Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 15 của 72 trang, bài viết từ 211 đến 225 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dohop 17.08.2011 10:40:02 (permalink)
0





Sông Hương thiệt là làm bé hộp nhớ tới bài thơ cũ của dohop.

Nước Úc đang vào phân nửa cuối của mùa đông. Trời bữa lạnh bữa ấm, hay là trời lạnh nhưng thỉnh thoảng cũng ấm bởi những bộ áo mỏng manh hoặc thiếu vải để ẩn hiện những đường cong của cuộc đời...

Bao giờ thì bé hộp mới làm thơ được nữa?

Gửi đến quý đồng hương bài thơ cũ - và "lên xứ lạnh nhớ mặc áo ấm..." (Hoàng Ngọc Tuấn)




Ảnh dohop - Nam Bán Cầu - 9 tháng 4, 2010

Sao em biết thu về mà đan áo?

Sao em biết thu về mà đan áo
Áo cho thân hay cho cả tâm hồn
Mỗi nhịp đan gửi gấm một nụ hôn.
Hay nhịp đập của tim yêu nồng thắm?

Sao em biết tim anh cần hơi ấm?
Dù cho anh là dũng sĩ, anh hùng
Là đại bàng tuy tung cánh biển đông
Gió sương là bạn nhưng niềm tin: (là) nguồn sống.

Sao em biết trong anh cần hơi thở?
Mối tình em sưởi ấm trái tim anh
Dù đôi ta đang xa cách nghìn trùng
Vẫn chung nhịp hai trái tim nóng đỏ.

Sao em biết suối lòng anh chảy xiết?
Róc rách long lanh quyện chặt mối chung tình
Suối đàn xưa vẫn trong trẻo như mơ
Bọt nước bập bồng: vạn nụ hôn nóng bỏng

Sao em biết anh đã về trong giấc mộng?
Dù trong mơ anh vẫn kẻ chung tình
Em hiểu anh từng hơi thở, nhịp tim
Tình nồng mặn dù anh đi vạn nẽo.

Gửi em yêu vạn nụ hôn óng ánh
Suối lòng anh róc rách bản tình ca
Hơi nước bay cao tình vẫn mặn mà
Hạt sương rơi, nhẹ hôn hoa hồng nhỏ…

Anh yêu em yêu nụ hoa nhánh cỏ
Yêu gió thu, mộng đẹp cảnh hoàng hôn
Yêu chim rừng tấu khúc nhạc về nguồn
Yêu thiên nhiên nghiệp duyên ai sáng tạo?

Anh yêu em từng bước chân anh bước
Vạn sinh linh cùng nhịp đập của tim
Từng nút đan sen nở kết duyên tình
Vì cuộc sống và em là hơi thở…

dohop  23/5/2005


Sao em biết Thu về mà đan áo 2

Sao em biết Thu về mà đan áo
Phải chăng em là ái nữ mùa Thu
Vì mắt em nét đẹp của Tây Hồ
Và mặt em trăng tròn bên nhành liễu?

Sao em biết anh về nơi đầu ngõ?
Thi sĩ nghèo chỉ bạn với trăng sao
Để mơ tưởng đến em phận má đào
Anh tìm vui từ áng mây, ngọn gió

Sao em biết anh đã về gác trọ
Để phòng em ấm áp ánh đèn vàng
Cho anh ngắm dịu dàng từng ngón nhỏ
Lượn phím đàn nhắc nhở Thu chóng tàn?

Sao em biết đường đời anh khấp khểnh
Để tiếng đàn như sưởi ấm lòng anh
Được ru ngủ anh sống trong hạnh phúc
Cung đàn em đan kết giấc mộng lành

Sao em biết từng hướng đi của gió
Tà áo mơ duyên dáng nhịp nhàng bay
Thu xinh đẹp vì có em trong đó
Nhạc thơ nào anh tả được em đây?


dohop 7/7/05

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.08.2011 17:59:55 bởi Ct.Ly >
Ct.Ly 17.08.2011 20:00:47 (permalink)
dzuylynh 18.08.2011 21:48:07 (permalink)
0

SAO EM BIẾT ?


sángtác&trìnhbày Dzuylynh
album Tình Ca Quê Hương _ Aug 17.2011

http://www.box.net/shared/zpafuefhduxb4yb5shq5

sao em biết thu về mà đan áo ?* ( *lời thơ dohop )
áo cho mình hay cho cả quê hương !
giọt mưa thu ai óan nỗi đọan trường . bên song cửa hạt buồn vương mái lá
nhớ quê nhà xa quá một tầm tay... nhớ quê nhà ngăn cách một đại dương...
sao em biết quê nhà đang khói lửa ? những điêu tàn theo cánh võng đong đưa
quê hương ơi ! thương biết mấy cho vừa ! biển không còn khua sóng dưới sao thưa !
núi không còn che chắn nổi cơn mưa ...
sao em biết mùa thu không về nữa ? lá chưa vàng đã giục giã đông sang
mũi kim đan hòa ngấn đọng hai hàng ...lệ ân tình xin gửi đến cho chàng
cho ấm lòng viễn xứ khách tha hương !

         

                                 

Phù vân 18.08.2011 22:25:35 (permalink)
0



Hoa hậu Jennifer Phạm

CÓ NHỮNG ĐƯỜNG CONG

có những đường cong trên cánh Sen
đường cong không thị hiện sang hèn
đường cong chẳng thiết gì hơn kém
tinh khiết không màng chê với khen

có những đường cong trên dáng em
nhác trông Béhộp phải e hèm
hành đôi mắt Tuấn căng như kẻm
một sáng thu về mơ bánh kem

có những đường cong buổi nhá nhem
anh tư dzui dzẻ nấp sau rèm
ngỡ trăng mười sáu dang tay tém:
- dẹp lép bên rèm khoe cái kem !!!

có những đường cong khe suối em
tàu man tham vọng ngẩn ngơ thèm
rắp tâm thôn tính hòng thâu tém
cướp suối đoạt đồi trong bóng đêm

có những đường cong như cái lu
làm em phát hãi khóc lu bù
nhải trai mong sớm thành ông cụ
ao ước dzui cùng em với lu

có những đường cong trên cái trôn
biết bao quân tử xuyến xao hồn
yếm thắm em giăng từ ngang rốn
trấn thủ lưu đồn bao xác chôn

có những đường cong pa ra bôn
đỉnh cao trí tệ cóc ra hồn
rúc hang bắc chó ngày đêm trốn
nô lệ bao đời quân xảo ngôn

có những đường cong hy pẹc bôn
trèo lên tuột xuống bơ hơi dồn
ngoác mỏ toang hoang cùng đinh ngốn
ai khổ muôn đời ! chưa biết khôn ?

có những đường cong nhiều như thế
em đời dâu bể mãi nhiêu khê
kéo lê thân xác tàn thêm tệ
quân đểu ê hề ôi tái tê !!!

có những đường cong trông rất cong
cụ ông trên ảo bỗng mơ mòng
cụ bà đóng mốc ôm hoài vọng
tiếc thuở từng cong như đã cong !

có những đường cong ai cũng mong
coi chừng công cốc mất toi chồng
trai tơ mê mẩn đành câm họng
tan nát gia đình có biết không !!!

có những đường cong Ong chẳng mong !

