Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 434445 > >> | Trang 44 của 72 trang, bài viết từ 646 đến 660 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Tóc nâu 21.09.2012 20:04:15 (permalink)
0


TN xin chào các anh chị của vườn Tri Âm.

Ông anh lớn tuổi DL nói:

- Mi chỉ giỏi tài đi phá phách và xạo sự thôi, Tao thì có 'cái chòi trời ơi Bự' mà mi không chịu mang dép vào ghé thăm!

Thế rồi, ông dìa quê và trở lại, chu choa thơ văn rơi như sao rụng, nhạc chập chùng vang vang... làm điếc tai 'thằng' em gái nên nó qua khiếu nại... hừa hừa!

- Bài Hương Xưa rất tình. Hôm nào nó viết lại nhựt ký ba lần uống cà phê xem sao ...[sm=rollin.gif]

Thôi, dán lên' hương sắc như quê nhà nhưng lại được chăm sóc bên quê người' goi là lời chào đến phố Tri Âm.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/5B4CA45F70354428B235BC2D28C298A7.jpg[/image]
Attached Image(s)
dzuylynh 22.09.2012 06:36:01 (permalink)
0

Trích đoạn: Tóc nâu

TN xin chào các anh chị của vườn Tri Âm.

Ông anh lớn tuổi DL nói:

- Mi chỉ giỏi tài đi phá phách và xạo sự thôi, Tao thì có 'cái chòi trời ơi Bự' mà mi không chịu mang dép vào ghé thăm!

Thế rồi, ông dìa quê và trở lại, chu choa thơ văn rơi như sao rụng, nhạc chập chùng vang vang... làm điếc tai 'thằng' em gái nên nó qua khiếu nại... hừa hừa!

- Bài Hương Xưa rất tình. Hôm nào nó viết lại nhựt ký ba lần uống cà phê xem sao ...[sm=rollin.gif]

Thôi, dán lên' hương sắc như quê nhà nhưng lại được chăm sóc bên quê người' goi là lời chào đến phố Tri Âm.



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/5B4CA45F70354428B235BC2D28C298A7.jpg[/image]


Tóc Nâu cứ Đạp ta Nhăn hoài nghen nhỏ ! Anh hai cám ơn em đã chịu khó lê dép đến CLB.TÂ nghe vu vơ vài vần vớ vẩn của DL và các bạn mình .
Bài Hương Xưa nghe rất Tình bởi vì Quán Lá, Cà Phê và Hương Người Yêu Dấu nghe quen lắm phải không nào?

Quán Lá ba lần em đã đến
Cà Phê sáu bận cũng ra đi
Chia xa còn lại được gì
Còn Hương Xưa mãi khắc ghi trong lòng...




https://www.box.com/shared/3z6dus2c9xotghnzro46 

H ư ơ n g  x ư a

sáng tác & trình bày dzuylynh
(bàicachobối)

quán lá
cà phê
mưa...
nhỏ giọt buồn hoen ly
nắng chiều hong phố thị
đủ làm mềm môi em
hương xưa thời con gái

đêm ngồi bên con chữ
nát bời lời tương tư
nắn nót những câu từ
khơi lò hương năm cũ
khói quyện mờ tâm tư...

héo sầu từ một thuở
xa người xa câu thơ
thung lũng phủ sương mờ
mây xám cánh đồng mơ

nghe trong từng hơi thở
vùng đam mê đợi chờ !

cho em người tình nhỏ
thuở ban đầu ngây thơ
chia đời xa lần nữa
chia người nhạt hương xưa

đêmnhớvềsaigon.thunglũnghòanghoa.sept.19.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.12.2012 03:25:20 bởi dzuylynh >
dzuylynh 22.09.2012 16:19:44 (permalink)
0

Trích đoạn: Huyền Băng

Dư âm


được dzuylynh "phiêu" sơ thảo trong cuộc hội ngộ với Huyền Băng tại Sài gòn ngày 11 tháng 09 năm 2012.

- Rất vui được gặp bạn.

Huyền Băng





Dư Âm là " bài thơ cho bối " dzuylynh viết tại quán Cà Phê Du Miên, Phú Nhuận Saigon trong một chiều hanh nắng cuối Hạ đầu Thu Saigon2012.
Phổ nhạc với Feeling Version#1 tại tư gia bạn HuyềnBăng, Gia Định Thành khi một nhánh sông Saigon theo giòng Seine đã trôi ngược về Pháp quốc.

Tác giả phổ nhạc, hòa âm và trình bày với Version#2 bên triền Vịnh Nửa Vầng Trăng Half Moon Bay North California Hoakỳ.

Với tất cả chân tình và lòng kính trọng, xin cám ơn " cánh hoa thời lọan HBTuyết " đã cho tôi trở về khỏanh khắc 40 năm  của một thời tuổi trẻ Saigon HònNgọcViễnĐông.

Với triu mến thương yêu đến bíchhuyền, người đã cho tôi làm nên tình khúc này.

Dzuylynh thân tặng Cathyly, Đônghương,Sươnganh và em gáiTócnâu, là những con suối nhỏ phân kỳ nơi đất mẹ đã hội tụ bên giòng Seine tha hương hiền hòa, an bình và vĩnh cửu.


<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2012 17:38:28 bởi dzuylynh >
dzuylynh 22.09.2012 22:12:30 (permalink)
0
 





https://www.box.com/shared/4o1ogs060ldm8fkibd4n

VÀ RỒI EM CŨNG NHƯ ANH

thơ lanchy|thiênthanh diễn đọc|album bàithơchobối

Saigon tháng chín trời mưa
Ngày chưa muốn tắt đêm chưa muốn tàn
Phố xưa níu bước lang thang
Tìm đâu thầy cũ bạn vàng thuở nao

Trường tan áo trắng lao xao
Vắng bầy sẻ nhỏ rì rào lanh chanh
Và rồi em cũng như anh
Sờn vai bạc mái tóc xanh ấu thời...

Thiên di theo áng mây trời
Tan bầy, Bách Việt rã rời cánh bay
Tha hương gặp gỡ chốn này
Thủy chung son sắt đôi ngày vấn vương

Mạch sầu vời vợi trùng dương
Chia nhau một chút yêu thương tình người
Há mong chi vẹn mười mươi
Dấu yêu mắt biếc môi tươi rạng ngời

Chạnh lòng hồn bỗng chơi vơi
Đèn khêu bóng chiếc nửa đời hanh hao
Ru đêm rũ ngọn mưa rào
Nụ hôn ngây ngất ngọt ngào men say

Saigon ghi dấu tình đầy
Saigon nhớ lúc sum vầy bên nhau
Saigon tháng chín mưa mau
Saigon biết có ngày sau trở về...

Lanchy.Sept.2012 đưaemchiềungangtrườngcũ SPMGTH.SG
<bài viết được chỉnh sửa lúc 23.09.2012 04:07:06 bởi dzuylynh >
thiên thanh 26.09.2012 00:02:35 (permalink)
0
Phóng Sự
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG NAM


thiênthanh|CLB.TÂ|vnthuquan.net




Lâu lắm rồi ...
Lần này tôi mới có dịp... miễn cưỡng về thăm quê hương, chốn để quên một thời tuổi nhỏ, nơi bỏ xứ ra đi sống đời tị nạn tha hương trong lứa tuổi ô mai hồn nhiên trong trắng...
Chỉ còn một ngày trước chuyến đi, ông anh hỏi tôi "Sao cô chưa chuẩn bị hành lý gì cả vậy?"
Tôi cười cười: " Đi du lịch ở xứ nóng thì áo thun quần đùi là xong thôi mà anh " ...
Từ lúc lập thân, trong một chuỗi dài đi cho biết đó biết đây qua nhiều châu lục của mình, quả thực cuộc “ hành trình về phương nam “ này là một chuyến đi đầy ắp buồn vui lẫn lộn, và cũng không ít xáo trộn trong tâm tư tình cảm một phận người xa xứ như tôi ...

Phút đầu gặp nhau tinh tú quay cuồng

Ngày đặt chân tới phi trương Tân Sơn Nhất, chúng tôi được cô cháu họ đón về nhà.
Vừa nhìn thấy tôi là con bé nói liền: "Cô tháo cái vòng dây chuyền cổ ra đi ! Chứ cô mà đeo là bị giựt ngay đó " ...
Thế là vòng tay, dây chuyền đều được lần lượt tháo ra; iphone, ipad thì chỉ xử dụng trong nhà hay những nơi kín đáo mà con mắt láo liêng lấm lét của phường giựt dọc không nhìn thấy. Nếu không thì đồ vật cũng "chắp cánh mà ... bay" !

