Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 46 của 72 trang, bài viết từ 676 đến 690 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dzuylynh 05.10.2012 06:02:10 (permalink)
0


o0o




https://www.box.com/shared/jtdzreroj4sjmq7h6i3a


M Ắ T L Á

sáng tác & trình bày Dzuylynh
album Ở giữa là mùa thu | bccb
( đến Ja. )

ngoài trời chiếc lá bay mang mùa thu về
nào em có biết!
hay là em có quên!
tým thẫm hòang hôn tým nỗi buồn...
chiều ...
có đôi chiêc lá quấn quít bên nhau
cùng buông mình trong nuối tiếc ngày xanh
đôi mắt lá?
có phải không?
chớm thu tiển người như cành tiễn lá
mình xa nhau từ một dạo vỡ mối duyên đầu
lá rơi ...lá rơi...về đâu!
hỏi lá kia biết lá về đâu?
cho lời thơ em nức nở canh thâu
tình yêu đã ra đi chỉ còn đôi mắt lá bơ vơ
lá ngẩn ngơ
thẩn thờ...
khi tình đã ra đi
chỉ còn
đôi mắt em ở lại
tròn
như vòng khói thuốc trên tay
trong anh
nghe tiếng thu điệp từ dĩ vãng
tým mùa thu,
tým nỗi sầu hoang liêu...
ngã xuống chông chênh triền nhớ
giọt sương bềnh bồng rơi ướt đôi mắt lá
mắt em...
buồn ơi... mùa thu ơi ...

.dzuylynh.Nov 11.2012.
<bài viết được chỉnh sửa lúc 09.10.2012 16:44:07 bởi dzuylynh >
dzuylynh 05.10.2012 06:04:25 (permalink)
0
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2012 01:54:46 bởi dzuylynh >
Phù vân 05.10.2012 07:48:25 (permalink)
0
ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

mời qúy bằng hữu dạo một vòng các quốc gia có truyền thống thưởng ngọan về lọai nước giải khát thuần khiết lâu đời nhất trên hòan vũ này với Phù Vân nhé ! 
Từ lâu , nghệ thuật uống trà đã được nâng lên thành ĐẠO  : TRÀ ĐẠO.
Đạo Trà khác hẳn với đạo thơ , đạo nhạc , đạo tranh , đạo văn... ! 


TẢN MẠN VỀ TRÀ ( còn gọi là CHÈ )   Phiếm Luận Về Nghệ Thuật Uống Trà - Trà Đạo 


Trà Sen và phong cách uống trà Việt Nam 


Muốn có trà ngon người ta phải ướp từ những loại trà khô như là trà mộc (black tea), trà xanh (green tea) hay trà Ô long có màu nâu sẫm. Ướp trà là một kỳ công phối hợp tinh tế giữa phong cách tao nhã, sành điệu và "ỷ thuật vi tế”. Ướp trà thường dùng các loại hoa sen, hoa cúc, hoa ngâu, hoa lài, hoa sói. Mỗi loại hoa làm cho trà có một hương vị khác nhau. Ðôi khi người ta ướp với cam thảo hay sâm để khi uống trà cảm thấy vị ngọt ở cổ họng và tinh thần phấn chấn. Trà ướp hoa là hội tụ đỉnh cao của cái tinh tế, phong cách tao nhã, thanh lịch và sành điệu của người Tràng An. Trong đó, hoa sen là thứ hoa thông dụng nhất mà cũng quý nhất, ướp trà ngon nhất. Ðiều này được nhiều nhà trà học lý giải "bởi quan niệm về hoa sen trong đạo Phật của người Á Ðông. Hoa sen vốn dĩ là thứ hoa rất thanh cao mọc lên từ bùn lầy, điều đó tương tự như chữ Danh mà người quân tử rất coi trọng vậy". Hương hoa sen là những gì tinh tuý của trời đất tụ lại. Vì vậy, trà ướp sen là vật phẩm quý giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. Còn theo Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791) thì "Cây sen hoa mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, được khí thơm trong của trời đất nên củ sen, hoa sen, tua, lá... đều là những vị thuốc hay". Sen để ướp trà phải dùng loại sen bách hoa, phía bên trong các cánh hoa lớn có hàng trăm cánh nhỏ ôm sát vào nhau, che úp nhụy hoa, gạo sen và gương sen. Mua sen bách hoa về,(hoa sen phải hái trước lúc bình minh, phải lựa những ngày nắng ráo, tránh sau ngày mưa ) bóc từng lớp cánh sen, kế đến tẽ những hạt trắng ở đầu nhụy hoa (gạo sen), trộn chung với trà, ủ trong vò kín từ một đến hai ngày cho gạo sen quắn lại rồi mới đưa trà lên sấy khô bằng than hay bằng nước nóng cách thuỷ. Phải giữ cho nhiệt độ vừa phải và điều hoà để không mất mùi hoa. Ứơp một kí-lô trà phải dùng tới hàng trăm bông sen, và phải làm nhiều lần như thế mới dùng được. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát. Uống một tách trà vào thấy tinh thần tỉnh táo, thoải mái làm sao! Nhiều nghệ nhân về trà còn tiết lộ: "Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại "một tôm hai lá" và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, để từ 2-3 năm nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 800-1000 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Ðồng Trị, Thuỷ Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây hoặc là sen ở hồ Tịnh Tâm-Huế (sen ở đây to và thơm hơn sen những nơi khác)." Cụ Nguyễn Tuân ca ngợi kiểu ướp hương trà bằng cách bỏ trà mạn vào bông sen mới nở, buộc lại. Thực ra, cách chơi ngông đó của Cụ Nguyễn vừa rất cầu kỳ vừa không để trà được lâu (hay bị mốc) và hay bị mất hương, chỉ có thể dùng cho lượng trà rất ít và phải uống ngay. Trà Phong Việt Nam (Phong cách uống trà Việt Nam) Người Nhật có lối uống trà rất khác biệt với các dân tộc khác, khi uống trà họ phải tuân giữ một vài nghi thức nên gọi là Trà đạo. Ðối với Trung Hoa và Việt Nam, lối uống trà chỉ được coi như là nghệ thuật mà thôi, nghệ thuật thì không cần phải khuôn sáo hay công thức. Phong cách uống trà của Việt Nam không hề bị ảnh hưởng của Tàu hay Nhật như quan niệm cuả nhiều người. Nghệ thuật uống trà phản ảnh phong cách văn hoá ứng xử của người Việt Nam.Trong gia đình truyền thống, người nhỏ pha trà mời người lớn, phụ nữ pha trà mời các ông. Người ta có thể uống trà trong yên lặng suy gẫm như để giao hoà với thiên nhiên, như để tiếp cận giữa con người với môi trường, như để nhận xét, để thảo hoạch những dự án phúc lợi cho đại chúng. Khi đã trở thành thói quen rồi thì khó mà quên được.Trà đồng nghĩa với sự tỉnh thức, sáng suốt, mưu cầu điều thiện, xa điều ác. Theo truyền tụng, hình thức uống trà được khởi nguồn từ các chùa chiền gọi là Thiền Trà. Các nhà Sư thường uống trà trước các thời công phu sớm chiều. Cuộc đời trần tục nhiều hệ lụy, trà giúp cho con người tỉnh được mộng trần, rửa được lòng tục, xoá tan cảm giác tĩnh mịch chốn thiền môn. Ngày nay chỉ còn ngôi chuà Từ-Liêm ngoài Bắc là giữ được nghi thức Thiền Trà này. Sau đó, trà được ưa chuộng trong giới quý tộc, trong cung đình như là một bằng chứng của sự quyền quý, để phân biệt với giai cấp thứ dân trong xã hội phong kiến. Kế đến, trà chinh phục các tầng lớp trung lưu, nhất là các nhà Nho, các chú học trò "dài lưng tốn vải ăn no lại nằm", mượn bộ ấm trà để bàn luận văn chương thi phú, để tiêu khiển giải trí sau những giờ điên đầu vật vã với tứ thư ngũ kinh. Do đó, dần dà uống trà là một lối tiêu khiển thanh đạm được tất cả mọi giới ưa chuộng. Pha trà mời khách cũng phải tốn nhiều công phu hàm dưỡng và trở thành một nghi thức. Trà-phong Việt Nam thật là trân trọng ở cách dâng mời nhiều ngụ ý. Dù mưa nắng, sớm chiều, buồn vui khách không thể từ chối một chung trà trong khi gia chủ trang trọng hai tay dâng mời. Mời trà là một hành vi biểu hiện phong độ thanh nhã và hiếu khách của hầu hết các gia đình Việt Nam. Kỵ nhất là tiếp khách bằng những tách trà còn đóng ngấn hoen ố nước trà cũ. Cũng không bao giờ tiếp khách bằng một ấm nước trà nguội. Tách trà tiếp khách là thể hiện những tình cảm tối thiểu nhất, không thể tuỳ tiện coi thường, dù không nhất thiết phải là loại trà thượng hảo hạng. Uống trà cũng phải uống từ ngụm nhỏ, để cảm nhận hết cái dư vị thơm ngon cuả trà, cái hơi ấm cuả chén trà tỏa vào hai bàn tay ấp ủ nâng chén trong muà đông tháng giá, làm ấm lòng viễn khách. Uống trà là một cách biểu thị sự tâm đắc, trình độ văn hoá và cảm tình cùng người đối thoại. Trong ấm trà ngon, người cùng uống tâm đầu ý hợp, dưới ánh trăng thanh gió mát, ngắm khung cảnh tĩnh mịch của núi rừng mà luận bàn thế sự thì không còn gì thú vị hơn nữa. Chỉ có những tao nhân mặc khách mới thưởng thức được trọn vẹn cái phong vị cuả cách uống trà này, chứ không phải như kẻ phàm phu tục tử bưng ly trà to tổ bố lên uống ừng ực, người ta gọi là "ngưu ẩm" hay là uống như trâu uống nước. Ngoài các lối uống trà đơn giản đến cầu kỳ trong các gia đình Việt Nam, các cụ ngày xưa còn có những hình thức hội trà. Ðó là uống trà thưởng xuân, uống trà thưởng hoa, uống trà ngũ hương. Hội trà là tụ họp những người bạn sành điệu cùng chung vui trong các dịp đặc biệt hoặc có hộp trà ngon, hay có một chậu hoa quý hiếm trổ bông, hay trong nhà có giỗ chạp. Thưởng trà đầu xuân là thói quen cuả các cụ phong lưu, khá giả. Trước tết, các cụ tự đi chọn mua các cành mai, đào, thuỷ tiên hay các chậu hoa lan, hoa cúc ở tận các nhà vườn, và chuẩn bị đầy đủ các thứ cần thiết, nhất là một hộp trà hảo hạng. Sáng mồng một, cụ pha một bình trà và ngồi chỗ thích hợp nhất, thường là giữa nhà. Cụ ngồi tĩnh tâm, ngắm nhìn những đoá hoa nở rộ, thưởng trà. Khoảng 8 giờ sáng, cả đại gia đình sum họp quanh bàn trà chúc thọ cụ và nghe những lời dặn dò của Cụ. Trẻ con thì chờ lì xì. Uống trà thưởng hoa quý như hoa Quỳnh, hoa Trà, cũng là cái thú của nhiều người. Khi nhà cụ nào có một chậu hoa trổ, cụ chuẩn bị và mời các bạn già sành điệu tới ngắm hoa, luận bàn thế sự, hay dặn dò con cháu. Hội trà ngũ hương chỉ giới hạn có năm người thôi. Trên khay trà có năm lỗ trũng sâu, dưới các lỗ trũng đó để năm loại hoa đang độ ngát hương : Sen, Ngâu, Lài, Sói, Cúc. Úp chén trà che kín các hoa lại rồi mang khay để trên nồi nước sôi cho hương hoa bắt đầu xông lên bám vào lòng chén. Pha bình trà cho thật ngon rót đều vào từng chén, mỗi người tham dự sau khi uống trà phải đoán hương trà mình đã uống và nhận xét. Sau mỗi tuần trà lại hoán vị các chén trà để mọi người đều thưởng thức được hết tinh tuý của năm loại hoa. 