Ong tháng tám

















<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.08.2011 06:58:04 bởi Phù Vân >
Phù vân 19.08.2011 01:49:17 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Các xác chết bí ẩn của người cá


Không biết liệu nàng tiên cá có thật không nhỉ?


Chắc hẳn chẳng ai còn xa lạ với nhân vật nàng tiên cá của nhà văn Alexandre. Ngoài câu chuyện dễ thương này ra, có rất nhiều những câu chuyện xoay quanh mỹ nhân ngư - người cá, hầu hết họ đều được miêu tả rất nhất quán là lấy phần eo làm ranh giới, nửa trên là thân thể người con gái, nửa dưới là chiếc đuôi của loài cá, toàn bộ cơ thể không chỉ toát lên vẻ đẹp quyến rũ mà còn mang chút gì đó ma quái, nhất là giọng hát đầy cám dỗ. Theo truyền thuyết, người cá không có linh hồn, không có tình cảm, giống như đại dương bao la vậy.




Người cá trong truyền thuyết

Vậy phải chăng mỹ nhân ngư chỉ là một sản phẩm của trí tưởng tượng? Có một số người không tin như thế và những bằng chứng sau đây cũng sẽ khiến bạn phải giật mình suy ngẫm lại vấn đề này đấy. Ngày 02 tháng 7 năm 1991, tờ "United Daily News" của Singapore đưa tin rằng các nhà khoa học đã phát hiện ra hóa thạch hoàn chỉnh của mỹ nhân ngư đầu tiên trên thế giới, chứng minh cho sự tồn tại của mỹ nhân ngư không chỉ có trong truyền thuyết. Hóa thạch tương đối hoàn chỉnh này được tìm thấy tại bờ biển Nam Tư và được xác định có từ 1.200 năm về trước. Tiến sĩ Aughni cho biết: “Người cá bị chết vì mắc cạn, sau đó xác được cát đá bảo vệ và dần dần hóa thành hóa thạch.” Người ta xác định được người cá cao 1m6, phía trên eo phát triển như người với não bộ phát triển, thể tích não tương đối lớn, tay phát triển 5 ngón có móng vuốt, bộ hàm chắc khỏe với răng sắc nhọn để xé con mồi, khuôn mặt có đầy đủ các cơ quan tuy nhiên mắt lại không có mí.




1 hóa thạch được cho là người cá.

Tháng 4 năm 1990, tờ "Wenhui" của Trung Quốc đưa tin rằng một nhóm công nhân xây dựng ở thành phố Sochi, bên bờ Biển Đen đã phát hiện thấy ngôi mộ của xác ướp mỹ nhân ngư được chôn cùng với kho báu. Tin tức này được nhà khảo cổ học Liên xô - tiến sĩ Zelemi tiết lộ, ông là người đã chứng kiến tận mắt và hoàn toàn tin vào sự tồn tại của người cá, ông đã bỏ ra hơn 4 năm bên bờ biển này để nghiên cứu. Nhìn xác ướp người ta đoán rằng đó là 1 cô gái da đen xinh đẹp, nhưng điều đáng ngạc nhiên là không chỉ phần dưới là chiếc đuôi cá mà ngay trên đỉnh đầu cũng có mang, ước tính cô người cá này dài khoảng 1m7. Các nhà khoa học tin rằng xác ướp này đã có hơn 100 năm tuổi.




Liên quan đến sự xuất hiện của nàng tiên cá, tiến sĩ học viện khoa học Liên xô cũng cho biết vào năm 1962, chiếc tàu chở các nhà khoa học và chuyên gia quân sự đã bắt được ngoài khơi biển Cuba 1 đứa bé nói được, nhưng da thô có vảy và mang, đầu giống người nhưng lại là đuôi cá. Thực hư về người cá như nào vẫn chưa ai khẳng định 100%. Dưới đây là một số hình ảnh từng được cho là xác chết của người cá.








Trông có vẻ hơi ghê nhỉ?

















Hàm răng đáng sợ quá...











<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2011 22:45:55 bởi Ct.Ly >
triart 19.08.2011 06:17:41 (permalink)
0
Sao em biết thu về mà đan áo?
[Dohop]




Sao em biết thu về mà đan áo
Áo cho thân hay cho cả tâm hồn
Mỗi nhịp đan gửi gấm một nụ hôn.
Hay nhịp đập của tim yêu nồng thắm?

Sao em biết tim anh cần hơi ấm?
Dù cho anh là dũng sĩ, anh hùng
Là đại bàng tuy tung cánh biển đông
Gió sương là bạn nhưng niềm tin: (là) nguồn sống.

[Ct.Ly]

SAO EM BIẾT ?
 

sángtác&trìnhbày Dzuylynh
album Tình Ca Quê Hương _ Aug 17.2011





***


CÓ NHỮNG ĐƯỜNG CONG

[ Ong tháng tám -Phù Vân ]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/D1DD576B806B4EDF92DC06ACF5052F52.jpg[/image]


...
có những đường cong hy pẹc bôn
...

[ Cái thực trong cái vô thực ]



<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.08.2011 06:29:37 bởi triart >
Attached Image(s)
SongHuong 19.08.2011 16:47:55 (permalink)
0
LỠ


Lỡ đứt một cung đàn
Mưa buồn con phố nhỏ
Mình xa nhau từ đó
Dấu giày xưa nơi đâu?

Thơ tình cuối mùa Ngâu
Lỡ vần nên chẳng trọn
Dáng ai chiều nghiêng nón
Qua cầu xưa gió bay

Thế là mình chia tay
Nhẹ nhàng như gió thoảng
Tình đi cùng năm tháng
Lỡ câu thề hôm nao

Nửa vầng trăng nghiêng chao
Thương những chiều bước vội
Nửa vòng tay bối rối
Lỡ làng... buông bóng đêm.

Huế 8/2011
Sông Hương
triart 21.08.2011 06:17:20 (permalink)
0

Thư giãn cuối tuần



Thiếu nữ Hội An [phố cổ ] qua ống kính của NAG Dương minh Bình [Chuyên ngành du lịch ]




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/3CE70197D61942D094307944FB4FA1A2.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/759DB2E121A74659904AF6D64425174D.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/C1EC7513842045EFA0C6A7C31D589393.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/A39AB3BF497F4F319C8BFB3730D8C4A8.jpg[/image]


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/18DDF2F2EC844A45A44EABFF370A066D.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.08.2011 06:18:55 bởi triart >
Attached Image(s)
Phù vân 22.08.2011 06:24:35 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

TRUNG HOA ĐỎ
ÂM MƯU VÀ  THỦ ĐOẠN XÂM LƯỢC
GIẤC MƠ KHÔNG TƯỞNG : HÁN HOÁ  Á CHÂU !