Bước chân trở lại Sài Gòn, bước chân trở lại những con đường xưa, nhiều đổi thay quá! Nhà cũ cũng còn đây, nhà mới xây cũng vừa mọc, cái cũ cái mới xen kẻ, sánh vai chen chúc nằm kề bên nhau, lặng yên không nhiều chuyện gây gỗ soi mói dòm ngó ganh tị khoe khoang se sua như chủ nó...Duy có điều làm tôi chú ý là những căn nhà mới đều được lắp đặt thêm nhiều cửa kiếng và nhiều song cửa sắt hơn. Điều này làm tôi chợt nhớ tới ở đâu đó đã nghe qua câu nói "cái tù nhỏ ở trong cái tù lớn". Đến nhà ai, cũng phải bước qua hai lớp cửa: lớp cửa sắt, lớp cửa kiếng rồi mới bước vào nhà! Cửa trước cũng như cửa sau, cửa vào phòng cũng như cửa ra balcon ... Cửa nào cũng có ổ, có khóa kỹ càng... làm tôi nhớ nhà mình lúc xưa chỉ có khóa cửa trước, còn cửa trong nhà, trong phòng chỉ chốt bằng cái thanh gỗ cài ngang là đủ. Bà chị họ tôi nói: "Cửa mà không có khóa là ăn trộm nó leo vào nhanh lắm em ạ !” Ôi thôi, khóa từ dưới nhà lên tới sân thượng, từ trong phòng ra tới balcon ... Song của sắt cũng dầy cộm, mỗi cửa kiếng đều có song của sắt +/- nghệ thuật đi theo, ngay cả trên sân thượng cũng đầy song sắt bao bọc đến tận ... nóc nhà... không khác gì cái nhà ... tù hay đồn bót, công sự tác chiến ngòai mặt trận là bao.

Con đường xưa em đi



Trở lại những con đường nổi tiếng của ngày xưa: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Công Lý v.v… nay mọc thêm lên nhiều "cửa hàng hiệu" hơn, nhiều toà nhà cao tầng hơn, thợ xây dựng rất khéo nên không thấy xương máu mồ hôi nước mắt trộn lẫn trong vật liệu kiến thiết.
Nhìn thoáng qua người ta có thể tưởng tượng là nền kinh tế của VN đang phát triển, nhưng khi nhìn vào các toà nhà cao này thì chỉ có vài tầng lầu thắp sáng đèn trong hai ba chục tầng lầu của toà nhà .Trong những của hàng "hiệu", "cao cấp" lưa thưa khách du lich nước ngoài hay khách "Việt kiều" ... không khác nào cái ổ bánh mì vàng giòn mà... rỗng ruột.

Đường phố Sài Gòn có những con đường rộng hơn ngày xưa. Những con đường được "giải tỏa" bề ngang và "tốt nhất" Sài Gòn là những con đường nối liền từ phi trường Tân Sơn Nhất nhất về Dinh Độc Lập - con đường "mấy ổng" dùng để tiếp đón khách nước ngoài (theo lời của một anh tài xế taxi) như đường Nguyễn văn Trỗi, Nam Kỳ khởi nghĩa và những con đường mà khách du lịch ghé đến thường xuyên như Lê Lợi, Nguyễn Huệ...
Và bên cạnh những con đường rộng, có những con đường nhỏ đầy ổ gà, đầy "thi công", cao thấp lòi lõm. Có những con đường ở quận Bình Thạnh thành bịnh... một bên lề đường, nền nhà cao hơn lòng đường đến 20-40 cm, còn bên kia thì lề đường và cả nền nhà đều thấp hơn lòng đường và lề đường đối diện đến cũng từ 20 đến 40 cm ! Hỏi ra mới biết lý do là vì vào mùa mưa, các cống rãnh bị nghẹn và nạn lụt lội xảy ra thường xuyên nên "mấy ổng" phải... nâng lòng đường lên để tránh nghẹt cống rãnh và tránh lụt lội.

Chiều một mình qua phố

Nói về phương tiện di chuyển, ở thủ đô VNCH cũ này , nay phần lớn là xe gắn máy - khoảng 80% - khỏang 20% là xe taxi và một phần nhỏ xe hơi tư nhân, xe đạp . Xe ô tô búyt thỉnh thỏang chơi màn giật gân giành khách chạy 3 chiếc hàng ngang chơi làm thiên hạ một phen hú vía. Di chuyển ở đây cũng phải có nghệ thuật đấy nhé!
Muốn quẹo phải thì đơn giản dù đèn xanh hay đền đỏ đều quẹo ... thoải mái ở dưới lòng đường hay ... trên lề đường. hay ... băng tắt qua khuôn viên trạm đổ xăng.
Muốn quẹo trái thì khó hơn: trước nhất là phải lách về phía bên trái - bên trái đây có nghĩa là bên trái của chiều đường mình đi và cả bên trái của .... chiều ngược lại - và chạy qua nhanh trườc khi đèn xanh bật lên, vì chạy sau khi đèn xanh bật lên thì sẽ bị kẹt vào giữa luồng xe đối diện và khó quẹo. Dễ hơn nữa là nếu góc đường có trạm xăng bên trái thì ... chạy ngược vào trong khuôn viên trạm xăng rồi băng qua đường bên trái ... Xe gắn máy chạy luồn lách, không có khoảng cách an toàn trước hay sau, ngang hay dọc, chỗ nào trống là ... lấn tới ... bấm còi ... thoải mái ... "để báo cho người đi bộ hay xe phía trước hay xe ngang dọc" coi chừng và tránh nhau. Một sự hỗn độn vô trật tự trong di chuyển và giao thông.

Nếu nói đến giao thông thì không thể quên không nhắc đến cảnh sát giao thông ... Cháu tôi nói:
"Bây giờ thành phần giàu nhất ở Sài Gòn là cảnh sát giao thông", cảnh sát giao thông ở sài gòn không còn đứng ở ngã tư để điều hoà "chống ùn tắc giao thông" ( việc hít hửi vòi tiền mãi lộ này đã được giao lại cho đám tà lọt là Thanh Niên Xung Phong ) mà là ... núp xa xa để "kiếm tiền ăn phở đêm", Anh chị cô bác nào có "xế xịn", " xế đẹp" mà quên đội "mũ bảo biểm" là bị "nạp mãi lộ" liền 100.000 đồng/riêng xe tay ga thời thượng chắc giá 2 bớp! 3 người trên cùng một xe quên không úp "cái nồi cơm điện" lên trên chỗ thờ ông bà thì tổng cộng là 300.000 đồng, không trả tiền "hối lộ" liền lập tức thì bị giữ xe và ra toà, Xe gắn mắy "xịn" trên 130 phân khối, xe hơi riêng "xịn" hay xe taxi mà bị cảnh sát "gọi" vào - chạy vận tốc nhanh làm "mất trật tự giao thông" - là 400.000 đồng/xe ... Khổ nỗi công việc cao qúy kiểm tra vận tốc lại được định liệu tùy cơn trồi sụt thất thường của qúy ngài cảnh sát đói /no , mới thắng cá độ bóng đá hay vừa thua số đề mới điếng hồn người dân !!! Cảnh sát giao thông đánh vào cái tâm lý người lái xe là thà nạp "mãi lộ", "hối lộ" 100.000 hay 400.000 đồng mà còn chiếc xe chạy, còn hơn xe bị giữ, ra toà thì phải lên toà trả tiền phạt, lấy xe và mất cả ngày trời... Chưa kể đồ phụ tùng đã bị “ luộc “ tráo xịn thay rỏm, thôi thì đâu cũng vào đó. Hết biết ! Bó tay cột giò !

Không thầy đố mầy làm nên:

Mỗi ngõ hẻm có một bảng hiệu "Khu phố văn hóa". Có lẽ đây là nét đặc thù đỉnh cao trí tê loàii người nổi bật nhất của thành phố ta.



Nói đến văn hóa có hơi dài dòng văn tự một chút... Muốn đi học ở VN từ mẫu giáo đến tốt nghiệp trung học thì thủ tục đầu tiên là ... tiền đâu. Phụ huynh muốn ghi danh con em vào một trường học "tốt" thì phải biết "chi tiền" để lấy được đơn ghi danh, một khi đã vào được trường học thì phải biết "o bế" thầy cô giáo - xin giải thích một tí: "o bế" thầy cô giáo đây có nghĩa là phải có chút "quà cáp" cho thầy cô giáo vào các ngày lễ, ngày sinh nhật - nếu không thì con em sẽ bị "đì" - lại xin giải thích: "đì" đây có nghĩ là con em sẽ bị điểm không tốt, ở lại lớp, hay bị đuổi ra khỏi lớp, khỏi trường. Lại nói them về vấn đề học hành ... Qúy thầy cô giáo là công chức của nhà nước nên lương cũng không cao, khoảng 1.500.000 đồng/một tháng, để tăng thêm thu nhập hằng tháng (khoảng 5/6.000.000 đồng dến vài chục triệu/ một tháng) thì các thầy cô giáo dạy "in ít" trong thời gian ở trường học thôi, cốt là để học sinh không hiểu, thiếu cơ bản nên phải đi ... học thêm .Học sinh hầu hết đều phải đi học thêm. Một ngày, con em đi học ở trường trung bình từ khoảng 7/8 giờ sáng đến 4/5 giờ chiều , sau đó đi học thêm tới 9/10 giờ đêm. học nhiều giờ như vậy mà học sinh không có thời gian để tự học hay tìm hiểu thì khó mà hiểu sâu và ghi nhớ.

