Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 18 của 72 trang, bài viết từ 256 đến 270 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dzuylynh 11.09.2011 13:24:57 (permalink)
0




Trích đoạn: tn nguyen



Ông Tư ơi !
Hôm nọ Cà na  đi chơi ,tình cờ thấy có người ngồi..suy tư  , nên Cà na chụp lại mang về tặng ông Tư nè




Ngư ông...Tư !

 " Trăm năm một kiếp phù vân..."

Bình yên và vui hoài nghe ông Tư !

.......................................................................................................................................//.................................


VỊ SƯ CHÙA SHIGA VÀ TÌNH YÊU

Tác giả : Yukio Mishima _Vy Anh phỏng dịch
Thực hiện : Dzuylynh


CàNa à !
Hôm kia ôngTư ngồi suy tư, tình cờ thấy có người đi chơi... nên ôngTư đọc chuyện này tặng CàNa nè ! :)
Yên bình và hoài vui nhen CàNa.










<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2011 01:02:23 bởi dzuylynh >
Cà Na tn nguyen 12.09.2011 06:57:31 (permalink)
0
Duyên !

Cách đây không lâu , chỉ mới là tuần trước , tại thành phố ồn ào tấp nập ,một buổi tối , sau bữa ăn chia tay ,người bạn đề nghị Cà Na khoan gọi Taxi vội mà hãy cùng đi bộ một lúc , để có dịp nói chuyện với nhau lâu hơn  .
 Đó là một lời đề nghị thú vị và Cà na đã có một buổi tối đáng nhớ...
Thành phố về đêm như lắng lại , dịu dàng hơn...khiến lòng người cảm thấy bình yên thư thả hơn một chút...
Những buớc chân thong thả ngang qua lòng thành phố , những dãy nhà san sát ...Bỗng dưng trong con ngõ khá lớn, Cà na chợt thấy cổng một ngôi chùa  đang mở...
 Đó chỉ là một ngôi chùa nhỏ trong khu phố nên từ chiếc cổng mở , Cà na nhìn được vào khỏang  sân ngắn trước Chính điện .Và ngạc nhiên làm sao , nơi ấy có một chậu Sen với một đóa hoa duy nhất đang nở  !






Cà na  cảm thấy xúc động !
 Vì trong chuyến đi này , Cà na luôn có ý tìm , ngắm và chụp ảnh hoa sen nhưng không hình dung được có lúc mình sẽ bất chợt  nhìn thấy  môt đóa hoa Sen duy nhất , nở trong đêm tối ,trước sân chùa...
Đó có lẽ là đóa hoa Sen đặc biệt nhất ,đối với Cà na từ trước đến giờ...Một đóa hoa sen nở trong ánh mắt từ bi  của Đức Phật...







 Cà na nhẹ nhàng bước vào cổng chùa , nhẹ nhàng chụp vài bức ảnh đóa hoa Sen . Nương nhẹ , trân trọng...như không muốn khuấy động sự thanh tịnh ban đêm của chùa. Và mơ hồ, cảm thấy những bức ảnh của đóa Sen  , đã đến với Cà na bởi một cơ duyên nào đó...

Và hôm nay , nhận món quà ông Tư tặng , lắng nghe bài diễn đọc rất dài ,rất sâu sắc nghĩa Phật pháp, biết ông Tư đã đặt nhiều công sức và tâm tình của mình vào tác phẩm này  Cà na xin gửi tặng ông Tư những bức ảnh đóa hoa sen  thay cho lời cảm ơn rất chân thành của Cà Na.
  Thân tâm luôn an lạc nha ông Tư !





Cà Na
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.09.2011 04:45:02 bởi tn nguyen >
Phù vân 12.09.2011 22:45:14 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Ước gì ở Hà Thành An Nam quê ta có được một ngọn rau muống như thế này nhỉ ?
Phù Vân thấy quê ta thường thì SÂU nhiều hơn RAU !

Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng.

(LIU ZA-ZHOU : CHÍNH UỶ ĐẠI HỌC QUỐC PHÒNG TRUNG CỘNG)

Niềm tin và đạo đức

Lưu Á Châu (Liu Ya-Zhou)
Nguyễn Hải Hoành giới thiệu và lược dịch

 

LTS: Lưu Á Châu sinh năm 1952, là con rể cố Chủ tịch nướcTrung Quốc Lý Tiên Niệm, có thời là Phó Chính uỷ bộ đội không quân Trung Quốc, nay là Chính uỷ Trường Dại học Quốc phòng Quôc gia Trung Quốc, từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học. Các bài viết của ông ngôn từ mạnh dạn, quan điểm mới mẻ (nhất là quan điểm đối với Mỹ), lập luận sắc bén của ông được dư luận rất quan tâm.
Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/9/2002 của ông – Trung tướng không quân Lưu Á Châu, lúc đó là Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam. (Tuần Việt Nam xin đăng lại ý kiến cá nhân của ông, một vị Trung tướng của Trung Quốc để rộng đường dư luận. Mời quý bạn đọc gần xa, trong nước và nước ngoài gửi bài, ý kiến trao đổi, tranh luận.)

Người phê phán văn hoá Trung Hoa
Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa.
Lịch sử phương Tây là một bộ sử sửa cái xấu, cái sai thành cái tốt, cái đúng. Lịch sử Trung Quốc thì là một bộ sử sửa cái tốt cái đúng thành cái xấu cái sai. Thời cổ, phương Tây cái gì cũng cấm, chỉ có điều không cấm bản năng con người. Trung Quốc cái gì cũng không cấm, riêng bản năng thì cấm. Người phương Tây dám thể hiện bản thân, tức thể hiện tư tưởng mình và còn dám phô bầy thân xác loã lồ của mình. Trung Quốc chỉ biết mặc quần áo, mặc quần áo cho tư tưởng. Mặc bao giờ cũng dễ hơn cởi. Phương Tây đả kích mặt đen tối của mình, cho nên tìm được ánh sáng, tư tưởng của họ đang bay bổng. Chúng ta ca ngợi sự sáng sủa của mình, kết quả đem lại bóng tối nghìn năm. Trung Quốc không có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Hegel từng nói: “Trung Quốc không có triết học.” Tôi cho rằng mấy nghìn năm nay Trung Quốc chưa sản sinh được nhà tư tưởng nào. Nhà tư tưởng tôi nói là những người như Hegel, Socrates, Plato, những nhà tư tưởng ấy có cống hiến to lớn đối với tiến trình văn minh nhân loại. Lão Đan [tức Lão Tử - ND], bạn nói ông ấy là nhà tư tưởng phải không? Chỉ dựa vào “Đạo đức kinh” 5000 chữ mà có thể làm nhà tư tưởng ư? Đấy là chưa nói “Đạo đức kinh” của ông có vấn đề. Khổng Tử có thể coi là nhà tư tưởng chăng? Thế hệ chúng ta xem xét ông thế nào? Tác phẩm của ông bị xem xét ra sao? Tác phẩm của ông chưa từng cung cấp cho nội tâm người Trung Quốc một hệ thống giá trị có thể đối kháng quyền lực thế tục. Cái mà ông cung cấp là tất cả xoay xung quanh quyền lực. Nếu Nho học là một tôn giáo thì đó là một tôn giáo rởm; nếu là tín ngưỡng thì là tín ngưỡng rởm; nếu là triết học thì đó là triết học của xã hội quan trường hoá. Xét trên ý nghĩa này thì Nho học có tội với người Trung Quốc. Trung Quốc không thể có nhà tư tưởng, chỉ có nhà mưu lược. Xã hội Trung Quốc là xã hội binh pháp, dân tộc ta chỉ tôn sùng nhà mưu lược. Một Gia Cát Lượng chẳng mấy thành công về sự nghiệp lại được người ta kỷ niệm nhiều lần. Ông ấy bụng dạ kém khoáng đạt, cách dùng người cũng chưa thích hợp. Có tư liệu cho thấy ông ta còn là kẻ lộng quyền. Nhưng chính con người như thế lại được nâng lên tầm cao phát sợ. Đây cũng là một phác hoạ tâm hồn dân tộc ta. Dưới hình thái xã hội như thế có ba loại hành vi thịnh hành ở Trung Quốc.
Ba loại hành vi thịnh hành tại Trung Quốc
1.Thuật nguỵ biện
Con trai tôi năm nay thi vào khoa báo chí một trường đại học. Khoa này là một trong những khoa báo chí tốt nhất Trung Quốc. Tôi bảo nó: Đưa giáo trình cho bố xem. Đọc xong tôi bảo thứ này không đáng đọc. Trong giáo trình có một suy đoán như sau: Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ; thuốc nổ truyền tới châu Âu đã phá tan dinh luỹ phong kiến Trung thế kỷ của châu Âu. Thật nực cười. Thuốc nổ anh phát minh ra phá tan dinh luỹ phong kiến của người ta, thế sao dinh luỹ của chính anh lại không bị phá vỡ? Ngược lại còn vững chắc hơn? Tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi thảo luận vấn đề Đài Loan có một quan điểm được nhiều người tán đồng như sau: Đài Loan như một cái ổ khoá. Nếu không giải quyết được vấn đề Đài Loan thì ổ khoá ấy sẽ khoá chặt cánh cổng lớn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ không có lối ra biển cả. Đó là sự nguỵ biện. Tây Ban Nha sau khi trở thành cường quốc biển, đâu có thể ngăn cản anh hàng xóm Bồ Đào Nha cũng trở thành cường quốc biển. Eo biển Dover của Pháp cách nước Anh có 28 hải lý, Anh Quốc có thể ngăn cản Pháp trở thành cường quốc biển không? Trung Quốc mất biển, chủ yếu là do tầng lớp thống trị Trung Quốc nhiều đời chưa có quan điểmQuyền lực biển. Có lẽ mọi người chưa chú ý tới chuyện một số hội Phật Giáo, Đạo giáo thường đứng ra chủ trì việc phê phán một số đoàn thể mê tín phong kiến, các vị đạo trưởng ung dung nói năng, phê phán người ta là mê tín phong kiến. Tôi muốn cười thầm nhưng lại không nhịn được cười thành tiếng. Bảo người ta là mê tín phong kiến, lẽ nào ông là duy vật chăng? Chẳng phải cũng là mê tín đó sao?
2. Đối ngoại lôi kéo vỗ về, đối nội tàn nhẫn
Văn minh châu Âu và văn minh Trung Quốc hầu như đồng thời cất bước nhưng châu Âu hình thành nhiều quốc gia nhỏ, Trung Quốc hình thành một đại đế quốc thống nhất. Nói tới chuyện này chúng ta thường hí hửng phấn khởi. Thực ra châu Âu hình thành nhiều quốc gia như thế chính là một dạng thể hiện tư tưởng tự do của họ. Tuy hình thành nhiều quốc gia như vậy nhưng bao nhiêu thứ có liên quan đến văn minh nhân loại chính là sinh ra từ các tiểu quốc chia tách ra ấy. Còn chúng ta đã làm được gì cho văn minh thế giới? Có thể khẳng định, thống nhất giang sơn có mối quan hệ tất nhiên nào đó với tư tưởng thống nhất. Xã hội mưu lược là xã hội hướng nội. Tôi từng nghiên cứu kỹ sự khác biệt giữa Trung Quốc với Mỹ. Trên mặt công việc quốc tế, về cơ bản Trung Quốc mềm mỏng, còn trên mặt công việc trong nước thì cứng rắn. Nước Mỹ ngược lại, họ rắn trên mặt công việc quốc tế, mềm trên mặt công việc trong nước. Chẳng còn nhớ trong một cuốn sách nào đấy tôi có đề cập vấn đề này, có lẽ là cuốn Đánh giá nguy hiểm tác chiến với Đài Loan, và kết luận: Chuyện này là do sự khác biệt văn hoá quyết định. Văn hoá Trung Quốc có tính khép kín, kín đáo, hướng nội. Văn hoá Mỹ thì cởi mở, hướng ngoại. Tư tưởng đại nhất thống cũng là tư tưởng kiểu hướng nội. Điều đó giải thích vì sao trước bọn xâm lược nước ngoài thì chúng ta là bầy cừu, trước đồng bào mình thì chúng ta là lang sói. Ngót trăm lính Nhật là đủ để áp giải 50 nghìn tù bình quân Quốc Dân Đảng đến Yến Tử Cơ [một địa danh thuộc tỉnh Giang Tô - ND] xử bắn. Chưa nói đến chống lại, các tù binh này chẳng có cả tới dũng khí bỏ chạy nữa kia.
 
