Câu Lạc Bộ TRI ÂM

Thay đổi trang: << < 252627 > >> | Trang 27 của 36 trang, bài viết từ 781 đến 810 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Tác giả Bài
dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.11.2012 05:52:44
0






VÁCH NHỚ

(đến ja.nguyênhòaca)


em nấp sau vách nhớ đếm dấu chim di
săm soi vết nứt chân trời trên đôi cánh mỏi
mùa thu đang chạy trốn nỗi buồn lá úa
tàn phai kết thúc là bắt đầu khai mở một khởi thủy chu kỳ
anh bước ra vách nhớ chẳng nhận ra em
em còn ở lại sau lưng dĩ vãng ngồi tỉ tê nhắc chuyện ngày xưa
anh vói tay hái cọng nắng hanh còn se sắt lạnh
sương sớm đầu đông đã ấm bỏng vai ngày
cho em một chút bổi hổi hôm nay trước khi bóng đêm chạy quanh co mất hút
mình gặp lại ở đâu chỗ bắt đầu
chữ em chạy từ trên mây chạy xuống
chữ anh lay từ ngọn cỏ lay lên
sao nối mãi không xong
sao thắt hòai không chặt
hay chỉ tại tấm vách ngăn chia giữa hai vùng tâm thất
trái tim nghẹn thở giữa vành môi mỹ ngữ điêu từ
vô nghĩa
vô thức
vô tâm
vô niệm
anh muốn em bước ra khỏi vùng mê thất
nơi chật vật lời kinh treo vắt vẻo tháp chuông đông lạnh
để khóc òa vui với nắng đông xối chan thung lũng
và giòng sông con nước đổ ngập tràn vỡ mặt giá băng
vách nhớ ngã sập, em đừng dựng lại làm gì
bước ra đi
nghe lời thầm thì mùa đông
trái tim rát bỏng
ấm nồng

Nov.16.2012|dzuylynh|btcb
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.11.2012 08:42:44 bởi dzuylynh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 17.11.2012 09:41:12
0



ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Bệnh vô cảm

BÀI VĂN 9,5 ĐIỂM, VỀ "BỆNH VÔ CẢM" GÂY XÚC ĐỘNG SÂU SẮC.

Những câu văn của em Phan Hoàng Yến , học sinh lớp 9A2 trường trung học Chu Văn An, Hà Nội đã gây ấn tượng mạnh với người đọc không chỉ bởi đề tài em lựa chọn mà còn bởi cách hành văn rất tinh tế và sắc sảo .
Bài văn được cô giáo cho 9,5 điểm với nhận xét :"Em có những phát hiện và suy nghĩ sâu sắc về hiện tượng đáng buồn này. Một người có trái tim nhân hậu, đa cảm và tư duy sắc sảo như em thật đáng quý .


ĐỀ BÀI :

TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA EM VỀ MỘT SỰ VIỆC HOẶC HIỆN TƯỢNG Ở ĐỊA PHƯƠNG HOẶC TRƯỜNG, LỚP (ĐẶT NHAN ĐỀ CHO BÀI VIẾT)
BỆNH VÔ CẢM


Có được một xã hội văn minh, hiện đại ngày nay một phần lớn cũng là do những phát minh vĩ đại của con người . Một trong số đó chính là sự sáng chế ra rô-bốt, và càng ngày, rô-bốt càng được cải tiến cao hơn, tỉ mỉ hơn làm sao cho thật giống con người để giúp con người được nhiều hơn trong các công việc khó nhọc, bộn bề của cuộc sống .

Chỉ lạ một điều : Đó là trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô tình, thờ ơ với mọi sự xung quanh .

Đó chính là căn bệnh nan y đang hoành hành rộng lớn không những chỉ dừng lại ở một cá nhân mà đang len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội - bệnh vô cảm .
Nhìn thấy cái xấu, cái ác mà không thấy bất bình, không căm tức, không phẫn nộ . Nhìn thấy cái đẹp mà không ngưỡng mộ, không say mê, không thích thú . Thấy cảnh tượng bi thương lại thờ ơ, không động lòng chua xót, không rung động tâm can . Vậy đó còn là con người không hay chỉ là cái xác khô của một cỗ máy ?
Trước hết là về cái đẹp, bây giờ ra ngoài đường, hiếm ai có thể bắt gặp một người đàn ông đạp xe ung dung dạo mát, thưởng ngoạn cái không khí trong lành, tươi mát dưới những hàng cây cổ thụ vàm bóng quanh bờ hồ ; một người con gái dịu hiền, yêu kiều trong chiếc váy thanh thoát tản bộ trên những con đường hoa sấu, hoa sữa đầy mộng mơ mà hầu hết là những dòng người tấp nập, vội vã, chen lấn xô đẩy trên đường, xe buýt .

Lúc ấy cũng chính là lúc mà con người ta mất một phần tâm hồn đẹp đẽ đã bị chôn vùi dưới lớp cát . Phải chăng cũng vì như thế mà họ càng lúc càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại, không còn biết hưởng thụ cái đẹp mà chỉ nghĩ đến tiền, đến công việc ngày mai ?

Vô cảm với cái đẹp mới chỉ là bước đầu .
Một khi người ta đã không biết ngưỡng mộ, không biết say mê, rung động trước những điều đẹp đẽ thì trái tim cũng dần chai sạn rồi đến đóng băng . Khi ấy, không chỉ là cái đẹp mà đứng trước những hành động ác độc, vô lương tâm, con người ta cũng cảm thấy bình thường, không oán trách cũng không cảm thông, động lòng với những nạn nhân bị hại .

Một tháng trước, tôi đọc được một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một đứa bé Trung Quốc hai tuổi bị xe tải cán . Thương xót, đau lòng làm sao khi nhìn cô bé đau đớn nằm trên vũng máu mà không một người nào qua đường để ý, cuống cuồng gọi cấp cứu . Họ nhìn thấy rồi đấy nhưng họ lại cố tình như không thấy, đi vòng qua cô bé để tiếp tục con đường nhạt thếch, sáo mòn của mình .
Càng chua xót, đau lòng, phẫn nộ hơn khi chiếc xe tải tiếp theo nhìn thấy cô bé nằm đó, vẫn thoi thóp thở, bám víu lấy cuộc đời lại vô tình chẹt cả bốn bánh xe nặng trịch đi qua người cô bé, thản nhiên đi tiếp .
Người qua đường vẫn thế, vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra . Cô bé xấu số chỉ được cấp cứu khi một người phụ nữ nhặt rác đi qua, thấy cảm thông, đau lòng nên đã bế cô đi bệnh viện .

Có những con người ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn như vậy đấy . Không những thế, bây giờ ra đường gặp người bị cướp, bị trấn lột, bị đuổi chém nhưng lại không thấy anh hùng nào ra can ngăn, cứu giúp hay chỉ một việc nhỏ nhoi thôi là báo công an .
Đó là những con người "không dại gì" và cũng chính "nhờ" những người "không dại gì" đó mà xã hội ngày càng ác độc, hỗn loạn . Chính lẽ đó mà căn bệnh vô cảm càng được thể truyền nhiễm, lây lan .

Vô cảm còn là con đường trực tiếp dẫn đến những cái xấu, cái ác . Nó là một căn bệnh lâm sàng mà trong đó, não của người bệnh vẫn hoạt động nhưng trái tim lại hoàn toàn băng giá .
Người ta đã vô cảm thì làm sao có thể thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác , người ta chỉ nghĩ đến mình và lợi ích của riêng mình mà thôi .

Nếu không vô cảm, tại sao các cô giáo ở trường mầm non lại nhẫn tâm giật tóc, đánh đập, bịt miệng các cháu bé còn ngây thơ, nhỏ tuổi ? Tại sao một người còn chưa qua tuổi trưởng thành lại vô tư chém giết cả nhà người ta để lấy của cải ?
Xa hơn nữa là các công chức bình thản ăn tiền ủng hộ, trợ giúp những số phận đau thương, bất hạnh của người dân để kiếm lợi cho riêng mình . Và còn nhiều, còn nhiều hành động xấu xa hơn nữa . Tất cả những điều vô lương tâm ấy đề xuất phát từ căn bệnh vô cảm mà ra .

Chúng ta biết bệnh vô cảm vô cùng nguy hiểm nhưng lại đặt ra câu hỏi : Rốt cuộc thì nguyên nhân tại sao ? Suy cho cùng, tình cảm là điều chi phối tất cả . Những người vô cảm là những người thiếu hụt tình yêu thương . Chính vì không cảm nhận được tình yêu thương mà người ta ngày càng lạnh giá . Một phần nữa cũng là do xã hội hiện đại quá bận rộn và đòi hỏi con người phải làm việc, làm việc và làm việc mà bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương, để ươm mầm cảm xúc .

Tình cảm như những hạt mưa, hạt mưa càng to, càng nặng thì càng dập tắt được những ngọn lửa của lòng thù hận, ghen ghét, bi ai và nó cũng như một ngọn lửa thổi bùng cháy mãnh liệt trong tâm hồn để nuôi dưỡng tiếp nguồn sống cho chúng ta . Vì vậy, điều duy nhất chúng ta có thể làm để cho căn bệnh vô cảm "không còn đất sống" là hãy biết mở cửa trái tim để biết cảm nhận, biết yêu ghét, thương giận và chia sẻ những điều tinh túy đó cho những người xung quanh mình .

"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế . Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động . Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đã ban cho chúng ta, đào thải căn bệnh vô tình quái ác ra khỏi xã hội . /.


dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 18.11.2012 21:19:07
0





tặng anh

thơ đônghương | nhạc & trình bày dzuylynh | bccb

mời anh. lặng yên lặng yên
nghe đàn em hát lời buồn tình
giòng chơi vơi. lời quanh trăng
âm thánh thót. đêm từng đêm

lời xưa, ngày xưa, này anh
ai đưa em vào yêu thương
tim phiêu bồng đang muôn phương
ngỡ đường bay. là muôn trùng

nhìn em trầm tư. lặng yên
tay trong tay, thời gian trôi
quanh môi em mặn nồng rơi
trên thanh âm. dây đàn lơi

phong hương xưa tình bay lên
chờm tim em. xuyên vào sâu
vùi tâm tư vào tim trăng
mình yêu nhau trong lặng yên

tặng anh. tặng anh hồn em
đang chơi vơi trong lời tim
cung thương âm vang. lặng yên
hát lời tình bằng tim em .

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 18.11.2012 21:51:45
0
Mời cả nhà CLBTÂ thưởng thức 10 bài ca với tiếng hát TrúcLan trong Album Một Thuở Xuân Thì.
(xin đừng ném cà chua nha... tội nghiệp lắm !!!)

01 - Anh Đi Chiến Dịch - Nhạc Phạm Đình Chương
02 - Mộng Ban Đầu - Nhạc Hoàng Trọng
03 - Áo Dài Quê Hương - Anh Bằng
04 - Dạ Cổ Hoài Lang - Nhạc Cao Văn Lầu
05 - Diễm Xưa - Nhạc Trịnh Công Sơn
06 - Đêm Dài Chiến Tuyến - Nhạc Lam Phương
07 - Hình Bóng Quê Nhà - Nhạc Thanh Sơn
08 - Em Về Qua Bến Bắc- Nhạc Thanh Sơn
09 - Còn Thương Góc Bếp Chái Hè - Nhạc Bắc Sơn
10 - Tiếng Hát Chim Đa Đa - Nhạc Võ Đông Điền


thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 19.11.2012 04:48:21
0





VÁCH NHỚ

(đến ja.nguyênhòaca)

em nấp sau vách nhớ đếm dấu chim di
săm soi vết nứt chân trời trên đôi cánh mỏi
mùa thu đang chạy trốn nỗi buồn lá úa
tàn phai kết thúc là bắt đầu khai mở một khởi thủy chu kỳ
anh bước ra vách nhớ chẳng nhận ra em
em còn ở lại sau lưng dĩ vãng ngồi tỉ tê nhắc chuyện ngày xưa
anh vói tay hái cọng nắng hanh còn se sắt lạnh
sương sớm đầu đông đã ấm bỏng vai ngày
cho em một chút bổi hổi hôm nay trước khi bóng đêm chạy quanh co mất hút
mình gặp lại ở đâu chỗ bắt đầu
chữ em chạy từ trên mây chạy xuống
chữ anh lay từ ngọn cỏ lay lên
sao nối mãi không xong
sao thắt hòai không chặt
hay chỉ tại tấm vách ngăn chia giữa hai vùng tâm thất
trái tim nghẹn thở giữa vành môi mỹ ngữ điêu từ
vô nghĩa
vô thức
vô tâm
vô niệm
anh muốn em bước ra khỏi vùng mê thất
nơi chật vật lời kinh treo vắt vẻo tháp chuông đông lạnh
để khóc òa vui với nắng đông xối chan thung lũng
và giòng sông con nước đổ ngập tràn vỡ mặt giá băng
vách nhớ ngã sập, em đừng dựng lại làm gì
bước ra đi
nghe lời thầm thì mùa đông
trái tim rát bỏng
ấm nồng

Nov.16.2012|dzuylynh|btcb


thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 19.11.2012 05:46:38
0




Mẹ Là Ngàn Sao Trên Trời

thơ Linh Vũ . nhạc dzuylynh . thiênthanh hát

Mẹ tôi là một giòng sông
mang phù sa lấp cánh đồng khổ đau
Mẹ tôi là phép nhiệm màu,
chở che tôi thuở ban đầu nằm nôi
để Cha đi trấn biên cương,
sơn khê biền biệt địa đầu khói sương
rồi Cha chẳng có ngày về
ôm con đứng ngóng Mẹ hòn vọng phu
Mẹ ơi! con có ngàn thương
sao con lấp nỗi đoạn trường Mẹ mang
hôm nay giữa chốn nhân gian
con đi tìm lại cưu mang thuở nào
quanh đây như có ngọt ngào,
như hơi ấm Mẹ dạt dào xôn xao
đêm nay trời rộng trên cao
con tìm thấy Mẹ, ngàn sao trên trời

Ct.Ly

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 20.11.2012 06:25:29
0



https://www.box.com/shared/zcdy2a53xv37ayapwh2v

GIÓ NGANG SỢI TÓC

thơ LinhVũ | nhạc Dzuylynh | trình bày thiênthanh.dzuylynh
album Cánh thiên di | bccb

Có cánh buồm đi tìm gió
Gió lạnh lên trời bỏ ngỏ biển khơi
Tôi đã âm thầm ngồi nhớ
Dĩ vãng trôi dài lầm lỡ trên tay
Tim tôi buồn cong nhỏ lại
Dưới nắng chiều vàng em ngại đi qua
Kỷ niệm nào để xót xa
Như con chuồn chuồn trước nhà thăm hỏi
Run run lời tình sương khói
Anh quay về hối hả gói hồn đau
Căn gác trọ cột nỗi sầu
Con tim vết nứt đào sâu đêm dài
Sợi tóc nào rụng trên vai
Nhắc tôi chôn hết ngày mai cho người.

