hồn ma BẾN HẢI
-
25.07.2011 16:21:30
Bài viết
HỒN MA BẾN HẢI
(tưởng niệm ngày đất nước phân ly 20-7-1954)
Chẳng lẽ có hai mà không thể có ba .Xin nhắc lại chuyện đời của chúng ta nhân mùa Ngâu đến.
Nhạc sĩ Lưu hữu Phước ,được thày giáo Hoàng đạo Thúy, kiêm đoàn trưởng hướng đạo Việt Nam , giới thiệu lần đầu tiên để dạy chúng tôi bài hát”Hờn (với chữ Ơ)sông Gianh” nhân kỳ hè 1945.
Nhạc sĩ Phước có giọng hát dịu ngọt,êm ái ,truyền cảm ,nhưng hơi lạ tai với bọn trẻ chúng tôi.Về nhà kể lại cho người lớn trong gia đình ,chúng tôi mới biết nhạc sĩ hát “giọng Sài Gòn”.
Lời ca nuối tiếc thiết tha, đau buồn còn phảng phất như bài kinh cầu hồn.Vài câu như sau
“Trên sông chơi vơi ,gió đưa hiu hắt từ phương xa vời.
Lan theo cơn gió.. .xác ai tuôn máu đào pha hồng giòng sông.
…Thôi nhăc nhở chi khi Bắc Nam đọan tình tàn sát sinh linh…
Chưa xóa vết tương tàn ,chưa thấy ngày vẻ vang…”
Giọng ca non nớt của bọn học trò nhỏ Hà nội chúng tôi phụ họa người nhạc sĩ trí thưc quê quán Bình Thủy ,Cần Thơ, hòa với khói hương trầm còn sưởi ấm mái chùa làng Mọc Thượng Đình ,nơi trường chúng tôi tạm dời về.
Không lâu sau , chinh chiến lan tràn và người em điêu tàn của sông Gianh ,sông Bến Hải ,lại tái sinh.
Bến Hải , nước sông còn dàn dụa trên đôi mắt người Việt.
Bến Hải ,chuông gọi hồn còn ngân vang trong não bộ người Việt . .
Vết hằn trên các trang sử lưu trữ trong thư khố đó đây còn cao ngất. Những ca khúc oán hận ,mong chờ ,mơ ước ,bồng bềnh trong khói mây quên nhớ. Cảnh tượng bi hài ông cha chúng ta nhắc nhở khuyên can, cảnh giác “cõng rắn cắn gà nhà”, chưa hẳn là nỗi niềm không thuận lý, có thời còn phải “ thông qua ” để nghe câu hò “nhất trí”
Lịch sử đã bao lần nhòa nhạt hơn “hoang sử”. Cho nên Stefan Zweig, nhà văn Áo nhắc nhở chúng ta khi đọc lịch sử “ không thể tin mà không ngờ”, vì xu hướng hàn lâm trong kinh sử thêm hương vị , tô hồng bôi đỏ cho các vai chính đã phạm sai lầm ,làm tiêu tan tính chân xác khoa học cuả sử liệu.
“ Hoang sử ”, những chứng liệu không phải do bàn tay sử gia chính thống sáng tác , có cuộc sống ngoài vòng cương tỏa của quyền lực đương thời, nên mang nhiều nét trung thực , có năng lực cộng hưởng “đồng pha” với nỗi bất hạnh hay hoan lạc của nhân gian.
Thời điểm diễn ra Hội nghị Genève ,tuy Pháp đang núng thế trong trận Điện Biên Phủ , cac báo lớn như Paris Match ,Historia có cơ hội tường thuật chi tiết cac chuyện bên lề, chuyện hậu trường hội nghị.
Vai trò của cac nước không liên kết ,nhất là của Ấn Độ ,qua sự góp ý của thủ tướng Nehru, và ngoại trưởng Menon rất có ảnh hưởng trên hai phe lâm chiến Việt Pháp, và ngay cả hai phía tư bản , cộng sản, cũng phải hiểu, thời kỳ cấn chung sống hòa bình sau đệ nhị thế chiến đã đến lúc khơi mào.
Bốn tuần lễ là thời hạn thủ tướng Pháp ,Mendes France ,mới cầm quyền tự đặt ra để có thỏa hiệp đình chỉ cuộc chiến đã kéo dài chín năm. Trong lúc phe Việt cộng đang ngạo nghễ phất cao lá cờ ” tiền đồn chống đế quốc tư bản” và mong chờ dùng cuộc chiến hạ nhục kẻ thù.
