đá vôi.Người ta cũng thấy có một tầng đá vôi phosphat dày chừng 1 m với hàm lượng axit phosphoric từ 23-25% trong tầng mặt, 42% ở tầng sâu (phân tích của Giám đốc Phòng thí nghiệm Hóa học Sài Gòn, M.Michel – chú thích của tác giả bài báo).Sự khám phá ra mỏ khoáng này, thật có lợi như ta đã thấy, nhưng cho đến nay, chỉ có một công ty Nhật, vào năm 1920, được giấy phép của Tư lệnh hải quân Sài Gòn đến khai thác mỏ trên đảo Phú Lâm và Hữu Nhật. Một số lượng phosphat nào đó đã được đưa về qua một đoạn đường sắt nhỏ dẫn đến một cầu tàu dài 300 m, nơi cập bến” [14].Hơn nữa, dường như khó có thể tiến hành khai thác nghề cá dưới dạng công nghiệp trên vùng đá san hô của quần đảo Hoàng Sa. “Quả vậy, những báo cáo của phái đoàn nghiên cứu của tàu De Lanessan nói rằng, dù tìm thấy có rất nhiều loài cá ở đó, nhưng cấu tạo của đáy biển ven bờ gây khó khăn cho việc dùng lưới, công việc mà người ta không thể thực hiện được trong vài phút ở vùng đáy biển gồ ghề nơi có đầy san hô đang sinh trưởng. Cuộc khảo sát đáy biển này, đoàn nghiên cứu đã thực hiện bằng phương cách chiếu sáng, cho phép Sở Nghiên cứu Hải dương và Nghề cá Đông Dương ghi nhận các loài sinh vật biển chưa được biết đến ở đó cũng như có thể trao đổi qua lại giữa các thành viên trong đoàn về số liệu của những khối san hô và độ sâu các vùng trũng phân cách chúng. Nhưng phải nói là rất ấn tượng với khối nước 20 m này, nó trong suốt như thủy tinh với những loài cá nhiều màu sắc rực rỡ lượn qua lại giữa các loài san hô đa dạng” [15].Mặc dù “Có vẻ như việc khai thác này không đem lại hiệu quả nên các công trình xây dựng từ lâu bị bỏ phế: cầu tàu, xe goòng, xà lan xi măng, máy chưng cất, v.v. Việc khai thác, thực tế có vẻ không hữu dụng: gió mạnh, tiếp tế lương thực tốn kém và sự an toàn khi chuyên chở hàng hóa rất bấp bênh. Hơn nữa, dường như khó có thể tiến hành khai thác nghề cá dưới dạng công nghiệp trên vùng đá san hô của quần đảo Hoàng Sa. Quả vậy, những báo cáo của phái đoàn nghiên cứu của tàu De Lanessan nói rằng, dù tìm thấy có rất nhiều loài cá ở đó, nhưng cấu tạo của đáy biển ven bờ gây khó khăn cho việc dùng lưới, công việc mà người ta không thể thực hiện được trong vài phút ở vùng đáy biển gồ ghề nơi có đầy san hô đang sinh trưởng” [16].Nhưng “Tốt hơn là các quy định này được lập ra khi chính phủ đặt trên khối đá ngầm này một hải đăng hiệu quả cho phép tàu đi biển không gặp nguy hiểm khi đi gần đến đó. Sẽ rất tuyệt vời nếu đặt thêm vào nơi đó một trung tâm thông tin khí tượng, ở nơi có nhiều cơn bão chính đi qua trong vùng biển Trung Hoa, để tổ chức và hoạt động của trung tâm này đưa ra những cảnh báo thời tiết [17].Chính vì vậy, D’A. Kempf đã đề xuất thiết lập một đài quan sát và một ngọn hải đăng và nếu có thể là một bến cảng tại Hoàng Sa để có chỗ cho ngư dân tránh bão và bảo vệ ngư dân An Nam [18].“Quyền hạn pháp lý của Pháp vững chắc, và yên ổn đủ để cho phép các cuộc thám hiểm khoa học trên quần đảo Hoàng Sa. Một danh sách đáng kể gồm các công trình nghiên cứu khoa học trong mọi lãnh vực đã được công bố bởi các viện thuộc địa và học giả. Từ 1925, sau sứ mạng khoa học lần đầu tiên trên thuyền De Lanessan do các khoa học gia thuộc Hải học viện Nha Trang nổi tiếng thực hiện, những kiến thức về quần đảo Hoàng Sa được thu thập nhiều” [19].Nhưng quan trọng hơn hết, Viện Hải dương học sau hai năm nghiên cứu và đo đạc đã chứng minh một cách chính xác rằng: “Quần đảo Hoàng Sa nằm trên một cao nguyên chìm dưới biển và dính liền với lục địa Việt Nam”. Ðây là một bằng chứng khoa học càng sáng tỏ hơn giá trị lịch sử về chủ quyền hợp pháp của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ðúng như lời kết luận của Tiến sĩ Krempt, Giám đốc Viện Hải học Ðông Dương, rằng: “Về phương diện địa chất, những đảo Hoàng Sa là một phần của Việt Nam”. Các nhà nghiên cứu hải học, như ông Oliver A. Saix và ông Marcel Beauvoix đều có kết luận như vậy [20].Năm 1927, Pháp cho đặt một trạm khí tượng hạng nhất tại đảo Hoàng Sa và một trạm phong vũ biểu tại đảo Ba Bình. Đây là 2 đài khí tượng nằm trong hệ thống được quốc tế thừa nhận [21].Trong một báo cáo năm 1933 về tình hình kinh tế, tài chính của chính quyền thuộc địa Pháp tại Đông Dương có nói những hoạt động chính của tàu De Lanessan trong chuyến khảo sát quần đảo Trường Sa. Các đảo được khảo sát gồm có đảo An Bang (Amboyna Cay), Đá Tây (Récif London Ouest), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), đảo Ba Bình (Itu Aba) và cụm Tizard, đảo Loại Ta, Đá Subi, đảo Thị Tứ, đảo Song Tử Đông (Cay de l’Alerte) và cụm Song Tử (North Danger) [22] đã chứng chứng tỏ chính phủ Pháp đã có trách nhiệm trong việc chiếm hữu, khai thác liên tục và có hiệu quả trên vùng biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam.“Bằng những hành động kể trên, người Pháp nhận lấy pháp quyền và trách nhiệm giao nhượng cho họ từ người Việt Nam bị bảo hộ, tiếp tục bảo đảm quyền hạn pháp lý thay mặt cho người Việt Nam. Tuy nhiên, khi đối diện với yêu sách không căn cứ và hành động bất hợp pháp của Trung Hoa về quần đảo Hoàng Sa năm 1932, người Pháp cảm thấy cần phải có biện pháp phòng thủ. Từ năm 1909, Trung Quốc thỉnh thoảng đòi chủ quyền trên đảo. Một lần trong năm 1909, chính quyền tỉnh Kuang Tung [Quảng Đông] cho tàu chiến ra thám hiểm đảo. Ngày 20 tháng ba, 1921 tỉnh trưởng Kuang Tung ký một sắc lệnh kỳ lạ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào lãnh thổ đảo Hải Nam. Tuy nhiên, hành động của ông không ai biết đến, vì nó chỉ được ghi chép trong văn bản của địa phương, do đó thế giới không biết đến để bình phẩm hoặc chống lại. Tuy Trung Quốc không đưa người ra chiếm đảo, nhưng Pháp thấy rằng những hành động đó khiến Pháp phải ra tay trước. Thí dụ, năm 1930 thủy thủ đoàn trên tàu La Malicieuse đổ bộ lên nhiều đảo trong quần đảo Hoàng Sa để cắm cờ và mốc chủ quyền” [23].Ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương ra tuyên bố khẳng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Pháp. Tháng 11-1928, Thống đốc Nam Kỳ cấp giấy phép nghiên cứu mỏ ở quần đảo Trường Sa cho Công ty Phosphat Bắc Kỳ Mới. Trong thư ngày 20-3-1930, Toàn quyền Đông Dương gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp xác nhận: “Cần thừa nhận lợi ích nước Pháp có thể có trong việc nhân danh AnNam, đòi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”.Năm 1929, sứ bộ Perrier-De Rouville đề nghị xây dựng bốn đèn pha ở bốn góc quần đảo Hoàng Sa (trên các đảo Tri Tôn, Linh Côn, bãi Đá Bắc,BomBay).Năm 1927, với tựa đề “Chronique des mines” tác giả bài báo đã đề cập đến việc quần đảo Hoàng Sa là một phần của An Nam nhưng chính phủ Pháp đã không có những hành động thiết thực để chứng minh chủ quyền của An Nam khi đó là nước được Pháp bảo hộ và để cho Trung Quốc nghiễm nhiên coi Hoàng Sa là của Trung Quốc [24].Đứng trước tình hình đó, “Ngày 4-12-1931 và ngày 24-4-1932, Pháp phản kháng Chính phủ Trung Quốc về việc chính quyền Quảng Đông lúc đó có ý định cho đấu thầu khai thác phân chim trên quần đảo Hoàng Sa” [25].Ngày 15-6-1932, chính quyền thuộc địa Pháp ra Nghị định số 156-SC ấn định việc thiết lập một đơn vị hành chính gọi là quận Hoàng Sa tại quần đảo Hoàng Sa.Năm 1933, chính quyền Pháp quyết định thiết lập chủ quyền trên quần đảo Trường Sa.Báo Le journal officiel trong số báo ngày 1 tháng 7 năm 1933, đã đăng tải một thông tin liên quan đến việc các đơn vị hải quân Pháp chiếm hữu một số đảo và đảo nhỏ nằm trong vùng biển Đông, giữa các đảo của Philippines, Bornéo và Đông Dương.“Pháp đã biết đến nhóm đảo này, vào ngày 13 tháng 4 năm 1930, bởi tàu chiến nhẹ “La Malicieuse”. Ngày 7 và 10 tháng 4 năm 1933, đảo đã được đặt cột mốc xác định chủ quyền bởi các thông báo hạm “Astrolabe” và “Alerte”; cuối cùng vào ngày 25 tháng 4 năm 1938, một cột cờ đã được dựng lên bởi tuần dương hạm “Duguay-Trouin” [26].“Sự chiếm hữu tiến hành theo nghi thức cổ xưa – đó là một văn bản được thảo ra và các thuyền trưởng ký thành 11 bản – Mỗi đảo nhận một văn bản, được đóng kín vào trong một cái chai rồi được gắn trong một trụ xi măng xây trên mỗi đảo tại một điểm ấn định và cố định trên mặt đất, người ta kéo lên lá cờ tam tài và thổi kèn trên từng hòn đảo” [27]. Cáo thị sát nhập đăng trên báo “Journal Officiel” ngày 26 tháng 7 năm 1933.“Công bố quyền thủ đắc do chiếm cứ các đảo do các đơn vị Hải Quân Pháp thực hiện.”Chính phủ Pháp quốc nay long trọng công bố sự kiện chiếm cứ các đảo nêu trên do Hải Quân Pháp thực hiện. 1. Trường Sa, tọa lạc tại vĩ tuyến 8 độ 39 Bắc và 111 độ kinh Tuyến Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng. (Chiếm cứ ngày 13 tháng 4 năm 1930).2. Cồn Am Bang (Amboine) tọa lạc tại vĩ tuyến 7 độ 52 Bắc và kinh tuyến 115 độ 55 Đông cùng một số đảo nhỏ trong vùng. (Chiếm cứ ngày 7 tháng 4 năm 1933).3. Đảo Ba Bình (Ita Aba) tọa lạc tại vĩ tuyến 10 độ 2 Bắc và kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo khác trong vùng. (Chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933).4. Nhóm hai đảo tọa lạc tại vĩ tuyến 111 độ 29 Bắc, kinh tuyến 114 độ 21 Đông cùng một số đảo nhỏ khác trong vùng (36). (Chiếm cứ ngày 10 tháng 4 năm 1933).5. Loại Tá (Loaita) tọa lạc tại vĩ tuyến 10 độ 42 Bắc kinh tuyến 114 độ 25 Đông cùng một số đảo nhỏ khác. (Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933).6. Đảo Thị Tứ (Thitu) tọa lạc tại vĩ tuyến 11 độ 7 Bắc và kinh tuyến 114 độ 16 Đông cùng một số đảo khác. (Chiếm cứ ngày 12 tháng 4 năm 1933). Tất cả các đảo nêu trên sẽ thuộc chủ quyền của nước Pháp kể từ ngày hôm nay (công bố này có hiệu lực hủy bỏ tất cả các công bố được liệt vào sổ bộ trước đây). Ngày 25 tháng 7 năm 1933. Ngày 24-7-1933, Pháp đã thông báo cho Nhật Bản việc Pháp đưa quân ra đóng các đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa, Nhật Bản lên tiếng phản đối nhưng bị Pháp bác bỏ.Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử [28], Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa.Người Pháp cũng tiếp tục thực hiện những cuộc thăm dò khoa học các đảo thuộc quần đảo Trường Sa sau năm 1933. Ví dụ như tài liệu nghiên cứu địa lý và địa chất đảo Trường Sa rất giá trị đã được để tham khảo trong bản tường trình số 22 của Hải học viện Đông Dương.Tháng 10 năm 1937, chính quyền Đông Dương dựng lên trên đảo Hoàng Sa một hải đăng khuyết quang mà phạm vi quét của đèn chiếu khắp nhóm đảo Trăng Khuyết; kế đến, năm 1938, đặt trên đảo Phú Lâm, xa về phía Đông, một trạm khí tượng để dự báo bão và một ngọn hải đăng để an toàn đi lại trên biển [29].Ngày 29-3-1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Nghĩa:“Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Nghĩa: đến đời Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Nghĩa.Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại diện Chánh phủ Nam triều uỷ phái ra kinh lý các cù lao ấy cùng quan Đại diện Chánh phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn.Dụ:Độc khoản: Trước chuẩn tháp nhập các cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên: về phương diện hành
            chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền quan Tỉnh hiến tỉnh ấy” [30].