 BÀI 2 : Nghệ Thuật Gốm Trà Việt Nam 

Việt Nam đã biết đến trà thời Ðông Hán, nhưng trà đạo Việt thành hình vào đời nhà Ðường, theo các nhà sư Phật giáo và Giao Châu. Sách Trà Kinh của Lục Vũ nhập đề rằng "trà là loài cây lớn ở phương nam". Chứng tích trà đạo Việt còn lưu lại trên những bình bát trà gốm Việt Dao từ thời bắc thuộc, lên đến tột đỉnh thời Phật giáo Lý, Trần. Ðạo trà Việt cổ là đạo mà không đạo, đạo vô môn quan: không cửa vào, không lối ra. Tương truyền Bồ Ðề Ðạt Ma từ Tây Trúc sang Tàu chín năm ngồi ẩn trong hang thiền định. Mắt sụp xuống buồn ngủ, ông cả giận bứt mi mắt vất xuống đất, chỗ ấy mọc thành cây trà đầu tiên. Chuyện hoang đường này cốt đồng hóa trà cho sự thức tỉnh Ðịnh Huệ. Hoa ngữ Ch"a (Trà) và Ch"an (Thiền) nghe đồng âm và đồng nghĩa. Từ đó, trà là bạn người tu thiền như hình với bóng. Tổ thứ sáu thiền Tào Khê là Huệ Năng, tự nhận là người Man di miền Ngũ Lĩnh, xứ của trà. Lục Vũ là một cuồng sĩ đất Hồng Tiệm đời Ðường, thường lang thang ngâm thơ rồi khóc rống. Ông để lại cho đời sách Trà Kinh gồm ba quyển bàn về trà, gốm trà, cách pha và uống trà, được người đời sau gọi là ông tiên trà, thờ làm sơ tổ trà đạo Trung Quốc. Trà Kinh chép: Trà là loài cây quý ở phương Nam, cây như cây qua lô, lá như lá chi tử, hoa như hoa bạch tường vi, trái như trái banh lư, nhụy như nhụy hoa đinh hương, mùi vị rất hàn (lạnh). Sách Quảng Bác Vật Chí chép: cao lư là tên riêng của một thứ trà, lá to mà nhụy nhỏ, người nam dùng để uống. Trà Kinh lại chép: "Người phương Nam có cây qua lô giống như lá trà non mà nhụy đắng, giã nát ra pha trà mà uống thì suốt đêm không ngủ. Ở Giao Châu và Quảng Châu người ta rất quý thứ này, hễ có khách đến nhà thì trước hết bày ra đãi khách". Theo lời Ðào Hoàng Cảnh, một ẩn sĩ tài hoa đời Nam Bắc Triều thì bọn xử sĩ trong thiên hạ rất chuộng thứ trà này. Theo sách Nghiêm Bác Tạp Chí trích lời Lý Trọng Tân học sĩ nói: "Trà ở Giao Chỉ như rêu xanh, vị cay gắt gọi là trà đăng" (tức là mạt trà). Những núi ở huyện Ngọc Sơn, tỉnh Thanh Hóa có trồng thứ trà này. Cây trà mọc liên tiếp che khắp rừng. Người bổn thổ hái lá, giã cho nát, phơi khô trong bóng mát, nấu mà uống, tính nó hơi hàn, có thể làm mát tim phổi và ngủ ngon. Cửu Chân, tên gọi Thanh Hóa đất Việt cổ có: núi đặt tên chữ là Trà Sơn, người ta gọi nôm là núi Chè. Sách An Nam Chí lược chép: nhà Trần mỗi lần đi sứ nhà Nguyên đều cống trà thơm làm thổ sản quý. Cái đẹp của Bát Trà Ðời xưa, khi nhà Tống bên Tàu dựng nghiệp, chọn núi Thiên Mục ở Triết Giang làm chủ sơn, phúc địa mong cầu vững bền triều đại. Nhà Lý bên ta chọn núi Tiên Du; cũng như nhà Trần ngóng về núi Yên Tử, nơi vua dựng nhà Trần lui về ẩn tu sau việc nước. Từ thuở triều Hán, Ðường, Tùy sứ ta đã chế được thứ gốm tên gọi Việt Dao. Gọi tên như thế để chỉ thứ "men tro" trổ màu xanh biếc như ngọc cổ. Sách Tàu chép Việt Dao phát sinh từ Nam Việt miền Ngũ Lĩnh, chứ không nói rõ đất Giao Châu, Cửu Chân. Di chứng khảo cổ học, trên đất ta nay tỏ rõ thời ấy ta đã làm được gốm Việt Dao, mà lại làm một số lượng rất lớn, khởi từ những giọt men xanh nhiễu đọng trên thân gốm, mà nay xếp vào loại gốm "Hán bản địa". Từ màu xanh bích ngọc đời Bắc thuộc đến màu xác trà đời Lý, Trần, những bát trà Việt ra đời song song bát trà Ðường, Tống bên Tàu. Người Việt vẫn trung thành sở thích sắc màu Việt Dao của dân tộc đến mãi thế kỷ 15. Hóa ra Việt Dao là chữ gọi dân tộc ngày nay ta vẫn mang tên, là người chế ra men gốm tiền thân gốm men ngọc (proto-celadon) lừng lẫy Ðông phương. Ðời Lý, Trần đã làm ra rất nhiều các thứ liễn, bình đựng nước pha trà đi đôi với các loại bát trà mang thần thái đặc thù Ðại Việt. Bình trang hoàng tòa sen chạm nổi, âu bát vóc dáng chẳng khác nào bình bát các tăng sư. Làng nào cũng có đình chùa. Bát trà cũng là vật không thể thiếu được trong các đồ tế nhuyễn bày trên điện thờ, cũng như cúng vào chùa chiền để các sư uống trà. Nghệ phẩm từ các làng gốm như chở chuyên hồn đạo, tiếng chuông mõ sớm hôm, mùi trầm nhang quyện trong không gian lũy tre làng trên đất nước. Thiền gốm Lý, Trần đã mang cung cách rất Việt Nam. Văn bia đời Lý do sư Pháp Ký soạn cho thầy là sư Tịnh Thiền ghi rằng "Chỗ uống trà là chỗ thập phương thí chủ dồn về". Chỗ uống trà tức là cửa Phật. Nay ngắm những trà khí cổ, ta mới biết phép uống trà Việt lồng trong thiền vị từ thuở đầu dựng nước, đưa hình sắc của tâm linh đến cả đại chúng. Bát trà Việt trong trà đạo Nhật Tại nền chùa cổ Dazaifu Kanzeon-ji người ta đào được những mẫu gốm vỡ của bát trà Ðại Việt đời Trần, kề bên mảnh ván mục còn đọc được vết mực ghi niên đại tương đương năm 1330. Trước đó, đã có những trà khí Ðại Việt xưa hơn vào chốn tăng đường Nhật. Ðầu thế kỷ 13, thượng sư Eisa từ Trung Hoa mang về Nhật Bản lần đầu giống cây trà. Sau đó, đệ tử Ngài là sư Dogen sang du học tại chùa Thiên Mục Sơn, khi về nước có người hỏi sư học được gì, sư đáp: "Không có chi nhiều ngoài pháp an tâm". Pháp an tâm sư mang về cùng trà đạo và bát trà Thiên Mục (tiếng Nhật gọi là Temmoku). Dogen được coi là sư tổ của trà đạo Nhật Bản vậy. Cũng như Ðại Việt, bấy giờ Phật giáo Nhật bén rễ vào giới thế quyền. Tăng sư là khách quý của các sứ quân và bọn phú hào. Họ học Phật rồi tiêm nhiễm luôn đạo thưởng trà. Uống trà nhằm luyện con người khu trừ những chướng ngại phiền não, để đạt chỗ rốt ráo của an bần lạc đạo, hòa đồng với Tự Nhiên, tức là Chân Như. Uống trà, hành trà đạo phải có các trà khí mà ngành gốm Nhật bấy giờ rất phôi thai. Nên trà gốm từ Cao Ly, Trung Quốc, Ðại Việt đưa sang giá đắt, chỉ giới hạn trong hàng sứ quân và đại phú. Thay vì hấp thu nếp thanh bần, họ bèn mượn trà đạo làm trò trà dư tiêu khiển, đặt ra các quy tắc kiểu cách (Cha No Yu), muốn vào phải qua cổng Hữu Môn Quan. Trà đã đưa thiền vị đạm bạc vào trú ngụ chỗ đền các xa hoa. Trong khuôn viên cung đình nguy nga, các chúa công sai dựng nên trà thất bắt chước lều cỏ bần hàn của ẩn sĩ để hành trà đạo. Còn bên nước Việt, đạo đã từ cung cấm ra đi, bỏ phú quý phù vân để phiêu bồng nơi cảnh thật của "rừng trúc lắm chim" (Trúc lâm đa túc điểu) như thơ ngài Huyền Quang. Các vua Lý, Trần bỏ kinh về núi, thực hiện hạnh tầm đạo dẫm theo bước của thái tử Tất Ðạt Ða. Từ bát trà Thiên Mục, về sau trà gốm Trung Quốc xa lìa hồn đạo, ngày càng tinh kỳ sắc sảo để thỏa mãn thị hiếu vua quan, kẻ nhà giàu thích trưng bày đồ mỹ ngoạn, thành kỹ nghệ xuất đi các nước. Lấy cảm hứng từ mầu xanh xác trà Việt Dao (proto-celadon), gốm Trung Quốc tiến hóa thành mầu men ngọc xa hoa (celadon), của lò Diệu Châu Bắc Tống, lò Long Tuyền Nam Tống. Trong khi nước Việt vẫn chuộng giữ mầu xác trà "thuận tự nhiên" cốt cách đạm bạc của tổ tiên. Khi các trà sư Nhật ra tay đón nhận bát trà Việt ấy, con mắt trong tâm hồn họ như thoát nhiên thể ngộ được ấn chỉ tâm truyền ấy. Quan hệ Trung Quốc, Nhật Bản sinh thù nghịch từ thế kỷ 14, hồi quân Nguyên Mông sang đánh Nhật, bị ngọn Thần Phong diệt. Khi nhà Minh lên ngôi, từ năm 1371 ra lệnh cấm dân duyên hải xuất ngoại. Ðến năm 1567, mới bỏ luật này, nhưng vẫn cấm vượt biển sang Nhật Bản vì nạn "Nuỵ khấu" (cướp lùn), quẫy nhiễu bờ biển Trung Quốc. Suốt mấy thế kỷ đó, Nhật đã tìm thấy nơi Ðại Việt của nhà Lê nguồn cung cấp tơ sống và gốm sứ. Lúc này Ðại Việt đã làm sứ vẽ lam. Gốm sứ trà Việt nhập vào Nhật Bản nhiều hơn trước, đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật trà đạo Nhật Bản đang hồi cực thịnh. Không gò gẫm tỷ mỷ như bàn tày nghệ nhân đời Minh, mấy nét đơn sơ trên gốm Việt phóng bút cảnh chim trời, cá nước, sơn thủy, tùng thạch v.v... xuất cái thần vị Thiền Lão, chẳng khác nào tranh tốc họa Sumi-e, và thuật thư pháp, rất hợp với tâm hồn trà nhân Nhật, làm họ say mê. Vẽ gốm như vẽ tranh Thiền. Di sản tranh cổ họa Việt Nam ngày nay chừng như có thể thấy trên gốm cổ. Nhật Bản là một dân tộc hoài cổ và có khiếu thẩm mỹ từ những vật nho nhỏ. Ngày nay trong các viện bảo tàng khắp nước này trân quý giữ những món trà khí Việt từ đời Lý - Trần - Lê - Mạc đã liên tục đến Nhật Bản qua bao thế kỷ. Trong hậu sảnh những thiền viện xưa, còn cất giữ những đồ tế nhuyễn và trà khí làm bởi những nghệ nhân vốn là người mộ Phật ở xứ Việt xa. Và trong lâu đài cổ, truyền thừa các sứ quân và giới phú hào ngày nay còn gia truyền các bộ gốm sứ Việt Nam làm báu vật. Bộ sưu tập gốm Việt trứ danh nhất của dòng họ thương nhân Ozawa Shrouemon từ Hội An trở về Nhật Bản năm 1638, khi chúa Tokugawa cấm dân Nhật xuất dương. Chiếc bát vẽ mầu "Beni-Annam" ngày ngày chúa Tokugawa ưa dùng thưởng trà nay là báu vật trong lâu đài của chúa ở Nagoya. Dòng trà gốm đầu tiên Raku đã mang dáng bát trà Lý, Trần. Về sau truyền thừa dòng gốm này và các trường phái khác thường mô phỏng theo mỹ thuật gốm nước ta. Họ gọi là Annam Yaki để chỉ cho dòng gốm hoa lam của lò Chu Ðậu, Bát Tràng ở Ðàng Ngoài thời Lê, Mạc; và Kochi Yaki, tức gốm Cochin China xứ Quảng Nam Ðàng Trong của chúa Nguyễn về sau. Sử Nhật chép vị sơ tổ dòng gốm Raku tên là Zengoro, còn một hiệp sĩ theo phò lãnh chúa Ashikaga, ông làm gốm tế nhuyễn cho thiền viện Kasuga, và trà khí cho tăng sư hành trà đạo. Con cháu về sau lấy đó làm nghiệp nhà. Truyền thừa đời thứ 10, Zengoro Ryozen vẫn làm gốm lối gia truyền, và khởi đầu bát trà lừng danh Raku. Ông còn biệt tài mô phỏng trà gốm của An Nam (Annam Yaki) và Cochin China (Kochi Yaki). Ðến đời con nối dõi, Zengoro Hogen là một nghệ sĩ tài hoa nhất trong dòng họ. Ông nổi tiếng chuyên làm gốm ba mầu (tam thái) kiểu Kochi Yaki, gồm mầu lục, tím đỏ và vàng, mỗi mầu ngăn cách nhau bằng những nét chạm nổi. Hogen được lãnh chúa Tokugawa đất Kishu thu dụng và sủng ái, ban cho chiếc ấm bạc chạm tên Eiraku (Vĩnh Lạc) lưu danh trên tác phẩm, coi tài nghệ ông ngang hàng các tuyệt phẩm đời vua Minh bên Tàu cùng tên, đầu thế kỷ 15. Chúa còn ban cho ông một ấn vàng, chỉ được dùng đóng tên lên các món trà khí được chúa chuẩn nhận. Năm 1659, một nghệ sĩ gốm người Tàu mà người Nhật gọi tên là Chin Gempin mở lò chuyên sáng tác những trà gốm bằng loại gốm tiêu biểu dòng Seto: mầu trắng rạn mịn tựa ngà cổ, mô phỏng kiểu gốm Bát Tràng của An Nam xuất sang Nhật Bản hồi trước. Ông trang trí trên gốm cảnh sơn thủy, hoặc đề thư pháp thơ cổ bằng mầu lam xanh. Dòng gốm Kutani, chuyên làm gốm mầu sặc sỡ, trong đó có loại bắt chước làm gốm sứ cổ Tàu, Việt. Năm 1810, thương nhân giàu có tên Yoshidaya Denyemon tái dựng lại những lò gốm đã đóng cửa ở Kutani, để phục chế kiểu gốm Kochi Ðàng Trong Việt Nam đời trước. Mokubei (1767-1833), là bậc văn nhân theo mẫu truyền thống đông phương. Ông làu thông kinh sách có khiếu làm thơ, vẽ tranh, tạo gốm, môn nào cũng tài hoa. Ông bắt chước làm các món sứ cổ, khéo léo chẳng phân biệt mới cũ đâu vào đâu. Ông đặc biệt mô phỏng các tiêu bản trà gốm Cochin China không sai sẩy, tác phẩm này nay trưng bày trong Viện Bảo tàng Nghệ thuật Tokyo. Thế kỷ 20, những nghệ sĩ học giả Tây phương nào đến Nhật Bản bị cuốn hút trong đạo vị nền văn hóa nghệ thuật Nhật, dĩ nhiên đều mê say các cổ trà gốm Việt tại Nhật Bản. Các tên tuổi: William Willets, Stephen Addis, Hugo Munsterberg, Hazel H.Gorham, John Stevens... dày công nghiên cứu và giới thiệu cái đẹp trong văn hóa Nhật đến Tây phương. Qua họ, thế giới lần đầu tiên biết đến bát trà Việt trong trà đạo Nhật. Lừng lẫy nhất là nhà nghệ sĩ gốm kiêm đạo gia người Anh Bernard Leach, từng trải suốt đời học hỏi và sáng tạo tại Nhật Bản, được lão sư dòng gốm Kenzan thu nhận và ban ấn truyền thừa. Trong sự nghiệp tầm thầy học đạo, ông học qua thuật làm gốm nung Kochi Yaki, tức gốm Ðàng Trong Việt cổ tại Nhật Bản. Ông trân quý vô ngần một bát trà gốm trắng sứt mẻ đời Lý trong bộ sưu tập riêng mình. Về già, ông là bạn tâm đắc của Shoji Hamada, một đạo sư gốm Nhật Bản. Cả hai thuộc vào hàng bốn tên tuổi thượng thừa của ngành gốm hiện đại. Cả hai đều ưa thích sưu tầm bát trà cổ Việt, dùng đó làm tiêu bản học bí quyết làm gốm của cổ nhân. Hai nước đều thấu nhập tinh hoa văn hóa Trung Quốc, nhưng nghệ thuật gốm trà Việt - chứ không phải Tàu - đã gây ảnh hưởng lớn trong lịch sử trà đạo Nhật, cho thấy tâm hồn và lòng rung cảm cái đạo Ðẹp của hai dân tộc đời cũ rất gần nhau. Nghệ thuật dân gian Nhật (mingei) mang những hình thái không khác mấy với nghệ thuật làng quê truyền thống Việt Nam. (Theo Tạp chí Xưa và Nay) 



