Câu Lạc Bộ TRI ÂM
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 63 của 72 trang, bài viết từ 931 đến 945 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
dzuylynh 27.01.2013 03:38:18 (permalink)
0





Trích đoạn: Tóc nâu


Trích đoạn: dzuylynh





CHẺ ĐÔI SỢI TÓC,TÓC CÒN NÂU

sáng nay bỗng thấy lòng vui quá
em gái lâu ngày chợt ghé qua
mực tým thiệp xuân hoa xứ lạ
cuối năm trông mãi bài thơ quà

tóc có còn nâu không tóc nâu
lãng du có nhuộm sợi tơ sầu
khúc nhạc tri âm hoài vọng tấu
văng vẳng ngày đông tiếng vó câu

vạt nắng bên thềm hong đã lâu
sợi tóc chẻ đôi có úa màu
hừa hừa ... lâu lắm chưa nghe lại
nhớ giọng cười xưa vương tóc mai

mới đạp ta nhăn hiệp khách hài
sao lại bây giờ lệch cả vai
mỹ-âu cách trở đường quan tái
thung lũng hoàng hoa bạc dấu hài...


đỗlanchy



TỰ SỰ




Vẫn thế mà thôi, vẫn tóc nâu
Một hai sợi bạc khéo điểm đầu
Soi gương , ơi hỡi đời là vậy
Nhan sắc bao giờ thoát khỏi đâu.

Hì… đạp ta nhăn, đạp ta nhăn
Kiếm khách khi xưa giỏi lang thang
Tận trong đáy mắt màu hài hước
Xem đời là sân khấu màn nhung

Mấy mùa xuân trước kiếm vác vai
Hoạt náo nhân gian chốn ảo đài
Vui như pháo Tết ngày xuân mới
Rồi chuyện cũng tàn, kiếm tháo vai

Nghe tiếng Tri Âm vỗ khúc đàn
Thấy lòng đơn điệu buổi chiều hoang
Đặt bút ghi câu chào thân ái
Lại nhận thân tình của đàn anh.

Yêu nhạc, yêu thơ,… vẫn vậy thôi
Nhưng việc, ôi thôi bám gót đời
Nên đành lỗi hẹn thơ mùa trước
Cho đến Xuân này… thật, hỡi ôi !




Tóc nâu






merci tóc đã ghé thăm CLB.TÂ :)
cho đến xuân này chớ thật hỡi ôi nghen !
dzuylynh 27.01.2013 03:57:02 (permalink)
0
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80153/EB50F241C54A4E198AF404865C9D729D.jpg[/image]

GIẤC XUÂN

ru em một giấc xuân nồng
cho xanh mắt biếc cho hồng môi son
ru em tiếng sẻ véo von
yến oanh ríu rít âm dòn vườn sau
ru em én náu chân mây
bướm chao ngọn trúc ong lay cành đào
ru em khúc nhạc ngọt ngào
mưa reo khúc khích bên rào dậu thưa
ru em tiếng ca dao trưa
đòng đưa nhịp võng ngủ chưa... ngoan nào...
ru em gió hát rì rào
thùy dương xõa tóc nép vào rặng xanh
ru em sương giọt long lanh
mai vàng khoe cánh mong manh giữa trời
ru em giấc mộng chơi vơi
xuân xanh con gái một thời đã xa
ru em tým sắc hoa cà
vàng bông điên điển gốc chà ven sông
ru em thương nhớ mênh mông
giấc xuân chưa trọn... vời trông quê nhà...

đỗlanchy.Jan.25.2013
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2013 08:15:42 bởi dzuylynh >
Phù vân 27.01.2013 04:05:51 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN
KỈ NIỆM 40 NĂM BỘI PHẢN CỦA ĐỒNG MINH

AI LÀ TÁC GIẢ HIỆP ĐỊNH PARIS ?


Hoa Kỳ rút quân theo Hiệp định Paris.

Khi hiệp định Paris được ký kết, trước đây 40 năm, nhiều người vui mừng, vì ít nhất dân Việt Nam sẽ không chết vì chiến tranh nữa. Nhiều người còn hy vọng đó là một bước rẽ, mở con đường mới cho miền Nam Việt Nam.

Sau cùng, ai cũng biết, đó chỉ là một thủ thuật, dùng trong một giai đoạn, của đảng Cộng Sản Việt Nam trong chương trình chiếm quyền cai trị trên cả nước Việt Nam, với mục đích “đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Nhưng ngay cả nỗi vui mừng vì cảnh chết chóc chấm dứt cũng biến mất. Người Việt Nam trong vài năm tiếp theo không chết vì chiến tranh thường xuyên nữa, nhưng nhiều người vẫn chết vì sau đó cuộc chiến lại tiếp tục. Số quân nhân hai bên bị tử thương trong cuộc tổng tấn công của Cộng Sản năm 1975 cũng lớn gấp nhiều lần so với khi chiến tranh còn tiếp diễn. Số người chết trên đường vượt biển còn lớn hơn số thường dân chết trong một năm chiến tranh. Chưa kể nỗi đau thương của bao nhiêu gia đình bị đẩy đi vùng kinh tế mới hoặc có người bị đi tù cải tạo. Và chiến tranh lại tiếp diễn ở Campuchia với 50 ngàn thanh niên Việt Nam bỏ xác, và ở biên giới Hoa-Việt, mà con số thương vong không bao giờ được công bố.

Số phận của những người dân miền Nam Việt Nam đã được quyết định trước đó nhiều năm. Năm 1968, trong khi đang tranh cử tổng thống Mỹ, ông Richard Nixon đã cho cố vấn là Henri Kissinger đến gặp đại sứ Nga ở Washington đề nghị giới lãnh đạo Nga Xô đừng làm trò gì ảnh hưởng đến cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc. Kissinger trình bày trước lập trường của ông chủ mình về bang giao Nga-Mỹ; trong đó ông ta đặc biệt nhấn mạnh: Nếu đắc cử, ông Nixon sẽ rút quân khỏi Việt Nam; sau đó chế độ chính trị ở miền Nam ra sao không quan trọng, dù có một chính quyền Cộng Sản. Ðiều này, ông Kissinger còn lập lại khi đến thăm Ðại Sứ Anatoly Dobrynin sau khi ông Nixon thắng và chưa tuyên thệ nhậm chức.

Hiệp định Paris cũng chỉ là một văn kiện để giúp Tổng Thống Richard Nixon rút quân ra khỏi Việt Nam một cách chính thức, nghĩa là vẫn giữ được thể diện. Năm 1972 nước Mỹ bầu tổng thống, và ông Richard Nixon cần tái đắc cử, nhờ thành tích chấm dứt cuộc chiến tranh quá dài mà dân Mỹ bắt đầu thấy chán. Nixon sai Kissinger thu xếp để tiến tới hiệp định Paris trước khi dân Mỹ bỏ phiếu.

Trong cuộc thu xếp này, Nixon được Mao Trạch Ðông hỗ trợ. Trước năm 1970, Mao rất căm hận Nixon vì ông tổng thống Mỹ chỉ chú ý nói chuyện với Moskva mà không quan tâm đến Bắc Kinh; coi Mao chỉ là một lãnh tụ Cộng Sản hạng nhì. Trong một cuộc chuyện trò với Phạm Văn Ðồng, Mao hỏi: “Tại sao bọn Mỹ không làm rùm beng lên về chuyện có 100,000 quân đội Trung Quốc đang xây dựng đường xe lửa, đường bộ, và phi trường ở Việt Nam, mặc dù chúng biết sự kiện này?” Phạm Văn Ðồng nói vuốt đuôi: “Vì chúng nó sợ!” Nhưng chúng ta cũng biết rằng ngay từ khi chiến tranh bắt đầu, các chính quyền Mỹ đã cam kết với Trung Quốc là họ sẽ không bao giờ gửi quân đội Mỹ và cũng không để cho quân đội miền Nam tiến ra Bắc Việt. Chính quyền Mỹ lờ đi như không biết có quân đội Trung Cộng ở ngoài Bắc, vì nói ra sẽ làm cho bài toán rắc rối hơn, ngay trong khung cảnh chính trị nội bộ của Mỹ. Mao Trạch Ðông còn tỏ ý bất bình, nói với Phạm Văn Ðồng rằng “Tại sao bọn Mỹ chúng nó lại ước tính số binh sĩ Trung Quốc ở Việt Nam ít hơn sự thật như vậy?”

Tháng 11 năm 1970 Chu Ân Lai được lệnh bắn tin qua các nhà ngoại giao Rumania là nếu Nixon muốn thăm Trung Quốc thì sẽ được mời. Nixon bảo Kissinger đừng tỏ ý muốn đi vội vàng quá, cuối tháng 2 Kissinger mới bắn tiếng lại, tỏ ý thân thiện nhưng không nói gì đến việc Nixon có thể sang Tàu. Tháng 3 năm 1971, các cầu thủ bóng bàn Trung Quốc gặp các cầu thủ Mỹ ở Nhật Bản, và khi đi chung một chuyến xe buýt, tay vợt Mỹ Glenn Cowan đã bắt tay nhà vô địch Trung Quốc Trang Tắc Ðống (Zhuang Zédòng), nói muốn sang thăm Trung Quốc. Mao Trạch Ðông đã bắt lấy ý đó, ra lệnh mời các cầu thủ Mỹ qua Tàu! Sau đó, Kissinger đi đêm để chuẩn bị chuyến Nixon sang Tàu năm đầu 1972.

Trong chuyến thăm bí mật năm 1971, Kissinger đã hứa hẹn với Chu Ân Lai rằng Mỹ sẽ cung cấp cho Trung Quốc các tin tức tình báo về hoạt động của quân Nga ở vùng biên giới Nga-Hoa. Ông cũng cam kết Mỹ sẽ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, mà ông phác họa một thời biểu là trong vòng 12 tháng. Lúc đó là tháng 7 năm 1971, sáu tháng trước khi Mỹ ký hiệp định Paris, mà chính Kissinger cũng không biết chắc là sẽ có một hiệp định hay không. Vì vậy, Kissinger đã nói thẳng với Chu Ân Lai là dù không có thỏa hiệp nào thì chính phủ Nixon cũng đơn phương rút quân, và không bao giờ trở lại Việt Nam nữa, bỏ rơi luôn chính quyền miền Nam Việt Nam. Kissinger nói rõ ràng: “Sau khi hòa bình rồi, người Mỹ chúng tôi sẽ ở xa Việt Nam cả vạn dặm, còn Hà Nội thì vẫn ở đó.” Những chi tiết này được kể lại trong một sách của William Burr, năm 2002 (The Bejing – Washington Back Channel); kể chuyện các chuyến đi bí mật của Kissinger năm 1970, 71; sách này nằm trong tài liệu điện tử của cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA; được thuật lại trong sách MAO, của Jung Chang và Jon Halliday, 2005.

Nixon đã toại nguyện, vì Mao sẵn sàng giúp ông tái đắc cử. Dưới sức ép của Mao, Bắc Việt chịu ký tên vào bản hiệp định Paris. Quân Mỹ rút về “trong danh dự”. Nhưng số phận Nixon lại bị quyết định do một xì căng đan chính ông ta gây ra; khiến ông phải từ chức khi Quốc Hội Mỹ chuẩn bị đàn hạch và truất phế, vào năm 1974. Người thương tiếc Nixon nhất lại là Mao Trạch Ðông. Mao nhắn tin qua bà Imelda Marcos mời Nixon qua chơi. Năm 1975, Mao sai mời con gái Nixon là Julie và chồng qua Tàu, Mao lại nói với cô con bảo nói với bố rằng “Tôi nhớ ông ấy lắm.” Tháng 2 năm 1976, Mao đưa một chiếc máy bay Boeing 707 sang tận Los Angeles đón Nixon qua uống trà; bảy tháng sau thì Mao chết.

Bản hiệp định Paris cuối cùng là kết quả của cuộc gặp gỡ giữa Nixon và Mao. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa không thể làm gì được, khi nước đồng minh lớn nhất đã bỏ rơi. Cộng Sản miền Bắc đã được Moskva và Bắc Kinh báo cho biết trước Mỹ sẽ rút quân, trong khi vũ khí của Nga vẫn đổ sang ngày càng nhiều, họ nắm chắc phần thắng. Nhưng họ vẫn phải đặt bút ký vì Mao Trạch Ðông muốn tặng Nixon một món quà. Cộng Sản miền Bắc cũng cần một thời gian chuẩn bị để đánh một trận chót, cho nên hiệp định Paris cũng là một bước nghỉ chân.

Những người lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa chắc không ai biết gì về những lời Kissinger đã hứa với Dobrynin hay với Chu Ân Lai. Người dân miền Nam lại càng không biết gì cả. Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất. Bài học của một dân tộc nhược tiểu là đừng bao giờ vì các lý thuyết, tư tưởng trừu tượng, ngoại lai mà để đồng bào tàn sát lẫn nhau. Trong cuộc chiến tranh nào, người dân cũng đau khổ.

Ngô Nhân Dụng
dzuylynh 27.01.2013 06:37:37 (permalink)
0


http://www.box.net/shared/izr3hhm75x

NGÀY DÀI NHƯ DÒNG SÔNG MÙA XUÂN

thơ Bùi minh Vũ
diễn đọc Dzuylynh

Em chờ anh
Ngày dài như dòng sông mùa xuân
Bên bờ kè Trà Khúc
Chẳng còn người ở lại
Đêm khuya
Những bánh xe nước lăn trôi vào quá khứ
Bến cũ cỏ xanh một thuở bạn bè
Con bống lặn sâu vào lòng cát
Còn nghe vị mặn bữa cơm quê
Em chờ anh
Nước mắt trộn cơm
Mẹ bảo đêm khuya con gái ngủ
Đừng sợ chớp đông gà gáy
Mong ngóng anh về
Nhớ ghé bến Tam Thương
Nhớ mang về men rừng thiêng để em say gịot đắng
Cùng lên Thiên ấn ngắm sông Trà
Em chờ anh
Ngày dài như dòng sông mùa xuân
Tóc phủ vai gầy
Ngực no lúa mới
Nụ cười giấu kín trong gương
Khi nào anh trở lại
Bầy chim sẻ đồng ca
Con bống hồn nhiên nằm trong lòng cát
Khế vàng chưa rụng
Gió chẳng buồn lay
Don nóng khói bay
Mạch nha ngọt say
Đêm nay gầm vang gió biển
Em cố nâng hòn đá giữ mái nhà
Anh có biết
Bão đã cuộn mái đình xưa cổ kính.
Bao giờ anh trở lại
Có nhớ dáng dừa chiều Cổ Lũy
Có nhớ vầng trăng lơ lửng
Có nhớ nón bay qua cầu
Có nhớ tiếng đạn gầm xé đêm thâu
Phủ xuống làng ta một màu tang tóc…
Em chờ anh nhỡ mất một chuyến dò
Bờ kè Trà Khúc đêm dài hun hút
Em ngồi đó khuya rồi lòng bão tới
Nếu anh về xin ghé một lần thôi.

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2013 23:26:35 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.01.2013 06:51:34 (permalink)
0
NHẪN




THẾ NÀO LÀ " PHÁP NHẪN BA LA MẬT " ?




Đó là phương pháp nhẫn nhịn, kham nhẫn, chịu đựng mọi chuyện trên đời, mọi cơn sóng gió của thế gian. Đó là phương pháp "nhẫn nhịn mà không thấy nhục nhã" như người đời thường nghĩ. Bởi vì, nếu nhẫn nhịn mà còn thấy là nhục nhã, thì chúng ta chỉ có thể nén giận để nhịn, chắc là không lâu, không quá ba lần.

Chúng ta nên nhận định một cách sáng suốt rằng những lời thị phi "không có nghĩa" gì cả, cho nên chúng ta "không cần chấp" làm gì. Chúng ta không chấp vào những lời nói, phê bình, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, vu khống, vu cáo, thay trắng đổi đen, lộng giả thành chơn, thì chắc chắn chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được.

Thí dụ như khi người ta đưa lửa tới đốt, chúng ta đưa bổi ra đón, lửa có điều kiện cháy lớn hơn. Nếu chúng ta không đón ngọn lửa do người ta đem tới, thì ngọn lửa đó chỉ đốt hư không mà thôi, hư không không có gì để đốt cháy được, lúc nào đó lửa cũng sẽ tắt queo, không gây thiệt hại gì! Cũng vậy, khi bị người khác công kích, chỉ trích, mạ lị, miệt thị, chúng ta không chấp vào đó, coi chuyện đó là những chuyện "đương nhiên phải có" ở thế gian đầy tranh chấp, ganh tị, đố kỵ, chúng ta sẽ an ổn, bình yên, không ai xâm phạm được.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, gọi tắt là Kinh Pháp Hoa, Đức Phật dạy: đó là "thập như thị", tức là mười thứ như thị, gồm có: như thị tánh, như thị tướng, như thị thể, như thị lực, như thị tác, như thị nhơn, như thị duyên, như thị quả, như thị báo, như thị bản mạt cứu cánh.