            Dụ số 10 của hoàng đế Bảo Đại ký ngày 29-3-1938Ngày 15-6-1938 toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Nhưng ngày 5-5-1939 toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký Nghị định sửa đổi nghị định ngày 15-6-1938 nói trên và thành lập tại quần đảo Hoàng Sa hai cơ quan hành chánh: “Croissant et indépendences” và “d’Amphitrite et indépendences”. Cũng trong năm 1938, Pháp dựng bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, riêng trên đảo Hoàng Sa, bia chủ quyền mang dòng chữ: Répubique Francaise (Cộng hòa Pháp Quốc)Empire d’Annam (Đế chế An Nam)Archipel des Paracels (Quần đảo Hoàng Sa)1816-Ile de Pattle-1938 (Đảo Hoàng Sa 1816-1938)




            Bia chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam Ảnh: chụp tại phòng lưu trữ tư liệu Hoàng Sa, Đà NẵngNgày 3 tháng 7 năm 1938, Bộ Ngoại giao Pháp công bố về việc Pháp chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa: “Do sự đáng chú ý của việc chiếm lĩnh quần đảo Hoàng Sa, mà vào tháng 7 năm 1938, Đại sứ của ta [Pháp] ở Tokyo nhắc lại sự sát nhập quần đảo Trường Sa trước đây vào nước Pháp” [31].Nước Nhật đã phản ứng lại sự kiện này, họ cho rằng “từ năm 1917 người Nhật đã khai thác mỏ phốt-phát trên hòn đảo chính, người ta chưa bao giờ chú ý rằng chỉ có một người Pháp duy nhất đến sống ở đó” [32]. Chính vì vậy ngày 31-3-1938 Tokyo đã cáo thị với Đại sứ Pháp rằng “quần đảo Hoàng Sa là đất của Nhật Bản, đã được đặt dưới luật pháp của Nhật Bản, sát nhập cai trị với lãnh thổ Đài Loan; sự chiếm đóng được bảo đảm bằng một đội cảnh sát biệt phái” [33].Tháng 7-1938, Hãng thông tấn Domei, cơ quan báo chí chính thức của Tokyo, đã công bố một công hàm nói rằng theo tin tức từ Hongkong, có sáu tàu chiến Pháp đang hoạt động bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và rằng, chủ nhật vừa qua, hai tàu vận tải Pháp đã mang đến đó vũ khí, đạn dược và lương thực dự trữ.Ngày 14-7-1938, Nhật báo La Croix đã khẳng định: “Cần nhắc lại rằng quần đảo Hoàng Sa là một nhóm các đảo nhỏ và đá ngầm nhô trên mặt nước có vị trí nằm ở phía nam đảo Hải Nam, đối diện với Đông Dương và vừa mới đây có một ít lính Đông Dương được gởi tới đây để bảo vệ trạm phát sóng T.S.F và ngọn hải đăng mà chính quyền Pháp đã xây dựng trên miền đât này, và hơn nữa, đảo này thuộc về thuộc địa của chúng tôi” [34].Ngày 4-4-1939, chính phủ Pháp gởi một công hàm phản đối chống lại các quyết định tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản và đề nghị cùng chọn giải pháp trọng tài. Công hàm bị phía Nhật từ chối. Cần nhắc lại rằng, Pháp được Anh ủng hộ trong cuộc tranh luận ngày 5 tháng 4 năm1939 tại Hạ Nghị viện, đại diện Bộ Ngoại giao Anh đã khẳng định chủ quyền quần đảo Trường Sa trọn vẹn thuộc nước Pháp. Nước Pháp tiếp tục quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa cho đến năm 1956 khi họ rút hết quân đội khỏi Đông Dương theo tinh thần Hiệp định Genève 1954. Mãi đến tháng 5 năm 1956, sau khi Tomas Cloma thiết lập cái gọi là “ Đất Tự do” (Freedomland) của ông ta thì Đặc sứ Pháp tại Manila đã nhắc nhở chính phủ Philippines về quyền hạn của nước Pháp đến từ việc chiếm đóng vào năm 1933 [35].Do nhu cầu thiết lập đầu cầu xâm chiếm Đông Nam Á, năm 1938, Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm đảo Phú Lâm và 1939 đánh chiếm đảo Ba Bình của Trường Sa. Cho đến ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật Bản đảo chính Pháp tại Đông Dương, Nhật mới bắt làm tù binh các đơn vị lính Pháp đóng ở các đảo Hoàng Sa.Kể từ đây lịch sử tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa bước sang một giai đoạn mới: chiến tranh thế giới lần thứ hai.Nhận xét:Mãi đến đầu thế kỷ 20, năm 1909, trước sự đe doạ của chủ nghĩa bành trướng Nhật Bản, và biến thành Chủ thuyết Đại Đông Á trong thế chiến thứ hai,Trung Quốc mới bắt đầu chú ý tới quần đảo và sau này, trong những năm 1928, 1932, biểu hiện ý đồ tranh giành chủ quyền khi Chính phủ Nhật Bản đặt vấn đề chủ quyền của quần đảo Hoàng Sa với chính quyền bảo hộ ở Đông Dương nhưng đã không có hành động chiếm cứ hay xác minh cụ thể.Theo GS Urano Tatsuo, sau khi Đài Loan và một số đảo trong bán đảo Liêu Đông, Bành Hồ và nhiều bãi đá hoang đã trở thành thuộc địa của Nhật Bản theo hòa ước Shimonoseki giữa hai nước Nhật-Thanh (1895), nhà buôn khai thác tài nguyên của Nhật đã đổ xô đi tìm và phát hiện nguồn phân lân phong phú của đảo Đông Sa (Pratas) khi tàu buôn của họ lạc vào đảo nầy vào năm 1902 và nhảy vào khai thác đã làm cho chính quyền Quảng Đông (Trung Hoa Dân Quốc) nóng lòng bắt đầu quan tâm đến vấn đề “chủ quyền”, trong khi ở Đông Sa từ trước đến nay vẫn là đảo hoang như nhiều đảo khác rải rác trong quần đảo Hoàng Sa… Việc Nhà Thanh lại không đồng ý khi Nhật Bản khai thác phân chim trên đảo Đông Sa (mà đảo nầy Nhật Bản đã mua của Nhà Thanh), hay việc cho hải quân vội vã ra chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa – do Pháp chiếm giữ trước đó dưới danh nghĩa giải giới quân đội Nhật đang chiếm đóng trên đảo này – ngay sau khi thế chiến thứ hai kết thúc là những ví dụ chứng minh.Nhân đây, xin nhắc lại một điểm quan trọng cần được nhấn mạnh là trong khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chưa thấy có công trình nào đề cập đến ngoại trừ tài liệu nghiên cứu của NNC Hồng Lê Thọ (chưa công bố), có những điểm đáng lưu ý như sau:- Một là, sau khi thua trận trong chiến tranh Trung-Nhật, Nhà Thanh đã kí Hiệp ước Shimonoseki ngày 17/4/1895 (Trung Quốc gọi là Hiệp ước Mã Quan), theo đó Nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản vĩnh viễn chủ quyền đầy đủ của quần đảo Bành Hồ, Đài Loan và phần phía đông vùng biển của bán đảo Liêu Đông cùng với tất cả các tài sản có trên đó như: công sự, kho vũ khí,… và khu vực này [36] không bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, điều đó có nghĩa là 2 quần đảo này đã không được xem là thuộc chủ quyền của Trung Hoa (nhà Thanh)! Điều nầy hoàn toàn phù hợp với việc các bản đồ Trung Quốc vẽ trong thời kì này đã xem HảiNamlà vùng cựcNamcủa Trung Quốc. Mặt khác, qua sự kiện tàu buôn La Bellona của Đức bị chìm vì đá ngầm vào năm 1885 và tàu Himeji của Nhật bị đắm vào năm 1896 đã bị nhà đương cuộc Trung Hoa ở đảo Hải Nam từ chối trách nhiệm cứu vớt với lý do những vùng này không thuộc lãnh hải và quyền quản hạt của Trung Hoa cho thấy rằng chí ít đến cuối thế kỷ 19, nhà đương cuộc Trung Hoa xem những quần đảo nầy là đảo hoang, không thuộc về Trung quốc lẫn Vương quốc An Nam (xem chú thích ở dưới, rằng Vương quốc An Nam không có chủ quyền là sai) [37].




            Bản đồ Trung quốc do Phòng nghiên cứu khoa học bản đồ biên soạn và NXB Bản đồ Trung Quốc xuất bản và phát hành tháng/2004 cho thấy cái gọi là đường lưỡi bò trong tấm bản đồ này là ngang ngược và vi phạm luật pháp quốc tế Như vậy Hiệp ước Shimonoseki ngày 17/4/1895 giữa Trung-Nhật cho thấy rằng những phần đất mà Nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản trên bản đồ nằm ở từ 119o-120o kinh Đông, và từ 23o-24o vĩ Bắc phù với miêu tả trong Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư, biên soạn năm 1905, xuất bản năm 1906: “Phía Nam từ vĩ độ Bắc 18o13’, tận cùng là bờ biển Nhai Châu, đảo Hải Nam, phía Bắc đến vĩ độ 53o50’, tận cùng là chỗ gặp nhau giữa sông Hắc Long Giang và sông U-xu-ri; phía Tây đế kinh tuyến 42o11’ tận cùng là núi Tùng Lĩnh, Nam Bắc gồm hơn 36 vĩ độ, rộng hơn 7.100 dặm. Đông Tây gồm hơn 61 độ, dài hơn 8.800 dặm. Diện tích 32.605.156 dặm vuông, chiếm ¼ Châu
            Á, 1/10 lục địa thế giới, lớn hơn cả Châu Âu”.