Nghệ Thuật Trà Đạo Tại Nhật Bản


 

Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật. Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay. Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước
vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trước đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. 

 

Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà. 

 

Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường: ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu.


 

Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn. Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.

 

Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn theo NHK . 



  Nghệ thuật uống trà của Trung Hoa


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT UỐNG TRÀ CUẢ TRUNG HOA


Sự phát triển của trà tại TQ chia làm 3 giai đoạn 

• Giai đoạn 1: từ thời nhà Ngô đến thời nhà Đường: Chính thức theo lịch sử thì trà chỉ mới được đề cập đến từ thời Tam Quốc, và đến tận đời Đường, người Tàu vẫn chỉ dùng các loại trà mọc hoang chứ chưa trồng và chế biến thức uống này. Trà cũng chỉ lưu hành trong giới thượng lưu miền Nam Trung Hoa chứ dân dã cũng chưa uống và tục uống trà chưa được coi như một thú thanh cao. Quả thực thời kỳ đó hai miền nam bắc Trung Hoa đời sống cách biệt như hai thế giới. Về cách uống cũng khác biệt,giữa hai bờ đai giang và nhất là dân du mục ngoài Trường Thành thì uống trà pha sữa trâu bò, dê, ngựa. Đến đời Tùy nước Tàu thống nhất thì những sinh hoạt mới lan truyền ra những vùng khác. Tuy việc uống trà đã phổ thông nhưng vẫn có một số đặc điểm khác ngày nay: 
- Thứ nhất trà vẫn còn coi như một vị thuốc, chưa có mấy nơi coi như một thức uống. 
- Thứ hai trà do dân chúng vào vùng hoang sơn dã lãnh hái về chứ chưa biết trồng thành đồi, thành vườn để sản xuất một cách qui mô. 
- Thứ ba trà uống theo kiểu giản dị là hái lá vào đem nấu chứ chưa kiểu cách như sau này. Tới đời Đường, khi Lục Vũ viết cuốn Trà Kinh thì trà mới trở nên phổ biến. Từ đó trở đi, nơi nơi đều uống trà, trở thành một phong trào và sản xuất trà cũng thành một lãnh vực kinh tế qui mô, đem lại một ngân khoản lớn cho triều đình. Lục Vũ sinh ra và trưởng thành trong một thời kỳ thịnh trị văn hóa nhất trong lịch sự Trung Quốc , tại vùng Cánh Lăng, thuộc huyện Thiên Môn, tỉnh Hà Bắc ngày nay. Ông mồ côi từ nhỏ, được Trí Tích Thiền sư nuôi dưỡng trong Thiền Lâm từ bé. Dù ông không xuất gia, nhưng ông vẫn sống một đời đạo vị. Ông thích du lịch khắp nơi, luôn ẩn cư ở những vùng xa vắng. Sau này ôngrất nổi tiếng được vua và các đại thần ngưỡng mộ, các đại văn gia thi hào cũng rất kính trọng ông. Tên Lục Hồng Tiệm, tên tự này lấy từ Kinh Dịch “Hồng Tiệm Ư Lục, Kỳ Vủ Khả Dụng Vi Nhi” 
Lục Vũ là tác giả của quyển trà thư nổi tiếng “Trà Kinh”, mà người đời sau xưng tụng ông là “Trà thần”. Vì ông không những là người phê bình lớn, một học giả lớn về trà mà còn là một trà thủ khó ai sánh bằng. Đề thấy rõ tài năng pha trà của ông, có một câu chuyện kể thế này. 
Khi Lục Vũ bỏ chùa ra đi lần thứ hai, vị trụ trì chùa Long Cái và cũng là cha nuôi của ông đã không uống trà nữa. Đó là do ông có ai pha trà giỏi như Lục Vũ , và vị trụ trì cũng là một nhân vật nổi tiếng trong giới trà sĩ. Nhà vua muốn thử tài của hai người, xem có đúng như lời đồn hay không? Thế là nhân một dịp Lục Vũ được mời đến gặp vua, ông không cho ai biết vì muốn thử tài hai người và để hai cha con có cơ hội gặp nhau, nhà vua cho mời nhà sư trụ trì đến. Khi mời trà, lẽ dĩ nhiên nhà sư buộc phải dùng. Khi đó vua hỏi “Trà này có pha ngon bằng trà của Lục Hồng Tiệm không?”. Nhà sư nhắm một ngụm rồi đặt tách xuống không nói gì. Đến tách thứ hai, do chính Lục Vũ pha cho khách mà không biết đó là cha mình. Nhà vua thì đợi “lột áo” nhà sư. Nhưng vừa uống xong một ngụm, nhà sư bỗng sáng mắt vui mừng, lên tiếng “Muôn tâu hoàng thượng, tuyệt, tuyệt hảo, Lục vũ chẳng thể nào tài hơn thế được…” Nhà vua cả cười đứng dậy, cho mời Lục Vu ra cho hai cha con gặp mặt. Trà Trung Hoa có nhiều loại và thay đổi theo thời gian. Vào đời nhà Đường, người Trung Hoa phơi nắng lá và nghiền nhuyễn lá trà để làm nổi bật hương vị của trà. Sau đó, trà được đãi lược, hấp và ép vào khuôn đúc và đặt trong những gian phòng có nhiệt độ cao để sấy khô. Theo Bressett (1998) trà ép khuôn được dùng làm tiền tệ cho một số vùng tại Á Châu như tại Tây Bá Lợi Á, Mông Cổ, Tây Tạng và một số vùng biên giới phía Tây của Trung Hoa. Người Nga sống trong vùng Tây Bá Lợi Á ưa chuộng trà ép khuôn hơn các đồng tiền kim loại vì lợi ích thực dụng của chúng trong việc chữa các bệnh về cảm cúm. Trà ép khuôn có nhiều kích thước và được đóng dấu cho biết giá trị của chúng. Cách dùng trà loại này khác hẳn với cách uống trà ngày nay. Khi pha trà, một phần của bánh trà được bẻ ra, nấu với chút muối tương tự như cách nấu súp. Ðây là cách pha trà của thời kỳ còn sơ khai. Trà khi nấu lên còn được bỏ thêm nhiều gia liệu, hương liệu như: cốm, gạo, vừng, vỏ cam, sữa, chà là và đôi khi cả hành. Trong tác phẩm “Trà Kinh” (Kinh thư của Trà Ðạo), Lục Vũ “một nhà thơ, đệ nhất sứ đồ của Trà Ðạo” sống ở khoảng giữa thế kỷ thứ 8 đã miêu tả cách pha trà bánh (Ðoàn trà) như sau: nước để pha trà tốt nhất là nước sơn tuyền, rồi đến nước sông và các nguồn khác. Người ta đem trà bánh hong trước bếp lửa cho đến khi thật mềm rồi đặt giữa 2 tờ giấy tốt nghiền vụn ra. Khi nước sôi ở độ thứ nhất tức là có những bọt nước nho nhỏ như mắt cá bơi trên mặt nước thì bỏ muối vào. Ðến khi nước sôi độ thứ nhì tức là khi bọt nước trông giống như những hạt châu bằng pha lê lăn đi trong suốt thì bỏ trà vào. Ðến độ sôi thứ ba tức là sóng nước sủi lên sùng sục trong ấm thì đổ một thìa nước lã vào ấm để “trấn” trà và làm cho “nước hồi phục lại nguyên khí” rồi mới rót trà ra thưởng thức. Đời Đường, khu vực sản xuất trà bao gồm Giang Hoài, Lưỡng Chiết, Lãnh Nam, Phúc Kiến, Kinh Tương và từ đó tới nay vẫn là những địa khu chủ yếu. Theo Chu Trọng Thánh, việc phong thịnh đời Đường bao gồm ba nguyên nhân chính: 
- Thứ nhất, thời Đường giao thông đã phát đạt, các phương tiện chuyên chở đã cải tiến nhiều. 
- Thứ hai, sau khi cuốn Trà Kinh của Lục Vũ viết ra, phong trào uống trà càng lên cao. 
- Thứ ba, thời kỳ đó Phật giáo và Lão giáo hưng thịnh và việc uống trà tại các chùa chiền, miếu mạo rất phổ biến. 