Một gia đình có một đứa con đi học trung học thì phải chi ra ngay từ đầu năm cho trường học và lớp học thêm tổng cộng tất cả là 40.000.000 đồng / một năm. Một gia đình có con đi học: từ mẫu giáo tiểu học, đến trung học, cao đẳng hay đại học đều phải có tiền thì con cái mới có khả năng đi học tiếp tục được, vì nếu cha mẹ là công chức cho nhà nước lương thấp thì không đủ tiền cho con đi học, vì ngoài tiền học còn thêm tiền ăn uống, di chuyển (con nhỏ phải đưa đón, con lớn thì cần chiếc xe đạp hay xe gắn máy - tiền đổ xăng dầu); đó là chưa nói đến học sinh, sinh viên ở tỉnh lên thành phố học thì phải chi thêm tiền phòng ở trọ. Một người dân nghèo ở tỉnh lỵ dù con mìnhi có học giỏi đến đâu cũng không thể cho con cái lên thành phố tiếp tục học được vì không đủ tiền để trang trả mọi thứ.

Y tế:

Mỗi người dân đi làm công chức đều phải đóng bảo hiểm y tế. Để được bảo hiểm hoàn trả thì khi đóng bảo hiểm họ đều phải chọn một bệnh viện để đi khám và chữa bệnh. Đi khám bệnh ở bệnh viện họ đã chọn thì họ được bảo hiểm hoàn trả, còn nếu đi các bệnh viện khác thì không được hoàn trả; nếu họ đi khám ở bệnh viện họ đã ghi danh mà bệnh viện đó không có khả năng chữa bệnh của họ và viết giấy giới thiệu chuyển họ sang bệnh viện khác thì họ cũng được bảo hiểm hoàn trả lại. Nếu họ đi khám bệnh ở bệnh viện khác tên bệnh viện họ đã ghi danh thì họ không được bảo hiểm hoàn trả lại,
Vấn đề ở đây là ... không có bệnh viện nào có đầy đủ các khoa ngành chữa trị ...

Không bịnh cũng thành tật:



Mỗi khi đi vào bệnh viện để khám hay chữa bệnh thì thủ tục đầu tiên cũng là ... "tiền đâu", Người đi khám bệnh hay chữa bệnh bắt buộc phải ứng ra một số tiền theo sự đòi hỏi của bệnh viện và tùy theo căn bệnh cần khám hoặc chữa trị. Thí dụ: nhức đầu thì phải ứng ra 3.000.000 đồng, tim phổi có vấn đề thì đơn giá là 8/9.000.000 đồng, bệnh càng nhiều, càng nặng, cần nhiều thử nghiệm, cần nhiều sự điều trị,thì số tiền bắt buộc phải ứng ra trước ... càng nặng và đương nhiên là càng nhiều hơn nữa. Đó là chưa kể đến tiền phòng có trang bị máy lạnh máy ..nóng, giường xịn hay giường “trung tâm nuôi và xuất khẩu rệp”, tiền ăn uống, tiền thuốc men, tiền "bo" cho sự chăm sóc của qúy ngài lương y như ác mẫu, y tá , lao công...chưa kể đến một " nghề" mới đang thịnh hành là cò lấy hẹn khám bịnh!
Chữa bệnh lành đâu chưa chẳng thấy, chứ hội chứng móc túi bệnh nhân thì đã thành tật rồi !

Lương y như phù thủy:

Đi khám hay chữa bệnh trong bệnh viện thì người bệnh bắt buộc phải chịu bị điều trị chẩn bệnh bác sĩ của bệnh viện phân công, nếu người bệnh muốn được bác sĩ riêng của mình theo dõi bệnh án trong bệnh viện đó phải trả hai phần tiền: một phần cho bác sĩ của bệnh viện (mặc dù bác sĩ của bệnh viện không trực tiếp chữa trị cho mình) và một phần cho bác sĩ riêng để bác sĩ vào bệnh viện chữa trị cho mình.
Thời gian tối thiểu để đào tạo một người bác sĩ cần 9/10 năm học, học xong mới được "nhà nước" bổ nhiệm đi làm việc khắp nơi trên đất nước. Nếu có chút tiền bạc để đút lót hay có quyền hành thì được làm ngay tại thành phố còn không thì "bị đưa" đi các tỉnh miền sâu miền xa , khỉ ho cò gáy, rừng thiêng nước độc hay là ... không có chỗ làm.
Bác sĩ có hai loại: một loại là "bằng thiệt học giả" là "con mấy ổng" có đủ các quyền hành trong các bệnh viện, loại thứ nhì là bác sĩ "bằng thiệt học thiệt" nhưng không phải là "con mấy ổng" nên "bị đì" đủ mặt ... khó mà ra hành nghề.

Dân sinh dân sống dân... sùng:

Một người lái taxi mỗi ngày nếu kiếm hơn 1.500.000 đồng/ một ngày thì mới tạm đủ sống, vì trong 1.000.000 đồng họ kiếm được mỗi ngày, họ phải đưa lại cho công ty xe taxi mướn họ là 60% (600.000 đồng), khoảng 3/400.000 đồng dùng để đổ xăng.Nếu họ chạy cẩn thận, biết đường ngang lối tắt không tốn nhiều xăng thì phần thu nhập sẽ nhiều hơn, nếu họ chịu khó chạy nhiều thì thu nhập mỗi ngày khá hơn. Người lái taxi làm cho công ty mướn họ thì họ làm việc một ngày trên hai - 24 tiếng đồng hồ liên tục - họ nhận xe 7 giờ sáng và trả xe cho hãng 7 giờ sáng hôm sau, không được phép làm việc (lái xe) 48 tiếng liên tục.
Vấn đề ở thành phố là các công ty taxi thì nhiều, xe taxi thì nhiều và người gọi đi taxi lại ít. Vậy, để kiếm thêm thu nhập thì người lái taxi phải chịu khó kiếm khách trên đường hay nghe tổng đài và đến nhanh tại điểm hẹn, hoặc ... chạy đường ngoằn ngoèo - nếu là khách du lịch hay người ngọai quốc không biết đường - để mánh mung kiếm thêm dăm ba chục ngàn cho mỗi chuyến đi.
Số lượng xe taxi trong thành phố được ấn định cho mỗi công ty, nhưng vì sự tranh giành giữa các công ty với nhau rất lớn, nên các công ty kéo các xe taxi từ những tỉnh nhỏ vào thành phố để kiếm thêm thu nhập.

Lương của một người công nhân trong một công ty khoảng 1.200.00o đến 1.500.000 đồng, thí dụ một người bồi bàn hay người đứng bán trong các tiệm bán hàng thì lương tháng của họ khoảng từ 1.200.000 đến 1.400.000 đồng, một tuần làm việc ... 7 ngày trên 7, khi vắng mặt thì phải tự tìm người thay thế, nếu vắng mặt vài ba lần mà không có người thay thế thì bị khiển trách và ... xuống lương.Nếu nhiều lần vắng mặt mà không có người thay thế thì bị sa thải.
Nếu làm thêm giờ từ1-2 giờ/ ngày, 3 ngày trong tuần, họ có thể kiếm thêm khoảng 400.000 tới 600.000 đồng trong tháng đó.

Vật giá bình dân: ( thời điểm tháng 9/2012 )
Giá gạo - loại rẻ nhất: khoảng 17 - 20.000 đồng / môt kí lô
Giá thịt: khoảng trên 100.000 đồng / một kí lô
Giá ly cà phê sữa: 15.000 - 20.000 đồng / một ly
Giá tô phở: 25.000 - 30.000 đồng / một tô
Giá tô cháo: 15.000 - 25.000 đồng / một tô
Giá ly cà phê đá: 2.000 - 5.000 đồng / một ly
Giá khăn ướt trong bọc ny lông: 2.000 đồng / một khăn

Giá cao cấp:
Giá cả trong các tiệm có máy lạnh, cà phê quai phai (wifi) hay trong khách sạn thì gấp 2/3 hay 5 lần:
Ly đá chanh: 45.000 đồng một ly
Ly cà phê đá: 45.000 đồng một ly
Đĩa trái sấu ngâm nước đường...hóa học chấm muối ớt - khỏang 10/15 trái: 45.000 đồng một dĩa
Một tô bánh canh cua hay thịt: 80.000 đồng một tô

Đi chợ Bến Thành( Saigon) hay các chợ khác: chợ An Đông, chợ Kim Biên( Cholon), chợ Đầm (Nha Trang), chợ Đà Lạt ... hầu hết các mặt hàng đều không có bảng giá, giá cả tùy theo ... mặt khách, khách du lịch hay ngoại quốc như tôi thì nghe giá cả "trên trời dưới đất", dù có trả thế nào ... nếu không bị mua hớ thì cũng bị ... nghe "chửi".
Cuộc sống khó khăn nên con người cũng sanh ra cái tật điếm đàng, lường gạt lẫn nhau! Nhất là đối với khách du lịch ngọai quốc và "Việt kiều" chân ướt chân ráo như tôi . Mua ở các hàng quán hay trả tiền taxi, xe ôm thì lại có thêm cái hiện tượng không có tiền lẻ để thối lại?!?!