3. Hành vi thô bỉ
Sự thô bỉ về tinh thần ắt đem lại sự thô bỉ trong hành vi. Sự cao quý tinh thần ắt sẽ đem lại sự cao quý trong hành vi. Khoảng hai chục năm trước khu phố nhà tôi có xảy ra chuyện như sau: Một đôi vợ chồng li dị, ông chồng dẫn cô bồ mới về nhà, hai vợ chồng cãi nhau. Bà vợ chạy lên gác trên muốn nhảy lầu. Rất nhiều người xúm lại xem. Có kẻ vì hí hửng khi thấy người khác gặp tai nạn mà hét to: “Nhảy đi, nhảy đi!” Về sau cảnh sát đến cứu được bà kia xuống, những người xem thậm chí còn cảm thấy tiếc rẻ. Tôi thở dài một cái rồi về nhà, mở ti-vi xem. Đúng lúc ấy trên ti-vi đang chiếu bộ phim kể về một chuyện có thật xảy ra ở châu Âu. Chuyện như sau: Một nước nào đó, nhớ mang máng là Hungary thì phải, 70 năm trước có một anh thợ mỏ trẻ sắp cưới vợ. Trong lần cuối cùng xuống giếng mỏ trước ngày cưới thì mỏ xảy ra sụt lở, anh thợ kia mãi mãi không thể trở về. Cô dâu không thể tin rằng người yêu của mình có thể bỏ cô mà đi, cứ thế đằng đẵng chờ 70 năm trời. Cách đây ít lâu người ta sửa lại hầm mỏ, phát hiện thấy trong vũng nước đọng ở chỗ sâu có một xác người. Đó chính là chàng rể- thợ mỏ nọ bị vùi dưới giếng 70 năm trước. Vì dưới ấy không có không khí, xác lại ngâm trong nước có khoáng chất nên người ấy trông vẫn trẻ như lúc chết. Cô dâu thì đã là bà lão tóc bạc phơ. Bà cụ ôm lấy người yêu khóc nức nở. Bà quyết định tiếp tục làm lễ cưới của họ. Cảnh này thật quá xúc động: Cô dâu 80 tuổi mặc áo cưới trang trọng một màu trắng như tuyết. Tóc cũng trắng như tuyết. Người yêu của bà thì vẫn trẻ như xưa, mắt nhắm nghiền nằm trên cỗ xe ngựa. Hôn lễ và tang lễ đồng thời tiến hành. Bao nhiêu người rơi lệ.
Vụ 11/9 thử thách trình độ đạo đức quốc dân
Vụ 11/ 9 năm ngoái là sự việc có thể khảo nghiệm trình độ đạo đức của dân tộc ta nhất. Hôm nay [tức 11/09/2002 - ND] vừa đúng tròn một năm sự kiện ấy. Vụ 11/ 9 tuy không thể thay đổi thế giới nhưng đã thay đổi nước Mỹ. Đồng thời, thế giới sau ngày ấy rất khó trở lại trước sự kiện này. Khi xảy ra vụ 11/9, ít nhất trong một quãng thời gian sau đó nước ta bị bao phủ bởi một bầu không khí không lành mạnh. Tối hôm 12/9, có người bạn gọi điện thoại cho tôi nói sinh viên ĐH Bắc Kinh và ĐH Thanh Hoa đang khua chiêng gõ trống. Tôi bảo đội tuyển bóng đá quốc gia Trung Quốc còn chưa lọt vào vòng sau kia mà, phải đến mồng 7/10 đội Trung Quốc mới đấu trận cuối cùng với đội Liên hiệp Vương quốc A Rập, nếu thắng thì sẽ lọt vào danh sách dự World Cup. Một lúc sau mới biết thì ra sinh viên Trung Quốc đang chúc mừng việc toà tháp đôi Mỹ bị đánh sập. Báo chí nước ngoài đưa tin: Hồi ấy có một đoàn nhà báo Trung Quốc đang ở thăm Mỹ, khi thấy hình ảnh toà nhà Trung tâm Thương mại thế giới bị đánh phá, các thành viên đoàn nhà báo này bất giác vỗ tay. Đây là một dạng ngấm văn hoá; điều đó không thể trách họ, bọn họ đã không thể kiềm chế được bản thân. Kết quả họ bị [chính phủ Mỹ - ND] tuyên bố là những người mãi mãi không được hoan nghênh. Hồi ấy tôi đang ở Không quân Bắc Kinh [1], mấy hôm ấy đều có người ở bộ đội đến thăm, gặp ai tôi cũng hỏi quan điểm của họ đối với vụ 11/9. Tất cả đều trả lời: Đánh bom hay lắm. Sau này tôi nói đây là một tình trạng rất đáng buồn. Nếu những người ấy yêu mến Trung Quốc, thế thì có cứu được Trung Quốc hay không? Về giới truyền thông thì càng chẳng nên nhắc tới. Ở Trung Quốc, nơi không có tin tức nhất là trên báo chí. Năm 1997 công nương Diana chết vì tai nạn giao thông. Cho dù Diana là người thế nào, hoàng gia Anh Quốc ra sao thì ít nhất bà ấy cũng có giá trị tin tức. Các tờ báo lớn trên thế giới đều đăng tin này trên trang nhất, riêng báo chí Trung Quốc không đăng tin ấy. Hôm đó tin tức đầu bảng của các tờ báo lớn ở Bắc Kinh là “Các trường trung, tiểu học Bắc Kinh hôm nay khai giảng”. Tin này chẳng khác gì tin “Người Bắc Kinh hôm nay ăn sáng rồi”, chỉ có cái giá trị [thông tin - ND] ấy thôi. Tối hôm 11/9 tôi ngồi xem chương trình “Tiêu điểm phỏng vấn” trên ti-vi. Tôi muốn xem xem “những cái miệng lưỡi của đất nước” đánh giá tiêu điểm vụ 11/9 như thế nào. Kết quả chương trình “Tiêu điểm phỏng vấn” hôm ấy có nội dung là nói về việc các chi bộ ở nông thôn tăng cường xây dựng chi bộ gì gì đó. Bạn muốn xem cái gì thì không có cái ấy. Cái bạn không muốn nghe thì người ta cứ nói cho mà nghe. Dĩ nhiên, những cái miệng lưỡi của quốc gia thì vô tội.
 
Văn hoá truyền thống ảnh hưởng tới quan niệm đạo đức
Năm 1999 Mỹ tấn công Nam Tư. Trung Quốc đứng ra phản đối. Cái giá của lần ấy là Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị bắn phá. Suýt nữa thì Trung Quốc lại đứng ra lần nữa. Đoàn tàu văn hoá này của chúng ta có quán tính lớn, chở chúng ta, những kẻ có khiếm khuyết đạo đức, phóng như bay tới điểm chót. Hồi ấy có người còn đề xuất nhân dịp này tấn công Đài Loan, ra tay một lần là xong. Có thể thông cảm với nỗi lòng của các bạn ấy, nhưng bấy giờ quả thật không phải là thời cơ thích hợp. Hồi ấy tôi nghĩ, vụ 11/9 chết bao nhiêu người, đều là người vô tội. Cái mất đi là sinh mạng con người, thứ tôn nghiêm nhất trên thế giới. Những sinh mạng ấy không có liên quan với chính phủ Mỹ. Chúng ta dùng thái độ như vậy đối xử với người ta, nhưng người ta không dùng thái độ như vậy đối xử với ta. Thảm án Dover hình thành sự đối chiếu rõ rệt với việc này. Năm 2000, một đoàn người Phúc Kiến vượt biên trái phép ngồi trong xe thùng bịt kín cập cảng Dover lên đất Anh Quốc. Vì ngồi mấy chục giờ trong thùng xe thiếu không khí, tất cả đều chết ngạt [2], chỉ có 2 người sống sót. Khi vụ này bị phanh phui, không một quan chức nào của Đại sứ quán Trung Quốc xuất đầu lộ diện. Cuối cùng dân chúng Anh Quốc vùng Dover tự phát làm lễ truy điệu và lễ thắp nến tưởng niệm những người đã chết. Rất nhiều trẻ em tham dự, chúng cầm trong tay những thứ đồ chơi chế tạo tại Trung Quốc. Nhân đây xin nói thêm, hiện nay 90% đồ chơi trên thế giới là Made in China. Nhà báo hỏi lũ trẻ: Tại sao các cháu dự lễ truy điệu? Bọn trẻ nói: Họ cũng là người cả mà; các thứ đồ chơi trong tay chúng cháu cầm đây có thể là do những người trong số họ sản xuất. Không một người Trung Quốc nào có mặt trong buổi lễ truy điệu ấy. Thế nào là văn minh, thế nào là không văn minh? Tôi đang suy nghĩ.
 
