Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 61 của 72 trang, bài viết từ 901 đến 915 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dzuylynh 15.01.2013 02:46:07 (permalink)
0



***





https://www.box.com/shared/8qelmph16h18n8fcy0q9


GỬI NGƯỜI MÙA ĐÔNG

thơ Nnmmtđ | nhạc | trình bày Dzuylynh
album Cánh thiên di | Jan 14.2013

Đêm nay vào giấc mộng
Tìm lại chốn hẹn xưa
Trên ngàn vương gió lộng
Chợt trắng độ giao mùa

Đêm nay choàng khăn mỏng
Hẹn người nơi dốc mơ
Lối qua âm thầm bước
Đời quạnh hiu không ngờ

Đêm nay ta gõ cửa
Người ơi có cho vào
Phía đằng sau cánh cửa
Phải một trời chiêm bao
Hay đằng sau cánh cửa
Là nỗi đau ngọt ngào

Đêm nay về theo mộng
Thấy người buồn hơn xưa
Sáng mai tàn cơn mộng
Chắc vàng phai nắng chờ

Sáng mai ngoài hiên gió
Ta đợi bóng người qua
Mang mùa đông hương phố
Rắc xuống đời phôi pha
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2013 06:26:08 bởi dzuylynh >
dzuylynh 15.01.2013 10:06:08 (permalink)
0






BIỂN CẠN


Biển cạn rồi trong một giấc mơ em
Chỉ còn cát trải dài như vô tận
Không còn nữa cánh buồm và con sóng
Bay lạc loài đây đó cánh hải âu

Biển cạn rồi khi mình đã mất nhau
Chiều chập choạng và mênh mang nỗi nhớ
Không còn nhau biển vắng đi hơi thở
Con sóng không về xóa dấu chân êm

Chỉ còn cô đơn một ánh sao đêm
Và ngọn gió lẻ loi buồn khắc khoải
Em nhớ biển buổi chiều nào xa ngái
Sóng hát cồn cào một khúc phôi phai

Biển bây giờ cũng đã biết chia xa
Và có lúc cũng lạc loài con sóng
Khi giận dữ bão cồn dâng biển động
Nhưng tình yêu của biển vẫn ngàn đời

Biển nhớ thuyền như em nhớ anh thôi
Lạc mất nhau biển tím màu hoang lạnh
Ghềnh đá lặng thinh mịt mù sóng đánh
Anh đi xa em hoang hoải nỗi buồn

Biển lặng thầm trôi dạt cả hoàng hôn
Nghe trong tim có điều gì rạn vỡ
Gió về chưa đây bờ mi lệ ứa
Sóng trùng dương… hay sóng ở trong lòng

Biển cạn rồi đâu cũng hóa mênh mông

Liên Hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2013 00:17:33 bởi dzuylynh >
Phù vân 15.01.2013 12:47:55 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN


THẾ NÀO LÀ TIẾNG VIỆT TRONG SÁNG ?


Chữ viết và tiếng nói là phương tiện truyền đạt giữa con người và con người. Loài vật chắc cũng có tiếng nói qua những âm thanh như: hót, kêu, gầm, hú, sủa… để truyền đạt cho nhau nhưng loài vật không có chữ viết. Con người do trí thông minh, do bản năng tiến hóa, lại có ý thức, sau khi sáng tạo ra chữ viết, lần hồi biết tổng hợp, gọt giũa để biến thành văn chương. Còn tiếng nói cũng cải tiến không ngừng. Ngôn ngữ đi như bóng với hình với văn chương, từ thô thiển trở thành thanh tao, từ thẳng thừng trở nên bóng bẩy, từ thô lỗ trở nên ý nhị. Có thể nói văn chương càng phát triển bao nhiêu thì ngôn ngữ càng đẹp bấy nhiêu. Tư tưởng càng phát triển bao nhiêu thì văn chương và ngôn ngữ càng phong phú bấy nhiêu.

Thế nhưng muốn nắm bắt được tinh hoa ngôn ngữ của dân tộc dứt khoát là phải có giáo dục. Một đứa trẻ không được đi học vẫn nói được, nói liến thoắng đủ điều nhưng không viết được và chắc chắn ngôn ngữ rất nghèo nàn và thường mang âm hưởng “chợ đời” chứ không có những ngôn từ của một đứa trẻ được cắp sách đến trường mà ngày xưa gọi là “cửa Khổng sân Trình”. Không những phải học hết Lớp 12 phổ thông mà còn phải bước lên đại học nữa. Một người không thế có tiếng Việt phong phú nếu không học qua các bộ môn như lịch sử, triết học, tôn giáo, luật học, kinh tế học, tâm lý học, chính trị học, xã hội học, nhân chủng học, khảo cổ học, kiến thức về quân sự, ngoại giao... và ít nhất cũng phải biết qua các tác phẩm văn chương lớn của đất nước - cổ cũng như kim. Chỉ cần dành chút ít thời giờ đọc và nhớ ba tác phẩm như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc và Chinh Phụ Ngâm thôi thỉ vốn Việt Ngữ của chúng ta cũng đã phong phú thêm biết là bao nhiêu.

Viết thì ai cũng có thể viết được. Nói thì ai cũng nói được nhưng xin nhớ cho trong bất kỳ quốc gia nào cũng có hai loại: Ngôn ngữ thượng lưu và ngôn ngữ bình dân; văn chương bác học và chương bình dân.

-Ngôn ngữ thượng lưu là lời nói văn vẻ, ý nhị, nhẹ nhàng, lễ độ, dễ nghe, thâm thúy. Còn ngôn ngữ bình dân không phải là xấu, chân tình nhưng mộc mạc, thường thì cọc cằn, thô lỗ và không giữ gìn ý tứ.

-Văn chương bác học là văn chương cầu kỳ, gọt giũa, xử dụng nhiều ẩn dụ, điển tích. Còn văn chương bình dân không cầu kỳ, nghe là hiểu ngay không cần phải suy nghĩ nhiều. Có một điểm chung là dù loại văn chương hay ngôn ngữ nào đi nữa thì nó cũng phải trong sáng, thông dụng và dễ hiểu.

