Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 555657 > >> | Trang 56 của 72 trang, bài viết từ 826 đến 840 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
thiên thanh 13.12.2012 07:22:15 (permalink)
0




<bài viết được chỉnh sửa lúc 14.12.2012 07:11:34 bởi thiên thanh >
sen dat 14.12.2012 14:19:37 (permalink)
0
Thienthanh sưu tầm được hình thác nước đẹp quá!
Phù vân 15.12.2012 01:20:50 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

CƠM GÀ " SIU SIU "
tác giả : Nguyễn Tường Thiết

Quán cơm gà Siu Siu đưa món cơm gà khoái khẩu này vào hàng triệu gia đình Việt Nam, mà trong đó có gia đình tôi, gia đình bạn tôi, anh CiBi sau 35 năm xa xứ đổi đời mà nước bọt vẫn ngẩn ngơ vì cơm gà Siu Siu hay CiBi vẫn nhớ ông chủ quán Siu Siu ngày nào trong ký ức rung động hệ quả Pavlov và rằng món cơm trấn quốc vang lừng của ông đã trang trọng chiếm ngự thế đứng vững chắc trong nhiều quyển hồng thư ẩm thực Việt Nam. Tôi nghĩ cơm gà Siu Siu đã được vào văn học người Việt mình "pho sua" (for sure) rồi chứ còn gì nữa nhỉ?

Trong một truyện hồi ký của một cây bút văn học mô tả: "Nếu tôi chỉ nói cái số nhà 39 thì chắc chẳng một ai hình dung căn nhà của mẹ tôi nằm ở chỗ nào trong khu chợ An Ðông. Nhưng nếu nói nó ở ngay sát cạnh quán cơm gà nổi tiếng Siu Siu thì có thể nhiều người hình dung ra ngay. Siu Siu là một quán cóc nằm sát bên hông nhà mẹ tôi. Ông Siu Siu khi mở quán này đã thương lượng với mẹ tôi câu điện từ trong nhà chúng tôi để thắp đèn trong quán, lại dùng cái vỉa hè ngay trước cửa nhà chúng tôi để đặt bàn ăn. Bù lại ông Siu Siu mỗi tháng trả cho cho mẹ tôi một khoản tiền. Trong suốt hai mươi năm trời chúng tôi ăn cơm gà trừ dần vào khoản tiền này, ăn nhiều phát ớn, đến độ tôi phải tự hỏi cơm gà Siu Siu thì ngon quái gì mà đông người đến ăn như thế. Mỗi buổi chiều từ trên ban công nhìn xuống dưới hè ở trước nhà tôi thường quan sát thực khách ăn ở phía dưới. Tôi nhận diện không biết bao nhiêu những khuôn mặt nổi tiếng, từ minh tinh tài tử, văn nhân nghệ sĩ cho đến những nhân vật chính trị và quân sự quan trọng của miền Nam, và tôi thường tự hỏi trong số những thực khách ấy có mấy ai biết là mình ngồi ăn ở ngay trước cửa căn nhà của mẹ tôi, bà Nhất Linh.…

Chiều đến khi cơn nắng đã dịu tôi thường bắc ghế ra ngồi ở ban công nơi mẹ tôi có trồng ở góc một cây hoa giấy, cành lá và hoa giấy đỏ leo trên một tấm lưới sắt thưa. Ðiếu thuốc lá Capstan trên môi tôi thường nhìn qua những bông hoa giấy ngắm cảnh chợ vãn từ trên cao. Phía bên kia đường Nguyễn Duy Dương là trường trung học Trí Dũng quét màu vôi đỏ, giờ tan trường những cô cậu học sinh Tàu trong bộ đồng phục xanh trắng cà vạt đỏ đi túa ra khỏi cổng. Trên hè lề đường ngay phía dưới ban công những thực khách của quán Siu Siu ngồi ăn uống ngon lành, trên mặt bàn ăn những chai lớn chai nhỏ bia Larue đầu cọp, bia “33”, những đĩa thịt gà trắng nuột nà, những bát cơm gà nóng bốc khói. Thỉnh thoảng tôi thấy mẹ tôi bước ra cửa gọi cơm để đãi khách và bao giờ cũng vậy ông chủ Siu Siu đích thân bưng cơm và thịt gà vào trong nhà cho mẹ tôi. Biết ý mẹ tôi ông luôn luôn mang vào một khẩu phần đặc biệt: một đĩa đùi gà được chặt rất khéo có thêm vài ba cái phao câu và một đĩa lòng gà gồm gan, mề, lòng, điểm mươi quả trứng bé bé xinh xinh màu vàng ngậy..."