Văn hóa ẩm thực

Đi ăn hàng trên vỉa hè hay ăn trong tiệm, người Việt có cái thói vất rác và đồ dơ xuống đất, như tôi hay khách du lịch có thói quen để rác trên bàn thì những người ngồi ăn cùng bàn sẽ nhìn tôii bằng những ánh mắt "quái lạ". vì rác và đổ dơ bẩn vứt ngay trên mặt đất, dưới chân thực khách nên ruồi muỗi tham gia cũng đông.
Nói ruồi muỗi thì cũng nên nhắc đến các nhà vệ sinh. Hầu hết, thiếu giấy vệ sinh và giấy lau tay. Có những nơi còn thiếu cả nước xả cầu tiêu - ý tôi nói là có cái bồn chứa nước mà ... không có nước.
Đi trút bầu tâm sự tại các nhà vệ sinh công cộng có những nơi phải trả tiền từ 2.000 đến 5.000 đồng. Người Việt không quen xài khăn giấy, trong nhà bếp, bàn ăn, hay cả nhà vệ sinh cũng không có giấy vệ sinh hay giấy lau tay.
Nói về vệ sinh, tôi thấy mỗi lần tới tiệm ăn, dù nhỏ hay lớn ,nhân viên hàng quán họ lau bàn cái rẹt, đẩy rác xuống đất là coi như có thêm cái bàn sạch cho khách mới. Khi tôi ngồi ăn bỏ rác lên bàn thì người ta nhìn mìnhi như từ hành tinh nào mới tới vậy? Xong bữa, thực khách dùng bàn tay chùi miệng cái rẹt rồi chùi xuống cái quần cũng cái rẹt, còn tôi thì loay hoay đi tìm khăn tay!

Đường lên núi rừng bao hãi hùng

Đà Lạt, thành phố sương mù, thành phố ngàn thông, thành phố mà trước kia là nơi nghỉ mát lý tưởng dưới thời Pháp thuộc của giới thượng lưu. Du lịch Đà Lạt với tôi đầy dẫy những điều mới lạ. Cao nguyên nay biến dạng, không còn là Đà Lạt với những căn biệt thự xinh xắn nằm giữa những hàng thông mát rượi, Đà Lạt nay hỗn độn với nhà cửa cao thấp, đủ màu lòe lẹt và ... những căn biệt thự hoang tàn, đổ nát giữa rừng thông.

Trên đường đi đến Dinh Bảo Đại anh hướng dẫn viên nói cho đoàn chúng tôi biết thêm về vị vua cuối cùng triều Nguyễn. Anh nói về những công việc của ông thì ít và nói nhiều với đoàn chúng tôi về những thú vui chơi, những dinh thự ở Đà Lạt, Nha Trang,.. của ông cùng những người vợ, người tình của ông. Dinh Bảo Đại, một công trình - ngôi biệt thự - được xây vào những năm 30’s với kiến trúc khá sang trọng của thời đó. Trang trí trội phần Âu hơn Á nhưng không kém phần trang nhã hài hòa, sàn nhà đều bằng gỗ nên để tránh làm mòn sàn gỗ, trước khi vào dinh, người gác dinh yêu cầu đoàn chúng tôi lấy cái bọc vải để bọc giầy rồi mới được vào. ... Nay trở thành cũ kỹ vì không có sự chăm sóc, bảo trì và dơ bẩn - trong tủ trưng bày những chén bát vật dụng hằng ngày của dinh đầy phân gián, phân chuột, đầy bụi bặm ...

Chúng tôi đi thăm lại ga Đà Lạt ngày xưa (được người Pháp xây dựng vào những năm 30's) với tuyến đường duy nhất Đà Lạt - Phan Rang.Nét đặc biệt của tuyến đường này là đường ray có răng cưa và toa tàu có đến hai đầu máy xe lửa: một đầu kéo và một đầu đẩy để leo đèo dễ dàng và an toàn. "Sau này mấy ổng cần sắt để xây dựng tuyến đường sắt mới nên các đường ray cũ bị tháo gỡ và nhà ga cùng các đầu tàu bị bỏ hoang" - lời của anh hướng dẫn viên.



Tôi hỏi : "Sao mấy ổng không khôi phục lại tuyến đường này?" anh trả lời tỉnh khô: "Mấy ông này chỉ biết phá hoại chớ biết xây dựng với khôi phục cái gì". Cho đến bây giờ, sau 37 năm giải phóng miền Nam Việt Nam, người dân Đà Lạt vẫn tiếp tục đi xe ngựa và đeo gùi leo đèo.
Tôi có đi xem hai ngôi chùa mới xây sau này, người Việt hiện nay không còn gọi là chùa mà là "thiền viện": Thiền viện Trúc Lâm, thiền viện Vạn Hạnh, có nơi lại gọi đức Phật là ông Bụt !
Điểm chú ý là các "thiền viện" bây giờ trang hoàng đầy màu sắc sặc sỡ, loè lẹt và những tượng phật A di đà Việt Nam truyền thống được thay thể bằng những tượng phật theo kiểu cách ... Trung Hoa .

Đà Lạt với thác Cam Ly, thác Prenn, thác Datanla, với Thung lũng tình yêu, với hồ Than thở, những thắng cảnh thiên nhiên tạo thành nay được rào bốn phía và trở thành những nơi du lịch mà muốn đến thãm viếng phải trả tiền vé vào cửa, giá cả từ 10.000 đến 20.000 $ cho tùy mỗi thắng cảnh ... đến cả leo lên ngọn núi Liang Biang cũng có... vé vào ...núi !

Đà Lạt với khí hậu ôn hoà, mát mẻ, là nơi thích hợp cho việc trồng trọt các lọai trái cây hoa quả: mơ, bơ, dâu, artichaud, táo, mận, trà, cà phê, lan, hồng, tường vi, và những khu rừng thông bạt ngàn cũng dần biến mất để thay vào đó là những mảnh đất trồng trọt hoa màu khoai củ... Nhưng người dân Đà Lạt quá nghèo để có đủ tiền mua, nên những trái cây hoa quả ngon nhất được mang đi xuất khẩu, mang vào Sài Gòn hay Hà Nội, còn người dân tại chỗ chỉ ăn những trái cây và hoa quả ... không bán được hay không xuất khẩu được ...

Theo lời của anh hướng dẫn viên, từ Đà Lạt đến Nha Trang con đường ven theo sườn núi từ độ cao 1000m để xuống Nha Trang rất đẹp thơ mộng trữ tình nếu... con đường không hư và có quá nhiều ổ gà, có đọan ổ gà to hơn cả sải tay, sâu đến độ xe tưng lên là cả người mình cũng tự động nhảy lên khỏi ghế theo - không xốc không ê mông ê mình thì không phải đi xe đò - anh tôi thì nói là xe không có lò xo ... Theo tôi thì cả xe và đường đều không tốt ...

Nói chung đường sá ở VN đều như vậy cả ... Ổ gà hay đường lộ "cao cấp" ... không bằng phẳng, "sụp" cả đọan vài ba chục mét nhấp nhô ... nên phải tính khỏang trung bình 100 km là phải mất trên 2 giờ, xe chạy vận tốc không quá 40-60km/h; từ Đà Lạt đế Nha Trang là 190 km đi xe mất khỏang 4:30 h, từ Nha Trang về Sài Gòn là 400 km mất khỏang hơn 8 tiếng đi xe ...
Rừng thông của Đà Lạt cũng bị tàn phá, chặt đốn rất nhiều để trồng trọt như trà, cà phê ... Nhìn xa thì đẹp khi đến gần thì ... buồn se thắt vì thấy đầy rẫy những cây thông bị đốn ngang bên cạnh các khẩu hiệu của đỉnh cao trí tệ "cấm phá rừng" ?!?!

Miền thùy dương cát trắng

Nha Trang, thành phố du lịch ven biển nổi tiếng đông khách ... Liên Xô, đi tới đâu cũng thấy những bảng hiệu hai thứ tiếng Việt và Nga ... đầy rẫy khách Liên Bang Xô Xát và những cô gái Việt "chân dài"
Cũng như tất cả các khu du lich khác ... thủ tục đầu tiên "tiền đâu" đều có mặt ở khắp nơi ... Mua cái tour tàu đi bốn đảo, tàu cập đảo vé vào cửa từ 10.000 đến 20.000 đồng / mỗi người, ngồi ghế bố cũng trả tiền 20.000 đồng / một ghế, đi vệ sinh cũng trả 2.000 đồng, đi tắm nước ngọt cũng trả tiền 10.000 đồng / một sô nước. Đi xem các thắng cảnh thiên nhiên tại Nha Trang cũng không thóat khỏi cái gọi là... thủ tục đầu tiên "tiền đâu" vé vào cửa : Hòn Chồng 11.000 $, Tháp Bà 16.000 $.

Cuối rẻo quê hương



Về miền Tây, nói đến đồng bằng miền nam VN, ai ai cũng nghĩ đến sông Cửu Long; mà điển hình là sông Tiền giang và sông Hậu giang - Hai nhánh sông như "hai dòng sữa mẹ nuôi sống người dân miền nam".