Giai đoạn 2: sau Đường đến thời Tống: Trong lịch sử Trung Hoa, hoàng đế Huy Tôn (1082-1135) của nhà Bắc Tống được xem như vị có công lớn trong việc cổ vũ và phát huy một số ngành nghệ thuật như hội họa, thơ văn và uống trà. Bản thân ông là một họa sĩ chuyên vẽ về đề tài hoa điểu, và là một thư pháp gia (calligrapher) nổi tiếng. Ông cũng viết một số bài ca ngợi thú uống trà bột. Ông say mê các ngành nghệ thuật này đến độ không ý thức được việc đế quốc Kim, từ phương Bắc, sắp sửa thôn tính trọn vẹn đất nước của ông. Mạt trà trở nên thịnh hành, thay thế Ðoàn trà. Người ta bỏ lá trà vào cối đá xay thành bột rồi đem khuấy trong nước sôi bằng một thứ dụng cụ bằng tre tốt có một đầu chẻ ra thành nhiều mảnh. Muối và các hương liệu, gia liệu bị bỏ dần. Cách uống trà này được truyền sang Nhật Bản và phát triển thành một phái Trà Ðạo riêng biệt ở xứ “Mặt trời mọc”. 

Giai đoạn 3: sau thời Tống đến thời Minh – Thanh: Khi quân Mông Cổ chiếm trọn Trung Hoa và lập ra nhà Nguyên năm 1280, vị trí của trà bị lu mờ, một phần vì thời cuộc và một phần vì những người cai trị mới có sở thích dùng các thức uống của dân du mục Mông Cổ, như rượu sữa kumiss. Đến thời nhà Minh (1368-1644), trà không những được phục hồi vị trí vẻ vang của các thời Đường, Tống, mà còn thăng hoa như một nghệ thuật cao quý. Trong hoàng cung nhà Thanh, trà không những dùng để uống, mà còn được pha tiếp khách nước ngoài. Châu Nguyên Chương (1328-1398), người sáng lập ra nhà Minh, quyết định bỏ hẳn lối sản xuất trà ép khuôn và trà bột vì quy trình sản xuất các loại trà này đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Quyết định này là động cơ thôi thúc các nghệ nhân lò Cảnh Đức Trấn, tỉnh Giang Tây và lò Yixing, tỉnh Giang Tô vẽ ra nhiều kiểu ấm và chén tinh xảo cho cách thức uống trà mới. Trà bột nhường chỗ cho trà có dạng lá tự nhiên và có cách chế biến như ngày nay. Trà là nét văn hóa đặc thù trong nền văn hóa Trung Hoa, có sức lan tỏa mạnh mẽ. Ngày nay, những quán trà đậm chất Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trên đường phố, các khu thương mại,… Đến với nghệ thuật “ẩm trà”, chúng ta sẽ khám phá được những vùng đất nổi tiếng, phong tục, lễ hội, văn hóa và đời sống cư dân bản địa. Và đặc biệt, ta sẽ không quên những giây phút thư giãn bên tách trà xanh thơm mát, đậm đà. 

Theo Diễn Đàn Văn Hóa



Nghệ thuật uống trà Huế 

 

Một chén trà nâng mời bạn bè, một chén trà trò chuyện tâm giao, thú uống trà đã trở thành nếp sinh hoạt quen thuộc của người dân Việt Nam cũng như của nhiều dân tộc trên thế giới. Tuy nhiên, tuỳ theo nếp sống, văn hoá của từng dân tộc mà người ta thưởng thức trà với nhiều phong cách và phương thức khác nhau. Trong chén trà mở đầu câu chuyện chung ấy, với riêng Huế, uống trà là một nghệ thuật với bao sự sắp đặt công phu và cả những nghi thức của một vùng văn hoá .
Theo sách “ Trà kinh” của Thạc Sĩ Vũ Thế Ngọc , Việt Nam là một trong những nơi phát hiện cây chè đầu tiên trên thế giới . Từ cây chè xanh , qua nhiều công đoạn hái , tẩm , sao khô và chế biến mà người ta thu được một loại đặc sản khô gọi tên là trà . Có nhiều câu chuyện xung quanh cây chè xanh này ,  từ chuyện chiến tranh giành giật cây chè cho đến những chuyện nói về sự công phu của con người để chế biến ra những loại trà đặc biệt và cả những nghi thức uống trà đã được nâng lên thành ĐẠO như Nhật Bản . Và với Huế , uống trà cũng đã được nâng lên thành một nghệ thuật . 
Trước hết, uống trà theo kiểu cung đình Huế thì phải có một bộ đồ trà đúng kiểu . Không phải chỉ có một bộ đồ trà dùng cho suốt cả 4 mùa mà kiểu cách uống trà của Huế còn thể hiện ở chỗ có bốn loại chén trà dành cho bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Người Huế uống trà theo mùa còn gọi là thời trà. Trong bộ đồ trà ấy, những chén Tống, chén quân, dầm, bàn ... đều có những qui định riêng,chức năng riêng. Người Huế uống trà như là một hình thức lễ nghi, dẫu uống một người ( còn gọi độc ẩm ), hai người ( còn gọi đối ẩm ), ba người, bốn người hay nhiều người ( còn gọi quần ẩm) thì mọi thao tác vẫn được giữ nguyên, kể cả những cung cách pha trà, rót trà, nâng ly trà. 
Về nguyên liệu chỉ có hai loại đó là trà và nước. Nhưng chỉ riêng hai nguyên liệu này cũng đã có hàng ngàn trang viết. Sự cầu kỳ, công phu ở đây không bút mực nào tả xiết,  từ việc hái chè xanh ở hướng nào, giờ nào, cách ngắt ngọn ra sao, người thiếu nữ hái chè để móng tay dài bao nhiêu, cho đến việc ngâm tẩm, phơi, sao khô là cả những qui trình nghiêm ngặt. Cho nên mới có những câu chuyện về Trảm mã trà ( Trà ngựa ), Hầu trà ( Trà khỉ), Trùng điệp trà ( trà sâu), Tiên knhai trà ( Trà tiên) ... Nước để pha trà cũng có những câu chuyện dài, nước mưa hứng từ đâu , nước giếng thì giếng phải sâu như thế nào, nước suối thì lấy ở đoạn nào: đầu nguồn, giữa nguồn hay cuối nguồn .... Sự công phu ấy cho thấy trà không đơn thuần là một thức uống mà người ta đã lồng vào đó bao công sức và tâm huyết để nâng lên thành một nghệ thuật . 

Ở Huế còn lưu truyền câu chuyện hứng sương trên lá sen để lấy nước pha trà , còn trà thì được bọc trong hoa sen để có hương thơm tự nhiên. Đun nước để pha trà cũng là một nghệ thuật . Để có một bình trà ngon, nước đun sôi chỉ ở dạng sủi tăm, nước sôi già quá sẽ làm trà nhanh chín, hương thơm không còn. Tinh tế đến như thế thì người uống trà cũng phải có một tâm hồn nhẹ nhàng , luôn hướng đến những vẻ đẹp của đất trời, của con người thì mới thẩm thấu hết hương vị của chén trà. Cũng như nhiều quốc gia uống trà khác trên thế giới, thú uống trà của người Huế có xuất phát từ cung đình. Từ cung đình ra dân gian, tính chất nghi lễ và sang trọng giảm dần nhưng cái hồn của thú thưởng thức trà vẫn được giữ nguyên, bạn bè uống cùng nhau chén trà để tăng thêm tình thân thiết. Dẫu không uống tại lầu son, gác tía như các bậc vua chúa, quan quyền nhưng trong không gian đơn sơ, dân dã, chén trà vẫn được chủ nhân nâng hai tay mời bạn, khách và chủ đều tôn trọng nhau, chén trà vì thế vẫn nặng tình, nặng nghĩa. 

Trong thú uống trà của người Huế, có một điều đặc biệt là luôn đi kèm với một loại bánh đặc sản của Huế đó là các loại bánh in làm bằng hạt sen, đậu xanh, hoặc bằng bột nếp được gói bằng giấy màu ngũ sắc của Huế. Những ngày Tết, người Huế còn có thêm món mứt gừng. Đón chén trà nóng từ tay bạn hiền trao, nếm lát mứt gừng Kim Long nổi tiếng có vị ngọt ,hơi cay nồng ấm thế là như thấy cả một mùa mùa xuân đang về trong đất trời và trong cả lòng người. 