Ách đô hộ của Bắc Kinh ở Tây Tạng là điều không chấp nhận được


Lobsang Sangay


Thủ tướng Chính phủ lưu vong của người Tây Tạng tại Ấn Độ Cách đây 3 năm, từ khu thủ phủ Lhassa tới Litang, người dân Tây Tạng đã đứng lên chống lại sự thống trị của Trung Quốc trên vùng đất của họ. Chúng tôi không khuyến khích các cuộc nổi dậy như thế. Nhưng bổn phận cao cả của chúng tôi là ủng hộ họ vì đó là tiếng nói của những con người dũng cảm khi mà tự do ngôn luận của họ không được thừa nhận.





Ảnh: BBC

 



Ảnh: asianews.it


Ảnh: dalje.com



Ảnh: dailymail.co.uk

 

Ảnh: cja.live2.radicaldesigns.org


 

Ảnh: AFP

Năm 1950, khi quân đội Trung Quốc tiến vào Tây Tạng, người Trung Quốc đã hứa với họ sẽ xây dựng thiên đường CNXH. Sau hơn 60 năm dưới nền cai trị của Trung Quốc, Tây Tạng chẳng có gì là thiên đường của CNXH. Đó không phải là CNXH đang thống trị mà là Chủ nghĩa Thực dân, thay vì nhìn thấy thiên đường, ở đây chỉ là thảm kịch. Chính phủ Trung Quốc cần phải hiểu rõ điều đó. Khi mở các con đường nối thông giữa Tây Tạng và Trung Quốc, một số người Tây Tạng đã làm việc cho Trung Quốc. Họ được trả lương bằng những đồng tiền bằng bạc. Những người lính Trung Quốc tỏ ra lịch sự và tôn trọng họ. Tuy nhiên, vào đầu những năm 50, khi những con đường ấy được hoàn thành, xe tăng của họ đã được đưa tới và bao vây những khu vực mang tính chiến lược, những đoàn xe tải tiến sâu vào những rừng núi giàu quặng và sau đó những công nhân Trung Quốc đến đó khai thác và lấy đi các kim loại vàng, đồng và uranium trị giá hàng tỷ đô la. Sự thay đổi về thái độ của họ nhanh quá. Hôm trước còn lịch sự, hôm sau đã trở thành những người độc đoán, trấn áp bằng bạo lực. Họ đã dùng đến vũ khí, những trận đánh đã nổ ra. Đó là một giai đoạn đau thương, chết chóc và tàn phá. Sự đàn áp về chính trị, sự đồng hóa về văn hóa cùng với nền kinh tế nhỏ nhoi của người Tây Tạng bị gạt sang bên lề kèm theo là môi trường bị tàn phá. Tất cả những thứ đó đan xen và kế tiếp nhau. Đối với người Tây Tạng, những thứ đó không chấp nhận được. Khi con đường sắt nối liền Bắc Kinh và Lhassa được hoàn thành, các đoàn tàu chở đến Tây Tạng các công cụ và thiết bị máy móc để phục vụ việc khai thác các nguồn khoáng sản. Số lao động Trung Quốc di cư đến Tây Tạng ngày một nhiều. Người Trung Quốc đang dần dần áp đảo người Tây Tạng về số lượng, bản sắc văn hóa phóng phú của Tây Tạng đang bị mai một. Hiện nay, gần 70% các doanh nghiệp tư nhân do người Trung Quốc nắm giữ, hơn một nửa số cán bộ công chức của ĐCS và những người làm việc trong các cơ quan hành chính là người Trung Quốc, trong khi đó khoảng 40% những người Tây Tạng có bằng cấp từ trung học đến đại học rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng ấy ngày càng nghiêm trọng vì các cán bộ lãnh đạo Trung Quốc coi Tây Tạng như là một phần tài sản của riêng họ, họ tỏ thái độ như những lãnh chúa thời phong kiến. Người Tây Tạng trở thành những công dân hạng hai ở trên chính quê hương của họ. Nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc mới đây đã đến Lhassa để thông báo những kết quả về cái mà họ gọi là lễ kỉ niệm 60 năm giải phóng Tây Tạng thông qua chính sách hòa bình. Thực tế là lễ kỷ niệm ấy được tổ chức trong bầu không khí thiết quân luật, nhưng không công bố chính thức vì hôm đó những toán lính được trang bị vũ khí hạng nặng có mặt ở khắp các khu phố của thủ phủ Lhassa, lính đặc nhiệm bắn tỉa trấn giữ trên các mái nhà, biên giới đóng cửa đối với khách du lịch. Sự thống trị của Trung Quốc ở Tây Tạng rõ ràng là vô lý và không chấp nhận được.




Ảnh: sanfranciscosentinel.com


Ảnh:AFP



Ảnh: Asia News

Cho dù thảm kịch vẫn đang diễn ra tại Tây Tạng, chúng tôi muốn nói với thế giới và đặc biệt với nhà nước Trung Hoa rằng chúng tôi không ủng hộ bạo lực, vì chúng tôi được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, chúng tôi tiếp tục con đường đấu tranh ôn hòa, còn đường ấy là một nền tự trị đích thức cho Tây Tạng, nền tự trị được tôn trọng ở trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là một giải pháp hòa bình có lợi cho cả người Tây Tạng lẫn người Trung Quốc. Chúng tôi tin giải pháp hòa bình có thể đạt được thông qua đối thoại. Trung Quốc mong muốn trở thành một siêu cường. Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và vị trí siêu cường đang được củng cố bằng sức mạnh quân sự phát triển không ngừng. Nhưng bất hạnh thay, sức mạnh ấy không đi kèm những giá trị đạo đức và những giá trị đạo đức ấy không mua được bằng tiền, cũng không thể áp đặt bằng sức mạnh quân sự nhưng những giá trị ấy phải thực sự xứng đáng.