Thuyền đưa chúng tôi đi dọc theo hai bên bờ để xem, để thấy những sinh hoạt hằng ngày của người dân: bên này có ông lão già lặn ngụp vớt lượm củi ướt, bờ kia có bà mẹ đang lui cui trong chái bếp lo bữa cơm trưa...Xa xa những đứa trẻ nhảy sông tắm, tới một chút có người chị ngồi giặt áo... Người dân ở đây hầu hết không có "nước máy" để sinh họat, họ dùng "dòng sữa mẹ" để tắm rửa, giặt giũ, cơm nước, vệ sinh. Bên cạnh mỗi căn nhà mái lá, nhà mái tranh hay nhà mái tôn ven sông đều có ít nhất 2-3 cái lu lớn nhỏ chứa nước lấy từ sông, lóng phèn cho trong nước để dùng .

Con sông chín nhánh như chín con rồng mà mọi người gọi là "dòng sữa mẹ" êm êm trôi những đám lục bình vô tư và hiền hòa. Bám vào đó còn có nhiều thứ khác như hộp xốp, chai nhựa, bao nhựa, giấy rác ... cũng lặng lẽ trôi. Dòng sông bị ô nhiễm đến nỗi những rặng dừa nước dọc hai bên bờ sông cũng lặng lẽ ngủ quên không bao giờ thức dậyt dẫn đến hiện tương đất lở ở một số nơi, nay được thay thế bằng những cây bần.

Hỏi chuyện chú lái thuyền, tôi biết chú có một vợ hai con "con nhỏ lớn đi học thì ở nhà với tụi em, còn con nhỏ thì đưa nó về cho bà ở Bến Tre nuôi dùm vì đâu đủ tiền nuôi, lâu lâu về thăm nó một lần". Chú nói thêm: "Ở đây - Cần Thơ - đẻ một đứa còn chưa nuôi nổi chứ nói gì hai hay ba đứa!".

Chuyến du lịch trên sông nước kết thúc tại bến Ninh Kiều với câu ca dao tân thời tự biên tự.. tử của anh hướng dẫn viên:
"Cần Thơ có bến Ninh Kiều
Có dòng sông đẹp, gái nhiều hơn dân"

Gái nhiều hơn dân ! Chữ gái không có thêm chữ cô phía trước làm người ta liên tưởng đến một cái gì không đứng đắn cho lắm đâu ! Câu thơ thẩn lục bát lục chén ba xu vô duyên cũng như hàm răng bàn nạo xé rách nụ cười lãng nhách của gã hướng dẫn viên du lịch làm lòng tôi nặng trĩu. Sự thật đây sao...

Chúng tôi trở về Sài Gòn với những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn ... và để chuẩn bị hành trang cho ngày trở về lại Pháp quốc.

Trên chuyến xe taxi ra phi trường, với bản tánh tò mòì hay tìm hiểu nên tôi cũng hỏi bác tài Taxi một câu:
"Lái xe taxi sống khá không anh?"
Câu hỏi xã giao của một người sống ly hương không ngờ lại là cả một vấn đề " bức xúc " cho người được hay bị hỏi ...Để trả lời là cả một câu chuyện nỗi lòng người dân như cây kim lâu ngày dấu trong cái bọc phải lòi ra lúc này.
Không! phải nói cho rõ là một nhận xét mĩa mai cay đắng thì đúng hơn:
"Lái taxi mà làm sao khá được cô hai, mình bám vô lăng kiếm được 1.000.000 đồng thì phải đưa hãng 600.000 đồng, Mấy ổng chỉ biết bóc lột dân thôi, hồi xưa còn chiến tranh thì mấy ổng nói đánh Tây đánh Mỹ vì Tây Mỹ bóc lột dân.
Bây giờ hoà bình, độc lập, ấm no mà có ấm no đâu, mấy ổng chỉ biết ngồi ăn tham nhũng bóc lột người dân, hai vợ chồng đi làm chỉ kiếm tạm đủ sống, ở đây có tiền thì có học, có tiền thì có sức khỏe, có tiền thì có ăn, không tiền thì thất học, không tiền thì khỏi chữa bệnh, không tiền thì chết".
Tôi hỏi thêm: "Vậy biết mấy ổng tham nhũng bóc lột sao người dân không lên tiếng? Hay báo chí không đề cập đến?"
"Người dân thì biết hết cả đấy, báo chí cũng biết hết cả đấy, nhưng có báo chí nào mà dám viết lên, vì ai cũng cần việc làm, ai cũng cần cái đồng lương, cái miếng cơm nên chỉ có viết tốt thôi, chứ viết những cái không tốt lên là mất việc, ở tù thì ai nuôi vợ con ?"

Quê hương tôi là vậy đó.



Hôm nay, ngồi hồi tưởng để kể lại chuyến trở về nguồn cội vừa qua mà lòng buồn vời vợi. Hẳn là qúy độc giả, những người còn kẹt lại ở quê nhà, cũng như chúng tôi, tha hương viễn xứ đất khách quê người đều thầm mong có một ngày đất nước mình thực sự chuyển mình đi lên sau gần bốn mươi năm giải phóng.
Hòn ngọc viễn đông ,Saigon hoa lệ nay còn đâu?
Huế thần kinh lăng tẩm của tôi ơi! Cao Nguyên lâm viên, tiếng reo ngàn thông trăm suối và câu hát sơn nữ vang vang trong rừng thẳm đã đâu rồi?
Cần Thơ gạo trắng nước trong, Tây đô đã ngược giòng sông Hậu trôi về bãi cạn.
Thăng Long ? Thành hoàii cổ !
Hơn bốn ngàn năm văn hiến, biết bao xương trắng máu đào tiền nhân đã đổ xuống, trải qua bao thăng trầm lịch sử, mở mang bờ cõi, thống nhất lãnh thổ để đất nước chạy lui về thời kỳ đồ... đểu như thế này sao?
Nghĩ đến mà buồn... mà buồn ghê!
Dù sao, tôi cũng sẽ lại trở về, một lần nữa, một lần ... với hy vọng sẽ có thêm một lần kể lại cho mọi người một câu chuyện mới hơn, vui hơn và gì gì nữa ?
Bây giờ tôi làm sao biết được ?
Về chuyện ngày mai!
Hay là mình HẸNNHAUSAIGÒN 2015 vậy nghen !


Paris ngày 25 tháng 9 năm 2012
thiênthanh

<bài viết được chỉnh sửa lúc 26.09.2012 00:10:20 bởi thiên thanh >
Trúc Lan 26.09.2012 19:34:06 (permalink)
0



THU PHAI SẮC LÁ TỰ BAO GIỜ
thơ lanchy | diễn ngâm TrúcLan

thu phai sắc lá tự bao giờ
héo hắt bên hồ loang sóng thơ
phải đâu duyên kiếp ba sinh nợ
tan tác tình ngâu lá thẩn thờ

thu phai sắc lá tự bao giờ
héo úa trơ cành nhạt ý thơ
xác hoa hồn bướm em còn ngỡ
dấu ái ngày xưa vọng giấc mơ

thu phai sắc lá tự bao giờ
hồn phách phiêu bồng dạ ngẩn ngơ
chỏng chơ một mối sầu tan vỡ
gối chiếc rèm loan thôi tiếng tơ

thu phai sắc lá tự bao giờ
bóng lẻ thuyền thơ tách bến mơ
dáng em cô độc ôm trăng vỡ
dư lệ âm buồn đau tiếng thơ

thu phai sắc lá tự bao giờ
có phải hồn anh đang phất phơ
đến đây em đợi mùa thu lỡ
nhặt lá chờ rơi ghi ý thơ...

hoànghoalũng.đêmthứcchờmặttrời.sept.2012
Dzuylynh

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.09.2012 04:14:09 bởi Trúc Lan >
dzuylynh 27.09.2012 14:01:30 (permalink)
0



https://www.box.com/shared/rotihjl2momdgh2748rs

h o a  d i ê n  v ỹ  a n h  t r ồ n g

thơ diênvỹ | nhạc dzuylynh
Album BàiCaChoBối | thunglũnghoànghoa | Sep.26.2012
đến diênvỹ.Trúclan. Ấutým.Thươnggiang.Tócnâu.Huyềnbăng


có phải em hương quỳnh đêm nguyệt tận
hạt sương khuya hay ngấn lệ trong lòng
diênvỹ-đóa trong trăng hoa đồng vọng
chuỗi âm buồn thi mộng có còn không?
trả lại em hương quỳnh đêm nguyệt tận
hãy trao anh diên vỹ nở trong trăng
vườn đã khép hay cung hằng chưa mở
để câu thơ trên án phủ bụi mờ
-lanchy-


kể từ khi...
anh quên chia cho em niềm đau cuộc sống
là lúc chúng mình không còn những cảm thông
em dằng dặc với khoảng không trống rỗng
anh xót lòng khi buổi hẹn em quên

chiều đến, chiều đi, chiều xóa hẳn tên
em không nhớ bao lần mình đã khóc
chỉ biết đã quen rồi với những đêm trằn trọc
giấc ngủ không thành, giấc mộng cũng tan

anh bây giờ còn những bước lang thang
tìm cho được mặt trời chiều vừa tắt
anh từng hứa tặng em vầng trăng bạc
hoa diên vỹ sau nhà anh trồng tận đầu xuân

chiều đến...
chiều đi...
chiều lại cứ tan
hoa diên vỹ đã bao mùa rực nở
nào đâu trách những câu chuyện tình dang dở
lòng chỉ buồn chưa lần ngắm màu hoa

sep. 14, 2012 . sep. 27, 2012
diên vỹ . dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 28.09.2012 16:25:20 bởi dzuylynh >
Ct.Ly 28.09.2012 16:28:57 (permalink)
Đóa Hồng Tím 28.09.2012 21:36:33 (permalink)
0
Cám ơn Thiên Thanh về bài phóng sự SaiGon hôm nay .
Đi voyage về vui không ? Tým chờ nghe giọng của Thiên Thanh đó .
Chúc mọi người CLBTÂ vui một cuối tuần đầy hạnh phúc .
Thân mến
Đông hương
Trúc Lan 29.09.2012 05:19:18 (permalink)
0
TLan xin chào anh Dzuylynh, chị Ct.Ly, Tóc Nâu, chị Đông Hương, chị Huyền Băng và ThiênThanh...
chúc cả nhà an vui.
Cám ơn chị Ct.Ly khích lệ TLan, có lẽ giọng ngâm của TLan chua lắm hay sao mà anh Dzuylynh biểu là ngâm dấm...hihihihihi..... chừng nào anh Dzuylynh nâng cấp cho TLan thành "rên thơ" là công phu đã luyện được vài thành công lực.