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 21.11.2012 15:29:04
0




Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường



Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không



Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du



Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui



Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh



Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài



Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về



Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành



Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ



Ghi chú: tranh của Họa sĩ Koukei Kojima (Japanese)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.11.2012 14:39:31 bởi thiên thanh >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 23.11.2012 22:52:14
0
Nỗi Buồn Mùa Tạ Ơn



Trước 1975, tác giả là một nhà thơ quân đội, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên và hai lần nhân giải, 2001 và 2012. Sau đây là bài viết mới của ông.



Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày lễ Tạ Ơn, sau khi đi nhà thờ, tôi liền phóng xe một hơi đến đường 50, ở tận East-San Diego. Tới căn nhà nhỏ cổ kính, có đám bìm bịp xác xơ thả ngọn phủ kín mái sau, tôi mới tấp vào lề, tắt máy xe, rồi buồn bã ngó vào căn nhà mà trầm ngâm nhớ đến những người ơn, bây giờ đã biệt tăm, không biết chừng nào mới gặp lại.

Tháng Chín năm 1993, gia đình tôi qua Mỹ theo diện HO. Những ngày đầu tiên ở San Diego, trong căn apartment rộng rãi đầy đủ tiện nghi, gia đình tôi có cảm giác như vừa đến một xứ sở thần tiên nào đó. Vài ngày sau, một bà Mỹ già đến gõ cửa. Bà tự nhiên tiến đến bắt tay chúng tôi và ôm từng người một vào lòng.

- Sao? Các con thế nào? Có khỏe không?

Tôi ngơ ngáo như người từ cung trăng vừa rớt xuống. Bà già Mỹ nào đây? Bà đi lộn nhà? Bà nhìn lầm người chăng? Tại sao bà tự nhiên quá cỡ thợ mộc, và thân thiết với mình quá đột ngột như đã từng quen biết với nhau từ lúc nào? Vợ tôi cũng hoảng lên, chạy vội đến bên tôi, nói nhỏ:

- Ông ơi! Ông phải cảnh giác nha! Không chừng ở đây cũng giống như ở Sài Gòn. Người ta lường gạt nhau ghê lắm!

Bà Mỹ già vẫn nhoẻn miệng cười với chúng tôi. Bà âu yếm xoa đầu thằng con tôi, và chầm chậm nói:

- Sao? Các con thế nào? Các con không biết nói tiếng Anh à? Good or no good?

Tôi lạnh nhạt nhìn Bà:

- Bà có lầm ai với chúng tôi không? Chúng tôi vừa mới đến đây, từ Việt Nam.

- Đúng rồi. Các con gồm ba người. Có phải các con tên này không?

Bà móc trong túi ra tờ giấy, lật lên, đưa tôi coi:

- Tên các con này! Đây, đúng không?

Tên của chúng tôi thật rồi. Trong giấy, người ta còn ghi rõ địa chỉ và số phòng apartment của chúng tôi nữa. Tôi chưa kịp rõ nguồn cơn, bà già Mỹ đã tiếp lời:

- Mẹ ở cơ quan thiện nguyện, có nhiệm vụ giúp đỡ các con . Mẹ tên là Maurice. Còn con, tên là “en” phải không?

Mẹ Maurice tự nhiên quá, thân mật quá, khiến tôi gọi trả lại bà la “mom” chẳng chút ngượng ngùng.

- Con xin lỗi Mẹ. Mẹ tới thăm chúng con, vậy mà chúng con vô tình không biết. Tên con là AN, không phải đọc là EN, Mẹ ạ!

Bà xuýt xoa quay qua vợ và thằng con tôi:

- Còn cô này và thằng này? Cái tên cũng khó kêu quá!

- Vợ con tên là T…U…Y…E…T…Còn thằng con tên là C…U…O…N…G…

Mẹ Maurice vừa cười vừa lắc đầu. Bà đọc tới đọc lui, vẫn lọng cọng, vẫn không thể gọi tên vợ và thằng con tôi một cách chính xác. Cuối cùng, Mẹ dắt tôi ra xe, mang vào nhà lỉnh kĩnh những túi xách. Mẹ vui vẻ bày từng món lên chiếc thảm màu vàng rực.

- Đây là bình trà và sáu cái tách dễ thương. Đây là lô dĩa chén cho các con dùng bữa. đây là chậu rửa rau, bình pha cà phê, máy xay sinh tố, máy xay thịt. Còn cái này là nồi nấu cơm, nồi hầm thịt, chảo chiên trứng…

Vợ tôi trố mắt nhìn từng cái. Nàng rất đỗi vui mừng vì được làm chủ những vật dụng mà từ trước tới giờ nàng chưa bao giờ chạm tay tới.

- Con rất cám ơn Mẹ. Mẹ đã tặng các con những vật dụng quí giá. Khi xài chúng, chắc con sẽ luôn nhớ đến Mẹ.

- Mẹ không cần cần các con nhớ Mẹ đâu. Mẹ muốn phần nào hàn gắn lại vết thương mà thời gian qua chính phủ Mỹ đã bạc đãi các con trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi cảm động đến rưng rưng nước mắt. Mẹ Maurice đã làm tôi nhớ lại chiến trường, nhớ đến đồng đội. Tội nghiệp cho tuổi trẻ chúng tôi, vừa lớn lên, xếp bỏ bút nghiên để hiến thân bảo vệ đất nước. Và đau đớn thay, chúng tôi bị bức tử, bị lùa vào ngục tù một cách tức tưởi.

- Bây giờ Mẹ có việc phải đi ngay. Ngày mai hai đứa con của Mẹ: thằng David và con Ann sẽ đến đây dẫn các con đi chợ. Chào các con nha! Chúc các con một ngày tốt đẹp.

Tôi đưa Mẹ Maurice ra cổng. Nhìn dáng Mẹ tất bật, vội vã – tôi chợt nhớ đến Mẹ tôi ở Việt Nam. Ôi! Những bà Mẹ, dù khác giống nòi, khác màu da…đều có chung một tấm lòng giống nhau – một tấm lòng bao dung, độ lượng… cao như núi non, rộng như biển cả.

Đúng như lời Mẹ Maurice hứa, trưa hôm sau, có hai vợ chồng trẻ người Mỹ đến gõ cửa phòng tôi.

- Chào ông bà. Xin giới thiệu tôi là David, còn vợ tôi là Ann. Chúng tôi đến đây để đưa ông bà đi chợ. Mời ông bà ra xe.

Ann đưa vợ tôi vào một ngôi chợ Mỹ. Còn David chở tôi đi lòng vòng. Hắn tắp xe vào những khu có cộng đồng người Việt sinh hoạt, giới thiệu với tôi từng chi tiết. Trò chuyện một lát, hắn và tôi thân thiện nhau ngay.

- Mày có thích ra biên giới Mễ nhìn cho biết không?

Tôi ngập ngừng, ngần ngại:

- Ở gần đây không? Xa thì thôi. Sợ làm phiền mày.

- Gần đây. San Diego sát với biên giới Mễ mà. Mày chưa coi bản đồ sao?

David chạy một hơi đến biên giới. Hắn lái xe giỏi thật! Hắn xàng qua lách lại điêu luyện như tên nài chơi ngựa trong trường đua. Cuối cùng, hắn dừng lại trên một đỉnh cao.

- Nhìn kìa! Mày có thấy border/biên giới phía tay phải không? Bên kia là Mễ. Mày sẽ có dịp qua đó du lịch, khi mày cầm thẻ xanh trong tay.

Tôi nhìn border phía trước. Border chỉ là một cánh cổng rộng cho sự ra vào hợp pháp giữa hai bên. Mù mờ tít xa là nước Mễ bao la. Cũng những cụm mây xám xà xuống với hàng loạt dãy núi kéo dài.

David đưa tôi về Apartment cũng vừa lúc Ann và vợ tôi xách lỉnh kỉnh những túi thức ăn vào nhà. Vợ tôi không giấu được nỗi vui mừng, cứ cười toe toét:

- Gần năm chục đồng thức ăn đó anh ạ! Mình không dám mua nhiều, nhưng chị Ann cứ bảo: lấy đi, lấy đi! Chị sẽ trả tiền cho. Mình ngại quá anh à!

Từ đấy, gia đình tôi và gia đình Mẹ Maurice gắn liền với nhau như bóng với hình. Cuối tuần, David lái chiếc truck đến nhà gọi tôi đi làm công tác thiện nguyện. Công tác chỉ vỏn vẹn vài tiếng đồng hồ.Chúng tôi thường đến giúp đỡ những người già neo đơn. đôi khi giúp họ ăn uống. Đôi khi dọn dẹp rác rến trong garage. đôi khi cắt cỏ xung quanh nhà. đôi khi di chuyển một món đồ nào đó qua nơi khác. Lần đi nào, Mẹ Maurice cũng dành cho tôi một phần ăn to tổ bố. Và sau chuyến công tác, Mẹ luôn thân thiện đặt vào túi tôi những tờ giấy bạc mười đồng.

Một hôm, David lù lù tới, trao tận tay tôi một chiếc xe đạp mới toanh, và một tấm giấy của Mẹ Maurice:

“Certificate chứng nhận
chiếc xe đạp này của AN
do Mẹ Maurice thân tặng.”

Trước khi về, David còn nhấn mạnh:

- Mẹ có dặn, mày nhớ đạp xe đến thăm Mẹ vào mỗi ngày cuối tuần.

Nghe lời Mẹ, cứ mỗi cuối tuần, tôi đạp xe từ đường 43 đến đường 50 thăm Mẹ. Mẹ ở với vợ chồng David trong một ngôi nhà nhỏ nhắn, nhưng rất xinh xắn. Tôi thích những hàng cây xung quanh nhà, David trồng đủ loại, từ cam, quít, chanh... đến nho, lê, táo.

Buổi sáng, Mẹ Maurice thường ngồi uống cà phê với Ann nơi chiếc bàn bằng đá, dưới bóng mát của tàng cam xum xuê trái. Lúc nào Mẹ cũng để dành cho tôi một phần hot dog với tách cà phê sóng sánh hương vị. Mẹ luôn xem tôi như một người con trong gia đình. Tôi cũng vậy. Tôi tự nhiên như anh em với David từ lâu, tôi cần cù bầu từng nhánh cam, chiết từ cành quít cho David trồng thêm trên phần đất trống xung quanh nhà. Nhìn những nhánh cây mọc rễ trắng xóa trong bầu, Mẹ Maurice thích chí cười ha hả:

- Thằng này giỏi thật! Vậy mà thằng David không biết cứ xách tiền đi mua từng cây về trồng. Nhờ con, bây giờ Mẹ chỉ cần chiết nhánh, rồi chờ ngày bén rễ đem xuống đất vun phân tưới nước. Vừa tiết kiệm tiền, vừa tiết kiệm công. Hay quá!

Ngày qua ngày, tám tháng trợ cấp của chính phủ Mỹ vùn vụt trôi qua. Tôi chưa kịp có ý định tìm việc làm thì Mẹ Maurice đã nhắc David:

- Thằng An sắp hết trợ cấp. Ngày mai con dắt nó xin việc làm đi!

David nheo mắt, ngó tôi từ đầu tới chân:

- Ê, ở Việt Nam mày làm nghề gì?

Tôi cười hề hề, rồi đưa ngón tay trỏ lên, cong lại:

- Bóp cò.

- Trời đất! Mày đùa hay nói thật, thằng quỷ?

Mẹ Maurice chêm vào :

- Thì nó đi lính, ngày xưa…

David nhảy chồm lên, hớn hở :

- Vậy, tao có job cho mày rồi.

- Job gì?

- Security.

Ngày mai, sáng sớm, chưa kịp nhâm nhi ly cà phê đầu ngày, tôi đã thấy chiếc truck của David xà ngay cổng apartment. Hắn tức tốc bốc tôi lên xe, chạy một mạch đến các hãng security nằm trong vùng San Diego. Đi tới đâu, khi nhìn bộ vó chưa đầy 48kg của tôi, ai ai cũng lắc đầu từ chối. Tức quá, David nổi khí xung thiên, vừa chỉ vào người tôi, vừa lớn tiếng với ông Mỹ, chỉ huy toán security:

- Ê! Mấy ông đừng coi thường thằng này nha! Nó chuyên môn bóp cò ở xứ nó đó. Ê! Nó là sĩ quan chỉ huy, thâm niên công vụ… Mấy ông biết không?

Toán security lao nhao, tên chỉ huy phải chạy đến gần David, xuống nước nhỏ :

- Khi nào opening job, tôi hứa, tôi sẽ gọi điện thoại cho ông.

David lôi tôi phóng lên xe, trước khi rồ máy chạy, hắn còn nói vói theo tên chỉ huy :

- Ê! Hứa giữ lời nha! Tao chờ điện thoại tụi bây đó.

Mẹ Maurice buồn rầu khi nghe David kể lại chuyện tìm job của tôi. Mẹ cũng rưng rưng nước mắt khi nhìn lại thân thể gầy gò ốm nhách ốm nhom của tôi.

- Con phải uống sữa, ăn thịt bò hàng ngày… để có da có thịt một chút. Có sức khoẻ, con mới làm việc được.

Nghe lời Mẹ dặn, sau vài tuần tẩm bổ, tôi đã lên cân vù vù. Và kế đó, tôi cũng đã tìm được việc làm ở một hãng golf. Mặc dù đồng lương giới hạn, nhưng công việc bận rộn liên miên. Tôi làm overtime lu bù. Có khi làm luôn cả ngày chủ nhật.

