Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 72 trang, bài viết từ 331 đến 345 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dzuylynh 28.10.2011 03:52:56 (permalink)
0
 

 
CHIỀU BUỒN...
sáng tác & trình bày Dzuylynh
Album " Như Giọt Buồn Nhung "
................................................................................................................................................

Ảo Tưởng


  • ...tôi không thể che giấu những giọt nước mắt , hay tôi đang khóc cho chính tôi, bởi lẽ chỉ có trong cảm giác ảo tưởng mà thôi ... Mưa mỗi lúc mỗi nặng hạt, giật mình ... tôi vẫn lặng lẽ trên con đường về ... ( tuỳ bút Chiều Buồn
    )





    http://www.box.net/shared/onoxghpgcztptyx9j1xf

    CHIỀU BUỒN ...

    một mình trong chiều vắng
    một chút nhớ bâng khuâng
    mây tím xếp bao tầng
    nhạn đã bay về núi
    lá đã thay mấy lần
    nỗi cô đơn ngập dâng theo ráng chiều

    chiều ơi xin đừng đến
    khơi dậy nỗi nhớ _quên
    mưa hắt hiu bên thềm
    em...
    một mình trong đêm
    đếm từng giọt cô miên...
    buồn ...
    khi hạt mưa đã xanh
    khi lá đã lìa cành
    hòang hôn không chút nắng
    là đông sang giá lạnh
    là lúc em nhớ anh !
    em nhớ anh !

    hôm nay chiều lại đến
    mây tím giăng êm đềm
    mưa xanh giọt mực mềm
    em một mình trong đêm
    lặng nhớ chiều
    một mình !
    chiều ơi ...thôi đừng đến
    để em buồn ... một mình !


    Half Moon Bay Oct.27.2011.dzuylynh
  • <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2011 22:17:39 bởi dzuylynh >
    Phù vân 28.10.2011 11:18:33 (permalink)
    0

    ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

    Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh

    Người Việt Nam
    Tác Giả: Bùi Bảo Trúc








    Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
    Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

    Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.

    Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của
    Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.

    Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.

    Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái
    tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford , ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.

    Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.

    Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bỏ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
    Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.

    George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam , một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shaan Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo


    Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

    Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài.

    Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.

    Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công , chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

    Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.

    George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát.

    Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do, và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.


    George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.

    Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?




    Legal Disclaimer: The information contained in this message may be privileged and confidential. It is intended to be read only by the individual or entity to whom it is addressed or by their designee. If the reader of this message is not the intended recipient, you are on notice that any distribution of this message, in any form, is strictly prohibited. If you have received this message in error, please immediately notify the sender and delete or destroy any copy of this message
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2011 11:21:41 bởi Phù Vân >
    Tóc nâu 28.10.2011 15:40:49 (permalink)
    0

    Trích đoạn: dzuylynh



    lạc hậu gì đâu á Tóc  !!!
    Nếu thicanhạcsỹ Yoshico chưa bị Sóng Thần kéo đi khỏi tầm tay Nlynh, nàng sẽ nói là : Tócccc !!! XÔ RA TA DÔ
    . Hoa Tuyết . là một chuyện tình buồn ...

    Có quà cho em nè , bưng dìa cất nhen Tóc Sâu !
                                                                                                                                                                                   
                                                                                                                                                                                                    http://www.box.net/shared/lufly5g6kq6j7cg4rn6z

    Đã thấy em, mùa thu lá nâu...

    sángtác & trìnhbày Dzuylynh
    Album " Như Giọt Buồn Nhung " Oct.26.2011
    ( cho người TócNâu )





    Hì hì... Tóc là dân thời thượng cổ mừ NLynh !

    Đụng vô là múa gươm ngay....

    Không ngờ lại được quà rất nhẹ nhàng và dễ thương .
    Xin mượn cánh hồng mọc bên tường ngôi giáo đường nằm trong một thị trấn nhỏ Saint Ferréol des Côtes để tạ ơn anh.




    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/87C3099B74C44DC0B2D3E7D16B8562B8.jpg[/image]
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 28.10.2011 15:41:54 bởi Tóc nâu >
    Attached Image(s)
    dzuylynh 29.10.2011 02:16:06 (permalink)
    0


    Không ngờ lại được quà rất nhẹ nhàng và dễ thương .
    Xin mượn cánh hồng mọc bên tường ngôi giáo đường nằm trong một thị trấn nhỏ Saint Ferréol des Côtes để tạ ơn anh.




    [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/87C3099B74C44DC0B2D3E7D16B8562B8.jpg[/image]







    http://www.box.net/shared/njl9t4zhv7mdh11nj02q

    VÔ TÌNH

    thơ Sông Hương . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
    Album " Như giọt buồn nhung " Oct.28.2011
    (tặng ánh Bích .Tuyết Nhung . Mỹ Hạnh)


    Em mang heo may cuối thu Hà Nội
    Thả thành mưa trên sóng nước sông Hàn
    Ta một mình vượt Hải Vân quan
    Chợt bắt gặp chút hững hờ se lạnh

    Giọt cà phê rùng mình sóng sánh

    Thoáng vô tình cô đặc cả vành môi
    Đêm sông Hàn con nước mãi trôi
    Dường nơi ấy ... phía Tây Hồ gợn sóng

    Đêm chia tay ta về nơi lạc lõng

    Lạnh trong lòng hay chớm lạnh đầu đông ?
    Ta tự hỏi giữa hai bờ thương nhớ
    Ừ thôi thì ... ta với chỉ riêng ta

    Em đi về phía ấy thật xa

    Lòng tự nhủ .... như chưa hề gặp mặt
    Sao vẫn nhớ chiều Tây Hồ se thắt
    Cánh chim trời phương bắc chở mùa sang

    Ta một mình ngược Hải Vân quan

    Tạm biệt nhé chút vô tình nông nổi
    Chút heo may chiều cuối thu bối rối
    Mai có thành hoài niệm gởi Hồ Tây ?

    Huế 18/10/2011
    Sông Hương
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 29.10.2011 02:27:38 bởi dzuylynh >
    dohop 02.11.2011 07:49:47 (permalink)
    0



    LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI BA


    Diễn đọc: Dzuylynh




    Chú thích:
     
    À Le Khai = Alekhine’s Defense, Alekhine's Defense, chiến thuật đánh cờ được dùng bởi Alexander Alekhine
    Be Tróp  = Gọng Kìm Be Tróp. Một chiến thuật cờ tướng dùng bởi Alexander Petrov
    Bẹn Nỏn Nà = The Benoni Counter. Một chiến thuật cờ tướng.
    Bon Dà Nị  =  Ponziani Opening, một bước đi đầu cổ điển trong cờ tướng bằng những bước như sau: 1. e4 e5 2. Nf3 Nc6 3. c3
    Chết Điếng Tim Gan - The Fried Liver Attack.  Một chiến thuật cờ tướng.
    Clint Eastwood = tài tử điện ảnh Hoa Kỳ, thường hay đóng vai cảnh sát.
    Hổ Mang  = Thủ Đoạn Hổ Mang. The Hoffman Maneuver. Một chiến thuật cờ tướng.
    Hoàng Phi Chà Và = Phòng Ngự Hoàng Phi Chà Và. The Queen's Indian Defense, lối đi cờ bắt đầu bằng những bước như sau : 1. d4 Nf6  2. c4 e6  3. Nf3 b6
    Nô A  = Bắc Tàu vượt Biển Nô A. Noah’s Ark Trap
    Phèo Bia = The Falkbeer Countergambit, một lối chơi cờ bắt đầu bằng những bước như sau: 1. e4 e5  2. f4 d5
    Rờ Ti = the Réti Opening, một lối chơi cờ xuất hiện sau Thế Chiến I, thường bắt đầu bằng những bước như sau : 1. Nf3 d5 2. c4
    Sờ Vén Nị Gần =  Scheveningen Variation. Chiến thuật chơi cờ nổi tiếng từ sau trận thi đấu ở làng Scheveningen, năm 1923.
    Te Rẹt = Siegbert Tarrasch (1862 –1934), một tay chơi cờ tướng và một bậc thầy cờ tướng nổi tiếng vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
    Y Vân Bê Thui Kỳ Vịt = Ivan Petrokivitch, một tên tiếng Nga. Tay đánh cờ với Ngô Lâm trong trận chung kết.
     


    (Chương 23)




    Và một lần nửa tui bị liệng dô tù.
     

    Sau khi cái tên bảo dệ chìm tóm gọn tụi tui ở tiệm Gia Ni, hai se đầy nhốc cảnh xát rụ còi tấp dô, một tên cảnh sát chạy tới hỏi nhân viên bán hàng, “Sao, chiện gì xảy ra ở đây dậy?”
     
     
    “Cái con nhỏ này nói nó là Rẹc Cao Queo,” tên bán hàng nói. “Nó dô tiệm hổng mặc dì hết ngoài mấy miếng lá chuối rồi còn muốn mua áo đầm để mặc mà hổng chịu trả tiền. Tui hổng rỏ dìa hai tên kia – nhưng mà theo tui, bọn chúng có bộ dạng rất đáng ngi ngờ.”
     
     
    “Tui là Rẹc Cao Goeo Sờ!” cổ rống lên.
     
     
    “Đúng dậy, cô nương,” tên cảnh sát nói. “Còn tui, tui là Clint Eastwood. Hay là cô đi theo hai anh cái chàng đẹp chai lịch xự kia nghe.” Hắn chỉ dô hai cảnh sát khác.
     
     
     “Còn hai anh,” tên cảnh sát chóp bu này nói, cùng lúc hắn nhìn tui và Thu Sương. “Hai anh có dì để nói hông?”
     
     
    “Tụi tui đang đóng phim,” tui nói.
     
     
    “Tại dậy mà anh đang mặc cái bộ đồ thú vật đó phải hông?” Hắn hỏi.
     
     
    “Ừa,” tui nói.”
     
     
    “Còn cái anh kia thì xao?” hắn chỉ dô Thu Sương và nói, “Anh hóa trang dống y như thiệc, tui phải khen anh, thiệt đúng là hổng chê chổ nào được.”
     
     
    “Hổng phải hóa trang đâu,” tui nói. “Hắn là một con khỉ thiệt đó.”
     
     
    “Dậy sao?” tên cảnh sác này nói. “Để tui nói cho anh nghe. Tụi tui có một anh bạn ở sở cảnh sác củng chiên làm phim ảnh, và ảnh chắc chắn sẻ khoái chụp hình làm phim của hai anh, thiệt đúng là cái trò hề. Hai anh đi theo tui – và hổng được làm tụi tui dực mình hay làm cái trò gì ngu xuẩn nge chưa.”
     
     
    Dù xao đi nửa, một lần nửa bác Lê Trí phải tới bảo lảnh tui ra ngoài. Cái tay Phan Đệ củng tới cùng dới một trung đội luật xư để đưa Raquel Weo ra khỏi khám, lúc này cổ đang lên cơn kích động la hét tùm lum hết.
     
     
    “Anh chờ coi!” cổ hét dô tui khi mà ngừi ta mới thả cô ra. “Khi mà tui làm xong xui mọi diệc thì ngay cả cái công việc vác cuốc xẻng trong ác mộng anh củng hổng thể kiếm được ở Hồ Ly Vọng nửa!”
     
     
    Dìa cái dụ này thì chắc là Rẹc Cong Queo nói đúng. Cái sự nghiệp đóng phim của tui có vẻ coi như là hổng còn nửa.
     
     
    “Đời là thế đó, cưng – nhưng mà sẻ có lúc tui sẻ điện thọi cho cưng và mời cưng đi ăn trưa,” Phan Đệ nói dới tui khi hắn chuẩn bị lên xe của hắn. “Tụi tui sẻ cho ngừi tới gặp cưng để xin lại cái bộ đồ quái dật đó.”
     
    “Mình đi đi, Lâm,” Bác Trí nói, “Cậu Lâm còn có việc khác phải làm đó.”
     
     
    Trở dìa khách sạn, bác Trí, tui và Thu Sương ngồi ở phòng để bàn luận.
     
     
    “Sẻ có vấn đề với Thu Sương,” Bác Trí nói. “Ý tui muốn nói là, mình phải tìm cách dấu Thu Sương chổ khác, ở trên lầu, hay giống như dậy. Mình đi lại rất khó khi có con khỉ đi chung, phải giải quyết cái chiện này.”
     
     
    Tui kể cho bác Trí nghe dìa mối thâm tình của tui với Thu Sương, và cho ổng biết là hắn đả cứu cái mạng ngố của tui hơn một lần trong rừng rậm, và nhiều chiện khác nửa.
     
     
    “Tui nghỉ là tui hiểu được tâm trạng của cậu,” bác Trí nói. “Nên tui mới sẳn sàng để cho Thu Sương đi chung thử coi sao. Nhưng mà hắn phải ngoan ngoản mới được, niếu không thì tụi mình chắc chắng sẻ bị nhiều thứ phiền toái lắm.”
     
     
    “Thu Sương sẻ rất ngoan,” tui nói, và Thu Sương củng gật đầu nhe răng cười như một con khỉ.
     