Người Việt ta có câu tục ngữ ”nó lú có chú nó khôn”. Cho nên gập thời may mắn ngay lúc bộ máy chiến tranh còn sung mãn nhờ quân viện của Nga Hoa , cái lú chưa bộc lộ ra làm anh mờ mắt .Phần cốt lõi vẫn tựa vào“chú BA “như bà con vẫn gọi. Đúng thời kỳTrung quốc đã chiếm trọn vẹn Trung Hoa khỏi tay phe Tưởng Giới Thạch từ 1949 .
Bậc đàn anh ,dày dạn kinh nghiệm chiến đấu ,thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai triệu tập hội nghị Liễu Châu ,Quảng Tây . Hồ Chí Minh ,Võ nguyên Giáp là các vai chính được họ Chu mời góp ý và đặt các điều kiện cần đòi hỏi trong hội đàm Geneve.
Chu hỏi Hồ;
- Trong tình trạng Pháp thất trận Điện Biên Phủ rồi, phải cần thời gian bao lâu mới toàn thắng được họ ?
Hồ trả lời:
-Phải mất ít nhất từ ba đến năm năm.
Chu gửi tin nhắn cho đàn em thầm hiểu là chi viện quân cụ , quân nhu, cố vấn luôn luôn là mối lo gánh nặng cho Trung Quốc đang thời kỳ cần tập trung nỗ lực tái thiết sau cuộc chiến chống Tưởng. Hơn nữa nếu tìm được thỏa thuận ngưng chiến sẽ có hai lợi lớn cho phe Cộng.Sản đang còn nhiều khó khăn kinh tế.
Thứ nhất ,ngưng chiến tạo kế ly gián giữa phe tư bản.Trong khi Pháp muốn hòa bình, Mỹ lại bất dồng ,cho là Pháp đang bị phe Cộng lừa.
Thứ nhì phá hỏng âm mưu của Mỹ muốn nhảy vào can thiệp quân sự ,thay thế Pháp và gây thêm khủng hoảng cho vấn đề chiến tranh thuộc địa.
Trung quốc lại không sẵn sàng làm thêm việc đó`.
Những lời phân tích chiến lược thế giới ,không nghiêng về tính chất điạ phương ,vừa có tính cách thuyết phục vừa có tính cách chỉ đạo các bước cần làm gấp tiếp theo trong giai đọan cuối hội đàm Genève. Chu cũng hé mở cho biết làn ranh phân chia Bắc Nam có thể là vĩ tuyến 18 không lấn xâu xuống phía nam ngang vĩ tuyến 13 như bắc quân đưa ra lúc đầu.
Họ Chu khuyến cáo tại phần nam giới tuyến nên lưu lại một vạn chiến binh, khoảng một phần sáu của tổng số sẽ phải tập kết về bắc. Thành phần năm vùng này sẽ làm gánh nặng quốc phòng ,an , làm nội gián trường kỳ mai phục, ngầm phá các kế hoạch của phía Nam sau này .
Từ buổi khai mạc hôi nghị giữ vai trò đồng chủ tịch là Anthony Eden. ngoại trưởng Anh, đại diên Tây phương . Ông rất được kính nể về chuẩn mực của nhà ngoại giao kinh nghiệm, tài ba. Ông cùng họ Chu san bằng những mâu thuẫn của đôi bên, đồng thời giúp cho ảnh hưởng của Mendès France tăng nhanh trong một thời gian cầm quyền ngắn ngủi.
Ngoại trưởng Molotov của Nga ,giữ cho chiều hướng không lệch, luôn nhắm vào dối thủ Mỹ. Tướng Bedell Smith ,đại diện Mỹ kiêm thứ trưởng ngoại giao cũng chẳng tha thiết gì với họp bàn , vì kinh nghiệm hành lang không phận Bá Linh bị phe địch trắng trợn vi phạm còn nóng hổi.