Lần đầu tiên là nhân viên một hãng xưởng, nên tôi rất thích thú và đam mê công việc, cho nên một thời gian dài tôi đã không đến viếng thăm Mẹ Maurice. Có lẽ vì bặt tin tôi, nên ngày chủ nhật hôm đó, Mẹ Maurice lọ mọ đến tìm tôi. Trời ơi! Mẹ Maurice đây sao? Một bà già Mỹ yếu ớt, chống gậy liêu xiêu gõ cửa apartment.

- Mẹ ơi! Làm sao Mẹ ra nông nỗi này hỡi Mẹ?

- Mẹ bị stroke con ạ! Mẹ đến thăm con lần này, rồi Mẹ sẽ về New York, gần gũi với đứa con gái của Mẹ.

- Chuyện gì đã xảy ra cho Mẹ?

- Không. Chẳng có chuyện gì hết. Mẹ muốn đi thăm con gái.

Tôi ôm Mẹ Maurice vào lòng, và chợt nghĩ đến những nỗi đau âm thầm mà những người Mẹ đã một mình gánh chịu. Sự hy sinh vô bờ bến đó chỉ có trong trái tim, trong tấm lòng người Mẹ. Mẹ Maurice và Mẹ ruột của tôi giống nhau ở điểm này.

Thời gian dài sau nữa, tôi hoàn toàn mất liên lạc với Mẹ Maurice, David và cả Ann. Rồi một hôm, trong lòng tôi bỗng xốn xang bức rức, như có linh tính báo về điềm xấu nào đó, tôi vội xách xe chạy lên đường 50. Căn nhà xinh xắn vẫn còn đây. Những hàng cây xum xuê trái vẫn dày đặc bóng mát. Cái bàn đá vẫn ở chỗ cũ, Những nhánh cây do bàn tay tôi chiết cho David giờ đã mơn mởn xanh, phơi phới đón gió chiều. Chỉ có căn nhà là đổi chủ.

Người ra tiếp tôi là một ông Mễ bụng phệ. Ông ta cho tôi biết David và Ann đã ly dị nhau, và họ đồng ý bán căn nhà này lại cho ông. Còn bà Maurice mất rồi, hình như bà mất lúc đang ở New York thăm con gái. Tôi xin phép hỏi thêm vài câu nữa, nhưng ông ta lắc đầu và khép cánh cửa lại.

Như có ai cầm dao đâm thấu tim gan mình, tôi lảo đảo ra xe, gục mặt vào tay lái, thổn thức từng cơn. Trời ơi! Tôi đã vô ơn với Mẹ Maurice. Tôi đã bội nghĩa với David và Ann. Niềm hối hận này, không biết bao giờ mới xoa dịu được.

Thưa Mẹ Maurice,

Hôm nay, con viết bài này như nén nhang kính dâng lên Mẹ, như ngàn lời tạ lỗi cùng Mẹ, và rất mong Mẹ rộng lượng thứ tha cho đứa con nuôi vô ơn và bạc nghĩa này.

Cho tới bây giờ, tôi vẫn chưa gặp lại David và Ann. Chẳng biết họ đã nối lại tình xưa hay mỗi người mỗi nơi với cảnh ngộ khác nhau?

Và mùa lễ Tạ Ơn nào cũng vậy, tôi luôn phóng xe đến đây với chai rượu trong tay, cố gắng xóa đi nỗi buồn khi tưởng nhớ.

Phạm Hồng Ân

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 23.11.2012 23:17:52
0
Thanksgiving: Tạ Ơn Chiến Sĩ Cộng Hòa




Con Người được tác tạo với hai phần tuy khác biệt nhưng lại hòa nhập với nhau làm một: Thể Xác và Tinh Thần. Tùy theo giáo dục gia đình và học đường và tùy theo nhận thức mà Con Người sinh hoạt theo từng đẳng cấp: Hướng Hạ, Nhân Bản, Hướng Thượng và Cao Thượng. Tầng lớp Hướng Hạ sống miễn cưỡng, buông thả và không biết chăm sóc bản thân mình, để mặc cho thể xác và tinh thần bệnh hoạn, mặc cho những kết quả của sự buông thả của mình lôi kéo mình đi vào một tương lai vô định. Lớp Nhân Bản sống đúng theo những nhu cầu căn bản của Nhân Loại, sống bình dị, và biết lo lắng cho thân thể và tinh thần mình tráng kiện. Giá trị cao hơn một cấp là lớp Hướng Thượng, tầng cấp này là những nhà giáo dục, những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nghệ sĩ chân chính, kiến trúc sư…luôn tìm cách vươn lên một tầm cao hơn thế đứng hiện tại, đặt tâm hồn và trí thức mình hướng về việc làm cho Nhân Loại thăng hoa cũng như thích chia xẻ những điều Hay, Đẹp cho người khác. Phần thưởng mà họ mong muốn là những nụ cười hạnh phúc của thiên hạ. Vượt qua những đẳng cấp ấy là lớp người Cao Thượng, sẵn sàng hy sinh mình cho niềm vui và hạnh phúc của người khác, tuy biết rằng một khi hy sinh Thể Xác thì Tinh Thần cũng tan biến, sự hiện diện của cá nhân mình trên mặt đất này sẽ không còn nữa. Lớp người Cao Thượng này không hề nghĩ đến đau đớn của Thể Xác một khi chấp nhận hy sinh. Họ cũng không cần Quá Khứ, Hiện Tại, và Tương Lai của chính mình, vì nếu đã hy sinh Thể Xác, thì mọi liên hệ của Quá Khứ, Hiện Tại và Tương Lai đều biến mất trong chớp mắt. Sự hy sinh như thế là tận cùng của sự thất thoát và lỗ lã.

Vậy, họ là ai? Với khoa học, họ là những người miệt mài với các công thức y khoa hay các thí nghiệm vật lý, hóa học, chấp nhận hy sinh mọi nhu cầu cá nhân cho nhân loại được khỏe mạnh, tiện nghi và thăng tiến xã hội. Với tôn giáo, họ là những người Tử Vì Đạo, vì lòng tin của mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Với Việt Nam, họ là những Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã đấu tranh cho sự trường tồn của Dân Tộc, cho ý thức Dân Chủ và cho Nhân Quyền được tôn trọng.

Những người lính Cộng Hòa, một khi đã chấp nhận ra chiến trường thì coi cái chết bản thân nhẹ tựa lông hồng, coi thương tật vĩnh viễn là sự may mắn cho gia đình, trong khi đó lại coi sự tồn vong của đất nước như một trách nhiệm đương nhiên, không cần giải thích. Những người lính ấy cười ngạo nghễ trước Thần Chết, khinh bỉ mũi súng của quân thù, xung phong vào chỗ đạn lửa như vào chốn nghỉ ngơi, chẳng hề nhớ tiếc đến nụ cười hay ánh mắt của người đẹp đằng sau, quên tất cả những lời ước hẹn “anh sẽ trở về với em”, mà chỉ biết đến nhiệm vụ phải hoàn thành, phải đưa dân ra khỏi vòng binh khói, phải cứu bạn ra khỏi chỗ pháo dập, và phải diệt bọn tà ma quỷ quái đang đặt mìn, đắp mô trên tỉnh lộ, đang chĩa pháo vào khu dân cư, hay đang chuẩn bị hành hình những viên chức xã ấp là những người phục vụ dân chúng. Trong số những người lính anh dũng ấy, có biết bao nhiêu khuôn mặt non trẻ, chưa hề biết một nụ hôn ngọt ngào như thế nào, chưa hề biết cảm xúc ra sao khi được một bàn tay ngà chạm nhẹ đến cổ áo, quấn cho anh chiếc khăn quàng của em gái hậu phương…Và cũng có biết bao người lặng lẽ chia tay với người vợ trẻ và mấy đứa con thơ, cố bịt tai để khỏi nghe tiếng khóc tiễn đưa, cố nhắm mắt để khỏi nhìn thấy những giọt lệ tuôn trào ướt áo, và cũng lặng lẽ băng mình vào sương khói mờ mịt mà chẳng dám quay lại, nói lời “hẹn tái ngộ”, vì biết có “tái”, có “ngộ” không sau trận chiến đẫm máu này…

Họ, những Thiên Thần Mũ Đỏ, Mũ Xanh, Mũ Nâu, những Anh Hùng Tiếp Vận, Kỵ Binh, Hải Quân, Không Quân, Công Binh, Pháo Binh, Địa Phương Quân, Truyền Tin, Bộ Binh, Thủy Quân Lục Chiến, những Anh Thư Nữ Quân Nhân, các Anh Hùng Biệt Kích, Lôi Hổ, Biệt Hải, Giang Đoàn, Lực Lượng Đặc Biệt… đã chấp nhận trở về trong “hòm gỗ cài hoa” hay “trên đôi nạng gỗ”, hoặc trong tấm “poncho” lạnh lẽo, dưới những cơn mưa phũ phàng và trong tiếng gầm của đạn pháo tiễn đưa.

Họ, những chàng trai hay những thiếu nữ mắt sáng quắc như ánh sao, hồn rực lửa yêu từng tấc đất quê hương, đã là những Thiên Thần Hộ Mệnh cho miền Nam sống an lành trong biết mấy thập niên, và những tưởng sẽ tiếp tục giang cánh tay bảo vệ mạng sống người dân mãi mãi, nhưng không ngờ, bị bạn bè phản bội, bán đứng cho giặc, nên đành bẻ gẫy kiếm gươm, chôn vùi vũ khí và chôn cả quãng đời chiến đấu dang dở trong ngục tù Cộng Sản.

Thế đó, mà giờ đây, có bao người còn nhớ đến lời CÁM ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG HÒA? Trong lễ Thanksgiving của thiên hạ, có bao người biết ngả mũ, cúi đầu trước anh linh lẫm liệt của hơn bao chiến sĩ đã hy sinh Thể Xác và Tinh Thần cho quê hương, cho lịch sử và cho ba triệu người vượt biển an toàn? Có bao người đang giầu sang, hạnh phúc biết bắt tay và nói lời CÁM ƠN người lính Cộng Hòa đang vất vả ngược xuôi trong xứ lạ?

Vậy, trong không khí mừng lễ Tạ Ơn của thiên hạ, xin những ai đọc bài này, hãy quay sang bên cạnh về phía những người chiến sĩ cũ và một lần nói lên lời CÁM ƠN NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG HÒA. Cám ơn anh, cám ơn chị, cám ơn em, cám ơn chiến hữu, cám ơn các Niên Trưởng, cám ơn tất cả những ai đã tham gia vào cuộc chiến bảo vệ Tự Do ấy. Nếu không có Tâm Hồn Cao Thượng của các anh, các chị, các em.. đã xả thân hy sinh, thì cả thế hệ chúng ta, đã không thể như hiện tại…

Tạ Ơn Người.

Chu Tất Tiến, Thanksgiving 2012

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 24.11.2012 04:22:53
0






L'ADIEU

J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps Brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends


Guillaume Apollinaire


LỜI VĨNH BIỆT

Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó...


Bản dịch của thi sĩ Bùi Giáng


MÙA THU CHẾT

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho
Mùa Thu đã chết, đã chết rồi.
Em nhớ cho !
Em nhớ cho,
Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!
Trên cõi đời này, trên cõi đời này
Từ nay mãi mãi không thấy nhau
Từ nay mãi mãi không thấy nhau...

Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi !
Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.
Vẫn chờ em, vẫn chờ em
Vẫn chờ....
Vẫn chờ... đợi em !


Phạm Duy
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2012 03:30:48 bởi dzuylynh >

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 24.11.2012 22:20:33
0
Thật sự nếu nói Tạ Ơn thì chúng ta sẽ tạ ơn nhiều người lắm! SĐ nhớ hồi trước có nghe một câu thơ của nhà thơ Chí Thiện người đã dành cả cuộc đời để đấu tranh cho Tự Do một câu như thế này: "Sẽ có một ngày con người hôm nay, vứt súng,vứt cùm, vứt cờ vứt đảng, vận lại khăn tang quay ngang vòng nạng oan khiến, về với miếu đường, mồ mả gia tiên mấy chục năm trời bức bách lãng quên..." Ngày lễ Tạ Ơn của Mỹ cũng làm nhớ lại những hy sinh mất mát của những ngày đầu tiên thành lập nước Hoa Kỳ. SĐ viết một bài về LỄ TẠ ƠN sau khi đọc cuốn AN OUTLINE OF AMERICAN HISTORY- the colonial period để ai vào câu lạc bộ tri âm sau khi nghe nhạc đọc thơ thì nghiền ngẫm một chút về lịch sử thế giới nhân dịp này ha!
LỄ TẠ ƠN :
Vào đầu thập niên 1600 lịch sử thế giới chứng kiến sự khởi đầu phong trào di dân từ châu âu đến vùng Bắc Mỹ, kéo dài suốt ba trăm năm, mới đầu di dân chỉ là một số nhỏ những người thực dân sau đó làn sóng di dân tăng lên đến hàng triệu người.
Những người di dân Anh đầu tiên đã vượt đại tây dương đến thế giới mới nay gọi là Hoa Kỳ. Như tất cả những người vượt biển đến vùng đất mới này, họ đi trên những con thuyền nhỏ đầy nhóc người thiếu thốn đói khát suốt cuộc hành trình kéo dài từ sáu đến mười hai tuần.  Một số trong họ chết vì bệnh tật, thuyền thì thường gặp giông bão và một số thuyền mất dạng giữa biển khơi.Trong số đó có nhóm người Anh được gọi là Pilgrim (người hành hương) có nguồn gốc từ Scrooby Manor tại Anh. Vào năm 1605 các thành viên nhóm này rời khỏi Anh đến Hà Lan vìì sự đàn áp tôn giáo. Tuy nhiên các người này không muốn con cháu họ bị sự ảnh hưởng của người Hà Lan và cũng không thỏa mãn với tình hình kinh tế tại đó. Chẳng những thế, họ cũng bị chính quyền Hà Lan ngược đãi do nước này đã liên minh với vua James I của Anh. Vì thế, nhóm này cùng với một nhóm phân lập lớn hơn còn đang ở Anh hành hương đến vùng đất mới, lấy tên là Pilgrim hay còn gọi là nhóm hành hương