     
    Dù sao, ngày hôm sau là trận đấu vỉ đại giửa tui và đương kim vô địch quốc tế Đại Sư Phụ Y Vân Bê Thui Kỳ Vịt, tay này còn có cái tên là Y Vân Thiệt Thà.  Bác Trí đưa tui dô một tiệm âu phục và mướn cho tui một bộ đồ côm lê thiệc bảnh bao, bởi dì đây là một sự diệc khá trọng đại và sẻ có rất nhiều nhân dật quang trọng tham dự. Hơn nửa, ngừi thắng cuộc sẻ được thưởng mười ngàn đô la, và phân nửa số tiền đó củng đủ cho tui bắc đầu cái thương nghiệp tôm, bởi dậy, tui hổng thể mắc một lổi nhỏ nào hết. 
     
     
    Rồi thì tụi tui vô một cái hội trường thiệt bự, nơi cuộc đấu sẻ xảy ra, và có khoản một ngàn người còn đang chen lấn dô coi, còn Y Vân Thiệt Thà đả ngồi tại bàn rồi, hắn nhìn trừng trừng dô tui y như là hắn là tay đô vật Muhammad Ali hay đại loại như dậy.
     
     
    Y Vân Thiệc Thà là một tay người Nga bự con dới cái trán thiệt là cao, giống như cái tên quái vật Phan Kinh Tài, hắn có mái tóc quăng đen mà bạn hay thấy ở nhửng tay chơi đờn vỉ cầm.  Khi tui tới chổ của hắn và ngồi xuống, tay này gầm gừ cái dì đó dới tui, rồi một tay khác nói, “Chúng ta hảy bắc đầu trận thi đấu,” và tụi tui bắc đầu. 
     
     
    Y Vân Thịt Thà được lảnh đám cờ trắng và hắn phải đi cờ trước, bắc đầu bằng cái điệu cờ mở đầu gì đó kiêu là “Bon Dà Ni”.
     
     
    Tới tui, tui dùng đòn mở đầu “Rờ Ti”, và mọi thứ trôi qua thiệc im ả.  Hai đứa tui đi thêm vài nước nửa, lúc này Y Vân Thiệc Thà  thử dùng cách “Phèo Bia” Thí Tép, hắn đẩy con hiệp sỉ lòng dòng coi thử coi hắn có nhậu được cái tháp của tui hông.
     
     
    Nhưng mà tui thấy âm mưu của hắn, tui bày mu gọi là “Bắc Tàu vượt Biển Nô A”, và tui túm gọn con hiệp sĩ của Y Vân. Y Vân Thiệc Thà hổng có dui chúc nào, nhưng mà hắn có dẻ như muốn tính đường dài, và dùng chiến lượt hù “Te Rẹt” để hăm dọa con giám mục của tui. Nhưng mà tui cóc có sợ, tui dùng chiến thực Phòng Ngự “Hoàng Phi Chà Và” để ép hắn dùng chiêu pháp gỏa mù “Sờ Vén Nị Gần”, và vì dậy, tui áp dụng chiến lược phản công “Bẹn Nỏn Nà”.
     
     
    Y Vân Thiệt Thà có dẻ như đang bực bội, và hắn vặn vẹo mấy ngón tay, cùng lúc hắn cắng cái môi dưới của hắn, rồi hắn thử một nước cờ liều lỉnh gọi là tấn công “Chết Điếng Tim Gan” – và tui phản công bằng À Le Khai Thủ làm tê cứng cái đít của Y Vân.
     
     
    Trong một hồi lâu tưởng chừng là hắn đã bị kẹt cứng, vậy mà cái tên Liên Xô này, hắn đả dùng Thủ Đoạn “Hổ Mang” để thoát thân! Tui liếc tới bác Lê Trí, bác có dẻ như mỉm cười, và bác nhép miệng, tui có thể đoán được bác nói chử “Dức đẹp hắn!” và tui biếc ngay bác Trí muốn tui làm gì. 
     
     
    Bạn biếc hông, có một vài cái mánh mà tên Sâm Mập đả dạy tui lúc còn trong bụi rậm mà hổng có sách vở nào có hết, và bây giờ là cái lúc tui cần xử dụng nó – đó là chiêu “Chiển Hóa Nồi Thịt” từ chiêu “Dừa Khô” thí tép, bằng cái chiêu này, tui đưa hoàng phi của tui ra để làm mồi nhử cái tên hiệp sỉ dâm tặc của Y Vân.
     
     
    Xui cho tui, cái chiêu này hổng thành công. Cái tên Liên Xô này chắc là ngửi được cái dì đó và hắn hạ đẹp hoàng phi của tui, và đẩy cái đít của tui vô lò luôn! Kế tới, tui chơi cái màn gọi là “mánh khóe xóm nhà lá”, tui dú dí cái tháp cúi cùng của tui ra để đánh lừa hắng, nhưng mà tên này củng cáo lắm, hổng dể gì mà dụ hắn được. Hắn xơi tái cái tháp của tui, và ăn luôn con giám mục kia của tui luôn, và hắn đang sẳng sàng ủi sập hàng rào tiến dô dinh độc lập để dức điểm tui bằng “Gọng Kìm Be Tróp” khi mà tui rút lui và bắc đầu chiến thực “Bích My”.
     
     
    Tấn công kiểu Bích My là cái chiêu đặc biệt của Sâm Đại Ca, và hắn đả dạy tui cái chiêu này kỷ lắm. Nó dùng chiến thực làm đối phương ngạt nhiên, và dùng nhiều quân cờ để làm mồi nhử, như là dùng mỷ nhân kế nhưng giống như là dùng một đám mỷ nhân để dụ một bù đốp từ cái xứ tủ lạnh chạy đầy đường mới dô nam, nhưng mà khi đối phương đả bị mắc bẩy Bích My rồi thì chỉ có nước ở truồng trở dìa miền bắt trở lại, hổng còn cơ hội mặc xà lỏn dô nửa. Tui đang vái trời vái ông địa để cái chiến thực này thành công, bởi dì niếu cái tên bù đốp này hổng mắc dô cái bẩy này, tui hổng còn cái sáng kiến nào nửa để thử và niếu như dậy thì tui sắp sửa được tổ quốc Liên Xô ghi công rồi.
     
     
    Rồi thì, cái tên khỉ Liên Xô này, nó gầm gừ hai ba lần rồi cầm con hiệp sỉ của hắn lên rồi đưa dô ô số 8, và như dậy thì hắn sẻ lọt dô cái bẩy Bích My sau hai nước cờ, và tui sẻ chiếu tướng hắn và hắn sẻ hổng làm dì được nửa!
     
     
    Nhưng mà cái tên Bù Đốp Thiệc Thà này hình như ngửi được mùi dì đó, hắn cứ đưa con cờ đó lên xuống từ ô số  5 tới ô số 8 tới chín, mười lần luôn mà hổng thèm thả tay ra cho xong nước cờ.
     
     
    Đám đông đang im lặng hoàng toàn, tui có thể nghe được một sợi lông bị rụng, tui dô cùng hồi hộp và nóng lòng, tui muốn nổ tung luôn. Tui liếc tới bác Trí, ổng đang trợn mắt lên trên dống như ổng đang vái Trời vái Phật cái gì đó trong lúc tên Liên Xô này cau có như đang bị thiến bởi mỹ nhân. Hắn đưa con cờ đó dô ô số 8 hai ba lần nửa, nhưng rồi hắn vẩn kéo nó dìa ô số 5. Cuối cùng, có vẻ như là hắn tính làm cái chiện gì khác, nhưng rồi hắn nhấc cái con hiệp sỉ đó lên một lần nửa và để lảng vảng ở ô số 8 trong lúc tui nín thở và cái phòng thì im lặng như một nấm mồ. Cái con cờ của tên Bù Đốp này tiếp tục phập phồng ở ô số 8, còn trái tim của tui thì goánh ịch ịch như cái trống, rồi bất thình lìn, hắn nhìn thẳng dô mặc tui – tui hổng biếc chiện dì đả xảy ra, tui nghỉ là tui quá kích động hay đại loại như dậy – nhưng mà bất thìn lình, tui địch một cú thiệt là bự như sấm hột mít nghe giống như một đám quần chúng cùng một lúc xé lá cờ máu đỏ lòm của tên Bù Đốp này ra làm hai vậy!
     
     
    Khuôn mặc tên Bù Đốp này bổng dưng đầy dẻ ngạt nhiên, rồi bấc thình lình, hắn thả con cờ của hắn ra rồi đưa hai tay lên rồi la lên “Ối Tổ Quấc ơi!” rồi bắc đầu quạt không khí, rồi ho, rồi bịt mủi.  Cái đám người chung goanh tụi tui củng dời ra xa và hậm hực gì đó và bắc đầu lấy khăn mù xoa ra, hay đại lọi như dậy, và cái mặc của tui bây dờ đỏ như trái cà chua.
     
     
    Nhưng khi mà mọi chiện im xuôi trở lại, tui nhìn xuống bàng cờ, và trời xập niếu cái tên Bù Đốp Liên Xô này hổng có để con cờ của hắn ngay trong ô số 8. Bởi dậy, tui để cho con hiệp sỉ của tui dứt đẹp nó, rồi tui hạ sát hai con chốt của hắn, rồi ẳm luôn hoàng hậu quốc doanh của hắn, và cuối cùng là tới luôn tên vua bù nhìn – và chiếu tướng! Tui đả thắng trận đấu và thắng năm ngàn đô la!  Cuộc tổng tấn công Bích My đả thành công vỉ đại một lần nửa.
     
     
    Trong lúc này, Y Vân Thiệc Thà đang guơ tay quơ chưng lắc đầu phản đối, và đủ thứ, rồi cái tên đi chung dới hắn ngay tức khắc chính thức đấu tố tui với ban tổ chức.
     
     
    Cái ông giám đốc chịu trách nhịm dìa cuộc thi đấu đang dò dô nhửng hàng chử trong cuốn sách luật thi đấu cờ tướng tới cái chổ “Hổng được cố ý làm đối phương dực mình khi trận đấu đang diển ra.” 
     
     
    Bác Trí đứng lên nói, “Theo tui, tui hổng nghỉ quý vị chứng minh được là cậu Ngô Lâm đả cố ý làm chiện đó. Tui dám chắc là chính cậu ta củng hổng có muốn chiện đó xảy ra nửa.”
     
     
    Rồi ông giám đốc lướt tiếp dô cuốn sách đó nửa để kiếm thiêm, rồi tới chổ “Hổng được cư xử bấc lịch sự hay xúc phạm với đối phương.”
     
     
    “Ông giám đốc nghe đây,” Bác Trí nói, “Có ai mà không bao giờ đánh rắm hông? Cậu Lâm hổng cố ý xúc phạm ai khi làm như dậy. Chắc ai củng hiểu là cẩu đả ngồi một chổ khá lâu rồi.”
     
     
    “Tui hổng biết,” ông giám đốc nói, “nhưng mà nếu cứ xét theo bìa ngoài thì tui sẻ phải loại cậu ta.”
     
     
    “Thôi thì, sao ông hổng cho cậu ấy ít nhức là một cơ hội nửa?” Bác Trí yêu cầu. Ông giám đốc gải cằm ổng một hồi. “Có lẻ là được,” ổng nói, “nhưng mà cậu ta phải ráng giử mình bởi dì tụi tui hổng thể khoan dung cho mấy cái cử chỉ như vậy ở đây, ông hiểu chớ?”
     
     
    Và rồi tui coi như sắp xửa được tiếp tục trận đấu, nhưng mà bất thình lìn, có đủ thứ tiếng lộn xộn xảy ra ở cuối phòng, có đủ thứ tiếng la hét và tiếng khóc của đàn bà con gái, và khi tui nhìn qua chổ đó thì thấy Thu Sương đang đu tới chổ tui, hắn đang đu tòn ten trên cái đèn chúc đài.

     
    Và rồi khi tới tui, hắn thả tay ra và rớt dô ngay chóc bàn cờ làm mấy quân cờ dăng tùm lum tám phương mười hướng hết. Cái tên Nga Sô này bậc ngửa qua cái ghế, và khi hắn té xuốn, hắn níu cái váy của một phụ nử phốp pháp đeo vàng bạc kim cương thiếu điều còn nhiều hơn lông tóc của bả làm cho cái váy của bả bị xé rách ra phân nửa. Bà này rống lên và guơ tay túi bụi trúng dô cái mủi của ông giám đốc, Thu Sương thì nhảy cà tưng la hét khỉ khọt, người ta hốt hoảng chạy té rầm rầm có tiếng ai đó thét lên “Kiêu cảnh sát! Kiêu cảnh xát!”
     
     
    Bác Trí chụp tay tui rồi nói, “Mình đi ra khỏi chổ này đi Lâm – cậu đã thấy quá đủ cảnh sát trong cái phố này rồi.”
     
     
    Bác Trí nói quá đúng, tui hổng thể phủ nhận cái điều này được.
     
     
    Rồi thì tụi tui trở dìa khách sạng, và bác Trí nói là tụi tui cần bàn luận một chuyện nửa.
     
     
    “Lâm,” ổng nói, “tui hổng thể tin là cái dụ goánh cờ này có thể tiếp tục được nửa. Cậu có thể chơi cờ như hàng triệu ngừi mơ mộng, nhưng ngoài cái chiện đó ra, mọi thứ đả trở nên góa phức tạp rồi. Tất cả mấy chiện xảy ra chiều nay thiệt là, quái dị, nếu mà  dùng lời lẻ hết sức nhẹ nhàng đó.” 
     
     
    Tui gậc đầu, và Thu Sương thì củng đang buồn ủ rủ.
     
