ĐÀM LUẬN VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
tueuyen 20.06.2011 22:13:07 (permalink)
0
KHI CON CHIM SẮTBAY
Tác giả: His Holiness the Dalai Lama, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 31/08/2010
New Delhi, India tháng Mười Một 1982

Phỏng vấn: Mike Hellbach. Thông dịch: Sherpa Tulku. Chuẩn bị: Glenn H. Mullin. Từ Hội Nghị Phật Pháp lần Thứ Hai, từ ngày 5 đến 8 tháng Mười Một1982, New Delhi, India. Tushita Mahayana Meditation Centre xuất bản lần đầu tiên, New Delhi, 1982

1.- HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ở Dharamsala này và cũng như với những cuộc du hành của ngài đến phương Tây, ngài đã từng lưu tâm đến việc tiếp xúc với người Tây phương, những người hiện tại đang cho thấy một sự hấp dẫn sâu xa trong những truyền thống tâm linh Tây Tạng. Bất cứ nơi nào Phật Pháp được hòa nhập vào trong xã hội mới, nó luôn luôn được thay đổi nhằm để có một sự tác động to lớn nhất trong tâm thức hay con người. Điều gì có thể thay đổi và điều gì không thể thay đổi, đặc biệt trong môi trường đến Phật Pháp ở phương Tây?

ĐÁP: Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.

Có những khác biệt nào đấy trong sự thực tập cổ truyền của Ấn Độ và Tây Tạng, nhưng những nhân tố cốt tũy của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi), cốt lõi của Đại thừa, là đồng nhất. Những sự khác biệt chỉ là việc làm thế nào tâm giác ngộ (bodhicitta) được hiện thực. Ngay cả ở Ấn Độ, cũng có một số sự tiếp cận đến điều này, chẳng hạn như Hoán Đổi Ngã Tha – yêu mến vì sự yêu mến của người khác, được Tịch Thiên giảng dạy trong Dấn Thân Trong Hành Vi của Một Vị Bồ Tát (Bồ Đề Hạnh Kinh- Bodhisattvacaryavatara), và Sáu Nhân Đến Một Quả, được A Để Sa dạy trong Ngọn Đèn Trên Con Đường (Bodhipathapradipa). Những kỷ năng khác biệt này có ý nghĩa cho việc thích ứng đến những hoàn cảnh khác nhau; cả hai đều hướng đến việc phát triển Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) và phác họa những sự của Sáu Toàn Thiện (lục ba la mật ).

Do vậy, những chi tiết của những sự thực tập đa dạng có thể khác nhau để thích ứng với tinh thần Tây phương; và không chỉ thích ứng với tinh thần phương Tây trong tổng quát nhưng cũng thích ứng với tính khí của cá nhân hành giả.

2.- HỎI: Tất cả những bậc đại đạo sư đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một vị thầy tâm linh nhằm để tránh sự thấu hiểu sai lạc hoặc là giáo huấn hay những kinh nghiệm thiền tập của hành giả. Kém may mắn thay, hiện tại chỉ có rất ít những vị thầy mà lại có nhiều người mong ước học hỏi. Có nên không đối với một người chỉ đọc tài liệu thiền tập rồi thực tập theo sách vở?

ĐÁP: Điều này là có thể được. Những thiền tập cao cấp thì nguy hiểm nếu thực hành không có sự hướng dẫn của một vị thầy kinh nghiệm nhưng những sự thực tập đơn giản, chẳng hạn như quán chiếu về vô thường, từ ái, bi mẫn hay sự phát triển định lực là rất tốt.

Không có một vị thầy, tốt nhất là giới hạn chính mình trong những sự thiền tập nho nhỏ và giản dị.

3.- HỎI: Nhiều người mong muốn tiếp nhận một sự thực hành tâm linh nhưng cảm thấy họ bị vướng bận hay phải dành hầu hết thời gian của họ đến nghề nghiệp, gia đình, v.v… Có thể chuyển đổi những sự quan tâm này vào trong sự liên hệ đến nguồn cội tâm linh không?

ĐÁP: Thái độ quan trọng mà chúng ta cần để thực hiện điều này là sự tử tế ân cần và Bồ Đề Tâm (tâm đại bi).

Thật khó khăn để giải thích Bồ Đề Tâm (tâm đại bi). một cách ngắn gọn và vẫn đúng đắn. Có lẽ chúng ta có thể nói rằng nó là động cơ để giúp chính mình cũng như để có thể hổ trợ người khác. Đây là thái độ ân cần sâu sắc. Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) là căn bản của tất cả những giáo huấn Đại Thừa.

Để làm cho thông thường hóa những hành vi tâm linh, thái độ ân cần tử tế này phải được hòa nhập trong mỗi hành vị của đời sống hằng ngày. Những sự thiền tập nào đấy không thể thực hành trong khi chúng ta đang làm việc, thí dụ như trong hảng xưởng, nhưng thiền quán về từ ái và bi mẫn có thể thực hiện được. Phật Pháp có thể được thực tập luôn luôn [trong mọi lúc].

4.- HỎI: Phật Pháp như người Tây Tạng thực hành liên hệ thiền quán trên vô số sự bày trí về biểu tượng và bổn tôn. Ngài có thấy điều này như được trình bày có bất cứ rắc rối nào đển tâm thức Tây phương vốn dĩ với tư tưởng nhất thần giáo không?

ĐÁP: Điều này tùy thuộc trên đặc tính của từng cá nhân. Một số người thích bổn tôn của họ vô cùng … (cười).

Mỗi người phải suy nghĩ về những gì thích hợp cho họ nhất.

5.- HỎI: Một số người nói rằng những biểu tượng và bổn tôn này phải thay đổi sao cho phù hợp với nền văn hóa của chính những người ấy.

ĐÁP: Điều này không thể. Nếu quý vị đi theo Phật Pháp, những bổn tôn thiền quán phải liên hệ phù hợp đền giáo huấn của Đức Phật Kim Cương Trì (Buddha Vajradhara). Những điều ấy không thể tùy tiện tạo nên cũng không thể hòa lẫn với những thứ của những phương pháp khác. Tốt nhất là hãy đi theo với sự tinh cần trên con đường thích ứng nhất với quý vị. Nếu quý vị lựa chọn Phật Pháp, hãy thực tập một cách thuần khiết. Rồi thì, nếu quý vị đạt đến kết quả của nó, rất tốt; nhưng nếu quý vị trộn lẫn sự thực tập và không đạt được kết quả gì, thế thì đừng đổ thừa Giáo Pháp.

Về những bổn tôn thiền quán Phật giáo khác nhau, tốt nhất là Đức Phật. Nếu quý vị thích những bổn tôn khác, thì cứ thực tập; nếu quý vị không thích những bổn tôn khác, hãy tôn thờ Đức Phật là bổn tôn là đơn giản nhất.

6.- HỎI: Có phải sự ‘thích thú’ này là biểu hiện về nghiệp quả của một người?

ĐÁP: Điều này phải là sự thể hiện của thiên hướng nghiệp quả. Phật giáo nói về khí chất, sự ngưỡng mộ tiềm ẩn và những khuynh hướng ngấm ngầm, những thứ này cùng với sự thông minh cùng hoàn cảnh và v.v… cấu thành nên đặc tính nghiệp quả của một người. Đây là những nhân tố quan trọng quyết định con đường nào mà người ấy phải đi theo.

7.- HỎI: Nhiều nhà phiên dịch phương Tây về những văn kiện Tây Tạng đặt sự nhấn mạnh nhiều trên khía cạnh ngoại tại hơn là nội tại về quyền năng tâm linh. Làm thế nào vấn nạn này được tránh ở Tây Tạng khi những mật điển tantra được phiên dịch từ Phạn ngữ sang Tạng ngữ?

ĐÁP: Điều này dường như không là một vấn nạn lớn lắm ở Tây Tạng. Tuy thế, không nghi ngờ rằng có những người không hòa nhập Phật Pháp thấm nhuần trong thái độ tinh thần của họ. Trong thực tế, bất cứ người nào thực hành những phương pháp mật thừa tantric vì mục đích như tiêu diệt kẻ thù thì không thật sự là một con người tâm linh [Phật Pháp]. Một người thật sự là hành giả tâm linh hay không, được quyết định bởi những lợi ích lâu dài mà sự thực hành của người ấy mang đến, không phải bằng những phương pháp mà người ấy sử dụng.

Đức Phật Kim Cương Trì (Buddha Vajradhara) dạy Mật thừa Tantra để giúp con người đạt đến giác ngộ, chứ không phải đem cho họ một khí cụ để tổn hại những người khác. Ngài luôn luôn nhấn mạnh rằng Mật thừa Tantr là một giáo thuyết bí mật, vì trong tay những người nào đấy mà không có nền tảng của tâm đại bi hay tâm giác ngộ hay tâm bồ đề (bodhicitta) và những phẩm chất khác nó có thể nguy hiểm và không có lợi ích gì cả.

Trong luận giải về Căn Bản Mật Điển Văn Thù (Manjushri Mula Tantra) có câu chuyện về một người Bà La Môn tên là Kananka, người ấy là một hành giả Mật Điển Bất Động Minh Vương (Yamantaka Tantra). Mặc dù đấy là một thiền giả cực kỳ mạnh mẽ với định lực và năng lực siêu tuyệt, nhưng người ấy đã rơi vào địa ngục. Sự thực tập với ý nghĩa thay vì đưa đến Giác ngộ lại chỉ tổn hại người ấy mà thôi. Trong luận giải về Căn Bản Mật Điển Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja Mula Tantra) vấn đề tương tự đã được nhấn mạnh.

Bất cứ điều gì đã từng xãy ra ở Tây Tạng trong những chiều hướng này là không lành mạnh và bất cứ sự chú ý nào ở những nơi khác cũng giống như vậy.

Hành giả mật thừa chân thật phải tiếp nhận một chí nguyện không biểu diễn bất cứ quyền năng tâm linh mà người ấy có được. Theo Luật Tạng, ngay cả nếu quý vị là một A La Hán, quý vị cũng không được công khai tiết lộ quả chứng đến những người khác. Điều này cũng giống như thế trong Mật Thừa Tantra; nếu quý vị có một lý do nho nhỏ nào để bộc lộ năng lực của quý vị, mặc dù quý vị có những phẩm chất nào đấy, căn bản sự thực tập của quý vị sẽ suy giảm.

8.- HỎI: Tất cả những sự thực hành Phật Pháp đặc biệt Mật Thừa Tantra đã tạo sự hấp dẫn nhất trong những người Tây phương và không phải sự thực hành tantric sơ bộ, mà là những sự thực hành rất thậm thâm của “Tầng Bậc Hoàn Thành” liên hệ đến thiền quán về luân xa[1], lực tuyến[2], phối ngẫu[3] và v.v… Điều gì thuận lợi và bất lợi trong sự hấp dẫn này và những sự thực hành mật tông sơ khởi là gì?

ĐÁP: Thật đáng mừng là những người phương Tây có sự hứng khởi như thế trong Tầng Bậc Hoàn Thành. Tuy nhiên, thực hiện điều này chỉ có chút ít giá trị nếu không trước tiên trở nên thành thạo với những sự thực tập trong Tầng Bậc Phát Triển (nơi mà định lực được phát triển và thái độ của hành giả được trưởng thành đối với mật thừa Tantra bằng những phương tiện của thiền quán trên mạn đà la huyền bí). Xa hơn nữa, sự hấp dẫn này phải căn cứ trên động cơ để làm lợi ích tất cả chúng sinh: một điều kiện tiên quyết khó khăn. Sự thích thú được thúc đẩy chỉ đơn thuần bằng óc tò mò vu vơ thiếu vắng một nền tảng chính đáng.

Thiền quán trên Tầng Bậc Hoàn Thành của Tantra có thể cực kỳ nguy hiểm, có thể mang đến nhiều loại bệnh hoạn ngay cả cái chết đến những hành giả không thích ứng. Thuốc men y dược không thể chửa trị những bệnh hoạn sinh khởi từ việc diễn tập những bài thực hành một cách không đúng đắn; sự giải trừ duy nhất là việc áp dụng một loại thiền quán đặc thù.

9.- HỎI: Một cách tóm lược, có khác biệt gì giữa Mật Thừa Tantra Ấn Giáo và Phật Giáo?

ĐÁP: Để thấu hiểu toàn bộ những sự khác biệt của chúng là cực kỳ khó khăn. Tuy thế, tóm tắt, có những sự khác biệt cả trong hành động và triết lý. Trong dạng thức của hành động, Mật thừa Phật Giáo căn cứ trên động cơ Bodhicitta (tâm đại bi-tâm giác ngộ-tâm bồ đề) là điều mà Tantra Ấn Giáo không có. Tantra Phật Giáo căn cứ trên giáo thuyết vô ngã hay anatma, trái lại Ấn Giáo lại căn cứ trên sự tồn tại của một cái ngã thật sự. Những thứ yoga khác, chẳng hạn như những sự thực hành hơi thở, luân xa và lực tuyến, có nhiều điều tương tự nhưng vi tế khác nhau.

10.- HỎI: Như ái ngã và chấp ngã là những năng lực hoạt động từ vô thỉ, có thể thiết lập một con đường tâm linh mà không có sự phát triển tự ngã tiêu cực đối với nó, đưa đến chủ nghĩa bè phái hay không?

ĐÁP: Để tránh điều đó, cần thiết phải chăm sóc việc thực hành Phật Pháp của chúng ta thật sự là một sự thực hành Giáo Pháp. Cách này, mặc dù năng lực quen thuộc với tự ngã là to lớn, tác động của nó không tràn ngập. Nếu quý vị học hỏi Phật Pháp nhưng không áp dụng nó một cách thật sự, những hành vi gọi là tâm linh của quý vị có thể trực tiếp trở thành sự gia tăng vật chất , tiếng tăm và v.v… một cách dễ dàng. Trong những trường hợp này chỉ có ngã mạn, vị kỷ và những thứ tiêu cực như sân hận, dính mắc, bè phái, v.v… được phát triển. Tuy nhiên, nếu mỗi chữ của Phật Pháp mà quý vị nghe được dùng để trau dồi tâm thức quý vị thế thì mỗi chữ sẽ chỉ mang đến lợi lạc, và không kể bao nhiêu Phật Pháp mà quý vị tích lũy, quý vị học hỏi được sẽ không bao giờ đi đến sự gia tăng ngã chấp hay vị kỷ.

Điều quan trọng nhất là phải hết sức cẩn thận trong sự khởi đầu với động cơ (sơ tâm) của quý vị trong việc tiếp nhận một giáo huấn hay tiến hành một sự thực tập. Nếu điều này được chuẩn bị và hoàn tất chu đáo, sẽ không có một sự nguy hiểm nào.

11.- HỎI: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói một lần trong Kinh điển rằng chủ nghĩa bè phái (tông phái) có một hậu quả nghiệp báo nghiêm trọng hơn sát hại một nghìn Đức Phật. Tại sao điều đó là như thế?

ĐÁP: Mục tiêu chính yếu của khi chư Phật ban bố giáo huấn là để tiêu trừ cả những thể trạng sai lầm của tâm thức và trãi nghiệm khổ đau. Điều này cũng là lý do mà các Ngài đã hành động để đạt đến giác ngộ. Động cơ duy nhất của chư Phật là để làm lợi ích cho những người khác, là điều mà các Ngài đã hoàn thành bằng giảng dạy; do thế xem thường bất cứ những giáo huấn của các Ngài là tệ hại hơn xem thường các Ngài. Điều này liên hệ đến việc theo đuổi một truyền thống Giáo Pháp (một tông phái) trong khi lại gièm pha những truyền thống khác.

Xa hơn nữa, chính chư Phật tôn trọng tất cả những Truyền Thống Giáo Huấn, vì thế đối với chúng ta không làm như thế là xem thường tất cả chư Phật.

Có nhiều cách để nhìn vào trích dẫn Kinh điển này. Vì thế để nói, nhiệm vụ của một Đức Phật là gì? Duy chỉ để giảng dạy Giáo Pháp.Và đấy là Giáo Pháp đã đưa vị Phật ấy đến thể trạng giác ngộ. Bây giờ, trong Phật Pháp, chúng ta không chấp nhận một Đấng Tạo Hóa; mọi thứ tùy thuộc vào chính mình. Chư Phật không thể hoàn thành nguyện ước giúp đở mọi chúng sinh một cách trực tiếp, mà các Ngài chỉ có thể làm như thế qua truyền thông những giáo huấn của các Ngài. Chúng ta có thể nói rằng các Ngài khiếm khuyết. Do vậy, giáo huấn mà các Ngài đã ban bố là quý giá hơn và quan trọng hơn chính các Ngài. Do vì năng lực và thiên hướng của chúng sinh đa dạng, nên chư Phật đã giảng dạy nhiều phương pháp thực hành và triết thuyết phong phú. Nếu chúng ta theo đuổi một trong những phương pháp này nhưng lại dè bỉu những thứ khác, đấy là chúng ta đã phủ nhận Giáo Pháp và hậu quả cũng chính là nhằm vào chư Phật.

12.- HỎI: Đức Thánh Thiện có nghĩ rằng những tôn giáo đa dạng trên thế giới được khai sáng bởi hóa thân của chư Phật biểu hiện tùy thuộc với tinh thần của những xã hội đặc thù hay không?

ĐÁP: Đây là điều khả dĩ cao độ. Vị khai sáng của bất cứ tôn giáo nào có thể là hóa thân của một vị Phật đặc thù nào đấy. Và vì chính lý do này mà chúng ta phải cư xử tôn trọng sâu sắc với tất cả mọi tôn giáo.

13.- HỎI: Thế thì tại sao những tôn giáo khác nhau này lại thường đấu tranh với nhau như vậy?

ĐÁP: Đây lại là một vấn đề khác. Vì một con người tôn giáo chân chính chẳng bao giờ có bất cứ một cơ sở nào để tranh luận hay tranh đấu. Tuy thế, đấy là một sự thật rằng có điều gọi là chiến tranh tôn giáo. Tuy nhiên, những con người liên hệ trong những điều này đã không thực hành tôn giáo mà chỉ đơn thuần là lợi dụng tôn giáo như một phương tiện của quyền lực. Động cơ thật sự là vị kỷ, không phải tâm linh. Chiến tranh tôn giáo hoàn toàn không là một vấn đề của những mâu thuẩn giữa những tôn giáo.

Bỏ qua một bên những dị biệt giữa những giáo thuyết của những tôn giáo khác nhau, có nhiều mâu thuẩn bề ngoài trong những giáo huấn của Đức Phật. Thí dụ, đối với những lý do nào đấy, một số người Ngài dạy rằng không có một cái ngã thật sự tồn tại, trái lại với những người khác, Ngài dạy rằng có. Vậy thì mục tiêu giảng dạy của Đức Phật là gì? Đấy không phải để biểu lộ hay chứng minh Ngài biết rộng sâu như thế nào, mà để làm lợi ích cho người khác. Cũng thế, Ngài không chỉ quan tâm với những người thuộc thế hệ của Ngài mà thôi mà với nhiều thế hệ và những loại người khác nhau. Do vậy, giáo huấn của Ngài phải có nhiều trình độ khác nhau về ý nghĩa, một số thường dường như mâu thuẩn. Thấu hiểu điều này, chẳng bao giờ có một lý do có giá trị cho những sự tranh luận và tranh đấu tôn giáo.

14.- HỎI: Đại Sư Tông Khách Ba, khai tổ của tông Hiền Nhân (Geluga), đã học hỏi với hơn bốn mươi lăm vị đạo sư đại diện cho tất cả những dòng truyền thừa Phật Giáo ở Tây Tạng. Có phải điều này có nghĩa là trong tông Hiền Nhân chúng ta có thể tìm thấy tất cả những sự thực hành của tất cả những trường phái Phật Giáo Tây Tạng, và nếu không phải thế, thì tiêu chuẩn nào của ngài trong sự lựa chọn những dòng truyền thừa?

ĐÁP: Một cách căn bản, những gì ngài thật sự chọn lựa là dòng truyền thừa thân mến nhất từ trong những tông phái. Thí dụ, từ phái Kagyü ngài chọn Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja) và Sáu Giáo Thuyết của Naropa, từ Nyingma ngài chọn những dòng truyền thừa thủ hộ bởi Lạt Ma Lho-dak Nam-kha Gyal-tzen và từ Sakya ngài chọn những dòng truyền thừa của Hô Kim Cương (Hevajra), Vajrayogini, v.v…

Một cách đặc biệt ngoại lệ về những giáo huấn của Je Rinpeche (Đại Sư Tông Khách Ba) là ngài đã liên hệ sự giải thích mà ngài đã trao truyền, như trong Luận Giải Về Bí Mật Tập Hội, đến nhiều truyền thống khác nhau, chẳng hạn như những văn kiện của Hiện Tượng Luận (Pramanavartika), Luận Tạng, Trung Quán Luận, và v.v… Cũng thế, ngài giải thích tóm tắt về những điểm giản dị và nói chi tiết trên những vấn đề khó khăn hơn.

15.- HỎI: Có phải đây là đặc trưng tổng quát của tông Hiền Nhân (Gelugpa)?

ĐÁP: Không, tôi chỉ nói về Đại Sư Tông Khách Ba. Trong một cung cách, Ngài là tông Hiền Nhân, đối với Mười Tám Tác Phẩm mà ngài đã trước tác cấu thành nên truyền thống của tông phái. Nhiều giáo huấn hình thành bởi những môn đệ của ngài chúng tôi không chấp nhận.

Điều ấy cũng tương tự giữa những vị khai tổ và môn nhân trong tất cả bốn tông phái Tây Tạng. Không có gì khác nhau trong tuệ giác thậm thâm của những giáo huấn của Bốn vị Khai Tổ, tuy thế trong những giáo huấn của những chi phái của những môn nhân của các ngài có những sự xung đột không bao giờ chấm dứt.

Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất một lần đã viết, ‘Mặc dù những truyền thống truyền khẩu đặc trưng có những danh hiệu khác nhau, chẳng hạn như Đại Toàn Thiện, Đại Thủ Ấn, Trung Đạo và v.v…, khi một hành giả du già kinh nghiệm với sự thấu hiểu sâu xa về kiến thức kinh luận và những sự thể nghiệm hợp lý chúng, người ấy thấy chúng không có sự mâu thuẩn.’

16.- HỎI: Trong truyền thống kinh điển nói về Ba Cổ Xe hay Tam Thừa. Tại sao Đức Phật đã dạy về ba cổ xe này?

ĐÁP: Mặc dù kinh điển có nói về Tam Thừa – Thinh Văn Thừa, Duyên Giác Thừa, và Bồ Tát Thừa – hai cổ xe đầu được xem như một, là Tiểu Thừa. Cổ xe Bồ Tát, hay Đại Thừa, được phân chia thành Nhân Thừa của Sự Thực Hành Toàn Thiện (Ba La Mật) và Quả Thừa của Sự Thực Hành Mật Tông Tantra. Vì vậy ở Tây Tạng, chúng tôi thường nói về hai cổ xe, Tiểu Thừa và Đại Thừa.

Có nhiều cách khác nhau để nhìn vào hai cổ xe này. Trước tiên chúng ta sẽ quan tâm chúng từ quan điểm thực hành.

Điều rất quan trọng để có như một căn bản bên ngoài để quán sát về Luật Tạng, đấy là sự duy trì một trong bốn sự truyền giới của một nam hay nữ tu sĩ, hoặc hai sự truyền giới của một cư sĩ.

Đối với một tu sĩ, nền tảng của sự thực tập phải được tuân thủ là: An Cư Kiết Hạ (khóa tu mùa mưa), Bố Tát hàng tháng và lễ Tự Tứ (lễ kết thúc khóa tu mùa mưa). Đây là tất cả những sự thực hành Tiểu Thừa.

Cùng với những điều trên, hành giả nên tiếp nhận những sự thực hành về bi mẫn, . Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) là căn bản của tất cả những giáo huấn Đại Thừa.

và triển khai Sáu Toàn Thiện (ba la mật), là những điều cấu thành Nhân Đại Thừa.

Một hành giả có thể tiến hành tất cả những sự thực hành này cho việc đạt đến giác ngộ; chúng không làm chướng ngại với nhau cũng không làm nên bất cứ sự thắt ngặt nào trong hành giả. Do vậy, hành giả có thể thực tập tất cả những điều này mà không có sự mâu thuẩn. Với sự tiếp cận này sẽ không có căn bản nào đề Tiểu Thừa gièm pha Đại Thừa, Đại Thừa gièm pha Tiểu Thừa, Kinh Thừa Hiển Giáo gièm pha Mật Thừa Tantra và v.v… Một sự liên hệ như vậy của những ‘Thừa’ từ quan điểm của hành vi.

Từ quan điểm của triết họ. Phật Pháp có thể được chia ra làm Bốn Trường Phái (Vaibasika, Sautrantrika, Yogacara và Madhyamaka)[4] mà tất cả đều đến từ Ấn Độ. Trong một cách nào đấy những thứ này dường như loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, mục đích giáo huấn dường như mâu thuẩn trong khuôn mẫu triết lý của Đạo Phật là để cung ứng một sự tiếp cận dần dần đến những triết lý cao hơn, đưa đến một sự thấu hiểu sâu rộng hơn, và ngay cả cuối cùng cơ bản hơn. Do vậy, không có trường phái triết lý nào là bị chối bỏ.

Ở Tây Tạng, có bốn truyền thống chính: Nying-ma, Sa-kya, Ka-gyü and Ge-lug[5]. Từ quan điểm của sự thực tập, tất cả bốn phái trên đều là Đại Thừa tuân theo sự hợp nhất của Kinh Thừa Hiển Giáo và Mật Thừa Tantra, như được diễn tả ở trên, trên căn bản của Tiểu Thừa. Từ quan điểm của triết lý, tất cả bốn phái trên đều là những hành giả Trung Quán (những người tu tập với những tầng bậc triết lý tiệm tiến được giải thích ở trên). Họ không khác biệt với quan điểm của hành vi hay triết lý. Sự khác biệt của họ là qua thời gian khi truyền nhập vào Tây Tạng, sự truyền thừa khác biệt của những đạo sư Lạt ma người đã giới thiệu giáo huấn,nhấn mạnh khác biệt trên những khía cạnh khác nhau của sự thực tập và thuật ngữ bởi những giáo huấn mà họ được trao truyền. Tất cả bốn trường phái đều dẫn đến Phật Quả. Do vậy, chắc chắn sai lầm nếu nói rằng phái này hơn tông nọ, hay gièm pha bất cứ tông phái nào.

17.- HỎI: Xin ngài vui lòng giải thích sự khác nhau giữa việc tụng niệm của Đạo Phật và việc cầu nguyện của Ki Tô Giáo? Cũng thế, có điều gì khác nhau giữa việc thờ phượng Thượng Đế và việc tôn thờ chư Phật cùng Bồ Tát?

ĐÁP: Hầu hết việc cầu nguyện mà chúng tôi tụng niệm chứa đựng những ý nghĩa được quán chiếu đến. Loại tụng niệm này không phải hoàn thành để thỉnh cầu hay kêu gọi lòng từ bi của chư Phật nhưng là một phương pháp thiền quán , nội dung của tụng niệm là chủ đề của thiền quán.

Tuy nhiên, có một loại tụng niệm được hoàn tất để thỉnh cầu sự chú ý từ bi của chư Phật. Sự khác nhau giữa điều này và thờ phượng một Thượng Đế được quyết định bởi động cơ và nhận thức của những gì mà người ta đang làm. Bất cứ khi nào một Phật tử Đại Thừa hành động một sự cúng dường hay cầu nguyện chư Phật hay Bồ Tát, là người ấy đang thỉnh cầu sự hướng dẫn và hổ trợ để đạt đến Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

18- HỎI: Để kết luận , ngài có bất cứ sự khuyên bảo tổng quát nào cho những hành giả ở phương Tây không?

ĐÁP: Điều quan trọng là phải suy nghĩ thật kỷ lưỡng trước khi tham dự vào một truyền thống tâm linh. Một khi đã tham gia rồi, quý vị phải gắn bó với nó. Đừng làm như một người thử thức ăn trong tất cả những nhà hàng khác nhau nhưng chẳng bao giờ thật sự ngồi xuống để thưởng thức một buổi ăn. Hãy suy nghĩ một cách cẩn thận trước khi tiếp nhận một sự thực hành; rồi thì theo đuổi xuyên suốt nó. Với cách này quý vị sẽ đón nhận một số kết quả nào đấy từ việc, ngay cả chi dành một ít thời gian mỗi ngày. Trái lại, nếu quý vị cố gắng để theo đuổi tất cả những phương pháp thực tập khác nhau thì quý vị sẽ không đi đến đâu.

Cũng thế, kiên nhẫn trong thực tập là điều cần thiết. Trong thời đại cơ khí này, mọi thứ dường như tự động. Quý vị có thể nghĩ rằng Phật Pháp cũng giống như vậy – rằng chỉ đơn thuần bật một công tắc là quý vị sẽ đạt được sự thực chứng. Hãy kiên nhẫn. Sự phát triển của tâm thức cần thời gian!

Quý vị phải cố gắng để duy trì một nổ lực kiên cố trong thực tập. Sẽ vô ích nếu cố gắng một cách thái quá trong một vài tháng, rồi thì bỏ dở kiểu thực hành này và sau đó lại cố gắng khổ nhọc một lần nữa. Tốt nhất là áp dụng trong một cung cách liên tục và vững vàng. Điều này là cực kỳ quan trọng.

Nếu quý vị đã đón nhận Đạo Phật, quý vị không nên tự xem mình như một ‘đại Phật tử’ và lập tức bắt đầu thay đổi mọi thứ một cách khác biệ. Một phương ngôn Tây Tạng nói rằng, ‘Thay đổi tâm thức quý vị những hãy để sự biểu hiện bên ngoài như thường lệ.’

Trong toàn bộ Phật Giáo và đặc biệt trong Đại Thừa, lợi ích cho người khác được nhấn mạnh một cách sâu sắc. Trong phạm vi này, Tịch Thiên đã nói trong Dấn Thân Trong Những Hành Động Của Một Vị Bồ Tát, ‘Đầu tiên hãy thẩm tra xem những gì có thể chấp nhận và những gì không thể chấp nhận đối với những người (của xã hội mà quý vị đang sống); rồi thì tránh những gì không thể chấp nhận.’ Dĩ nhiên, quý vị phải quan tâm đến những điều có thể chấp nhận hay không chấp nhận được có mâu thuẩn với Phật Pháp hay không. Nếu tiêu chuẩn của xã hội không mâu thuẩn với Phật Pháp, quý vị phải cố gắng để sống phù hợp với nó. Trong cách này người ta sẽ tôn trọng quý vị. Điều này không phải được làm với vị kỷ mà nhằm để đem đến lợi ích tối đa cho tất cả.

Trong sự thực hành Phật Pháp, điều cần thiết phải luôn luôn giữ một thái độ từ ái đối với người khác, vì đây là căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi). Từ ái là một sự thực hành đơn giản, tuy nhiên nó rất lợi ích cho cá nhân, người thực nó cũng như cho cộng đồng mà người ấy đang sống, cho quốc gia và cho toàn thế giới. Từ ái và bi mẫn luôn luôn là đúng đắn. Cho dù quý vị có tin sự tái sinh hay không, quý vị sẽ cần từ ái trong đời sống này. Nếu chúng ta có lòng yêu thương, sẽ có hy vọng để có những gia đình thật sự, tình huynh đệ thành thật, sự bình đẳng chân thành, và nền hòa bình chân thật. Nếu lòng yêu thương bị đánh mất, nếu chúng ta tiếp tục thấy những người khác là kẻ thù, thế thì không kể chúng ta có bao nhiêu kiến thức và học vấn, bất chấp bao nhiêu tiến trình vật chất được thực hiện, thì chỉ có khổ đau và rối rắm sẽ theo sau [như bóng không rời hình]. Một cách căn bản, mọi người hiện hữu trong bản chất tự nhiên của khổ đau, vì thế ngược đãi hay đối xử một cách bệnh hoạn với người khác là phù phiếm. Nền tảng của toàn bộ sự thực tập tâm linh là yêu thương hay lòng từ ái. Sự tập của quý vị tốt đẹp về điều này là yêu cầu duy nhất của tôi. Dĩ nhiên, để có thể làm được như thế trong mọi hoàn cảnh sẽ cần có thời gian, nhưng quý vị không nên đánh mất sự can trường. Nếu chúng ta nguyện ước hạnh phúc cho loài người, thì đây là cung cách duy nhất.

  • Lời tiên tri của Tổ Sư Liên Hoa Sinh: “Khi nào chim sắt bay, ngựa chạy trên bánh xe, người Tây Tạng phải lang thang khắp cùng trái đất, lúc đó Phật pháp sẽ được truyền đến đất nước của người da đỏ." (“Đất nước của người da đỏ”, được xem là Tây phương, vì đối với người châu Á, da người Tây phương đỏ hồng).

    http://lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=415

    Tuệ Uyển chuyển ngữ 02/10/2010


    [1] Cakra- cakka, cakrahva: đây là những điểm dọc theo kinh mạch trung ương tại trán, cổ họng, tim,…nơi có sự mở rộng của kinh mạch.