Thờ ơ, coi nhẹ sinh mạng con người thật đáng sợ
 
Thật là đáng sợ khi người ta ca ngợi khủng bố. Trung Quốc thoát thai từ nền văn hoá giáo dục Trung Quốc, trước hết thờ ơ coi khinh sinh mạng của chính mình, từ đó mới có thái độ coi tính mạng của người khác, nước khác như trò trẻ con. Bản thân không có quyền lực quý trọng sinh mạng mình, cũng không cho người khác có cái quyền ấy. Tâm trạng “khán giả” năm xưa từng bị Lỗ Tấn hồi trẻ phê phán chính là được tôi luyện như vậy đấy. Người Trung Quốc xem cảnh giết người khác, không ai không vui mừng phấn khởi. Giai cấp thống trị cố ý đem người ta ra giết tại nơi đông người. Kẻ bị thống trị thì hưởng thụ tại nơi đông người cái cảm giác khoái trá của kẻ thống trị. Nhất là khi xử tử bằng kiểu tùng xẻo, kéo dài ba ngày, người xem đông nghìn nghịt. Cả đến những chủ sạp hàng nhỏ cũng bày hàng ra bán tại đấy. Đao phủ còn bán bánh màn thầu dính máu. Trung Quốc ngày nay không có tục tùng xẻo nữa. Nhưng xử án tại nơi đông người cũng là sự mở rộng tập quán đó. Người nước ta năm nào đi xem giết Lục Quân Tử Đàm Tự Đồng [3] như đi trẩy hội. Với những người như thế, trong cuộc chiến tranh Giáp Ngọ [4] ta sao mà không mất Đài Loan. Con cháu họ, tức chúng ta, nếu lại như họ thì làm sao mà giải phóng được Đài Loan. Khi có kẻ xấu hành hung trên xe buýt, những người đi xe đều im thin thít. Dựa vào những con người ấy đi giải phóng Đài Loan ư? Dựa vào họ để thực hiện 4 hiện đại hoá ư? Bạn thực hiện 4 hiện đại hoá rồi thì có lợi gì nhỉ? Sáng nay khi tập thể dục tôi tranh thủ xem truyền hình, chương trình quảng cáo “Tin tức buổi sáng”, sản phẩm nào bán chạy nhất? Đó là cửa chống trộm. Đây là nỗi buồn của một dân tộc. Bạn xem đấy, nhà chúng ta ở chẳng khác gì cái cũi. Tại Thành Đô, tôi ở căn nhà mấy vị chính uỷ không quân tiền nhiệm từng ở. Tôi vào xem, ôi chao, như vào nhà giam ấy. Cửa sổ, ban công đều bao bọc bằng hàng rào chấn song chống trộm. Tôi bảo dỡ bỏ hết. Hôm nọ đọc một cuốn sách có tên “Trung Quốc có thể nói Không“. Tôi bảo, anh có thể nói Không, nhưng anh đứng sau cánh cửa chống trộm mà nói Không; đó chẳng phải là dũng sĩ mà là kẻ hèn nhát. Kiều Lương [5] nói chí lý: [Đó là] “Những người yêu nước khi gặp bọn trộm cướp mà còn lánh mặt nhưng lại dũng cảm dõng dạc nói Không với một cường quốc ở xa tít mù!” Cần nhìn nhận nước Mỹ một cách khách quan toàn diện. Nước Mỹ là một quốc gia như thế nào? Nhớ lại hồi trẻ từng nghe một câu nói hình dung thành phố New York: Cái tốt nhất trên thế giới và cái xấu nhất trên thế giới cộng lại với nhau thì là New York. Dùng câu ấy để hình dung nước Mỹ ngày nay có thích hợp hay không? Thế hệ quân nhân chúng ta, những quân nhân đảm nhận niềm hy vọng tương lai của tổ quốc, vừa không nên làm “phái thân Mỹ”, cũng chẳng thể làm “phái chống Mỹ” một cách đơn giản, mà nên làm “phái hiểu Mỹ” chín chắn. Hiểu kẻ địch thì mới chiến thắng được kẻ địch. Đánh giá thấp đối thủ tức là đánh giá thấp chính mình. Thác Bạt Đạo [6] đổi tên nước của Nhu Nhiên thành “Nhu Nhu”, ý là sâu bọ, nhưng chính ông lại bị con sâu ấy đánh bại. Thế thì ông chẳng bằng con sâu nữa kia. Mỹ không muốn Trung Quốc hùng mạnh, hoàn toàn cũng như Trung Quốc không muốn Mỹ xưng bá. Mối quan hệ Trung Quốc- Mỹ có xung đột nhưng cũng có lợi ích chung nhất định. Làm thế nào hoá giải xung đột, phát triển lợi ích chung là việc các nhà ngoại giao Trung Quốc hiện nay nên cố gắng làm. Trung Quốc muốn phát triển thì không thể cắt đứt sự đi lại với thế giới. Thế giới hiện nay là đơn cực, chỉ khi nào Mỹ suy sụp thì mới có thể xuất hiện thế giới đa cực. Chúng ta vừa không thể cắt quan hệ với Mỹ lại vừa không thể có quá nhiều kỳ vọng về Mỹ. Hiện nay mà đối kháng với Mỹ thì chưa phải là thời cơ thích hợp nhất. Lợi ích quốc gia nên mãi mãi là chuẩn tắc cao nhất cho hành động của chúng ta. Chúng ta cần nhẫn nại; nhẫn nại không phải là mềm yếu, chỉ có khuất phục mới là mềm yếu.
Đấu tranh ngoại giao càng cần đấu trí
Dĩ nhiên Mỹ không từ bỏ dã tâm diệt chủ nghĩa xã hội. Dĩ nhiên Mỹ không muốn Trung Quốc trỗi dậy, không muốn kinh tế Trung Quốc phát triển đi lên. Nhưng cần nhớ cho kỹ: Khi đấu tranh với đối thủ, nhất định phải làm cho đối thủ của anh nhìn thấy cái tình hình họ không muốn thấy nhất. Người Mỹ muốn người Trung Quốc đánh nội chiến; chúng ta quả thật đánh nội chiến rồi. Họ không rúc trong chăn mà cười đến nôn ruột thì mới lạ chứ. Dĩ nhiên nhất mực “Nằm gai nếm mật, thao quang dưỡng hối [vờ ngu giả dại/ giấu tài - ND]” cũng không được. Là một nước lớn, Trung Quốc có thể làm theo cách như một võ hiệp thời xưa ẩn vào núi sâu khổ luyện võ công, chờ khi võ nghệ cao cường rồi tái xuất quyết thắng kẻ địch chăng? Với số dân và tài nguyên của Trung Quốc, đặc biệt là với nền văn hoá của mình, Trung Quốc không thể lớn mạnh như nước Mỹ được, huống chi Mỹ cũng chẳng dừng lại không tiến lên. Vẫn là Mao Trạch Đông nói chí lý: “Đánh vẫn cứ phải đánh, đàm [đàm phán - ND] vẫn cứ phải đàm, hoà vẫn cứ phải hoà.” Con người cần khôn ngoan tài trí, đấu tranh ngoại giao lại càng cần khôn ngoan. Phải dắt mũi người ta mà đi chứ đừng bị người ta dắt. Khơ-rut-xôp là một tay khôn ngoan. Tôi xin kể cho các bạn nghe chuyện này: Tại một đại hội nọ [ý nói Đại hội XX đảng Cộng sản Liên Xô - ND], Khơ-rut-xôp ra sức vạch trần và phê phán chế độ chính trị tàn bạo của Stalin. Có người chuyển lên một mẩu giấy chất vấn Khơ-rut-xôp: Bản thân Khơ-rut-xôp cũng là một thành viên trong tập đoàn quyền lực nòng cốt khi Stalin nắm chính quyền. Vì sao hồi ấy ông không đứng lên chống lại sự độc đoán của Stalin? Khơ-rut-xôp cao giọng đọc nội dung mẩu giấy kia rồi lớn tiếng nói với mọi người: Đây là mẩu giấy của ai thế? Xin người đó đứng ra! Đứng ra nào! … Bên dưới nhốn nháo một lúc nhưng chẳng thấy ai đứng ra cả. Khơ-rut-xôp nói: Mọi người xem đấy, chúng ta hiện nay dân chủ như thế này, trong tình hình chẳng có gì phải sợ hãi mà ngay cả đồng chí viết mẩu giấy này cũng không dám đứng ra. Vậy hãy nghĩ xem, trong bầu không khí dưới thời Stalin thống trị ấy có người nào dám đứng ra cãi lại Stalin không? Cả hội trường vỗ tay. Chúng ta đấu tranh với Mỹ nên có sự khôn ngoan ấy của Khơ-rut-xôp. Khi cần thao quang dưỡng hối thì thao quang dưỡng hối đến tận nhà. Như một câu đồng chí Đặng Tiểu Bình năm nào nói với Thủ tướng Canada Trudeau (đại ý): Cái Thao quang dưỡng hối chúng tôi nói bao gồm cả việc không cần giữ thể diện cũng nhất định phải giữ mối quan hệ với quốc gia phát triển nhất trên thế giới. Ý của đồng chí Đặng Tiểu Bình là Trung Quốc nhất định phải bước cùng nhịp với văn minh thế giới, không thể xa rời nền văn minh thế giới.
 
Không có lý do căm ghét Mỹ
Trong sự kiện 11/9, trừ một số quốc gia cá biệt, một bộ phận dân chúng Trung Quốc (chứ không phải là chính phủ) đã tỏ ra mình ở cách nền văn minh dòng chính của thế giới một khoảng cách xa nhất. Khi cần đấu tranh thì một tấc cũng không nhường. “Sùng bái Mỹ” là không đúng, “Thân Mỹ” không đúng, “Ghét Mỹ” cũng không đúng. Chính phủ và chính khách Mỹ vừa giống dân chúng Mỹ lại vừa không giống. Bạn cần phải có trí tuệ cao để phân biệt họ. Trong quá khứ, vì để giúp Trung Quốc thoát khỏi ách thống trị thực dân mà Mỹ đánh bại Nhật, họ có cống hiến lớn đối với tiến bộ văn minh của xã hội Trung Quốc. Hai nước Trung Quốc- Mỹ không có xung đột lợi ích căn bản. Ngày nay, do lợi ích của Mỹ rải khắp toàn cầu nên 2 nước có xung đột. Nhưng chúng ta vẫn phải dùng tấm lòng đạo đức để bình xét sự vật chứ không thể kích động. Tôi từng nói rằng đối với Nhật, một nước từng tàn sát mấy chục triệu đồng bào ta, mà chúng ta thường xuyên nói 2 nước “phải đời đời kiếp kiếp hữu hảo với nhau”. Thế thì chúng ta có lý do nào để căm ghét nhân dân Mỹ từng giúp ta đánh bại Nhật?
Những cái đáng sợ của Mỹ
 Đâu là chỗ thực sự đáng sợ của nước Mỹ? Tuy rằng Mỹ có quân đội mạnh nhất thế giới, khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất thế giới, nhưng tôi cho rằng những cái đó không đáng sợ. Nghe nói máy bay tàng hình của Mỹ thường xuyên ra vào bầu trời Trung Quốc rất thoải mái, nhưng điều ấy chẳng có gì đáng sợ cả. Cái đáng sợ của họ không phải là những thứ ấy. Năm 1972, tôi học ở Đại học Vũ Hán, lên lớp giờ chính trị. Một thầy giáo khoa chính trị nói: “Nước Mỹ là đại diện của các nước tư bản mục nát, suy tàn, đã sắp xuống mồ, hết hơi rồi.” Tôi, một sinh viên công nông binh mặc bộ quân phục, đứng ngay lên phản bác: “Thưa thày, em cảm thấy thầy nói không đúng ạ. Tuy rằng nước Mỹ không giống Trung Quốc là mặt trời nhô lên lúc 8- 9 giờ sáng, nhưng Mỹ cũng chẳng phải là mặt trời đang lặn gì gì đó, mà là mặt trời lúc giữa trưa ạ.” Thầy giáo bực mình, tái mét mặt ấp úng nói: “Cái cậu học sinh này, sao dám nói thế hả!” Ông ấy không hỏi tôi tại sao lại nói thế, mà dùng một chữ “dám”. Lúc đó tôi thấy hết tâm trạng của ông. Chính là cái nước tư bản mục ruỗng suy tàn ấy vào thập niên 90 thế kỷ trước đã lãnh đạo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới nhất trên thế giới. Tôi tốt nghiệp đại học đúng vào lúc bắt đầu cải cách mở cửa. Tôi lại có một quan điểm: Nước Mỹ là quốc gia do hàng chục triệu con người không yêu tổ quốc mình hợp thành, nhưng họ đều rất yêu nước Mỹ. Hồi ấy rất nhiều người lãnh đạo vừa chửi Mỹ vừa gửi con cái mình sang Mỹ. Một sự tương phản lớn! Nói một thôi một hồi rồi, vậy thì cái đáng sợ của Mỹ là ở đâu? Tôi cảm thấy có ba điểm.
 
Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ
 
Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc. Nước Mỹ ngược hẳn lại, cơ chế hình tháp của họ đưa được những người tinh anh lên. Nhờ thế, 1 là họ không mắc sai lầm; 2 là họ ít mắc sai lầm; 3 là mắc sai lầm thì có thể nhanh chóng sửa sai. Chúng ta thì mắc sai lầm, thường xuyên mắc sai lầm, mắc sai lầm rồi thì rất khó sửa sai. Mỹ dùng một hòn đảo Đài Loan nhỏ xíu để kiềm chế Trung Quốc chẵn nửa thế kỷ. Nước cờ này họ đi thật linh hoạt, thật thần kỳ. Một Đài Loan làm thay đổi hẳn sinh thái chính trị quốc tế. Điều tôi lo ngại nhất là bộ khung chiến lược phát triển Trung Quốc trong thế kỷ mới sẽ vì vấn đề Đài Loan mà biến dạng. Ngày nay, đối với các dân tộc có thế mạnh thì tính quan trọng của lãnh thổ đã giảm nhiều, đã chuyển từ tìm kiếm lãnh thổ sang tìm kiếm thế mạnh của quốc gia. Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế. Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược. Tôi nhiều lần nói là trung tâm chiến lược của Mỹ sẽ không chuyển sang châu Á đâu, song điều đó không có nghĩa là Mỹ không bao vây Trung Quốc. Rất nhiều bạn chỉ thấy Mỹ bao vây Trung Quốc về quân sự, cũng như rất nhiều người chỉ thấy khoảng cách chênh lệch về KHKT và trang bị vũ khí giữa 2 nước mà chưa nhìn thấy sự mất cân đối nghiêm trọng hơn sự lạc hậu về trang bị trên mặt chiến lược lớn, nhất là trên tầng nấc ngoại giao. Sau vụ 11/9, Mỹ nhanh chóng chiếm Afghanistan trong vòng 2 tháng, từ phía Tây bao vây Trung Quốc. Sức ép quân sự của Nhật, Đài Loan, Ấn Độ cũng chẳng bớt đi. Xem ra chúng ta giành được từ vụ 11/9 một số lợi ích trước mắt, song các lợi ích đó không quá 1- 2 năm có thể biến mất. Tôi cho rằng bao vây chiến lược đối với Trung Quốc là một kiểu khác, không phải là quân sự mà là siêu việt quân sự. Bạn xem đấy, mấy năm gần đây các nước xung quanh Trung Quốc tới tấp thay đổi chế độ xã hội, biến thành cái gọi là quốc gia “dân chủ”. Nga, Mông Cổ thay đổi rồi, Kazakhstan thay đổi rồi. Cộng thêm các nước trước đây như Hàn Quốc, Phillippines, Indonesia, lại cộng thêm vùng Đài Loan. Đối với Trung Quốc, sự đe doạ này còn ghê gớm hơn đe doạ quân sự. Đe doạ quân sự có thể là hiệu ứng ngắn hạn, còn việc bị cái gọi là các quốc gia “dân chủ” bao vây là hiệu ứng dài hạn.
 Điểm thứ hai, sự độ lượng và khoan dung của nước Mỹ
 
Bạn nên sang châu Âu, sau đó sang Mỹ, bạn sẽ thấy một sự khác biệt lớn: Sáng sớm, các đường phố lớn ở châu Âu chẳng có người nào cả, còn tại Mỹ sáng sớm các phố lớn ngõ nhỏ đều có rất nhiều người tập thể dục, thậm chí cả ngày như thế. Tôi có một câu nói: Tập thể dục là một phẩm chất, tập thể dục đại diện cho một kiểu văn hoá khí thế hừng hực đi lên. Một quốc gia có sức sống hay không, chỉ cần xem có bao nhiêu người tập thể dục là biết. Người Mỹ có thể lấy quốc kỳ làm quần lót để mặc. Hồi ở Mỹ tôi có mua một chiếc quần cộc cờ sao vạch. Tôi thường xuyên mặc chiếc quần ấy. Tôi mặc nó là để khinh miệt nó, là để trút giận, là một dạng trút sự bực bội và thoả mãn về tâm lý. Người Mỹ mặc nó là sự trêu chọc bỡn cợt, bản chất khác. Người Mỹ có thể đốt quốc kỳ nước mình ngoài phố. Đới Húc [7] nói: Nếu một quốc gia có thể đốt cả quốc kỳ của mình thì anh còn có lý do nào đi đốt quốc gia ấy nữa?
 