Nghĩa là: do tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy.

Hiểu được mười điều đương nhiên như thị, như thế, như vậy, tức là chúng ta đã thấy tột chơn tướng của mọi pháp trên thế gian này. Được như vậy, được như thế, được như thị, chúng ta sẽ sống đời an lạc và hạnh phúc, bởi vì chúng ta đã giác ngộ và giải thoát. Nhưng làm thế nào thực hành được pháp nhẫn ba la mật?

Câu trả lời đó là: "Người muốn thực hành được pháp nhẫn ba la mật, phải đạt được trạng thái vô ngã".

Trước hết, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người không còn chấp "cái ta" tầm thường, như mọi người trên thế gian này thường chấp.
Người đời thường chấp, thường cho rằng, tấm thân tứ đại mấy chục ký lô chính là "mình", chính là "ta".
Khi được hỏi mình là ai, người đời thường chỉ ngay ngực, hay chỉ vào tấm thân tứ đại nặng nề và trả lời: Ta đây nè! Cho nên, hể ai đụng đến "ta", thì phải phản ứng ngay, phải đối phó ngay, nhịn không nổi, nín không được.
Trái lại, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tấm thân, do đất nước gió lửa hợp thành này, không phải là "ta" thực sự.

Đó chỉ là cái trạm dừng tạm thời của kiếp này, trong vô số kiếp, của "ta" mà thôi.
Đến khi mãn kiếp này đời này, "ta" sẽ bỏ lại cái tấm thân đó mà ra đi, tìm cái thân xác khác, trong sáu nẻo luân hồi.
Nếu không khéo, do lòng tham lam lâu đời dẫn dắt,
"ta" lại chọn nhằm cái thân con heo,
hoặc do lòng sân hận lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con rắn mãng xà,
hay do lòng si mê lâu đời dẫn dắt, "ta" lại chọn nhằm cái thân con bò,
thì khốn khổ biết là bao nhiêu.

Sở dĩ gọi đó là "tấm thân tứ đại", do "đất nước gió lửa" hợp thành, bởi vì nếu không có những chất từ đất ra như thức ăn, những chất từ nước như thức uống, những chất từ gió như dưỡng khí, những chất từ lửa như hơi ấm, bồi bổ liên tục mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, thì chúng ta đã vong mạng từ lâu rồi vậy.
Đó chỉ là "tấm thân tứ đại", không phải thực là "ta" vậy.

Thứ đến, người đạt được "trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng: tâm trạng của mình luôn luôn thay đổi trong từng sát na, trong từng giây phút. Những tâm niệm, những suy tư, nghĩ tưởng trong giây phút trước đây, bây giờ đã khác đi hay không còn nữa. Tâm tánh của mình có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Mình chỉ thấy mọi người khác gian ác, mọi người khác nguy hiểm, mọi người khác sai lầm, đáng bị trừng phạt, đáng bị bỏ tù, đáng bị xử tử, để cho xã hội này, cho thế gian này, trong đó có mình, được sống bình yên, được hưởng sung sướng! Con người thường thấy là mình đúng, khi đòi hỏi phải trừng phạt thật nặng, đòi hỏi phải bỏ tù rục xương, đày đọa địa ngục, xô xuống hỏa ngục, những người khác phạm tội ác.

Con người thường suy nghĩ, sáng chế, yêu cầu thi hành những hình phạt ghê rợn nhất để trừng phạt, trừng trị đích đáng những phạm nhân đã sát hại thân nhân mình và nghĩ rằng người quá cố sẽ vui lòng nơi suối vàng. Thực ra, đó là tâm trạng của chính mình muốn như vậy mà thôi. Người đã chết có nói gì đâu, có yêu cầu gì đâu, có đòi hỏi gì đâu? Bởi vậy có câu: "Suy bụng ta ra bụng người... chết! ".

Mấy ai nghĩ được rằng: nếu làm như vậy, cả hai gia đình phạm nhân và nạn nhân cũng đều thiệt hại một nhân mạng, đều cùng đau khổ như nhau. Thỉnh thoảng báo chí cũng có đăng các tin rất cảm động, gia đình nạn nhân xin giảm tội, xin xử nhẹ tội, hay xin tha tội cho phạm nhân.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật có dạy:
Lấy oán báo oán, oán nghiệp chập chùng.
Lấy ân báo oán, oán nghiệp tiêu tan.


Con người thường nhân danh công lý, nhân danh tôn giáo, nhân danh lẽ phải, nhân danh thượng đế,
nhân danh đủ các thứ có thể nhân danh được, để kết án, kết tội, trừng trị tất cả mọi người khác.
Còn nếu mình phạm tội thì đáng được tha thứ, phải được tha thứ, người khác thì không đáng được!
Cái chỗ bất công này là nguyên nhân chính, đưa tới xáo trộn, biến loạn trong xã hội là như vậy.

Cuối cùng, người đạt được "trạng thái vô ngã" chính là người không còn chấp "cái ta" tầm thường như mọi người trên thế gian này thường chấp.
Người đạt được"trạng thái vô ngã" là người hiểu rõ ràng rằng: "ta" không phải là cái thân tứ đại nặng nề,
và cũng không phải là cái tâm suy nghĩ lăng xăng lộn xộn thường ngày,
bởi vì những thứ đó bị vô thường chi phối, nay còn mai mất, chợt hiện chợt biến, không tồn tại vĩnh viễn.

Như vậy, "cái gì" tồn tại vĩnh viễn, không bị vô thường chi phối, "cái gì" bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm,
theo như Đức Phật chỉ dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh?
Đó chính là "cái ta chơn thật", đó chính là "con người chơn thật" của tất cả chúng ta.
Mục đích cứu kính rốt ráo tột cùng của Đạo Phật chính là nhằm khai mở, chỉ bày "con người chơn thật" đó
cho mọi người biết được, hiểu được, ngộ được, nhập được, sống được.
Người nào được như vậy tức là được giác ngộ và giải thoát, được an lạc và hạnh phúc hiện đời.

Trong kinh sách, Đức Phật có dạy: "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn".
Nghĩa là trên trời dưới đất chỉ có "cái ta chơn thật" là điều độc nhứt đáng tôn trọng, đáng trân quí mà thôi.

Cũng trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật có dạy:
Tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn.
Nghĩa là:
Nếu chúng ta ngộ được, nhập được, sống được bằng "con người chơn thật" không tướng mạo,
nên không dơ, không sạch, không tăng, không giảm, không kẹt nhị biên, thể nhập bất nhị pháp môn,
thì tâm chúng ta không bị bất cứ cái gì có thể khủng bố, nên không còn sợ hãi,
do không còn sợ hãi nên không có gì có thể khiến cho mình kinh khiếp hoảng sợ,
chúng ta xa lìa được tất cả các chuyện điên đảo đảo điên, các chuyện mộng mơ mơ tưởng, các chuyện không thực ở thế gian,
cuối cùng đạt được cảnh giới niết bàn vô sanh,
không còn phiền não khổ đau, không còn sinh tử luân hồi.
Đó mới chính thực là mục đích cứu kính của người theo đạo Phật bằng trí tuệ bát nhã.

Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy rằng: Người nào ôm ấp tâm niệm nó mắng tôi, nó chửi tôi, thì không phải là người trí, chỉ chuốc khổ vào thân thôi. Người nào không ôm ấp những tâm niệm như vậy, thì người đó dẹp được lòng sân hận.

Nghĩa là: chúng ta đã thấy rõ như trên, bất cứ ai dù bị mắng chửi, bị mạ lỵ hay không bị mắng chửi, không bị mạ lỵ, mà cứ ôm ấp tâm niệm đó trong lòng, thì chỉ chuốc lấy phiền não và khổ đau cho chính mình, có khi còn đem lại bất an cho gia đình, cho những người chung quanh nữa mà thôi.

Trong suốt những năm dài thuyết pháp độ sanh, Đức Phật luôn luôn khuyến khích mọi người nên thực hành hạnh nhẫn nại, nhẫn nhịn đến mức rốt ráo, cao tột, trong kinh điển gọi là "pháp nhẫn ba la mật".
Đức Phật luôn luôn hành pháp nhẫn nại, dù lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích, bị chửi mắng, thậm chí bị tấn công. Nhẫn nại không bao giờ là dấu hiệu của sự yếu đuối, ươn hèn, kém cỏi, chủ bại, đầu hàng, nhục nhã. Trái lại, nhẫn nại là sức mạnh bất khuất, sức mạnh vạn năng, sức mạnh vô song của người tự chủ, của người đã ngộ được và sống được với "cái ta chơn thật", cho nên không còn sợ bị chúng khinh khi, không còn sợ chúng "được đằng chân lân đằng đầu", không còn sợ chúng "được nước làm tới".

Tại sao vậy?
Bởi vì "cái ta chơn thật" không phải là tấm thân tứ đại, không có tướng mạo,
cho nên không ai có thể xâm phạm được.

Điều nên sợ, đáng sợ chính là mình không thể kham nhẫn được,
không thể chịu đựng nỗi, không thể tự thắng mình, không thể tự chủ được bản thân
và bản tâm mình trước những thử thách, trước những sóng gió của cuộc đời mà thôi.

nguồn Phật Học Tinh Hoa

<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2013 23:08:40 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.01.2013 08:20:31 (permalink)
0
Ngày tết - Nói về 24 loài hoa mai



Theo báo Giáo dục-Thời đại

Trên thế giới có tất cả 24 loài mai thuộc họ mai, tức là chi họ Ochna (Ochnaceae) khác với loài mai mơ gần giống như hoa đào.


Trên đất nước Việt Nam, người ta thường biết đến hoa mai qua loại hoa mai vàng năm cánh đặc trưng xưa nay mà người ta còn gọi là mai rừng, mai tự nhiên hay mai thiên nhiên chỉ có năm cánh, hoa nhỏ và thân cao to có khi đạt đến chiều cao hơn chục mét, hương thơm thoang thoảng, lây lất mùi gỗ rất dễ chịu và mát, không nồng và đậm như một số loài hoa khác.

Hoa Mai có màu trắng hoặc trắng hồng, cánh nhỏ, nhụy rậm và dày thường mọc thành chùm và hoa rậm, thân giống cây hoa đào, đoạn xù xì, đoạn trơn láng, màu xanh, da bóng và mọc cao to như cổ thụ.



Hoa mai tại Việt Nam mọc phổ biến ở miền Trung và miền Nam, đa phần là mai rừng tự nhiên. Sau này người ta sử dụng một số loại mai ghép lại với nhau và cho ra đời một loại mai nhân tạo đó chính là mai giảo nhiều cánh, số lượng cánh có thể lên đến hàng chục cho đến hàng trăm cánh xếp chồng lên nhau thành một đóa hoa dày và lớn.

Nhưng thật ra hoa mai vàng trong tự nhiên cũng có loài đạt đến số lượng cánh rất cao (từ 12 cho đến 18 cánh). Mai tự nhiên có mùi hương tự nhiên rất thơm và thường nực nồng vào buổi sáng và dần dần mất mùi vào những khoảng thời gian còn lại trong ngày.

Có lẽ vì buổi sáng sớm, nhiệt độ còn thấp, sương chưa tan nên hương thơm còn giữ lại trong không khí, đến khi mặt trời lên, nhiệt độ tăng dần, sương tan hết cũng là lúc hương hoa cũng tản ra trong không khí nên chúng ta nghĩ là hoa mất mùi sau khi mặt trời lên cao.



Hoa mai tại Việt Nam có 18 loại như sau:

1 - Mai năm cánh: Loại mai vàng mọc phổ biến tại miền Trung (Từ Đà Nẵng, Quảng Nam cho đến Khánh Hòa) và trên dãy trường Sơn, trong những khu rừng già. Đây là loại mai năm cánh tự nhiên, hoa nhỏ, thân vừa và nở hoa không nhiều và rậm như một số loài mai khác mà nở thưa thớt.

Nhưng nếu lạc vào rừng mai này vào mùa xuân thì chúng ta sẽ thấy sắc hoa vàng rực rỡ cả một khu rừng, cả một triền núi và xác hoa rơi có khi vàng cả một dòng suối. Hương thơm ngập tràn và lan tỏa cả một vùng rộng lớn. Ở một số ngọn núi thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tại vùng Thất sơn (bảy núi) cũng có loại mai này nhưng ít hơn và rải rác không tập trung.


Mai 5 cánh

2 - Mai núi: Cũng là một loại mai rừng nhưng có số lượng cánh nhiều hơn từ 12 cho đến 18 cánh, có khi còn hơn thế nữa. Mai này mọc trên những núi đá khô khốc và sống chủ yếu bằng hơi sương, nước mưa và nước ngầm trong lòng đất cộng với khí hậu ẩm thấp của miền núi. Loài mai này thường xuất hiện nhiều tại các vùng núi thuộc Tây Nguyên và nước bạn Campuchia.

3 - Mai chủy: Cũng là một loại mai rừng nhưng thân cây rất to, hoa nhiều, lá rộng, xanh bóng và có hình răng cưa. Loại mai này có hoa mọc thành chùm rất đẹp nên gọi là mai chủy (chủy có nghĩa là chùm, quần thể, quây quần lại, đặc nghẹt).



4 - Mai động, mai Sẻ: Là một loại mai chuyên mọc ở những vùng cát trắng gần biển. Loại mai này có thân suôn thẳng và tròn và trổ bông thưa thớt. Nếu chúng trổ năm cánh thì gọi là mai sẻ, còn nếu có hơn năm cánh thì đúng là loại mai động.

Mai động và mai sẻ mọc rải rác từ các tỉnh từ Quảng Bình, Quàng Trị vào tận các vùng duyên hải thuộc miền trung và có khi thấy chúng ở các vùng đồi cát trắng thuộc miền nam như Tây Ninh, Đồng Nai, Biên Hòa v..v..

5 - Mai chùm gửi, mai Tỳ bà, mai Vương: Là một loại mai sống nhờ trên thân cây khác, nhất là các loại cây cổ thụ to lớn, chúng sống bám vào thân cây, một phần hút chất dinh dưỡng từ đất, một phần hút chất dinh dưỡng từ cây mà chúng bám vào.

Không giống các loại chùm gửi khác chỉ bám trên thân cây khác, mai chùm gửi sống phân nửa dựa vào bộ rễ bám vào lòng đất của nó. Mai chùm gửi có thân ghồ ghề, cứng và xù xì cùng với những khối u kì dị. Chồi và tược cũng như hoa đâm ra từ những khối u đó. Hoa trổ khá dày và khít thành từng chùm đặc nghẹt. Có nơi còn gọi nó là mai tỳ bà hay mai vương.


Mai ngự

6 - Mai hương, mai thơm hay mai ngự: Là một loại mai vàng có mùi hương rất thơm, thơm hơn tất cả các loài mai khác. Mùi hương của nó rất đặc biệt và có lẽ là nồng nàn hơn tất cả các loài mai nên nó được gọi là mai hương cho đúng với tính chất đặc biệt của loài mai vàng năm cánh này.

Ở Bến Tre cũng có rất nhiều loại mai này mà người dân ở đây gọi nó bằng một cái tên rất miệt vườn là "Mai thơm" vì nó rất thơm, thơm hơn những loại mai thông thường mà người dân Nam bộ thường gặp. Ở Huế, loại mai này còn được gọi là "Mai ngự" vì nó được trồng trong cung và rất được Hoàng tộc mến chuộng dùng làm quà biếu cao cấp nên nó gọi là "Mai ngự".

7 - Mai châu (Mai trâu): Là một loại mai trổ hoa rất lớn, hoa của loài mai này lớn một cách lạ thường, cánh to và rộng, màu vàng rực. Mỗi đóa hoa có đường kính hơn 5cm nên người ta gọi nó là mai trâu mà người Nam bộ thường đọc trại ra thành "mai châu".

8 - Mai liễu: Là một loại mai có cành rất mềm và rũ xuống như cây liễu, hoa trổ rất ít. Lá mai nhọn và nhỏ, thon dài như lá liểu nên được gọi là mai liễu.

9 - Mai nhọn: Là một loại mai có lá dài và nhọn, nụ hoa và cánh hoa cũng có hình dạng tương tự.


Mai tứ quý

10 - Mai Cà Ná: Là loại mai đặc trưng mọc tại vùng biển Cà Ná thuộc tỉnh Ninh Thuận. Loài mai này có thân nhỏ, èo uột, cành rất giòn, dễ gẫy, lá hình bầu dục, trơn láng và có răng cưa quang rìa lá. Người dân ở đây gọi nó là mai rừng Cà Ná.

11 - Mai Vĩnh Hảo: Vào địa phận của tỉnh Bình Thuận, thuộc huyện Tuy Phong, xã Vĩnh Hảo, nơi có nguồn nước khoáng thiên nhiên nổi tiếng nhất Việt Nam là "Nước khoáng Vĩnh Hảo" thì có một loại mai vàng nữa cũng là loài đặc trưng của vùng này, không khác gì mấy so với mai Cà Ná nhưng nó lại được người dân ở đây đặt cho cái tên theo địa danh nơi nó đang sống là "Mai Vĩnh Hảo". Mai Vĩnh Hảo có thân cứng, lá nhỏ, hoa to và phẳng, đặc biệt rất lâu tàn.