Sau nhiều gian nan , ngoại trưỡng Trần Văn Đỗ trong chính quyền Bảo Đại cũng gióng lên một tiếng chuông báo động với Pháp phải tôn trọng lãnh thổ sống còn và chủ quyền của chính phủ miền Nam’
Khi hai ngoại trưởng đồng chủ tịch đại diện phe tư bản Eden ,và đại diện cộng sản, Chu ân Lai ,đối mặt trước tấm bản đố quân sự trải rông trên mặt bàn lớn, Eden tay trái cầm một thước kẻ ngang ,to bản ,còn tay phải cầm bút chì màu đỏ to, nghiêm nét mặt hỏi:
-Thưa ngài.chúng ta đã đồng ý vĩ tuyến mười bảy chạy xuôi sông này đây.
Chu ân Lai nhíu cặp lông mày rậm, nhìn xuống bản đồ, mím môi , gật đầu.
Eden vạch đậm bút chì theo tấm thước bảng đặt sát vĩ tuyến 17, miệng nói:
-Thưa ngài chúng ta cũng chỉ diễn lại màn kịch xưa thôi. Lịch sử dân tộc này đã có phân ranh rồi. Phần lãnh thổ 5 Kilomet về mỗi bên làn ranh là vùng phi quân sự .Hai bên phải tôn trọng.
Chu mỉm cười ,bắt tay Eden cũng thở ra nhẹ nhõm
Ngày hôm sau 20 tháng bảy 1954 Delteil ,đại diện Pháp ,cùng Tạ quang Bửu bộ trưởng quốc phòng bắc quân ký duyệt làn ranh lịch sử chia cắt đất Việt
Bắc Bến Hài thuộc phe Bắc, nam Bến Hải thuộc chính quyền Bảo Đại .
Cầu “Hiền Lương “ từ nay tủi hổ vì tên tuổi bị biến chất , cưỡng chế hoen ố ,
Kẻ hậu sinh còn ngậm ngùi, hờn oán.
Hồ Quý Ly thoán doạt vương quyền nhà Trần.vào cuối thế kỷ 14 .Tuy chỉ cầm quyền thơi gian rất ngắn họ Hồ cũng xây thành nhà Hồ ,Tây Đô, vùng Thanh Hóa ngày nay,chiếm lấy giang sơn một mảnh uy quyền. Hồ cũng ghi lại trong tâm thức người Việt xưa và nay đôi câu tình buồn
Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Một trở ngại của con người,truông nhà Hồ, saò huyệt hang ổ của bọn thảo khấu ,bất lương, dựng một hàng rào biên ải, một loại trạm hải quan để trấn lột khách qua Đàng - vào Đàng Trong, ra Đàng Ngoài.
Một trở ngại thiên nhiên , phá Tam Giang . Đây là một vũng nước xâu nằm trong đất liền ven biển, một công trình bền bỉ của thiên nhiên,với sự đóng góp của hai luồng sức đối nghịch nhau. Một bên là luồng sóng biễn đông trừơng kỳ công phá ,xâm lấn ; một bên gom sức cản âm thầm của phù sa ba nhánh sông thành những cồn cát be bờ.
Phá Tam Giang làm biểu tượng tương xung ,tương phối của âm dương huyền diệu , hay một thông điệp thần kỳ thiên nhiên nhắn gửi ?
Có nên tìm hiểu qua muôn thời gian những “điểm hẹn lịch sử “ ngoài khả năng tầm soát của chúng ta ?
Và khi dôi bờ Bến Hải chưa đủ vách ngăn ? Hàng
triệu dân Lạc Việt nạn nhân phải vượt năm đại dương như một hố xâu ngăn cách an toàn hơn , canh cánh nỗi oan khiên trong cơn đại họa tậm thần
kỳ thị, ganh ghét cưỡng đoạt , đàn
áp, khủng bố ,tàn sát , thủ tiêu. Đại dương chắc không hàn gắn nổi vết chém xâu trong não bộ .
Dân tộc Lạc Việt , từ khi dựng nuớc Văn Lang, chiếm giữ miền đất Sở .Qua 18 đời vua Húng ,với truyền thuyết mẹ Âu Cơ dẫn năm mươi người con ,phần nửa của riêng mình lên núi, còn dành lại cho Lạc Long Quân phần nửa, năm mươi ngừơi con xuống biển. Cái tiền đề tìm miền đất mới phải chăng thành định luật trùm lên đầu cổ con dân Việt ?
