Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 24 của 72 trang, bài viết từ 346 đến 360 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dohop 15.11.2011 13:55:03 (permalink)
0





LÂM NGỐ - CHƯƠNG HAI MƯƠI SÁU (CHƯƠNG KẾT)


Diễn đọc: Dzuylynh

 

Chú thích:

Át Lan Ta = Atlanta
Cái Đêm Người Ta Đuổi Dân Miền Nam Đi = “The Night They Drove Ole Dixie Down”, bài nhạc của nhạc sĩ Gia Nã Đại Robbie Robertson, viết về chiến tranh dân sự của hai miền trước đây của Hoa Kỳ.

Chát Ta Nữ Ga = Chattanooga
Chúc Lệ Tân = Charleston
Đỗ Uyên = Wanda, tên một cô gái quen với Lâm, ông Dân và Thu Sương
Đông = Donald, tên chồng của Duyên.
Giác Sơn = Quảng trường Giác Sơn, Jackson Square
Mem Phi = Memphis
Phi Ngựa trong Thành Tân Ô Lan = bài hát “Ridin on the City of New Orleans”, bài nhạc dân gian bởi nhạc sĩ Steve Goodman mô tả chuyến xe lửa từ Chicago tới New Orleans.
Rít Mồng = Richmond


 
 
Tụi tui xuốn xe đò ở Sà Van Na, trời mưa đổ xuống như múa lân. Thu Sương dới tui đi dô bến xe, tui mua một tắch cà phê rồi uống ở mái hiên gần máng xối, tụi tui đang tính coi kế tới tụi tui phải làm cái dì.
 
 
Tui hổng có kế hoặch dì ráo trọi, thiệt tình là như dậy, bởi dậy, sau khi tui uống xong ly cà phê, tui móc ác mô ni ca rồi bắc đầu chơi nhạc. Tui thổi vài bài hát, chèn đéc ơi, có một anh chàng đi ngang qua rồi thảy hai mươi lăm xu dô cái ly cà phê của tui. Tui chơi thiêm mấy bản nửa, và hổng bao lâu, phân nửa của cái ly cà phê của tui đả đầy tiền cắc.
 
 
Trời đả tạnh mưa nên Thu Sương dới tui đi bộ tiếp và rồi từ từ tụi tui ra tới một công viên ở giửa phố. Tui ngồi xuống một băng ghế và tiếp tục chơi ác mô ni ca, và chắc ăn như bắp, ngừi ta bắc đầu bỏ tiền 25 xu, 10 xu và 5 xu dô cái ly cà phê. Và rồi ngừi ta củng khoái Thu Sương, khi mà có người đi ngang, hắn thường lấy tách cà phê đưa ra cho người ta bỏ tiền dô. Đến cuối ngày hôm đó, tui kiếm được gần năm đô la.
 
 
Tối hôm đó, tụi tui ngủ trong công diên trên băng ghế, hôm đó trời thiệt đẹp và trong, với nhửng vì tinh tú tỏa xáng cùng dới chị Hằng. Tụi tui ăn điểm tâm vào buổi sáng và tui chơi ác mô ni ca nửa khi dân làng bắc đầu đi tới sở làm. Tụi tui kiếm được tám đồng bạc hôm đó, và hôm sau là chín đô la, và tới cuối tuần đó, tụi tui coi như làm ăn khấm khá. Sau cuối từng đó, tui tìm được một cái tiệm bán nhạc cụ nhỏ, nên tui dô đó coi tui có thể mua thiêm một cái ác mô ni ca khác hông, tông Son chẳng hạn, bởi dì tui chơi tông Đô nhiều quá rồi và tui thấy là âm thanh đả hơi nhàm. Tui thấy trong một góc kẹt ở trong tiệm có một cây đờn ki bô củ củng được bán. Nhìn nó khá giống cái cây ki bô mà thằng Dũng chơi trong ban nhạc Trứng Nức, thằng Dủng có dạy tui chơi một vài hợp âm trên cây đờn ki bô của hắn.
 
 
Tui mới hỏi cây đàn đó bao nhiêu tiền, anh chàng này nói là hai trăm đô, nhưng mà y sẻ giảm giá cho tui. Bởi dậy, tui mua cây đàn củ này, cái anh chàng báng hàn còn gắn thiêm một cái giá trên cái ki bô để tui có thể cùng một lúc chơi ác mô ni ca luôn. Và chắc chắng nhờ dậy mà nhiều người biết tui hơn. Tới cuối tuần kế, tụi tui kiếm được gần mười đô mổi ngày, bởi dậy, tui tới cái tiệm nhạc cụ đó và mua thiêm một bộ trống củ. Sau vài ngày dợt trống, tui đả đạt được cái trình độ chơi trống củng khá. Tui bỏ cái ly cà phê bằng mốp đả củ và thay nó bằng cái ly bằng thiếc cho Thu Sương chiền tới các khán thính giả của tụi tui, và hai đứa tụi tui làm ăn coi bộ được. Tui chơi đủ thứ bài hết, từ bài “Cái Đêm Người Ta Đuổi Dân Miền Nam Đi” tới bài “Sông Lô,” và tui kiếm được một cái nhà trọ mà người ta chịu cho Thu Sương ở đó, và người ta còn có làm bửa ăn điểm tâm cho tụi tui nửa.
 
 
Một buổi sáng, Thu Sương dới tui đi dô công viên thì trời đổ mưa nửa. Một điều dìa Sà Van Na – cách một bửa hổng mưa thì có một bửa mưa như mấy xô nước xối dô đầu, hay đại loại như dậy. Tụi tui đi xuống đường lộ ngang qua một văn phòng thì bất thình lìn tui nhìn thấy cái dì đó vẻ hơi quen quen.
 
 
Có một người đàn ông đang mặc côm lê đứng trên lối đi bộ và đang cầm một cây dù và người này đứng ngay trước một cái bịch rác bự bằng mủ. Có ai đó đang núp ở dưới cái bịch rác này để trú mưa, tui chỉ có thể thấy một đôi bàn tay ló ra từ phía dưới bịt rác, đang đánh bóng đôi dài của người đàn ông mặc côm lê. Tui băng qua đường và tới gần để thấy rỏ hơn, trời đất quỷ thần ơi, tui có thể đóan được là dứi cái bịt rác đó còn có mấy cái bánh xe gắn dô một cái thùng bằng cây. Tui mừng guá tui muốn nổ banh luôn, tui đi tới rồi giựt phăng cái bịt rác dục qua một bên, và đúng ngay chóc, chính là ổng, ông Dân, ổng đang đánh giày để kiếm sống!
 