     
     “Bởi dậy, cậu nghe tui nói tui sẻ làm chiện gì. Cậu là ngừi hiền lành, Cậu Lâm, tui hổng thể để cậu bị bỏ rơi hay mắc kẹt ở cái bang Gia Châu này. Bởi dậy, tui sẻ sắp xiếp cho cậu và Thu Sương trở dìa A La Ba Má hay chổ nào đó là quê của cậu một cách an toàn. Tui biết là cậu cần được giúp đở dìa tài chánh để mà mở cái thương nghiệp tôm của cậu, cái phần hùn của cậu, sau khi trừ hết các phí tổn thì còn lại ít hơn năm ngàn đô một chút.”
     
     
    Bác Trí đưa tui một phong thơ, tui nhìn trong đó thấy có một xấp tiền 100 đô la.  Tui chúc cậu mọi điều tốt lành trong công diệc làm ăn của cậu,” ổng nói. Bác Trí điện thọi cho một công ty xe Tắc Xi rồi đưa tụi tui tới ga xe lửa.  Ổng củng xắp xiếp cho Thu Sương được dô một cái toa hành lý, trong một cái chuồng, và ổng nói là tui có thể đi xuống cái toa này bấc cứ lúc nào để đem đồ ăn thức uống tới cho Thu Sương. Ngừi ta đem cái chuồng tới, Thu Sương mở cửa đi dô trỏng, rồi người ta đưa hắn tới một toa xe phía sau.
     
     
     “Thôi thì tui chúc cậu may mắn, cậu Lâm,” Bác Trí nói, và ổng bắc tay tui. “Đây là danh thiếp của tui – cậu giử liêng lạt nghe, và nhớ cho tui biết công diệc làm ăn của cậu ra sao, nhớ nhe Lâm?”
     
     
    Tui cầm cái cạc của ổng và bắc tay ổng lần nửa, tui rất tiếc vì phải xa bác Trí bởi dì ổng là ngừi rất tốt bụng, mà tui đã làm ổng thất dọng. Tui dô xe lửa ngồi nhìn ra cửa sổ, bác Trí vẩn còn đứng ở ga. Xe lửa lăn bánh, bác đưa tay vẩy tay chào.
     

    Và một lần nửa, tui lại tiếp tục cuộc hành trình, từ lâu rồi, đầu óc của tui có đầy nhốc nhửng giấc mơ – giấc mơ hồi hương, gặp Má, gặp thằng Bửu với cái tàu đánh Tôm và, dĩ nhiên, tui mơ dìa Mỹ Duyên nửa. Một điều ước lớn nhức của tui, lớn hơn mọi thứ trên đời này là, ước dì tui hổng phải là một tên ngố như bây giờ.
     
    (hết chương 23)
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 02.11.2011 08:01:35 bởi dohop >
    dzuylynh 02.11.2011 10:24:00 (permalink)
    thơ Dzuylynh_ tác giả phổ nhạc & trình bày

    Album " Như Giọt Buồn Nhung "_ Half Moon Bay.Nov.1.2011

    ( tặng ThươngGiang.TócNâu.TàÁoXanh )


    có cần thiết để em ngồi xuống họa một vần thơ?

    lúc đã mòn hơi buông nửa đời ra ngòai cửa sổ...

    khung cửa hẹp,

    gió đời chập chùng thương nhớ

    vẫn khép hờ... vẫn khép hờ...

    vật vã vì con chữ em vùi mình dưới trầm tích biển thơ !

    những vần thơ không gói đủ nghĩa mộng mơ

    tôi vẫn bảo là ...

    là nghiệp vướng cung tơ !

    con chữ ban đầu là khởi nguồn hơi thở

    từ trong tim òa vỡ : máu đọng lại thành thơ!

    hãy để nguyên thơ, cảm xúc thuở ban sơ

    bởi ngôn ngữ âm giai không thờ ơ vần điệu

    tiếng hát hoang tiêu sương khói quyện đôi bờ liễu

    là xa tít tắp mấy trùng dương bời bời sóng vỗ

    tiếng đàn tôi,

    là chiếc thìa mớm cho em từng hơi thở

    sông nhỏ phù sa ơi ! trôi nổi giữa đời thường...

    nỗi nhớ niềm thương ngày tháng cũ còn thơ

    chỉ là gót trở về miền tâm thức khói sương

    là ngân vọng trùng dương nhỏ từng giọt tan nhanh

    vào cuộc vô thường nhân thế !

    sao cứ mãi vấn vương với một thời dâu bể?

    dòng sông nhiêu khê dẫn con sóng nhỏ đi, về

    dòng sông nhiêu khê

    dẫn con sóng nhỏ

    đi...

    về...


    #336
      THƯƠNG GIANG 03.11.2011 16:11:35 (permalink)
      0





      Anh Tư ơi!

      Em đã nhận được Quà anh gửi! Cám ơn anh Tư!
      Tuyệt vời ! Em hiểu ý anh Tư...
      Chúc anh thành công!

      #337
        dzuylynh 03.11.2011 22:52:52 (permalink)
        0


                                                                                                        Photo Bình Yên


        http://www.box.net/shared/vq9hnb11on481182fyxj
        CHO TÌNH ẤM MÙA ĐÔNG

        Sángtác: LinhVũ.Dzuylynh
        Trình bày: BăngTâm.Dzuylynh



        Hãy lấy chút tình người
         
        Làm thành hoa nhân ái
         
        Hãy lấy chút tình người
         
        Nối mạch sống yêu thương
         
        Vì cuộc đời vô thường
         
        Chẳng còn gì giữ lại...
         
        Vì cuộc đời khác gì
         
        Cát bụi chốn hư vô ?
         
        Hãy lấy chút tình người
         
        Làm thành tia nắng ấm
         
        Tỏa xuống những cuộc đời
         
        Bất hạnh ở quanh ta !
         
        Ấm áp những phận người
         
        Còn vương nhiều khốn khổ...
         
        Hãy lấy chút tình nồng
         
        Hóa thành đóa thương yêu !
         
        Hãy đến tay trong tay
         
        Với tình yêu nhân lọai
         
        Đến với trái tim đầy
         
        Lòng nhân ái người ơi !
         
        Hãy thương cuộc đời này
         
        Dẫu còn nhiều bất hạnh
         
        Hãy nối vòng tay người
         
        Cho tình ấm mùa đông ...




        <bài viết được chỉnh sửa lúc 04.11.2011 00:31:47 bởi dzuylynh >
        #338
          dohop 07.11.2011 11:07:54 (permalink)
          0



          LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN


          Diễn đọc: Dzuylynh


           
          Chú thích:

          ba con = thịt heo ba con, thịt bacon, thịt heo miếng hong khói.
          Lê Phát Thông = Tom LeFarge.


          (Chương 24)
           
          Cuối cùng tui đả về quê lần nửa. 
           
          Xe lửa tới ga Mỏ Bài lúc ba giờ sáng, nhân diên hỏa xa khiên cái chuồng khỉ ra rồi để xuốn, và rồi xe lửa dọt mất để lại tụi tui chơ vơ. Hổng có ai chung quanh ngoài một phu quét nền ga và một gả đàn ông đang ngủ gục trên một băng ghế, bởi dậy, tui dới Thu Sương đi bộ xuốn phố và tụi tui cuối cùng củng kiếm được một chổ ngủ ở một cái nhà bỏ hoan.
           
           
          Sáng hôm sau, tui mua ít trái chuối cho Thu Sương ở bến tàu, tui củng kiếm được một quán cóc có bán đồ ăn trưa, tui mua một phần điểm tâm thiệt bự dới trứng, thịt heo ba con, bánh xèo, và đủ thứ, và tui củng tìm cách làm cái gì đó cho có thứ tự đàng hoàn, bởi dậy, tụi tui đi bộ đến chổ các bà sơ, cái chổ Nhà Tế Bần của các Sơ Nhỏ.  Trên đường đi, tụi tui đi ngang goa cái chổ mà trước đây có cái nhà của tụi tui, bây giờ thì hổng còn dì nửa ngoài một cánh đồng cỏ và một số cột và cây đả cháy đen đủi.  Tui có một cảm dác thiệc là lạ khi thấy cảnh vật như dậy, bởi dậy, tui tiếp tục bước đi.
           
           
          Khi tui tới nhà tế bần, tui kiêu Thu Sương chờ tui ở ngoài sân hổng thôi thì, tui hổng muốn mấy bà sơ bị dực mình, tui đi dô nhà tế bần và hỏi dìa Má.
           
           
          Bà sơ trưởng ở đó, bả rất là tốt, bà nói là bả hổng biết má tui đang ở đâu, ngoại trừ Má trốn đi dới một người đạo Tin Lành, nhưng mà tui có thể thử hỏi mấy người ở ngoài công viên bởi dì Má thường tới đó vào buổi chiều với mấy phụ nử khác. Bởi dậy, tui và Thu Sương đi tới đó.
           
           
          Có mấy bà đang ngồi ở băng ghế nên tui nói dới một bà trong đám tui là ai, bà này nhìn dô Thu Sương rồi nói, “Đúng ra là tui nên đoán ra được cậu là ai.” 
           
           
          Nhưng rồi bả nói bả có nghe má tui làm nghề ủi quần trong một cái tiệm giặc ủi ở mé bên kia của cái làng này, và bởi dậy, tui và Thu Sương đi tới đó và đúng ngay chóc, Má đang mồ hôi nhể nhại và đang ủi một cái quần trong tiệm giặc ủi.
           
           
          Khi Má thấy tui, Má bỏ hết mọi thứ xuống rồi chạy thẳng dô vòng tay của tui. Má khóc thút thít, rồi vặn vẹo tay chùi mắc y chang như ngày nào. Tội nghiệp Má quá. 
           
           
          “Lâm ơi, con của Má.” Má nói. “Cuối cùng con đả dìa nhà! Hổng có ngày nào mà Má hổng nghỉ tới con, từ lúc con đi lính, tối nào mà củng khóc cho tới khi ngủ mới thôi.”  Dù dậy, cái điều Má nói hổng làm tui ngạc nhiên chúc nào hết, và tui hỏi dìa cái ngừi đạo Tin Lành.
           
           
          “Hắn là một tên chồn cáo hèn hạ,” Má nói. “Má nên đoán được điều đó ngay từ đầu để đừng có chạy theo tên Tin Lành nào hết. Hổng đầy một tháng dới Má, tên đó đá đít Má ra để cặp dới một con nhỏ mười sáu tủi – mà lúc đó hắn đả gần sáu mươi rồi. Má phải nói cho con biết, cái đám Tin Lành đó hổng biết đạo đức là dì hết.”
           
           
          Đúng ngay lúc đó, có một dọng nói từ tiệm giặc ủi, “Ê cái bà già, có phải bà để cái bàn ủi ở trên cái quần của ai đó hông?”
           
           
          “Thôi, chết rồi!” Má la lên, rồi chạy ngược dô trỏng. Bất thình lìn, một cuộn khói đen bốc ra từ cửa sổ và ngừi ta la hét chửi thề om xòm ở trong đó, và sau đó, Má bị một tên phì lủ xói đầu lôi ra ngoài, cái tên này la hét và mạnh tay dới Má.
           
           
          “Đi đi!  Đi luôn đi!” hắn rống lên. “Tao chịu hết nổi rồi!  Đó là cái quần cúi cùng mà bà đốt đó!” 
           
           
          Má khóc hu hu, còn tui thì bước tới cái tên này rồi nói, “Tui nghỉ là tốt hơn hết ông hổng được đụng tới Má tui.”
           
           
          “Mày từ đâu tới và mày là cái con khỉ gì hả?” hắn hỏi.
           
           
          “Ngô Lâm,” tui trả lời hắn, rồi hắn nói, “Như dậy thì mày củng cút ra khỏi chổ này luôn và đem cái con gái mẹ mày theo luôn bởi dì bả hổng được làm diệc ở đây nửa!”
           
           
          “Tốt nhức ông hổng nên nói chiện dới má tui cái kiểu như dậy,” tui nói, rồi hắn trả lời, “Rồi sao? Rồi mày sẻ làm cái dì hả?”
           
           
          Và bởi dậy tui phải cho hắn một bài học.
           
           
          Đầu tiên, tui túm lấy hắn, rồi tui nâng hắn lên thiệt cao. Rồi tui đưa hắn dô cái chổ ngừi ta dặt đồ trong một cái máy giặc bự thiệt bự, cái loại để giặc mấy cái mền và thảm, tui mở cửa máy giặt và tống hắn dô trỏng, xong rồi tui đóng cửa lại, rồi tui vặn và nhấn nút cho nó “quay.” Lần cúi cùng tui thấy hắn, hắn sắp được dô cái vòng “Xả Nước”. 
           
           
          Má vẫn còn khóc và quẹt nước mắc dới cái khăn tay, “Lâm ơi, bây giờ má mất việc làm thiệc rồi!”
           
           
          “Đừng lo, Má,” tui nói dới Má, “mọi chiện rồi sẽ iêm xuôi, bởi dì con đả có kế goặch rồi.”
           
           
          “Lâm, làm xao mà con có kế hoặch được?” Má nói. “Con là một tên khờ. Làm sao mà một tên ngốc làm ra được cái kế hoặch gì được?”
           
           
          “Thì Má cứ chờ coi,” tui nói. Dù sao, tui đả mừng bởi dì tui đả có kế hoặch đúng là trở dìa nhà gặp má, ngay cái ngày đầu tiên.
           