Cám ơn TT đã viết một bài phóng sự trung thực về hiện tình xã hội của đất nước
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2012 05:21:37 bởi Trúc Lan >
Trúc Lan 29.09.2012 05:25:37 (permalink)
0
Rau nhà lá vườn của TLan trồng năm nay. Bây giờ trời đã vào thu,
thời tiết se lạnh, vườn rau của TLan bắt đầu tàn tạ...


Rau mùng tơi


Rau mùng tơi


Bầu


Bầu


Lá tía tô


Rau răm


cà pháo

[sm=rose.gif]
Trúc Lan 29.09.2012 05:29:37 (permalink)
0
[sm=rose.gif]



Sầu Rơi Trên Lá Thu Phai

Em về thu cũng vừa sang
Lá rơi trên tóc điểm trang cuộc tình
Môi thơm nở nụ đồng trinh
Từ trong đáy mắt lung linh sao trời

Rừng xưa vàng lá thu rơi
Lối mòn rêu phủ xanh ngời gót chân
Bước em rón rén ngại ngần
Đường về thiên lý trầm luân gót hài

Thu vàng nghiêng nửa bờ vai
Tình riêng một mảnh mãi hoài cô đơn
Chu môi cong cớn dỗi hờn
Quỳnh lan hé nở cũng xôn xao tình

Nguyệt thềm hoa lá lặng thinh
Yêu em vàng cõi phù sinh chốn nầy
Môi hôn giọt đọng ngất ngây
Cuồng si níu lại tình đầy liêu trai

Sầu rơi trên lá thu phai
Lạc hồn xiêu phách vì ai thương thầm
Mảnh tình vọng mãi dư âm
Trăm năm là vết lăng trầm ưu tư

Em ngồi đếm lá vàng thu
Rừng cây lá đổ hoang vu gió lùa
Thu phong một trận trái mùa
Bay đi chiếc lá yểm bùa tình yêu

TrúcLan
28. Sept. 2012

[sm=rose.gif]
dzuylynh 29.09.2012 10:26:28 (permalink)
0
 


https://www.box.com/shared/i0y9kgqnlh2u11ysayzs

XIN LÀM NHỮNG HẠT SƯƠNG

Album bàicachobối| Sep.28.2012
sáng tác & trình bày Dzuylynh


...nếu chỉ còn một ngày để sống,
tôi cũng sẽ cho em tất cả những gì có thể
chỉ để cho môi em nở một nụ cười
trong như tiếng khánh thủy tinh ngân...


Dù chỉ còn lại một ngày,
một phút giây trong cuộc sống này!
Xin cho tôi làm những hạt sương
Xin cho tôi làm những hạt sương
Nhỏ từng giọt nồng nàn hôn lên chiếc lá em
Hạt sương tôi sẽ là nhựa sống cho em hồi sinh!
Cho em đi trọn cuộc hành trình nhân thế
Dẫu biết giọt máu em đang cạn dần trong thân
Chiếc lá kia sẽ lìa cành không hay
Lá bối của tôi ơi...
Lá bối của tôi ơi...
Hãy ngủ ngoan trên cành vô ưu
Dù mùa thu đang về và đông giá sẽ sang
Lá trở vàng trong đáy cốc rượu vang
Tôi ...một mình...một chiều thung lũng buồn
Buồn tênh...
Từng giọt thời gian từng giọt gõ vang đớn đau hồn tôi...
Và Chúa ở trên cao ban niềm tin cho ngừoi thuơng khó
Và Chúa ở trên cao sẽ dìu em qua từng buớc nhỏ
Và còn có anh là những hạt sương giữ tươi màu lá
Yêu dấu ơi! Hãy tựa vào vai anh
Cho cành xanh lá cho nụ đơm hoa
Cho đời dâng hương
Cho cuộc đời là những bài ca
Cho tình mình đẹp những vần thơ
Cho nụ cười thắm mãi môi tươi
Cho anh một đời yêu Người
Cho anh một đời yêu Em...

thunglũnghoànghoa.buồntrongđáycốc.dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.10.2012 05:54:53 bởi dzuylynh >
dzuylynh 29.09.2012 12:51:17 (permalink)
0

Trích đoạn: Trúc Lan

TLan xin chào anh Dzuylynh, chị Ct.Ly, Tóc Nâu, chị Đông Hương, chị Huyền Băng và ThiênThanh...
chúc cả nhà an vui.
Cám ơn chị Ct.Ly khích lệ TLan, có lẽ giọng ngâm của TLan chua lắm hay sao mà anh Dzuylynh biểu là ngâm dấm...hihihihihi..... chừng nào anh Dzuylynh nâng cấp cho TLan thành "rên thơ" là công phu đã luyện được vài thành công lực.

Cám ơn TT đã viết một bài phóng sự trung thực về hiện tình xã hội của đất nước


Phóng Sự
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG NAM
thiênthanh|CLB.TÂ|vnthuquan.net


@ thiênthanh khá lắm cho bài viết đầu tay, chính xác, thú vị, nhận định trung thực và trí nhớ tuyệt vời với một lô giá cả trên trời dưới đât ở VN tháng 9/2012.
cám ơn cô " Đặt Phái Viên " đặt đâu viên đó " nghen !
Phóng Sự
HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG NAM
thiênthanh|CLB.TÂ|vnthuquan.net

@ Tóc Nâu đâu rùi ! hừa hừa ! anh hai chờ được mời đi nhẩm phé đó nghen mi . hắn chẩu đâu mau ghê, mà còn rớt lại chiếc dép đứt quai nè trời !
@ cathyLỳ Dì Chín Bánh Mì dạo này bỏ nghề bán bánh rùi há ! chộp hình sắc nét đẹp ghê nhen ! giỏi! hông thua gì Tóc Sâu cả !
đất lành thư quán cho hoa đơm hương sắc thắm khiến Ong nhả mật mún xỉu lun áh !
@ Huyền Băng sư phụ của tui thiệt là bạn tốt ! đã nuôi cơm nuôi nhậu tui mấy bữa mà còn dạy học cho nữa ! Măng khô Mạnh Tông cụ kính điếu, tui nấu Măng Dzịt Bầu dv ngon hết xẩy .đội ơn cụ nhìu nghen ! chờ ngơi ngơi chút rùi tui trả bài cho hén !
@ O Tým Rỵm em họ ôn Lynh dạo ni thơ rơi vung vãi nhìu hỉ ! tým mần thơ dễ như lấy đồ trong túi ra vậy !
@ bé Hộp chạy job hết xăng chưa ? ghé CLB.TA nạp nhiên liệu nghen, anh Tư cho ký sổ nè .BéBoboooooo, đổ xăngggggg, bao nhiu 1 lít ? giá saigon .
@ Mợ Trúclan thiệt đa tài lắm lắm, xưa nay anh vẫn phục nàng mà, mún ngâm hay rên thơ tuỳ ý mợ chứ? Giọng chua như quýt tháng năm mà ngâm lên nghe thơ ngọt nồng như hồng tháng mười đấy! Bầu bì đâu mà nhìu giống thế kỉa? nhật thuỷ nhì phân tam cần tứ giống nhé ! rau răm cắt sát gốc vào nó mới nẩy nhánh mẩy lá nghen Lan !
@ CLB.TÂ xin chân thành cám ơn quý văn nghệ sĩ bốn phương, thân hữu, tao nhân mặc khách đã ghé bước sang thăm, đọc, nghe và cổ động cho CLB ngày thêm khởi sắc.
dzuylynh
<bài viết được chỉnh sửa lúc 29.09.2012 13:02:24 bởi dzuylynh >
sen dat 29.09.2012 15:42:48 (permalink)
0
Hôm nay nhân mùa trung thu hay còn gọi là tết nhi đồng. Người lớn chúng ta ai cũng có một thời tuổi thơ nên SĐ mang vào đây một truyện ngắn sưu tầm để tạo thêm không khí trung thu ở câu lạc bộ tri âm. Một bản nữa SĐ sẽ mang vào mục truyện sưu tầm để cho độc giả vnthuquan đọc trong mùa trung thu. Chúc tất cả một mùa trung thu vui vẻ.
CHIẾC ĐÈN TRUNG THU
Tác giả Ái Thơ