AP Photo/Greg Baker

Chừng nào người Tây Tạng vẫn còn chịu nhiều áp bức, thì sự kháng cự và không tôn trọng Trung Quốc vẫn còn tiếp diễn. Tìm một giải pháp lâu dài cho vấn đề Tây Tạng sẽ là bước tiến lớn trong việc cải thiện hình ảnh tốt đẹp của Trung Quốc trong trái tim và suy nghĩ của nhiều người trên thế giới. Điều đó cũng sẽ góp phần vào việc giữ gìn chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Nhưng năm tới sẽ rất quan trọng, hoặc chúng tôi sẽ thành công trên con đường tìm tự do cho mình, hoặc chúng tôi sẽ thất bại và sẽ bị rơi vào quên lãng. Một cuộc đối thoại hòa bình có thể sẽ đạt được một giải pháp đem lại lợi ích cho cả người Tây Tạng và người Trung Quốc. Đó sẽ là một thắng lợi không chỉ cho người dân Tây Tạng mà còn là thắng lợi cho tất cả các dân tộc bị coi là ngoài lề trên thế giới này. Một giải pháp đúng đắn và nhanh chóng cho vấn đề Tây Tạng sẽ mang lại lợi ích cho toàn bộ Châu Á.
Trong suốt mấy nghìn năm, nhân dân Tây Tạng đã là những người gìn giữ môi trường cho cao nguyên cao nhất và rộng lớn nhất hành tinh này, đó là nơi bắt nguồn của 10 con sông lớn nhất và từ đó tỏa ra những nhánh sông quan trọng. Những dòng sông ấy đã góp phần bảo đảm cuộc sống cho hơn 2 tỷ người. Người Trung Quốc đã xây dựng các con đập để chặn những nguồn nước từ Tây Tạng, điều đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện sống của biết bao nhiêu người ở những vùng hạ lưu Châu Á. Chính vì lý do đó, hàng triệu người Châu Á có lợi ích để giúp đỡ nhân dân Tây Tạng, để người Tây Tạng lại được giữ vai trò là người bảo vệ môi trường trên cao nguyên rộng lớn này. Vấn đề đấy còn được chuyển hóa thành các buổi thảo luận mang tính chính trị vì nó ảnh hưởng đến lợi ích và sự thịnh vượng của Châu Á.

L.S. Phan Thành Đạt dịch theo Le Monde 17.8.2011
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2011 22:48:19 bởi Ct.Ly >
dzuylynh 23.08.2011 04:38:37 (permalink)
0



http://www.box.net/shared/nxylcdn2zpl93lgyp7ey

CÒN ĐÂU HỠI VẦN THƠ ...
sáng tác & trình bày Dzuylynh
 Album Lệ Tým . Aug 22.2011
(tặng dienvy )


không có anh, em làm thơ ai đọc
không có em, anh làm nhạc cho ai?
không có anh, nắng chẳng buồn đi hoang
không có nhau, thu vàng quên trút lá...
không có anh, em làm thơ ai đọc !
không có em, khúc nhạc hòai lao đao
không có anh,ai lặng ngắm sao đêm
không có nhau, vần thơ đồ bên thềm...
không có nhau ! kỉ niệm đành chôn dấu
không thấy nhau, sợi tóc vội phai màu
lá thu về thôi xào xạc đêm sâu...

cà phê buồn theo sợi khói tan mau

không có nhau phím ngà chừng rỉ máu

nghe lá thu vàng úa ngã đôi bờ

nghe tiếng thu cung sầu buông nức nở...
không có nhau ! còn đâu hỡi vần thơ !

thunglungtinhyeu.aug.22.2011
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2011 04:43:48 bởi dzuylynh >
triart 23.08.2011 06:24:31 (permalink)
0
 



CÒN ĐÂU HỠI VẦN THƠ ...

sáng tác & trình bày Dzuylynh
 Album Lệ Tým . Aug 22.2011
(tặng dienvy )

không có anh, em làm thơ ai đọc
không có em, anh làm nhạc cho ai?


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/995DECF595FB4CEDB46798E277FAE115.jpg[/image]

Hoài niệm

[Nhiếp ảnh đồ hoạ ]


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.08.2011 06:27:46 bởi triart >
Attached Image(s)
dohop 26.08.2011 07:19:39 (permalink)
0



LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI BỐN


Diễn đọc: Dzuylynh và Mỹ Hà






http://www.box.net/shared/bh65fzrrs09beogekkdb




Chú thích:


 
Bích Mi = Pigmy
Bu-la Bu-la = Boola Boola, bài hát chính của đội thể thao của Đại Học Yale, được viết vào năm 1900.
Dêu = Đại Học Yale, Yale University, có lẽ là đại học xếp hạng nhất (về Luật Khoa) và khó vào nhất ở Hoa Kỳ, và là đại học có thư viện lớn thứ nhì trên toàn thế giới. Thành lập năm 1701. Đại học này có một đối thủ rất mạnh về thể thao là Đại Học Harvard.
 

Trang chú thích: xin nhấn ở đây 


(Chương 14)
 
Cái diệc mà tụi tui đáp xuống cái hồ nho nhỏ đó thực ra hổng có tệ lắm. Nó rớt xuống nghe một cái “tỏm” rồi tưng lên rồi nước dăng lên, và một lần nửa tụi tui được ở trên trái đất. Mọi thứ điều thiệc sự im lìm, còn tui, Sương và thiếu tá Thu thì hé nhìn ra ngoài cửa sổ.
 
 
Nguyên hết một bộ lạc thổ dân đứng cách bờ hồ khoảng 3 mét nhìn tụi tui, và họ là những ngừi có vẻ mặc cực kỳ hung dử nhức mà tui có thể tưởng tượn ra – họ dận dử và đưa ngừi tới trước để coi tụi tui là cái thứ khỉ dì.  Thiếu tá Thu nói là cái đám khỉ đột này bực mình bởi dì tụi tui lúc còn ở trên cao đả hổng thảy xuống cho họ cái dì hết.  Dù xao đi nửa, cổ nói cổ sẻ ngồi xuốn rồi ráng nghỉ ra tụi tui phải làm cái dì bi giờ, bởi dì tụi tui đả đạt tới tới cái mốc quan trọng này rồi, cổ hổng có muốn tụi tui tính sai một bước khi đương đầu dới cái hiện tình quái dị hiện nay.  Bảy hay 8 tên mọi bự nhức trong đám đả nhảy dô nước và bắc đầu đẩy tụi tui dô bờ.
 
 
Thiếu Tá Thu dẩn còn ngồi đó suy nghỉ thì có một tiếng gỏ cửa thiệt lớn. Tụi tui cùng nhìn nhau, rồi Thiếu tá Thu nói, “Hổng ai được làm cái dì nghe chưa!”
 
 
Và tui nói, “Có thể  họ sẻ dận nếu tụi mình hổng cho họ dô đó nghen.”
 
 
“Im lặng được hông,” cổ nói, “biết đâu họ nghỉ là hổng có ai ở trong đây rồi họ sẻ đi chổ khác.”
 
 
Bởi dậy tụi tui chờ, nhưng mà đúng như tui nghỉ, sau một hồi, có tiếng gỏ dô con tàu của tụi tui nửa.
 
