Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 72 trang, bài viết từ 271 đến 285 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
triart 18.09.2011 08:14:55 (permalink)
0





Thư giãn cuối tuần

Nói đến Sài Gòn "Hòn ngọc của viễn đông ,thì "Hồ con rùa" là một biểu tượng gắn liền với lịch sữ của...một thời và hiện tại :

Hồ Con Rùa Bách khoa toàn thư mở Wikipedia



Công trường Quốc tế Hồ Con Rùa, tên chính thức là Công trường Quốc tế, là tên gọi dân gian của một vòng xoay giao thông có đài phun nước, nối ba đường: Võ Văn Tần, Phạm Ngọc ThạchTrần Cao Vân, nằm ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực Hồ Con Rùa hiện nay là một trong những khu vực hoạt động ẩm thực gần như từ sáng đến đêm, với rất nhiều tiệm cà phê và hàng quán xung quanh.[1]
Mục lục [ẩn] [sửa] Lịch sử [sửa] Thời nhà Nguyễn Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy). Về sau vua Minh Mạng đổi tên thành cửa Vọng Khuyết. Tuy nhiên sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi (1833-1835) thì vào năm 1837, nhà vua đã cho phá thành Bát Quái và xây dựng một ngôi thành nhỏ hơn mang tên là thành Phụng. Vị trị cửa Khảm Khuyết trở thành một điểm ở ngoài thành và nối thẳng con đường ngoài mặt tây thành xuống bến sông.[2]
[sửa] Thời Pháp thuộc

Cầu thang lên khu vực giữa hồ con rùa. Sau khi người Pháp chiếm được thành Gia Định (là tên chính thức của thành Phụng), họ đã cho san bằng ngôi thành này vào ngày 8 tháng 3 năm 1859. Sau khi chiếm được cả ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, người Pháp bắt đầu quy hoạch lại thành phố vào năm 1862. Dựa trên những còn đường có sẵn dọc ngang trong thành Quy cũ, người Pháp đã sắp xếp khu hành chính mới căn cứ trên các di tích cũ. Vị trí Hồ Con Rùa hiện nay nằm ở cuối con đường dẫn ra bến sông được đánh số 16. Trên con đường này, dinh Thống đốc đầu tiên được xây dựng vào năm 1863. Năm 1864, Nha Giám đốc Nội vụ (Direction de I'Intérieur - người dân đương thời gọi là “Dinh Thượng thơ”), được xây dựng ở phía đối diện dinh Thống đốc. Vào ngày 1 tháng 2 năm 1865, Thống đốc Nam Kỳ, Phó đô đốc Hải quân Pháp Pierre-Paul de la Grandière (1807-1876) đã đặt tên con đường số 16 là đường Catinat.[2]
Vào năm 1878, tháp nước được xây tại vị trí Hồ Con Rùa ngay nay để cung cấp nước uống cho cư dân trong vùng. Từ ngày 24 tháng 2 năm 1897, đoạn đường từ phía sau nhà thờ Đức Bà đến tháp nước đổi tên thành đường Blancsubé. Đến năm 1921 thì tháp nước bị phá bỏ do không còn đủ sức đáp ứng nhu cầu cung cấp nước nữa và con đường được mở rộng nối dài đến đường Mayer (nay là đường Võ Thị Sáu) và khúc cuối này có tên là đường Garcerie. Từ đó vị trí này trở thành giao lộ như ngày nay, với tên gọi là Công trường Maréchal Joffre (cắt giao lộ là đường Testard - nay là đường Võ Văn Tần - và đường Larclauze - nay là đường Trần Cao Vân). Tại vị trí này, người Pháp đã cho xây dựng một tượng đài ba binh sĩ Pháp bằng đồng với hồ nước nhỏ, để đánh dấu cuộc xâm chiếm và biểu tượng của việc người Pháp làm chủ Đông Dương. Do đó người địa phương thường gọi nó là Công trường Ba hình. Các tượng đài này tồn tại đến năm 1956 thì bị Chính phủ Việt Nam Cộng hòa phá bỏ, chỉ còn lại hồ nước nhỏ. Giao lộ cũng được đổi tên thành Công trường Chiến sĩ.[2]
[sửa] Thời Việt Nam Cộng hòa Thời điểm xây dựng Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác. Một số tài liệu cho là nó được xây dựng vào năm 1965, vài tài liệu khác thì cho là 1967. Người thiết kế Hồ con Rùa là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ. Mẫu thiết kế của ông được chọn trong cuộc thi tìm quy hoạch mới cho địa danh này (Nguyễn Kỳ nay sống tại Sydney, Australia).
Từ 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa thực sự được trùng tu và chỉnh trang trong đó gồm việc dựng thêm và điều chỉnh 5 cột bê tông cao có dạng năm bàn tay xòe ra đón đỡ giống như các cánh hoa đón đỡ nhụy hoa. Công trình mới này còn bao gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm là đài tưởng niệm và hình tượng con rùa bằng hợp kim có đỡ trên lưng bia đá lớn với các dòng chữ ghi công những người đã hy sinh cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Do đó mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa.




Hồ Con Rùa trang trí vào dịp tết Nguyên Đán 2010. Sau khi xây dựng xong thì ban đầu khu giao lộ này được đặt tên là Công trường Chiến sĩ Tự do, đến năm 1972 thì đổi tên thành Công trường Quốc tế.
Sau năm 1975, các dòng chữ trên tấm bia bị chính quyền mới đục bỏ. Vào đầu năm 1976 (hay 1978), tấm bia và con rùa bị phá hủy trong một vụ nổ, tuy con rùa không còn nhưng người dân vẫn quen gọi là Hồ Con Rùa, thay cho tên gọi chính thức.
[sửa] Sau năm 1975 đến nay Khu vực vòng xoay hồ con rùa bao quanh bởi các quán cà phê, là nơi tấp nập về đêm và là một trong những vòng xoay có nhiều cây xanh nhất thành phố Hồ Chí Minh.
[sửa] Giai thoại Hồ Con Rùa Theo lời thuật lại của Huỳnh Bá Thành (Ba Trung) trong cuốn sách "Vụ án Hồ Con Rùa" (NXB Tuổi Trẻ 1982) thì có các giai thoại truyền miệng kể là vào năm 1967, khi tướng Nguyễn Văn Thiệu lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, đã mời một thầy phong thủy người Hoa nổi tiếng đến coi thế đất tại dinh Độc Lập. Người thầy phong thủy này khen vị trí của dinh là vị trí của long mạch, trấn yểm vị trí của đầu rồng[3]. Con rồng này đầu tại dinh Độc Lập và đuôi nằm tại vị trí Công trường Chiến sĩ, tuy phát hưng vượng, nhưng do đuôi rồng hay vùng vẫy nên sự nghiệp không bền. Vì vậy cần phải cúng yểm bùa bằng cách đúc một con rùa lớn để trấn đuôi rồng không vùng vẫy nữa thì mới giữ được ngôi vị tổng thống lâu dài. Theo một số người thì kiến trúc tháp cao giống như hình một thanh gươm (hoặc cây đinh/kim), đóng xuống hồ nước(khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương)để giữ chặt đuôi rồng. Một số người khác thì lại cho rằng kiến trúc tháp lại giống hình đuôi rồng vươn cao, nhưng có con rùa đè chặt ở phần đầu ngọn. Số khác thì lại cho là nhìn từ trên cao xuống thì toàn thể kiến trúc trông giống như một con rùa.




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/ABC1D5E7DA7348BD8B8FF042A5CF9AEA.jpg[/image]

Hình chụp năm 1972 [trên Net]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/9524D1189552497A867DFED14827567E.jpg[/image]

Bia Tổ quốc ghi công trên lưng rùa thời đệ nhị cộng hoà {VNCH} [hình trên Net]



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/EC6267DBC6C448AA81CFCFA132157BBD.jpg[/image]

Hình chụp năm 2011

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/922B0E695661404999F1AAAFB42C978C.jpg[/image]

"Thập tự giá " cho..."Con Rùa " !


<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.09.2011 08:27:16 bởi triart >
Attached Image(s)
Huyền Băng 18.09.2011 11:37:26 (permalink)
0
Cảm ơn Triat chia sẻ kiến thức về Hồ Con Rùa

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/ABC1D5E7DA7348BD8B8FF042A5CF9AEA.jpg[/image]

bức ảnh này dễ thương quá Trí ạ

Chúc mọi người một Chúa Nhật tươi hồng nhé!

HB
Phù vân 18.09.2011 23:09:50 (permalink)
0

Trích đoạn: Huyền Băng

Cảm ơn Triat chia sẻ kiến thức về Hồ Con Rùa

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/ABC1D5E7DA7348BD8B8FF042A5CF9AEA.jpg[/image]

bức ảnh này dễ thương quá Trí ạ

Chúc mọi người một Chúa Nhật tươi hồng nhé!

HB




PhùVân mụi đội ơn Tỷ HuyềnBăng đã ghé thăm CLB mừ còn lăn tay lưu niệm nữa !
cong nhận trí nhớ chị vẫn còn tốt ghê hen
cám ơn bịch cóc ổi trong cặp táp của chị hùi đó nhen
bây giờ chị có còn ẹp như xưa hông dị?
xúc cảnh xin tiền mấy câu vớ vẩn cho vui hén tỷ?

DÁNG XƯA



            
Bia Tổ quốc ghi công trên lưng rùa thời VIỆT NAM CỘNG HOÀ

"...dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo
nền cũ lâu đài bóng tịch dương "
( BHTQ )



lá đã bao mùa lá đã thay
ngày bao nhiệu bận ngày đã ngày
đất bao nhiêu đất còn dăm nắm
biển lớn bây giờ như suối khe

một thời xuân sắc nón nghiêng che
một thuở an vui hạ gọi hè
ai cau mắt biếc đong hồ lệ
ai ngẩn ngơ lòng đếm xác ve

SaiGon hoa lệ đã đi qua
Hòn Ngọc Viễn Đông chừ bóng nhoà
gốc mơ ôm mộng hoa cài đóa
một thuở yên bình xa rất xa

áo em bay giữa cờ gió lộng*
có còn đâu nữa để chờ mong
phố cũ thành xưa ngày vẫn ngóng
nước cạn non mòn đêm vẫn trông

hồn thiêng sông núi có uy linh
cho cõi Nam Kinh lịnh kiếm thần
chém đứa xua dân làm nô lệ
bêu thằng bán nước lậm bùa mê

Dáng Xưa đâu nữa...buồn não nề !


.....................


* ca từ trong bài hát " Người con gái ViệtNam "




Bế Tắc (Deadlock)
dohop, 20 tháng 4, 2002

Xin gởi đến những rắc rối trong cuộc sống, những chia rẽ do sự khác nhau về giới tính, ý thích, tôn giáo, chính trị, giai cấp kể luôn những tranh chấp ở Biển Đông!
<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2011 10:40:41 bởi Phù Vân >
Phù vân 19.09.2011 10:52:10 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Cái chết oan khuất của nhạc sĩ Minh Kỳ
“Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại, ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cánh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt, hòa cùng sức sống yên vui ...

Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền, ngàn đời lòng tôi mến yêu ...”

Ai đã sinh ra và lớn lên ở Nha Trang, hoặc đã từng ghé lại đây đôi lần, đều không quên bài hát dễ thương này, mà cả một thời gian gần hai thập niên, đài phát thanh Nha Trang đã dùng làm nhạc hiệu mở đầu.

Cuối tháng 3/75, Nha Trang bị nhận chìm trong làn sóng đỏ. Người Nha Trang đã cùng chịu chung số phận. Kẻ bị giết, người bị tù đày, gia đình, bè bạn, thầy trò, chia ly tan tác. Số phận của nhạc sĩ Minh Kỳ, tác giả bài hát này (cùng nhiều bản nhạc về Nha Trang khác nữa) cũng đã gắn liền với định mệnh đau thương của thành phố mà ông đã được sinh ra, hết lòng yêu thương và đã gởi trọn lòng mình qua những dòng nhạc thiết tha trìu mến đó. Ông đã bị giết. Cái chết thê thảm và oan khuất của ông có lẽ được ít người Nha Trang, - dù còn ở trên quê nhà, hay tha phương khắp chốn - biết đến.

Người viết bài này, có cái cơ duyên được ở chung cùng một trại tù với ông, và cũng đã được tâm sự cùng ông một vài ngày trước khi ông chết.

Đầu tháng 3/75, sau khi Ban Mê Thuột mất, những đơn vị từng sống chết với Cao Nguyên có lệnh triệt thoái. Tôi theo đơn vị, chỉ còn một phần tư quân số, lần lượt “di tản chiến thuật” vào Cam Ranh, rồi Vũng Tàu để tái tổ chức, trước khi tham dự những trận đánh cuối cùng “cô đơn và buồn tẻ” ở những địa danh xa lạ: Cần Giuộc, Bến Lức, thuộc tỉnh Long An, ngăn bước chân địch quân đang ồ ạt kéo về vây hãm Sài Gòn.
Ngày 28/4/75, tôi và cả vợ con, theo lời hẹn của người bạn chí thân, là SQ Hải Quân, có mặt tại Bến Bạch Đằng. Nhưng đến giờ chót, trước sự ngỡ ngàng và tức giận của người bạn có lòng, tôi quyết định không cùng vợ chồng anh ấy xuống tàu di tản. Có lẽ anh không hiểu được là tôi cũng đã khổ tâm biết dường nào để có cái quyết định “sống chết” ấy, mặc dù tôi biết trước là rồi tôi cũng phải trả một cái giá, chắc không nhỏ. Tôi không đành lòng bỏ lại những đồng đội đã theo tôi từ những quê quán miền Trung, mà giờ đây đã trở nên xa tít mịt mờ trong tay giặc, và nhất là cha tôi, người cha đã làm gà trống nuôi con từ lúc tôi mới lên ba, mà tôi được tin là ông đã bị bắt và đang bị giam giữ ở đâu đó ngoài Nha-Trang. Tôi không thể xa ông trong hoàn cảnh khốn cùng này.

Điều đáng ân hận nhất là, dù ở lại để chấp nhận mọi điều, nhưng tôi cũng không bao giờ có cơ hội gặp lại cha tôi. Ông đã chết trong trại cải tạo Đá Bàn, cuối tháng 6/76, và đúng ngay vào cái đêm tôi bị chở bằng xe “bịt bùng” từ trại tù An Dưỡng Biên Hòa ra bến Tân Cảng để xuống tàu Sông Hương ra Bắc. Mãi gần năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn.

Trại tù An Dưỡng Biên Hòa, cũng chính là nơi tôi đã gặp nhạc sĩ Minh Kỳ, và đã tâm tình cùng ông một ngày trước khi ông chết.

Tôi trình diện tại Trường Đại Học Kiến Trúc, bị đưa lên nhốt tại trại tù binh Tam Hiệp. Một tháng sau được chuyển đến trại tù An Dưỡng Biên Hòa, nằm bên cạnh phi trường quân sự Biên Hòa. Trại An Dưỡng này, trước là một khu quân sự, về sau được chỉnh trang lại để tiếp nhận những quân nhân tù binh của ta được miền Bắc trao trả theo hiệp định Paris. Họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng cả sức khỏe lẫn tinh thần ở trại An Dưỡng này trước khi trở về đơn vị cũ và gia đình.
Đến trại này, tôi gặp những anh em ở đây từ trước cùng một số mới được chuyển từ các trại khác tới. Gồm đủ các quân binh chủng, kể cả những sĩ quan biệt phái về các Bộ, và Cảnh Sát. Trong số này có nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi ở Nhà 1, còn anh Minh Kỳ ở Nhà 3 (?), cách nhau khu nhà bếp (gọi là hậu cần).
Cũng như những người Nha Trang khác, lớn lên vào những năm giữa thập niên 50, đầu thập niên 60, tôi thuộc lòng những bài hát Nha Trang của nhạc sĩ Minh Kỳ, nhưng chưa hề biết tên thật và cũng chưa được hân hạnh gặp ông. Trong Nhà 1, tôi nằm bên cạnh hai anh bạn tù lớn tuổi hơn tôi. Một anh từ Trường Chỉ Huy Tham Mưu, một anh làm ở Nha Quân Pháp.
Hai anh này rất tốt bụng và vui tính, có quen biết nhạc sĩ Minh Kỳ. Biết tôi là dân Nha Trang, nên có lần anh đã giới thiệu tôi với anh Minh Kỳ.
Nhạc sĩ Minh Kỳ lớn tuổi hơn tôi nhiều, nên tôi gọi ông bằng Anh và xưng em.. Có lẽ bản tính của anh vốn thầm lặng, ít nói, và đặc biệt trong hoàn cảnh như vừa trải qua cơn ác mộng, chưa biết ngày mai sẽ ra sao này, anh lại càng ít nói hơn. Gặp anh vài ba lần, tôi chỉ nói lên lòng hâm mộ của tôi về những bài hát Nha Trang, mà với tôi bây giờ nó lại là những kỷ niệm vô giá. Anh thường chỉ trả lời tôi bằng một nụ cười buồn.

Một đêm, cuối tháng 8/75 (31/08/75?),vào khoảng 09:30 tối, cả trại tù đang chìm trong bóng đêm với cả ngàn người tù đang nằm thao thức, bởi tâm tư còn nặng trĩu lo âu, đang chờ đợi những điều bất trắc nào đó sẽ đến với số phận mình, bỗng một tiếng nổ long trời kèm theo những tiếng la thất thanh, và rồi tiếng còi báo động, tiếng chát chúa trên loa phóng thanh, lệnh cho tất cả “cải tạo viên” nằm yên tại vị trí, kẻ nào bước ra khỏi nhà sẽ bị bắn tại chỗ.
Khi đám tù chúng tôi chưa hết hoang mang, thì tiếng xích sắt xe tăng T 54 tràn vào trại rít lên từng chặp, chia nhau bao vây từng căn nhà. Hằng loạt bộ đội, súng gắn lưỡi lê, mặt tên nào cũng đằng đằng sát khí túa vào từng nhà, kéo cơ bẩm lên đạn, quát tháo chúng tôi đứng dậy ngay tại chỗ, hai tay để trên đầu. Tôi có cảm giác là chúng tôi sắp bị xử tử…
Chúng tôi đứng bất động như vậy cho đến gần 10 giờ trưa. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mấy anh em tù ở nhà 3 khiêng một số người bị thương lên bệnh xá.
Cả ngày sau, tất cả tù đều không được ra khỏi nhà, ngoại trừ đi ra cầu tiêu và ở đó cũng có đầy lính gác. Sau đó, đúng vào ngày 2 tháng 9, Quốc khánh của VC, tất cả chúng tôi được đưa lên hội trường. Ngồi chễm chệ trên dãy bàn trước mặt chúng tôi là những “thủ trưởng” không mang quân hàm, nên chúng tôi cũng chẳng biết họ là ai. Chúng tôi bị “nghiêm khắc” cảnh cáo là “có bọn phản động trong các anh đã dấu diếm vũ khí, mang lựu đạn Mỹ vào để nhằm phá hoại thành quả kách mệnh”(!). Sau đó chúng tôi làm “bản tự khai tội ác” và bắt đầu bài học số 1, “Đế Quốc Mỹ là kẻ thù của nhân dân ta”.
Khi ấy chúng tôi mới biết tiếng nổ tối hôm ấy đã xảy ra tại Nhà 3, làm chết và bị thương khá nhiều. Mọi dấu tích đã được thu dọn sạch sẽ, như chưa hề có việc gì xảy ra.
Có điều cái “sự cố” thảm khốc ấy, không phải như lời “lên lớp” hù dọa của mấy ông thủ trưởng, bởi một điều rất dễ hiểu là ngay từ lúc vào trại cho đến bây giờ, đã qua hằng trăm lần kiểm soát, vã lại hành trang mang theo của mỗi người tù đâu có cái gì, ngoài hai bộ áo quần, cái khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. Tiền bạc và tư trang khác đã được “kách mạng” giữ hộ ngay sau khi nhập trại. Vậy thì một trái lựu đạn có phép màu nào lọt vào trong trại. Điều quan trọng hơn, là nếu người tù nào dám liều mạng mang được lựu đạn vào trại thì cũng chỉ nhằm mục đích giết kẻ thù chứ sao lại giết chết bao nhiêu bè bạn của mình?
Những câu hỏi đó đã có sự trả lời chính xác ngay sau đó. Một số bạn tù ở Nhà 3 và Nhà kế bên kể lại như sau:
Nhà 3 (chứa khoảng 80 tù nhân, đa số là SQ Cảnh Sát) nằm đối diện ngay trước Khu Trực Ban và Nhà Vệ Binh của Trại, chỉ cách nhau chừng hơn năm mét và một hàng rào kẻm gai. Khi ấy tổ của nhạc sĩ Minh Kỳ đang họp để phân công nấu bếp vào ngày mai, thì một quả lựu đạn được quăng vào vách tôn ngay phía sau làm 3 người chết tại chỗ và khoảng 8 người bị thương. Nhạc sĩ Minh Kỳ bị thương rất nặng, được anh em tù khiêng lên bệnh xá cùng với những anh em bị thương khác. Ông bị thương ở ngực, bụng và cổ rất nặng. Biết mình sắp chết nên trăn trối với những bạn tù:
- Tụi mày về nói với vợ tao ráng nuôi con tao, chắc tao không sống được.
Sau đó máu ở ngực và cổ chảy ra lênh láng. Ông vừa la vừa rên :
- Sao chân lạnh quá!
- Lạnh quá! Sao bụng tao lạnh quá! Sao ngực tao lạnh quá!
Ông chết từ từ, chết từ chân đến bụng rồi đến ngực cho đến lúc tắt thở.
Một cái chết mà chính Ông cảm nhận được, biết được nó đến với mình từng phút từng giây.
Sáng sớm hôm sau, anh em bạn tù, với sự giám sát của toán vệ binh VC, đem chôn các bạn tù vắn số của mình trên một mảnh rừng bên ngoài vòng đai phi trường quân sự Biên Hòa.
Ai cũng biết là trái lựu đạn giết chết nhạc sĩ Minh Kỳ cùng những người bạn tù khác, là do chính bọn VC quăng từ khu trực ban của Trại phía bên kia hàng rào.
(Có một số Sĩ Quan ngành đạn dược còn cho là tiếng nổ ấy có thể là tiếng nổ của đạn B40 hay B41, có sức tàn phá còn hơn cả lựu đạn).