Điểm thứ ba, sức mạnh vĩ đại về tinh thần và đạo đức
 
Đây là điều đáng sợ nhất. Vụ 11/9 là một tai nạn. Khi tai hoạ ập đến, thể xác ngã xuống trước tiên, nhưng linh hồn vẫn đứng. Có dân tộc khi gặp tai nạn thể xác chưa ngã mà linh hồn đã đầu hàng. Trong vụ 11/9 có xảy ra 3 sự việc đều có thể để chúng ta qua đó nhìn thấy sức mạnh của người Mỹ. Việc thứ nhất, sau khi phần trên toà nhà Thương mại thế giới bị máy bay đâm vào, lửa cháy đùng đùng, tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Khi mọi người ở tầng trên qua cửa thoát hiểm chạy xuống phía dưới, tình hình không rối loạn lắm. Người ta đi xuống, lính cứu hoả xông lên trên. Họ nhường lối đi cho nhau mà không đâm vào nhau. Khi thấy có đàn bà, trẻ con hoặc người mù tới, mọi người tự động nhường lối đi để họ đi trước. Thậm chí còn nhường đường cho cả một chú chó cảnh. Một dân tộc tinh thần không cứng cáp tới mức nhất định thì dứt khoát không thể có hành vi như vậy. Đứng trước cái chết vẫn bình tĩnh như không, e rằng không phải là thánh nhân thì cũng gần với thánh nhân. Việc thứ hai, hôm sau ngày 11/9, cả thế giới biết vụ này do bọn khủng bố người A Rập gây ra. Rất nhiều cửa hàng, tiệm ăn của người A Rập bị những người Mỹ tức giận đập phá. Một số thương nhân người A Rập cũng bị tấn công. Vào lúc đó có khá nhiều người Mỹ tự phát tổ chức đến đứng gác trước các cửa hiệu, tiệm ăn của người A Rập hoặc đến các khu người A Rập ở để tuần tra nhằm ngăn chặn xảy ra bi kịch tiếp theo. Đó là một tinh thần thế nào nhỉ. Chúng ta thì từ xưa đã có truyền thống trả thù. Thành Đô nơi tôi ở, ngày xưa Đặng Ngải [8] sau khi chiếm được Thành Đô, con trai của Bàng Đức [9] giết sạch giá trẻ gái trai gia đình Quan Vũ. Trả thù đẫm máu, lịch sử loang lổ vết máu không bao giờ hết. Việc thứ ba, chiếc máy bay Boeing 767 bị rơi ở Pennsylvania vốn dĩ bị không tặc dùng để đâm vào Nhà Trắng. Sau đấy hành khách trên máy bay vật lộn với bọn khủng bố nên mới làm máy bay rơi. Vì lúc ấy họ đã biết tin toà nhà Thương mại thế giới và Lầu Năm Góc bị máy bay đâm vào nên họ quyết định không thể không hành động, phải đấu tranh sống chết với bọn khủng bố. Cho dù trong tình hình ấy họ còn làm một chuyện thế này: Quyết định biểu quyết thông qua có nên chiến đấu với bọn khủng bố hay không. Trong giờ phút quan hệ tới sự sống chết ấy, họ cũng không cưỡng chế ý chí của mình lên người khác. Sau khi toàn thể mọi người đồng ý, họ mới đánh bọn không tặc. Dân chủ là gì; đây tức là dân chủ. Ý tưởng dân chủ đã thấm vào sinh mạng của họ, vào trong máu, trong xương cốt. Một dân tộc như thế mà không hưng thịnh thì ai hưng thịnh. Một dân tộc như thế không thống trị thế giới thì ai có thể thống trị thế giới.
Nên tham khảo kinh nghiệm thành công của Mỹ
Tôi thường có ý nghĩ quái lạ như thế này: Những vũ khí đỉnh cao nhất, KHKT tối tân và lực lượng vũ trang mạnh nhất trên thế giới nếu nằm trong tay những người như thế là rất thích hợp. Bao giờ cũng hơn nằm trong tay người Nhật, người Libya, người Iraq chứ? Cho là nằm trong tay chúng ta thì chúng ta có thể làm gì, điều đó cũng chưa thể biết. Nước Mỹ, quốc gia này có rất nhiều kinh nghiệm thành công, đáng để chúng ta tham khảo học tập. Sau vụ 11/9, Mỹ không thành lập Uỷ ban 11/9, không lập Bộ Chỉ huy ứng phó tình trạng khẩn cấp gì gì đó. Tôi cực lực phản đối những thứ không thực tế. Sau khi đến bộ đội không quân Thành Đô, tôi chủ trương hoặc không họp hoặc ít họp hành. Cuộc họp nào không thể không họp thì họp ngắn thôi. Đến nơi trước tiên tôi thay đổi việc học tập của các Uỷ viên thường vụ thành tự học. Cầm văn kiện đọc thì học được cái gì kia chứ. Tôi đang đấu tranh với thế lực thói quen. Lực lượng cá nhân tôi có hạn nhưng tôi không thể không đấu tranh. Cho dù sứt đầu mẻ trán cũng không được nản chí. Chẳng hạn nói chung khi xuống thăm bộ đội, tôi đều không ăn cơm. Chỉ cần có thể về nhà trong ngày thì tôi đều mang theo lương khô chứ không ăn cơm bộ đội. Khi ở bộ đội không quân Bắc Kinh tôi đến sư đoàn 33 cũng thế. Nếu không thể không ăn thì tôi chỉ ăn đơn giản. Tuy rằng nói uống một chén rượu chưa đủ làm đổ cờ đỏ, ăn một bữa cơm chưa thể mất giang sơn, nhưng nhiều lần quá, lãng phí quá, tích tiểu thành đại thì rất khó nói. Có người nói đánh Đài Loan chẳng cần dùng vũ khí mới gì cả, cứ cho mấy vị cán bộ lên đảo ấy ăn nhậu các thứ của họ 2- 3 năm thì bảo đảm ăn hết các thứ của họ.
 Còn một chuyên tiếu lâm nữa nói về chuyện họp hành. Có ông cục trưởng ốm sắp chết đến nơi, chỉ có điều không trút được hơi thở cuối cùng. Bà vợ bảo con cháu đến đông đủ cả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ lại nói, mọi chuyện đều thu xếp ổn thoả rồi, ông yên tâm lên đường đi. Không được, chưa chết được. Vợ bảo, tài sản nhà ta đã thu xếp xong xuôi cả rồi, ông cứ đi đi. Cũng chưa được đâu. Về sau, vẫn là tay thư ký tương đối hiểu ông ta bèn ghé tai cục trưởng nói: “Báo cáo cục trưởng, mọi người đến đủ cả rồi, ta họp thôi ạ.” Lúc ấy cục trưởng mới hả lòng hả dạ nhắm mắt xuôi tay. Dĩ nhiên đây là chuyện bịa nhưng nó nói lên sự phản cảm, chán ghét của mọi người đối với thói quen ấy. Sự kiện 11/9 là cơ hội của nước Mỹ, cũng là cơ hội của Trung Quốc. Làm không tốt thì Trung Quốc trở thành vật hy sinh lớn nhất của sự kiện đó. Vấn đề then chốt là anh nắm cơ hội thế nào, toàn thế giới đều đứng trước dịp xóc lại quân bài. Khi nghiên cứu nước Mỹ, chúng ta nên nắm được nội hàm thực sự của nó, không thể chỉ xem cái nhỏ mà phải xem cái lớn. Có một câu chí lý thế này: Hay bàn luận về khuyết điểm của người khác thì anh là kẻ đạo đức thấp kém. Hay bàn luận về khuyết điểm của nhân loại thì anh là một nhà tư tưởng. ooOoo Hôm nay lần đầu tiên gặp các cán bộ cấp tiểu đoàn trở lên của căn cứ Côn Minh, tôi đã nói chuyện nhiều thế này với thái độ vô cùng thẳng thắn và mạnh dạn. Đây là thành quả nghiên cứu của tôi, tôi chịu trách nhiệm về bài nói của mình. Chỗ nào tôi nói đúng thì các đồng chí ghi nhớ. Chỗ nào nói sai thì các đồng chí nghe tai bên này, cho ra tai bên kia, tủm tỉm cười bỏ qua, chớ cho là chuyện gì cả. Mỗi người là một cá thể, mỗi cá thể đều tự do. Tôi không thể yêu cầu áp đặt tư tưởng của tôi cho các đồng chí, tôi lại càng không thể yêu cầu đem tư tưởng của các đồng chí thống nhất vào một tư tưởng nào đó. Chuyện đó không thể được, nhưng chúng ta lại cứ khăng khăng tìm kiếm khả năng ấy, đây là chuyện hão huyền, trên thực tế không làm nổi.

                                                                                ooOoo

 [1]: Tác giả đang là Chủ nhiệm chính trị bộ đội Không quân của Quân khu Bắc Kinh] [2]: 60 người này lấy hộ chiếu sang Đông Âu rồi chui vào xe container chở bằng tàu biển từ Bỉ bí mật sang Anh, ngày 19/6 /2000, hải quan cảng Dover kiểm tra container phát hiện 58 người chết] [3]: Đàm Tự Đồng: Nhà chính trị cuối đời Thanh, chủ trương duy tân, sau khi phong trào Duy tân Trung Quốc thất bại, ông bị xử tử cùng 5 người khác, 6 chí sĩ này được gọi là Lục Quân tử. [4]: Chiến tranh Giáp Ngọ: Chiến tranh Trung Quốc- Nhật xảy ra năm Giáp Ngọ tức năm 1894. Kết quả Nhật thắng, Trung Quốc phải cắt đảo Đài Loan cho Nhật]. [5]: Thiếu tướng không quân, nhà văn Trung Quốc nổi tiếng [6]: Tức Thế tổ Bắc Nguỵ, Thái Vũ hoàng đế, vị thống soái kỵ binh kiệt xuất thời Nam Bắc Triều. Dẫn quân diệt các nước Hạ, Bắc Yên,… thống nhất phương Bắc; diệt nước Hãn của Nhu Nhiên tại Mông Cổ [7]: Đại tá không quân Trung Quốc, viết nhiều chuyên luận quân sự, chính trị[8]: 197-264, tướng giỏi nước Nguỵ, năm 263 đánh Thục Hán, đầu tiên chiếm Thành Đô, là công thần diệt Thục của họ Tư Mã. [9]: Bàng Đức là một viên tướng chủ chốt của Tào Tháo

<bài viết được chỉnh sửa lúc 12.09.2011 22:52:55 bởi Phù Vân >
dzuylynh 13.09.2011 05:41:54 (permalink)
0

Trích đoạn: tn nguyen

Duyên !

Cách đây không lâu , chỉ mới là tuần trước , tại thành phố ồn ào tấp nập ,một buổi tối , sau bữa ăn chia tay ,người bạn đề nghị Cà Na khoan gọi Taxi vội mà hãy cùng đi bộ một lúc , để có dịp nói chuyện với nhau lâu hơn  .
 Đó là một lời đề nghị thú vị và Cà na đã có một buổi tối đáng nhớ...
Thành phố về đêm như lắng lại , dịu dàng hơn...khiến lòng người cảm thấy bình yên thư thả hơn một chút...
Những buớc chân thong thả ngang qua lòng thành phố , những dãy nhà san sát ...Bỗng dưng trong con ngõ khá lớn, Cà na chợt thấy cổng một ngôi chùa  đang mở...
 Đó chỉ là một ngôi chùa nhỏ trong khu phố nên từ chiếc cổng mở , Cà na nhìn được vào khỏang  sân ngắn trước Chính điện .Và ngạc nhiên làm sao , nơi ấy có một chậu Sen với một đóa hoa duy nhất đang nở  !

Cà na  cảm thấy xúc động !
 Vì trong chuyến đi này , Cà na luôn có ý tìm , ngắm và chụp ảnh hoa sen nhưng không hình dung được có lúc mình sẽ bất chợt  nhìn thấy  môt đóa hoa Sen duy nhất , nở trong đêm tối ,trước sân chùa...
Đó có lẽ là đóa hoa Sen đặc biệt nhất ,đối với Cà na từ trước đến giờ...Một đóa hoa sen nở trong ánh mắt từ bi  của Đức Phật...

