Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 72 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
triart 10.08.2011 07:11:10 (permalink)
0







Ai cũng có nỗi niềm tâm sự , và nỗi buồn thường nhiều hơn những niềm vui, chúng ta nghe lại bài 


Lời của sóng

HB vừa chỉnh nhé!








các bạn hát cùng HB nhé!


Chị HB ui,muốn hò theo chị ,nhưng  ẹc...dốt ! không dán được link nhạc !

Bèn quẹt cái gọi là Nhạc quẹt TRI ÂM



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/7F1F08AF44E14FD2B1BC0AEE6EF0AADE.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2011 20:44:35 bởi triart >
Attached Image(s)
triart 10.08.2011 07:24:26 (permalink)
0

Trích đoạn: dzuylynh




SÁNG NAY

sáng nay đi ngang qua phố
con đường lắm nắng ngày xưa
mưa rơi không làm ướt cỏ
vui buồn theo gió đong đưa

sáng nay đi ngang qua ngỏ
tim còn thoáng chút buâng quơ
cái thuở hoa rơi trên tóc
có người lấy cớ dệt thơ

sáng nay tìm về quá khứ
chợt nhiên nghe lắm nhớ mong
ngày xưa điều ta do dự
bây giờ là việc đã xong

sáng nay buồn - vui chẳng biết
nghe chừng ngọn gió đi rong
mây xưa giờ đâu còn tím
ta - người ...cái nhớ còn không ?

diênvỹ. aug. 8, 2011




http://www.box.net/shared/qhsmsay6x84s2vtfv905

TA . NGƯỜI . CÁI NHỚ CÒN KHÔNG ...
Album HoaDiênVỹ
thơdiênvỹ.nhạc&trìnhbàyDzuylynh


sáng nay đi ngang qua phố...
con đường rợp nắng ngày xưa
mưa rơi không làm ướt cỏ
vui buồn theo gió đong đưa
sáng nay đi ngang qua ngỏ
tim còn thóang chút bâng quơ
cái thuở hoa rơi trên tóc
...có người lấy cớ dệt thơ !

sáng nay tìm về quá khứ...
chợt nhiên nghe lắm nhớ mong !
ngày xưa điều mình chưa ngỏ
bây giờ ... có cũng như không !
sáng nay , buồn vui chẳng biết ?
nghe chừng ngọn gió đi rong
mây xưa giờ đâu còn tím ?
ta .
người .
cái nhớ còn không !



dzuylynh.thunglũngcuốihạ . Aug.8.2011




TA . NGƯỜI . CÁI NHỚ CÒN KHÔNG ...

Album HoaDiênVỹ
thơdiênvỹ.nhạc&trìnhbàyDzuylynh


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/1B97A777C4324C35ABF8D7CB357B934A.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2011 07:29:49 bởi triart >
Attached Image(s)
Huyền Băng 10.08.2011 09:05:11 (permalink)
0
Thiệt tình là chị không dám múa rìu qua mắt ongLynh, nhưng với bức ảnh đầy cảm xúc của Triart thì chị đành liều dán link vô vậy....

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/7F1F08AF44E14FD2B1BC0AEE6EF0AADE.jpg[/image]

để chung vui cùng các bạn



Huyền Băng





Phù vân 10.08.2011 21:26:04 (permalink)
0
                                               
 KÍNH MỪNG VU LAN THẮNG HỘI
  2011

                                                                                             

                                                                                                NAM MÔ ĐẠI HIẾU MỤC KIỀN LIÊN BỒ TÁT


Mời cùng đọc, tùy tâm suy nghiệm

Tái Sinh Ở Phương Tây
(Reborn in the West)


Nguyên Ngọc chuyển Việt ngữ
Giáo Sư HAZEL DENNING

Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi. Đây là một "talk show" của Mỹ. Khách mời là Dr. Hazel Denning, bác sĩ phân tâm học, là một phụ nữ có tuổi, thông minh, ăn nói rất lưu loát và là sáng lập viên của hội Association for Past life and Therapies (Hội Nghiên cứu kiếp trước kiếp sau để ứng dụng vào việc chữa trị). Là một người tiền phong trong lãnh vực này, bà đã đi nhiều nơi trên thế giới thuyết giảng về luân hồi.
Ngoài tài ăn nói rõ ràng lưu loát về đề tài luân hồi, về vấn đề kiếp trước ảnh hưởng đến kiếp hiện tại, bà còn là một bác sĩ tâm lý trị liệu rất giỏi. Tôi nghĩ công trình nghiên cứu của bà về luân hồi vào khoa tâm lý trị liệu ở Tây phương sẽ là những tài liệu quý báu cho tôi, nên tôi tìm cách hội kiến với bà.

Máy bay hạ cánh xuống một phi trường nhỏ ở miền Nam California. Giáo sư Denning thân hành ra đón tôi. Người nhỏ thó, lưng thẳng đi đứng nhanh nhẹn tuy đã ngoài tám mươi. Bà ung dung lái xe về nhà ở Riverside, nơi sản xuất cam nổi tiếng của Cali. Trong căn phòng làm việc của bà treo đầy bằng cấp, chứng chỉ: hai bằng tiến sĩ, hai bằng thạc sĩ, bằng cấp cử nhân và rất nhiều văn kiện chứng thực bà rất uyên bác về khoa thôi miên và khoa cận tâm lý (Parapsychology).
Trong hai ngày tôi ở lại nhà bà, bà kể cho tôi nghe về công việc của bà và giải thích lý do bà chọn công việc này. Từ hồi nhỏ, giáo sư Denning hay thắc mắc muốn tìm hiểu "tại sao" về việc này việc nọ, tại sao con người phải chịu khổ đau. Bà không tin đó là ý Chúa (God). Bà cho là tin như vậy có vẻ không hợp lý.
Năm ngoài hai mươi tuổi, tình cờ bà được đọc một cuốn sách về luân hồi. Bà vui mừng,"Ôi chao! Tôi đã tìm được giải đáp cho những thắc mắc của tôi rồi. Tôi quá đổi vui mừng và suy nghĩ: cuối cùng thì tôi cũng tìm được một lời giải hợp lý, có thể lý giải được tất cả những bất công của thế gian".
Hồi đầu thì bà chưa tin lắm. Bà tìm đọc những tài liệu xưa để xem những thức giả đời trước nghĩ sao về luân hồi, và khám phá ra rằng tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều tin luân hồi kể cả Thiên chúa giáo cho đến năm 533 sau Tây lịch, thì một ông vua La Mã và bà hoàng hậu cấm không cho nói đến luân hồi nữa. Có hai giáo hoàng bị giết vì muốn giữ đoạn nói về luân hồi trong kinh sách. Ít người biết biết đến dữ kiện này. Cũng không mấy ai biết chuyện những cha cố ngày xưa như cha Origin và ông thánh Augustin đều tin có luân hồi. Bà nói, "Vậy những người nào nói rằng tin có luân hồi là trái với giáo điều Thiên chúa giáo là không biết những chuyện này". Bà càng thích thú hơn khi khám phá ra những nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim đều tin có luân hồi, từ Plato, Aristotle, Socrates đến Henry Ford, Gladstone, Thomas Edison, đại tướng Patton và nhiều người khác nữa. Bà áp dụng những hiểu biết về luân hồi vào khoa chữa bệnh tâm thần để tìm hiểu nguyên do sâu xa do đâu mà bệnh nhân dường như sống ở một thế giới khác, hay có nhiều sợ hãi vô lý (phobia).
Tôi nóng lòng muốn biết giáo sư Denning làm sao dung hòa được hai vai trò có vẻ trái ngược, vai trò của một bác sĩ tâm thần và vai trò của một người dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về kiếp trước. Làm sao bà có thể chấp nhận lối giải thích của các bác sĩ tâm lý trị liệu hiện nay dùng chữ nghiệp (karma) để giải thích rằng những gì xảy ra trong đời này đều do nghiệp chướng đương sự đã tạo nên từ nhiều đời trước.

Giáo sư Denning không tin môi trường sống là tác nhân chính ảnh hưởng đến cách hành xử của một người. Bà công nhận hoàn cảnh bao quanh đời sống cũng đóng một vai trò khá quan trọng nhưng không phải là yếu tố chỉ huy. Theo bà thì mục đích của đời sống ở thế gian là để tu tâm hướng thượng. Một người tái sanh ở lại cõi trần là để thanh toán, thành tựu những gì mình làm dang dở trong những kiếp trước. Bà nói có những đứa trẻ sanh ra với một bản tánh yêu đời, đứa khác thì hay cáu giận, tức là mang theo chủng tử của kiếp trước. Theo bà thì số phận (destiny) của mỗi người không thể thay đổi được những phước báu của cha mẹ hay môi trường chung quanh có thể làm cho đời sống của người ấy thoải mái hơn hay khó khăn hơn.

Vì thế giáo sư Denning quyết định trở nên một nhà thôi miên chuyên nghiệp. Bà muốn dùng thuật thôi miên đưa bệnh nhân trở về sống lại kiếp trước của mình. Bà rất cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thực trong công việc này. Bà không tìm cách khống chế tư tưởng của bệnh nhân. Bà nói ngày trước trong khoa thôi miên người ta thường dạy phương pháp gợi ý cho bệnh nhân (post-hypnotic suggestion) dùng những câu như "Không được ăn thức ăn này. Thức ăn này ghê lắm v.v...". Tôi không dùng phương pháp ấy, trái ngược với nguyên tắc của tôi. Tôi tìm được cách riêng của tôi mà không cần khống chế tâm ý của bệnh nhân. Vì thế tôi muốn dùng cụm từ "đổi đời" (altered state) thay vì hai chữ thôi miên".

Năm 1980 bà lập hội "Association for Past Life Research and Therapies" và vui mừng thấy hội phát triển nhanh hơn dự tính, vì số người tin và muốn tìm hiểu luân hồi ngày càng đông. Bà khẳng định rằng khoa hướng dẫn bệnh nhân nhớ lại kiếp trước (Past Life Therapy) trở nên một dụng cụ hữu hiệu trong khoa tâm lý và y khoa toàn diện - chữa trị cả thân và tâm. Đường hướng này không những phát triển nhanh ở Mỹ mà còn lớn mạnh ở các nước khác trên thế giới. Bà được mời đi nói chuyện nhiều lần ở Á châu và ở trường đại học Ultrecht của Hòa Lan, một trường đại học xưa nhất, mà cũng là trường đại học đầu tiên có giảng dạy môn cận tâm lý (parapsychology).
Ở Mỹ những người tìm đến với Dr. Denning gồm đủ mọi thành phần xã hội. Bà dùng phương pháp thông thường trước. Nếu không có kết quả thì bà đưa bệnh nhân trở về kiếp trước để tìm hiểu nguyên nhân. Bệnh nhân của bà gồm đủ mọi hạng người, mục sư có, chuyên viên có, rất nhiều nhà giao, nhiều quân nhân và các thành phần khác. Thường thường ai cũng muốn hỏi. "Mục đích của đời sống là gì?", "Tôi đang làm gì ở đây", "Tôi trở lại lần này để làm gì?"