Theo dòng lịch sử, dân tộc ta đã tiếp nhận nhiều nền văn hóa bên ngoài du nhập vào. Trải qua 1000 năm Bắc Thuộc, tổ tiên chúng ta đã không để mất gốc - mà Việt hóa tinh hoa của học thuật, ngôn ngữ Trung Hoa, biến nó thành tiếng Hán-Việt khiến tiếng Việt trở nên phong phú. Rồi thì 100 thuộc Pháp, cha ông chúng ta cũng không để tiếng Việt bị lai căng. Dựa vào tinh hoa của nền văn chương Pháp, từ đó giản dị hóa, trong sáng hóa tiếng Việt. Còn ngày hôm nay, văn hóa Mỹ không vào Việt Nam bằng các tác phẩm văn chương, học thuật mà bằng đồng đô-la, Cola Cola, trò chơi (Games), phim ảnh gợi tình, bạo lực và bắn giết. Sách vở du nhập vào không phải là các tác phẩm văn học, học thuật tư tưởng lớn mà là các tạp chí về sắc đẹp, thời trang, son phấn, nước hoa, quần áo lót v.v.. tràn vào như thác lũ. Qua thương mại, qua các trang điện tử, quảng cáo và giải trí cùng với sự bùng nổ của kỹ nghệ truyền thông, tiếng Việt có nguy cơ trở nên một thứ lai căng hổ lốn trong chớp nhoáng. Xin nhớ cho văn hóa Mỹ là một nền văn hóa áp đảo bởi vì nó là một nền văn hóa tiêu thụ đánh ngay vào thị hiếu cấp thời của con người cho nên các quốc gia chậm tiến nghèo khổ không sao cưỡng lại được. Trước nguy cơ đó đã nảy ra tiếng kêu cứu về tiếng Việt trong sáng.

Nói về tiếng Việt trong sáng thì dễ nhưng nội dung của “tiếng Việt trong sáng” là gì? Theo thiển ý, sự trong sáng của tiếng Việt bao gồm nhiều yếu tố như:

-Không lai căng tức không chen tiếng Tây, tiếng Mỹ vào.

-Không tối nghĩa.

-Không gây hiểu lầm.

-Giản dị. (không cầu kỳ, rắc rối)

-Lịch sự, thanh tao.

Trong khi chúng ta chưa có viện hàn lâm, tạm thời dựa vào các tiêu chuẩn này, chúng ta thử “chẩn bệnh” một loại tiếng Việt mới đang được xử dụng tràn lan ở trong nước và hải ngoại. Loại tiếng Việt mới này chen tiếng Mỹ, sáng chế những danh từ kỳ quặc, khó hiểu mang tính khoe khoang, làm dáng.

1) Nội y: Tại sao lại phải dùng chữ khó vậy? Đây chỉ là thứ quần áo lót /đồ lót của đàn ông hay đàn bà.

2) Triều cường: “Triều cường làm ngập đường phố Hà Nội.” Tại sao không dùng chữ nhẹ nhàng và dễ hiều hơn “ Nước dâng cao làm ngập đường phố Hà Nội.”

3) Các thiết bị siêu trường siêu trọng: Các thiết bị nặng và dài. Các thiết bị quá nặng và quá dài.

4) Xe container: Xe vận tải hạng nặng, xe tải hạng nặng.

5) Các container: Các kiện hàng, thùng hàng

6) Bunker/Boong-ke: Hầm trú ẩn.

7) Blog: Trang tin chuyên đề/ trang chuyên đề. Blogger: Người viết trang chuyên đề.

8) Audio-visual: Âm thanh & hình ảnh/ phần âm thanh & hình ảnh.

9) Bình ắc-quy: Bình điện. Sạc (Charge): Tiếp điện, nạp điện.

10) Trái cherry to, đỏ mọng…Xin nhắc khéo báo phapluattp.vn rằng cherry là trái anh đào.

11) Mát-xa (Massage): Đấm bóp, nghề đấm bóp.

12) Ảnh nude: Ảnh khỏa thân, lõa thể.

13) Hot girls : Gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

14) Ăn mặc hot: Ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

15) Ảnh hot: Ảnh có cảnh khiêu dâm hoặc gái ăn mặc hở hang, khiêu dâm.

16) Bản nhạc ấy hot lắm: Bản nhạc đang được ưa chuộng.

17) Thị trường đang hot: Thị trường bán rất chạy (trái với ế ẩm)

18) Top ten: Mười…đứng đầu. Mười hạng đầu.

19) Email: Điện thư.

20) Logo: Huy hiệu.

21) Mít-tinh: Cuộc biểu tình, buổi tập họp.

22) Tiêm vaccine: Trích ngừa, chủng ngừa.

23) Logic: Thuận lý, hợp lý, lý đương nhiên (không cần tranh biện).

24) Clip: đoạn băng, đoạn thu hình ngắn. Mỹ định nghĩa clip: “A short part of a movie or television program...”

25) Một số danh từ quân sự: Nên sử dụng danh từ có sẵn trong ngôn ngữ Việt vừa mạnh vừa sắc gọn: Ví dụ: Tàu pháo = Pháo hạm; Tàu tuần dương= Tuần dương hạm; Tàu hộ tống= Hộ tống Hạm; Tàu khu trục = Khu trục hạm & Trục lôi hạm; Tàu khinh tốc= Khinh tốc hạm; Tàu vận tải= Quân vận hạm; Cảng quân sự= Quân cảng. Ví dụ: Quân Cảng Cam Ranh để phân biệt với Thương Cảng Cam Ranh; Đội tàu= Hạm Đội. Ví dụ: Hạm Đội Phú Quốc, Hạm Đội 7 v.v..

26) Bắt khẩn cấp: “Cảnh sát bắt khẩn cấp…” nghe nó kỳ làm sao ấy. Tại sao không dùng “Cảnh sát đã bắt ngay, bắt gấp nghi phạm…” hoặc “Tòa ra lệnh tức tốc bắt ngay can phạm”

27) Đóng mới: Đóng tàu là đóng tàu mới rồi, chẳng ai đóng tàu cũ cả cho nên thêm chữ ”mới” là thừa.

28) Cà- phê đểu: Đây là loại “cà-phê giả” nhưng cách dùng chữ của tác giả khiến người đọc hơi khó chịu. Xin nhớ cho có nhiều cách để diễn tả cùng một sự kiện, cách thì thanh tao, cách thì thô tục. Khi một đất nước tiến lên thì mọi thứ cũng phải tiến lên kể cả ngôn ngữ. Ngày nay hình như trên thế giới người ta dần dần loại bỏ những ngôn từ nghe có vẻ kỳ thị, xúc phạm, khinh rẻ hoặc gây ấn tượng bạo động. Chẳng hạn chữnigger (mọi đen) ở Mỹ không ai dám nói nữa vì nó dùng để hạ thấp người Da Đen. Con người không thể ăn mặc thời trang, đi xe lộng lẫy, ở biệt thự, son phấn đầy người mà lại nói năng thô bỉ. Ngôn ngữ của một dân tộc có “văn hiến” thì mỗi ngày phải mỗi đẹp hơn và thanh tao hơn. Cho nên theo tôi một số ngôn từ sau đây như: đồ đểu, đồ con đĩ, đồ thất học, đồ hèn, đồ ngu, thằng mọi, đồ mất dạy, tiên sư cha mày v.v.. cũng cần phải loại bỏ trong ngôn ngữ Việt Nam.