Và cũng sau ngày ấy, chúng tôi phải chịu một trò chơi trả thù ác độc từ phía những người chiến thắng. Mỗi ngày chia nhau đi gỡ các bãi mìn trong hàng rào phi trường quân sự Biên Hòa.
Họ đã bày ra cái trò giết người dấu tay ở Nhà 3, để rồi lại lấy đó làm lý do giết tiếp những người còn lại bằng cái trò chơi đẫm máu “gỡ mìn” này.
Những bãi mìn này do Công Binh của ta thiết lập chằng chịt dọc theo hệ thống phòng thủ phi trường. Bây giờ, không có sơ đồ những bãi mìn, chúng tôi lại là những người không chuyên môn về mìn bẫy, có nhiều anh em giữ các chức vụ tham mưu, hay được biệt phái về các bộ khác, chưa hề thấy lại quả mìn sau ngày rời khỏi quân trường. Vậy mà bây giờ phải tham dự cái trò chơi bất nhân này. Ngày nào cũng có mìn phát nổ, người chết, vài người mất tay, mất chân, nhưng vẫn không làm giao động được tấm lòng của những người “kách mạng!”.
Và cũng chính nhờ được cắt cử đi đào huyệt chôn một người bạn tù chết mìn, sớm trả “nợ máu” sau ngày miền Nam “giải phóng” này, đám chúng tôi mới phát hiện được bốn ngôi mộ mới đã nằm sẳn tại “nghĩa trang” vô danh trong một mảnh rừng hoang. Trước mỗi ngôi mộ được đắp đất sơ sài đó có cái bia làm bằng một mảnh gổ nhỏ. Bọn chúng tôi lén đọc tên trên từng tấm bia viết bằng sơn đỏ, trong đó có tên Vĩnh My (Vĩnh Mỹ?). Đó chính là tên trong khai sinh của nhạc sĩ Minh Kỳ (Nguyễn Phúc Vĩnh Mỹ). Dưới sự canh gác nghiêm ngặt của đám vệ binh, tôi chẳng biết làm gì khác hơn là khi đi ngang trước mộ anh để trở về trại, chắp hai tay trước ngực và cúi đầu tưởng niệm anh cùng những bạn bè xấu số đã chết tức tưởi cùng anh.
Lòng tôi nhói lên đau đớn như vừa bị một nhát chém hư vô nào đó. Trong tôi vừa mới mất thêm một điều gì, mà với tôi nó trở thành thiêng liêng hơn là kỷ niệm. Nhiều đêm sau đó tôi trằn trọc cả đêm không ngủ. Dư âm những bài hát NhaTrang của anh lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi. Tâm tư lúc nào cũng mơ màng đến thành phố Nha Trang, đến ngôi trường Võ Tánh, nhớ da diết những kỷ niệm ấu thơ, của những ngày đi học, và hình dung đến từng khuôn mặt bè bạn thân quen… Cũng mới đây thôi, mà bây giờ tưởng chừng như đã là một quá khứ thật xa xăm, mơ hồ như kiếp trước.

Ba mươi năm chiến tranh trên quê hương đã đem lại biết bao điều bi thảm. Vậy mà sau khi chiến tranh chấm dứt lại còn nhiều bi thảm hơn. Cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ cũng chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu điều oan khiên bi thảm đó. Nhưng chúng ta xót xa và nhớ đến nhạc sĩ Minh Kỳ, bởi chính vì ông là một nghệ sĩ, một người đã sống và cống hiến cho đời bằng chính trái tim mình. Đặc biệt với những người Nha Trang và những người yêu Nha Trang, đã mang ơn Ông vì Ông đã cho chúng ta những dòng nhạc biểu tượng của quê nhà, mà chúng ta sẽ mang theo dư âm tiếng hát cho đến suốt cuộc đời.
Với tôi, những đau đớn này cứ tưởng chỉ chôn chặt trong lòng, không ngờ sau khi xem chương trình nhạc Lê-Dinh trên Thúy Nga Paris trước đây, trong đó nhạc sĩ Lê-Dinh có nhắc tới cái chết của nhạc sĩ Minh Kỳ, và mới đây là chương trình Huyền Thoại Lê Minh Bằng trên Asia, đã làm tôi nhớ thật nhiều đến cái chết của Ông và ngồi xuống viết lại những dòng này.

Xin được thay một nén hương lòng đốt lên cho một người đồng hương, đồng tù, bỏ bạn bè ra đi bằng một cái chết thảm thương, oan khuất… Cũng để được nói lên lòng tiếc thương một nhạc sĩ tài hoa đã làm Nha Trang sống mãi trong lòng người. Và nếu được phép, xin gởi một lời chia buồn thật muộn màng nhưng với trọn tấm lòng đến gia đình Ông.

Bắc Âu, một ngày không có mặt trời
phạmtínanninh

#274
    triart 20.09.2011 07:45:27 (permalink)
    0

    bức ảnh này dễ thương quá Trí ạ

    Chúc mọi người một Chúa Nhật tươi hồng nhé!

    HB

    lá đã bao mùa lá đã thay
    ngày bao nhiệu bận ngày đã ngày
    đất bao nhiêu đất còn dăm nắm
    biển lớn bây giờ như suối khe

    một thời xuân sắc nón nghiêng che
    một thuở an vui hạ gọi hè
    ai cau mắt biếc đong hồ lệ
    ai ngẩn ngơ lòng đếm xác ve

    SaiGon hoa lệ đã đi qua
    Hòn Ngọc Viễn Đông chừ bóng nhoà
    gốc mơ ôm mộng hoa cài đóa
    một thuở yên bình xa rất xa

    áo em bay giữa cờ gió lộng*
    có còn đâu nữa để chờ mong
    phố cũ thành xưa ngày vẫn ngóng
    nước cạn non mòn đêm vẫn trông

    hồn thiêng sông núi có uy linh
    cho cõi Nam Kinh lịnh kiếm thần
    chém đứa xua dân làm nô lệ
    bêu thằng bán nước lậm bùa mê

    Dáng Xưa đâu nữa...buồn não nề !

    [Phù Vân]
    ___

    Emec cảm ơn Chị Cả và tỷ Phù

    Bửa ni ,ẹc giới thiệu thêm một trong các quán CF quanh hồ con rùa và con đường huyền thoại...




    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/C05AEAAA51E843D2964CF2A2C0E2E34E.jpg[/image]

    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/5A69AB67D17148AF8F7F4D4BDE4A8A3A.jpg[/image]

    Con đường Duy Tân cây dài bóng mát...


                
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 20.09.2011 07:47:31 bởi triart >
    Attached Image(s)
    #275
      Phù vân 20.09.2011 08:34:05 (permalink)
      0

      Trích đoạn: triart






      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/C05AEAAA51E843D2964CF2A2C0E2E34E.jpg[/image]

      [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/5A69AB67D17148AF8F7F4D4BDE4A8A3A.jpg[/image]

      Con đường Duy Tân cây dài bóng mát...


                  


       
      NGÕ THỜI GIAN
       
      qua Ngõ THỜI GIAN để THAN GIỜI !
      CHUI VÀO CHÀO VUI với MÌNH_TA
      MA TÌNH chưa phỉ sao CÀ NHẮT
      nhà nước " CẮT NHÀ " rùa BÒ ĐI
      BODY em bán anh CÓ MUA
      MÓ CUA thư giãn tí ĐỞ GHIỀN
      chưa ĐIỀN GỞ lẹ tờ ĐƠN ẤY
      ĐẤY ƠN Chú Vẹm Chém Vụ này
      CAN ÔNG CÔNG AN đừng dẹp nhé?
      chừa ngỏ THỜI GIAN để THAN GIỜI !!!
       
      ( Ong tháng chín )
       
      -0-0-0-
       
      CON ĐƯỜNG TÌNH SỬ NGÀY XƯA...
       
      Duy Tân bóng mát cây dài
      Có người xếp lá nên bài tình thư
      Từ mưa vương áo tiểu thư
      Đường xưa tình sử thảo hư mấy mùa
       
      ( phùvân )
       
      #276
        Phù vân 21.09.2011 00:18:07 (permalink)
        0
        ÔN CỐ TRI TÂN

        HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG

        Để có ly cà phê hương vị đúng ý nghĩa tại Công Trường Con Rùa, bạn cần dùng :

        Tiền Giấy VNCH Trước 75

        !














        #2









        #3





        #4








        #5








        #6

        Indochinese Federation Cambodia - Laos - Vietnam combined issue 1952-1954








        <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2011 00:23:30 bởi Phù Vân >
        #277
          Viet duong nhan 21.09.2011 06:12:41 (permalink)
          0

          Ôi, nhớ nhớ ! Nhớ quá đi thôi !
          Trong tấm hình này dường có tui !

          ........!!!


          Chào và cám ơn Triart & tất cả ACE trong "Câu Lạc Bộ TRI ÂM".
          Chúc bình an may mắn.
          Thân mến
          7_vdn
          #278
            dzuylynh 21.09.2011 10:27:16 (permalink)
            0

            Trích đoạn: Viet duong nhan


            Ôi, nhớ nhớ ! Nhớ quá đi thôi !
            Trong tấm hình này dường có tui !

            ........!!!


            Chào và cám ơn Triart & tất cả ACE trong "Câu Lạc Bộ TRI ÂM".
            Chúc bình an may mắn.
            Thân mến
            7_vdn




            dzuylynh đại diện cho Thần Kim Quy cám ơn Bảy đã ghé thăm Hồ Con Rùa nhen !
            thì ra hương vị cà phê năm cũ đã quyến rũ người xưa một thuở há !
            chắc chắn có một thời Bảy đã ngồi đây chứ !
            với AI vậy ta?