12 - Mai tứ quý: Loài mai đặc trưng của vùng Nam bộ. Mai này cũng trổ hoa vàng nhưng sau khi cánh hoa rụng đi thì đài hoa còn lại năm cánh màu đỏ với nhụy hoa và ba hạt màu đen như hạt đậu. Năm cánh hoa màu đỏ cũng tròn trịa và giống hình một đóa hoa mai.

Do tính chất nở hai lần trên cùng một đóa nên người ta còn gọi mai tứ quý là nhị độ mai. Mai này trổ bông lác đác quanh năm nên mới gọi là mai tứ quý (xuân, hạ, thu, đông đều trổ hoa). Mai tứ quý thân sần sùi và đen. Có cây phát triển rất to và cao nhưng đa số là những cây lâu năm. Càng lâu năm nhìn nó càng cổ kính và chắc chắn.

13 - Mai giảo: Là loại mai có rất nhiều cánh được ghép lại từ nhiều loại mai khác nhau trên cùng một cây mai. Mai giảo lấy gốc mai vàng làm chủ đạo sau đó ghép nhánh của các loại mai khác vào để cho ra đời một loại mai có rất nhiều cánh, rất nhiều màu sắc trên cùng một cây mai. Loại này là loại mai nhân tạo mà chúng ta thấy rất nhiều hiện nay trên thị trường mai tết.



6 loại mai trên thế giới:

1 - Mai vàng Campuchia (Mai Cao Miên): Tên khoa học là Ochna integerrima. Hoa mai có từ 5 đến 9 cánh, khi nở ra thì úp ngược về phía cuống hoa chứ không xòe rộng như các loại mai Việt Nam, hoa có màu vàng tái (sậm gần như cam đậm). Loại mai này cũng có thấy ở Việt Nam, phần nhiều mọc trong những khu rừng thuộc miền Nam và miền Trung.

Chúng là loài cây hoang dã cũng có phân bố ở một số nơi có cồn cát nóng và ven những bờ sông râm mát. Mai vàng Campuchia thuộc dạng thân gỗ, nhánh gầy, mảnh và dài. Lá đơn màu xanh nhạt và bóng mọc thưa trên cành, mép lá có răng cưa nhỏ.

Hoa mọc ra từ nách lá thành chùm, cuống hoa ngắn, đài hoa xanh bóng và không che kín nụ. Ở Việt nam người ta thường dùng loại mai này để ghép thành mai giảo vì nó có khả năng tăng số lượng cánh lên rất cao. Không những thế mà hiện nay nó còn có ba màu do lai ghép là đỏ, vàng và trắng.

2 - Mai vàng Nam Phi: Có khoảng 12 loài mai thuộc chi họ mai Ochna bao gồm dạng cây lẽ và cây mọc thành bụi. trong đó có hai loài phổ biến là Ochna pretoriensis và Ochna pulchra. Hai loài này xuất hiện rất nhiều tại vùng Koppie.

Loài Ochna pulchra cao khoảng 37m, vỏ cây thường có hiện tượng tróc ra, lá dễ rụng. Chúng mọc hoang dã ở rừng, vỏ cây màu xám, xù xì ở gốc, pah62n thân cây bị tróc vỏ màu kem nhạt. Mai Châu Phi có hai màu vàng và hồng. Ngoài ra ở Nam Phi còn có các loại mai rất giống với mai tứ quý tại Việt Nam.

3 - Mai vàng Myanmar (Miến Điện): Ở đất nước Phật giáo này có một loài mai mang tên khoa học là Ochna serrulata gần giống với loại mai Nam Phi. Tuy nhiên hình thức của hoa mai có khác đôi chút ở chổ cánh hoa bẹt hoặc có bầu noãn đỏ như mai tứ quý, tồn tại rất lâu trước khi rụng hoàn toàn.

4 - Mai vàng Indonesia: Có tên khoa học là Ochna kirkii Oliv, Ochna serrulata. Tất cả đều có nguồn gốc từ Châu Phi, tuy nhiên do địa chất khác nhau nên chúng có ngoại hình lớn hơn mai Châu Phi. Có loài nở hoa vào mùa xuân, mùa hè hoặc nở cả bốn mùa như mai tứ quý.

5 - Mai vàng Madagascar: Là loại mai có tên khoa học là Ochna greveanum với năm cánh tròn trịa, dúm bèo theo rìa cánh giống như mai cánh dúm ở Việt Nam, lá mai dài và rũ xuống từng chùm.

6 - Mai vàng Châu Phi: Khác với mai vàng Nam Phi vì nó giống mai vàng năm cánh của Việt Nam nhưng có tên khoa học khác là Ochna thomasiana thuộc dạng cây bụi, lá hình oval, đầu lá nhọn và bén dài khoảng 10cm. Hoa rộ trên cành vào mùa xuân, nhưng đôi khi lại bất chợt nở hoa vào mùa hè nhưng số lượng ít hơn. Cánh hoa thon dài khoảng 2cm, đài hoa bung ra rộng và trở thành màu đỏ tía, bên trong có trái non màu xanh giống như mai tứ quý của Việt Nam.


Mai vàng châu Phi

Đó là 19 loại mai của Việt Nam và thế giới, trong đó có loài thứ 4, thứ 6 và thứ 7 đã mang bảy cái tên khác nhau theo cách gọi của dân gian Việt Nam. Nếu tính tổng cộng là có 24 loài mai trên khắp thế giới hoặc có thể còn nhiều hơn nữa.

Đúng là hoa mai rất đa dạng và phong phú chủng loại. Ở Trung Quốc họ vẫn gọi cây đào là cây mai vì có nhiều loại rất giống hoa mai nhất là hồng đào và bạch đào mà họ hay gọi là hồng mai và bạch mai, nhưng cánh mai tròn và nhỏ như cánh đào, nhụy hoa rậm và dày, thân cây giống hệt như cây đào nên thường gọi là đào chứ không gọi là mai.

Ngày tết nói chuyện về sự phong phú của cây mai để chúng ta cùng nhau tìm hiểu về loại hoa đặc trưng của mùa xuân này. Hoa mai là biểu tượng của sự mai mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp cho một năm luôn được bình an, hanh thông và phát đạt.


nguồn: http://afamily.vn/xem-an-choi/ngay-tet-noi-ve-24-loai-hoa-mai-20110201120436145.chn
<bài viết được chỉnh sửa lúc 27.01.2013 23:22:21 bởi dzuylynh >
dzuylynh 27.01.2013 09:13:17 (permalink)
0
[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/50934/71B0DF90F81647198A04DEF6A1B443FF.jpg[/image]

BIỂN CÓ CÒN XANH

đêm...
ngồi một mình dưới trăng
nghe biển kể...
lời thầm thì hoang vắng
sóng vỗ về
rặng thùy dương nỉ non
tù và ốc rì rầm con gió
tiếng não âm than oán bạt hồn
em ...
một lần ra biển, chưa bao giờ trở về
anh một lần ra biển, biền biệt mấy sơn khê
hồn em giờ ở đâu giữa muôn trùng ngọn sóng?
mênh mông...
mênh mông là biển rộng
hoang vu...
hoang vu là đất trời
biển không còn màu xanh muôn thuở
ba mươi chín mùa xuân
xuân xanh mật đắng
ba mươi chín mùa xuân
huyết đỏ lệ hồng
sao không còn lấp lánh
chỉ còn vầng trăng lạnh
và anh
ngồi đây
... một mình...

ba mươi chín mùa xuân
Thái Bình Dương hừng hực lửa
ba mươi chín mùa xuân
Đất Mẹ còn thương đau
lưu vong thân khách trọ
lữ khách quê người chọn chốn dung thân
hỏi
biển có còn xanh ước mơ và hy vọng ?
hỏi
biển có còn xanh như ngày xưa em mắt ngọc?
hay rong rêu tàn tích anh sẽ phủ kín một kiếp người !

đêm...
nơi này tha hương anh ngồi nghe biển hát
ngày...
bên kia cố quốc mùa xuân đang trở về
gió khẽ len vỏ ốc âm âm lời đồng vọng
nhớ lời thề tổ quốc non sông
đêm mùa đông sao nghe ấm trong lòng
hay bởi giang hà đang trở ngọn xuân phong
anh sẽ lặng yên nghe biển ngủ
anh sẽ lặng yên nghe tiếng thở như ru
nơi này
vịnh nửa vầng trăng
biển sẽ thôi còn bâng khuâng trăn trở
và tóc bạc trên đầu thôi trắng một vành tang
đêm giao thừa nối đông xuân tối sáng
chờ mặt trời thức giấc
chờ vạt nắng ban mai...
biển
cát
sóng
triều âm...
lồng lộng gió
tù và ốc réo mùa xuân bừng dậy
mơ ngày về biển sẽ lại màu xanh...

Half Moon Bay Jan 26.2013
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2013 04:54:05 bởi dzuylynh >
nghinhnguyen 28.01.2013 08:06:06 (permalink)
0


Trích đoạn: dzuylynh

[image]http://diendan.vnthuquan.net/upfiles/80153/EB50F241C54A4E198AF404865C9D729D.jpg[/image]

GIẤC XUÂN

ru em một giấc xuân nồng
cho xanh mắt biếc cho hồng môi son
ru em tiếng sẻ véo von
yến oanh ríu rít âm dòn vườn sau
ru em én náu chân mây
bướm chao ngọn trúc ong lay cành đào
ru em khúc nhạc ngọt ngào
mưa reo khúc khích bên rào dậu thưa
ru em tiếng ca dao trưa
đòng đưa nhịp võng ngủ chưa... ngoan nào...
ru em gió hát rì rào
thùy dương xõa tóc nép vào rặng xanh
ru em sương giọt long lanh
mai vàng khoe cánh mong manh giữa trời
ru em giấc mộng chơi vơi
xuân xanh con gái một thời đã xa
ru em tým sắc hoa cà
vàng bông điên điển gốc chà ven sông
ru em thương nhớ mênh mông
giấc xuân chưa trọn... vời trông quê nhà...

đỗlanchy.Jan.25.2013




Ru em - ru tôi

Ru em vào giấc mơ hồng
Ru tôi từ cõi mênh mông đợi chờ

Ru em bằng những vần thơ
Ru tôi một chút mộng mơ xa vời

Ru em tình khúc đầy vơi
Ru tôi chờ một điểm rơi tình buồn

Ru em một giấc mơ xuân
Ru tôi trĩu nặng nỗi buồn vắng xa

Ru em nhạc gió hương hoa
Ru tôi nửa mảnh trăng tà đơn côi

 
Ru em cánh võng vành nôi
Ru tôi thao  thức nhánh đời oằn đau. 

Nghinh Nghinh



<bài viết được chỉnh sửa lúc 05.06.2013 16:36:48 bởi nghinhnguyen >
Phù vân 29.01.2013 11:30:09 (permalink)
0

ĐỌC BÁO GIÙM BẠN

Đêm năm Canh, Ngày sáu khắc tính như thế nào ?

(Trich dẫn từ trang 60 đến trang 70 quyển Tử-vi & Địa-Lý

Thực-hành của Hàn Lâm Nguyễn Phú Thứ )

Thuở xa xưa, những bậc tiền nhân thường dùng Thập Nhị Địa Chi tức12 con Giáp để gọi cho Năm, Tháng, Ngày, Giờ. Số 12 con Giáp tức 12 con vật tượng trưng đó được sắp theo thứ tự như sau : Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mão hay Mẹo (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Heo).

Ngoài ra, phương cách dùng để tính các tháng theo con Giáp thì : GIÊNG (Dần = Cọp), HAI (Mão hay Mẹo = Mèo, BA (Thìn = Rồng), TƯ (Tỵ = Rắn), NĂM (Ngọ = Ngựa), SÁU (Mùi = Dê), BẢY (Thân = Khỉ), TÁM (Dậu = Gà), CHÍN (Tuất = Chó), Mười ( Hợi = Heo), Mười Một (Tý = Chuột) và Chạp (Sửu =Trâu).

Nhưng tại sao, thời kỳ xa xưa đó lại đặt tháng Giêng là tháng đầu năm mà không gọi là tháng Một?

Theo thiển nghĩ của tôi, bởi vì lúc bấy giờ, dưới thời quân chủ còn Vua Chúa, thường dành con số Một để chỉ nhà Vua, là thiên tử (con trời) để cai trị dân chúng tức nhứt nhân (người đứng đầu, người lớn hơn hết), từ đó trong thiên hạ phải kiêng cử, cho nên mới đặt tháng Giêng?

Ngoài ra, khi sanh con đẻ cái cũng không thể gọi con đầu lòng là con Một mà chỉ gọi là con Trưởng hay con Hai hoẵc con Cả, vì sợ húy kỵ đến nhà vua, bằng chứng ở Việt Nam không có nhà nào gọi con đầu lòng là con Một là thế đó !.

Còn tháng Giêng tại sao là Tháng Dần ?

Căn cứ theo sách xưa, xin trích dẫn như sau :

Nhân sinh ư Dần 人 生 于 寅

(Loại người sanh ra ở hội Dần).

Nhứt niên chi kế tại ư Xuân 一 年 之 计 在 于 春

(Kế hoạch trong 1 năm phải được sắp đặt ở mùa Xuân).

Nhứt nhựt chi kế tại ư Dần 一日之 计 子 于 寅

(Kế hoạch trong 1 ngày phải sắp đặt ở giờ Dần).

Hơn nữa, trong 12 con Giáp, con Cọp là chúa sơn lâm, rất mạnh bạo hơn 11 con Giáp kia, cho nên người xưa chọn tháng Giêng là tháng Dần cho con Cọp cầm tinh là như thế?

Người xưa, tại sao tháng gọi tháng Chạp là tháng cuối năm mà không là tháng Mười Hai như năm Dương Lịch?

Theo thiển nghĩ của tôi, nước chúng ta thời bấy giờ phần đông làm ruộng, cho nên tháng cuối cùng của một năm, ruộng đã làm xong, đã đem lúa vô bồ, vì thế phần đông dành thời gian này lo các lễ cúng, tiệc tùng để tạ ơn Thần Nông hoặc cúng Đình Thần sau khi vụ mùa đã hoàn tất, hết nhà này đến nhà khác, có khi kéo dài cho đến Tết Nguyên Đán.

Hơn nữa, chữ Chạp là lễ cúng. Vì thế, nó còn có các tên lễ cúng khác như : Giỗ Chạp, Chạp Miếu, Chạp Mả...

Do vậy, thay vì gọi tháng Mười Hai là tháng Chạp là thế đó !.

< Khi nhắc đến Lễ Cúng Đình Thần, hằng năm thường cử hành lễ này (được biết ngày xưa các vị cựu quan chức ngày xưa, đơn cử như : Cụ Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) là người có công trạng chống Pháp, nên sau khi Cụ bị quân Pháp chặt đầu, Cụ được vua ban Sắc Chỉ Thần và được thờ tại Đình Thần Nguyễn Trung Trực Rạch Giá ngày nay, nếu cần xin xem quyển Danh Nhân Việt Nam hậu bán thế kỷ 19 cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ từ trang 161 đến trang 195) trong các ngày Lễ Cúng Đình Thần, các vị bô lão cùng Ban Hội Tề mặc áo dài khăn đóng để đi rước sắc thần, (nếu làng xã đó chưa hoàn thành Đình Thần, để an vị nơi làm lễ cúng Thần), đặc biệt phải có các học trò lễ đứng hai hàng để : dâng hương, dâng trà, dâng rượu...và lễ bái (lạy) >.

Ngoài ra, phải nói đến Hát Bộ (có người gọi Hát Bội) để cúng Thần, thông thường Ông Hương Cả trong làng là người đứng đầu chủ xướng lễ cúng Đình và là người có thực quyền hơn hết, cho nên mỗi lần có gánh hát về hát cúng Đình, Ông Hương Cả chính là người Cầm Chầu để đánh những hồi trống chầu thưởng phạt cho nghệ sĩ, bởi vì Ông Hương Cả là bực thâm nho lại rất rành tuồng tích, kể cả cách dặm mặt và các câu hát tuồng tích của các nghệ sĩ, cho nên Ông Hương Cả cầm chầu để khen thưởng hoặc bắt lỗi các đào kép trong lúc trình diễn, vì các nghệ sĩ không thuộc tuồng hát cương, cho nên không thể bắt một người nào đó đến cầm chầu mà không rành tuồng tích.

Thời xưa, các nghệ sĩ nào được Ông Hương Cả đánh nhiều hồi trống chầu, thì sau khi hát xong, sẽ được Ban Hội Tề (*) thưởng phẩm vật tặng riêng cho cá nhân nghệ sĩ đó.