29) Hoành tráng: Ngày nay ở Việt Nam cái gì cũng “hoành tráng” làm cho một số tính từ diễn tả vẻ đẹp lần hồi trở nên bị “tuyệt chủng”chẳng hạn như: Một ngôi nhà bề thế, một phòng hội khang trang, một khu chợ ngăn nắp, một kiến trúc trang nhã, một lâu đài tráng lệ, một cuộc diễn binh hùng tráng, một cung điện nguy nga, một ngọn núi hùng vĩ, một ngôi chùa cổ kính v.v…Nếu tất cả những tính từ trên được thay bằng hai chữ “hoành tráng” thì tiếng Việt sẽ ra sao?

30) Rất đẳng cấp: Cầu thủ đó rất đẳng cấp, bộ quần áo rất đẳng cấp, chiếc xe thuộc loại đẳng cấp…Bộ kho tàng ngôn ngữ Việt không còn chữ nào để thay cho hai chữ “đẳng cấp” nữa sao? Tại sao không nói: Cầu thủ nhà nghề, cầu thủ quốc tế, cầu thủ đắt giá; bộ quần áo đắt tiền; xe thuộc loại sang v.v.. Ngoài ra tự thân hai chữ “đẳng cấp” chỉ có nghĩa là “thứ bậc” như “đẳng cấp thấp”, “đẳng cấp cao” chứ nó không có nghĩa là “cao, giỏi, sang”. Từ Điển Việt Nam do nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin ấn hành năm 2000 nơi trang 291 định nghĩa:đẳng cấp là thứ, bậc, hạng trong xã hội như đẳng cấp xã hội.

31) Phỏng vấn trực tuyến: Chữ tuyến nghe có vẻ hình học. Nào là trung tuyến, tiếp tuyến v.v…Tại sao không dùng “phỏng vấn trực tiếp” hoặc “giải đáp trực tiếp” tức không qua trung gian nào, mà trực tiếp trên truyền hình hoặc họp báo chứ không chờ tới ngày mai hoặc trả lời bằng thư.

32) Văn hóa ẩm thực: Văn hóa bao gồm nhiều lãnh vực như: cách ăn uống, y phục, nói năng, lễ nghi, chữ viết, giao tiếp, cư xử v.v…Nếu nói văn hóa ẩm thực thì chẳng lẽ lại có thêm văn hóa lễ hội, văn hoá y phục nữa sao? Vậy nói “văn hóa ẩm thực” là không đúng. Đó chỉ là các món ăn và cách ăn uống mà thôi. Khi chúng ta du lịch Hòa Bình chẳng hạn, ngoài việc ngắm phong cảnh, dĩ nhiên chúng ta còn muốn thưởng thức các món ngon, lạ, độc đáo của đồng bào Mường và chỉ có thế. Nếu nói, “Chúng ta khám phá văn hóa ẩm thực của đồng bào Mường” nghe có vẻ “ghê gớm” quá.

33) Giải phóng mặt bằng: Nên thay bằng “giải tỏa mặt bằng” cho nó nhẹ nhàng. Chính phủ có thể giải tỏa một khu ổ chuột để chỉnh trang đô thị. Nhưng nếu nói “ Giải phóng một khu ổ chuột” có thể gây hiểu lầm là cứu dân ở đây ra khỏi cuộc đời lầm than như “giải phóng nô lệ” chẳng hạn.

34) Cảng biển: Nghe rất lạ tai. Tại sao không dùng “hải cảng”? Còn “cảng bay” tại sao không dùng “ phi cảng” ? Trong nước hiện có “Cảng Hàng Không Quốc Tế Đà Nẵng”. Rút gọn hơn chúng ta có thể dùng “Phi Cảng Quốc Tế Đà Nẵng”.

35) Báo vietnamnet.vn: “Những ‘bí mật’ trong hầm đường bộ Hải Vân” Sao dùng chữ “khó” quá vậy? Xin đơn giản thành “Những ‘bí mật’ trong đường hầm Đèo Hải Vân.” giống như “đường hầm Thủ Thiêm”. Nếu chúng ta viết “hầm đường bộ Thủ Thiêm” thì độc giả sẽ nghĩ sao?

36) Cũng báo vietnamnet.vn: “Hội chứng hot girl nude giữa thiên nhiên”. Thực ra tác giả muốn đưa tin: Có một “bệnh dịch” hoặc “thói bắt chước” tạp chí dâm ô Mỹ chụp hình cởi truồng ngoài trời (để nổi tiếng) nhưng lại dùng một đoạn văn thật kỳ lạ.

37) Báo phunutaday.vn: “Thành phố….vừa điều chuyển hai công chức không ’vừa lòng’ dân”. Chữ “điều chuyển” nghe chưa quen, nên nói là “thuyên chuyển”. Nếu trong quân đội thì nói là “thuyên chuyển tới một đơn vị khác”. Còn hai chữ “điều động” thì có nghĩa là điều động binh lực, nhân lực, điều động một lực lượng an ninh v.v..

38) “Bố nghiện ma túy giết con 10 tháng tuổi”: Chữ tuổi ở đây là thừa mà chỉ cần viết “Bố nghiện ma túy giết con mới 10 tháng” thì ai cũng hiểu.

39) “Người cao tuổi được mua vé xe buýt trợ giá”. Nên viết “Người cao tuổi được giảm vé xe buýt”. Viết báo cốt ở nhẹ nhàng, giản dị, dễ hiểu.

40) Báo giaoduc.net.vn có tựa đề: “Bé sơ sinh hai đầu ở Sóc Trăng đã tử vong”. Chữ “tử vong” có nghĩa là chết. Còn “thương vong” có nghĩa là vừa chết vừa bị thương. Vậy tại sao không dùng hai chữ “đã chết” cho nó nhẹ nhàng hơn?