    [2] Nadid: những tuyến đường bên trong thân thể mà những năng lượng vi tế lưu chuyển.

    [3] Consort: bổn tôn nữ (Tib: yum), tương ứng trong sự hợp nhất với bổn tôn nam (Tib: yab).Bổn tôn nữ biểu trưng tuệ trí, không tách rời với khía cạnh nam bổn tôn biểu trưng cho phương tiện thiện xảo.

    [4] 1- Vaibasika : Tỳ sa bộ (Phân biệt thuyết) 2- Sautrantrika: Kinh Lượng Bộ (Tăng ca lan da bộ) 3- Yogacara: Bí Tông (Mật giáo) 4- Madhyamaka: Trung Quán Tông

    [5] 1- Nying-ma: Ninh Mã phái, Cổ Mật phái,

    2- Sa-kya: Tát Ca Phái, còn gọi là trường phái Đất Xám, một trong ba tân phái của Tây Tạng

    3- Ka-gyü: Ca Nhĩ Cư phái,

    4- Ge-lug: Gelugpa, Cách Lỗ phái, Ngạch Nhĩ Đức phái hay còn gọi là Hoàng Mạo Giáo, tông Đức Hạnh, tông Hiền Nhân.



  • #1
      tueuyen 13.07.2011 22:23:15 (permalink)
      0
      MƯỜI CÂU HỎI VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

      Tuệ Uyển chuyển ngữ



      1.- HỎI: Ngài có bao giờ cảm thấy sân hận hay giận dữ không? —Kantesh Guttal, PUNE, INDIA

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, dĩ nhiên. Tôi là một con người. Nói một cách thông thường, nếu một con người mà không bao giờ biểu lộ giận dữ, thế thì tôi nghĩ có điều gì ấy sai lạc. Người ấy không bình thường trong bộ não. [cười]

      2.- HỎI: Làm thế nào ngài duy trì lối sống thật lạc quan và chân thành khi có quá nhiều thù hận trên thế giới? —Joana Cotar, FRANKFURT

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi luôn luôn nhìn mọi sự kiện trong một góc độ rộng rãi hơn. Luôn luôn có một vấn đề nào đấy, một sự giết chóc nào đấy, một hành động ám sát hay khủng bố nào đấy hay một vụ tai tiếng nào đấy khắp mọi nơi, trong mỗi ngày. Nhưng nếu bạn nghĩ cả thế giới là giống như thế, thì bạn đã sai lầm. Đối với sáu tỉ con người, những kẻ tạo nên rắc rối chỉ như một nắm tay.

      3.- HỎI: Vai trò dành cho ngài đã thay đổi thế nào từ khi lần đầu tiên ngài trở thành một vị Đạt Lai Lạt Ma? —Andy Thomas, CARMARTHEN, WALES

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã trở thành Đạt Lai Lạt Ma không phải trên căn bản của một sự tự nguyện. Cho dù tôi có sẳn sàng hay không, tôi [phải học] triết lý Đạo Phật như một tăng sinh thông thường trong những học viện Phật Giáo to lớn này. Cuối cùng tôi đã nhận ra rằng tôi có một trách nhiệm. Đôi khi nó là khó khăn, nhưng nơi mà có một sự thử thách nào đấy, đấy cũng thật sự là một cơ hội để phụng sự hơn nữa.

      4.- HỎI: Ngài có thấy có bất cứ một khả năng nào của một sự hòa hợp với chính quyền Bắc Kinh trong kiếp sống này của ngài không? —Joseph K.H. Cheng, MELBOURNE

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, có khả năng. Nhưng tôi nghĩ kinh nghiệm quá khứ cho thấy nó không dễ dàng. Nhiều người trong những kẻ cực đoan cứng rắn này, quan điểm của họ rất hẹp hòi và thiển cận. Họ không nhìn vấn đề trong một cung cách thánh thiện. Tuy thế, trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, có một sự tiếp xúc rộng rãi hơn với thế giới bên ngoài. Ngày càng có nhiều tiếng nói bất mãn trong dân chúng, đặc biệt trong những tầng lớp trí thức. Mọi thứ sẽ thay đổi – điều ấy bắt buộc phải xãy ra.

      5.- HỎI: Làm thế nào chúng ta dạy con cháu chúng ta đừng sân hận? —Robyn Rice, GRAND JUNCTION, COLO.

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Con cái luôn luôn nhìn vào cha mẹ của chúng. Cha mẹ phải điềm tĩnh thanh thản hơn. Bạn có thể dạy con cái rằng bạn đối diện nhiều vấn đề nhưng bạn phải phản ứng đến những vấn đề đó với một tâm tư định tĩnh và tuệ trí. Tôi đã luôn luôn hướng quan điểm này đến hệ thống giáo dục hiện đại: chúng ta phải chú tâm đến sự phát triển của não bộ, mà sự phát triển của lòng nhiệt thành phải là đương nhiên [ưu tiên].

      6.- HỎI: Ngài có bao giờ nghĩ đến việc làm một người bình thường thay vì là một vị Đạt Lai Lạt Ma không? —Grego Franco, MANILA

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, vào lúc trẻ. Đôi khi tôi đã nghĩ, “Ô, đây là một gánh nặng. Tôi ao ước là một người Tây Tạng vô danh. Thế thì tôi sẽ có nhiều tự do hơn.” Nhưng rồi thì sau này, tôi đã nhận ra rằng vị thế của tôi là điều gì đấy hữu ích cho những người khác. Bây giờ, tôi cảm thấy vui mừng rằng tôi là một vị Đạt Lai Lạt Ma. Cùng lúc ấy, tôi không bao giờ cảm thấy rằng tôi là một người nào đấy đặc biệt. Giống nhau – tất cả chúng ta giống nhau.

      7.- HỎI: Ngài có nhớ nhung Tây Tạng không? —Pamela Delgado Córdoba, AGUASCALIENTES, MEXICO

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, nền văn hóa Tây Tạng không chỉ cổ xưa mà liên hệ đến thế giới ngày nay. Sau khi thấy những vấn đề bạo động, chúng tôi nhận ra rằng nền văn hóa Tây Tạng là từ bi và bất bạo động. Ở đấy cũng là khí hậu. Ở Ấn Độ, trong mùa mưa, quá ướt át. Rồi, tôi rất nhớ [Tây Tạng].

      8.- HỎI: Ngài nói gì đến những người sử dụng tôn giáo như một lý do để bạo động hay giết hại? —Arnie Domingo, QUEZON CITY, PHILIPPINES

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có những người vô tội, thuần thành mà họ bị kích động bởi một số người khác mà sự quan tâm của họ là khác biệt. Sự quan tâm của họ không phải là tôn giáo mà là quyền lực hay đôi khi là tiền tài. Họ kích động niềm tin tôn giáo. Trong những trường hợp như vậy, chúng ta phải thực hiện một sự phân biệt: Những điều xấu xa này không là duyên cớ bởi tôn giáo.

      9.- HỎI: Ngài có bao giờ mặc quần không? —Ju Huang, STAMFORD, CONN.

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khi thời tiết thật là lạnh. Và đặc biệt trong năm 1959, khi tôi vượt thoát, tôi đã mặc quần, giống như sự ăn vận của người cư sĩ. Do thế tôi đã trãi qua, tôi có kinh nghiệm.

      10.- HỎI: Ngài có tin rằng thời gian mà ngài hiện diện ở đây trên trái đất này là một sự thành công? —Les Lucas, KELOWNA, B.C.

      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hmmm. Điều ấy là tương đối. Thật khó để nói. Tất cả đời sống con người là một phần nào đấy thất bại và một bộ phận nào đấy là thành tựu.

      Ẩn Tâm Thất ngày 06/02/2011

      http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,1993865,00.html
      #2
        tueuyen 22.07.2011 08:53:28 (permalink)
        0

        THIỀN QUÁN CHO ‘CUỘC ĐỜI TÍCH CỰC’
        Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn Swati Chopra
        An exclusive interview with His Holiness the Dalai Lama
        Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 14/01/2011

        Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi – Đức Thánh Thiện đang gặp gở ngoại giao đoàn.

        Những giây phút sau đấy (dường như hàng thế kỷ), chúng tôi được hướng dẫn đến một khu vực bên trong, nơi lưu trú tạm thời của Yeshe Norbu - Ngọc Ước - của Tây Tạng. Chúng tôi chờ đợi ngài lẫn lộn với lòng úy ái và tôn kính bởi sự sắp xếp của những người phụ trách nghiêm nghị của ngài. Không có điều gì chuẩn bị cho chúng tôi đối với việc ông thầy tu năng động, y áo màu nâu đỏ bước vào, chào đón lớn tiếng và bắt tay một cách nồng ấm tất cả mọi người. Chúng tôi cuối cùng đã mặt đối mặt với Đấng Hiện Diện – Kundun của Tây Tạng.

        Giờ tiếp theo là dành để chia sẻ với vị hiền nhân, niềm tin, tín ngưỡng, và dĩ nhiên, cả nụ cười sảng khoái của ngài. Dường như Đức Thánh Thiện đã hoàn thiện ‘nghệ thuật cười’, nếu người ta có thể gọi như thế. Ngài sử dụng nó để nhấn mạnh cuộc tranh luận triết lý, vào những lúc để bắt cầu cho sự im lặng kỳ dị khi ngài suy nghĩ cho một câu trả lời thích hợp đến một câu hỏi, nhưng hầu hết, để chuyển tải lòng nhiệt tình tâm linh cao thượng của ngài. Có thể chuyển tải và chúng tôi thấm thía trong một lòng thân mật nồng nhiệt mỗi lần tiếng cười của ngài bùng lên. Chúng tôi may mắn được dự phần trong nguồn yêu thương từ ái của ngài, dù chỉ cho một vài thời khắc ngắn ngủi.

        1.- HỎI: Ngài dường như hiện diện với vô số mức độ– như một nhân vật của thế giới, lĩnh tụ thế quyền và tâm linh của Tây Tạng, một lĩnh tụ tâm linh nổi tiếng của thế giới. Tuy nhiên, ngài thường liên hệ chính mình như một thầy tu giản dị. Ngài thật sự là ai?

        ĐÁP: Tôi tự thấy mình như một thầy tu giản dị trước, rồi là một hành giả của Na Lan Đà (trung tâm giáo dục nổi tiếng của Phật Giáo ở Ấn Độ, thành lập khoảng 200 B.C.) truyền thống tuệ trí. Những đạo sư của Na Lan Đà như Long Thọ, Thánh Thiên, Thánh Tăng, Pháp Xứng, Nguyệt Xứng, và Tịch Thiên đã viết kinh điển mà chúng tôi, như những Phật tử Tây Tạng, đã học tập và thực hành. Tất cả các ngài là những đạo sư của tôi. Tôi cảm thấy rằng tôi có thể đã tương tác với các ngài trong những đời sống quá khứ. Khi tôi đọc sách vở của các ngài và thiền quán trên tên tuổi các ngài, tôi cảm thấy có một sự liên hệ. Trong thời điểm này, tôi không nói là tôi thuộc truyền thống Tiểu Thừa hay Đại Thừa, mà là sự kế tục của Na Lan Đà.

        2.- HỎI: Ngài được gọi là ‘Phật Sống’…?

        ĐÁP: Thuật ngữ ‘Phật Sống’ là sự diễn dịch chữ ‘Hoạt Phật’ từ Hoa ngữ. Trong Tạng ngữ, thực sự cua chữ ‘lạt ma’ có nghĩa là ‘đạo sư’. Một đạo sư là người nào đấy không nhất thiết là một vị Phật, nhưng dày dạn kiến thức. Tôi tin rằng những Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền thân là hóa thân của Quán Thế Âm (Đức Phật Từ Bi) và Đức Đệ ngũ Đạt Lai Lạt Ma được tin là hóa thân của Văn Thù Sư Lợi. Tôi may mắn là tái sinh của tất cả những đại lạt ma này! (cười)

        3.- HỎI: Có phải bất cứ người nào cũng có thể trở thành một vị Phật?

        ĐÁP: Ô, vâng! Tất cả chúng sinh đều có hạt giống của Phật trong họ.

        4.- HỎI: Có phải cũng có thể nói rằng cuối cùng tất cả chúng sinh đều đạt đến Phật quả?

        ĐÁP: Vâng, điều này là bởi vì tất cả những cảm xúc phiền não của tâm thức có thể được loại trừ. Một khi tâm thức được tịnh hóa, chúng ta là Phật.

        5.- HỎI: Ngài diễn tả thế nào về khái niệm của Đạo Phật về tính không?

        ĐÁP: Tính không thì khác với Phật quả. Nó là thực tại tối hậu của mọi thứ. Để tịnh hóa tâm thức, điều cần yếu để biết tính bản nhiên của thực tại, mà đấy là tính không. Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ một nhận thức sai lầm về thực tại. Nhằm để loại trừ khổ đau, chúng ta phải thiền quán trên tính không.

        6.- HỎI: Thế giới chúng ta cần gì để trở thành một nơi tốt đẹp hơn?

        ĐÁP: Không nghi ngờ gì, chúng ta cần từ bi hơn nữa.


        7.- HỎI: Làm thế nào chúng ta thực hành từ bi?

        ĐÁP: Qua tỉnh thức! Tôi nghĩ rằng si mê và cảm xúc phiền não, được gọi là klesh trong Phạn ngữ, làm cho sinh khởi đến những hoàn cảnh không muốn. Như si mê được quan tâm, không chỉ Đạo Phật, mà mọi tôn giáo nhận ra nó là cội nguồn chính của khổ đau. Khắp mọi nơi trên thế giới, nhiều nổ lực được quan tâm trong giáo dục. Đấy là điều gì ấy thánh thiện như nó hổ trợ để lìa bỏ si mê. Nhưng chúng ta phải cẩn thận về loại giáo dục mà chúng ta truyền đạt cho con cháu chúng ta. Bây giờ tôi thấy những người học vấn cao độ là những người quá thiếu hạnh phúc. Đôi khi, tôi nghĩ những người sử dụng tâm tư quá nhiều lại không hạnh phúc những người giản dị không dùng đến trí óc. Tại sao họ không hạnh phúc? Là bời vì quá nhiều tham muốn, thù hận, và ganh tỵ. Đối trị đến sự làm yếu kém là việc tăng trưởng loại kiến thức đúng đắn. Tôi nghĩ, có lẽ kiến thức phối hợp với một trái tim nồng ấm mang đến tuệ trí.

        Từ bi, hay karuna, phát xuất từ tuệ trí. Thí dụ, thú vật vói sự thông minh giới hạn của chúng, là vui vẻ hơn và an bình hơn chúng ta. Ngay cả thế, tôi từng quán sát rằng thú vật trở nên hung hăng hơn trong thời kỳ phối giống bởi vì có sự dính mắc đến bạn đời lúc này. Sự dính mắc hay luyến ái đánh thức những cảm giác của si mê trong chúng. Tương tự đối với chúng ta, nếu ít dính mắc hay luyến ái và ganh tỵ hơn, thì chúng ta có thể tập trung.

        Tôi tin rằng cho dù con người có theo bất cứ tôn giáo nào hay không thì không quan trọng, người ấy phải có một trái tim lành mạnh, một trái tim ấm áp. Đây là căn bản cho một đời sống hạnh phúc, điều này quan trọng hơn quả Phật nhiều lắm. Đây là phần vụ mà tôi gọi là ‘đạo đức thế gian.’


        8.- HỎI: Chúng ta không bị lệ thuộc bởi nghiệp báo quá khứ mà chúng không cho phép chúng ta được từ ái và bi mẫn chứ? Làm thế nào nghiệp báo được chuyển hóa?

        ĐÁP: Bằng việc hành động với tỉnh thức.

        9.- HỎI: Làm thế nào chúng ta sống trong tỉnh thức?

        ĐÁP: Phân tích! Lấy thí dụ của Thánh Gandhi. Thực tế, ngài ốm yếu. Mặc dù ngài học vấn cao, nhưng có những người khác học cao hơn ngài. Thế thì tại sao ngài trở thành một bậc đại nhân, một vị thánh (mahatma)? Đấy là do bởi trái tim của ngài. Ngài không hành động cho cá nhân ngài hay sự thích thú riêng; đấy là lòng bi mẫn. Bi mẫn (karuna), tôi nghĩ, là yếu tố chính trong việc trở thành một con người thánh thiện. Stalin, Lê-nin, Mao Trạch Đông là những lĩnh tụ đầy quyền lực, nhưng họ thiếu lòng bi mẫn và không trở nên phổ biến.

        Từ bi tự động đem đến hạnh phúc và tĩnh lặng. Rồi thì, ngay cả nếu quý vị nhận những tin tức rối rắm, sẽ dễ dàng đón nhận, khi tâm thức quý vị tĩnh lặng. Nhưng nếu quý vị khích động, ngay cả một vấn đề nhỏ xãy ra cũng sẽ làm quý vị khó chịu vô cùng.


        10.- HỎI: làm thế nào đem đến sự tĩnh lặng?

        ĐÁP: Thù hận, ganh tỵ và dính mắc cực đoan tạo nên khổ đau và kích động. Tôi cảm thấy rằng, một lần nữa, đấy là từ bi có thể giúp chúng ta vượt thắng những điều này để đi tới một thể trạng tĩnh lặng của tâm thức. Từ bi không phải chỉ là tử tế với bạn bè của quý vị. Đó là dính mắc hay luyến ái bởi vì nó căn cứ trên sự mong đợi. Bi mẫn là khi chúng ta làm điều gì tốt đẹp mà không mong đợi, ngay cả không biết người kia là ai. Đấy là trong nhận thức rằng người kia cũng chỉ giống như tôi. Nhận thức ấy là căn bản trên điều mà chúng ta có thể phát triển bi mẫn. không chỉ đối với những người ở chung quanh chúng ta mà cũng đối với kẻ thù của chúng ta. Thông thường, khi chúng ta nghĩ về kẻ thù của chúng ta, chúng ta nghĩ về việc làm tổn thương kẻ ấy. Thay vì thế, hãy nhớ rằng kẻ thù cũng là một con người. Người kia có quyền để vui sống, giống như chúng ta. Nói với chính mình, có thể tôi cũng có một số kẻ thù.

        11.- HỎI: Có phải ngài nói về Trung Cộng?

        ĐÁP: Không, không! Tôi đang nói một cách lý thuyết. Nếu người ta có một kẻ thù, người ta muốn kẻ nọ phải khổ đau. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy thù hận với kẻ thù, hãy nghĩ về người ấy như một con người. Đó chính là bi mẫn thật sự bởi vì chúng ta đang cảm nhận về nó cho kẻ thù của chúng ta. Chúng ta không có sự tử tế của người khác để căn cứ cho sự từ bi của chúng ta; người kia thật sự làm tổn thương chúng ta! Đó là tại sao tôi nói bi mẫn [1] thật sự là không định kiến. Những gì chúng ta thường cảm nhận là lòng bi mẫn thành kiến, khi nó bị trộn lẫn với dính mắc. Bi mẫn chân thành tuôn chảy đối với tất cả chúng sinh, đặc biệt đối với kẻ thù của chúng ta. Chúng ta phải giữ trong tâm thức rằng phát triển bi mẫn có thể không làm lợi ích cho người kia một cách trực tiếp. Nếu chúng ta cố gắng để phát triển lòng bi mẫn đối với kẻ thù chúng ta, người kia có thể thậm chí không biết về điều ấy. Nhưng nó sẽ lập tức làm lợi ích cho chúng ta! Như thế nào? Bằng sự tĩnh lặng tâm thức của chúng ta. Trái lại, nếu chúng ta giữ tâm tư rằng mọi thứ tệ hại như thế nào, chúng ta sẽ lập tức đánh mất sự hòa bình của tâm hồn.

        12.- HỎI: Và điều đó sẽ giúp cho kẻ thù?

        ĐÁP: Không nhất thiết giúp đở kẻ thù càng nhiều càng tồn hại chính mình. Bằng việc thay đổi tư tưởng, chúng ta lập tức có sự yên bình của tâm hồn. Nhiều người cũng nghĩ rằng sự thực hành bi mẫn lợi ích cho kẻ khác và không ích gì cho tự thân. Sự suy nghĩ như thế là một sai lầm nghiêm trọng. Nó phải được vượt thắng qua tỉnh thức, là điều như tôi đã đề cập trước đây, tức là qua phân tích, nó đến từ sự phân tích quán chiếu.

        Ngay cả những nhà nghiên cứu y khoa hiện đại đã đi đến kết luận rằng sự hòa bình của tâm hồn là căn bản cho sự lành mạnh của sức khỏe. Thẩm tra cho thấy rằng đối với những người thực hành từ ái [2] và bi mẫn dễ lấy lại một thể trạng hòa bình của tâm hồn sau khi bị kích động.

        Vào tháng Năm năm nay, tôi đã chứng kiến một thí nghiệm được tiến hành trên một tu sĩ ở Đại Học Wisconsin, người bị bắt phải chịu một âm thinh ồn ào. Nó chỉ có một ít tác động trên vị tu sĩ và vị ấy có thể hồi phục sự tĩnh lặng không khó khăn gì. Điều này để minh chứng rằng sự thực hành từ bi thật sự tĩnh lặng chúng ta một cách đáng kể.

        Tôi không nói rằng bi mẫn phải được thực tập bởi vì Đức Phật đã dạy nó. Không. Nó phải được thực tập một cách bình đẳng bởi người Phật tử, Ấn Giáo, Kỳ Na Giáo, Ki Tô Giáo. Nó là bộ phận của ‘đạo đức thế gian’ mà tôi nói đến. Không có gì thiêng liêng hay tôn giáo về việc ngưỡng mộ một tâm thức tĩnh lặng. Con người chỉ cần nhận ra rằng nó tốt cho sức khỏe chúng ta! Sự đề xuất của tôi là để thúc đẩy những giá trị mà có thẻ làm cho con người có một tâm thức tĩnh lặng.


        13.- HỎI: Có một tâm thức tĩnh lặng thực sự hoạt động kỳ diệu. Nhận thức được điều này sẽ làm tôi muốn phát triển nó.

        ĐÁP: Điều này phải được làm cho rõ ràng đến mỗi cá nhân, ngay cả trẻ con. Điều quan trọng để làm cho một thiếu nhi biết rằng nếu nó đánh mất sự bình tĩnh của nó, thì nó sẽ đau khổ. Nếu nó có thể từ bi hơn, nó sẽ cảm thấy vui vẻ hơn ngay cả trong khi nô đùa. Nếu quý vị mĩm cười, đời sống sẽ ngọt ngào hơn. Cuối cùng, nếu tôi mĩm cười với quý vị, quý vị sẽ mĩm cười trở lại!

        14.- HỎI: Ngài không bao giờ có kinh nghiệm giận dữ chứ?

        ĐÁP: Ô, vâng, tôi có chứ. Những cảm xúc phiền não đến và đi. Tôi không nghĩ chúng hiện hữu trong tôi lâu. Nếu chúng ta để sự giận dữ duy trì trong chúng ta, nó sẽ đưa đến cảm giác bệnh hoạn và thù hận.

        15.- HỎI: Ngài đối phó với giận dữ như thế nào?

        ĐÁP: Qua niềm tin vững chắc của tôi về từ bi. Tôi nghĩ những cảm xúc tiêu cực là một bộ phận trong tâm thức của tôi. Hoàn toàn tự nhiên để cảm thấy giận dữ khi đối diện với rắc rối. Nhưng chúng ta có thể thay đổi.

        16.- HỎI: Chúng ta có thể nói rằng tỉnh thức về những cảm xúc của mình sẽ hổ trợ trong việc đối phó với nó hay không?

        ĐÁP: Nếu chúng ta có thể nhận ra thời khắc mà giận dữ sinh khởi, thì chúng ta có thể phân biệt bộ phận mà tâm thức chúng ta đang cảm thấy giận dữ. Điều này sẽ phân chia tâm thức chúng ta làm hai phần – một phần sẽ cảm thấy giận dữ trong khi phần kia sẽ cố gắng để quán chiếu. Do thế, giận dữ không thể khống chế toàn bộ tâm thức. Chúng ta có thể nhận ra sự giận dữ ấy là tổn hại và có thể phát triển một loại đối trị nó. Nhìn sự giận dữ của chúng ta một cách khách quan. Cố gắng để thấy phía tích cực của sự giận dữ - làm nên con người hay sự kiện. Tất cả những ý tưởng này không phải là sự sáng chế của Tây Tạng, chúng là sự sáng tạo của Na Lan Đà, sự chế tác của quý vị! (cười lớn) Những người Tây Tạng chúng tôi là học trò của những đạo sư Ấn Độ. Nhưng ngày hôm nay, đạo sư của chúng tôi đang trở nên quá vật chất, có lẻ trở nên quá chính thống trên một mặt và quá bị Tây phương hóa ở mặt kia. Tôi nghĩ đây là lúc mà người Ấn Độ hãy tiếp nhận Ấn Độ hóa!

        17.- HỎI: Vì ngài đã và đang nhấn mạnh những ‘giá trị thế gian’, ngài sẽ không quy định những sự thực tập tâm linh bởi vì chúng có nhờ một truyền thống nào đấy chứ?

        ĐÁP: Tôi sẽ đề nghị những gì tôi gọi ‘thiền phân tích’. Nó là một khoa học, như nhiệm vụ chính của nhà khoa học là phân tích. Khi chúng ta thiền quán, chúng ta đưa mình tập trung từ thế giới ngoại tại, đến nội tại và cảm xúc.


        18.- HỎI: Đấy là tại sao Đức Phật được gọi là một nhà đại tâm lý học?

        ĐÁP: Không nghi ngờ gì nữa, bởi vì Ngài đã dạy khoa học tâm thức.

        19.- HỎI: Mục tiêu của đời sống con người là gì? Chúng ta sinh ra để đạt đến điều gì?

        ĐÁP: Là vui sống!

        20.- HỎI: Mục tiêu của sự tồn tại?

        ĐÁP: Hạnh phúc.

        21.- HỎI: Hạnh phúc cho người khác hay chính chúng ta?

        ĐÁP: Lấy thí dụ của một cây cỏ. Mục tiêu sự tồn tại của nó là gì?

        22.- HỎI: Phụng sự kẻ khác?

        ĐÁP: Có thể cây cỏ chỉ là thế! Nó không có những mục tiêu cố định. Nó chỉ sinh trưởng. Cũng có thể nói, cây cỏ không có tâm thức. Thú vật cũng dường như có hạnh phúc như khuynh hướng của chúng.

        Thiên nhiên không bao giờ duy trì thể tĩnh; sinh trưởng là căn bản cho một con người. Tại sao chúng ta luôn luôn nói “Ngày sinh vui vẻ’ và không bao giờ nói ‘Ngày chết vui vẻ’? Bởi vì chúng ta không muốn thấy sự chấm dứt. Tâm thức con người bị kích thích để sinh trưởng, bắt đầu và tươi mát. Từ bi vì thế là năng lực để sinh trưởng và phát triển trong khi sân hận là tàn phá.


        23.- HỎI: Nếu mục tiêu của đời sống là hạnh phúc, thì niết bàn để chỗ nào?

        ĐÁP: Bây giờ quý vị đang nói về một trình độ khác. Ở mức độ thứ nhất, chúng ta cần thực tập những giá trị căn bản của con người. Rồi thì, chúng ta có thể nói về niết bàn, mà đấy có nghĩa là sự chấm dứt của khổ đau. Thế là chúng ta trở lại với hạnh phúc!

        24.- HỎI: Làm thế nào niết bàn có thể được thiết lập?

        ĐÁP: (Cười) Nó là có thể bởi vì có thể loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực! Khi Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni trãi nghiệm đại niết bàn, tâm thức của Ngài ngừng dứt và Ngài tự do khỏi dòng sinh tử nghiệp báo. Long Thọ Đại sĩ nói một cách rõ ràng rằng tâm thức thanh tịnh không có lực phản kháng, và chỉ có những ai có năng lực đối nghịch có thể dừng lại, như vấn đề [trên thì mới thể nhập niết bàn]. Chân tâm, cũng như ‘không đại’, không có năng lực phản kháng và vì thế không có lý do gì để dừng lại. Trong trường hợp của những cảm xúc phiền não khác, chúng có thể chấm dứt nếu chúng có những năng lực tích cực đối kháng mạnh mẽ. Nhưng trong trường hợp của tâm, chúng ta không thể nói rằng nó sẽ đi đến chấm dứt, giống như thật khó khăn để tìm một loại thuốc đối trị mạnh mẽ có thể gây trở ngại đến sự tồn tại của nó, như trường hợp của ‘không đại’. Ở đây,chúng ta có thể tranh luận bằng việc nói rằng trong trường hợp ấy, chúng ta có thể đặt dấu chấm hết từ bi hay yêu thương hay không bởi vì chúng có những năng lực đối kháng mạnh mẽ? Trong việc khảo sát, chúng ta sẽ nhận thấy rằng từ ái và bi mẫn thường kết hợp với tuệ trí trái lại giận dữ và thù hận có thể dường như mạnh bạo nhưng không có căn bản luận lý/chứng cứ. Mọi thứ đúng tốt đẹp và đúng đắn là kết quả của nhận thức có giá trị. Căn cứ trên điều này, càng phân tích chúng ta càng có thể nắm vững thực tại. Tuy thế, nếu điều gì đấy sai lầm hiện hữu mạnh bạo, khi chúng ta phân tích, sự sai lầm/dối trá của nó sẽ phơi bày.

        Giả nếu quý vị cảm thấy giận dữ với một người tên là Gupta, hãy tự hỏi mình: ‘Ai là Gupta?’ ‘Người ấy là thân thể, hay tâm thức của người ấy?’ Chúng ta sẽ thấy rằng không có câu trả lời. Lập tức cảm giác thù hận lắng xuống, khi không thể tìm ra đối tượng. Nhưng bi mẫn là khác biệt, vì nó không lệ thuộc trên việc xác định một mục tiêu. Do bởi điều này, triết lý nhà Phật liên hệ bi mẫn như tâm thức không nhận thức đối tượng. Từ ái (maitri), bi mẫn (karuna), và tâm bồ đề (bodhichitta) không nhận thức bất cứ đối tượng nào. Quý vị có lĩnh hội được vấn đề chứ? (cười)

        Dĩ nhiên, đây là sự giải thích của nhà Phật và rất chính xác. Tôi nghĩ là bởi vì sự phong phú của Phạn ngữ, mà điều này được phát triển một cách cao độ trong khía cạnh trừu tượng.


        25.- HỎI: Có phải giáo huấn ban đầu của Đạo Phật là bằng tiếng Pali?

        ĐÁP: Tất cả những đạo sư của Na Lan Đà đã viết bằng Phạn ngữ nhưng Luật tạng và A tỳ đạt ma là bằng tiếng Pali.

        26.- HỎI: Đức Phật đã im lặng đối với câu hỏi về Thượng Đế. Ngài thì sao?

        ĐÁP: Tại sao Đức Phật không nói bất cứ điều gì về Thượng Đế? Bởi vì Ngài đã nói về luật nhân quả. Một khi quý vị chấp nhận luật nhân quả, điều ấy hàm ý rằng không có ‘đấng tạo hóa’. Nếu Đức Phật chấp nhận khái niệm về một đấng tạo hóa, ngài đã không im lặng; mọi thứ đã là Thượng Đế!

        27.- HỎI: Ai làm nên luật nhân quả?

        ĐÁP: Về điều ấy, Đức Phật đã nói là ‘tâm’, chẳng bao giờ là Thượng Đế hay pháp thân hay ngay cả chính Đức Phật.

        28.- HỎI: Tâm đã diễn ra như thế nào?

        ĐÁP: Cội nguồn của tâm là tự nhiên, là bản chất. Từ ngữ được dùng cho sự tồn tại là ‘duyên khởi’. Nói về Thượng Đế, ai tạo ra Thượng Đế? Không có điểm nào tranh luận được. Pháp Xứng và Tịch Thiên tranh luận về sự tồn tại của Thượng Đế và đạt đến kết luận rằng nếu chúng ta tin tưởng trong một đấng tạo hóa nhân từ, làm thế nào chúng ta giải thích về khổ đau? Tôi nhớ một sự kiện buồn cười. Trong kịch nghệ Tây Tạng, bình phẩm cho phép và ngay cả Đức Phật cũng không được tha. Có một người diễn kịch ở trên sân khấu và ông nói rằng ông không tin Thượng Đế. Nếu Thượng Đế làm ra chúng ta, ông nói, thay vì đặt cả đôi mắt ở phía trước, một mắt nên được đặt ở phía sau! Chúng ta sẽ tiện lợi hơn trong cách ấy. Ngoài hài hước ra, ý tưởng không có ý bất kính một tôn giáo nào nhưng là để phân tích bản chất tự nhiên của thực tại.