 
“Trả lại cái bịch đó lại cho tui, cái đồ mập địch,” ông Dân nói, “tui đang bị ước nhẹp ở đây nè.” Rồi ổng nhìn thấy Thu Sương. “Như dậy là cuối cùng chú mày củng lấy dợ rồi phải hông à?” ông Dân nói.
 
 
“Nó là con khỉ đực!” tui nói cho ổng nghe. “Ông nhớ hông – con khỉ đi dô dủ trụ dới tui đó.”
 
 
“Ông có đánh dày cho tui hông, hay tính làm cái khỉ gì hả?” cái tên mặc côm lê la lên.
 
 
“Cái Đ.M. mày, ra chổ khác chơi,” ông Dân la lên, “hổng thôi là tao cắn dô chưng mày cho đứt ra làm hai luôn.” Cái tên này sợ góa bỏ đi liền.
 
 
“Ông làm dì ở đây dậy, ông Dân?” tui hỏi.
 
 
“Chú mày nghỉ là tao đang làm cái dì, hả?” ổng nói. “Chú mày hổng thấy là tao đả trở thành một tên Cộng Xản rồi hay sao?”
 
 
“Ông nói là ông đang dống như cái đám dịt con tụi mình bắn lộn dới tụi nó trong chiến tranh phải hông?” tui hỏi.
 
 
“Còn khuya,” ổng nói, “cái đám đó là Cộng sản tầm phào bá láp. Tao mới là Cộng Sản thứ thiệt – Cộng Sản Mác, Lê Nin, Trót Xì Ki – toàn bộ mấy thứ khỉ bullshịt như dậy.”
 
 
“Nhưng mà ông đánh dày để làm chi dậy?” tui hỏi.
 
 
“Để cho cái bọn đế quốc tay sai phải xấu hổ,” ổng trả lời. “Tao đả rút tỉa ra được là, bấc cứ cái tên nào mà đi đôi dày bóng lưởn thì cái tên đó hổng đáng dá một cục kức, bởi dậy, tao đánh cho bóng càng nhiều giày càng tốt, để tao gửi cái đám người đó xuống địa ngục cho tụi nó gặp Xít Ta Lin càng sớm càng tốt.”
 
 
“Thôi thì, nếu ông nói như dậy,” tui nói, rồi ông Dân liệng đám đồ của ổng rồi tự đẩy ổng dô một mái hiên để trốn mưa.
 
 
“Ối ma quỷ ơi, chú Lâm tin thiệt hả, tui đết là một tên Cộng Sản thúi,” ổng nói. “Dù xao, cái đám đảng đó củng hổng có muốn có một đảng viên như tui, với cái tình trạng của tui bây dờ.”
 
 
“Chắc chắn họ sẻ chịu kết nạp ông dô Đảng mà, ông Dân,” tui nói. “Ông đả từng lúc nào củng khuyên tui là tui có thể trở thành bất cứ cái dì mà tui muốn, và tui có thể làm bấc cứ cái gì mà tui muốn – và như vậy, ông củng làm được mà.”
 
 
“Bộ chú Lâm vẩn còn tin cái điều bullshịt rác rưởi đó hả?” ổng hỏi.
 
 
“Tui còn gặp được Raquel Weo đang ở trần ở truồng đó,” tui nói.
 
 
“Thiệc dậy sao?” ông Dân nói, “nó dống cái gì dậy?”
 
 
Rồi thì từ đó, ông Dân dới tui xem như trở thành một đội. Ông Dân hổng muốn ngủ ở nhà trọ, bởi dậy, ổng ngủ ở bên ngoài vào ban đêm, dưới cái bịt rác của ổng, để mà “xây dựng cá tánh,” ổng dải thích cho tui nghe như dậy đó. Ổng kể cho tui nghe ổng đả làm nhửng dì kể từ khi ổng rời khỏi Ấn Thành. Đầu tiên, ổng cá độ toàn bộ số tiền kiếm được từ cái thương nghiệp vật lộn ở một trường đua chó và thua hết, còn bao nhiêu tiền còn lại của ổng, ổng mua rượu uống hết luôn. Xong rồi ổng kiếm được một diệc làm ở một ga ra xửa xe ô tô, bởi dì ổng có thể chui dưới gầm xe một cách dể dàng trên chiếc xe cây của ổng, nhưng rồi ổng nói ổng quá chán cái diệc đó bởi dì dầu nhớt và mở bò lúc nào củng chảy và rớt dô ổng. “Tui có thể là một thằng hổng có chưng, một tên ăn hại, một tên say hổng nhà cửa,” ổng nói, “nhưng tui sẻ hổng bao dờ trở thành một tên Cu Ba, cu má gì đó sống trong dầu nhớt được.”
 
 
Kế tới, ổng trở dìa Hoa Thịnh Đốn khi mà người ta xây một tượng đài lớn để tỏ lòng biết ơn mấy người đả tham chiến dô Chiến Tranh Việt Nam như tụi tui, rồi khi người ta thấy ổng và biết ra được ổng là ai, người ta mời ổng đọc diển văn. Nhưng mà tại bửa tiệc, ổng uống say mèm nhẹp luôn, ổng hổng còn nhớ ổng sẻ phải nói cái dì nửa. Bởi dậy, ổng chôm chỉa một cuốn kinh thánh tại khách sạn mà người ta cho ổng ở, rồi tới lược ổng phải đọc diển văng, ổng đọc nguyên cái phần Sáng Thế Ký của Kinh Cựu Ước, và ổng đang đọc phần truyện kể trong Dân Số Ký của kinh thánh ở phần thứ tư thì người ta tắc mi cờ rô rồi kéo cái đích của ổng ra chổ khác. Sau đó, ổng thử đi xin ăn một thời giang rồi bỏ nghề ăn xin bởi dì nó “hổng có phẩm cách.”
 
 
Tui kể cho ổng nghe dìa chiện tui chơi cờ dới bác Lê Trí, rồi dìa cái thương nghiệp tôm đả thành công như thế nào, và đủ thứ đại lọi như dậy, rồi dìa chiện tui tham da tranh cử Thượng Viện Hoa Kỳ, nhưng mà ổng có vẻ chỉ quang tâm tới Raquel Goeo nhiều hơn.
 
 
“Chú có nghỉ là cái cặp trái đào, hay bưởi gì đó, của con nhỏ đó là thiệt hông? Có bơm hông?” ổng hỏi.
 