Còn trái lại, các nghệ sĩ nào bị Ông Hương Cả đánh Khắc là gõ bên vành trống kêu cắc cắc thì các nghệ sĩ đó bị Ông Hương Cả phạt vì hát sai, hát cương, để nghệ sĩ biết thân mà hát lại cho đúng và nghệ sĩ nào bị đánh khắc nhiều lần, sau khi hát xong sẽ bị Ban Hội Tề cùng Ông Bầu đoàn hát quở phạt. Đó là, luật lệ thưởng phạt công minh của người Cầm Chầu đối với nghệ sĩ.

Mặc dù, Ông Hương Cả là người có thực quyền ở trong làng, nhưng những hồi trống chầu đôi khi cũng không hài lòng hết mọi người, cho nên cũng bị chê trách như thường.

Vì thế, trong dân gian mới có câu :

Ở đời có bốn cái ngu,

Làm mai, lãnh nợ gác cu, cầm chầu.

(*) Được biết, thời xưa Ban Hội Tề trong làng có 12 vị Hương Chức như sau : Hương Cả, Hương Chủ, Hương Sư, Hương Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Bộ, Hương Quản, Hương Thân, Hương Hào, Xã Trưởng là người có bổn phận giữ con dấu để thâu thuế Điền, thuế Thân trong làng và Chánh Lục Bộ là người có bổn phận giữ Sổ Bộ Đời như : Khai Sanh, Khai Tử, Hôn Thú ...)

Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc

Được biết, niên lịch cổ truyền Á Đông đã xuất hiện từ đời Hoàng Đế bên Tàu, 2637 trước Thiên Chúa năm 61.

Còn đối với : Đêm Nam Canh, Ngày Sáu Khắc như thế nào ?.

Chúng ta để ý sẽ thấy : Ngày tính Khắc, Đêm tính Canh, cho nên chúng ta đã từng nghe thấy như sau :

Canh Một dọn cửa, dọn nhà

Canh Hai dệt cửi, canh Ba Đi nằm...

Hoặc là : Nửa đêm giờ Tý canh Ba

Theo thiển nghĩ, chúng ta thấy câu :

Nửa đêm giờ Tý canh Ba

thì chúng ta có thể đoán được chữ nửa đêm (tức khoảng 12 giờ đêm hoặc 0 giờ), còn giờ Tý canh Ba (tức khoảng 23 giờ đêm đến 1 giờ sáng). Bởi vì, các bậc tiền nhân dùng 12 con vật cầm tinh tuợng trưng tức12 con Giáp, để phân chia bảng Giờ trong một ngày có 24 giờ như sau :

Bảng giờ trong 1 ngày cûa 12 con giáp

Giờ

Thời Gian

Giờ

Thời Gian

Tý Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng Ngọ Từ 11 giờ đến 13 giờ trưa

Sửu Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng Mùi Từ 13 giờ đến15 giờ xế trưa

Dần Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng Thân Từ 15 giờ đến 17 giờ chiều

Mão Từ 5 giờ đến 7 giờ sáng Dậu Từ 17 giờ đến 19 giờ tối

Thìn Từ 7 giờ đến 9 giờ sáng Tuất Từ 19 giờ đến 21 giờ tối

Tỵ Từ 9 giờ đến 11 giờ sáng Hợi Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya

Căn cứ sự phân chia giờ ở trên, chúng ta thấy :

a)- Ban ngày dài được 14 giờ, còn ban đêm dài được 10 giờ và thấy được giờ Tý canh Ba, từ đó chúng ta tính được bảng 5 Canh như sau :

Tên Canh Thời Gian

Canh 1 Từ 19 giờ đến 21 giờ tức giờ Tuất

Canh 2 Từ 21 giờ đến 23 giờ khuya tức giờ Hợi

Canh 3 Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng tức giờ Tý

Canh 4 Từ 1 giờ đến 3 giờ sáng tức giờ Sửu

Canh 5 Từ 3 giờ đến 5 giờ sáng tức giờ Dần

Do vậy, nếu chúng ta đem so sánh Canh với giờ, thì có hai giờ bằng một Canh và nếu đem so sánh bảng Giờ trong một ngày của 12 con Giáp ở trước sẽ thấy đúng.

b)- Mỗi ban ngày dài 14 giờ, đươc chia cho 6 khắc như bảng sau đây :

Tên Khắc Thời Gian Tên Khắc Thời Gian

Khắc 1 Từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng Khắc 4 Từ 12 giờ đến 14 giờ 20 xế trưa

Khắc 2 Từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng Khắc 5 Từ 14 giờ 20 đến16 giờ 40 chiều

Khắc 3 Từ 9 giờ 40 đến12 giờ trưa

Khắc 6 Từ 16 giờ 40 đến 19 giờ tối

Như vậy, nếu chúng ta đem so sánh Khắc với Giờ, thì có 2 giờ 20 phút bằng 1 Khắc. Bởi vì, ban ngày dài 14 giờ, đem chia đều cho 6 Khắc, thì đuợc 140 phút, tức là 2 giờ 20 phút.

Thế nên, chúng ta thường thấy câu : Đêm Năm Canh, Ngày Sáu Khắc là quả đúng vậy.


nguồn NET
thiên thanh 29.01.2013 16:56:07 (permalink)
0
ĐỌC BÁO DÙM BẠN


Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Tử Sĩ Hoàng Sa Ngày 19 Tháng 1 Năm 2013 tại Seattle, Washington



Linh Vũ tường trình từ Seattle

Thứ Bảy ngày 19-1-2013 lúc 1:00 PM Tổ Đình VN Seattle, Washington đã tổ chức lễ Giỗ tưởng niệm quý Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân chống Trung Cộng tại Đảo Hoàng Sa năm 1974 tại Đài Chiến Sĩ Trận Vong ( Fallen Soldiers Memorial ) trong khuôn viên Vietnamese Cultural Center 2236 SW Orchard St., Seattle WA 98106, với sự tham dự đông đão của các quân binh chủng, các đòan thể và đồng hương xa gần. Có lẽ mỗi năm đến ngày 19 tháng Giêng, hầu hết các thành phố lớn, nhỏ có đông người Việt sinh sống đều tổ chức lễ tưởng niệm qúi anh hùng Vị Quốc vong Thân chống Tàu Cộng xăm lăng và đặc biệt là Hải quân VNCH không bao giờ quên ngày lịch sử đó. Chúng tôi xin viết lại một cách tổng quát như sau.



Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa – Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà và Hải Quân Tàu Cộng bắt nguồn từ ngày 11/01/1974 khi Tàu Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến nguỵ trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.

Ngày 12/01/1974 , Ngoại Trưởng Việt Nam Cộng Hoà Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ của Trung Quốc trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Tàu Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15/01/1974,(có tài liệu viết ngày 14) Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đến khoảng 14.00 giờ ngày 17/01/1974 Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ4, chở theo một trung đội Người Nhái ( Navy Seal ) ra tăng cường.

Cũng trong ngày ngày 17/01/1974, phe Tàu Cộng được tăng cường thêm 2 Hộ Tống Hạm Kronstadts mang số 271 và 274. Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà cũng gởi thêm 2 chiến hạm, đó là Tuần Dương Hạm Trần Bình Trọng HQ5 và Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ10 tăng viện cho Hoàng Sa. Hạm Trưởng HQ5 là Hải Quân Trung Tá Phạm Trọng Quỳnh, Khoá 11, còn Hạm Trưởng HQ10 là Hải Quân Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà. Khoá 12. Cùng đi trên HQ5 có Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Khoá 5, chỉ huy trưởng Hải Đội 3 Tuần Dương, trực thuộc Bộ Tư Lệnh Hạm Đội.



Khoảng 15.00 giờ ngày 18/01/1974, HQ5 ra đến Hoàng Sa, đến khoảng 10:00 giờ tối cùng ngày chiếc HQ10 ra đến nhập đoàn với các chiến hạm Việt Nam. Đêm 18 rạng ngày 19/01/1974 nhằm đêm 29 Tết Nhâm Dần cũng là đêm vô cùng căng thẳng. Soái Hạm HQ5, Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc, Tư Lệnh Chiến Dịch Hoàng Sa ban hành lệnh « khai hoả » hồi 10 giờ 24 phút sáng ngày 19/01/1974. Trận hải chiến bắt đầu đến giây phút quyết liệt. Mặc dù lực lượng bất cân xứng nhưng quân đội VNCH đã phản đối hành động xâm chiếm của kẻ thù, chứng tỏ sự quan tâm, an nguy đến vận mệnh của đất nước. Hạm Trưởng Hải Quân Thiếu Tá Nguỵ Văn Thà và Hạm Phó Hải Quân Đại Uý Nguyễn Thành Trí đều bị thương nặng ông nhất quyết ở lại chết theo con tàu đúng với truyền thống cao đẹp của Hải Quân. (tham khảo tài liệu trên Net)

Cuộc chiến dù thắng hay thua không không phải là điều để chúng ta hãnh diện, khoe khoang hay tự trách mình, mà tinh thần bất khuất bảo vệ đất nước bằng mọi giá để xứng đáng với lịch sử, không hổ thẹn với tiền nhân mới là điều quan trọng cần thiết và làm tấm gương sáng cho ngàn sau.



Trong bài diễn văn Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Đình Sài đã khẳng định như sau: ‘Nực cười châu chấu đá xe. Tưởng rằng chấu ngã, ai dè xe nghiên!..Chắc chắn, tổ tiên Việt Nam đã không thắng nhà Tống, Nhà Nguyên, Nhà Minh, Nhà Thanh của Trung Quốc bằng quân lực đông đảo, vụ khí tối tân, mà bằng ý chí bất khuất, can trường, với lòng yêu nước thiết tha, bảo vệ Tồ Quốc bằng mọi giá!....

Hồn thiêng sông núi như đang cất những tiếng cười ngạo nghễ giữa tiếng súng nổ đạn bay vì Tổ Quốc Việt Nam đã có những người con hào hùng như các chiến sĩ Hoàng Sa. Hải Quân Thiếu Tá Nguyễn Đình Sài đã chấm dứt bài đọc với những lời đanh thép như sau:
-Toàn dân VN hãy noi theo Tinh Thần Tử Sĩ Hoàng Sa để cứu nước!
-Toàn dân VN không nhượng bộ trước bạo quân xâm lăng Trung Cộng, lại càng không lùi bước trước bạo quyền bán nước Việt Cộng!
-Toàn dân VN chấp nhận hy sinh cho sự toàn vẹn lãnh thổ VN và luôn luôn nhắc nhở con cháu nối tiếp sứ mệnh thiêng liêng này!
-Toàn dân VN quyết không mua hàng hóa do Trung Quốc sản xuất!
-Toàn dân VN tố cáo âm mưu Hán hóa của Trung Cộng và khẳng định với thế giới rằng:Không bao giờ dân tộc VN chấp nhận một lần Bắc thuộc nào nữa!



Tiếp theo là lời phát biểu của một bạn trẻ Vương Hoàng Long với quyết tâm chống bạo quyền CS và niềm tin từ kinh nghiệm cha ông đã từng sống trong chiến tranh, là nhân chứng tội tàn ác của CS, anh kết luận.

Tội ác của Việt Cộng không thể kể ra cho hết được, họ chỉ đàn áp dân nhưng hèn với giặc Tàu. Những người trẻ như nhạc sĩ Việt Khang bày tỏ lòng yêu nước bằng lời ca cũng bị chúng bỏ tù, nào Điếu Cày và mới đây là 14 thanh niên bị xử tù vì tỏ lòng yêu nước, đòi hỏi dân quyền và tự do tôn giáo. Kính thưa quý vị là một sinh viên ở hải ngoại xin phép quý vị cho cháu có đôi lời ủng hộ tinh thần bất khuất cuả thanh niên sinh viên trong nước, sự tranh đấu nào cũng có hy sinh. Sự tù đày của các bạn đã nói lên sự khổ nạn của toàn dân trong nước. Mạnh dạn đứng lên các thanh niên Việt Nam, đừng sợ hải đồng bào ơi. Ngày tàn của chế độ chủ nghĩa cộng sản không xa…..



Tuổi trẻ hôm nay đã nhìn thấy sự thật của lịch sử, ai là người đã gây nên chiến tranh đẫm máu, ai là tội đồ của dân tộc và ai là người đã đổ xương máu để bảo vệ tự do cho quân dân miền Nam, cho đất nước được độc lập, cho người dân sống trong an bình, hạnh phúc. Nhưng mệnh nước sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã rơi vào tay ác quỷ. Đất nước chúng ta đã ra sao? có độc lập, có tự do, có vẹn toàn lãnh thổ, hay toàn là một lũ phản bội quê hương bán nước cho Tàu để vinh thân phì gia như: Ðổ Mười, Lê Khả Phiêu, Võ Văn Kiệt, Nông Ðức Mạnh, Trần Ðức Lương, Phan Văn Khải, Nguyễn Mạnh Cầm, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và hầu hết Chính trị Bộ, đã lén lút ký kết 2 Hiệp Ước bất bình thường, vô lý, phản bội dân tộc, trong sự Bán Ðất Biên giới và Bán Vịnh Bắc Phần cho giặc Tàu. Như vậy ai là chính nghĩa và ai là người bán nước làm thái thú cho Tàu cộng?

Buổi lễ tưởng niệm năm nay thời tiết quá lạnh, nhưng mọi người vẫn cố gắng ngồi lại để chia xẻ với nhau những tâm tình về hiện tình đất nước, vinh danh những chiến sĩ anh hùng đã hy sinh cho Tố Quốc. Trong nghi lễ với ba hồi chiêng trống, một vòng hoa tưởng niệm được trân trọng đặt trước Đài Chiến Sĩ Trận Vong do cựu Đại Tá Hứa Yến Lến, Chủ Tịch CĐ Tacoma Bác Sĩ Nguyễn Xuân Dũng, cựu HQ/TU Bùi Đức Ly và nhiều cựu Sĩ quan QLVNCH cùng thực hiện và dâng hương lên bàn thờ Tổ Quốc. Tiếp theo là những bài đọc chiêu hồn tử sĩ vừa hùng tráng vừa ngậm ngùi đã làm nhiều người cảm động.



Có người cho rằng những người lính năm xưa chưa làm tròn bộn phận, họ không làm vẻ vang như Nguyễn trung Trực, Lý thường Kiệt đã phạt Tống bình Chiêm, của Trần khánh Dư với chiến tích Vân Đồn, của Trần bình Trọng bất khuất. Không. những người lính VNCH đã làm tròn bổn phận bảo vệ quốc gia. Các anh Chiến sĩ Hoàng Sa rất xứng đáng được vinh danh là những người con yêu của đất nước ! Các Anh đã không phụ lòng Tổ Quốc mong đợi, các anh đã làm tròn bổn phận của một người lính chiến bảo vệ quê hương không như bọn CS hôm nay chỉ biết bán đất dâng biển cho Tàu Cộng.

Cám ơn Tổ Đình VN Seattle, Trung Tâm Văn Hóa VN, cám ơn Thủ Từ Bùi Đức Ly và toàn thể Ban điều Hành đã bỏ nhiều công sức tổ chức buổi lễ vinh danh và tri ân những người lính VNCH đã hy sinh vì Tổ Quốc. Buổi lễ kết thúc với phần văn nghệ giúp vui, với sự góp mặt của chiến hữu Phạm Thanh Xuân, Ngâm sĩ Phương Thu, cháu Hoàng Sa, Lucy Nguyễn, ban nhạc Trung Huỳnh, Nhạc sĩ Quốc Hùng, Võ đường Vovinam của Thái Nhật Lĩnh và một số nghệ sĩ địa phương. Trước khi chia tay Thủ Từ HQ/TU Bùi Đức Ly mời mọi người dùng bữa ăn nhẹ trước khi ra về. Tuy thời tiết quá khắc nghiệt, nhưng tinh thần đoàn kết và tình yêu quê hương đã làm mọi người gần lại với nhau trong tình người ấm áp của ngày lịch sử 19 tháng 1.

Linh Vũ
nguồn: http://www.baocalitoday.com/index.php?option=com_content&view=article&id=12043:l-tng-nim-anh-hung-t-s-hoang-sa-ngay-19-thang-1-nm-2013-ti-seattle-washington&catid=1:cng-ng&Itemid=49
thiên thanh 29.01.2013 18:07:13 (permalink)
0
.PHẠM DUY, THÔI THẾ CŨNG XONG.


Trần Như Xuyên

Như vậy là ông đã ra đi, sự ra đi này sẽ vinh quang biết bao nếu cuối đời ông không có những lầm lẫn, nhiều người vẫn lấy làm tiếc cho điều này.

Nói về nhạc của ông thì nó mênh mông quá, ảo diệu quá, rất nhiều người đã viết về ông với sự công nhận ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam, ta hãy chùng lòng xuống với: " đường về đêm đêm mưa rơi ướt bước chân em..." " ngày đó có em đi nhẹ vào đời..."

