Đôi khi ngọn gió...
GIẬT MÌNH...
Muốn tựa trích tiên lánh cõi đời
Lẫn vào trong núi mặc rong chơi
Giật mình nghe bảo rừng đâu nữa
Lâm tặc thi nhau phá sạch rồi...!
lnp
GIẬT MÌNH...
Muốn tựa trích tiên lánh cõi đời
Lẫn vào trong núi mặc rong chơi
Giật mình nghe bảo rừng đâu nữa
Lâm tặc thi nhau phá sạch rồi...!
lnp
VÔ ĐỀ
Kim cổ bao nhiêu chuyện bi hùng
Chạnh lòng chẳng khỏi mắt rưng rưng
Mạt lộ về trời xưa đã thế
Mà nay tiết liệt biết còn không...!
lnp
(Hoạ tiếp với Bác Trần Lầu và Bác Trúc Sơn)
(MÙA XƯA LỖI HẸN)
Tranh, ngói đành thôi sự lỡ làng
Mong gì hoà hợp với trúc, giang
Hữu duyên ngàn dặm nào cách trở
Vô duyên khối kẻ lệ chứa chan
My Lăng ông lái còn say khểnh
Bến đợi chân chồn gã thiếu lang*
Đã không thoả được bình sinh chí
Thì cứ yêu đời chẳng thở than...!
lnp
.........
* Thiếu lang: Chàng tuổi trẻ
(Hoạ tiếp với Bác Trần Lầu và Bác Trúc Sơn)
(MÙA XƯA LỖI HẸN)
Lại kể ngày xưa chuyện lỡ làng
Anh hùng một chuyến vượt Ô giang
Đã lên tột đỉnh trần gian đó
Thất thế đêm này lệ chứa chan
Cai Hạ thương thay người liệt nữ
Ô Giang mạt lộ tiếc Hạng lang
Bốn bề khúc Sở nghe văng vẳng*
Liệt nữ, anh hùng luống thở than
lnp
.............
*Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?
Đêm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":
Hạng vương ca mấy lần, Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo.Rồi Ngu Cơ tự vẫn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là "Ngu mỹ nhân thảo".Theo Sử ký, khi Ngu Cơ chết, Hạng Vương khóc chảy nước mắt, tả hữu đều khóc, không ai có thể ngẩng lên nhìn.
CHIỀU THU
Tự dưng buồn nhẹ thu rồi đấy
Vợ bỗng bâng khuâng đứng cạnh chồng
Ly rượu chờ ai không biết nữa
Nỗi lòng bâng khuâng
Em ạ chiều nay có muộn về
Nắng vàng còn dắt dưới hàng my
Bâng khuâng trời đất mênh mang thế
Thu vàng đê mê...!
lnp
(Lỡ tay hoạ tiếp MÙA XƯA LỖI HẸN)
VŨ ĐẠI, ĐẠI HOÀNG
Quay lại ngày xưa với chuyện làng
Đại Hoàng vẫn đó với Châu Giang*
Thanh vắng đường quê trầu mướt lá
Rộn ràng thoi dệt ý chứa chan
Lò ghạch đâu rồi ơi Thị Nở
Lương thiện nhưng mà...hỡi Chí lang
Bảng lảng chiều thu nhà Bá Kiến
U buồn như thể...vẫn thở than
lnp
.............
Làng Vũ Đại - một làng quê nghèo nằm bên con sông Châu Giang hiền hòa đã được Nam Cao biến tấu từ cái tên thật của làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.
QUÊ HƯƠNG
Quê hương là thủa con chờ mẹ
Cánh võng ru êm tuổi học trò
Xào xạc hàng tre con đường nhỏ
Mong ngóng mẹ ơi suốt mấy giờ
Con dẫn em ra tận cổng làng
Từ xa thấy mẹ đã reo vang
Dập dờn sóng lúa hồn phơi phới
Chân chạy như bay dưới nắng vàng
Những chiều im ắng mùa thu chín
Tiếng gà bất chợt tỉnh giấc say
Nhìn ra sân vắng buồn không nói
Thoang thoảng hương cau cánh rụng đầy
Quê hương ngày ấy sao hồn hậu
Sắn khoai mộc mạc chở che nhau
Đêm hè ríu rít bầy chân đất
Cơm cháo qua loa kịp trống chầu
Rồi lớn xa quê đến tận giờ
Biết tìm đâu nữa những ngày thơ
Cảnh xưa đã khác người xưa khác
Còn trong ký ức giữa giấc mơ...!
lnp
NHỚ VỀ ĐẠI LẢI
Đại Lải ngày xưa chửa nhạt nhoà
Chứa chan kỷ niệm tuổi thơ ta
Nước xanh cảnh đẹp bao nhiêu cá
Lâu lắm chưa lần lại ghé qua
Đầm Vạc, đầm Dưng một thủa nào
Chai Chai, Chẩm Chục bổng nôn nao
Bạn ơi nơi ấy ngày thơ trẻ
Khéo nhắc chi cho dạ cồn cào
Nước mây năm tháng còn vương vấn
Ta vẫn xa xôi có lẽ nào...!
lnp
................
Cảm ơn NBH về bài thơ (Tuy chẳng dành cho tôi)
Các Đầm Đại Lải, đầm Vạc, đầm Dưng, Đè Hoa...là nơi gắn với tuổi thơ tôi, ngày ấy bộ đội thiết giáp thường luyện tập ở đây chúng tôi hay chạy theo bắt cá, chai chai, chẩm chục...bên bờ đầm Vạc có viện Quân y 109, chúng tôi thường vào hát cho các chú thương binh ở đó và được lên các thuyền (thuyền điều dưỡng thương binh ngày ấy đến mấy chục chiếc, mỗi thuyền chở khoảng 8 – 10 người) của bệnh viện đi chơi đầm.