 
Tui nói, “hổng trả lời dì hết khi có người gỏ cửa là bấc lịnh xự,” và Thiếu tá Thu rít lên, “Anh ngậm cái đít ngu của anh lại được hông – bộ anh hổng thấy là cái đám ngừi này nguy hiểm sao?”
 
 
Rồi bấc thình lìn, Thu Sương tự đi tới mở cửa. Đứng ở bên ngoài cửa là một tên mọi đen thui và bự nhức mà tui từng thấy kể từ lúc tui chơi banh dới mấy thằng quỷ da đen lột bắp ở Ne bơ rát ca trong trận túc cầu Cam Cuối Mùa.
 
 
Tên này có một khúc xương xỏ dô lổ mủi và mặc cái váy đầm bằng cỏ, hắng củng cầm một cây mác và có thiệc là nhiều chuổi hạc đeo ở cổ, còn cái bộ tóc của thằng này thì dống y như cái bộ tóc dả Bít Thồ mà Thông Điên thành Bích Lâm đả đội trong đoạn kịch của Séc-pia mà tụi tui đả diển.
 
 
Cái tên này có dẻ dực mình khi thấy Thu Sương nhìn trừng trừng dô hắn từ bên trong phi thiền. Thiệt ra, hắn ngạc nhiên góa đổi, hắn té bậc ngửa rồi xỉu luôn. Thiếu tá Thu dới tui liếc nhìn ra cửa sổ lần nửa, và khi cái đám mọi đó thấy cái tên mọi bự này té bậc ngửa, tụi nó chạy hết dô bụi để trốn – tui ngỉ là tụi nó muốn chờ coi chiện dì sẻ xảy ra tiếp.
 
 
Thiếu tá Thu nói, “Toàn bộ đứng iên ngay – hổng được nhút nhích,” nhưng mà Thu Sương, hắn cầm cái bình ở gần đó rồi nhảy xuống đất rồi xối dô mặc cái thằng mọi khổng lồ này để cho hắn tỉnh dậy.  Bấc thình lìn, cái tên mọi bự này ngồi dạy, thở phù phù rồi bắc đầu ho rồi nhổ nước miếng rồi lắc đầu qua lắt đầu lại. Hắn đả tỉnh lại rồi, nhưng mà cái bình mà Thu Sương đổ dô mặc hắn là cái bình mà tui đả đái dô. Rồi tên mọi bự nhận ra Thu Sương lần nửa, và hắn đưa hai tay lên rồi sụp cái mặc của hắn xuống đấc rồi bắc đầu duổi chưng ra lạy y như một tên Á Rập.
 
 
Rồi từ các bụi rặm, cả đám mọi còn lại từ từ bò ra một cách sợ xệt, mắc tụi mọi mở bự như cái dỉa, trong tư thế sẳng sàng phóng lao phóng mác tới tụi tui. Cái tên mọi bự ngưng lạy một chúc rồi nhìn lên, và khi hắn thấy mấy tên mọi khác, hắn tru lên tiếng dì đó mà mấy tên mọi khác bỏ hết lao mác xuống rồi tới tập trung chung quanh cái phi thiền.
 
 
“Bây giờ họ có vẻ thân mậc rồi,” Thiếu tá Thu nói. “Tui nghỉ là chúng ta nên ra ngoài và cho họ biết chúng ta là ai. Ngừi của NASA sẻ tới đây trong dòng vài phúc để rước chúng ta thui.”  Mải sau này tui mới thấy được cái câu nói dừa rồi là cái cục kức thúi goắc nhức mà tui đả từng nghe trong suốt cuộc đời tui – từ trước tới dờ.
 
 
Dù sao đi nửa, Thiếu tá Thu và Tui, tụi tui bước ra khỏi cái phi thuền và hết cái đám thổ dân hú lên “Ôôôôô…” rồi “Aaaaaa…” Cái tên mọi bự ở dưới đất, hắn nhìn tụi tui giống như hơi bối rối, nhưng rồi hắn đứng lên rồi nói, “Chào – tui – người tốt.” “Bạn – là – gì?” rồi hắng đưa bàn tay ra.
 
 
Tui bắc tay hắn, nhưng rồi Thiếu tá Thu bắc đầu cố gắng tìm cách nói dới hắn tụi tui là ai, và cổ nói là tụi tui chính là, “những thành diên tham dự dô cái sứ mạng phi vụ tập huấn đa quỷ đạo tiền hành tinh tiềm trọng lực liên cầu không gian của NASA.”
 
 
Cái tên mọi bự này chỉ đứng trợn mắc xửn xờ như là tụi tui là ngừi hành tinh dậy, và bởi dậy tui mới nói, “Tụi tui là dân Mỷ,” rồi thì mắc của tên này bắc đầu xáng lên như đèn pha rồi hắn nói, “Nhìn là biết liền! Đúng là Mẽo! Tui phải nói là cái “sô” mới dừa rùi dui thiệc!”
 
 
“Ông nói tiếng Anh?” Thiếu Tá Thu hỏi.
 
 
“Ú ù, tại sao hông,” hắn nói. “Tui đả từng ở Hoa Kỳ mà. Trong thời chiến. Tui được tuyển bởi Sở Chiến Lược Hoa Kỳ để học tiếng Anh, và tui được gửi trở dìa đây để giúp dân của tui gầy dựng chiến tranh du kích như là Tề Thiên Đại Thánh cùng với đám khỉ đánh lại tụi Nhựt.” Hắn nói tới đây tui thấy Thu Sương dểnh tai và mở mắc thiệc bự coi bộ khoái chí lắm.
 
 
Tui thấy coi bộ dui à – một tên mọi bự và đen thui ở giửa cái chốn khỉ khô dô danh này lại có thể nói tiếng Mẻo y chang như ngừi Mỹ, bởi dậy tui mới hỏi, “Ông đi học ở trường nào dậy?”
 
 
“Ú ù, tui học ở Dêu, anh bạn à,” hắn nói.  “Bu-la Bu-la, và toàn bộ mấy cái khỉ đó.” Khi tên mọi này nói “bu-la bu-la,” toàn bộ cái đám đen thùi lùi đó cũng bắc đầu hát bu-la bu-la, và tiếng trống khởi lên nửa, cho tới khi tên mọi bự đưa tay lên và cả đám im lặng như củ.
 
 
“Tui tên là Sâm, hay là Sâm Đại Ca” tên mọi bự nói. “Ít nhức đây là cái tên mà ngừi ta kiêu tui ở Đại Học Dêu. Cái tên thiệt của tui quý dị đọc hổng có nổi đâu. Ngọn gió nào đưa quý vị tới đây dậy?  Rất hân hạnh hân hạnh. Quý khách dùng trà nheng?”
 