41) Cận cảnh (close-up) là ảnh chụp gần, kề sát mặt. Nếu không phải là ảnh chụp gần mà chỉ là khoảng cách bình thường thì không được dùng hai chữ “cận cảnh”.

42) Chùm ảnh: Chữ “chùm” làm chúng ta liên tưởng tới chùm nho, chùm nhãn, dính chùm v.v…Vậy thì nên dùng chữ “một loạt hình ảnh”, “một số hình ảnh”. Ví dụ: Một số hình ảnh về đại hội…

43) Tiền boa: Nói đầy đủ là “pour boire” theo cách lịch sự của người Pháp coi đó chỉ là chút “tiền trà nước”. Vậy thì nên dùng“tiền trà nước” thay vì “tiền boa” vì ông Tây đã rời Việt Nam lâu lắm rồi.

44) Minh họa (Illustrated): Là hình vẽ của họa sĩ để diễn tả, trình bày một cuốn sách, một câu truyện. Nếu ngoài bìa cuốn sách ghi “Illustrated by” có nghĩa là “Vẽ bởi họa sĩ”. Nếu ghi “ photography by”có nghĩa “Hình ảnh của”. Ví dụ, trong một bài viết nói về Khu Trục Hạm Lý Thái Tổ mà chúng ta không có tấm hình của chiếc này và thay thế bằng tấm hình của chiếc khu trục hạm khác thì chúng ta không được ghi “Hình minh họa” mà chỉ cần ghi chú ở dưới tấm hình “Đây là hình ảnh khu trục hạm ABC một loại tương tự” thì độc giả hiểu ngay. Ngày nay câu “ hình minh họa” được dùng tràn lan ở trong nước để phụ chú dưới tấm hình…như thế là hoàn toàn sai. Xin nhớ cho minh họa có nghĩa là vẽ ra, diễn tả bằng tranh chứ không phải bức hình thật hoặc bức hình thay thế. Nếu không biết thì cứ mở sach vở, báo chí Nhật, Mỹ, Nga… ra mà học thì biết ngay.

45) Trồng cây xanh: Trồng cây là đủ rồi bởi vì cây nào lá chẳng xanh? Nói thêm “xanh” là thừa. Nói “trồng cây xanh” chẳng khác nào nói “Trồng gấc đỏ”. Xin thưa gấc nào mà chẳng đỏ? Chúng ta thường nói “Đỏ như gấc”. Tuy nhiên cũng phải để ý là có khá nhiều loại cây lá không xanh mà nâu hoặc nâu đậm. Nếu “trồng cây xanh” thì chẳng lẽ không trồng các loại này sao? Ngày xưa các cụ đã chế giễu cách dùng văn thừa thãi và trùng lập qua hai câu thơ:

Nửa đêm giờ tý canh ba.

Vợ tôi con gái đàn bà nữ nhi.

46) Báo Tuổi Trẻ đi một tiêu đề như sau “Cầu thủ bóng đá VN luôn luôn thua thiệt cầu thủ ngoại khi tranh chấp bóng tay đôi do hạn chế về thể lực và thể hình.” Câu văn này nặng nề giống như dịch lại từ một đoạn văn từ báo Hồng Kông, Đài Loan. Người ta nói “tranh bóng” chứ không nói “tranh chấp bóng”. Chữ “ tranh chấp” nên dành cho tranh chấp quyền lực, tranh chấp lãnh thổ. Ngoài ra các chữ “thể lực và thể hình” nghe “đao to búa lớn quá” không thích hợp trong lãnh vực thể thao. Chúng ta có hai chữ “sức vóc” vừa giản dị vừa dễ hiểu tại sao không dùng? Xin thưa “sức” là sức khỏe, “vóc” là sự cao lớn, tầm vóc. Nếu thay bằng hai chữ này, bỏ bớt những chữ thừa thì câu văn sẽ gọn nhẹ, từ 27 chỉ còn 19 chữ “Cầu thủ Việt Nam khi tranh bóng luôn luôn lép vế/thua cầu thủ nước ngoài do sức vóckém.”

47) Báo giaoduc.net.vn: “Cô gái xinh đẹp hát ca trù làm xiêu lòng người nghe.” Ông phóng viên nào đó dùng chữ “xiêu lòng” không đúng. Xiêu lòng có nghĩa là mới đầu không bằng lòng, sau thuyết phục, nói mãi thì “xiêu lòng” tức thuận theo. Tôi cũng đã xem đoạn băng này. Thực ra trong cuộc thi hát, cô thí sinh này còn trẻ, xinh xắn, mới 18 tuổi, mà hát được ca trù (cũng tàm tạm) cho nên chinh phục được hoặctạo thiện cảm nơi khán giả chứ không phải làm “xiêu lòng” khán giả.

48) Đắng lòng trước cảnh…: Từ trước đến giờ chưa có sách vở nào viết “đắng lòng” cả mà chỉ thấy viết “Đau lòng trước cảnh…” Xin quý ông/bà làm ơn coi lại hai từ này. Bà Huyện Thanh Quan viết “Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc”, chứ bà không viết “Nhớ nước đắng lòng con cuốc cuốc”.

49) Báo giaoduc.net.vn: “Chi phí dao động từ 30.000 USD đến 60.000 một năm”. Chữ ‘dao động” ở đây thừa. Chỉ cần viết “Chi phí khoảng từ 30,000 USD đến 50,000 USD một năm” là người ta hiểu rồi.

50) Cũng lại giaoduc.net.vn: “NoithatVP đang thanh lý các sản phẩm tủ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.” Trời ơi! Các sản phẩm tủ là gì? Tại sao không viết, “các loại tủ” cho ngắn gọn và dễ hiểu? Ngoài ra chữ “thanh lý” làm người đọc liên tưởng tới sự “thanh lý môn hộ” tức truy lùng, giết những kẻ phản nghịch trong các môn phái (cũng giống như “thanh trừng” vậy). Do đó chúng ta nên thay thế bằng các chữ giản dị hơn như “giải quyết” hoặc”bán hết” hoặc “tống hết”. Nếu thế thì câu văn sẽ tạm gọn nhẹ như sau: “NoithatVP đang muốn bán/giải quyết hết tất cả các loại tủ xuất cảng sang Nhật Bản.”

