Việt Cộng Đổi Tiền Lần 1: Sau khi xâm chiếm miền nam tháng 4, 1975 thì chỉ sau 4 tháng, bọn Việt cộng đã ăn cướp và tàn sát nền kinh tế miền Nam bằng cách gọi là đổi tiền. Chính xác là vào ngày 21 tháng 9, 1975.
Ngày 6/6/1975. Năm tuần sau ngày xâm lăng, Bọn được gọi là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam đã ra Nghị định số 04/PCT - 75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam do Trần Dương làm Thống đốc. Đến ngày 22/ 9/1975, dưới sự lãnh đạo của Bộ chính trị và Trung Ương đảng lao động Việt Nam, CP Cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam của Việt cộng đã cho phát hành loại tiền gọi là tiền Ngân hàng VN (còn gọi là "tiền giải phóng") dùng để đổi toàn bộ tiền của miền nam VNCH.
5 đồng tiền VC mặt trước - Photo by TrúcLan (bổ xung cho bài viết)
5 đồng tiền VC mặt sau - Photo by TrúcLan (bổ xung cho bài viết)
Thông báo đổi tiền của VC có thể tóm tắt như dưới đây:
1. 500 đồng tiền VNCH Sàigon cũ lấy 1 đồng mới Ngân hàng Việt Nam.
2. Mỗi gia đình được đổi 100.000 đồng cũ (200 đồng mới) cho tiêu dùng hàng ngày.
3. Những gia đình có buôn bán được phép làm đơn xin đổi thêm 100.000 đồng cũ
4. Những nhà buôn lớn có thể làm đơn xin đổi thêm tiền từ 100.000 đến 500.000 (tối đa) đồng cũ nếu có nhu cầu thực sự.
5. Tất cả số tiền còn lại từ 100.000 đến 1 triệu đồng cũ phải đến nhà băng đổi và gởi vào trương mục.
6. Cuộc đổi tiền sẽ chấm dứt vào 11 giờ đêm ngày 22 tháng 9.
7. Vi phạm những điều nêu trên sẽ bị truy tố trước pháp luật.
"Với lý luận ngu xuẩn hàng hóa làm ra ít, kinh tế sẽ không tăng trưởng nhưng nếu in tiền sẽ bị lạm phát. Vì tiền tệ nằm trong tay dân chúng quá nhiều không phải do sản xuất thì ngân sách nhà nước thất thu. Vì thất thu nên buộc phải in thêm tiền để tiêu dùng nhưng sẽ gây lạm phát (vòng lẫn quẫn). Cho nên đổi tiền là cách giải quyết hoàn hão nhứt vì sẽ phân chia đồng tiền của toàn bộ người dân trong xã hội bằng nhau sẽ làm cân bằng ngân sách nhà nước".
Điều buồn cười là nhà nước Việt cộng "quên" in tiền lẻ nên phải "xài ké" tiền lẻ của miền nam VNCH cho đến đợt II vào tháng 5 hay tháng 6 năm 1978.
Trước tin đổi tiền bị lộ, người dân đã đổ xô đi mua tất cả những gì ...có thể mua để tích trữ đã làm giá cả leo thang vô cùng khủng khiếp. Hậu quả cuộc đổi tiền này đã giết chết nền kinh tế miền nam, và toàn bộ người dân miền nam đã rơi vào thảm cảnh vô cùng nghèo khổ một cách tức tưởi, vô lý đầy uất ức của bao nhiêu năm trời cực khổ làm ăn để dành nay chỉ còn 200 đồng.
Việt cộng đã thành công trong công cuộc "vô sản miền nam 100%" như đúng chủ nghĩa Cộng sản giảng dạy.
Lần 2: Đổi tiền toàn quốc (thống nhất tiền tệ) vào ngày 2 tháng 5, 1978.
Mặc dù gọi là đổi tiền toàn quốc nhưng đã có sự khác nhau giữa 2 miền bắc và nam.
Miền bắc đổi 1 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, miền nam đổi 80 xu bằng 1 đồng tiền mới.
Cũng như sự khác nhau về đổi tiền giữa thành thị và nông thôn. Dân thành thị được đổi tối đa:
- 100 đồng cho gia đình 1 người.
- 200 đồng cho gia đình 2 người.
- Gia đình trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng/người.
- Tối đa cho mọi gia đình trong thành thị bất kể số người là 500 đồng.
Dân vùng nông thôn được phép đổi tối đa:
- 100 đồng cho mỗi gia đình 2 người (50 đồng mỗi người).
- Gia đình trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng/người.
- Tối đa cho mọi gia đình vùng nông thôn bất kể số người là 300 đồng.
Cứ sau mỗi lần đổi tiền là tất cả các loại hàng hóa đều tăng giá ghê gớm, dân đã chết nay càng chết khỏi...đầu thai.