 
Tụi tui đả ở Sà Van Na được khoản một tháng, tui nghỉ là tụi tui khá thành công. Tui làm cho cái ban nhạc một người của tui, Thu Sương là thu ngân diên của tui, còn ông Dân thì đánh giày cho đám đông.
 
 
Một hôm, có một tay từ tòa soạn báo tới chụp hình tụi tui rồi cho đăng lên ở trang đầu.
 
 
“Nhửng Kẻ Bị Bỏ Rơi đang Lảng Vảng ở Công Viên,” đó là cái tựa đề của bài báo.
 
 
Một buổi chiều, tui đang ngồi chơi nhạc mà đang nghỉ là có lẻ tụi tui phải dời đi chổ khác, có lẻ đi lên tới Chúc Lệ Tân thì tui thấy một thằng nhỏ đang đứng trước dàn trống, và chú bé này chỉ nhìn tui. Tui đang chơi bài “Phi Ngựa trong Thành Tân Ô Lan,” nhưng mà chú bé này cứ nhìn dô tui, hổng cười, hổng nói dì hết, nhưng có cái dì đó trong ánh mắc của thằng nhỏ, nó sáng rực và lóe ra tia sáng một cách kỳ dị làm tui phải nhớ đến một cái dì đó. Rồi tui nhìn lên, đứng ở rìa của đám đông là một phụ nử, và tui thấy cổ, tui thiệc sự muốn xỉu.
 
 
Chèn đéc ơi, người phụ nử này chính là Mỹ Duyên.

 
Mái tóc của cổ được giử gọn trên đầu bởi mấy cây cuộn tóc, cổ củng nhìn lớn tuổi hơn, và có nét mệt mỏi, nhưng đúng là Duyên, hổng sai. Tui quá là ngạc nhiên, tui thổi hư mấy nốt nhưng tui củng thổi xong bài nhạc, và Duyên bước tới nắm tay thằng bé.
 
 
Mắt của Duyên sáng rực và cổ nói, “Ồ, Anh Lâm, em biết hổng phải ai khác hết ngoài anh ra khi em nghe tiếng nhạc ác mô ni ca. Hổng có ai có thể chơi ác mô ni ca giống như anh được.”
 
 
“Em làm gì ở đây?” tui hỏi.
 
 
“Tụi em ở đây,” Duyên nói. “Anh Đông là phụ tá trưởng phòng cho một chổ làm gạch ngói. Tụi em sống ở đây ba năm rồi.”
 
 
Bởi dì tui hổng chơi nửa, đám đông đả dạt đi chổ khác, Duyên ngồi xuống băng ghế kế bên tui. Thằng bé con đang nghịch cái gì đó với Thu Sương, còn Thu Sương, hắn đang làm trò trồng cây chuối cho thằng bé cười.
 
 
“Sao mà anh chơi trong ban nhạc có một người dậy?” Duyên hỏi tui. “Má có viết thơ cho em nói là anh đả lập nên một thương nghiệp Tôm lớn dưới Bải Dầu Lá Ba Tre, và đả là một triệu phú.”
 
 
“Câu chiện đó dài lắm,” tui nói.
 
 
“Anh hổng có bị dính dô trở ngại nào nửa chứ, anh Lâm?” Duyên hỏi.
 
 
“Hông, lần này thì hông,” tui nói. “Còn em thì sao? Cuộc sống của em ổn chứ?”
 
 
“Ồ, em nghỉ là ổn, anh à,” Duyên nói. “Em nghỉ là em đả đạt được nhửng gì em đả muốn.”
 
 
“Con trai của em phải hông?” tui hỏi.
 
 
“Ừa,” Duyên nói, “anh thấy nó dễ thương ghê hông?”
 
 
“Hổng chê dô đâu được hết – em đặc tên cháu là gì?”


“Lâm.”
 
 
“Lâm?” tui nói, “Em lấy tên anh đặc cho cháu hả?”
 
 
“Phải như dậy chứ,” Duyên nói thiệt nhỏ. “Dù sao, phân nửa của cháu là của anh đó.”
 
 
“Phân nửa cái gì?”
 
 
“Cháu là con trai của anh đó, Lâm.”
 
 
“Cái gì của anh?”
 
 
“Con trai của anh. Là Lâm Con đó.”
 
 
Tui nhìn về phía thằng bé, nó đang cười và dổ tay bởi vì Thu Sương đang làm trò đi bằng hai tay.
 
 
“Em nghỉ là đúng ra em phải cho anh biết,” Duyên nói, “khi mà em rời Ấn Thành, anh biết hông, em đả có bầu. Em đả hổng muốn nói cái gì hết, em củng hổng biết tại sao em hổng nói nữa. Lúc đó em lo lắng, có lẻ là dậy, em lo hông biết con của tụi mình ngày mai sẻ ra sao.”
 
 
“Có phải em nói là, hổng biết là nó có trở thành… ngố hông?”
 
 
“Ừa, dống như dậy đó,” Duyên nói. “Nhưng mà anh coi thử coi, anh Lâm, anh hổng thấy sao! Nó hổng có khờ chúc nào hết! Cháu nó thông minh và sắc bén như con dao – Lâm sẻ học lớp hai năm nay. Năm rồi, cháu lấy A hết trong mọi môn. Anh tin nổi hông!”
 
 
“Em có chắc chắn Lâm là con của anh hông?” tui hỏi.
 
 
“Chắc như đinh đóng cột,” Duyên nói. “Cháu nó muốn trở thành cầu thủ túc cầu khi lớn lên – hoặc là một phi hành gia vủ trụ.”
 
 
Tui nhìn dô thằng nhóc lần nữa, nó là một chú bé khỏe mạnh, mặt mủi sáng xủa. Mắc của nó thiệt trong sáng và nó có vẻ hổng có sợ cái gì hết. Nó đang chơi ca rô trên nền đất dới Thu Sương.
 
 
“Còn….” Tui nói, “còn… anh Đông của em thì sao?”
 
 
“Anh Đông?” Duyên nói. “À, ảnh hổng biết gì dìa anh hết. Anh biết hông, em gặp ảnh sau khi em rời Ấn Thành. Bụng em đả bắt đầu lú ra và nhiều thứ khác nữa, và em hổng biết phải làm gì lúc đó. Ảnh là người đàng hoàn, tử tế. Ảnh chăm sóc em và chăm sóc bé Lâm tốt lắm. Tụi em có một cái nhà và hai chiếc xe, và mổi thứ bảy, ảnh đưa tụi em đi chơi nhửng chổ như là bải biển hay là nơi thôn quê. Tụi em đi lễ ngày chúa nhựt, anh Đông đang để dành tiền để cho bé Lâm học ở Đại Học và cho nhửng chiện như dậy.”
 
