LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI
Diễn đọc: Dzuylynh
Chú thích: Phước Quyên = Fort Wayne, một thành phố ở Indiana (“Ấn Bang”) (Chương 20)
Tui đấu thiêm khoản hai trận nửa sau lần đó, và đương nhiên, tui thắng hết hai trận này, rồi ông Mạnh kiêu ông Dân dới tui tới văn phòng của ổng rồi nói, “Chú Lâm nè, tuần này chú sẻ vật lộn dới Ông Giáo Sư.”
“Ổng là ai dậy?” ông Dân hỏi.
“Tay này từ Cali tới,” ông Mạnh nói, “cái môn thể thao này đang rất được ưa chuộng ở Cali. Ông Giáo Sư này là tay hạng nhì trong Vô Địch Đấu Vật Miền Tây.”
“OK. Tui đấu với hắn liền,” tui nói.
“Nhưng mà còn một điều nửa,” ông Mạnh nói. “Lần này, chú Lâm, chú phải thua.”
“Phải thua sao?” tui nói.
“Ừa, phải thua,” ông Mạnh nói. “Chú Lâm nè, chú đả thắng mổi tuần và điều này sảy ra nhiều tháng rồi. Chú hổng thấy là thỉnh thoản chú phải thua ngừi ta mới thương chú hay sao?”
“Sao lại có chiện đó được?”
“Đơn dản thui. Con ngừi ta thường thương nhửng ngừi bị thua thiệt. Chú bị thua, lần sau thiên hạ thương chú hơn.”
“Tui hổng thích bị thua,” tui nói.
“Ông trả bao nhiêu tiền?” ông Dân hỏi.
“Hai ngàn.”
“Tui hổng thích,” tui nói lần nửa.
“Hai ngàn là số tiền rất lớn,” ông Dân nói.
“Tui vẩn hổng thích,” tui nói.
Nhưng mà tui đả chấp nhận cái dao kèo này.
Gần đây, tính tình của Duyên hơi kỳ cục, nhưng tui cứ cho là cô nàng bị căng thẳn hay đại loại như dậy. Nhưng rồi một hôm, Duyên dìa nhà rồi nói, “Anh Lâm, em đả chịu hết nổi rồi. Anh đừng đi tới vỏ đài để vật lộn nửa nha.”
“Anh phải tới đó, em à,” tui nói. “Dù sao, lần này anh phải thua.”
“Thua?” Duyên hỏi. Tui dải thích cho Duyên nghe y như là ông Mạnh đả dải thích cho tui, và cổ la lên, “Thiệt là quá cở thợ mộc, anh Lâm, em hổng thể nói dì thiêm được nửa!”
“Đời là dậy đó,” tui nói – câu này có ngỉa gì củng được.
Dù xao, khoản một ngày hôm sau hay trể hơn, ông Dân trở dìa nhà sau khi ổng đi tới một chổ nào đó, rồi ổng nói là ổng có chiện cần bàn dới tui. “Chú Lâm, tui nghỉ là tui đả kiếm được dải pháp cho vấn đề rùi.”
Tui mới hỏi cái giải pháp đó là dì dậy. Và ông Dân nói, “Tui nghỉ là tốt nhức tụi mình nên thoát ra khỏi cái bít dì nượt vật lộn này thiệt là sớm. Tui biết là Duyên hổng thích nó, và niếu tụi mình muốn bắc đầu dô cái thương nghiệp tôm thì tụi mình nên tập trung dô nó. Nhưng,” ông Dân nói, “Tui đả nghỉ ra một cách để ra khỏi cái nghề dật lộn một cách nhanh lẹ, gọn gàng và sạch sẻ.”
“Cắch nào dậy?” tui hỏi.
“Tui mới nói chiện dới một tay này dưới phố. Hắn có cái thương nghiệp cá độ và hắn cho biết là ai củng hùa dới nhau cá là chú sẻ thua tay Giáo Sư trong thứ bảy tới.”
“Vậy thì xao?” tui nói.
“Nếu chú thắng thì sao?”
“Tui thắng hả?”
“Chú cứ goánh cho dăng cái tên Giáo Sư đó.”
“Tui sẻ có dấn đề lớn dới ông Mạnh,” tui nói.
“Kệ mẹ cái tên Mạnh,” ông Dân nói. “Chú coi nè, mình cứ thỏa thuận như dầy. Giả xử tụi mình lấy mười nghàn đồng đả để dành đem đi cá độ là chú sẻ thắng? Cá một ăn hai. Rồi chú goánh dăng cái tên Giáo Sư đó là tụi mình sẻ có hai chục ‘kí’.”