Bệnh nhân của bà thường ở lứa tuổi ba mươi đến bốn mươi, nhưng có một cô bé chín tuổi xin cha mẹ đến gặp bà để tìm hiểu tại sao cô sợ máu lắm. Mới chín tuổi nhưng cô rất chững chạc. Vừa thiếp đi cô bé thấy kiếp trước của mình là một ông già đang giẫy chết vì bệnh tim. Bỗng dưng cô la lên, "Không, tôi không phải chết vì bệnh mà vì tôi quá đau khổ". Rồi cô bắt đầu kể đến ông già - tức là tiền thân của cô - đưa vợ đi ăn tiệm. Một tên cướp vào tiệm bắn chết nhiều người trong đó có vợ ông. Cô thấy người "vợ" chết trong vũng máu - ấn tượng hãi hùng đó theo thần thức qua đến đời này. Thêm vào đó là mặc cảm tội lỗi đã không cứu được người "vợ" của mình ray rức hành hạ cổ, bà kết luận.
Quan điểm của giáo sư Hazel Denning về vấn đền này rất rõ ràng vì bà chứng kiến hàng ngàn bệnh nhân đã đổi đời, bà đã thấy rõ bao nhiêu thảm cảnh trong nhiều kiếp của họ và bà đã triển khai riêng lý thuyết của bà. Cuộc đàm thoại sau đây giữa cô Mackenzie với giáo sư Denning, vì vậy, không những có giá trị về mặt thông tin mà còn rất thù vị và hào hứng.
Vicki Mackenzie: Tại sao lại có hiện tượng tái sanh?
Hazel Denning: Khi đưa một người trở về kiếp trước và tìm hiểu tại sao đương sự chọn tái sanh vào gia dình này, và mục đích của họ trở lại thế gian để làm gì thì ai cũng có câu trả lời tương tự: "Quả thật tôi không muốn trở lại thế gian chút nào. Ép mình vào cái xác phàm như đi vào tù, ngột ngạt lắm". Khi tôi hỏi lại: "Vậy tại sao ông/bà lại trở về, có ai bắt mình ở lại đâu?" thì câu trả lời luôn luôn là: "Vì thế gian là một trường học để rèn luyện nhân phẩm của mình. Muốn trau dồi tâm linh, muốn hướng thượng thì phải trở lại thế gian. Mà thật tình tôi muốn tu tâm nên tôi phải trở lại thế gian này". Đó là câu trả lời tôi ghi lại.
Vicki Mackenzie: Theo kinh nghiệm của bà thì người ta trở lại thế gian này bao nhiêu lần?
Hazel Denning: Vô lượng kiếp, cho đến khi họ học hỏi thành tựu được những điều mong muốn. Ngay cả trong đời hiện tại này có người phải mất nhiều năm mới thấy rõ ý nghĩa của những chướng ngại khó khăn xảy ra cho mình. Có một bà khi đến phòng mạch lần đầu tuyên bố rằng, "Tôi đến đây muốn hỏi về tình yêu lứa đôi". Trả lời thế nào với bà này? Là bác sĩ chuyên môn về khoa tâm lý, tôi không thể nói bà cứ yêu đi rồi sẽ được yêu. Bà vẫn đến phòng mạch nhưng không thường xuyên. Mãi đến mười tám năm sau bà mới tìm ra "chân lý". Trong thời gian không gặp mặt, bà có một đời chồng, ly dị, ăn ở với một ông khác, lấy chồng lần thứ hai, rồi cũng ly dị, ăn ở với năm, sáu ông khác nữa cho đến một hôm bà không chịu đựng được cảnh sống một mình nữa và cương quyết đi gặp tôi mỗi ngày cho đến khi nào tìm được nguyên nhân tại sao bà không thể chung thủy với một người. Cuối cùng thì bà thấy kiếp trước bà là con gái của một gia đình giàu có ở Hy Lạp. Khi chừng mười bốn tuổi, cô bé yêu cậu người làm cùng tuổi. Khi biết được, cha cô nổi trận lôi đình đày người yêu của cô ra một hòn đảo và bán cô cho một người đàn ông lớn tuổi. Quá đau buồn uất ức, cô tự tử chết. Trước khi chết, cô nguyện rằng. "Tôi thề sẽ không bao giờ, không giờ thương yêu ai nữa".

Qua bao năm kinh nghiệm với công việc này, tôi thấy tư tưởng hay ý nguyện cuối cùng trước khi chết, nếu là tiêu cực sẽ theo người đó qua kiếp sau. Thí dụ nếu mình chết với lòng giận dữ, với tâm thù hận thì kiếp sau mình phải tu tâm dưỡng tánh để rửa lòng, để xả bỏ những thù hận của kiếp trước.
Trở lại chuyện bà khách. Sau khi biết tiền kiếp của mình, bà gặp được một người chồng tử tế và có hai đứa con. Bà đang hụp lặn trong hạnh phúc mà trước đây bà không thể tưởng tượng có ngày bà có thể được hưởng.
Sau khi chứng kiến câu chuyện bà này, tôi nghiệm rằng có nhiều người không thể một sớm một chiều mà tìm được lời giải. Họ cần phải trải qua nhiều biến cố nữa trước khi thấy cái nghiệp của mình. Và câu chuyện này cũng giúp tôi đi đến kết luận rằng mình không thể tự dối lòng. Cho đến khi mình thấy được cái nhân của đời trước, mình mới có thể giải quyết giải quyết cái quả của đời này. Nhiều khi phải đi sâu vào nhiều đời trước mới thấy được cái "nhân" chính đang chi phối đời sống hiện tại.
Vicki Mackenzie: Có những người đa nghi cho rằng bệnh nhân tưởng tượng ra những hình ảnh, thêu dệt nên những câu chuyện trong tiềm thức của họ để biện minh cho những đau buồn ưu não của họ?
Hazel Denning: Nếu quả đúng như vậy thì khoa tâm lý học phải giúp được bệnh nhân giải quyết mọi ẩn ức của họ chứ. Nhưng thực tế thì không phải vậy. Có nhiều bệnh nhận của tôi theo khoa tâm lý trị liệu trong nhiều năm mà không ăn thua gì.
Vicki Mackenzie: Bà có cho rằng chính mình tự chọn đời sống của mình không?
Hazel Denning: Đúng vậy. Để tôi kể cho cô nghe một chuyện rợn tóc gáy. Một người đàn bà đến nói với tôi rằng: "Mẹ tôi đang hấp hối, cha tôi thì chết rồi. Cả cha lẫm mẹ tôi bầm dập sờ mó tôi hồi tôi mới ba tuổi cho đến năm tôi mới mười ba tuổi". Khi thiếp đi, bà sống lại cảnh tượng bị cưỡng hiếp hồi còn bé và la lên, "Cha ơi đừng, đừng làm con đau!" và bà nói tiếp liền "Tôi muốn tha thứ cho mẹ tôi trước khi bà chết nhưng tôi thấy khó tha thứ quá, tôi thù ghét cả cha lẫn mẹ".
Nếu một người muốn sẵn sàng tha thứ, muốn quên hận thù cũ thì người đó đã được một sự chuyển hóa tâm linh cao và có thể hóa giải được. Nhưng nếu người nào nói ra rằng, "Đừng nói đến chuyện tha thứ những quân dã man đó, Tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho họ. Tôi thù ghét họ". Thì đừng tìm cách giúp họ tha thứ vì tâm họ chưa sẵn sàng.
Đối với bà này, tuy bà nói sẵn sàng tha thứ cho cha mẹ, nhưng tôi nghĩ "Làm sao tôi có thể giúp bà ta tha thứ cho người cha, người mẹ đã làm những chuyện ghê tởm như thế đối với con mình"? Tôi bức rức, dằn vặt mãi và cuối cùng chính bệnh nhân đã giúp tôi tìm câu giải đáp. Bà thấy kiếp trước, thời Đức Quốc Xả, bà là một đứa trẻ bụi đời, sống lang thang đầu đường xó chợ và đã giết chết một đứa trẻ khác. Sau đó họ bị bắt vào Auschwitz, một trại giam người Do Thái, và bắt phải làm công việc kiểm soát những đứa trẻ Do Thái bị giết đã chết hẳn chưa. Lúc đầu công việc không làm bà phiền hà mấy, nhưng ngày lại ngày nhìn bao nhiêu xác trẻ con, bà chịu không được nên đã bỏ trốn và bị bắn chết. Bệnh nhân nói thêm rằng, "Đời sau, khi tái sanh, tôi muốn cha mẹ tôi hành hạ tôi để tôi trả nghiệp cho mau. Vì vậy tôi phải cám ơn hai vị này đã giúp tôi trả nghiệp báo".
Vicki Mackenzie: Có bao giờ bà chứng minh được những mẫu chuyện tiền thân này thật sự xảy ra không?
Hazel Denning: Có chứ. Tôi vẫn để tâm theo dõi mỗi khi có dịp tốt. Thí dụ trường hợp một thân chủ nhất định không cho các con đi coi đoàn biểu diễn của gánh xiếc. Bà biết cấm đoán như vật thật là vô lý nhưng bà không thể làm gì khác hơn. Khi được đưa trở về kiếp trước thì bà thấy chính bà là "con mụ mập" (the fast lady) của một gánh xiếc và bà ghét cay ghét đắng vai trò của mình. Bà nhớ cả tên người đàn bà mập ấy và cả tên thành phố nữa. Có một bệnh nhân khác có mặt hôm đó biết thành phố này. Ông tình nguyện sẽ tìm đến xem thì quả nhiên đầu thế kỷ 20, ở thành phố đó có một bà mập tên đó đã theo đoàn hát xiếc kiếm ăn như lời bà kia tả lại. Trong đời hiện tại bà này cũng mập.

Một bệnh nhân khác nhớ lại kiếp trước bà là một phú thương đàn ông bị chết chìm theo chiếc tàu Titanic. Bà nhớ tên tuổi của người đàn ông này. Về sau tìm xem sổ sách thì quả nhiên người đàn ông ấy là hành khách trên chiếc tàu Titanic. Bà kể khi nhìn thấy tên trong sổ bà rùng mình ớn lạnh!
Ngoài những chứng cớ cụ thể này, những chứng cớ cho thấy những chuyện tiền thân mà các thân chủ tôi nói ra là có thật, và nó rất hợp tình hợp lý với bối cảnh riêng của từng người. Nhờ đó họ có thể đổi đời, có thể thoát được những ray rứt, những sợ hãi vô lý làm xáo trộn đời sống hiện tại của họ.
Vicki Mackenzie: Có ai tỏ ra có mặc cảm tội lỗi khi nhìn thấy những việc xấu họ đã làm trong những đời trước?
Hazel Denning: Không hẳn như thế sau khi họ hiểu mục đích của sự tái sanh và duyên nghiệp. Tôi giải thích cho họ thấy rằng những chuyện xảy ra trong quá khứ không quan trọng mấy. Quan trọng chăng là những gì mình học hỏi được từ những biến cố ấy, và dường như đây mới là nguyên tắc căn bản.