"Chuyện cô Thẩm Thúy Hằng đến nhà mẹ tôi làm xôn xao dân chợ một dạo. Nhưng đó không phải là lần đầu tiên họ được dịp chiêm ngưỡng tận mắt những nghệ sĩ nổi tiếng. Cặp nghệ sĩ cải lương Kim Cương – Hùng Cường một buổi chiều nọ cũng làm náo động đám trẻ con khi họ đến ăn ở quán cơm gà Siu Siu.

Bữa đó tôi đang ngồi học bài trên gác thì có tiếng gọi ơi ới ở dưới đường: “Kim Cương tụi bay ơi!” – “Hùng Cường tụi bay ơi!”. Tôi bèn ra đứng ở ban công nhìn xuống. Trẻ con mấy chục mạng từ trong chợ chạy túa ra đường đứng thành hình vòng cung lớp trong lớp ngoài chung quanh quán cơm gà. Có vài người lớn trong đám nhưng họ chỉ đứng nhìn ở xa. Mấy đứa nhỏ đứng hàng đầu tiến sát lại gần cái bàn ăn của hai thực khách nhìn trân trân vào tận mặt cô Kim Cương, thần tượng của chúng mà trước đó chúng chỉ được thấy trên màn ảnh TV. Rồi bất ngờ trong đám con nít đồng loạt có tiếng vỗ tay, vừa vỗ tay vừa reo hò, rất đúng nhịp: “Kim Cương nhai! Kim Cương nuốt!”. Tức mình, tài tử Hùng Cường đang ăn đứng lên phùng má trợn mắt nhìn đám trẻ. Tưởng nghệ sĩ này làm trò hề, lũ trẻ lại rộ lên cười. Ông Siu Siu đang chặt thịt gà, xách con dao phay chạy ra xua tay nói lớn: “Hê! Ðể cho người ta ăn lớ! Ðể cho người ta ăn lớ!”. Ðám trẻ rãn ra xa thôi hò hét nhưng không chịu đi, cứ đứng quanh đó mà nhìn cho tới khi cặp nghệ sĩ ăn xong lên xe.

Cứ như thế từ trên ban công căn nhà của mẹ tôi tôi ngắm cảnh sinh hoạt phía dưới không bao giờ chán mắt. Nội nhìn ông Siu Siu chặt thịt gà đã thấy mê! Con gà bóng mỡ nằm ngửa trên thớt. Một nhát dao phay bổ ngọt trên bụng. Rồi phập phập! Hai cái đùi gà văng ra. Bằng bốn đầu ngón tay trái ông Siu Siu chặn cái đùi gà, chặn kín chỉ chừa một khoảng hở. Phập! Con dao phay bổ sát móng tay. Rồi cứ thế các ngón tay ông ta lùi dần, lùi đến đâu con dao phập sát tới đó. Phập! Phập! Phập! Thoắt cái, đùi gà đã được chặt thành từng khúc nhỏ đều đặn. Xúc những miếng gà đã chặt bằng lườn con dao phay ông trải thịt gọn ghẽ lên một chiếc đĩa trắng, rắc một ít hành lá lên trên, thế là đĩa gà được mang cho khách, cùng với những bát cơm gà nóng vàng ngậy bốc khói cộng thêm hai thứ nước chấm, một chén xì dầu có những lát ớt đỏ và một chén gừng băm trộn dấm. Trong bao nhiêu năm quan sát ông Siu Siu chặt thịt gà tôi cứ bị ám ảnh bởi một ý nghĩ và ý nghĩ này không ngớt theo tôi cho tới tận ngày nay, hơn bốn mươi năm sau. Ðó là có bao giờ ông ta lơ đễnh trong lúc chặt thịt? Tôi không dám nghĩ tiếp vì cái hậu quả mà tôi hình dung thấy nó kinh khiếp quá!