“Nhưng rồi sẻ có đủ thứ dấn đề xảy ra dới tui,” tui nói.
“Tụi mình ôm hai chục ngàn đô rồi bỏ mẹ luôn cái phố này,” ông Dân nói. “Chú có biết là tụi mình có thể làm được cái gì dới hai chục ‘cây’ hông? Tụi mình có thể mở cái thương nghiệp tôm bự vỉ đại mà vẩng còn một đống tiền để xài. Tui cũng đang nghỉ là, dù xao, chúng ta đả đến lúc phải bỏ cái khỉ vật lộn này rồi.”
Thôi thì, tui nghỉ ông Dân là quản lý của tui, và tui củng thấy là Duyên củng muốn tui ra khỏi cái khỉ vật lộn này, và hơn nửa, có hai chục ngàn thì thiệt là hổng có tệ chúc nào.
“Chú nghỉ thế nào?” ông Dân hỏi.
“OK,” tui nói. “Đồng ý!”
Cái ngày mà tui phải vật lộn Ông Giáo Sư đả tới. Trận đấu sẻ được diển ra ở thành phố Phước Quyên, ông Mạnh đả ghé tới để chở tụi tui đi, và ổng đang nhấn kèn xe ở bên ngoài, tui hỏi Duyên đả chửng bị xong chưa.
“Em hổng đi,” Duyên nói. “Em xẻ coi trên TV được rồi.”
“Nhưng em phải đi mới được,” tui nói, rồi tui nhờ ông Dân dải thích cho Duyên hiểu tại sao cổ phải đi theo.
Ông Dân nói cho Duyên nghe cái kế goạch của tụi tui, theo đó, Duyên phải đi cùng, bởi dì hai đứa tui hổng lái xe được, tụi tui phải trở dìa Ấn Thành sau khi goánh gục cái tên Giáo Sư.
“Hai đứa tui hổng có đứa nào lái xe được hết,” ông Dân nói, “và tụi tui cần có một chiếc xe thiệc mạnh và nhanh chờ ở bên ngoài khi trận đấu xong xuôi để đưa tụi tui trở lại đây để lảnh hai chục ngàn ở chổ cá độ và rồi tụi mình cuốn gói ra khỏi cái vùng này.”
“Hừ, tui hổng có ăn nhậu dì hết với cái kiểu làm ăn như vậy,” Duyên nói.
“Nhưng mà mình xẻ kiếm được hai chục ngàn đô lận,” tui nói.
“Đúng rồi, và kiếm bằng cách dan lận nửa!” Duyên nói.
“Ừa, nhưng mà gian lận là cái trò mà Lâm đang làm từ trước tới dờ,” ông Dân nói, “với cái kiểu thắng thua đả được tính trước ngay từ đầu như dậy.”
“Tui sẻ hổng bao dờ làm mấy chiện dống dậy,” Duyên nói, và ông Mạnh nhấn kèn xe nửa, rồi ông Dân nói, “Thôi, tụi tui phải đi. Tụi tui sẻ gặp lại thím ở đây lát nửa, sau khi trận đấu kết thúc – bằng cách này hay cách khác.”
“Đàn ông mấy ông phải tự biết xấu hổ dới chính mình,” Duyên nói.
“Thím sẻ hổng nói chiện đạo đức như dậy khi tụi tui trở dìa dới hai chục ngàn đô la xanh rờn trong túi đâu,” ông Dân nói.
Dù xao đi nửa, tụi tui phải đi thôi.
Tui hổng có nói nhiều trên chiến xe đi tới Phước Quyên bởi vì tui, như là xấu hổ, bởi dì tui có ý tưởng gạt ông Mạnh. Ổng đối sử dới tui hổng đến nổi tệ lắm, nhưng mặc khác, như ông Dân đả dải thích cho tui nge, tui củng đả làm ra rất nhiều tiền cho ông Mạnh, như vậy thì củng công bằng thui.
Khi tụi tui tới vỏ đài thì trận đấu đầu tiên đả xảy ra rồi – Đại Gian Đồ Cổ đang bị đập và bị đá tơi bời bởi Tiên Nga. Và trận kế là trận đấu vật đồng đội của mấy nữ đô vật lùn. Tụi tui dô phòng thay đồ và tui mặc tả và đội nón ngố. Ông Dân nhờ ai đó kiêu điện thoại tới một hảng tắc xi để xắp xiếp một chiếc tắc xi chờ tụi tui ở bên ngoài và bảo đảm xe nóng máy khi trận đấu kết thúc.