Phạm Duy đã có biết bao nhiêu người viết về ông, trải dài một đời theo thăng trầm của đất nước, ông đã chứng kiến lịch sử, sự đổi thay cuộc đời bằng trái tim của người nghệ sĩ, như ông viết:" khóc cười theo vận nước nổi trôi " Ông sống nhiều, viết nhiều và nhạc của ông trải rộng trên ba miền đất nước, ngay từ hồi còn nhỏ, tôi đã nghêu ngao: chiều ơi lúc chiều về..., rồi lớn lên theo cùng với những giòng nhạc của ông, 1954 di cư vào Nam thì có Ngày trở Về, ngày trở về của người thương binh gặp lại mẹ già, gặp lại người yêu vừa bi tráng, vừa hào hùng, đau khổ thay, bản nhạc này được ông làm tựa đề cho một chương trình nhạc của ông khi xin về sống Việt Nam. Ngày trở về lê lết của một kẻ ăn mày, ăn xin, như một lời xin lỗi, vâng, hôm nay người lầm đường lạc lối đã trở về, xin tạ tội với mọi người, đến nỗi gì mà phải quỵ lụy như thế, vậy ra trong những nét nhạc thanh thoát của ông, những rung động tuyệt vời đó là sự bao phủ cho một đầu óc ươn hèn, một cái điều bình thường mà người có chút liêm sỉ không thể làm được.

Ngày ông trở về Việt Nam, nhiều người đã lý giải nguyên do một cách khác nhau, người ta cho vì bài thơ Về đi thôi của Lưu trọng Văn, con của nhà Lưu trọng Lư: về thôi, về thôi, làm gì có trăm năm mà đợi làm gì có kiếp sau mà chờ, người thì bảo do Chế lan Viên chiêu dụ, người dễ dãi thì bảo về để kiếm tiền, người thì bảo về để kiếm vợ (do cái tính lăng nhăng của ông), nhưng theo tôi, nguyên do thúc đẩy ông trở về VN là bởi sự ẩn ức, khi Cộng sản dần dần cho hát lại nhạc của nhiều người sáng tác ở miền Nam trước 1975, ngay cả người có nhạc ca tụng người lính của Quân lực VNCH như Trần thiện Thanh thì nhạc của Phạm Duy vẫn tuyệt đối cấm, không một bài nào được trình diễn dù là những bản nhạc ca tụng thời ông tham gia kháng chiến, sự mong muốn trở về càng mãnh liệt hơn khi ông nhận được cuốn băng, cuốn băng chỉ là một cuộc phỏng vấn một lão bà có con được gọi là liệt sĩ vì đã hy sinh trong cuộc chiến, khi người phỏng vấn hỏi cụ già này muốn nói gì nữa không thì bất chợt bà cất tiếng hát: ai có nghe tiếng hát hành quân xa, mà không nhớ thương người mẹ già... đây là bài hát Nhớ người ra đi, Phạm Duy làm trong thời còn tham gia kháng chiến. Khi nghe được cuốn băng này, PD đã thốt lên: bao nhiêu năm rồi, họ còn nhớ tôi như vậy sao?!

Như trên tôi nói rằng ông bị ần ức vì một gia tài nhạc đồ sộ như thế, những bài hát hay như thế mà lại chỉ được hát ở hải ngoại có vài triệu người, trong khi khối hơn 80 triệu thì hoàn toàn không được cất lời ca cùng ông, và 30 năm đã qua, những người ở VN thuôc lứa tuổi 30, 40 hầu như không biết, không nghe gì về Phạm Duy và ông đã bị chúng hạ gục. Nhưng một người đã thành danh như vậy, đến cuối đời rồi, cần gì phải bon chen, ông là sao Bắc Đẩu ai cũng biết, Bắc Đẩu thì luôn phải rực sáng chứ không thể biến mình thành lu mờ vì cái danh mà mình đã có.

Bây giờ ta xét tới tại sao VC cho Phạm Duy trờ về, người mà đã bỏ chúng ra đi, nhưng từ khi về thành cho tới 1975, ông không đá động gì tới họ, ông miệt mài sáng tác nhạc, quãng thời gian ông theo kháng chiến coi như một đoạn đời đã xong, một giòng nhạc đã sang trang.

Thế nhưng 1954 ông đã không nói gì về hơn một triệu người di cư lánh nạn CS, không nói gì về cuộc chém giết khốc liệt miền Bắc đem vào miền Nam, trừ bản nhạc độc nhất nói về Phạm phú Quốc thì 1975, sau khi phải bỏ chạy một lần nữa, ông đùng đùng thóa mạ bọn chúng, đây là những bản nhạc ông sáng tác sau khi qua được Mỹ:

Một ngày năm bốn cha lìa quê hương
lánh Bắc, vô Nam, cha muốn xa bạo quyền
......
Một ngày bẩy lăm đứng ở cuối đường
loài quỷ dữ xua con ra đại dương
.....
Ở bên nhà em không còn đứng đợi chờ anh
Ở bên này anh căm thù lũ Cộng tàn hung


Ông cũng đã phổ nhạc một bài thơ có lời như sau:

Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao nhiêu năm?
xin mời thế giới tới thăm
những trại tập trung núi rừng sâu thẳm
tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
khoai sắn tranh dành, cúm, bắn, chém, băm
đánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm
Loài vượn này không nhanh mà chậm
khác vượn thời tiền sử xa xăm
chúng đói, chúng gầy như những cái tăm
và làm ra của cải quanh năm
xin mời thế giới tới thăm.


Với những bài nhạc như thế, chửi chúng như thế, sao VC vẫn cho ông ta về, và ông ta can đảm dám xin về, đáng lý sự căm thù càng phải chồng chất thêm chứ, suy ra, cả Nguyễn cao kỳ, Phạm Duy đều là công cụ cho chúng lợi dụng tuyên truyền, một mặt chúng được tiếng là xóa bỏ hận thù cho thế giới nhìn thấy, một mặt, chúng đánh phá Cộng Đồng Hải Ngoại, chia rẽ các tổ chức chống Cộng để các đoàn thể nghi kỵ lẫn nhau.

Nào phải chúng ưa gì Nguyễn cao Kỳ hay Phạm Duy, chẳng qua chúng ráng ngậm bồ hòn làm ngọt để đạt được mục đích nói trên. Kỳ hay PD có về thì có làm gì lợi cho bọn chúng đâu, hay chế độ đó đã qua thời kỳ quá độ để đi lên Chủ nghĩa bóc lột, qua thời kỳ chúng cần hồng hơn chuyên, cả cái đảng đó giờ chỉ nghĩ đến là chuyện vơ vét tiền cho chặt túi.

Có điều với một người sống nhiều như PD, ông ta phải có những nhận thức bắt buộc, thí dụ những bản nhạc ông làm có phải là do sống trong chế độ Tự Do ông mới có cơ hội để sáng tác, hẳn ông cũng biết những người bạn cùng thời với ông như Văn Cao, Đoàn Chuẩn Từ Linh... họ đã không thể còn làm được gì khi mà các tác phẩm đều bị chỉ đạo, phải có tính Đảng, tính Dân tộc.

Bây giờ, chúng ta nghe những lời trần tình của Phạm Duy nói lý do sự trở về của ông:
... Sau 30 năm ở miền Bắc nước Việt, khi đất nước bị chia đôi, tôi phải di cư vào Nam; sau 24 năm ở Sài Gòn, khi quê hương đã thống nhất, tình hình còn căng thẳng, tôi phải qua sống tại Mỹ trong 30 năm, khi tôi đã 80 tuổi, tình hình trong nước đã ổn định, tôi muốn được trở về quê hương, sống nốt quãng đời còn lại.

... với ý nghĩ chim bay về tổ, lá rụng về cội, cái khát khao - hay khắc khoải- cuối cùng của tôi là được trở về sống chết ở quê mình...

Tôi trở về vì tôi yêu nước...
( không hiểu ông có biết câu: yêu nước là yêu XHCN không nhỉ ?! )

Nếu quả thực chỉ thuần túy là ao ước của chiếc lá muốn rụng về cội thì cũng được đi, cũng là những ao ước của nhiều người năm xưa, bỏ nước ra đi ở khoảng tuổi 30, nhưng trở về là khi không còn chế độ CS ở đó.

Tuy vậy, sự trở về cũng chẳng suông sẻ gì, một bài báo đăng trên tờ Đầu Tư, người viết tên Nguyễn Lưu đã viết như sau:

Dân tộc VN có tình lý: đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại. Tuy nhiên "không đánh kẻ chạy lại" cần được hiểu thêm rằng : kẻ chạy lại là ai, và "không đánh" có nhất thiết đống nghĩa với việc xem người đó là thần tượng, là nhân vật tiêu biểu để đón rước trọng thể? Tôi muốn nói tới trường hợp của nhạc sĩ Phạm Duy, người mới được xưng tụng sau đêm nhạc Ngày Trở Về.

Một người nữa là nhà văn Chu Lai đã viết trong Tạp chí Thế Giới:

Một người từng bỏ kháng chiến theo Thực dân Pháp, khi Pháp rút lại theo Ngô Đình Diệm và khi Ngụy quyền sụp đổ lại chạy qua Mỹ. Và tại đó đã viết hàng loạt bài kêu gọi chống Cộng, với giọng điệu sặc mùi hiếu chiến, nay thấy VN vươn lên mạnh mẽ(!), lại xin trở về! hà cớ gì phải tung hô, xưng tụng đến thế?

Hai bài viết này không phải là tự phát, bắt nguồn từ sự ganh tức, các bài viết trên các tờ báo của CS phải có sự chỉ thị và được kiểm duyệt. Với sự còn mang đầy căm tức như vậy, liệu những điều họ hô hào "xóa bỏ hận thù" hay khép lại dĩ vãng" ta có tin được không? Thật ra nhưng lời hô hoán trên cộng với nghị quyết 36 chỉ là những mồi chài để người Việt Hải ngoại đem tiền về đầu tư. "Các anh thấy nhé, Phó Tổng Thống của các anh là Nguyễn cao Kỳ, nhạc sĩ PD còn thong thả trở về thì các anh có gì phải lo ngại". Phải, đừng có lo ngại gì hết, cứ mang tiền về, gây dựng được cơ ngơi xong, chỉ việc chụp cái mũ trốn thuế, thế là các anh bỏ của chạy lấy người, ta chỉ việc nhẹ nhàng tiếp thu thôi.

Một người nữa là Việt Quang viết có hơi buồn cười: "giá ông ấy (PD) đừng bỏ kháng chiến về thành thì giờ này biết đâu ông chẳng là Bộ Trưởng Văn Hóa". Giả như PD còn ở lại đó thì thật là một mất mát to lớn cho Việt Nam, làm sao có được những bài hát rung động lòng người trong những ngày ông sống ở miền Nam, ở lại, chắc ông sẽ là một Tố Hữu trong âm nhạc, cùng lắm có được vài bản nhạc đại loại như "Cô gái vót chông" hay "Tiếng đàn Ta Lư", ở lại, với khả năng phổ thơ tuyệt vời, ta sẽ khốn khổ nghe những bài hát như :" yêu biết mấy khi nghe con tập nói, tiếng đầu lòng con gọi Sít ta Lin "... Để mong được sự chiếu cố, mong lấy lòng nhà nước CS, Phạm Duy đã trơ tráo nói:" bọn ở Hải ngoại bảo tôi là người chống Cộng? chống gì, tôi chỉ có chống gậy thì có", hình như ông ta không cho là mình đã làm những bài nhạc tôi dẫn chứng ở trên, hoặc ông ta có thể nói với bọn VC là những bài nhạc đó là của một PD thời kỳ sai đường lạc lối, lúc " chưa đủ chín chắn", để chúng tin ông hơn, ông ta đã thốt lên những lời như thế này:" Ba mươi năm (1975 - 2005), một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, tôi đã quên tất cả," quên gì, lạ thật, quên bao nhiêu năm tháng êm ấm ở miền Nam, nơi nuôi dưỡng ông để viết nhạc? quên cả những lời chửi bới bọn chúng hay sao! với một người dễ quên tất cả như vậy, có đáng tin không? biết đâu, một ngày nào đó, sau vài năm sống ở VN, ta lại nghe ông ta thốt lên: " mấy năm, một đêm dài, tỉnh dậy thấy mặt trời, nhưng mặt trời u ám quá, tôi lại quên tất cả". Ta có mở rộng vòng tay ra nữa không, có thể nhưng ngán ngẫm quá. Như vậy suy ra, Trịnh công Sơn, Văn Cao... hóa ra lại là những người có tư cách hơn Phạm Duy nhiều, họ đã chọn một lý tưởng cho họ, nhưng khi biết là điều họ chọn đã không đúng, họ cam chịu, không trâng tráo lật lọng, không thò lò muôn mặt. Để được VC cho về mạnh mẽ hơn, PD đã lải nhải:" bọn họ bảo là tôi ở phía họ, nay sao lại bỏ đi, tôi ở phía họ bao giờ?", với tư cách con người như vậy, ta cũng chẳng nên buồn, khi ông ta cầm cái hộ khẩu tên ông ta, chụp hình cười toe toét như có ý nói rằng ta đã tìm được chân lý, được nhà nước chính thức chấp nhận cho ta trở về rồi đấy, ôi mừng lắm thay.

Không những tráo trở mà còn ươn hèn, ông ta đã cúi đầu nghe những lời khuyên bảo như một người Công giáo thành khẩn lắng nghe sự khuyên bảo của ông Cha khi vừa xưng tội xong, ông vâng dạ với những người mà năm xưa khi ông theo kháng chiến, những người này chưa ra đời, những kẻ trong ban Văn hóa Thành phố chỉ bằng một phần ba tuổi đời của ông, cũng may, những người này không biết nhiều về ông, còn lớp cùng tuổi như ông, lớp người căm thù ông thì nay đã chết cả rồi, nếu không, chưa chắc ông đã được về. Ông ta không có được một chút đởm lược như Hoàng Cầm: "tôi bỏ đảng, họ không cho, bắt tôi phải làm đơn xin, tôi không xin, muốn bỏ là bỏ"

Tôi có coi cuốn DVD Ngày Trở Về của ông trình diễn tại Sài Gòn mà ông là người dẫn giải chương trình (MC), tôi thấy tội nghiệp cho ông khi cố kể lể những gì mình từng tham gia thời kháng chiến, nhất là những bản nhạc chẳng dính líu gì tới kháng chiến như bài Thuyền viễn xứ, bài hát được phổ từ thơ của Huyền Chi mà câu" sóng Đà Giang, thuyền qua xứ người", ông bảo rằng thuyền đã lầm lỡ đi ra xứ người (Hải ngoại), giờ quay trở về, tội nghiệp thay, thời của nhà thơ Huyền Chi thuyền có đi xa lắm thì cũng chỉ là đi sang làng bên hay tỉnh bên, thế đã là viễn xứ rồi, làm gì mà thuyền có thể đi qua xứ người như Mỹ. Cũng vậy, bài Quê nghèo của ông, ông rên rỉ rằng lời bài hát đó thực ra nó như thế này: "... bao giờ anh lấy được đồn Tây, hỡi anh" mà từ trước ta chỉ biết lời hát đó như sau: " bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi", cho là lời hát nguyên thủy ông làm lúc theo kháng chiến thì nó là như vậy, nhưng tội nghiệp cho ông, cố gắng kể lể nhưng khi hát câu đó, Quang Linh vẫn hát: "bao giờ cho lúa được mùa luôn, lúa ơi". Có xấp mình xuống, đọc hàng ngàn kinh ăn năn tội, ông cũng không thể làm sạch mình được, không sạch với bọn chúng, còn thì dơ bẩn vô cùng với những người trước giờ đã ngưỡng mộ ông. Trước đây, tôi cứ nghĩ rồi ông sẽ đi vào văn học sử, nhưng nay, có điều cần suy nghĩ lại, lịch sử sẽ phán xét, có nhiều người ở đây vẫn còn ngưỡng mộ nhạc của ông, đúng ra ông xứng đáng có tên trong văn học sử, Hữu Loan chỉ có một bải thơ mà còn được người đời nói nhiều như vậy huống chi cả một gia tài nhạc đồ sộ của ông, nhưng nay, người ta có chút ngại ngần khi muốn nêu tên ông.

Chắc chắn cái chết của ông, nhà nước CSVN không nói gì nhiều, ai lại vinh danh kẻ phản bội mình, cho về nước đã là cố gắng lắm rồi, còn ca tụng ư, không bao giờ, có lẽ ông cũng sẽ chẳng được ai xưng tụng mình, cả phía bên này lẫn phía bên kia vì sự tráo trở của ông. Từ ngày ông về, không biết có sáng tác được bản nào hay ho không, tôi chỉ được nghe hai bài ông viết toàn là nói về tình dục, bài thứ nhất tên " Thiên duyên tình mộng ", bài thứ nhì: Đêm hôm đó, cũng là nói về dục tính, thôi cũng được, còn hơn là ca tụng bác và đảng, có lẽ bọn chúng có căn dặn ông ta rồi, muốn làm nhạc gì thì làm nhưng có không được làm những bài nào ca tụng đảng, điều này nếu không dặn có thể PD sẽ làm, với bản chất con người như vậy thì bảo gì mà không được, nhưng chúng không cho ca ngợi vì thấy trơ trẽn quá, trước đây đã phản và chửi lại bọn chúng, giờ mà bốc thơm chẳng khác gì Judas ca ngợi Chúa.