        29.- HỎI: Ngài có thấy một nền tảng chung nào giữa Phật Giáo và Ấn Giáo không?

        ĐÁP: Một cách lịch sử, Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni là một người Ấn Giáo. Vì thế tôi muốn gọi Ấn Giáo và Phật Giáo là anh em sinh đôi. Rồi thì có những sự thực tập chung như chỉ (samadhi) và quán (vipassana). Sự phân ranh đến từ khái niệm tính không. Trong khi Ấn Giáo tin tưởng trong ngã (atma), Phật Giáo tin tưởng vô ngã (anatma). Trong sự thực tập bất bạo động, Kỳ Na Giáo (Jain) hoàn hảo hơn cả Phật Giáo và Ấn Giáo.

        30.- HỎI: Aldous Huxley [3] đã nói về ‘triết lý lập lại’ – nền tảng huyền bí thông thường của tất cả mọi tôn giáo. Ngài có tin điều ấy không?

        ĐÁP: Điều này thì khó để nói. Tại một trình độ, tất cả mọi tôn giáo đều có một khuynh hướng – chuyển hóa cá nhân thành những con người tích cực. Ở một trình độ khác, những tôn giáo hữu thần không có nhận thức về niết bàn.

        31.- HỎI: Ngài du hành khắp mọi nơi trên thế giới. Ngài có nghĩ rằng qua mức độ rộng rãi bao quát, thế giới có đang chuyển biến hướng đến việc biểu hiện tích cực hơn không?

        ĐÁP: Tôi muốn trích dẫn Hoàng thái hậu Anh Quốc về điều này. Trong ngày sinh lần 96 của bà, tôi đã hỏi bà một câu hỏi như vậy. Bà nói rằng nó đang trở nên tốt đẹp hơn, bởi vì khi bà còn trẻ, thí dụ thế, không ai quan tâm về môi trường, quyền con người, và quyền tự quyết. Ngày nay, những điều này đã trở thành những giá trị phổ biến toàn cầu. Khi Thánh Gandhi thực hiện bất bạo động, tôi nghĩ mọi người xem điều ấy như một dấu hiệu của yếu đuối. Hiện nay có lẻ ngoại trừ Trung Hoa, toàn thế giới, , chấp nhận và thực hành bất bạo động, như Nelson Mandela. Ấn Độ không chỉ hiến tặng những tôn giáo vĩ đại như Ấn Giáo, Phật Giáo, Đạo Sikh mà cũng là nơi chung sống của nhiều tôn giáo khác như Bái Hỏa Giáo, Hồi Giáo và Ki Tô Giáo. Sự bao dung tôn giáo chúng ta thấy khắp thế giới cũng là một truyền thống của Ấn Độ.

        32.- HỎI: Ngài có nghĩ rằng Trung Hoa đang thay đổi không?

        ĐÁP: Vâng, Trung Hoa cũng đang trong một tiến trình thay đổi.

        33.- HỎI: Có bất cứ một thông điệp nào cho những độc giả của ‘Cuộc Đời Tích Cực’ không?

        ĐÁP: Cuộc đời có thể vui sướng hay khốn cùng. Để hướng đến một cuộc sống đầy hoa trái, và để làm cho nó tích cực, thực hành thiền phân tích [4]. Và tôi nhớ rằng tĩnh lặng và từ bi là một bộ phận quan trọng của đời sống con người. Tôi hy vọng rằng tất cả mọi độc giả của ‘Cuộc Đời Tích Cực’ sẽ chú tâm nhiều hơn đến những giá trị nội tại



        Phụ chú

        [1] Bi năng bạt nhất thiết chúng sinh chi khổ. Bi mẫn: là nguyện ước cho người khác giải thoát khỏi khổ đau và khỏi những nguyên nhân cho đau khổ.

        [2] Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc. Từ ái: Nguyện ước cho người khác được hạnh phúc và có nguyên nhân của hạnh phúc.

        [3] Aldous Leonard Huxley (1894-07-26 – 1963-11-22) , là một tác giả người Anh, nổi tiếng nhất với tác phẩm Thế Giới Mới Can Trường (Brave New World). Ông là cháu của Thomas Henry Huxley và là em trai của Julian Huxley.

        [4] Thiền quán, hay liễu biệt thiền, hay vypassana.

        Tuệ Uyển chuyển ngữ - 25/01/2011


        http://www.lifepositive.com/spirit/world-religions/buddhism/dalai-interview.asp
        #3
          tueuyen 05.08.2011 09:07:02 (permalink)
          0
          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI TẠP CHÍ CHINA NOW

          Tuệ Uyển chuyển ngữ - 21/06/2011

          Trọng tầm quan trọng từ những hành động của một cá nhân

          HỎI: Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa. Phong trào xã hội, cộng đồng, hay nhóm người có nghĩa là sự tham gia của những cá nhân. Xã hội có nghĩa là một tập thể của những cá nhân.

          Trong việc đáp ứng với Tây Tạng và nhiều người Hoa không phải Phật tử

          HỎI: Nếu ngài được trở lại với một Tây Tạng độc lập, có khó khăn không để điều hòa những nguyên tắc từ bi của Đạo Phật với thực tế của một quốc quyền và dân chúng là nhiều người Hoa không phải Phật tử?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã chú ý trong những thập niên vừa qua, quá nhiều thoái hóa trong văn hóa Tây Tạng và lối sống Tây Tạng. Bên cạnh những anh chị em người Hoa, ngay cả trong những người Tây Tạng dường như có một hiểm họa nào đấy. Thí dụ, một số người Tây Tạng trẻ mới đào thoát khỏi Tây Tạng trong vài năm qua - mặc dù ý thức như những người Tây Tạng là mạnh mẽ và rất tốt, thì những khía cạnh nào đấy trong thái độ của họ làm cho tôi băn khoăn ngày càng nhiều. Họ lập tức đánh nhau hay sử dụng sức mạnh. Mọi khía cạnh khác trong động cơ của họ thì quá tuyệt, nhưng có nhiều thoái hóa trong khiêm cung và lịch sự và thái độ từ bi. Nhưng rồi thì đấy là thực tế, vì thế chúng tôi phải đối diện với nó. Nhưng, tôi vẫn tin tưởng rằng khi chúng tôi có tự do - tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do hội họp - chúng tôi có thể giảm thiểu tối đa những điều này. Mặc dù trong tương lai, khi chúng tôi có tự do, tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng nữa. Đấy là quyết định cuối cùng của tôi.

          Về vai trò tương lai của Đức Thánh Thiện ở Tây Tạng

          HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài nói rằng sự thay đổi thái độ của một số người Tây Tạng làm ngài băn khoăn. Vì thế tôi tự hỏi tại sao ngài quyết định từ bỏ thẩm quyền lịch sử ở Tây Tạng khi dường như rằng những người trẻ Tây Tạng cần sự hướng dẫn tâm linh hơn là chính trị.

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật rằng tôi sẽ không là nguyên thủ của chính quyền Tây Tạng không có nghĩa là tôi sẽ từ bỏ trách nhiệm đạo đức hay chí nguyện. Dĩ nhiên, là một người Tây Tạng, đặc biệt vì tôi quá được tin tưởng, nghĩa vụ của tôi là phải phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng của tôi, để hổ trợ nhân loại trong tổng quát, đặc biệt những người nào quá tin cậy tôi.
          Cũng thế, nếu tiếp tục đảm đương trách nhiệm, mặc dù tôi nghĩ nhiều người Tây Tạng sẽ cảm kích điều này, một cách gián tiếp nó sẽ trở thành một chướng ngại cho việc phát triển dân chủ lành mạnh. Do thế, tôi quyết định tôi phải rút lui. Không có sự thuận lợi nào khác: nếu tôi tiếp tục như nguyên thủ của chính quyền và một vấn đề phát triển giữa chính phủ trung ương Tây Tạng và người dân hay chính quyền địa phương thì sự hiện diện của tôi có thể đưa đến những sự phức tạp xa hơn. Nếu tôi tiếp tục như một người thứ ba, sau đó tôi có thể hoạt động để giải quyết những vấn đề nghiêm trọng như vậy.

          Trong việc sử dụng bạo lực đề giải phóng Tây Tạng

          HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài không hy sinh niềm tin của ngài trong việc sử dụng bạo lực để giải phóng Tây Tạng là một hành vi đáng để theo, khi điều này có thể làm giảm thiểu nổi khổ đau của người Tây Tạng chứ?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ như vậy. Trong hoàn cảnh ấy, nhiều bạo động hơn sẽ xảy ra. Điều ấy có thể đưa công luận đến gần hơn và có thể có hổ trợ. Nhưng cuối cùng, điều quan trọng nhất là Trung Hoa và Tây Tạng phải sống bên cạnh nhau, cho dù chúng tôi muốn hay không. Do thế, nhằm đề sống một cách hòa hiệp, trong một cung cách hữu nghị, và hòa bình trong tương lai, sự đấu tranh quốc gia qua bất bạo động sẽ rất quan yếu.

          Một vấn đề quan trọng khác là sự đồng thuận hay giải pháp tối hậu phải do chính những người Trung Hoa và Tây Tạng tìm kiếm. Vì điều ấy chúng tôi cần sự hổ trợ từ phía Trung Hoa, tôi muốn nói từ phía những người Hoa; điều ấy rất quan yếu. Trong quá khứ, vị thế của chúng tôi là phương pháp bất bạo động chân thành; điều này đã tạo nên nhiều sự hổ trợ của người Hoa, khong chỉ từ bên ngoài mà cũng ở bên trong Hoa Lục. Có nhiều sự hổ trợ trong những người Hoa cho vấn đề của chúng tôi. Trong thời gian tới, nhiều hơn và nhiều người Hoa hơn đang biểu lộ sự cảm kích và tình cảm sâu xa của họ. Đôi khi họ vẫn thấy khó khăn để hổ trợ cho sự độc lập của Tây Tạng, nhưng họ đánh giá cung cách cuộc đấu tranh của chúng tôi. Tôi xem điều này là rất quý giá. Nếu người Tây Tạng cầm vũ khí, sau đó tôi nghĩ chúng tôi sẽ lập tức mất sự ủng hộ kiểu này.

          Chúng tôi cũng nhớ rằng một khi chúng tôi trau dồi một thái độ từ bi, bất bạo đến một cách tự động. Bất bạo động không là một ngôn ngữ ngoại giao, nó là từ bi trong hành động. Nếu quý vị thù hận trong tim, thế thì đương nhiên hành động của quý vị sẽ là bạo động, trái lại nếu quý vị có từ bi trong tim của quý vị, hành động của quý vị sẽ là bất bạo động. Như tôi đã nói trước đây, cho đến khi mà con người vẫn hiện hữu trên trái đất này luôn luôn sẽ có những sự bất đồng và quan điểm xung đột. Chúng ta có thể thấy điều này như đương nhiên. Nếu chúng ta sử dụng bạo lực nhằm để rút ngắn bất đồng và xung đột, sau đó chúng ta phải dự trù bạo động mỗi ngày và tôi nghĩ kết quả của điều này là kinh khủng. Xa hơn thế nữa, thật sự không thể xóa bỏ những bất đồng qua bạo động. Bạo động chỉ mang đến thậm chí nhiều phẩn uất và bất mãn hơn. Bất bạo động trái lại, phương tiện đối thoại, có nghĩa là dùng ngôn ngữ. Và phương pháp đối thoại hứa hẹn: lắng nghe quan điểm của người khác, và quan tâm tôn trọng những quyền của người khác, trong một sự hòa giải tâm linh. Không ai sẽ là người thắng cuộc một trăm phần trăm, và không ai sẽ là người thua cuộc một trăm phần trăm. Đấy là một phương cách thực tiển. Trong thực tế đấy là con đường duy nhất.

          Ngày nay, khi thế giới đã trở nên ngày càng nhỏ hơn, khái niệm của "chúng ta" và "họ" gần như lỗi thời. Nếu sự quan tâm của chúng ta hiện hữu một cách độc lập với những sự quan tâm của người khác, thế thì sẽ có thể có một kẻ thắng cuộc hoàn toàn và một người thua cuộc toàn diện, nhưng vì trong thực tế chúng ta tùy thuộc với nhau, sự quan tâm của chúng ta và của những người khác là quan hệ hổ tương rất nhiều. Không có sự tiếp cận này, sự hòa giải là không thể có. Thực tế thế giới ngày nay có nghĩa là chúng ta cần học hỏi và suy nghĩ trong cách này. Điều này căn cứ trên sự tiếp cận của chính tôi - phương pháp "trung đạo".

          Tôi xem những sự vi phạm nhân quyền và những thứ tương tự cũng như những triệu chứng. Thí dụ, nếu có một vết phồng hay mụn nhọt nào đấy ở ngoài da, nó là bởi vì có điều gì đấy sai sót trong thân thể. Chỉ trị liệu những triệu chứng thì không đầy đủ - chúng ta phải nhìn sâu hơn và cố gắng để tìm ra nguyên nhân chính. Chúng ta phải cố gắng để thay đổi những nguyên nhân nền tảng, vì thế những triệu chứng tự động biến mất. Tương tự thế, tôi nghĩ rằng có điều gì đấy sai sót với cấu trúc căn bản của chúng ta, đặc biệt trong lĩnh vực những mối quan hệ quốc tế. Tôi thường nói với bạn bè của tôi ở Hoa Kỳ và ở đây: "Quý vj yêu mến dân chủ và tự do rất nhiều. Nhưng khi quý vị đối diện với những quốc gia ngoại quốc, không ai đi theo những nguyên tắc dân chủ, nhưng tốt hơn quý vị nhìn năng lực kinh tế hay sức mạnh quân sự. Đương nhiên trong những mối quan hệ quốc tế, người thường quan tâm đến năng lực hay sức mạnh hơn là với những nguyên tắc dân chủ."

          Chúng ta phải làm điều gì đấy về những thứ tuyệt đẹp này nhưng là vũ khí phi thường. Vũ khí và sự thiết lập quân đội là để giết hại. Tôi nghĩ rằng một cách tinh thần có điều gì đấy sai lạc với khái niệm chiến tranh và sự thành lập quân đội. Cách này hay cách khác, chúng ta phải làm mọi cố gắng để giảm thiểu sức mạnh quân sự.

          Về vấn đề hổ trợ cho Tây Tạng

          HỎI: Đức Thánh Thiện muốn những thành viên của thính chúng làm gì để hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc dù tôi vô cùng lạc quan trong việc nhận nhiều sự hổ trợ từ nhiều nơi khác nhau như Hoa Kỳ và ở đây Anh Quốc, nhưng chúng tôi vẫn cần nhiều sự hổ trợ năng động hơn. Quý vị thấy, vấn đề Tây Tạng không chỉ là vấn đề nhân quyền, nó cũng liên hệ đến vấn đề môi trường và vấn đề phi thực dân hóa. Bất cứ cách nào quý vị có thể biểu lộ sự hổ trợ, chúng tôi cảm kích vô cùng.

          Về Thiền quán

          HỎI: Thiền quán đưa đến toại nguyện như thế nào?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi chúng ta dùng thuật ngữ "thiền quán", điều quan trọng là hiểu trong tâm rằng có nhiều ý nghĩa. Thí dụ, thiền quán có thể là thiền nhất niệm, quán chiếu, định chỉ, phân tích, v.v... Đặc biệt trong phạm vi thực tập trau dồi toại nguyện, loại thiền quán nên được áp dụng hay tiến hành là phân tích hơn. Quý vị phản chiếu trên những hậu quả tai hại của việc thiếu vắng toại nguyện và những lợi ích tích cực của toại nguyện, v.v... Bằng việc quán chiếu trên những thứ lợi và hại, chúng ta có thể tăng cường khả năng của chúng ta cho toại nguyện. Một trong những sự tiếp cận căn bản của Đạo Phật trong thiền quán là áp dụng một hình thức thực tập qua buổi công phu thiền quán vì thế nó có thể có một tác động trực tiếp trên thời điểm trụ thiền. Thí dụ, trong thái độ của chúng ta, sự tương tác của chúng ta với người khác, v.v...

          Về nghiệp báo

          HỎI: Nghiệp báo là luật nhân quả của hành vi chúng ta. Nhân quả trên vấn đề phi hành vi là gì?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nói một cách tổng quát, khi người ta nói về lý thuyết nghiệp báo, đặc biệt trong mối quan hệ đến nghiệp thiện và nghiệp bất thiện, rõ ràng nó nối kết với một hình thức của hành động. Nhưng điều ấy không có nghĩa rằng có những hành động trung tính hay nghiệp trung tính, là điều có thể được thấy như nghiệp báo của phi hành vi. Thí dụ, nếu chúng ta đối diện với một hoàn cảnh mà ai đấy cần sự giúp đở, khổ đau hay trong một tình trạng tuyệt vọng, và những hoàn cảnh như vậy , bởi việc năng động dấn thân hay liên hệ trong hoàn cảnh, chúng ta có thể giúp đở hay làm giảm thiểu khổ đau, rồi thì nếu chúng ta giữ tư thế không hành động điều đó có thể có những hậu quả nghiệp báo. Nhưng phụ thuộc rất nhiều trên thái độ và động cơ của chúng ta.

          Trong việc đạt đến niềm tin trong Phật tính của chúng ta

          HỎI: Phương pháp tốt nhất để đạt đến niềm tin vững vàng trong Phật tính của chúng ta là gì?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Căn cứ trên khái niệm về Tính không, ý nghĩa của Linh Quang chủ thể, và cũng của khái niệm của Linh Quang khách thể, chúng ta cố gắng để phát triển một sự thấu hiểu sâu sắc hơn về Phật tính. Không dễ dàng, nhưng qua khảo sát, tôi nghĩ cả thông tuệ và qua việc thực hiện nối kết với cảm giác hằng ngày của chúng ta, có một cách để phát triển một loại kinh nghiệm nào đấy sâu xa hơn hay cảm nhận về Phật tính.

          Trên vấn đề tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần

          HỎI: Thưa Đức Thánh Thiện, tại sao Đạo Phật được diễn tả như một con đường tinh thần khi mọi thứ xoay quan tâm thức?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, đúng rằng một số người diễn tả Đạo Phật như một khoa học tâm thức hơn là một tôn giáo. Trong những tác phẩm của một trong những đạo sư vĩ đại nhất của Đạo Phật, Long Thọ, đề cập rằng sự tiếp cận của con đường tinh thần của Đạo Phật đòi hỏi sự áp dụng phối hợp của năng lực niềm tin và thông tuệ. Mặc dù tôi không biết một cách chính xác tất cả những ý nghĩa vi tế sâu rộng của thuật ngữ tiếng Anh "tôn giáo", nhưng tôi nghĩ một cách cá nhân rằng Đạo Phật có thể được định nghĩa như một loại phối hợp của con đường tâm linh và hệ thống triết lý. Tuy nhiên, trong Đạo Phật, sự nhấn mạnh lớn hơn được gởi gắm ở lý trí và thông tuệ nhiều hơn là niềm tin. Nhưng chúng tôi thật sự thấy vai trò của niềm tin. Môn đệ của Đức Phật không chỉ tiếp nhận một cách đơn giản trong niềm tin mù quáng chỉ vì Ngài là Đức Phật, nhưng đúng hơn bởi vì lời của Đức Phật đã được minh chứng một cách vững chắc trong phạm vi của những hiện tượng và đề tài phù hợp với lý trí và sự thấu hiểu. Bằng việc suy luận rằng Đức Phật đã chứng minh đáng tin cậy trong những vấn đề này, chúng ta có thể kết luận rằng lời của Đức Phật cũng có thể được tiếp nhận như có giá trị trên những vấn đề hay chủ đề không quá rõ ràng đối với chúng ta. Một sự thấu hiểu và khảo sát thiết yếu là sự phán xét. Đức Phật cho chúng ta tự do để đưa tới những khảo sát xa hơn những lời nói của Ngài. Dường như rằng, trong nhân loại, một nhóm người tự diễn tả họ như là những người theo chủ nghĩa vật chất triệt để và nhóm những người khác tự cho căn bản đơn thuần trên niềm tin mà không có nhiều khảo sát. Ở đây là hai thế giới hay hai cuộc vận động. Đạo Phật không thuộc vào nhóm nào ở trên đây.

          Trên vấn đề niềm tin mù quáng

          HỎI: Ngài cảm thấy gì về niềm tin mù quáng nhằm để đạt đến giác ngộ?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ quý vị nên giữ trong tâm từ bi với tuệ trí. Thật quan trọng để sử dụng khả năng thông tuệ của mình để phán xét những hậu quả dài hạn và ngắn hạn trong những hành động của mình.

          HỎI: Trường hợp của những người không có niềm tin tôn giáo thì sao?

          ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cho dù chúng ta tôn thờ một tôn giáo hay không đấy là quyền của cá nhân. Có thể kiểm soát mà không có tôn giáo, và trong một vài trường hợp nó có thể làm cho đời sống đơn giản hơn. Nhưng khi quý vị không còn có bất cứ sự hứng thú nào trong tôn giáo, quý vị không nên quên lãng những giá trị của những phẩm chất tốt đẹp của con người. Cho đến khi nào chúng ta vẫn là những con người, và là những thành viên của cộng đồng nhân loại, chúng ta cần lòng từ bi của nhân loại, lòng thương của con người. Không có điều này, chúng ta không thể hạnh phúc. Vì tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và để có một gia đình hạnh phúc và những thân hữu hạnh phúc, chúng ta phải phát triển lòng từ bi và yêu mến. Thật quan trọng để nhận ra rằng có hai trình độ tâm linh, một là niềm tin tôn giáo, và một không có tôn giáo. Với loại không có tôn giáo, chúng ta cố gắng một cách đơn giản để là một con người với trái tim nồng ấm.

          An Interview with the Dalai Lama
          Ẩn Tâm Lộ ngày 15/07/2011
          http://chinanowmag.com/interview.htm
          <bài viết được chỉnh sửa lúc 05.08.2011 09:10:30 bởi tueuyen >
          #4
            tueuyen 11.08.2011 00:33:02 (permalink)
            0

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI RAIMUNDO

            Tác giả: Raimundo Bultrini, - Anh dịch: Alison Duguid
            Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


            Tại Rimini, vào buổi sáng thứ hai của những lễ lạc và hội họp trong khu nghĩ mát sang trọng của bờ biển Adriatic[1], Đức Đạt Lai Lạt Ma, lưu vong từ Tây Tạng, đã có một cuộc gặp gở mà trong thời điểm này dường như là một điềm lành.

            Trên một lời mời từ Hội Hữu Nghị Ý-Tạng trong một phố thị trung cổ Pennabilli, Tenzin Gyatso, một thầy tu và khôi nguyên Nobel Hòa Bình, đã ôm chầm lấy vị giáo sĩ Hồi Giáo của Rimini trước vị giám mục Thiên Chúa Giáo địa phương và đám đông quần chúng.

            Đấy là một thời khắc cảm động đối với mỗi người và đã có những giòng lệ trên đôi mắt của nhiều người khi tư tưởng của thù hận và bạo động vẫn đang tiếp diễn ở những nơi nào đấy ở Ý Đại Lợi và trên thế giới của một thiểu số những kẻ cực đoan.

            "Bất cứ nguyên nhân là gì, chúng ta hãy phản chiếu trên thực tế rằng họ không hạnh phúc và chúng ta hãy cố gắng để chia sẻ nổi bất hạnh của họ" là những từ ngữ khuyến tấn nền tảng mà Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã cống hiến cho những người phương Tây trong bài phỏng vấn này vào lúc kết thúc chuyến viếng thăm Rimini.



            PHỎNG VẤN



            RAIMUNDO: Thưa Đức Thánh Thiện, ngài thường yêu cầu chúng ta cố gắng để thấu hiểu những nguyên nhân của thù hận từ gốc rể. Ngài đã rút ra kết luận gì về nguồn gốc của những gì mà ngày nay người ta gọi là một "sự xung đột của những nền văn minh?"

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã nói trong một trường hợp khác, sau thảm họa kinh hoàng và đau đớn 9/11, rằng nguyên nhân là phải được tìm trong những thế kỷ trước đây, thế kỷ hai mươi, thế kỷ mười chín và thậm chí trước nữa. Chính sách thuộc địa là tiến trình của phương Tây trong khi những quốc gia Hồi Giáo bị bỏ lại. Nhưng họ không phải là đơn lẻ. Nhiều người Ấn Độ và Á châu đã có những vấn đề với điều gọi là "sự xâm lược văn hóa Âu Mỹ". Vì nhiều lý do, những người Hồi Giáo xem lối sống phương Tây đe dọa nghiêm trọng đến những truyền thống của họ. Rồi thì có những lý do chính trị, bởi vì Hoa Kỳ và Do Thái là những đồng minh thân thiết nhất, v.v..., nhưng danh sách những nguyên nhân, như quý vị biết, sẽ rất dài. Trước tiên, tất cả chúng ta phải nhận định rằng cuộc tranh luận dài đăng đẳng này đã tạo nên và làm chai cứng những cuộc xung đột cảm xúc mênh mang mà không thể dễ dàng giải quyết với những sách lược ngắn hạn."

            RAIMUNDO: Ngài muốn nói gì qua sách lược ngắn hạn?

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đấy là những dự phòng an ninh nghiêm ngặt cần thiết nhưng có những hệ quả là những thứ không thể luôn luôn kiểm soát được. Đối với tôi, như một Phật tử và một người tôn giáo, điều sẽ hấp dẫn hơn là một sự đối trị tập trung sâu sắc và dài hạn bởi vì có một nhu cầu để tái cầu trúc hệ thống miễn nhiểm của thế giới chúng ta. Khi hệ thống mạnh mẽ, những sự tiêm nhiễm tiểu tiết sẽ không làm tổn hại chúng ta, nhưng khi nó yếu kém thế thì hiểm họa là bệnh tật ấy có thể xâm hại thân thể và tâm hồn chúng ta.

            RAIMUNDO: Và làm thế nào chúng ta có thể tái xây dựng hệ thống yếu kém của thế giới chúng ta?

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rể của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hận và thù oán. Rồi thì một sự quan tâm cho những không gian hổ tương sẽ được tái thiết lập nhanh chóng trong các mối quan hệ giữa Bắc và Nam, giữa giàu và nghèo, giữa những người vô thần và Ki Tô"

            RAIMUNDO: Đức Thánh Thiện cũng nhận thấy rằng điều ấy sẽ cần một thời gian dài, có lẽ quá dài cho chúng ta sống để thấy kết quả.

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đáng buồn thay, cho đến bây giờ, chỉ những hạt giống tiêu cực là được gieo xuống, với óc thông minh của con người trên một bộ phận ít ỏi, đang được sử dụng để tạo nên những tàn hại tối đa có thể được đến toàn thể nhân loại, mà không ngại gì đến trẻ con, những người vô tội, ngay cả cho những anh chị em cùng tín ngưỡng của họ. Những hành vi như vậy thì không dễ dàng xua tan khỏi ký ức, nhưng những gì cần thiết, nhằm để không tiếp tục tàn hại tâm thức với những thái độ tiêu cực, là một biện pháp đối phó, bắt đầu với việc thúc đẩy những giá trị nhân bản bởi vì chúng ta là con người, và chúng ta phải sống với nhau.

            RAIMUNDO: Phương Tây hay người Tây phương có thể làm gì trong một phương thức cụ thể vào thời điểm này?

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lắng nghe. Hãy lắng nghe những lời than trách của họ và lý lẽ của họ. Họ không hạnh phúc và chúng ta nên chia sẻ nổi bất hạnh của họ.

            RAIMUNDO:
            Thưa Đức Thánh Thiện, ngài phải công nhận rằng như vậy là hơi khó đấy chứ.

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
            Nhưng nếu chúng ta phân tích vấn đề, chúng ta có thể thấy rằng các giới hạn của những người theo trào lưu cực đoan nằm trong sự bất lực của họ không thể cho phép ngay cả ý tưởng đối thoại, có chứng cứ trong những cố gắng của họ dù là không thấy khi họ thể hiện ra bằng hành động của họ. Trong những giáo sĩ Hồi Giáo có những sự diễn giải kinh Koran khác nhau nhưng sự thông hiểu cuối cùng là tùy ở mỗi cá nhân. Đấy là tại sao có những kẻ cực đoan và làm ô danh như họ hiện hữu trong bất cứ tôn giáo nào.

            RAIMUNDO: Ngay cả trong Phật Giáo?

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chắc chắn như thế ngay cả trong Đạo Phật. Vào năm 1997, một nhóm cho rằng từ trong một trường phái của tôi bị nghi ngờ quyết liệt trong việc giết hại một vị lạt ma rất thân thiết của tôi, hiệu trưởng của một trường Biện Chứng Tây Tạng ở Dharamsala. và hai tu sĩ, thông dịch viên, những người đang đóng một vai trò quan trọng trong việc phiên dịch với người Trung Hoa. Cũng những người này đã đánh đập và đe dọa những người Tây Tạng khác nhân danh ảo giác của họ, điều mà tôi có thể định nghĩa như chủ nghĩa cực đoan Phật Giáo. Họ tin tưởng một linh thức hộ vệ nào đấy, mà tôi cũng đã từng cầu nguyện và bây giờ tôi không tin tưởng vị ấy quan trọng như một vị Phật. Nhằm để xác nhận điều này, họ đã đi đến tàn hại những người chung quanh họ thay vì tôn trọng và thấu hiểu những người ấy, cùng với giáo huấn của bậc vĩ nhân đã trao truyền những nguyên tắc từ bi phổ quát năm thế kỷ trước Giê-su Ki-tô. Từ quan điểm này, kinh nghiệm của chúng ta không có gì khác biệt đối với Ki Tô Giáo hay Ấn Độ Giáo.

            RAIMUNDO: Trong ý kiến của ngài những kẻ ôm bom tự sát thuộc lực lượng vũ trang cực đoan có tổ chức trên phạm vi toàn cầu hay không?

            ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu tổ chức khủng bố thấy mọi người đã sẳn sàng theo mệnh lệnh của chúng, những hạt giống của thù hận tự động hiện hữu. Nhiều người thân hữu Hồi Giáo lo lắng về những hành vi của những kẻ tự xưng họ là Hồi giáo nhưng thật sự không phải thế bởi vì cả Hồi Giáo hiện tại và xưa kia, sự bao dung căn cứ trên tôn giáo có các thế hệ ngưỡng mộ những bậc uyên bác và thông tuệ. Thí dụ, một hệ thống ngân hàng nào đấy bị cầm đoán vì nó được xem là một hình thức người bóc lột người, đây là một động cơ cao quý. Một phóng viên sống ở Teheran, thủ đô Iran, trong thời kỳ của Ayatollah đã nói với tôi rằng một giáo sĩ Hồi Giáo mà ông ta biết đã nhận những sự hiến cúng rất giàu và ông đã phân phối chúng một cách bình đẳng đến những người nghèo. Đây là từ bi. Vì lý do này, chúng ta không thể chấp giữ nó để chống lại tất cả những người Hồi Giáo, đấy sẽ là một sai lầm hoàn toàn. Ngay cả những người Tây Tạng chúng tôi không thể quy cho những điều kiện khổ não hiện tại của chúng tôi cho những người ở Bắc Kinh. Hãy nhìn vào những lỗi lầm của chính mình là việc bắt đầu cho một tiến trình của sự thấu hiểu toàn cầu.

            Interview with His Holiness the Dalai Lama
            by Raimondo Bultrini
            Engl. Trans. by Alison Duguid
            © Merigar, Dzogchen Community Italy

            Ẩn Tâm Lộ ngày 20/06/2011
            http://info-buddhism.com/Interview_with_HH_the_Dalai_Lama.html

            [1] Biển nằm giữa Ý Đại Lợi và bán đảo Balkcan - Hy Lạp
            #5
              tueuyen 18.08.2011 22:45:08 (permalink)
              0
              AMITABH PAL PHỎNG VẤN ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

              The Dalai Lama Interview by Amitabh Pal
              Tuệ Uyển chuyền ngữ - 06/02/2011

              Quý vị phải thật là cứng cỏi mới không bị lôi cuốn với sự hấp dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã xuyên qua buổi hội họp của chúng tôi thật dễ thương và thân hữu – hoàn toàn với một cảm nhận hài hước năng động – mà tôi phải bị chinh phục.

              Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh vào ngày 6 tháng Bảy năm 1935, ở miền Đông Bắc Tây Tạng, tỉnh Amdo. Cha mẹ đặt tên cho ngài là Lhamo Thondup, ngài được đặt tên lại là Jetsun Jamphel Ngawang Lobsang Yeshe Tenzin Gyatso khi những tu sĩ khám phá ra ngài vào lúc hai tuổi và tuyên bố ngài là tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma tiền nhiệm. Khi ngài mười lăm tuổi, Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng. Trong khi cả hai bên đã đi đến một thỏa thuận cho phép Đức Đạt Lai Lạt Ma tại vị, thì thỏa ước này đã chấm dứt vào năm 1959 khi Hồng Quân bắt đầu nghiền nát một cuộc nổi dậy bên sườn phía Đông của Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát sang Ấn Độ cùng với một số thành viên của ngài. Từ năm 1960, ngài đã sống tại Dharamsala, một thị trấn tọa lạc trên những vùng đồi núi của Hy mã lạp sơn mà đã trở thành đại bản doanh của chính quyền lưu vong Tây Tạng và nơi cư trú của hơn mười nghìn đồng bào của ngài.

              Đức Đạt Lai Lạt Ma là một nhà du hành thường xuyên và đã thăm viếng phương Tây rất nhiều lần trong những năm gần đây để quảng bá về vấn đề Tây Tạng, xuất hiện thường xuyên trên những phương tiện truyền thông và công cộng. Ngài đã viết hai quyền hồi ký, Đất Nước Tôi và Đồng Bào Tôi và Tự Do Trong Lưu Đày, và nhiều quyển sách nói về tôn giáo và tâm linh, kể cả một quyển sách mới xuất bản Vũ Trụ Trong Một Nguyên Tử. Kể lại đời sống của Đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện trong hai bộ phim của Hollywood: Kundun và Bảy Năm ở Tây Tạng.

              Năm 1989, ngài đã nhận giải Nobel Hòa Bình “lần đầu tiên và nổi bật nhất cho sự đề kháng bền bỉ trong việc sử dụng phương pháp bạo động cho cuộc đấu tranh của đồng bào ngài để dành lại quyền tự do,” Egil Aarvik, chủ tịch của Ủy Ban Trao Giải Nobel đã nói như thế.

              “Tôi nhận giải với lòng biết ơn sâu sắc nhân danh những người bị áp bức khắp mọi nơi và cho tất cả những ai đấu tranh cho tự do và hành động cho hòa bình thế giới,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói thế trong lời phát biểu nhận giải. “Tôi nhận giải như một sự hiến dâng đến bậc hiền nhân đã khai mở truyền thống hành động bất bạo động hiện đại vì sự thay đổi - Thánh Gandhi – mà đời sống của người đã hướng dẫn và truyền cảm hứng cho tôi. Và dĩ nhiên, tôi nhận giải nhân danh sáu triệu người Tây Tạng, những nông dân nam nữ can trường của tôi bên trong Tây Tạng, những người đã đau khổ và tiếp tục khổ đau quá nhiều.”

              Đức Đạt Lai Lạt Ma có lẻ là một trong những người năng động nhất trên thế giới. Ngay trước tôi trong thời biểu gặp gở của ngài là cựu tổng thống của El Salvador, Francisco Flores. Kế tiếp trong cùng buổi trưa, ngôi sao điện ảnh Jet Li ghé ngang. Vô số khách du lịch phương Tây sắp xếp thời gian thăm viếng của họ đến Dharamsala phù hợp với lúc nào ngài hiện diện ở nơi thường trú chỉ vì để họ có thể có dịp ngắm nhìn ngài một lần.

              Tôi đã yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 6 tháng Mười ở Dharamsala. Ngài ở trong một ngôi nhà đối diện với ngôi chùa và một khu công cộng nơi ngài ban bố những bài thuyết giảng. Ngôi nhà không quá lớn với bên ngoài, nhưng có một khuôn viên rộng rãi vây quanh bởi những phòng ốc ấm cúng. Sau khi được kiểm tra an ninh, tôi được đưa đến một phòng chờ đợi mà trong ấy trừng bày nhiều giải thưởng khác nhau và những bằng tuyên dương mà ngài đã nhận, mặc dù tôi chú ý rằng trong ấy vắng bóng huy chương Nobel. (Sau này tôi được người hộ tống của tôi, Jigmey Tsultrim, nói rằng ngài đặt nó trong phòng thiền).

              Tenzin Taklha và Tenzin Geyche Tethong, cả hai là những phụ tá của Đức Đạt Lai Lạt Ma, ghé ngang và trao đổi với tôi trong khi tôi chờ đợi. Khi tôi được ra hiệu cho cuộc phỏng vấn, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ở bên ngoài hành lang chờ đợi để chào đón tôi. Ngài dưa tay hướng dẫn tôi đến phòng khách, nơi chúng tôi nói chuyện. Phòng trưng bày một bức hình Đức Phật trong một khung gỗ và một vài bức tranh thangka vải miêu tả những biểu tượng Phật Giáo. Ngồi bên cạnh với người phụ tá tiếng Anh là Tenzin Geyche Tethong (mà đôi khi Đức Đạt Lai Lạt Ma cần đến chỉ một vài lần). Khi tôi hỏi về một câu hỏi liên quan đến Phật Giáo, một tu sĩ trẻ được mời đến để hổ trợ với sự diễn dịch về những khái niệm tôn giáo. Đức Đạt Lai Lạt Ma chấm phá cả buổi phỏng vấn với nụ cười cao giọng mà cao cả của ngài.

              Khi buổi phỏng vấn chấm dứt, Đức Đạt Lai Lạt Ma siết chặc tay tôi cho tấm hình lưu niệm. Khi tôi sắp rời đi, ngài đặt chung quanh cổ tôi một tắm khăn choàng trắng theo truyền thống Tây Tạng của lời chào giả biệt một người. Khi tôi xá chào một cách nhẹ nhàng theo tri thức, ngài xá chào lại thật sâu để đáp lại rằng tình cảnh đã trở nên hơi vụng về. Thật khó để không bị Đức Đạt Lai Lạt Ma làm cho khuây khỏa.


              1.- HỎI: Tư tưởng của ngài là thế nào về cuộc chiến Iraq?

              ĐÁP: Khi sự kiện 11/09 xãy ra, ngày kế tôi đã viết một lá thư cho Tổng Thống Bush như một người bạn – bởi vì tôi biết ông ta một cách thân hữu cá nhân. Tôi đã viết lá thư này và nhấn mạnh, bên cạnh lời chia buồn và sự đau buồn của tôi, là một biện pháp đối phó đến thảm kịch này: một sự đáp ứng bất bạo động bởi vì như thế sẽ có tác động hơn. Thế đấy là tư thái của tôi. Và rồi chỉ trước khi cuộc khủng hoảng Iraq bắt đầu, hàng triệu con người từ những quốc gia như Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ biểu lộ sự đối kháng của họ với bạo động. Tôi thật sự ngưỡng mộ và cảm kich điều này.

              Khi cuộc chiến bắt đầu, một số người lập tức hỏi tôi điều ấy có hợp lý hay không, điều ấy đúng hay sai. Trên nguyên tắc, bất cứ phương sách bạo động nào cũng là sai. Liên hệ đến trường hợp của A Phú Hản và Iraq, chỉ có lịch sử mới có thể nói. Vào thời điểm này, A Phú Hản có thể đang cho thấy một số kết quả tích cực, nhưng vẫn không thật ổn định. Với Iraq, còn quá sớm để nói. Có quá nhiều thương vong; quá nhiều thù hận.

              2.- HỎI: Đâu là cội nguồn của khủng bố, và giải pháp của điều ấy là gì?

              ĐÁP: Vào lúc ban đầu, khủng bố là một hổn hợp của chính trị, kinh tế, và tôn giáo. Bây giờ, dường như khủng bố là cá nhân hơn và thực hiện để trả thù cho những mối ác cảm cá nhân. Vì thế có hai loại khủng bố.

              Ngay sau sự kiện 11/09, một số phóng viên đã hỏi tôi tại sao khủng bố xãy ra. Tôi đã nói rằng quan điểm của tôi là: những hành động như vậy không thể có ngoại trừ quý vị có lòng hận thù rất mạnh mẽ và ý chí cùng quyết tâm rất mạnh. Sự thù hận kinh khủng như vậy đến từ nhiều lý do khác nhau. Những nguyên nhân của sự thù hận này có thể có từ hàng thế kỷ. Một số người nói rằng phương Tây có một lịch sử tàn khốc . Những người này cũng có thể thấy những sự thành đạt của phương Tây – trong những hình thức thành tựu của kinh tế, giáo dục, sức khỏe, và xã hội – như một kết quả của sự khai thác những quốc gia nghèo khó hơn, kể cả những quốc gia Ả Rập. Những nước phương Tây giàu lên do việc sử dụng những nguồn tài nguyên như dầu mỏ của Ả Rập. Trong khi, những nước cung cấp nguyên vật liệu thô vẫn nghèo khó. Qua những sự thiếu công bằng như vậy, sự ganh tỵ được tạo nên. Rồi thì, có lẻ có những nhân tố tôn giáo. Trong một số khu vực, có khái niệm một tôn giáo, một chân lý. Trong thế giới Hồi Giáo, có niềm tin Thánh Allah. Ở phương Tây, xã hội đa tôn giáo hiện đại là một loại thử thách nào đấy đến điều này. Tôi cảm thấy đây là những nguyên nhân chính, và khi phối hợp với nhiều sự sân hận và thất vọng, làm nên một sự thù ghét khổng lồ.

              Những biện pháp đối phó cho những vấn đề này không dễ dàng. Chúng ta cần hai cấp độ. Một cấp độ - ngay lập tức – nhiều chính quyền đang thể hiện, bao gồm một số phương pháp bạo động, đúng hay sai. Nhưng chúng ta cũng phải có những lộ trình dài hạn. Trong thế giới Hồi Giáo, những con người manh động nào đó luôn luôn ở đấy, giống như trong những người Ki Tô Giáo, Ấn Giáo và Phật tử. Chúng ta không thể đổ vấy cho cả xã hội Hồi Giáo về những hành vi manh động của một số ít cá nhân nào đấy. Do thế, trong cấp độ công cộng phổ quát chúng ta phải trau dồi niềm tin không chỉ một tôn giáo, một chân lý, mà là đa nguyên và nhiều chân lý. Chúng ta có thể thay đổi không khí, và chúng ta có thể điều chỉnh những cung cách nào đấy của suy nghĩ.

              Rồi thì, thứ hai là, nên có một sự đối thoại tâm linh. Bất cứ khi nào chúng ta thấy bất cứ những sự bất đồng nào, chúng ta phải nghĩ đến việc làm thế nào để giải quyết chúng trên căn bản của nhận thức về sự duy nhất của toàn thể nhân loại. Đây là một thực tế hiện đại. Khi một cộng đồng nào đấy bị tiêu diệt, trong thực tế nó tàn phá một bộ phận của tất cả chúng ta. Do vậy, nên có một nhận thức rõ ràng rằng toàn thể nhân loại thật đúng là một gia đình. Bất cứ sự xung đột nào trong loài người nên được xem như một sự xung đột gia đình. Chúng ta phải tìm ra một giải pháp trong không khí này.

              Không dễ dàng. Nếu chúng ta xử trí những vấn đề này trong những cung cách sai lạc, rồi thì trong khi hôm nay có một bin Laden , sau vài năm sẽ có mười bin Laden. Và có thể sau một vài năm, sẽ có cả 100 bin Laden.

              3.- HỎI: Ngoài Phật Giáo, điều gì khác hơn là nguồn gốc cho sự cảm hứng của ngài?

              ĐÁP: Những giá trị nhân bản. Khi tôi nhìn vào những con chim hay thú vật, sự tồn tại của chúng không có sự thống trị, không có những điều kiện, không có tổ chức. Nhưng những bà mẹ chăm sóc con cái của chúng một cách tốt đẹp. Đấy là tự nhiên. Trong con người cũng thế, cha mẹ - đặc biệt là những bà mẹ – và con cái có một mối ràng buộc đặc biệt. Sửa mẹ là một dấu hiệu của ảnh hưởng này. Chúng ta được tạo nên bằng cách ấy. Sự tồn tại của đứa trẻ hoàn toàn tùy thuộc trên tác động của người nào khác đấy. Do thế, một cách căn bản, sự sinh tồn của mỗi cá nhân hay tương lai tùy thuộc trên xã hội. Chúng ta cần những giá trị nhân bản này. Tôi gọi đây là những đạo đức trần gian, những niềm tin thế tục. Không có mối quan hệ với bất cứ một tôn giáo đặc thù nào. Ngay cả không có tôn giáo, ngay cả như những người không tín ngưỡng, chúng ta có khả năng để xúc tiến những điều này.

              4.- HỎI: Có phải đây là những gì mà Đạo Phật phải cống hiến đến những người không tín ngưỡng?

              ĐÁP: Không, những điều này không nhất thiết là những giáo huấn của Đạo Phật. Đây là những lời dạy căn cứ trên những giá trị nhân bản. Cung cách của sự trình bày khác biệt tương ứng đến mỗi tôn giáo. Trong những tôn giáo hữu thần [1] như Đạo Phật, những giá trị của Phật Giáo là nhất quán. Trong những tôn giáo vô thần, như một số tư tưởng cổ xưa của Ấn Độ, luật nghiệp báo được áp dụng. Nếu bạn làm điều lành, bạn sẽ gặt hái kết quả lành. Bây giờ, những gì chúng ta cần là một phương pháp để giáo hóa những người không tín ngưỡng. Những người không tín ngưỡng có thể bình phẩm tất cả những tôn giáo, nhưng họ nên tử tế trong tim họ.

              Hạnh phúc và thành công của nhân loại tùy thuộc trên điều này.

              5.- HỎI: Đạo Phật là một tôn giáo nam giới ưu thế. Quan điểm của ngài là thế nào đối với việc để nhiều nữ nhân hơn trong những vị trí lĩnh đạo thuộc hệ thống thứ bậc của Phật giáo?

              ĐÁP: Trước nhất, trong những thành viên của tất cả những tôn giáo, nữ nhân là đa số. Trong Ấn Giáo, nữ nhân thật là ngoan hiền, và, tương tự thế, trong Phật tử cũng vậy. Tôi nghĩ khi những tôn giáo như Ấn Giáo và Phật Giáo – cũng như Ki Tô Giáo và Do Thái Giáo – khi được thành lập, vào những thời điểm của những xã hội thông thường là nam giới chiếm ưu thế. Thế nên, quan điểm xã hội này cũng ảnh hưởng đến tôn giáo. Thí dụ, khi Đức Phật hiện diện trên thế gian này 2.500 năm trước, xã hội mà Đức Phật đang thuyết pháp là nam giới thống trị. Nếu ngài nhấn mạnh những quan điểm nữ quyền, không ai sẽ nghe theo ngài. [Cười] Tôi nghĩ ngay cả những bậc đạo sư vĩ đại này cũng thường giảng dạy phù hợp với những hoàn cảnh xã hội đương thời. Trong Đạo Phật cũng thế, một vị tì kheo [cụ túc giới nam] được xem như cao hơn một vị tì kheo ni [cụ túc giới nữ]. Cụ túc giới nam thường ngồi cao hơn.

              Điều quan trọng là bây giờ, trong ba mươi năm qua, chúng tôi đã hành động để thay đổi điều ấy. Nhiều nữ tu rất chân thành, nhưng họ không có cơ hội để vươn lên đến cấp độ thọ giới cao nhất. Điều này đã làm cho tôi cảm thấy không thoãi mái thế nào ấy, đặc biệt vì Đức Phật đã ban cho những cơ hội bình đẵng đến nữ nhân. Nhưng chúng tôi, ngay cả là những môn nhân của Đức Phật, đã hờ hững điều đó. Trong những thế kỷ sau này, chúng tôi đã hoàn toàn thờ ơ phẩm chất học hỏi tôn giáo trong những ni viện. Trong bốn mươi năm gần đây, kể từ khi chúng tôi hiện diện ở Ấn Độ, ni viện đã phát triển tốt đẹp hơn. Sau đó, chúng tôi đã giới thiệu cùng những trình độ như nhau về học vấn cho cả nam và nữ. Bây giờ cả tăng và ni đều có thể đạt bằng tiến sĩ về Phật học.

              6.- HỎI: Vậy thì trong tương lai cả nam và nữ đều có thể là những lạt ma cao cấp nhất chứ?

              ĐÁP: Cho đến hiện nay, hầu hết những vị trụ trì trong những ni viện là nam giới. Bây giờ, sẽ có những nữ trụ trì có phẩm chất cao độ trong chính những ni viện. Rồi thì, nếu một nữ lạt ma viên tịch và vị ấy là một học giả và hành giả phẩm hạnh, hoàn toàn có thể sự tái sinh cũng sẽ là một nữ nhân. Do thế, tôi nghĩ, trong thế kỷ 22, sẽ có nhiều vị tái sinh nữ trong những ni học viện. Thế thì sẽ có sự tranh đua giữa những học viện nam lạt ma và học viện nữ lạt ma. Đó sẽ là một loại thi đua tích cực. [Cười]

              7.- HỎI: Ngài hy vọng gì cho một giải pháp công minh với Trung Hoa, và loại hệ thống và xã hội nào mà ngài tiên liệu cho Tây Tạng một khi điều ấy xãy ra?

              ĐÁP: Một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa. Một sự tự trị được cung ứng trong Hiến Pháp Trung Hoa cho những khối thiểu số và quyền lợi đặc biệt được bảo đảm cho Tây Tạng. Tuy nhiên, trong những quốc gia cộng sản, đôi khi hiến pháp mà họ viết lên không được thực hiện một cách chân thành. Đấy là một trường hợp đặc biệt với Tây Tạng. Có thể trở nên một quốc gia hai hệ thống. [2] Tại sao không? Hãy nhìn Tây Tạng một cách lịch sử: Ngôn ngữ khác nhau, văn hóa khác nhau, địa dư khác nhau. Do thế, nhằm để đạt được một sự toại nguyện tối đa cho đồng bào Tây Tạng, tôi nghĩ một cấp độ tự trị cao hơn nên được thực hiện. Rồi thì sự trung thành đối với nhân dân Trung Hoa sẽ đến một cách tự nhiên. Người Tây Tạng sẽ vui mừng thụ hưởng một sự tự trị thật sự. Đấy là sự bảo đảm cho việc bảo tồn bản sắc của chúng tôi, văn hóa của chúng tôi, tâm linh của chúng tôi, môi trường của chúng tôi.

              Sự hứng thú thông thường của chúng tôi là phát triển vật chất hơn, chẳng hạn như việc xây dựng đường sắt. Trong một Tây Tạng độc lập, một việc xây dựng đường sắt như vậy [chính quyền Bắc Kinh đang thiết lập một hệ thống đường sắt quan trọng trong khu vực] và những sự giao lưu sẽ không thể có. Nhưng bởi vì những nguồn tài nguyên như vậy là sẳn có ở Trung Hoa, những việc như vậy trở nên khả dĩ. Trên một phương diện khác, mặc dù một sự phát triên kinh tế nào đó đã xãy ra dưới sự cai trị của Bắc Kinh, điều ấy không vì bất cứ quyền lợi nào hay sự tự trị đầy đủ. Bên trong Tây Tạng, mặc dù kinh tế là khá hơn, nhưng có nhiều sự phẩn uất. Do vậy, đấy là suy nghĩ của tôi: không ly khai, tự trị. Thậm chí Hiến Pháp Trung Hoa cũng đã cho chúng tôi điều ấy. Một cách căn bản, tôi không chống lại sự suy nghĩ của chính quyền Trung Hoa. Sự quan tâm chính của chính quyền là Tây Tạng phải hiện hữu trong Trung Hoa. Điều ấy chúng tôi hoàn toàn đồng ý. Không có những khác biệt căn bản. Thế thì, chúng tôi có cùng những mục tiêu: ổn định, thống nhất, và thịnh vượng. Chúng tôi cũng muốn thế. Nhưng những phương pháp? Cung cách mà nhà đương cục Trung Hoa thi hành là đem sự ổn định và thống nhất dưới họng súng. Đó là cái nhìn đơn phương của họ. Sự tiếp cận của chúng tôi là không thay đổi mà đấy là cho chúng tôi một sự toại nguyện nào đấy. Rồi thì sự thống nhất và ổn định tự nhiên đến với một sự tỉnh thức về những quan tâm thông thường. Ở Quebec, Canada, một số nhà chính trị muốn độc lập, nhưng khi người ta được hỏi, họ cho thấy rằng sự thích thú của họ to lớn hơn, lợi ích của họ to lớn hơn, là bằng việc ở lại với Canada. Đấy cũng là một điều tương tự với Tô Cách Lan. Sự tự trị cao độ của họ trong Anh Quốc đã cho họ một sự hài lòng . Do thế, ban bố một cấp độ tự trị cao độ hơn không đưa đến hiểm họa của ly khai.

              8.- HỎI: Vai trò của ngài là gì trong hệ thống ấy?

              ĐÁP: Vai trò riêng của tôi? Không gì cả. Số không. Vào đầu năm 1969, tôi đã ra một tuyên bố chính thức rằng ngay cả thể chế Đạt Lai Lạt Ma, nó có tiếp tục hay không, tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Thứ hai, trong năm 1992, tôi đã làm rõ rằng khi ngày giờ cho việc trở lại của chúng tôi đến – với một cấp độ tự do nào đấy, tôi sẽ trao quyền lực chính trị của tôi cho chính quyền địa phương Tây Tạng. Một cách đầy hy vọng, chính quyền ấy sẽ là một chính thể dân chủ, dân cử. Và ngay cả trong khi tôi hiện diện bên ngoài Tây Tạng – trong sáu mươi năm qua – chúng tôi đã thi hành những nổ lực mạnh mẽ với sự dân chủ hóa. Trong bốn năm qua, chúng tôi đã thiết lập một đội ngũ lĩnh đạo chính trị dân cử. Từ lúc ấy, tôi đã có một vị trí bán hưu trí. Một khi ngày trở về đến, tôi sẽ về hưu hoàn toàn.

              Sẽ không có vai trò chính trị gì cho Đạt Lai Lạt Ma. Điều này sẽ là thật sự không chỉ cho tôi mà cho bất cứ vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai nào.

              9.- HỎI: Và ngài đã từng nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma tiếp theo sẽ được tìm thấy bên ngoài Trung Hoa?

              ĐÁP: Như tôi đã nói ở phần trước đây, cho dù thế chế này sẽ tiếp tục hay không tùy thuộc vào đồng bào Tây Tạng. Dưới những tình cảnh tối ưu, tôi nghĩ rằng thế chế ấy nên tiếp tục. Thứ nhất, bảo tồn thế chế là quan trọng. Rồi thì, có lịch sử cá nhân. Cả hai sự lựa chọn nên được giữ cởi mở như thế. Nếu đồng bào Tây Tạng muốn một sự tái sinh khác, thế thì một cách hợp lý trong khi chúng tôi ở bên ngoài, vị kế tục phải là người nào đấy có thể tiếp tục nhiệm vụ này, mà đã không được vị tiền nhiệm hoàn tất. Điều đó có nghĩa rằng vị ấy phải đến từ một quốc gia tự do. Nhưng chính quyền Bắc Kinh cũng sẽ chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma. Vì thế sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma. Một Đạt Lai Lạt Ma - Đạt Lai Lạt Ma chính thức của Bắc Kinh – đồng bào Tây Tạng sẽ không có niềm tin. Ngay cả người dân thường của Trung Hoa sẽ không tin tưởng gì vào vị ấy. Đấy sẽ là một Đạt Lai Lạt Ma giả mạo. Đôi khi những anh chị em Trung Hoa có những sự tính toán khác. [Cười]

              10.- HỎI: Ngài lượng định gì về chính sách của Hoa Kỳ đối với Tây Tạng?

              ĐÁP: Tôi cảm thấy rằng điều ấy là hoàn toàn hài lòng, hổ trợ rõ ràng và rất động viên. Để tôi cho một thí dụ. Chính quyền Hoa Kỳ đã chỉ định một Điều hợp viên đặc biệt để thúc đẩy sự đối thoại với Trung Hoa. Có nhiều sự cảm thông với chúng tôi ở cả hạ và thượng viện. Bên cạnh ấy, họ có thể làm được bao nhiêu? Đây là một vấn đề rất phức tạp. Trung Hoa không phải như Iraq. Đấy là một cộng đồng hơn một tỉ người. Nền kinh tế cũng rất mạnh mẽ. Mặc dù thế, sức hổ trợ trong thế giới phương Tây rất đáng cảm kích và cổ vũ chúng tôi vô cùng.

              11.- HỎI: Có những chính quyền, chẳng hạn như Miến Điện, tự cho rằng họ là Phật Giáo nhưng thi hành những sự đàn áp dữ dội. Sự đáp ứng của ngài là gì đến sự lạm dụng Đạo Phật của họ?

              ĐÁP: Tôi không biết. Có phải chính quyền Miến Điện thật sự là Phật Giáo?

              12.- HỎI: Họ tự cho là thế?

              ĐÁP: Tôi nghĩ nhiều người lĩnh đạo của họ, một cách tự nhiên là Phật tử. Nhưng, như những chính sách mà liên hệ, họ có thao túng Đạo Phật không?

              13.- HỎI: Họ thật sự hổ trợ tài chính chochùa viện?

              ĐÁP: Điều này nhằm để có sự ủng hộ của công chúng. Trong một vài trường hợp, người ta đã hỏi tôi rằng tôi có bất cứ tuyên bố nào quan tâm đến bà Aung San Suu Kyi không. Tôi thường tuyên bố đến những lĩnh tụ quân sự rằng, vì họ là Phật tử, họ nên tôn trọng nhân quyền, cá nhân cũng như những nhóm người, và họ nên điều chỉnh một số luật lệ khắc nghiệt của họ.

              Trong năm 1930, một lĩnh tụ của Mông Cổ đã trở nên là một kẻ độc tài rất tàn bạo và cuối cùng trở thành một kẻ sát nhân. Trước đó, ông ta là một tu sĩ, tôi nghe nói, và sau đó ông ta trở thành một người làm cách mạng. Dưới sự tác động của lý thuyết mới, ông ta thật sự đã giết vị thầy của chính ông. Gia đình của Pon Pot quá khứ cũng là Phật tử. Ông ta có là một tu sĩ khi còn trẻ hay không, tôi không biết. Ngay cả gia đình của chủ tịch Mao trước đấy cũng theo Đạo Phật. [3]

              Thế thì một ngày nào đấy, nếu Đạt Lai Lạt Ma trở thành một kẻ tàn sát, ông ta sẽ trở thành một kẻ tàn sát chết chóc nhất. [Cười]

              14.- HỎI: Ngài bước sang tuổi bảy mươi lăm trong tháng Bảy. Khi già hơn, tư tưởng của ngài là thế nào về sự chết?

              ĐÁP: Ở trình độ cá nhân, như một hành giả Phật Giáo, tôi quán tưởng và quán chiếu về cái chết trong sự thực tập hằng ngày của tôi một cách thận trọng. Sự chết không tách rời khỏi sự sống của chúng ta. Qua sự nghiên cứu và suy niệm về cái chết của tôi, tôi có một sự bảo đảm nào đấy và một sự vững chắc nào đấy mà đó sẽ là một kinh nghiệm tích cực.


              Phụ chú:

              [1] Một số tôn giáo, chẳng hạn Kì na giáo (Jainism) và Phật giáo, không đòi hỏi đức tin vào một vị thiên chúa cá thể. Tuy nhiên trong Đạo Phật lại có vô biên chư Phật, vô lượng Bổn Tôn, và vô số thần thánh của cõi tâm linh…
              [2] Đây là trường hợp của Hồng Kông, và chính quyền Bắc Kinh cũng đã đề nghị cho đảo quốc Đài Loan, nhưng Đài Bắc đã cực lực bác bỏ.
              [3] Joseph Stalin tên thật là Iosif Vissarionovich Dzhugashvili. Ông sinh ngày 21/12/1879 tại thị trấn Gori, Grudia, trong một gia đình nghèo. Mẹ ông, một người rất sùng đạo, đã đưa Stalin tới một trường tôn giáo địa phương năm 1888. Tại đây, Stalin đã giành được học bổng tới trường dòng Tiflis ở Grudia.
              [4] Amitabh Pal là chủ bút của tạp chí The Progressive. Ông đã phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma, Mikhail Gorbachev, Jimmy Carter và John Kenneth Galbraith cho tờ báo này.


              Tuệ Uyển chuyển ngữ - 10/02/2011

              http://www.progressive.org/mag_intv0106


              #6
                tueuyen 28.08.2011 22:27:29 (permalink)
                0
                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ TIME


                Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Alex Perry
                Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 05/08/2011




                Khi Trung Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1950, người ta hứa hẹn đem hiện đại đến một vương quốc phong kiến cô lập. Thay vì thế, nó đã đến một sự cai trị đè nén tôn giáo và văn hóa đã làm cho chính phủ Tây Tạng đi đến lưu vong, kể cả lĩnh tụ tối cao giáo quyền và thế quyền của Tây Tạng. Được khám phá như hóa thân của tu sĩ cao cấp Tây Tạng thứ 14 vào lúc hai tuổi và đăng quang lúc bốn tuổi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đào thoát đến Ấn Độ năm 1959 và chưa bao giờ trở lại. Sau bốn mươi lăm năm cố gắng bảo tồn một quốc gia không lĩnh thổ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đang phải vật lộn với tương lai của Tây Tạng trong một cung cách thực tiển rất ngạc nhiên, một cách mà có thể có nguy cơ khiến đồng bào của ngài sự ủng hộ của quốc tế, và ngay cả gia đình của ngài xa lánh. Trong một cuộc đàm đạo bộc trực với Alex Perry, phóng viên tờ TIME tại tịnh thất của ngài ở McLeod Ganj, Ấn Độ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng bây giờ ngài tin là phương cách duy nhất tiến tới cho ngưởi Tây Tạng có thể là "duy trì trong Trung Hoa " trong khi hy vọng bảo tồn nền văn hóa đặc thù của Tây Tạng.

                PHỎNG VẤN

                TIME: Tình trạng Tây Tạng như thế nào?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mặc dù có sự phát triển và cải thiện kinh tế nào đấy, những đe dọa đến di sản văn hóa, tự do tôn giáo và môi trường là rất nghiêm trọng. Rồi thì cũng có những vùng thôn quê, các phương tiện giáo dục và y tế rất là, rất là tệ hại. Giống như một khoảng cách khổng lồ ở Hoa Lục thật sự giữa giàu và nghèo. Thế nên toàn bộ bức tranh hầu như trông vô vọng. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mươi ba thăm viếng Trung Hoa vào những năm đầu thế kỷ 20, có một cộng đồng người Mãn Châu đông đảo - ngay cả Hoàng đế cũng là người Mãn Châu. Gần như đúng 50 năm sau, khi tôi thăm viếng, cộng đồng Mãn Châu không còn đấy nữa. Họ hoàn toàn bị đồng hóa. Hiểm họa ấy cũng đe dọa ở Tây Tạng rất tàn nhẫn. Vì thế mà tại sao bức tranh của Tây Tạng hầu như tuyệt vọng. Đó là tại sao chúng tôi đang cố gắng để đạt được sự tự trị đầy đủ ý nghĩa.

                TIME: Có bất cứ lý do nào để lạc quan không?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nhiều chính thể cộng sản và bộ máy cầm quyền đã thay đổi, kể cả Liên Bang Sô Viết, không bởi bằng vũ lực mà bởi chính những người dân nơi ấy. Những điều này là những sự tiến triển rất tích cực. Trung Hoa vẫn còn chế độ như vậy, nhưng thực tế nhiều việc đang thay đổi. Tự do thông tin, tự do tôn giáo, và tự do ngôn luận là khá hơn. Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do. Ngay cả những thú vật cũng yêu mến tự do của chúng. Và bây giờ một cách tự nhiên nó đang trở lại. Vì thế trên mức độ ấy, hiện trạng ở Tây Tạng là đáng hy vọng. Hôm nay, một số đông người Hoa đang cho thấy sự quan tâm trong việc bảo tồn nền văn hóa và tâm linh Tây Tạng. Tâm linh Tây Tạng là một bộ phận rất quan trọng của tâm linh Trung Hoa như một tổng thể, và sự bảo tồn văn hóa Tây Tạng có thể làm giàu cho Trung Hoa. Hàng triệu người Trung Hoa vốn có truyền thống Phật Giáo, và nhiều người Trung Hoa đang trở lại với Phật Giáo Tây Tạng.

                TIME: Mối quan hệ của ngài với Bắc Kinh như thế nào?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng tôi khôi phục lại sự tiếp xúc trực tiếp với Bắc Kinh ba năm trước đây. Chúng tôi không nghĩ là sẽ có một khơi mở quan trọng nào - vấn đề Tây Tạng rất phức tạp, và Hoa Lục quá sức nghi ngờ và rất thận trọng. Sẽ cần thời gian. Tuy thế, gặp gở mặt đối mặt và có những cuộc đàm luận hữu nghị rất, rất là quan trọng. Một số trí thức, nghệ sĩ và nhà văn Trung Hoa đang biểu lộ một sự thông hiểu thích đáng và đang hổ trợ phương pháp trung đạo của tôi để giải quyết vấn đề, mà đấy là không mưu cầu độc lập mà đúng hơn là một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa để bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa và môi trường Tây Tạng.