           
          Tụi tui đi bộ tới nhà trọ nơi Má ở. Tui giới thiệu Má dới Thu Sương và má nói Má rất mừng vì ít nhức tui có một ngừi bạn – cho dù bạn của tui là một con khỉ củng được.
           
           
          Dù sao, Má và tui ăn bửa tối ở nhà trọ, má cho Thu Sương một trái cam từ nhà biếp, và sau đó, tui với Thu Sương đi tới bến xe đò để đi tới Bải Dầu Lá Ba Tre, nơi mà gia đình của thằng Bửu sinh sống. Và chắc chắng như mưa, hình ảnh cuối của Má, má đứng ở hành lang ở nhà trọ lau nước mắc khóc khi tụi tui bước đi. Nhưng mà tui có cho má phân nửa của số tiền năm ngàn đô tui đả có để giúp đở má trả tiền mướn nhà và chi tiêu nhiều chiện khác cho tới khi tui có thể ổn định được, bởi dậy, tui hổng có cảm thấy tệ lắm. 
           
           
          Dù sao, khi xe đò tới Bải Dầu Lá Ba Tre, tụi tui hổng bị gặp trở ngại dì hết trong diệc tìm ra nhà của thằng Bửu. Lúc đó khoản 8 giờ tối, tui gỏ cửa, có một ông già ra mở cửa hỏi tui muốn gì. Tui nói dới ổng tui là ai, và tui đả biết thằng Bửu từ lúc chơi banh cà na, rồi lúc trong quân đội, ông già có dẻ hồi hộp nhưng ổng mời tui dô nhà.  Trước đó tui đả nói dới Thu Sương để cho hắn đứng ở ngoài và đừng để ai thấy bởi dì có lẻ là ngừi ở đây chưa từng thấy cái gì giống như hắn từ trước tới giờ.
           
           
          Dù xao đi nửa, ông này là ba của thằng Bửu, ổng mời tui một ly trà đá và bắc đầu hỏi tui thiệc là nhiều thứ. Ổng muốn biết thiêm dìa chiện thằng Bửu, nó chết như thế nào, và tui đả dùng hết khả năng của tui để
           kể lại cho ổng nghe.
           
           
          Cuối cùng, ổng nói, “Có một điều mà bác cứ thắc mắc hoài, trong bao nhiêu năm qua, Lâm – theo cháu nghỉ thì, vì sao mà thằng Bửu phải chết dậy?”
           
           
          “Bởi dì nó bị bắn trúng,” tui nói, nhưng mà ổng nói, “Hông, hổng phải bác hỏi như dậy. Ý bác muốn hỏi là, tại sao?  Tại sao chúng ta phải qua tới Việt Nam?” 
           
           
          Tui nghỉ một phút rồi nói, “Cháu nghỉ là tụi cháu chỉ ráng làm theo lẻ phải, cháu đoán như dậy. Tụi cháu chỉ làm theo lệnh trên mà thôi.”
           
           
          Rồi ổng nói, “Rồi, cháu nghỉ điều đó có đáng hông? Nhửng thứ mà chúng ta đả làm? Mấy thằng con trai bị giết theo kiểu thằng Bửu?”
           
           
          Rồi tui mới nói, “Bác thấy đó, cháu chỉ là một thằng khờ thôi.  Nhưng mà niếu bác muốn biết ý kiến thiệc sự của cháu thì, cháu nghỉ là, đó là một đống kức.”
           
           
          Ba thằng Bửu gật gù. “Bác cũng nghỉ y chang như cháu,” ổng nói. 
           
           
           
          Dù sao, tui nói cho ổng nghe lý do tui tới gặp ổng. Tui kể cho ba thằng Bửu nghe dìa cái kế hoặch của tui và thằng Bửu, dìa diệc mở cái thương nghiệp tôm nho nhỏ, và tui kể dìa ông Chí, cái ông ngừi Việt nhỏ con tui gặp khi tui còn ở bệnh viện và ông Chí đả chỉ tui chăn nuôi Tôm như thế nào, và ba thằng Bửu khoái lắm, ổng hỏi tui nhiều thứ nửa, khi đó bất thình lìn có tiếng quác quác thiệt là lớn ở ngoài sân.
           
           
          “Có cái khỉ gì đó muốn bắc gà nhà bác!” ba thằng Bửu la lên, rồi ổng tới sau cửa lấy la một khẩu súng rồi đi ra sân.
           
           
          “Có một điều cháu phải nói cho bác biết,” tui nói, rồi tui nói cho bác ấy nghe là Thu Sương đang ở ngoài sân nhưng mà tụi tui kiếm hổng ra Thu Sương, và củng hổng nghe cái tiếng gì của hắn hết.
           
           
          Ba thằng Bửu đi dô nhà lấy cái đèn pin rồi ổng rọi đèn lòng dòng ở ngoài sân. Ổng rọi dô một cái cây bự, và dưới gốc cây là một con dê – một con dê xồm bự và già đang đứng ở đó và đang cào đất. Ổng chiếu cái đèn lên trên cao thì thấy Thu Sương đang ngồi trên đó và Thu Sương đang sợ gần chết.
           
           
          “Lần nào củng là cái con dê đó,” ba thằng Bửu nói. “Đi chỗ khác chơi, đò dê xòm!”  ổng la lên, rồi ổng liệng một khúc cây dô con dê. Sau khi con dê đi rồi, Thu Sương mới đi xuống, và tụi tui cho hắn dô nhà.
           
           
          “Nó là lọi khỉ gì vậy?” ba thằng Bửu hỏi.
           
           
          “Nó là con tinh tinh,” tui nói.
           
           
          “Nhìn nó giống dã nhân quá!”
           
           
          “Nó có giống dã nhân một chút xíu,” tui nói, “nhưng mà nó hổng phải là dả nhân.”
           
           
          Dù sao đi nữa, ba của Bửu nói là tụi tui có thể ngủ lại tối hôm đó, và sáng hôm sau, ổng sẻ đi dới tụi tui để kiếm chổ cho cái thương nghiệp tôm. Có một ngọn dó nhẹ thổi qua nhánh sông và bạn có thể nghe tiếng ếch nhái và dế và ngay cả tiếng của một con cá thỉnh thoản nhảy lên khỏi mặc nước. Chổ này thiệc là đẹp và iêm đềm, và tui đả quyết định chọn nó và tui nghỉ là tui sẻ hông gặp trở ngại dì ở chổ này.
           
           
           
          Sáng tinh sương ngày hôm sau, tụi tui dậy sớm cùng dới ba thằng Bửu và cùng ăn một bửa điểm tâm thiệt bự, với xúc xích do ổng làm, cùng với trứng gà chạy rông còn tươi mát, và dới bánh quy và đường mật, rồi ổng đưa tui và Thu Sương đi trên chiếc ghe nhỏ, với cây xào, và đẩy tụi tui đi xuống tới Bải Dầu. Mặt nước thiệt iêm, và có một lớp sương mờ phủ nhẹ.  Thỉnh thoảng, một con chim bay ra khỏi đầm lầy.
           
           
          “Chổ này đây,” ba thằng Bửu nói, “Chổ này là chổ nước mặn thủy triều trào dô,” và ổng chỉ dô một chổ đất bùn chạy dài dô trong đầm lầy. “Có khá nhiều ao bự ở đây, niếu bác là cháu, bác sẻ sẻ chọn chổ này, theo như kế hoặch của cháu.”
           
           
          Bằng cây sào, ổng đẩy chiếc ghe dô chổ đất bùn. “Cháu nhìn chổ đó kìa,” ba thằng Bửu nói, “đó là một khoảnh đất cao, cháu chỉ có thể thấy cái mái nhà của một túp liều nhỏ ở đó.”
           
           
          “Hồi trước, có một ông già tên là Lê Phát Thông sống ở đó, nhưng mà ổng chết bốn năm năm nay rồi. Chổ đó bỏ hoan. Nếu cháu thích, cháu có thể nộp đơn xin làm chủ chổ đó và sống ở đó.  Lần chót bác tới đây, ông Thông còn để hai chiếc ghe chèo ở trên bờ. Chắc là hổng có đáng dá một xu teng, nhưng mà niếu cháu trám mấy chổ hở thì nó có thể nổi được và xài được.”
           
           
          Ba thằng Bửu đẩy tụi tui đi xa hơn, rồi ổng nói, “Ông Thông ổng thả mấy tấm ván chạy từ đầm lầy cho tới mấy cái ao. Bác từng câu cá và săn vịt ở đó. Cháu có thể sửa lại cái lối đi này. Và mình sẻ có cách đi lại trong cái vùng này.”
           
           
          Ái chà, tui phải nói cho bạn nge, cái chổ này có vẻ thiệt là lý tưởng. Ba thằng Bửu nói là lúc nào củng có trứng tôm trào dô vủng lầy và những con rạch nhỏ, và tui có thể quơ một mớ để bắt đầu cái thương nghiệp tôm, thiệc sự là hổng khó. Một điều nửa ổng nói là kinh nghiệm của ổng là tôm sẻ ăn bã hạt bông vải, thải ra khi người ta ép dầu cô tông, mà cái thứ này thì thiệc là rẻ. 
           
           
          Cái việc chánh mà tụi tui phải làm là phải chận mấy cái ao bằng lưới, và làm một cái chòi nhỏ để ở, và mua mấy thứ đồ ăn khô dự trử như là bơ đậu phộng, mức, khô cá, bánh mì và đại lọi mấy thứ khỉ dống dậy. Và tụi tui có thể sẳn sàng cái diệc chăn nuôi tôm.
           
           
          Bởi vậy, tụi tui bắc đầu ngay ngày hôm đó.  Ba thằng Bửu đưa tụi tui trở dìa nhà ổng, rồi tụi tui đi dô phố và bắc đầu mua đồ. Ổng nói là tụi tui có thể dùng cái xuồng của ổng cho tới khi tụi tui xửa xong mấy cái xuồng của tụi tui, và tối hôm đó, tui và Thu Sương sống trong cái chòi câu cá nho nhỏ đó lần đầu. Trời đổ mưa nên cái chòi dột như điên nhưng mà tụi tui hổng màng tới. Sáng hôm sau, tụi tui mới xửa cái mái chòi cho hết bị dột.
           
           
          Tốn gần một tháng mọi thứ mới goạt động tốt – tụi tui sửa cái chòi cho đẹp, sửa mấy cái xuồng và mấy tấm ván vịt làm đường đi ở đầm lầy, và đặc mấy cái lưới chung goanh mấy cái ao.  Cuối cùng củng tới cái ngày mà tụi tui sẵng sàng thả tôm dô ao. Tui mua một cái lưới bắt tôm rồi tui và Thu Sương ở trên cái ghe chèo kéo cái lưới này qua lại lòng dòng suốt ngày. Tới tối, tụi tui có lẻ kiếm được khoản 20 kí tôm, rồi tụi tui chèo tiếp để bỏ tôm dô ao. Mấy con tôm bơi lội, búng, nhảy nhót trên mặc ao. Ối trời ơi, đó là một cảnh hết sức dễ thương và đẹp mắc.
           
           
          Sáng hôm sau, tụi tui gom hơn hai trăm kí lô bã dầu cô tông và thả chừng 40 ký lô dô ao cho tôm ăn, rồi tới trưa, tụi tui đi săn tôm trong một cái ao khác. Hết cả bốn mùa hè, thu đông, tụi tui làm diệc như dậy, nhưng tới mùa xưng, tụi tui đả có bốn cái ao tôm đang hoạt động và mọi thứ coi bộ sáng sủa tươi rói như hoa hồng.  Tối tối, tui ngồi ở mái hiên của cái chòi chơi ác-mô-ni-ca, và mổi thứ bảy, tui đi bộ xuống phố thỉnh bộ sáu chai bia về để tui và Thu Sương cùng say dới nhau. Cuối cùng tui cảm thấy tui tìm được cái không gian của chính tui, và mổi ngày trôi qua là mổi ngày tui làm ăn lương thiện, và tui nghỉ là sau khi tui thu hoạch cái mùa tôm đầu tiên và bán hết, có thể tui cảm thấy mình có đủ tư cách để cố gắng tìm kím Duyên lần nữa, và coi thử coi cổ có còn giận tui hông.
           
          (Hết Chương 24)
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 07.11.2011 11:10:59 bởi dohop >
          #339
            dzuylynh 08.11.2011 05:28:11 (permalink)
            0


            TIẾNG ĐÀN ĐÊM, EM VÀ TRĂNG

            sáng tác & trình bày Dzuylynh


            Album " Như giọt buồn nhung " . Half Moon Bay Nov7.2011




            http://www.box.net/shared/cjxgvi4kokhv8fjf2n9b



            ( tặng Triều Âm )

            ánh trăng hoang dại quá . biển đêm thật êm đềm

            sóng vẫn vỗ mạn thuyền . bản trường ca bất diệt

            có nghe niềm da diết . trỗi điệp khúc cô miên...

            biển đêm nay diệu huyền . vỹ cầm buông tha thiết

            điệu trầm buồn sóng âm...sợi tơ mềm suố i tóc .

            réo rắt hòa thinh không . ngủ trên mảnh trăng ngà .

            tiếng đàn nghe xa lạ . vỹ cầm buồn trong đêm...

            bóng em dài cuối bãi . mây không còn thướt tha.

            và trong đôi mắt trăng . ta hóa thành xa lạ

            tiếng đàn đêm trăn trở . biển xô sóng xa bờ

            trăng đêm nay buốt giá . như mộ phần trong ta

            trăng đêm nay buốt giá ...như mộ phần trong ta !
            #340
              Phù vân 10.11.2011 20:52:57 (permalink)
              0

              ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

              MÓN NGON HÀ NỘI

              Nhậu... chuột cống!