Ngày nọ qua ngày kia trải qua hai mươi năm cái sinh hoạt ở dưới quán cơm gà Siu Siu đã in vào trí nhớ tôi như là những hình ảnh sống động khó phai mờ. Hình ảnh ấy phản ánh một bức tranh xã hội thu nhỏ của thành phố Sài Gòn qua thời gian. Khi cuộc chiến bắt đầu nở lớn lan rộng ở vùng quê thì ở những chiếc ghế dưới kia đã có thêm nhiều màu áo trận trong số thực khách.. Tôi đã nhìn thấy những nữ sinh e ấp trong chiếc áo dài trắng gắp miếng thịt gà âu yếm bỏ vào trong bát của người yêu, một người lính rất trẻ ngồi đối diện; tôi đã nhìn thấy dẫy bàn ăn đầy ắp những chai bia của những người lính trận đến đây ăn uống trong một lần về phép. Chợ An Ðông cũng bắt đầu có bóng dáng những người lính Mỹ. Vào năm 1966 khi quân đội Mỹ đổ nhiều vào Việt Nam thì chủ nhân của chung cư này là tay tài phiệt Huỳnh Siêu đã cho xây cất thêm lầu bốn và dành nguyên lầu này để cho Mỹ thuê. Ở trên lầu bốn của chung cư là lầu thượng có mở câu lạc bộ là chỗ giải trí cho lính Mỹ. Ðêm đêm tiếng nhạc và tiếng trống thình thình từ trên đầu chúng tôi dọng xuống...

Hai mươi mốt năm trôi qua trên đất Mỹ nhanh như một chớp mắt. Năm 1996 chúng tôi trở về Việt Nam lần đầu tiên và có dịp ghé chợ An Ðông thăm căn nhà cũ. Căn nhà nay đã đổi chủ. Bảng hiệu cau Cẩm Lợi thay thế bằng bảng tiệm vàng Kim Xuyến. Trong lúc vợ con tôi đi sắm đồ trong chợ An Ðông (nay được tân trang phía trong với một dẫy cầu thang cuốn) tôi đứng trước cửa tiệm vàng nhìn lên cái ban công trên cao nhớ lại những giờ phút xa xưa đứng trên đó nhìn xuống cái quán Siu Siu ở dưới này bây giờ không còn nữa, nhớ lại cả một thời thanh xuân, thời tuổi trẻ của mình mà lòng bồi hồi. Ðã bao nhiêu nước chẩy qua cầu....

Trong cuộc đổi đời khủng khiếp ấy tội nghiệp nhất phải nói là ông chủ quán cơm gà Siu Siu. Vào năm 1975 sau 20 năm làm ăn phát đạt ông Siu Siu trở nên giầu có. Ông đã tậu 3 căn nhà sát nhau trong một dẫy phố đường Nguyễn Duy Dương, cạnh trường Trí Dũng, và biến 3 căn này thành một nhà hàng bán cơm gà thật lớn, trong khi ông vẫn duy trì cái quán cóc nhỏ ở sát cạnh nhà mẹ tôi. Vẫn theo lời kể của chị Thạch thì khi những người cộng sản vào trong Chợ Lớn họ niêm phong và tịch thu tất cả những nhà hàng lớn của Hoa kiều, chỉ cho hoạt động những nhà hàng nhỏ bán buôn lẻ tẻ. Ông Siu Siu bỗng nhiên một lúc bị tước đoạt cả 3 căn nhà. Còn quán cóc thì ông sang lại cho chú Sáng, một người bà con của ông.