Cả xã hội VN đến TẬN CÙNG của sự bần cùng, tận cùng của nghèo đói đến nỗi nước Nga phải viện trợ thức ăn của ngựa cho người dân Việtnam đếm ăn từng bữa.
Gạo biến mất tiêu, khan hiếm... như vàng. Dân phải ăn cơm độn với khoai mì, khoai lang...hoặc chỉ có ăn...khoai, củ và cây cỏ...
Việt cộng đã "giải phóng" miền nam từ con người ăn cơm ăn thịt nay chuyển sang trâu ngựa ăn cỏ, ăn bobo.
Sự "thành công" của cuộc đổi tiền lần này là đám lãnh đạo Việt cộng biết đúng về chính mình hơn là ....ngu xuẩn và sai lầm.
"Từ ấy nước tôi tràn lũ lụt
Màn trời, chiếu nước, khắp muôn nơi
Làng tôi là một đồi hoang hoá
Hết sạch lương và bặt tiếng chim ca ..." *(dân gian)
Lần 3: Lại 1 nỗi kinh hoàng, trời tru đất diệt ập lên cổ lần nữa cho người VN. Sự đau khổ, tiếc nuối của bao nhiêu dành dụm lại tan theo mây khói với những căm hờn, uất hận đè nén tiếp diễn. Lần đổi tiền kỳ này vào ngày 14 tháng 9, 1985 đã được gọi 1 cách mỹ miều là " Cải cách giá-lương-tiền":
- Phát hành tiền mới
- Thu đổi tiền: 10đ tiền cũ=1đ tiền mới
Điều buồn cười nữa là sau khi qui định 10 đồng cũ=1 đồng mới thì sau đó nhà nước quyết định nâng giá lên trở lại 10 lần. Cuộc cải cách giá-lương-tiền đã bị thất bại. Không biết đây là cái ngu hay cái mánh khoé gian xảo của Việt cộng (?).
Lần đổi tiền này mặc dù có tên gọi khác nhưng vẫn như những lần đổi tiền trước đây là san bằng tất cả sự giàu nghèo, cộng với chủ trương không để ai giàu hơn hoặc có tiền nhiều hơn nhà nước. Không 1 người nào được cho phép có số tiền quá mức qui định do nhà nước chỉ định.
Mặc dù gọi là Cải Cách Giá-Lương-Tiền nhưng đám ngu này làm ngược lại là Tiền-Lương-Giá do 3 tên tội đồ dốt nát và hoàn toàn mù tịt về kinh tế là Tố Hữu, Trần Phương, Trần Quỳnh gây ra. Được dân gian móc là
Tố Hữu nâng lương-Trần Phương tăng giá. Trong cương vị Phó Thủ tướng (?), nhà "văn vần" Tố Hữu từng ký vào quyết sách in tờ tiền 30 đồng, tự nó không thành hệ thập phân, gọi là độc nhất vô nhị, hiếm thấy trong lịch sử tiền tệ.
Trong khi mỗi gia đình chỉ được phép đổi 2.000 đồng, phần còn lại nộp vào trương mục ngân hàng, chờ xem xét, kết quả là mất trắng. Năm 1986, lạm phát đến 774,7%, kinh tế kiệt quệ.
Hiện nay, theo như sự tìm kiểm của tôi thì hình như chưa có tài liệu nào rõ ràng, chi tiết về các cuộc đổi tiền của Việt cộng.
Tất cả tài liệu này được viết từ trí nhớ và thâu thập trên net, nên có thể sẽ có nhiều thiếu sót. Quí vị nào có thêm tài liệu xin vui lòng bổ sung thêm.
Bài viết : Dean Nguyen
-----------------------------
Việt cộng tàn ác với nhân dân Để thấy sự tàn ác này mời các bạn so sánh hành động đổi tiền của việt cộng -do anh Dean Nguyen post ở trên- và của Cộng Hoà Liên Bang Đức.
Das Begrüßungsgeld war eine Unterstützung, die in der Bundesrepublik Deutschland jedem einreisenden Bürger der Deutschen Demokratischen Republik sowie der damaligen Volksrepublik Polen, soweit eine deutsche Abstammung nachgewiesen werden konnte, aus Mitteln des Bundeshaushaltes gewährt wurde. Es wurde 1970 in Höhe von 30 D-Mark eingeführt und konnte zweimal im Jahr in Anspruch genommen werden. 1988 wurde es auf 100 D-Mark erhöht, jedoch auf eine einmalige jährliche Inanspruchnahme beschränkt. Besondere politische und wirtschaftliche Bedeutung erlangte das Begrüßungsgeld infolge der Öffnung der innerdeutschen Grenze am 9. November 1989.