 
Tui và thiếu tá nhìn nhau. Cổ gần như cứng họng luôn, bởi dậy tui mới nói, “Ừ, nghe hấp dẫn à nghen,” rồi thì thiếu tá Thu lấy giọng nói trở lại rồi nói bằng cái giọng thiệt là cao, “Ông hổng có cái điện thoại nào tụi tui có thể dùng được sao?” Cổ nói.
 
 
Tên Sâm bự này có dẻ như là quắc mắc lên rồi hắn vảy tay và tiếng trống lại nổi lên nửa, rồi tụi tui được hộ tống dô rừng dới đám mọi cùng hát “bu-la bu-la.”
 
 
Cái đám này ở trong một cái làn nhỏ trong rừng dới mấy cái chòi rơm và mấy cái khỉ dống i chan như ở trong xi-nê, và cái nhà rơm của Sâm Bự là bự nhức trong đám. Phía trước, hắn có một cái ghế nhìn dống như ngai vàng, và có 4 hay 5 cô gái ở trần hổng mặc áo dì hết và làm bấc cứ cái dì hắn biểu. Một trong nhửn thứ mà hắn nói là kiêu họ pha trà, rồi hắn chỉ dô mấy cục đá bự cho tui và Thiếu tá Thu ngồi lên.  Thu Sương đi theo đằn sau tụi tui suốt đoạn đường và lúc nào củng nắm tay tui, và Sâm Bự ra dấu kiêu con khỉ ngồi xuống đất.
 
 
“Con khỉ của quý dị coi bộ hay à nghen,” Ông Sâm nói. “Quý vị tìm nó ở đâu ra dậy?”
 
 
“Nó làm việc cho NASA,” Thiếu tá Thu nói. Cổ có vẻ hổng có hài lắm dìa cái hoàn cảnh của tụi tui lúc này.
 
 
“Có thiệt như dậy sao?” Sâm Đại Ca nói. “Nó có lảnh lương hông?”
 
 
“Tui nghỉ là nó muốn ăn chuối,” tui nói.  Sâm đại ca nói dì đó rồi một cô gái thổ dân mang một trái chuối tới cho Thu Sương.
 
 
“Ồ, tui xin lổi thiệt là nhiều,” Sâm đại ca nói, “Tui nghỉ là tui chưa hỏi quý danh của quý vị.”
 
 
“Thiếu Tá Trịnh Băng Thu, Không Quân Hoa Kỳ. Số quân 04534573.  Tui chỉ cho ông biết được bấy nhiêu thui.”
 
 
“Ôi, tiểu thư của tui ơi,” Sâm Đại ca nói. “Cô đâu có phải là tù nhân ở đây đâu. Chúng tui chỉ là cái đám bộ lạc nghèo nàng và lạc hậu mà thôi. Có ngừi còn nói tụi tui chưa có phát triển thiêm bao nhiêu kể từ cái Thời Kỳ Đồ Đá tới bi giờ. Chúng tui hổng có làm hại quý dị đâu.”
 
 
“Tui hổng còn có dì để nói hết, cho tới khi tụi tui có thể dùng điện thoại,” Thiếu tá Thu nói.
 
 
“Ừ vậy thôi củng được,” Sâm Đại Ca nói. “Còn chú em đây tên gì dậy?”
 
 
“Tui tên là Ngô Lâm,” tui nói dới ổng.
 
 
“Thiệt dậy sao,” Sâm đại ca nói. “Có phải cái tên đó có gốc gác từ ông Đại Tướng lừng danh Lâm Nã Thần Bách Phổ của Chiến Tranh Dân Sự đó hông?”
 
 
“Đúng ngay chóc,” tui nói.
 
 
“Coi bộ hay à. Cho tui hỏi nè, Lâm, chú em đi học ở trường nào dậy?”
 
 
Tui tính nói là tui đi học ở tận Đại học A La Ba Má một thời giang, nhưng rồi tui guyết định là tui phải thậng trọng, bởi dậy tui nói là tui đả học ở Đại Học Há-Vợt, và tui thiệc sự đả hổng hẳn nói dóc trắng trợn dìa cái điều đó.
 
 
“Á, thì ra là Há-Vợt – cái đám áo đỏ hổng ra đỏ tím hổng ra tím và nâu hổng ra nâu, y như là một đám Lạt Ma Tây Tạng chơi thể thao, Ha ha!” Sâm Đại Ca nói. “Đúng như dậy – tui biết cái đám này rành lắm. Cái đám Há-Vợt này dể thương thì thôi – cho dù họ hổng đủ sức để đậu dô Dêu,” rồi tên mọi bự này bắc đầu cười thiệc là lớn. “Ờ mà đúng là chú em dống cái loại ngừi học trong Há-Vợt thiệt,” hắn nói. Dù sao đi nửa, tui có cái lin tính là có chiện hổng lằnh sắp sửa sảy ra.
 
 
Tới xế chiều, Sam Đại Ca kiêu vài phụ nử thổ dân chỉ tụi tui chổ ở. Đó là một cái chòi rơm dới sàng bằng đất và một cái cửa dô nhà thiệt là hẹp, và cái chòi này hơi làm tui nhớ dìa cái “Hồ Vẹo” nơi Vua Lia đả dô. Hai tên mọi bự cầm cây lao củng đi tới rồi đứng ở ngoài cái cửa canh gác tụi tui.
 
 
Suốt điêm dài, cái đám mọi này dọng trống ùm ùm và hát “bu-la bu-la,” và tụi tui có thể thấy qua cái khun cửa hẹp là cái tụi mọi đả bày biện một cái nồi thiệt bự và đả  đốt lửa ở dưới cái nồi. Tui và thiếu tá hổng đoán được cái đám mọi đang làm cái dì, nhưng tui nghỉ là Thu Sương biết được, bởi dì Thu Sương chỉ ngồi một mình trong góc kẹt dới khuôn mặc hết sức rầu rỉ.
 
 
Khoản 9 hay 10 dờ điêm, tụi tui vẩn hông có cái gì ăn, và thiếu tá Thu nghỉ là có lẻ tui nên ra ngoài hỏi Sâm Đại ca dìa bửa ăn tối. Tui bắc đầu đi ra cái cửa Hồ Vẹo này nhưng hai cái tên mọi bự gác cửa đả thò hai cái mác để chéo trước mặt tui, hổng cho tui ra, và bởi dậy tui đi dô trong lại.  Bấc thình lìn, tui ngỉ ra được cái lí do tại sao tụi tui hổng được mời ăn tối – bởi dì chính tụi tui là cái món ăn tối.  Tình hình có dẻ hổng sáng xủa chúc nào hết trơn hết trọi.
 