            Trung Quốc địa lý học giáo khoa thư- Hai là, trong những năm đầu của thế kỷ 20, khi Trung Hoa Dân Quốc lên nắm quyền thay nhà Thanh, Nhật Bản tiếp tục khai thác phosphate ở các đảo ở Hoàng Sa thì xảy ra tranh chấp chủ quyền giữa Pháp với Nhật Bản, kết quả là Nhật Bản phải tôn trọng chủ quyền Việt Nam mà Pháp đang cai trị ở Đông Dương, điều này có nghĩa Trung Quốc thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc cũng không xác định lãnh thổ của họ ở biển Đông cho đến năm 1947. Khi thương nghị với các nước thuộc phe đồng minh về việc giải giới và xử lý đối với Nhật Bản sau chiến tranh, trong Tuyên bố Postdam đưa ra ngày 24/7/1945 giữa Harry S. Truman (Tổng thống Hoa Kỳ), Winston Churchill (Thủ tướng Anh) và Tưởng Giới Thạch (Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc) – theo nội dung Hội Nghị Postdam (17/7/1945) – cũng đã không yêu cầu “thu hồi” Hoàng Sa và Trường Sa là nơi quân đội Nhật Bản đã chiếm cứ trong thế chiến thứ hai về cho Trung Quốc vì một lẽ đơn giản là hai quần đảo nầy không thuộc Trung Hoa. Điều nầy là lý do giải thích vì sao tại Hội nghị San Francisco 1951 sau đó, các nước đồng minh đã không yêu cầu Nhật Bản trao trả cho Trung Quốc “quần đảo Tân Nam” (新南諸島-Shinnan Shoto- Trường Sa) và một phần quần đảo Hoàng Sa mà quân đội Nhật đã chiếm đóng, xây dựng căn cứ quân sự trong thế chiến thứ hai.Sau này, theo nhận xét về những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa lúc bấy giờ, học giả Samuels đã nhận xét: “Những tuyên bố của Trung Quốc trên các quần đảo Trường Sa bị suy yếu bởi một báo cáo 1928 của Ủy ban chính phủ Trung Hoa Dân Quốc cho biết các quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc” (thay vì đảo Hải Nam như trước đây?!) và “điều này ít ra cũng đã cho thấy rằng quần đảo Trường Sa không được xem như là lãnh thổ Trung Quốc tại thời điểm đó” [38].Nghiên cứu của GS Urano Tatsuo (Nhật Bản) cho biết trong suốt thời gian Việt Nam dưới chế độ thuộc Pháp, với tư cách là quốc gia “bảo hộ”, Pháp không hề khước từ chủ quyền trên hai quần đảo, khẳng định quan hệ chủ quyền và phản đối những yêu sách của Nhật Bản lẫn Trung Quốc. Mặc dù vào ngày 8 tháng 3 năm 1921 Toàn quyền Đông Dương tuyên bố hai quần đảo: Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Pháp nhưng mối tranh chấp chủ quyền về quần đảo Hoàng Sa giữa Pháp-Trung Hoa đã bùng lên khi Chính quyền miền Nam Trung Hoa ra quyết định sáp nhập quần đảo Hoàng Sa (mà họ gọi là Tây Sa) vào đảo Hải Nam vào ngày 30/3/1921. Cũng nên nhắc lại rằng tháng 3 năm 1925, Binh Bộ Thượng Thư Thân Trọng Huề của triều đình Huế xác nhận thêm lần nữa là Hoàng Sa thuộc lãnh thổ ViệtNam. Tiếp đó, ngày 6/11/1925 Pháp kí hiệp ước với triều đình Huế tăng cường việc bảo hộ của Pháp, chính thức ra tuyên bố phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này (1927)… bắt đầu triển khai các hoạt động như phái tàu tuần dương ra canh phòng, điều tra, thăm dò và chuẩn bị đặt trạm quan trắc khí tượng, hải đăng trên đảo Hoàng Sa. Vì vậy, ngày 8-3-1925, Toàn quyền Đông Dương lần nữa ra tuyên bố khắng định quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam và đây cũng là cơ sở cho chính quyền “bảo hộ” tiếp nối việc cai quản các quần đảo một cách hợp pháp. Ngày 29/4/1932 chính phủ “bảo hộ”ở Đông Dương thông báo chủ quyền đối với Hoàng Sa cho phía Trung Hoa Dân Quốc và tiếp đên là ngày 16/6/1932 thông báo điều nầy cho phía Nhật bản [39].Khi lý giải về việc Chính phủ Pháp trong 20 năm đầu thế kỷ 20 chưa quan tâm đến việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông, một học giả đã nhận xét: “Về phía chính quyền thực dân Pháp, nguyên nhân chủ quan chính là do quyền lợi riêng của Chính quyền thực dân Pháp đă khiến Pháp không phản ứng kịp thời để Trung Hoa cho là đất vô chủ và đi sâu vào hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở Ḥoàng Sa và sự thiếu hiểu biết do hạn chế của người đi đô hộ, không hiểu quan điểm của Nhà nước và nhân dân Việt Nam”[40] hoặc phía Pháp đã không “phát huy” quyền “bảo hộ” của mình đối với An Nam trước âm mưu chiếm đóng Hoàng Sa và Trường Sa của quân đội Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc (!) như ý kiến của một vài chuyên gia nước ngoài.Có thật sự như thế không? Thử nhìn lại tình hình việc xây dựng một chế độ “tam kỳ” ở Việt Nam theo Hòa ước Patenôtre năm 1884 để thống trị của thực dân Pháp chưa hoàn tất (Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp; Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát) và tình hình xáo trộn nội trị của “mẫu quốc”, thế chiến thứ nhất bùng nổ và Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới đại bại của Pháp trong các cuộc chiến tranh về sau …đã không cho phép chính quyền cai trị thực dân ở thuộc địa có điều kiện để xác lập chủ quyền chính thức ở biển đảo cho đến khi “nhà nước bảo hộ thực hiện việc chiếm giữ 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1933 như đã đề cập ở trên. Hơn thế nữa cuộc tranh giành chủ quyền song phương các quần đảo trên biển Đông đã diễn ra giữa ba nước Pháp-Trung Hoa-Nhật Bản vô cùng phức tạp kéo dài từ năm 1927, đến năm 1933 thì Pháp chính thức ra thông báo chủ quyền của mình cho phía Nhật Bản (24/7/1933) sau khi đã chiếm một số hòn đảo chủ yếu thuộc quần đảo Trường Sa và chính thức sát nhập vào quản hạt của tỉnh Bà Rịa.Tóm lại, 100 năm trước, trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam (1858), “Họ mong ước chiếm được trong các biển gần Trung Hoa, nơi mà Hải quân Pháp không có một chỗ trú ẩn nào kể từ thế kỷ 17, mặc dù tàu thuyền họ thường xuyên qua lại vùng này, một khu vực có vị trí tương đương với vị trí Hải quân Anh và họ liền coi Việt Nam là nơi thuận tiện để đặt căn cứ hành quân sang Trung Hoa.Do đó, đối với mối quan tâm chính yếu của họ là hướng sang Trung Hoa, và đứng trước thế thượng phong của Hải quân Anh, thì tham vọng của các sĩ quan đối với Việt Nam vẫn còn khiêm tốn: có lẽ họ có thể bằng lòng chiếm một hòn đảo như Côn Lôn hoặc một đảo nhỏ vô danh nào đó gần Đà Nẵng” [41].Mặt khác, nhìn vào danh sách 24 Thống đốc Nam kỳ thuộc Pháp từ năm 1858-1883, chúng tôi thấy có 17/24 người là sĩ quan cao cấp của Hải quân Pháp, trong đó: Phó Đô đốc là 2 người; Đề đốc là 13 người, Đại tá Hải quân là 1 người, Trung tá Hải quân là 1 người [42].Tầm quan trọng và mối quan tâm biển đảo của thuộc địa chắc chắn phải tỉ lệ thuận với binh chủng và cấp bậc của các nhà cai trị Pháp ở Đông Dương.Yoshiharu Tsuboi đã nhận xét: “Thuộc địa mới ở rất xa chính quốc và lẻ loi đối với các thuộc địa khác của Pháp. Chiếm hữu bởi thủy binh và chỉ có thể liên lạc bằng đường thủy, nên thuộc địa này được đặt dưới quyền của Bộ Hải quân”, và “Được thành lập vì những lý do chính trị và quân sự – còn lý do kinh tế sẽ tới sau vì thiếu những kẻ khai thác thuộc địa – khi khởi đầu, thuộc địa xuất hiện như một phạm vi lãnh địa dành riêng cho Hải quân, do sĩ quan hải quân quản trị và cho các sĩ quan đó một môi trường thăng tiến nhanh chóng” [43]. “Trên thực tế, Bộ trưởng Hải quân quyết định chính sách thuộc địa tổng quát, tùy thuộc vào những tin tức thâu lượm được từ khắp các thuộc địa mà ông kiểm soát việc cai trị [44]. Ngày 29/4/1932 chính phủ Pháp gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Trung Hoa Dân Quốc phản đối việc khai thác phân lân trên đảo Hoàng Sa, xác nhận chủ quyền quần đảo nầy vốn dĩ thuộc về An Nam từ xưa. Ngày 15/6/1932 Toàn quyền Đông Dương ra quyết định số SC-152 chính thức sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên (Huế) [45].Tiếp theo đó, Tuyên bố ngày 4/7/1933 của Chính phủ Pháp xác nhận quần đảo Hoàng Sa đã được Vua nhà Nguyễn chiếm đóng từ đầu thế kỷ 19, xưa nay vốn thuộc lãnh thổ của Vương Quốc An Nam, cho biết chính quyền Đông Dương đã cho xây hải đăng kiên cố trên đảo Hoàng Sa để bảo đảm an ninh hàng hải trong vùng biển thuộc khu vực quần đảo này, xây dựng trạm quan trắc khí tượng và bố trí lính người An Nam canh phòng bảo vệ túc trực thường xuyên.Trong công hàm gửi Chính phủ Nhật bản ngày 12/7/1938, Đại sứ Pháp ở Tokyo khẳng định vai trò gìn giữ an ninh trên biển Đông với hàm ý sự chi phối về chủ quyền của chính quyền “bảo hộ” Pháp trên biển Đông như sau:“Trải rộng ra quần đảo Hoàng Sa, phương cách đảm bảo an toàn (an ninh) đường biển đang được thực thi ở vùng duyên hải và các đảo thuộc về Liên bang Đông Dương, mục đích của Chính phủ Pháp là thi hành đầy đủ trách nhiệm của mình nhằm đảm bảo việc đi lại trên biển quốc tế cho quần đảo Hoàng Sa và các khu vực chung quanh” [46].Những tài liệu dẫn chứng trên thiết tưởng đã đủ để chứng minh một sự thật là chính quyền “bảo hộ” của thực dân Pháp ở Đông Dương đã tái xác lập chủ quyền của Việt Nam (để bảo vệ quyền lợi chính trị lẫn kinh tế của chính sách thực dân như trên đã có đề cập) trong thời kỳ chúng đô hộ, đấu tranh bác bỏ lập luận của phía Trung Quốc (trước đây là Trung Hoa Dân Quốc của Quốc Dân Đảng trong âm mưu bành trướng lâu dài của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán mà lãnh hải hình lưỡi bò xuất hiện vào năm 1947 là một minh chứng hùng hồn nhất) và quân phiệt Nhật Bản trong thời kỳ chiếm đóng quần đảo Trường Sa trong thế chiến thứ hai dưới tên gọi “Tân Nam quần đảo”.Chú thích: Chúng tôi xin chân thành cám ơn các bạn hhhh, Sanleo, Submarine và Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa (HSO) đã tạo điều kiện cho chúng tôi tiếp cận tài liệu của các bạn. Cám ơn Dịch giả Nguyễn Đôn Phước, bạn HD đã chuyển ngữ các tài liệu được sử dụng trong bài viết này. Đ.K.P.Tác giả gửi trực tiếp cho BVN. Tài liệu tham khảo: * http://www.bjreview.com.cn/world/txt/2011-08/01/content_380478.htm(1)(2) Madrolle Claudius – Vấn đề Hải Namvà quần đảo Hoàng Sa – trong: Chính sách nước ngoài – số 3 – 1939 – năm thứ tư, trang 302-312 (http://www.persee.fr)Vua Gia Long xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa vào năm 1916. Tác giả bài báo đã nhầm là năm 1906.(3) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, phát hành vào ngày 1 và 15 hằng tháng. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.Trong một tài liệu khác cho biết Đô đốc Lý Chuẩn trong chuyến đi “khảo sát” Hoàng Sa lần này ông đã cho vẽ 15 bản đồ và 10 bức ảnh chỉ diễn ra trong vòng 36 tiếng đồng hồ! Xem: P.A Lapicque, A propos des Iles Paracels, 1929, Les Editions D’Extreme-Asie,Saigon, trang 8-11.(4) Báo Advertiser số ra ngày thứ 3, 29/6/1909, trang 7. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(5) The Advertiser, Monday 5 July 1909, page 8. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(6) Bài báo “L’histoire moderne des iles Paracels” đăng trên tờ báo “L’ Eveil de l’Indochine” số 738 năm thứ 16, phát hành ngày 22/5/1932 tại Hà Nội. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(7) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(8) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(9) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(10) – Indochine. Rapports au Conseil de gouvernement 1917.- Gouvernment général de l’Indochine – Conseil de Gouvernment: Session ordinaire de 1918. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(11) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975(12) Xem:- Gustave SALÉ, “Les Iles Paracels et la Sécurité en Extrême-Orient”, Avenir du Tonkin, (no 10495), 17/04/1931, pp 2.- E. SAURIN, “A propos des Galets Exotiques des Iles Paracels”, Archives Géologiques du Vietnam, I.N.D.E.O,Saigon, (no 4), 1957, pp 9.(13) L’Eveil économique de l’Indochine N394: La perte du Haiphong 28/12/1924. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(14) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(15) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(16) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(17) Báo “La Nature” số 2916 ngày 1 tháng 11 năm 1933, tài liệu đã dẫn.(18) L’ Eveil de l’Indochine N419. Du Charbon pour le “de Lanessan”.1925/06/21. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(19) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại giao, Sài Gòn, 1975.(20) Tham khảo bài của Oliver trong “La Géographie”, Tome LX, Nov – Dec. 1933, và bài của Marcel “Les Archipels Paracels et Spratly” trong báo VIetnam Press, Sagon, Nov. 1971, No 7574.(21) (Bruzon, Canton, Romer, Le climat de L’Indochine et les typhoons de la Mer de Chine, Hanoi, 1930).(22) Océanographie physicque et biologique 1932, 1933. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(23) Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975.(24) L’ Eveil de l’Indochine N502. Chronique des mines. 1927/01/23. Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(25) Quần Ðảo Hoàng Sa và Trường Sa-Lãnh Thổ ViệtNam.http://truongnhantuan.ifrance.com/hoangsa-truongsa-chxhcnvn.htm(26) Madrolle Claudius – Vấn đề HảiNamvà quần đảo Hoàng Sa – Tài liệu đã dẫn.(27) Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, Người dịch: Nguyễn Hồng Thao, Hiệu đính: Lưu Văn Lợi, Lê Minh Nghĩa. Nguyên bản: La Souveraineté sur les Archipels Paracels et Spratleys, tác giả Monique Chemillier-Gendreau.(28) Tức đảo Song Tử Tây và đảo Song Tử Đông.(29) Madrolle Claudius – Vấn đề HảiNamvà quần đảo Hoàng Sa – Tài liệu đã dẫn.Vào năm 1938, Sở Khí tượng Đông Dương (Indochina Meteorological Service) thiết lập một trạm thời tiết tại Ba Bình, là nơi được coi là tốt nhất tại Biển Đông để cung cấp dữ kiện về thời tiết cho những quốc gia trong vùng. Trạm được người Pháp quản trị trong vòng 3 năm đầu, sau đó thì người ta tin là Trạm vận hành dưới sự kiểm soát của quân đội Nhật Bản. Trước khi rơi vào tay quân đội Nhật, trạm Ba Bình quan trọng tới mức được cấp mã số quốc tế là 48919. Những dữ kiện do trạm cung cấp được lưu trữ khắp nơi trên thế giới dưới tên French Indochina – Cochinchina.(Xem: Bạch Thư về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam Cộng Hòa, Bộ Ngoại Giao, Sài-gòn, 1975).(30) Nguồn:http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-02-23-viet-nam-co-chu-quyen-khong-the-tranh-cai-doi-voi-hoang-sa.(31) (32) (33) Madrolle Claudius – Vấn đề HảiNamvà quần đảo Hoàng Sa – Tài liệu đã dẫn.(34) Nhật báo La Croix số 17004 năm thứ 59, ngày thứ năm 14.07.1938, trang 1.Tài liệu lưu trữ của Trung tâm dữ liệu Hoàng Sa.(35) Reported by Prof. Charles Rousseau in Revue General de Droit International Public July- September 1972, p.830.(36) Theo Hòa ướcShimonoseki, điều 2 & 3 qui định清国は、遼東半島台湾澎湖諸島など付属諸島嶼の主権ならびに該地方にある城塁、兵器製造所及び官有物を永遠に日本に割与する。(第二条、第三条)澎湖列島即英國「グリーンウィチ」東經百十九度乃至百二十度及北緯二十三度乃至二十四度ノ間ニ在ル諸島嶼http://www.ioc.u-tokyo.ac.jp/~worldjpn/documents/texts/pw/18950417.T1J.htmlbản tiếng Anh:(b) TheislandofFormosa, together with all islands appertaining or belonging to the saidislandofFormosa.© The Pescadores Group, that is to say, all islands lying between the 119th and 120th degrees of longitude east of Greenwich and the 23rd and 24th degrees of north latitude.http://www.international.ucla.edu/eas/documents/1895shimonoseki-treaty.htm[tất cả các đảo nằm trong khu vực từ 119 độ đến 120 độ kinh đông và từ 23 độ đến 24 độ bắc vĩ tuyến] cho thấy khu vực nhà Thanh nhượng cho Nhật Bản không bao gồm quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa, chỉ đến đảo Hải Nam mà thôi].(37) “Thực thi chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa của các triều đại Việt Nam” (25/6/2011)
            http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu=1434&Chitiet=33070&Style=1(38) http://docs.google.com/viewer?a=v&q=cache:BusX4FFtUbcJ:hoangsa.org/tailieu/The%2520Spratly%2520Islands%2520Dispute.pdf+xisha+southernmost+of+china+1928&hl=vi&gl=vn&pid=bl&srcid=ADGEESjIMWCZo-POzcxLQF402URmu2KzTIRZNWcyNTSNevG_twiEJ1flR57kzYkkyr-qOEkndkAFsJ7jgHPrQOr2Om9yX-iNNge0PHG4FiF4Ydj8_FevmYZPOFf9SYfAjyHNpUg9N6du&sig=AHIEtbS1asYpeSBVPQu6Il-Tg5oJznkRLA&pli=1 (39) Theo Urano Tatsuno “International Conflit over theSouth China Sea”(Nankai shotoo Kokusai Fusooshi”(Tosui Shobo Publishers, 1997) (40) http://www.rfi.fr/actuvi/articles/110/article_2399.aspKhái niệm “nhà nước và nhân dân ViệtNam” của TS Nguyễn Nhã nêu ở đây phải chăng là triều đình Huế? (41) Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, NXB Tri Thức, 2011, trang 111. (42) Võ Đức Hạnh, La place du catholicisme, trang 402-403, dẫn theo Yoshiharu Tsuboi, Nước ĐạiNamđối diện với Pháp và Trung Hoa, Sđd, trang 125. Sau khi thực dân Pháp xâm chiếm đất Nam kỳ, người Pháp tổ chức hệ thống cai trị qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, từ 1861 đến1879, người Pháp thành lập Soái phủ Nam kỳ (Gouvernement des Amiraux) do các đô đốc của Hải quân Pháp đứng đầu, trông coi việc cai trị hành chính và binh bị. Bắt đầu năm 1879, người Pháp đặt chức vụ Thống đốc Nam kỳ (Gouverneur-général de la Cochinchine) để cai trị mảnh đất thuộc địa này. Chức vụ Thống đốc này trực thuộc Bộ Thuộc địaBộ Hải quân Pháp. Sau khi áp đặt chế độ bảo hộ, người Pháp đặt thêm chức vụ Khâm sứ Trung kỳ (Résident supérieur d’Annam) và Thống sứ Bắc kỳ (Résident général du Tonkin). Hai người này trực thuộc Bộ Ngoại giao Pháp.
            (Xem: http://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_quy%E1%BB%81n_%C4%90%C3%B4ng_D%C6%B0%C6%A1ng).(43) Yoshiharu Tsuboi, Nước ĐạiNamđối diện với Pháp và Trung Hoa, Sđd, trang 121.(44) Yoshiharu Tsuboi, Nước ĐạiNamđối diện với Pháp và Trung Hoa, Sđd, trang 129.(45) Theo Dương Tác Châu trong “Tranh chấp ở quần đảo Trường Sa”(Funsoo Nasha Guntoo”(NXB Shinbyoron—Tokyo)(46) Công hàm của Đại sứ quán Pháp tại Nhật Bản gửiCPNBngày 12/7/1938.“En étendant aux iles Paracelse le dispositif de sécurité maritime qui fonction sur la côte et le iles relevant de l’Union Indochinoise le Gouvernement Francais n’a d’autre intention que de remplir la charge qui lui incombe d’assurer dans ces parages la protection de la navigation internationale.” (theo Urano Tatsuo, Sđd, trang 288-289)