Vào tháng 9 năm 1620 một  chiếc thuyền nhỏ tên là Mayflower mang theo hơn 100 hành khách thuộc nhóm hành hương này  ra đi tìm một nơi định cư mới để có thể tự do hành đạo tự do thể hiện niềm tin, và một số khác trong họ còn bị hấp dẫn vì sự giàu có phì nhiêu đầy hứa hẹn của vùng đất mới. Sau cuộc hành trình vất vả gian nguy thuyền cập bến gần mũi Cap cod khác với lúc đầu định đi  tuốt xa vùng Bắc Mỹ (cửa sông  Hudson) nhưng thuyền bị trôi giạt. Một tháng sau họ đến vịnh Massachusetts, nơi những người hành hương bắt đầu lập nên làng Plymouth.
Họ đã phải trải qua mùa đông khắc nghiệt, chỉ còn một nửa số người sống sót qua mùa xuân. Sau đó họ nhận được sự giúp đỡ của một người da đỏ thuộc bộ tộc Abenaki ông này nói được tiếng Anh. Nhiều ngày sau đó ông ta lại trở lên với một người thổ dân tên là Squanto dạy cho nhóm người hành hương này lúc đó đã bị suy dinh dưỡng, bệnh tật, cách trồng bắp, lấy nhựa cây, đánh bắt cá và cách để tránh các loại cây độc. Vào tháng 11 năm 1621 sau khi được vụ mùa đầu tiên, thủ lĩnh William Bradford đã tổ chức một buổi lễ và mời những người thổ dân trong đó có thủ lĩnh của bộ lạc vùng đó Massasoit. Đây có thể coi là lễ Tạ Ơn  ThanhksGiving đầu tiên của nước Mỹ mặc dù lúc đó nhóm người hành hương chưa sử dụng tên này cho ngày lễ. Buổi lễ kéo dài ba ngày. Truyền thống tổ chức lễ kéo dài qua nhiều thế kỷ nhưng vẫn là lễ được tổ chức riêng rẽ trong từng bang hay nhóm người chưa được coi là chính thức,  mãi cho đến năm 1863 tổng thống Abraham Lincoln tuyên bố  ngày lễ này là ngày quốc lễ tổ chức vào cuối thàng 11 hàng năm,trở thành một trong những ngày lễ quan trọng nhất của Hoa Kỳ .


Đây là bức tranh hoạ lại khoảnh khắc đáng ghi nhớ  ở Plymouth năm 1621 Hoa kỳ khi thổ dân da đỏ gặp gỡ những người di dân trong ba ngày ăn mừng tạ ơn đất trời vụ mùa đầu tiên được xem như Lễ Tạ Ơn đầu tiên.
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/D7B3A41C8892413A9D55DD5B3B17C9AE.jpg[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/06D694407AD449F1A7075B7A906A659E.jpg[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/152EF375B1394DFAAA043D3DEC211CE9.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 24.11.2012 22:27:27 bởi sen dat >
Attached Image(s)

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 25.11.2012 22:06:04
0
tt thay mặt bố lynh xin đa tạ Sen đất mang bài viết Lễ Tạ Ơn vào CLB.TA
xin mến chúc Sen đất cùng các cô chú anh chị em CLB.TA một Chúa Nhật bình an





donwload

XIN TẠ ƠN NGƯỜI GÌN GIỮ NON SÔNG

thơ tânhìnhthức dzuylynh | thiênthanh diễn đọc

bưng biền gió cát, rừng thẳm non cao
sông dài biển rộng, thành thị thôn trang
từ giả mực xanh giấy trắng, xa tuổi thanh xuân một thời hoa mộng
các anh đi canh giặc đuổi thù, giữ gìn từng tấc đất quê hương
tổ quốc danh dự trách nhiệm mang nặng trên vai những đứa con Mẹ ViệtNam
những mũi tên bất khuất kiêu hùng bật khỏi cánh cung thời lọan
hun hút lao theo vận mệnh trầm luân đất nuớc
bốn vùng chiến thuật đã hằn sâu dấu giày người đi giữ nước, dựng lại màu cờ
để rồi có một ngày gãy cờ, bẻ súng, rơi gươm, chinh bào rách nát
anh hùng ngã ngựa, đồng đội tác tan...
anh còn sống, dẫu chưa tròn nghiệp nhà binh
anh đi vào chốn lao lung tù ngục
nung nấu căm thù giặc Bắc tràn Nam
nuốt lệ làm quên, chẻ máu nuôi hờn sau song cửa ngục
anh người về một bóng ma trơi,
lang thang tìm con thơ vợ trẻ thất thểu xó chợ đầu đường sau ngày nước mất nhà tan

anh ngủ quên một giấc thiên thu
hận Bến Hải khí chập trùng biên ải
còn vẳng bên tai lời đạn xé bom gào, tiếng nấc cụt ngắt ngang dương thế
hồn oan tử sĩ rền rĩ than van trong gió giật mưa giông bãi hoang tàn chiến địa

chúng tôi thức trọn mấy mươi năm để lật lại từng trang quân sử
để nghiêng mình thương tiếc những anh linh
để ngẩng lên kính cần nâng tay
cánh tay phế tích thăng trầm một thời quân ngũ năm xưa
chào kính hương linh những ngưởi đi không trở lại
đồng đội cũ trở về không trọn vẹn hình hài cha ban mẹ dưỡng chín tháng cưu mang

tất cả đã trôi vào giòng sông dĩ vãng đau thương
nhưng chưa ai quên
và chúng tôi vẫn nhớ
dẫu cuối đất gầm trời lang bạt tha hương viễn xứ
dẫu còn vất vưởng bi thương nương hơi thở hắt tháng ngày tàn
ở địa ngục trần gian bắc trung nam cố quốc
nơi phương đông không có ánh mặt trời
nơi hai chữ tự do là ảo vọng
đêm tưởng nhớ thắp nén tâm hương ngưỡng vọng
xin tri ân những anh hùng mạt vận mà muôn năm khí phách mãi không tan với hồn thiêng sông núi
cái siết tay thật chặt, một vòng ôm nồng nàn, một niềm tin quang phục
đến các anh những đồng đội cũ
đến những người mà tổ quốc muôn đời tổ quốc ghi công
xin tạ ơn Người Gìn Giữ Non Sông


đấtthahương Thanksgiving Nov.22.2012. dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 25.11.2012 22:13:42 bởi thiên thanh >

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 28.11.2012 12:26:59
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Trung Quốc vĩnh biệt Mác- Lê- Mao
Posted on November 25, 2012 by HieuLe

Đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 vừa qua là đại hội vĩnh biệt ba ông tổ của chủ nghĩa xã hội (không tưởng): Marx, Lenin, Mao Trạch Đông.Trong tất cả các văn kiện chính thức của đại hội này, không hề nhắc đến ba tên tuổi từng được cho là vĩ đại của Marx, Lenin, Mao, được tôn thờ ở Trung Quốc (và thờ ở Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Campuchia của Khờ me đỏ…). Các văn kiện của đại hội Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 đều khẳng định: Đảng đi theo lý luận Đặng Tiểu Bình, nguyên tắc “ba đại diện” (của Giang Trạch Dân) và xã hội học tập (thuyết của Hồ Cẩm Đào). Đến diễn văn bế mạc của tân chủ tịch đảng, chủ tịch nước kiêm người đứng đầu quân ủy trung ương Tập Cận Bình thì mệnh đề “xã hội học tập” của Hồ Cẩm Đào không được nhắc đến, chỉ nhắc đảng cộng sản Trung Quốc đi theo lý luận Đặng Tiểu Bình, nguyên tắc “ ba đại diện” mà thôi. Thậm chí, sau diễn văn bế mạc và nhậm chức, Tập Cận Bình khi giới thiệu sáu vị trong thường vụ bộ chính trị đứng sau mình đã tránh dùng từ “đồng chí” mà dùng từ “đồng nghiệp”…

Vậy lý luận Đặng Tiểu Bình là gì? Thưa là thuyết “Mèo luận”: nôm na gói trong mấy từ mà họ Đặng đã phán sau khi Mao chết ( 1976) : “Mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, miễn là bắt được chuột”…Diễn nôm thuyết “Mèo luận” của Đặng là : tên gọi chế độ là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa không quan trọng, miễn là chủ nghĩa nào làm cho Trung Quốc thoát khỏi chết đói, thoát đại loạn, thoát khỏi các học thuyết phản động và tồi tệ rất xấu xa đốn mạt của Mao Trạch Đông. Sau khi cùng Diệp Kiếm Anh, Hoa Quốc Phong và các lão tướng dẹp bỏ bè lũ bốn tên, Đặng Tiểu Bình lập thuyết “Mèo luận” : dương ngọn cờ Mao Trạch Đông để xóa bỏ tư tưởng Mao, dương ngọn cờ chủ nghĩa xã hội để dẹp bỏ chủ nghĩa xã hội, đưa nước Trung Hoa đỏ vào quỹ đạo tư bản chủ nghĩa từ năm 1978. Về thực chất, Đảng cộng sản Trung Quốc dưới lý thuyết thực dụng “Mèo luận” nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình, đã chôn vùi chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông ngay từ năm 1978, năm xóa bỏ kinh tế quốc doanh bao cấp để thực thi kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, nhưng vẫn còn dùng chiêu bài Mác-Lê-Mao hay chiêu bài “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” để ngụy trang.

Cù Thu Bạch (1899-1935) một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, từng là Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc năm 1927, 1928, 1930,1931 (là một trong ba người được cho là thiểu năng trí tuệ đã ngu ngốc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Trung Quốc : Trần Độc Tú “1879-1942”, Lý Đại Chiêu “1888-1927”) thuở sinh thời đã có bài thơ rất lạ, tuồng như là lời sấm về số phận của Đảng Cộng sản Trung Quốc như sau:

Đó là bài thơ “A di đà Phật”: một bài thơ đẫm chất Thiền của họ Cù:

阿弥陀佛 不用论断, 不用操心; 无知的寻求, 愚昧的评论。 日间之伤, 请以梦治; 明日之日, 自然能至。…

A di đà phật (Người dịch: Lương Duy Thứ, Nam Trân)

“Đừng suy đoán/ Đừng bận tâm/ Tìm chi cái không biết/ Bàn chi cái tối tăm/ Vết thương trong ngày/ Lấy mộng ban đêm hàn gắn/ Ngày của ngày mai/ Tự nhiên sẽ đến …”

Con đường hũ nút đi tìm thế giới không có thật của giai cấp vô sản bằng vũ lực đấu tranh giai cấp, chuyên chế vô sản, xóa bỏ hoàn toàn quá khứ ( lịch sử) nhân loại, xóa bỏ tư hữu, tiêu diệt tư bản đầy máu và nước mắt của các đảng cộng sản theo Mác Lê nin ( và theo Mao) đúng như câu thơ sấm truyền của Cù Thu Bạch tiên sinh: “Tìm chi cái không biết/ Bàn chi cái tối tăm/ Vết thương ban ngày/ Lấy mộng ban đêm hàn gắn”.

Mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản là thiên đường không có thật trên trần gian: một xã hội phi biện chứng (Hegel đã truyền cho Marx cái ý tưởng ngu ngốc nhất của mình: đến thiên đường cộng sản, phép biện chứng sẽ biến mất); cái ác, cái xấu, cái giả trá của con người hoàn toàn biến mất, con người hóa những ông thánh, bà thánh, không cần làm việc, chỉ cần ngồi hưởng thụ: “làm theo năng lực, hưởng theo như cầu”. Năng lực có hạn, còn nhu cầu của con người thì vô biên.

Đại đồng cộng sản là một xã hội không có nhà nước, không có quốc gia, không có gia đình, không có chính quyền, không có pháp luật, không có tòa án, không có quân đội, công an, đảng phái, không tôn giáo, không hôn nhân, không có đau khổ , không cô đơn, không có ngân hàng, không có cá nhân, không có cái tôi; ra đường không biết bà ấy, cô ấy là vợ tôi hay vợ anh vì quyền sở hữu bị xóa bỏ; xe hơi, nhà cửa đẹp sang trọng là thế nhưng không còn khái niệm của anh hay của tôi mà là sở hữu toàn dân; tất cả tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất là sở hữu toàn dân; rồi thì vợ chồng toàn dân, con cái toàn dân, tình nhân toàn dân, cười vui toàn dân, làm tình toàn dân, cực khoái toàn dân, không còn cái gì gọi là riêng tư nữa; vì đây là xã hội của các vị thánh mà, hoàn toàn không có quan niệm sở hữu, không còn biện chứng tự nhiên và xã hội, chỉ có ngày mà không có đêm, chỉ có cười mà không có khóc, chỉ có vui mà không có buồn, chỉ có sống mà không có chết, chỉ có dương mà không có âm, chỉ có ăn mà không có ỉa ( xin lỗi vì lúc đó theo Marx, lịch sử loài người dừng lại trong cái tuyệt đối, mọi sự hôi thối quyết không được phép tồn tại, tất cả đều thơm điếc mũi kể cả đồng chí bọ xít, phép tương đối của Alb. Einstein đã cáo chung, phép biện chứng đã biến mất theo Hegel-Marx)…

Anh và chị cũng không còn được sở hữu chính mình: anh và chị, tức cái tôi của mỗi người, cái cá thể đã biến mất, nên anh và chị đều là sở hữu toàn dân. Có người cắc cớ chợt ngứa miệng hỏi anh: cái bàn tay của anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân! Cái đầu của anh có phải của anh không? – Không, của toàn dân ! Cái ý nghĩ ( tư duy) trong đầu anh có phải của anh không? –Không, của toàn dân! Cái con chim trong quần anh có phải của anh không?- Không, của toàn dân!

Đã bảo đến đại đồng cộng sản không còn khái niệm sở hữu, tư hữu nữa mà, hỏi hoài à! Từ “của” không còn tồn tại, từ “sở hữu”, từ “cá nhân”, từ “cái tôi” hoàn toàn biến mất, biến mất cả “sở hữu động từ, sở hữu danh từ” trong các thứ tiếng châu Âu…Người ta cũng sẽ không còn đọc nổi cuốn “ Tư bản luận” của Marx nữa vì lúc đó các sở hữu động từ, sở hữu danh từ trong tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Anh …nơi cuốn sách này đều tự động biến mất…

Xã hội thiên đường cộng sản của Mác Lê Mao là một xã hội bánh vẽ, một xã hội phi nhân như thế, lếu láo như thế, bịa đặt tức cười đến con nít cũng không tin nổi như thế mà trời ơi, đã có hàng triệu, thậm chí hàng tỉ người tin theo, hay bị bắt buộc phải tin theo, vì các đồng chí vô sản sẽ nện búa lên đầu anh, lấy liềm quặp vào cổ anh và hét lên: mày không tin vào thuyết cộng sản của chúng tao, chúng tao sẽ giết mày.