Dù cay đắng cùng tận với Phạm Duy. tôi phải nhìn nhận ông là một thiên tài, cho nhiều năm sau này, chưa chắc đã có được một PD thứ hai, thôi thế cũng xong, nhưng tiếc quá, ông là cây cổ thụ mà tôi hằng ngưỡng phục, có thể về sau người ta vẫn hát nhạc của ông nhưng lời hát làm người ta bớt rung động đi nhiều, cũng tiếc quá, không biết ông có đọc cuốn:" Hồi ký của một thằng hèn" của Nhạc Sĩ Tô Hải không? nay ông chết rồi, giá ông sống thêm được ít nữa, biết đâu chúng ta lại chẳng có dịp đọc một cuốn Hồi ký nữa, đó là cuốn Hồi ký: Sự trở về của một thằng hèn. Duy Quang, con ông vừa mới chết, chết vì nghe theo ông về VN để lây bệnh viêm gan, một thứ bệnh rất phổ biến ở VN, nay tới ông, người ta bảo nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng có những cái tận cần phải nói. Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi.

TRẦN NHƯ XUYÊN
nhận qua email
dzuylynh 29.01.2013 23:45:06 (permalink)
0

NĂM TỴ NÓI CHUYỆN RẮN

Đối với các động vật sống và hiện diện chung quanh con người, có lẽ một con vật mà chúng ta vẫn còn chưa hoàn toàn hiểu thấu đáo là con Rắn (xin phép được viết hoa chữ “Rắn” trong bài này).
Không có gì lạ. Đại đa số chúng ta đều ghét Rắn - nếu chưa muốn nói là sợ Rắn. Nói chung, mọi người cho Rắn là một con vật xấu xí: đầu có cạnh, miệng rộng ngoác, nanh dài, lưỡi nhọn dài mà lại chẻ đôi ở đầu chót (fork tongue), không có tai, mình máu lạnh trơn tuột luốt không chân không tay… và nguy hiểm: miệng chứa nọc độc có thể làm chết người. Thật ra, Rắn cũng như mọi người thân hay sơ sống chung quanh ta thôi. Có con Rắn (hay con người) xấu, con tốt, con nguy hiểm, con hiền lành, con hay phá hoại, làm được việc ích lợi. Người viết sẽ tuần tự kể ra thêm một số chi tiết khá mới và lạ về Rắn có thể làm quý vị ngạc nhiên, không ngờ được trong các dòng kế tiếp.

Nhìn qua lịch sử, Rắn có cả nét tốt và nét xấu. Đây là vài thí dụ:
- Trong Kinh thánh Cựu Ước (Old Testaments), nền tảng của Do Thái và Thiên chúa giáo, Ông Adam và bà Eve đã bị một con Rắn (hình ảnh tượng trưng cho quỷ sa tăng) cám dỗ ăn trái táo mà Thượng đế cấm. Con Rắn rất mánh khóe gian xảo giải thích cho hai ông bà này là Thượng đế cấm họ không được ăn tái táo này vì Thượng đế sợ họ sẽ thông minh và có quyền năng cao hơn cả Thương đế… Kết quả Adam và Eve nghe lời cám dỗ, ăn táo cấm, phạm tội và bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng tràn đầy hạnh phúc. Họ sau đó phải sống dưới trần thế với cuộc sống đầy đau khổ vất vả.
- Cũng trong Kinh thánh Cựu ước, Moses đã đến Ai cập để thuyết phục Pharaoh (vua Ai cập) trả tự do cho các nô lệ người Do thái. Trong dịp này Moses nói: "Thiên chúa của đân Do thái chúng tôi đã muốn tôi nói với Bệ hạ là hãy cho phép, thả cho dân Do thái chúng tôi được đi tự do.” Pharaoh trả lời: “Nhà ngươi nói cái gì? Ai là Thiên chúa của nhà ngươi? Ta không hề biết người mà nhà ngươi gọi là Thiên chúa đó là ai!” Để trả lời, Moses liệng cây gậy đang cầm ở trên tay xuống đất, và cây gậy đã biến thành một con Rắn để chứng tỏ quyền năng của Thiên chúa (God’s power).
- Cũng trong Kinh thánh Cựu ước có truyện con Rắn bằng đồng của Moses. Trong cuộc hành trình trở về Đất Hứa của dân tộc Do Thái; từ núi Hebron, người Do thái theo Moses đi vòng về hướng Biển Đỏ (Red Sea) để tránh đất Edom. Vì đường đi quá dài cho nên họ mất lòng kiên nhẫn. Họ xúc phạm đến Đức Chúa Trời, nói nghịch Moses, rằng: “Sao ông đem chúng tôi ra khỏi Ai-cập để chết trong sa mạc này? Ở đây chẳng có bánh, chẳng có nước. Và chúng tôi đã chán ngấy loại bánh đạm bạc này!” Chúa sai rắn lửa đến, cắn nhiều người chết. Nhiều người đến nói với Moses “Chúng tôi có tội vì đã nói xúc phạm đến Chúa và ông. Xin ông cầu Chúa để Ngài đuổi rắn đi.” Moses cầu thay cho nhân dân. Chúa phán bảo Moses: “Làm một con rắn lửa, đem treo trên một cây trụ. Người bị rắn cắn khi nhìn đến nó thì được sống.” Vậy Moses làm một con rắn bằng đồng, đem treo trên một cây trụ. Ai bị rắn cắn, nhìn lên con rắn đồng đều được thoát chết. Cây trụ với con Rắn bằng đồng này còn tồn tại mãi đến đời vua Hezekiah của Do thái (c. 715 - 686 BC) mới bị bỏ đi.
- Người cổ Aztecs sống ở Nam Mỹ thờ thần Rắn “Quetzalcoatl.” Họ cho Thần Rắn là chúa tể của muôn loài (Master of Life?)
- Nhiều bộ lạc bán khai ở Phi châu thờ Trăn (loại Rắn lớn). Giết Trăn là một trọng tội.
- Thổ dân Úc châu cho rằng một loại Rắn Vằn lớn (Giant Rainbow Serpent) là Đấng sáng lập ra muôn loài (Creator of Life?).
- Nhiều nền văn hóa sơ khai (primitive cultures) khác tin rằng Rắn có khả năng chữa khỏi bệnh tật…
Trước hết, cũng nên biết là chỉ có một số rất nhỏ các giống Rắn có nọc độc; Rồi trong số Rắn có nọc độc này, nọc độc chỉ có tác dụng trên sinh vật nhỏ, không độc, không ảnh hưởng gì cho con người. Nói chung, đại đa số còn lại đều là Rắn vô hại. Để giúp nhận diện và phân biệt hai loại Rắn độc và không độc: Rắn độc thường có một cái rãnh nhỏ (small pit) trên đầu nằm vào khoảng giữa 2 con mắt hoặc giữa 2 lỗ mũi; Rắn độc cũng thường có mắt hí hoặc hẹp (eliptical) thay vì mắt tròn.
Dù thế nào đi nữa, khi một con Rắn dù là độc, hay không độc, nếu chẳng may bị con người phát hiện, nó sẽ tìm mọi cách chuồn ngay tức thì. Rắn chỉ tấn công người khi nó thật hoảng hốt, khi bị ngăn chặn hết các lối thoát. Con người, ngược lại chẳng kể Rắn độc, không đôc, xấu tốt, cứ tìm mọi cách phạng Rắn túi bụi trước cái đã. Đập cho bằng chết rồi mới báo cáo sau (?) Kết quả là có nhiều giống Rắn gần hoặc đã tuyệt chủng trong khi chúng ta không biết rằng Rắn rất hiệu quả trong việc diệt trừ chuột (controlling the rodent population) vừa phá hoại mùa màng, nhà cửa; vừa gây đủ các thứ bệnh hiểm nghèo cho con người.

Tại sao con người lại sợ Rắn?
Sự “sợ Rắn” được gọi theo tiếng khoa học là “Ophidiophobia.”
Sợ Rắn gần như là chuyện tự nhiên hỉ (?) Ngay cả những người chưa thực sự gặp hay thấy Rắn sống bao giờ mà cũng sợ Rắn mới kỳ lạ!
Các nghiên cứu về nhân chủng cho thấy con người có khuynh hướng hay để ý đến Rắn (và cả nhện) rồi cảm thấy sợ (?) vơ vẩn…
Các nhà Tâm lý học đã chứng minh được rằng người lớn cũng như trẻ con có thể nhìn thấy một con Rắn nhỏ ngay tức thì khi nó nằm lẫn lộn trong một đám đông gồm các vật nhỏ như hoa, lá, cành khô… và các con vật nhỏ như con nhái, sâu,… Các nhà khảo cứu nghĩ rằng sự “sợ Rắn” ở đây xuất phát là một khả năng sinh tồn rất đặc biệt của con người qua tiến trình của lịch sử, và tiến hóa của vạn vật… Sự “sợ Rắn” đã di truyền qua “gene” từ thế hệ này qua thế hệ khác hàng chục thế kỷ.
Gần đây, các nhà khảo cứu nhân chủng còn thấy là sự “sợ Rắn” của khỉ, vượn, đười ươi (các giống vật khá gần gũi với con người) đã đưa đến sự bén nhậy hơn của thị giác (better vision) và tăng trưởng đáng kể của não bộ (larger brains)…
Một số chi tiết mà chúng ta chưa biết rõ về Rắn
1- Các sự kiện có thật đã được chứng minh (scientifically proven):
Bộ răng nanh (fangs) của Rắn là một vũ khí sinh học rất phức tạp và hiệu quả nhất trong tất cả các loại động vật. Răng nanh trực tiếp dẫn và nối với các túi nọc độc (venom) nằm dưới hàm. Cho một miệng con Rắn độc cắn thử vào cạnh của một cái ly thủy tinh, chúng ta sẽ thấy nọc độc cứ phun ào ào ra từ bộ răng nanh độc đáo này, nhìn mà phát ớn luôn!
Rắn nhỏ có thể nuốt trọn một con Rắn lớn hơn chính thân thể nó (hay các con thú lớn hơn). Giáo sư Kate Jackson của Đại học Toronto, Canada, đã quan sát và ghi lại qua “video” trọn vẹn cảnh một con Rắn nhỏ nuốt trọn nguyên con một con Rắn khác lớn xác hơn nó. Con Rắn nhỏ dùng cái hàm của nó mở rộng toác ra chụp vào đầu con Rắn lớn như cái vợt bắt cá. Sau đó nó dồn cả hệ thống xương sống của nó xếp lại như dạng một cái đàn “accordion” để từ từ kéo rút trọn vẹn con Rắn lớn vào bụng nó một cách thật chuyên nghiệp! Thiệt hết ý kiến về cái vụ ăn điểm tâm “sushi Rắn” này của Rắn.
Rắn mẹ thường ăn thịt con của mình. Rắn mẹ “xơi tái” bớt đi một số con của nó sau ngay khi con nở ra. Theo một tài liệu khảo cứu mới đây của 2 giáo sư Estrella Morcino và Kirk Setser của Đại học Granada, Spain, Rắn mẹ sau khi sinh nở, vì còn yếu không đủ sức và thời giờ đi tìm mồi, sẽ ăn những Rắn con không sống sót (chết yểu) để lấy lại sinh lực (!) Kết quả khảo cứu cho thấy, trung bình, Rắn mẹ ăn độ 11% số trứng và Rắn con bị chết sau khi sinh nở. Sự khảo cứu cũng cho thấy chỉ có Rắn mẹ (con cái) là ăn thịt Rắn con thôi! Sao mấy mụ Rắn cái ác dữ dzậy nè chời!
Rắn có thể bay như người Dơi. Mặc dù không có cánh (dĩ nhiên rồi – đến chân tay mà còn chưa có nữa kia kìa!) vậy mà Rắn có khả năng bay (aerial locomotions) rất cao. Nhưng mà Rắn bay bằng cách nào? Giáo sư Jake Socha của Đại học Chicago (University of Chicago), Hoa kỳ, cho biết: Đầu tiên, Rắn căng bẹt dẹp các xương sườn (ribs) của cơ thể từ đầu đến đuôi giống như hình dạng một cái “Frisbee.” Rồi Rắn cho rơi tự do từ trên cành cao. Khi đang rơi, thân mình Rắn uốn theo hình chũ “S” bằng cách di chuyển cái đầu từ bên này qua bên kia (“side to side”) đồng thời giữ cơ thể song song với mặt đất. Rắn cứ giữ cái dạng chữ “S” uốn từ bên này qua bên kia (“side to side”) như vậy để giữ thế bay… và rồi sẽ tìm một điểm đáp, có thể là một cành cây rồi lại tiếp tục rơi từ cành này xuống cành thấp hơn…
Rắn (và Trăn) chỉ thích ăn động vật có xương cứng. Hai giáo sư Jean và Herv Lignot của Đại học Louis Paster, Pháp, cho biết rằng cơ thể của Rắn được cấu tạo đặc biệt để tiêu hóa “Calcium” từ xác (xương) các con mồi động vật; và biến calcium này thành một nguồn dinh dưỡng (!) dự trữ, để đối phó với sự nhịn đói dài hạn (prolonged fasting!) những ngày sau đó…
2- Một lô chiệng nhảm nhí nghe qua cho vui rồi bỏ…
Có lẽ quý vị đã có dịp thấy phim hay ảnh một anh phù thủy ốm đói Chà và Ấn độ đầu mang tã dầy cộm, thổi sáo (flute) Ấn độ tò tí te; rồi có một hoặc hai con Rắn độc (loại Cobra) từ từ chui ra khỏi miệng một cái giỏ rất bẩn, uốn éo lắc lư đi lên cao có vẻ thích thú say mê theo tiếng sáo! Ái chà! Rắn mà biết nghe sáo và nhẩy “đít cô đít cậu” nữa hở trời? Sự thật không phải như vậy đâu quý vị. Rắn không có tai; làm sao mà nghe được âm thanh (sound). Rắn chỉ phản ứng theo sự chuyển động (vibrations, movements...) Tóm lại, con Rắn không nghe được tiếng sáo nhưng Rắn di dộng theo sự chuyển động của cây sáo – Xin quý vị ráng để ý một chút thì thấy là anh Chà và vừa thổi sáo vừa lắc lư cây sáo qua lại trên đầu Rắn. Có vậy thôi.