Hoàn Hải Long
20 tháng 7 1954
20 tháng 7 2011
Bài viết
HỒN MA BẾN HẢI
(tưởng niệm ngày đất nước phân ly 20-7-1954)
Chẳng lẽ có hai mà không thể có ba .Xin nhắc lại chuyện đời của chúng ta nhân mùa Ngâu đến.
Nhạc sĩ Lưu hữu Phước ,được thày giáo Hoàng đạo Thúy, kiêm đoàn trưởng hướng đạo Việt Nam , giới thiệu lần đầu tiên để dạy chúng tôi bài hát”Hờn (với chữ Ơ)sông Gianh” nhân kỳ hè 1945.
Nhạc sĩ Phước có giọng hát dịu ngọt,êm ái ,truyền cảm ,nhưng hơi lạ tai với bọn trẻ chúng tôi.Về nhà kể lại cho người lớn trong gia đình ,chúng tôi mới biết nhạc sĩ hát “giọng Sài Gòn”.
Lời ca nuối tiếc thiết tha, đau buồn còn phảng phất như bài kinh cầu hồn.Vài câu như sau
“Trên sông chơi vơi ,gió đưa hiu hắt từ phương xa vời.
Lan theo cơn gió.. .xác ai tuôn máu đào pha hồng giòng sông.
…Thôi nhăc nhở chi khi Bắc Nam đọan tình tàn sát sinh linh…
Chưa xóa vết tương tàn ,chưa thấy ngày vẻ vang…”
Giọng ca non nớt của bọn học trò nhỏ Hà nội chúng tôi phụ họa người nhạc sĩ trí thưc quê quán Bình Thủy ,Cần Thơ, hòa với khói hương trầm còn sưởi ấm mái chùa làng Mọc Thượng Đình ,nơi trường chúng tôi tạm dời về.
Không lâu sau , chinh chiến lan tràn và người em điêu tàn của sông Gianh ,sông Bến Hải ,lại tái sinh.
Bến Hải , nước sông còn dàn dụa trên đôi mắt người Việt.
Bến Hải ,chuông gọi hồn còn ngân vang trong não bộ người Việt . .
Vết hằn trên các trang sử lưu trữ trong thư khố đó đây còn cao ngất. Những ca khúc oán hận ,mong chờ ,mơ ước ,bồng bềnh trong khói mây quên nhớ. Cảnh tượng bi hài ông cha chúng ta nhắc nhở khuyên can, cảnh giác “cõng rắn cắn gà nhà”, chưa hẳn là nỗi niềm không thuận lý, có thời còn phải “ thông qua ” để nghe câu hò “nhất trí”
Lịch sử đã bao lần nhòa nhạt hơn “hoang sử”. Cho nên Stefan Zweig, nhà văn Áo nhắc nhở chúng ta khi đọc lịch sử “ không thể tin mà không ngờ”, vì xu hướng hàn lâm trong kinh sử thêm hương vị , tô hồng bôi đỏ cho các vai chính đã phạm sai lầm ,làm tiêu tan tính chân xác khoa học cuả sử liệu.
“ Hoang sử ”, những chứng liệu không phải do bàn tay sử gia chính thống sáng tác , có cuộc sống ngoài vòng cương tỏa của quyền lực đương thời, nên mang nhiều nét trung thực , có năng lực cộng hưởng “đồng pha” với nỗi bất hạnh hay hoan lạc của nhân gian.
Thời điểm diễn ra Hội nghị Genève ,tuy Pháp đang núng thế trong trận Điện Biên Phủ , cac báo lớn như Paris Match ,Historia có cơ hội tường thuật chi tiết cac chuyện bên lề, chuyện hậu trường hội nghị.
Vai trò của cac nước không liên kết ,nhất là của Ấn Độ ,qua sự góp ý của thủ tướng Nehru, và ngoại trưởng Menon rất có ảnh hưởng trên hai phe lâm chiến Việt Pháp, và ngay cả hai phía tư bản , cộng sản, cũng phải hiểu, thời kỳ cấn chung sống hòa bình sau đệ nhị thế chiến đã đến lúc khơi mào.
Bốn tuần lễ là thời hạn thủ tướng Pháp ,Mendes France ,mới cầm quyền tự đặt ra để có thỏa hiệp đình chỉ cuộc chiến đã kéo dài chín năm. Trong lúc phe Việt cộng đang ngạo nghễ phất cao lá cờ ” tiền đồn chống đế quốc tư bản” và mong chờ dùng cuộc chiến hạ nhục kẻ thù.