Thú vui uống trà bây giờ đã trở nên phổ biến trong đời sống của nhiều người dân Huế từ già đến trẻ. Người ta tìm thấy một sự tĩnh tâm, lắng đọng khi uống trà. Trong không gian xanh mướt của những ngôi nhà vườn xứ Huế, con người được giải toả khỏi những áp lực công việc, tìm thấy chính mình trong sự tĩnh lặng và sâu sắc mà hương vị chén trà đem lại. Đó chính là ý nghĩa cuối cùng của thú uống trà mà nhiều người đã chiêm nghiệm và thu nhận lại cho chính mình, làm giàu có đời sống tinh thần của bản thân và cũng là của vùng đất Huế. 

Việt Báo(Theo website Đài Phát Thanh Truyền Hình Thừa Thiên Huế) 
<bài viết được chỉnh sửa lúc 11.10.2012 22:15:08 bởi Phù Vân >
dzuylynh 05.10.2012 11:13:00 (permalink)
0


                                         

 
GẶP NHAU, CHÀO VỘI RỒI ĐI

gặp nhau chào vội rồi đi
như mây ngang núi tiếc gì trời xanh
thu sang lá lại lìa cành
thương chi nụ biếc tiếc anh lỡ làng
em qua một chuyến đò ngang
quay nhìn dĩ vãng bẽ bàng sông xưa
không duyên ướm mãi cũng thừa
phải duyên phải nợ hẳn vừa tình nhau
ngang cầu nhớ chạnh mùa ngâu
sao tua chín cái tìm đâu bây giờ
chi bằng nhặt lá đề thơ
treo nhành diênvỹ mơ hoa vô thường
gặp nhau chi để đọan trường
gặp nhau chào vội ai đường nấy đi
nhớ nhau ghi một vần thi
giấc trường lưu mộng thầm thì ánh sao
sao còn mãi tận non cao
em còn níu cánh nhạn chao lưng trời
chơi vơi hụt hẫng nửa đời
mai sau gặp... nhắn một lời, rồi đi!

lanchy.Sep.4.2012
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2012 01:43:12 bởi dzuylynh >
Tóc nâu 06.10.2012 03:41:11 (permalink)
0

Trích đoạn: dzuylynh

@ Tóc Nâu đâu rùi ! hừa hừa ! anh hai chờ được mời đi nhẩm phé đó nghen mi . hắn chẩu đâu mau ghê, mà còn rớt lại chiếc dép đứt quai nè trời !



Chán ghê nơi, có mỗi đôi dép đứt quai mà cũng bị rớt mất một chiếc ,...
Đi cà nhắc hoài mất đẹp, nên Tóc quay trở lại năn nỉ Nlynh cho Tóc xin lại chiếc dép. Chử hổng lẽ NLynh đem liệng xọt rác sao trời ...

Mời nhẩm cà phê hử NLynh ? Để Tóc lục túi coi còn đủ xiền hông nha? Nhè tui con nhà quê mà biểu mời ông anh đi uống cà phê sang trọng thì ... chít khỏe hơn!
Thui chuồn, đứng nói dóc hoài, ổng bực quá không trả dép thì ...khổ thân!

@ Thiên Thanh hay tt : bài phóng sự rất hay, về bển được đi khắp cùng vui ghê há. Hôm nào tt thử buông bút viết thêm cho TN đọc ké với nha.

@ Chị Trúc Lan : Xin chào ra mắt chị nha, được đọc thơ và nghe chị hát mà .... TN mê mẫn luôn!

Thân chúc cả nhà CLBTÂ một cuối tuần thật du dương, vui vẻ
Có một bức hình không chuẩn nhưng thích nên TN dán vào góp vui vậy



[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/E8B68F66FA664FF0B4063429D2DBA752.jpg[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 03:44:05 bởi Tóc nâu >
Attached Image(s)
dzuylynh 06.10.2012 05:31:11 (permalink)
0
Chán ghê nơi, có mỗi đôi dép đứt quai mà cũng bị rớt mất một chiếc ,...
Đi cà nhắc hoài mất đẹp, nên Tóc quay trở lại năn nỉ Nlynh cho Tóc xin lại chiếc dép. Chử hổng lẽ NLynh đem liệng xọt rác sao trời ...
Thân chúc cả nhà CLBTÂ một cuối tuần thật du dương, vui vẻ
Có một bức hình không chuẩn nhưng thích nên TN dán vào góp vui vậy


                             

Ui ! Xì...Xí bùm bum chiếc dép cũ xì đứt wai cho Tóc nà ! Lụm đi cưng... 
Nlynh merci em gái vô CLB thăm bạn bè và sẵn dịp... đòi dép nghen!
anh rất..vừa ý tấm hình Hoa Lá Nước này !
 
  Ngao Du


 

Lang thang cuối đất gầm trời

Ngao du sơn thủy một thời bể dâu

Thu về chạnh nhớ mùa ngâu

Tóc em Nâu thuở anh râu chưa dài

Chừ em vẫn nét trang đài

Nên anh sớm tối... nhuộm hòai cho xanh

Heo may sao cứ đành hanh

Thu sang vàng lá Tóc xanh đâu rồi?

 
lanchy
<bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 05:54:25 bởi dzuylynh >
#681
    Trúc Lan 06.10.2012 05:46:20 (permalink)
    5

    Hai ông quan Việt Nam ngày xưa ngồi uống trà

    Các loại trà TrúcLan đã sưu tầm từ 10 năm về trước, đã đóng thành sách... xin đem vào trang CLBTÂ góp cùng nLynh

    Trà Xanh: (green tea) Lá chè chưa qua sao tẩm gọi là chè xanh, tức là trà không ủ men, chiếm từ 80% tới 90% sản lượng ở Trung Quốc. Muốn được trà xanh, người ta rang lá trà trong chảo bằng gang. Rồi các lá được cuộn bằng tay hay bằng máy và lại được rang một lần nữa.

    Trà đen: (black tea) còn gọi là trà mộc, tức là trà ủ men, chiếm 90% sản lượng Ấn Độ. Điều chế trà đen phức tạp hơn trà xanh: phơi lá trà tươi trong khoảng 24 tiếng đồng hồ, xong rồi cuộn chúng bằng tay hay bằng máy, ủ men ẩm trong 3 đến 5 giờ, cuối cùng phơi khô trong không khí nóng.

    Trà Ô Long: (Oolong) được sao chế dung hòa giữa trà đen và trà xanh lá ủ lên men màu đen, nhưng nước trà có màu nâu thẫm. Chiếm 90% sản lượng ở Đài Loan.

    Trà sen: Thời vua chúa mỗi buổi sáng các cung nữ thường lấy nước sương còn đọng lại trên lá sen về cung pha trà. Hoặc bơi xuồng trên các hồ sen (ở Huế nhiều hồ sen) lấy trà bỏ vào các búp sen sắp nở, một lượng trà hảo hạng, trà hấp thụ mùi thơm của sen dưới sương đêm. Sáng hôm sau trở lại vạch cánh hoa lấy trà bỏ vacào lọ đậy kín không mất mùi hương, và đó là loại trà sen tuyệt hảo nhất.vac
    Trà Tước Thiệt: Theo Nguyễn Trãi ở Dư Địa Chí, đã kể đến trà Tước Thiệt (trà lưỡi chim sẻ) người ta gọi là trà móc câu thuộc giống Trà Mi ở vùng Sa Bôi nay là tỉnh Quảng Trị (ngày xưa thuộc Châu Ô, Châu Lý). Người Việt Nam có nghệ thuật ướp trà và uống trà.

    Trà Mi: Có tên khoa học Camellia chrysantha trong thời gian gần đây người Pháp tìm ra Trà Mi giống Việt Nam và được nhắc đến Trà Mi hoa vàng tên Camellia vietnamensis ở Cúc Phương, đẹp hơn Trà Mi hoa vàng gốc Nhật, hoa ít hơn. Loại Camellia baviensis ở núi Ba Vì hương thơm nồng nàn. Trà Mi Camellia baviensis đem về trồng thí nghiệm ở đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Hà Tây. Hoa lưỡng tính cánh trắng nhụy vàng to nở lâu tàn.

    Trà Hoa nữ: Thời xưa người ta chọn các trinh nữ, trong những ngày sạch sẽ hái trà.. nên gọi các trà ấy là trà Hoa Nữ.

    Trà Thanh Nữ: Loại trà nầy được ướp bằng mồ hôi cuả các cô gái còn trinh nguyên. Sáng sớm tinh sương, hàng đoàn các cô gái dưới 13 tuổi, mặc áo thun rộng, trôn áo cột sát vào người. Các cô lựa bẻ nhựng chồi trà non bỏ vào trong mình, cho đến chiều về, trà đầy trong áo, dưới ánh nắng mặt trời nung nấu và làm việc nặng nhọc, mồ hôi nhễ nhại toát ra ướt áo và thấm vào trà, các cô dùng luôn chiếc áo nầy cuốn lại để ủ trà nên gọi là trà thanh nữ.

    Trà sao suốt: dùng trà xanh hay trà mộc nguyên chất, sao chế bằng phương pháp thủ công, sấy trà bằng nhiệt trên chảo gang với một ngọn đèn cháy liên tục. nên gọi là trà sao suốt.

    Trà móc câu: dùng đọt trà non để pha chế, sau khi sao xong lá trà cuốn lại như hình móc câu. Song người sành điệu bảo phải gọi là trà "mốc cau" mới đúng vì lá trà tròn cánh, có mốc trắng giống như mốc ở cây cau. Phần đông người ta ưa thích loại trà pha ướp với các loại hoa Sen, Ngâu, Sói, Lài, Cúc, Lan. Mỗi loại hoa sẽ làm cho trà có một hương vị đặc biệt.

    Trà mật vịt: là trà xanh pha thật đặc như mật con vịt.

    Trà hạt: là nụ trà phơi khô.

    Trà bồm: hay trà "bánh" dùng toàn lá trà già khi đốn trà để chờ mùa xuân tới trà ra chồi non. Hai loại trà nầy không ngon, không hương, không vị.

    Chè Tà Xùa: Chè loại búp trắng cánh vàng, xuất xứ từ xã Tà Xùa (vùng cao Bắc Yên, Sơn La, Việt Nam). Nước chè có mầu nâu sẫm, mang vị đắng chát khi mới nhấp nhưng lại ngọt dần trong cổ họng, tạo hương vị lạ cho người thưởng trà.
    Rót chè vào chiếc chén Bát Tràng thật đẹp, chè Tà Xùa có một mùi hương có phần giống chè Thái Nguyên, lại có vị khang khác lan tỏa. Nhấp một ngụm chè, cảm giác đầu tiên là vị đắng chát sau đó dần chuyển sang ngọt, vị ngọt thấm sâu vào trong cổ họng làm tan đi sự mỏi mệt...
    Nước chè có mầu nâu sẫm không xanh như chè Thái Nguyên. Một ấm chè nhỏ nhưng sau bốn, năm lần thêm nước, màu nâu sẫm đó và hương vị chè vẫn còn giữ nguyên, những búp chè nở bung ra như những cánh hoa. Chè Tà Xùa kén nước lắm đấy, tốt nhất là nước suối của vùng này, nếu ở dưới xuôi thì phải là nước khoáng đun sôi mới ngon.
    Thật lạ, cây chè Tà Xùa chỉ ngon ở mảnh đất trồng ra nó, nuôi sống nó, như một đứa con gắn chặt với đất mẹ. Chè được bà con dân tộc Mèo sao tẩm trực tiếp. Hiện nay cây chè già nhất có lẽ ở bản Trung Trinh.