            ..............................
            #279
              dzuylynh 21.09.2011 10:43:48 (permalink)
              0

              THI NHẠC GIAO DUYÊN

              "... em lo lắng mai hóa thành bà lão

              ký ức mơ hồ ... ta còn nhớ nữa đâu ? "

              cuối cùng, bé Dịt đã ra đi cho ThiênNga trở lại

              con ngỗng trời Gò Công đã trở về sau giấc đông miên biền biệt

              một chút nồng nàn và xót xa quay quắt hơn chín mùa trăng cũ, mạ đã hóa đòng đòng dâng hương ngọt lịm trên bao la màu mỡ cánh

              đồng thưquán việtnam

              ý thác lũ, từ cuồng giông và ung dung tự tại như cội tùng trước gió, lạnh như băng giá địa cực, hừng hực như dung nham phún thạch

              thiên sơn ...

              chính là diênvỹ, là thơ như nói, là lời như kể ; thơ tự do khóang đạt mà không là Thơ Đường , thơ Muối .

              một chút mặn mà duyên dáng, một chút thanh ngọt nên duyên

              mi thứ âu man mác, medium jazz mỹ huyền hoặc cho ký ức mơ hồ

              đến một lúc nào đó trong cuộc đời, ký ức là mặc thể mà không mơ hồ

              bởi vì ký ức đi sau nhưng về trước kỷ niệm

              bởi vì ký ức đi trước nhưng lại trở về sau kỉ niệm

              kỷ niệm là ký ức hay ký ức là kỷ niệm , diênvỹ ?

              ca khúc MƠ HỒ như một lời chúc mừng sự hồi đầu của con sóng ngầm diênvỹ với lời thơ " Miền Viễn Tây hoang dã " như đã là như thế !

              diênvỹ có một nắm mạ thi tứ dễ dàng nẩy mầm tràn ngập lên ruộng đàn tôi, khuấy ngầu đục phù sa giòng sông hát nghênh ngang giữa

              đời không cần trau chuốt

              " được cái này thì phải mất cái kia "

              mất cái kia có nghĩa là được tất cả , diênvỹ có biết không ?

              sáng tác đều tay nhé cưng !

              chúc mừng em

              thân thuộc

              nlynh




              ký ức mơ hồ

                                                                          thơ diênvỹ

              anh tầm thường, bình dị

              cả tình yêu chẳng thể tỏ cùng người

              em khinh thường mọi thứ

              có tình yêu, cũng chẳng lấy làm vui


              ta cứ sống chờ một ngày mai, ngày mai nữa


              con đường đi chẳng biết đến nơi đâu

              anh bình dị , cả nụ hôn không biết

              em chán đời, chẳng ngại nhận thương đau


              ta cứ thế vòng quanh theo cuộc sống

              vờ vô tình như chẳng biết về nhau

              em lo lắng mai hoá thành bà lão

              ký ức mơ hồ ta còn nhớ nữa đâu


                                          MƠ HỒ 
                                            
              ý thơ diênvỹ _ nhạc dzuylynh






                                        http://www.box.net/shared/sgqdx1imobsprh8mznvf


              anh tầm thường bình dị .

              cả tình yêu chẳng thể tỏ cùng người .

              em cũng thường mọi thứ

              có tình yêu cũng chẳng lấy làm vui

              không tình yêu cũng chẳng lấy làm buồn ...

              em dung dị đời thường .

              cả tình yêu cũng chẳng thể tỏ cùng anh

              sống chờ một ngày mai,

              ngày mai...

              ngày mai nữa !

              đường nhân gian đi không biết đến nơi đâu?

              anh thật thà, cả nụ hôn không biết .

              anh thật thà, lời yêu tỏ chưa quen...

              em quên đời, chẳng ngại nhận thương đau

              ta quên đời chấp nhận mãi xa nhau !

              Ta cứ thế vòng quanh cho hết đọan đường trần .

              vờ vô tình không vướng bận gì nhau

              vờ vô tình chưa vướng bận gì nhau

              đêm thinh lặng chờ mùa qua hóa đá .

              ký ức mơ hồ như sóng gợn triền xa...


              halfmoonbaySeptember.20.2011.tặngkiềuvân
              <bài viết được chỉnh sửa lúc 21.09.2011 18:21:12 bởi Ct.Ly >
              #280
                dzuylynh 23.09.2011 09:18:05 (permalink)
                0



                GỬI EM MỘT ĐÓA THU CA

                Album Mưa Rơi Cho Nụ Quỳnh Xanh

                Sáng tác & Trình bày: Dzuylynh


                http://www.box.net/shared/274xndkz7x1votflnj0s


                ( chotiếnghátXuânXanh vềbên nớ_chohươngQuỳnhtrắngHạ ngátbênni )

                Nụ Quỳnh trắng cuối mùa em gửi lại .

                Nét trang đài khai nhụy đóa Thu ca .

                Cung trầm,

                tưởng

                trổ cành Xanh ngọn lá .

                Nhánh hoa nào nghiêng ngã mấy cung tơ .

                Đỉnh thang âm khao khát cánh môi chờ .

                Dòng sông thơ lặng lờ ru bến nhạc .

                Bàng bạc mây tím ngát ngọn thu phong.

                Thuyền chưa qua nghe sóng gợn trong lòng

                Đợi em về,

                thu đọng úa mầm thơ

                Trơ phiến lá uống hạt Mưa cuối Hạ .

                Chờ tương phùng...

                ...Xuân

                muộn mấy mùa hoa

                Chờ tương phùng Xuân muộn mấy mùa hoa !

                Anh sẽ họa bản tình ca trên đá .

                Chờ em về nhặt cuống lá Thu ngà …

                Hết mùa hương vườn xưa hoang phế lạ !

                Sợ mưa hòai rừng nhạt dấu chân nai

                Thu chưa qua , sao đã lá lược cài ?

                Giọng ai ca nghe u hòai đến thế !

                Chờ Xuân đến nắng chan hòa vạn thể

                Bước em về ru khẽ một chiều mê

                Bước em về

                ru khẽ

                một chiều

                mê ...


                thunglũngtìnhyêumộtsớmmùathu.september22.2011dzuylynh
                tặngQuỳnh Toronto - TàÁoXanh Australia - O Mưa SanJose
                <bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2011 09:22:54 bởi dzuylynh >
                #281
                  dzuylynh 24.09.2011 03:35:39 (permalink)
                  0
                   
                   
                  NẮNG TRƯỢT QUA KHUNG CỬA THỜI GIAN... MÊNH MANG


                                                        http://www.box.net/shared/v5bz8sdacrgde4pq63mg

                   

                                                                                      Tùy bút Triều Âm
                                                                                       Tác giả diễn đọc











                  Lại một ngày mưa...
                  Như những giọt thánh thót từ xa xăm ta quên tìm về.
                  Tính tang ta nghe lời gió ngòai song chạm vào những thôi thúc, những trở trăn một thời.
                  Mười lăm năm trôi vèo như một cái nháy mắt, mang theo sự hồn nhiên ngu ngơ dại khờ.
                  Mưa vỡ tan những bong bóng mây của bé ngày ngây thơ tung tăng nắng lụa...
                  Mưa tình tang rung động đầu đời.Ngây ngô !
                  Và bé như chú chim sơn ca nhỏ chập chững bay, ngọng nghịu tiếng hát đầu đời.
                  Nhẹ nhàng.Sâu lắng.
                  Và cũng dịu dàng như mưa thấm vào bầu sữa của Đất Mẹ diệu kỳ.
                  Nắng lên !
                  * * *

                  ...Bé rơi khỏi miền tỉnh thức, theo mây gió bềnh bồng, chìm trong đôi mắt người dưng để lạ lùng hiểu được những cung bậc cảm xúc vu vơ, nồng nàn, hờn giận... Những trải nghiệm xa lạ, thú vị như cuốn hút bé vào cuộc phiêu lưu không ngày đến
                  Mưa rơi ...
                  Hay giọt nước mắt bé rơi để " trói tim mình giữa những nỗi đau ngọt ngào" bên cay đắng miệng đời, để lạ lùng chế ngự bản thân tiếp bước vào đời như mọi người đang bước. Vô hồn, lạc lõng.
                  Nắng lang thang qua cánh đồng tuổi thơ. Những ước mơ khô cháy ...

                  * * *

                  Cuộc hành trình bốn năm để bé thành thiếu nữ.
                  Tháng sáu trời mưa đan dài thêm nỗi nhớ. Mênh mang ... mênh mang ...
                  Từng giọt ngậm ngùi bên khung cửa. Đắng lòng !
                  Một đôi mắt quay vội, một dáng người thảng thốt bước nhanh.
                  Mưa vẫn rơi. Trái đất vẫn tròn.
                  Nắng le lói qua chiếc cầu vồng mỏng mảnh. Có 2 người vội bước nhưng cố lén níu giữ thời gian.
                  Và dòng trôi vẫn chầm chậm như bao thời nay vẫn thế.

                  * * *
                  Mười một năm. Nắng long lanh. Bé đã gặp người bạn thân tựa hồ hẹn nhau từ tiền kiếp xa xăm.
                  Tuổi thơ lớn muộn. Những tiếng cười trong vắt qua khung trời đại học và ngỡ ngàng những cái lắc đầu của bạn bè cùng trang lứa :" Quái dị !!!"
                  Các giáo sư thì ý nhị cười thầm : " Thế nào cũng có một đôi khá đẹp"
                  Mặc !!! Những tiếng cười vẫn lung linh cùng nắng.
                  Bàn tay ta chạm bàn tay. Hai đứa chỉ cười khì : " Người lớn thật phức tạp"
                  Phải chi nắng cứ vàng mãi trên dãi đồi xanh mướt đẫm sương mai.
                  Bạn không qua nổi tiếng đời độc ác ...
                  Vu vơ... vu vơ.... Bé cần người đồng hành không phải đối thủ cạnh tranh.
                  Nắng vẫn vàng tươi nhưng gió đã mang đi nụ cười.
                  Người lớn vẫn trầm trồ : " Xứng đôi !" sau mỗi kỳ thi cam go. Bạn bè ngưỡng mộ.
                  Nắng vẫn tone vàng mơ nhưng sương đã phủ mờ nhân ảnh.
                  Một cái nắm tay vẫn siết chặt thời hoa mộng... " Sỏi đá cũng cần có nhau cơ mà."

                  * * *
                  Nắng len vào sương gió, mang chút bụi đường xa xăm của những bàn chân rong ruổi khắp quê hương, mang ánh sáng về miền quê xa thẳm.
                  Nắng mang đến cho bé lời yêu thương nồng nàn để đủ buồn man mác mười năm.
                  Mười năm cho một cái tên kịp vỡ dưới lưỡi búa oan nghiệt của ông xanh, với tiếng cười hô hố vô tâm của lũ người man dại.
                  Chút ngọt ngào beo béo của chiếc bánh croissant đọng lại dư vị mười năm để bé bật cười khi đi ngang hàng bánh " Cuộc đời anh tìm kiếm điều gì cũng mười năm"
                  Nhưng em đã là " cô gái đến từ hôm qua" ...
                  Ngày không mưa nhưng sao lòng lạnh quá...