51) Báo phunutoday.vn: “Trong tiết trời lạnh giá, boots cao cổ có lẽ là lựa chọn hàng đầu.” Chẳng lẽ tiếng Việt không có chữ nào để dịch chữ boots sao? Xin thưa đó là “giầy cao cổ” hoặc “giầy ống”. Thật lạ lùng! Bao kẻ sống xa quê hương mấy chục năm trời mà vẫn tha thiết với tiếng Việt tinh ròng, trong khi kẻ ở trong nước tiếng Anh tiếng Pháp chẳng bao nhiêu, lại tập viết lối văn hổ lốn chen tiếng Tây tiếng Mỹ vào.

52) Báo vnEpress.net: Có một tựa đề “Gu đàn ông của phụ nữ qua từng độ tuổi.” Xin thưa “gu” (gout) có nghĩa là “sở thích”. Ý của tác giả muốn nói,“Sở thích của phụ nữ về đàn ông tùy tuổi tác.” nhưng lại diễn tả bằng một câu văn thật trúc trắc. Rồi Thời Báo Kinh Tế Saigon Online “Chương trình truyền hình càng lắm scandal thì rating tăng vọt.” Thật lai căng hết chỗ nói! Giống hệt như trẻ con nói tiếng Việt ở Mỹ.

53) Báo Vietnamnet.vn: “Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ- Trung.” Cuộc chơi quyền lực chính là cuộc đọ sức. Tại sao không dùng hai chữ ấy cho giản dị và sáng sủa hơn?

54) Trang BBC tiếng Việt ngày 1/1/2013: “Ít nhất 60 người đã bị dẫm đạp chết...” Ý tác giả muốn nói “ Ít nhất 60 người dẫm đạp lên nhau mà chết..” nhưng lại dùng một câu văn khiến độc giả có thể hiểu 60 người này bị voi hoặc trâu bò dẫm đạp lên mà chết! Xin nhớ cho khi dùng chữ “bị” tức thể thụ động thì phải nói “bị cái gì” như : bị voi giày, bị xe cán, bị trâu bò húc chết v.v.. Chính mình làm thì không dùng chữ “bị”.

55) Trang VOA tiếng Việt : “Hàng ngàn fan ở Đài Loan đã đến xem buổi ca nhạc..” ; “trang web xã hội”; “vi rút trong bao tử”; “không chịu gia hạn visa”; “một chương trình doping chuyên nghiệp”…và còn rất nhiều nữa. Xin thưa fan là người hâm mộ, vi rút là siêu vi trùng, visa là nhập cảnh, doping là dùng thuốc kích thích. Trang báo mang tên “tiếng Việt” mà thực tế lại là “tiếng Việt lai Mỹ”.

Tạm kết luận:

Viết một bài báo, một bản tin, đặt một tựa đề không phải dễ. Mình viết ra rồi cần có chủ bút/chủ biên duyệt lại. Ở Mỹ mà viết bậy, viết kém thì tiêu tan sự nghiệp, chỉ có nước tìm nghề khác kiếm ăn. Viết bậy, viết nhảm, viết thiếu đứng đắn làm giảm giá trị người viết và xúc phạm độc giả. Nói về chuyện viết văn thiếu đứng đắn tôi có một kỷ niệm thời thơ ấu lúc còn học Lớp Đệ Thất (Lớp 6) năm 1955 ở trong Nam như sau: Trong một bài luận văn mô tả một buổi đi câu tôi đã dùng hai chữ “khoái tỉ” tiếng mà bọn trẻ Miền Bắc hay dùng lúc bấy giờ có nghĩa là “sung sướng”. Chấm bài xong thầy Nguyễn Tri Tài - người Huế - gọi tôi lên nói, “Chữ khoái tỉ không được đứng đắn, con không nên dùng.” Nghe thầy nói vậy tôi “ngộ” ra ngay và cho tới ngày hôm nay, dù đã hơn nửa thế kỷ, tôi vẫn nhớ lời thầy là phải dùng chữ cẩn thận khi viết văn. Đừng tưởng lời nói hay bài viết sẽ qua đi như một cơn gió thoảng - mà nó còn “tạo nghiệp”- nghiệp lành hay nghiệp dữ - tức gây tác hại cho người khác và cho chính mình theo giáo lý nhân-quả của nhà Phật. Trong cuốn hồi ký của một nhà văn xuất bản ở hải ngọai - một ông chuyên viết truyện dài đăng trên báo hằng ngày mà Miền Nam lúc bấy giờ gọi là viết “feuilleton”. Ông thường chen vào truyện một vài chi tiết khiêu dâm, gợi dục để “câu” độc giả trẻ. Một ngày kia cô con gái về khoe với ông, “ Ba ơi! Con bạn học của con đọc tới cái đoạn…mà ba viết, nó thích quá rùng cả mình !!!” Nghe con gái nói thế ông toát mồ hôi, không ngờ những gì mình viết ra đã ảnh hưởng đến chính cô con gái cưng. Từ đó ông không bao giờ dám viết văn theo cái kiểu chen vào những chi tiết khiêu dâm nữa. Hiện nay chữ “nhí” đang được dùng tràn lan trong nước. Xin nhớ cho chữ “nhí” là tiếng lóng dùng để chỉ “nhỏ, bé” có ý diễu cợt, không đứng đắn. Nếu dùng không đúng chỗ sẽ làm tổn thương người ta. Dù là trẻ em cũng có nhân cách của trẻ em. Chẳng hạn nếu chúng ta nói “ca sĩ tí hon”, “nhạc sĩ thần đồng”, “chú tiểu nhỏ”, “con chim bé bỏng” nghe có vẻ thanh tao hơn là “ca sĩ nhí”, “nhạc sĩ nhí”, “chú tiểu nhí”, “con chim nhí”. Làm phóng sự, viết bản tin phải viết một cách trung thực, nghiêm túc, không bông đùa, châm chọc hoặc khôi hài vô ý thức. Bài viết sẽ bộc lộ tư cách và trình độ của người viết. Người xưa nói, “Văn tức là người”.