Người Việt ta có câu tục ngữ ”nó lú có chú nó khôn”. Cho nên gập thời may mắn ngay lúc bộ máy chiến tranh còn sung mãn nhờ quân viện của Nga Hoa , cái lú chưa bộc lộ ra làm anh mờ mắt .Phần cốt lõi vẫn tựa vào“chú BA “như bà con vẫn gọi. Đúng thời kỳTrung quốc đã chiếm trọn vẹn Trung Hoa khỏi tay phe Tưởng Giới Thạch từ 1949 .
Bậc đàn anh ,dày dạn kinh nghiệm chiến đấu ,thủ tướng kiêm ngoại trưởng Trung Quốc Chu Ân Lai triệu tập hội nghị Liễu Châu ,Quảng Tây . Hồ Chí Minh ,Võ nguyên Giáp là các vai chính được họ Chu mời góp ý và đặt các điều kiện cần đòi hỏi trong hội đàm Geneve.
Chu hỏi Hồ;
- Trong tình trạng Pháp thất trận Điện Biên Phủ rồi, phải cần thời gian bao lâu mới toàn thắng được họ ?
Hồ trả lời:
-Phải mất ít nhất từ ba đến năm năm.
Chu gửi tin nhắn cho đàn em thầm hiểu là chi viện quân cụ , quân nhu, cố vấn luôn luôn là mối lo gánh nặng cho Trung Quốc đang thời kỳ cần tập trung nỗ lực tái thiết sau cuộc chiến chống Tưởng. Hơn nữa nếu tìm được thỏa thuận ngưng chiến sẽ có hai lợi lớn cho phe Cộng.Sản đang còn nhiều khó khăn kinh tế.
Thứ nhất ,ngưng chiến tạo kế ly gián giữa phe tư bản.Trong khi Pháp muốn hòa bình, Mỹ lại bất dồng ,cho là Pháp đang bị phe Cộng lừa.
Thứ nhì phá hỏng âm mưu của Mỹ muốn nhảy vào can thiệp quân sự ,thay thế Pháp và gây thêm khủng hoảng cho vấn đề chiến tranh thuộc địa.
Trung quốc lại không sẵn sàng làm thêm việc đó`.
Những lời phân tích chiến lược thế giới ,không nghiêng về tính chất điạ phương ,vừa có tính cách thuyết phục vừa có tính cách chỉ đạo các bước cần làm gấp tiếp theo trong giai đọan cuối hội đàm Genève. Chu cũng hé mở cho biết làn ranh phân chia Bắc Nam có thể là vĩ tuyến 18 không lấn xâu xuống phía nam ngang vĩ tuyến 13 như bắc quân đưa ra lúc đầu.
Họ Chu khuyến cáo tại phần nam giới tuyến nên lưu lại một vạn chiến binh, khoảng một phần sáu của tổng số sẽ phải tập kết về bắc. Thành phần năm vùng này sẽ làm gánh nặng quốc phòng ,an , làm nội gián trường kỳ mai phục, ngầm phá các kế hoạch của phía Nam sau này .
Từ buổi khai mạc hôi nghị giữ vai trò đồng chủ tịch là Anthony Eden. ngoại trưởng Anh, đại diên Tây phương . Ông rất được kính nể về chuẩn mực của nhà ngoại giao kinh nghiệm, tài ba. Ông cùng họ Chu san bằng những mâu thuẫn của đôi bên, đồng thời giúp cho ảnh hưởng của Mendès France tăng nhanh trong một thời gian cầm quyền ngắn ngủi.
Ngoại trưởng Molotov của Nga ,giữ cho chiều hướng không lệch, luôn nhắm vào dối thủ Mỹ. Tướng Bedell Smith ,đại diện Mỹ kiêm thứ trưởng ngoại giao cũng chẳng tha thiết gì với họp bàn , vì kinh nghiệm hành lang không phận Bá Linh bị phe địch trắng trợn vi phạm còn nóng hổi.