 
Rồi tiếng trống im bặc và tụi mọi hổng hát “bu-la bu-la” nửa. Tụi tui nghe ai đó kiêu quác quác ở bên ngoài, rồi ai đó củng trả lời dới cái âm thanh quác quác như dậy, có vẻ như là tiếng của Sâm Đại Ca. Hai bên quác goa quác lại một hồi, rồi trở thành tiếng cải lộn càng lúc nghe càng dử dội. Tới lúc mà tui nghỉ là tiếng cải lộn hổng thể lớn hơn được nửa thì tụi tui nghe một tiếng “coong” thiệt là bự, nghe như là ai đó bị nện dô đầu bằng một cái mâm cứng hay đại lọi như dậy. Mọi thứ trở nên im lặng một hồi, rồi tiếng trống lại nổi lên và bọn mọi lại hát “bu-la bu-la” một lần nửa.
 
 
Sáng hôm sau, tụi tui còn đang ngồi đó thì tên mọi bự Sâm Đại Ca đả bước dô rồi hỏi, “Hé-lô – quý khách có dấc ngủ ngon hông dậy?”
 
 
“Ngon cái cục kức,” Thiếu tá Thu nói. “Ông lấy danh nghỉa ông trời nào mà nghỉ là chúng tui ngủ được dới mấy tiếng động la hét rầm rầm ở ngoải?”
 
 
Sâm Đại Ca làm cái mặc nhăn nhó đau đớn rồi nói, “Aaaa, tui xin lổi dìa chiện đó. Nhưng mà quý dị phải hiểu, dân của tui, ưmmm, dống như đang mong đợi một món gòa khi mà họ thấy cái tàu máy của quý dị rớt từ trên trời xuốn. Tụi tui chờ đợi từ năm 1945, chờ sự trở lại của loài người quý dị cùng nhửng món quà tặng từ trên trời. Khi mà nhân dân hổng thấy quà cáp dì hết từ quý vị, họ theo lẻ tự nhiên, cho là chính quý dị là quà cáp gửi tới tụi tui, và họ đang chửng bị nấu quý dị để ăn cho tới khi tui dụ được bọn họ đừng có làm như dậy.”
 
 
“Ông bạn đang gạt tụi tui hả,” thiếu tá Thu nói.
 
 
“Hoàng toàn ngược lại, cô em à.” Sâm Đại ca nói. “Cô hiểu mà, chính xác là dân tui hổng hẳng là văn minh – ít ra là theo tiêu chửng của quý dị – và họ rất mết thịt người. Đặt biệt là thịt người da trắng.”
 
 
“Ý ông muốn nói dới tụi tui là dân của ông ăng thịt ngừi? Là Ken-nì-bồ?” thiếu tá Thu nói.
 
 
Tên mọi mập nhúng vai và nói. “Lời của cô em nói chắc là hổng có sai chúc nào đâu.”
 
 
“Thiệc là kinh tởm,” Thiếu tá Thu nói. “Ông nghe đây, ông phải làm sao để tụi tui hổng bị hại, và làm sao cho tụi tui có thể ra khỏi chổ này để dìa với văn minh loài người. Có lẻ là một đội ngủ chiên viên của NASA đang lùng kiếm tụi tui và có thể tới đây bấc cứ giờ phúc nào. Tui iêu cầu ông đối sử dới tụi tui dới lòng tự trọng như là một nước đối sử với một quốc da đồng minh.”
 
 
“Đúng dậy,” Sâm Đại Ca nói, “đó củng là nhửng suy nghỉ của dân của tui hồi tối dừa rồi.”
 
 
“Bây giờ ông hảy nghe đây!” thiếu tá Thu nói. “Tui yêu cầu ông phải trả tự do cho tụi tui ngay tức khắc, và cho tụi tui đi tới một thành phố hay thị trấn gần nhức, nơi có máy điện thoại.”
 
 
“Tôi rấc tiếc,” Ông Sâm nói, “chiện đó không thể nào đạt được. Ngay cả khi tụi tui thả lỏng quý dị ra, cái đám lùn Bích Mi sẻ làm thịt quý dị trước khi quý dị đi được 100 mét trong rừng.”
 
 
“Người lùn Bích My à?” Thiếu Tá Thu nói.
 
 
“Tụi tui và cái đám Bích My có chiến tranh dới nhau qua nhiều thế hệ rồi. Ai đó, từ đời cố hỉ nào đó, ăn cắp một con heo, hình như là như dậy – hổng còn ai nhớ là ai ăn cắp hay ăn cắp chổ nào – chi tiết đả hổng còn theo truyền thuyết nửa. Nhưng mà có thể xem là tụi tui bị bao quanh bởi cái đám Bích My, hổng còn ai nhớ nổi là tụi tui bắc đầu bị bao vây như dậy từ lúc nào nửa.”
 
 
“Nhưng mà, tụi tui thà là mạo hiểm dới cái đám Bích My hơn là với một bày mọi ăn thịch người Ken-ni-bồ – Cái đám Bích My đó hổng có ăng thịch người, phải hông?” Thiếu tá Thu nói.
 
 
“Dạ thưa bà, hông,” Sâm Đại Ca nói, “cái đám đó chỉ săn và sưu tầm đầu lâu người ta thui.”
 
 
“Hay thiệc,” Thiếu tá nói một cách chua chát.
 
 
 “Quý dị nge đây,” Sâm đại ca nói, “tối hôm goa, tui đả thành công trong diệc cứu quý dị ra khỏi cái nồi luộc thịt, nhưng mà tui hổng chắc tui có thể ngăn chận được dân tui làm cái điều đó trong bao lâu nửa.  Họ guyết chí chuyển hóa sự suất hiện của quý dị thành cái dì đó có lợi cho họ."


"Thiệc như dậy sao?" Thiếu tá Thu nói. "Ông nói rỏ thiêm được hông?"

"Ừmmmm, thí dụ như, con khỉ của quý dị. Tui nghỉ là ít ra dân của tui phải được ăn cái con khỉ đó."


"Con khỉ đó là tài sản riêng của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ," Thiếu tá Thu nói.


"Dù sao," Sâm Đại Ca nói, "tui nghỉ là diệc đó có thể coi như là một nghỉa cử cao đẹp của quý dị trong phương diện ngoại giao."


Tội nghiệp Thu Sương, nó đang chau mày rồi gật gù chậm rải, và nó nhìn ra cửa với khuôn mặc hết sức là bi thảm.


"Và rồi sau đó," Ông Sâm nói típ, "tui nghỉ là trong lúc quý dị ở đây, có lẻ quý dị có thể làm một ít diệc cho tụi tui."


"Việc gì dậy?" Thiếu tá Thu hỏi một dọng ngờ vựt.