ĐẦU GỐI
Tụ tán chi cho não dạ người
Đến, đi, năm tháng luống chơi vơi
Đôi khi ngồi nhớ ngày thơ ấu
Sờ gối thương thay có rã rời...!
lnp
ÁC - NHẤT TÀU...
Thiên hạ còn ai ác bằng mày
Miễn sao cướp được chẳng ghê tay
Dân đen-con đỏ sao mày nỡ
Lằn tên hòn đạn chịu hoạ này
Biển đông sôi sục nồi canh hẹ
Tàu ngầm tàu nổi đủ quốc gia
Ác nhất thằng Tàu xua tàu cá
Làm bia đỡ đạn nghĩ không ra...!
lnp
Chị Thi Hoàng và Bạn Nguyễn Bá Hoà làm Phong này bất giác lại ngâm nga câu thơ của nhà thơ tài hoa Quang Dũng:
"Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
Lên núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
Sông Đáy chậm nguồn qua Phủ Quốc
Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng"
Ngày xưa ra bắc Phong ở Tam Dương - Vĩnh Phú ngay chân Cầu mới (nay chắc đã đổi thay, mấy lần xuyên Việt tìm không thấy) chị ạ. Xin được mượn ý thơ Quang Dũng tỏ lòng mình.
Bao năm nỗi nhớ về quê Bắc
Đầm Dưng đầm Vạc một bên lòng
Nhớ bạn phù sa lưng bạc phếch
Mắt cười răng trắng nước mênh mông
Đầm Vạc ngày xưa ta tuổi nhỏ
Cần trúc con con lướt suốt đầm
Thách nhau bắt cá ai nhiều nhất
Thua tài thêm đá bỏ lên cân
Xa rồi xa mãi ngày thơ ấu
Biết đầm giờ nước có mênh mông
Mãi mê theo cá ra sông lớn
Chân hụt, cần quăng cá lại đầm
Ừ đã xa rồi xa lắm lắm
Mảnh hồn tháng tháng lại năm năm
Mỗi tin đất Bắc hồn lưu luyến
Nhớ xưa nhớ bạn...tóc phai dần...!
lnp
.............
Ngày ấy chúng tôi dùng cần trúc nhỏ bẳng ngón tay cái (trẻ con) dài cỡ 3m đi càn cá. Cá Diếc, cá Dưng đầm Vạc đụng cần thường chui xuống bùn và bị cần đè chặt, cứ lần theo mà bắt, một chiều có thể được vài cân. Đứa vụng bỏ thêm chai chai, chẩm chục, đá, bùn...ăn gian.
Chị Thi Hoàng thế là ngày xưa chị đã là người lớn còn em thì trẻ con nhưng kỷ niệm miền quê ấy chẳng phai tàn chị nhỉ.
Hoạ tiếp MÙA XƯA LỖI HẸN cho đủ trực...
Rãnh rỗi hôm nay trở lại làng
Qua cầu sông Hiếu khỏi đò giang
Bến xưa tấp nập ghe bầu đổ
Tiêu điều chẳng khỏi lệ chứa chan
Chợ Hôm đỏ mắt buồn cô lái
Đông Hà vắng bặt bóng ngư lang
Trẻ hướng thị thành đi mất hút
Già trông con nước miệng thở than
lnp
TUỔI THƠ TÔI
Muổm, sấu, sau sau, dọc, vải, xoài,
Nhãn, chay, thị, ổi, nhót đỏ tươi
Mùa thu se sắt vào hương trám
Cá đồng trám ỏm nhớ lắm thôi
Nhung nhớ bao nhiêu chẳng thành lời
Chợt nghe chị gọi Vĩnh Yên ơi
Thậm Thình, dốc Láp bàn chân mỏi
Mà giữ trong tim đến trọn đời
Nhớ những mùa mưa nước ngập đồng
Trèo cây báng súng nhảy bông nhông
Ham chơi suốt buổi trong làn nước
Mẹ mắng đêm về rổ trống không*
Nhớ đất Tam Dương nhớ bưởi đào
Nhớ ngày đi học thật vui sao
Sắn lùi thơm cả mùa đông lạnh
Trận giả thua to bụng cồn cào**
Lem luốc sắn lùi quên cả học
Lại thành nỗi nhớ tuổi thơ ngây
Bao giờ cho đến bao giờ nhỉ...?
Lại được thơ ngây...lấy một ngày...!
lnp
...............
* Thời bao cấp nhà nào cũng nuôi heo, lũ trẻ con chúng tôi tan học là đi hái rau Trai, vớt rong...
** Mùa đông đốt đống nhấm nướng sắn, lũ trẻ con chia hai phe đánh trận giả, thua thì nhịn...
Hoạ - VỊNH HÒN NON BỘ 1
Cướp công tạo hoá dựng nên hình
Nhấp nhô non bộ thế mà xinh
Cheo leo tùng bách đầu non bạc
Lắt lẻo cầu treo đá chung chinh
Xanh mướt sườn non cây uốn éo
Chập chùng đá dựng nước lung linh
Cạnh non thấp thoáng ngôi chùa đẹp
Trầm tư cặp hạc đứng nghe kinh
lnp
<bài viết được chỉnh sửa lúc 15.08.2012 16:59:07 bởi lenamphong626 >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: