.
TRAO ĐỔI Ý KIẾN qua Sự Bút Chiến - ------------------------------------------------------
Đã đọc những lời của ông bạn thầy tu .
Hay lắm khi Thầy viết kiểu tích cực : " Theo S. thì mục đích cuối cùng của bút chiến chính là "để ai đó hiểu ra điều gì đó" (nghĩa là để hiểu biết lẫn nhau nhằm phục vụ mục đích lớn hơn là làm cuộc sống tốt đẹp hơn)
Người xưa nói "Nói là bạc, im lặng là vàng". Người nay nói "lắng nghe là kim cương"
Như vậy là chúng ta đang có: "Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương"
Bước đầu chúng ta biết lên tiếng (là bạc) sau đó, biết im lặng để suy nghĩ (là vàng) tiếp đến là biết lắng nghe (là kim cương), qua đó thì mới có thể "nói là phun châu nhả ngọc"
Thưa ông Thầy Tu .
Trước khi bàn tiếp về Bút Chiến, tôi xin gửi Thầy một định nghĩa của Tam Đoạn Luận .
Tam đoạn luận là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch
Diễn dịch Tam đoạn luận là suy luận đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó.
Tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận.
Ví dụ:
Mọi người đều phải chết
Mà ông X là người
Vậy, ông X phải chết.
Trong Tam đoạn luận có 3 hạng từ (người, chết, ông X) và 3 mệnh đề.
Ông X là Chủ từ trong Kết luận, vì có ngoại trương nhỏ nhất nên gọi là tiểu từ.
Chết, là hạng từ có vai trò thuộc tính của Kết luận, vì có ngoại trương lớn nhất, nên gọi là đại từ.
Người, là hạng từ có ngoại trương trung bình, được gọi là trung từ
Tam đoạn luận có thể được xét theo 2 phương diện: ngoại trương (hay ngoại diện) và nội hàm
Theo phương diện ngoại trương Tam đoạn luận có thể được giải thích rằng loài người thuộc về giống Chết, nên cá nhân nào thuộc về loài người, thì cá nhân đó cũng thuộc về giống chết.
Theo phương diện nội hàm, tam đoạn luận có thể được giải thích rằng tính chất CHẾT gắn liền loài người, mà tính chất người thì gắn liền với Ông X nên tính chất Chết cũng gắn với ông X.
Tính chất của Tam đoạn luận:
Kết luận của tam đoạn luận có giá trị chặt chẽ, khi và vì nó là một kết quả tất yếu, không chối bỏ được một khi đã thừa nhận tiền đề.
Nếu tiền đề đúng thì kết luận phải đúng. Nếu tiền đề không đúng thì kết luận không thể đúng, nhưng vẫn hợp lý.
Chính vì vậy, luận lý học phân biệt 2 loại chân lý: chân lý nội dung hay chân lý thực sự, và chân lý hình thức.
Diễn giải Tam đoạn luận là diễn dịch hình thức.
Dù Tam đoạn luận là hình thức chặt chẽ nhất của suy luận, nhưng một vài triết gia vẫn xem đó là phương pháp ít giá trị trong cuộc tìm kiếm chân lý, do đó phải hết sức cẩn thận vì dễ bị rơi vào ngụy biện
Tuy nhiên Tam đoạn luận vẫn có giá trị thực hành, giúp áp dụng nhận xét tổng quát vào một tình huống cụ thể, như tổng hợp tin tức, bác bỏ một lập trường.
Các nhà luận lý học cổ điển đã suy ra 8 nguyên tắc để thẩm định giá trị của một Tam đoạn luận
- Có 3 hạng từ mà thôi
- Trong kết luận, các hạng từ không được có ngoại trương lớn hơn trong tiền đề.
- Trung từ không được có mặt trong kết luận
- Trung từ phải có tính phổ quát nào đó.
- Nếu hai tiền đề đều là những mệnh đề phủ định, thì không thể kết luận được.
- Với hai tiền đề khẳng định, không thể rút ra kết luận dạng phủ định
- Kết luận bao giờ cũng phải theo tiền đề yếu nhất
- với 2 Tiền đề đặc thù hoặc mệnh đề đặc thù, người ta không thể kết luận được.
°°°°
BÚT CHIẾN .