Ngôn ngữ và văn chương là tài sản vô giá do tiền nhân để lại, chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy cho mỗi ngày thêm sáng đẹp. Do giao tiếp với nhiều nguồn văn hóa ngoại lai, những chữ nào có thể dịch sang Việt Ngữ thì phải cố mà dịch cho được để giữ gìn ngôn ngữ và văn chương Việt cho thuần khiết. Chen tiếng ngoại quốc vào tiếng Việt một cách bừa bãi khiến tiếng Việt trở nên lai căng, hổ lốn. Muốn thế thì phải học hỏi và nhất là phải cẩn thận và viết với tinh thần trách nhiệm. Trách nhiệm có nghĩa là hiểu được hậu quả của những gì mình viết ra. Nếu không giỏi thì cứ học theo người xưa mà viết ra, cố “sáng chế” tức viết bậy, viết nhảm. Chúng ta không nên đùa rỡn, nói mạnh hơn là phá hoại ngôn ngữ và chữ viết của dân tộc. Học tiếng nước ngoài là để giao dịch, làm ăn buôn bán và nghiên cứu những kiến thức mà sách Việt không có. Học tiếng nước ngoài không có nghĩa là để về hủy hoại tiếng mẹ đẻ hoặc thỉnh thoảng “xổ” ra vài tiếng để chứng tỏ mình văn minh hơn đời hoặc có vẻ “Mỹ” đây. Người Mỹ có bắt chước ai đâu? Họ đứng trên đôi chân của họ. Tại sao ta phải tự ti mặc cảm về ngôn ngữ của dân tộc mình? Chuyện “nói tiếng Tây ba rọi” đã xưa lắm rồi và bị mỉa mai suốt thời kỳ Thực Dân Pháp còn đô hộ nước ta. Sau hết, cũng xin nhớ cho muốn giữ gìn tiếng Việt trong sáng thì tâm hồn mình cũng phải trong sáng trước đã. Tâm hồn trong sáng là tâm hồn của một người yêu nước Việt và tiếng Việt. Khi mình nói mình yêu cha mẹ tức là phải làm sao cho cha mẹ sung sướng. Còn khi mình nói mình yêu tiếng Việt có nghĩa là mình phải làm sao cho tiếng Việt mỗi ngày mỗi trở nên sáng đẹp, thanh tao.

Đào Văn Bình

(California ngày 02/01/2013)
dzuylynh 16.01.2013 03:28:14 (permalink)
0





https://www.box.com/shared/rw1jqz3v6wul38sml369


RU EM

thơ Chiêu Minh . nhạc & trình bày Dzuylynh
album Cánh thiên di . Jan 15.2013

Ru em mười ngón tay nồng
Chải theo suối tóc bờ vai
Hành mi khép mình soi bóng
Đôi mắt khiêu nét tình say

Ru em ngây ngất nụ hôn
Bờ môi phảng phất mây hồng
Gió quyện hồn qua bến mộng
Dìu ta đến chốn hư không

Ru em tình tự áng thơ
Tằm say nhã kén duyên tơ
Nắng vàng ngủ trên cánh bướm
Lá khua nỗi nhớ vu vơ

Ru em bằng cả cuộc đời
Thuyền tình lờ lững dòng trôi
Se mối tơ duyên kiếp nọ
Bến thuyền mãi mãi chung đôi
<bài viết được chỉnh sửa lúc 16.01.2013 05:11:45 bởi dzuylynh >
dzuylynh 16.01.2013 09:54:20 (permalink)
0
Tìm Người Đi Ngàn Mây...
Sinh năm 1982. Viết thơ khi lần đầu biết tương tư, dưới bút hiệu Nnmmtđ còn được gọi là Nắng Tương Tư ( NTT )
Cũng như những người khác, đều mang cho riêng mình một ước mơ, một nỗi buồn, một nỗi chờ đợi... Nhưng có lẽ hơi xa vời với đời sống thực tại,NTT bắt đầu đi vào thế giới ảo bằng đôi mắt trần tục, từ đó vẽ vời cho riêng mình một khu vườn cổ tích.
Với NTT, thơ là sự hạnh ngộ của một người tình giữa hư vô. biết rằng hư vô là một cõi không trọ cùng với cứu rỗi. vì lẽ đó, thơ của Nnmmtđ luôn hiện ra một màu Nắng tương tư mãi đi tìm điều trong mộng... mang tên...đợi chờ !

( Trích Tuyển Tập Thơ "Có Những Niềm Riêng" 10 Tác giả - Kết Đòan xuất bản Tháng 2.2005)





https://www.box.com/shared/mhnrq2168oo9vssr27oa

THÁNG NĂM...BIỂN VÀ EM...

thơ Nnmmtđ | nhạc & hát Dzuylynh
album Cánh thiên di .Half Moon Bay Jan 15.2013

tháng năm xõa tóc theo gió
bay xuống đời xanh biển mơ
ta vẽ nét cười con gái
bước nhẹ về từ trong thơ ...

ta vẽ... em trần... như biển
không dấu vết của lòai người
chỉ có nỗi niềm của sóng
hiền hòa triều tóc em thôi !

tháng năm buồn qua nỗi nhớ
theo ta ra biển một mình
biển trầm chìm... mênh mông qúa
ta chợt thấy đời lặng thinh

ta chợt biến thân làm cát
khô khan giữa đời bơ vơ
ngàn năm nằm nghe biển hát
chờ em... nỗi chờ hư vô !

tháng năm hóa thành giấc ngủ
trôi chiều hạ vàng ngẩn ngơ
có em... biển tràn hố mắt
khát đời ta... giọt lệ khô...


<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2013 18:10:40 bởi dzuylynh >
dzuylynh 16.01.2013 10:28:53 (permalink)
0

TỔ TÔM

truyện ngắn Minh Văn | diễn đọc Dzuylynh


https://www.box.com/shared/666afbf17ca17888771d

<bài viết được chỉnh sửa lúc 17.01.2013 17:20:12 bởi dzuylynh >
thiên thanh 17.01.2013 16:41:39 (permalink)
0
tt chào bố lynh, sư tỷ Phù Vân, thi hữu Sông Hương, chị Cà Na tn nguyen, chị Thúy Lan và quý khách đang dạo chơi trong Câu lạc bộ Tri Âm ...


Bàn tay tuyệt vời và đầu óc sáng tạo..tuyệt mỹ!


Những tuyệt tác điêu khắc trên quả bầu



Sinh ra và lớn lên ở Columbia, nhưng Marilyn Sunderland là tên tuổi nổi tiếng trên toàn thế giới. Cô có thể biến một quả bầu thông thường thành một tác phẩm nghệ thuật ấn tượng bằng bàn tay khéo léo của mình. Xin mời các bạn cùng chiêm ngưỡng một vài tác phẩm của cô dưới đây:



“Nghệ thuật là một phần sự sống của tôi. Tôi vẽ chân dung, phong cảnh và nhiều loại khác với dầu, hóa chất và mực in. Tôi cũng điêu khắc gỗ và khắc hình lên kính”, Marilyn chia sẻ về công việc của mình.