Có một trường hợp rất lạ lùng. Một bệnh nhân vừa bước vào phòng mạch là ngồi phịch xuống ghế, đấm mạnh hai tay vào thành ghế và la lớn, "Tôi ghét Chúa! Jesus Christ là một kẻ lừa đảo! Tôi đã cố gắng làm hết mọi thứ, đã đi tìm thầy chuyên môn, đã học hết kinh Thánh mà vẫn không thay đổi gì được cuộc sống của tôi. Tôi khổ quá!" Bà gặp toàn chuyện xui. Rờ tới cái gì thì hỏng cái đó mặc dù bà là một người có khả năng xuất chúng. Sự nghiệp làm ăn bà gây dựng nên tưởng như thành công, cuối cùng cái gì cũng thất bại. Đường chồng con cũng xấu. Tuổi còn trẻ mà trông như một bà già. Bác sĩ nói cơ thể của bà già trước tuổi đến hai chục năm.

Khi được hướng dẫn trở về kiếp trước thì thấy bà là một hồng y trong Tòa Án Dị Giáo (The Inquisition) do giáo hội La Mã Thiên Chúa chủ trì để trị tội những người ngoại đạo. Sự việc này làm đức hồng y (tiền thân của bà) rất đau khổ. Ngài biết trị tội những người ngoại đạo là sai lầm, nhưng đó là việc giáo hội muốn làm. Khi được hỏi tại sao bà trở thành công cụ chính trong Tòa Án Dị Giáo thì bà buột miệng nói rằng, "Đó là để cải tổ lại giáo hội vì giáo hội thời ấy quá hủ hóa, và tôi được giao trọng trách này". Qua những chuyện tương tự, tôi thấy rằng những việc làm khủng khiếp đều có mục đích riêng.
Vicki Mackenzie: Đứng trên góc độ này, nghiệp báo trở nên khúc mắc, ly kỳ khó hiểu, phải không thưa bà? Vì nếu quan niệm những kẻ phạm tội ác chỉ là những công cụ giúp người kia trả nghiệp thì họ đâu có tội lỗi gì?
Hazel Denning: Thật ra thì cũng khó nói lắm. Trùng trùng duyên khởi, cái nọ xọ cái kia, khó mà giải thích chữ nghiệp một cách rốt ráo. Mọi vật hiện hữu trên đời đều phụ thuộc tương tác lẫn nhau, chúng nương nhau mà sống. Nói một cách giản dị,có thể lấy ví dụ của một người chỉ thấy hạnh phúc trong sự đau khổ (masochist) có thể thỏa mãn nhu cầu của một người chỉ thấy vui sướng trên sự đau khổ của kẻ khác (sadist). Hai loại người này nương tựa vào nhau mà sống. Không có cái gì xấu hoàn toàn. Mỗi kinh nghiệm là một bài học. Ta có thể là thủ phạm làm điều ác trong một kiếp nào đó nhưng cũng có thể là nạn nhân trong một kiếp khác. Và cứ như thế, con người sống từ đời này qua đời khác cho đến khi nào họ học được bài học.

Tôi tin rằng chính chúng ta tự chọn con đường mình đi, dễ dàng hay chông gai là cũng do mình. Một khi mình nhận chân được sự thật đó và chấp nhận mục đích của đời sống hiện tại thì hoàn cảnh chung quanh có thể thay đổi. Nếu một người biết nhận trách nhiệm của mình thì người đó có thể giải quyết được nhiều vấn đề. Còn những kẻ ngu muội không biết nhận trách nhiệm của mình mà cứ đổ lỗi cho người khác thì họ chưa sẵn sàng thay đổi. Chúng tôi, bác sĩ chuyên môn, phải thấy và biết rõ điểm này.
Khi đạt đến mức tỉnh thức tối thượng thì linh hồn (the soul) tự dưng hiểu thấu mọi lẽ - hiểu được mình là ai, tại sao mình hiện hữu ở đây; thấy những gì mình đã làm trong kiếp trước, và những gì mình sẽ làm về sau này vân vân và vân vân. Nhưng chính cá nhân người đó phải tự mình học hỏi. Và tôi cũng không hiểu lý do tại sao chúng ta phải học hỏi nhiều quá như vậy, nhưng tôi không phải là người tạo ra những quy luật ấy mà chỉ tìm cách phân tích lý giải chúng thôi.

Có người thật sự không muốn thay đổi hoàn cảnh không mấy tốt đẹp của mình như chuyện một bà nọ sinh ra với hai con mắt gần như mù. Bà phải đeo mắt kiếng dầy cộm. Sau khi soi căn, bà biết rằng chính bà muốn mắt mình như thế để ít thấy những phù du vật chất, để quên cái ngã của mình, để quay nhìn vào bên trong. Từ đó, bà vui vẻ với cặp mắt gần như mù của mình và không chịu tìm cách làm cho mắt sáng hơn.
Vicki Mackenzie: Bà có thấy ai chọn trở về gần gũi với những người họ quen biết từ nhiều kiếp trước không?
Hazel Denning: Có, Nhưng vai vế thì thay đổi. Có người tái sanh với nhau để giải quyết nhiều vấn đề còn dang dở. Có người muốn trở lại để giúp đỡ những người thân. Tôi cho rằng các thánh tử đạo, hay những người chọn cái chết vì chính nghĩa là họ tự nguyện làm như vậy để thức tỉnh lương tri của nhân loại. Cho nên nói rằng nghiệp báo chỉ thể hiện như một sự trừng phạt thì không đúng, cũng có nghiệp dữ, nghiệp lành. Đó là luật nhân quả.
Tôi có quen biết một bà bác sĩ, một người đàn bà rất dễ thương mà lấy một ông chồng dễ ghét nhất trần gian. Khi nào ông cùng mè nheo, gắt gỏng, độc ác mà chính ông không cố tình độc ác. Dần dần, bà chán nản không còn thương chồng nữa. Nhưng không bao giờ bà có ý định ly dị.
Một hôm bà đến xin soi căn và thấy rằng bà đã gặp ông này ở một kiếp trước khi ông là một linh hồn lạc lỏng. Bà hứa kiếp sau sẽ lấy ông làm chồng và sẽ giúp ông tìm lại linh hồn mình. Và sau đó thì bà thay đổi thái độ, thật tình yêu thương ông, dịu dàng kiên nhẫn với ông và chỉ một năm sau thì ông cũng đổi tính. Ông đi nhà thờ với bà, ông lái chiếc xe sport màu đỏ rong chơi khắp phố phường. Ông nói năng vui vẻ, hài hước ai cũng thích.

Tôi dùng câu chuyện này để khuyên răn những gia đình có chồng nghiện rượu. Tuy người vợ tha thứ sự nghiện ngập của chồng nhưng tình cảm đối với chồng thì đã sứt mẻ. Tôi nói với họ rằng. "Nếu chị thật tình thương yêu và muốn cải hóa chồng thì chị không nên dùng giọng lời gay gắt với chồng mà nên bộc lộ tình thương, ăn nói dịu dàng thì ông sẽ thay đổi". Có nhiều bà nghe lời và đã thành công.
Vicki Mackenzie: Bà cho biết sau khi chết, hồn có một thời gian nhất định để đi đầu thai không?
Hazel Denning: Có người tái sanh trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi chết, nhất là lính tráng chết ngoài trận mạc. Họ không chịu được cảnh hồn họ lang thang. Họ muốn nhập xác liền. Có lẽ lý do này giải thích được hiện tượng thiên hạ sinh đẻ nhiều sau những trận chiến tranh. Có nhiều người thì mấy trăm năm sau mới tái sanh. Có nhiều linh hồn từ thời Atlantean Age mà bây giờ mới trở lại trần gian. Có lẽ họ chờ đúng thời cơ để đem những hiểu biết mới giúp cho sự chuyển tiếp qua thời đại mới. (New Age).
Vicki Mackenzie: Có khi nào bà đã gặp những người đã từng sống ở hành tinh khác hay cõi giới khác không?
Hazel Denning: Thỉnh thoảng cũng có. Rất nhiều người cho rằng hạ giới là hành tinh thấp nhất trên cột luân hồi (the totem pole). Có mấy người nói rằng trước kia họ sống trên một hành tinh khác. Có một ông viết một thứ chữ lạ hoắc rồi dịch lại tiếng Anh. Ông nói hành tinh ấy có một văn hóa khắc hẳn. Ông còn nói khi ấy ông hiểu được "nguyên lý đồng thời" - hiện tại, quá khứ và vị lai đều đang thể hiện ở giây phút này. Thật là khó hiểu.
Vicki Mackenzie: Bà có biết những kiếp trước của bà không?
Hazel Denning: Có chứ. Đời trước kiếp này của tôi rất lạnh lẽo. Tôi là một phụ nữ sinh ra ở nước Anh, lấy chồng là một người làm ngoại giao giàu có, nhà cao cửa lớn, có nhiều gia nhân hầu hạ, tiệc tùng liên miên nhưng tôi rất cô đơn, sống không có tình thương. Khi gần chết, tôi còn nhớ gia nhân rón rén bước không dám gây tiếng động, tôi đã nắm tay em gái tôi và nuối rằng, "Nếu chị được sống lại từ đầu, chị sẽ thương yêu nhiều hơn".
Và trong đời này, một em gái tôi chết lúc chín tuổi, tôi mới mười một tuổi. Tôi đã thương khóc em trong hai năm. Tôi cần kinh qua sự đau khổ như vậy mới lấy lại được cảm xúc bình thường.
Nhưng kỷ niệm khó quên nhất xảy ra lúc tôi đang ở trong phòng tắm. Tôi bị đau gan từ lúc học lớp tám. Tôi hay bị những cơn đau túi mật hành hạ, đau đầu đến buồn nôn làm tôi khổ sở lắm. Hồi trước tôi cũng hay nóng nảy. Có hôm cơn giận nổi lên khiến hai mạch máu nhỏ ở cổ bị đứt. Có nhiều lúc tôi có cảm tưởng như cơn giận làm chóp đầu của tôi có thể bay đi mất. Nhưng không ai biết vì tôi không để lộ ra ngoài. Cách đây chừng mười năm, một hôm tôi đang tắm dưới một vòi sen thì cơn nhức đầu kéo tới. Tôi dằn giọng nói lớn, "Chúa ơi, tôi muốn biết tại sao tôi bị bệnh gan hành hạ, tại sao tôi phải chịu đau khổ như thế này?" Vừa dứt lời bỗng nhiên tôi thấy mình là một người lính theo Thập Tự Chinh thời Trung Cổ, vừa bị một giáo xuyên qua gan. Tôi tức giận sắp phải chết vì một "chính nghĩa" mà tôi không còn tin tưởng nữa. Tôi chán ghét những việc chúng tôi đang làm - đốt phá những đền đài đẹp đẽ - nhưng tôi không làm gì được hơn. Tôi biết tôi sắp chết và sẽ không bao giờ thấy lại được người vợ và hai đứa con trai. Tôi chết trong giận dữ, và chứng đau gan bây giờ là biểu hiện của cơn giận xa xưa ấy. Giây phút ấy trong phòng tắm, tôi nghe một giọng thì thầm: "Nguyên do của tính nóng giận của ngươi bắt nguồn ở đây". Từ ngày đó, tôi không bị cơn đau túi mật hành hạ nữa.
Vicki Mackenzie: Biết được kiếp trước của mình có lợi ích gì trong kiếp sống hiện tại không?
Hazel Denning: Những hiểu biết về kiếp trước kiếp sau giúp tôi sống an nhiên tự tại. Đối với tôi, thế giới kia cũng rất thật như thế giới này. Cho nên khi mẹ tôi mất, rồi chồng và con trai lần lượt qua đời, tôi không đau buồn mấy. Ngày con tôi tử nạn xe mô tô, tôi vẫn tiếp tục đi thuyết giảng tại một trường đại học đã được sắp đặt trước. Khi biết ra, một giáo sư ở trường hỏi sao tôi có thể dửng dưng trước cái chết của con như vậy. Tôi đã trả lời rằng đối với người ngoài thì tai nạn ấy là một thảm cảnh, nhưng đối với tôi thì khác. Tôi biết con tôi là thầy tu trong ba kiếp trước. Trở lại lần này là cậu muốn nếm mùi đời. Cậu sống mau, sống vội, bất chấp nguy hiểm. Tôi biết con trai tôi không muốn kéo dài đời sống như vậy và cậu quyết định rời bỏ cõi trần sớm trước khi chuyện gì xấu có thể xảy ra. Tuy tôi thương tiếc con, và cũng như những bà mẹ khác, tôi vẫn mong được thấy ngày con khôn lớn, nên người v.v... nhưng trong thâm tâm, tôi mừng cho con đã giải thoát vì tôi biết con tôi sống trong đau khổ. Trường hợp chồng tôi cũng thế. Một buổi sáng đang chơi tennis, ông gục chết trên sân cỏ. Sau khi được tin, tôi vào phòng đọc sách gọi điện thoại báo tin cho gia đình và bỗng dưng một cảm xúc kỳ diệu chưa từng có đã đến với tôi. Căn phòng như sáng hơn và ấm áp hơn. Lông măng trên hai tay tôi dựng đứng hết và tôi cảm thấy được an ủi, khích lệ và sung sướng lạ lùng dường như được ôm ấp bởi tình yêu của nhà tôi, khi ấy tôi nghe tiếng ông thầm thì: "Em ơi, anh sung sướng được ra đi như ý muốn". Tối hôm ấy tôi vẫn đi dự buổi họp ở trường. Tan họp, tôi mới báo cho mọi người biết tin và ai cũng xúc động thương tiếc làm tôi phải đi an ủi từng người.