            NGUỒN NET
            <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.08.2011 22:40:30 bởi Phù Vân >
            #188
              Ct.Ly 07.08.2011 04:11:14 (permalink)
              #189
                dzuylynh 08.08.2011 10:53:18 (permalink)
                0
                ĐÊM THỨC CÙNG SYDNEY


                http://www.box.net/shared/cyu29gkbqogv1fqr9iej



                Album Hưng Ca Việt Nam
                sáng tác & trình bày Dzuylynh
                ( tặng dohop . YênLy . TAX . BMH Washington,DC )
                ...




                Một que diêm, một trái tim
                Trong bóng đêm lập lòe đom đóm lửa
                Ngàn que diêm,vạn trái tim
                Trong đêm đen là môt giải ngân hà...

                Thắp lên đi! ngọn lửa thiêng cho ấm lòng sông núi
                Cháy lên đi! từ tái tim bầu nhiệt huyết tha hương
                Đêm Sydney...
                Đồng bào ơi! sá chi mưa đông lạnh giá !
                Australia ...
                Người Việt Nam! đứng lên giành lại sơn hà !

                Này là Mẹ,này là Cha, là những cánh chim Âu Lạc
                Này là Chị, này là Anh ,là con giống nòi Tiên Long
                Ngọn cờ Vàng phất cao giữa đất lạ tạm dung
                Cùng đồng lòng, hợp ba giòng máu Bắc Trung Nam !

                Quyết không cho tiếng ca nô lệ rên than!
                Thề đập tan âm mưu lũ bán nước đê hèn
                Úc châu...
                Sydney...đêm nay muôn ngọn cờ bay !
                Việt Nam tha hương...
                Giữa đêm đen thắp sáng tương lai.


                Half Moon Bay.August.7.2011
                Dzuylynh
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2011 22:50:43 bởi dzuylynh >
                #190
                  triart 08.08.2011 22:23:05 (permalink)
                  0

                  Trích đoạn: Ct.Ly

                  Chào cả nhà

                  Hôm nay CtLy xin giới thiệu đến CLB

                  hình ông họa sĩ Ma Ẹc nè        

                  [sm=z_serenade.gif][sm=yeah.gif][sm=way%20to%20go.gif]


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/2452/C1C3AF2E16654D40A8AF1B163577F4FA.JPG[/image]

                  Chào cả nhà

                  Hôm nay CtLy xin giới thiệu đến CLB

                  ông họa sĩ Ma Ẹc 

                  Đang vẽ :


                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/6993B2C3B985468288B4A55787800756.jpg[/image]




                  " Ma ẹc " biến nha
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 08.08.2011 22:29:34 bởi triart >
                  Attached Image(s)
                  #191
                    dzuylynh 09.08.2011 02:59:30 (permalink)
                    0



                    SÁNG NAY

                    sáng nay đi ngang qua phố
                    con đường lắm nắng ngày xưa
                    mưa rơi không làm ướt cỏ
                    vui buồn theo gió đong đưa

                    sáng nay đi ngang qua ngỏ
                    tim còn thoáng chút buâng quơ
                    cái thuở hoa rơi trên tóc
                    có người lấy cớ dệt thơ

                    sáng nay tìm về quá khứ
                    chợt nhiên nghe lắm nhớ mong
                    ngày xưa điều ta do dự
                    bây giờ là việc đã xong

                    sáng nay buồn - vui chẳng biết
                    nghe chừng ngọn gió đi rong
                    mây xưa giờ đâu còn tím
                    ta - người ...cái nhớ còn không ?

                    diênvỹ. aug. 8, 2011




                    http://www.box.net/shared/qhsmsay6x84s2vtfv905

                    TA . NGƯỜI . CÁI NHỚ CÒN KHÔNG ...
                    Album HoaDiênVỹ
                    thơdiênvỹ.nhạc&trìnhbàyDzuylynh


                    sáng nay đi ngang qua phố...
                    con đường rợp nắng ngày xưa
                    mưa rơi không làm ướt cỏ
                    vui buồn theo gió đong đưa
                    sáng nay đi ngang qua ngỏ
                    tim còn thóang chút bâng quơ
                    cái thuở hoa rơi trên tóc
                    ...có người lấy cớ dệt thơ !

                    sáng nay tìm về quá khứ...
                    chợt nhiên nghe lắm nhớ mong !
                    ngày xưa điều mình chưa ngỏ
                    bây giờ ... có cũng như không !
                    sáng nay , buồn vui chẳng biết ?
                    nghe chừng ngọn gió đi rong
                    mây xưa giờ đâu còn tím ?
                    ta .
                    người .
                    cái nhớ còn không !



                    dzuylynh.thunglũngcuốihạ . Aug.8.2011

                    <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2011 03:15:59 bởi dzuylynh >
                    #192
                      dzuylynh 09.08.2011 03:45:51 (permalink)
                      0
                       
                      XA ...