 
“Anh gặp con được hông – ý anh nói là, chỉ một vài phút thôi củng được?” tui hỏi Duyên.
 
 
“Được chứ,” Duyên nói, rồi Duyên kiêu thằng bé lại. “Lâm,” Duyên nói, “Má muốn con gặp một người cũng tên Lâm. Chú Lâm là bạn cũ của Má – và Má đã lấy tên của chú đặt cho con đó.”
 
 
Chú bé chạy lại kế bên tui rồi nói, “Chú có con khỉ vui quá.”
 
 
“Nó là một con tinh tinh,” tui nói. “Tên của nó là Thu Sương.”
 
 
“Tại sao chú đặt tên nó là Thu Sương dậy, nó hổng phải là con trai sao?”
 
 
Tui biếc ngay lúc đó là con trai tui hổng phải là một tên ngốc. “Má cháu nói là khi lớn lên, cháu muốn trở thành cầu thủ túc cầu, hay là phi hành gia,” tui nói.
 
 
“Chắc chắn như dậy, thưa chú.” Chú bé nói, “Chú có biết gì về túc cầu hay phi hành gia vũ trụ hông?”
 
 
“Có,” tui nói, “chú biết chúc chúc, nhưng chắc là cháu phải hỏi ba của cháu nha. Chú biết chắc chắn ba của cháu biết nhiều hơn chú nhiều lắm.”
 
 
Rồi tôi ôm chú bé vào lòng. Tui hổng ôm chặt lắm, nhưng củng vừa đủ cho tui. “Cháu muốn chơi dới Thu Sương nửa,” thằng bé nói, rồi nó nhảy xuống, còn Thu Sương, nó đang xắp xiếp trò chơi gì đó để cho bé Lâm thảy một đồng cắc dô cái ly bằng thiếc, còn Thu Sương thì hứng đồng tiền đó trên không.
 
 
Duyên tới gần rồi ngồi kế bên tui, cổ đưa tay vuốt nhẹ chưng tui, rồi cổ thở dài.
 
 
“Thỉnh thoảng em không thể tin nổi,” Duyên nói. “Tụi mình đã quen nhau đả gần ba mươi lăm năm rồi – ngay từ lớp đầu tiên của tiểu học.”
 
 
Ánh nắng đi xuyên qua lá cây và rọi vào khuôn mặt của Duyên, có lẽ có một giọt nước mắt đang long lanh trong mắt nàng, nhưng nó không bao giờ chịu lộ diện, chắc chắn có gì đó trong Duyên, tui cảm nhận được, có thể là một nhịp tim, tui không thể biết rõ hơn nữa, mặc dù tui biết nó đang hiện diện ở đó.
 
 
“Em chỉ thật sự không thể tin được, chỉ như vậy thôi,” Duyên nói, rồi nàng nghiêng người tới tôi và hôn vào trán tôi.
 
 
“Cái gì vậy em?” tui hỏi.
 
 
“Mấy tên khờ,” Duyên nói, và môi nàng đang run run. “Có ai mà không khờ?” Và rồi Duyên xa tui. Cổ đứng dậy rồi nắm tay bé Lâm, rồi hai má con cùng bước đi.
 
 
Thu Sương đi tới tui rồi ngồi xuống, rồi nó vẽ mấy cái ô ở trên nền đất dưới chưn tui để chơi ca rô kiểu Mỹ dới tui. Tui đánh dấu X trên ô trên cùng, góc bên phải, rồi Thu Sương để dấu O ở chính giửa, rồi tui biết ngay tức khắc là trong hai tụi tui, hổng có ai có thể thắng được hết.
 
 
Rồi thì sau đó, tui làm một vài chuyện. Đầu tiên, tôi gọi điện thoại cho bác Trí để nhờ bác làm chuyện này: từ nay toàn bộ lợi tức từ phần hùn của tui trong hảng tôm, tui cho Má mười phần trăm, ba thằng Bửu mười phần trăm, và phần còn lại gửi hết cho Duyên để lo cho bé Lâm.
 
 
Sau bửa ăn tối, tui đả ngồi suốt đêm để si nghỉ, mặc dù suy nghỉ là một thứ tui hổng có giỏi một cách đặc biệt lắm. Nhưng mà những gì tui nghỉ là như vầy: Ở đây, tui đả gặp lại Duyên sau bao nhiêu năm xa vắng. Và Duyên cũng có con chung dới tui, và có lẽ, bằng cách này hay cách khác, tụi tui có thể biến đổi lại hoàn cảnh của tụi tui.
 
 
Nhưng mà tui càng nghỉ nhiều dìa chiện này thì tui càng thấy là hổng thể được, và cuối cùng tui chấp nhận là không thể làm như vậy được. Và hơn nửa, tui cũng không thể chỉ đổ thừa cho cái sự ngu ngốc của tui – mặc dù, tui ước gì tui có thể đổi thừa là tại tui khờ, tại tui ngố. Không đâu, đó chỉ là một nhịp điệu trong bản nhạc đời. Thỉnh thoảng, đời là như vậy đó, hơn nửa, sau khi suy tính hết mọi thứ, tui nhận thức ra là sẻ tốt hơn cho bé Lâm nếu nó sống với Duyên và chồng của Duyên, để mà bé Lâm có được một mái ấm gia đình êm đẹp và được giáo dục đàng hoàng, và để mà bé Lâm sẻ không phải có một người cha có một bộ óc chỉ to bằng hạt đậu.
 
 
Rồi thì vài ngày sau, tui dọn đi dới Thu Sương và ông Dân. Tụi tui đi tới Chúc Lệ Tân, rồi tới Rít Mồng rồi tới Át Lan Ta, rồi Chát Ta Nữ Ga, rồi tới Mem Phi, rồi Nữ Sĩ Viên, và cuối cùng, tụi tui đi xuống Tân Ô Lan.
 