Khi người thân qua đời thì đau buồn là chuyện thường tình, nhưng tôi không chịu được cảnh người ta tỏ ra bi thương thái quá, vì như vậy chứng tỏ họ có mặc cảm tội lỗi gì với người chết.
Vicki Mackenzie: Theo như bà nói thì mọi chuyện xảy ra đều có lý do? Và cuối cùng thì cũng đưa đến sự tốt đẹp?
Hazel Denning: Đúng thế... Tôi cho rằng con người được sinh ra với một trí tuệ sáng tạo vô bờ mà chúng ta đã ngu muội không thông hiểu, đã phá hoại và lãng quên những khả năng ấy. Thời đại này là thời đại chúng ta có thể trở về với bản năng chân thật của chúng ta.

Cũng giống như những mẫu đối thoại với các vị "gurus" Tây phương khác về luân hồi, buổi nói chuyện với Dr. Denning thật là hứng thú. Những điều tôi học được ở bà cũng như ở nhiều nhà chuyên môn khác về kiếp trước kiếp sau cũng không khác những điều tôi đã được nghe mấy Lạt Ma của phương Đông giảng dạy. Chi tiết về trường hợp tái sanh có thể khác nhau nhưng chân lý thì chỉ có một, là chân lý mà Lama Yeshe và Lama Zopa đã nói cho chúng tôi nghe trong chiếc lều trên sườn núi của Kopan rằng sau khi chết sẽ có một đời sống khác; rằng đời sống kế tiếp như thế nào là do nghiệp báo của bao đời trước quyết định; rằng trạng thái tâm thần khi hấp hối đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng đến đời sau; rằng người ta thường trở lại sống với những người có nghiệp duyên với chúng ta; rằng những đau khổ của đời này là chính chúng ta tạo ra v.v... Không nên oán ai, đổ lỗi cho ai vì chính mình vẫn luôn luôn làm chủ đời mình


(Trích: Đặc San Hoa Nghiêm, Mừng Xuân Tân Mão, Phật lịch 2554 - 2011)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.08.2011 21:47:05 bởi Phù Vân >
dzuylynh 11.08.2011 05:04:06 (permalink)
0






BÔNG HỒNG CÀI ÁO

thơ Nhất Hạnh _nhạc Phạm thế Mỹ. trình bày Dzuylynh

http://www.box.net/shared/palm8mvt08777zgc0tia




Vu Lan: Chữ “Hiếu” Trong Đạo Phật

Tác giả : Tuyết Mai



“Thật đau xót nỗi bâng khuâng chiều vắng lặng
Nào vào ra còn đâu nữa bóng mẹ hiền!”
Trong văn hóa, văn chương Việt Nam có không biết bao nhiêu ca dao, thi văn, âm nhạc ca ngợi tình mẹ thiêng liêng. Trên thế gian này tình cảm nào rồi cũng nhạt phai với thời gian , chỉ có tình mẹ thương con là thiên thu bất tận. Trái tim mẹ là một kỳ quan của vũ trụ. Mẹ thương con vô điều kiện. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già và Mẹ thương con cho đến giây phút cuối cùng của đời mẹ.
Chử “Hiếu” trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo “ Hiếu” , cho nên hằng năm vào dịp Rằm Tháng Bảy Âm Lịch hầu hết các chùa VN đều tổ chức Lễ Vu Lan để Phật tử có dịp cầu nguyện cho hương linh Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sinh tịnh độ và phụ mẫu hiện tiền có được đời sống an lành, phước lộc.
Được biết hai chữ Vu Lan dịch âm từ tiếng Phạn:”Vu Lan Bồn” , có nghĩa là cứu tội người đang bị đọa trong địa ngục. Theo truyền thống VN trong lễ Vu Lan , sau khi cúng kiến ông bà cha mẹ , có tục lệ “Mông sơn thí thực” , có nghĩa là cúng cô hồn, bố thí thức ăn cho những oan hồn, uẫn tử.
Lễ Vu Lan bắt nguồn từ chuyện Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là Bà Mục Liên Thanh Đề đã gây nhiều tội ác thuở sinh thời, nên khi chết bị đọa vào địa ngục, làm ngạ quỷ đói khổ.
Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, chứng quả A La Hán đã vận dụng thiên nhãn để tìm mẹ, ngày rất xót thương thấy mẹ bị đọa trong địa ngục. Ngài về bạch Phật và xin chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy, ngày rằm Tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ, quý Chư Tăng có tâm rất thanh tịnh, nhờ vậy lời chú nguyện có nhiều năng lực giải trừ tội lỗi, ách nạn. Vào ngày Rằm Tháng Bảy nên đem lễ vật cúng dường và xin Chư Tăng, hiền thánh cầu nguyện cho mẹ, thì cha mẹ quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều phước đức.
Ngài Mục Kiền Liên làm như lời Phật dạy. Ngay sau đó mẹ Ngài, Bà Mục Liên Thanh Đề được thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời. Lời chú nguyện của các chư tăng coi như một bài kinh giảng, nếu vong linh nghe theo, xả bỏ sân hận, phát tâm từ bi hỹ xã thì ngay sau đó sẽ thoát cảnh địa ngục. Từ đó Phật Tử theo gương Ngài Mục Kiền Liên tổ chức Đại Lễ Vu Lan vào ngày Rằm Tháng Bảy để cầu nguyện cho cha mẹ.
Ở Nhật , trong ngày nhớ ơn mẹ có phong tục cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa hồng đỏ, ngưòi nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một nhà sư VN đi Nhật thấy phong tục này có ý nghĩa nên đã du phập vào VN. Phong trào “Bông Hồng Cài Áo” trong ngày Lễ Vu Lan được Phật Tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó. Bản nhạc “Bông Hồng Cài Áo” được hát rất nhiều trong dịp Lễ Vu Lan.
Ở Hoa Kỳ, trong ngày nhớ ơn cha hay nhớ ơn mẹ (Father’s Day hay Mother’s Day) con cái đưa cha mẹ đi nhà hàng hay mua quà cho cha mẹ. Người Việt Nam có truyền thống tốt đẹp, nhiều con cái rất hiếu thảo, cung phụng cha mẹ rất đầy đủ vật chất lúc còn sống và khi cha mẹ mất thì làm đám tang rất linh đình coi như trả hiếu một lần chót.
Nhưng Đạo Phật chủ trương chết chưa phải là hết, mà phải luân hồi trong nghiệp báo mà mình đã gieo trong kiếp này. Nếu con cái chỉ đem vật chất ra đền đáp công ơn cha mẹ, thì không thể nào đền đáp đầy đủ công ơn trời biển của mẹ cha. Phật dạy, cách trả ơn quý báu nhất là con cái giúp cha mẹ hiểu và có lòng tin ở luật “Nhân - Quả”, làm lành, tránh dữ. Giúp cha mẹ nuôi dưỡng và phát triển tứ vô lượng tâm : Từ, Bi, Hỷ, Xả , là bốn đức tính cao quý nhất. Được nhu vậy cha mẹ sẽ có đời sống an lạc, thanh tịnh trong hiện tại, khi lâm chung sẽ thanh thản ra đi và được vãng sanh về cõi niết bàn. Chỉ có cách này mới đền đáp được trọn vẹn công ơn dưỡng dục sinh thành của mẹ cha.
Tình mẹ thương con bao la như trời biển, nhất là những bà mẹ Việt Nam sống lâu dài trong chinh chiến, suốt đời chỉ biết tần tảo, chịu đựng, hy sinh cho con. Mẹ thuơng con từ lúc còn là bao thai trong bụng mẹ. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng khóc chào đời của con, mẹ vui mừng, cảm động ứa nước mắt theo. Từ đó cuộc đời mẹ đi liền với cuộc đời con. Nhìn nụ cười đâu tiên của con (mụ bà dạy) mẹ vui sướng vô cùng. Con là núm ruột, là hòn máu, là niềm vui, là kho tàng vô giá của mẹ. Con đau mẹ lo, con vui chơi mẹ mừng, nghe con bập bẹ nói, nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên, lòng mẹ hạnh phúc biết bao. Dần dà với thời gian con khôn lớn, mẹ luôn bên cạnh, dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng, con nhỗ nghịch, hư hỏng, mẹ thứ tha. Mẹ là dòng suối tắm mát, là dòng sông êm đềm, là vòng tay ấm áp che chở cuộc đời con.
Vì vậy giờ phút này người nào còn mẹ thì nên biết mình là người có diễm phúc. Trên đời này không có niềm vui nào bằng niềm vui còn mẹ, và cũng không có nỗi buồn nào xót xa bằng nỗi buồn mất mẹ:
“Con có mẹ con còn tất cả,
Mẹ đi rồi tất cả cùng đi
Trong huyệt lạnh mẹ có nghe con khóc
Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau.”