Tháng Sáu năm 1978 những thương gia trong Chợ Lớn hùn nhau tổ chức một cuộc vượt biên bằng tàu. Ông Siu Siu và toàn gia đình ông tham dự trong chuyến đi ấy. Ra khơi không may tàu chìm. Toàn thể gần trăm người trên tàu không một ai sống sót chỉ trừ một mình ông Siu Siu. Ông bám vào một tấm ván theo sóng biển trôi tấp vào bãi biển tỉnh Bến Tre. Dân chúng địa phương báo cho công an biết và ông được chở vào bệnh viện cứu sống. Sau khi điều tra lý lịch biết ông Siu Siu ở chợ An Ðông họ điện cho công an phường An Ðông để xin giải ông về quận 5. Ông Siu Siu sau đó trở thành người mất trí. Không còn nhà cửa để ở ông sống lây lất ngay dưới mái hiên căn nhà cũ của mình ở đường Nguyễn Duy Dương. Rồi giống như "chú Tiều", ông bắt đầu điên khùng nói năng lảm nhảm. Nhưng tệ hơn "chú Tiều", ông phải ngửa tay xin từ gói xôi, gói bắp của những người qua đường để sống, những người mà chỉ mấy năm trước đã là thực khách thường xuyên của quán cơm gà rất nổi tiếng của ông."
Trúc Lan 16.12.2012 02:27:13 (permalink)
0
Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh - The Nativity Story

Thân mời thân hữu Câu Lạc Bộ Tri Âm thưởng thức "Câu Chuyện Chúa Giáng Sinh" do hãng "Ðường Mới"
(New Line) sản xuất, với sự điều khiển của đạo diễn Catherine Hardwicke.

Phim khởi sự với cuộc tàn sát trẻ em, các Thánh anh Hài tại Bêlem.

Bộ phim ghi lại các câu chuyện trong sách Tin Mừng... Đó là các sự việc thiên thần truyền tin, cuộc thăm viếng
bà Elisabeth, diễn biến ngày sinh nhật của Gioan Tẩy Giả. Cuộc đời Chúa Cứu Thế và đặc biệt Câu chuyện Giáng
sinh là đề tài không bao giờ cũ của nghệ thuật, âm nhạc và điện ảnh.

- Đạo diễn: Catherine Hardwicke
- Diễn viên: Keisha Castle-Hughes, Oscar Isaac, Shohreh Aghdashloo, Ciaran Hinds ...
- Sản xuất: New Line Cinema
- Thể loại: Phim Công giáo
- Quốc gia: USA
- Sản xuất: 01.12.2006
- Thời lượng: 101 phút
- Chia làm 7 phần

[sm=rose1.gif][sm=rose.gif][sm=rose1.gif]

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 02:40:50 bởi Trúc Lan >
thiên thanh 16.12.2012 07:07:39 (permalink)
0




Đêm Đông

sáng tác: Nguyễn Văn Thương - thiên thanh hát

Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống
Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông
Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời
Cùng mây xám về ngang lưng trời
Thời gian như ngừng trong tê tái
Cây trút lá cuốn theo chiều mây
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều
Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu

Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu
Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng
Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư
Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng
Gió nghiêng, chiều say
Gió lay ngàn cây,
Gió nâng thuyền mây
Gió reo sầu miên
Gió đau niềm riêng
Gió than triền miên
Đêm đông, ôi ta nhớ nhung
Đường về xa xa
Đêm đông, ta mơ giấc mơ, gia đình, yêu thương
Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà


Sầu lên khơi hồn quê lai láng
Ta van gió nhân mưa ngừng than
Cho ta lắng tiếng vang muôn lòng
Rên rỉ qua không gian buồn mong
dzuylynh 16.12.2012 08:08:57 (permalink)
0




TẤM THIỆP ĐẦU TIÊN
( đến Sao Mai )

anh cầm trên tay tấm thiệp đầu tiên
câu chúc an vui bình yên nhân thế
mới biết tha hương cuối trời dâu bể
hoa tuyết đang rơi báo mùa đông về

đã mấy đông rồi biền biệt sơn khê
em vịn câu thơ đi về bao buổi
tuyết lạnh lưng trời khôn nguôi nỗi nhớ
xa quá quan san cách trở dặm trường

anh cầm trên tay tấm thiệp đầu tiên
ngày gió đông an giấc ngủ ngoan hiền
có đoá nắng vàng bên hiên nở vội
hiển hóa ngôi lời dưới cội tình thương

năm mới an khương lộc tài thịnh vượng
đất mẹ yên bình thôi buổi nhiễu nhương
ngân vọng hồi chuông giáo đường giục giã
ơn phước thiên toà vạn ngã nhân gian

anh cầm trên tay tấm thiệp Giáng Sinh
chợt thấy lòng mình lung linh ánh nến
hạnh phúc đơn sơ từ em mang đến
cũng đủ say vùi trọn giấc đông miên