              Chuột cống hôi hám, đem theo ngàn vạn thứ mầm bệnh dịch hạch, thổ tả chết người. Nó ở dưới đáy của cống ngầm, ăn cặn bã thối tha. Ấy vậy mà có làng ở Hà Nội chuyên đi bắt chuột cống để chế biến nó thành... đặc sản!
              Chuột rán, xào, nấu đông, giả cầy, luộc rắc lá chanh, rang muối trắng, nướng trên than hoa dìu dịu. Chuột cống biến thành thịt thú rừng, thịt thỏ quay, thịt lợn sữa chiên giòn, có khi hầm rinh rượp trong nồi nước phở ngọt lừ. Thật vậy không?



              Chúng tôi đã đi theo thợ săn chuột và chứng kiến họ tóm được con chuột cống khổng lồ này ở gần chợ Châu Long (Hà Nội).

              Bắt chuột Hà Nội, hái ra tiền! Một lần, gặp anh chàng bắt chuột cống ở Hà Nội, tôi bèn bám theo. Lúc đầu anh ta đề phòng, giấu nhẹm đàn chuột bằng cách dùng nilon bịt kín phần lồng sắt buộc sau chiếc xe máy cà tàng. Hỏi gì cũng không biết. Rồi thỉnh thoảng lại có cậu đồng nghiệp vác vợt cán dài rèo rèo xe đạp lượn qua, có cậu vè vè xe máy ghé lại ngó nghiêng. Giời Hà Nội khuya khoắt, phố Hàng Bún đượm buồn trong ánh đèn vàng vọt. Đó là giờ các thợ săn chuột cống xuất hiện, đàn chuột bẩn thỉu, ướt át, to sù cũng từ cống ngầm, các vỉa chợ rác rưởi và các vở hồ như Trúc Bạch, hồ Tây... rồng rắn kéo ra. Trong chớp mắt, lưới được dựng ở cửa, cống, xuỵt! Tiếng đuổi như đuổi chó. Rào! Tiếng sào tre chọc xuyên lòng cống. Oé! Nó mắc lưới. Chân chuột có móng dài, đã bám vào lưới là có giời chạy. Tóm gọn, dùng kìm (là một mẩu sắt uốn tròn gắn trên đầu cây gậy gỗ) để bẻ răng. Chuột ta ngoan hiền nằm trong rọ sắt. Thấy chúng tôi chăm chú, lại ra chiều là nhà nghiên cứu phát triển đàn mèo để diệt chuột, một thợ săn chuột có thâm niên gần 10 năm tên là Nguyễn Thạc Cường - quê ở Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh - chấp nhận nói chuyện. Một thợ chuột vùng Thanh Trì lượn qua, thợ chuột nữa ở Thạch Thất ngó lại. Họ cạnh tranh và cạnh khoé nhau lắm. Họ chia lãnh địa, ai có đất người đó kiếm ăn. Mỗi cân chuột cống bán cả trăm nghìn, đụng đến miếng cơm manh áo sao mà nhường được. “Bọn kia nó cũng ở làng chuột đấy. Làng chuyên ăn và bán thịt chuột ở Hà Nội, Hà Tây cũ. Nó bắt ác lắm. Em không đi nhanh là hết!” - Cường dè bỉu. Mấy thợ chuột đi xe đạp vòng vèo cũng lít chít cả đàn chuột cống rồi, có khi họ còn chõ sang phía chúng tôi, nói với Cường: “Người ta mà đưa lên báo thì mày chết”. Rồi họ phóng vù đi. Mỗi lần vòng đi vòng lại, thợ chuột gọi là “quẹt”. “Thôi, đừng chụp ảnh nữa, em đi làm một quẹt đây - Cường vồi vội như muốn lảng tránh - Hôm nay, 12 giờ rồi mà Hà Nội còn đông, chứ mọi hôm, giờ này em đi mãi chưa hết một “quẹt”. Quẹt nào lâu mới đủ vòng quanh hết hồ Tây, tức là quẹt ấy gặp nhiều chuột để bắt. Hà Nội đông người, chuột không ra, thì đi nó nhanh hết quẹt”. Nhìn những con chuột 7-8 lạng bị tóm ra khỏi cống ngầm, khỏi khu chợ Châu Long bẩn thỉu, bạn tôi đã bỏ chạy tán loạn. “Nước đái chuột cống độc lắm. Nó đái mù mắt. Mà chúng nó chính là thủ phạm từng gây nên bệnh dịch hạch - cái bệnh suýt xoá sổ cả thế giới hồi nọ đấy”. Vài người bán hàng khuya thở dài: “Gớm, ai ăn dính cái giống chuột này trên bàn đặc sản thì có mà... chết sớm. Nó giả làm lợn sữa quay, giả làm chuột đồng, giả làm đặc sản thú rừng ở trên Hoà Bình đấy, chú ạ”. Cường nghe chúng tôi nói, chỉ cười hiền khô: “Ăn chả sao đâu, ngon lắm. Chính nhà em cũng toàn ăn cái chuột Hà Nội này. Có khi người Hà Nội lên nhà em ăn cả vài mâm cỗ, có khi em bán buôn một lúc cả yến chuột này, người Hà Nội, người Bắc Ninh, cả người Lạng Sơn cũng về mua mà”. Hôm sau chúng tôi lên thăm nhà Cường ở Đình Bảng. Ông nội Cường là cụ Suốt, mẹ Cường là bà Cử, đều khoe “chuột Hà Nội”, chuột nói chung ngon lắm, bổ lắm. Cường khẽ khọt tiết lộ: Như đêm qua mưa to quá, em chỉ bắt được 9 cân chuột Hà Nội, mỗi cân em bán 100 nghìn đồng. Nhiều hôm chịu khó đi xa, đi mãi tỉnh lỵ Hải Dương, Phú Thọ (chỉ bắt ở thành phố!), có thể được tới 30kg chuột một đêm. Vị chi là 3 triệu một buổi nhé. Mà cái nghề này chả mất vốn mất lãi gì, đêm đi, sáng có tiền, người Hà Nội và các nơi họ về họ đặt hàng, có mà chả đủ sức đi bắt cho đủ lời hứa hẹn với người ta. Gớm, mấy khi còn chuột để bán ra chợ làng Đình Bảng đâu! Bà Cử chỉ rõ: “Con này là con dúi, con này là chuột đồng, còn đây là chuột cống. Hôm nay nhà tôi mổ toàn chuột cống. Có hôm làm dăm mâm cỗ, thanh niên Hà Nội về ăn chật nhà, uống hết mấy lít rượu, họ vui vẻ nhảy nhót đến gãy cả bàn ghế...”.





              Thịt những con chuột cống khổng lồ (chặt đầu, làm sạch vẫn còn 5 lạng) được chế biến, bày bán để... làm món nhậu. Ảnh: P.T.T.G

              Nỗi ám ảnh đem cống rãnh vào... dạ dày

              Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND phường Đình Bảng bảo: “Tôi chỉ biết, bà con có nhiều gia đình dùng chó săn, bẫy đi bắt chuột đồng về ăn và bán cho người làng ăn. Nhưng, ở cái phường có tới 1,8 vạn dân này, tôi chưa bao giờ nghe nói đến chuyện người ta đi bắt chuột cống về làm cỗ, bán đi các nơi làm “đặc sản”. Nhóm phóng viên chúng tôi giả làm thực khách đặt cỗ ở quán T.P ở Từ Sơn - nơi mà các thợ chuột cống cho biết vẫn thường “đổ buôn thịt chuột” cho họ “làm hàng”, chúng tôi đều nhận được câu trả lời ráo hoảnh: “Chúng em bán chuột đồng ngô, chuột đồng thóc, ngon lắm, chuột làm gần chục món...”. Đình Bảng là miền quê văn hiến. Với tất cả sự thận trọng của mình, chúng tôi đã tiếp tục trở lại thăm một số hộ đi bắt và bán thịt chuột... phố, chuột Hà Nội. Thì bất ngờ thay, trước chứng cứ của chúng tôi, bà con cũng chả nói thác chuột cống thành chuột đồng làm gì nữa. Gia đình ông Suốt một mực nói rằng: Thịt chuột cống ngon và bổ lắm, nó không mang lại dịch hạch hay bệnh tật gì đâu(?). Khi chúng tôi bảo chuột cống ăn kiểu gì cũng độc, các nhà khoa học nói rõ như vậy và kể cả có trói cổ lại bắt ăn thử một miếng thịt chuột cống bắt được ở Hà Nội thì chúng tôi cũng không dám ăn; thì bà Cử rành rọt: “Tôi hỏi, có phải con chó vẫn thường ăn... phân người không? Thế sao thịt chó được người ta ăn và khen ngon khắp cả nước? Chuột cống nó ăn ở cống, ở bệnh viện Hà Nội, nhưng (cũng như con chó ăn bẩn) nó ăn nó có lựa chọn, nó phải tiêu hoá chứ. Chúng tôi ăn chuột đã bao năm. Nếu có dịch hạch thì làm sao chúng tôi béo khoẻ thế này”. Bà Cử còn chì chiết: Ăn chuột ngon, chứ ăn lợn, gà, bò, cá, chim cút - bây giờ người ta toàn cho chất tăng trọng với lại chất kích thích tăng trưởng, độc hại lắm. “Làm gì có ai chui vào cống để bón chất tăng trọng độc hại cho chuột”(?) - một người góp chuyện. “Thịt chuột còn hơn thịt chó ở chỗ nó có tính mát, thịt chó ăn nhiều rất nóng. Tôi chỉ sợ chuột lắm đạm quá, ăn vào béo” - bà Cử thở dài rồi chỉ vào cơ thể phây phây nục nạc của mình. Cụ Suốt từ bấy giờ im lặng, giờ mới vuốt râu: “Nhà tôi 3 đời bắt chuột rồi”, bà Cử chen ngang: “Người ta còn mời vợ chồng tôi về Hà Nội, mang theo một lồng chuột cống to đùng để đóng phim về... thành phố sống trong bãi rác cơ mà. Được trả công bao nhiêu là tiền”. Còn Cường thì lẩm bẩm: “Bây giờ chán quá, Hà Nội người ta xây bít hết cả cống rãnh lại, mặt đường cứ phẳng lỳ, thế là chuột cống không có lối lên để bắt. Có khi, trời mưa, nước dềnh lên, chuột trong cống không có lối ra bị chết đuối sạch, tiếc lắm...”. Khi chúng tôi ra về, bà Cử cũng không quên cho số điện thoại, dặn bất cứ khi nào muốn ăn thịt chuột, có thể đặt một lúc mười mâm, thì cứ “phôn” một cái là xong phắt. Cái mùi chuột sống đã sợ, lại thêm chuột chết bị dội nước sôi, chặt đầu, phanh thây nó càng lợm lợm. Tôi chạy khỏi ngôi nhà đó, ra đến gần đình làng, lại vớ phải cái mùi đó, khi gặp chợ chuột với dăm bảy người đàn bà mỗi người quản lý vài cái... chậu thau chuột đã mổ. Trắng tinh! Dường như, mùi chuột đã tanh lắm, nhưng khi bạn biết chắc chuột đó là chuột cống ở phố thị bẩn thỉu thì cái tanh tưởi nó càng ám ảnh hơn.

              Theo Phạm Thị Thảo Giang
              #341
                dzuylynh 11.11.2011 01:56:16 (permalink)
                0



                NỖI LÒNG

                thơ Dấu Lặng_phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

                http://www.box.net/s...6phcaut8j03vaay


                còn lại nơi đây một giấc mơ
                đem lòng trang trải với vần thơ
                niềm thương nỗi nhớ làm sao hết?
                làng cũ quê xưa khuất bụi mờ...

                nắng ấm lòng người nơi xứ xa
                đâu bằng hương gió ở quê nhà
                cánh đồng lúa chín thơm mùi mạ
                lũy tre xanh ngát mát lòng ta

                có phải thời gian là thuốc tiên ?
                cũng không xóa hết nỗi ưu phiền!
                tháng tư một thuở màn đen tối
                quá khứ còn đây khắp mọi miền

                vẫn ở nơi này những ước mơ
                đặt hết niềm tin để đợi chờ
                chờ một ngày mai trời tươi sáng
                đứa con lưu lạc trở về bờ ...


                thunglũnhhoavàng.california .nov.10.2011
                Dzuylynh
                #342
                  dohop 11.11.2011 08:37:03 (permalink)
                  0



                  LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM - PHẦN 1


                  Diễn đọc: Dzuylynh



                  Chú thích:

                  Bắc Cà Rô Li Na = North Carolina
                  Min Nẹt Xổ Tà = Minnesota
                  Vái Kinh  = giải túc cầu banh bầu dục Vái Kinh ở Min Nẹt Xổ Tà,  the Minnesota Vikings game.

                   
                  (Chương 25 – phần 1)
                   
                  Vào một ngày trời thiệc đẹp trong tháng sáu, tụi tui quyết định đả tới lúc tụi tui thu goặch vụ mùa tôm đầu tiên.  Tui và Thu Sương thức dậy sớm cùng lúc dới mặt trời, và tụi tui đi xuống ao đẻ kéo lưới qua ao cho tới khi cái lưới bị kẹt bởi cái khỉ dì đó. Thu Sương thử kéo nhẹ nhẹ trước, tới tui, tui kéo mạnh hơn cũng bị kẹt, và cúi cùng thì cả hai tụi tui cùng kéo, và lúc này tụi tui hiểu được là cái lưới hổng có bị kẹt gì hết mà tụi tui kéo hổng được bởi dì nó có đầy tôm trong đó!
                   