    Trà Thiết Quan Âm: Thiết Quan Âm là danh hiệu mà các đệ tử tôn xưng ngài Bồ Đề Đạt Ma. Vị sáng tổ thứ nhất của Phật-Giáo Bắc Tông. Vì ngài là người Ấn Độ, da đen và đắc đạo nên gọi Ngài là Thiết Quan Âm. Tương truyền khi ngài ngồi tham thiền tại núi Thiếu Thất, thường bị buồn ngủ, ngài cho là do tại mí mắt sụp xuống nên ngài lấy dao cắt bỏ mí mắt rồi liệng vào trong bụi rậm. Ít lâu sau nơi bụi rậm đó, đêm đêm có hào quang chiếu sáng,các đệ tử đến tìm thấy một bụi trà mới mộc lên cành lá tươi tốt, bẻ lá đem nấu nước uống thử thấy có mùi thơm ngát, vị ngọt tinh thần phấn khởi. Từ đó mọi người lấy lá trà ấy nấu nước cúng Phật gọi là Trà Thiết Quan Âm.

    Trùng Điệp Trà: Trùng điệp trà là phân của các con sâu trà ở núi Ly Sơn, tỉnh Thiểm Tây sau khi ăn lá trà thải ra được thu về sao tẩm lại...

    Trảm Mã Trà: Trảm Mã Trà là loại trà mọc hoang lưu niên trên núi cao Vu Sơn tỉnh Tứ Xuyên. Sơn dân ở đây dùng các con ngựa núi từ nhỏ đã được luyện uống nước trà thành nghiện để thu trà. Buổi sáng các con ngựa còn đói được lùa lên ăn lá trà và uống nước suối ở đỉnh núi. Chiều đã no căng bụng, chúng kéo nhau xuống và bị bắt mổ bụng để moi trà. Rồi trà được đem sấy khô, ủ kín.

    Bạch Mao Hầu Trà: Bạch mao hầu trà là loại trà ở núi Vũ Di tỉnh Phúc Kiến, bên Trung Hoa. Những cây trà này mọc trên ngọn núi cao, hiểm trở, cheo leo, người không thể leo lên được. Do đó họ nuôi những con khỉ trắng. Huấn luyện những con khỉ mỗi sáng sớm, khi còn sương mai còn đọng trên các búp trà non, đàn khỉ trèo lên, hái ngọn trà non đem về cho chủ biến chế thành trà thơn ngon. Ở bên anh có những tiệm bán trà mang tên "Monkey Tea- trà khỉ". rất đắt tiền.

    Về các loại hoa trà trân quí, nhà văn hào Kim Dung diễn tả như sau:
    Trà Thập bát học sĩ: đây là Thiên Hạ Đệ Nhất trà, cả khóm trà có 18 bông, màu sắc khác biệt, hồng thì toàn hồng, tía thì toàn tía, không một mảy lẫn lộn. Nhưng cả 18 đóa hoa mỗi đóa hình trạng khác nhau, mỗi đóa một vẻ, nở thì cùng nở, tàn thì cùng tàn.

    Trà Lạc đệ tú-tài: (thư sinh thi hỏng) là hạng sau thập bác học sĩ là. Loại nầy có 17 bông, các màu sắc lại tạp nhạp, không thuần nhất, to nhỏ không đều, nở sớm muộn không cùng lúc, giống như anh học trò thi rớt. Loại trà này phẩm chất kém cỏi, trồng chẳng cao sang, quý báu gì.

    Trà Thập Tam Thái Bảo: là 13 đóa hoa khác nhau trên cùng một cây.

    Trà Bát tiên quá hải: một cây sinh ra 8 bông hoa khác nhau.

    Trà Thất tiên tử: một cây trà có 7 bông khác nhau.

    Trà Phong trần tam hiệp: Một cây trà có 2 bông trắng và 1 bông tím. Hai bông trắng tượng trưng cho Lý-Tịnh, Cầu Nhiêm Khánh, bông màu tím tượng trưng cho Hồng Phất Nữ.

    Trà mãn nguyệt: hoa trà màu trắng và lớn trên cánh hoa có vân đen, những vân đen tượng trưng cho các cành quế trên cung trăng.

    Hồng trang tố lý: Loại hoa trà màu trắng nhưng cánh hoa có vân hồng gọi là Hồng Trang Tố Lý.

    Trảo phá mỹ nhân kiểm: Hoa màu trắng mà có chỉ đỏ thì gọi là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm, có nghĩa là má đào của người thiếu nữ bị cào (có thể bị đánh ghen chăng).

    Văn hào Kim Dung cho biết các loại trà này là đặc sản của nước Đại Lý, Vân Nam bên Trung Hoa.

    o0o

    Độc sâm trà: Nhân sâm thái phiến hoặc nghiền vụn, uống thay trà. Công dụng bổ khí cường thân, hồi phục sinh lực sau lao động rất tốt, đặc biệt là lao động cơ bắp. Người bị huyết áp cao không nên dùng.

    Nhân sâm đại táo trà: Nhân sâm thái phiến, đại táo. Công dụng bổ khí sinh huyết.

    Nhân sâm liên tử trà: Nhân sâm, liên tử (hạt sen) đường phèn, hấp cách thủy. Công dụng bổ ích tỳ phế, cường tráng thân thể.

    Tăng dịch ích âm trà: Huyền sâm, mạch môn, sa sâm, sinh địa, ngọc trúc. Công dụng dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, rất tốt cho những người lao động trong điều kiện nắng nóng, háo khát do ra mồ hôi nhiều. Người tỳ hư đi lỏng không nên dùng.

    Thanh hao mai đông trà: Thanh hao, ô mai, mạch môn, lá sen tươi. Công dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, rất tốt cho những người lao động trong mùa hè nắng nóng, môi khô, miệng khát, ra mồ hôi nhiều. Người tỳ vị hư yếu, tiết tả không nên dùng.

    Hoàng kỳ táo khương trà: Hoàng kỳ, đại táo, gừng tươi. Công dụng ích khí phù chính, rất tốt cho người làm việc trong thời tiết gió rét, băng giá dễ bị cảm mạo.

    Quế chi cam thảo trà: Quế chi, cam thảo. Công dụng ôn bổ tâm dương, hòa dinh ích khí, tốt cho những người lao động ngoài trời vào mùa đông hoặc công nhân nhà máy nước đá, đông lạnh. Những người có chứng nhiệt không nên dùng.

    Ngũ vị táo nhân Kỷ Tử trà: Ngũ vị tử, Kỷ Tử, Toan Táo. Có công dụng định tâm an thần, kiện não ích trí, tốt cho những người lao động trí óc dễ căng thẳng thần kinh.

    Thủ ô đan sâm trà: Hà thủ ô, đan sâm, mật ong. Công dụng ích thận bổ can, hoạt huyết hóa ứ, tốt cho những người bị thiểu năng mạch vành, cao huyết áp. Người có huyết áp thấp không nên dùng.
    Ba kích đỗ trọng ngưu tất trà:
    Ba Kích, Ngưu Tất, Đỗ Trọng, Ngũ Vị Tử. Công dụng ôn bổ thận can, làm mạnh gân cốt, dùng rất tốt cho những người lao động cơ bắp phải bê vác, vận động cột sống nhiều.

    Kỷ Tử trà: Quả Kỷ Tử.
    Tương truyền, vào đời Đường, tể tướng Phòng Huyền Linh vì dụng tâm quá độ giúp Đường Thái Tông cai quản triều chính nên tinh thần luôn bất an, cơ thể mỏi mệt. Nhờ được thái y cho dùng canh Kỷ Tử nấu với mộc nhĩ trắng thường xuyên mà sức khỏe và tinh thần của ông dần phục hồi.
    Kỷ Tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây khởi tử, tên khoa học là Lycium barbarum L. Thời cổ đại, nó còn được gọi bằng các tên như thiên tinh (tinh của trời), địa tiên (tiên của đất), khước lão (đẩy lui tuổi già).
    Tại Trung Quốc, Kỷ Tử phân bố ở nhiều nơi nhưng loại được trồng ở Ninh Hạ có chất lượng cao hơn cả. Ở đây, người ta gọi vị thuốc này là "minh mục tử", có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa ở Ninh An thuộc tỉnh Ninh Hạ có một cô gái tên là Cẩu Hồng Quả. Cha cô không may mất sớm, mẹ cô vì quá thương nhớ chồng, đã khóc nhiều đến nỗi cả hai con mắt bị bệnh không nhìn thấy gì cả. Để chữa bệnh cho mẹ, Cẩu Hồng Quả đã không quản gian lao khó nhọc, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận Nam Sơn hái thuốc. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, tiên ông Bạch Hồ Tử đã hiện ra và chỉ dẫn Cẩu Hồng Quả thu hái Kỷ Tử về làm thuốc cho mẹ cô uống. Quả nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, mắt mẹ cô ngày càng sáng ra và khỏi hẳn. Vì thế, dân trong vùng gọi thảo dược này là "minh mục tử" và coi đó là thứ "linh đan diệu dược" chuyên chữa bệnh về mắt.

    Trà tâm sen: Lấy nhụy sen để nấu trà. Công dụng thanh tâm (giải nhiệt trong tạng tâm), giáng áp (hạ huyết áp), sáp tinh (giữ cho tinh khí được bền chặt) và chỉ huyết (cầm máu). Nó thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, mất ngủ.

    Trà diệp đơn hành: chỉ dùng lá trà để uống.

    Trà dược tương phối: phối hợp trà với các vị thuốc.

    Dĩ dược đại trà: dùng thuốc thay trà.

    Nhân sâm cố bản trà: Nhân sâm, mạch môn, thiên môn, thục địa, sinh địa. Thích hợp cho những người thể chất gầy yếu, hô hấp mạn tính, hay bị khó thở, môi khô miệng khát, đại tiện táo bón...

    Ngũ phúc ẩm trà: Thục địa, đương quy, nhân sâm, bạch truật, chính thảo, gừng tươi, đại táo. Dùng thích hợp cho những người trung lão niên có ngũ tạng, khí huyết suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt, tinh thần mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, hay quên...

    Diên niên ích thọ bất lão trà: Hà thủ ô, địa cốt bì, bạch linh, sinh địa, thục địa, mạch môn, thiên môn, nhân sâm. Thích hợp cho những người trung lão niên có thể chất suy nhược, mắc nhiều bệnh mạn tính, tinh thần mệt mỏi, dễ đổ mồ hôi, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, liệt dương, di tinh, suy giảm khả năng tình dục...

    Khứ bệnh diên niên trà: Trà, hoa sen, hoa quế, hoa đào, cúc hoa, nhân sâm, Kỷ Tử, đường phèn. Công dụng bổ nguyên khí, thanh điều ngũ tạng lục phủ, cường thận, điều lý âm dương, dùng lâu có thể khứ bệnh; thích hợp cho những người từ 40 tuổi trở lên.

    Thủ ô giáng chi trà: Đan sâm, hà thủ ô, cát căn, tang ký sinh, hoàng tinh, cam thảo, trà. Công dụng giảm mỡ máu, thông mạch, hoạt huyết, khứ ứ, bổ âm ích khí; dùng thích hợp cho những người bị rối loạn lipid máu, béo phì, đầu choáng mắt hoa, ngực bụng đầy tức, ăn kém, chậm tiêu, mắc các bệnh tim mạch.

    Ngũ tử diễn tông trà: Kỷ Tử, Thỏ Ty Tử, Phúc Bồn Tử, Xa Tiền Tử, Ngũ Vị Tử. Công dụng cho những người cơ thể suy nhược, nam giới liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng; nữ giới hiếm muộn, suy giảm ham muốn tình dục, lưng đau gối mỏi, đầu choáng mắt hoa, rối loạn kinh nguyệt, tóc bạc sớm...