Sưu Tầm
Trẻ con trong xóm đã lục tục kéo nhau ra đầu con hẻm sửa soạn rước đèn. Ánh nến lung linh theo nhịp bước, chúng nối đuôi thành hàng dài, đèn đưa cao ngang tầm mắt. Mấy chiếc phi cơ mở rộng cánh, và con cá chép vẩy bạc. Đôi con bướm vòi uốn cong, cánh xòe điểm hoa lốm đốm. Dăm ba con thỏ lông trắng, vài quả bí sọc, tròn xinh xinh...Tất cả gợi nhớ đến một đêm trăng huyền dịu, khi Đường Minh Hoàng mơ nguyệt điện thuở xa xưa.
Bé Du hấp tấp mở cặp lôi ra chiếc đèn xếp.
Chiều nay giờ thủ công, cô giáo đã dạy lũ học trò xếp đèn, chuẩn bị đón Trung Thu. Bạn bè Du, đa số xếp đèn để lấy điểm; chứ đứa nào cũng khoe ở nhà đã có mua đèn ở tiệm cả. Chả vì đèn ở hiệu đẹp gấp bội.
Du đưa chiếc đèn xếp ra chỗ có ánh sáng. Hai tờ giấy Thế Giới Tự Do được dán liền gấp theo nếp. Đèn cũng có chỗ đốt nến, cọng kẽm để treo.
Du đốt ngọn đèn cầy nhỏ xíu, đặt cẩn thận vào đèn rồi tìm một que tre nho nhỏ, cột chặt vào cọng kẽm. Du đưa lên cao ngắm nghía.
Tờ giấy quá dầy bên ngoài đã ngăn cản ánh nến! Đèn coi có vẻ hơi kỳ dị! Phải chi Du có tiền mua giấy bóng làm, chắc đèn sẽ đẹp hơn nhiều! Do dự một lát, Du đứng lên nói với vào trong:
_Má ơi con chơi rước đèn chút nghe má.
Má nó đang làm gì phía sau cao giọng:_Chơi gì mậy! Đèn đâu mà đòi?
Du đưa cao đèn lên:_Có nè má! Cô con mới dạy làm hồi chiều đây!
Má Du bước ra, lau tay vào vạt áo đang mặc:_Đâu...? Đèn gì kỳ vậy mậy? Dầy mo? Ối! Đèn với đuốc! 11, 12 tuổi rồi!
Nghe mẹ chê Du khó chịu dù nó cũng thấy chiếc đèn kỳ kỳ làm sao ấy! Trong lớp chả có cái đèn nào giống của nó cả! Du vùng vằng, quay về phía cửa:
_Kỳ gì? xin má tiền mua đèn chơi, má hỏng cho, rồi xin tiền mua giấy bóng làm cũng hỏng cho. Đứa nào cũng có hai ba bữa rồi...
Má nó nạt ngang:_Tao biểu hỏng có mua chác gì hết! Dẹp đi!
Du rơm rớm nước mắt yên lặng. Lúc nào mẹ nó cũng dễ nóng giận! Nó cũng bướng bỉnh nhưng cũng biết sợ đòn!
Du thấy mẹ nó nhiều lúc thật khó chịu, chả bù với cô giáo trong lớp. Chiều này khi bạn bè dè bỉu chiếc đèn này, cô giáo nó đã ôn tồn giảng giải:_Mấy em có giấy bóng làm đèn càng tốt. Không có dùng giấy có sẵn ở nhà như Du đây, cũng chẳng sao! Tuy giấy hơi dầy, nhưng cũng đẹp. Không hề gì. Giấy của Du tuy vậy song được lợi điểm là gấp dễ và giữ nếp hơn...
Du bỗng thấy yên chí đi mau ra đầu hẻm.
Tụi nó đã xếp thành hàng cả rồi. Du thấy lòng nao nức. Mấy hôm nay, Du vẫn thèm thuồng nhìn tụi nó chơi. Xin mẹ mấy lần không được Du đành chịu. Vả lại có lần cô giáo đã từng dặn dò:_Các em chớ nên suy bì với bè bạn. Mỗi em có một hoàn cảnh gia đình khác nhau. Kẻ giàu người nghèo. Cô nghĩ rằng cha mẹ em nào cũng thế, ai cũng hết lòng lo lắng, hy sinh cho các em cả. Những gì cha mẹ không làm được cho các em, chính vì cha mẹ thiếu khả năng, phương tiện. Đòi hỏi quá đáng chỉ làm khổ tâm cha mẹ các em mà thôi! Các em nên sung sướng trong hoàn cảnh của mình, dù nghèo nhưng vẫn được mẹ cha cho đến trường học hỏi. Còn hơn biết bao trẻ con bất hạnh khác...
Mà Du thấy ba má cũng lo cho nó thật. Nhà nó nghèo. Ba nó ngày ngày còng lưng trên chiếc xích lô đạp. nhiều khi như hôm nay chẳng hạn, gần 8 giờ đêm rồi ông vẫn chưa về nghỉ ngơi. Mẹ Du khuya đã thức dậy, xuống tận khu ruộng mua vài chục mớ rau muống gánh về chợ. Mẹ nó thường bảo nghề này ít vốn, mỗi ngày kiếm hơn trăm bạc lại có rau ăn. Có lần người hàng xóm đến hỏi ba má nó cho nó đến phụ giữ em, mỗi tháng trả cho vài ngàn bạc. Nhưng ba má nó quyết liệt từ chối. Ba má nó muốn nó học hành đàng hoàng, dù nhà nghèo phải chạy gạo từng bữa...
Đám trẻ con quay hẳn về hướng Du khi có một đứa reo lên:_Con Du ra rước đèn kìa bây ơi! Á! Đèn của nó ngộ quá!
Có giọng chế nhạo:_Đèn đặc biệt, đèn đặc biệt!
_Đèn gì "quê" quá! "cù lần" quá bây ơi!
Mỗi đứa một tiếng nói, một tiếng cười. Du tức tối, bao nhiêu náo nức tự nãy, giờ tan biến nhanh chóng. Nó sừng sộ:_Ừ! Đèn tao làm đấy! Đứa nào làm được như tao chưa?
Bọn trẻ con cười rộ: _Làm xấu òm mà cũng khoe. Này xem đèn tụi tao mua này! Coi có phải đẹp "dễ nể" hông? Dẹp đi mày ơi! Mua đèn khác mà chơi!
Du hằn học:_Tụi bây làm tàng há!. Khỏi thèm chơi với tụi bây đi. Hừ! Để tao mua đèn khác, đẹp gấp trăm lần bây.
Bọn trẻ cao giọng thách thức:_Ừ! Mua đi rồi đem ra đây! Tàng hoài!
Du bực tức trở về nhà, liệng đèn trước cửa không do dự, tiếc rẻ. Đèn cầy ngã xuống gặp giấy, bật cháy. Nỗi bực tức hầu như tan dần theo ngọn lửa. Du tần ngần đứng nhìn buồn chán.
Mẹ Du hốt hoảng khi thấy ánh lửa  trước hiên nhà. Cơn giận vụt đến khi bà thấy đứa con gái đang đứng yên lặng nhìn. Bà tru tréo:_Trời ơi là  trời! Hổng cho tiền mua đèn bây giờ nó làm nư với tao hả? Trời ơi là trời! Nó muốn hại tui nè! Mày muốn cháy nhà hả con này?
Thế là Du bị một trận đòn nên thân, mông ê ẩm. Nó nằm chèo queo trên giường thút thít...
Du lén mẹ đi lần ra đầu ngõ. Bọn trẻ lúc nãy đi đâu cả rồi! Du lần đến cửa tiệm bán đèn Trung Thu nơi mấy hôm nay nó vẫn thường đứng lặng hàng giờ ngắm nghía.
Đèn đủ kiểu vẫn còn treo la liệt. người mua, người xem vẫn đông đảo như mọi lần.
Du thích thú nhìn chiếc đèn con cá Tàu với lớp vẩy bạc lấp lánh dưới ánh đèn. Mỏm cá đỏ tươi, há rộng. Cái vây mới tuyệt, dài và đẹp như cánh áo mấy nàng tiên.
Đèn phi cơ dang cánh y như thật. Có cả đèn tàu thủy với những nét sóng gợn hai bên hông tàu. Đèn bươm bướm, phi thuyền, con voi, con  thỏ...cái nào cũng đẹp, nhưng Du không thích bằng con cá Tàu lúc nãy. Có tiếng trầm trồ:_Cái đèn kéo quân này mới số dách ta!
À! Chiếc đèn kéo quân độc đáo thật! Nhưng cũng đắt gớm! Con cá 120 đ mà đèn này những 600đ.
Đèn làm thật công phu! Những chùm tua ren vàng thả mềm mại theo từng góc của chiếc đèn khối bát giác. Đèn cao cỡ năm tấc là ít. Mặt đèn không dán giấy bóng kính như các đèn kia, mà là bằng lụa mỏng màu hồng nhạt. Một bóng đèn điện tròn được đặt bên trong, soi tỏ dạng những hình người đang  di chuyển trên mặt lụa.
Trẻ con chung quanh ý chừng cũng thích chiếc đèn kéo quân này nhất. Chúng chỉ chỏ, trầm trồ.