Cà na nhẹ nhàng bước vào cổng chùa , nhẹ nhàng chụp vài bức ảnh đóa hoa Sen . Nương nhẹ , trân trọng...như không muốn khuấy động sự thanh tịnh ban đêm của chùa. Và mơ hồ, cảm thấy những bức ảnh của đóa Sen  , đã đến với Cà na bởi một cơ duyên nào đó...Và hôm nay , nhận món quà ông Tư tặng , lắng nghe bài diễn đọc rất dài ,rất sâu sắc nghĩa Phật pháp, biết ông Tư đã đặt nhiều công sức và tâm tình của mình vào tác phẩm này  Cà na xin gửi tặng ông Tư những bức ảnh đóa hoa sen  thay cho lời cảm ơn rất chân thành của Cà Na. 
Thân tâm luôn an lạc nha ông Tư !






Cà Na





HOÁ DUYÊN


VÔ HOA



truyện ngắn Nguyễn phước Nguyên
diễn đọc Dzuylynh
( tặng canantnguyen )






http://www.box.net/shared/r1it14t5h8q3a6ja4p6e




<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.09.2011 22:38:06 bởi dzuylynh >
dohop 13.09.2011 08:08:00 (permalink)
0



LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI BẢY


Diễn đọc: Dzuylynh và Mỹ Hà







 
Chú Thích:
 
Ấn Thành = Indianapolis, thành phố ở Hoa Kỳ, thủ đô của bang Indiana “Ấn Bang”.
 

(Chương 17)
 
Mặc dù họ nói hỏ hổng cho tui tiền, một tên trong đám có cho tui mượn một đồng trước khi tui rời khách sạng. Việc đầu tiên tui muốn làm là gọi điện thọi tới nhà tế bần nơi mà má tui ở để nói cho Má biếc là tui bình an. Nhưng một trong mấy bà sơ nói, “Chúng tui hổng có bà Ngô hay Bắp nào ở đây nửa.”
 
 
Khi tui hỏi má tui đang ở đâu, bà sơ đó nói, “Hổng biết – bả đả trốn theo một tên đạo Tin Lành rồi.”  Tui cám ơn bà sơ đó rồi gác máy. Dìa phương diện nào đó, tui cảm thấy bớt lo. Ít ra là má đã chạy trốn dới một người nào đó, và hổng còn ở nhà tế bần nửa. Tui nghỉ là tui phải đi tìm Má nhưng, nói thiệc, tui hổng gấp gáp lắm trong chiện này lắm, bởi dì tui chắc chắng như trời mưa là Má tui sẻ tru lên, và than phiền than thở dìa tui bởi dì tui đả bỏ gia đình mà đi.
 
 
Và trời đả mưa thiệc. Mưa lớn như ết dới nhái, như chó dới mèo, mưa như người mẹ cầm súng đái qua cỏ, và tui kiếm được một cái mái hiên để đứng đụt mưa cho tới khi có một tên tới đuổi tui đi chổ khác. Tui đả ước nhẹp và lạnh khi tui đi ngan goa mấy cái bin đinh của chính phủ ở Hoa Thịnh Đốn, và tui thấy một cái bịch đựng rác bằng mủ thiệc bự ở ngay dửa lối đi. Khi mà tui tới gần thì cái bịt bắc đầu nhích dô chúc xíu, như là có cái dì ở trỏng!
 
 
Tui đứng lại rồi đi tới cái bịch rồi lấy ngón chân cái của tui khiều nó. Bấc thình lìn, cái bịt đó nhảy ngược lại ra phía sau chừng 1 thước, rồi có một tiếng nói phác ra từ phía dưới, “Đ.M., tránh ra chổ khác được hông!”
 
 
“Ai ở bên trong đó dậy?” tui hỏi, và bên trong bịch rác có tiếng trả lời, “Đây là cái vỉ của tao – mày tự đi kiếm cái vỉ của mày đi.”
 
 
“Ông nói dìa cái gì dậy?” tui hỏi.
 
 
“Cái vỉ sắc của tao,” giọng nói phát ra. “Tránh xa cái vỉ sắc của tao!”
 
 
“Cái vỉ gì?” tui hỏi.
 
 
Bấc thìn lình, cái bọc rác dở lên một chúc, và một cái đầu lú ra, nhìn soi mói dô tui dống như tui là một tên khùng.
 
 
“Chú mày mới tới cái xó này lần đầu hả?” cái ông trong bọc rác nói.
 
 
“Dống dậy,” tui trả lời. “Tui chỉ ráng trốn mưa thui.”
 
 
Cái ông dưới cái bịch rác có một khuôn mặc hết sức là thảm hại, cái đầu thì trụi lủi hết phân nửa, và thằng chả chắc là hổng cạo râu cả năm rồi, con mắc thì đỏ lòm kiểu bị nhiểm trùng, dà răng cỏ thì mất tiêu hết rồi.
 
 
“Như vậy thì,” ổng nói, “tao nghỉ là trong hoàng cảnh này, chú mày có thể ở tạm ở đây một chúc – đây nè.” Ổng dới tới đưa tui một cái bịch rác khác được xiếp rấc gọn gàng.
 
 
“Ông đưa tui cái này để làm chi dậy?” tui hỏi.
 
 
“Mở nó ra rồi chui xuống dưới, chú mày ngu thiệc – hổng phải chú mày nói chú mày muốn trốn mưa xao?” Rồi ổng kéo cái bịch của ổng xuống để che cho ổng.
 
 
Rồi thì tui làm như ổng nói, dà nói thiệc cho bạn nge, núp dưới cái bịch này thiệc là hổng có tệ. Có chúc hơi nóng thổi lên từ cái vỉ sắt trên lối đi và nó làm cho cái bịch thiệt ấm cúng và ấm áp và che mưa cho tui nửa. Tụi tui ngồi chồm hổm kế bên nhau trên cái vỉ sắc, dới cái bịch plastic che bên trên, và sau một hồi, cái ông già này quay goa tui hỏi, “Ờ mà, chú mày tên dì dậy?”
 
 
“Lâm,” tui nói.
 
 
“Dậy hả? Tao có biết một chú tên là Lâm. Chiện lâu lắm rồi.”
 
 
“Ông tên dì dậy?” tui hỏi.
 
 
“Dân,” ổng nói.
 
 
“Dân? Ông Dân? – nè, chờ chúc coi,” tui nói. Tui quăng cái bịch rác của tui rồi đi tới dở cái bịch đang che cái ông này lên, và đúng là ổng!  Hổng có cẳng, và ổng ngồi trên một cái thùng cây có bánh xe ở dưới đít. Ổng đả dà đi tới hơn 20 năm, tui gần như hổng nhận diện ra ổng nổi. Nhưng đúng là ổng. Trung Úy Dân đây mà!
 
 
Sau khi ổng ra khỏi bệnh diện quân y, ông Dân trở lại Con-nít-tí-cút để ráng xin lại nhiệm sở củ là dạy học môn lịch xử. Nhưng đả hổng còn chổ trống cho cái môn này nửa, và ngừi ta bắc ổng dạy toán. Ổng ghét môn toán, và hơn nửa, cái lớp toán thì ở tầng hai, và vì ổng hổng có chưn cẳng dì hết, đi lên lầu hai mổi ngày thì củng dống như là đi xuống địa ngục. Thiêm dào đó, bà vợ ổng bỏ ổng để theo một tên là nhà sản suất chương trình TV ở Nủ Ướt, bả nộp đơn ly dị ông Dân trên cơ sở là hai người “hổng hạp nhau.”
 
 
Ổng bắc đầu mượn rượu giải xầu, rồi ổng bị mất việc làm, ổng hổng có làm cái gì hết trong một thời dan.  Ăn trộm dô nhà ổng lấy hết mọi thứ mà ổng có, rồi cái chưng giả mà bịnh diện cựu chiến binh cho ổng thì hổng đúng kít thước. Ổng nói là vài năm sau, ổng đơn giản là “đầu hàng”, rồi bắc đầu sống như một hằnh khất. Ổng có chúc tiền mổi tháng từ quỷ hưu trí cho người tàng tật nhưng gần như hết số tiền này ông Dân điều cho mấy cái tay hành khất khác.
 
 
“Tui hổng còn biết dì hết, chú Lâm à,” ổng nói, “Tui nghỉ là tui chỉ đang chờ chết hay đại loại như vậy.”
 
 
Ông Dân đưa tui ít tiền rồi kiêu tui tới gần góc đường mua vài chai rượu “Dao Găm Đỏ”.  Dù dậy, tui chỉ mua có một chai, rồi dùng tiền của tui để mua một trong mấy ổ bén mì đả làm sẳn, bởi dì nguyên ngày hôm đó tui chưa ăn dì hết.
 
 
“Nè anh bạn,” Ông Dân nói sau khi ổng nốc cạn nửa chai rựu của ổng, “kể cho tui nghe đi, chú đả làm cái gì kể từ khi tui gặp chú lần chót.”
 
 
Và bởi dậy, tui kể cho ổng nghe. Tui kể cho ổng dìa chiến đi Trung Cộng chơi ping pong, rồi gặp Mỹ Duyên lần nửa, rồi chơi nhạc trong ban nhạc Trứng Nứt, rồi dìa cuộc biểu tình cho hòa bình, nơi mà tui dục cái huân chương, rồi bị bắt dô tù.
 
 
“Ờ, tui nhớ cái vụ đó rồi. Tui nghỉ là lúc đó tui vẩn còn ở trong bịnh diện. Tui củng định xuống chổ biểu tình, nhưng tui nghỉ là tui sẻ hông có quăng mấy cái huân chương của tui. Chú coi nè,” ổng nói. Ổng mở nút áo khoát của ổng, và bên trong, trên áo sơ mi của ổng, là toàn bộ huân chương – Trái Tim Tím, Ngôi Sao Bạc – có lẻ có từ 10 tới 20 cái huân chương tấc cả.
 
 
 “Mấy cái đó nhắc nhở tui ít chiện.” ổng nói. “Tui hổng biết chắc chắn là chiện dì – chiến tranh, đương nhiên rồi, nhưng chiến tranh chỉ là một phần thôi. Chú Lâm à, tui đả chịu đựng một sự mất mát lớn hơn là mấy cái chưng của tui. Đó là nhiệt huyết của tui, linh hồn của tui, chú có thể nói như dậy. Bây giờ thì tất cả là khoản trống – huân chương là nơi linh hồn của tui đả từng trú ngụ.”
 
 
“Nhưng mà mấy cái ‘luật tự nhiên’ điều khiển mọi sự diệc thì sao?” tui hỏi ổng. “Cái luật chi phối mọi thứ mà chúng ta đả áp dụng cho hoàn cảnh của chúng ta trước đây đó?”
 
 
“Điệt mẹ mấy cái luật đó,” ổng nói. “Mấy cái đó chỉ là một đống triết lý rác rưởi thúi goắc.”
 
 
“Nhưng mà kể từ lúc ông nói cho tui nghe về cái lực tự nhiên đó, tui đả bám dô nó để sống. Tui đả để cho ‘thủy triều’ đưa tui đi và đả ráng làm hết sức mình. Tui đả ráng làm theo lẻ phải.”
 
 
“Hừmmm, có lẻ cái triết lý đó hiệu nghiệm cho chú, chú Lâm à. Tui củng đả nghỉ tui áp dụng nó được cho tui – nhưng mà chú nhìn tui coi.  Chú nhìn thử tui coi,” ổng nói. “Tui làm được cái khỉ gì? Tui là một quái dật khốn nạn và hổng có chưng. Một tên dô da cư. Một tên say rượu. Một tên hành khất 35 tuổi.”
 
 
“Như dậy có thể chưa phải là tệ nhức đâu,” tui nói.
 
 
“Ồ, thiệt dậy sao? Chú nói đi, thế nào mới là tệ hơn?” ổng nói, và tui nghỉ là tui đả bị bí ở đây, dì dậy mà cuối cùng tui kể cho ổng nge dìa tui – tui đả bị quăng dô cái thùng rác điên điên khùng khùng rồi bị bắn lên dủ trụ trong cái hỏa tiển, rồi đáp xuống chổ tụi mọi ăn thịt người, rồi tui kể dìa Thu Sương, dìa Thiếu Tá Thu và cái đám Bích Mi.
 
 
“Trời đất quỷ thần ơi, Lâm, chú đúng là có mấy cuộc phiêu lưu kinh khủng thiệc,” ông Dân nói. “Nhưng mà tại sao bây dờ chú ngồi ở đây dới tui, dưới là cái vỉ sắt và ở trên là cái bịch rác?”
 
 
“Tui hổng biết,” tui nói, “nhưng mà tui hổng có tính ở đây lâu đâu.”
 
 
“Chú có ý định dì trong đầu dậy?”
 
 
“Ngay sau khi cơn mưa này chấm dứt,” tui nói, “tui sẻ hổng có dán cái đít mập của tui ở đây nửa mà sẻ đi kiếm Mỹ Duyên.”
 
 
“Cô ta đang ở đâu dậy?”
 