Noel 2012.dzuylynh


<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 12:53:47 bởi dzuylynh >
Phù vân 16.12.2012 12:11:49 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


Cậu học sinh 15 tuổi thách thức Bắc Kinh về môn học tẩy não

Thụy My, RFI


Thông tín viên nhật báo Le Monde tại Hồng Kông hôm nay trong bài viết mang tựa đề « Hoàng Chi Phong, cậu học sinh thách thức Bắc Kinh » đã nói về một sự kiện chưa từng diễn ra tại đây. Phong trào do cậu bé 15 tuổi này lãnh đạo đã khiến chính quyền Hồng Kông phải lùi bước trước ý định áp đặt chương trình « giáo dục lòng yêu nước » của Trung Quốc.

Bài báo mô tả cậu học sinh với cặp kính cận có bề ngoài cũng bình thường như các thiếu niên Hồng Kông cùng độ tuổi 15 với cậu. Nhưng bài diễn văn của Hoàng Chi Phong (Joshua Wong Chifung) với giọng điệu vừa khẩn thiết, lo ngại nhưng vẫn cụ thể, nhắm thẳng vào mục đích, nhất là trước một rừng micro : cậu bé giải thích vì sao phải bằng mọi giá phản đối việc áp đặt « chương trình giáo dục đạo đức ». Đây là môn học mới mà Hoàng Chi Phong khẳng định là nhằm tẩy não, mà chính quyền Hồng Kông định buộc học sinh trung và tiểu học phải theo từ nay cho đến năm 2016.

Cậu bé 15 tuổi đã chiến thắng ! Sau nhiều tháng do dự, một cuộc biểu tình khổng lồ với gần 100.000 người hôm 29/7, nhiều vụ tuyệt thực trong đó có cả các học sinh tham gia, 10 ngày cắm dùi trước trụ sở chính quyền hồi tháng Chín, ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo đặc khu Hồng Kông hôm 7/10 cuối cùng đành phải thông báo cho ngưng lại chương trình này.

Muốn đẹp lòng Bắc Kinh, nhưng chính quyền Hồng Kông đã thất bại.

Theo Le Monde, đây là thất bại cay đắng của tân chính quyền Hồng Kông, vốn hy vọng lấy lòng Bắc Kinh qua việc đưa môn giáo dục ái quốc của Trung Quốc vào giảng dạy. Đây cũng là một thắng lợi vang dội của các thanh thiếu niên thuộc phong trào Scholarism mà Hoàng Chi Phong cùng với một người bạn đã thành lập vào giữa năm 2011. Scholarism là động cơ của phe phản đối chương trình này, đã lan rộng suốt trong mùa hè 2012 khiến chính quyền phải lùi bước.

Mục đích chính thức của môn « giáo dục ái quốc » là « tăng cường lòng yêu nước và tình cảm thuộc về đất mẹ Trung Quốc », tại vùng đất từng là thuộc địa Anh trong 150 năm. Chương trình học gồm chào cờ Trung Quốc, các bài học lịch sử giảng giải tính ưu việt của chính quyền độc đảng, và các buổi trẻ em tiểu học phải đứng hát « Em vui sướng được là người Trung Quốc ». Những nội dung này làm cho bất cứ người Hồng Kông nào từng được giáo dục theo kiểu phương Tây với tinh thần phân tích và phê bình cũng phải nổi giận, mà trong số những người phẫn nộ nhất có cậu bé Hoàng Chi Phong.

Sinh vào tháng 9/1996 trong một gia đình Anh giáo trung lưu, Hoàng Chi Phong là con trai duy nhất, cha mẹ cậu là các nhà đấu tranh dân chủ, ủng hộ đảng đối lập ôn hòa Civic Party. Đối với các bạn học, thì cậu cũng bình thường như bao nhiêu bạn khác trong lớp. Hoàng Chi Phong hết sức lịch sự từ chối trả lời phỏng vấn của Le Monde với lý do bận làm bài và « nói tiếng Anh dở ». Theo cậu, « Nếu một phong trào quần chúng bị hướng về phía tôn sùng cá nhân lãnh đạo, thì đó là vấn đề rất đáng ngại ».