                TIME: Ngài đã đối diện với sự chỉ trích nào đó trong việc từ bỏ cuộc chiến đấu cho độc lập.

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một số người Tây Tạng tố cáo tôi về việc bán đứng quyền độc lập của họ. Ngay cả anh cả của tôi cũng muốn một nền độc lập hoàn toàn và ông luôn luôn buộc tội tôi về vấn đề này. Nhưng sự tiếp cận của tôi thật sự là trong sự quan tâm của chính chúng tôi. Tây Tạng chậm tiến, đất đai bao la, giàu có tài nguyên thiên nhiên, nhưng hoàn toàn thiếu thốn kỷ thuật hay khả năng chuyên môn để khai thác chúng. Vì thế, nếu chúng tôi vấn ở trong Trung Hoa, chúng tôi sẽ có nhiều lợi ích lớn hơn, cung ứng những sự quan tâm cho nền văn hóa và môi trường xinh đẹp và cho phép chúng tôi một loại bảo đảm nào đấy. Đối với chúng tôi điều này có nghĩa là hiện đại hơn. Đường xe lửa mới ở Tây Tạng thí dụ thế. Đây là nói một cách tổng quát là một điều tốt, rất lợi ích cho việc phát triển, sự cung ứng không dụng ý về chính trị

                TIME: Một số người nói rằng Trung Cộng đang chờ đợi ngài ...

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chết.

                TIME: À, vâng chính thế. Ngài làm gì với ý kiến ấy?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Có hai dư luận. Một số nói rằng, vâng, một khi Đạt Lai Lạt Ma qua đời, toàn bộ vấn đề Tây Tạng sẽ chết. Một dư luận khác là sự bất bình vẫn còn đấy, và ngay cả sẽ trở thành mạnh mẽ hơn, nhưng trong lúc ấy sẽ không có ai hướng dẫn và ảnh hưởng người Tây Tạng, [thế nên] Tây Tạng sẽ trở nên khó khăn hơn để chuyển động. Điều nào đúng? Tôi không biết. Hãy chờ cho đến cái chết của tôi. (Cười). Rồi thì thực tế sẽ trả lời.

                TIME: Ngài có nghĩ rằng sự đoàn kết chặc chẽ của cộng đồng Tây Tạng sẽ bị biến mất cùng với ngài không?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vấn đề Tây Tạng là một vấn đề của quốc gia. Do thế khi một cá nhân qua đời, đó là một suy thoái chắc chắn. Nhưng vì đây là một vấn đề của quốc gia, cho nên khi mà quốc gia vẫn còn, vấn đề sẽ vẫn hiện hữu. Với năng lực ý chí trọn vẹn và kinh tế thịnh vượng đầy đủ, thế thì tôi nghĩ là vấn đề sẽ tiếp tục. Hãy nhìn vào cộng đồng Do Thái: 1.000 năm vẫn nguyên vẹn tinh thần của nó. Đôi khi người Tây Tạng trở nên tự mãn nếu mọi việc quá dễ dàng. Nếu mọi việc trở nên khó khăn và nghiêm trọng, thế thì tâm thức Tây Tạng trở nên mạnh mẽ hơn.

                TIME: Sau ngài, điều gì sẽ xảy ra đối với vị trí của Đạt Lai Lạt Ma?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thể chế Đạt Lai Lạt Ma, và điều ấy có nên tiếp tục hay không là tùy ở đồng bào Tây Tạng. Nếu họ thấy không liên hệ, thế thì nó nên chấm dứt và sẽ không có Đạt Lai Lạt Ma thứ 15. Nhưng nếu tôi chết hôm nay và tôi nghĩ họ sẽ muốn một Đạt Lai Lạt Ma khác. Mục tiêu của việc tái hóa thân là để hoàn thành nhiệm đời sống của hóa thân trước. Cuộc sống của tôi ở ngoài Tây Tạng, do thế một cách hợp lý sự tái hóa thân của tôi sẽ được tìm thấy bên ngoài. Nhưng rồi thì, câu hỏi tiếp theo: Người Trung Cộng có chấp nhận hay không? Bắc Kinh sẽ không chấp nhận. Chính quyền Trung Cộng hầu như chắc chắn chỉ định một Đạt Lai Lạt Ma khác, như họ đã làm với Đức Ban Thiền Lat Ma. Rồi thì sẽ có hai Đạt Lai Lạt Ma: một, Đạt Lai Lạt Ma của trái tim đồng bào Tây Tạng, và một được chỉ định bởi nhà đương cục Trung Cộng.

                TIME: Có phải cuộc vận động tự do cho Tây Tạng là một phong trào, như bảo vệ cá voi không?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ như vậy. Tôi nghĩ sự quan tâm toàn thế giới về Tây Tạng và những nhóm hổ trợ vẫn đang hoạt động. Đôi khi, những sự phối hợp diễn ra, đôi khi không. Một nhân tố khác có thể là Afghanistan và Iraq; những đề tài ấy làm cho vấn đề Tây Tạng trở thành thứ yếu.

                TIME: Nếu sự quan tâm quốc tế và áp lực không được duy trì, có phải là Trung Cộng thắng?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trung Cộng đã ở trong tình trạng thắng trong bất cứ trường hợp nào. Họ đã kiểm soát Tây Tạng rồi (cười). Nhưng bạn muốn nói gì bằng việc thắng hay thua? Điều này khá phức tạp. Chúng tôi không đề xuất ly khai, [nhưng] Tây Tạng sẽ thịnh vượng hơn trong Trung Hoa - và nó cũng ở trong những sự quan tâm của người Trung Hoa để bảo vệ di sản văn hóa của chúng tôi. Chỉ nếu khi chúng tôi mưu cầu độc lập hay ly khai thì nó là một câu hỏi thắng hay thua. Nếu sự quan tâm toàn thế giới với Tây Tạng không còn nữa và không đáp ứng, thế thì chính phủ Trung Cộng sẽ không cảm thấy nhạy cảm nhiều đối với Tây Tạng. Nhưng tình cảm công cộng ở Ấn Độ rất mạnh và cộng đồng Tây Tạng ở Hoa Kỳ và Canada cũng thế.

                TIME: Sự lưu vong đã ảnh hưởng đến cá tính của ngài như thế nào?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không biết. Dĩ nhiên, tôi đã mất quê hương của mình và trong hơn 45 năm tôi là người vong quốc. Nhưng tôi nghĩ tôi đã có một cơ hội rất tốt để học hỏi những điều mới mẻ, kể cả những truyền thống khác. Như một kết quả, tinh thần bất phân bộ phái thì ngày càng mạnh mẻ hơn nhiều. Và vì thế tôi có thể thực hiện một sự cống hiến nho nhỏ nào đấy đến sự hòa hiêp tôn giáo. Tôi là một người tôn giáo hiếm hoi có nhiều người bạn chân thành trong những tôn giáo khác. Vì thế tôi cảm thấy rằng nếu tôi vẫn ở Tây Tạng, trong điện Potala nhìn chung quanh với ống nhòm, tôi có thể thiếu sót rất nhiều trong kiến thức. Và bởi vì tôi đã thành một người tị nạn, tôi trở nên thực tiển hơn. Thế hệ của chúng tôi đang đối diện với một thử thách nghiêm trọng. Do vậy, trong một phương diện, chúng tôi có cơ hội tốt nhất để biểu lộ sức mạnh nội tại của chúng tôi. Quý vị không thể nói rằng điều này là trắng hay điều này là đen, chắn chắn tích cực hay tiêu cực. Bạn thấy, mọi thứ hòa lẫn. Và tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn như thế nào. Một số người tôi chú ý ở phương Tây, thích sự rõ ràng. Nếu hoàn cảnh là tích cực, họ rất vui vẻ. Hơi tiêu cực, rất buồn phiền. Điều này là không thực tiển.

                TIME: Vẫn có một Tây Tạng để trở lại chứ?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ như thế. Khi Mãn Châu đối diện với hiểm nguy, không người nào của thế giới bên ngoài xem đấy là nghiêm trọng. Tây Tạng không như thế. Ngày nay, văn hóa Tây Tạng hầu như là một phần của nền văn hóa thế giới. Đấy là một thuận lợi lớn cho chúng tôi.

                TIME: Ngài thấy gì trong tương lai?

                ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu bạn nhìn hoàn cảnh Tây Tạng một cách địa phương, thế thì vô vọng. Nhưng từ một viễn tượng rộng rãi hơn, là có triển vọng. Đấy là những từ ngữ sau cùng của tôi với điều này. Không tệ lắm.

                INTERVIEW WITH THE TIMES MAGAZINE
                Ẩn Tâm Lộ ngày 10/08/2011
                http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,725176,00.html

                #7
                  tueuyen 19.09.2011 12:52:34 (permalink)
                  0
                  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA TRAO ĐỔI VỚI NGƯỜI TRUNG QUỐC QUA MẠNG TWITTER


                  [image]http://www.phayul.com/images/thumb.aspx?src=1008020849317J.jpg[/image]

                  (RFI) Bấp chấp các rào cản của Bắc Kinh trên mạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, hôm qua, 21/05/2010, đã nói chuyện trong hơn một tiếng đồng hồ trên mạng với người Trung Quốc. Ngài đã nhận đươc khoảng 300 câu hỏi, từ thắc mắc về lời tố cáo của Bắc Kinh quy tội Ngài ly khai, cho đến việc thừa kế Ngài trong tương lai. Đây là những câu hỏi mà 12 500 người đã bầu chọn qua Google Moderator, một dịch vụ của Google.

                  Thông tín viên RFI, Marc Lebeaupin, tường thuật từ Bắc Kinh:

                  “Đây là một sự kiện chưa từng xẩy ra đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và khoảng 12.000 người Trung Quốc sử dụng mạng Internet : Đó là trực tiếp trao đổi ý kiến với lãnh đạo tinh thần Tây Tạng sống lưu vong từ 50 năm qua. Sở dĩ sự kiện trên đã có thể diễn ra, đó là nhờ nhà ly khai lưu vong Vương Lực Hùng, một người luôn chỉ trích chính sách Trung Quốc ở Tây Tạng, đã để tài khoản Twitter của mình cho Đức Đạt Lai Lạt Ma sử dụng và nhiều máy chủ khác đã tiếp vận Twitter vốn bị cấm ở Trung Quốc.

                  Cả một hệ thống như trên đã cho phép lãnh đạo tinh thần Tây Tạng phản bác luận điểm chính thống Trung Quốc. Bị chính quyền Bắc Kinh tố cáo là kẻ ly khai, căn nguyên gây rối giữa Trung Quốc và Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích là Ngài không có lỗi. Theo Ngài, chính chính quyền Trung Quốc đã phạm sai lầm khi tạo điều kiện cho người Hán ồ ạt đến Tây Tạng. ‘’Tại một số vùng, văn hoá và tiếng Tây Tạng ngày càng mai một do việc người Hán đến đó ngày đông đảo hơn…’’

                  Những người trao đổi với Ngài đã đặt gần 300 câu hỏi, trong đó có câu về người thừa kế của Ngài và tương lai Tây Tạng. Theo Đức Đạt Lai lạt Ma ‘’tất cả đã được chuẩn bị xong xuôi’’. Ngài giải thích là đã cho thiết lập một hế thống dân chủ với một lãnh đạo được chọn một cách hợp pháp để thay thế Ngài lãnh đạo chính phủ lưu vong.

                  Còn liên quan đến việc hoá sinh của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma có vẻ không lo ngại trước việc Trung Quốc chỉ định người kế vị Ngài. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, việc này không quan trọng lắm. Ngài cũng chờ đợi là quân đội Trung Quốc sẽ rút khỏi Tây Tạng. Lãnh đạo tình thần Tây Tạng tỏ ý tin chắc là cuối cùng thì cũng sẽ đạt được thoả thuận với chính quyền Bắc Kinh về quyền tự trị rộng lớn hơn của Tây Tạng”.
                  (Phần mở đầu đến đây trích theo bàn dịch Việt ngữ của RFI)

                  Đây là mười câu hỏi quan trọng nhất mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời từ Dharamsala vào ngày 16 tháng Bảy 2010, được phổ biến trên website bằng Hoa ngữ thuộc Văn phòng Đức Đạt Lai Lạt Ma vào ngày 19 tháng Bảy 2010.

                  ***

                  CÂU HỎI 1:
                  Nhìn vào tình trạng hiện tại, dường như khó có thể đem đến một giải pháp hữu hảo với nhà cầm quyền Bắc Kinh trong cuộc đời này của Ngài. Một ngày nào Ngài không còn nữa, Ngài không thể kiểm soát đối với những tổ chức trẻ Tây Tạng là những người kiên quyết với ý tưởng độc lập cho Tây Tạng. Có thể họ sẽ tiến hành những hành động khủng bố một cách mãnh liệt hơn sau này hay không? Có những cách nào để ngăn chặn họ hành động như thế hay không?

                  TRẢ LỜI: Trên tổng thể, tôi tin tưởng rằng ngay cả sau khi tôi vắng bóng, chính quyền lưu vong Tây Tạng sẽ tiếp tục hành động với những tiến triển, đặc biệt trên lĩnh vực học vấn. Một cách quan trọng hơn, có một sự gia tăng số lượn những lạt ma trẻ tuổi khoảng 20 đến 30, những người hiện tại đang theo đuổi việc học hành trong những học viện tôn giáo khác nhau của cộng đồng chúng tôi, họ có thể tiếp nhận vai trò lãnh đạo rộng rãi hơn trong lĩnh vực tâm linh. Về lĩnh vực chính trị, trong hơn một thập niên qua, tôi đã ở trong vị thế bán hưu trí. Tất cả những quyết định chính trị quan trọng được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo dân cử và điều này cũng sẽ tiếp tục như thế trong tương lai. Có những động thái trong cộng đồng chúng tôi như Đại Hội Tuổi Trẻ Tây Tạng, những người phê bình chính sách Trung Đạo của chúng tôi và đòi hỏi một sự độc lập hoàn toàn cho Tây Tạng. Dường như tiếng nói của họ đang lớn mạnh hơn trong những ngày này. Chúng tôi không thể phàn nàn họ về vấn đề này, vì nổ lực liên tiếp của chúng tôi để đem đến một giải pháp lợi ích hổ tương đến vấn đề của Tây Tạng đã thất bại trong việc làm nên bất cứ một kết quả tích cực nào và dưới một tình trạng như thế, quan điểm của họ đang chiếm được một xung lực trong xã hội chúng tôi. Tuy nhiên, rõ ràng rằng 99% đồng bào Tây Tạng hoàn toàn tin tưởng trong con đường bất bạo động mà chúng tôi đã chọn lựa và vì thế quý vị không phải lo lắng về kế sách tăng cường bạo động của họ.

                  CÂU HỎI 2: Thưa ngài, ngài dự tính giải quyết như thế nào đến vấn đề của những vùng đã hình thành nên một bộ phận của khái niệm ‘Đại Tây Tạng’của ngài nhưng bị sáp nhập vào trong những tỉnh của Trung Hoa như sự phân bố chính quyền hiện tại của những tỉnh này liên quan đến? Có phải chính quyền tự trị ‘Đại Tây Tạng’ của ngài hành động kiểm soát trên những nhóm dân tộc thiểu số đang sống trong những khu vực này chứ? Nếu như thế, làm thế nào ngài bảo đảm nguyện vọng của những nhóm thiểu số này?

                  TRẢ LỜI: Chúng tôi đã không từng sử dụng thuật ngữ ‘Đại Tây Tạng’. Thật sự nó là một từ ngữ được dùng bởi Mặt Trận Hành Động Thống Nhất của chính quyền Trung Hoa để liên hệ đến sự yêu cầu của chúng tôi. Những gì chúng tôi nói là tất cả những người Tây Tạng nào nói và viết cùng ngôn ngữ Tây Tạng phải có quyền bình đẳng để bảo tồn và phát huy tôn giáo và văn hóa cũng như để hành động cho sự phát triển kinh tế chung của họ. Bây giờ điều này trên nguyên tắc đã được chính quyền Trung Hoa đồng ý. Trong Diễn Đàn Lần Thứ Năm Về Tây Tạng, chính quyền trung ương Trung Hoa đã đề xướng một chính sách thống nhất cho việc quản lý tất cả những người Tây Tạng sống trong Khu Tự Trị và những vùng tự trị Tây Tạng khác trong bốn tỉnh của Trung Hoa. Tổng Lý Wen Jiabao đặc biệt đã từng đề cập điều này trong một báo cáo hoạt động của ông đến Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc. Điều này, tôi tin rằng, thật sự phù hợp với tình trạng thực tế hiện tại. Trái lại, khi từ ngữ “Xizang” (Tây Tạng) được đề cập, nó như được liên hệ chỉ Khu Tự Trị Tây Tạng mà thôi. Điều này không đúng. Chỉ có hơn hai triệu người Tây Tạng sống trong Khu Tự Trị Tây Tạng và phần còn lại khoảng bốn triệu người Tây Tạng sống trong những vùng phụ cận thuộc bốn tỉnh của Trung Hoa. Như thế, chúng tôi đang nói rằng tất cả những người Tây Tạng này phải được ban cho những quyền tương tự. Thí dụ, tôi không thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng; tôi đến từ tỉnh Tso-ngon (Thanh Hải). Giống như thế, quý vị nên quan tâm để nhìn vào lịch sử Tây Tạng, quý vị sẽ thấy rằng nhiều vị Lạt ma / Hóa thân (Lamas/Tulkus) thực chứng cao độ đã đến từ bốn tỉnh này. Ngay cả ngày nay, hầu hết những vị thầy tôn kính giảng dạy trong những tu học viện thuộc tất cả những truyền thống tôn giáo của cộng đồng chúng tôi đã đến từ những tỉnh này; rất ít trong số ấy thuộc Khu Tự Trị Tây Tạng. Do vậy, chúng tôi đang nói rằng một chính sách thống nhất phải được thực hiện cho tất cả những vùng này vì họ chia sẻ cùng tôn giáo và văn hóa.

                  Nó hoàn toàn là một vấn đề khác biệt nếu chúng tôi đi tìm một sự ly khai hay độc lập mà chúng tôi đã không làm như thế. Chúng tôi chỉ nói một cách đơn giản rằng chúng tôi phải được quyền tự do để bảo tồn tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ của chúng tôi trong một cấu trúc rộng rãi hơn của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Nếu, vào thời điểm mà chúng tôi có được một cơ hội để thảo luận về vấn đề này trong chi tiết, thế thì những người Tây Tạng bên trong Tây Tạng phải lãnh trách nhiệm chính. Một khi họ có thể dự vào những cuộc thảo luận rộng rãi với chính quyền Trung Hoa mà không có bất cứ một sự sợ hãi nào trong tâm tư họ, tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ đối diện với bất cứ vấn nạn nào trong việc giải quyết vấn đề Tây Tạng.

                  Trong trường hợp của Khu Tự Trị Tây Tạng, một số ít người Hoa đã sống ở đấy trước những năm 1950, [con số này đã lớn hơn]. Tuy thế, một số lớn người Hoa, đang ở trong vùng Kham và Amdo, đặc biệt trong vùng sinh quán của tôi [Xining], đã sinh sống ở đấy từ những thời gian trước. Người Tây Tạng không nói rằng, và sẽ không bao giờ nói rằng, Tây Tạng phải chiếm cứ riêng cho những người Tây Tạng đến việc ngăn chặn hay loại trừ tất cả dân tộc khác kể cả những người Hán. Điểu quan trọng đấy là vì nó mang tên “Khu Tự Trị Tây Tạng” hay “Vùng Tự Trị Tây Tạng”, những người bản địa của chính những vùng này phải hợp thành đa số - và phần còn lại của những người khác là thiểu số - trong toàn bộ dân số. Đấy là vì chính mục tiêu này mà cái tên đã được đặt nên. Trái lại, nếu con số người Hoa hay những thiểu số khác sống trong những vùng này nhiều hơn người Tây Tạng, thế thì không có cách nào mà cái tên như được đề cập ở trên có thể được định danh như thế. Chúng tôi đang hy vọng rằng chúng tôi có thể thành lập một đại gia đình hữu nghị giữa những người Hoa –Tạng căn cứ trên hơn một nghìn năm của mối liên hệ với nhau. Chúng tôi cũng hy vọng – thậm chí là cầu nguyện – rằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa phát triển với tất cả những dân tộc trong ấy cùng vui sống bình đẳng trong tinh thần của một đại gia đình tâm linh.

                  CÂU HỎI 3: Năm vừa qua, một băng tầng truyền hình ở Pháp đã trình chiếu một phim tài liệu mang tên Những Con Quỷ của Đạt Lai Lạt Ma, trong ấy những tu sĩ Tây Tạng tôn thờ Shugden được thấyđã bị tống khứ khỏi những khu định cư Tây Tạng ở Ấn Độ. Tình trạng đến nổi đối với những tu sĩ này là họ không thể đến ngay cả những nơi mua bán và bệnh viện cũng như vào những tu viện. Trong phim tài liệu, ngài cũng được thấy đang đưa ra một mệnh lệnh nghiêm khắc rằng những tu sĩ thực hành phép tu Shugden này phải bị tống xuất ra khỏi những tu viện của họ. Hơn thế nữa, một trong những tu sĩ được phỏng vấn đã nói: ‘Trên một mặt, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về tự do tôn giáo tín ngưỡng và từ bi, nhưng mặt khác trái lại ngài cấm đoán tự do tôn giáo của chúng tôi và đẩy chúng tôi ra khỏi tu viện của chúng tôi.’ Ngài phải nói gì về việc ấy?

                  TRẢ LỜI: Gyalpo Shugden hiện diện trong thời kỳ của Đức Đạt Lai Lạt Ma vĩ đại thứ năm. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã thấy Dorjee Shugden là một linh thức phá vở thệ nguyện quái ác/tai hại sinh ra trong một tình trạng như một kết quả của nguyện vọng/nguyện cầu tiêu cực sai lầm của vị ấy’. Điều này được đề cập trong Lưu Trử Hành Hoạt của Đại Đệ ngũ, Tập K – trong một bản khắc trước đây – in ở Tây Tạng. Vì thế, ‘nguyện vọng sai lầm/cầu nguyện tiêu cực’ là những gì làm cho bản tính tự nhiên của Dorjee Shugden chỉ là một ‘linh thức phá vở thệ nguyện quái ác/tai hại’ và hành vi của vị ấy là để ‘tổn hại Giáo Pháp và nhân loại’. Điều này đã được chính Dolgyal (Shugden) thừa nhận trong tự truyện của ông.

                  Trước đây, tôi cũng cầu nguyện an dịu Shugden. Sau này khi tôi nghiên cứu những từ ngữ của Đức Đệ ngũ, mà tôi đã xem qua những tài liệu trích dẫn ở trên. Từ phía mình tôi cũng tiến hành một số thẩm tra về điều ấy và thấy rằng không tốt để tôn thờ tâm linh đó. Kết quả, tôi đã từ bỏ sự hiệp thông đó một cách hoàn toàn, nhưng thời gian ấy, tôi không đặt ra bất cứ sự cấm đoán nào trong phạm vi của cộng đồng Tây Tạng, của những ai thực hành điều ấy. Rồi thì vấn đề nổi lên tại Học viện Jangtse của Tu viện Gaden. Qua sự thẩm tra của tôi, điều trở nên rõ ràng đối với tôi rằng rắc rối tại Học viện Jangtse là do bởi việc truyền pháp hiệp thông Gyalpo Shugden. Tôi truyền đạt điều này với những người có liên quan. Khi vấn đề trở nên công cộng hơn sau này, một số người bắt đầu xầm xì rằng tôi đang cố gắng để làm vui lòng với truyền thống Nyingma của Phật giáo Tây Tạng và rằng tôi đã không thật sự đặt ra bất cứ sự cấm đoán nào nhưng chỉ giả vờ làm như thế. Dưới những tình cảnh như thế, tôi đã phải đi đến công khai tuyên bố sự phản đối mạnh mẽ của tôi đối với vấn đề đó, và làm mọi việc rõ ràng về điều đó, sự tôn thờ linh thức quái ác đó.

                  Không có con cái nào của những thành viên tôn thờ Dolgyal bị đuổi khỏi trường học. Nếu trong những tu viện, những người tôn thờ hay không tôn thờ Dolgyal hội họp với nhau, điều ấy sẽ không tốt lắm với tính thánh thiện của mối quan hệ tâm linh mà điều ấy rất thiết yếu trong những vấn đề tâm linh. Những ai không tôn thờ Dolgyal tất cả đều tiếp nhận những giáo huấn tâm linh của tôi và những tôn thờ điều ấy là những người có một số vấn đề hay không đồng ý với Lạt Ma là những người họ đã tiếp nhận giáo huấn. Do thế, chúng tôi nói rằng chúng tôi cảm thấy rất không thoãi mái để hội họp những thành viên Dolgyal. Ngoài những điều ấy, chúng tôi không làm gì để tống xuất họ ra khỏi những trại tạm cư Tây Tạng. Tôi khuyến cáo tất cả quý vị hãy đến Ấn Độ và thăm những trại tạm cư Tây Tạng ở Nam Ấn để tự mình thấy những gì thật sự ở đấy. Những thành viên Dlogyal đã thành lập tu viện riêng của họ ở đấy và tiếp tục đời sống của họ như bất cứ người Tây Tạng nào khác. Không có ai tạo nên những rắc rối cho họ.

                  Tóm lại, những gì tôi đang nói là đấy là tự do cá nhân của mỗi người, trong phổ quát, để thực hành hay không bất cứ một tôn giáo nào. Sự lựa chọn thực hành tôn giáo của một người như thế nào cũng là quyền tự do của người ấy. Do thế, bất cứ một bổn tôn nào hay một ác linh người ta có thể thờ phượng, người ta có thể quyết định như sự toại ý của họ. Để nói rằng sự thực hành tâm linh trong vấn đề bàn đến là tai hại và không thuận lợi hay bất cứ điều gì, đấy là nhiệm vụ của tôi. Do vậy, tôi đã nêu bật những tiêu cực. Bây giờ điều ấy tùy vào những người ấy suy nghĩ hay quyết định cho chính họ cho dù họ muốn lắng nghe hay không. Một người bạn người Hoa đã đưa câu hỏi này. Nếu quý vị thích thú với đề tài, đấy thật sự là tự do của quý vị để thờ phượng hay không thờ phượng linh thức ấy. Nhưng nếu quý vị phải tiến hành một sự thẩm tra chính xác trước khi lao vào trong ấy. Thông thường, những hành giả tôn giáo của chúng tôi nói rằng người ta phải phát triển một nhận thức trong sạch về vị thầy của người ấy và thẩm tra xuyên suốt tôn giáo mà họ thực hành. Do thế, tôn giáo phải được đưa ra để thẩm tra. Thí dụ, Long Thọ và những học giả khác của Đại học cổ xưa Na Lan Đà đã từng đưa những thí dụ của họ rằng ngay cả nếu chúng là những từ ngữ của Đức Thế Tôn, chúng phải được đưa ra để thẩm tra để xác định tính chân thật của nó. Quan niệm Phật giáo về ‘Bốn sự tín nhiệm’[ii] nói, trong những thứ khác nhau, người ta phải ‘tín nhiệm trên giáo thuyết hơn là tín nhiệm nơi những cá nhân’. Vì vậy, rất quan trọng cho tất cả quý vị để thẩm tra.

                  CÂU HỎI 4: Trong sự kiện năm 2008 ở Tây Tạng, tại sao nhiều tu sĩ và cư sĩ Tây Tạng giương tay chống lại những công dân Trung Hoa bình thường? Chúng tôi phải hiểu rằng quý vị chống lại chính quyền Trung Hoa chứ không phải những công dân Trung Hoa bình thường.

                  TRẢ LỜI: Như điều tôi biết, cuộc phản đối đầu tiên của năm 2008 ở Tây Tạng đã xãy ra vào buổi trưa ngày 10 tháng Ba. Điều này sau đó được nối tiếp bởi nhiều cuộc biểu tình phản kháng vào ngày 11,12, và 13 tháng Ba của năm ấy. Những người an ninh Trung Hoa, ngay từ lúc đầu, đã biết chắc những cuộc biểu tình này, như một kết quả của điều mà họ đã chặn con đường của những tu sĩ đến từ Tu viện Drepung. Vào buổi sáng ngảy 14 tháng Ba, sự việc nổi lửa đốt các cửa hàng, ném đá và phá hoại tài sản đã xãy ra. Một phóng viên ngoại quốc, người đã chứng kiến tận mắt về sự kiện này, đã đến gặp tôi tại Dharamsala và nói với tôi: ‘Ngoại trừ việc ghi hình video toàn bộ sự kiện xãy ra, nhân viên an ninh Trung Hoa tại hiện trường đã không làm gì để ngăn chặn họ lại.’ Sự tuyên truyền của chính quyền Trung Hoa về sự kiện 14 tháng Ba không quan tâm đến sự thật rằng cuộc phản đối đầu tiên xãy ra vào ngày 10 tháng Ba. Hơn thế nữa, theo những báo cáo họ chủ tâm mướn một số người xấu vào ngày 14 tháng Ba để theo đuổi việc bạo loạn, là điều mà họ ghi vào video để sau này sử dụng trong việc đẩy trách nhiệm toàn bộ sự kiện cho người Tây Tạng. Những người Tây Tạng đến từ Tây Tạng sau sự kiện tháng Ba tiết lộ cho chúng tôi rằng “Những người Tây Tạng” mà họ chưa hề thấy vào lúc đầu đã được đưa đến Lhasa tại thời điểm ấy. Họ còn nói xa hơn rằng “những người này đã là những tội phạm chính, những kẻ đã tạo nên sự náo loạn.’ Tôi tin rằng điều bất hạnh này phải nên được điều tra một cách độc lập. Đây là một điều mà tôi muốn nói.



                  Lính giải phóng nhân dân Trung Quốc với pháp phục Tây Tạng

                  Một điều khác nữa mà tôi muốn nói là trong những tu viện ở vùng Kham và Amdo, có một tập tục cổ xưa về việc giữ gìn những cây gươm, cây giáo, và súng trường cũ trong điện thờ của những bổn tôn hộ pháp. Tôi được cho biết rằng những vũ khí này được đem ra một cách bắt buộc nhằm để tố cáo những tu viện sử dụng vũ khí tạo nên bạo động trong xứ. Chắc chắn trong một cách nào đấy rằng một số ít người trong sự giận dữ của họ có thể vô tình làm nên một số phiền toái đến những người Hoa trong thời gian ấy. Trong môt sự kiện thật sự xãy ra như thế, thế thì tôi sẳn sàng nhân danh cho họ để xin lỗi. Rõ ràng thật tế rằng một số người Tây Tạng hung hãn có thể làm nên tình trạng như vậy bởi vì vào lúc ấy, chính quyền Trung Hoa đã cố gắng tối đa để tạo nên ấn tượng sai lầm về những người Tây Tạng thể hiện sự chống đối người Hoa. Đại đa só người Tây Tạng sẽ không bao giờ làm những việc như thế.

                  Người Tây Tạng không thể bị đổ trách nhiệm cho việc bộc lộ sự bất bình của họ phản đối chính sách của chính quyền Trung Hoa. Chính quyền Trung Hoa đã giáng những đòn rất khắc nghiệt lên những người Tây Tạng chỉ vì lý do rằng họ đã trung thành với tôn giáo và văn hóa cũng như lãnh tụ tâm linh của họ. Điều này tạo nên một cảm giác tổn thương trong tâm thức của họ. Đấy cũng là lý do tại sao người Tây Tạng chỉ trích mạnh mẽ những chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Tuy thế, quý vị không nên xem đây như một hình thức mà người Tây Tạng thù ghét người Hoa. Nếu như những gì tôi đã nghe là sự thực, thì những người Tây Tạng thăm viếng những phố thị Trung Hoa dường như đang đối diện với nhiều rắc rối sau sự kiện tháng Ba, 2008. Đây là bởi vì những chủ nhân người Hoa ở những khách sạn, cửa hàng, và nhà hàng trong những nơi ấy tỏ vẻ lạnh nhạt đến những khách hàng người Tạng. Hơn thế nữa, chúng tôi đã từng nghe rằng một thành viên Tây Tạng đại biểu của chính quyền Trung Hoa bị giữ lại ở phi trường để thẩm vấn. Tất cả những diễn tiến này là một nguyên nhân làm cho người Tây Tạng thất vọng.

                  CÂU HỎI 5: Có phải việc ‘giải phóng Tây Tạng’ là sự lừa dối ngay từ lúc đầu hay nó đã thay đổi sau này?