                  * * *
                  Chín năm bản luân vũ ngọt lành. Bàn chân sương chạm đến bình minh với tiếng hát bàng bạc trăng non. Chín năm trôi theo đời lính chiến chinh. Em tựa vai người nơi tiềm thức xa xăm. Cánh rừng xưa đã khép sao người vẫn ở phương trời vô định. Lặng chiều thu một đóa linh lan nên nguyệt cầm khóc mãi những đêm mưa. Nắng lạnh lùng man dại cứa những vết dao chia nửa đôi tim. Bé khóc ! Chín năm dài nên đôi mắt buồn xa xăm.
                  Rời xa miền tỉnh thức, lòng như con thuyền trôi mãi theo dòng đời bất nhẫn. Ngọt ngào đôi tiếng đãi bôi cho bé nụ cười tợ như sáp nặn. Nước mắt nuốt ngược vào lòng khi chữ hiếu nặng mang. Người cho ta thấy những sắc màu lạ lùng của nắng trên dòng lũ cuộc đời.
                  Nơi phố núi xa xăm, tiếng chuông chiều từ ái mang nặng tấm lòng của một đóa sen xưa.
                  Đồng xa diệu vợi, nước mắt ai rơi trong vắt những chiều nắng về bên kia núi.
                  Có ai hay một trái tim non chết chìm.
                  Chín năm để soi mình vào bể trầm luân, nét hồn nhiên mỏng mảnh theo gió tan như giọng hát ngày trăng lên, bé thẫn thờ chấm cọ vẽ nên một con ma nhỏ không hồn lang thang.

                  * * *
                  Ngày vẫn mưa. Từng giọt rơi cho mất mát trống trải trong lòng.
                  Hai mươi chín năm dài để bên tai vẫn nghe bão tố dập dồn trong đêm, để sáng mai hai thiên thần ngơ ngác khi thiên sứ chấp cánh bay đi. Mưa rơi trên dòng người đưa tiễn lẻ loi, đè nặng trái tim vốn không vững của thiên sứ ở lại. Đôi cánh mỏng tang thêm tả tơi nhiều trong giông bão để kịp chở che cánh chim non ngày vững bước vào đời.
                  Ngày hôm đó, mưa chưa bao giờ mặn hơn thế. Trời không chút nắng.

                  * * *
                  Mười tám năm mơ hồ mang ngày đó quay trở lại. Ngày cô bé miệt mài trong phòng thi.
                  Viết...xé... rồi xóa.... để giờ phút cuối giọt mưa đầu tiên màu tim tím tan trên tờ giấy thi thơm thơm mùi nắng.
                  Bé viết về 1 thiên sứ không còn nhiều trong ký ức. Lần đầu tiên trong đời bé cảm nhận tim mình khuyết một chỗ.
                  Nắng vẫn len qua cửa sổ đến tận ngày nụ cười như nắng của bé làm ấm áp trái tim buồn bã, rệu rã của vị thiên sứ ốm o, xanh xao bên cạnh.

                  * * *
                  Nắng lại sáng bừng ngày chủ nhật, nhưng lạnh lùng cướp vị thiên sứ cuối cùng của bé, mang về một nơi xa lắm. Một nơi bé sẽ không biết đường đến nhưng bé tin là nơi ấy sẽ không có những giọt mưa, hạt nắng làm buồn vương lòng người.
                  Ngày nắng và thỏang mưa của năm mươi sáu năm, chèn lên ký ức của hai mươi tám năm trước. Một linh hồn khao khát yêu thương chỉ có thể được yêu thương trọn vẹn khi không còn ở cùng một linh hồn nào khác. Nghịch lý như vậy sao ?
                  Ngơ ngác tan mình vào nắng sớm hôm nay, bé vẫn mãi không hiểu nổi những nguyên lý của dòng chảy tất bật này.

                  * * *
                  Ba mươi mốt năm chòang lên vai ngày mặt trời đếm năm thứ ba mươi chín, lắng tai nghe
                  "Lonely rivers flow to the sea, to the sea
                  To the open arm of the sea, yeah!
                  Lonely rivers sigh : " Wait for me, wait for me!"
                  I'll be coming home,
                  Wait for me.
                  ( Trích " Unchained Melody" )
                  Nắng mỉm cười khi nghe ai đó than thở : " Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa" ( Trích " Tình xa"/ Trịnh Công Sơn)
                  Những cơn mưa sẽ lại là những dòng sông nhỏ, theo tiếng gọi về với biển mẹ bao la.
                  Cầu vồng sẽ lại nối liền đôi bờ trái đất. Một bàn tay non tung những đám bụi vốn đã từng là thân tứ đại cũng theo dòng sông nho nhỏ tìm về.

                  * * *


                  Nắng lại khóac lên mình chiếc áo vàng rực rỡ.
                  Biển mênh mang và " Same old song... just a drop of water in an endless sea" ( trích " Dust in the wind")
                  Một giọt nước rơi vào vùng mê lộ. Một khuấy động cho em lối về tỉnh thức giữa nhân gian.
                  Bình minh đơm nắng mới. Đôi mắt buồn mông mênh chất chứa những nỗi niềm năm tháng.
                  Nắm bụi cuối cùng cũng theo gió bay đi. Em rùng mình.
                  Chỉ là một sát na bé mọn. Ai giang tay bắc lại chiếc cầu vồng cho nắng lung linh cùng mưa.
                  Em tan thành giọt mưa chìm vào lòng đất sâu khô nẻ.
                  Một chút bẽ bàng xin gởi trả nhân gian.
                  Trong nắng sớm, em rũ mình buông bỏ. Này lợi danh, này bạc tiền này những trói buộc tầm gai, cứa tim người đau nhói.
                  Nắng lại cười bên tiếng mỉa mai của đời cay độc. Ừ thì, nắng lại đi qua điểm số 0 một lần nữa, lấp đầy một khung cửa mới sơn, tràn vào căn phòng cũng mới và rất lạ.

                  Triều Âm 22.09.2011

                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 27.09.2011 03:15:57 bởi dzuylynh >
                  #282
                    SongHuong 24.09.2011 11:35:11 (permalink)
                    0
                    THẢ

                    Tuổi thơ tôi thả cánh diều
                    Đâu hay thả cả bao chiều đợi trông
                    Ngày nao thả nhớ bên sông
                    Đêm nao thả những chờ mong theo người

                    Thả thuyền theo nước trôi xuôi
                    Người đi thả những buồn vui bên đời
                    Ai đem người thả trong tôi ?
                    Thả câu mái đẩy ầu... ơi... đã từng....

                    Thả câu mặn muối cay gừng
                    Thả vườn cau lẻ ngập ngừng trầu têm
                    Tiếng đàn ai thả vào đêm
                    Thả cung trầm bổng bên thềm trăng xưa

                    Ai đem buồn thả vào mưa ?
                    Thả trong tôi hạt nhặt thưa trĩu lòng
                    Chiều nay thả nhớ bên sông
                    Nhờ con nước thả hoài mong về người

                    Huế 24/9/2011
                    Sông Hương

                    #283
                      dzuylynh 25.09.2011 08:39:41 (permalink)
                      0

                      Trích đoạn: SongHuong

                      THẢ

                      Tuổi thơ tôi thả cánh diều
                      Đâu hay thả cả bao chiều đợi trông
                      Ngày nao thả nhớ bên sông
                      Đêm nao thả những chờ mong theo người

                      Thả thuyền theo nước trôi xuôi
                      Người đi thả những buồn vui bên đời
                      Ai đem người thả trong tôi ?
                      Thả câu mái đẩy ầu... ơi... đã từng....

                      Thả câu mặn muối cay gừng
                      Thả vườn cau lẻ ngập ngừng trầu têm
                      Tiếng đàn ai thả vào đêm
                      Thả cung trầm bổng bên thềm trăng xưa

                      Ai đem buồn thả vào mưa ?
                      Thả trong tôi hạt nhặt thưa trĩu lòng
                      Chiều nay thả nhớ bên sông
                      Nhờ con nước thả hoài mong về người

                      Huế 24/9/2011
                      Sông Hương



                      thơ tới quá Sông Hương !
                      thả xong rồi , chừ bắt hỉ ?


                      CÂU LẠC BỘ TRI ÂM CUỐI TUẦN
                      Thư người em gái phương xa
                      PHÓNG SỰ ẢNH : THƯƠNG GIANG _ DÒNG SÔNG TRỞ LẠI
                      From: thuonggiang thuonggiang To: Lynh Duy Sent: Saturday, September 24, 2011 12:51 PM



                      NHỮNG BÔNG HOA CỦA PHÁI ĐẸP TRONG RỪNG HOA LỤC BÁT TRĂM SẮC NGÀN HƯƠNG
                      (09/09/2011)



                      Một vài nữ tác giả của lucbat.com. Ảnh từ trái sang: Thương Giang, Dung Thị Vân,Chử Thu Hằng, Thủy Hướng Dương, Trương Nam Chi, Trần Thu Hà.

                      Phải sang: Vũ Thiên Kiều, Song Hương, Thủy Hướng Dương, Trương Nam Chi, Dung Thị Vân,Lê Hằng, Thương Giang. Ngược lối tới vần " G ", tôi gặp người đã xa rời quê cũ: Thương Giang. Không yêu dấu hồn quê thì tại Kiev cách trở xa xôi Lễ hội thật khó về . Giờ trầu vẫn nhuốm đỏ cặp môi từng đôi câu thơ của chị " Tiếc cau chín để lỡ mùa/ Trầu xanh héo ngọn dậu thưa úa dần " . Công nhận chất Việt chẳng hề mòn phai trong tâm hồn xa xứ " Ngoan hiền một thủa trúc xinh/ mảnh mai vẫn nép sân đình, dáng xưa...". Chắc trên mạng đêm đêm chị luôn ẵm bồng đò đưa câu thơ lục bát mà thương mà nhớ cội nguồn.

                      Cảm nhận : Nguyễn Thanh Tuyên

                      Tác giả Thương Giang- Nữ sĩ xinh đẹp đáng yêu của gia đình Lucbat.com (13/09/2011)

                      Điều làm chúng tôi ngạc nhiên hơn cả là Thương Giang hiện ra trong mắt mọi người rất bình dị với nụ cười tươi và khuôn mặt phúc hậu; xinh đẹp đáng yêu như thế nhưng cô không có vẻ gì phải cố gắng để làm cho mình khác biệt nổi trội hơn so với người khác. Thương Giang hòa mình vào trong nhóm chúng tôi, với thái độ chân tình cởi mở... Khác hẳn với những gì người ta thường tưởng tượng vè một "Nữ Việt kiều" đã xa quê hương hơn hai mươi năm, có thể bị "Tây hóa", mất dần cốt cách phụ nữ Á Đông..