<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.08.2011 21:18:56 bởi dzuylynh >
dzuylynh 11.08.2011 21:55:51 (permalink)
0

hu hu !
ngày xưa em còn bé tí teo , mứi bít iu con so, hỏng hay chị là con MA ẢO 102 tủi !
chị dụ khị em , bi chừ chị con đàn cháu đống , em lứa tủi đang xuân mà phải chịu ế độ nè   huhu !
( tâm sự béhộpngố )                                                                                      
Lá Diêu Bông

Thơ Hoàng Cầm_Nhạc & trình bày Dzuylynh

http://www.box.net/shared/ffz7uzit1ikpv5fo2bsq

Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Ðồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Ðứa nào tìm được Lá Diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày
Em tìm thấy Lá
Chị chau mày
Ðâu phải Lá Diêu bông

Mùa đông sau
Em tìm thấy Lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới Chị
Em tìm thấy Lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim
Chị ba con
Em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc Lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời...
...ới Diêu bông...!


Hoàng Cầm - 1959 Dzuylynh Aug 11.2011
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2011 03:01:20 bởi dzuylynh >
SongHuong 12.08.2011 10:08:08 (permalink)
0
NÓI VỚI CON TRAI
( tặng con trai vào lớp 6)

Sáng nay con vào lớp 6
Qua rồi một chặng đầu tiên
Lớp 6 không như tiểu học
Cộng trừ và ... đọc ê a

Sáng nay con vào lớp 6
Bắt đầu một chặng dài hơn
Đường dài dốc ngược chân trơn
Bể học còn sâu thăm thẳm

Chợt thấy con ba lớn lắm
Đã thành dáng vóc chàng trai
Hãy nhớ con là anh Hai
Em bé vẫn thường gọi thế

Phía trước đường đi chẳng dễ
Con còn nỗ lực nhiều hơn
Ba là bờ vai con tựa
Mẹ là biển rộng tình thương

Con vào trường Nguyễn Tri Phương (1)
Ba vui ... có điều không nói
Sợ con tưởng mình đã giỏi
Lơ là việc học đó thôi

Lớp 6 kiến thức nhân đôi
Điều con biết là hữu hạn
Phải gắng thức khuya dậy sớm
Cánh đồng tri thức mênh mông

Nhiều lúc ba biết con mong
Sẻ chia những điều con thích
Nhiều lúc biết con ba trách
Sao ba tiết kiệm lời khen

Thì thôi, ba con không quen
Nhưng là bờ vai con tựa
Cũng như mẹ là ngọn lửa
Ấm lòng con những đêm đông

Huế 12/8/2011
Sông Hương

  (1)Trường THCS Nguyễn Tri Phương là trường điểm thuộc Sở giáo dục quản lí. Trường chỉ tuyển chọn các em học sinh giỏi của tỉnh vào học
<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.08.2011 14:56:30 bởi SongHuong >
Phù vân 13.08.2011 00:45:01 (permalink)
0

MÙA VU LAN ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Saigon By Night
Những phận đời trong bóng đêm giữa
Sài Gòn


9:33 AM Chủ nhật, ngày 10 tháng bảy năm 2011-

Mỗi người một số phận, một hoàn cảnh, đêm đêm họ gặp nhau ở chợ Bến Thành. Phía sau cái hào nhoáng, tấp nập của thành phố là những mảnh đời vận mình vào đêm tối vì miếng cơm manh áo. Hơn 300 năm qua, kể từ khi hình thành đất Sài Gòn - Gia Định, chợ Bến Thành đã trở thành biểu tượng của TP HCM, nằm ở trung tâm, là cái rốn của thành phố. Vài năm nay, các con đường nhỏ quanh chợ Bến Thành được phát triển thành khu chợ đêm phục vụ khách du lịch. Ước tính mỗi tối có đến hàng nghìn du khách đến đây ăn uống, mua sắm. Sự nhộn nhịp, sầm uất phố chợ cũng đã trở thành chốn mưu sinh của không ít lao động nghèo buôn gánh bán bưng. Đêm 8/7, dưới mái hiên chợ Bến Thành, tại một góc nhỏ bên đường Phan Châu Trinh - Lê Lợi, chị Minh đang bôi thuốc chống muỗi cho đứa con gái của mình. “Giường” của bé là một tấm bao lát nhỏ, trải trên vỉa hè sát bờ tường chợ. Người phụ nữ tuổi Canh Tý (1959), cái tuổi vốn được xem là lắm long đong, lận đận đã gắn với lề chợ Bến Thành 25 năm nay. Người qua đường dễ dàng nhận ra và nhớ đến chị bởi những mụn thịt mọc to nhỏ khắp người. Cô gái đêm đêm chăm chỉ bán nón ở chợ Bến Thành ngày ấy đã nhận được sự cảm mến của anh Tuấn chạy xe ôm gần đó. Họ nên vợ nên chồng sau mấy năm quen biết. Hạnh phúc ngỡ bắt đầu mỉm cười với người đàn bà vốn phải chịu những thiệt thòi từ lúc mới sinh ra. Nhưng bất hạnh dồn dập tới, khi đứa con gái xinh xắn ra đời vừa tròn một tuổi thì anh
Tuấn bị tai nạn, phải nằm liệt một chỗ đến bây giờ.

                                                        

Minh Thư, cái tên được chị Minh chọn đặt cho cô con gái để gửi gắm hy vọng về một tương lai tươi sáng. Chưa vào lớp 1 nhưng cô bé này cũng đã giúp mẹ kiếm thêm tiền nhờ vào việc đi bán khăn giấy và kẹo cao su xung quanh chợ. Ảnh: Mai Nhật Ngày mưa cũng như ngày nắng, khoảng 4h chiều là chị bắt đầu lạch cạch đạp xe mấy chục cây số từ Bình Chánh đến chợ Bến Thành, chở thêm cô con gái gầy gò nhưng rất dễ thương, lanh lẹ. Cứ tầm 11h đêm, chợ vãn, hai mẹ con mới dọn dẹp, đạp xe về nhà lúc đã 1, 2h sáng, lục đục cũng đến 3h mới có thể bắt đầu dỗ vội giấc ngủ. Thương cho hoàn cảnh của chị, những người trong chợ cũng rất hay giúp đỡ, khi thì đôi dép, bộ quần áo cho hai mẹ con, khi cái bánh, mấy trái chuối. Chị chủ sạp hàng mỹ nghệ chia sẻ: “Nhiều lúc thấy chị ấy bán cả đêm mà không được gì cả, đạp xe đi đạp xe về hoài vậy khổ thật”. Người ta bảo Sài Gòn đêm là Sài Gòn của nhiều phận đời. Trời vẫn lác đác mưa. Phố co mình trong những khoảng riêng. Câu chuyện của những phận đời gian truân cứ thế được bộc bạch, tâm tình như những tiếng thở dài. Cách nơi bán của chị Minh một đoạn là một cụ bà 87 tuổi đang ngồi cạnh chiếc cân nhỏ chờ khách. Câu chào mời khách đến cân của bà Ba như lọt thỏm giữa tiếng ồn ào trong chợ, tiếng còi xe inh ỏi của phố đêm. 19 tuổi, bà Ba theo chồng lặn lội từ Bắc vô Nam kiếm kế sinh nhai. Cụ ông mất sớm, hai đứa con gái lấy chồng giờ đã về lại ngoài Bắc, làm ăn cũng chẳng khá giả gì, bà một thân một mình bám víu lại Sài Gòn làm đủ thứ việc sinh sống qua ngày. Trước kia bà bán vé số, rong ruổi khắp mọi nẻo đường, giờ tuổi cao sức yếu, chuyển qua nghề cân, đỡ một cái là ít đi nhưng thu nhập cũng rất bấp bênh, một ngày tầm khoảng vài chục nghìn đồng. Ngày ngày bà mướn xe ôm chở từ phòng trọ bên quận 4 qua trung tâm thành phố, đến khuya thì nhờ xe ôm chở về lại, ít nhất cũng tốn hết 20.000-30.000 do062ng. May mắn là những hôm mệt mỏi hay đau ốm gì, còn có những phòng khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ở các chùa để bà đến xin thuốc.

                                               

                                           Ngồi ngóng khách hàng giờ, chiếc cân của bà Ba thường ế ẩm. Ảnh: Mai Nhật

 Khách đa số là những người xót xa cho cái bóng dáng nhỏ thó, hiền từ của bà mà cân chứ không hẳn vì nhu cầu. Bởi những chiếc xe đẩy đo cân nặng chiều cao một cách chính xác, có máy rao đã có mặt tận các ngóc ngách Sài Gòn, còn chiếc cân nhỏ rất khó nhìn thấy các con số, cạnh một bà lão mắt kém do tuổi già thì mấy ai quan tâm. Chợ hôm nay ế khách hơn thường ngày, một lát lâu, mới có một người đàn ông chạy thể dục ngang qua chỗ bà, ghé lại biếu mấy đồng tiền lẻ, bà vội líu ríu cảm ơn. Còn vô số những “bóng đêm”của chợ Bến Thành mà câu chuyện cuộc đời họ là những chuỗi dài truân chuyên, nhọc nhằn. Họ thu mình trong bóng tối, trong những vòng quay của số phận, sống nhờ vào tình thương của cuộc đời. Một cụ bà ăn xin. Một anh bán vé số dù tật nguyền vẫn miệt mài trên chiếc xe lăn mưu sinh. Bác xích lô có dáng người còm cõi với vốn tiếng Tây tiếng Tàu ít ỏi, lăng xăng mời chào khách. Hay chị đạp xe đạp bán trái cây dạo người Quảng Nam tranh thủ lúc nông nhàn thu xếp việc nhà vào Sài Gòn rong ruổi kiếm thêm đồng tiền trang trải cho bầy con nhỏ đang tuổi ăn tuổi học, rồi đến vụ mùa lại tất tả về quê lo chuyện gặt hái, cày bừa. Họ vẫn không ngừng hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

                                                        

Cụ bà ăn xin đã lẩn thẩn, bị bệnh tê yếu chân tay, cử động rất khó khăn, nằm ngủ mê mệt trong góc vỉa hè đường Lê Thánh Tôn - Phan Bội Châu. Ảnh: Mai Nhật Mới đây, UBND TP HCM đã lên phương án chấm dứt hoạt động của chợ đêm Bến Thành. Nhiều người sống nhờ vào chợ trở nên thắc thỏm lo âu. Một mai khi chợ đêm Bến Thành giải tỏa, thành phố chỉ mất đi một hình ảnh độc đáo vốn là điểm nhấn cho du lịch đêm Sài Gòn, du khách chỉ mất đi một điểm hẹn mua sắm lý tưởng, người dân Sài Gòn chỉ mất đi nơi mà họ tìm được một nét gì đó rất riêng. Còn đối với những người bám vỉa hè Bến Thành để mưu sinh mấy chục năm nay, thì cái họ mất đi là có thể là nơi họ đang tần tảo vì miếng cơm manh áo.