Được bàn thảo với người chịu lắng nghe và thích phân tích là một điều thú vị .
Tôi xin bàn chuyện với anh như sau :
1
Nhập Đề .
Anh đã viết :
Người xưa nói " Nói là bạc, im lặng là vàng ". Người nay nói "lắng nghe là kim cương"
Như vậy là chúng ta đang có: " Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương "
Bước đầu chúng ta biết lên tiếng (là bạc) sau đó, biết im lặng để suy nghĩ (là vàng) tiếp đến là biết lắng nghe (là kim cương), qua đó thì mới có thể "nói là phun châu nhả ngọc"
Tôi có thể đồng ý với anh ở lời lẽ trên nhưng tôi mong muốn sắp xếp lại theo một thứ tự ở cách nhìn riêng :
1 < Im Lặng
2 < Lắng nghe ( và suy nghĩ )
3. < Nói ( Hình thức biện luận , diễn giải , tìm và hiểu rõ vấn đề .... )
. 2 - Trung Đề :
Thưa anh .
Theo một hệ thống có logique , khi bàn thảo quanh một vấn đề thì sự căn bản như sau :
- Đặt vấn đề ấy lên bàn và không đi loanh quanh làm lạc chủ đề chính .
- Trầm tĩnh lắng nghe , để đối tượng đủ thì giờ nêu vấn đề và biện thuyết theo cách riêng nhìn sự việc
- Khi lắng nghe, ghi nhận và phân tích ( gồm phần chủ quan và khách quan )
- Lên tiếng , đặt câu hỏi cho rõ ràng trọng tâm và trình bày sự việc bằng những hình thức vận diễn giữa các sự thuận lý và nghịch lý .
- Kết luận :
Cùng tìm ra một giải pháp thích ứng để có thể giải quyết ( theo hướng cực đoan hoặc là ôn hòa )
Trong một cuộc bàn bạc, thảo luận , chúng ta cần tùy theo khung cảnh riêng và đặt mình vào một vị trí để đấu khẩu hoặc dùng phương cách vận diễn trên hình thức chữ và nghĩa .
Chắc chắn rằng chúng ta đã xem những chương trình đấu khẩu qua màn ảnh truyền hình hoặc là nghe ở đài phát thanh giữa các người ra sức bảo vệ quan điểm lập trường của phe nhóm của mình ( Chính trị, kinh tế , xã hội )
Để có thể bảo vệ và ra sức biện luận các quan điểm, người tranh luận cần phải có rất nhiều điều quan trọng để giữ thế đứng ( position ) :
- Sự tôn trọng đối tượng .
- Số vốn của kiến thức ( tùy lãnh vực chuyên môn )
- Nắm rõ chủ đề
- Hình thái và cung cách sử dụng ngôn ngữ ( Thái độ qua cử chỉ , cách giữ im lặng và phản ứng )
Ở một Diễn Đàn , ta có thể trình bày và bàn bạc quan điểm riêng của mình trên hình thức chữ nghĩa .
Chữ viết đại diện cho lời nói . Sự đọc đúng mức được xem là sự lắng nghe và sau đó là viết lời góp ý, phản hồi .
Khi ta gặp phải những lời viết nhố nhăng , kiểu quá đáng và quá hạ đẳng thì thái độ của ta phải ra sao ?
- Im lặng và chấp nhận ư ?
- Phản hồi theo cách thức nào ?
KHi muốn lên tiếng như kiểu bút chiến , đối phương sẽ khiêu chiến và giữ trọng thể cách của họ ra sao ?
Mọi hình thức gây hấn, hạ nhục đối phương không thể nào là sự biện luận và được xem là sự ngụy biện vô thức .
Khi muốn bút chiến , ta có đủ sức kềm hãm mình để không làm hư hại chữ nghĩa hay không là một vấn đề đến từ sự nhận thức có giáo dục và sự tự trọng .
Thưa các bạn đọc .
Tôi không thích khẩu chiến vì tôi nghĩ : Dùng câu chữ đến từ một ngòi bút là trách nhiệm của người biết đọc ( hiểu ) và biết vận dụng trí tuệ .
Hãy chấp nhận viết bút chiến trong cung cách làm một việc có ý nghĩa .
đăng sơn.fr
- Thân mến chúc bạn tôi vững tin ở bút lực riêng .
.