 
“Tui củng hổng biếc luôn,” tui nói, “nhưng mà tui sẻ kiếm ra mà.”
 
 
“Có vẻ như chú đang cần giúp đở đó,” ổng nói.
 
 
Tui nhìn qua ông Dân, và mắt ổng đang tỏa xáng trên khuôn mặc râu tóc bù xù. Điều dì đó cho tui thấy là ổng đang cần được dúp đở, nhưng mà tui hổng có ngại chiện này đâu.
 
 
Điêm đó, ông Dân dới tui, tụi tui dô một cái quán trọ rẻ tiền của một hội từ thiện bởi dì trời vẩn mưa hổng dức, rồi ông Dân, ổng trả cho người ta một đồng cắc 50 xu cho bửa ăn tối, và 25 xu cho giường ngủ. Tụi tui có thể ăn miển phí niếu tụi tui chịu khó ngồi nghe ngừi ta dảng đạo hay đại lọi như dậy, nhưng mà ông Dân nói là ổng thà ngủ ngoài mưa chứ hổng thèm mất thì giờ gúy báu để nghe cái bọn tục tằng cầm kinh thánh kể  dìa quan điểm của họ dìa cái thế giới này.
 
 
Sáng hôm sau, ông Dân cho tui mượn một đồng rồi tui kiếm được một cái điện thoại công cộng, và tui gọi tới Bót Tân gặp thằng Mưu, cái thằng từng chơi trống cho bang nhạc Trứng Nức. Quả thiệc như dậy, thằng khỉ đó dẩn ở chổ củ, và ngạc nhiên hết sức khi được điện thọi của tui.
 
 
“Lâm – tao hổng thể tin nổi!” Thằng Mưu nói. “Tụi tao đả chấp nhận là cái đích của chú mày đả xuống âm phủ từ lâu rồi!”
 
 
Thằng Mưu nói bang nhạc Trứng Nứt đả rả bầy. Toàn bộ số tiền mà ông Phi Bình Tiên đả hứa cho bang nhạc đả bị xực bởi những phí tổn, chi phí hay cái khỉ dì đó, và sau khi ra được hai băng nhạc, họ hổng kiếm thiêm được giao kèo nào nửa. Thằng Mưu nói bây dờ người ta đả nghe loại nhạc mới rồi, nhạc lăng đá hay Rô-lìn xì-ton hay đại lọi như dậy – và hầu hết thành diên của bang nhạc Trứng Nứt đả đi chổ khác và đả kiếm được việc làm đàng hoàn.
 
 
Thằng Mưu nói là lâu rồi hổng ai biết dì dìa Duyên nửa. Sau khi cổ xuống Hoa Thịnh Đốn để biểu tình cho Hòa Bình, nơi mà tui bị bắt, cổ trở dìa ban nhạc Trứng Nức vài tháng, nhưng mà thằng Mưu nói là Duyên hổng có vẻ bình thường như trước nửa. Nó nói là có lần, cổ bậc khóc trên sân khấu và bang nhạc phải hòa tấu đủ thứ để cho goa cái màng đó. Rồi cổ bắc đầu uống rượu, Vốt Cà, rồi bắc đầu tới chổ trình diển trể, và ban nhạc mới chửng bị nói chiện dới cổ dìa cái dụ này thì cổ cuốn gói và bỏ ban nhạc.
 
 
Thằng Mưu nói, theo nó, tính tình kỳ cục của Duyên có thể là liên quang đến tui, nhưng mà Duyên hổng bao giờ nói dìa chiện đó. Cổ rời Bót Tân khoản một hai tuần sau, và nói là cổ sẻ đi Chi Ca Gô, và đó là lần chót mà thằng Mưu thấy Duyên cách đây gần 5 năm.
 
 
Tui hỏi nó có biếc cách nào kiếm ra Duyên hông, thì thằng Mưu nói là có thể hắn còn một số điện thoại mà Duyên cho nó trước khi bỏ đi. Nó kiêu tui chờ, rồi mấy phúc sau nó mới tới điện thoại rồi cho tui một con số. Ngoài ra, thằng Mưu nói là nó “hổng còn biết cách nào khác.”
 
 
Tui nói lời tạm biệt thằng Mưu và nói là niếu tui có lên Bót Tân, tui sẻ đi kiếm nó.
 
 
“Mày vẩn còn chơi ác-mô-ni-ca chớ?” thằng Mưu hỏi.
 
 
“Ờ, thỉnh thoản thui,” tui nói.
 
 
Tui đi tới ông Dân rồi mượn thiêm một đồng nửa, rồi tui điện thoại cho cái số ở Chi-ca-gô.
 
 
“Duyên – Mỷ Duyên?” một dọng nói đàn ông nói ở đầu giây. “Ờ, đúng rùi – tui nhớ con nhỏ đó rùi. Một cái lìn be bé xinh xinh. Nhưng mà đả lâu lắm rồi.”
 
 
“Ông có biết cổ đang ở đâu hông?”
 
 
“Lúc cổ chửng bị rời chổ này, cổ nói cổ sẻ tới Ấn Thành. Hổng ai biết cổ ở đâu. Cổ tìm được được diệc làm ở Nhồi Trộn.”
 
 
“Ở cái gì?”
 
 
“Nhồi Trộn – cái xưởng chế vỏ xe đó. Ông hổng biết sao, chổ đó chế dỏ xe cho xe hơi.”
 
 
Tui cám ơn tay đó rồi tới ông Dân và kể cho ổng nghe sự tình.
 
 
“Thôi thì, tui chưa bao giờ tới Ấn Thành,” ông Dân nói. “Tui nghe nói mùa thu chổ đó đẹp lắm.”
 
 
Tụi tui bắc đầu ngoắc mấy chiếc xe để xin quá dang ra khỏi Hoa Thịnh Đốn, nhưng mà tụi tui hổng được may mắng lắm.  Một tài xế chịu cho tụi tui quá giang tới đường ranh của thành phố trên một chiếc xe tải chở gạch, nhưng mà sau đó thì hổng có ai muốn rước tụi tui dô hết.  Tui đoán là tụi tui nhìn thiệc quái đảng hay đại lọi như dậy – ông Dân thì ngồi trên cái thùng có bánh xe kế bên cái đích mập địch của tui. Dù xao đi nửa, ông Dân nói tại sao tụi tui hổng đón xe đò, bởi dì ổng có đủ tiền đi xe đò mà. Thiệc tình mà nói, tui hổng thấy dui khi phải sài tiền của ông Dân, nhưng mà, dù sao, tui đoán ra được là ổng củng muốn đi tới Ấn Thành, nên có tui đưa ổng ra khỏi Hoa Thịnh Đốn củng là điều tốt.
 
 
Và dì dậy, tụi tui đón se đò đi Ấn Thành, tui để ông Dân ngồi kế bên tui, còn chiếc xe cây của ổng thì tui nhét dô cái học trên cao. Suốc chiến đi, ổng đả nốc xạch chai Dăo Găm Đỏ và nói là cái cỏi Ta Bà này toàn là kức dới kức. Có lẻ ổng nói đúng. Tui hổng biếc. Dù sao đi nửa, tui chỉ là một tên ngố mà thôi.
 
 
Chiếc xe đò thả tụi tui xuống giửa Ấn Thành, ông Dân và tui đứng trên đường đang si nghỉ xem phải làm cái gì thì một cảnh xát viên đi tới rồi nói, “Hổng được đứng lửng quẩn ngoài đường ở chổ này,” và vì dậy, tụi tui phải dời đi. Ông Dân hỏi một ông bộ hằnh công ty vỏ xe Nhồi Trộn ở đâu, và ông này nói là nó ở tận ngoại ô, dà tụi tui cuốc bộ theo hướng ổng chỉ. Đi bộ một hồi thì hổng còn lối đi bộ đàng hoàn để đẩy cái xe cây của ông Dân nửa nên tui khiêng ổng lên kẹp ở một tay, còn tay kia thì tui kẹp cái xe cây, và tụi tui tiếp tục đi.
 
 
Khoản giửa trưa, tụi tui thấy một cái bản bự ghi chử “Vỏ Xe Nhồi Trộn,” và tụi tui nghỉ là đây là chổ tụi tui đang kiếm. Ông Dân nói là ổng sẻ chờ ở bên ngoài, còn tui thì dô văng phòng để hỏi, có một bà đang ngồi trong văng phòng, và tui nói tui muốn gặp Mỹ Duyên.  Bà này nhìn dô một cái danh sách rồi nói Duyên làm trong bộ phận “đắp vỏ,” nhưng mà hổng có ai được phép dô đó hết nếu hổng có làm trong cái bộ phận này. Bởi dậy, tui chỉ đứng đó, ráng suy nghỉ phải làm cái gì, lúc đó bà này nói, “thôi nè, cục kưng, cái đám đắp vỏ đó sắp xửa được nghỉ để ăn trưa, chỉ một dài phúc nửa thui, tại sao cục cưng hổng chịu đi dòng ra bên hông của nhà máy. Biết đâu Mỹ Duyên sẻ đi ra ngoài đó đó,” và bởi dậy, tui làm theo lời bà này.
 
 
Có rất đông công nhân đi ra ngoài, dà rồi tui thấy Duyên đi ra một mình, tui thấy Duyên đi bộ qua một cái cửa rùi đi tới một chổ dưới một gốc cây rồi cô nàng móc ra một ổ bén mì từ trong một cái bịch dấy. Tui đi tới đó rồi len lén bò từ phía sau lưng của Duyên, cổ đang ngồi dưới đất, và tui nói, “Cái ổ bén mì đó nhìn thấy ngon quá hén.” Cổ dẩn hổng nhìn lên. Cổ vẩn nhìn thẳng dìa phía trước, rồi cổ nói, “Lâm, anh chứ hổng ai khác hết.”
 
(Hết chương 17)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.09.2011 18:30:11 bởi dohop >
dzuylynh 13.09.2011 11:36:19 (permalink)
0






                                                                
           TRĂM NĂM MỘT KIẾP PHÙ VÂN

                                                      sáng tác & trình bày Dzuylynh
                                                               album Lệ Tým
( tặng kiềuvân )




http://www.box.net/shared/sfkcqq67mmy52z8c96n3

em tặng cho ta một đóa phù vân

chỉ là mây trắng loang trên cỏ bồng

chỉ là trăm năm một kiếp phù vân

nửa đời vẹt gót chân thương ngựa hồng

anh tặng cho em một kiếp phù vân

chỉ là ta trả cho nhau nợ nần

chỉ là nhân gian một chốn dừng chân

còn lại câu hát như nhiên giữa trời

nhìn thu, chiếc lá đong đưa

hạ, vùi tiếng đá ru trưa

tàn đông, thức với sao thưa

đầu xuân, ngủ dưới cội đào

phù vân hóa đóa hư không

nụ sen hương tỏa mênh mông

lòng còn vương vấn có ? không !

dòng sông vẫn trôi bềnh bồng

Phù Vân...

một kiếp trăm năm !


thunglũnghoavàng
vàothu Sep.12.2011
<bài viết được chỉnh sửa lúc 13.09.2011 22:29:08 bởi dzuylynh >
triart 15.09.2011 00:16:49 (permalink)
0


TRĂM NĂM MỘT KIẾP PHÙ VÂN

sáng tác & trình bày Dzuylynh



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/9EF209637099493496B0DC59A2D4178D.jpg[/image]


Vương vấn...kiếp Phù vân !



 nụ sen hương tỏa mênh mông

lòng còn vương vấn có ? không !

dòng sông vẫn trôi bềnh bồng

Phù Vân...

một kiếp trăm năm !


thunglũnghoavàng
vàothu Sep.12.2011


 dzuylynh -



<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2011 06:10:54 bởi triart >
Attached Image(s)
dzuylynh 15.09.2011 09:40:28 (permalink)
0
http://www.box.net/s...4t5h8q3a6ja4p6e



                                                                                                       PHOTO CANATNNGUYEN



Đoan Hạnh
Đăng vào: hôm nay, 09:06 AM
Cám ơn Huynh luôn tặng những hạt tâm đẹp của cuộc sống!