                      Ừ xa ... thì đã thật xa
                      Xa từ vạn cổ khi ta yêu người
                      Trên môi đặc sánh nụ cười
                      Trái tim vụn vỡ .
                      Trăm lời tan hoang .

                      Trên vai sợi tóc ngỡ ngàng
                      Dài Thương .
                      Rối Nhớ .
                      Võ vàng đan tay

                      Rừng chiều ướt hạt mưa bay
                      Vọng âm vách núi .
                      Tàn Ngày khóc Đêm

                      Ta ngồi đối mặt bình yên
                      Bên tai giông bão trăm miền trổi dâng
                      Thiên thu một tiếng Ngại ngần
                      Nên xa vạn kiếp .
                      Vạn lần vẫn xa ...




                      Tóc nâu





                      http://www.box.net/shared/cnghz47hesv8vqf1j9sf

                      thơ Tóc Nâu _ diễn ngâm Dzuylynh



                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.08.2011 04:24:27 bởi dzuylynh >
                      #193
                        dohop 10.08.2011 06:43:25 (permalink)
                        0

                        LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI HAI





                         Chú Thích:

                         
                        bắc cặp = backup
                        Bú Lìn  = Đại Số Bú Lìn, Boolean Algebra
                        Hội Tân = Houston, một thành phố ở Hoa Kỳ
                        Phiêu-ri-dê = Fourier, Fourier Analysis
                        Sương = Thu Sương, Sue. Tên của một con khỉ đi chung với Ngô Lâm trên con tàu vũ trụ.
                        Tầm Lung  = chương trình văn nghệ tạp lục Tầm Lung, Johnny Carson show trên truyền hình Mỹ 1955-1956
                        Tôn Thất Đức và Tôn Thất Vọng = Bác Sĩ Duke và Bác Sĩ Earl (Bá Tước và Công Tước)
                        Triết = Fred, một “bệnh nhân” ở chung phòng với Ngô Lâm ở bệnh viện tâm thần.
                        Trịnh Băng Thu = Nữ Thiếu Tá Trịnh Băng Thu, Major Janet Fritch
                        Văn Tân  = Bác Sĩ Văn Tân, Doctor Walton, Bác Sĩ chuyên khoa của Lâm tại bệnh viện tâm thần

                         
                        Trang chú thích: xin nhấn ở đây 

                         
                        (Chương 12)
                         
                        Cái chổ này đúng là một cái chổ điên khùng thứ thiệc. Ngừi ta cho tui ở chung phòng dới một thằng tên là Triết, và thằng này đả ở đây gầng một năm. Nó bắc đầu nói cho tui nghe liền dìa nhửng thứ khùng điên mà tui sẻ phải chịu đựng.  Ở trong đây có một tên bỏ thuốc độc hại 6 nghười, một tên khác dùng dao phay chặc thịt để bằm má của nó. Có những tên làm đủ thứ khỉ tầm bậy tầm bạ – từ diết ngừi, hiếp dâm cho tới tự sưng mình là Hồng Thất Công, hay tự xưng mình là Cha dà dăm tặc hay Cha già dăn tộc dì đó, có nhửng thằng tự sưng mình là bộ trưởng của đỉnh cao trí tuệ và từng là cháu ngoan gái gian hồ như là bộ trưởng văn hóa Tôn thất Học, bộ trưởng canh nông Nông Thất Mùa, bộ Tưởng Tài Chánh Nguyễn Thất Thoát, bộ Trưởng bộ thông tin Tôn Thất Thiệt, bộ trưởng quốc phòng Tôn thất Trận, bộ trưởng công an kiêm nghề đánh giày cho khách du lịch Trung Quốc và kiêm luôn việc bán bánh chưn, đồng chí Phạm Bắc Kinh và đủ thứ khỉ đó kể hổng hết nổi. Cúi cùng thì tui hỏi thằng Triết tại sao nó ở chổ này thì nó nói là bởi dì nó là kẻ diết người ta bằng rựa, nhưng mà ngừi ta sẻ thả nó ra trong dòng 1 hay 2 từng nửa.
                         
                         
                        Ngày thứ hai tui ở đó, ngừi ta kiêu tui báo cáo dới văng phòng của bác sỉ tâm thần của tui, Bác Sỉ Văn Tân. Thì ra Bác Sỉ Văn Tân là một nữ bác sỉ. Đầu tiên, cổ nói, là cổ sẻ cho tui làm một cái tét nhỏ thui, rồi sẻ được khám sức khỏe tổng quác. Cổ kiêu tui ngồi xuống tại bàn của cổ rồi bắc đầu cho tui coi mấy cái thẻ có in hình mấy cái giọt mựt ở trỏng, rồi cổ hỏi tui thử nghỉ coi nó là mấy cái dì. Tui cứ trả lời “đó là dọt mực” goài cho tới khi cổ nổi khùng lên rồi cổ kiêu tui nói cái gì khác đi, bởi dậy, tui bắc đầu bịa ra đủ thứ để trả lời. Rồi Bác Sỉ Văn đưa tui một bài tét dài để làm. Khi tui làm song, cổ nói, “Cởi đồ ra.”
                         
                         
                        Aaaaa, chỉ có một hai ngoại lệ, cứ mổi lần tui cởi đồ ra là có cái dì đó hổng tốt sảy ra cho tui, bởi dậy, tui nói là tui hổng muốn cởi, rồi Bác Sĩ Văn ghi điều này suống rồi mới nói là có hai cắch – hoặc là tui tự cởi guần áo ra, hoặc là cổ sẻ kiêu mấy tên khủng bố tới làm diệc này cho tui. Và tui muốn cách nào?
                         
                         
                        Tui tự cởi đồ ra, và khi tui đả trần truồn chiên chính vô sảng như chủ tịt đảng mở lòng dới quần chúng, Bác Sỉ Văn bướt dô phòng rồi nhìn tui từ đầu tới đuôi rồi nói, “Ôi trời! Anh bạng đúng là một ngừi mẩu đàn ông thiệc là đẹp!”
                         
                         
                        Dù xao đi nửa, cổ bắc đầu gỏ đùi gối tui bằng cây búa mủ dống như cái tên bái sỉ Quai Móc dì đó đả làm ở Đại học, rồi chọt tui ở đủ chổ. Nhưng cổ hổng bao dờ kiêu tui “cúi ngừi xuốn,” nên tui rất biết ơn cổ. Sao đó, cổ kiêu tui có thể bận đồ lại rồi trở dìa phòng của tui.  Trên đường dìa phòng, tui đi goa một cái phòng có cửa kiến bên trỏng có một đám mấy thằng nhỏ con, đứa thì ngồi, đứa thì đứng, đứa thì nằm đủ nơi, nước miến nhỉu nhảo, chưng tay dực dực và dọng tay xuống đấc nghe rầm rầm. Tui đứng đó nhìn dô trỏng một hồi và cảm thấy thiệc thương hại cái đám này – họ thiệc sự đả làm tui nhớ những ngày tui còn học ở trường ngố.
                         
                         
                        Khoản 2 ngày sau, tui được kiêu phải báo cáo dới văn phòng Bác Sĩ Văn Tân nửa. Khi tui tới đó, bác sĩ Văn đang ngồi dới hai tên khác củng mặc đồ bác sỉ, rồi cổ dới thiệu tui họ là Bác Sỉ Tôn Thất Đức và Bác Sỉ Tôn Thất Vọng – cả hai điều tới từ Học Viện Tâm Thần Y Tế Quấc Da. Và Bác Sỉ Văn Tân nói là hai bác sỉ họ Tôn này đang rất hứng thú dìa trường hợp của tui.
                         
                         
                        Bác sỉ Vọng và Bác Sỉ Đức kiêu tui ngồi xuống rồi bắc đầu hỏi tui tùm lum hết – và cả hai tên này thay phiên nhau lấy búa gỏ dô đầu gối của tui. Rồi Bác Sỉ Vọng nói, “Anh Lâm coi nè, chúng tui có kết quả bài tét của anh, và quả là anh đả làm tốt phần toán học một cách hổng ngờ. Bởi dậy, chúng tui muốn cho anh làm thử thêm mấy cái tét nửa.”  Họ cho tui mấy bài tét rồi bắc tui làm, mấy bài này phứt tạp hơn cái bài tét đầu tiên, nhưng tui nghỉ là tui đả làm hổng có tệ.  Giá mà tui biếc chiện khỉ gì sẻ sảy ra, tui đả địc cho nát bét mấy bài tét đó cho rồi.
                         
                         
                        “Anh Lâm,” Bác sỉ Đức nói, “Đây là một hiện tượng lớn. Anh có bộ óc dống như máy vi tính. Tui hổng biết anh lý lựng dỏi cở nào dới một bộ óc như dậy – có lẻ đây chính là cái lý do tại sao anh đả bị dô cái chổ này – nhưng tui chưa bao dờ thấy trường hợp nào dống như dầy hết.”
                         
                         
                        “Ông Đức biết hông,” Bác sỉ Vọng nói, “cái anh này thiệt là đặt biệt. Tui có làm một ít diệc cho NASA cắch đây một thời gian, tui nghỉ là bọn mình nên gửi anh chàng này tới Trung Tâm Hàng Không và Không Gian ở Hội Tân để họ coi.  Họ đang tìm một ngừi thuộc loại dống cái anh này.”
                         
                         
                        Tất cả các bác sỉ nhìn trừng trừng dô tui, rồi họ gậc gậc cái đầu, rồi họ gỏ đầu gối tui dới cây búa một lần nửa dà có dẻ như, thiêm một lần nửa tui đả biến thành một con cá mắc câu.
                         
                         
                        Ngừi ta áp tải tui xuống Hội Tân, Tét Xát, trong một cái máy bay bự và củ và hổng có ai trong đó ngòi tui dới Bác Sỉ Vọng, nhưng chiến bay này củng tương đối dể chịu và thượng lộ bằm an, ngọi trừ diệc tui bị khóa chưng khóa tay dô cái ghế máy bay.
                         
                         
                        “Này nhé, anh Lâm,” Bác sỉ Vọng nói, “Tụi mình đồng ý như thế này nha. Bây giờ anh đang thiệc sự ở trong cái nồi phân bởi dì anh đả quăng cái Huân chương đó dô đầu ông Thư Ký Thượng Viện Hoa Kỳ. Anh có thể phải dô tù học tập cải tạo 10 năm chỉ dì cái diệc đó thôi.  Nhưng nếu anh hợp tác dới những ngừi ở NASA, bản thân tui sẻ tìm cách cho anh được rả ra – anh đồng ý điều này phải hông?”
                         