 
Ở Tân Ô Lan, bạn làm cái khỉ dì củng được, hổng ai để ý tới bạn, và ba đứa tụi tui tha hồ hưởng thụ cuộc sống, chơi nhạc mổi ngày ở quảng trường Giác Sơn và coi mấy tay khùng điên khác làm công chiện của họ. Tui mua một chiếc xe đạp có gắn hai cái xe nhỏ ở hai bên để cho Thu Sương và ông Dân cùng đi dới tui, mổi chủ nhựt, tụi tui đạp xe xuống bờ sông và đi câu cá. Cở mổi tháng, Duyên viết cho tui một lá thơ, và gửi hình bé Lâm cho tui coi. Lần chót, tui có được tấm hình bé Lâm mặc bộ đồ cầu thủ đá banh. Có một cô gái làm bồi bàn mà tụi tui đả gặp trên một đoạn đường nối tiếp trong bước đường của tụi tui, và từ đó thỉnh thoản tụi tui gặp nhau để trò chuyện. Tên của cô gái là Đỗ Uyên. Nhiều lúc, tui, Thu Sương và ông Dân chỉ đi phà vòng quanh khu phố Pháp và ngắm cảnh, và bạn tin tui đi, ngoài tụi tui ra còn có nhiều ngừi nhìn củng rất kỳ dị – họ nhìn giống như mấy người còn sót lại từ Cách Mạng Nga hay đại loại như dậy.
 
 
Một hôm, có một tay từ báo chí địa phương tới gặp tui và nói là hắn muốn viết một câu chiện dìa tui bởi dì tui là cái “ban nhạc độc nhân bang hay nhức” mà hắn từng nghe. Tay này bắc đầu hỏi tui đủ thử câu hỏi dìa đời tui, bởi dậy, tui bắc đầu tính kể cho hắn nghe hết mọi thứ. Nhưng mà tui kể chưa tới phân nửa nửa thì hắn đả bỏ đi; hắn nói là hắn hổng đăng cái chiện như dậy được bởi dì sẻ hổng có ai tin nổi.
 

Nhưng mà cho phép tui nói dới bạn điều này: thỉnh thoảng vào đêm, khi tui nhìn lên bầu trời dới muôn vàn vì tinh tú, tui thấy nguyên một bầu trời phơi bày trước mắt, bạn đừng có nghỉ là tui hổng nhớ tất cả. Tui vẩn có những giấc mơ như mọi người, và thỉnh thoảng tui củng nghĩ vìa viễn ảnh của sự việc, niếu đả xảy ra một cách khác. Và rồi bất thình lình, tui bốn chục tuổi, năm chục tuổi, sáu chục tuổi, bạn biết hông?


Rồi như vậy thì sao? Tui có thể là một tên ngố, nhưng mà dù sao đi nửa, gần như lúc nào tui củng đả ráng làm theo lẻ phải – và những giấc mơ vẩn chỉ là giấc mơ, phải hông? Bởi dậy, cho dù chiện dì có sảy ra đi nửa, tui rút tỉa ra điều này: Tui luôn luôn có thể nhìn ngược dìa quá khứ và nói rằng, ít ra tui đả hổng có sống một cuộc đời buồn chán.


Chắc là bạn hiểu tui nói gì?
 

(Hết)
 
Dịch xong lúc 4 giờ chiều ngày 15 tháng 11 năm 2011 từ truyện Forrest Gump của Văn Hào Winston Groom.

dohop, Macquarie Viên , Úc Đại Lợi


Phụ Lục:
 

Có người cho rằng cục đất hiền nhất… Có người nói “hiền như cục bột”…


Thầy thấy là cái toilet nó hiền nhất và dễ thương nhất. Lúc nào nó cũng an phận, vui vẻ, hạnh phúc. Cả đời phục vụ mọi người một cách âm thầm, không kỳ thì và không vụ lợi; nó chấp nhận mọi thứ người ta đổ vào nó mà không hề than vãn…

Chúng ta có thể… học theo gương của toilet.


(Phỏng theo lời dạy của một giáo sư tiến sĩ)



Ca ngợi toa-lét
 

Anh yêu em lắm cục đất hiền
Anh mến em lắm viên bột ngoan
Anh trọng quý bé, em Toa-lét
Bé yêu ai chưa? (Bé cười duyên!)
 
Em xinh em trắng như trang giấy
Em tròn em đẹp tựa trái soan.
Em ngọc ngà như thân con gái
Nhưng em cứng cáp như võ quan.
 
Em đã sanh ra để hầu chàng
Không hờn không trách mọi nỗi oan
Con tim chân chính không nói dối
Mặc kệ thị phi có phũ phàng.
 
Là hoa là ngọc ở trên đời
Không là sở hữu của riêng ai.
Anh yêu bé quá em Toa-lét
Với anh, em đẹp hơn Sao Mai*.
 
   
dohop 23-03-05
 
* Danh ngôn(?): tôi yêu đôi mắt em vì mắt em dậy sớm hơn sao mai và ngũ trễ hơn sao hôm.




Ảnh Google - Nữ tài tử Raquel Welch
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.11.2011 04:34:40 bởi dohop >
Ct.Ly 17.11.2011 16:14:22 (permalink)
Ct.Ly 17.11.2011 16:18:14 (permalink)
dohop 18.11.2011 05:27:33 (permalink)
0
dohop cám ơn chị ct Ly.

Kính gửi tặng chị một cảnh quen thuộc của mùa Xuân Xít-Ni (chụp bằng iPhone cũ)... Chị có thể thấy bóng dáng của nàng đồ hộp trong đó.

Qua câu chuyện Lâm Ngố, chị cũng thể nghe được những câu nói thường ngày của dohop - dohop đọc lại sao mà thấy ngôn ngữ của Lâm giống dohop quá, nhiều lúc cứ tưởng mình là Lâm...


dohop sẽ cố gắng tập làm thơ lại, hay đại loại như vậy... Nếu không được thì chắc là kiếm bài nào hộp chưa đăng ở VNTQ, nhưng mà lâu lâu cho dohop copy từ những nơi khác (trong VNTQ) để spam vào đây để "sống lại" quá khứ nhen.

Chúc chị cuối tuần vui vẻ và thoải mái.

hộp


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/68461/3DAC9C04B21D4488B9A0F5D3FA95FD70.jpg[/image]

Trói em

Trói em bằng những sợi thơ
Nhân gian tỉnh hết mình mơ vườn tình
Nhà em mây tím lung linh
Tóc em buông lửng tình anh quyện vào
Thương sao hoa tím ngọt ngào
Thương sao môi đỏ má đào tóc mây
Nghìn năm quyến luyến hương ai
Cho trăm mảnh vụn tình xây nên tình
Yêu cho môi ngọt má xinh
Cho em tròn giấc suối tình mãi reo!


dohop 8/6/07
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.11.2011 07:11:58 bởi dohop >
Attached Image(s)
Ct.Ly 20.11.2011 04:09:59 (permalink)
Ct.Ly 20.11.2011 04:16:01 (permalink)
THƯƠNG GIANG 20.11.2011 14:40:21 (permalink)
0
Anh Tư ơi!