                      Quỹ hỗ trợ Văn chương & Cuộc sống, từ khi thành lập đến nay đã có nhiều hoạt động thăm hỏi, giúp đỡ các nhà văn gặp khó khăn trong đời sống thực tế, cũng như việc hỗ trợ in ấn, xuất bản.Những nghĩa cử đẹp như hỗ trợ kinh phí xây dựng “Quỹ Phùng Quán” tại TP Huế, trại sáng tác cho các nhà văn trẻ của TP. HCM đến việc thăm hỏi, trao quà cho các nhà văn còn gặp nhiều khó khăn như AHLĐ Sơn Tùng (Hà Nội), Hoàng Phủ Ngọc Tường (Huế), Trần Văn Thước, Đỗ Trọng Khơi (Thái Bình), Trần Quốc Minh (Hải Phòng)… đã để lại những dư âm tốt đẹp trong lòng bè bạn văn chương.Được biết trong thời gian tới Quỹ Văn chương & Cuộc sống hỗ trợ xuất bản tuyển tập thơ văn Chử Văn Long, hỗ trợ cho dịch giả Nguyễn Bích Lan, dị nhân Văn Thùy ra mắt sách. Đặc biệt là việc phối hợp cùng soạn giả Gia Dũng xuất bản Tuyển tập thơ “Xứ Đoài mây trắng”. Dự kiến sách dày khoảng 600 trang (tổng chi phí cho 500 cuốn ước tính trên 100 triệu đồng). Thật thú vị khi nằm gác chân với Dị nhân Văn Thùy, Ngọa sơn Trịnh Tuấn thưởng thức những con văn, đàn chữ giàu dinh dưỡng bơi miên man bụi ảo trong “Hồn phố” của Chử Thu Hằng – người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội: “Mùa sen đã qua từ lâu, chỉ còn những cuộng sen đã bị ngắt hoa thẫm màu ngơ ngác, cố vươn lên dõi tìm cánh hồng đã bị lìa xa. Những lá sen cái còn xanh, cái héo ngả màu nâu, cái đã rạc chỉ còn lại gọng xương, cái lập lờ trên nước, cái ủ rũ cúi mình soi gương tiếc một thời nhan sắc đã qua. Ai bảo cảnh sen tàn không đẹp? Có một chút gì đìu hiu u tịch, một chút gì buồn bã kiêu sa làm lòng bỗng bàng hoàng... Sen đã nỗ lực vươn lên từ đáy nước, chắt chiu tinh túy của đất trời để dâng cho đời sắc hương thanh khiết. Thời vàng son đã qua, còn lại đây những lá sen tàn mang trên mình dấu ấn thời gian, trầm tư trong nỗi buồn mùa thu hiu hắt. Những lá sen tàn còn chút hương xưa, duyên muộn, ủ thơm vạt nắng cuối chiều. Những lá sen tàn còn chưa chịu rã vào lòng đất, cố nán chờ một tiếng mưa thu để vỡ òa bao nuối tiếc...”. Tại buổi lễ tác giả Thương Giang – “một tâm hồn Việt ở xứ sở Bạch Dương” đến từ Kiev, giới thiệu 2 tập thơ là “Giọt buồn” và “Hoài niệm Hội Lim” cho biết cô là người đã xa quê 22 năm, khi vừa lớn lên, vừa biết cảm nhận thì đã xa quê. Thương Giang sinh ra ở Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa, miền đất chan chan huyền tích, lễ hội và thi ca. Ở xứ xở xa mỗi mùa tuyết rơi, xuân về lại lơi bơi, thổn thức nhớ quê và Thương Giang đến với thơ rất tự nhiên giống như là người ta viết nhật ký vậy. “Đếm đong điều được mất/ Buồn làm chi hỡi người/ Lênh đênh mùa nước nổi/ Buồn loang đầy sông. Trôi…” (Buồn) hay “Lỡ làng đơm trái khổ qua/ Kề môi chát đắng xót xa lời thề/ À ơi khép lại đam mê/ Hai đầu nỗi nhớ nẻo quê xa mờ”(Khúc ru gửi người). Mỗi bài thơ, tập thơ có số phận, đời sống riêng của nó nhưng Thương Giang đã mạnh dạn, biết cách vượt lên, chiu chắt “góp một tiếng nói bằng thơ ca cho cộng đồng người Việt ở Ucraina với cả thế giới”.
                      Bài và ảnh: Lãng Ma
                      Email: yeulucbat@gmail.com
                      CHÙM ẢNH CỦA LUCBAT.COM

                      Toàn cảnh buổi lễ
                      Nhà văn Trần Nhương khen áo nhà thơ Phạm Đức đẹp 1 cách "Đơn phương"
                      Nhà thơ Đỗ Hàn và Chử Thu Hằng cười tươi ủng hộ
                      Chử Thu Hằng giới thiệu sách
                      Ra mắt thành viên của quỹ Văn chương và Cuộc sống
                      Tác giả Thương Giang (thứ 2) và nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo (thứ 3, trái qua)

                      LỄ RA MẮT QUỸ HỖ TRỢ VĂN CHƯƠNG VÀ GIỚI THIÊU SÁCH 23/09/2011@21h59 128 lượt xem, viết bởi: luuquochoa Chuyên mục: ký sự

                      Toàn cảnh buổi lễ Thành viên quỹ ra mắt________Sáng nay thứ Sáu ( 23/9/2011) Tại khu du lịch sinh thái Tiên Sa ( Ba Vì – Sơn Tây) đã tưng bừng diễn ra một sự kiện hoạt đông văn chương: Ra mắt quỹ hỗ trợ văn chương và cuộc sông và giới thiệu sách của 2 tác giả : Chử Thu Hằng và Thương Giang. Dịch giả Nguyễn Bích Lan nhận tài trợ của quỹ______Đông dảo các VNS tên tuổi của HNVVN như các nhà thơ: Bằng Việt, Gia Dũng, Trần Ninh Hồ, Nguyễn Trọng Tạo…đã về dựCác VNS của Thủ đo, các tác giả thơ văn một số tỉnh đã về dự đông đủ. Đông đảo các phóng viên báo chí đến cập nhật và đưa tin.Giám đốc khu du lịch, Nhà Báo, Nhà thơ Bành Thanh Bần, Chủ tịch quỹ hỗ trợ văn chương đứng ra đăng cai địa điểm để buổi lễ trọng thể được diễn ra thuận lợi. Lưu Quốc Hòa giới thiệu sách cho 2 tác giả____ Tác giả Cử Thu Hằng Tác giả Thương Giang---------Thay mặt cho quỹ hỗ trợ văn chương, với tư cách là nhà tài trợ chính, là người sang lập quỹ, Nhà báo, nhà thơ Bành Thanh Bần đã thông qua quy chế và báo cáo về hoạt động bước đầu của Quỹ hỗ trợ văn chương và cuộc sống.Một số tác giả gồm nhiều tỉnh bước đầu đã nhận được tài trợ của quỹ để hoàn chỉnh tác phẩm.Cũng tại buổi lễ , một số tác giả đã lên nhận tài trợ trong ngày ra mắt trọng thể. Các thành viên của quỹ hỗ trợ đã ra mắt và chụp ảnh lưu niệm. Thương Giang, cô gái Kinh Bắc xa xứ 22 năm về tổ quốc với 4000 bài thơ _____Phần giới thiệu 2 tác giả có đầu sách mới vừa ra đời do Lưu Quốc Hoà dẫn chương trình, 2 tác giả lên phát biểu cảm tưởng và tặng sách các đại biểu về dự. Buổi lễ ngắn gọn, đạt tiêu chí đã đặt ra. Chia tay người Kinh Bắc. khúc giã bạn hát thầmNgười về em dặn câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua ............

                      Anh xem se hieu Rau Muong dang lam gi nhe!Thương Giang kiev

                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 25.09.2011 08:43:11 bởi dzuylynh >
                      #284
                        dohop 26.09.2011 16:29:32 (permalink)
                        0



                        LÂM NGỐ - CHƯƠNG MƯỜI  TÁM


                        Diễn đọc: Dzuylynh


                         
                        Chú thích:
                         
                        Chí Phèo = Gorgeous George , George Raymond Wagner (March 24, 1915 – December 26, 1963) một tay đô vật nhà nghề của Mỹ.

                        cua kẹp Bót Tân = Boston crab, một thế đô vật, thường là để dứt điểm một đối thủ và chấm dứt cuộc đấu.
                        http://en.wikipedia.org/wiki/File:Wallsofjericho@Commons.jpg
                         
                        Heo Tiến Vũng = Filthy McSwine – một tên tiếng Anh ám chỉ “Con trai dơ bẩn của một người tên Heo”

                        Lục Cự Nhân = The Incredible Hulk

                        Mạc Viên Thám Tử mặt nạ =Nhân vật chính trong bộ phim 12 tập The Masked Marvel (1943)

                        Mạnh = ông Mạnh, Mike, ông bầu đô vật (Wrestling) kiểu Mỹ.

                        Mương Sậy = Muncie, một địa danh ở Indiana (“Ấn Bang”)

                        Ôm nửa néo = Half nelson, một thế vật. http://en.wikipedia.org/wiki/File:Burns_Half-nelson.jpg

                        Xuống Gối Giả Chày  Piledriver, một thế vật có vẻ rất nguy hiểm.
                        http://en.wikipedia.org/wiki/File:Kazarian_vs_Shannon_Moore_vs_Chris_Sabin.jpg

                         
                         
                         

                        (Chương 18)
                         
                         
                        Thôi thì các bạn cho phép tui nói – đó là lần đoàn tụ hạnh phúc nhứt trong đời tui.  Duyên khóc và ôm tui, và tui củng làm y như dậy, và mọi người khác trong khu đắp vỏ xe đứng nhìn thắc mắc hổng biết chiện gì đả sảy ra.  Duyên nói là cổ sẻ làm xong diệc trong ngày trong vòng 3 tiếng đồng hồ, và biểu tui và ông Dân đi tới cái quáng rượu bên kia đường để uống bia hay đại loại như dậy, và chờ Duyên ở đó. Xong rồi, cổ sẻ đưa tụi tui đến chổ cô ở.
                         
                         
                        Tụi tui dô quán rựu và ông Dân kiêu một chai Ríp Bồ tức là “sóng lăn tăn”  để nốc bởi dì họ hổng có Dao Găm Đỏ, nhưng mà ổng nói chai Sóng Lăn Tăn ngon hơn, bởi dì nó có “bú kê” hay là “hương vị”, “hương xị” gì đó hấp dẩn hơn. Tui nhớ tới một thủ tướng nào đó có nói “ngồi buồn gải Bát Giái lăn tăn” hay đại lọi như dậy, tui quên rùi.
                         
                         
                        Có một đám đàn ông khác đang ở đó, họ chơi phóng phi tiêu và uống bia, uống rượu, cùng lúc có mấy ngừi chơi trò kéo tay ở một cái bàn. Có một tên bự có dẻ như là dô địch kéo tay trong cái quán rựu này, và lâu lâu có ngừi tới xin đấu với hắn nhưng hổng ai thắng nổi hắn.  Ngừi ta củng cá độ nửa, hoặc là 5 đô, hoặc là 10 đô một ván.
                         
                         
                        Nhâm nhi Sóng Lăn tăn một hồi, ông Dân nói nhỏ dới tui, “Lâm, chú có nghỉ là chú thắng được cái tên bự đó được hông? Trong cái trò kéo tay đó?”  Tui nói tui hổng biết, rồi ông Dân nói, “Thôi thì 5 đồng đây nè, tui cá là chú sẻ thắng tên này.”
                         