                         
                        Tui gậc đầu. Tui biếc là tui phải ra khỏi tù để đi kiếm Duyên nửa. Tui đang nhớ cô ta kinh khủng luôn.
                         
                         
                        Tui ở chổ NASA ở Hội Tân khoản 1 tháng. Ngừi ta khám tui rồi cho tui làm tét rồi phỏng dấn tui thiệc nhiều đến nổi tui tưởng là tui sắp được dô cái sô chương trình văn ngệ tạp lụt Tầm Lung trên vô tuyến.
                         
                         
                        Nhưng mà hổng phải.
                         
                         
                        Một hôm, ngừi ta lôi tui dô một cái phòng bự rồi nói cho tui biết dự tính trong đầu của họ.
                         
                         
                        “Lâm,” họ nói, “chúng tui muốn dùng anh trong một chiến bay ra ngoài không dan.  Như là Bác Sĩ Vọng đã chỉ ra cho anh thấy, đầu óc của anh dống như cái mái vi tính – chỉ tốt hơn cái máy chứ hổng có dỏm hơn. Niếu tụi tui có thể cài đặc dô đầu của anh với nhửng phần miềm đúng, thì anh sẻ vô cùng hủ dụng cho chương trình thám hỉm không giang của Hoa Kỳ. Anh có nói dì hông?”
                         
                         
                        Tui si nghỉ một phúc, rồi tui nói tui phải hỏi má tui trước, nhưng rồi ngừi ta đưa ra nhửng lập lựng cứng hơn nửa niếu tui hổng chịu hợp tác – như là họ có thể cho tui “học” 10 năm hay múc mùa lệ thủy trong trại cải tạo dống như là Hàm Tâng hay Yên Bái gì đó!
                         
                         
                        Và bởi dậy, tui nói ừ, và câu trả lời này lần nào củng đưa tới nhìu chiện rắt rối. Ngừi ta đả nghỉ ra cái ý tưởng nhét tui dô một con tàu dủ trụ rồi phóng tui ra lên để tui bay lòng dòng trái đất một ngàn dặm. Ngừi ta đả đưa con ngừi tới cung trăng, nhưng ngừi ta hổng tìm được cái dì đáng giá một cục kức ở đó, bởi dậy, cái kế hoặch kế tiếp là cho ngừi tới Hỏa Tinh. May mắng cho tui, ngừi ta hổng nghỉ tới Sao Hỏa trong lút này – thay dì dậy, ngừi ta nghỉ dìa một phi dụ tập dợt để mà ngừi ta coi thử coi lọi ngừi nào thích hộp nhức cho chuyến bay tới Hỏa Tinh.
                         
                         
                        Ngoài tui ra, ngừi ta còn lựa ra một phụ nử và một con khỉ để cùng đi dới tui nửa.
                         
                         
                        Ngừi phụ nử này là một cô gái có vẻ rất kỳ dị tên là Thiếu Tá Trịnh Băng Thu , đúng ra cổ là ngừi nử phi hành da đầu tiên của Mỷ nhưng mà hổng có ai biết dìa cổ hết bởi dì toàn bộ đây là chiện tối mật. Cổ là một cô gái thấp và có mái tóc cắt theo cái kỉu cắt mà ngừi ta làm sau khi úp một cái tô lên đầu, và cổ hổng có vẻ hửu dụng gì cho tui hay cho con khỉ.
                         
                         
                        Thiệc ra con khỉ hổng có tệ lắm. Nàng khỉ này là một con tinh tinh gái dới cái tên là Thu Sương, đả bị bắc trong rừng rậm vùng Su-má-trà hay chổ nào đó. Thiệc ra, ngừi ta còn có một đống khỉ ở đây, và người ta đả từng gửi đám khỉ lên dủ trụ từ lâu rồi, nhưng mà ngừi ta nói là Thu Sương sẻ thích hợp nhức cho sứ mạng này bởi dì nàng khỉ này là con gái nên sẻ thân thiện hơn cái đám khỉ đực, hơn nửa, đây sẻ là chuyến đi thứ ba của cô nàng. Khi mà tui khám phá ra điều nài, tui cứ thắc mắc goài, tại sao ngừi ta tống tui dô vủ trụ dới duy nhức một phi hành viên có kinh nghiệm, mà thành viên này lại là một con khỉ. Nếu bạn trong hoàng cảnh của tui, chắc là bạn củng có chút ít suy nghỉ dìa cái điều khỉ này, phải hông?
                         
                         
                        Dù xao, tụi tui trải goa đủ thứ phải học hỏi trước khi chiến bay xảy ra. Người ta bỏ tụi tui dô máy gia tốc, hay là xai-cờ-lơ-tron và goăy tụi tui dòng vòng, rồi bỏ tụi tui trong cái phòng hổng có trọng lượng hay giống như dậy. Xuốt ngày, ngừi ta nhét dô đầu tui đủ thứ khỉ ngừi ta muốn tui phải nhớ, như là mấy cái phương trình để tính khoảng cách giửa chổ tụi tui đang ở, dù ở chỗ khỉ nào, tới cái chổ mà ngừi ta muốn tụi tui tới, và làm sao để trở dìa lại; và đủ thứ khỉ rác rửi như tọa độ đồng trục, phép tính cô sin, lượng giác cầu, đại số Bú Lìn, ăng-ti lô-ga-rít, giải tích Phiêu-ri-dê, toán bình phương và toán ma trận. Ngừi ta nói tui sẻ là cái máy điện toán phụ, hay là bắc cặp của cái máy điện toán phụ, để mà lở cái máy vi tính phụ có bị kết nạp dô đảng thì ngừi ta dẩn còn có tui để xài được.
                         
                         
                        Tui đả viết một mớ thơ cho Mỹ Duyên nhưng mà cả đám đả bị trả dìa tui với dấu mộc “Không biết người nhận.”  Tui củng viết thơ cho Má, rồi má viết lại cho tui một thơ thiệc dài đại ý là “Sao con nở lòng nào đối xử dới má như dậy, khi má nghèo và phải ở nhà tế bầng, và má chỉ còn có mình con trên cái đời này?”
                         
                         
                        Tui hổng dám nói cho Má nghe là tui đang có thể lảnh án tù nếu tui hổng làm như dậy, bởi dậy, tui chỉ diếc thơ cho má tui nói má tui đừng có lo bởi vì phi hành đoàn của tụi tui có nhiều kinh nghịm lắm.
                         
                         
                        Rồi thì cái ngày vỉ đại cuối cùn củng đả tới, cho phép tui nói: Tui hổng phải chỉ hơi hồi hộp – tui sợ như dịt sắp bị quay! Cho dù đây là chiện tối mật, câu chiện củng bị nhiểu ra báo chí, nên bây giờ ai củng sẻ thấy tụi tui trên dô tuyến, và đủ thứ như dậy.
                         
                         
                        Sáng hôm đó, ai đó đưa tụi tui mấy tờ báo để tụi tui biết tụi tui nổi tiến như thế nào. Đây là một vài cái Tít lớn nhức:
                         
                         
                        “Khả Ái, Khỉ Ố, và Khờ trong Chiến Dịch Không Gian Sắp Tới của Hoa Kỳ.”
                         
                         
                        “Hoa Kỳ gửi Sứ Giả Dị Nhân Dị Dạng Tới Thăm Người Hành Tinh.”
                         
                         
                        “Thiếu Nữ, Thú Nữ và Thiếu Não Phóng Lên Vũ Trụ Hôm Nay.”
                         
                         
                        Còn có một bản bình lựng từ tờ Nủ Ướt Post nói là, “Bộ Tam Đa lên Vũ Trụ - Nhưng AI SẼ LÀ TRƯỞNG ĐOÀN?”  
                         
                         
                        Chỉ có một cái tít coi như hơi tử tế dới tụi tui từ tờ báo Nủ Ướt Times, đó là, “Con Tàu Vũ Trụ Mới với Phi Hành Đoàn từ Mọi Thành Phần.”
                         
                         
                        Rồi thì, như mọi lần, tấc cả mọi thứ điều lộn sộn ngai từ phút đầu tiên tụi tui thức dậy. Tụi tui đi ăn điểm tâm thì có ngừi nào đó nói, “Họ hổng nên ăn sáng trong ngày phóng phi thiền.”  Nhưng ngừi nào khác nói, “Họ ăng được mà,” rồi ngừi khác nửa nói, “Hổng được,” và cái khỉ này kéo dài cho tới lúc hổng ai còn muốn ăng cái gì nửa.
                         
                         
                        Ngừi ta mặc đồ phi hành gia cho tụi tui rồi đưa tụi tui ra bãi phóng phi thiền trên một chiếc xe buyết nhỏ, dới Thu Sương ở phía sau, trong một cái chuồng. Cái phi thuyền này cao khoản một trăm từng, đang xì khói, xì hơi, xì bọt như là sắp sửa ăn thịt tụi tui!  Một cái thang máy đưa tui tới một cái kép-xù hay là một cái phòng nhỏ chúc xíu và kín mích nhốt tụi tui trong đó, ngừi ta ràng tụi tui lại, và Thu Sương thì ở một chổ riêng ở phía sau. Rồi tụi tui chờ.
                         
                         
                        Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                         
                        Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                         
                        Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                         
                         
                         
                        Rồi cuối cùng, cái con tàu dủ trụ bắc đầu sôi sùng xục, xì xèo huýt sáo, gầm gừ và xì hơi trắng. Ngừi ta nói là có một trăm triẹu ngừi đang theo dỏi tụi tui trên TV ở ngoài đó. Tui nghỉ là họ củng đang chờ luôn.
                         
                         
                        Dù xao đi nửa, khoảng giửa trưa, ai đó lên tới rồi gỏ dô cửa phi thiền ròi nói, họ tạm thời căng xeo hay đình chỉ cái phi vụ này cho tới khi ngừi ta có thể xửa xong cái phi thuyền.
                         
                         
                        Bởi thế cho nên tui, Thiếu Tá Thu và Sương phải đi xuống, dô trong cái thang máy lần nửa. Thiếu Tá Thu là ngừi duy nhức rên la dà than phiền và chửi bới, bởi dì Sương và Tui cảm thấy rất thoải mái vì phi vụ bị căng xèo.
                         
                         
                        Nhưng mà tụi tui củng hổng thoải mái được bao lâu.  Bởi dì khoản 1 tiếng sau, có một tên chạy dô phòng nơi mà tụi tui chỉ mới chửng bị ngồi xuống để ăn trưa, tên này la lên, “Mặc đồ phi hành dô liền bây giờ đi! Ngừi ta đang xửa phi thiền và chuản bị phóng mấy anh chị lên không dan!”
                         
                         
                        Ai củng la hét om xòm và chửi bới nửa, và chạy lòng dòng tùm lum hết. Tui đón là có lẻ mấy cái đám người coi tụi tui trên TV đả gọi điện thôại tới than phiền hay đại lọi như dậy, bởi dậy, ngừi ta quyết định châm lửa đốt đíc tụi tui cho dù chiện dì có xảy ra củng thây kệ. Mà vì cái lý do gì củng được, bây giờ thì hổng có cái gì thành vấn đề nửa.
                         
                         
                        Dù xao, tụi tui bị nhét dô chiếc xe buyết nửa, rồi chở tới phi thuyền, và khi tụi tui được cẩu lên nửa chừng trong thang máy thì tên nào đó bấc thình lình rống lên, “Đếu mẹ. Giê Su Ki Tô. Tụi tao quên cái con khỉ đó rồi!” và tên này bắc đầu hò hét tùm lum cho cái đám ngừi ở dưới đất để họ đi dìa lại để bắc cái con khỉ Thu Sương tới.
                         
                         
                        Tụi tui bị trói bị cột một lần nửa, dà ai đó điếm ngược lại từ 100 khi họ đi dô cửa với Thu Sương. Tụi tui cùng dựa dô ghế khi họ đả điếm ngược tới số mười, lúc đó tui nghe mấy tiếng gầm gừ kỳ dị từ phía sau tụi tui, nơi mà họ để Thu Sương.  Tui mới liếc nhìn phía sau thì, ối trời đất quỷ thần ơi, đó hổng phải là Thu Sương rồi, mà đó là một con khỉ đực bự tổ bố, nó đang nhe răng và nó đang nắm và dực cái dây nịch an toàn dống như là nó có thể xổng ra bấc cứ lúc nào!
                         