Chao ôi, chỉ có những người mất trí mới tin vào mục tiêu hoang tưởng của chủ nghĩa cộng sản, một học thuyết “tối tăm” như bài thơ trên đã chỉ ra, một học thuyết hoàn toàn phi nhân đã giết chết hàng nhiều trăm triệu người trên thế giới như báo chí quốc tế mà tác giả cuốn “ Mao Trạch Đông ngàn năm cộng tội” là Tân Tử Lăng đã dẫn chứng trong sách của mình :

History’s Largest Killing Regimes

(Những chế độ giết người khủng khiếp nhất trong lịch sử):

Communist China 80,000,000
Soviet Union 60,000,000
Nazi Germany 20,000,000
Imperial Japan 5,000,000
Communist Vietnam 2,500,000
Communist North Korea 2,500,000
Communist Cambodia 2,000,000
Communist Yugoslavia 2,000,000

Chúng tôi xin trích một số đoạn trong cuốn “Mao Trạch Đông – nghìn năm công tội” của đại tá Tân Tử Lăng được in công khai tại Trung Quốc, bản Tiếng Việt do “ Tnh này, có 552.877 trí thức bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai (1980), chỉ có 96 người thật sự là phái hữu, chiếm 1,8 phần vạn, nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.” “Mao nói: “Phải chuyên chế. Không thể chỉ nói đến dân chủ. Phải kết hợp giữa Các Mác và Tần Thuỷ Hoàng”

“Chương 18 Địa ngục trần gian” :

“Trong 4 năm sau khi Mao tuyên bố thực hiện một số lý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng (tháng 9-1959) Trung Quốc đã xảy ra thảm kịch làm 37,55 triệu người chết đói (số liệu chính thức được giải mật theo quyết định của Bộ chính trị ĐCSTQ tháng 9-2005), nhiều hơn cả số người chết trong Chiến tranh thế giới II. Đây là cuộc thử nghiệm chủ nghĩa xã hội không tưởng thời gian dài nhất, quy mô lớn nhât, thiệt hại thảm khốc nhất trong lịch sử loài người. Thiên đường cộng sản chủ nghĩa do chính Mao thiết kế và lãnh đạo xây dựng đã biến thành địa ngục trần gian.”

“Khi chân lý trong tay, Mao có thể bao dung các đối thủ, đoàn kết phe phản đối. Thường khi Mao đuối lý, phát hiện mình sai rồi, thì ông ta không thể bao dung phái phản đối, mà quyết tâm đẩy họ vào chỗ chết, để trừ hậu hoạ. Đó là lý do vì sao Mao tàn bạo đến tận cùng đối với những người bạn cũ như Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài, Hạ Long, Bành Chân, Đào Chú…”

“Chưa một nhà thống trị nào có thể lợi dụng học sinh làm điều xấu. Chỉ có Mao Trạch Đông làm nổi việc này. Mao đã lợi dụng học sinh làm rối loạn cả xã hội, lật đổ cơ quan đảng và chính quyền các cấp, mượn bàn tay học sinh để giày vò các bạn chiến đấu hôm qua, đối thủ chính trị hôm nay.”

“Khởi đầu bằng việc đập phá tượng Thích ca mâu ni trên Phật Hương Các ở Di Hoà Viên, Hồng vệ binh đã phá hoại 4.922 trong số 6.843 di tích cổ ở Bắc Kinh. Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có 10 triệu nhà bị lục soát, trong đó Bắc Kinh 11,4 vạn, Thượng Hải 10 vạn. Nhà riêng nguyên Bộ trưởng Giao thông Chương Bá Quân bị Hồng vệ binh chiếm làm trụ sở, hàng vạn cuốn sách ông lưu trữ bị chúng đốt suốt ngày đêm để sưởi ấm. Hơn 200 sinh viên Đại học Sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ của nhiều nhân vật lịch sử hoặc danh nhân như lăng Viêm đế, mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng. Thành Cát Tư Hãn, Chu Nguyên Chương, Ngô Thừa Ân, Từ Bi Hồng… bị đập phá.”

“Mao còn tạo ra cuộc khủng bố đỏ, cho Hồng vệ binh nông dân thả sức giết hại “kẻ xấu” (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phái hữu, nhà tư bản, xã hội đen) để áp chế sự phản kháng của nhân dân. Chỉ riêng hạ tuần tháng 8-1966, nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn người bị đập chết tươi.”

“Nhiều người khi ấy đã được chứng kiến những cuộc tắm máu, những kiểu giết người cực kỳ man rợ như thời trung cổ. Ôn lại chuyện trên, cựu Hồng vệ binh Trần Hướng Dương sau này viết:

“Vì sao những đứa trẻ mười mấy tuổi đầu lại dã man giết người không chớp mắt như vậy? Vì từ nhỏ đã được giáo dục hận thù. Thù địa chủ, thù nhà tư bản, thù Quốc Dân Đảng: Trả thù bằng thủ đoạn tàn nhẫn là thiên kinh địa nghĩa, vấn đề duy nhất là không biết chĩa vào đâu. Kè thù bên cạnh đã bị các bậc tiền bối quét sạch rồi, còn lại Tưởng Giới Thạch và đế quốc lại ở quá xa, không với tới được. Đại cách mạng văn hoá vừa nổ ra, mới đột nhiên biết quanh mình còn ẩn náu nhiều kẻ thù, chúng tôi vui mừng đến phát cuồng, bao nhiêu sức lực dồn nén dều bung ra. Sự cuồng loạn ấy chẳng những hiện nay không mấy ai tin, mà ngay bản thân chúng tôi nhớ lại cũng không dám tin nữa. Những việc làm xấu xa của Hồng vệ binh thật đáng nguyền rủa, nhưng chúng tôi cũng có đủ tư cách lớn tiếng hỏi lại: ai đã giáo dục chúng tôi thành những thằng điên?”

“Băc Kinh “nêu gương”, những vụ tàn sát lan ra cả nước. Huyện Đạo ở Hồ Nam là một trong những điển hình. Khắp nơi là những bố cáo giết người của “toà án tối cao bần nông và trung nông lớp dưới”, những khẩu hiệu kêu gọi giết sạch 4 loại người, (địa chủ, phú nông, phản cách mạng, phái hữu, trí thức, nhà văn, nghệ sĩ…).” “Trong hai tháng 7 và 8 năm 1967, Quan Hữu Chí, Trưởng ban vũ trang khu Thanh Đường đã chỉ huy dân quân dùng cuốc xẻng, súng bắn chim, gậy gộc giết hại 207 người, kể cả trẻ em. Do công lao trên, y được bầu là “phần tử tích cực học tập và vận dụng tư tường Mao” cấp tỉnh năm 1967. Viên Phủ Lễ, Khu trưởng Lâm Phô tổ chức 120 dân quân nòng cốt trong ba ngày giết 569 người.”

“Trần Đăng Nghĩa, Chủ tịch Hội Bần nông Đại đội sản xuất Hạ Tưởng là thủ phạm chính trong một vụ giết người, cưỡng dâm tập thể. Thấy vợ mới cưới của con em địa chủ Trần Cao Tiêu xinh đẹp, y sinh lòng ghen ghét và sớm có ý đồ bất lương, thì nay thời cơ đến. Tối 26-8-1967. Nghĩa cho gọi Tiêu đến trụ sở đại đội và trói nghiến lại. Y cầm giáo đâm một nhát vào dùi anh Tiêu, rồi khoát tay ra hiệu. 7,8 dân quân xông vào dùng gậy đập anh Tiêu chết tươi. Để chứng tỏ mình “kiên quyết cách mạng”, y dùng mã tấu cắt đầu anh Tiêu, cùng hai con em địa chủ, phú nông khác cũng vừa bị đánh chết. Chị Tiêu (xuất thân bần nông) sợ quá trốn về nhà mẹ đẻ ở làng khác, Nghĩa cho dân quân bắt chị trở lại, y tuyên bố các nơi khác vợ địa chủ đều phải “phục vụ tập thể bần nông”.

“Sau khi cơm no, rượu say, Chủ tịch Hội Bần nông và dân quân, tất cả 12 tên, luân phiên cưỡng hiếp chị Tiêu khi ấy đang mang thai 3 tháng. Xong xuôi. Nghĩa không quên thực hiện “chính sách của ĐCSTQ”: cho dân quân khiêng nạn nhân đã ngất xỉu đến nhà bần nông Trần Nguyệt Cao, buộc chị làm vợ người nông dân già độc thân này.”

“Tối 17-10-1969, Lưu Thiếu Kỳ hơi thở thoi thóp, mũi cắm ống xông, họng gần ống hút đờm, phủ một tấm chăn, được cáng lên máy bay quân sự, bí mật đưa đến Khai Phong. Nơi cuối cùng giam giữ Lưu Thiếu Kỳ này nguyên là kho bạc của một ngân hàng từ trước năm 1949, các cánh cửa là những tấm thép dày, chấn song cửa sổ to đùng. Hai trung đội được cử canh giữ ngày đêm, với 4 khẩu súng máy đặt trên các nóc nhà xung quanh đề phòng bất trắc.”

“6 giờ 40 phút sáng 12-11-1969, ngày thứ 27 sau khi bị đưa đến lưu đày ở Khai Phong, Lưu Thiếu Kỳ qua đời trong tinh trạng không được cấp cứu. Khi Lý Thái Hoà, vệ sĩ của ông năm xưa đến nhận xác, thi hài vị Chủ tịch nước đặt trên nền đất dưới gian hầm, chân tay khẳng khiu, đầu tóc rối bời, miệng mũi méo xệch, máu ứ bên khoé mép. Người vệ sĩ dùng kéo xén bớt mái tóc bạc dài gần hai gang tay, sửa sang chòm râu, mặc quần áo, xỏ giày cho ông. Nhân viên chuyên án chụp ảnh để mang về trình Mao, Giang. Sau đó, họ đặt thi hài Lưu Thiếu Kỳ trên xe quân sự nhỏ, chân thò ra ngoài, bí mật đưa đi hoả táng, dưới cái tên “Lưu Vệ Hoàng, không nghề nghiệp”.”

“Gần 3 năm sau, ngày 16-8-1972, mấy người con của Lưu Thiếu Kỳ xin thăm cha mẹ, Mao Trạch Đông phê vào báo cáo của Tổ chuyên án: “Bố đã chết, có thể thăm mẹ”.” “Lịch sử phải ghi bằng dòng chữ to đậm: Mao Trạch Đông chà đạp Hiến pháp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, giam cầm trái phép Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ (và hàng trăm hàng ngàn cán bộ cao cấp khác, hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên quần chúng vô tội) và bức hại Người và các đồng chí khác của Người một cách man rợ cho đến chết.”

“sai lầm của Mao làm chết đói 37,55 triệu người. Một lãnh tụ đảng luôn miệng nói giải phóng nhân dân, phục vụ nhân dân, mang lại hạnh phúc cho nhân dân phạm tội ác lớn như vậy, mà lại cự tuyệt nhận sai lầm, không từ chức, lại phát động Đại cách mạng văn hoá, cách chức, đánh đổ, thậm chí dồn vào chỗ chết khoảng trên 80% đảng viên cộng sản chính trực”

“37,55 triệu người chết đói là sự thật lịch sử không gì bác nổi chứng minh rằng lý luận và thực tiễn chủ nghĩa xã hội không tưởng của Mao là chủ nghĩa xã hội giả hiệu phản động nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Mỗi khi nghĩ đến điều này, Mao rùng mình ớn lạnh.”

“những lý luận của Mao như phòng, chống xét lại, ngăn chặn chủ nghĩa tư bản phục hồi, tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản… đều trở thành dối trá, bịp bợm.”

“Mao Trạch Đông những năm cuối đời tâm địa tối tăm, giả dối, xảo trá, vừa không từ bất cứ việc làm xấu xa nào, lại muốn để lại tiếng thơm muôn thuở”

“Ngồi trên đỉnh kim tự tháp tác oai tác quái, bức hại cán bộ lãnh đạo các cấp, lừa bịp toàn đảng, toàn quân, toàn dân, không chỉ là tứ nhân bang” (lũ bốn tên), mà là “ngũ nhân bang”, do Mao Trạch Đông làm bang chủ.”

“Ba năm Đại tiến vọt, cả nước có 37,55 triệu người chết đói tồn thất khoảng 120 tỉ NDT. Mười năm Đại cách mạng văn hoá, theo Diệp Kiếm Anh tiết lộ tại lễ bế mạc Hội nghị công tác Trung ương ngày 13-12-1978, có 20 triệu người chết, 100 triệu người bị đấu tố, lãng phí 800 tỉ NDT.”

“Nhân dân đã thức tỉnh. Việc tiếp tục treo ảnh Mao trên Thiên an môn, tiếp tục để thi hài Mao ở nhà kỷ niệm là lạc hậu so với quần chúng rồi, cần xử lý thỏa đáng đất nước ta triệt để bóng đen Mao Trạch Đông”

Nhà báo kiêm nhà sử học Dương Kế Thằng (Yang Jisheng) đã bỏ ra 15 năm trời thu thập chứng cứ để viết ra tác phẩm «Bia mộ», tài liệu đầy đủ nhất từ trước đến nay về nạn đói khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại. Sách đã được tái bản đến lần thứ tư tại Hồng Kông.

«Cuốn sách này là bia mộ cho cha tôi, bị chết đói vào năm 1959, bia mộ cho 36 triệu người dân Trung Quốc nạn nhân của trận đói, bia mộ cho chế độ đã gây ra thảm kịch này ». Tác giả đã viết như trên trong lời nói đầu của bản dịch tiếng Pháp vừa được nhà xuất bản Seuil phát hành tại Paris ngày 13/09/2012.