Ngoài ra còn có một số huyền thoại khác cũng khá nhảm nhí cần phải nói toạc móng lợn ra cho rõ: Rắn là Rắn. Rắn chẳng có thần thông, phép thuật quái quỷ gì:
- Rắn không thể châm nọc độc bằng đuôi.
- Rắn không biết thôi miên con mồi. Đừng tưởng bở.
- Nếu quý vị tình cờ phát hiện môt cặp Rắn, và chỉ kịp phang, dứt điểm một con thôi, thì con may mắn còn sống sót có bố bảo đi nữa cũng không dám, không biết tìm cách trở lại để trả thù quý vị đâu mà phải sợ bóng sợ gió. Vả lại, Rắn chết là hết chuyện chứ không hề có chuyện Rắn dỏm nào có chết rồi lại còn hiện hồn về báo thù mà phải sợ (Xin xem thêm chuyện Nguyễn Thị Lộ ở phần “Phụ chú” phía dưới bài viết cho biết rõ hơn). Vụ án giết vua Lê Thái Tông (năm 1442) bởi con Rắn hiện hồn thành mợ Nguyễn Thị Lộ là chuyện vớ vỉn đọc để giải trí cho vui thôi. Đừng có vội tin; coi chừng mắc mắc phải bịnh tâm thần sảng.
Coi Tử vi (loại huề vốn) cho người tuổi con Rắn (Tuổi Tỵ).
- Bản chất
Một con Rắn có thể xuất hiện thật lạnh lẽo và trơn trượt, nhưng bạn đừng để mình bị đánh lừa, vì người tuổi Tỵ gây ấn tượng, bí ẩn, khôn ngoan, hấp dẫn và khá lãng mạn. Người sinh năm Tỵ có khả năng đưa mọi thứ trở về trạng thái tĩnh, nhờ đó, gieo rắc sự tĩnh lặng qua chuyển động đầy gợi cảm, khiến người khác thấy lúng túng và bị quyến rũ.
Vì thế, điểm quan trọng là phải lưu ý đến người tuổi Tỵ, và không bao giờ đặt niềm tin tuyệt đối vào họ bởi vì họ có thể nhanh chóng phản lại bạn.
Nếu bạn sinh vào những năm dưới đây thì năm tuổi của bạn là năm Tỵ.
Năm Tỵ: 1917, 1929, 1941, 1953, 1965, 1977, 1989, 2001.
- Sức Khỏe
“Stress” là một khó khăn lớn đối với vài con vật trong mười hai con giáp, bao gồm cả con Rắn. Người tuổi Tỵ dễ bị rơi vào tình trạng căng thẳng khi cuộc sống của họ không theo đúng thứ tự. Họ thích một cuộc sống bình yên, họ chọn sự yên tĩnh chứ không chọn sự náo nhiệt và thích loại công việc nhanh chóng, dễ giải quyết hơn là loại công việc bận rộn.
- Sự nghiệp
Người tuổi Tỵ có thái độ thụ động khiến họ dễ bị lầm tưởng là kẻ lười nhác, nhưng sự thật không phải vậy. Những người sinh năm Tỵ rất giàu tính sáng tạo và làm việc chăm chỉ vô cùng. Họ đặc biệt giỏi về giải quyết vấn đề và tự hạn định thời gian cho mình rất chặt chẽ. Họ cũng có thể trở nên quyến rũ và mê hoặc để thu hút mọi người quanh họ.
- Tình duyên
Những người tuổi Tỵ là người chịu trách nhiệm trong các mối quan hệ và họ sẽ là người quyết định xem có nên tiếp tục mối quan hệ đó hay không. Một khi đã lựa chọn được người bạn đời, họ sẽ không ngại công khai điều đó.
Người bạn đời của họ sẽ giống như một phần thưởng mà họ giành được sau bao lâu mong ước, họ trở nên ghen tuông và thậm chí là bị ám ảnh khi họ bảo vệ người ấy. Quan trọng là không bao giờ được phản bội người tuổi Tỵ, vì một con Rắn bị phản bội sẽ trả thù rất ghê gớm.
- Hạp tuổi
Tuổi Tỵ hạp với tuổi Dậu tuổi Sửu và tuổi Thân.
(Nguồn: Tu Vi 2013 – Tu Vi)
Trần Văn Giang
Xuân Quý Tỵ 2013.
MĐC K68
_______
Phụ chú:
Nói chuyện Rắn mà không đề cập giai thọai Lê Quý Đôn với bài “Rắn đầu Rắn cổ” và Hồn Rắn Nguyễn Thị Lộ giết vua Lê Thái Tông năm 1442 là một thiếu sót lớn.
1- “Rắn đầu Rắn cổ.”
Bố của Lê Quý Đôn là Ông Lê Trọng Thứ đòi đánh đòn Lê Quý Đôn vì cho là con trai mình đã có vẻ hỗn láo dám đố đáp và chê một người bạn đồng liêu của minh, một ông quan Thương thư, là không biết (dốt) chữ. Quan Thượng thư thấy Lê Qúy Đôn thông minh, nên đã xin bố Lê Trọng Thứ tha cho với điều kiện Lê Quý Đôn phải ứng khẩu một bài thơ tạ tội.
Cậu con Lê Quý Đôn xin quan Thượng ra đầu đề.
Quan Thượng nói:
- Phụ thân cậu đã bảo cậu "Rắn đầu Rắn cổ." Cậu cứ lấy đó làm đề bài.
Lê Quý Đôn ngẫm nghĩ một chốc rồi đọc:
Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà!
Rắn đầu biếng học quyết không tha
Thẹn đèn hổ lửa au lòng mẹ,
Nay thét, mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen tuồng lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết roi da.
Từ nay Trâu Lỗ xin siêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia!
Đề bài là do quan Thượng thư đặt ra, ý nói cậu bé cứng đầu, lười học. Vậy mà Lê Quý Đôn đã tài tình sử dụng chữ "Rắn" để ghép vào trong nội dung các câu thơ của mình: Rắn liu điu, Rắn đầu, Rắn hổ lửa, Rắn mai gầm, Rắn ráo, Rắn thằn lằn, Rắn hổ trâu, Rắn hổ mang và ví mình như Khổng Tử - Mạnh Tử (từ nay Trâu Lỗ xin siêng học).
Quan Thượng thư hết sức thán phục.
(Nguồn: http://www.vinhanonline.com)
2- Truyện bà Nguyễn Thị Lộ và huyền thoại Rắn báo thù.
(xin vắn tắt như sau:)
- Rắn mẹ bị cụ đồ Nhị Khê giết mất con, nhỏ ba giọt máu trên sách cụ đồ, biến thành Nguyễn Thị Lộ để trả thù (!)
- Cô gái bán chiếu gon Nguyễn Thị Lộ gặp Nguyễn Trãi (cháu của cụ đồ Nhị Khê), họa thơ với ông. Nguyễn Trãi thấy Nguyễn Thị Lộ là người tài hoa, lấy làm thiếp, sau đó đưa nàng vào phủ để hầu vua.
- Vua bị bệnh đau lưỡi (Ậy. Vua làm cái khỉ gì mà đến đau lưỡi?), Thị Lộ đề nghị vua thè lưỡi ra để Thị Lộ chữa. Lộ cắn vào lưỡi vua (được hiểu là tiêm nọc độc Rắn). Vua chết ngay không kịp kêu một tiếng. (Vua loại này chết cũng phải!)
- Thị Lộ bị tội trảm quyết, biến thành Rắn, lội xuống nước đi mất.
Thực tế của lịch sử dòng chính:
Bà Nguyễn Thị Lộ là một người tài hoa, giỏi văn chương, có đạo đức, là tiểu thiếp của Nguyễn Trãi, được vua Lê Thái Tông mến:
"Vua thích vợ của Thừa chỉ Nguyễn Trãi là Nguyễn Thị Lộ. Người rất đẹp, văn chương rất hay, gọi vào cung phong làm Lễ nghi học sĩ, ngày đêm hầu bên cạnh."
Tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), vua Thái Tông đi duyệt binh ở huyện Chí Linh, vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ. Lúc nhà vua rời Côn Sơn, bà Lộ được lệnh theo vua về Thăng Long.
Ngày 4 tháng 8 năm Nhâm Tuất (tức ngày 7-9-1442), về đến Lệ Chi Viên (tục gọi là Trại Vải), ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, vua bị đột tử. Triều đình buộc tội bà đầu độc vua và kết án tru di tam tộc cùng với Nguyễn Trãi.
Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi, phục hồi danh vị chức tước, sưu tập tác phẩm, ưu đãi cho con cháu còn sót lại.
(Nguồn: http://vienthongdanang.com.vn/vanhoa/)
Trần Văn Giang
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2013 08:42:19 bởi dzuylynh >
dzuylynh 30.01.2013 08:21:52 (permalink)
0

Phương pháp tính tuổi mỗi năm thuộc Sao gì ? và cúng Sao như thế nào?

Hàn Lâm Nguyễn-Phú-Thứ
(Trích dẫn quyển Hạ Tử Vi Và Địa Lý Thực Hành từ trang 812
đến trang 837 của Gs Nguyễn-Phú-Thứ)
Thông thường, mỗi lần năm hết thì Tết đến, có nhiều người thắc mắc muốn biết Làm Thế Nào Biết Tính Tuổi Mỗi Năm Thuộc Sao gì để Cúng Sao và giải Hạn ? Nhân viết 12 năm Tết Nguyên Đán vừa xong, để trọn vẹn và giải đáp thắc mắc nêu trên, xin trích dẫn như sau :
Bài Thơ Vì Sao
- La Hầu chánh thất kiến hung tai
- Thổ Tú, Thủy Diệu tứ bát ai
- Thái Bạch niên trung ngũ nguyệt kỵ
- Thái Dương lục thập đắc tiền tài
- Vân Hớn nhị bát kỵ khẩu thiệt
- Kế Đô tam cửu khấp bi ai
- Thái Âm cửu kiết thập nhứt ác
- Mộc Đức thập nhị phúc trùng lai

Theo thiễn nghĩ của tác giả, 9 Vì Sao trên đây, không phải người nào rớt trúng Vì Sao Xấu, ví như Sao Thái Bạch, thì năm đó xem như cả năm hao tài, nhà cửa tán tận hết đâu, bởi vì, trong thiên hạ có biết bao nhiêu người cò Sao Thái Bạch, mà năm đó vẫn làm ăn phát đạt như thường, cho nên chúng ta đừng bao giờ tin dị đoan như thế, mà chúng ta phải tận nhân lực tri thiên mạng. Nếu chúng ta, tin dị đoan, xem năm này bi Sao Thái Bạch, thì đừng bao giờ làm ăn gì cản vì sợ hao tài tốn của, làm ăn thất bại, thì trước nhứt mất đi một thời gian dài một năm không làm ra của cải, xem như ở không mà xài tiền ra. Đó là, sự hao tài tốn của do chúng ta tự làm và thiệt thòi chớ đâu phải tại Sao Thái Bạch ?.
Ngoài ra, nếu năm đó chúng ta làm ăn thất bại, thì không phải nguyên nhân Sao Thái Bạch, mà đôi khi vì thời tiết, vì thị trường.v.v. tạo nên cũng có. Còn những người cùng có Sao Thái Bạch, nhưng làm ăn phát đạt thì sao ?
Do vậy, chúng ta đừng bao giờ đổ thừa các Vì Sao của năm, để biết hậu vận tương lai, thì không thể đúng hết được tương lai, vì có người giàu có ăn mặc dư thừa không hết và có người nghèo khổ rớt mồng tơi, hằng ngày phải làm việc nặng nhọc, nhưng cơm không đử ăn no, quần áo không đủ mặc để che thân là thế đó!
Nhân đây, để hiểu rõ thêm Bài Thơ Vì Sao đã dẫn vừa qua, xin tạm dịch như sau :
- La Hầu bị tai nạn tháng Giêng và tháng Bảy
- Thổ Tú, Thủy Diệu gặp buồn phiền tháng Tư và tháng Tám
- Thái Bạch bị hao tài tán tận thắng Năm
- Thái Dương được đắc lợi tháng Sáu và tháng Mười

- Vân Hớn bị khẩu thiệt tháng Hai và tháng Tám
- Kế Đô có chuyện buồn phiền tháng Ba và tháng Chín
- Thái Âm tháng Chín tốt, tháng Mười Một bị tai họa
- Mộc Đức được phước đến tháng Mười và tháng Chạp

Bài thơ trên, chúng ta biết được ý nghĩa xấu hay tốt của mỗi Vì Sao theo từng thời gian nào đó của mỗi tuổi rớt vào Vì Sao đó. Riêng Sao Thổ Tú và Thủy Diệu gặp buồn phiền vào tháng Tư và tháng Tám. Đây là, sự trùng hợp ngẫu nhiên duy nhứt, còn các địa hạt khác, ví như ảnh hưởng về Hạn thì khác nhau.
Nhân đây, xin mời quý bà con đồng hương tự lấy số tuổi của mình cộng lại, đến khí có kết quả từ 1 đến 9 mới thôi, thì sẽ biết năm đó rớt vào Vì Sao gì? Xín trích dẫn như sau :
Số kết quả cộng lại số tuổi là 1 :
- Ví như, các tuổi sau đây : 19, 28, 37, 46, 64, 73, 82 và 91. Sẽ có kết quả cộng lại là 1. Bởi vì :
19 = 1+9 = 10 tức 1+ 0 = 1
28 = 2+8 = 10 tức 1+ 0 = 1
37 = 3+7 = 10 tức 1+ 0 = 1
46 = 4+6 = 10 tức 1+ 0 = 1
55 = 5+5 = 10 tức 1+ 0 = 1
64 = 6+4 = 10 tức 1+ 0 = 1
73 = 7+3 = 10 tức 1+ 0 = 1
82 = 8+2 = 10 tức 1+ 0 = 1
91 = 9+1 = 10 tức 1+ 0 = 1

Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 1, sẽ là cặp sao Nam La Hầu và Nữ Kế Đô. Bởi vì, cặp Sao này có ảnh hưởng giống nhau cho Nam và Nữ.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 9.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 2 :
- Ví như, các tuổi sau đây : 20, 29, 38, 47, 56, 65, 74, 83 và 92. Sẽ có kết quả cộng lại là 2.
Bởi vì :
20 = 2+0 = 2+ 0 = 2
29 = 2+9 = 11 tức 1+ 1 = 2
38 = 3+8 = 11 tức 1+ 1 = 2
47 = 4+7 = 11 tức 1+ 1 = 2
56 = 5+6 = 11 tức 1+ 1 = 2
65 = 6+5 = 11 tức 1+ 1 = 2
74 = 7+4 = 11 tức 1+ 1 = 2
83 = 8+3 = 11 tức 1+ 1 = 2
92 = 9+2 = 11 tức 1+ 1 = 2

Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 2, sẽ là cặp sao Nam Thổ Tú và Nữ Vân Hớn .
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 8.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 3 :
- Ví như, các tuổi sau đây : 21, 30, 39, 48, 57, 66, 75, 84 và 93. Sẽ có kết quả cộng lại là 3.Bởi vì :
21 = 2+1 = 3
30 = 3+0 = 3
39 = 3+9 = 12 tức 1+ 2 = 3
48 = 4+8 = 12 tức 1+ 2 = 3
57 = 5+7 = 12 tức 1+ 2 = 3
66 = 6+6 = 12 tức 1+ 2 = 3
75 = 7+5 = 12 tức 1+ 2 = 3
84 = 8+4 = 12 tức 1+ 2 = 3
93 = 9+3 = 12 tức 1+ 2 = 3
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 3, sẽ là cặp sao Nam Thủy Diệu và Nữ Mộc Đức.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 7.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 4 :
- Ví như, các tuổi sau đây : 22, 31, 40, 49, 58, 67, 76, 85 và 94. Sẽ có kết quả cộng lại là 4.Bởi vì :
22 = 2+2 = 4
31 = 3+1 = 4
40 = 4+0 = 4
49 = 4+9 = 13 tức 1+ 3 = 4
58 = 5+8 = 13 tức 1+ 3 = 4
67 = 6+7 = 13 tức 1+ 3 = 4
76 = 7+6 = 13 tức 1+ 3 = 4
85 = 8+5 = 13 tức 1+ 3 = 4
94 = 9+4 = 13 tức 1+ 3 = 4
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 4, sẽ là cặp sao Nam Thái Bạch và Nữ Thái Âm.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 6.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 5 :
-Ví như, các tuổi sau đây : 23, 32, 41, 50, 59, 68, 77, 86 và 95. Sẽ có kết quả cộng lại là 5.Bởi vì :
23 = 2+3 = 5
32 = 3+2 = 5
41 = 4+1 = 5
50 = 5+0 = 5
59 = 5+9 = 14 tức 1+ 4 = 5
68 = 6+8 = 14 tức 1+ 4 = 5
77 = 7+7 = 14 tức 1+ 4 = 5
86 = 8+6 = 14 tức 1+ 4 = 5
95 = 9+5 = 14 tức 1+ 4 = 5
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 5, sẽ là cặp sao Nam Thái Dương và Nữ Thổ Tú.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 5.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 6 :
- Ví như các tuổi sau đây : 24, 33, 42, 51, 60, 69, 78, 87 và 96. Sẽ có kết quả cộng lại là 6.Bởi vì :
24 = 2+4 = 6
33 = 3+3 = 6
42 = 4+2 = 6
51 = 5+1 = 6
60 = 6+0 = 6
69 = 6+9 = 15 tức 1+ 5 = 6
78 = 7+8 = 15 tức 1+ 5 = 6
87 = 8+7 = 15 tức 1+ 5 = 6
96 = 9+6 = 15 tức 1+ 5 = 6
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 6, sẽ là cặp sao Nam Vân Hớn và Nữ La Hầu.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 4.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 7 :
- Ví như các tuổi sau đây : 16, 25, 34, 43, 52, 61, 70, 79, 88 và 97. Sẽ có kết quả cộng lại là 7.Bởi vì :
16 = 1+6 = 7
25 = 2+5 = 7
34 = 3+4 = 7
43 = 4+3 = 7
52 = 5+2 = 7
61 = 6+1 = 7
70 = 7+0 = 7
79 = 7+9 = 16 tức 1+ 6 = 7
88 = 8+8 = 16 tức 1+ 6 = 7
97 = 9+7 = 16 tức 1+ 6 = 7
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 7, sẽ là cặp sao Nam Kế Đô và Nữ Thái Dương.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 3.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 8 :
- Ví như, các tuổi sau đây : 17, 26, 35, 44, 53, 62, 71, 80, 89 và 98. Sẽ có kết quả cộng lại là 8. Bởi vì :
17 = 1+7 = 8
26 = 2+6 = 8
35 = 3+5 = 8
44 = 4+4 = 8
53 = 5+3 = 8
62 = 6+2 = 8
71 = 7+1 = 8
80 = 8+0 = 8
89 = 8+9 = 17 tức 1+ 7 = 8
98 = 9+8 = 17 tức 1+ 7 = 8
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 8, sẽ là cặp sao Nam Thái Âm và Nữ Thái Bạch.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là 2.
Số kết quả cộng lại số tuổi là 9 :
- Ví như các tuổi sau đây : 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81 và 90. Sẽ có kết quả cộng lại là 9.Bởi vì :
18 = 1+8 = 9
27 = 2+7 = 9
36 = 3+6 = 9
45 = 4+5 = 9
54 = 5+4 = 9
63 = 6+3 = 9
72 = 7+2 = 9
81 = 8+1 = 9
90 = 9+0 = 9
Từ đó, chúng ta biết được các tuổi có kết quả cộng lại là 9, sẽ là cặp sao Nam Mộc Đức và Nữ Thủy Diệu.
Ngoài ra, nếu chúng ta lấy 2 số chót năm sanh cộng lại với nhau, thì số kết quả là1.
Xuyên qua sự trích dẫn trên, chúng ta thấy số tuổi cộng lại là 9. Trong khi số năm sanh cộng lại là 1.
Do vậy, chúng ta thấy kết quả của năm sanh đi nghịch với kết quả của tuổi.
Để ngắn gọn, chúng ta Muốn Biết Tuổi Âm Lịch Thuộc Sao Gì Trong Năm, Chỉ Cần Cộng Số Tuổi Lại Để Xem Coi Kết Quả Số Mấy Như Bảng Kê Dưới Đây :
1.- Bảng Kê Sao Đối Với Nam Giới số tuổi cộng lại ? Thuộc Sao gì ?
1 La Hầu
2 Thổ Tú
3 Thủy Diệu
4 Thái Bạch
5 Thái Dương
6 Vân Hớn
7 Kế Đô
8 Thái Âm
9 Mộc Đức
Xuyên qua bảng kê phân định các Vì Sao thuộc Nam Giới, nếu chúng ta chịu khó đối chiếu với Bài Thơ Vì Sao đã dẫn ở trước, thì thấy đúng ngay chốc số thứ tự 9 Vì Sao, nghĩa là : số 1 là sao La Hầu và đến số 9 là sao Mộc Đức, xin nhắc lại Bài Thơ Vì Sao để quý bà con đồng hương thấy rõ ràng hơn.
Bài Thơ Về Sao
1.- La Hầu chánh thất kiến hung tai
2.- Thổ Tú,
3.- Thủy Diệu tứ bát ai
4.- Thái Bạch niên trung ngũ nguyệt kỵ
5.- Thái Dương lục thập đắc tiền tài
6.- Vân Hớn nhị bát kỵ khẩu thiệt
7.- Kế Đô tam cửu khấp bi ai
8.- Thái Âm cửu kiết thập nhứt ác
9.- Mộc Đức thập nhị phúc trùng lai