Lê Phương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2011 00:50:50 bởi Phù Vân >
dzuylynh 13.08.2011 02:38:22 (permalink)
0
                                                 

                                                    



  TRONG BÓNG ĐÊM MẸ NGỒI CHỜ CÂN NGƯỜI

           
thơ phùvân_nhạc&trìnhbày dzuylynh
                           
       
http://www.box.net/shared/4b7xqxhnjrc985noo83t


Trong bóng đêm mẹ ngồi chờ cân người

Cân bát cơm nghiệp đời bởi tình thương

Người đi qua ai đếm xiết đọan trường

Mẹ cân người đong lòng nhân xót thương...

Trong bóng đêm một mình mẹ quạnh quẽ

Cân đời mình nặng nhẹ một xác ve

Trầm luân theo từ một thuở xuân về

Còn lê thê đọng mãi những ê chề

Vu Lan về cầu an hòa nhân thế

Vu Lan về xin cho mẹ như nhiên

Thôi cân đong đo đếm nỗi muộn phiền

Tiếng chày kình lời kinh siêu phổ độ

Chùa xa buông mõ trầm vơi góc phố

Những bàn chân đời vội bước qua thềm

Xin cho mẹ cân được tối bình yên

Xin cho mẹ cân một đời an nhiên...


phùvânvulanbồnAug.12.2011

<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2011 03:31:19 bởi dzuylynh >
sen dat 13.08.2011 15:07:58 (permalink)
0
Nhân mùa Vu Lan SD đem vào đây hoa hồng màu sậm cho những ai còn mẹ và hoa hồng trắng cho những ai không còn me.

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/73E778A70B904812924343D7F4083222.JPG[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/40418F3D89F947D49031BF77158F0C2A.JPG[/image]
Attached Image(s)
triart 13.08.2011 20:37:40 (permalink)
0
 
Vulan mùa báo hiếu




PSN - 10.8.2011 | Chân Bảo Nguyện: Thư cho các con nhân ngày Vu Lan

...Hôm nay là ngày lễ Bông Hồng Cài Áo tại xóm Trung. Mọi người đang náo nức chuẩn bị cho buổi lễ thật ý nghĩa này, ngày vinh danh tình Mẹ. Nhưng thật là thiếu sót nếu chúng ta quên đi lòng hiếu thảo của những người con như ngài Mục Kiền Liên, vì thương mẹ nên quyết vượt qua bao cửa ngục để tìm cách cứu mẹ thoát khổ. Sư Ông đã chỉ cho chúng ta thấy rõ mẹ và con luôn tương tức nhau. Mẹ chỉ được gọi là mẹ khi bắt đầu có con và ngược lại, con chỉ được gọi là con khi có mẹ. Danh từ mẹ và con có đồng thời cùng một lúc. Nếu ta có ngày vinh danh tình Mẹ thì đồng thời cũng là ngày vinh danh lòng hiếu thảo của những người Con biết kính yêu, phụng dưỡng mẹ cha...




PSN - 9.8.2011 | Phan Trang Hy: Thảo thơm Rằm tháng Bảy

Lâu rồi ý niệm của câu tục ngữ Rằm tháng Bảy, kẻ quảy người không vẫn cứ in sâu trong lòng tôi. Tôi vẫn còn nhớ lúc cuộc sống khốn khó, tôi đã từng nghĩ, ừ có, thì mình có mâm lễ, còn không, thì năm ba cây hương cũng được. Rồi cũng qua chuyện cúng kiến, lễ bái. Thế nhưng, trong tôi mãi vọng lên điệu kinh cầu về Rằm tháng Bảy. Đây là mùa báo hiếu của các Phật tử, của những người con đối với mẹ cha...


Trích :  http://phusaonline.free.fr/PhatHoc/VuLan/VuLan.htm


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/11E3EB32E89F46B5BD7F06C64436191F.jpg[/image]

Kính dâng quý Mẹ VIệt Nam

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/58B91ACC81B84C79BB03C445894BC39C.jpg[/image]


{Nhiếp ảnh đồ hoạ}
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.08.2011 20:42:15 bởi triart >
Attached Image(s)
dzuylynh 14.08.2011 01:50:32 (permalink)
0

HOA TRẮNG VỠ ĐÔI

thơ Triều Âm . diễn ngâm dzuylynh

http://www.box.net/shared/dmtgeibvdddyvg6fistk





Cha ra đi rằm tháng ba lặng lẽ


Hóa thân thành một đóa bạch liên hoa

Người cỡi hạc bay về trời nắng hạ

Ở tây phương đầm ấm chút tình người


Vào tháng sau ngày đản sinh Đức Phật

Con thấy Cha trong vạn đóa sen thu

Nụ thành kính dâng cúng dường chư Phật

Nhẹ lời kinh phù phiếm chốn hồng trần


Mẹ xa con giữa mùa mưa tháng tám

Gió lạnh hòa giọt nước mắt Cha rơi

Mẹ ra đi khi chưa trọn kiếp người

Tuổi thanh xuân người chưa từng thấu hiểu


Mẹ đã đi theo dấu ngọn hải triều

Tìm an tĩnh giữa cõi đời ô trược

Hay đếm bước bên nhịp cầu Ô Thước

Giữa ngân hà Chức Nữ vọng Ngưu Lang


Con chưa tỏ có những điều đơn giản

Trót đa mang kiếp hạn một con người

Phút sinh ly, thời tử biệt... trùng khơi

Lòng con trẻ vẫn lạ lùng chưa hiểu !


Mùa Vu Lan người cùng người báo hiếu

Con ngẩn ngơ lạc bước nhỏ bên đời

Mẹ ơi... đã quen rồi cành hoa trắng !

Và năm nay thêm nhánh nữa Cha ơi ...


Trên ngực con đang cài bông hoa trắng

Bông hoa nào trắng xóa cả ước mơ ?

Con sợ đêm đen lặng lẽ như tờ

Nhìn tinh tú có Mẹ Cha trên đó...


Mùa Vu Lan con cài bông hoa nhỏ

Nghe trong tim nặng lắm ở cõi người

Kể từ nay con một mình vò võ

Ngóng đợi ngày sao nhỏ cũng xa bay...


TriềuÂm13.08.2011

<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.08.2011 01:55:49 bởi dzuylynh >
dohop 16.08.2011 06:50:45 (permalink)
0


LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI BA






Chú thích:
 
Cạc-Gổ = Cargo Cult, một hoạt động tôn giáo của các bộ lạc thí dụ như ở New Guinea, khi các bộ lạc này mới va chạm với thế giới văn minh. Các bộ lạc này tin là tất cả những thứ tới họ điều là tài sản hay của cải của họ, do các thần thánh hoặc tổ tiên của họ gửi tới cho họ.
 
Trang chú thích: xin nhấn ở đây 




(Chương 13)

Ấn tượng đầu tiên của tui là tui đang bị cái khỉ dì đó đè tui, dống như tía của tui, khi ổng bị một đống chuối đổ dô ngừi ổng. Tui hổng nhúc nhít được, tui hổng la được, tui hổng nói được và củng hổng làm được cái khỉ gì hết – tụi tui bị nhét dô cái khỉ này chỉ để bay dô dủ trụ mà thui.  Tui nhìn qua cửa sổ, tất cả tui thấy được ở bên ngoài chỉ là bầu trời màu sanh. Con tàu vủ trụ đang ra khỏi trái đất.
 
 
Sau một hồi, tụi tui có vẻ như bay chậm lại chúc síu, và tui cảm thấy dể chiệu hơn.  Thiếu tá Thu nói là bây giờ tụi tui có thể gở dây an toàn ra được rồi, và rồi tụi tui bắc đầu công việt của tụi tui, công diệc gì củng được. Cổ nói là tụi tui đang bay dới tốc độ 15 ngàn dặm một giờ. Tui nhìn lại và, đúng như dậy, trái đất bây dờ chỉ là một trái banh nhỏ phía sau tụi tui, dống i như ở trong mấy tấm hình chụp từ không gian mà bạn thấy. Tui nhìn chung goanh, bên kia là con khỉ bự dới khuôn mặc chua chát và ủ dột, nó nhìn dô thiếu tá và tui. Thiếu tá Thu nói là có lẻ nó muốn ăn trưa, đại loại là như dậy, và tui có bổn phận đi tới nó và cho nó một trái chuối trước khi nó nổi nóng lên rồi làm chiện tầm bậy.
 
 
Ngừi ta có chửng bị một gói nhỏ đồ ăn cho con khỉ và ở trỏng có chuối, một ít ngủ cốc và trái cây khô, lá cây, và mấy thứ khỉ như dậy. Tui mở gói đồ ăn của con khỉ ra và bắc đầu lục lọi ở bên trỏng coi thử coi có gì làm cho con khỉ dui hông, trong lúc đó Thiếu Tá Thu nói chiện qua máy ra-dô với đài điều khiển ở mặt đất ở Hội Tân.
 
 
“Mấy ông nghe đây,” cổ nói, “chúng ta phải làm dì đó dới con khỉ này. Nó hổng phải là Thu Sương – nó là một con khỉ đực, và nó hổng có vui chúc xíu nào hết khi bị ở đây. Nó còn có thể trở thành khủng bố nửa, mấy ông có ‘đảm bảo’ nó sẻ hổng cho tụi tui ăn bánh chưn bánh giày hông?”
 
 
Phải mất một hồi thông điệp của tụi tui mới tới trái đất và lời phúc đáp trở lại tụi tui ở đây, nhưng cái tên khỉ nào ở dưới đó nói, “Tội nghiệp tui góa bà ơi! Con khỉ nào củng dống nhau hết.”
 
 
“Dống nhau cái con Kẹt!” Thiếu Tá Thu nói. “Niếu mà ông ở trong cái thùng nhỏ xíu chung dới cái cục nợ bự và lông lá như vầy, cái dọng nói của ông sẻ khác đó.”
 
 
Và sau một hay hai phúc dì đó, một dọng nói nổ lốp bốp từ cái ra-dô, nói là, “Nghe đây, quý vị được lịnh là hổng được nói dới ai dìa cái dụ này, hổng thôi cả đám chúng ta sẻ trở thành trò hề cho thiên hạ cười. Và đối dới quý dị hay đối dới mọi người khác, con khỉ đó chính là Thu Sương – cho dù chính dửa hai cái chưng của nó là cái dì củng vậy.”
 