    Trà lá tre: Dùng lá cây tre cộng thêm một vài vị khác như mạch môn, Hoàng Kỳ, Cam Thảo, Sa Sâm, Cát Căn, Sinh Địa, Hương Nhu, Bạch Chỉ. Công dụng giải nhiệt, phòng cảm nắng.
    <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 05:48:25 bởi Trúc Lan >
    #682
      Trúc Lan 06.10.2012 05:47:36 (permalink)
      0





      #683
        Trúc Lan 06.10.2012 06:06:05 (permalink)
        0


        Cây Trà Trong Thiên Long Bát Bộ
        Trích từ trong truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung

        Mời các bạn nghe Đoàn Dự luận về các loại hoa trà cho Vương Phu nhân biết ở Mạn Đà Sơn Trang, những cây trà do chính tay Vương Phu Nhân trồng mà bà rất trân quý.

        Trích một đoạn


        .....................................
        Vương phu nhân vẻ mặt đắc ý, nói:
        - Đoàn công tử, nước Đại Lý của cậu hoa trà rất nhiều, nhưng nếu so sánh với của ta chắc không thể bì kịp.

        Đoàn Dự gật đầu:
        - Những hoa trà loại này dân Đại Lý chúng tôi chẳng ai trồng cả.

        Vương phu nhân cười khanh khách:
        - Thật ư?

        Đoàn Dự nói:
        - Những người dân quê mùa tầm thường ở Đại Lý cũng biết các loại hoa này phẩm chất kém cỏi, trồng chẳng cao sang, quý báu gì.

        Vương phu nhân mặt biến sắc, giận dữ nói:
        - Ngươi nói sao? Ngươi bảo hoa trà ta trồng là loại tục phẩm ư? Nói như thế chẳng hóa, chẳng hóa… khinh người quá lắm.

        Đoàn Dự nói:
        - Phu nhân tin hay không tin cũng tùy ở người.

        Chàng vừa nói vừa chỉ một cây hoa trà ngũ sắc trước lầu:
        - Giá thử như cây này, bà tưởng nó quí lắm ư. Hứ, đẹp thật, cái lan can này thật là đẹp, thật là đẹp.

        Chàng tấm tắc khen cái lan can đẹp mà hoa trà thì chẳng nhắc đến một câu, khác nào người xem chữ viết, không nhắc đến chữ mà chỉ khen lấy khen để mực đen và giấy tốt.

        Cây hoa trà đó vừa trắng vừa đỏ, vừa tía vừa vàng, sắc hoa thật là rực rỡ, từ trước tới nay Vương phu nhân vẫn coi là trân phẩm. Nay thấy Đoàn Dự có vẻ xem thường nên lông mày bà nhướng lên, mắt lộ sát ý. Đoàn Dự nói:
        - Xin hỏi phu nhân, giống hoa này ở Giang Nam gọi tên là gì?

        Vương phu nhân hậm hực đáp:
        - Chúng tôi chẳng gọi tên gì đặc biệt, chỉ gọi là hoa trà Ngũ Sắc.

        Đoàn Dự mỉm cười:
        - Đại Lý chúng tôi có đặt cho nó một cái tên, gọi là Lạc Đệ Tú Tài (thư sinh thi hỏng).

        Vương phu nhân hừ một tiếng:
        - Cái tên sao khó nghe làm vậy, chắc ngươi tiện mồm đặt ra chứ gì. Cây hoa đẹp đẽ như thế, sao lại giống gã thư sinh thi hỏng?

        - Phu nhân thử nhìn lại xem, cây hoa này cả thảy tất cả mấy màu.

        Vương phu nhân nói:
        - Ta đã đếm qua, cũng phải có đến 15, 16 màu khác nhau.

        Đoàn Dự nói:
        - Cả thảy đúng ra là 17 màu. Đại Lý có một loại hoa quí giá nổi tiếng tên gọi Thập Bát Học Sĩ. Đó là thiên hạ cực phẩm, trên cây có đủ 18 đóa hoa, mỗi đóa một màu khác nhau, hồng thì toàn hồng, tía thì toàn tía, không một mảy lẫn lộn. Nhưng cả 18 đóa hoa mỗi đóa hình trạng khác nhau, mỗi đóa một vẻ, nở thì cùng nở, tàn thì cùng tàn, phu nhân đã thấy bao giờ chưa?

        Vương phu nhân nghe qua thẫn thờ, lắc đầu:
        - Trên đời này lại có loại hoa như thế sao? Đến nghe nói tới ta cũng chưa nghe bao giờ.

        Đoàn Dự nói:
        - So với Thập Bát Học Sĩ kém một mức là Thập Tam Thái Bảo là 13 đóa hoa khác nhau trên cùng một cây. Rồi đến Bát Tiên Quá Hải là 8 đóa khác nhau một cây. Thất Tiên Tử là 7 đóa. Phong Trần Tam Hiệp là ba đóa. Nhị Kiều là một trắng một đỏ hai đóa. Nói đến hoa trà là phải thuần sắc, nếu như trong đỏ có lẫn trắng, trong trắng lẫn tía thì là hạ phẩm rồi.

        Vương phu nhân bỗng nhiên đờ đẫn, nhìn về xa xăm, nói một mình:
        - Sao y không nói cho ta biết nhỉ?

        Đoàn Dự nói tiếp:
        - Trong Bát Tiên Quá Hải có cả hoa màu tía sậm và màu hồng nhạt, đó là Lý Thiết Quài và Hà Tiên Cô, nếu thiếu hai màu đó, dù là tám màu khác nhau cũng không được gọi là Bát Tiên Quá Hải mà gọi là Bát Bảo Trang, tuy cũng là danh chủng nhưng so với Bát Tiên Quá Hải còn thua một bậc.

        Vương phu nhân nói:
        - Nguyên lai như thế.

        Đoàn Dự lại tiếp:
        - Trở lại Phong Trần Tam Hiệp cũng có chính phẩm và phó phẩm. Nếu là chính phẩm, trong ba đóa thì đóa màu tía phải to nhất, đó là Cầu Nhiêm Khách, đóa màu trắng nhỏ hơn, đó là Lý Tịnh, đóa màu hồng nhỏ nhất nhưng cũng kiều diễm nhất đó là Hồng Phất Nữ. Nếu như hoa màu hồng lại to hơn hoa màu tía, hoa màu trắng thì là phó phẩm, hai đằng một trời một vực.

        Người ta đã bảo quen thuộc như đồ trong nhà mình. Trong nhà Đoàn Dự có tất cả những loại này nên chàng nói ra vanh vách đâu ra đấy. Vương phu nhân nghe thật thích thú thở dài:
        - Đến phó phẩm ta cũng chưa được nhìn qua nói gì chính phẩm!

        Đoàn Dự chỉ vào cây hoa trà ngũ sắc nói:
        - Còn loại hoa trà này, nếu luận về sắc so với Thập Bát Học Sĩ còn kém một, lại không thuần, nở thì khi sớm khi muộn, hoa thì đóa nhỏ đóa to. Chẳng khác gì Đông Thi giả nhăn mặt, học đòi làm Thập Bát Học Sĩ thì không xong. Vì thế chúng tôi đặt cho cái tên Lạc Đệ Tú Tài.

        (Trích trong Thiên Long Bát Bộ, tập 2, trang 495-7 của Kim Dung. Viễn Ảnh xuất bản, Đài Bắc 1981)

        #684
          dzuylynh 06.10.2012 06:12:22 (permalink)
          0
           
          Các loại trà TrúcLan đã sưu tầm từ 10 năm về trước, đã đóng thành sách... xin đem vào trang CLBTÂ góp cùng nLynh
          thay mặt Tỷ Tỷ Phù Vân và các bạn, nlynh cám ơn bộ sưu tập các lọai danh trà hết sức công phu và qúy hiếm của Mợ Lan nhé !
          là một con ma trà , đã thưởng thức qua nhiều lọai danh trà lúc còn làm quan hùi nẫm
          ( nlynh hình bến trái / bên phải là TrúcLan, có ghi tên hẳn hoi à nghen )..

           

          hu hu...sau khi đi 75Readucation dìa, cho tới nay, hẻo wá nên chừ chỉ còn uống trà 913 của Taiwan thôi !
          Tóc nhõng nhẽo nghen ! Ừ , mún du dương thì có du dương ngay nà nhỏ :




          https://www.box.com/shared/6f6oe5izzu7z01dggl39

          khi mùa thu vàng

          sáng tác | trình bày | Dzuylynh
          album Ở giữa là mùa thu.bccb
          (đến bh.dv.Ja.tn)


          khi mùa thu vàng
          em là giọt nắng
          khi trời trở gió
          em ngọn thu phong
          thinh không tĩnh lặng
          em là vầng trăng
          anh còn lận đận
          một đời phiêu lãng
          với bản tình ca
          viết mãi không xong...

          khi mùa trăng tàn
          anh ngồi chờ sáng
          em về cuối trời
          mõi cánh thiên di
          anh chờ mùa thi
          lấy mảnh tình si
          khi mùa thu vàng
          hòang hôn mây xám
          chiếc lá bay ngang
          tình cũng sang ngang

          khi mùa thu vàng
          mình quên nhau nhé
          quên lời ước thề
          giữa bến sông mê
          chén rượu tình say
          vơi đầy chưa cạn
          khi mùa thu vàng
          chiếc lá bay ngang
          khi mùa thu vàng
          tình cũng đi hoang...

          vịnhnửavầngtrăng.Nov.5.2012.dzuylynh


          <bài viết được chỉnh sửa lúc 09.10.2012 16:01:00 bởi dzuylynh >
          #685
            Trúc Lan 06.10.2012 06:21:34 (permalink)
            0
            Những bài Thơ Có Chữ "Trà"


            Kiều Gặp Kim Trọng
            255. Mành Tương phất phất gió đàn,
            Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình.
            Vì chăng duyên nợ ba sinh,
            Thì chi đem thói khuynh thành trêu ngươi.

            Kiều Gặp Mã Giám Sinh
            845. Tiếc thay một đóa trà mi,
            Con ong đã tỏ đường đi lối về.
            Một cơn mưa gió nặng nề,
            Thương gì đến ngọc tiếc gì đến hương.

            Kiều Mắc Lừa Sở Khanh
            1091. Chim hôm thoi thót về rừng,
            Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành.
            Tường đông lay động bóng cành,
            Rẽ song, đã thấy Sở Khanh lẻn vào.

            Kiều Gặp Thúc Sinh
            1295. Khi gió gác khi trăng sân,
            Bầu tiên chuốc rượu câu thần nối thơ.
            Khi hương sớm khi trà trưa,
            Bàn vây điểm nước đường tơ họa đàn.

            Kiều Gặp Hoạn Thư
            1923. Sớm khuya sắm đủ dầu đèn,
            Xuân, Thu, cắt sẵn hai tên hương trà .
            Nàng từ lánh gót vườn hoa,
            Dường gần rừng tía, dường xa bụi hồng.

            1991. Thiền trà cạn chén hồng mai,
            Thong dong nối gót thư trai cùng về.
            Nàng càng e lệ ủ ê,
            Rỉ tai, hỏi lại hoa tì trước sau.

            o0o
            Một trà , một rượu, một đàn bà.
            Ba cái lăng nhăng nó khuấy ta.
            Bỏ được thứ nào hay thứ ấy.
            Nguyễn Công Trứ

            Trà ơi! Còn nước là vinh hạnh
            Cháy lưỡi khô môi thảm những ai!
            Phan Bội Châu

            Khi vườn sau khi sân trước
            Khi điếu thuốc, khi miếng trầu
            Khi trà chuyên năm ba chén
            Khi Kiều lẫy một đôi câu
            Nguyễn Khuyến

            Tặng quân thiên lý viễn
            Tiên bả nhất bình trà
            dịch
            Tiễn chân ai bước đường xa
            Miệng cười đưa một bình trà tặng nhau
            Viên Chiêu thiền sư đời Lý Nhân Tông.

            Ca Dao, tục ngữ

            Rượu ngâm nga, trà liền tay

            Trà tam rượu tứ (uống trà tối đa là ba người thôi còn uống rượu thì tối thiểu phải bốn người)

            Rượu trên be, chè dưới ấm.