http://de.wikipedia.org/wiki/Begr%C3%BC%C3%9Fungsgeld Tạm dịch :
Tiền chào đón là một trợ cấp trích từ ngân khoản liên bang cho mỗi công dân của nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức cũng như của Cộng Hoà Nhân Dân Ba Lan nếu họ chứng minh được là họ có nguồn gốc Đức. Năm 1970 số tiền này được qui định là 30 DM và có quyền nhận mỗi năm hai lần. 1988 số tiền này được tăng lên là 100 DM (tương đương gần 50 € ngày nay), tuy nhiên mỗi năm bị hạn chế chỉ được phép nhận 1 lần mà thôi. Nhờ việc mở cửa biên giới hai nước Đức vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 tiền chào đón mang ý nghĩa chính trị và kinh tế đặc biệt hơn. Nach dem Mauerfall bildeten sich Ende 1989 im freien, wenn auch weiterhin illegalen Geldwechsel Marktkurse, die kurzzeitig bei 1:10 lagen, sich aber schnell auf ein Verhältnis 1:5 einpendelten. Erst als sich die Währungsunion abzeichnete, stabilisierten sich die Kurse wieder. Offizieller Umtauschkurs bis zur Währungsunion war dann 1:3. Zu diesem Kurs konnte in Filialen der Staatsbank der DDR bis zum 30. Juni 1990 in beide Richtungen unbegrenzt getauscht werden. Noten beider Währungen durften von nun an die deutsch-deutsche Grenze ungehindert passieren. Im ersten Halbjahr 1990 konnte man in der DDR westliche Güter, z. B. Bananen auf Märkten, problemlos für Ost- oder Westmark (fester Kurs: 3:1) kaufen.
Sau khi bức tường (Berlin) đổ , tỉ số giá đổi tiền hình thành cuối năm 1989 trên thị trường hối đoái tự do, ngay cả đôi khi bất hợp pháp, trên tỉ giá 1:10 một thời gian ngắn, rồi lên xuống đến tỉ giá 1:5. Đến khi hợp đồng thống nhất tiền tệ được ký kết thì tỉ giá mới đứng yên trở lại.Tỉ giá công khai cho đến ngày thống nhất tiền tệ là 1:3.Theo tỉ giá này có thể đổi tiền cả hai chiều mà không bị giới hạn trong tất cả chi nhánh ngân hàng nhà nước DDR -CHDC Đức- cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1990.
Từ lúc này cả hai loại tiền tệ đều được qua lại biên giới Đức Đức không bị cản trở. Nửa năm đầu 1990 bên DDR -Đông Đức- người ta có thể mua hàng hoá phương tây, ví dụ chuối ngoài chợ theo tỉ giá 3:1 -ấn định chắc- cho đồng tiền Đông hay Tây Đức. Der Umtauschkurs bei der Einführung der D-Mark in der DDR betrug 1:2. Für Privatpersonen galt die Sonderregelung, dass bestimmte Beträge 1:1 getauscht werden konnten. Dies war abhängig vom Alter: 2000 M für 14-Jährige und jüngere; 4000 M für alle bis zum 60. Lebensjahr; 6000 M für alle älteren Bürger. Stichtag war dabei der Tag der Währungsunion.
Khi áp dụng đưa tiền Tây Đức qua DDR tỉ giá được ấn định là 1:2. Nhưng có điều lệ đặc biệt cho tư nhân là tỉ giá 1:1 cho một số tiền ấn định riêng. Số tiền này lệ thuộc vào tuổi tác : từ 14 tuổi hay nhỏ hơn là 2000 M, đến 60 tuổi thì được 4000 M, trên 60 tuổi được đổi 6000 M.Ngày đổi là ngày thống nhất tiền tệ. Die Umstellung der Löhne und laufenden Kosten wie Miete, Strom etc. geschah 1:1. Bei allen Gütern, bei denen nun die staatliche Subventionierung wegfiel, kam es zu deutlichen Preiserhöhungen.
Lương phạn và giá cả như thuê nhà cửa, điện nước .v.v. được tính đổi theo tỉ lệ 1:1.Những mặt hàng mà không còn được nhà nước yểm trợ thì giá cả tăng rõ rệt. http://de.wikipedia.org/wiki/Mark_%28DDR%29#Umtausch_und_W.C3.A4hrungsreformen Nhắc lại chi tiết như trên cho đồng bào thấy cộng sản việt nam nó ác tới cỡ nào.
Tiền người dân miền nam bỏ vào nhà băng cũng bị tước đoạt hoàn toàn... nhưng ai mắc nợ nhà băng không cần biết ngân hàng quốc gia hay ngoại quốc, việt cộng chận đầu bắt phải trả cho hết.
Nhưng thử hỏi tiền bạc ấy ai hưởng. Nhân Dân hai miền được những thứ gì khi làm chủ đất nước ???
Tại sao bọn đầy tớ trước đây 36 năm trên răng dưới dế ... mà nay có tiền đánh bạc hàng triệu hàng tỉ đồng... đang khi con em nhân dân đi học cũng không có cái ăn, không có được chỗ ị ???
Bài viết : trích từ VietLand
<bài viết được chỉnh sửa lúc 07.10.2012 01:28:13 bởi Trúc Lan >