                  TRẢ LỜI: Thật khó để nói. Khi Quân Giải Phóng Nhân Dân (PLA) đến Chamdo, họ chiến đấu với quân đội Tây Tạng và hạ sát khoảng bảy đến tám nghìn chiến binh Tây Tạng. Khenchung Thupten Dhonyoe, là một thành viên của Tư lệnh miền Đông Tây Tạng lúc bấy giờ, nói rằng Wang Qiming, vị tướng PLA (người ‘giải phóng’ Tây Tạng) nói cùng ông với đôi mắt đẩm lệ: ‘Chúng ta, là anh em dân tộc với nhau, đã chém giết nhau.’ Tôi cảm thấy rằng một số người trong họ có thể là chân thật. Giống như thế, khi con đường từ Kham đến Trung tâm Tây Tạng và Amdo đến Trung tâm Tây Tạng được xây dựng, một số người đã dùng thân thể của họ để ngăn dòng nước khi lủ tràn tới. Họ đã làm việc gian khổ. Những điều ấy, tôi nghĩ là chân thành. Đối những vấn đề khác, tôi không thể nói những khuynh hướng của họ là thế nào từ lúc khởi đầu. Việc tốt nhất sẽ là để cho những nhà sử học nghiên cứu phân tích toàn bộ những văn kiện của chính quyền, là điều sẽ làm mọi việc rõ ràng. Đấy là điều quan trọng nhất.

                  Trong hình thức qua những chính sách, trong năm 1954, tôi đã đến Trung Hoa và ở Bắc Kinh khoảng năm đến sáu tháng. Vào lúc ấy, tôi đã gặp hầu hết những lĩnh tụ Trung Hoa, kể cả Mao Trạch Đông, người mà tôi đã gặp nhiều lần. Tôi đặc biệt đã đến thăm nhiều tỉnh Trung Hoa, trong thời gian ấy tôi đã gặp nhiều lĩnh đạo Trung Hoa, những người là đảng viên Cộng Đảng và có một cái nhìn cách mạng thật sự và đang làm việc một cách chân thành phục vụ giai cấp lao động và quốc gia. Tôi đã thấy nhiều người không có tham vọng vì cho cá nhân và đang lao động cho lợi ích phổ thông. Họ gây ấn tượng đối với tôi. Mao, thí dụ, đã hứa hẹn nhiều điều đối với tôi. Tuy thế, từ 1956-57 về sau, tôi cảm thấy những thứ đó đã chuyển sang hướng cực tả.

                  CÂU HỎI 6: Nếu trong tương lai, Trung Hoa có một hệ thống dân chủ chân thành, Tây Tạng sẽ có mối quan hệ nào với chính quyền ấy? Ý kiến của ngài là thế nào?

                  TRẢ LỜI:
                  Hiện tại, nhiều vấn đề không ai muốn cả, cho dù nó là những quan hệ đối ngoại hay là những vấn đề nội tình của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tôi nghĩ rằng, chúng được tạo nên bởi sự nghi ngờ và thiếu sự tin cậy hổ tương. Trong 51 năm qua, tôi đã sống bên ngoài Tây Tạng. Từ nhiều người bạn của tôi ở Hoa Kỳ, Âu châu, Nhật Bản và Ấn Độ, tôi biết rằng Trung Hoa có lòng khao khát đến việc xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Nhưng sự thất bại của họ trong việc kiến tạo những mối quan hệ chân thành là qua việc thiếu lòng tin cậy hổ tương. Điều này trái lại là kết quả của việc thiếu một sự chuyển hóa trong Trung Hoa mà mặc dù bên ngoài họ có kỳ vọng để có như thế. Vì lý do đó nhiều vấn đề đã sinh khởi. Cho dù đấy là vấn đề Tây Tạng hay Tân Cương, có một sự khác biệt khổng lồ một cách rõ ràng giữa ấn tượng bên ngoài mà Trung Hoa đem đến và những cảm nhận thật sự mà những người trong những vùng này che đậy. Do thế, khi thời gian đã điểm, khi Trung Hoa có những chính sách rõ ràng, chân thật, và chính đáng, nhiều vấn đề tự nhiên sẽ được giải quyết.

                  Về vấn đề Tây Tạng, nếu có một chuyển biến và sự chân thành về phái chính quyền Trung Hoa, về phần chúng tôi là không tìm kiếm một sự ly khai. Chúng tôi có một lịch sử dài, nhưng tôi không đang nghĩ về điều ấy. Nếu chúng tôi nghĩ về tương lai, một cách cụ thể Tây Tạng ở đằng sau những xứ khác và vì thế nếu chúng tôi ở trong CHND Trung Hoa, sẽ lợi ích cho sự phát triển của Tây Tạng. Do bởi điều này chúng tôi không tìm kiếm một sự ly khai. Điều quan trọng nhất là Tây Tạng có một nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo đặc thù. Trong những truyền thống Phật giáo, nhiều học trên thế giới hiện nay nói rằng Phật giáo Tây Tạng là bao la và sâu sắc nhất. Ngôn ngữ Tây Tạng phương tiện tốt nhất để phát biểu/tuyên bố cho triết lý thậm thâm và bao la này. Sự chuyển dịch – cả trong những dạng thức của diễn dịch văn tự (nguyên văn) và diễn dịch giảng nghĩa (ngữ cảnh) – của những tài liệu từ Phạn ngữ là bảo đảm nhất hạng. Do thế, nếu chúng ta có thẻ duy trì tôn giáo và văn hóa này, nó cũng sẽ lợi ích cho toàn thể nền văn hóa của CHND Trung Hoa. Nói một cách tổng quát, Trung Hoa cũng là một nước Phật giáo. Như con số Phật tử Trung Hoa ngày càng tăng lên hiện nay, chúng tôi chắc chắn rằng có thể cống hiến trong lĩnh vực này. Tôi nghĩ đây là một lợi ích hổ tương.

                  CÂU HỎI 7: Nếu Tây Tạng đạt được một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa như yêu cầu của chính phủ lưu vong hay giành được độc lập, ngài có dự định để chuyển tiếp chính quyền sang cơ chế dân chủ không? Tôn giáo và chính trị được tách riêng rẻ như thế nào?

                  TRẢ LỜI: Tôi không nghĩ đây là một câu hỏi cần một câu trả lời đặc biệt. Nếu quý vị thích quan tâm đến, quý vị có thể đến Ấn Độ. Rồi thì quý vị sẽ thật sự thấy chúng tôi thực hiện dân chủ như thế nào trong thời gian chúng tôi lưu vong, chúng tôi đã thiết lập một hệ thống chính trị như thế nào trong 51 năm qua và những chương trình tương lai của chúng tôi. Đối với cá nhân tôi, từ năm 1969, tôi đã từng nói rằng người dân phải quyết định thể chế Đạt Lai Lạt Ma nên tiếp tục hay không. Tôi không có gì quan ngại. Điều quan trọng nhất là chúng tôi cần bảo tồn và duy trì tôn giáo và văn hóa đặc thù của Tây Tạng. Trong những dạng thức phát triển của Tây Tạng, điều quan trọng nhất là không làm nguy hại đến môi trường thiên nhiên. Môi trường Tây Tạng là mõng manh và dễ bị tổn thương. Do bởi độ cao và gió khô, nên có thể nói rằng một khi thiệt hại xãy ra, sẽ cần một thời gian dài để khôi phục sự cân bằng sinh thái. Đây là một vấn đề đặc biệt mà quý vị phải phải quan tâm đến thật nhiều. Những dòng sông băng trên Cao nguyên Tây Tạng là nguồn cung cấp chính cho nhiều dòng sông lớn ở Á châu. Đấy là tại sao chúng ta phải chăm sóc đặc biệt đến chúng.

                  CÂU HỎI 8: Ngài nghĩ điều gì sẽ xãy ra đến sự thống nhất của Tây Tạng một khi ngài không còn trên thế gian này nữa? Uy đức của người kế nhiệm sẽ có thể điều khiển dân tộc Tây Tạng tiếp tục duy trì tính chất bất bạo động và hòa bình trong sự đấu tranh của ngài không?

                  TRẢ LỜI: Sẽ không có điều gì khác biệt. Trong hơn 30 năm qua tôi đã và đang nói rằng những lãnh đạo tôn giáo và chính trị Tây Tạng phải lãnh trách nhiệm giống như tôi không còn với họ nữa. Họ đã và đang làm điều ấy và như thế họ thu được kinh nghiệm như thế nào. Có một đội ngũ lãnh đạo sau mỗi năm năm. Sẽ có một lãnh đạo mới trong năm tới qua một cuộc bầu cử trực tiếp của người dân. Trong lĩnh vực tôn giáo, có những thượng thủ của mỗi trường phái tiếp lãnh trách nhiệm. Không có điều gì khác biệt cho dù tôi vẫn còn với họ hay không.

                  CÂU HỎI 9: Ngài nói rằng nên có một hệ thống dân chủ cho Tây Tạng. Tuy nhiên, khi ngài và những vị tiền nhiệm của ngài trị vì Tây Tạng có phải tất cả các vị đã cầm quyền một cách dân chủ? Nếu không, điều gì chắc rằng ngài phải cai trị Tây Tạng dân chủ hơn những người Cộng sản Trung Hoa?

                  TRẢ LỜI: Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất đến thứ tư không tham dự vào chính trị. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm đã trở thành một vị lãnh đạo thế quyền lẫn tôn giáo của Tây Tạng. Vào lúc ấy không có điều gì gọi là hệ thống dân chủ trong những lân bang của Tây Tạng như Trung Hoa, Ấn Độ, và Nga. Tất cả là những quốc gia chính yếu là những xã hội phong kiến. Tuy thế, Tây Tạng có một truyền thống Phật giáo mạnh mẽ và nguyên tắc từ bi phát triển cho tất cả mọi chúng sinh. Đấy là tại sao, trong năm 1959, khi những ‘địa chủ’ bị đặt dưới những buổi đấu tố tiếp theo những ‘Cải cách Dân chủ’, có nhiều ‘nông nô’ đã tiến lên để cứu mạng cho những ‘địa chủ’ của họ. Nhiều ‘địa chủ’ cũng có thể trốn thoát lưu vong ở Ấn Độ với sự giúp đở của ‘những nông nô’ của họ. Do vậy, ‘những nông nô’ có thể là một hiện tượng thông thường trong tất cả những quốc gia phong kiến, nhưng sự cư sử của những nông nô Tây Tạng là khác.

                  Vào cuối năm 1955, ‘Cải cách Dân chủ’ đã được tiến hành ở Tây Tạng bắt đầu từ Tứ Xuyên. Như những nơi khác thuộc Trung Hoa, ‘Cải cách Dân chủ’ đã được triển khai ở Tây Tạng, mà nó không hợp với tình cảnh của Tây Tạng. Những thứ như vậy đã xãy ra. Điều quan trọng là phải điều tra những việc này. Quý vị không phải tin tường những điều này bởi vì tôi nói chúng. Nếu quý vị có tự do sau này để thẩm tra điều quan trọng là làm như thế một cách thấu đáo trọn vẹn.

                  Trong những thời gian sau này trong cuộc đời của ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba đã nghĩ về việc giới thiệu một hệ thống dân chủ cho Tây Tạng, nhưng ngài đã không thể tiến hành. Năm 1952, khi tôi ở Lhasa, chúng tôi đã hình thành một Hội đồng Cải cách để làm một số thay dổi đến hệ thống thuế vụ và cho vay của chúng tôi. Nhưng chúng tôi chỉ có thể hành động một số điều. Vì tôi đã nghĩ về việc tiến hành cải cách từ lúc tôi ở Tây Tạng, nên chúng tôi đã thiết lập một hệ thống dân chủ ngay sau khi chúng tôi phải lưu vong ở Ấn Độ. Tôi không có khuynh hướng muốn nắm giữ quyền hành khi những người Tây Tạng ở bên trong và bên ngoài được thống nhất lại. Tôi đã làm rõ điều này trong năm 1992, khi sẽ có một sự tự trị hay một mức độ xem như tự do nào đấy cho Tây Tạng, chúng tôi sẽ trở về. Tuy thế, tôi đã nói, từ lúc ấy về sau tôi sẽ không đảm trách bất cứ một trách nhiệm nào và sẽ trao tất cả những nhiệm vụ lịch sử của tôi cho chính quyền địa phương. Ngay cả bây giờ, đấy là suy nghĩ của tôi và tôi sẽ không bao giờ lãnh lấy bất cứ một vai trò chính trị nào.

                  CÂU HỎI 10: Quan điềm cùa ngài về những người Hoa định cư ở Tây Tạng và thế hệ thứ hai của những người Hoa sống ở đấy là thế nào? Có thể rằng ‘Mức độ tự trị cao hơn’ có thể chấm dứt sự quan trọng của họ, mà đấy là sự quan tâm của những người Hoa bên trong Tây Tạng, những người chống lại ngài và chính quyền lưu vong Tây Tạng.

                  TRẢ LỜI: Tây Tạng là một khu tự trị. Trong khu vực ấy, người Tây Tạng không thể trở thành một nhóm thiểu số. Tuy nhiên, nói cách khác, chúng tôi sẽ hoan nghênh nhiều anh chị em người Hoa muốn ở lại đấy. Một cách đặc biệt, chúng tôi sẽ cảm kích những anh chị em người Hoa nào thích thú với tôn giáo và văn hóa Tây Tạng. Thông thường tôi nói rằng anh chị em người Hoa có thể nấu cho chúng tôi những món ăn ngon và những người Tây Tạng chúng tôi có thể cung ứng thức ăn tinh thần cho họ qua Phật giáo. Đấy là tại sao một cách chắc chắn không có lý do gì để lo lắng. Rồi thì có những người Hoa nào đấy khinh thường những người Tây Tạng bằng việc xem Phật giáo Tây Tạng như xấu xa và người Tây Tạng là nhớp nhúa. Đối với những người ấy, không có lý do gì để sống trong một nơi ô trược như vậy; tốt hơn là để họ trở lại những nơi sạch sẽ hơn. Những sự thực tập của người Tây Tạng chủ yếu là Phật giáo và trong Đạo Phật hoàn toàn không liên hệ đến một sự phân biệt chủng tộc nào cả. Trong những thời kỳ trước đây, nhiều vị viện chủ - trụ trì trong những tụ viện là người Mongolia và cũng có những người Hoa nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Chúng ta khác chủng tộc nhưng không có sự phân biệt nào cả. Giống như thế, nếu có những học giả tôn giáo trong những người Hoa, họ cũng có thể trở thành viện chủ- trụ trì và Lạt ma ở Tây Tạng. Không có điều gì khác biệt cả.


                  Phụ giải:
                  Đây là những gì được chuyển dịch từ Tạng ngữ. Nếu có bất cứ sự sai biệt nào giữa bản này và Tạng bản, xin hãy vui lòng xem lại bản chính bằng tiếng Tây Tạng như đáng tin cậy và cuối cùng.

                  Tuệ Uyển chuyển ngữ -10/08/2010

                  http://www.dalailama.com/news/post/568-his-holiness-the-dalai-lama-tweets-with-the-chinese-people
                  #8
                    tueuyen 25.09.2011 11:36:34 (permalink)
                    0
                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: VẤN ĐÁP VỚI GLASSMAN
                    Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Jim Glassman
                    Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 24/06/2011

                    Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso là lĩnh tụ tâm của Tây Tạng cho đến gần đây cũng là lĩnh tụ chính trị. Từ lúc bị áp lực phải đào thoát khi Trung Cộng xâm chiếm Tây Tạng năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã liên tục chủ trương một giải pháp hòa bình đối với sự chiếm đóng của Trung Cộng và "một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa" cho quê hương của ngài. Ngài cũng làm việc không mệt mõi như một nhà hoạt động cho nhân quyền toàn thế giới.

                    Dallas, Texas, USA, 10 tháng Năm, 2011 - Đức Thánh Thiện đã bắt đầu vào hôm nay với cuộc gặp gở với cựu Điều hợp viên Đặc biệt của Hoa Kỳ cho những vấn đề của Tây Tạng, bà Paula Dobriansky.

                    Sau đấy, ngài đã đi đến tư gia của Nguyên Tổng thống George W. Bush và phu nhân để gặp gở họ. Đức Thánh Thiện đã ở đấy khoảng một giờ đồng hồ. Tổng thống Bush đã nói rằng ông vinh hạnh được đón tiếp Đức Thánh Thiện. Sau này, nói chuyện tại buổi ăn trưa với sự hiện diện của ông Bush, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài đang chờ đợi để gặp cựu Tổng thống một lần nữa, và gọi ông là "người bạn thân thiết của tôi" (my dear friend).

                    Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi từ tư gia ông Bush để đến Viện Bảo Tàng Meadows của trường Đại học Southern Methodist, nơi gặp gở cho cuộc phỏng vấn về dân chủ được điều khiển bởi cựu Đại sứ Jim Glassman, Giám đốc điều hành Viện George W. Bush. Buổi phỏng vấn sẽ được truyền đi trên đài PBS (American public television) và cũng được lưu trử trong sưu tập dân chủ của Trung Tâm Bush. Trong buổi phỏng vấn Đức Thánh Thiện đã chăm chú vào quan điểm khái quát của ngài về nền dân chủ đang phổ biến và giải thích về lịch sử phát triển kinh nghiệm dân chủ của Tây Tạng.

                    GLASSMAN: Xin chào mừng đến Tư Tưởng trong Hành Động một loạt chương trình về những tư tưởng và kết quả của chúng. Tôi là Jim Glassman.

                    Tôi đã có cơ hội để ngồi lại với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Meadows trong cơ sở của Trường Đại Học Southern Methodist ở Dallas. Đức Đạt Lai Lạt Ma là lĩnh tụ tâm linh của Phật Giáo Tây Tạng và là một nhà hoạt động không mệt mõi cho tự do và dân chủ của nhân loại. Ngài đang nói chuyện với chúng tôi như một phần của Freedom Collection (Góp Nhặt Dân Chủ), một loạt phỏng vấn với những nhà hoạt động cho dân chủ và lĩnh đạo từ khắp nơi trên thế giới cho Trung Tâm George W. Bush Presidential. Chủ đề của tuần này: một cuộc đàm luận về tự do với Đức Đạt Lai Lạt Ma. Đây là Ideas in Action (Tư Tưởng trong Hành Động).

                    Tenzin Gyatso được công nhận như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào năm 1937 là lĩnh tụ tâm linh của những người Phật tử Tây Tạng , và cho đến gần đây vẫn là nguyên thủ của chính phủ Tây Tạng. Bị áp lực phải lưu vong vào năm 1959, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã điều khiển một chính quyền lưu vong. Tọa lạc ở Dharamsal, Ấn Độ trong 52 năm qua. Trong thời gian ấy Đức Thánh Thiện đã liên tục chủ trương cho một giải pháp hòa bình đối với sự chiếm đóng Tây Tạng của Trung Cộng,đòi hỏi một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa cho quê hương của ngài. Cùng lúc ấy ngài đã thiết lập một chính quyền dân chủ Tây Tạng lưu vong và đã viết nhiều quyển sách về Đạo Phật và nghệ thuật của hạnh phúc. Ngài phụng sự như một biểu tượng sống động cho nhu cầu của tự do chính trị và tôn giáo không chỉ trong dân tộc của ngài mà cũng đối với những ai khổ đau vì áp bức trên toàn thế giới.


                    Xin chào mừng Đức Thánh Thiện. Thưa ngài, ngài đã bị áp lực phải lưu vong vào năm 1959, và ngài đã thành lập một chính quyền ở Dharamsala, Ấn Độ, một chính phủ lưu vong, và ngài đã chọn lựa để thực hiện một thể chế dân chủ mặc dù có một lịch sử -- một lịch sử chính trị thần quyền. Tại sao ngài quyết định vì một nền dân chủ?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Năm 1956, tôi đến Ấn Độ dự một lễ hội của Phật Giáo. Tôi đã được chính quyền Ấn Độ mời, vì thế tôi đã đến đấy. Rồi thì, tôi cũng thấy -- quán sát Quốc hội Ấn Độ.

                    GLASSMAN: Vâng, thế đấy.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã thấy một sự tương phản lớn. Quốc hội Trung Cộng rất là nghiêm túc, gò bó.

                    GLASSMAN: Vâng. Vì thế Ấn Độ là một sự ngưỡng mộ? Quốc hội Ấn Độ là một nguồn cảm hứng?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng. Quốc hội Ấn Độ trông không nghiêm túc gò bó gì, rất ồn ào. Và như một nghị viên, người ta rất tự hào phê phán những lĩnh đạo của họ, chính quyền của họ thích như thế. Vì thế, tôi rất ấn tượng. Tôi -- rất lấy làm cảm kích. Nhưng rồi -- tháng tư năm 1959 chúng tôi đến Ấn Độ, chúng tôi -- rồi thì, lập tức, chúng tôi bắt đầu, một số thay đổi nào đấy. Không giống như loại hệ thống trước đây, mà hầu như,. có sự thay đổi nào đấy trong hội đồng nội các. Rồi thì, từ năm 1960, chúng tôi bắt đầu hoạt động cho dân chủ.

                    GLASSMAN: Và rồi thì -- có những sự bầu cử vào lúc ấy chứ?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vào lúc ấy không. Rồi thì năm 2001, chúng tôi đã sẳn sàng bầu cử tầng lớp lĩnh đạo chính trị. Từ ấy, vị trí của tôi là điều gì như là vị thế bán hưu trí. Do vậy -- tôi thật sự cảm thấy, ông thấy đấy, đó là thành quả của chúng tôi. Bây giờ là dân chủ hoàn toàn, hầu như một hệ thống như thế.

                    GLASSMAN: Nhưng ngài đặt dân chủ thành một chương trình, một tiến trình từ từ bắt đầu trong năm 1959, hay những năm đầu của thập niên sáu mươi.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Vâng, đúng đấy.

                    GLASSMAN: Bây giờ, ngài đã làm một quyết định. Ngài là lĩnh tụ tâm linh của Phật Giáo Tây Tạng, và ngài cũng là nguyên thủ của quốc gia. Và ngài quyết định từ nhiệm khỏi tất cả những quyền lực chính trị. Việc đáp ứng đến điều ấy là gì?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đấy là một phần của tiến trình của dân chủ. Tôi luôn luôn có một quan điểm rất mạnh mẽ. Cơ cấu chính trị và cơ cấu tôn giáo phải được riêng biệt.

                    GLASSMAN: Nhưng một số người Tây Tạng đã không vui vẻ về điều này, có đúng không?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, đúng đấy - đúng đấy -- nhưng đây là, tôi nghĩ, qua sự thiếu kiến thức ở trình độ toàn cầu, một khung cảnh nào đấy, và cũng là một loại hoàn cảnh nào đấy. Tôi vẫn ở đấy. Vì thế, trong trường hợp của cần thiết cao độ nào đấy về sự liên hệ của tôi, tôi thì -- tôi ở đấy.

                    GLASSMAN: Ngài vẫn ở đấy.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, nhưng -- không chóng thì chầy, sẽ có một ngày không có Đạt Lai Lạt Ma, một cách thật sự. Rằng, mau hay chậm, ngày ấy sẽ đến. Do vậy, mọi người phải chuẩn bị. Thế nên, tốt hơn nhiều khi tôi đang hiện diện.

                    GLASSMAN: Và ngài sẽ có một người kế tục -- như một lĩnh tụ tâm linh -- như một lĩnh tụ tâm linh; ngài dự đoán có một người kế tục chứ?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, đấy là -- vì tôi đã 79 -- tôi làm rất rõ một cách chính thức và công khai đến đồng bào Tây Tạng, rằng ngay cả thế chế Đạt Lai Lạt Ma có nên tiếp tục hay không là tùy vào người dân Tây Tạng, trước hết. Rồi thì, trong trường hợp đa số đồng bào Tây Tạng và cũng như những người nào đấy quan tâm đến thể chế Đạt Lai Lạt Ma, thế thì -- nếu họ muốn duy trì thể chế này, thì nó sẽ tồn tại. Rồi thì câu hỏi đi đến -- người kế tục. Chúng tôi nên theo đuổi phương pháp truyền thống xưa nay hay mới theo tình hình bây giờ.

                    GLASSMAN: Tôi tự hỏi, đầu tiên, điều gì -- điều gì là phản ứng của ngài đến những việc đang xãy ra ở Trung Đông nơi mà ngài thấy những cuộc nổi dậy chống lại những kẻ cầm quyền chuyên chế?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ, sự cai trị bởi những vị vua hay những lĩnh tụ tôn giáo -- bây giờ đã lỗi thời rồi. Ngay cả như ở Anh, Nhật, hoàng gia vẫn được duy trì, nhưng chỉ như biểu tượng. Nhưng về mặt khác, những thứ này bây giờ -- chỉ là lịch sử quá khứ. Rồi thì, những lĩnh tụ này, tôi nghĩ ban đầu, có thể một số -- với sự ủng hộ của dân chúng, giống như hầu hết những cuộc cách mạng và phong trào này, không có sự ủng hộ của người dân, họ sẽ không thành công. Do vậy, dân chúng ủng hộ ở đấy, ban đầu. Nhưng rồi thì, một khi -- tôi nghĩ như những người Cộng sản Trung Hoa, và cũng thế, tôi nghĩ một thí dụ nào đấy, tôi nghĩ họ là Lê-nin, loại cách mạng Bolshevik. Ban đầu, tôi nghĩ giới nghèo khổ trong dân chúng thật sự ủng hộ thời điểm ban đầu của cách mạng, tôi nghĩ giống như bất cứ thứ nào khác, tôi nghĩ rất trong sạch, và sự ủng hộ của người dân cũng ở đấy. Rồi thì, bất hạnh thay, những cá nhân thiếu nguyên tắc đạo đức, hay kỷ luật tự giác, và một khi nắm được chính quyền, sau đó quyền lực làm hư hỏng họ. Rồi thì, cuối cùng -- những ý tưởng nguyên thủy phụng sự nhân dân của họ. Thế rồi, cuối cùng, qua quyền lực, họ thích thấy sự kiểm soát quyền lực, kiểm soát người dân.

                    GLASSMAN: Vâng, điều ấy không tránh khỏi, ngài có nghĩ thế không? Rằng họ sẽ trở nên thối nát?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng,tôi nghĩ -- vâng. Và đôi khi, thấy đấy, điều ấy hoàn toàn tự nhiên, những người lĩnh đạo một cuộc vận động nào đấy, họ có lòng tự tin, quyết tâm. Nhưng đôi khi, cuối cùng, sự tự tin -- quá tự tin -- quá tự tin.

                    GLASSMAN: Quá tự tin, đúng thế. Đúng thế.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Rồi, ông thấy, họ rất nhạy cảm về những lời phê phán họ. Tôi luôn luôn nói với mọi người -- ngay cả trên mức độ quốc tế, thế giới thuộc về con người. Thế giới thuộc về gần bảy tỉ con người, không phải những vị vua hay lĩnh tụ tôn giáo như thế, hay những đảng phái khác nhau -- như Hoa Kỳ, thuộc về những người Mỹ. Giống như Trung Hoa hay Ai Cập, thuộc về người dân, không phải một thiểu số những gia đình hay cá nhân thống trị. Do thế, nhằm để mang lấy trách nhiệm về xứ sở của mình, do nơi người dân, rồi thì hệ thống tốt nhất là qua bầu cử những đội ngũ lĩnh đạo. Điều ấy cũng thế, từ lúc này đến lúc khác, bầu cử. Điều ấy, tôi nghĩ, là cung cách tốt nhất để cai trị một quốc gia do dân, vì dân. Do vậy, dân chủ là hệ thống tốt nhất.

                    GLASSMAN: Thế thì, ngài ủng hộ những việc đang xãy ra ở Trung Đông hiện nay chứ gì? Ngài nghĩ đấy là một việc tốt?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng. Điều ấy hoàn toàn tự nhiên. Bây giờ, điều quan trọng, tôi muốn chia sẻ -- Bây giờ, họ phải mang lấy một ý nghĩa trách nhiệm hay chí nguyện và xây dựng đất nước. Và dân chủ -- trong toàn bộ nền dân chủ, tự do và biểu lộ tất cả những việc ây, và hành động -- hành động -- hành động ít hơn. Và đôi khi, quá nhiều phê phán với nhau, và một tình trạng hơi vô trật tự. Điều ấy không tốt. Bây giờ, làm việc cần mẫn. Có những quan điểm khác nhau hay những loại ý kiến khác nhau hay những loại tư tưởng khác nhau hay những loại tin tưởng khác nhau, okay, không có vấn đề gì. Nhưng phải làm việc với nhau và xây dựng một xã hội mới. Điều ấy rất quan trọng.

                    GLASSMAN: Hãy -- hãy nói về tình trạng Tây Tạng. Ngài đã từng nói về một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa --

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

                    GLASSMAN: -- Đối với Tây Tạng. Và điều ấy không có nghĩa là hoàn toàn độc lập như một quốc gia riêng biệt, đúng không?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đúng đấy. Đúng đấy.

                    GLASSMAN: Vậy thì, ngài có thể diễn tả một khu tự trị đầy đủ ý nghĩa có nghĩa gì trong mối quan hệ với Trung Hoa không?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tại sao chúng tôi không nói về sự độc lập hay ly khai -- bởi vì thế giới đang thay đổi. Tôi luôn luôn nhìn, hầu như, với sự ngưỡng mộ đến tinh thần của Liên Hiệp Châu Âu. Con người, ông thấy, suy nghĩ điều quan tâm thông thường quan trọng hơn là quốc gia, hầu như quan tâm duy nhất. Do vậy, Tây Tạng cũng thế, bất kể quá khứ lịch sử là gì, bây giờ chậm tiến về vật chất. Mọi người Tây Tạng muốn hiện đại hóa. Tôi nói một cách trung thực -- hoàn toàn với những người Tây Tạng du nhập bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, tại sao? Họ đến Mỹ -- không phải tìm kiếm tâm linh mà tìm kiếm tiền.

                    GLASSMAN: Đúng.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vậy thì, người Tây Tạng cũng muốn giàu sang -- giàu -- và vì thế, họ -- nhằm để phát triển vật chất, chúng tôi duy trì trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, chúng tôi sẽ có những lợi ích lớn hơn. Giống như đường xe lửa -- việc xây dựng đường xe lửa liên hệ, đây là sự cống hiến cho việc phát triển xa hơn cung cấp hữu ích một cách thích đáng. Và bây giờ, họ sử dụng quân đội một cách chính yếu cho những mục đích như thế. Và bất cứ cách nào -- đấy cũng là một cách mà sự quan tâm của chúng tôi và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa như toàn thể, Tây Tạng không ly khai -- và duy trì trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Và đó là sự quan tâm hàng đầu của Bắc Kinh.

                    GLASSMAN: Thế nên, ngài đang thực hiện tiến trình đối với khu tự trị?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chưa (cười)

                    GLASSMAN: Ngài đang bàn thảo với Bắc Kinh...

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng.

                    GLASSMAN: Những đại diện của Ngài đàm phán với Bắc Kinh chứ?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, Vài trường hợp. Từ năm 79 -- chúng tôi đã triển khai việc liên lạc trực tiếp với chính quyền Trung Cộng, khi Đặng Tiểu Bình ở đấy. Đại diện cá nhân của tôi -- đã gặp Đặng Tiểu Bình và sau đó nó chỉ mới bắt đầu, loại đối thoại này với chính quyền Bắc Kinh. Không có kết quả tích cực nào. Trong khi ấy, bên trong Tây Tạng -- có những thứ -- trở nên ngày càng tệ hại hơn.

                    GLASSMAN: Tôi muốn nói với ngài về điều ấy. Vậy thì -- những tình trạng như thế nào bên trong Tây Tạng?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ những công binh Trung Hoa đã gia tăng hơn nhiều. Và những người bảo vệ cũng tăng. Một phía. Nên, sự cai trị của sợ hãi, sự cai trị của khủng bố ở đấy. Và rồi, trong lúc ấy -- về -- tôi nghĩ hơn mười năm trước, một Bí thư của khu tự trị Tây Tạng -- họ nói -- ông ta là một người thuộc loại theo đường lối cứng rắn. Sau một hội nghị Đảng, ông ta thật sự đề cập một loại đe dọa căn bản, Tây Tạng tách biệt khỏi Hoa Lục là tín ngưỡng Phật Giáo Tây Tạng. Thế nên, theo đấy, từ đấy họ leo thang trong việc kiểm soát về -- giáo dục. Và trong sự giáo dục như ở Đại học Lhasa, trước đây - trong chương trình -- cũng bao gồm một loại sách vở tài liệu cổ điển của Tây Tạng. Nhưng tất cả đã chấm dứt. Rồi thì tiến lên -- trong các tu viện hay ni viện với việc học tập chính trị. Vào lúc ấy, những người Tây Tạng nói rằng bây giờ là một thứ bán cách mạng văn hóa[1] đang trở lại. Nên, loại chính sách theo đường lối cứng rắn, tư tưởng hẹp hòi, thiển cận chính là chủ trương đã làm nên cuộc khủng hoảng 2008. Như thế đấy.