            Làm trai biết đánh tổ tôm
            Uống trà Mạn Hảo (hay liên tử), ngâm nôm Thuý Kiều.

            Mai sớm một tuần trà .
            Canh khuya đôi chén rượu.
            Ngày ngày đều như thế.
            Thầy thuốc chẳng tới nhà.

            Chồng em thường ngược sông Ngâu,
            Mua trà Mạn Hảo tháng sau thì về.

            Chim đa đa đậu nhánh đa đa
            Chồng gần không lấy, lấy chồng xa
            Mốt mai cha yếu mẹ già
            Chén cơm đôi đũa tách trà ai dâng?

            Con cá đối nằm trên cối đá
            Chim đa đa đậu nhánh đa đa
            Chồng gần không lấy, bậu lấy chồng xa
            Mai sau cha yếu mẹ già
            Chén cơm bát nước, bộ kỷ trà ai bưng?

            Giàu đâu đến kẻ ngủ trưa
            Sang đâu đến kẻ say sưa rượu chè

            Thất Oản Trà ca của Lô Đồng (đời Đường)
            Chén thứ nhất làm trơn cổ họng
            Chén thứ hai làm tan nỗi buồn phiền
            Chén thứ ba thấm vào ruột đang khô héo
            Chỉ còn lại năm nghìn cuốn sách
            Chén thứ tư làm mồ hôi rướm ra
            Những chuyện bất bình trong đời
            Cũng theo lỗ chân lông mà bay đi
            Chén thứ năm làm cơ thể sạch sẽ
            Chén thứ sáu đưa ta tới cõi tiên
            Chén thứ bảy không uống được nữa
            Chỉ thấy hai bên cánh tay gió phần phật thổi

            Bợm Nhậu
            Một ly nhâm nhi tình bạn
            Hai ly uống cạn lòng sầu
            Ba ly mũi chảy tới râu
            Bốn ly ngồi đâu gục đó
            Năm ly cho chó ăn chè
            Sáu ly vợ đè cạo gió

            Trước kính thăm cô bác, sau thăm nhạc mẫu ở nhà
            Dù, trà, khăn, võng gởi mà cho em.
            #686
              Trúc Lan 06.10.2012 06:25:57 (permalink)
              0


              Trích đoạn: dzuylynh

               
              Các loại trà TrúcLan đã sưu tầm từ 10 năm về trước, đã đóng thành sách... xin đem vào trang CLBTÂ góp cùng nLynh
              thay mặt Tỷ Tỷ Phù Vân và các bạn, nlynh cám ơn bộ sưu tập các lọai danh trà hết sức công phu và qúy hiếm của Mợ Lan nhé !
              là một con ma trà , đã thưởng thức qua nhiều lọai danh trà lúc còn làm quan hùi nẫm
              ( nlynh hình bến trái / bên phải là TrúcLan, có ghi tên hẳn hoi à nghen )..


              Còn nhiều giai thoại về TRÀ nữa... nhưng nLynh khóc hu hu thế kia thì để tỷ tỷ Phù Vân dỗ nín đã, TrúcLan sẽ post tiếp
              #687
                Phù vân 06.10.2012 08:21:20 (permalink)
                0
                ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

                Bébo tê tê đâu dzồi nhỉ ? Con bé này cứ như là con lật đât ! Mới nom thấy đây tức thì mà đã chạy rong đâu
                Cầm tiền nầy đưa cho chị Lan mà mua TRÀ nhé ! Giời ôi là giới ! Gớm ! Trà Lan muội xưa thế thì phải dùng lọai TIỀN CŨ này mới mua được bé ạ ! Tỷ PhùVân mới giật tạm của tỷ Huyền Băng kia đấy !
                Ngoan cô thương Bo nhìu nhé !

                Sưu tầm mẫu tiền cũ -
                Tiền Đông Dương








                '
                '
                '

                '



                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                ' '

                '

                '

                '

                '

                '

                ' '

                ' '

                ' '

                ' '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '
                '

                ' '

                '

                '

                ' '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '

                '



                <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 08:26:04 bởi Phù Vân >
                #688
                  sen dat 06.10.2012 12:09:47 (permalink)
                  0
                  Bộ sưu tập tiền của Phù Vân tuyệt quá đi! SĐ cũng sưu tầm được một bài viết vui vui kèm theo một bức ảnh minh hoạ SĐ chụp lại trong một tạp chí. Đây là một cặp vợ chồng hoàng gia triều Nguyễn.
                  SỐ PHẬN CHIẾC ÁO DÀI - sưu tầm
                  Tác giả Vi Nhứt Tiếu
                  _Má con Hạnh đâu, má con Hạnh đâu?
                  _Thưa anh, em với con đây nè. Có việc gì mà anh rối rít vậy?
                  _Chào em, chào con. Thưa phu nhân tháng tới là sinh nhật của phu nhân thiểm chức lặn lội vào chợ Soài Kinh Lâm quận 5 và mua được một tấm vải đắc ý kính tặng phu nhân để "người" may môt chiếc áo dài.
                  _Trời ơi vải đẹp quá. Em xin cám ơn anh về món quà trên mức tình cảm này
                  _Thiểm chức không dám. Kính mong phu nhân nhận lễ cho.
                  Bé Hạnh chen vào:
                  _Ba điệu dễ sợ, để dành tiền mua cho má vải may áo dài.  Ba ơi đến sinh nhật con , ba cũng mua áo dài cho con nghen.
                  _Ý chưa được. Lớn hơn chút nữa, khi nào nhà trường quy định mặc áo dài đi học, ba sẽ may áo dài cho con
                  _Ba ơi, chiếc áo dài có từ hồi nào hở ba?
                  _Từ lâu lắm con à. Ngày xưa, các vua Việt Nam mặc chiếc áo dài màu vàng có thêu rồng khi thiết triều. Đó là áo dài của đàn ông. Ngày xưa các phụ nữ Việt Nam ở Đàng Ngoài mặc áo tứ thân khi tham dự những lễ hội, đình đám long trọng. Khi du nhập vào Đàng Trong, chiếc áo tứ thân không ngừng được cải tiến, hình thành ra chiếc áo dài hôm nay. Có thể coi Huế là phát tích của chiếc áo dài.
                  _Em nhớ ngày trước, má em mặc chiếc áo dài lạ lắm.
                  _Á à, đó là áo dài từ giai đoạn 1945 đến 1965 với hai tà thật dài phủ xuống tận chân, cổ cao 5 phân, có lót miếng col cứng, thân chít 4 pen 2 trước 2 sau, vạt phải úp vào. Năm 1960, bà Ngô Đình Nhu, vợ ông Ngô Đình Nhu làm cố vấn cho ông Diệm, cải tiến cổ áo tròn, gọi là cổ thuyền.
                  _Sau đó rồi sao nữa hở ba?
                  _Rồi cải tiến nữa chứ sao. Khoảng 10 năm từ năm 1988 đến 1975, một người thông minh nào đó chế ra cái tay raglan, cắt thẳng một đường từ phía ngoài cổ xuống nách, tạo cho ái dài có một nét cân đối lạ lùng. Từ đó phát sinh ra áo dài raglan với phong cách không chít eo, vạt ngắn lên gần đầu gối, cổ hạ thấp xuống còn một phân. Nhà may Thiết lập may áo dài raglan cho mấy bà mấy cô mệt nghỉ. Mà hồi đó phụ nữ mình lại rất chuộng loại tơ nội hóa Hồng Hoa với các màu xanh lá trúc, vàng mỡ gà, tím than, thân tơ có hình chìm chữ thọ, lồng đèn, lá trúc...Ai ra Quảng Nam, mua được một xấp lụa Mã Châu về may là sang lắm.
                  _Em nhớ sau năm 75 áo dài vắng bóng cả chục năm.
                  _Chính xác là khoảng 13 năm. Lúc bấy giờ xã hội hô hào nhanh gọn, khẩn trương, mà chiếc áo dài thì có vẻ "yểu điệu thục nữ" quá . Cho nên vắng chiếc áo dài; đi hội họp hay tiếp khách nước ngoài , các bà các cô vẫn cứ mặc áo ngắn. Có thơ làm chứng rằng:
                  _Áo dài, áo dãi, áo dai
                  Ta bỏ áo dài, ta mặc áo pull
                  Chemise tay ngắn tiện hơn
                  Cần gì phải nhớ, phải thương áo dài
                  Áo dài ai mặc, mặc ai!

                  _Sau đó sao lại mặc áo dài hở ba?
                  _Sau 1988, báo chí có lên tiếng về chiếc áo dài, cho rằng có nhiều trường hợp mặc áo ngắn là không phù hợp thiếu...văn minh thương nghiệp. Thế là ngành giáo dục thành phố chủ trương cho các em nữ sinh cấp 3 mặc lại áo dài. Hóa ra người ta nhận thấy rằng nữ sinh mặc áo dài thì trường đẹp ra và trật tự thêm lên. Thế là áo dài thắng lợi trong nhà trường và thừa thắng xông lên, phát triển ra mọi cơ quan, đoàn thể, xí nghiệp,, công ty khác...Bèn có thơ làm chứng rằng:
                  Áo dài, áo dãi, áo dai
                  Ta mặc áo dài, ta bớt chemise

                  Nhưng anh coi đó, hình như áo dài bây giờ lại gần với chiếc áo dài 1965.
                  _Phu nhân nói đúng. Áo dài bây giờ vẫn giữ tay raglan, nhưng vạt dài lại, cổ cao lên, chít 4 pen trở lại. Nhiều cô chơi bộ complet, áo quần tiệp một màu. Ở bên Mỹ bà con Việt Kiều cải tiến áo dài vạt xéo, vạt nhọn. Ở bên ta, ta ráp tay phồng, xẻ cổ trái tim, hết thêu rồi vẽ hoa, lá, chim,bướm,rồng,phượng. Cả nhung cũng vẽ được ráo.
                  _Chà áo dài cũng lắm chuyện má hả.
                  _Đúng như con nói. Ở Huế có một truyền thống mặc áo dài rất hay. Các bà các chị buôn gánh bán bưng, có thể đi chân đất nhưng vẫn mặc chiếc áo dài nâu.
                  _Còn áo dài đàn ông ra sao ba?
                  _Thì ngày lễ, ngày tết, đám cưới đám ma, ai muốn mặc cứ mặc.
                  _Sang thì may áo gấm xanh, đỏ. Vừa vừa thì may áo the đen. Đàn ông mặc áo dài thì phải chơi khăn đóng mới đúng model. Ngày trước có một ông đại sứ Mỹ qua đây cũng chơi áo dài khăn đóng. Đó là ông Henry Cabot Lodge. Đây rồi mươi mười lăm năm nữa, ba cũng phải chơi áo dài khăn đóng.
                  _Ủa, ủa ba mặc đi đâu vậy?
                  _Thì lúc đó đám cưới mầy chớ còn đi đâu? Mần sui chẳng lẽ không mặc áo dài. Con này hỏi ngộ.

                  [image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/0E0AB28B18FF4AD2A4D135ECB55F3C89.JPG[/image]
                  <bài viết được chỉnh sửa lúc 06.10.2012 12:13:58 bởi sen dat >
                  Attached Image(s)
                  #689
                    Trúc Lan 06.10.2012 14:08:53 (permalink)
                    0
                    Tiền thời vua Gia Long - Minh Mạng - Thiệu Trị và Tự Đức



























































                    #690
                      Thay đổi trang: << < 464748 > >> | Trang 46 của 72 trang, bài viết từ 676 đến 690 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
                      Chuyển nhanh đến:

                      Thống kê hiện tại

                      Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
                      Kiểu:
                      2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9