Sau nhiều gian nan , ngoại trưỡng Trần Văn Đỗ trong chính quyền Bảo Đại cũng gióng lên một tiếng chuông báo động với Pháp phải tôn trọng lãnh thổ sống còn và chủ quyền của chính phủ miền Nam’
Khi hai ngoại trưởng đồng chủ tịch đại diện phe tư bản Eden ,và đại diện cộng sản, Chu ân Lai ,đối mặt trước tấm bản đố quân sự trải rông trên mặt bàn lớn, Eden tay trái cầm một thước kẻ ngang ,to bản ,còn tay phải cầm bút chì màu đỏ to, nghiêm nét mặt hỏi:
-Thưa ngài.chúng ta đã đồng ý vĩ tuyến mười bảy chạy xuôi sông này đây.
Chu ân Lai nhíu cặp lông mày rậm, nhìn xuống bản đồ, mím môi , gật đầu.
Eden vạch đậm bút chì theo tấm thước bảng đặt sát vĩ tuyến 17, miệng nói:
-Thưa ngài chúng ta cũng chỉ diễn lại màn kịch xưa thôi. Lịch sử dân tộc này đã có phân ranh rồi. Phần lãnh thổ 5 Kilomet về mỗi bên làn ranh là vùng phi quân sự .Hai bên phải tôn trọng.
Chu mỉm cười ,bắt tay Eden cũng thở ra nhẹ nhõm
Ngày hôm sau 20 tháng bảy 1954 Delteil ,đại diện Pháp ,cùng Tạ quang Bửu bộ trưởng quốc phòng bắc quân ký duyệt làn ranh lịch sử chia cắt đất Việt
Bắc Bến Hài thuộc phe Bắc, nam Bến Hải thuộc chính quyền Bảo Đại .
Cầu “Hiền Lương “ từ nay tủi hổ vì tên tuổi bị biến chất , cưỡng chế hoen ố ,
Kẻ hậu sinh còn ngậm ngùi, hờn oán.
Hồ Quý Ly thoán doạt vương quyền nhà Trần.vào cuối thế kỷ 14 .Tuy chỉ cầm quyền thơi gian rất ngắn họ Hồ cũng xây thành nhà Hồ ,Tây Đô, vùng Thanh Hóa ngày nay,chiếm lấy giang sơn một mảnh uy quyền. Hồ cũng ghi lại trong tâm thức người Việt xưa và nay đôi câu tình buồn
Thương em anh cũng muốn vô,
Sợ truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang.
Một trở ngại của con người,truông nhà Hồ, saò huyệt hang ổ của bọn thảo khấu ,bất lương, dựng một hàng rào biên ải, một loại trạm hải quan để trấn lột khách qua Đàng - vào Đàng Trong, ra Đàng Ngoài.
Một trở ngại thiên nhiên , phá Tam Giang . Đây là một vũng nước xâu nằm trong đất liền ven biển, một công trình bền bỉ của thiên nhiên,với sự đóng góp của hai luồng sức đối nghịch nhau. Một bên là luồng sóng biễn đông trừơng kỳ công phá ,xâm lấn ; một bên gom sức cản âm thầm của phù sa ba nhánh sông thành những cồn cát be bờ.
Phá Tam Giang làm biểu tượng tương xung ,tương phối của âm dương huyền diệu , hay một thông điệp thần kỳ thiên nhiên nhắn gửi ?
Có nên tìm hiểu qua muôn thời gian những “điểm hẹn lịch sử “ ngoài khả năng tầm soát của chúng ta ?
Và khi dôi bờ Bến Hải chưa đủ vách ngăn ? Hàng
triệu dân Lạc Việt nạn nhân phải vượt năm đại dương như một hố xâu ngăn cách an toàn hơn , canh cánh nỗi oan khiên trong cơn đại họa tậm thần
kỳ thị, ganh ghét cưỡng đoạt , đàn
áp, khủng bố ,tàn sát , thủ tiêu. Đại dương chắc không hàn gắn nổi vết chém xâu trong não bộ .
Dân tộc Lạc Việt , từ khi dựng nuớc Văn Lang, chiếm giữ miền đất Sở .Qua 18 đời vua Húng ,với truyền thuyết mẹ Âu Cơ dẫn năm mươi người con ,phần nửa của riêng mình lên núi, còn dành lại cho Lạc Long Quân phần nửa, năm mươi ngừơi con xuống biển. Cái tiền đề tìm miền đất mới phải chăng thành định luật trùm lên đầu cổ con dân Việt ?
Hoàn Hải Long
20 tháng 7 1954
20 tháng 7 2011