 
Thiếu Tá Thu nhình dô tui rồi lắt đầu. “Ái da, ái da, dạ thưa ông cố nội,” cổ nói, “nhưng mà tui sẻ hổng có mở trói cho cái con Kẹc lông lá bự tổ bố này trong khi mà tui ở gần nó – ông cố nội hiểu chứ?”
 
 
Và từ trái đất, chỉ có một chử gửi tới tụi tui:
 
 
“HIỂU!”
 
 
Thiệt ra, sau khi bạn quen rồi thì ở ngoài không dan củng dui lắm. Tụi tui hổng có trọng lượng, và bởi vậy, tụi tui nổi và bơi tùm lum trong phi thuyền, và khung cảnh ở đây rất hùng dỉ - mặc trăng và mặc trời, địa cầu và các ngôi sao. Tui hổng biếc Mỹ Duyên đang ở đâu ở dưới đó, và cổ đang làm dì.
 
 
Tụi tui bay lòng dòng vòng goanh trái đất. Ngày và điêm thay đổi theo từng giờ và cái điều này như là cho tui có một cái góc độ nhìn khác đi đối dới mọi sự diệc.  Ý của tui là, bây dờ tui đang ở đây và đang làm cái chiện khỉ này, và khi tui trở lại trái đất – hay có lẻ tui nên nói là nếu tui có trở lại– thì chiện khỉ gì sẻ sảy ra? Tui bắc đầu cái thương nghiệp đánh tôm? Tui đi tìm Duyên nửa? Chơi nhạc ở Bang nhạc Trứng Nức? Làm gì đó cho Má ở nhà tế bần?  Mọi thứ điều rất lạ lùng.
 
 
Thiếu tá Thu tìm cách có một vài giấc ngủ ngắn bấc cứ lúc nào, nhưng khi mà cổ hổng có ngủ, cổ nhằng nhì tùm lum hết. Hết than phiền vớ vẩng dìa cái con khỉ, rồi than phiền dìa mấy thằng xặc cục Bắc Tân Bắc Cựu mất dạy gì đó ở đài điều khiển ở trái đất, rồi than phiền là cổ hổng có chổ nào để tự trang điểm, thoa xon đánh phấn, than phiền dìa diệc tui ăn trong lúc hổng phải là giờ ăn. Mẹ bà, dù thế nào, tụi tui hổng có cái khỉ dì để nhét dô miệng ngoại trừ mấy cái thanh ngủ cốc cứng ngắt dống như “cao lương” của cái đám bộ đội VC. Tui thiệc sự hổng có muốn thang phiền chiện dì nhiều, nhưng mà niếu phải thang phiền thì, có lẻ ngừi ta nên kiếm một cô gái đẹp chúc xíu hay ít ra là hổng có cái tật hay nhằng nhì xuốt ngày xuốt điêm.
 
 
Và hơn nửa, cho phép tui nói điều này:  cái con khỉ mắc toi đó củng hổng có hiền lành hơn chúc xíu nào.
 
 
Đầu tiên hết, tui cho nó một trái chuối – chắc như dậy là xong? Nó chụp trái chúi rồi bắc đầu lột dỏ, nhưng rồi nó để trái chuối xuốn. Trái chúi bắc đầu nổi lơ lửng và đi lòng dòng ở trong phi thiền, tui phải đi kiếm nó. Kiếm thấy nó rồi tui đưa lại cho con khỉ và nó bắc đầu bóp nác trái chuối rồi liệng tùm lum đủ chổ hết, và tui phải đi dọn dẹp cái khỉ đó. Nó lúc nào củng muốn tụi tui để ý nhìn nó. Mổi khi bạn để nó một mình, nó bắc đầu la hét khỉ khọt um xùm, rồi nó gỏ hai hàm răng lại dới nhau nghe lụp cụp lạc cạc y như là mấy bánh xe răng cưa trong nhà máy. Nghe một hồi là bạn muốn điên luôn.
 
 
Cuối cùng tui mới móc cái ác-mô-ni-ca của tui ra rồi chơi cái dì đó ngắn thui – “Mái nhà nơi khỉ ho cò gáy,” tui nghỉ là tui đả chơi bài đó. Và con khỉ bắc đầu dịu xuống một chút. Bởi dậy, tui chơi thiêm nửa – mấy thứ như là “Bông Hồng Vàng của Tét Xát” và “Dư Âm” của Nguyễn Văn Tý. Con khỉ nằm xuống rồi nhìn tui, iêm điềm như là một em bé. Tui quên là có máy quay phim đặc trên phi thuyền thu hết mấy cái cảnh vừa rồi, rồi gửi xuống đài điều khiển ở dưới đất. Sáng hôm sau, khi tui mới mở mắc thức dậy, ngừi nào đó ở Hội Tân giơ một tờ báo trước ống kính máy quay phim ở dưới đó cho tụi tui coi. Tờ báo có cái tít ghi là, “Khờ dỗ Khỉ bằng Khẩu cầm.”  Một trong mấy thứ rác rưởi mà tui phải chịu đựng là như dậy đó.
 
 
Dù sao, mọi thứ trôi goa khá tốt, nhưng rồi tui để ý thấy Thu Sương đang nhìn Thiếu Tá Thu một cách hơi kỳ cục. Cứ mổi lần thiếu tá ở gần nó, Thu Sương giống như dểnh mặc lên rồi đưa ngừi tới dống như là nó muốn ôm hay níu cổ, hay đại loại như dậy, và Thiếu tá Thu bắc đầu chửi rủa con khỉ – “Tránh ra, cái đồ lông lá. Lấy cái tay dô, đồ khỉ!”  Nhưng mà Thu Sương của tui đang có cái ý khỉ dì đó trong đầu. Tui chỉ biết có dậy thui.
 
 
Hổng bao lâu sau thì tui khám phá ra được cái ý khỉ đó. Tui dừa mới đi ra phía sau cái vách ngăng nhỏ để tè dô một cái hủ ở chổ riêng tư thì bấc thìn lìn tui nge tiếng Thiếu Tá và Thu Sương la ó khỉ khọt. Tui lú đầu ra để coi chiện gì sảy ra thì thấy Thu Sương đả tìm được cách để ôm Thiếu Tá Thu và nó đả đút cái bàn tay nó dô sâu trong bộ đồ phi hành của thiếu tá. Thiếu tá Thu tru lên và la hét lớn muốn bể cái phi thiyền và cổ đang đập dô đầu Thu Sương dới cái ra-dô mi-cờ-rô.
 
 
Rồi tui đả nghỉ ra được cái dấn đề đó từ đâu mà ra. Trong khi tụi tui đả ở không giang gần 2 ngày, Thu Sương vẩn phải bị cột trong cái ghế và hổng có cơ hội đi đái hay làm cái khỉ dì hết! Và chắt chắn là tui nhớ rỏ cái cảm dác đó nó như thế nào. Thu Sương chắc sắp muốn bể bong bóng rùi!  Dù xao, tui đi tới con khỉ rồi đưa nó ra xa khỏi thiếu tá trong lúc cổ vẩn còn la hét chưởi bới, cổ gọi Thu sương là “thú dật bẩn thỉu tục tằng,” và mấy thứ khỉ như dậy. Sau khi được Thu Sương thả ra, thiếu tá Thu mới đi lên phía trước của phòng lái, rồi gục đầu xuống và bắc đầu khóc hu hu. Tui mở dây an toàn cho Thu Sương rồi đưa hắn ra sau cái vách ngăn dới tui.
  
Tui kiếm ra được một cái bình trống cho Thu Sương tè dô trỏng, nhưng mà sau khi nó tè xong, nó lấy cái bình đó rồi hấc nước đái lên một cái dàn đèn màu làm cho cái cục nước này bể ra làm nhiều mảnh và nổi lưng chừng lòng dòng trong phi thiền. Tui mới nói, kệ mẹ nó, rồi dẩn con khỉ dìa lại chổ ngồi của nó, lúc này tui mới thấy dống như một cái bong bóng nước tè bự thiệt bự đang hướng thẳng dìa phía thiếu tá Thu. Cái cục nước đái này có dẻ như sắp đụng dô phía sau đầu của thiếu tá, bởi dậy, tui thả Thu Sương ra rồi rán rượt theo cái bọc nước tè để bắc nó dới một cái lưới ngừi ta cho tụi tui để chụp bắt mấy cái khỉ nổi lình bình trong phi thiền. Nhưng ngay lúc tui sắp bắc được cái trái banh nước tiểu này dô lưới thì thiếu tá Thu đứng dậy và quay mặc lại, và bởi dậy, nguyên trái banh vàng khè méo mó này bay ngay chóc dô mặc cổ.
 
 
Thiếu tá Thu bắc đầu tru lên và chửi rủa tùm lum hết, và trong khi đó, con khỉ Sương đả đi khỏi chổ ngồi và bắc đầu bức dây điện từ cái dàn điều khiển. Thiếu Tá Thu rống lên, “Bắt nó lại! Hổng cho nó phá nửa!” nhưng trước khi mà bạn biết chiện khỉ dì, tia lửa điện và đủ thứ khỉ bay tùm lum lòng vòng bên trong con tàu dủ trụ và Thu Sương nhảy tưng tưng giửa sàn và trần của phi thuyền, xé hết thứ khỉ này tới thứ khỉ khác. Từ ra-dô có tiếng ai đó từ đài điều khiển ở dưới đất muốn biết xem “Chiện khỉ dì đang xảy ra ở trên đó?” Nhưng tới lúc này mới hỏi thì đả góa trể rùi.
 
 
Cái phi thiền bây giờ đi len lỏi lòng vòng tùm lum hết từ đầu này tới đầu kia, Thu Sương và Thiếu Tá Thu bị hấc tung lên lòng dòng như là nút chai. Hỏng có nắm được cái khỉ gì hết, hổng có tắt hay mở được cái khỉ khô dì luôn, ngồi củng hổng được, và đứng củng hổng được.  Từ ra-dô phát ra cái dọng nói của đài điều khiển dưới mặt đất nửa, “Chúng tôi để ý thấy được phi thuyền của bạn như đang có vấn đề nhỏ với sự quân bình. Lâm, bạn có thể vui lòng cài đặt bằng tay chương trình D-6 vào cái máy vi tính ở mạn phải của con tàu được hông?”
 
Cái con mẹ nó – cái tên khỉ này coi bộ khoái nói chơi!  Tui đang quay vòng dòng như cái bông dụ và tui lại còn có một đồng chí cán bộ cao cấp Phạm Khỉ đang độc lập tự do hạnh phúc ở đây để bồi dưởng nửa! Thiếu tá Thu đang gầm thét thiệc là lớn tui hổng còn nghe hay ngay tới cái diệc xuy nghỉ cái khỉ gì nửa, nhưng mà cái đại ý mà cổ đang gầm thét có vẻ như là tụi tui sắp xửa rớt xuống đất và bị cháy. Tui ráng tìm cách liếc dô cửa sổ, và đúng như dậy, tình hình có dẻ hổng có xáng xủa chúc nào. Trái địa cầu đang tiến tới tụi tui nhanh như dủ bảo.
 