Sinh năm 1940, Dương Kế Thằng từng là phóng viên kỳ cựu của Tân Hoa Xã, và hiện nay là Phó tổng biên tập tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu). Mười lăm năm điều tra trên thực địa, với hàng ngàn trang tài liệu tìm được ở địa phương và rất nhiều nhân chứng, tác giả đã thuật lại sự điên cuồng của việc cưỡng bức tập thể hóa, lên án Mao Trạch Đông là bạo chúa tàn ác nhất, vô nhân đạo nhất trong lịch sử Trung Quôc và lích sử thế giới, vượt xa các bạo chúa khác như Tần Thủy Hoàng, Thành Cát tư hãn, Stalin, Hit le…

Viết đến đây, chúng tôi ngậm ngùi thương đất nước mình, dân tộc mình hình như trong quá khứ đầu thế kỷ hai mươi đến nay không còn người thông tuệ, sáng suốt đưa dân tộc, đất nước thoát khỏi những tà thuyết đã gây nên hàng triệu cái chết cho đồng bào, gây đau khổ tang tóc vô cùng tận cho quê hương ta. Xin quý vị độc giả cùng chúng tôi đọc lại nguyên lý dưới đây trong cương lĩnh của đảng Lao động Việt Nam trong đại hội đảng năm 1951 tại Việt Bắc để biết đất nước ta vì sao nên nỗi : “Đảng Lao động Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác – Ǎngghen – Lênin – Xtalin và tư tưởng Mao Trạch Đông kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng”

Người viết bài này xin trích lời của Tân Tử Lăng- tác giả sách vừa dẫn để kết thúc bài viết:

“Phải tiến hành một cuộc chuyển đổi ý thức hệ sâu sắc, tuyên bố công khai và rõ ràng trước toàn đảng, toàn dân: từ bỏ những giáo điều “tả” khuynh từ Mác, Ăng-ghen, Lenin, Stalin đến Mao Trạch Đông – những lý luận đã mấy chục năm đưa Trung Quốc vào con đường sai lầm, đem lại cho Trung Quốc nghèo nàn, rối loạn và chuyên chế, đến nay vẫn cản trở và phủ định công cuộc cải cách-mở cửa…Đổi tên ĐCSTQ thành Đảng Dân chủ Xã hội, tham gia Quốc tế xã hội, để kế tục cội nguồn lịch sử của Đảng Dân chủ Xã hội…” ( tức Quốc tế 2, tiền thân của các đảng xã hội, công đảng châu Âu bây giờ và một phần đảng dân chủ Mỹ- Chú của TMH).Đảng cộng sản Trung Quốc trong đại hội lần thứ 18 vừa qua, đã thực hiện mơ ước của Tân Tử Lăng là vĩnh biệt ba ông tổ : Marx-Lê-Mao. Có lẽ đến đại hội thứ 19, đảng cộng sản Trung Quốc mới đổi tên là Đảng Dân chủ xã hội như mơ ước của Tân Tử Lăng chăng?

Hi vọng truyền thống bắt chước đảng cộng sản Trung Quốc của đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn được tiếp tục, để bỏ tên hai ông kễnh Marx-Lenin ra khỏi cương lĩnh chính trị của mình mà tự do hóa, dân chủ hóa đất nước Việt Nam đang từng ngày bị bá quyền Trung Quốc xâm lược từ tư tưởng chính trị đến đất đai biển trời Tổ Quốc; mong lắm thay!

Sài Gòn 24-11-2012 Trần Mạnh Hảo

sen dat
  • Số bài : 3043
  • Điểm: 34
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 29.03.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 28.11.2012 16:51:00
0

Trích đoạn: thiên thanh

tt thay mặt bố lynh xin đa tạ Sen đất mang bài viết Lễ Tạ Ơn vào CLB.TA
xin mến chúc Sen đất cùng các cô chú anh chị em CLB.TA một Chúa Nhật bình an





donwload

XIN TẠ ƠN NGƯỜI GÌN GIỮ NON SÔNG

thơ tânhìnhthức dzuylynh | thiênthanh diễn đọc

bưng biền gió cát, rừng thẳm non cao
sông dài biển rộng, thành thị thôn trang
từ giả mực xanh giấy trắng, xa tuổi thanh xuân một thời hoa mộng
các anh đi canh giặc đuổi thù, giữ gìn từng tấc đất quê hương
tổ quốc danh dự trách nhiệm mang nặng trên vai những đứa con Mẹ ViệtNam
những mũi tên bất khuất kiêu hùng bật khỏi cánh cung thời lọan
hun hút lao theo vận mệnh trầm luân đất nuớc
bốn vùng chiến thuật đã hằn sâu dấu giày người đi giữ nước, dựng lại màu cờ
để rồi có một ngày gãy cờ, bẻ súng, rơi gươm, chinh bào rách nát
anh hùng ngã ngựa, đồng đội tác tan...
anh còn sống, dẫu chưa tròn nghiệp nhà binh
anh đi vào chốn lao lung tù ngục
nung nấu căm thù giặc Bắc tràn Nam
nuốt lệ làm quên, chẻ máu nuôi hờn sau song cửa ngục
anh người về một bóng ma trơi,
lang thang tìm con thơ vợ trẻ thất thểu xó chợ đầu đường sau ngày nước mất nhà tan

anh ngủ quên một giấc thiên thu
hận Bến Hải khí chập trùng biên ải
còn vẳng bên tai lời đạn xé bom gào, tiếng nấc cụt ngắt ngang dương thế
hồn oan tử sĩ rền rĩ than van trong gió giật mưa giông bãi hoang tàn chiến địa

chúng tôi thức trọn mấy mươi năm để lật lại từng trang quân sử
để nghiêng mình thương tiếc những anh linh
để ngẩng lên kính cần nâng tay
cánh tay phế tích thăng trầm một thời quân ngũ năm xưa
chào kính hương linh những ngưởi đi không trở lại
đồng đội cũ trở về không trọn vẹn hình hài cha ban mẹ dưỡng chín tháng cưu mang

tất cả đã trôi vào giòng sông dĩ vãng đau thương
nhưng chưa ai quên
và chúng tôi vẫn nhớ
dẫu cuối đất gầm trời lang bạt tha hương viễn xứ
dẫu còn vất vưởng bi thương nương hơi thở hắt tháng ngày tàn
ở địa ngục trần gian bắc trung nam cố quốc
nơi phương đông không có ánh mặt trời
nơi hai chữ tự do là ảo vọng
đêm tưởng nhớ thắp nén tâm hương ngưỡng vọng
xin tri ân những anh hùng mạt vận mà muôn năm khí phách mãi không tan với hồn thiêng sông núi
cái siết tay thật chặt, một vòng ôm nồng nàn, một niềm tin quang phục
đến các anh những đồng đội cũ
đến những người mà tổ quốc muôn đời tổ quốc ghi công
xin tạ ơn Người Gìn Giữ Non Sông


đấtthahương Thanksgiving Nov.22.2012. dzuylynh


Ôi đâu có gì đâu thiên thanh, lâu lâu Sen Đất mới có dịp bổ sung tí ti nói vậy để thiên thanh hiểu là câu lạc bộ tri âm đâu thiếu gì, ca nhạc, thơ của các anh chị em nghệ sĩ, tin tức bài viết của Phù Vân đều đều, hình ảnh cũng đẹp nốt, thiên thanh sưu tầm mấy cái hình đẹp và lạ ghê, mong rằng mùa giáng sinh này câu lạc bộ tri âm lại rôm rả ha! Giờ SĐ tặng một loài hoa có cái tên là hoa Giáng Sinh đây! Chúc mọi người có những tác phẩm hay trong mùa này nha!


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/9B73079EFB0140F090C8D33EED9A4695.JPG[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/1CB6BD2F81324E9EB20227771223F14A.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.11.2012 16:52:01 bởi sen dat >
Attached Image(s)

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 29.11.2012 00:55:53
0



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/105567/98B0392426214E51BE189879B88EB5B6.jpg[/image]

XIN MẶT TRỜI NGỦ NGOAN

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
để mai còn đi ngó trần gian
những đa đoan cay đắng bẽ bàng
lênh đênh tận đầu ngàn cuối thác

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
để trăng chờ ngòai ngõ trong sân
lon thời gian dốc ngược bao lần
chưa nguôi nỗi băn khoăn thổn thức

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
mai hóa thành lọn gió đi rong
bước thong dong giữa lòng biển rộng
nghe triều dâng vang vọng đôi bờ

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
mai xuống đời mở ngõ phiêu du
nghe rừng xanh vẳng tiếng chim gù
nghe khe suối lời ru tình tự

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
trở trăn hòai cọng cỏ tương tư
lời ru đêm chiết tự cung trầm
còn đọng mãi khúc âm mòn mỏi

ngủ đi, ngủ ngoan mặt trời nhỏ
khuya lắm rồi ngồi bó gối chi?
cuộc dương gian cực bỉ đã nhàm
thăng trầm đã dung nham hóa thạch

ngủ đi, ngù ngoan mặt trời nhỏ
mai dậy rồi xuống phố rong chơi
chan chút nắng cho đời ấm áp
kẻo đông về kết vạt băng nguyên

dzuylynh.Nov 28.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.11.2012 02:26:05 bởi dzuylynh >

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 30.11.2012 16:12:08
0
Chiếc cầu phao âm thanh đã nối những vần thi bềnh bồng vươn đôi cánh mỏng vút lên khỏang không vô tận của cung bậc bỗng trầm.
Ở đó, âm giai trải rộng vô ngần.
Chốn ấy, chuỗi ngân là vô tận...
Nơi này, cảm xúc thật thênh thang.
Chơi vơi, khóang đạt.
Một thiênthanh đã khéo léo tuyệt vời gói trọn tình thơ ý nhạc của người sáng tạo tiềm ẩn trong tác phẩm vào những tấm tranh diễm ảo sắc màu
Khỏang cách giữa thi ca nhạc họa đã không còn ranh giới cho dù thật mong manh
Người nghệ sĩ bứt ra những trói buộc của ngôn từ âm tiết, niêm luật cổ phong, cọ màu bản vẽ thường tình để hòa tan cùng cảm xúc thật sự đang trào dâng như sóng triều trùng dương vang vọng khôn nguôi...

Và bây giờ, mộtTrúcLan đang hé mở cánh cổng thị trấn âm nhạc, từng bước, từng buớc nhỏ len vào thế giới âm thanh huyễn hoặc, kỳ bí và mê hoặc lòng người...
Chúc mừng một nét khai phá mới của người thơ cũ, chừng tên gọi đã quá thân quen.
Chúng ta chờ mong ngày một thêm nhiều sáng tác mới từ người viết nhạc tài tử TrúcLan ,cho mình, cho người, cho chúng ta, và cho những bằng hữu thân thuộc nơi đây
TrúcLan nhé !

CLB.TÂ hân hạnh giới thiệu đến các ACE và qúy bằng hữu nhạc phẩm phổ thơ đầu tay của Trúc Lan :



CHỜ NHAU

thơ Sao Linh | phổ nhạc, hòa âm & trình bày TrúcLan





thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 01.12.2012 04:58:19
0
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/105567/C455B2CECBED46C0A82641D119956652.jpg[/image]


Những ngọn nến


Nếu trái tim con người luôn cháy lên ngọn lửa hy vọng, chúng ta sẽ tìm được những điều tốt đẹp cho cuộc sống như tình yêu, niềm tin và hòa bình.

Trong một căn phòng. Bầu không gian tĩnh lặng tới mức người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của những ngọn nến.

Cây nến thứ nhất than vãn: “Ngọn lửa của ta là biểu tượng của sự thái bình, hòa thuận. Thế nhưng đời nay những cái đó thật chông vênh. Thế giới hiếm khi im tiếng gươm súng, người với người, thậm chí vợ chồng anh em trong một nhà cũng chẳng mấy khi không cãi cọ”. Thế rồi ngọn nến leo lét, ngọn lửa mờ dần cho tới khi ánh sáng lụi tắt hoàn toàn.

Ngọn nến thứ hai vừa lắc lư vừa kể lể: “Ta là Niềm tin. Thế nhưng trong thế giới này hình như ta trở nên kẻ thừa thải, một món xa xỉ. Biết bao kẻ sống chạy theo thời không cần tới niềm tin”. Nói rồi ngọn nến từ từ tắt, tỏa ra một làn khói trắng luyến tiếc”.

“Ta là Tình yêu – ngọn nến thứ ba nói – Nhưng ta không còn đủ sức để tỏa sáng nữa. Người ta gạt ta ra một bên và không thèm hiểu giá trị của ta. Cứ nhìn thế giới mà xem, không thiếu kẻ quên luôn cả tình yêu đối với những người ruột thịt nhất của mình”. Dứt lời phẫn nộ, ngọn lửa vụt tắt.

Căn phòng trở nên tối tăm. Chỉ còn một ngọn nến nằm tận góc xa vẵn tiếp tục phát ra ánh sáng, nhấp nháy như ngôi sao độc nhất giữa bầu trời đêm âm u. Bất chợt một cô bé bước vào phòng. Thấy ba ngọn nến bị tắt, cô bé thốt lên: “Tại sao các bạn không cháy nữa? Cuộc sống này luôn cần các bạn. Hòa bình, Niềm tin, Tình yêu phải luôn tỏa sáng tới cùng kia mà!”. Cây nến thứ tư nãy giờ vẫn lặng lẽ cháy trong góc phòng lên tiếng đáp lời cô gái: “Đừng lo! Tôi là Hy vọng. Nếu tôi còn cháy, dù ngọn lửa rất mỏng manh, chúng ta vẫn có thể thắp sáng lại Hòa bình, Niềm tin và Tình yêu”.

Mắt cô bé sáng lên. Cô bé dùng cây nến thứ tư – Hy vọng – thắp sáng trở lại các cây nến khác.

Sưu tầm
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2012 17:30:59 bởi thiên thanh >
Attached Image(s)

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 01.12.2012 07:03:23
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Tên Việt Nam và Tên Tây .
November 2012

Lão Vô Vi. MD



Chúng ta nên tự hào chúng ta có tên Việt Nam , cũng như tiếp tục duy trì và đặt tên con cháu chúng ta tên Việt Nam.