                   
                  Tới chiều hôm đó, tụi tui đả kéo lên khoản một trăm rửi ký tôm, và tụi tui dành nguyên tối hôm đó để phân loại tôm theo kích thướt. Sáng hôm sau tụi tui bỏ tôm dô mấy cái thúng rồi đưa nó dô cái xuồng của tụi tui. Cái xuồng chở nặng quá, tụi tui mém chúc nửa bị lật dù trên đường lên Bải Dầu Lá Ba Tre.
                   
                   
                  Có một công ty đóng gói đóng thùng hải sản ở đây, Thu Sương dới tui cẩu đám tôm từ bến tàu tới chổ cân đong. Sau khi tổng cộng mọi thứ lại, người ta trả cho tụi tui một một cái séc tám trăm sáo mưi lăm đô la! Đây là số tiền làm ăn lương thiện đầu tiên của tui kể tử lúc tui chơi ác mô ni ca cho Băng Nhạc Trứng Nức.
                   
                   
                  Trong hai tuần lể kế, gần như ngày nàu Thu Sương dới tui củng thu hoặch tôm rồi đem tới chổ đóng gói. Khi tụi tui thu hoặch song hết đám tôm, tụi tui kiếm được tổng cộng là chính ngàn bảy trăm đô dới hai mưi sáu xu lẻ. Cái thương nghiẹp tôm đả thành công!
                   
                   
                  Các bạn cho phép tui nói nhe – đó là một sự việc hết xức dui.  Tụi tui mang một thúng chừng một giạ tôm tới cho ba thằng Bửu, ổng rất mừng, ổng nói ổng rất tự hào dìa tụi tui, mà giá mà có thẳng Bửu ở đây thì hay góa. Xong rồi tui dới Thu Sương đi se đò lên Mỏ Bài để ăn mừng chiến thắng. Diệc đầu tiên mà tui làm là thăm Má ở nhà trọ, và khi tui nói cho Má biết dìa số tiền kiếm được và nhiều thứ khác nửa, đúng ngay chóc, Má dui và mừng dử lắm. “Ôi, Lâm của Má,” Má nói, “Má thiệc là hảnh diện dìa con – con làm thiệc là giỏi, và làm được đủ thứ, một thằng khờ mà làm được như dậy!”  
                   
                   
                  Dù sao đi nửa, tui nói cho má biết dìa kế goặch của tui, như là năm sau tụi tui sẻ tăng số ao tôm lên gấp ba lần, và tui sẻ cần ngừi để coi chừng tiền bạc và để ý những chi phí, và đại loại như dậy, rồi tui hỏi Má coi Má có chịu làm diệc này hông.
                   
                   
                  “Bộ con muốn Má dọn xuống tận Bải Dầu Lá Ba Tre hả?” Má nói. “Hổng có cái dống dì ở dưới đó hết. Rồi suống dưới đó Má làm cái dì?”
                   
                   
                  “Điếm tiền,” tui nói.
                   
                   
                  Sau đó, tui và Thu Sương đi xuốn phố và tụi tui ăn một bửa thiệt no. Tui đi xuốn bến tàu mua cho Thu Sương một nải chuối thiệc bự, tui củng mua cho tui một miếng thịt bò bít tết bự nhức mà tui thấy, dới khoai tây nghiền nát và đậu pi và đủ thứ hết. Rồi tui quyết định đi kiếm chổ mua bia, và tui mới đi ngang qua một cái khách sạng đèn mờ củ kỷ gần ven sông thì tui nghe đủ thứ tiếng la héc và chưởi thề thiệt là lớn và dù đả bao nhiêu năm qua tui vẩn nhớ được cái giọng nói đó. Tui đút đầu tui dô cửa sổ, và đúng như vậy, chính là thằng Cường bạn củ của tui ở Đại Học!
                   
                   
                  Thằng Cường rất mừng vì gặp lại tui, hắn kiêu tui đủ thứ tên như là cái thằng lổ đích, cái thằng Tư Lù, Bắc Cựu, Bù Đốp ăn Bô Xít, cái thằng đá mụ gì đó, và đủ thứ danh từ động từ hoa mỷ mà hắn có thể nghỉ ra được.  Thì ra, thằng Cường đả thành cầu thủ đá banh nhà nghề cho đội Da Đỏ Hoa Thạnh Đốn sau khi hắn rời đại học, cho tới một hôm, trong một bửa tiệc của đội banh, hổng biết dì sao hắn nhe răng cắn dô đích bà vợ của ông chủ đội bóng, và người ta từ chối hổng cho nó đá banh nửa. Nó chơi banh cho một dài đội banh khác được vài năm, nhưng sau đó, nó kiếm được việc làm phu khiêng vác cho bến tàu mà hắn nói là rất thích hộp cho trình độ học vấn của hắn với kiến thức hắn học được từ đại học.  
                   
                   
                  Dù sao đi nửa, thằng Cường mua cho tui vài lon bia tụi tui cùng nốc bia và kể lại kỷ niệm xưa. Thằng Cường nói thằng Mảng Xà, thằng Tỵ, trở thành tiền vệ cho đội Công Nhân Đóng Gói Cảng Xanh cho tới lúc nó bị bắt gặp nốc cạn một lít rựu Vốt Kà của Ba Lan trong một hiệp đá banh của giải Vái Kinh ở Min Nẹt Xổ Tà. Sau đó nó chơi cho đội Khổng Lồ Nủ Ướt cho tới khi nó chơi cái trò “Tượng Nữ thần Tự Do” trong hiệp thứ ba giải túc cầu Rams. Huấn liện diên của đội Khổng Lồ nói là hổng có cầu thủ nhà nghề nào chơi cái trò này kể từ năm 1931, và nói nó hổng có lý do gì để mà làm cái trò này nửa. Nhưng mà thằng Cường nói thiệt sự là thằng Tỵ hổng có chơi cái mánh Tượng Nữ thần Tự do đâu. Theo thằng Cường, sự thực là thằng Tỵ bị phê cần sa, đúng ra nó đang chửng bị liệng trái cà na đi mà nó quên liệng, rồi cái thằng bên mép bên trái chỉ chạy tới coi chiện khỉ gì xảy ra, và tên này chạy ra phía sau của hắn rồi lấy banh luôn.  Dù xao đi nửa, thằng Cường nói thằng Tỵ bây dờ là huấn liện diên phụ cho một đội banh nhỏ nào đó ở Gió Già.
                   
                   
                  Sau khi nốc hết vài lon bia, tui có một ý trong đầu, rồi tui nói cho thằng Cường nghe.
                   
                   
                  “Mày có muốn xuống làm diệc cho tao hông?” tui hỏi.
                   
                   
                  Thằng Cường chửi thề om xòm rồi la hét cái dì đó mà sau một hai phút, tui hiểu là nó muốn hỏi tui muốn nó làm cái gì, bởi dậy, tui nói cho nó nghe dìa cái thương ngiệp tôm, và cái kế hoặch mở rộng quạt động. Nó chửi thề tùm lum tà la nửa và rống lên cái gì đó một hồi luôn, nhưng mà, chung quy là nó “chịu” làm cho tui.
                   
                   
                  Vì dậy, xuốt mùa hè đó, xuốt mùa thu cho tới mùa Xuân, tụi tui làm diệc hết cở, tui dới Thu Sương, dới Má và thằng Cường – và tui phải mướn luôn ba thằng Bửu. Năm đó, tụi tui kiếm gần được ba chục ngàn đô la và thương nghiệp càng lúc càng bự ra. Thiệt là mọi thứ hổng thể nào tốt hơn được nửa – Má hổng còn than trời trắch đất nửa, và có một hôm tụi tui còn thấy thằng Cường cười – mặc dù dậy, khi biết tụi tui thấy nó cười,  nó ngưng liền và bắc đầu chửi thề nửa. Tuy dậy, đối dới tui, tui hổng có vui hoàng toàn, bởi dì, tui nghỉ dìa Duyên thiệt là nhiều, hổng biết cổ bây dờ ra sao rồi.
                   
                   
                  Một hôm, tui quyết định phải làm chiện dì đó.Hôm đó là Chủ nhựt, tui mặc đồ đàng hoàn rồi đón xe đò lên Mỏ Bài, rồi tui đi tới nhà của má của Duyên. Má của Duyên đang ngồi bên trong coi TV khi tui gỏ cửa. 
                   
                   
                  Khi tui nói tui là ai, bác nói, “Ngô Lâm?  Thiệt là hổng thể tin nổi. Dô nhà đi con!”
                   
                   
                  Rồi thì tụi tui ngồi ở phòng khách một hồi, bác hỏi thăm Má và hỏi tui đang làm gì, và đủ thứ hết, rồi cuối cùng, tui hỏi dìa Duyên.
                   
                   
                  “Ồ, sau này bác hổng có có nghe hay biết gì nhiều dìa nó,” Má của Duyên nói. “Bác nghỉ là nó đang sống ở chổ nào đó ở Bắc Cà Rô Li Na.”
                   
                   
                  “Duyên có ở chung dới ai hông, Bác?” tui hỏi.
                   
                   
                  “Ủa, con hổng biết sao Lâm?” bác nói. “Con Duyên nó lập gia đình rồi.”
                   
                   
                  “Lập gia đình rồi hả?” tui nói.
                   
                   
                  “Cách đây hai năm. Lúc đó nó ở Ấn Bang. Rồi bác biết nó tới Hoa Thịnh Đốn rồi kế tới, bác được một cái cạc pót tan báo cho biết là nó có chồng, rồi tụi nó dọn tới Bắc Cà Rô Li Na hay sao đó. Con có muốn nhắn dì hông nếu bác được tin của Duyên?
                   
                   
                  “Dạ hông, bác,” tui nói, “hổng cần đâu bác. Chắc là bác chỉ cần nói là con gửi lời chúc mừng và chúc may mắn là được rồi.”
                   
                   
                  “Bác sẻ nói dới tụi nó như dậy,” Má của Duyên nói, “bác thiệt sự rất mừng dì có con ghé thăm bác.”
                   
                   
                  Tui hổng biết, tui đả nghỉ là tui đả sẳng sàng để nghe tin Duyên có chồng, nhưng mà bây dờ tui biết là tui đả chưa sẳng sàng.
                   
                   
                  Tui có thể nghe tiếng đập của trái tim của tui, hai bàn tay của tui bổng dưng lạnh và ẩm thấp, tui chỉ có thể nghỉ tới cái diệc đi tìm một chổ nào đó để cuộn tròn lại giống như cái lúc thằng Bửu bị diết chết, bởi dậy tui đả làm cái diệc này. Tui kiếm được một bụi cây trong sân sau nhà của ai đó, rồi tui ngồi xuốn, ôm chưng tui rồi rúc đầu dô đùi gối như một con sâu cô đơn đang làm tổ. Tui nghỉ là tui còn bắc đầu ngậm và nút ngón tay cái bự của tui nửa, tui đả hổng có làm cái trò này từ lâu lắm rồi, từ lúc mà Má lúc nào củng nói đó là cái dấu hiệu cho biết một người nào đó là một thằng ngố, trừ khi ngừi đó là đứa nhỏ chưa biết đi. Dù xao, tui hổng biết tui đả cuộn tròn như dậy trong bao lâu. Tui đoán là hơn một ngày rưởi.
                   
                   
                  Tui cảm thấy là tui hổng thể đổ lổi cho Duyên được, cổ chỉ làm cái diệc phải làm thui. Dù sao hết, tui là một thằng ngố, mặc dù có nhiều người nói là họ đả lấy một thằng ngố làm chồng, họ hổng thể tưởng tượn ra nổi cái hoàn cảnh có thể xảy ra niếu chồng của họ thiệc sự là một tên ngố.  Tui nghỉ, có lẻ, phần chánh là tui chỉ cảm thấy xót sa cho bản thân tui, khi mà tui đả thiệc sự đạt được cái vị trí mà tui tin là Duyên dới tui có thể chung đôi dới nhau. Và bởi dậy, khi tui nghe má của Duyên nói là cổ đả có chồng, tui có cảm dác như là phân nửa của tui đả chết và không còn tồn tại nửa, bởi dì, lập gia đình hổng có giống như là bỏ nhà ra đi. Lập gia đình là một cái giao kèo hết sức ngiêm chỉn. Trong điêm đó, hổng biết tui đả khóc được lúc nào, nhưng tui hổng cảm thấy thoải mái hơn dù nước mắc đả trào ra.
                   
                  (Hết phần một, chương 25)
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 11.11.2011 10:22:55 bởi dohop >
                  #343
                    dzuylynh 11.11.2011 12:39:10 (permalink)
                    0





                    http://www.box.net/s...e7o95o4m9yqgctu
                     
                    Một bóng đổ dài trên Huế xưa
                    Đường vô Thành Nội ngủ êm trưa
                    Mưa Huế nhẹ bay trên tàng khế
                    Hoa tím rơi rơi ngập lối về
                    Trời mưa da diết suốt cả ngày
                    Bên song ngồi tưởng cánh hoa bay
                    Khơi bao thương nhớ cay đôi mắt
                    Chạm nổi tận cùng sầu quắt quay
                    Xa Huế khi tuổi mới mười lăm
                    Mang theo màu tím Huế xa xăm
                    Hành trang là bài thơ thầm lặng
                    Trải nhẹ dòng hương dáng dịu nằm
                    Anh hỏi tôi về thăm Huế chưa
                    Anh ơi thương nhớ mấy cho vừa
                    Bao năm viễn xứ hồn nức nở
                    Tím cả mưa sầu tím Huế xưa !!!...