 
Dù xao đi nửa, tui đả tìm được tới chổ cái máy điện toán ở mạn phải của tàu, một tay tui giử cái pa-nen, còn tay kia tui ráng gắn cái D-6 dô trong máy. Cái chương trình này đả được thiếc kế để đáp con tàu dủ trụ xuống Ấn Độ Dương lở khi tụi tui có dấn đề, chắc chắng là như bi giờ đây nè.
 
 
Thiếu Tá Thu và Thu Sương còn đang láp ngáp, nửa sống nửa chết, nhưng Thiếu tá rống lên, “Anh làm cái dì ở đó dậy?” Khi tui nói cho cổ nghe dìa cái D-6, cổ nói, “Dẹp cái khỉ đó đi, anh ngu như kức – chúng ta đả đi qua khỏi Ấn Độ Dương rồi. Chờ cho tới khi chúng ta quay hết một dòng rồi quay lại nửa, rồi anh coi thử coi anh có thể chỉnh cho chúng ta rơi xuốn Nam Thái Bình Dương được hông.”
           
 
Tin hay hổng tin, đi hết một dòng trái đất hổng có tốn bao nhiêu thời dan khi mà bạn ở trong con tàu vủ trụ, và Thiếu tá Thu đả chụp được cái ra-dô mi-cờ-rô và đang la hét dô cái đám ngừi ở trạm điều khiển ở mặc đất để cho ngừi ta biếc là tụi tui sẻ rớt cái tỏm xuống hay đâm xầm xuống Nam Thái Bình Dương, để mà người ta tới vớt tụi tui thiệc sớm. Tui đang gỏ như khùng điên dô mấy cái nút của máy điện toán và cái trái banh bự khổng lồ tên là địa cầu đang càng lút càn gần tụi tui. Tụi tui bay qua cái dì đó mà Thiếu tá Thu nghỉ có thể là Nam Mỷ rồi sau đó thì toàn là nước nửa, dới Nam Cực đả chạy qua bên trái tụi tui và phía trước tụi tui là Úc Thòi Lòi.
 
 
Rồi thì mọi thứ bắc đầu nóng như bị cháy thiêu, có nhửng âm thănh ngộ ngỉn tới từ bên ngoài của phi thuyền và rồi chiếc tàu bắc đầu rung và kiêu xì sèo và trái đấc như đang chết trước mặt tụi tui. Thiếu tá Thu hét dô tui, “Kéo cái cầng bậc dù!” nhưng mà tui đang bị dính chặc dô chổ ngồi, còn thiếu tá thì bị ép dính chặc dô cái trần của ca-bin, bởi dậy, tụi tui coi như hết nhúc nhíc, bởi dì tụi tui đang bay dới tốc độ khoản 10 ngàn dặm một giờ dô thẳng cái mớ đấc bự và xanh lè ở dửa đại dương. Tụi tui lao đầu xuốn dới cái tốc độ như dầy thì khi đụng đất rồi, tụi tui hổng chắc sẻ còn được biến thành một đống cục mở bò hay dầu nhớt hông nửa, hay là tụi tui sẻ biến thành cái khỉ dì đó còn gúy hơn là độc lặp và tự ro nửa.
 
 
Nhưng rồi bấc thình lìn, có cái gì đó làm cái “bụp” và rồi chiếc tàu chậm lại. Tui nhìn quanh, và trời sập niếu Thu Sương hổng có tự ý kéo cái cần để bậc cái dù để cứu mạng mấy cái đíc của tụi tui. Tui tự nhắc nhở tui lúc đó là tui sẻ cho Thu Sương một trái chuối khi tấc cả mấy cái khỉ này chấm dức.
 
 
Dù xao, con tàu dủ trụ đang đong đưa goa lại dưới cái dù, và có vẻ như là tụi tui sẻ đụng dô cái đám đất bự màu xanh lá cây – và điều này củng hổng có tốt lắm, bởi dì đúng ra tụi tui chỉ được rớt dô nước để mà có tàu thuyền tới vớt tụi tui. Nhưng mà đả hổng có cái khỉ dì xảy ra theo đúng kế hoặch ngay từ cái lúc tụi tui đặt chưng dô cái máy khỉ kì dị này, và như dậy thì có thằng khùng nào dám thề là tụi tui sẻ rớt xuống nước theo đúng sắch vở lúc này?
 
 
Thiếu tá Thu nói dới đài điều khiển dưới đất qua ra-dô, “Chúng tui chửng bị đáp xuống ở một chổ phía bắc Úc Đại Lợi và hổng có dô biển, nhưng tui hổng biết chắc tụi tui đang ở đâu.”
 
 
Hai phúc sau, có tiếng trả lời, “Nếu cô em hổng biết mình ở đâu, sao hổng chịu nhìn ra cửa sổ, sao bà nào củng ngu góa dậy?”
 
 
Bởi dậy, thiếu tá Thu để cái ra-dô xuống rồi đi tới cửa sổ nhìn ra, rồi cổ nói, “Giê-Su – chổ này dống như Bót-nê-ô hay sao đó,” nhưng khi cổ ráng nói điều đó cho đài điều khiển ở mặc đất, cái ra-dô đả chết ngắc rồi.
 
 
Lúc này, tụi tui đả xuống thiệc gần trái đất, và cái phi thuyền dẫn tiếp tục đong đưa dưới cái dù. Hổng có cái dì ở dưới tụi tui ngòi rừng rậm và núi, và có một cái hồ chúc xíu có màu nâu. Tụi tui hổng đoán được cái gì đang xảy ra ở dưới đó, kế bên cái hồ này. Ba đứa tui – tui, Sương và Thiếu Tá Thu – tấc cả điều ép cái mủi dô cửa sổ dà nhìn xuốn, và bất thìn lình, Thiếu tá la lớn lên, “Thấy mồ rồi! Chổ này đếu phải là Bót-Nê-Ô – Đếu mẹ, chổ này là Tân Ghi-nê, mấy cái khỉ ở bên bờ hồ chắc chắng là một đám mọi rợ đang làm lể Cạc Gỗ để tiếp nhận đồ ăn từ mấy ông thần, hoặc là cái khỉ dì đó dống như dậy!”
 
 
Thu Sương dới tui mở mắt thiệt bự nhìn xuống, ở dưới đất, kế bên cái hồ, có khoản một ngàn cái đám mọi rợ thổ dân đang nhìn tụi tui, toàn bộ đang giơ cánh tay dìa phía tụi tui.  Cái đám này mặc váy cỏ cũn cởn, tóc tai bị bức hết, một số còn cầm dáo mác và lá chắng nửa.
 
 
“Thấy bà rồi,” tui nói, “Thiếu tá nói họ là ai?”
 
 
“Cái đám mọi theo đạo Cạc-Gổ,” Thiếu tá Thu nói. “Trong Đệ Nhị Thế Chiến, chúng ta thường thả nhửng Ca-gô hay mấy cái thùng trong đó kẹo hay nhửng thứ khỉ dống dậy xuống cái đám mọi rợ rừng rậm này để giử họ dìa phe của chúng ta, và cái đám mọi này hổng bao dờ quên được chiện đó. Cái đám này nghỉ là Thượng Đế hay thần nào đó làm như dậy, và từ đó, cái đám mọi luôn chờ chúng ta trở lại. Họ còn làm một cái sân bay mọi rợ và toàn bộ mấy thứ khỉ nửa – nhìn xuống coi kìa? Cái đám mọi còn làm chổ cho máy bay đáp, đánh dấu bằng mấy cái hình tròn bự đen thui đó.”
 
 
“Mấy cái đen đen tròn tròn đó tui thấy dống mấy cái nồi để nấu đồ ăn nhiều hơn,” tui nói.
 
 
“Ừ, giống thiệt chứ, hình như là cái nồi,” Thiếu tá Thu nói một cách hiếu kỳ.
 
“Có phải cái chổ này là xứ sở của đám mọi ăn thịt người hông?” Tui hỏi.
 
 
“Tui nghỉ là hổng bao lâu chúng ta sẻ biết được cái điều này,” cổ nói.
 
 
Chiếc tàu dủ trụ đong đưa nhẹ nhàng dìa phía cái hồ, và khi tụi tui sắp xửa chạm đất, cái đám mọi bắc đầu gỏ trống và đưa cái miệng của họ đi lên đi xuống. Tụi tui hổng nghe được cái dì hết bởi vì tụi tui ở trong cái kép-xù, nhưng mà trí tưởng tượng của tụi tui chắc chắng là hổng có sai.
 
(Hết chương 13)
 
 
 
 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.08.2011 16:10:21 bởi Ct.Ly >
dzuylynh 17.08.2011 02:47:54 (permalink)
0


Một bước đường


thơ Tuệ Sỹ _ nhạc & trình bày Dzuylynh
album Tình Ca Quê Hương . Aug 16.2011

http://www.box.net/shared/0745m6ghxbellhyxxj82

Một bước đường thôi nhưng núi cao
Trời ơi, mây trắng đọng phương nào.
Ðò ngang neo bến đầy sương sớm;
Cạn hết ân tình nước lạnh sao?
Một bước đường xa, xa biển khơi
Mấy trùng sương mỏng nhuộm tơ trời.
Thuyền chưa ra bến bình minh đỏ,
Nhưng mấy nghìn năm tống biệt rồi.
Cho hết đêm hè trong bóng ma;
Tàn thu khói mộng trắng Ngân hà
Trời không ngưng gió chờ sương đọng,
Nhưng mấy nghìn sau ố nhạt nhòa.
Cho hết mùa thu biệt lữ hành
Rừng thu mưa máu dạt lều tranh
Ta so phấn nhụy trên màu úa,
Trên phím dương cầm, hay máu xanh?



Tuệ Sỹ
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2011 02:57:44 bởi dzuylynh >
SongHuong 17.08.2011 06:37:10 (permalink)
0
DƯỜNG NHƯ


Dường như thu đã chớm về
Nên con nắng muộn cuối hè vàng hơn
Xoè tay hứng chiếc lá rơi
Dường như trong lá vọng lời từ li

Dường như từ độ người đi
Thời gian chẳng có nghĩa gì đó chăng ?
Bên trời lẻ một vầng trăng
Dường như nơi ấy chị Hằng ngủ say ?

Dường như vắng một vòng tay
Từ người đi cuối chân mây chẳng về
Chập chờn đâu đó triền đê
Còn vương vãi chút lời thề cỏ may ?

Dường như còn lại đâu đây
Chút hương muộn của một ngày đã xa
Ừ thôi... em của người ta
Mà sao ẩn hiện như là.... dường như

Huế 8/2011
Sông Hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2011 21:23:15 bởi SongHuong >
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 14 của 72 trang, bài viết từ 196 đến 210 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9