                         
                        Tui nói dới Thiếu Tá Thu và cô ta quay lại nhìn rồi nói, “Lạy Chúa Tôi!” rồi cổ nhấn ra-dô kiêu ai đó ở dưới tháp điều khiển dưới đất. “Nghe đây,” cổ nói, “mấy ông làm một cái sai thiệt là bự. Mấy ông đả đưa một trong mấy con khỉ đực tới tụi tui. Mấy ông có khôn hồn thì xì tóp cái khỉ này ngay lập tức cho tới khi mọi thứ được giải quyết xong!”  Nhưng bất thình lình, con tàu vủ trụ bắc đầu lung lay và gào thét và tay nào đó từ tháp điều khiển ở dưới đất nói qua ra-dô, “Cái đó bi giờ là chiện riêng của quý vị, cô em à, tụi tui còn có nhiều thứ khác phải làm cho đúng giờ đúng giấc nửa.”
                         
                         
                        Và như thế, tụi tui lên đường dô dủ trụ.
                         
                        (Hết chương 12)

                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2011 15:48:57 bởi Ct.Ly >
                        #194
                          triart 10.08.2011 07:05:46 (permalink)
                          0



                          LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI HAI

                           Chú Thích:

                           
                          bắc cặp = backup
                          Bú Lìn  = Đại Số Bú Lìn, Boolean Algebra
                          Hội Tân = Houston, một thành phố ở Hoa Kỳ
                          Phiêu-ri-dê = Fourier, Fourier Analysis
                          Sương = Thu Sương, Sue. Tên của một con khỉ đi chung với Ngô Lâm trên con tàu vũ trụ.
                          Tầm Lung  = chương trình văn nghệ tạp lục Tầm Lung, Johnny Carson show trên truyền hình Mỹ 1955-1956
                          Tôn Thất Đức và Tôn Thất Vọng = Bác Sĩ Duke và Bác Sĩ Earl (Bá Tước và Công Tước)
                          Triết = Fred, một “bệnh nhân” ở chung phòng với Ngô Lâm ở bệnh viện tâm thần.
                          Trịnh Băng Thu = Nữ Thiếu Tá Trịnh Băng Thu, Major Janet Fritch
                          Văn Tân  = Bác Sĩ Văn Tân, Doctor Walton, Bác Sĩ chuyên khoa của Lâm tại bệnh viện tâm thần

                           
                          Trang chú thích: xin nhấn ở đây 

                           
                          (Chương 12)
                           
                          Cái chổ này đúng là một cái chổ điên khùng thứ thiệc. Ngừi ta cho tui ở chung phòng dới một thằng tên là Triết, và thằng này đả ở đây gầng một năm. Nó bắc đầu nói cho tui nghe liền dìa nhửng thứ khùng điên mà tui sẻ phải chịu đựng.  Ở trong đây có một tên bỏ thuốc độc hại 6 nghười, một tên khác dùng dao phay chặc thịt để bằm má của nó. Có những tên làm đủ thứ khỉ tầm bậy tầm bạ – từ diết ngừi, hiếp dâm cho tới tự sưng mình là Hồng Thất Công, hay tự xưng mình là Cha dà dăm tặc hay Cha già dăn tộc dì đó, có nhửng thằng tự sưng mình là bộ trưởng của đỉnh cao trí tuệ và từng là cháu ngoan gái gian hồ như là bộ trưởng văn hóa Tôn thất Học, bộ trưởng canh nông Nông Thất Mùa, bộ Tưởng Tài Chánh Nguyễn Thất Thoát, bộ Trưởng bộ thông tin Tôn Thất Thiệt, bộ trưởng quốc phòng Tôn thất Trận, bộ trưởng công an kiêm nghề đánh giày cho khách du lịch Trung Quốc và kiêm luôn việc bán bánh chưn, đồng chí Phạm Bắc Kinh và đủ thứ khỉ đó kể hổng hết nổi. Cúi cùng thì tui hỏi thằng Triết tại sao nó ở chổ này thì nó nói là bởi dì nó là kẻ diết người ta bằng rựa, nhưng mà ngừi ta sẻ thả nó ra trong dòng 1 hay 2 từng nửa.
                           
                           
                          Ngày thứ hai tui ở đó, ngừi ta kiêu tui báo cáo dới văng phòng của bác sỉ tâm thần của tui, Bác Sỉ Văn Tân. Thì ra Bác Sỉ Văn Tân là một nữ bác sỉ. Đầu tiên, cổ nói, là cổ sẻ cho tui làm một cái tét nhỏ thui, rồi sẻ được khám sức khỏe tổng quác. Cổ kiêu tui ngồi xuống tại bàn của cổ rồi bắc đầu cho tui coi mấy cái thẻ có in hình mấy cái giọt mựt ở trỏng, rồi cổ hỏi tui thử nghỉ coi nó là mấy cái dì. Tui cứ trả lời “đó là dọt mực” goài cho tới khi cổ nổi khùng lên rồi cổ kiêu tui nói cái gì khác đi, bởi dậy, tui bắc đầu bịa ra đủ thứ để trả lời. Rồi Bác Sỉ Văn đưa tui một bài tét dài để làm. Khi tui làm song, cổ nói, “Cởi đồ ra.”
                           
                           
                          Aaaaa, chỉ có một hai ngoại lệ, cứ mổi lần tui cởi đồ ra là có cái dì đó hổng tốt sảy ra cho tui, bởi dậy, tui nói là tui hổng muốn cởi, rồi Bác Sĩ Văn ghi điều này suống rồi mới nói là có hai cắch – hoặc là tui tự cởi guần áo ra, hoặc là cổ sẻ kiêu mấy tên khủng bố tới làm diệc này cho tui. Và tui muốn cách nào?
                           
                           
                          Tui tự cởi đồ ra, và khi tui đả trần truồn chiên chính vô sảng như chủ tịt đảng mở lòng dới quần chúng, Bác Sỉ Văn bướt dô phòng rồi nhìn tui từ đầu tới đuôi rồi nói, “Ôi trời! Anh bạng đúng là một ngừi mẩu đàn ông thiệc là đẹp!”
                           
                           
                          Dù xao đi nửa, cổ bắc đầu gỏ đùi gối tui bằng cây búa mủ dống như cái tên bái sỉ Quai Móc dì đó đả làm ở Đại học, rồi chọt tui ở đủ chổ. Nhưng cổ hổng bao dờ kiêu tui “cúi ngừi xuốn,” nên tui rất biết ơn cổ. Sao đó, cổ kiêu tui có thể bận đồ lại rồi trở dìa phòng của tui.  Trên đường dìa phòng, tui đi goa một cái phòng có cửa kiến bên trỏng có một đám mấy thằng nhỏ con, đứa thì ngồi, đứa thì đứng, đứa thì nằm đủ nơi, nước miến nhỉu nhảo, chưng tay dực dực và dọng tay xuống đấc nghe rầm rầm. Tui đứng đó nhìn dô trỏng một hồi và cảm thấy thiệc thương hại cái đám này – họ thiệc sự đả làm tui nhớ những ngày tui còn học ở trường ngố.
                           
                           
                          Khoản 2 ngày sau, tui được kiêu phải báo cáo dới văn phòng Bác Sĩ Văn Tân nửa. Khi tui tới đó, bác sĩ Văn đang ngồi dới hai tên khác củng mặc đồ bác sỉ, rồi cổ dới thiệu tui họ là Bác Sỉ Tôn Thất Đức và Bác Sỉ Tôn Thất Vọng – cả hai điều tới từ Học Viện Tâm Thần Y Tế Quấc Da. Và Bác Sỉ Văn Tân nói là hai bác sỉ họ Tôn này đang rất hứng thú dìa trường hợp của tui.
                           
                           
                          Bác sỉ Vọng và Bác Sỉ Đức kiêu tui ngồi xuống rồi bắc đầu hỏi tui tùm lum hết – và cả hai tên này thay phiên nhau lấy búa gỏ dô đầu gối của tui. Rồi Bác Sỉ Vọng nói, “Anh Lâm coi nè, chúng tui có kết quả bài tét của anh, và quả là anh đả làm tốt phần toán học một cách hổng ngờ. Bởi dậy, chúng tui muốn cho anh làm thử thêm mấy cái tét nửa.”  Họ cho tui mấy bài tét rồi bắc tui làm, mấy bài này phứt tạp hơn cái bài tét đầu tiên, nhưng tui nghỉ là tui đả làm hổng có tệ.  Giá mà tui biếc chiện khỉ gì sẻ sảy ra, tui đả địc cho nát bét mấy bài tét đó cho rồi.
                           
                           
                          “Anh Lâm,” Bác sỉ Đức nói, “Đây là một hiện tượng lớn. Anh có bộ óc dống như máy vi tính. Tui hổng biết anh lý lựng dỏi cở nào dới một bộ óc như dậy – có lẻ đây chính là cái lý do tại sao anh đả bị dô cái chổ này – nhưng tui chưa bao dờ thấy trường hợp nào dống như dầy hết.”
                           
                           
                          “Ông Đức biết hông,” Bác sỉ Vọng nói, “cái anh này thiệt là đặt biệt. Tui có làm một ít diệc cho NASA cắch đây một thời gian, tui nghỉ là bọn mình nên gửi anh chàng này tới Trung Tâm Hàng Không và Không Gian ở Hội Tân để họ coi.  Họ đang tìm một ngừi thuộc loại dống cái anh này.”
                           
                           
                          Tất cả các bác sỉ nhìn trừng trừng dô tui, rồi họ gậc gậc cái đầu, rồi họ gỏ đầu gối tui dới cây búa một lần nửa dà có dẻ như, thiêm một lần nửa tui đả biến thành một con cá mắc câu.
                           
                           
                          Ngừi ta áp tải tui xuống Hội Tân, Tét Xát, trong một cái máy bay bự và củ và hổng có ai trong đó ngòi tui dới Bác Sỉ Vọng, nhưng chiến bay này củng tương đối dể chịu và thượng lộ bằm an, ngọi trừ diệc tui bị khóa chưng khóa tay dô cái ghế máy bay.
                           
                           
                          “Này nhé, anh Lâm,” Bác sỉ Vọng nói, “Tụi mình đồng ý như thế này nha. Bây giờ anh đang thiệc sự ở trong cái nồi phân bởi dì anh đả quăng cái Huân chương đó dô đầu ông Thư Ký Thượng Viện Hoa Kỳ. Anh có thể phải dô tù học tập cải tạo 10 năm chỉ dì cái diệc đó thôi.  Nhưng nếu anh hợp tác dới những ngừi ở NASA, bản thân tui sẻ tìm cách cho anh được rả ra – anh đồng ý điều này phải hông?”
                           
                           
                          Tui gậc đầu. Tui biếc là tui phải ra khỏi tù để đi kiếm Duyên nửa. Tui đang nhớ cô ta kinh khủng luôn.
                           
                           
                          Tui ở chổ NASA ở Hội Tân khoản 1 tháng. Ngừi ta khám tui rồi cho tui làm tét rồi phỏng dấn tui thiệc nhiều đến nổi tui tưởng là tui sắp được dô cái sô chương trình văn ngệ tạp lụt Tầm Lung trên vô tuyến.
                           
                           
                          Nhưng mà hổng phải.
                           
                           
                          Một hôm, ngừi ta lôi tui dô một cái phòng bự rồi nói cho tui biết dự tính trong đầu của họ.
                           
                           
                          “Lâm,” họ nói, “chúng tui muốn dùng anh trong một chiến bay ra ngoài không dan.  Như là Bác Sĩ Vọng đã chỉ ra cho anh thấy, đầu óc của anh dống như cái mái vi tính – chỉ tốt hơn cái máy chứ hổng có dỏm hơn. Niếu tụi tui có thể cài đặc dô đầu của anh với nhửng phần miềm đúng, thì anh sẻ vô cùng hủ dụng cho chương trình thám hỉm không giang của Hoa Kỳ. Anh có nói dì hông?”
                           