Ngừi ta gỏ cửa phòng tui khi tới giờ tui phải đấu. Tui và Ông Giáo Sư là cái màn chính của tối nay.
Ông Giáo Xư đả đứng sẳn ở trong vỏ đài khi tui đi ra. Cái tên Ông Giáo Sư là một tên nhỏ con nhưng thân người chắc chắn như kẻm gai, tên này để râu cằm và đeo cái kiếng dày, mặc bộ áo dài đen và đội mảo giáo sư tiến sỉ đại học. Trời sập niếu tên này nhìn hổng dống giáo sư với cách ăn mặc và tướng mạo như dậy. Tui quyết định ngay lúc đó là sẻ bắt tên Giáo Sư này ăn cái mão của hắn.
Rồi thì tui leo dô dỏ đài và tên Em Xi ở đó nói, “Thưa quý bà và quý ông.” Lúc này thì đủ tiếng la hét chọc guê nổi lên, rồi hắn nói tiếp, “Chúng tui rất hảnh diện được tổ chức màn đấu hấp dẫn nhứt của Hội Đô Vật Bắc Mỹ với hai vỏ sỉ sừng xỏ nổi tiếng nhức của Hoa Kỳ – Ông Giáo Sư và Cán Ngố!”
Tên đó nói tới đó thì có góa nhiều tiếng hoang hô và tiếng hú chọc guê lẩn lộn cùng nhau nổi lên, hổng có cách nào để biết được cái đám đông đó đang dui hay đang tức giận nửa. Dù xao, điều đó hổng thành vấn đề nửa, bởi dì tiếng chuông đả reo và trận đấu bắc đầu.
Ông Giáo Sư cởi cái áo dài của ổng, cùng dới cặp mắc kiếng dày và cái mão tiến sỉ và bắc đầu đi lòng dòng quanh tui, hắn chỉ ngón tay dô mặt tui, ngón tay hắn run lên như là hắn đang rày la hay dậy dỗ tui cái gì đó. Cái khỉ này kéo dài một hai phút rồi rồi Ông Giáo Sư đả phạm một lổi. Hắn chạy dòng ra phía sau lưng tui và tính đá dô đít tui, nhưng tui đả chụp cánh tay của hắn rồi quay hắn dô mấy sợi dây rào vỏ đài. Tên Giáo Sư trúng mấy sợi dây rồi tưng ra như trái banh, và khi hắn tưng ra tui gạt cho hắn té xuống, tui chuẩn bị bằm tên này bằng chiến thuật Rớt Dô Bụng, nhưng khi tui rơi xuống, tên Giáo Sư đã lăn ra tới cái góc của hắn trên vỏ đài, và khi tui nhìn lên, tên Giáo Sư đả cầm trong tay hắn một cái thước cây củ kỷ.
Tên Giáo Sư guơ cây thước trong tay như là hắn sắp xửa quất dô mông tui, nhưng khi tui chụp tay hắn, hắn lại dùng cây thước này chọt dô mắc tui, như là muốn móc mắt tui dậy. Tui phải nói là cái cú này thiệc là đau, tui choán ván mặc mày, tui lảo đảo và hổng thấy được cái gì hết, tui còn đang lảo đảo thì tên này chạy ra phía sau tui rồi bỏ cái khỉ gì đó dô trong tả lót của tui. Và hổng bao lâu, tui biết được đó là cái gì – cái đó là kiến! Có trời mới biết cái tên này kiếm bầy kiến này từ đâu ra, nhưng đám kiến này bắc đầu cắn tui và tui thiệc là đau đớn khổ sở.
Ông Dân ở đó và ổng la lên kiêu tui dức đẹp cái tên Giáo Sư đi, nhưng mà chiện đó hổng dể làm chúc nào bởi dì tui còn phải đấu với đám kiến trong quần tui nửa. Dù xao, chuông đả reo và cái vòng đấu này chấm dứt, tui trở dìa góc của tui và ông Dân đang cố gắng dẹp đám kiến trong quần tui.
“Cái trò này dơ bẩn quá,” tui nói.
“Chú dứt điểm hắn đi,” ông Dân nói, “tụi mình hổng thể làm hư việc được.”