"Hừmmmmm, việc đồng án. Canh Nông." Sâm Đại Ca nói. "Cô thấy hông, trong nhiều năm tui đả ráng sức tìm cách để mà cải thiện cái tình trạng kém cỏi nghèo nàn hết sức nhục nhả ê chề của đám dân của tui.  Cách đây hổng có lâu, tui nghỉ ra được một cắch. Nếu tui chỉ cần biến đất đai màu mở ở đây thành điều lợi cho tụi tui, rồi đem tới đây nhửng kỷ thuậc nông nghịp hiện đại, tụi tui có thể nhờ dậy mà bắc đầu tự cứu dớt tụi tui ra khỏi tình trạng khó khăn liên quan tới cuộc sống bộ lạc và hy vọng là có thể có được một dị trí trong thị trường quốc tế. Nói tóm lại, tụi tụi muốn được ra khỏi cái nền kinh tế đả bị thiu và đả xưa như thời kỳ đồ đá và tụi tui muốn trở thành một dâng tộc, một chủng tộc có thế đứng, có văn hóa.”
 
 
“Ông định canh nông cái dì?” Thiếu tá Thu hỏi.

“Bông vải – cô-tông, thưa công nương!  Cô-tông là vua của vụ mùa! Cái cây này đả gây dựng nên một đế chế trên đất nước của công nương cắch đây hổng có lâu lắm.”

“Ông bắt tụi tui làm rẩy bông vải cho ông?” Thiếu tá Thu quác lên.

Và Sâm Đại Ca trả lời, “Cô em có thể cá cái mông đẹp và dể thương của cô em dô chiện đó đó nhen!”

 
(Hết Chương 14)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 10.09.2011 22:49:27 bởi Ct.Ly >
dohop 28.08.2011 12:35:10 (permalink)
0

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/68461/7B3DAEFEAA874F48995965870EAFF883.jpg[/image]

Mẹ ơi, quê hương ngàn mảnh mỏi mòn!

Quê hương ơi, vẫn còn hay tan vỡ?
Vẫn hình cong chữ S cạnh biển đông?
Sóng gió to có rạn nứt có bào mòn,
Trời nắng gắt có bảo toàn thân trinh trắng?

Quê hương ơi, ta yêu người như khoai sắn
Như lúa vàng, như sữa ngọt mẹ nuôi ta
Như lời răn mẹ dạy ta thật thà
Dạy yêu nước, thương người và bình đẳng

Nhưng, xót xa, thịt da tan trăm mảnh
Mảnh quyền hành mảnh yếu ớt mảnh lai căng
Mảnh nổi trôi, mảnh sa đọa, mảnh hung tàn
Mảnh chiến thắng mảnh dạt trôi muôn phía

Mẹ Việt Nam ơi, mảnh nào là đồng loại?
Mảnh nào là bụi, là đất, là thịt xương?
Mảnh nào là quặng mỏ hay miểng đạn chứa oan hồn?
Mảnh nào ăn được dù còn tanh mùi máu?

Quê hương ơi mảnh nào là giả tạo?
Mảnh nào còn, mảnh nào mất trong u mê?
Có ngày nào ta xa xứ, ta trở về
Đến chốn cũ, có còn là quê cũ?

Đến chốn cũ ta gọi nhau “người Việt”?
Hay gọi chung nhau bằng hai chữ “Việt kiều”?
Đã mất rồi, mình đồng cảnh với nhau
Chúng ta cùng là hồn hoang trôi dạt?

Vì tất cả mất rồi thân xác Việt
Ta cùng buồn, cùng hổ thẹn, lẫn ăn năn
Cùng khóc ròng, giọng ngượng nghịu lai căng
Ta bình đẳng, vì ta cùng mất mát?

Mất hết rồi anh em khỏi bắt nạt
Chẳng còn gì để mất cho ngoại bang
Bình đẳng với nhau, mình là đống xương tàn
Cùng bồi đắp đất người thêm màu mỡ!


dohop, mùa Xuân Nam Bán Cầu 2 Tháng 9, 2009

<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.08.2011 12:36:29 bởi dohop >
Attached Image(s)
Phù vân 29.08.2011 23:25:08 (permalink)
0

LÂM NGỐ ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

TẨY CHAY NHỮNG GÌ THUỘC VỀ TRUNG CỘNG !
Trong khi Tết Trung thu gần kề, 33 nước cấm Bánh Trung Thu của Trung Hoa


Tác giả: Eye on China-EET

Tết Trung Thu của Trung Hoa đang nhanh chóng đến gần vào ngày 12 tháng 9, nhưng năm nay, rất có thể bạn sẽ không thể thưởng thức bánh trung thu Trung Hoa.

Mặc dù cần phải có món ăn thưởng thức vào dịp lễ này, bánh trung thu Trung Hoa sẽ bị mắc ứ đọng khá nhiều ở Trung Quốc: Ba mươi ba (33) quốc gia, gồm Hoa Kỳ, Canada, và Anh Quốc, đã cấm các bánh ngọt nhân có lòng đỏ trứng gà nếu chúng được gữi từ Trung Quốc, do sự lo ngại về an toàn thực phẩm [food safety concerns], theo China News

Dù cho có nhiều người thực sự khao khát dịp lễ này, họ có thể nhận được bánh trung thu gửi qua đường bưu điện từ Trung Quốc. Nhưng ngay cả những hạn chế còn tùy thuộc vào bạn đang ở đâu. Những hạn chế gửi thư như sau đây, theo Thời báo Đại Kỷ Nguyên, phiên bản tiếng Trung:-Hoa Kỳ: Bất kỳ sản phẩm nào có thịt, gia cầm, hoặc trứng phải qua sự khám xét của các cơ quan kiểm tra Hoa kỳ. hoặc có một cơ quan quản lý thực phẩm quốc tế được chấp thuận, giám sát việc sản xuất. Người nhận các sản phẩm phải xuất trình một giấy chứng nhận vệ sinh và phải chịu sự kiểm tra việc nhận nhân [bánh trung thu].-Canada: Gửi bánh trung thu qua bưu điện phải có kèm theo thông tin và tài liệu. Lọai nhân bánh trung thu nhập khẩu không thể chứa lòng đỏ hay thịt.-Anh: [bánh trung thu qua bưu điện] phải qua kiểm tra bởi các cơ quan y tế địa phương. Gửi bánh trung thu qua bưu điện phải có kèm với thông tin và tài liệu. Một khoản phí kiểm tra 60 pound cho mỗi gói thư.-Úc: [bánh trung thu] chỉ có thể được gửi như quà tặng vào kỳ nghỉ và không được chứa lòng đỏ trứng, thịt, hoa quả khô, bưởi, trái cây, và taros. _
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.08.2011 23:29:29 bởi Phù Vân >
triart 29.08.2011 23:35:32 (permalink)
0






Mẹ ơi, quê hương ngàn mảnh mỏi mòn!    

...

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/90CEE1CC63274A21901B0695AA5E55FE.jpg[/image]

Mong-chờ..!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.08.2011 05:07:38 bởi Ct.Ly >
Attached Image(s)
Thay đổi trang: << < 131415 > >> | Trang 15 của 72 trang, bài viết từ 211 đến 225 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 2 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9