Marilyn bắt đầu điêu khắc lên quả bầu trong vài năm trở lại đây, sau khi cô mua một công cụ điêu khắc tốc độ. Khi khắc xong, cô sẽ dùng những nguyên liệu phù hợp để khiến những hình vẽ trở nên sống động và ấn tượng.





















nhận qua email
<bài viết được chỉnh sửa lúc 18.01.2013 05:10:58 bởi thiên thanh >
sen dat 19.01.2013 20:10:22 (permalink)
0
Trời ơi mấy trái bưởi đẹp quá! Đúng là trí tưởng tượng cũng như tài khắc vẽ của nghệ nhân thật tuyệt vời! Nhìn mấy trái bưởi này coi bộ đã mắt hơn là mấy cái trái bưởi hồ lô ở VN có khắc chữ tài lộc hay phúc lộc nhưng nhìn một lúc thì cũng có gì lạ lắm đâu, do người ta uốn nắn khi trái còn non như là nắn loại bầu nậm í mà vậy mà mắc ơi là mắc! Câu lạc bộ tri âm đã bắt đầu có những bài về xuân như truyện ngắn Tổ tôm rồi há! Nói chung ở VN thì đủ chuyện để mà nói ba ngày tết tha hồ mà cười!Sen Đất mang vào đây một chậu hoa xuân hồ điệp mừng xuân Quý Tị trước nha chứ không thôi vài bữa câu lạc bộ tri âm nhộn nhịp quá không có chỗ mà trưng bày nữa à!

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/7C3A6B21572146ABA64C6770DCE73049.JPG[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/E43282BB5B7E47F09796788731C87DE6.JPG[/image]

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/49776/B43975D7983F4DCC8B7A6749CFCCF12D.JPG[/image]
<bài viết được chỉnh sửa lúc 19.01.2013 20:12:52 bởi sen dat >
Attached Image(s)
thiên thanh 20.01.2013 05:27:49 (permalink)
0
tt mến chào Sen

tt mời Sen và các cô chú anh chị CLB.TA nghe nhạc cuối tuần ... mộng chiều xuân ...







Mộng Chiều Xuân

Tác giả: Ngọc Bích _ thiên thanh hát


Gió chiều thầm vương bao nhớ nhung
Người yêu thoáng qua trong giấc mộng
Vui nguồn sống mơ
Những ngày mong chờ
Trách ai đành tâm hững hờ

Mối tình đầu xuân ai thấu chăng?
Lòng tha thiết vương theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày xuân

Ngây thơ giáng huyền đến trong mơ
Lòng anh bớt sầu
Mộng vàng phút tan theo gió chiều
Biết em về đâu

Hãy trả lời lòng anh mấy câu
Tình duyên với em trong kiếp nào
Xuân còn thắm tươi
Anh còn mong chờ
Ái ân kẻo tàn ngày mơ!



<bài viết được chỉnh sửa lúc 20.01.2013 19:07:20 bởi thiên thanh >
thiên thanh 20.01.2013 16:54:17 (permalink)
0







SÓNG CẢM VỖ BỜ..


gánh gồng quay quắt trên lưng
nào hay số kiếp tặng chừng ấy thôi
gập đôi tay lại kiểm đời
mùa hy vọng trổ hoa người viễn phương

ngắm tàn nắng trở hừng đông
quái ư ! viễn mộng trên tầng thời gian
vương chi gút chỉ tơ vàng
cho nguồn cảm hứng ào tràn sông Tương

chộp hình hài của người thương
xòe tay ra nhận quê hương tâm hồn
con đường nắng chảy vô tâm
lẻ loi hoảng trước mây vần vũ bay

bạc đầu , sợi tóc vừa hay
ta chưa mất hết thơ ngây cuộc tình
chìm non , khuyết nguyệt lung linh
ta tìm dốc núi , hiện hình chiêm bao

Thu - Đông nhuộm bạc mái đầu
nhớ trời miên viễn - cụng sầu với thơ
chờ anh . sóng cảm vỗ bờ
rót chung đối ẩm với thơ mượn người

đht
Ct.Ly 20.01.2013 17:22:36 (permalink)
Đóa Hồng Tím 21.01.2013 04:59:04 (permalink)
0

MƯA CHỞ VỀ XỨ NẮNG

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/71281/79873B4D556B4EFD8AA18D86EFBED651.jpg[/image]

có một ngày trời chưa buồn trở giấc
mưa liên miên thấm ướt đáy lòng tôi
tôi trách mưa sao cứ chờ bất chợt
len lỏi vào trong giữa những đêm côi
@
- tại lỗi biển xa xăm nên chẳng biết
hình như bờ xa lắm đến quên em
mưa mảnh khảnh từng giọt buồn da diết
long lanh đêm trên đôi mắt thật hiền
@
mưa theo thuyền chở tôi về xứ nắng
bên tê bờ người đứng ngóng tim tôi
tôi hôn gió cho buồm căng thật thẳng
cho đúng giờ triều xuống . cát đừng trôi
@
chân rêu rong quyện tình yêu quay quắt
nhờ cơn mưa vừa tạnh lúc thuyền neo
trên cát trắng in hàng chân đậm nhất
tôi xuống thuyền . nhắm mắt cứ lần theo
*****
ngày trời buồn không thèm ra mở nắng
mưa liên miên . nhưng tình đã bên người
màu cầu vồng bảy sắc hồng ... xanh tím
khen chiếc hôn vừa đậu trên môi tôi

đông hương
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.01.2013 05:05:05 bởi thương yêu >
Attached Image(s)
nghinhnguyen 22.01.2013 06:46:59 (permalink)
0

Trích đoạn: thương yêu


MƯA CHỞ VỀ XỨ NẮNG

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/71281/79873B4D556B4EFD8AA18D86EFBED651.jpg[/image]

có một ngày trời chưa buồn trở giấc
mưa liên miên thấm ướt đáy lòng tôi
tôi trách mưa sao cứ chờ bất chợt
len lỏi vào trong giữa những đêm côi
@
- tại lỗi biển xa xăm nên chẳng biết
hình như bờ xa lắm đến quên em
mưa mảnh khảnh từng giọt buồn da diết
long lanh đêm trên đôi mắt thật hiền
@
mưa theo thuyền chở tôi về xứ nắng
bên tê bờ người đứng ngóng tim tôi
tôi hôn gió cho buồm căng thật thẳng
cho đúng giờ triều xuống . cát đừng trôi
@
chân rêu rong quyện tình yêu quay quắt
nhờ cơn mưa vừa tạnh lúc thuyền neo
trên cát trắng in hàng chân đậm nhất
tôi xuống thuyền . nhắm mắt cứ lần theo
*****
ngày trời buồn không thèm ra mở nắng
mưa liên miên . nhưng tình đã bên người
màu cầu vồng bảy sắc hồng ... xanh tím
khen chiếc hôn vừa đậu trên môi tôi

đông hương



Mến chào ĐH


Mưa cuối mùa

Những giọt buồn rơi trên hiên trưa
Tâm tư lắng trầm theo hạt mưa
Một vùng kỷ niệm tràn thương nhớ
Hồi ức quay về những mùa xưa

Những nẻo mòn qua lá me bay
Có đôi tình nhân tay trong tay
Cơn mưa chợt đến ngăn tình tự
Nhưng làm cõi lòng họ đắm say !