                     
                    #344
                      dohop 14.11.2011 11:02:51 (permalink)
                      0



                      LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI LĂM - PHẦN 2


                      Diễn đọc: Dzuylynh

                       
                      Chú Thích:

                       
                      Sà Van Na = thành phố Savannah
                      Tôn Đắc Cực =  Mister Claxton
                       
                       

                       
                      (Chương 25 phần 2)
                       
                       
                      Và mải tới chiều hôm đó, tui mới bò ra khỏi bụi rậm rồi trở dìa Bải Dầu Lá Ba Tre. Tui hổng có nói cho ai nghe hết dìa chiện đả xảy ra, bởi dì tui nghỉ là nó hổng có giúp ít được gì hết. Có một số diệc tui cần làm chung quanh mấy cái ao tôm, sửa mấy cái lưới, đại loại như vậy, và tự tui làm mấy diệc này. Khi mà tui làm xong thì trời đả tối, và tui đả quyiết định một chiện – tui sẻ bỏ hết thời gian của tui dô cái thương nghiệp tôm, và tui sẻ làm tới khi nào cái đít xức ra tui mới ngưng. Đó là tất cả nhửng gì mà tui có thể làm được trong hoàn cảnh này.
                       
                       
                      Và tui đả làm như vậy.
                       
                       
                      Năm đó tụi tui kiếm được bảy mươi lăm ngàn đô trước khi trừ đi các phí tổn, và cái bí dì nượt của tui đả trở nên bự quá, tui phải mướn thiêm người để phụ tui điều hành nó. Một người tui mướn được là thằng Tỵ Mảng Xà, tiền vệ củ của tui ở Đại Học. Nó hổng có hài lòng dìa cái việc làm của nó hiện tại trong cái đội banh nhỏ xíu íu xìu, bởi dậy tui sắp xiếp cho thằng Tỵ làm chung dới thằng Cường và lo việc quản lý ao và đê.  Rồi tui biết được ông Té, huấn liện diên của tui ở trung học đả dìa hươu nên tui mời ổng làm diệc cho tui, cùng dới hai tên khủng bố của ổng, họ củng đả dìa hưu, bây giờ họ lo dìa tàu thuyền và bến cảng.
                       
                       
                      Hổng bao lâu sau, báo chí địa phương bắc được chiện của tui và họ gửi một phóng diên tới để phỏng vấn tui cho một bài viết thuộc loại câu chuyện “một cậu bé địa phương thành công.”
                       
                       
                      Và bài viết được đăng trong số báo tới, số báo chủ nhựt, cùng với tấm hình của tui, Má và Thu Sương, với cái tít thiệt bự nói là, “Khờ Chính Tông Tìm Tương Lai trong Một Thí Nghiệm Hải Sản Mới.”
                       
                       
                      Dù xao đi nửa, hổng bao lâu sau, Má nói dới tui là tụi tui cần ngừi để phụ giúp má trong vấn đề xổ sách và cố vấn dìa tài chánh, bởi dì tụi tui kiếm được nhiều tiền quá. Tui nghỉ dìa vấn đề này một hồi, rồi tui quyết định liên lạc dới ông Lê Trí, bởi dì ổng đả kiếm được một mớ tiền trong công diệc làm ăn của ổng trước khi về hưu. Ổng rất dui khi tui điện thoại tới ổng, và ổng nói là ổng sẻ đáp chiến bay kế để gặp tui.
                       
                       
                      Một tuần sau khi ổng tới gặp tui, bác Trí nói là tụi tui cần ngồi lại bàn chiện dới nhau.
                       
                       
                      “Cậu Lâm,” ổng nói, “nhửng gì mà cậu đả làm ở đây thiệt là quá phi thường, nhưng mà cậu đả đạt tới cái mốc mà cậu cần phải có cái kế hoặch tài chánh cho thiệc là chắc chắn.”
                       
                       
                      Tui hỏi ổng đó là cái dì vậy, thì ổng nói điều này: “Đầu tư! Đa dạng hóa kinh doanh! Cậu coi nè, tui thấy là trong cái năm tài chánh kế, cậu sẻ có tiền lời khoản một trăm chín chục ngàn đô la. Năm kế tới nửa con số này sẻ tới xấp sỉ một phần tư của một triệu. Dới mấy con số tiền lời như vậy, cậu phải tái đầu tư nó, hổng thôi là Sở Ngân Khố Quốc Gia sẻ goánh thuế cho cậu tan nát luôn. Tái đầu tư là cái cốt lỏi chánh của Thương Nghiệp Hoa Kỳ!”
                       
                       
                      Và bởi dậy, tụi tui đả làm theo sự cố vấn của bác Trí.
                       
                       
                      Bác Lê Trí trực tiếp điều hành mấy công diệc này, và tụi tui tạo ra vài cái tập đoàn. Một cái tên là “Công Ty Ngô Ốc.” Một cái nửa tên là “Tập Đoàn Cua Nhồi Thu Sương,” và một cái nửa có tên là “Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Ma Ma Tôm Đồng.”
                       
                       
                      Rồi thì một phần tư của một triệu đó đả thành nửa triệu sau cái năm đó, rồi thành một triệu đô la, và cứ tiếp tục như dậy, cho tới bốn năm sau, việc kinh doanh của tụi tui đả trở thành năm triệu đô la một năm. Lúc này, tụi tui có gần ba trăm nhân diên, trong đó có cả Cục Kức Vỉ Đại, Rau Muốn, khi mà họ hổng còn làm cái nghề đô vật được nửa, và họ giúp tụi tui khiên kiện hàng tại nhà kho.
                       
                       
                      Tụi tui cố gắng muốn điên khùng trong diệc tìm kiếm ông Dân, nhưng mà ổng đả mất tích, hổng tìm ra được một dấu vết.  Tụi tui kiếm được ông Mạnh, ông bầu đô vật, và giao cho ổng phụ trách văn phòng quan hệ dới khách hàng và quảng cáo. Và nhờ bác Lê Trí gợi ý, ông Mạnh còn mướn Raquel Welch để quảng cáo cho thương nghiệp của tụi tui trên vô tuyến – người ta cho Rẹc Cao Weo ăn mặc giống như con cua, và cổ vừa nhảy múa vừa hát, “Nếu bạn chưa nếm cua của Thu Sương thì coi như bạn chưa từng ăn cua!”
                       
                       
                      Dù sao, mọi thứ trở nên thành công tiệt đỉnh. Tụi tui có một đoàn xe tải lạnh để chở tôm, nghiu sò ốc hến, và một đoàn tàu đánh cá. Tụi tui có nhà kho, đóng gói, đóng thùng riêng, và một trụ sở văn phòng lớn, tụi tui đầu tư hết cở dô địa ốc như là các tòa cao ốc, các chung cư lớn và các trung tâm, các làng thương mại, và tụi tui cũng đầu tư dô các hợp đồng khoáng chất, dầu hỏa và khí đốt.  Tụi tui mướn luôn giáo sư Bùi Việt Quát, ông giảng sư môn Anh Văn tại Đại Học Há Vợt, ổng bi đuổi cổ khỏi trường đại học bởi vì đả lở sờ hến của một sinh viên, và bây giờ ổng trở thành đầu bếp của chi nhánh Ma Ma Tôm Đồng. Tụi tui cũng mướn Trung Tá Giao, ổng bị ép ra khỏi quân đội sau cái chiến đi tua liên quan tới Huân Chương Danh Dự của tui. Bác Trí xắp xiếp cho ổng phụ trách những “hoạt động ngầm” của công ty. 
                       
                       
                      Má đả bắc tụi tui xây một cái nhà thiệt bự bởi dì theo má một cớm điều hành một tập đoàn như tui hổng thể sống trong một cái chòi rơm được. Má nói là Thu Sương có thể ở lại cái chòi đó để canh chừng mọi thứ.
                       
                       
                      Bây giờ thì mổi ngày tui phải mặc đồ côm lê và xách cặp táp dống như tui là luật xư. Tui phải tham dự mít tinh liên miêng, và phải nghe một đống ngôn ngữ tầm bậy tầm bạ như là tiếng Bích My vậy, rồi ngừi ta kiêu tui là “Ông Lâm,” “Tổng Giám Đốc Ngô,” và mấy thứ khỉ như dậy. Tại Mỏ Bài, ngừi ta còn trao cho tui những chiếc chìa khóa danh dự của thành phố và mời tui vào ban điều hành của bệnh diện, và đại bang nhạc dao hưởng.
                       
                       
                      Rồi một hôm một vài người tới văn phòng của tui và nói họ muốn tui ra tranh cử Thượng Viện Hoa Kỳ.
                       
                       
                      “Ông có tài tự nhiên, tuyệt đối là như dậy,” một ông nói.  Tay này mặc bộ côm lê sọc rằng và ngậm một điếu xì gà thiệc bự. “Một cựu cầu thủ nổi tiếng của Huấn liện diên nổi tiếng Trần Bá Gáo, một anh hùng chiến tranh, một cựu phi hành gia dủ trụ có tiếng tăm, và củng là bạn tâm tình của các Tổng Thống Hoa Kỳ – còn gì để nói nửa? Còn hơn là Cớm hay Cọp nửa!” ổng nói. Tên của ổng là ông Tôn Đắc Cực.
                       
                       
                       “Ông coi nè,” tui nói cho ổng nghe, “tui chỉ là một thằng khờ. Tui hổng biết khỉ dì hết dìa chính chị.”
                       
                       
                      “Như vậy là ông thích hợp nhứt!” Ông Đắc Cực nói. “Ông nghe tui nói nè, tụi tui chỉ cần những ngừi tốt như ông. Muối khoáng của địa cầu, tui phải nói, ông là Muối Khoáng của Địa Cầu!”
                       
                       
                      Tui hổng thích cái ý kiến này củng như mấy cái ý kiến khác người ta đưa ra dìa tui, bởi dì, ý kiến của người ta thường chỉ đưa tui tới nhửng chiện lộn xộn mà thôi. Nhưng mà đúng ngay chóc, khi tui kể cho Má nghe, má thiệt tự hào và nước mắt rưng rưng rồi Má nói là coi như mọi giấc mơ của Má đả thành hiện thực khi con trai của Má trở thành một Thượng Nghị Sĩ của Hiệp Chủng Quấc Hoa Kỳ.
                       
                       
                      Rồi thì tới cái ngày mà tụi tui phải tiên bố ra ứng cử. Tôn Đắc Cực và mấy tay khác mướn một cái giảng đường ở Mỏ Bài và đưa tui lên khán đài trước mặt một đám đông, mổi ngừi đả bỏ ra năm mươi xu để tới nghe tui nói mấy thứ khỉ bậy bạ. Người ta bắt đầu bằng một diễn văng thiệt dài và vặn vẹo, rồi tới phiên tui phải nói.
                       
                       
                      “Này các bạn Hoa Kỳ của tui,” tui bắc đầu. Tôn Đắc Cực và cái đám đó đả viết một bài cho tui đọc, và sau đó sẻ có phần trả lời câu hỏi của thính giả. Máy quay phim TV quay rào rào, máy chụp hình củng chớp liên tục, và mấy phóng diên cầm viết quẹt quẹt tùm lum trong mấy cuốn sổ của họ. Tui đọc toàn bộ bài viết, củng hổng có dài lắm và tui củng hổng thấy có cái khỉ dì trong đó hết – nhưng mà tui có biết cái dì đâu? Tui chỉ là một thằng ngốc.
                       
                       
                      Khi tui nói xong, một nữ phóng diên làm diệc cho một tờ báo đứng dậy và nhìn dô cuốn tập của cổ.
                       
                       
                      “Chúng ta đang ở bên bờ vực thẳm của một thảm họa hạt nhưn,” cổ nói, “kinh tế thì bị hư hại, đất nước chúng ta đang bị cả thế giới chửi rủa, các thành phố và các tỉnh thì đầy dẩy tội phạm, loài người thì chết đói mổi ngày, gia đình thì bỏ xa tôn giáo, ở mọi nơi trong nước người ta chỉ tham lam, và nghỉ tới lợi lộc cá nhân, nông dân thì chết đói và bị phá sản nhưng mà người ngoại quấc thì tràn dô nước ta lấy đất, lấy tài nguyên, lấy công ăn diệc làm của nhân dân, công đoàn công đảng thì thối nát và chỉ biết ăn hối lộ, trẻ sơ sinh thì chết dần chết mòn trong các khu dân nghèo ổ chuột, thuế vụ thì hổng công bằng và như ăn cướp, học đường thì lộn xộn như mắm, giáo dục thì mắc mỏ, bịnh dịch và chiến tranh lúc nào củng lửng quẩng dới cuộc sống như là một đám mây u ám – với cái nhìn dìa mọi thứ là như dậy, thưa ông Lâm,” cổ hỏi, “trong ý nghỉ của ông, cái dấn đề gì ông thấy cấp bách nhức, ở ngay tại cái thời điểm này?”  Cái dảng đường thiệc là im lặng, bạn có thể nghe được một sợi lông rụng xuống.
                       