Vòng hai bắc đầu và Ông Giáo Sư đi tới nhăng mặc chọc guê tui. Rồi khi ổng tới gần tui tui chụp ổng rồi nâng ổng lên khỏi đầu tui và tui bắc đầu chơi trò Quay Máy Bay.
Tui quay tên này tới bốn chục hay năm chục vòng cho tới khi tui chắc chắng là hắn đả chóng mặc, rồi tui liệng hắn thiệt mạnh qua khỏi hàng rào của vỏ đài tới đám khán dả. Hắn rớt xuống chổ hàng thứ năm ở khán đài và rớt dô đùi một bà già đang móc áo len, và bà này bắc đầu lấy cây giù của bả quất Ông Giáo Sư mấy cái.
Vấn đề là cái trò Quay Máy Bay củng làm tui choáng ván. Mọi thứ quanh tui quay mòng mong nhưng tui nghỉ là điều đó hổng sao bởi dì tui sẻ hết chóng mặc, và dù sao, tên Giáo Sư, chắc chắn là đả tiêu tùng rồi. Nhưng mà tui đả lầm.
Tui đả gần hết chóng mặc thì bắc thình lìn, tui thấy cái dì đó đụng mắc cá chưng tui. Tui nhìn xuốn, và trời sập niếu Ông Giáo Sư đả hổng có leo lên vỏ đài trở lại. Lần này hắn đem theo cuộn len hắn lấy của bà già đan áo, và bây giờ hắn lấy giây len quấn quanh hai bàn chưng của tui.
Tui ráng vặng vẹo để thoát ra, nhưng tên Giáo Sư chạy lòng dòng quanh tui dới cuộn chỉ đan trên tay hắn, hắn quấn tui như là quấn một xác ướp Ai Cập. Hổng bao lâu, tay tui bị cột, bàn chưng tui hổng nhúc nhích, tui hổng làm được cái khỉ dì hết. Ông Giáo Sư cột dây len thành một cái nơ ở ngay ngực tui rồi đứng trước tui cúi đầu chào – y như ổng là một nhà ảo thuật mới làm song một màn hô biến hay đại lọi như dậy.
Rồi tên Giáo Sư này đi tà tà tới góc của hắn, lấy một cuốn xách bự - chắc là một cuống tự điển – rồi hắn trở lại chổ tui, cúi đầu chào nửa. Xong rồi hắn lấy cuốn tự điển bự này dọng dô đầu tui. Tui hổng làm được cái dì hết. Tên này có lẻ đả đập tui mười tới mười hai lần trước khi tui té xuống. Tui nằm một đống hổng nhúc nhích được và tui nghe mọi ngừi hoang hô trong lúc Ông Giáo Sư ngồi lên vai tui để đè tui xuốn – và Ông Giáo Sư đả thắng trận đấu.
Hai ông Mạnh và Dân chui dô vỏ đài để cởi trói cho tui và dúp tui đứng dậy.
“Thiệt là hết xảy!” ông Mạnh nói, “hổng thể nói gì hơn là hết xảy! Ngay cả tui, tui củng hổng thể nào xắp xếp trận đấu hay như dậy nổi!”
“Ông im cái miệng được hông?” ông Dân nói. Rồi ổng quay qua tui. “Hoàn cảnh của chú hay thiệt! Thua trí Ông Giáo Sư,” ông Dân nói.
Tui hổng nói dì hết. Tui cảm thấy tệ hại lắm. Tui đả mất tất cả và một điều tui biết chắc chắng là tui sẻ hổng bao giờ vật lộn nửa.
Tụi tui hổng cần cái xe tắc xi để tẩu thoát sau chiện đó, bởi dậy ông Dân và tui đi cùng với ông Mạnh trở dìa Ấn Thành. Trong suốt chiến đi, ông Mạnh nói tui đả thua ông Giáo Sư một cách tiệt vời bằng cái kiểu đó, và lần tới tui sẻ thắng như thế nào và sẻ tui sẻ biến mổi người khán giả thành một đống bạc trị giá hàng ngàn đô la.
Khi xe ông Mạnh dừng dô lề ở căn chung cư của tụi tui, ổng quay người ra xau đưa ông Dân một bao thơ trong đó có hai ngàn đô mà ông đả hứa trả tui cho trận đấu dới Ông Giáo Sư.
“Đừng lấy,” Tui nói.
“Cái gì?” ông Mạnh nói.
“Ông nghe đây,” Tui nói, “tui phải nói dới ông điều này.”
Ông Dân xen dô. “Chú Lâm muốn nói là, chú sẻ hổng vật lộn nửa.”