Mạng nét rồi đến máy tính gặp sự cố bị virut làm hỏng.Loay hoay gọi thợ đến chỉnh sửa mất cả tuần.Hôm nay em mới vào được thăm anh Tư nhưng không thấy bóng ông chủ mà chỉ thấy  bà chủ trông nhà...Hổng hiểu anh Tư bận hay có chuyện gì không hả chị Tư C.Ly? Hy vọng mọi chuyện bt chỉ có điều anh Tư ẩn cư để sáng tác thôi nghe...
Mong một ngày cuối tuần  vui vẻ cho anh chị Tư và mọi người!

dzuylynh 21.11.2011 02:59:46 (permalink)
0

Trích đoạn: THƯƠNG GIANG

Anh Tư ơi!

Hôm nay em mới vào được thăm anh Tư nhưng không thấy bóng ?  anh Tư ẩn cư để sáng tác nghe...

 
Rau Muống huyên thuyên gì đấy nhỉ?
thế cô nào xúi anh giai lang thang thất thểu ngòai đồng rau muống mà nhặt ngẫu hứng sáng tác nhỉ?
giời trở rét bên Kiev đấy !
ra ngõ nhớ thắng bộ cánh len vào nhé em !

ơi ! anh Tư đây này...   




 
                                                thi sĩ thươnggiang

         http://www.box.com/s/ye8q5u3jki5h6v8s15tv

         BẾN VẮNG CHIỀU ĐÔNG
sáng tác & trình bày Dzuylynh _Album " Như Giọt Buồn Nhung "
( tặng ThươngGiang )
 

chiều trên bến sông Thương
sương khói vương đôi bờ
cánh buồm em bỡ ngỡ
câu Quan Họ bơ vơ...
 
Đông đã về bên nớ
mây giăng sầu bên ni
tha hương nghe câu ví
dặm nghìn thiên lý thương!
 
chiều loang bến sông Thương
mây nước chia đôi đường
câu Quan Họ vấn vương
nghe như trách như hờn?
 
gió rét xô từng cơn
cô đơn ngồi một mình
sóng rì rào bến vắng
điệu buồn chia nhánh sông
 
chạy vòng quanh nỗi nhớ...
quê hương chừ xa xăm
bến vắng ai lặng trông
dòng Thương rẽ đôi dòng
 
bến vắng một chiều Đông
con đò in chiếc bóng
xa quê lòng tê tái
hỏi em có hòai mong?


mùađôngthahương Nov20.2011




<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.11.2011 06:34:51 bởi dzuylynh >
dohop 21.11.2011 05:28:43 (permalink)
0


 
Getty Images/iStockphoto
 
 
con cóc
 
con cóc trong hang
con cóc nhảy ra
con cóc nhảy ra
con cóc ngồi đó
con cóc ngồi đó
con cóc nhảy đi
 
(Thơ dân gian)
 
 
 
Dịch xong truyện Forrest Gump (Lâm Ngô), bé hộp thực sự nhận thức ra cái hay của bài thơ dân gian nổi tiếng, “Con Cóc”. Xin cám ơn tác giả hay các tác giả của bài thơ này.
 
Bài thơ thật hay với từ ngữ đơn giản, thật thà chân chất, thấy sao viết vậy, nghĩ sao viết vậy. Bài thơ hay hơn vạn lần những bài thơ “xạo xự” ca tụng ngoại bang hay ca tụng những tên đồ tể của nhân loại, thí dụ như cái tên “Tướng Lâm Nã Thần Bách Phổ”. dohop xin lỗi, tuy là không có “tiếc” chút xíu nào, vì đã không nhớ mấy bài thơ như vậy.
 
Hay nhất là bài thơ con cóc của tiền nhân đã khuyến khích, chắc là phải đến hàng triệu người, làm thơ. Chắc chắn là trong số hàng triệu đó cũng có những tác giả thơ ca ngợi đồ tể / ngoại bang đã tự vểnh mặt nghĩ là thơ của mình hay, có giá trị hơn, ít nhất là bài thơ con cóc. Thật xấu hổ.  Thôi thì cứ để nhân quả làm cái việc của nó vậy.
 
Hôm nay, dohop tập làm thơ lại. Để tỏ lòng biết ơn tiền nhân, dohop làm thơ con cóc, tuy biết chắc là bài thơ của mình không thể nào đạt được cái mức hay như bài thơ con cóc nguyên thủy.
 
dohop rất mong có độc giả tiếp nối làm thơ con cóc.
 
Mong lắm.
 
 
 
c
on cóc 1

 
bé ơi con cóc trong hang đó
vì sao con cóc nó nhảy ra?
con cóc nhảy ra ngồi một xó?
con cóc ngồi đó nó có lo?
con cóc ngồi đó, anh suy nghĩ
ôi tình ơi! con cóc nó nhảy đi!
 

dohop 20/11/2011 – Canley Vale, Úc
 



con cóc 2
 
bé ơi có biết con cóc ở trong hang
con cóc nhảy ra ôi trong phũ phàng
con cóc nhảy ra rồi ai luyến tiếc?
con cóc ngồi đó nhưng em đã sang ngang
anh đã ngồi đó và con cóc ngồi đó
con cóc nhảy đi tình yêu
ơi lỡ làng
 
dohop 20/11/2011 – Canley Vale, Úc
 
 



Chị Ct Ly ơi, chắc là chị cần mượn cặp kính lão của... chị Huyền Băng.  Có bóng dáng cô bé hộp mặc áo trắng, và bóng trong mặt nước nữa đó.




[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/68461/DEF2017C86524FC8A21E7067B84AF84D.jpg[/image]
Ảnh dohop - Macquarie Viên Mùa Xuân 2011.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.11.2011 06:52:13 bởi dohop >
Attached Image(s)
dzuylynh 21.11.2011 06:41:30 (permalink)
0

Trích đoạn: dohop



 
Getty Images/iStockphoto
 
Dịch xong truyện Forrest Gump (Lâm Ngô), bé hộp thực sự nhận thức ra cái hay của bài thơ dân gian nổi tiếng, “Con Cóc”. Xin cám ơn tác giả hay các tác giả của bài thơ này.
 Hay nhất là bài thơ con cóc của tiền nhân đã khuyến khích, chắc là phải đến hàng triệu người, làm thơ. Chắc chắn là trong số hàng triệu đó cũng có những tác giả thơ ca ngợi đồ tể / ngoại bang đã tự vểnh mặt nghĩ là thơ của mình hay, có giá trị hơn, ít nhất là bài thơ con cóc. Thật xấu hổ.  Thôi thì cứ để nhân quả làm cái việc của nó vậy.
 
dohop rất mong có độc giả tiếp nối làm thơ con cóc.
 