  •                                                                                                                                                 
  •                                                                                                                                                             PHOTO TRIART

    DUYÊN VÀ NGHIỆP

    hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
    vô duyên đối diện bất tương phùng

    thuận duyên dẫu cách nghìn trùng
    non cao lũng thấp cũng cùng tương giao
    trên trời muôn vạn vì sao
    biển khơi nghìn sóng rì rào vọng âm
    cung tơ tấu khúc thăng trầm
    bài thơ dang dở tiếng cầm đành buông
    chữ tình ai dụng làm khuôn
    chữ nhân làm thước đo truông đếm thuyền
    trần gian còn lắm muộn phiền
    đảo điên thế sự hão huyền công danh
    thuận duyên trước khởi Nhân lành
    chướng duyên con tạo Quả đành hanh sau
    gánh Như Nhiên bước khẽ qua
    câu thơ đề tựa tranh hoà khúc tao
    lao xao Thu cúc Xuân đào
    vận trào Đông buốt Hạ rào ý nung
    tri âm nhấp chén tương phùng
    thơ dâng Nhân tứ đàn chùng Tâm cung
    phù du cuộc thế lao lung
    Nghiệp_Duyên tròn_khuyết_hòanh_tung cũng là

    thunglũngbuồntênhngàygiólượn
    dl



    <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.09.2011 23:44:15 bởi dzuylynh >
  • Cà Na tn nguyen 16.09.2011 02:24:54 (permalink)
    0

    VÔ HOA



    truyện ngắn Nguyễn phước Nguyên
    diễn đọc Dzuylynh
    ( tặng canantnguyen )



    Ông Tư ơi !
      Cà na cảm ơn ông Tư lại tặng cho Cà na diễn đọc truyện ngắn Vô Hoa.
      Vì ông Tư nói Vô hoa nên Cà Na hổng dám tặng ảnh hoa mà tặng ảnh này nha ông Tư !
    ( Ảnh bị mờ vì khi chụp , gương Sen này ở xa Cà na lắm , ông Tư đừng chê nghen ! )





    Tâm   !

    Chúc ông Tư và mọi người Tâm luôn an tịnh !

    Cà Na
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2011 02:27:10 bởi tn nguyen >
    triart 16.09.2011 06:42:53 (permalink)
    0




    DUYÊN VÀ NGHIỆP
    [Thơ DzuyLynh]


    VÔ HOA



    truyện ngắn Nguyễn phước Nguyên
    diễn đọc Dzuylynh
    ( tặng canantnguyen )


    Ông Tư ơi !
    Cà na cảm ơn ông Tư lại tặng cho Cà na diễn đọc truyện ngắn Vô Hoa.
    Vì ông Tư nói Vô hoa nên Cà Na hổng dám tặng ảnh hoa mà tặng ảnh này nha ông Tư !
    ( Ảnh bị mờ vì khi chụp , gương Sen này ở xa Cà na lắm , ông Tư đừng chê nghen ! )





    Tâm   !

    Chúc ông Tư và mọi người Tâm luôn an tịnh !

    Cà Na





    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/282E04C7C2284866A4FF6CA3D662AFA0.jpg[/image]

    Vương vấn...gót "Hồng "

    "Duyên và Nghiệp" của những tâm hồn NS thì không tự "Ngã" được ! đơn giãn vì một lẽ cần cảm xúc phiêu linh _ cho Đời những sáng tác [VHNT].Bởi vì thế Nhà thơ PT Thư mới : "Khoát chi cái áo Thiền Sư ỡm ờ " !

    ( Ảnh bị mờ vì khi chụp , gương Sen này ở xa Cà na lắm , ông Tư đừng chê nghen ! )
    Cái chính là tư duy ý tưởng á Cana à


    <bài viết được chỉnh sửa lúc 16.09.2011 07:17:44 bởi triart >
    Attached Image(s)
    Cà Na tn nguyen 18.09.2011 03:05:03 (permalink)
    0


    Ông Tư ơi !
    Mr Ec hỏi  Cà Na có 'đọc ' được gì trong bức ảnh  này tặng ông  Tư không,  "vì đây không phải là ảnh  của 1 hồ Sen tầm thường  "?
    Cà na đang ngắm lại , ông Tư và mọi người  cùng ngắm với Cà Na nhé...
      Nếu đọc ra thì Cà Na vô trả lời , còn không thì...ông Tư và mọi người.....cứu Cà Na nghe !



      Cà Na
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2011 03:20:22 bởi tn nguyen >
    Phù vân 18.09.2011 05:59:48 (permalink)
    0

    ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

    ĐIỂM MẶT " TỨ ĐẠI GIA " GIÀU NHẤT SAIGON




    Sunday, 11 September 2011 14:16

    Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Sài Gòn nổi lên tứ đại hào phú lẫy lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”.
    Họ không chỉ giàu nhất Sài Gòn, mà còn giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và Đông Dương. Tuy nhiên, theo một số tài liệu, vị trí thứ tư còn được dành cho một số đại phú hộ khác: Tứ Trạch, Tứ Hóa hoặc Tứ Bưởi.

    Nhất Sỹ - Lê Phát Đạt (1841-1900)
    Lê Phát Đạt, còn có tên gọi là Sỹ, về sau được Pháp phong Huyện hàm, nên còn được gọi là Huyện Sỹ và có tên thánh Philipphê.
    Huyện Sỹ sinh ra trong một gia đình theo đạo công giáo tại Cầu Kho (Sài Gòn) nhưng quê quán ở Tân An (Long An). Thuở nhỏ, ông được đi học trường Dòng tại Penang (Malaysia), nên thông thạo các ngôn ngữ: La tinh, Pháp, Hán và quốc ngữ (chữ Việt mới sơ khai). Do trùng tên với một người thầy dạy nên đổi tên thành Lê Phát Đạt.
    Khi về nước, ông được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (từ năm 1880). Tuy nhiên, phần lớn thời gian ông dành cho hoạt động phát triển nông nghiệp và truyền bá đạo thiên chúa. Nhà thờ Huyện Sỹ (tại quận 1, SG ngày nay) và nhà thờ Hạnh Thông Tây (tại quận Gò Vấp) do ông bỏ tiền ra xây cất trên đất của mình.
    Các con của Huyện Sỹ như: bà Lê Thị Bính (mẹ của Nam Phương hoàng hậu), Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân… đều là những đại điền chủ có rất nhiều đất đai ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười… Riêng con cả Lê Phát An được vua Bảo Đại phong tước An Định Vương, là người duy nhất trong lịch sử Nam Kỳ thuộc hàng dân dã, không là “hoàng thân, quốc thích” được lên ngôi vị cao quý nhất của triều đình.
    Tương truyền, năm 1934, nhân dịp gả cháu gái Nguyễn Hữu Thị Lan cho vua Bảo Đại, Lê Phát An đã tặng cho Nam Phương hoàng hậu 1 triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn (tương đương 20.000 lượng vàng lúc bấy giờ).
    Năm 1900, ông Lê Phát Đạt mất. Sau khi vợ ông - bà Huỳnh Thị Tài qua đời năm 1920, người ta mới đưa xác hai ông bà chôn ở gian chái sau cung thánh nhà thờ Huyện Sĩ như một nhà mồ.

    Nhì Phương – Đỗ Hữu Phương (1844-1914)
    Do được Pháp phong Tổng đốc hàm nên Đỗ Hữu Phương còn được gọi là Tổng đốc Phương. Ông sinh tại Chợ Đũi (Sài Gòn), gốc người Minh Hương, biết chữ Hán, nói được một số tiếng Pháp.
    Đỗ Hữu Phương còn được gọi là Tổng đốc Phương, được mệnh danh là người giàu thứ nhì Sài Gòn xưa.
    Năm 1872, Đỗ Hữu Phương được Thống đốc Nam Kỳ chỉ định làm hội viên Hội đồng thành phố Chợ Lớn. Năm 1879, ông làm phụ tá cho Xã Tây Chợ Lớn. Ở chức việc này, ông Phương không bỏ qua cơ hội để làm giàu, làm trung gian để các thương gia hối lộ cho viên chức Pháp. Nhờ vậy, sự nghiệp của ông trở nên đồ sộ nhất nhì ở Sài Gòn thời đó.
    Đỗ Hữu Phương chính là một trong những người đề xướng và đã bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes Filles Indigènes vào năm 1915, tức trường Nữ Trung học Sài Gòn, mà người dân thường gọi là trường Áo Tím (nay là Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai)…
    Trước 1975, ở Chợ Lớn có con đường Tổng Đốc Phương, mà bây giờ là Châu Văn Liêm thuộc quận 5.

    Tam Xường - Lý Tường Quan (1842-1896)
    Bá hộ Xường, tên thật là Lý Tường Quan, tự Phước Trai, sinh năm 1842, mất năm 1896.
    Cuộc đời và sự nghiệp của Bá hộ Xường, sách vở biên chép rất ít, chỉ biết đại khái ông là người Minh Hương, lánh nạn phong kiến nhà Thanh, sang đất Nam Kỳ, vào học trường Tây, rồi làm thông ngôn cho chính quyền Pháp - rất được yêu mến và trọng dụng bởi sự thông minh, đắc dụng. Năm 30 tuổi, ông bỏ nghề thông ngôn bước vào lĩnh vực kinh doanh lương thực dịch vụ, thầu cung cấp vật dụng thức ăn, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.

    Sài Gòn năm xưa của Vương Hồng Sển chép: Hộ Xường vốn là thông ngôn xuất thân. Sớm xin thôi, ra lãnh thầu cung cấp vật dụng thức ăn cho thị xã, rồi mua đất xây cất biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán. Nhờ khéo tay thêm gặp thời, ông trở thành cự phú không mấy hồi… Thế nhưng, sau khi ông chết, số tài sản kếch sù đều bị con cháu nhanh chóng bán tiêu xài hết. Cái mà nay còn lại là khu nhà mồ cổ khá kiên cố do “tôn tử tương tề đồng tâm” xây dựng vào tháng 12/1896, hiện ở gần di tích Địa đạo Phú Thọ Hòa, thuộc phường 18, quận Tân Bình, SG.

    Tứ Định – Trần Hữu Định
    Người xếp hạng tư là bá hộ Định, tên thật Trần Hữu Định. Xuất thân là chủ tiệm cầm đồ, rồi được chính quyền Pháp cho làm Hộ trưởng (bấy giờ, Chợ Lớn là một tỉnh riêng biệt gồm 20 hộ, độc lập cùng với tỉnh Gia Định) kinh doanh đất đai, xuất nhập khẩu vải sợi, ông phất lên nhanh chóng nhờ biết nắm thời cơ những lúc hàng khan hiếm.
    Có biệt thự ở nhiều nơi và cũng như bá hộ Xường, danh xưng bá hộ Định hay Hộ Định là do dân Chợ Lớn thấy ông giàu có nên gọi như vậy. Sau khi ông mất, con cháu không biết giữ của, tiêu xài và xoá sạch vết tích của nhà cự phú này.
    Năm 1960, trong tác phẩm Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển mô tả cơ ngơi của Trần Hữu Định như sau: “Nhà ở khoảng giữa đường Trần Thanh Cần, gần dốc cầu Palikao một đầu và chợ Quách Đàm một đầu. Ngôi nhà năm căn trệt chạm trổ thật khéo, cột cẩm lai bóng ngời ngó thấy mặt; trong nhà từ cái bàn, cái ghế, cái đôn sành đều có vẻ cũ xưa. Mấy năm trước chính mắt tôi còn thấy làu làu vững chắc tuy khuỷnh vườn sân trước đã bị cắt xén sát mặt tiền nhường chỗ làm thềm và đường cái mở rộng nên lấp kênh.
    Gần đây, vì đất chợ cao giá nên tuy nhà lập làm phần hương hỏa mà con cháu đã bán và dỡ đi. Thay vào đó là một dãy phố lầu tiệm buôn khách trú. Phần hoa lợi tuy có thêm, nhưng thiệt hại về cổ tích từ đây và cứ theo đà này, đô thành Sài Gòn ngày một mất dần những dấu vết xưa...”.


    Theo VnMedia

    Phù vân 18.09.2011 06:15:57 (permalink)
    0

    HUYỀN SỬ VIỆT: LUẬN CỔ SUY KIM
    TRIỀU ĐẠI NHÀ LÊ TRƯỚC ĐÊM QUA VƯỜN VẢI

    Sau khi đuổi được quân Minh, Lê Lợi lên làm vua từ năm Mậu Thân (1428) tới năm Quý Sửu (1433) thì băng hà, làm vua được 6 năm, từ niên hiệu Thuận Thiên I tới Thuận Thiên VI; hưởng dương 49 tuổi.
    Còn nhớ cuối năm 1991, trong khi ngồi trong quán La Fayette ở thông lộ Garden Grove, quận Cam, sử gia Trần Quốc Vượng có nói với tôi: “Viên Linh nên nhớ: Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi về nhiều mặt,...” mang máng như sự kỳ thị địa phương, đặc biệt là kỳ thị Bắc Hà; mang máng như sự giết bỏ công thần, dìm thủ phủ đất nước vào máu, bập bềnh nghi kỵ, len len ác mộng, không khí nghẹt thở bao trùm miếu đường, cung thất... Và đặc biệt, vừa đánh xong quân Minh, mà triều đình lại rất Tầu, cử sứ sang triều phục nhà Minh nội trong năm đầu tới mấy lần. Ngay năm đầu, Hữu Tướng Quốc Trần Nguyên Hãn xin về hưu vì biết khó sống trong triều, thế mà phải tự trầm chết khi Lê Lợi sai quân đến bắt vì “nghe đồn Trần Nguyên Hãn” mưu phản. [Hãn là con Trần Nguyên Đán, ông ngoại của Nguyễn Trãi.] Cũng năm này, “thấy (Thái úy) Phạm Văn Xảo là người Kinh-lộ là người có danh vọng với mọi người, nhà vua sợ khó kềm chế được, cho nên đem lòng nghi kỵ,... bắt Văn Xảo phải chết và tịch thu cả (cửa) nhà.” (Khâm định Việt sử) Mà Văn Xảo là ai? Đó là vị anh hùng đã đánh bại hai tướng nhà Minh là An Lão và Mộc Thạch.