2.- Bảng Kê Sao Đối Với Nữ Giới số tuổi cộng lại ? Thuộc Sao gì ?
1 Kế Đô
2 Vân Hớn
3 Mộc Đức
4 Thái Âm
5 Thổ Tú
6 La Hầu
7 Thái Dương
8 Thái Bạch
9 Thủy Diệu
Nhưng chúng ta đã chứng minh thấy được các cặp Vì Sao đi đôi đối với Nam và Nữ giới được phân định. Xin trích dẫn bảng kê dưới đây để dễ nhớ như sau :
số tuổi cộng lại ? Thuộc Cặp Sao gì ?
1 Nam La Hầu, Nữ Kế Đô
2 Nam Thổ Tú, Nữ Vân Hớn
3 Nam Thủy Diệu, Nữ Mộc Đức
4 Nam Thái Bạch, Nữ Thái Âm
5 Nam Thái Dương, Nữ Thổ Tú
6 Nam Vân Hớn, Nữ La Hầu
7 Nam Kế Đô, Nữ Thái Dương
8 Nam Thái Âm, Nữ Thái Bạch
9 Nam Mộc Đức, Nữ Thủy Diệu

Do những phân tách đã dẫn, để tìm phương pháp tính Sao, chúng ta có thể tự làm lấy Bảng Kê Các Số Tuổi thuộc Sao Gì cho cả Nam và Nữ giới, xin trích dẫn như sau :

1.- Bảng Kê Các Sao gì Đối Với NAM Giới Các Sao ? Các Số Tuổi Nam Giới
1.-La Hầu 10 - 19 - 28 - 37 - 46 - 55 - 64 - 73- 82
2.-Thổ Tú 11 - 20 - 29 - 38 - 47 - 56 - 65 - 74- 83
3.- Thủy Diệu 12 - 21 - 30 - 39 - 48 - 57 - 66 - 75- 84
4.- Thái Bạch 13 - 22 - 31 - 40 - 49 - 58 - 67 - 76- 85
5.- Thái Dương 14 - 23 - 32 - 41 - 50 - 59 - 68 - 77- 86
6.- Vân Hớn 15 - 24 - 33 - 42 - 51 - 60 - 69 - 78 - 87
7.- Kế Đô 16 - 25 - 34 - 43 - 52 - 61 - 70 - 79- 88
8.- Thái Âm 17 - 26 - 35 - 44 - 53 - 62 - 71 - 80 - 89
9.- Mộc Đức 18 - 27 - 36 - 45 - 54 - 63 - 72 - 81 – 90

2.- Bảng Kê Các Sao gì Đối Với Nữ Giới Các Sao ? Các Số Tuổi Nữ Giới
1.- Kế Đô 10 - 19 - 28 - 37 - 46 - 55 - 64 - 73- 82
2.- Vân Hớn 11 - 20 - 29 - 38 - 47 - 56 - 65 - 74- 83
3.- Mộc Đức 12 - 21 - 30 - 39 - 48 - 57 - 66 - 75- 84
4.- Thái Âm 13 - 22 - 31 - 40 - 49 - 58 - 67 - 76- 85
5.- Thổ Tú 14 - 23 - 32 - 41 - 50 - 59 - 68 - 77- 86
6.- La Hầu 15 - 24 - 33 - 42 - 51 - 60 - 69 - 78 - 87
7.- Thái Dương 16 - 25 - 34 - 43 - 52 - 61 - 70 - 79- 88
8.- Thái Bạch 17 - 26 - 35 - 44 - 53 - 62 - 71 - 80 - 89
9.- Thủy Diệu 18 - 27 - 36 - 45 - 54 - 63 - 72 - 81 - 90
(nếu bà con đồng hương cần tìm hiểu thêm Sao và Hạn xin tìm đọc quyển Hạ từ trang 617 đến trang 662 của tác phẩm Tìm Hiểu Tử Vi Đẩu Số và Địa Lý cùng tác giả Nguyễn Phú Thứ).
Ý nghĩa và Làm Thế Nào Để Cúng Sao ?
Chúng ta đã biết tuổi thuộc Sao gì rồi ? Xin trích dẫn Ý Nghĩa và Phương Pháp Cúng Sao như sau :
Sao La Hầu
Là vì sao chánh thất kiến hung tai, cho nên năm nào người có bị sao La Hầu, xem như năm đó bị xấu, nhưng Nam giới kỵ nhiều hơn Nữ giới, nên đề phòng tháng Giêng và tháng 7. Người Nam giới có thể bị tranh chấp rồi đưa đến đến cò bót nếu nặng, làm đau buồn trong gia-đình. Riêng Nữ giới lo âu, buồn phiền hay bịnh hoạn hoặc sanh dưỡng khó khăn.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao La-Hầu, mỗi tháng vào ngày mùng 8 âm-lịch dùng 9 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang, quay hướng chánh Bắc để khấn vái : "Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Thổ Tú (cũng có người gọi sao Thổ Tinh)
Người bị sao này thường kỵ tháng 4 và tháng 8, nên đề phòng kẻ tiểu nhơn, gia-đạo đưa đến bất an và buồn phiền.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Thổ Tú, mỗi tháng vào ngày 19 âm-lịch dùng 5 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang khấn vái về hướng chánh Tây mà khấn vái : "Trung Ương Mậu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Thủy Diệu (cũng có người gọi sao Thủy Tinh)
Người bị sao này thường kỵ tháng 4 và tháng 8, giống như Sao Thổ Tú, cho nên có sách viết : "Thổ Tú, Thủy Diệu tứ bát ai". Nhưng xét cho kỷ, người bị sao Thủy Diệu có kiết, có hung. Nếu người Nam giới đi làm ăn sẽ khá và có lợi hơn Nữ giới.Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Thổ Tú, mỗi tháng vào ngày 21 âm-lịch dùng 7 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang khấn vái quay mặt về hướng chánh Bắc mà khấn vái : "Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Thái Bạch (cũng có người gọi sao Kim Tinh)
Người bị sao Thái Bạch thường kỵ tháng 5, tuy nhiên có kiết, có hung. Người Nam giới, năm nay gia-đạo thăng trầm nên lo âu, nhưng có quới nhân giúp đỡ. Riêng người Nữ giới thường bị đau ốm, nên ngừa tiểu nhân và đưa đến sự tranh chấp.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Thái Bạch, mỗi tháng vào ngày rằm (15) âm-lịch dùng 8 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang quay mặt về hướng chánh Tây mà khấn vái : "Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Thái Dương
Năm nay, người Nam giới có được sao Thái Dương xem như năm làm ăn tấn tới, đi xa có tài lộc, an khang phát đạt vào tháng 6 và tháng 10.
Người Nữ giới thì trái lại, cho nên người ta chỉ bảo, mỗi tháng vào ngày 27 âm-lịch dùng 12 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang quay mặt về hướng Đông mà khấn vái : "Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Vân Hớn (cũng có người gọi sao Hỏa Tinh)
Là vì sao hung tinh bị nhị bát khẩu thiệt tức tháng 2 và tháng 8 rất kỵ. Do vậy, người bị sao này nên thận trọng lời nói, để tránh sự tranh chấp bất lợi đưa đến kiện tụng cò bót.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Vân Hớn, mỗi tháng vào ngày 29 âm-lịch dùng 15 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang, quay mặt về hướng chánh Nam mà khấn vái : "Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Kế Đô
Là vì sao tam cửu khóc bi ai, cho nên năm nào người có bị sao Kế Đô, xem như năm đó bị xấu, nhưng Nữ giới kỵ nhiều hơn Nam giới, nên đề phòng tháng 3 và tháng 9. Bởi vì, người ta thường nói : "Nam La Hầu, Nữ Kế Đô" để chỉ cái khắc kỵ của các sao đối với phái nam hay phái nữ năm đó. Người Nam giới sanh hoạt bình thường, nếu có việc gì xảy đến cũng tiền hung hậu kiết. Trái lại, người Nữ giới có thể bị tranh chấp đưa đến cò bót hoặc nếu nặng hơn đưa đến bi ai trong gia đạo.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Kế Đô, mỗi tháng vào ngày 18 âm-lịch dùng 21 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang quay mặt về hướng chánh Tây mà khấn vái :"Thiên Cung Phân Vỹ Kế Đô Tinh Quân" , thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Thái Âm
Người có sao này được kiết tinh, làm ăn phát đạt, mọi chuyện hạnh thông vào tháng 9. Tuy nhiên tháng 11 âl kỵ sanh đẻ cho Nữ giới hay bịnh hoạn Nam giới. Bởi vì, sao này cửu kiết thập nhứt ác.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Kế Đô, mỗI tháng vào ngày 26 âm-lịch dùng 7 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang, quay mặt về hướng chánh Tây mà khấn vái : "Nguyệt Cung Thái Âm Hoàng Hậu Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Sao Mộc Đức (cũng có người gọi sao Mộc Tinh)
Người có sao này cũng được kiết tinh như sao Thái Âm, làm ăn phát đạt, có tài lộc cho nên việc dựng vợ gã chồng cho các con cũng tốt, mọi chuyện hạnh thông.
Đặc-biệt, vào tháng Chạp thì rất tốt. Bởi vì, sao "Mộc Đức thập nhị trùng lai". Tuy nhiên, người Nam giới hay đau mắt và người Nữ giới cũng hay đau máu huyết.
Người ta chỉ bảo, nếu người bị sao Mộc Đức, mỗi tháng vào ngày 25 âm-lịch dùng 20 đèn cầy (nến), hoa quả, trà nước, bánh trái và đốt 3 cây nhang, quay mặt về hướng Đông mà khấn vái : "Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Tinh Quân", thì sẽ được nhẹ bớt phần nào.
Chúng ta đã thấy Ý Nghĩa và Phương Cách Cúng Sao hằng năm, để mọi người xem coi rớt vào sao kiết hay sao hung, cho nên năm nào sao tốt thì an tâm, còn năm nào sao xấu thì lo lắng để cúng sao.
Nhưng thiết nghĩ, người biết thương người như thể thương thân, thì dù có bị sao hung đi nữa cũng bình an tự tại, sẽ có đời sống bình-an và hạnh phúc, còn trái lại người không biết thương người như thể thương thân, thì dù có được sao kiết chăng nữa cũng không an cư lạc nghiệp, bởi vì sự tranh chấp ham danh đoạt lợi thì sẽ đưa đến đời sống bất an như thường.
Mong lắm thay !
Và đây, xin trích dẫn Bảng Tính Sao để cống hiến quý bà con đồng hương sử dụng khi cần như sau :
Bäng Tính Sao Nam
La
Hầu Thổ
Tú (2) Thủy Diệu
(3) Thái
Bạch
(4) Thái
Dương Vân
Hớn
(6) Kế
Đô Thái
Âm Mộc
Đức
(9)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 32 33 34 35 36
37 38 39 40 41 42 43 44 45
46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61 62 63
64 65 66 67 68 69 70 71 72
73 74 75 76 77 78 79 80 81
82 83 84 85 86 87 88 89 90
91 92 93 94 95 96 97 98 99

Bäng Tính Sao n»
Kế
Đô Vân
Hớn
(6) Mộc
Đức
(9) Thái
Âm Thổ
Tú (2) La
Hầu Thái
Dương Thái
Bạch
(4) Thủy Diệu
(3)
1 2 3 4 5 6 7 8 9
10 11 12 13 14 15 16 17 18
19 20 21 22 23 24 25 26 27
28 29 30 31 32 33 34 35 36
37 38 39 40 41 42 43 44 45
46 47 48 49 50 51 52 53 54
55 56 57 58 59 60 61 62 63
64 65 66 67 68 69 70 71 72
73 74 75 76 77 78 79 80 81
82 83 84 85 86 87 88 89 90
91 92 93 94 95 96 97 98 99

Cước Chú : Có người gọi các Vì Sao bằng Ngũ Tinh.
(2) Thổ Tú = Thổ Tinh (Saturne)
(3) Thủy Diệu = Thủy Tinh (Mercure)
(4) Thái Bạch = Kim Tinh (Vénus)
(6) Vân Hớn = Hỏa Tinh (Mars)
(9) Mộc Đức = Mộc Tinh (Jupiter)
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2013 08:55:47 bởi dzuylynh >
nghinhnguyen 30.01.2013 09:06:41 (permalink)
0
Đảng cho mùa xuân

Đảng ban cho cả một mùa xuân
Đảng chỉ lối đường đến ngọn nguồn
Độc lập tự do làm lý tưởng
Đại đồng chủ nghĩa nối muôn phương
Nhìn quanh âu á bao nghèo khó
Ngắm lại quê hương thấy tỏ tường
Nhật, Mã, Thái, Hàn, vì thiếu Đảng
Đợi chờ Đảng đến cho mùa xuân !

Nghinh Nguyên
<bài viết được chỉnh sửa lúc 30.01.2013 09:09:43 bởi nghinhnguyen >
Phù vân 30.01.2013 09:51:30 (permalink)
0


Trích đoạn: nghinhnguyen

Đảng cho mùa xuân

Đảng ban cho cả một mùa xuân
Đảng chỉ lối đường đến ngọn nguồn
Độc lập tự do làm lý tưởng
Đại đồng chủ nghĩa nối muôn phương
Nhìn quanh âu á bao nghèo khó
Ngắm lại quê hương thấy tỏ tường
Nhật, Mã, Thái, Hàn, vì thiếu Đảng
Đợi chờ Đảng đến cho mùa xuân !

Nghinh Nguyên




TUYỆT VỜI thi sĩ NghinhNguyên với bài thất ngôn bát cú ngợi ca Đảng ta !
Phù Vân không biết hoạ thơ, hôm nay đã được " sáng mắt sáng lòng " bèn xin phép xâm mình mạo muội " ăn theo " chút nghen !

CHO ĐẢNG MÙA XUÂN

Mậu Thân cho đảng một mùa xuân
Nhân dân no ấm muốn trần truồng
Đảng gạt đồng bào ta cứ tưởng...
Chẳng ngờ cả nước hưởng tai ương
Hòn Ngọc Viễn Đông trên nghèo khó
Đỉnh cao trí tệ dưới gậm giường
Bốn bể năm châu mơ có Đảng
Bao giờ Đảng đến ban mùa Xuân?
Thay đổi trang: << < 616263 > >> | Trang 63 của 72 trang, bài viết từ 931 đến 945 trên tổng số 1076 bài trong đề mục
Chuyển nhanh đến:

Thống kê hiện tại

Hiện đang có 0 thành viên và 4 bạn đọc.
Kiểu:
2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9