                       
                      “Tui phải đi đái,” tui nói.
                       
                       
                      Ngay lúc này, cái đám đông la hét muốn điên khùng luôn. Người ta bắc đầu la hò, hoan hô, và hét tùm lum hết và đưa tay lên, quơ tay qua quơ tay lại. Từ phía sau, ai đó bắc đầu hát lên một cách hùng hồn, và hổng bao lâu, mọi người điều làm y như dậy.  
                       
                       
                      “CHÚNG TA PHẢI ĐÁI! CHÚNG TA PHẢI ĐÁI! CHÚNG TA PHẢI ĐÁI! ĐÁI! ĐÁI! ĐÁI!” Người ta hô lớn lên.
                       
                       
                      Má tui ở ngồi phía sau lưng tui trên sân khấu, má đứng dậy rồi kéo tui ra khỏi cái bục giảng.
                       
                       
                      “Con hổng biếc xấu hổ sao,” má tui nói, “nói chiện như dậy ở công cộng.”
                       
                       
                      “Hông!” Lão Tôn Đắc Cực nói. “Pạc Phê! Bơ Phết! Khán giả khoái lắm. Nó sẻ là khẩu hiệu của chiến dịch tranh cử của chúng ta!”
                       
                       
                      “Cái gì là khẩu hiệu?” Má hỏi. Đôi mắc của Má nheo lại như hai hột đậu phộng.
                       
                       
                      “Chúng Ta Phải Đái!” Tôn Đắc Cực nói, “Bác nghe người ta đang hô lên kìa! Từ trước tới dờ chưa có ứng cử diên nào có được cái quan hệ thân thiết như dậy dới cái đám dân nghu ku đen như là ông Lâm đây!”
                       
                       
                      Nhưng mà Má hổng có khoái cái khẩu hịu đó chúc nào hết. “Có ai nghe người nào dùng cái khẩu hiệu tranh cử như dậy bao giờ chưa?" Má nói. “Cái khẩu hịu gì mà thiệt là tục và gớm thấy ớn – hơn nửa, nó hổng có nghỉa dì hết!”
                       
                       
                      “Nó là một biểu tượng, thưa bác,” Tôn Đắc Cực nói.  “Chúng ta hảy si nghỉ thử coi, chúng ta sẽ cho làm những bích chương, nhửng bảng quản cáo thiệt lớn, mấy miếng dán cửa sổ, se ô tô, xe đạp, xe gắn máy, túi xách in chữ CHÚNG TA PHẢI ĐÁI. Chúng ta sẻ đưa khẩu hiệu lên đài truyền hình và phát trên đài phát thanh. Đây là một đòn hết sức độc đáo. Cái giá trị của câu đó là như dậy. Chúng Ta Phải Đái là một cái biểu hiệu của cái châm ngôn Tức Nước Vỡ Bờ, để lật đổ ắch thống trị đàn áp của nhà nước – là dẹp bỏ hết tấc cả những cái sai cái trái và ngu xửn của đất nước này…Quần chúng đã quá tức dận, đả chịu hết nổi rồi, cách di nhức để xì bớt quấc ức là phải đập bể bờ đê!”
                       
                       
                      “Cái gì?” Má hỏi và trợn mắc ngi ngờ. “Ông có điên hông?”
                       
                       
                      “Ông Lâm,” Tôn Đắc Cực nói, “ông đang trên con đường tới Hoa Thịnh Đốn đó.” Và có dẻ như là tay Đắc Cục này hổng có nói sai.
                       
                       
                      Chiến dịch dận động tranh cử của tụi tui diển ra hết sức là tốt và “Chúng Ta Phải Đái” đả trở thành câu nói trên vành môi của mổi người trong một ngày bình thường. Người ta la “Chúng Ta Phải Đái” trên đường phố, trên xe hơi và xe đò, xe buýet. Các nhà bình luận trên TV và các cột bình luận trên báo chí lúc nào củng phân tích giải thích cho khán thính giả và độc giả biết cái ý nghỉa thâm sâu của nó. Các mục sư, linh mục và các nhà truyền đạo hô khẩu hiệu này cùng dới dáo giân, và trẻ em khắp nơi, trong các trường học củng hát “Chúng Ta Phải Đái.”  Và mọi thứ coi như chắc ăn như bắp, tui sẳng sàng như để bước lên bục ứng viên, và thiệc sự như dậy, một ứng diên đối thủ của tui trong cuộc bầu cử này, hắn bị thua tui và quá kẹt đến nổi hắn phải ra cái khẩu hiệu “Tui Cũng Phải Đái!” và dán nó tùm lum trong toàn bang.
                       
                       
                      Nhưng rồi cuộc vận động của tui bị dăng ra từng mảnh, y như là tui đả lo sợ.
                       
                       
                      Chiến dịch “Tui Phải Đái” đả làm cho báo chí trong nước chú ý, và hổng bao lâu, tờ báo Post ở Hoa Thịnh Đốn và tờ Nủ Ướt Times gửi phóng diên điều tra tới chiến dịch của tụi tui. Cái đám này hỏi tui nhiều câu hỏi, họ có dẻ hết sức là dể thương và thân thiện, dậy mà họ đi đâu đó moi móc mấy quá khứ của tui ra. Một hôm, có đủ thứ chiện đăng trên trang đầu tiên của hết mấy tờ báo ở Hoa Kỳ. “Ứng Cử Viên Thượng Viện Từng Có Một Sự Nghiệp Rằn Ri,” đó là một cái tít trên báo.
                       
                       
                      Đầu tiên, người ta diết là tui bị thi rớt ở đại học năm thứ nhứt.  Rồi người ta đào ở đâu ra cái chiện thúi goắc dìa tui dới Duyên khi mấy tên cảnh sát tới cẩu tui đi từ một cái rạp chiếu phim. Ngày hôm sau, họ lôi ra cái hình tui khoe nguyên cái đít của tui cho Tổng Thống Doãn Sơn coi ở tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc. Đám phóng viên hỏi lòng dòng nhửng người biết tui lúc tui ở Bót Tân trong Ban Nhạc Trứng Nứt, và trích ra những câu mà ngừi ta nói dìa tui, và nói là tui có hút cần xa và nói là “có thể tui là đả cố ý nổi lửa đốt cháy” một lớp học ở Đại Học Há Vợt.
                       
                       
                      Cái điều tệ hại nhứt – người ta moi ra cái tội hình sự dìa tui liệng Huân Chương tại tòa nhà Cạp Thồ Hoa Kỳ và ghi là một thẩm phán đã ra lệnh nhốt tui trong một nhà thương điên.  Ngòi ra, ngừi ta củng biết tui từng làm nghề vật lộn, và tui đả tự xưng mình là Cán Ngố.  Báo chí còn đăng hình tui bị Ông Giáo Sư trói cứng ngắc nửa. Cuối cùng, báo chí ghi là có “một số nguồn” còn cho biết tui có bị dính trong một dụ xì-căng-đan tình dục lăng nhăng dới một “cô đào minh tinh điện ảnh nổi tiếng của Hồ Ly Vọng.”
                       
                       
                      Và điều này đánh gục hết mọi thứ. Tôn Đắc Cực chạy dô bộ chỉ huy chiến dịch vận động tranh cử và la lên, “Chúng ta tiêu tùng rồi! Chúng ta bị đâm dô xau lưng!” và đủ thứ khỉ thúi goắc như dậy. Như dậy, mọi thứ coi như song. Tui hổng còn chọn lựa nào khát ngoài việc rúc ra khỏi cuộc tranh cử, và ngày hôm sau, Má, tui và bác Lê Trí cùng ngồi xuống nói chiện với nhau.
                       
                       
                      “Cậu Lâm,” bác Trí nói, “Tui nghỉ có lẻ sẻ tốt cho cậu niếu cậu chịu im hơi lặng tiếng một thời gian.” Tui biết là Bác Trí nói phải. Hơn nửa, có nhiều thứ khác làm tui bận tâm lâu lắm rồi, mặc dù tui chưa bao giờ nói dìa mấy thứ này.
                       
                       
                      Khi mà cái thương nghiệp tôm mới bắc đầu, tui coi như khoái công diệc lắm, tui thức dậy từ lúc bình minh và đi xuống mấy cái ao coi mấy cái lưới rồi thu hoạch tôm, đại lọi như dậy, và tui dới Thu Sương thường ngồi ban điêm dưới cái chòi câu cá để chơi ác mô ni ca, rồi thỉnh bộ sáu chai bia vào thứ bảy và uống tới say với Thu Sương. Bây giờ thì mọi thứ hổng còn dống như dậy nửa.
                       
                       
                      Tui phải đi dự đủ thứ tiệc tùng dào buổi tối, nơi mà ngừi ta cho tui ăn đủ thứ món nhìn rất là kỳ bí, nơi đó có nhiều đàn bà con gái đeo bông tai thiệc bự, và đủ thứ khỉ như dậy. Xuốt ngày, cái điện thoại reo hổng dứt và người ta muốn hỏi tui đủ thứ chiện dưới ánh mặt trời này.  Trong thượng viện, mấy thứ này chỉ ẹ thiêm nửa mà thôi.  Bây giờ, tui hổng còn thời gian dành cho tui, và mọi thứ như là bay rẹc rẹc qua tui.
                       
                       
                      Hơn nửa, tui nhìn dô kiếng và tui đả thấy những dết nhăn hằn trên mặc của tui, tóc tui đả đổi màu xám ở đường viền, và tui hổng còn nhiều năng lượng như tui đả từng sở hủ. Tui biết là mọi thứ tiến triển hết sức trôi chảy, nói dìa cái thương nghiệp của tui, nhưng mà riêng bản thân tui, tui có cảm dác như là tui chỉ quay dòng vòng ở một chổ.  Tui thắc mắc tại sao tui làm nhửng thứ mà tui đả làm, và làm để làm gì?  Lâu lắm rồi, tui dới thằng Bửu có một kế hoặch, bây giờ cái kế hoặch đó đả vượt qua khỏi nhửng gì tui tui đả từng mơ mộng cho dù là tụi tui điên cách mấy, nhưng rồi sao? Cuột sống hổng còn vui bằng phân nửa những ngày tui chơi banh cà na, goánh dới cái đám lột bắp quậy phá Ne Bơ Rát Ca ở Giải Cam Cuối Mùa, hay là như nhửng lút tui như đang cởi cái ác mô ni ca ở Bót Tân dới ban nhạc Trứng Nứt, và chắc chắn hổng có dui bằng cái lúc tui ngồi coi TV chương trình “Dân Nẩu Bí và Lỳ Hiu” dới Tổng Thống Doản Sơn kính yêu.
                       
                       
                      Và tui đoán là nổi buồn của tui có liên quang gì đó dới Mỷ Duyên nửa, nhưng bởi dì hổng có ai có thể làm cái gì hết dìa chuyện đó, tui củng hổng muốn nhắc tới nó làm gì. 
                       
                       
                      Dù xao, tui nghỉ là tui phải trốn xa cái hoàn cảnh hiện tại. Má khóc và than trời trắch đất rồi chậm nước mắt bằng khăn mù soa như tui có thể tưởng tượng ra, nhưng bác Trí thì hiểu hết sự việc.
                       
                       
                      “Tại sao chúng ta hổng tuyên bố là cậu Lâm đang nghỉ mát dài hạng, Cậu Lâm, chúng ta chỉ cần làm như dậy,” bác Trí nói. “Và đương nhiên là phần hùn của cậu Lâm lúc nào củng còn ở đây, cậu muốn nó lúc nào củng được.”
                       
                       
                      Và bởi dậy, tui làm theo lời bác Trí. Chỉ dài bửa sau thôi, vào buổi sáng,  tui lấy một chút ít tiền và quẳng một vài thứ dô một cái bị rồi tui đi xuống xưởng tôm. Tui chào tạm biệt Má và bác Lê Trí rồi tui tới bắc tay dới từng ngừi – ông Mạnh và Giáo Sư Bùi Việt Quát, Cục Kức Vỉ Đại, Rau Muốn, Thằng Tỵ Mảng Xà, Huấn liện diên Té và hai tên khủng bố của ổng, ba thằng Bửu, thằng Cường, và dới hết mấy người khác.
                       
                       
                      Xong rồi tui đi tới cái chòi câu cá và tìm Thu Sương.
                       
                       
                      “Chú mày tính làm cái dì?” tui hỏi. 
                       
                       
                      Thu Sương nắm tay tui rồi hắn sách cái bị của tui đem ra cửa. Tụi tui leo dô một cái xuồng và chèo lên Bải Dầu Lá Ba Tre, rồi tụi tui đón xe đò đi Mỏ Bài. Cô gái bán vé ở phòng vé hỏi tui, “Chú muốn đi đâu?” Tui nhúng dai, lắc đầu, bởi dậy cổ nói, “Hay là chú đi Sà Van Na đi, cháu tới đó một lần, đó là một phố đẹp và dể thương lắm.”
                       
                       
                      Và bởi dậy, tụi tui mua vé đi Sà Van Na.
                       
                      (Hết chương 25)
                      <bài viết được chỉnh sửa lúc 15.11.2011 04:23:03 bởi dohop >
                      #345
                        Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 23 của 72 trang, bài viết từ 331 đến 345 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                        Chuyển nhanh đến:

                        Thống kê hiện tại

                        Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                        Kiểu:
                        2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9