Mong lắm.


 
cám ơn béhộp và dì chín bánh mì cathyly chăm sóc Câu Lạc bộ Tri Âm bấy lâu nhen !
hehe, anh tư đi bắt cóc đã về rùi !
mới vồ được một bầy CÓC đây ! sẽ thả ra từ từ nhen !
triart 21.11.2011 06:46:49 (permalink)
0
  Quý Khách và các Thân hữu CLBTA

Ẹc vào "Mùa vụ " cày cuối năm nên lặn hơi bị sâu ! ,bửa ni nhân thưỡng lãm :

Càna có nhà hông? đi đâu biền biệt dị cà? Có ông tư ghé thăm nhen ! bển mùa đông dìa rồi hen / làm một ly nghe nhạc Jazz Blue đở bùn nhen nhỏ !

  GIAI ĐIỆU MÙA ĐÔNG http://www.box.net/s/jzjc56lbpzhmltvrndu1

   Album " Như Giọt Buồn Nhung " sángtác & trìnhbày : Dzuylynh .Nov17.2011


chia xa từ dạo đông sang sân ga tuyết trắng ngập tràn điệu Jazz, Starbuck cà phê đắng hỏi lòng có chút bâng khuâng ? hỏi lòng có chút bâng khuâng ! tiếng Saxo gào thâu đêm người kỹ nữ đã say mèm chết lịm bên ly rượu vang điệu kèn băng ngang vực sâu tiếng nhạc ... khúc sầu .. em đâu ? rồi mùa đông có qua mau ! tóc xanh đã chớm bạc đầu thời gian nước chảy qua cầu tìm đâu tháng ngày xưa cũ ? điệu Jazz chìm trong mắt nhau điệu Jazz buồn ... ta mất nhau ! ................................................................................................. một thuở hồn nhiên tuổi ngoan hiền một thời mơ mộng chuyện thần tiên một sớm bình minh nhìn én liệng một chiều ngồi ngóng chuyện huyên thuyên một trưa trông nhạn về cuối biển  một tối phôi phai lọn tóc huyền một thuở hồn nhiên như thoắt hiện một thời luyến tiếc tuổi hồn nhiên


Rất là du dương Jazz Blue lãng mạn..tuổi Thần Tiên                

Nên giới thiệu một thú chơi cũng " Blue Thần tiên lãng mạn " !



Triart xin chia sẻ với các bạn một thú vui tao nhã  "Suiseki" nghệ thuật chơi đá cảnh[từSUISEKI tiếng Nhật mà dân chơi đá cảnh ưa gọi].Vậy đá cảnh là gì?mình xin giải thích nôm na tóm lượt [bài chỉ dành cho các bạn chưa quen,hiểu về đá cảnh]

- Đá cảnh là loại đá có hình thù do thiên nhiên tạo ra dưới sự tác động của nước,gió,cát và những ảnh hưởng khác[biến động địa chất]mà tạo nên những hình thù kỳ bí,một vẻ đẹp lạ thường với vô vàn mảnh lực ẩn tàng ở trong nó,tất cả chỉ chứa đựng trong vài cm.[theo SUISEKI Đá đẹp Đông,Nam,Á,bài:NGUYEN QUOC THANG/tạp chí HOA CẢNH số 9/2001]

- Đá cảnh là 1 cục[viên] đá mà nhìn qua ta thấy nó có hình thù kỳ dị gây ấn tượng cho ta ở cái nhìn ban đầu, và khi đã "thấm" thì nó thu hút ta đến nỗi" ngày quên ăn,đêm không ngủ "và đó là MA LỰC "HỒN CỦA ĐÁ !" ,thú chơi này phát xuất ở Trung Hoa khoãng 2000 về trước và khoãng thế kỷ thứ 6 đã lan truyền tới Nhật,Hàn và VN ta,khi qua VN,ban đầu các Tiền nhân gọi là đá kỳ,đà quái[kỳ dị,quái đản].  - Phong trào chơi Suiseki đã rộ lên lại ở nước ta từ năm 2000 năm trở lại đây và đến giờ có rất nhiều "cao thủ "sở hửu từ cả trăm đến hàng ngàn TÁC PHẨM CỦA TẠO HOÁ!

Trong thú chơi Suiseki này ,giới Hội họa thích thú với những bức "Tranh của Tạo hóa " , đó là những vân ,sắc màu ửng trong viên đá ,như những bức tranh trừu tượng do "Họa Sĩ Ông Trời "  tạo nên :





Đây là một viên Suiseki ,Size 30-20 cm ,các tinh thể đá bán quý  Mã Nảo [Agate] tạo hình  "Tô Vũ " chăn dê [tích Trung Quốc ] ,đang tìm ý Thơ !

Đặc biệt Viên đá quý Saphia [Saphiaus] size 14-10 mm dưới đây có vân ,sắc màu khi nhìn dưới nắng ,ra dáng một cô bé đang ngồi xoải chân rất dễ thương :



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/48934/9CFD57E2228E43A0959AC9EB51427390.jpg[/image]


"Tác phẩm nghệ thuật của Tạo hóa " này thêm phần giá trị vì nhỏ và chất liệu là Ngọc Saphia !


Thân chúc Quý khách và Thân hữu  một ngày đầu tuần nhiều an vui


triart-mrec-ec
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.11.2011 06:58:12 bởi triart >
Attached Image(s)
dohop 23.11.2011 07:52:42 (permalink)
0
Across The Fields


Across the sky, the clouds move,
Across the fields, the wind,
Across the fields the lost child
Of my mother wanders.


Across the street, leaves blow,
Across the trees, birds cry --
Across the mountains, far away,
My home must be.