                    GLASSMAN: Cuộc khủng hoảng 2008 -- cuộc nổi dậy.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng -- vâng --

                    GLASSMAN: Ngài nói -- ngài -- ngài mới nói là cuộc 'bán cách mạng văn hóa?'

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

                    GLASSMAN: Và điều đó không xảy ra bất cứ nơi nào khác ở Trung Hoa. Chỉ ở Tây Tạng?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Vào lúc ấy, ngay cả những vùng Tây Tạng khác trong những tỉnh khác ở Trung Hoa so sánh thì khá hơn. Bây giờ, những vùng này cũng ngột ngạt hơn. Tôi vừa mới đây nhận được tin, thí dụ năm ngoái -- con số những trường Tây Tạng trong những vùng ngoài khu tự trị --- chủ trường mới bây giờ, mọi môn học phải dạy bằng tiếng Hoa. Và ngôn ngữ Tây Tạng chỉ là một ngôn ngữ -- những môn khác phải dạy bằng tiếng Hoa. Rồi mới một vài ngày trước, tôi đã nhận một tin tức -- ở một trường nào đấy -- những cảnh sát Trung Hoa địa phương đã lùng kiếm những loại sách ở nhà học sinh và lấy đi tất cả những sách vở Tây Tạng. Và bây giờ -- tử giờ trở đi -- học sinh chỉ có thể đọc và giữ những loại sách chính thức của nhà trường. Thế nên, thật sự ngột ngạt, thật sự kềm kẹp, thật sự xiết chặc.

                    GLASSMAN: Xiết chặc. Vậy -- vậy thì, thưa Đức Thánh Thiện, người Tây Tạng có thể làm bất cứ điều gì nhằm để, hãy nói là, tránh -- có sách lược nào mà họ có thể sử dụng? Thí dụ, tẩy chay? Hay điều gì đấy để ngăn ngừa trong một cách bất bạo động cho những gì đang xảy ra không?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Điều đấy tôi nghĩ -- điều này gợi nhớ lại năm 1956, khi tôi ở Ấn Độ. Và trong một người đấu tranh tự do theo chủ nghĩa Gandhi kinh nghiệm của họ về việc làm thế nào để đem đến một sự bất tuân và một loại vận động dân sự. Rồi tôi đã nói với ông ta rằng Đế quốc Anh khá tệ, nhưng vẫn có một hệ thống tư pháp độc lập và cũng như tự do ngôn luận. Bây giờ, kẻ thống trị mới ở Tây Tạng (cười khúc khích) -- không có hệ thống tư pháp độc lập (cười khúc khích) - và không có tự do ngôn luận. Thánh Gandhi từ trại giam - ngài còn có thể viết thư và đòi hỏi ở tòa án. Nhưng trong hệ thống cai trị của Trung Cộng -- không thể. Thế -- thế nên, không có cách nào -- rất khó khăn. Vì thế, dĩ nhiên, có loại khác -- cách biểu lộ đối kháng hay phẩn uất -- sau đó họ -- chắc chắn, họ sẽ làm -- nhưng, không có lựa chọn nào khác ngoài một số cuộc biểu tình tuần hành. Rồi thì ngay khi những cuộc tuần hành xảy ra -- họ bị gán cho cái tên làm náo loạn chính quyền. Rồi thì bắt bớ và một khi bắt bớ, thì có tra tấn nghiêm trọng. Nhiều người bị bắt sau đó thả ra, hoặc là bị gảy chân hay gảy ta như thế.

                    GLASSMAN: Nhưng, về những gì hổ trợ từ bên ngoài? Từ Hoa Kỳ? Hay từ những quốc gia khác? Có giúp đở được gì không?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng. Trên đường dài, rất hữu ích. Ở bên ngoài - nhiều chính phủ và -- kể cả Hoa Kỳ, ông thấy đã đề cao vấn đề nhân quyền và những thứ này. Trong lúc ấy, trong nước, những trí thức đã biểu lộ sự giận dữ của họ. Họ muốn tự do hơn. Tự do ngôn luận, như thế. Thế nên, cả hai phía bên trong và bên ngoài. Và rồi tôi cũng nghĩ những người nào ở bên trong xứ sở, những người thật sự đem đến một sự thay đổi nào đấy - một loại tự do nào đấy, khi thế giới bên ngoài biểu lộ sự quan tâm, biểu lộ sự chú ý về những điều như vậy là nguồn động viên bao la. Rất là, rất là quan trọng.

                    GLASSMAN: Và ngài đã đề cập -- tự do tín ngưỡng và ngài cũng nói rằng chính quyền Bắc Kinh đang cố -- đè nén --

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

                    GLASSMAN: Phật Giáo Tây Tạng. Tôn giáo quan trọng như thế nào trong cuộc vận động tự do cho Tây Tạng? Cho một sự tự trị đầy đủ ý nghĩa?

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tâm linh Tây Tạng liên hệ rất nhiều với niềm tin Đạo Phật. Như tâm linh của Ba Lan -- những loại hoàn cảnh khó khăn khác biệt đã làm cho quân Quốc Xã của Hitler và Liên Bang Sô Viết chiếm đóng, rất nhiều khó khăn. Nhưng trong những thời điểm này, tinh thần quốc gia Ba Lan và tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo phối hợp giữ gìn tâm linh của họ. Trường hợp của Tây Tạng giống hệt như vậy - sự quan tâm đến quốc gia và niềm tin Phật Giáo phối hợp. Và, thế nào đi nữa, tôi đã nói rằng di sản nền văn hóa Tây Tạng -- một cách căn bản, tôi diễn tả, là nền văn hóa của hòa bình. Nền văn hóa bất bạo động. Ngay cả viên chức của Trung Cộng cũng nói - cũng thừa nhận điều này. Những rắc rối của Tân Cương và vấn đề Tây Tạng. Một lần viên chức Trung Cộng đề cập đến Tây Tạng - người Tây Tạng là Phật tử. Nên, một cách căn bản, bất bạo động. Vì thế, họ ít lo lắng hơn. Ngay cả cán bộ đã đề cập như thế. Do vậy, nền văn hóa Tây Tạng -- nền văn hóa của hòa bình, văn hóa của từ bi. Thế nên, rằng -- cuối cùng, lợi lạc vô biên cho hàng triệu người Trung Hoa trẻ ở Hoa Lục. Và rồi thì cũng là, bây giờ tất cả, Trung Hoa trông thối nát, tham nhũng. Vô vàn. Ở mọi cấp độ. Thế nên, ông thấy --

                    GLASSMAN: -- Những giá trị đạo đức --

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một ít người, ông thấy, bị kết án tử hình, bị giết. Đó không phải là câu trả lời. Ô, điều đó, tôi có thể nói -- tất cả những truyền thống tôn giáo khác nhau hổ trợ rất tốt và kể cả Phật Giáo. Do vậy -- về lâu về dài, Trung Hoa - - vì sự quan tâm của chính người Hoa - - rất quan trọng để giữ gìn truyền thống từ bi, truyền thống tâm linh của Tây Tạng --

                    GLASSMAN: Để duy trì sự năng động của nền văn hóa.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng.

                    GLASSMAN: Tôi có một -- đáng tiếc thay, chúng ta đã hết thời gian. Vì thế, tôi có một câu hỏi sau cùng. Tôi tự hỏi ngài có một thông điệp gì cho những người trên khắp thế giới những ai đang đấu tranh cho tự do không.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động . Về lâu về dài, điều ấy sẽ tác động hơn. Nhưng, đôi khi, nó biểu hiện dữ dội như - Ai Cập hay một số nơi khác -- có một ngoại lệ nào ở đấy. Nhưng -- bây giờ ở Libya -- một sự ngoại lệ nào đấy. Nhưng - nhưng, một cách tổng quát, tôi nghĩ nên nghĩ phương pháp bất bạo động. Như, tôi nghĩ cách lật đổ nhà độc tài của Phillipine -- Marcos hay điều gì như thế đấy.

                    GLASSMAN: Đúng thế. Đúng thế.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cuộc vận động hòa bình do người dân. Và tôi nghĩ cũng như ở Chile. Nên, phong trào hòa bình của nhân dân bây giờ trở nên, tôi có thể nói là, thực tế. Và tôi nghĩ so sánh với Nam Phi cũng thấy những phương thức hòa bình, thay đổi cuối cùng. Nên, tôi nghĩ rằng tôi muốn chia sẻ. Hãy giữ lòng quyết tâm, năng lực của ý chí, bởi vì chúng ta có công lý. Trong kinh nghiệm hay sự quán chiếu cả đời, một cách thiết yếu, chân lý luôn luôn mãi mạnh mẽ hơn năng lực của sức mạnh hay năng lực của súng đạn. Rất rõ ràng. Súng đạn tạm thời rất mạnh mẽ. (Cười khúc khích) Mọi người yêu mến đời sống của mình. Nên khi súng ống biểu hiện -- vì sợ hãi, nó là một sự khép nép nho nhỏ. Nhưng, đó là phương pháp tạm thời. Tôi nghĩ lịch sử thế giới cho thấy điều này. Vì vậy, sự đấu tranh vì tự do, dân chủ thật sự -- là đúng đắn, hợp lý, và mọi người có quyền để được tự do.

                    GLASSMAN: Cảm ơn. Thật là tuyệt vời - chỗ tuyệt vời để chấm dứt. Cảm ơn Đức Thánh Thiện thật rất nhiều vì đã tham dự với chúng tôi.

                    ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cảm ơn.

                    GLASSMAN: Cảm ơn. Và đấy là tiết mục tuần này của chương trình Tư Tưởng trong Hành Động(Ideas in Action).



                    http://www.ideasinactiontv.com/episodes/2011/06/interview-with-the-dalai-lama.html


                    [1] Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966 ( diễn ra trong 10 năm từ năm 1966-1976), với mục tiêu chính thức là loại bỏ những phần tử "tư sản tự do" để tiếp tục sự nghiệp đấu tranh của tầng lớp cách mạng. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được mọi người công nhận là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất quyền lực đáng kể của Mao Trạch Đông so với đối thủ chính trị là Lưu Thiếu Kỳ và cũng để loại bỏ những người bất đồng ý kiến như Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,...
                    #9
                      tueuyen 30.10.2011 20:39:56 (permalink)
                      5
                      TRÀ ĐÀM VỚI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

                      Over Tea with the Dalai Lama
                      Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời phỏng vấn của Pico Iyer
                      Chuyển ngữ: Tuệ Uyển



                      Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng.

                      Tôi thật may mắn có đủ nhân duyên để có thể viếng thăm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn tại tịnh thất khiêm tốn, đầy màu sắc sống động của ngài ở Dharamsala lần đầu tiên năm vào năm 1974, khi tôi là một thiếu niên. Từ đấy, tôi cố gắng để trở lại thị trấn miền Bắc Ấn Độ thường xuyên hơn, một phần để chứng kiến sự đấu tranh của người Tây Tạng, và phần vì để thụ hưởng sự hiện diện và tuệ trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giống như ngày càng nhiều người hơn ngày nay, tôi cũng may mắn đủ để thấy ngài ở Los Angeles, Malibu, New York, và New Jersey, tại Harvard, và ở San Francisco, nhưng luôn luôn có điều gì ấy đặc biệt về việc nghe ngài thuyết giảng tại nơi ngài ở, những đỉnh núi tuyết ở xa xa, và những niềm hy vọng mồn một, sâu lắng của người Tây Tạng khắp không gian.

                      Mùa thu vừa rồi, tôi đã tiến hành một loạt phỏng vấn với Đức Đạt Lai Lạt Ma qua những buổi giải lao hiếm hoi trong thời khóa biểu của ngài khi ngài chính thức trong một khóa thuyết giảng. Dharamsala rạng rở trong mùa thu, những buổi bình minh sắc nét và đầy mây và những buổi tối đầy sao mà thế giới thật sự có thể cảm nhận từ một nơi rất xa. Tôi muốn biết Phật Giáo Tây Tạng đang thay đổi như thế nào khi sự lưu vong sâu xa của nó, khi sự thực hành của nó và những vị thầy được gởi đi khắp thế giới, trong con người và trong phim ảnh như thế nào, và như thế nào trong một thế giới hiện đại, với nhiều áp lực và hứa hẹn hơn bao giờ hết, Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể bảo tồn hành động đặc thù khó khăn và cân bằng của ngài trong việc phụng sự đồng thời như một lĩnh tụ chính trị và đạo sư tâm linh.

                      Mỗi ngày tôi đã gặp ngài tại phòng lúc hai giờ chiều, và qua trà đàm khi mà tôi vẫn có câu hỏi và khi ngài có thời gian. Bất cứ khi nào tách trà tôi cạn, ngài chú ý đến nó trước tôi.

                      -Pico Iyer


                      PHỎNG VẤN


                      1.- PICO IYER: Tôi nghĩ lần cuối cùng tôi ở trong phòng này là tám năm về trước. Mọi thứ thay đổi như thế nào từ lúc ấy?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ít tóc hơn, tôi nghĩ. Cả hai chúng ta!

                      Tôi nghĩ ở mức độ toàn cầu có lẻ có nhiều hy vọng hơn, thay vì những thảm kịch như thế này như ở Nam Tư, và Rwanda. Về vấn đề Tây Tạng, tôi nghĩ trên phương diện tích cực, có nhiều sự tỉnh giác hơn, và như một kết quả, sự lưu tâm và hổ trợ đang lớn mạnh. Ngay cả một số chính phủ - một cách công khai, cũng như phía sau hậu trường – đang làm những nổ lực để thực hiện việc gì đấy cho Tây Tạng. Về mặt khác, bên trong Tây Tạng những chính sách của Bắc Kinh rất khắc nghiệt, rất tàn bạo.

                      Vì thể một cách tổng quát, tôi rất lạc quan về vấn đề. Trong tương lai gần, không có hy vọng gì. Nhưng về lâu về dài, chắc chắn. Đấy chỉ là vấn đề thời gian – mọi thứ sẽ thay đổi.

                      2.- PICO IYER: Và trong đời sống của chính ngài, mọi thứ đã phải thay đổi rất nhiều trong tám năm qua.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không nhiều. Sức khỏe thân thể của tôi thì rất tốt. Sự thực hành tâm linh của tôi – không có nhiều cơ hội. Nhưng như thường lệ, tôi vẫn tiếp tục. Vì thế tôi vẫn là con người ấy. Ông cũng là con người ấy. Tôi rất mừng vì có cơ hội với một cố nhân mà tôi biết từ thời cha của ông.

                      3.- PICO IYER: Vâng, thật sự, cha tôi đã đến thăm ngài ngay sau khi ngài đến Ấn Độ.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Rất là sớm.

                      4.- PICO IYER: Bây giờ ngài đang ở trong một khóa thuyết giảng. Thật khó khăn để tìm ra thời gian cho sự thực tập tâm linh của ngài do bởi tất cả những gì ngài đã phải thực hiện cho thế giới.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Cũng thế, mỗi lần tôi đón nhận một giáo huấn mới nào đấy, mà nó bổ xung thêm cho sự thực hành hằng ngày của tôi. Vì thế ngày nay, sự trì tụng hằng ngày của tôi, đòi hỏi, thông thường khoảng bốn tiếng đồng hồ.

                      5.- PICO IYER: Mỗi ngày?


                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thông thường tôi thức dậy lúc 3:30 sáng. Sau đấy tôi lập tức thực hành một ít thiền tập, một ít thể dục – lễ phủ phục – rồi thì tắm. Sau đó đi bộ một ít bên ngoài. Tất cả thời gian này, tôi trì tụng một mật ngôn nào đấy hay thực hành thiền quán. Rồi thì lúc 5:15, tôi điểm tâm và lúc 5:30 nghe đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) bằng tiếng Tây Tạng. Đài BBC Đông Á thường đề cập những vấn đề về Tây Tạng và Trung Hoa, vì thế tôi thường nghe đến.

                      Sau khi điểm tâm, tôi thực hiện thêm một ít thiền tập và rồi thì thường học hỏi một triết lý Tây Tạng nào đấy hay một văn kiện quan trọng. Nếu có một việc nào đấy quan trọng tôi đến đây, văn phòng của tôi, và đôi khi trước buổi ăn trưa tôi đọc báo và tạp chí - Newsweek, Time, Far Eastern Economic Review, một số báo chí Ấn Độ.

                      Ô, vâng. Lúc 7:30 tôi luôn luôn nghe tin tức thế giới của đài BBC. Luôn luôn. Tôi ghiền. Khi tôi thăm viếng một quốc gia ngoại quốc nào đấy và tôi không thể nghe vì thời gian thay đổi hay không đủ thời gian, tôi thật sự cảm thấy thiếu vắng điều gì đấy trong ngày hôm ấy. Tôi cảm thấy tôi không biết những gì đã xãy ra trên thế giới. Đài BBC luôn luôn rất hấp dẫn, và tôi thật sự cảm thấy, không thành kiến.

                      Sau buổi cơm trưa, tôi đến văn phòng của tôi ở đây cho đến khoảng 5:30. Rồi thì lúc 6:00 tôi dùng buổi trà tối – là một tu sĩ Phật Giáo, không ăn chiều, đôi khi chỉ một ít bánh ngọt hay một miếng bánh mì. Vào lúc ấy tôi luôn xem truyền hình BBC. Rồi thì buổi thiền tập buổi tối, khoảng một giờ đồng hồ và ngủ lúc 8:30. Thiền tập quan trọng nhất! Ngủ là thiền tập thông thường cho mọi người – ngay cả những con chim. [Đây là] thiền tập quan trọng nhất. Không phải để nhập niết bàn, mà để sống còn!

                      6.- PICO IYER: Ngày nay, chắc hầu như không có thời gian cho ngài thực hiện một số sở thích riêng trước đây, như chụp hình chẳng hạn.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không còn thích thú gì nữa. Cho đến đầu năm 1960, tôi có một ít hấp dẫn trong việc chụp hình, nhưng từ lúc ấy thì không còn nữa. Dĩ nhiên, tôi vẫn yêu nhiều loại hoa. Và thỉnh thoảng tôi làm một việc tay chân nào đấy, một sự sửa chửa nào đấy, đồng hồ đeo tay và những dụng cụ nhỏ.

                      7 .- PICO IYER: Không có vị Đạt Lai Lạt Ma nào trước đây đối diện với hoàn cảnh thể hiện trách nhiệm cho một cộng đồng đa dạng khắp thế giới như ngài. Có những người vẫn ở trong Tây Tạng, những người bị cắt đứt [liên hệ] với ngài trong những cách nào đấy; có những người Tây Tạng lưu vong rãi rác toàn thế giới , và có những người Phật tử Tây Tạng hoàn toàn mới ở phương Tây. Phải thật là khó khăn để duy trì liên hệ với tất cả những nhóm này và phải chắc chắn mọi việc đang diễn tiến đúng hướng.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA:
                      Ngày càng có nhiều người hơn đang biểu lộ thích thú với Phật Giáo, và con số những trung tâm Phật Giáo đã gia tăng. Nhưng không giống như hệ thống Thiên Chúa Giáo, những trung tâm này ít nhiều tự trị hơn. Tôi không có trách nhiệm gì cả. Dĩ nhiên, nếu thoảng hoặc người ta đến đây và hỏi điều gì đấy với tôi, tôi khuyến nghị một số ý kiến. Nói cách khác, không có quyền lực trung ương. Những hoạt động ấy hoàn toàn độc lập.

                      8.- PICO IYER: Nhưng có lẻ nếu họ thực hành trong một phương cách không chính thống, hay làm những việc mà ngài nghĩ là không ở trong tinh thần chân chính của Đạo Phật, điều ấy phải là khó khăn cho ngài, ngay cả nếu ngài không chịu trách nhiệm cho họ.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Một cách tổng quát, không. Dĩ nhiên, đã có một số tai tiếng – tai tiếng về tiền bạc, tai tiếng về tình dục – và vào những lúc ấy, một số người phương Tây đã nói với tôi là họ quan tâm một cách nghiêm chỉnh do bởi những cáo trạng này mà toàn thể Đạo Phật có thể đau khổ. Tôi đã nói với họ, “Đạo Phật không phải mới. Đã hơn 2.500 năm rồi, và trong thời gian ấy những tai tiếng như vậy đã từng xãy ra. Nhưng căn bản Phật Giáo là đúng đắn. Đạo Phật có năng lực của nó, luận lý của nó, sự xinh đẹp của nó, những giá trị của nó. Nếu những cá nhân kể cả những lạt ma làm những việc sai trái ở đây ở, ở kia, nó sẽ không ảnh hưởng đến toàn bộ Phật Giáo.

                      Nhưng cũng quan trọng để có nguyên tắc, đặc biệt những người thể hiện trách nhiệm. Khi chúng ta đang giáo hóa những người khác, khi chúng ta có nhiệm vụ cải thiện phẩm chất đời sống của người khác và thể trạng tinh thần của họ, trước nhất chúng ta phải cải thiện chính mình. Trái lại, làm thế nào chúng ta có thể hóa độ người khác? Và có lẻ do bởi những tai tiếng này, dường như có nguyên tắc hơn, tự kiểm chính mình hơn.

                      9 .- PICO IYER: Chắc phải là một sự lo lắng lớn của ngài rằng người Tây Tạng sẽ mất sự nối kết với nền văn hóa của họ - cả những người ở bên trong Tây Tạng, và trong một cách khác, những người ở bên ngoài Tây Tạng. Phải là rất khó để duy trì sự tương tục này.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bên trong Tây Tạng, vâng. Có những dấu hiệu rõ ràng về sự thoái hóa của những truyền thống Tây Tạng, và những nguyên tắc đạo đức. Trong những năm gần đây, có nhiều vụ giết người trong cộng đồng Tây Tạng ở Ấn Độ. Tất cả những điều này xãy ra trong những người mới đến từ Tây Tạng. Điều này cho thấy sự thoái hóa trong tâm linh bao dung và nguyên tắc tự thân. Và rồi thì trong chính Tây Tạng, có cờ bạc cũng như mại dâm. Tôi được nghe nói rằng có nhiều kẻ mại dâm người Hoa cũng như người Tạng. Và cũng như xì ke ma túy – cộng đồng tị nạn có một số, và dường như có những loại xì ke ma túy nào đấy ở Lhasa và những thành phố lớn của Tây Tạng.

                      Điều lo lắng chính của tôi là việc bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng. Vị thế chính trị của Tây Tạng dĩ nhiên là quan trọng, nhưng để duy trì sự sống của tâm linh Tây Tạng, di sản văn hóa Tây Tạng, là sự quan tâm chính của tôi. Điều này không chỉ ích lợi cho sáu triệu người Tây Tạng, mà cũng là sự lưu tâm của cộng đồng lớn hơn – đặc biệt, về lâu về dài, đên người Hoa. Có hàng triệu người Hoa trẻ, đôi khi được gọi là “Thế hệ Lạc loài”. Tôi nghĩ một cách đặc biệt trong lĩnh vực những giá trị của con người, họ hoàn toàn bị lạc lõng. Trong khoảng trống ấy, nền văn hóa Tây Tạng có thể thực hiện một sự cống hiến.

                      10.- PICO IYER: Ngài có nghĩ rằng Phật Giáo Tây Tạng sẽ phải thay đổi khi nó được thực tập bởi nhiều người không phải Tây Tạng hay không?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, tôi không nghĩ thế. Một số người Tây phương – ngay cả một số người Tây Tạng – đã từng nói với tôi rằng họ cảm thấy cần một loại điều chỉnh nào đấy. Nhưng tôi cảm thấy không cần thiết như vậy, khi mà căn bản giáo lý Đạo Phật được quan tâm. Phật Giáo đối diện với những vấn đề căn bản của nhân loại – tuổi già, bệnh tật, khổ đau. Những thứ này, cho dù trong thế giới ngày hôm nay hay một nghìn năm trước, cho dù ở Ấn Độ hay ở Trung Hoa hay ở Hoa Kỳ, những thứ ấy luôn luôn giống nhau.

                      11.- PICO IYER: Thế nhưng Đạo Phật bây giờ đang được thực tập trong những xứ sở với những nền văn hóa và lịch sử khác nhau.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong bất cứ truyền thống tôn giáo, phải có hai khía cạnh: một là khía cạnh văn hóa, thứ đến là khía cạnh giáo lý hay tôn giáo. Khía cạnh văn hóa có thể thay đổi. Khi Đạo Phật tiếp xúc với những xứ sở khác hơn là Ấn Độ, khía cạnh văn hóa tiếp nhận điều nghiên thích ứng phù hợp với những hoàn cảnh mới. Vì thế chúng ta liên hệ ngày nay với Đạo Phật của Nhật Bản, Trung Hoa, Tây Tạng. Tương tự thế, cuối cùng chúng ta sẽ có Phật Giáo phương Tây. Điều ấy sẽ đến một cách tự nhiên.

                      Nhưng chỗ căn bản giáo lý liên quan, tôi nghĩ nó phải là giống nhau. Thí dụ, tất cả những học giả đáng tin cậy của Tây Tạng, bất cứ khi nào một vấn đề nào đó được đặt ra, luôn luôn dựa vào những trích dẫn của những học giả Ấn Độ trước đó. Không có điều ấy, chúng ta không tin sự chân thật của nó. Vì thế ông thấy, giáo lý đã giống như nhau qua 2.500 năm qua. Đó là tại sao tôi cảm thấy sẽ không đúng khi gọi Đạo Phật Tây Tạng là “Lạt Ma Giáo”. Với sự hiện thân tái sinh này, Đạt Lai Lạt Ma đã được gọi, đặc biệt bởi những người Trung Hoa, là “Hoạt Phật” hay “Phật Sống”. Nhưng trong Tạng ngữ, chữ “lạt ma” (lama) là một sự chuyển dịch trực tiếp từ chữ “đạo sư” (guru). Vì thế, “đạo sư” hay “lạt ma” có cùng ý nghĩa – người nào đấy nên được tôn kính do bởi tuệ trí của người ấy, hay do bởi sự cảm kích mà người ta hàm ơn với đạo sư. Do vậy, ý nghĩa thông dụng là “một người đáng được tôn kính”. Không hàm ý của “Phật Sống”. Một số sách ở phương Tây đôi khi cũng nói là “Phật Sống” (living Buddha) khi họ diễn tả tôi, hay “Thiên Vương” (god king). Hoàn toàn sai!

                      12.- PICO IYER: Tôi nhớ ngài có một lần nói rằng trong những đạo đức Phật Giáo, khiêm cung thì thực tập dễ dàng ở Tây Tạng hơn là ở phương Tây. Tôi tự hỏi có phải có những giá trị khác nên khó khăn để thực tập trong hoàn cảnh mới này hay không?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong xã hội phương Tây, có thể khó khăn để tiến hành sự thực tập thiền quán hoàn hảo do bởi tốc độ nhanh chóng của đời sống ở đấy. Nhưng rồi thì ông thấy, sự biệt lập của một số tu sĩ nam và nữ của Cơ Đốc Giáo là đáng chú ý hơn là ở Tây Tạng, không có sự tiếp xúc với đời sống bên ngoài. Một tu viện ở miền Nam nước Pháp không có máy truyền thanh, không có báo chí. Hoàn toàn cắt đứt! Và những buổi ăn vô cùng đạm bạc. Và không có những đôi giày thích hợp, chỉ có dép xăng-đan. Vì thế hầu hết những người trong họ, toàn bộ đời sống còn lại của họ, biểu hiện như là những tù nhân. Thật là kỳ diệu!

                      Vì vậy cuối cùng những tu viện Phật Giáo ở phương Tây có thể được thành lập trong hình thức tương tự như một số tu viện của Cơ Đốc Giáo. Thế thì, tôi nghĩ sẽ không có bất cứ sự khó khăn nào. Họ có thể dành trọn cả ngày để thiền quán.

                      13.- PICO IYER: Hiện nay, chắc rằng ngài đã dành thời gian của mình để nói với những người không Phật Giáo hơn là những người Phật tử, vì ngài du hành quá nhiều và ngài nói chuyện đến quá nhiều người hội kiến khác nhau.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng có lẻ, vâng có lẻ thế. Bất cứ khi nào tôi có cơ hội để nói chuyện hay thuyết giảng ngoài cộng đồng Tây Tạng, mối quan tâm căn bản của tôi là với đạo đức thế gian. Tôi đã phân biệt giữa tâm linh tín ngưỡng và tâm linh không tín ngưỡng – chỉ đơn giản là một con người tốt , một cá nhân với trái tim nồng ấm, một cá nhân với ý thức trách nhiệm. Thông thường tôi nhấn mạnh đạo đức thế tục, và điều này dường như hữu ích. Tôi giải thích những giá trị căn bản của con người, hay những phẩm chất tốt đẹp của con người, như lòng từ bi, và tại sao những điều này là quan trọng. Tôi giải thích rằng cho dù con người có tín ngưỡng hay con người không tín ngưỡng là tùy thuộc trên cá nhân, nhưng ngay cả không có tôn giáo, chúng ta vẫn có thể là một con người tốt.

                      Tôi chú ý thấy đại đa số thính chúng cảm kích điều này – có hay không có tín ngưỡng, hãy chỉ là một con người tốt. Người ta dễ lĩnh hội hơn. Điều ấy là quan trọng. Phần lớn nhân loại trên thế giới là những người không tín ngưỡng, và chúng ta không thể cải lý với họ và nói với họ rằng họ phải là những người có tín ngưỡng. Không! Không thể được!

                      Nói một cách thực tiển, đa số nhân loại sẽ tiếp tục là những người không tín ngưỡng, và điều này chẳng hề gì. Không có vấn đề gì! Vấn đề là phần lớn đã đánh mất hay quên lãng những giá trị nhân bản sâu sắc, chẳng hạn như lòng từ bi và ý thức trách nhiệm. Rồi thì chúng ta thật sự đối diện với một vấn đề. Đó là sự quan tâm to lớn của chúng ta. Bất cứ nơi nào có một xã hội hay một cộng đồng hay một gia đình mà không có những phẩm chất tốt đẹp của con người, thế thì ngay cả một gia đình đơn lẻ cũng không thể là một gia đình hạnh phúc. Điều đó hoàn toàn rõ ràng.

                      Những cảm xúc nào đấy, chẳng hạn như thù hận, tạo nên một ranh giới rõ rệt của “chúng tôi” và “bọn họ” như vậy. Lập tức, có một cảm nhận về kẻ thù. Có quá nhiều tranh đua, quá nhiều cảm giác tiêu cực đối với láng giềng của quý vị, và về phía láng giềng của quý vị, cũng có một thái độ tiêu cực đối với quý vị? Thế rồi điều gì xãy ra? Quý vị bị bao vây bởi kẻ thù, nhưng kẻ thù là sự sáng tạo của quý vị!

                      Mới gần đây tôi đã nhấn mạnh qua nền kinh tế hiện đại, và cũng qua truyền thông và giáo dục, thế giới bây giờ lệ thuộc hổ tương, liên kết lẫn nhau. Dưới những hoàn cảnh như thế, khái niệm về “chúng tôi” và “bọn họ” đã mất: tổn hại láng giềng của quý vị là thật sự tổn hại đến quý vị. Nếu quý vị làm những việc tiêu cực đối với láng giềng của quý vị, điều đó thật sụ tạo nên sự khổ đau của chính quý vị. Và giúp đở họ, biểu lộ sự quan tâm đến lợi ích của người khác – thật sự đây là những nhân tố quan trọng cho chính hạnh phúc của quý vị. Nếu quý vị muốn có một cộng đồng tràn đầy niềm vui, tràn ngập tình thân hữu, quý vị phải tạo điều kiện cho nó có thể sinh trưởng. Nếu quý vị tiếp tục tiêu cực, và trong khi lại muốn thêm những nụ cười và tình thân hữu với láng giềng của quý vị, điều đó vô lý. Nếu ông muốn láng giềng thân tình hơn, ông phải tạo nên cái không khí như thế. Rồi thì người ta sẽ đáp ứng.

                      14.- PICO IYER: Do thế chúng ta cần phải được nhắc nhở về những trách nhiệm căn bản nhất, nền tảng nhất.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đây là sự nhất mạnh chính của tôi. Tôi thật sự cảm thấy điều quan trọng là thúc đẩy những nguyên tắc đạo đức thế tục. Đấy là những gì chúng ta thật sự cần đến. Những cảm xúc hay hành động ấy đem đến một cách thiết yếu hạnh phúc hay sự toại nguyện, chúng tích cực. Bởi vì chúng ta muốn hạnh phúc. Những cảm xúc và hành động mà cuối cùng đem đến khổ đau, chúng ta phải xem như tiêu cực. Do vì chúng ta không muốn đau khổ. Đây là những giá trị căn bản của con người – không liên hệ với Đấng Tạo Hóa, không có liên hệ với Đức Phật.