Đi vào cuộc tình những cơn mưa
Lối củ ta về lá khô đùa
Nghe trong tâm tư còn lắng đọng
Trời đất đã vào lúc giao mùa

Có bao cuộc tình trong cơn mưa
Đã thành huyền thoại - chuyện đời xưa
Mộng ước không tròn tình vẫn đẹp
Miên man hoài niệm mưa cuối mùa .*


Nghinh Nguyên
<bài viết được chỉnh sửa lúc 22.01.2013 06:52:59 bởi nghinhnguyen >
dzuylynh 23.01.2013 00:37:37 (permalink)
0

Mến chào thi hữu NghinhNguyen ghé thăm CLB.TÂ và mang theo những hạt Mưa Cuối Mùa cho đông hương Chở Mưa Về Xứ Nắng.


Những giọt buồn rơi trên hiên trưa
Tâm tư lắng trầm theo hạt mưa
Một vùng kỷ niệm tràn thương nhớ
Hồi ức quay về những mùa xưa
( thơ Nghinh Nguyen )


mưa theo thuyền chở tôi về xứ nắng
bên tê bờ người đứng ngóng tim tôi
tôi hôn gió cho buồm căng thật thẳng
cho đúng giờ triều xuống . cát đừng trôi
( thơ đông hương )


Châu Âu, Châu Mỹ đã đi được nửa đoạn đường mùa Đông, nhưng bây giờ ở cực Nam địa cầu, Australia đang vào Hạ...

thơ dẫn hạ vào mưa rất xưa
những giọt long lanh trắng tựa mơ
như anh đang viết lời yêu dấu
rồi đốt lửa hồng hong dáng thơ
( thơ Hồng Hoang )

thơ dẫn Hạ vào Mưa hay Mưa dẫn Thơ vào Hạ
Mưa chở về xứ Nắng hay cũng có lúc cần chút Nắng chở về xứ Mưa
Mưa Cuối Mùa , mưa đầu mùa, mưa giữa mùa... nhưng Tình Yêu là cả bốn mùa, có phải không?
Ôi ! tình yêu... Ôi ! nỗi nhớ ...




http://www.box.com/s/a6f886f6pe5s4smiz03e

thơ Hồng Hoang . phổ nhạc & trình bày Dzuylynh
album Trên Phiến Tình Buồn - Dec.2011

Hạ mưa

thơ dẫn hạ vào mưa rất xưa
những giọt long lanh trắng tựa mơ
như anh đang viết lời yêu dấu
rồi đốt lửa hồng hong dáng thơ

mưa rơi ...
trôi tóc đêm hoang dại
tình ngậm ngùi
anh bước mãi ngàn xa
bàn tay ai
lạc miền hư ảo
nên xuyến xao chất ngất vai gầy

mưa như thơ hát ru phím gõ
cung đàn buồn tiếng gọi hồn ai
một khoảng đời ngan ngát hương bay
đêm hóa thơ lạc lối muôn trùng

anh bên đó vương tơ thành khói
nối êm đềm mấy nhịp cầu mơ
em nơi này nhặt mưa đan sợi
kết thành từng
chuỗi mộng
trao anh...
Phù vân 23.01.2013 01:06:04 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Thủ tướng Stephen Harper của Canada đón Tết Quý Tỵ và ca ngợi cộng đồng Việt Nam

Cali Today News – Vào ngày hôm qua, thứ bảy, thủ tướng Canada, ông Stephen Harper, đã đón năm mới tại Hội Tết với cộng đồng người Việt và nói chuyện với hàng ngàn người Việt tại thành phố Mississauga, thuộc tỉnh bang Ontario. Hội Tết này do Hội Người Việt Toronto tổ chức.

Cùng tham dự với thủ tướng, còn có qúy quan khách như ông Jason Kenney, Bộ trưởng Công Dân, Di Dân và Đa Văn Hóa, và ông Ngô Thanh Hải, nghị sĩ gốc Việt đầu tiên của nghị viện Canada.

Trong cuộc gặp gỡ này, thủ tướng Harper mừng năm mới qúy tỵ với cộng đồng người Việt, ca ngợi sự đóng góp của cộng đồng người Việt và khẳng định quan điểm của chính phủ Canada trong việc ngoại giao với chính quyền CSVN.

Nhân dịp đầu năm, thủ tướng Harper nói: “Tôi muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất của tôi đến tất cả những ai đang cử hành năm mới Việt Nam tại Canada và trên khắp thế giới. Với trên 190 ngàn người gốc Việt hiện đang sinh sống tại Canada ngày hôm nay, chúng tôi rất lấy làm hãnh diện công nhận ngày lễ quan trọng này, và chúc mừng sự đóng góp to lớn của cộng đồng vào di sản phong phú và đa dạng của đất nước chúng ta.”

Theo thủ tướng Harper, những di dân từ Việt Nam đã góp phần tạo nên một nước Canada tốt đẹp hơn vì tài năng, năng khiếu và quyết tâm của họ.

Ông cũng đã nhận được nhiều tràn pháo tay tán thưởng khi ông nói rằng trong chính sách ngoại giao với Việt Nam CS, Canada luôn đề cập các vấn đề nhân quyền và dân chủ. Ông nhấn mạnh mối quan hệ giữa hai nước “không chỉ nhằm thăng tiến hòa bình và thịnh vượng mà còn thăng tiến cả tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam.”

Và ông đã chung vui Tết cùng cộng đồng người Việt bước vào năm qúy tỵ.


Nguyễn Dương

(Source and photo credit: Canadian Press)
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 61 của 72 trang, bài viết từ 901 đến 915 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 3 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9