                           
                          Tui si nghỉ một phúc, rồi tui nói tui phải hỏi má tui trước, nhưng rồi ngừi ta đưa ra nhửng lập lựng cứng hơn nửa niếu tui hổng chịu hợp tác – như là họ có thể cho tui “học” 10 năm hay múc mùa lệ thủy trong trại cải tạo dống như là Hàm Tâng hay Yên Bái gì đó!
                           
                           
                          Và bởi dậy, tui nói ừ, và câu trả lời này lần nào củng đưa tới nhìu chiện rắt rối. Ngừi ta đả nghỉ ra cái ý tưởng nhét tui dô một con tàu dủ trụ rồi phóng tui ra lên để tui bay lòng dòng trái đất một ngàn dặm. Ngừi ta đả đưa con ngừi tới cung trăng, nhưng ngừi ta hổng tìm được cái dì đáng giá một cục kức ở đó, bởi dậy, cái kế hoặch kế tiếp là cho ngừi tới Hỏa Tinh. May mắng cho tui, ngừi ta hổng nghỉ tới Sao Hỏa trong lút này – thay dì dậy, ngừi ta nghỉ dìa một phi dụ tập dợt để mà ngừi ta coi thử coi lọi ngừi nào thích hộp nhức cho chuyến bay tới Hỏa Tinh.
                           
                           
                          Ngoài tui ra, ngừi ta còn lựa ra một phụ nử và một con khỉ để cùng đi dới tui nửa.
                           
                           
                          Ngừi phụ nử này là một cô gái có vẻ rất kỳ dị tên là Thiếu Tá Trịnh Băng Thu , đúng ra cổ là ngừi nử phi hành da đầu tiên của Mỷ nhưng mà hổng có ai biết dìa cổ hết bởi dì toàn bộ đây là chiện tối mật. Cổ là một cô gái thấp và có mái tóc cắt theo cái kỉu cắt mà ngừi ta làm sau khi úp một cái tô lên đầu, và cổ hổng có vẻ hửu dụng gì cho tui hay cho con khỉ.
                           
                           
                          Thiệc ra con khỉ hổng có tệ lắm. Nàng khỉ này là một con tinh tinh gái dới cái tên là Thu Sương, đả bị bắc trong rừng rậm vùng Su-má-trà hay chổ nào đó. Thiệc ra, ngừi ta còn có một đống khỉ ở đây, và người ta đả từng gửi đám khỉ lên dủ trụ từ lâu rồi, nhưng mà ngừi ta nói là Thu Sương sẻ thích hợp nhức cho sứ mạng này bởi dì nàng khỉ này là con gái nên sẻ thân thiện hơn cái đám khỉ đực, hơn nửa, đây sẻ là chuyến đi thứ ba của cô nàng. Khi mà tui khám phá ra điều nài, tui cứ thắc mắc goài, tại sao ngừi ta tống tui dô vủ trụ dới duy nhức một phi hành viên có kinh nghiệm, mà thành viên này lại là một con khỉ. Nếu bạn trong hoàng cảnh của tui, chắc là bạn củng có chút ít suy nghỉ dìa cái điều khỉ này, phải hông?
                           
                           
                          Dù xao, tụi tui trải goa đủ thứ phải học hỏi trước khi chiến bay xảy ra. Người ta bỏ tụi tui dô máy gia tốc, hay là xai-cờ-lơ-tron và goăy tụi tui dòng vòng, rồi bỏ tụi tui trong cái phòng hổng có trọng lượng hay giống như dậy. Xuốt ngày, ngừi ta nhét dô đầu tui đủ thứ khỉ ngừi ta muốn tui phải nhớ, như là mấy cái phương trình để tính khoảng cách giửa chổ tụi tui đang ở, dù ở chỗ khỉ nào, tới cái chổ mà ngừi ta muốn tụi tui tới, và làm sao để trở dìa lại; và đủ thứ khỉ rác rửi như tọa độ đồng trục, phép tính cô sin, lượng giác cầu, đại số Bú Lìn, ăng-ti lô-ga-rít, giải tích Phiêu-ri-dê, toán bình phương và toán ma trận. Ngừi ta nói tui sẻ là cái máy điện toán phụ, hay là bắc cặp của cái máy điện toán phụ, để mà lở cái máy vi tính phụ có bị kết nạp dô đảng thì ngừi ta dẩn còn có tui để xài được.
                           
                           
                          Tui đả viết một mớ thơ cho Mỹ Duyên nhưng mà cả đám đả bị trả dìa tui với dấu mộc “Không biết người nhận.”  Tui củng viết thơ cho Má, rồi má viết lại cho tui một thơ thiệc dài đại ý là “Sao con nở lòng nào đối xử dới má như dậy, khi má nghèo và phải ở nhà tế bầng, và má chỉ còn có mình con trên cái đời này?”
                           
                           
                          Tui hổng dám nói cho Má nghe là tui đang có thể lảnh án tù nếu tui hổng làm như dậy, bởi dậy, tui chỉ diếc thơ cho má tui nói má tui đừng có lo bởi vì phi hành đoàn của tụi tui có nhiều kinh nghịm lắm.
                           
                           
                          Rồi thì cái ngày vỉ đại cuối cùn củng đả tới, cho phép tui nói: Tui hổng phải chỉ hơi hồi hộp – tui sợ như dịt sắp bị quay! Cho dù đây là chiện tối mật, câu chiện củng bị nhiểu ra báo chí, nên bây giờ ai củng sẻ thấy tụi tui trên dô tuyến, và đủ thứ như dậy.
                           
                           
                          Sáng hôm đó, ai đó đưa tụi tui mấy tờ báo để tụi tui biết tụi tui nổi tiến như thế nào. Đây là một vài cái Tít lớn nhức:
                           
                           
                          “Khả Ái, Khỉ Ố, và Khờ trong Chiến Dịch Không Gian Sắp Tới của Hoa Kỳ.”
                           
                           
                          “Hoa Kỳ gửi Sứ Giả Dị Nhân Dị Dạng Tới Thăm Người Hành Tinh.”
                           
                           
                          “Thiếu Nữ, Thú Nữ và Thiếu Não Phóng Lên Vũ Trụ Hôm Nay.”
                           
                           
                          Còn có một bản bình lựng từ tờ Nủ Ướt Post nói là, “Bộ Tam Đa lên Vũ Trụ - Nhưng AI SẼ LÀ TRƯỞNG ĐOÀN?”  
                           
                           
                          Chỉ có một cái tít coi như hơi tử tế dới tụi tui từ tờ báo Nủ Ướt Times, đó là, “Con Tàu Vũ Trụ Mới với Phi Hành Đoàn từ Mọi Thành Phần.”
                           
                           
                          Rồi thì, như mọi lần, tấc cả mọi thứ điều lộn sộn ngai từ phút đầu tiên tụi tui thức dậy. Tụi tui đi ăn điểm tâm thì có ngừi nào đó nói, “Họ hổng nên ăn sáng trong ngày phóng phi thiền.”  Nhưng ngừi nào khác nói, “Họ ăng được mà,” rồi ngừi khác nửa nói, “Hổng được,” và cái khỉ này kéo dài cho tới lúc hổng ai còn muốn ăng cái gì nửa.
                           
                           
                          Ngừi ta mặc đồ phi hành gia cho tụi tui rồi đưa tụi tui ra bãi phóng phi thiền trên một chiếc xe buyết nhỏ, dới Thu Sương ở phía sau, trong một cái chuồng. Cái phi thuyền này cao khoản một trăm từng, đang xì khói, xì hơi, xì bọt như là sắp sửa ăn thịt tụi tui!  Một cái thang máy đưa tui tới một cái kép-xù hay là một cái phòng nhỏ chúc xíu và kín mích nhốt tụi tui trong đó, ngừi ta ràng tụi tui lại, và Thu Sương thì ở một chổ riêng ở phía sau. Rồi tụi tui chờ.
                           
                           
                          Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                           
                          Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                           
                          Rồi tụi tui chờ thêm chúc xíu nửa.
                           
                           
                           
                          Rồi cuối cùng, cái con tàu dủ trụ bắc đầu sôi sùng xục, xì xèo huýt sáo, gầm gừ và xì hơi trắng. Ngừi ta nói là có một trăm triẹu ngừi đang theo dỏi tụi tui trên TV ở ngoài đó. Tui nghỉ là họ củng đang chờ luôn.
                           
                           
                          Dù xao đi nửa, khoảng giửa trưa, ai đó lên tới rồi gỏ dô cửa phi thiền ròi nói, họ tạm thời căng xeo hay đình chỉ cái phi vụ này cho tới khi ngừi ta có thể xửa xong cái phi thuyền.
                           
                           
                          Bởi thế cho nên tui, Thiếu Tá Thu và Sương phải đi xuống, dô trong cái thang máy lần nửa. Thiếu Tá Thu là ngừi duy nhức rên la dà than phiền và chửi bới, bởi dì Sương và Tui cảm thấy rất thoải mái vì phi vụ bị căng xèo.
                           
                           
                          Nhưng mà tụi tui củng hổng thoải mái được bao lâu.  Bởi dì khoản 1 tiếng sau, có một tên chạy dô phòng nơi mà tụi tui chỉ mới chửng bị ngồi xuống để ăn trưa, tên này la lên, “Mặc đồ phi hành dô liền bây giờ đi! Ngừi ta đang xửa phi thiền và chuản bị phóng mấy anh chị lên không dan!”
                           
                           
                          Ai củng la hét om xòm và chửi bới nửa, và chạy lòng dòng tùm lum hết. Tui đón là có lẻ mấy cái đám người coi tụi tui trên TV đả gọi điện thôại tới than phiền hay đại lọi như dậy, bởi dậy, ngừi ta quyết định châm lửa đốt đíc tụi tui cho dù chiện dì có xảy ra củng thây kệ. Mà vì cái lý do gì củng được, bây giờ thì hổng có cái gì thành vấn đề nửa.
                           
                           
                          Dù xao, tụi tui bị nhét dô chiếc xe buyết nửa, rồi chở tới phi thuyền, và khi tụi tui được cẩu lên nửa chừng trong thang máy thì tên nào đó bấc thình lình rống lên, “Đếu mẹ. Giê Su Ki Tô. Tụi tao quên cái con khỉ đó rồi!” và tên này bắc đầu hò hét tùm lum cho cái đám ngừi ở dưới đất để họ đi dìa lại để bắc cái con khỉ Thu Sương tới.
                           
                           
                          Tụi tui bị trói bị cột một lần nửa, dà ai đó điếm ngược lại từ 100 khi họ đi dô cửa với Thu Sương. Tụi tui cùng dựa dô ghế khi họ đả điếm ngược tới số mười, lúc đó tui nghe mấy tiếng gầm gừ kỳ dị từ phía sau tụi tui, nơi mà họ để Thu Sương.  Tui mới liếc nhìn phía sau thì, ối trời đất quỷ thần ơi, đó hổng phải là Thu Sương rồi, mà đó là một con khỉ đực bự tổ bố, nó đang nhe răng và nó đang nắm và dực cái dây nịch an toàn dống như là nó có thể xổng ra bấc cứ lúc nào!
                           
                           
                          Tui nói dới Thiếu Tá Thu và cô ta quay lại nhìn rồi nói, “Lạy Chúa Tôi!” rồi cổ nhấn ra-dô kiêu ai đó ở dưới tháp điều khiển dưới đất. “Nghe đây,” cổ nói, “mấy ông làm một cái sai thiệt là bự. Mấy ông đả đưa một trong mấy con khỉ đực tới tụi tui. Mấy ông có khôn hồn thì xì tóp cái khỉ này ngay lập tức cho tới khi mọi thứ được giải quyết xong!”  Nhưng bất thình lình, con tàu vủ trụ bắc đầu lung lay và gào thét và tay nào đó từ tháp điều khiển ở dưới đất nói qua ra-dô, “Cái đó bi giờ là chiện riêng của quý vị, cô em à, tụi tui còn có nhiều thứ khác phải làm cho đúng giờ đúng giấc nửa.”
                           
                           
                          Và như thế, tụi tui lên đường dô dủ trụ.
                           
                          (Hết chương 12)



                                      "Bé hộp " ui.Thơ và ảnh đâu rùi ?!
                          <bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2011 07:09:15 bởi triart >
                          #195
                            Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 13 của 72 trang, bài viết từ 181 đến 195 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9