                         
                        Bởi dậy, tui đi tới và nói dới tên này, “Ông bạn có cho tui ngồi đây kéo tay dới ông bạn hông?” Tay này nhìn lên rồi cười rồi nói, “miển là ông bạn có tiền là tui sẵn sàng mời ông bạn chơi thử.”
                         
                         
                        Vì vậy, tui ngồi suống, đặt cùi chỏ lên bàn, rồi tụi tui nắm tay lẩn nhau, rồi ai đó la lên, “một, hai, BA!” và trận đấu vật bằng tay bắc đầu. Cái tên đó bắc đầu gầm gừ và rặn y như là một con chó ráng ị ra một hột thị, nhưng khoản 10 dây sau, cánh tay tui đả đè nhẹp cái tay thằng đó trên bàn và tui dứt đẹp hắn trong cái trò kéo tay này.  Mấy tên khác đi tới reo hò “hú” dới “há” và tui củng nghe được ông Dân đang la hét và cười lớn.
                         
                         
                        Cái tên bị thua hổng có khoái lắm, nhưng hắn đưa tui 5 đồng rồi đứng dậy.
                         
                         
                        “Cùi chỏ của tui bị trược,” hắn nói, “nhưng mà lần sau ông trở lại đây, tui muốn độ dới ông nửa, ông chịu hông?” tui gật đầu rồi đi dìa lại bàn chổ ông Dân rồi đưa tiền cho ổng.
                         
                         
                        “Chú Lâm,” ổng nói, “chúng ta đả kiếm được một cách kiếm tiền dể dàng để mua ít đồ ăn sống goa ngày.” Tui mới hỏi ông Dân tui có thể mua một hột dịt muối giá 25 xu trong một cái hủ ở quầy được hông, và ổng đưa tui một đồng rồi nói, “Chú mua bất cứ cái gì chú muốn, chú Lâm. Bây giờ tụi mình đả có cách để sống rồi.”
                         
                         
                        Sau khi tan diệc, Duyên đi tới quán rựu và ngồi chung dới tụi tui. Duyên sống trong một căn chung cư nhỏ hổng có sa Công Ty Vỏ Xe Nhồi Trộn lắm, và cổ trang trí nhà dới đủ thứ nhỏ nhỏ xinh xinh như là mấy con thú nhồi bông, mấy dây chuổi hạc treo lưng lửng ở cửa phòng ngủ. Tụi tui tới một cái tiệm chạp pô để mua thịt gà, và Duyên nấu bửa ăn tối cho ông Dân và tui, rồi tui kể cho cổ nghe chiện dì đả xảy ra sau cái lần chót tui gặp cổ.
                         
                         
                        Duyên chỉ tò mò nhức dìa thiếu tá Thu, nhưng sau khi tui nói là cổ đả đi theo một tên mọi ăn thịt người thì Duyên có dẻ thoải mái. Cổ nói là cuộc sống của cổ củng hổng có hoàn toàng phẻ re lắm trong mấy năm goa.
                         
                         
                        Sau khi cổ bỏ cái đám Trứng Nứt, Duyên dời qua Chi-ca-gô dới một cô gái cổ quen được trong lúc cùng biểu tình cho hòa bình.  Bọn họ cùng biểu tình trên đường phố rồi cùng bị tống dô tù mấy lần, và Duyên nói là cuối cùng thì cổ bắc đầu mỏi mệt dới cái diệc phải đưa cái mặt mình lên trong tòa án, và cổ củng lo là cái hồ sơ cảnh xát dìa cổ đả bắt đầu thêm màu sắc hay mập ra thiêm.
                         
                         
                        Dù sao đi nửa, cổ ở trong cái nhà dới khoản 15 người nửa, và cổ nói là họ hổng hoàn toàng là lọi ngừi dống cổ. Cái đám này hổng mặc quần lót, hổng mặc áo lót hay chuối chiên gì hết, và họ hổng bao dờ dội cầu tiêu. Rồi cổ và một tên trong nhóm quyết định mướn riêng một căn chung cư, bởi dì tên đó củng hổng thích sống cái kiểu như dậy dới cái đám đó, nhưng rồi hai ngừi họ củng hổng sống chung được lâu.
                         
                         
                        “Anh biết hông, anh Lâm,” cổ nói, “em còn ráng thử yêu ảnh, nhưng em hổng thể làm được bởi dì em vẫn cứ nghĩ dìa anh.”
                         
                         
                        Cổ đả diết thơ cho má của cổ và nhờ má của cổ liên lạc dới má tui để hỏi thăm tui đang bị nhốt ở đâu, nhưng rồi má của cổ viết lại nói là nhà của tụi tui đả bị cháy và Má thì đang sống trong nhà tế bần, nhưng tới lúc cái thơ đó tới tay Duyên thì Má đả bỏ trốn dới một tên đạo Tin Lành rồi.
                         
                         
                        Dù xao, Duyên nói là lúc đó cổ hổng còn tiền nửa, và cổ nghe người ta nói công ty vỏ xe đang cần công nhân nên cổ đi xuống Ấn Thành để xin diệc làm. Trong thời dan đó, cổ có coi trên TV là tui sắp xửa bị phóng dô vủ trụ, nhưng cổ đả hổng có thời giang để đi xuống Hội Tân. Duyên nói là lúc đó cổ đang coi TV “trong sự kinh hoàng,” và bởi dì phi thuyền bị rớt, cổ nghỉ là tui đả chết. Kể từ lúc đó, cổ dành hết thời gian để đắp vỏ xe hơi.
                         
                         
                        Tui nắm tay Duyên rồi ôm cổ vào lòng và cổ ở trong dòng tay tui một hồi lâu. Ông Dân trườn xuống rồi lăn dô phòng tắm, nói là ổng phải đi đái. Khi ổng đi rồi, Duyên mới hỏi tui làm sao mà ổng làm chiện đó được, và ổng có cần mình giúp hông? Tui nói là “Hông, anh đả thấy ổng đi tè rồi. Ổng tự làm chiện đó một mình được mà.”
                         
                         
                        Duyên lắc đầu rồi nói, “Chiến tranh Việt Nam đả cho mình mấy thứ như vầy đây.”  Thiệc sự tui củng hổng có gì để cải lại cái câu nói này của Duyên. Đó là một cái cảnh đáng buồn và đáng tiếc, khi mà một người hổng có chưng cẳng phải đái dô cái nón của mình rồi mới đổ nước tiểu dô bồn cầu.
                         
                         
                        Ba đứa tui sống trong căn chung cư nho nhỏ của Duyên từ lúc đó. Duyên xắp xếp cho ông Dân một chổ ở góc phòng khách, dới một cái niệm nhỏ, và cổ củng để một cái hủ trong phòng tắm, để mà ông Dân khỏi phải xài tới cái nón của ổng nửa. Mổi buổi sáng, cổ đi làm ở hảng vỏ xe, còn tui và ông Dân thì ngồi ở nhà nói chiện rồi đi xuống cái quáng rựu nhỏ gần chổ làm của Duyên, và tụi tui chờ cho tới lúc cô nàng làm xong công diệc trong ngày.
                         
                         
                        Từng lể đầu tiên tụi tui làm như dậy mổi ngày, cái tay bị thua tui trong cái trò kéo tay muốn kiếm cơ hội để lấy lại 5 đồng nên tui sẳn sàng cho hắn cơ hội. Tên này thử mấy lần nửa nhưng cuối cùng thì bị thua khoảng 25 đồng, và sau đó hắn hổng tới nửa.  Nhưng mà lúc nào củng có nguiời muốn thử đấu dới tui, và sau một tháng, 2 tháng dì đó, nhiều tên khác ở xa củng tới thử, có nhửng tên ở nhửng vùng khác củng tới kéo tay dới tui. Ông Dân và tui kiếm được khoảng một trăm rưởi hay hai trăm đô mổi tuần, và tui phải nói cho bạn nghe, số tiền này hổng có tệ lắm. Và ông chủ quán rựu, ổng nói là ổng sẻ tổ chức một cuộc thi đấu toàn quốc, và sắm sửa TV và nhiều thứ khác nửa. Nhưng mà trước khi chiện đó xảy ra thì có một chiện khác tới, và chiện này chắc chắng đả thay đổi đời tui.
                         
                         
                        Một hôm có một ông tới quán rựu, ông này mặc bộ đồ vét trắng với áo sơ mi kiểu Hạ Uy Di, và ổng đeo thiệt nhiều dây chiền vàng chung quanh cổ của ổng. Ổng đứng lên khi tui vừa kéo tay với một tên trong quán rựu xong, rồi ổng tới ngồi chung bàn dới tụi tui.
                         
                         
                        “Tui tên là Mạnh,” ổng nói, “tui có nghe kể dìa anh.”
                         
                         
                        Ông Dân mới hỏi ổng nghe được chiện gì, thì ông Mạnh nói, “Tui nghe nói là anh này là người mạnh nhức trên thế giới.”
                         
                         
                        “Ông nghe dậy sao?” ông Dân nói, và rồi ông Mạnh nói, “Tui nghỉ là tui có cách làm cho mấy ông kiếm nhiều tiền cở mấy cái thằng hay mấy con mụ chủ tịt trong câu lạc bộ “NÓKÌA” và cách kiếm tiền còn sạch xẻ hơn cái đám đó nửa, thay dì mấy ông cứ ngồi ở đây để kiếm mấy đồng bạc cắc khỉ này.”
                         
                         
                        “Cắch nào dậy?” Ông Dân nói.
                         
                         
                        “Vật lộn,” ông Mạnh nói, “nhưng hổng phải dật lộn cái kiểu đá dế như mấy ông trong quán rượu này – tui muốn nói là vật lộn thiệc. Trên một vỏ đài, có hàng trăm ngàng ngừi trả tiền để coi.”
                         
                         
                        “Mà vật lộn dới ai?” Ông Dân hỏi.
                         
                         
                        “Dới ai củng được,” ông Mạnh nói. “Có một đội ngủ nhửng tay đô vật nhà nghề như là Mạc Viên Thám Tử Mặt Nạ, Chí Phèo, Tên khổng lồ xanh lè Lục Cự Nhân, Đại Úy Công An Chưng Vô Mặc, Luật Sư Heo Tiến Vũng – mấy tay đó quý dị biết hết. Mấy tay đô dật giỏi có thể kiếm vài trăm ngàn đô một năm. Chúng tui sẻ bắc đầu từ từ dới người của ông. Chúng tui sẻ dậy cái chú này mấy thế vật, chỉ chú cách goánh, cách kiếm khán giả. Tại sao tui hổng thể cá là cái chú này xẻ trở thành ngôi sao đô dật sáng rực, và chú ta có thể biến khán giả thành nhửng đống tiền bự?”
                         
                         
                        Ông Dân nhìn dô tui, rồi nói, “Chú Lâm nghỉ thế nào?”
                         