Hermann Hesse (1877-1962)
Nobel Prize in Literature





Qua cánh đồng

Mây trôi qua bầu trời
Cánh đồng gió chơi vơi
Tôi, trẻ thơ lạc mẹ
Giữa đồng xanh rong chơi

Qua đường muôn lá thổi
Chim kêu rừng bồi hồi
Xa xa mờ rặng núi
Che khuất bóng nhà tôi.

dohop (dịch) 16.11.11


dzuylynh 23.11.2011 07:55:29 (permalink)
0
CÂU LẠC BỘ TRI ÂM

THÂN CHÚC QUÝ ANH CHỊ EM
MỘT MÙA LỄ TẠ ƠN  AN VUI HẠNH PHÚC CÙNG GIA ĐÌNH VÀ BẰNG HỮU !









 

 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2011 02:06:09 bởi dzuylynh >
dohop 23.11.2011 08:09:22 (permalink)
0


M
iếng bánh ngọt

 
Chị cho em một miếng nhỏ bánh đậu xanh
Bánh ngon quá, em ăn rồi thèm mãi
Bánh thật ngon, nhưng biến mất thật nhanh
Em rưng nước mắt, tìm đâu ra thêm bánh?
 
Hai trẻ nhỏ rong chơi trong Tịnh Xá
Bát cơm chay, miếng xôi nhỏ cũng ngon
Nhưng em thèm thuồng miếng bánh nhỏ con con
Phần lớn hơn, chị lỡ ăn rồi, còn đâu nữa!
 
Chị vội vã đi từng bàn hỏi nhỏ
Có bánh đậu xanh… cô chú cho em tôi?
Bánh thật ngon nên đã hết thật rồi.
Em rơi lệ chị nghẹn ngào tủi tủi.
 
Em lớn thêm nhưng sự đời chẳng mấy đổi
Mới hơn mười em nếm vị tình yêu
Ôi ngon quá! Tình yêu thơm ngọt quá!
Nuốt vào rồi, khát vọng sẽ thêm nhiều.
 
Em đau đớn, tìm tình yêu đã hết
Vạn bánh ngon, thế giới em chẳng màng
Em đang sống nhưng tim em như chết
Tình yêu ngon, nên người hưởng vội vàng!
 
Ngày xưa đó, đi tìm mảnh bánh ngọt
Có chị em chia sẻ giòng lệ rơi
Nay chưa lớn, sự đời em chưa hiểu
Em cô đơn nuốt lệ chẳng hề vơi.
 
Giọt nước mắt chảy ngược vào tim nhỏ
Chẳng làm tan miếng bánh ngọt năm xưa
Tóc em phai theo ngày tháng tiễn đưa
Bạc mái đầu, nhưng tình xưa còn đó…
 
Em thèm mãi vị thơm ngon ngọt mặn
Em lỡ rồi, dù nếm một tí thôi
Vị ngọt thơm làm thay đổi một đời
Và em mãi ngây thơ đi tìm mãi…
 
dohop, Nam Bán Cầu 7 tháng 12, 2009
 



Cám ơn con gà tây của NLynh. NLynh có bánh đậu xanh hông?
 



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/68461/55DF7859B2DD4D418A9A4D48F052DA15.jpg[/image]
Attached Image(s)
dzuylynh 24.11.2011 02:03:46 (permalink)
0
THÔNG BÁO

 
v/v NGƯNG SINH HỌAT CÂU LẠC BỘ TRI ÂM

 
Vì lý do kinh tế ẢO tòan cầu ngày càng suy thóai, nguyên vật liệu cung cấp cho " món ăn tinh thần " CLB không đáp ứng được thỏa đáng cho nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng và phức hợp.
Khổ chủ dzuylynh đại diện cho CLB xin được tháo lều giở trại ,nhường địa điểm và không gian cho các hạng mục khác.

 
Chân thành tri ân qúy ACE BDH/vnthuquan.net ,qúy Ad ,Mod đã tạo điều kiện và ủy lạo tinh thần cho CLB họat động văn hóa văn nghệ trong thời gian qua.

 
Chân thành tri ân qúy ACE TriArt,dohop,trieuam,suonganh,tocnau,aB,songhuong,thuonggiang,ntnguyen,dienvy,beluoi,yenly, caonguyen,CtuLy,huyenbang...cũng như các bạn cộng tác viên đã đồng hành với chúng tôi trong cuộc ngao du văn nghệ tâm huyết này.
Thời gian và sự sáng tạo tim óc từ những tấm tranh nghệ thuật, những bài thơ, câu vui, lời kể, tiếng ca, giọng hát từ quý bạn đã đóng góp cho CLB xuyên suốt cuộc hành trình qua luôn là niềm sáng tạo đầy khích lệ và hạnh phúc cho chúng tôi.
Đặc biệt cám ơn sự góp ý, cố vấn và trợ lực, upload, chỉnh trang bài vở của Ctu Ly cho CLB.
Đối với dzuylynh_ một văn nghệ sỹ dung dị ngòai đời thường, không quen sinh họat trong thế giới ẢO , CLB.TA quả thực là một trang lưu niệm đong đầy cảm giác, ấn tượng thật dễ thương và khó quên.

 
Một lần nữa, dzuylynh xin chân thành tri ân quý ACE và qúy tao nhân mặc khách đã một thời lưu dấu chân kỉ niệm nơi này !

 

                                                                                        thực hiện Poster : diênvỹ
http://www.box.net/s...di4eg0tnzkdhbqp


dzuylynh xin chân thành đa tạ qúy bằng hữu và qúy anh chị em Văn Nghệ Sỹ diễn đàn vnthuquan.net / topic CLB.triâm .

Một ánh sao đơn chẳng thể soi sáng một màn đêm u tịch; nhưng cũng đủ làm ấm lòng khách ly hương viễn xứ
Hãy để cho những vần thơ say men tương ái cùng cung bậc thang âm nhé !
HỠI NHỮNG ÁNH SAO ĐƠN
Khi những ngôi sao cô đơn quần tụ lại , chúng ta có cả một dãy Ngân Hà ...

....Em thèm mãi vị thơm ngon ngọt mặn
Em lỡ rồi, dù nếm một tí thôi
Vị ngọt thơm làm thay đổi một đời
Và em mãi ngây thơ đi tìm mãi… ( trích từ " MIẾNG BÁNH NGỌT" thơ dohop )






thunglũnghoavàngmùađôngTânmão Nov.23.2011
MÙA TẠ ƠN
Trân trọng
Canhacsy Dzuylynh
#360
    Thay đổi trang: << < 222324 > >> | Trang 24 của 72 trang, bài viết từ 346 đến 360 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
    Chuyển nhanh đến:

    Thống kê hiện tại

    Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
    Kiểu:
    2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9