“Ông đang nói chơi phải hông?” ông Mạnh hỏi.
“Hổng có nói chơi,” ông Dân nói.
“Tại sao dậy?” ông Mạnh hỏi. “Chiện dì xảy ra dậy, chú Lâm?”
Trước khi mà tui có thể mở miệng, ông Dân nói, “Chú Lâm hổng muốn nói chiện đó bây giờ.”
“Thôi thì,” ông Mạnh nói, “Tui nghỉ là tui hiểu chú Lâm. Chú ngủ ngon tối nay nhe. Việc đầu tiên tui làm vào ngày mai là tới đây lúc sáng, rồi tụi mình cùng nói chiện, OK?”
“Ô Kê,” ông Dân nói, và tụi tui ra khỏi se. Khi ông Mạnh đi rồi, tui mới nói, “Đúng ra ông đừng nhận xố tiền đó.”
“Nhưng mà, Lâm, nó là tòn bộ xố tiền mà chúng ta còn lại bây giờ đó!” ổng nói. Tất cả đả biến mất hết rồi. Sau một dài phút tui mới hiểu được điều ông Dân nói thiệc là chính xác.
Tụi tui dô nhà và, ôi trời ơi, Duyên củng đả biếng mất luôn. Toàn bộ đồ đạc của Mỷ Duyên đả mất tiêu, ngoại trừ mấy tấm trải dường sạch và mấy tấm khăn đả giặt sạch sẻ và nồi niêu xoong chảo cổ để lại cho tụi tui. Trên bàn, trong phòng khách là một tờ giấy có chử viết của Duyên. Ông Dân thấy cái thơ này trước, rồi ổng đọc lớn cho tui nghe. Cái thơ nói như dầy:
Anh Lâm yêu,
Em chỉ không còn chịu đựng nổi nữa. Em đã cố gắng thổ lộ với anh những cảm xúc của em, nhưng anh đã có vẻ không màng tới. Có một cái gì đó xấu xa một cách đặc biệt trong cái việc mà anh đã làm tối nay, bởi vì nó không lương thiện, và xin anh hãy tha thứ cho em bởi vì em không thể với anh được nữa.
Có lẽ là lỗi tại em, một phần, bởi vì em đã đến cái tuổi mà em cần dịu xuống. Em nghĩ về việc có một căn nhà và một mái ấm gia đình và bắt đầu đi lễ nhà thờ, đi chùa hay làm những chuyện như vậy. Lâm, em đã biết anh từ hồi mình còn học lớp một – gần ba mươi năm – và em đã được nhìn anh lớn lên, cao lớn, khỏe mạnh và hiền lành. Và cuối cùng khi em hiểu rằng em đã yêu anh và cần anh bao nhiêu – khi anh lên tới tận Bót Tân để gặp em – em đã là một cô gái hạnh phúc nhất trên quả địa cầu này.
Và rồi anh hút quá nhiều cần sa, rồi anh đã lăng nhăng với mấy cô gái ở Tỉnh Phố, và ngay cả sau chuyện đó, em đã nhớ anh nhiều lắm, nên em đã thật mừng khi anh đi tới Hoa Thịnh Đốn để gặp em trong lúc tụi em đang biểu tình cho hòa bình.
Nhưng khi anh được phóng lên vũ trụ rồi bị mất tích trong rừng gần bốn năm trời, em nghĩ có lẽ em đã thay đổi. Em không còn hy vọng một cách hão huyền như ngày xưa, và em nghĩ là em sẽ thật hài lòng với một cuộc sống giản dị ở một nơi nào đó. Cho nên bây giờ em phải đi kiếm cái nơi này.
Có cái gì đó cũng thay đổi trong anh, anh Lâm yêu của em. Em không nghĩ chính xác là tại anh hay tại ai cả, bởi vì anh lúc nào cũng là một con người “đặc biệt”, nhưng mà đôi ta đã không còn có vẻ cùng hướng về một hướng nữa.
Em viết cho anh trong nước mắt, nhưng mà bây giờ chúng mình phải chia tay. Mong anh đừng cố gắng đi tìm em. Em chúc anh khỏe mạnh, anh yêu – tạm biệt anh.
Em yêu
Duyên
Ông Dân đưa tôi tờ dấy nhưng tui đả để nó rơi xuốn sàn và tui chỉ đứng đó, và lần đầu tiên trong đời tui niếm được cái mùi vị thiệc sự của cái xự việc tui là một thằng ngố.
(Hết Chương 20)