                         
                        “Tui hổng biếc,” tui nói.  “Có lẻ tui đang nghỉ dìa diệc trở dìa quê và bắc đầu cái thương nghiệp tôm.”
                         
                         
                        “Tôm với Tép!” ông Mạnh nói. “Tại sao dậy chú em? chú có thể kiếm tiền gấp 50 lần bằng cái nghề đô vật hơn là đi bắc tôm! Chú hổng phải làm việc này suốt đời – chỉ trong vài năm lẻ, chú sẻ có vốn liếng đủ để nghỉ xả hơn, có dư tiền gửi trong nhà băng như là có con gà đẻ trứng vàng cho chú.”
                         
                         
                        “Có lẻ tui phải hỏi Duyên xem xao,” tui nói.
                         
                         
                        “Chú nge nè,” ông Mạnh nói, “tui tới đây để cống hiến cho chú một cơ hội cả đời kiếm củng hổng ra. Nếu chú hổng thích thì chú cứ nói là hổng thích, và tui sẻ hổng quấy rầy chú nửa.”
                         
                         
                        “Hông, hổng phải dậy,” ông Dân nói.  Rồi ổng quay qua tui. “Chú Lâm nghe đây, một số điều cái ông này nói rất có lý. Ý tui muốn nói là, làm cách nào khác mà chú có thể kiếm đủ tiền để bắc đầu cái thương nghiệp tôm của chú?”
                         
                         
                        “Tui phải nói cho chú biết nửa,” ông Mạnh nói, “Chú Lâm, cái ông bạn này của chú có thể làm diệc dới chú, ổng có thể làm người quản lý cho chú. Bất cứ lúc nào chú muốn từ bỏ đô vật, chú được tự do để bỏ nghề. Còn dì để nói nửa?”
                         
                         
                        Tui nghỉ dìa chiện đó trong khoản một phút hay đại lọi như dậy. Ổng Mạnh nói nghe củng đả tai, nhưng thường thường cái dì củng có cái bẩy của nó. Dù xao đi nửa, tui mở cái miệng bự của tui và nói hai chử định mện: “Chấp nhận!”
                         
                         
                        Đó, tui đả trở thành một thay đô dật nhà nghề như dậy đó. Ông Mạnh có một dăng phòng trong một cái khu thể dục thể thao dưới phố Ấn Thành và mổi ngày, tui và ông Dân đón xe buyết tới đó để mà tui có thể học vật lộn cho đàng hoàn.
                         
                         
                        Tui có thể túm gọn lại là: hổng ai được làm cho ai bị đau hết, nhưng mà phải làm sao cho dống như bị đau đớn dử lắm.
                         
                         
                        Ngừi ta chỉ tui đủ thứ trò: ôm nửa néo – tức là dùng một tay vòng dưới nách của đối thủ từ đàn sau rồi rồi khóa dô cổ của đối thủ, quay máy bay – tức là khiêng đối thủ để trên lưng rồi quay dòng dòng cho tới khi đối thủ chóng mặc té xuống sàn, rồi cua kẹp Bót Tân, xuống gối giả chày, và đủ thứ như dậy. Ngoài ra, người ta củng dạy ông Dân la hét và chửi bới trọng tài để làm mọi thứ như lộn xộn lên càng nhiều càng tốt.
                         
                         
                        Duyên hổng có khoái cái thương nghiệp đô dật của tụi tui lắm bởi dì cổ nói là tui có thể bị đau, bởi dậy tui mới nói là hổng có ai bị đau bết bởi dì tấc cả điều chỉ là đóng kịch thui, thì Duyên nói, “Như vậy thì thi đấu để làm chi dậy?” Đây là một câu hỏi thiệc là hay mà tui hổng thể nào trả lời được cho đúng, nhưng mà dù sao đi nửa, tui đang mong đợi tới ngày tụi tui kiếm được tiền.
                         
                         
                        Một hôm ngừi ta chỉ tui một trò gọi là “rớt dô bụng, ” tui phải làm giống như bay trên không rồi đáp xuống trên người đối thủ nhưng tới phúc chót thì đối thủ lăn ra chổ khác. Nhưng mà do cái khỉ dì đó, tui làm sai goài, hai ba lần, tui rớt ngay chóc dô một tên trước khi hắn kịp lăn ra chổ khác. Cuối cùng, ông Mạnh đi lên vỏ đài rồi nói, “Ông nội ơi, Lâm – chú mày chắc là một tên ngốc hay sao đó! Chú có thể làm đau ngừi ta cái kiểu đó, một con khỉ đột vỉ đại như chú!”
                         
                         
                        Rồi tui nói, “Đúng rùi – tui là một tên ngốc,”  rồi ông Mạnh nói, “Chú mày nói cái dì dậy?” rồi ông Dân, ổng kiêu ông Mạnh tới ổng một chúc rồi ổng giải thích cho ông Mạnh nghe cái dì đó, rồi ông Mạnh nói, “Ối trời! Anh bạn hổng có nói chơi chớ?”  và ông Dân lắc đầu. Ông Mạnh nhìn tui rồi nhúng vai, rồi ổng nói, “Thôi thì, sẻ có đủ mọi thành phần trong đô dật.”
                         
                         
                        Dù sao đi nửa, khoảng một tiến sau, ông Mạnh chạy ra khỏi văng phòng của ổng rồi tới vỏ đài gặp tui và ông Dân.
                         
                         
                        “Tui có rồi!” ổng la lên.
                         
                         
                        “Có cái dì?” ông Dân hỏi.
                         
                         
                        “Có tên rồi! Tên của nhà đô vật của chúng ta. Tụi mình phải cho Lâm một cái tên để thi đấu. Và tui mới nghỉ ra được cái tên thích hợp.”
                         
                         
                        “Cái tên dì dậy?” ông Dân hỏi.
                         
                         
                        “Cán Ngố!” ông Mạnh nói. “Tụi tui sẻ mặc tả lót cho Lâm rồi cho nó đội cái nón tai lừa hay là cái nón bộ đội củng được. Cái đám đông sẻ khoái lắm!”
                         
                         
                        Ông Dân si nghĩ một hồi.  “Tui hổng biếc,” ổng nói, “Tui hổng thích cái tên này lắm. Có dẻ như ông đang hạ thấp Lâm và biến chú ta thành cái trò hề.”
                         
                         
                        “Cái đó chỉ là theo thị hiếu của đám đông thui,” ông Mạnh nói. “Anh ta phải biếc đóng kịch chúc chúc. Mấy minh tinh lớn đều làm như dậy mà. Còn cái tên nào hay hơn là cái tên Cán Ngố nửa!”
                         
                         
                        “Chúng ta có thể gọi Lâm là “Đỉnh cao trí tuệ” hay là “Phi Hành Da”, Phạm Tưng hay người hành tinh dì đó?” ông Dân nói. “Mấy cái tên đó sẻ hợp hơn. Chú Lâm có thể đội cái nón cối bằng mủ trên đó có mấy cái ăng ten.”
                         
                         
                        “Hổng được. Mấy tên đó có người lấy rồi,” ông Mạnh nói.
                         
                         
                        “Tui dẩn hổng thích cái tên Cán Ngố,” ông Dân nói. Ổng nhìn tui rồi hỏi, “Chú Lâm nghỉ thế nào?”
                         
                         
                        “Tui thiệc sự cóc cần biếc, cái tên khỉ dì củng được,” tui nói.
                         
                         
                        Và tình hình là như dậy đó. Sau nhiều tháng tập liện, cuối cùng củng tới cái ngày đầu tiên tui trở thành tay đô dật nhà nghề. Ông Mạnh tới phòng tập thể dục trước cái ngày trọng đại và chửng bị nguyên một cái thùng tả lót dới lại một cái nón tai lừa màu đen. Ổng nói là ổng sẻ trở lại chổ này đúng buổi trưa ngày mai để lái xe đưa tui tới trận đấu đầu tiên ở Mương Sậy.
                         
                         
                        Tối hôm đó, khi Duyên dìa nhà, tui dô phòng tắm và mặc tả, rồi đội cái nón cán ngố lên đầu rồi đi ra phòng khách. Lúc đó, ông Dân đang ngồi trên cái xe cây nhỏ của ổng coi TV, còn Duyên thì đang đọc xách. Cả hai ngướt lên nhìn tui khi tui bước ra.
                         
                         
                        “Anh Lâm, anh làm cái trò dì dậy?” Duyên hỏi.
                         
                         
                        “Đó là bộ đồ đô vật của Lâm,” ông Dân nói.
                         
                         
                        “Anh ăng mặc giống một tên khờ quá!”  Duyên nói.
                                   
                         
                        “Mình cứ xem như Lâm đang đóng kịch vậy đó.” Ông Dân nói.
                         
                         
                        “Nhưng mà ảnh vẩn giống một tên khờ,” Duyên nói. “Tui hổng thể tin nổi! Ông có thể để cho ảnh ăng mặc dống dậy rồi đi ra chổ công cộng sao?”
                         
                         
                        “Cái đó chỉ để kiếm tiền thôi mà,” ông Dân nói. “Ngừi ta còn có một tay có tên là ‘Rau Muống’ và tên này mặc cái khố làm bằng rau muống cột lại, rồi người ta còn lấy một trái dưa hấu móc hết ruột, đục hai cái lổ làm hai con mắt cho cái tên này thấy đường rồi đội dô đầu cái tên Rau Muống này. Một tên nửa tự gọi mình là ‘Tiên Nga’ có đeo hai cái cánh xau lưng và cầm một cây đủa tiên. Cái tên chó này phải nặng cở một tạ rưởi, cô phải nhìn cái tên này thử thì hiểu liền.”
                         
                         
                        “Tui hổng cần biết mấy người khác mặc cái gì hay làm cái dì,” Duyên nói, “Tui hổng thích cái trò này chúc xíu nào hết. Anh Lâm, anh làm ơn thay cái bộ đồ khác dùm em.”
                         
                         
                        Tui trở dô phòng tắm để cởi cái bộ đồ cán ngố ra. Có lẻ Duyên nói đúng, tui đang si nghỉ - nhưng mà đàn ông con trai phải biết kiếm sống chớ. Dù xao, tui hổng cảm thấy tệ hại lắm nếu tui so xánh tui dới cái tên mà tui phải vật lộn vào tối mai ở Mương Sậy. Cái tên này tự gọi hắn là “Cục Kức Vĩ Đại,” và hắn mặc một cái bộ đồ phủ nguyên người và cái bộ này được sơn và vẻ để hắn nhìn dống một cục kức. Có trời mới biết hắn sống mải trong sự nghiệp quần chúng ra làm xao và sẻ có cái mùi dống cái gì.
                         
                        (Hết chương 18)
                        <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2011 21:50:03 bởi dohop >
                        #285
                          Thay đổi trang: << < 192021 > >> | Trang 19 của 72 trang, bài viết từ 271 đến 285 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                          Chuyển nhanh đến:

                          Thống kê hiện tại

                          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                          Kiểu:
                          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9