Cho dù còn rất trẻ, nhưng Hoàng Chi Phong đã có nhiều kinh nghiệm đấu tranh. Năm 12 tuổi, cậu theo dõi rất kỹ phong trào phản đối việc xây dựng một xa lộ nối Trung Quốc với Hồng Kông, khiến nhiều người dân phải di dời, và phá hủy nhiều làng mạc, đồng ruộng. Đến năm 2010, là vụ năm dân biểu liên tiếp từ chức, đòi hỏi một cuộc trưng cầu dân ý mini. Cậu bé có thói quen theo cha mẹ đến dự buổi lễ tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn hàng năm được tổ chức vào ngày 4/6 tại công viên Victoria.

Hoàng Chi Phong tự xây dựng nên một mạng lưới những người cùng chí hướng đầy kinh nghiệm. Tháng 6/2011, cùng một người bạn lớn tuổi hơn, cậu mở một trang Facebook và khai sinh phong trào Scholarism. Lập tức tình báo Trung Quốc đã nghe lén điện thoại của cậu bé. Heidi Ma, phát ngôn viên của Scholarism, lớn hơn cậu bé chủ tịch hai tuổi, cho biết : « Hoàng Chi Phong nhận thấy có tiếng vọng bất thường trong điện thoại, và tài khoản của Scholarism trên mạng Vi Bác bị phong tỏa ».

Cho dù có được sự ủng hộ của các tổ chức phụ huynh, các nghiệp đoàn giáo viên và các đảng đối lập, nhưng Heidi Ma khẳng định phong trào vẫn giữ được tính độc lập. Scholarism đã tạo được ảnh hưởng, với nhận định việc tạm ngưng chương trình « giáo dục ái quốc » chưa đủ, mà còn phải hủy bỏ hoàn toàn dự án này.

Le Monde nhận xét, đây là lần đầu tiên từ hơn một chục năm qua, mà những yêu sách của xã hội công dân đạt được mục đích. Scholarism cũng cảnh báo công chúng về các chuyến đi Trung Quốc tham quan văn hóa cho học sinh, được Bộ Giáo dục Hồng Kông tài trợ một phần lớn, rất giống như những cuộc hành hương Mao-ít. Về phần Hoàng Chi Phong, cậu hứa hẹn vẫn cảnh giác về vụ « tẩy não », nhưng đang lao vào một nhiệm vụ mới : « Mở rộng phong trào về sự thức tỉnh của xã hội dân sự ».

<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.12.2012 23:10:15 bởi Phù Vân >
dzuylynh 17.12.2012 06:28:46 (permalink)
0



bên em mùa đông

( thu đông xuân hạ trái nhau
nên trăng còn nấp phía sau mặt trời )


ai biêt bên em đông về sớm thế
thu chưa kịp tàn và lá đã khô đâu
chưa tiễn nhau đi lòng đã u sầu
lời sóng thì thào cho giấc ngủ em sâu

anh biết bên em mùa đông đã về
và con sóng buồn vẫn hát khúc đam mê
như anh ngồi đây nghe lời biển kể
sóng nhớ gì mà điệp khúc mãi lê thê...

sóng cuốn rong rêu đi vào huyền thọai
tình đã phai nhòa nỗi nhớ nguôi ngoai
tóc rối hương bay ngập bờ cát trắng
muối có mặn bằng giọt đắng cơn say

cho em vòng tay bờ vai đã lệch
sóng vỗ nghiêng bờ trăng chếch bên song
ai có còn mong biển chiều đôi bóng
bão tố ngập lòng sóng biết hay không

anh biết bên em mùa đông đã về
anh ở bên này mà nhớ bên tê
ai biết bên em đông về sớm thế
biển hát vỗ về điệp khúc ngô nghê...

dzuylynh
dzuylynh 17.12.2012 06:43:29 (permalink)
0




https://www.box.com/s/q9rs400l98q63ispiyai

ấm lòng


thơ CaoNguyên_phổnhạc&trìnhbày Dzuylynh
album " Như Giọt Buồn Nhung "