Chúng ta phải cho mọi người biết chúng ta là ai. Và không được bỏ đi cái chính bản thân và dân tộc mình. Khi nói đến nước Mỹ , chúng ta phải nhớ rằng tất cả chúng ta đều là di dân khắp nơi trên thế giới, chỉ trừ dân bản xứ da đỏ. Vậy tại sao những di dân khác vẫn giữ tên của họ, còn đa số chúng ta lại đổi tên Mỹ cho giống Mỹ, rồi lại đặt tên Mỹ cho con. Rồi hỏi tôi sao không lấy tên Mỹ và đặt tên Mỹ cho các con tôi? Chẳng lẻ chúng ta lại " sợ" các di dân khác định cư lâu đời trước chúng ta sao? Nếu chúng ta định cư ở Trung Quốc hay Nga Xô, chẳng lẻ chúng ta lại phải đổi tên cho giống Tàu hay giống Nga Xô sao?

Tại sao chúng ta lại bỏ tất cả tên và văn hóa Việt của chúng ta để đổi tên và sống theo văn hóa của dân tộc khác? Và chúng ta cho đó là niềm tự hào có tên tây , ở nhà tây,....để rồi khi vào bệnh viện lại không biết nói tiếng tây, phải cần thông dịch viên ! Sự nhận thức của chúng ta thấp kém thế sao , lòng tự trọng của chúng ta đâu rồi?

Họ tên Việt Nam của chúng ta đã tiến hóa hơn bốn ngàn năm , nên tên họ Việt Nam đã vượt qua sự ràng buộc của tôn giáo, của khoa học, và sự cai trị của các đế quốc. Các tên gọi thông thường đều từ kinh thánh như: David, Jesus, John,.... Mà nhiều người ở tôn giáo khác , cũng lấy tên kinh thánh vì chữ cái đầu tiên giống tên mình. Còn tên khoa học trong các loài sinh vật chỉ cũng có hai từ: giống và họ. Và các tên họ tây phương cũng giống như vậy : First name and last name : David Taylor,...chúng ta cũng đổi tên , rồi bỏ tên đệm ,có nhiều tên và họ khi đọc lên nghe rất là kỳ lạ không ngờ lại là tên của một người: Bob Vũ , Hugh Vũ,....Nick Tô, Khai Dao,....rồi lập gia đình với Tây , rồi đổi luôn họ theo chồng . Nhiều khi thấy tên họ cứ nghĩ là Mỹ ,

khi gặp mặt thì 100% là Việt Nam.

Nhìn lại lịch sử nước Hoa Kỳ, với chế độ nô lệ. Các chủ nô phải bắt nô lệ của mình không được dùng tên gốc của họ mà phải lấy tên Mỹ để dễ cai trị và gọi cho dễ dàng. Chúng ta có thể thấy được sự bắt buộc đổi tên mới qua sự đàn áp đánh đập dã man của chủ nô qua phim Cội Rể ( The Roof) và người nô lệ đã không chịu đựng được sự đánh đập , cuối cùng phải chấp nhận tên mới cho mình. Chẳng lẻ chúng ta cũng sợ những trận đòn như vậy, cho nên đổi tên trước cho yên cái thân hay sao !

Hãy đọc các tên Việt : Nguyễn Song Ngọc Quốc Hùng, Võ Văn Võ, Võ Lê Ngọc Anh, Nguyễn Đại Nam,....chúng ta có thể thấy được ước mơ cũng như nền văn hóa qua cách đặt tên .

Chúng ta đang ở thế kỷ 21, đã đến lúc chúng ta phải đứng ngang hàng với các dân tộc khác trên thế giới. Chúng ta luôn tôn trọng cách gọi tên và văn hóa của họ, và họ cũng phải tôn trọng cách đặt tên và văn hóa của chúng ta. Hãy giữ nguyên tên họ và tên đệm , cũng như đặt tên cho con cháu chúng ta đầy đủ tên Việt Nam.

California 11/ 2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 01.12.2012 07:15:18 bởi Phù Vân >

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 13:31:03
0
Xao chìn !!!! cả nhà... ủa lộn... xin chào cả nhà...
Hôm nay ghé vào CLBTÂ thấy bản nhạc CHỜ NHAU do ca-nhạc sĩ Dzuylynh pốt lên.
Cám ơn anh Dzuylynh nhiều...
Đáng lẽ T.Lan đã pốt rồi, nhưng sực nghĩ lại là SaoLinh không là thành viên trong VNthuquan
cho nên có tặng thì SaoLinh cũng không biết...

Chúc cả nhà một ngày chủ nhật vui vẻ và bình an
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2012 14:32:56 bởi Trúc Lan >

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 13:33:02
0


Nguyệt Hạ Mỹ Nhân Quỳnh
(Quỳnh Hoa Nữ)

Ngày xưa trăng sáng vườn đào
Gió lay cành liễu xuyên vào ánh trăng
Ngọc Hoàng trông thấy cung Hằng
Trời thanh gió mát liền sang ngự triều

Thần - Tiên hộ giá rất nhiều
Các nàng Tiên Nữ cũng đều bay sang
Rượu ngon dạ tiệc sẵn sàng
Hoa Đăng treo khắp cung Hằng sáng trưng

Ngọc Hoàng sắc thái vui mừng
Truyền cho Tiên Nữ tưng bừng hát ca
Những nàng tiên đẹp như hoa
Tung tăng múa lượn khúc ca Nghê Thường

Nhịp nhàng như sóng thùy dương
Thiên Thai nào sánh...? Thiên đường là đây
Tiệc tùng ca hát ngất ngây
Ngọc Hoàng quá chén nên say ngà ngà

Thần - Tiên ngật ngưỡng la đà
Có nàng tiên nữ họ Hoa, tên Quỳnh
Tấm thân xinh đẹp hữu tình
Dung nhan nghiêng nước, siêu đình, đổ non

Lòng hoa bát ngát tình son
Tây Thi nước Việt vẫn còn thua xa
Nàng vui trong lúc múa ca
Rượu vào quá chén mặt hoa võ vàng

Làm rơi chén ngọc vỡ tan
Than ôi ! Chén quý Ngọc Hoàng đang yêu
Long nhan phẫn nộ trăm chiều
Đầy nàng tiên nữ thành YÊU dưới trần...

Thiên Lôi cầm chiếc búa thần
Đánh nàng tiên nữ toàn thân rã rời
Xác nàng từ ở trên trời
Rơi vào dương thế sống đời Quỳnh Hoa

Những đêm liễu rũ trăng ngà
Nở hoa thơm ngát bay ra hồng trần
Thương thay một kiếp phù vân
Hừng đông ló dạng là thân héo mòn

Tình yêu chẳng được vuông tròn
Quỳnh Hoa dạ cũng sắt son ai bì
Trời đầy số phận mà chi
Một đêm nở đẹp, mộng thì tốt xinh

Hồng nhan kiếp bạc vô tình
Sương khuya thấm ướt thân hình xót xa
Sáng trăng, sáng cả sơn hà
Yêu tinh tình nữ Quỳnh Hoa nở - tàn

Ai ơi múc ánh trăng vàng
Hãy đem trăng tưới cho nàng Quỳnh Hoa...

Quỳnh Hoa Nữ
Trúc Lan


Quỳnh Hoa hay nở về đêm, đẹp nhất là hoa nở dưới ánh trăng.
Tưởng như có nàng tiên nữ từ trên cung Hằng xuống dương trần
đầu thai thành kiếp hoa... Do đó Quỳnh Hoa còn có tên gọi là
Nguyệt Hạ Mỹ Nhân Quỳnh (Người đẹp từ cung trăng hạ trần)
Nhà Trúc Lan có trồng mấy chậu Quỳnh Hoa, nở về những đêm
hè tháng 6-7-8 hương thơm ngát bay xa...
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2012 13:34:44 bởi Trúc Lan >

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 13:34:13
0


Quỳnh Hoa Nữ 2

Trăng vàng treo đỉnh non cao
Có nàng tiên nữ bước vào vườn hoa
Gót hài xinh xắn thướt tha
Hương thơm bay tỏa trời xa đất gần

Nàng là Tuyết Nguyệt Phong Vân
Nửa đêm trăng sáng hiện thân khóc tình
Tiếng than vang vọng thiên đình
Mở lòng thơm ngát chứng minh lòng thành

Khóc thương số phận mong manh
Hồn về dương thế biến thành Quỳnh Hoa
Toàn thân trắng bạch như ngà
Lệ tình cay đắng xót xa u hoài

Nỗi lòng biết tỏ cùng ai
Một đêm hương sắc trang đài phấn son
Nguyệt lầu ca hát nỉ non
Quỳnh Hoa vỡ mộng trăng tròn tủi thân

Thương thay một đoá phù vân
Trong đêm chỉ được một lần đùa vui
Kiếp hoa luống những ngậm ngùi
Ánh dương ló dạng thân vùi cỏ non

Quỳnh Hoa Nữ 2
Trúc Lan

Trúc Lan
  • Số bài : 123
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 06.02.2008
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 13:40:18
0


MỒ CÔI

Ba mất. Mẹ nó sợ tuổi xuân trôi qua uổng phí, đi bước nữa.
Nó về ở với Nội. Nội già. Nó làm tất cả.

Nó giống người Châu Phi – đen thùi lũi!
Có người hỏi: "Mày có buồn không?".
Nó yên lặng nhìn xa xăm...

Một chiều, nó dẫn về một con bé, nhỏ hơn.
Nội nhìn nó ngạc nhiên...
Nó ngậm ngùi: Con còn có Nội – nó chẳng còn ai.....

ST
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.12.2012 13:48:30 bởi Trúc Lan >

Ct.Ly

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 18:26:07
0
hôm nay, bước vào Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, tt kính mời các cô chú anh chị em CLB.TA thưởng thức một bài hát ...





Và Con Tim Đã Vui Trở Lại

Sáng tác: Đức Huy . Trúc Lan mix
lời dẫn: TLDQ . trình bày: thiênthanh.Dấu Lặng

Tìm một con đường
tìm một lối đi
ngày qua ngày
đời nhiều vấn nghi
lạc loài niềm tin
sống không ngày mai
sống quen không ai cần ai
cứ vui cho trọn hôm nay

Rồi cuộc vui tàn, mọi người bước đi
một mình tôi về, nhiều lần ướt mi
chờ tình yêu đến trong ánh nắng mai
xóa tan màn đêm u tối
cho tôi biến đổi tâm hồn
thành một người mới

Và con tim đã vui trở lại
tình yêu đến cho tôi ngày mai
tình yêu chiếu ánh sáng vào đời
tôi hy vọng được ơn cứu rỗi
và con tim đã vui trở lại
và niềm tin đã dâng về người
trọn tâm hồn
nguyện yêu mãi riêng người mà thôi...

Dẫu như tôi phải đi qua vực sâu tối
tôi vẫn không sợ hãi gì
vì người gần bên tôi mãi

Và bây giờ, ngày buồn đã qua
mọi lỗi lầm, cũng được thứ tha
tình yêu đã đến trong ánh nắng mai
xóa tan màn đêm u tối
cho tôi biến đổi tâm hồn
thành một người mới

Và con tim đã vui trở lại...

dzuylynh
  • Số bài : 1290
  • Điểm: 26
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 24.05.2010
  • Nơi: Vịnh Nửa Vầng Trăng
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 02.12.2012 18:38:39
0



https://www.box.com/shared/2vrvxxyr1v6tzp5ato5n


ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI

sáng tác & trình bày Dzuylynh
album Cuối trời dâu bể
( thương nhớ về linh hồn Soeur Marie ltbm QuảngTrị )

Có người hỏi tôi đã bao giờ biết khóc vì một người con gái hay không?
Đã mấy mùa đông, chinh chiến triền miên, tôi lính trận xa nhà
Nay gió lạnh sang, khi lá rụng giao mùa mà lòng nghe xót xa
Tôi quen em, người em gái nhỏ nguyện một đời theo chân Chúa
Nặng duyên thế nhân, thánh nữ đời tôi đã quên lời ước thệ từ bỏ gác chuông
Tôi ra đi đánh giặc ngày đêm xa giáo đường xa áo trắng
Hẹn tan chiến chinh, khi đất nước thanh bình về nói chuyện hợp hôn
Nhưng than ôi!
Giữa cuộc hành quân tôi ngỡ ngàng được tin em đã mất
Em tôi nơi đâu? Em vẫn cầu kinh cho người lính trận
Em vẫn chờ mong anh ngày trở về
Ngôi thánh đường Hai Tháp, Chúa nát hình hài giữa hai làn đạn pháo
Em tôi nơi đâu?
Sao chẳng đợi anh về...
Sao chẳng vẹn câu thề
Chuông nhà thờ còn ngân nga mừng Chúa giáng trần giữa đạn bom lửa khói
Em tôi nơi đâu?
Sao chẳng đợi anh về...
Trao mảnh chiến bào làm quà cưới lúc đông sang...


12.1972 - 12.2012. QuảngTrị.California .dzuylynh

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 03.12.2012 01:10:24
0
đọc báo giùm bạn


Ngọn nến mùa Vọng




Không khí sửa soạn đón mừng lễ Chúa Giáng sinh bắt đầu với bốn tuần lễ mùa Vọng. Trong những tuần lễ này có nhiều thói quen tập tục vừa mang tính cách văn hóa, vừa mang tính chất đạo đức truyền thống được đem ra thực hiện, như trưng bày trang trí thắp những cây nến chung quanh một chiếc vòng tròn bện bằng lá thông màu xanh. Tập tục này không bắt nguồn từ Kinh Thánh. Nhưng nếp sống lề lối văn hóa này thấm đượm mầu sắc đạo giáo, giúp cho không khí sửa soạn đón mừng ngày đại lễ Chúa giáng sinh làm người thêm ý nghĩa sâu xa hơn.

Vậy đâu là nguồn gốc mùa Vọng cùng những tập tục mùa Vọng?

1. Mùa Vọng trong nếp sống đạo Công Giáo

Mùa Vọng, theo nguyên ngữ tiếng Latinh "Adventus" có ý nghĩa "đến", nói đến mùa sửa soạn tâm hồn của người tín hữu Công giáo mừng đại lễ Chúa Giêsu thành Nazareth, là Con Thiên Chúa, từ trời cao sinh xuống làm người trên trần gian.

Mùa Vọng đồng thời cũng nhắc nhớ cho người tín hữu Chúa Kitô, sự trông mong chờ đợi đến lần đến thứ hai của Chúa Giêsu Kitô trong ngày phán xét.