                      15.- PICO IYER: Ngài có lo lắng hay không rằng trong cộng đồng Tây Tạng, có quá nhiều trách nhiệm trên vai cá nhân ngài ngay cả nếu ngài cố gắng để trãi trách nhiệm đến ngày càng nhiều người hơn, người ta miễn cưỡng tiếp nhận nó bởi vì người ta tiếp tục ngưỡng vọng đến ngài cao độ như thế? Thật khó khăn để thay đổi những niềm tin lâu đời như vậy.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, điều ấy đúng. Tôi thường nói với mọi người “Quý vị phải lãnh lấy trách nhiệm và hành động giống như tôi không hiện hữu.” Sớm hay muộn gì ngày ấy sẽ đến, một cách dứt khoát là như thế.

                      16.- PICO IYER: Ngài phải quan tâm về những gì xãy ra khi ngài không hiện diện nữa – có khả năng là Bắc Kinh sẽ chọn một vị Đạt Lai Lạt Ma cho chính họ.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Không, không có nhiều rắc rối! Về lâu về dài, vâng, những người ở Bắc Kinh muốn kiểm soát việc lựa chọn vị Đạt Lai Lạt Ma tương lai. Cũng có khả năng sẽ không có bất cứ vị Đạt Lai Lạt Ma nào nữa – theo một số tin tức, Bắc Kinh đang suy nghĩ như thế. Okay. Bất cứ điều gì họ thích, họ có thể làm. Không ai có thể cản họ. Nhưng điều ấy không ảnh hưởng đến tâm tư của người Tây Tạng. Cho nên chẳng hề gì.

                      17.- PICO IYER: Ngài không thể làm gì để bảo vệ cho sự hiện thân tái sinh của ngài đối với những người Trung Cộng chứ?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những người ở Bắc Kinh chắc chắn sẽ công nhận một Đạt Lai Lạt Ma, nhưng đối với người Tây Tạng, đó sẽ không phải là Đạt Lai Lạt Ma. Họ sẽ không chấp nhận người ấy. Vì thế tôi không quan tâm nhiều. Và chính thể chế Đạt Lai Lạt Ma – cho dù nó có nên tiếp tục hay không – điều ấy tùy vào người Tây Tạng. Ở tại một phạm vi nào đấy, thể chế sẽ chấm dứt. Điều đó không có nghĩa là nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng sẽ chấm dứt. Nền văn hóa Phật Giáo Tây Tạng sẽ tiếp tục, và phải duy trì, cho đến khi nào người Tây Tạng còn hiện hữu. Nhưng những thể chế đến và đi, đến và đi.

                      18.- PICO IYER: Ngày nay, rất nhiều người muốn nói về ngài và người ta có thể có những duyên cớ khác nhau hoàn toàn đa dạng. Có phải đấy là một vấn đề khó khăn?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với tôi không có khác biệt gì. Dĩ nhiên, đôi khi người ta có những động cơ khác nhau, điều ấy là có thể, nhưng đối với tôi không có vấn đề gì. Tôi đối xử với mỗi con người giống nhau, cho dù là những nhân vật cao cấp hay những hành khất – không có gì khác biệt, không có sự phân biệt.

                      19.- PICO IYER: Trong những vị trí tương tự, ngài thường nói rằng điều quan trọng là phải thử nghiệm lý trí, và không chấp nhận mọi thứ một cách tự động. Tôi tự hỏi có phải càng ngày càng có nhiều người có khuynh hướng đón nhận ngài như vị một đạo sư, và chỉ chấp nhận mọi điều ngài nói ra.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Một loại tín ngưỡng mù quáng! Vâng, điều ấy cũng xãy ra. Nhưng tôi không bao giờ cảm thấy tôi là một vị thầy. Tôi chưa bao giờ chấp nhận bất cứ người nào là đệ tử của tôi, kể cả những người Tây Tạng. Tôi thường xem họ như một người pháp lữ của tôi. Trong một ít trường hợp ngoại lệ, nếu chúng tôi đã biết nhau trong nhiều năm – nếu có một loại tin cậy chân thành nào đấy trên căn bản của sự tỉnh thức – rồi thì đôi khi tôi chấp nhận là đạo sư của họ, và họ tự xem như đệ tử của tôi. Nhưng thông thường tôi xem họ như những người bạn tâm linh của tôi. Rất nhiều người ngoại quốc thỉnh cầu tôi chấp nhận họ như đệ tử của tôi. Và tôi nói, không cần loại công nhận như thế. Chỉ là pháp lữ của tôi là lành mạnh hơn, là tốt hơn, và tôi cũng cảm thấy thoãi mái hơn nhiều. Thông thường đấy là sự đáp lại của tôi khi ai đấy thỉnh cầu tôi chấp nhận họ như đệ tử.

                      20.- PICO IYER: Một nhà thơ người Anh có lần nói, “Một ít kiến thức là một điều nguy hiểm.” Tôi tự hỏi có phải văn hóa Tây Tạng và đạo Phật Tây Tạng là khó tránh khỏi những sự xuyên tạc hơn hay không, bởi vì nhiều người trên thế giới bây giờ chỉ biết một ít về chúng.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng. Có một số cơ hội mới để lạm dụng phạm vi này. Trong lĩnh vực y khoa của Tây Tạng, trong một số nghệ thuật Tây Tạng, cũng như trong Phật Giáo, một số người đang làm bậy mà không có kiến thức thích hợp. Một số người Tây Tạng sống ở Ấn Độ hay Nepal mà không có quá trình học hỏi giảng dạy, nhưng sau vài năm ở phương Tây, họ trở thành những đại lạt ma, nhưng khi người ta đến Ân Độ hay Nepal và hỏi một người Tây Tạng nào đấy, “vị lạt ma như thế như thế đang ở đâu?” Người Tây Tạng không biết, và đôi khi nói, “Đó không phải là lạt ma, không phải là một vị thầy lớn.” Nó đã xãy ra, nhưng okay, không hề gì. Cho đến khi mà nó làm lợi ích cho những người nào đấy, điều ấy tốt thôi.

                      21.- PICO IYER: Có nhiều tài tử minh tinh thích thú với Đạo Phật, và, như ngài biết, có ngay cả những tu sĩ Tây Tạng đã hiện diện trên những mục quảng cáo và tạp chí thời trang. Tôi tự hỏi, có phải khi Tây Tạng được biết đến nhiều hơn, điều ấy đã trở thành một phức tạp vì người ta liên kết Tây Tạng với những người giàu có và nổi tiếng hay không?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Nếu có những người lợi dụng người Tây Tạng hay hoàn cảnh Tây Tạng vì lợi ích riêng của họ, thì chúng tôi chẳng có thể làm gì nhiều. Điều quan trọng là đối với chúng tôi không liên hệ hay kết hợp với những người này vì sự thích thú riêng của mình.

                      Một số phóng viên tò mò về những tài tử minh tinh, những người đang biểu lộ một sự hấp dẫn nhiệt thành về Đạo Phật. Thực tế, họ hàm ý rằng tôi gần như đang trở thành một người nổi tiếng. Nhưng cảm giác của tôi là tôi không quan tâm về quá khứ của người ta, cho đến khi mà nào mà họ vẫn có động cơ chân thành, cởi mở, và mong muốn trong sạch. Dĩ nhiên, rồi thì, tôi sẽ cho họ một cơ hội,và tôi sẽ đối đãi với họ như một người bạn. Tôi không quá quan trọng đến quá khứ của họ là gì.

                      Điều quan trọng là về phía chúng tôi, động cơ của chúng tôi phải thật là rõ ràng, phải thật là chân thành. Một cách cá nhân, tôi là một tu sĩ Đạo Phật,. Tôi là một đệ tử của Đức Phật. Từ quan kiến ấy, sự gặp gở một người với tâm linh tìm cầu giản di, vô tư, chân thành là quan trọng hơn gặp gở một chính trị gia hay một vị thủ tướng. Những phóng viên này thường quan tâm chính trị như điều gì đấy quan trọng hơn cả, vì thể gặp gở với một chính trị gia trở thành điều gì rất nổi bật với họ. Đối với tôi, sự gặp gở với một người bình thường, làm điều gì đấy cống hiến đến sự hòa bình của tâm thức, đến sự tỉnh thức sâu xa hơn về giá trị của đời sống con người – điều ấy, tôi cảm thấy là rất quan trọng. Khi tôi thấy một kết quả nào đấy, thế rồi tôi nghĩ, “Hôm nay tôi đã làm nên một sự cống hiến nho nhỏ nào đấy.”

                      22.- PICO IYER: Ngài có một cuộc sống phức tạp như thế, vì có nhiều vai trò khác biệt mà ngài phải thực hiện. Vai trò nào ngài thấy khó khăn nhất?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Gặp gở những nhà chính trị là một kinh nghiệm mà tôi cảm thấy quả là khó khăn. Tôi phải gặp gở những người này và kêu gọi họ, nhưng không có điều gì cụ thể mà tôi có thể nói với họ về Tây Tạng bởi vì tình trạng quá phức tạp. Vấn đề là quá lớn mà ngay cả những lĩnh tụ này nếu muốn hổ trợ một cách chân thành, thì họ không thể làm bất cứ điều gì! Nhưng nếu tôi không gặp gở họ, điều đó cũng là sai. Tốt hơn là gặp gở.

                      Điều tệ hại nhất là đôi khi một hình thức nghi lễ nào đấy cũng liên hệ. Mà việc ấy tôi quan tâm. Một lần ở Salzburg, người ta mời tôi nói chuyện tại một lễ hội, và tôi nói với họ một vài suy nghĩ thông thường của tôi, về những khó khăn, khoảng cách giữa người nghèo và người giàu, và những thứ như thế. Cuối cùng, Thủ tướng Áo đã nói rằng tôi đã phá vở tất cả những điều kiêng kỵ. Đấy là một lễ hội, vì thể đáng lẻ tôi phải có những lời ca tụng nào đấy, những lời tốt đẹp nào đấy, mà chúng được mong đợi.

                      23.- PICO IYER: Cũng là một điều tốt để đề cập những đề tài nghiêm chỉnh nào đấy.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã cảm thấy, ở đây mọi thứ đều rất dễ thương, rất xinh đẹp, nhưng cùng lúc ấy, con người ở những phần nào đấy của thế giới đang vẫn đối diện đói kém. Vì thế đây là khoảng cách – giàu và nghèo, Bắc và Nam – mà tôi đã nói đến. Đấy dường như là sự thân mật của tôi – tính chất không hình thức căn bản của tôi – đôi khi giúp người ta. Một số vấn đề này cũng ở trong tâm thức của họ, nhưng họ không thấy có thể nói ra dễ dàng về chúng. Có lẻ thế.

                      24.- PICO IYER: Ngài có thất vọng với những gì mà những chính phủ trên thế giới đã hành động cho Tây Tạng không?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Dĩ nhiên, tôi cảm thấy ho có thể làm hơn nữa, nhưng cùng lúc, tôi thấy một cách rõ ràng những khó khăn của họ. Trung Hoa là một nước lớn, một quốc gia rất quan trọng, vì thế người ta không thể phớt lờ Trung Hoa. Ông phải giao dịch với Trung Hoa.

                      Cô lập Trung Hoa là hoàn toàn sai lầm. Trung Hoa phải được đưa vào dòng chảy chính của cộng đồng thế giới. Trong lĩnh vực kinh tế, chính Trung Hoa muốn tham gia, nhưng chúng ta trong cộng đồng thế giới cũng có trách nhiệm đạo đức để đem Trung Hoa vào dòng chảy chính của nền dân chủ thế giới, mà chính những người Trung Hoa cũng muốn thế. Khi giao dịch với Trung Hoa, chúng ta cần tạo sự tin tưởng chân thành hổ tương, và trong điều ấy, chúng ta phải làm những điều sai lầm này được thấy rõ. Những vấn đề nào đấy về nguyên tắc phải thật kiên định, trong không khí thân hữu.

                      Tôi cảm thấy chướng ngại lớn nhất là sự nghi ngờ của Trung Hoa, quá nghi ngờ. Vì thế cho đến khi sự nghi ngờ này còn tồn tại, các bạn không thể giải quyết vấn đề này. Do vậy đầu tiên là phải đánh tan sự nghi ngờ, rồi thì sự quan hệ gần gũi, sự tiếp xúc thân cận. Không đối đầu, mà tốt hơn là thương nghị và tác động qua lại.

                      Vì thế ông thấy, những mối quan hệ với Trung Hoa đối với những quốc gia phương Tây này là rất tế nhị, rất phức tạp. Dưới những tình huống như thế, tôi cảm thấy tất cả những sự hổ trợ mà chúng tôi nhận được rất, rất là khích lệ. Chúng tôi không có tiền bạc, chúng tôi không có dầu mõ, chúng tôi không có gì để đóng góp. Tây Tạng là một quốc gia nhỏ bé, chúng tôi bị Trung Hoa bắt nạt, và chúng tôi đã từng khổ đau với nhiều sự vi phạm nhân quyền và tàn phá. Sự quan tâm của thế giới đến với chúng tôi không phải vì sự hấp dẫn kinh tế hay địa dư nhân văn chính trị, mà hoàn toàn từ cảm giác nhân bản và quan tâm cho công lý. Tôi nghĩ điều ấy rất đáng khích lệ. Đấy là một sự hổ trợ chân thành đến từ trái tim. Tôi nghĩ đấy là một điều to tát.

                      Tôi nói với thính chúng một ít lý do tại sao mà họ hổ trợ cho Tây Tạng. Một là sinh quyển học. Do bởi độ cao và khí hậu khô khan của Tây Tạng, một khi sinh quyển bị tổn hại, nó phải cần một thời gian dài hơn để hồi phục. Người Trung Hoa rất hăm hở để khai thác và khả dĩ thiệt hại là lớn lao. Bởi vì quá nhiều con sông quan trọng bắt nguồn từ Tây Tạng, điều này cuối cùng tác động những vùng rộng lớn trong bộ phận này của thế giới.

                      Thứ hai, văn hóa Tây Tạng, nền văn hóa Phật Giáo, hình thành nên một cung cách nào đấy của đời sống, căn cứ trên những mối quan hệ hòa bình với đồng chủng nhân loại, những mối quan hệ hòa bình với thiên nhiên, những mối quan hệ hòa bình với động vật. Tôi nghĩ rằng loại văn hóa ấy là cần thiết, hữu ích, cho toàn thể thể giới. Một di sản văn hóa như thế, có thể hổ trợ cho hàng triệu người, mà bây giờ đang đối diện với sự diệt chủng.

                      Cuối cùng, nếu chúng ta tin tưởng trong những giải pháp hòa bình qua bất bạo động, thế thì chúng ta phải hổ trợ cho sự thành công cho sự đấu tranh của Tây Tạng, mà đấy đã là một sự tiếp cận bất bạo động ngay từ lúc khởi đầu. Nếu nó thất bại, rồi thì nó sẽ là một sự thất bại trên mức độ toàn cầu cho một phương thức mới của đấu tranh cho tự do qua bất bạo động. Con đường duy nhất để giải quyết xung đột là qua đối thoại, qua những nguyên tắc bất bạo động. Một khi sự đấu tranh bất bạo động của Tây Tạng cuối cùng thành công, nó có thể là một kiểu mẫu cho vấn đề ấy.

                      25.- PICO IYER: Thưa ngài, ngài có nghĩ là ngài sẽ thấy Tây Tạng trở lại?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô vâng, một cách chắc chắn! Một cách chắc chắn. Nếu tôi không chết đêm nay hay trong một vài năm nữa. Ô, dứt khoát. Năm năm nữa, mười năm nữa, tôi nghĩ mọi việc sẽ thay đổi. Tôi nghĩ đấy là hy vọng thật sự.

                      26.- PICO IYER: Những thử thách mà ngài đã đối diện hơn 30 – 40 năm qua – có phải đấy là bộ phận nghiệp chướng của Đạt Lai Lạt Ma?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Vâng, dĩ nhiên. Và cũng là nghiệp chướng thông thường, tôi nghĩ thế.

                      27.- PICO IYER: Vậy thì có phải điều ấy có nghĩa là có một loại mục tiêu hay lý do nào đấy cho những khó khăn phải đối diện?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Mục tiêu, tôi không biết. Điều ấy rất là rất là huyền bí, rất khó để nói. Những hậu quả nghiệp chướng này – trong những trường hợp nào đấy, chúng có một ý nghĩa nào đấy, một giá trị nào đấy.

                      Nhưng thật hữu ích để nhìn vào những thảm họa từ một quan điểm khác, vì thể sự chán chường tinh thần của ông có thể giảm bớt. Thí dụ, thảm kịch của chúng tôi –trở thành những người tị nạn, vô số sự tàn phá trên quê hương chúng tôi – điểu này cũng mang đến cơ hội mới. Nếu chúng tôi vẫn ở Tây Tạng, Phật Giáo Tây Tạng sẽ không được biết ở thế giới bên ngoài như thế này. Từ quan điểm ấy, càng phơi bày, càng thấy khá hơn.

                      28.- PICO IYER: Đối với thế giới, đây là một lợi ích lớn, bởi vì trước đây chúng tôi không thể tiếp cận với Tây Tạng.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Kiến thức về Tây Tạng và Phật Giáo Tây Tạng bây giờ hiện hữu trên thế giới do bởi thảm kịch đã xãy ra với Tây Tạng. Vì thế có một kết quả tích cực của điều ấy.

                      29.- PICO IYER: Và phía sau điều ấy không tránh khỏi có một ý nghĩa lớn rằng những người nào đấy với trái tim chân thành có thể học hỏi rất nhiều, nhưng cũng sẽ có những sự xuyên tạc.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Sự thật có mãnh lực của nó. Do vậy khi thời gian trôi đi, điều gì đấy chân thật bắt đầu lớn lên, trở thành ngày càng mạnh mẽ hơn. Giống như chính nghĩa của Tây Tạng, hay cũng như vị trí của tôi với Phật Giáo Tây Tạng, hay một số hoạt động nào đấy của chúng tôi ở Ấn Độ. Vào lúc ban đầu, có lẻ nó không quá phổ biến, nhưng khi thời gian trôi qua, nó trở nên được chấp nhận hơn sự mong mõi. Khi điều gì đấy chân thật, bản chất đúng đắn của nó trở nên ngày càng rõ ràng hơn.

                      30.- PICO IYER: Câu hỏi cuối cùng của tôi: Ngài luôn luôn vô cùng thiện xảo trong việc tìm ra một sự gia trì hay một sự giáo huấn trong bất cứ điều gì xãy ra, ngay cả trong khổ đau. Tôi đã tự hỏi, điều gì là đau buồn nhất đã xãy ra cho ngài trong đời sống của ngài?

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ khi tôi rời Norbulingka để lưu vong vào lúc nửa đêm hôm ấy, và tôi đã bỏ lại một số người bạn thân của tôi, và một con chó. Rồi thì một lần khác nữa khi tôi chào lần cuối cùng những người cận vệ của tôi, những người quyết định trở lại Tây Tạng – điều đó có nghĩa là đối diện với cái chết, hay những gì tương tự như thế. Do vậy, đây là hai trường hợp dĩ nhiên là rất buồn. Nhưng cũng là, một số trường hợp bây giờ khi những người mới đến từ Tây Tạng kể lại câu chuyện của cuộc đời của họ, và những sự tra tấn, và rồi ngập tràn nước mắt. Đôi khi, tôi cũng khóc. Nhưng thông thường, nước mắt của tôi chảy ra trong một hoàn cảnh khác – đó là khi tôi nói về từ bi, lòng vị tha, và về Đức Phật. Tôi thường trở nên hoàn toàn rất nhạy cảm thế là nước mắt tuôn ra.

                      Nhưng tôi nghĩ điều đau buồn tương đối có thể nhận thức được. Từ một quan điểm rộng rãi hơn của Phật Giáo, khổ đau là bản chất tự nhiên của toàn bộ sự hiện hữu sinh tử. Do thế, khổ đau là triệu chứng của luân hồi. Điều ấy cũng thật là hữu ích. Đó là tại sao tôi có thể duy trì niềm an bình của tâm tư!

                      31.- PICO IYER: Cảm ơn ngài rất nhiều.

                      ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Cảm ơn nhé.

                      For twenty-five years, Pico Iyer has covered His Holiness the Dalai Lama and the Tibetan situation for Time, The New Yorker, The New York Review of Books, and The New York Times Op-ed page.

                      Over Tea with the Dalai Lama, Pico Iyer, Shambhala Sun, November 2001
                      Tuệ Uyển chuyển ngữ - 27/10/2010


                      http://www.shambhalasun.com/index.php?option=content&task=view&id=1752





                      #10
                        tueuyen 16.04.2012 00:55:37 (permalink)
                        5

                        ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĐÀM LUẬN VỚI TẠP CHÍ PHÒNG VỆ VÀ CẢNH BÁO AN NINH - ẤN ĐỘ

                        Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và DSA, April 2012
                        Chuyển ngữ: Tuệ Uyển


                        Một cuộc phỏng vấn hiếm hoi và cởi mở với Đức Đạt Lai Lạt Ma và Nhà xuất bản và biên tập viên điều hành của tạp chí DSA (phòng vệ và cảnh báo an ninh), ngài đã nói về chiều dài bao quát đối với tình trạng của Tây Tạng và nó tiến triển như thế nào qua năm tháng, cũng như những trạng huống khả dĩ cho những sự phát triển tương lai. Lòng bi mẫn vô hạn và cảm nhận sâu xa của ngài đối với quê hương và đồng bào của ngài hiện hữu thật rõ ràng trong cuộc phỏng vấn rộng rãi này.

                        DSA: Đang có những báo cáo đáng lo âu về những tu sĩ Tây Tạng đã tự thiêu phản kháng lại sự tàn bạo của Bắc Kinh. Tình trạng hiện tại ra sao ở Tây Tạng và ngài nghĩ nó sẽ được hướng theo cách nào?

                        ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Những sự kiện mới đây thật rất đáng buồn. Tuy nhiên chúng là triệu chứng của tất cả những gì mà Bắc Kinh đã làm ở Tây Tạng trong hơn sáu mươi năm qua. Chính sách của Bắc Kinh dao động giữa những thời điểm khoan dung tiếp theo bằng sự kiểm soát và đàn áp tàn nhẫn. Sự tàn bạo đặc biệt tệ hại ở những vùng Kham và Amdo. Trung Cộng xâm chiếm năm 1949 - 50. Từ 1956 về sau đã có một sự đàn áp quân sự và gia tăng cường độ quan trọng. Hàng nghìn người bị bắt giam, nhiều người bị tra tấn và bị giết. Thế hệ ấy gần như đã qua. Trong những năm 1960 có cuộc Cách Mạng Văn Hóa như đã thấy một làn sóng trấn áp mới mà trong ấy các tu viện bị tàn phá và bôi nhọ. Sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa - mọi thứ đã trở nên tương đối khá hơn một chút.

                        Hồ Diệu Bang thực hiện một chính sách mềm dẽo. Suy nghĩ của ông ta thực tiển hơn. Ông thực tế đã xin lỗi những lỗi lầm quá khứ và ngay cả nói rằng họ muốn giảm thiểu dân số người Hán ở Tây Tạng. Tuy nhiên trong giữa những năm 1980, ông Hồ Diệu Bang bị thất sủng. Chen Kuiyan một Bí thư Đảng Ủy cứng rắn đã đến khu tự trị Tây Tạng và một cuộc bán cách mạng văn hóa đã được bắt đầu. Điều này gieo hạt giống cho khủng hoảng năm 2008. Rồi thì đến một bí thư khác Zang Qingli. Ông này tàn bạo và công khai đề cập rằng, "những ai cần bị bắt và bỏ tù sẽ bị bỏ tù. Những ai cần giết, sẽ bị giết." Họ đã giết hại một cách tàn nhẫn những người tị nạn cố gắng vượt thoát đến Ấn Độ và Nepal. Một nhà leo núi người Romani đã quay cảnh lính biên phòng Trung Cộng bắn người tị nạn không vũ khí. Việc học tập những kinh luận cổ truyền của Tây Tạng bị cấm chỉ, chi những sách phiên dịch từ sách vở Trung Hoa mới được đọc. Việc học tập chính trị trong những tu viện và ni viện được tăng cường. Người ta được bảo phê phán Đạt Lai Lạt Ma. Người dân bị thúc ép để đặt hình ảnh của Mao lên bàn thờ của họ. Người ta bị yêu cầu yêu mến một đảng phái đã và đang tiêu diệt tôn giáo của họ - Giáo pháp của họ. Chỉ cán bộ nhà nước có thể áp đặt những nghị định cấm chỉ học sinh và những thẻ chính thức thăm viếng đền chùa. Điều này đã phát sinh phẩn nộ dữ dội và bùng nổ khủng hoảng 2008. Việc đàn áp đã gia tăng cường độ. Những lãnh đạo người Hoa địa phương đã đưa các phóng viên đến Tu viện. Những chùa viện Mahakala theo truyền thống chưng bày những vũ khí và đao kiếm truyền thống. Những thứ này được đưa ra cho phương tiện truyền thông như vũ khí đã được sử dụng bởi những người Tây Tạng và được dùng để biện minh cho sự đàn áp và khổ đau ở Tây Tạng. Đã có một cố gắng có hệ thống để đè nén văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng.

                        Ba năm trước đây, một tờ báo chính thức của Trung Cộng đã đề cập rằng việc học vấn bằng tiếng Tây Tạng nên chỉ được hạn chế với một môn ngôn ngữ; tất cả những môn khác phải được dạy bằng tiếng Hoa. Các học sinh đã nổi giận và nổ ra những cuộc biểu tình phản kháng. Các nhà giáo và trí thức Tây Tạng đã có những cuộc nói chuyện với nhà cầm quyền Trung Cộng và đề nghị rằng phải cần có thời gian và chuẩn bị để chuyển đổi sang chính sách này. Trung Cộng đã thẳng thừng và nói nó sẽ không được..

                        Họ thường từ bỏ trong những tuyên bố chính sách của họ bất cứ khi nào thích hợp với họ. Họ tuyên bố một chính sách đặc thù ở Tây Tạng nhưng thường làm ngược lại. Họ thường dùng những phương tiện đa dạng để đàn áp tinh thần vá cá tính Tây Tạng nhưng đã hoàn toàn thất bại.

                        Bất cứ khi nào người Tây Tạng là đa số, họ thấy đấy như những người ly khai. Họ đang đưa nhiều người Hán di cư đến Tây Tạng. Một số người Tây Tạng thiển cận đang bán đất đai của họ với giá cao. Người Hoa bây giờ đã vượt hơn người Tạng ở khu đô thị trung tâm, thí dụ ở Lhasa ngày nay có dân số khoảng 3,00,000 (?). Trong đây gần như hai phần ba là người Hán. Tình trạng như vậy là tương tự trong những thị trấn khác nhưu Shigaste, v.v... Chỉ ở vùng thôn quê mới có đa số là người Tạng du mục.

                        Thật bất hạnh, có một chính sách có hệ thống loại trừ văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng và xóa sổ đặc tính Tây Tạng. Chúng tôi có văn tự riêng của chúng tôi. Mẫu tự là Ấn Độ. Cố gắng để xóa bỏ tất cả những thứ ấy là một vấn đề nghiêm trọng. Quốc gia cổ xưa của chúng tôi với một nền văn hóa đặc thù đang chết. Nếu những chính sách đàn áp của Trung Cộng tiếp tục, thì nó sẽ thật sự là một vấn đề nghiêm trọng. Người Tạng là môn nhân của những đạo sư Ấn.

                        Một cách tự nhiên trong quá khứ, mặc dù những khó khăn về độ cao và khí hậu, hàng nghìn người Tạng từ Tây Tạng đã thường sang Ấn Độ đề hành hương. Không có ai đã đi đến Trung Hoa. Một cách tinh thần, tâm linh và cảm xúc người Tây Tạng gần gũi với Ấn Độ nhiều hơn. Bạn có thể nói rằng dân tộc Tây Tạng, trong thực tế, là sự phòng vệ hàng đầu của Ấn Độ.

                        Hoàn toàn hợp lý để thực hiện những nổ lực để bảo tồn nền văn hóa hòa bình , từ bi, và bất bạo động của chúng tôi. Ngay cả Trung Hoa ngày nay cũng cần nền văn hóa hòa bình và bất bạo động của chúng tôi. Theo một cuộc thăm dò có khoảng ba trăm triệu người Trung Hoa là Phật tử. Trong số này có khoảng nửa triệu là Phật tử Tây Tạng. Một số người Phật tử Trung Hoa đã hỏi tôi về khái niệm Pháp Vương (Dharma Raja). Phật tử khắp nơi phải nghiên cứu về những phẩm chất của một vị Pháp Vương và thẩm tra xem những ai tự xưng là Pháp Vương có đủ điều kiện không. Bất hạnh thay, Phật tử ở Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và những quốc gia khác trì tụng kinh điển mà không biết ý nghĩa. Hình thức thuần khiết của Đạo Phật Na Lan Đà đã chỉ được bảo tồn ở Tây Tạng. Sự bảo tồn nền văn hóa này không chỉ quan trọng đối với sáu triệu người Tây Tạng mà cũng cho những người ở Ấn Độ và toàn thể thế giới.

                        Ấn Độ là một quốc gia dân chủ đông dân nhất thế giới. Ấn Độ sau khi độc lập là một quốc gia ổn định nhất. Hãy xem truyền thống tư tưởng tâm linh và triết lý phong phú của nó,v.v... Ấn Độ đã thích nghi rất tốt đẹp với dân chủ, pháp trị và tự do ngôn luận. Sự hòa hiệp tôn giáo là một truyền thống cổ xưa của đất nước này. Điều này quan trọng rất nhiều với thế giới ngày nay. Hiện nay có nhiều xung đột nhân danh tôn giáo. Truyền thống hòa hiệp tôn giáo hàng nghìn năm của Ấn Độ là rất cần đến.

                        DSA: Tây Tạng là tháp nước của Á châu. Từ đây Trung Hoa kiểm soát lưu lượng của tất cả những con sông quan trọng của Á châu - một cách đặc biệt những con sông chảy ra phía Nam và Đông Nam Á châu. Ngài có cảm thấy Trung Cộng đã xâm chiếm Tây Tạng bị thúc đẩy bởi tham vọng này để nắm chặc vùng đất cao của Á châu và do thế kiểm soát dòng nước của Á châu không? Ngài có cảm thấy Trung Cộng sẽ thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra không? Chính phủ lưu vong Tây Tạng có bất cứ tin tức cụ thể nào về chương trình của Bắc Kinh đối với việc này không?

                        ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trong năm 1961, Altakin, thành viên của Phong Trào Đông Turkistan Độc Lập đã đến Ấn Độ tham dự cuộc gặp gở Á - Phi đã được khởi đầu bởi Jai Prakash Narain[1]. Ông đã gặp tôi sau đó và nói với tôi về những chương trình của Bắc Kinh về việc thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra, trong cái nhìn về sự khan hiếm nước nghiêm trọng ở Bắc Trung Hoa. Vào lúc ấy tôi nghĩ sự tiên đoán của ông ta là phóng đại. Tuy nhiên, bây giờ trong những năm gần đây, sự cảnh báo của ông ta dường như đang biến thành sự thật. Bắc Kinh đang khai thác những tài nguyên phong phú ở Tây Tạng đến tận đáy. Việc xây dựng đường sắt Gormo-Lhasa phục vụ để nhấn mạnh sự khai thác kinh tế ở Tây Tạng. Mục tiêu không chỉ kinh tế, nó là chính trị và quân sự trong bản chất.

                        Ôn Gia Bảo đã nói mới đây trên đài BBC và tôi trích, "Không có sự cải tổ chính trị thì không thể tiếp tục đổi mới kinh tế và đạt được sự gia tăng những gì chúng ta đã làm được thì chúng ta có thể thất bại. Không có sự cải tổ thảm họa Cách Mạng Văn Hóa có thể xảy ra trở lại. Cải tổ phải tiến về phía trước. Dừng lại hay trở lại là vô ích." Vì vậy Thủ Tướng Trung Hoa và một số nhà trí thức đã cảm thấy rằng Trung Hoa cần cởi mở hơn.

                        Nguyên tác: Exclusive Interview with His Holiness The Dalai Lama
                        Ẩn Tâm Lộ ngày 14-4-2012
                        http://www.dsalert.org/tibet-chinese-bridgehead-or-vulnerability/360-interview-with-his-holiness-the-dalai-lama

                        [1] Jayaprakash Narayan (11 October 1902 – 8 October 1979), được biết rộng rãi như JP Narayan, Jayaprakash, hay Loknayak, là một nhà hoạt động cho độc lập và lãnh tụ chính trị của Ấn Độ, được nhớ đến như lãnh đạo đối lập với nữ cố thủ tướng indira Gandhi trong những năm 1970 và cho việc kêu gọi một cuộc Cách Mạng Toàn Diện hòa bình.



                        PDFIn TrangGửi mail
                        #11
                          Ct.Ly 16.09.2012 05:31:41 (permalink)
                          #12
                            Chuyển nhanh đến:

                            Thống kê hiện tại

                            Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
                            Kiểu:
                            2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9