    Lê Lợi chết rồi, con là Lê Nguyên Long lên ngôi lúc mới 11 tuổi, đó là Vua Lê Thái Tông. Thái Tông làm vua được 9 năm, từ 1433 tới 1442, khi chết tại Vườn Vải (trong khi trong đoàn tùy tùng có Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ), ông vua trẻ mới đúng 20 tuổi.
    “Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục,” là bộ chính sử do các sử quan nhà Nguyễn soạn trong 5 năm (1856-1881), thuật lại chuyện này như sau:
    “Tháng 7, mùa Thu, nhà Vua (Lê Thái Tông) đi tuần phía Đông, vào chơi chùa núi Côn Sơn, nơi Nguyễn Trãi ở. Nhà vua tuần hành phía Đông, duyệt võ ở Chí Linh, Lê Trãi đón mời. [Lê, viết theo quốc tính: họ của vua, vua ban.]... Trước kia, Tư Đồ đời Trần là Nguyên Đán về hưu ở núi Côn Sơn. Trãi là cháu ngoại Nguyên Đán, năm 60 tuổi nghỉ việc, về ở tại đây. Núi này có chùa gọi là Tư Quốc, [tương truyền do sư Pháp Loa xây], phong cảnh rất đẹp, và u tĩnh. Tháng 8, nhà vua về đến huyện Gia Định, mất.”
    “Trước kia, Nguyễn Thị Lộ, vợ lẽ Lê Trãi, người đẹp mà lại hay chữ. Nhà vua nghe tiếng, vời đến, phong làm Lễ Nghi Học Sĩ, ngày đêm cho hầu ở bên, nhân đó, sàm sỡ với Thị Lộ. Đến đây, đi tuần phía Đông, xa giá quay về đến Trại Vải, làng Đại Lại, huyện Gia Định, thì mắc chứng sốt rét. Thị Lộ vào hầu suốt đêm, nhà vua mất.” [Nguyễn Thị Lộ người Hải Triều, thuộc huyện Ngự Thiên, sau gọi là huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Trại Vải (Lệ Chi viên), ở xã Đại Lại, thuộc huyện Gia Bình, sau là Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh. Chú thích của Bắc kỳ Tạp biên.]
    “Trăm quan giấu kín việc này, lặng lẽ rước ngự giá về kinh đô (Thăng Long, lúc này gọi là Đông Đô - để phân biệt với Tây Đô ở Thanh Hóa, quê hương họ Lê). Nửa đêm vào đến trong cung, mới phát tang. Người ta đều nói Thị Lộ giết vua. Bèn bắt giết Thị Lộ.”
    “Thái tử Bang Cơ lên ngôi. Nhà vua mới có 2 tuổi, do các đại thần là Lê Khả, Lê Xí cùng lập nên; tức là vua Nhân Tông; đổi niên hiệu là Thái Hòa năm thứ nhất. Giết Thừa chỉ Nhập nội Hành khiển, trí sĩ Lê Trãi, tru di cả họ. Nguyễn Trãi (quốc tính Lê Trãi) mất ngày 16 thánh 8 năm Nhâm Tuất, tức ngày 19 tháng 9, 1442. Trãi phải tội liên lụy vì người vợ lẽ Thị Lộ. Người ta đều cho là oan.
    “...Các đại thần xin sai Thị Ngự Sử Triệu Thái sang nhà Minh tâu bày về việc này. Lại dùng bọn Hải Tây Đồng Tri Nguyễn Thúc Huệ, Tham Tri Nguyễn Đình Lịch và Lê Phó sung vào Sứ Bộ [sang nhà Minh] cáo phó [việc Thái Tông chết] và cầu phong [cho Nhân Tông].”
    Trên đây, những câu viết trong ngoặc kép là trích dẫn từ chính sử, và là chính sử viết sau đến 400 năm. Chính sử của triều đại nào cũng là lịch sử do các sử quan chép, không phải sử nhân dân, xã hội, của các “sử gia dân gian,” hay sử truyền khẩu từ mọi tầng lớp trong xã hội. Trong đoạn chính sử trên, khi viết những câu không cụ thể, không do “sử quan” viết, thì các sử quan dùng chữ “Người ta:“ Chẳng hạn “Người ta đều nói Thị Lộ giết vua.” Hay ở đoạn Nguyễn Trãi bị tru di, thì “Người ta đều cho là oan.” Không phải là sử quan không biết: họ không viết đích xác được, hay họ không dám viết đích xác vì một lý do nào đó. Hãy xem một đoạn chính sử về hoạn quan lộng quyền, Nguyễn Trãi can gián không nghe, còn bị thù ghét, để thấy Triều đình Lê Thái Tông làm việc nước ra sao:
    “Xe loan làm xong, nhà vua phong hoạn quan Lương Đăng làm Đô Giám. Bùi Cầm Hổ tâu rằng: ‘Bệ hạ từ khi lên ngôi tới giờ, thay đổi nhiều việc của tiên đế đã làm... Tiên đế thấy hắn (Lương Đăng) biết chút chữ nghĩa, cho làm nội nhân phó chưởng, nhưng rồi chỉ thấy hắn khúm núm bề ngoài, không thẳng thắn... Thế mà nay lại cho làm chức quan to.’”
    ... Người thợ là Cao Liệt dâng hai chiếc mũ cỏ... Thị ngự sử can vua đừng dùng thứ mũ (kỳ lạ, khéo léo ấy) nhưng vua lại thích. “Khi bãi trào, nhà vua giơ cái mũ lên cho các đại thần và đại quan xem và nói: “Của này có gì đáng gọi là kỳ lạ, thế mà đài quan phải can ngăn.”
    ... Lương Đăng dâng lên kiến nghị mới về các nghi thức yến tiệc các ngày sinh nhật tết lễ, khi nhà vua coi chầu, lúc ra lúc vào đều có tiền hô hậu hét. Bọn Nguyễn Trãi, Nguyễn Truyền, Đào Công Soạn,... tâu rằng: “Bệ hạ để cho bọn bày tôi nhỏ mọn ở trong cung chuyên việc sắp đặt lễ nhạc, như vậy chẳng tủi nhục cho nước nhà lắm sao?”
    Nguyễn Liễu tâu: “Từ xưa đến nay, chưa có bao giờ hoạn quan lại được tự chuyên, làm nát thiên hạ như vậy.”
    Đinh Thắng từ trong nội đi ra, mắng rằng: “Hoạn quan làm gì mà nát thiên hạ. Nếu nát thiên hạ thì phải nát đầu mày!”
    Nhà vua bèn (theo Đinh Thắng) giao Nguyễn Liễu cho hình quan xét hỏi. Khi án đã kết, Liễu bị tội đáng chết chém. Nhưng nhà vua đặc cách giảm tội xuống, chỉ thích chữ vào mặt, đày đi xa.” (Khâm Định Việt Sử).

    Hai triều đại trước đó, nhà Lý và nhà Trần, đất nước đầy anh hùng, hào kiệt, danh hiền. Hai triều đại này kéo dài đủ thời gian để đánh Tầu thành công 5, 6 trận, dựng xây bờ cõi, làm rạng danh quốc thể, giặc sợ, ta trị vì từ năm 1010 tới năm 1400. Tới triều Lê, vua khai sáng ở ngôi được 6 năm, năm đầu đã giết các công thần lớn, vua thứ hai lên ngôi 11 tuổi, xảy ra vụ tru di đại thần Nguyễn Trãi, họ tộc Kinh-lộ, vua thứ ba lên ngôi lúc 2 tuổi, quyền bính đều ở trong tay hoạn quan và Lê tộc bản địa. Đã thế đất nước lại lọt vào tay nhà Hồ 7 năm và thuộc Minh 20 năm: từ 1400 tới 1427, một đất nước phá sản bởi ngoại xâm nhằm hủy diệt văn hóa Đại Việt từ tấm bia đá chạm trổ tới khúc gỗ có chữ tới vô vàn thi thư, kinh sách chất lên xe tầu chở về Kim Lăng; Nhà Lê chúa động Lam Sơn đã thừa hưởng một “gia tài” quá đồ sộ đã đổ vỡ 27 năm, và không đủ thời gian xây dựng, các vua con cháu quá nhỏ, bị quyền thần quyến tộc lung lạc, anh em giết nhau tranh ngôi, cho nên phí phạm biết bao là của báu, và linh khí, đưa đến mấy trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh! Một triều đại bận tâm và xáo trộn với những việc nhỏ nhặt, những mưu cầu bần tiện sẽ làm danh hiền, hào kiệt, sĩ phu xa lánh và đưa đất nước vào vực thẳm như thế nào, chúng ta đều đã thấy. Và đang thấy.

    Tôi lại nhớ tới câu nói của sử gia Trần Quốc Vượng hôm ở Quận Cam: “Triều đại Hồ Chí Minh tương tự triều đại Lê Lợi.”
    Theo VIÊN LINH / Người Việt
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2011 06:18:00 bởi Phù Vân >
    Cà Na tn nguyen 18.09.2011 07:01:42 (permalink)
    0

    Cà Na loay hoay ngắm ảnh hồ Sen ... từ trưa  đến giờ, Cà na thấy  rồi ! Thấy   2 khuôn mặt , 1 trắng 1 đen , trong hồ Sen
    ! ( Khuôn mặt màu đen  nhìn xuống )



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/67271/2F0CDE4EEC684A8EAB8F53F060BEDAF0.jpg[/image]

    Biết rằng đó có ý "Vương vấn kiếp phù vân " nhưng ý nghĩa sâu sắc thế nào thì chắc phải hỏi tác giả !
    Mr Ec ơi , vào giải thích cho Cà na với mọi người đi !
      Cà Na

    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2011 07:07:05 bởi tn nguyen >
    Attached Image(s)
    triart 18.09.2011 07:34:02 (permalink)
    0

    Trích đoạn: tn nguyen


    Cà Na loay hoay ngắm ảnh hồ Sen ... từ trưa  đến giờ, Cà na thấy  rồi ! Thấy   2 khuôn mặt , 1 trắng 1 đen , trong hồ Sen
    ! ( Khuôn mặt màu đen  nhìn xuống )



    Biết rằng đó có ý "Vương vấn kiếp phù vân " nhưng ý nghĩa sâu sắc thế nào thì chắc phải hỏi tác giả !
    Mr Ec ơi , vào giải thích cho Cà na với mọi người đi !
    Cà Na




    Càna ui ,mrec vừa mới...Nhìn Đời qua vòng bánh xe...đạp dzìa vô "Vương vấn "chút nè

    ...Triết lý cùn chút nha

    Như một phản xạ không điều kiện ,dù trong hoàn cảnh nào khi con người ta đối diện với cái chết thì vùng vẫy cố thoát.v.v...cái sự ham sống đó như từ vô thức... tại sao?

    Đó là bản năng sinh tồn! Chỉ thế thôi !

    Trở lại với ảnh hồ Sen trên ,cái nghề khiến mrec theo phản xạ nhìn và nghĩ...và chỉ "Thêm  hai cái chấm trắng - đen " vào hai tàu Sen đen-trắng = chủ đề của ảnh...

    "Vương vấn kiếp phù vân " dù có biết kiếp người trong cõi trăm năm ,vui -sướng -khổ -buồn ...trong một "Sát na"-khoảnh khắc nhưng ..! thất tính phàm*  khi nằm xuống không khỏi níu kéo vấn vương....[đã được lĩnh hội ít nhiều kinh kệ -hình tượng hoa Sen]
    [ngoài trừ những bậc chân tu hàm nhiều công phu tu dưỡng]

    ..
    *Theo triết lý đạo Phật  .
    ---
    Cà na ui ,với quan niệm  trên [cua mrec] thô thiển sơ sài Cà na còn thắc mắc thì mình luận bàn tiếp nha



    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/257BA45A6DED43D6B461758787ACCADE.jpg[/image]

    "Cái đẹp trong cái xấu "[đỗ vỡ]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2011 08:06:52 bởi triart >
    Attached Image(s)
    Thay đổi trang: << < 161718 > >> | Trang 18 của 72 trang, bài viết từ 256 đến 270 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9