Tập tục mùa Vọng theo ý nghĩa nguyên thủy là mùa ăn chay, như trong Giáo Hội thời xưa đã đặt ra kéo dài từ ngày 11. 11.đến ngày 06.01 năm sau là ngày lễ Chúa Hiển Linh hay còn gọi là lễ Ba Vua. Trong mùa Vọng này không được ca vũ múa ăn mừng mang mầu sắc lễ hội tưng bừng. Nhưng từ năm 1917 luật Giáo Hội không còn đòi buộc như thế nữa. Dẫu vậy, tập tục ăn chay sống kham khổ trong mùa Vọng vẫn còn thịnh hành nơi các nhà Dòng ngày hôm nay.

Mùa Vọng được mừng như ngày hôm nay có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 7. Bên Giáo Hội tây phương (Roma) thuở ban đầu có 04 hay 06 Chúa nhật trong mùa Vọng. Đến thời Đức Thánh cha Gregor cả đã ấn định còn bốn ngày Chúa nhật mùa Vọng thôi. 04 tuần lễ mùa Vọng nói lên ý nghĩa hình ảnh 4000 năm nhân loại trông mong chờ đợi Đấng Cứu Thế đến giải thoát nhân lại khỏi hình phạt do Ông Bà nguyên tổ Adong Evà lỗi luật Thiên Chúa bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng.

Mùa Vọng bắt đầu từ Kinh Chiều ngày Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng và chấm dứt với Kinh Chiều ngày 24.12. Bên Giáo Hội tây phương (Roma) mùa Vọng kéo dài 04 tuần lễ trong khoảng từ 22 đến 28 ngày.

Theo ý nghĩa phụng vụ, 04 tuần lễ mùa Vọng là bốn chặng đường trông chờ Chúa Giêsu, Đấng Cứu thế đến: Chúa nhật thứ nhất nói về Chúa Giêsu Kitô trở lại trong ngày phán xét; Chúa nhật thứ hai nói về sự chuẩn bị dọn tâm hồn cho Đấng Cứu Thế đến; chúa nhật thứ ba nói về Ông Thánh Gioan tiền hô, người rao giảng dọn đường cho Chúa Giêsu đến, và chúa nhật thứ bốn diễn tả niềm vui ngày Chúa đến gần kề, Đức Mẹ Maria là nhân vật trong trung tâm của ngày Chúa nhật này.

Mầu sắc phụng vụ trong mùa Vọng là mầu tím. Riêng ngày Chúa nhật thứ ba mùa Vọng - Chúa nhật Gaudete - , vị chủ tế có thể mặc phẩm phục phụng vụ mầu hồng (rosa). Kinh Vinh danh (Gloria) chỉ được hát vào ngày lễ trọng trong mùa này thôi.

Bên Giáo Hội Chính Thống (Orthodoxe) - tự tách ra khỏi Giáo Hội Công giáo Roma từ năm 1054 -, mùa Vọng kéo dài 06 tuần lễ và là mùa ăn chay, bắt đầu từ ngày 15.09. đến ngày 24.12. Và mùa Vọng không phổ biến như bên Gíao Hội Roma. Lịch phụng vụ của Giáo Hội Chính Thống không bắt đầu với mùa Vọng, mà bắt đầu từ ngày 01.09. hằng năm.

Trong mùa Vọng bên Giáo Hội các nước Âu châu, như Đức, Áo, Ái nhĩ lan, Na-uy... theo dòng thời gian càng ngày càng phổ biến rộng rãi, cùng cộng thêm nếp sống văn hóa, nên mùa này có nhiều cung cách trang hòang mừng lễ sinh động khác thường. Một trong những tập tục đó là vòng mùa Vọng với những ngọn nến thắp chung quanh trên đó.

2. Tập tục vòng tròn mùa Vọng

Năm 1839 nhà thần học Tin lành, đồng thời cũng là một thầy giáo, Mục sư Johann Hinrich Wichern (1808-1881) ở thành phố Hamburg nước Đức, là người đầu tiên làm vòng tròn mùa Vọng như hình chiếc bánh xe tròn bằng gỗ, mà Ông tìm thấy trong một kho của một nông dân, với 19 cây nến nhỏ mầu đỏ và 04 cây nến lớn mầu trắng cắm trên đó. Mỗi ngày trong mùa Vọng lần lượt một cây nến được đốt thắp lên, ngày Chúa nhật tới cây nến lớn. Làm như thế các trẻ em lúc đó đang sống dưới sự chăm sóc giáo dục của Ông trong nhà, có thể từng ngày đếm biết được còn bao nhiêu ngày nữa tới lễ Chúa Giáng sinh.

Vị mục sư Tin lành làm vòng tròn mùa Vọng với những cây nến ở thành phố Hamburg, nơi Ông có ngôi nhà trường nội trú nuôi dậy những trẻ em nghèo với mục đích giáo dục mang chút niềm vui mong chờ cho các em. Nhưng dần theo dòng thời gian sáng kiến phát minh của Ông đã trở thành tập tục trong dân gian và cả trong đạo giáo Công giáo cũng như Tin Lành. Tập tục này dần được phát triển thêm có 24 cây nến nhỏ và bốn cây nến lớn.

Năm 1925 lần đầu tiên vòng tròn mùa Vọng với 4 cây nến được dựng trong một thánh đường Công giáo ở Köln. Và từ năm 1935 vòng tròn mùa Vọng được Giáo Hội làm phép thánh hóa theo nghi thức Á bí tích.

Vòng tròn mùa Vọng với bốn cây nến cắm thắp trên đó trở thành tập tục mang mầu sắc đạo gíao được dựng đặt trong các thánh đường Tin Lành cũng như Công giáo, ở nơi công cộng và ở cả phòng khách nơi các nhà tư nữa trong suốt bốn tuần lễ mùa Vọng.

3. Ý nghĩa thần học đạo giáo

Vòng tròn trong thế giới thời cổ là hình ảnh tượng trưng cho sự chiến thắng. Vòng tròn mùa Vọng do Mục sư Vichern phát minh làm ra - có thể Ông đã nghĩ như vậy- diễn tả sự chiến thắng của Chúa Giêsu trên tội lỗi và sự chết.

Vòng tròn, một hình thể theo dạng hình học, không có điểm mối khởi đầu và không có điểm mối tận cùng, là hình ảnh nói lên sự vĩnh cửu, sự to lớn bao la của nước Thiên Chúa, mà Chúa Giêsu Kitô sẽ làm cho tròn đầy viên mãn trong ngày Ngài đến trở lại.

Vòng tròn mùa Vọng nguyên thủy bằng gỗ do Mục sư Vichern làm ra. Nhưng dần dần tập tục đó được sáng chế bện làm bằng những lá cây thông mầu xanh. Vì trong mùa Đông hầu như mọi cây đều rụng hết lá, duy chỉ có cây thông cây tùng còn lá xanh trên cây. Mầu xanh lá cây như vậy nói lên hình ảnh sự sống, hình ảnh niềm hy vọng. Va vì thế vòng mùa Vọng, tập tục hình ảnh nói lên sự trông chờ Chúa Giêsu đến mang sự sống niềm hy vọng cho nhân loại, cũng được bện bằng những lá cây thông mầu xanh.

Ánh sáng chiếu tỏa ra từ những cây nến nói lên niềm hy vọng và cùng là biểu tượng phản kháng chống lại sự dữ cùng bóng tối.

Những cây nến cháy sáng cắm trên vòng chỉ hướng về ngày lễ giáng sinh, Chúa Giêsu xuống thế làm người mang ánh sáng cho trần gian, như chính Ngài đã nói về mình: Thầy là ánh sáng trần gian (Ga. 8,12).

Về mầu sắc của các cây nến trên vòng tròn mùa Vọng cũng khác nhau tùy theo tập tục văn hóa mỗi nơi. Có những nơi chỉ dùng nến mầu trắng; có nơi dùng mầu đỏ, có nơi dùng mầu tím, hay có nơi pha lẫn một cây mầu hồng vào.

Một phần bên Giáo Hội Công giáo nước Ái nhĩ lan có tập tục làm vòng tròn mùa Vọng với 05 cây nến cắm trên đó: ba cây mầu tím, một cây mầu hồng và một cây mầu trắng. Vào ngày Chúa nhật thứ nhất và thứ hai mùa Vọng hai cây nến mầu tím được đốt thắp lên nói lên ý nghĩa sự ăn năn thống hối đền tội. Ngày Chúa nhật thứ ba mùa vọng cây nến mầu hồng được đốt lên diễn tả niềm vui mừng sắp đến. Ngày Chúa nhật thứ tư cây nến mầu tím nữa được đốt thắp lên. Và cây nến mầu trắng cắm ở chính giữa vòng tròn được đốt thắp lên vào buổi chiều ngày lễ giáng sinh (24.12.).


*****************


Mùa Vọng đức tin đạo giáo mang ý nghĩa là mùa trông mong chờ đợi Chúa đến. Và trong đời sống con người cũng luôn có mùa vọng. Vì ai cũng sống với những chuỗi chờ đợi luôn hằng có. Mùa vọng trong đời sống tôn giáo đạo đức. Mùa vọng trong đời sống làm người trên trần gian.

Trong ý nghĩa đó, đức thánh cha Benedictô 16. đã có suy tư về ý nghĩa mùa Vọng:

"Trông mong chờ đợi là một bình diện xuyên suốt đời sống cá nhân, gia đình cũng như xã hội. Trông mong chờ đợi có muôn ngàn trạng huống khác nhau, từ điều nhỏ nhất và tầm thường nhất cho tới sự quan trọng nhất, mà chúng hằng luôn bao phủ cùng đi sâu vào đời sống chúng ta. Chúng ta nghĩ đến niềm trông mong chờ đợi ngày chào đời của đứa con nơi đôi vợ chồng trẻ, hay niềm mong đợi có con nơi một đôi vợ chồng nào đó. Chúng ta nghĩ đến ai đó hằng trông mong chờ đợi bạn bè, người quen thân nhân đến thăm hỏi. Chúng ta nghĩ đến bạn trẻ trông mong chờ đợi kết qủa của kỳ thi hay kết qủa cuộc nói chuyện ra mắt hãng xưởng nhận cho làm việc; đến sự trông mong chờ đợi hiệu qủa tốt trong mối tương quan giao tế với người thân thích, sự trông mong chờ đợi thư trả lời đến, hay được chấp nhận cho tha thứ làm hòa...

Có thể nói được rằng, con người sống, bao lâu còn trông mong chờ đợi, bao lâu niềm hy vọng vẫn còn sống động trong trái tim tâm hồn họ. Và qua đó người ta nhận ra: Tình trạng đời sống luân lý cùng tinh thần có thể theo đó mà đo lường được, điều gì chúng ta trông mong chờ đợi, niềm trông mong chờ đợi chúng ta đặt nơi đích điểm nào, nơi người nào."
( Kinh truyền tin Chúa nhật thứ nhất mùa Vọng, ngày 28.11.2010).

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long

Phù vân
  • Số bài : 360
  • Điểm: 6
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 08.01.2011
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 04.12.2012 12:26:46
0

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/57585/0B1979BAA05E44AFA7C413F9D88E7A84.jpg[/image]


CHÉN CÀ PHÊ CUỐI CÙNG

Tôi muốn mời anh chén cà phê nóng
Mùa Vọng mình ngồi ôn mộng thời trai
Chuyện bốn mươi năm sao mãi dật dờ
Đất nước phân tranh đôi bờ Bến Hải

Mình sẽ dốc ngược thời gian trở lại
Khơi chuyện dông dài quan tái chinh nhân
Mình đối đầu nhau mấy lần chiến trận
Xương trắng máu đào thù hận nung tim

Anh xẻ Trường Sơn rách mắt đi tìm
Lưỡi hái búa liềm xà lim thế kỷ
Chìm đắm hôn mê thuyết tà quái dị
Khuyển mã say cuồng Cộng phỉ man di

Gần bốn mươi năm mộng mị kinh hòang
Đất nước thê lương hoang tàn đổ nát
Ai thắng ai thua ? bài trên chiếu bạc?
Lịch sử sẽ chờ đúng lúc sang trang

Tôi tưởng anh bò đến đỉnh vinh quang
Nào hay vùi xác rừng hoang chiến địa
Lá mục Trường Sơn muôn đời mai mỉa
Lỡ một kiếp vì chủ nghĩa vô luân

Thắng bại nhục vinh bất luận anh hùng
Tôi xếp bút nghiên đáp lời sông núi
Gác nợ sách đèn ở tuổi thanh xuân
Vẹt gót chinh nhân bốn vùng chiến thuật

Vận nước lao lung trầm luân cay nghiệt
Con thuyền Nam Việt vĩnh biệt trùng dương
Giữa một mùa Xuân đau đớn đoạn trường
Tổ quốc giang sơn quê hương tủi nhục

Bác Đảng anh về rỉa rúc chia nhau
Dân tộc lầm than đất tanh mùi máu
Đảng rước giặc Tàu xé xâu lảnh thổ
Chủ nghĩa mê cuồng làm khổ lê dân

Đồng đội cùng tôi lê thân tù ngục
Nơ nước chưa đền tận phút lâm chung
Đói lạnh khổ sai nghiền nhai uất nhục
Tôi giũ kiếp tù... cú rúc đưa ma

Duyên phận đẩy đưa hồn phách chính tà
Anh Qủy, tôi Ma không nhà không mả
Tránh cũng không xong... hàn huyên cho đã
Chúa thấy thương tình chắc cũng bỏ qua

Cạn chén cà phê anh sa địa ngục
Tôi đến thánh đường phục dưới tháp chuông
Chuyện cũ nhắc chi: sân khấu vãn tuồng
Quên được thì quên, nhớ thêm sầu muộn !

Phù Vân.Dec 3.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.12.2012 01:41:49 bởi Phù Vân >

thiên thanh
  • Số bài : 467
  • Điểm: 4
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 25.06.2012
RE: Câu Lạc Bộ TRI ÂM - 05.12.2012 15:57:53
0


Thay đổi trang: << < 252627 > >> | Trang 27 của 36 trang, bài viết từ 781 đến 810 trên tổng số 1076 bài trong đề mục