Du chợt nhớ đến lũ bạn trong xóm. Mình mà có chiếc đèn này thì phải biết! Có tụi nó lác mắt! Cả xóm chả đứa nào được chiếc đèn như thế này! Phải làm sao có chiếc đèn này mới được! Hết đứa nào còn bộ mặt khinh khỉnh! Tha hồ cho tụi bây vuốt ve, ngắm nghía...
Du cho tay vào túi. Nó thở dài ngao ngán! Túi rỗng không! Tiền không có để mua đèn cá Tàu mà nó vẫn thích , nói chi đến đèn kéo quân này! Nhưng giọng nói thách thức của lũ bạn ban nãy lại vang lên trong đầu Du. Tức thật!
Một ý nghĩ chợt lóe lên! Cô giáo vẫn thường khuyên nhủ đám học trò, nghèo cho sạch rách cho thơm, phải ngay thẳng, thật thà...Nhưng tức lắm cơ! Mặc kệ! Phải làm sao có chiếc đèn này mới được!
Du đưa con mắt quan sát. Bà hàng đang mãi lo gói bánh tận trong quầy. Người mua, kẻ ngắm chả ai buồn để ý đến nó. Chiếc đèn treo tận mé ngoài để câu khách, không quá tầm tay với của Du, cọng kẽm treo ơ hờ.
Do dự một chút , Du cả quyết đưa tay lên cọng kẽm , cầm giật mạnh. Nó xách đèn chạy, chạy cắm cổ.
Người Du nhẹ như bông, hai chân sải nhanh. Chiếc đèn trên tay không gây một trở ngại nào. Nó bỏ lại sau lưng tiếng người nhốn nháo, tiếng kêu, tiếng la thất thanh của bà hàng.
Chạy quanh co mãi hơn chục con hẻm, Du mới đến hẻm nhà! Quái! Hôm nay sao đường xa thế nhỉ? Chạy mệt người nó loạng choạng, chập chờn. Du đứng lại khi biết chắc đã thoát hiểm. Nó thong thả tiến vào hẻm.
Lũ trẻ con ban nãy đang từ trong đi ra, miệng hét to, thích thú:
"Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Đèn ngôi sao với đèn bươm bướm
Đèn thiên nga với đèn cá chép
Em đốt đèn này đến cung hằng"
Lũ trẻ chạy xô lại, bỏ cả hàng ngũ, vây quanh Du chúng reo lên:_trời ơi! Con Du ngon quá! Mày có cái đèn số dách! Bao nhiêu đó mậy?
Mặc cho lũ bạn lao nhao, ngắm nghía, vuốt ve. Du đắc thắng đứng im, cười hãnh diện.
Một đứa, nổi tiếng nhất trong đám, bỗng nhìn nó soi bói ranh mãnh._Thôi tao biết rồi! Mày ăn cắp? Phải hôn? Sức mấy mày có tiền mua cái đèn này? Chết mày rồi!
Du đứng chết lặng. Nó cố gắng to giọng:_Ai bảo mày thế? Tao mua đó.
Lũ trẻ bỗng nhốn nháo hẳn lên. Chúng hạch hỏi rồi lại chế nhạo. Du lúng túng, giật nhanh chiếc đèn, bỏ chạy.
Đám bạn Du đuổi theo sau, hò hét như đám giặc. Du hốt hoảng, cố sức, chạy nhanh hơn. Có giọng đe dọa:_Chết mày rồi! Vô trường tao mét cô. Cho mày bị đuổi học chơi...Lỗ tai Du lùng bùng mồ hôi nó toát ra. Chết thật! Cô giáo biết được không khéo bị đuổi thật chứ không lôi thôi đâu!
Hoảng sợ Du vất nhanh chiếc đèn, tiếp tục căm cổ chạy. Trong cơn hấp tấp Du vấp phải một chiếc ghế. Ghế đâu mà đặt tai ác! Du nhoài người đứng lên. Bỗng, Du hồn phi phách tán! Trời ơi! Bà hàng! Bà đang đứng chắn ngay trước mặt nó. Tiện tay bà nắm lấy tóc con bé, miệng rít: _Con mất dạy! Đồ lưu manh! Đồ ăn cắp! Này! Ăn cắp! Này...
Mỗi tiếng "này" bà ta lại giơ thẳng cánh tay, vả vào mặt Du bốp bốp.
Trong cơn thảng thốt, Du tự hỏi, làm gì bà ta biết được? Hồi Du lấy làm gì có ai thấy? Bây giờ, Du đang tay không cơ mà!
Du cố gỡ bàn tay to lớn của bà hàng, nó van vỉ: _Hỏng có! bà ơi! Con đâu có lấy gì của bà! Bà xem con này! Đâu có gì.
Mặc cho Du van lơn bà hàng thẳng tay tiếp tục. Du đau đớn gục đầu, nức nở chịu trận đòn...
Ba Du mệt nhọc đẩy xe vào hàng hiên. Gương mặt sạm nắng, lấm tấm mồ hôi. Hơn chín giờ đêm rồi! Hôm nay chạy xe có mòi khá hơn thường lệ. Ông đưa mắt nhìn vào nhà, tìm kiếm:_Bà đâu? Con Du đâu rồi hỏng thấy vậy ha?
Mẹ ngồi trên ghế chống tay lên cằm, dài giọng:_Nó kìa! Ngủ trên tấm vạt đó! Đòi chơi đèn, đòi mua đèn! Tôi hỏng cho! Kiếm đâu được cái đèn dầy mo, đốt cháy rồi! Tôi mới cho một trận nên thân đó đa!
Mẹ nó kể lể:_Nhà nghèo mà hỏng theo phận nghèo! Cứ đòi đèn với đuốc thật tức mình!
Ba Du giọng dễ dãi: _Nghĩ cũng tội nghiệp nó chứ bà! Mấy năm nay có được cái nào đâu! Toàn là chơi đèn lon sữa bò! Đây nè! Bữa nay chạy xe khá, tui mua cho nó cái đèn đây! Kêu nó dậy đi!
Mẹ Du đứng lên. Ba Du từ cửa bước vào, lủng lẳng trên tay chiếc đèn. Mẹ nói giọng tiếc xót:_Trời ơi! Nghèo mà xài sang! Bao nhiêu vậy?
_Trăm đó! Tui kèo nài,người ta bớt được hai chục. Không thì tới trăm hai. Kệ cho nó chơi năm nay đi bà. Du à! Dậy chơi đèn đi con!
Mẹ Du im lặng. Nghĩ cũng tội nghiệp con bé!
Tiếng thút thít của Du làm mẹ nó giật mình! Nãy giờ bà cứ tưởng con đã ngủ. Tội chưa khóc từ đó tới giờ.
Bà cất giọng nhẹ nhàng:_Thôi! Dậy lấy đèn chơi đi, khóc gì nữa?
Du vẫn thút thít nằm im, tiếng ú ớ trong cổ họng, tay đưa về phía trước bâng quơ. À con bé chắc đang nằm mơ! Chiêm bao sao mà khóc dữ vậy kìa?
Mẹ nó nghe thoáng hối hận trong lòng. Hồi nãy bà đánh con bé cũng hơi quá tay. Đến bên con, bà lay vai Du: _Du! Du à! Dậy chơi đèn đi con! Du!
Du bàng hoàng mở mắt. Ánh ngọn đèn dầu lung linh. Đúng  bà hàng đang nắm vai nó. Du tiếp tục van vỉ, nước mắt chan hòa:_Dạ! con hỏng có! Tha con đi
Mẹ Du thấy điệu bộ của con, từ ngạc nhiên bước sang hoảng sợ, càng lay mạnh vai nó:_Gì vậy con? Du? Má làm gì mà tha?
Ba Du đưa chiếc đèn đến bên nó:_Bà đánh nó dữ lắm sao? Coi nó hoảng sợ kìa! Du! Ba mua cho con nè!
Nó hoang mang nhìn ba nhìn má, chiếc đèn:_Bà hàng đâu rồi ba má? Đèn nào vậy?
_Con này ngớ ngẩn! Bà hàng nào đem hàng vào nhà mình bán? Ba mày ổng mới mua về cho mày đó. Xách đi chơi đi. Đòi cả mấy bữa nay!
Du dụi mắt, cố định thần. Rõ ra một cơn ác mộng! Thật hú vía! Sung sướng thay, vừa rồi chỉ là một cơn mơ!
Du càng sung sướng hơn với sự thật trước mắt. Trên tay ba nó , con cá vây dài mà Du từng ao ước, đang há mõm, vẩy lấp lánh.
Du quẹt vội nước mắt. Nó nhảy thót xuống đất, đến bên cha, cẩn thận đón lấy chiếc đèn. Thích mê đi cho lũ bạn hết chê đèn xấu.
Ba má Du tần ngần đứng dựa cửa, nhìn con đang hân hoan xách lồng đèn ra nhập bọn với lũ trẻ. Hai người đều thấy lòng mình mở hội, miệng không dấu được nụ cười.




Thay đổi trang: << < 434445 > >> | Trang 44 của 72 trang, bài viết từ 646 đến 660 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9