Em bảo anh thử đi trên tuyết
với ly cà phê rất nóng trên tay
sẽ cảm thấy một ngày rất tuyệt
chút ấm lòng, chút lạnh chờm vai!

nếu bây giờ em cũng ở đây
mình hôn nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này sẽ càng thêm nồng
môi em hồng thơm hương tình say!

nếu bây giờ em cũng ở đây...
mình bên nhau trong tuyết đang bay
mùa Đông này chẳng còn giá lạnh
chút ấm lòng cho hương tình say !

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 17:58:12 bởi dzuylynh >
dzuylynh 17.12.2012 07:00:10 (permalink)
0



https://www.box.com/s/jzjc56lbpzhmltvrndu1

GIAI ĐIỆU MÙA ĐÔNG


Album " Như Giọt Buồn Nhung "
sángtác & trìnhbày : Dzuylynh .

chia xa từ dạo đông sang
sân ga tuyết trắng ngập tràn
điệu Jazz, Starbuck cà phê đắng
hỏi lòng có chút bâng khuâng ?
hỏi lòng có chút bâng khuâng !
tiếng Saxo gào thâu đêm
người kỹ nữ đã say mèm
chết lịm bên ly rượu vang
điệu kèn băng ngang vực sâu
tiếng nhạc ...
khúc sầu ..
em đâu ?
rồi mùa đông có qua mau !
tóc xanh đã chớm bạc đầu
thời gian nước chảy qua cầu
tìm đâu tháng ngày xưa cũ ?
điệu Jazz chìm trong mắt nhau
điệu Jazz buồn ...
ta mất nhau !

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 18:18:36 bởi dzuylynh >
dzuylynh 17.12.2012 07:11:15 (permalink)
0


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/29839/87C3099B74C44DC0B2D3E7D16B8562B8.jpg[/image]


N G Ã


Hãy rót cho anh ly rượu đỏ
Hắt xuống đời em sợi khói xanh
Chân xiêu hài cỏ giang hà rách
Tay níu càn khôn khanh khách cười
Thành phố mưa bay...Em còn nhớ ?
Luyến lưu chi dáng cũ phai mờ !
Cánh chim non ngạn... chân trời trắng
Thánh giá, mân côi, hạt chuỗi tràng
Ta nghe tiếng hát xa ngàn qúa .
Em đẩy vầng trăng ngã sóng sòai
Bóng mây còn lại hay ngọn lá
Vỡ mảnh trăng ngà ta xót xa ...

dzuylynh
dzuylynh 17.12.2012 07:20:13 (permalink)
0






https://www.box.com/s/pit3t3l912zdipct0tfe


DỌN ĐƯỜNG

thơ ánhBích . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh

Album Góc Nhỏ Giáo Đường


Dư âm mùa vọng ngân vang
Báo rằng con Chúa sắp đang Giáng trần
Thế nhân ơi! hãy dọn đường
Buồn đau , hờn trách phủ bằng yêu thương

Uốn lại đường uẩn, khúc cong
Lấp thềm gian dối tay đong thật thà
Công bình bác ái trổ hoa
Trao nhau Thiên khúc "Lạy Cha trên trời "

Mùa Vọng về khắp muôn nơi
Tàn Thu phương Bắc , Hạ vàng trời Nam
Giáng Sinh nhân thế mong chờ
Nhịp tim thống hối vô bờ ăn năn ...

Ngày mai Ngài sẽ Giáng trần
Bêlem máng cỏ Thiên Thần hoan ca
Trầm hương toả ngát - Thánh Ân
Con Người xuống thế vạn nhân vui mừng !

Vang vang khúc hát tưng bừng
Dọn đường treo ánh đèn thương nến tình
Nghìn sao đêm tối lung linh
Dọn đường Thiên Phước bình minh rạng ngời ...

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 22:42:12 bởi dzuylynh >
dzuylynh 17.12.2012 23:42:21 (permalink)
0


http://www.box.net/shared/8h5ghrvc3h6ed89x5c5b



ĐƯỜNG VỀ
thơ Teresa ánhBích . nhạc & trình bày Dzuylynh
album Góc nhỏ giáo đường

Những cơn mưa hôm nay
Rơi thấm lạnh bờ vai
Ướt đôi chân mỏi mòn
Quạnh hiu bên cuộc đời
Niềm đau và hạnh phúc
Cay đắng lẫn ngọt ngào ...

Nắng rơi bên kia sông
Giông tố có dần qua ?
Ngã nghiêng giữa dòng đời
Hằn sâu thân nhọc nhằn
Nợ gian trần cưu mang
Xin cho chút bình an !

Cuộc sống là trang sách
Hôm qua ...rồi hôm nay ...
Khi ánh hào quang tỏa
Lồng trang Kinh nhiệm màu
Ngày mai là trang mới
Ngàn sau còn tinh khôi ...

Chuông giáo đường ngân nga
Thánh Lễ chiều Misa
Giữa đất trời xa lạ
Tha hương buồn viễn xứ
Ân sủng Ngài ban xuống
Bài ca Thánh êm đềm ...

Sợi nắng chiều có hanh !
Sương đêm về lành lạnh
Con gió nhẹ lay lắt ...
Chiếc lá xanh lìa cành
Dù mầm xanh vẫn xanh
Dù đời em vắng anh !
Nhưng tiếng Ngài đã gọi !
Con từ bỏ thân mình ...

Mỗi bước chân nhỏ nhoi
Gieo Tin Mừng muôn lối
Tình yêu ơn cứu rỗi
Yêu tha nhân yêu người ...

Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ...Amen !
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen !
Nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần ... Amen !


Mary Goretti Church 2010
<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.12.2012 23:47:25 bởi dzuylynh >
dzuylynh 17.12.2012 23:58:52 (permalink)
0


[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/88231/820EA9D37D2C4B7A964BACFA7995681B.jpg[/image]




PHẬN ĐỜI

thơ Teresa ánhBích
nhạc và trình bày: dzuylynh

album Góc nhỏ giáo đường

phải ta như chiếc lá
hời hợt chốn nhân gian
chờ một ngày bão giông
rụng rơi rớt bên thềm
trót mang thân phận đời
du mục cát bụi thôi
lỡ lầm vương tội lỗi
ăn năn dưới chân Người
ngày quay về với bụi
sẽ mang theo được gì
ngòai con tim nhân ái
hoa quả vườn tâm linh
từ trời cao vọng ngân
tên con thiên thần gọi
màu áo trắng trinh nguyên
xin vâng ngàn thánh ý
giang mở rộng vòng tay
làm chứng nhân cho thầy
gieo công bình bác ái
người yêu thương nơi đây
chiếc lá rơi lìa cành
bay về trước tôn nhan
trang sách đời khai phá
nguyện xin chuỗi hồng ân
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2012 00:29:18 bởi dzuylynh >
Đóa Hồng Tím 18.12.2012 05:36:43 (permalink)
0
ĐÊM GIÁO ĐƯỜNG
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/71281/C29F3384729B41A4A922E982ECC1DFC0.jpg[/image]


em trở lại hôm ni khung màu sắc
cõi chúng mình, thành phố của anh - em
cơn gió nhẹ, hồn Paris thay mặt
đón em về nay, mai lại chờ anh

nắng Giáng Sinh với mùa đông không tuyết
chạy dài đường cùng đoá tím bâng khuâng
( màu nhớ nhung , màu em thường quay quắt
khi em nhìn con chim sắt vươn nhanh )

đêm hăm hai , nôn nao hoài đành thức
đợi vài giờ trời trở lại bình minh
tám giờ sáng , ngắm bóng mình trang sức
một tí hồng trên má, mỹ miều xinh

đêm giáo đường cạnh bên người yêu dấu
lòng bàn tay quyện giữa lòng bàn tay
ngoài lời kinh , ngoài tiếng chuông hư ảo
chỉ hai đứa mình và nhịp tim say !

đông hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.12.2012 06:07:32 bởi thương yêu >
Attached Image(s)
Thay đổi trang: << < 555657 > >> | Trang 56 của 72 trang, bài viết từ 826 đến 840 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 5 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9