TIÊU DAO DIỄN NGHĨA
binhphap 04.08.2011 12:25:14 (permalink)
1. BẬC ANH HÙNG
Một dải đất quang quạnh đã phủ dày lớp khói đặc, trắng hếu. Những lá cờ đen thuốc súng, máu còn thẫm đỏ trên từng cái xác vô hồn. Một cảnh tượng thê lương, khêu lên giọng buồn man mác.
Xa xa tiến lại hàng chục người uy mãnh , kẻ vác thương , người mang lao , xà mâu , long đao rầm rộ kéo lại . Một kẻ trong bọn tuột khỏi ngựa , vươn cổ ra đằng quan sát , song quay về quỳ xuống trình báo :
- Bầm Chinh Di phó tướng , tình hình có lẽ khá ổn , bọn Quý Ly , Nguyên Trừng đã thoát thân như dự tính .
Kẻ được gọi là Chinh Di phó tướng là Mộc Thạnh , tuy rằng y mặt mũi có hơi thô lỗ , râu ria tua tủa với quai hàm bạnh ra , tính khí nóng nảy , thế nhưng , sự tín nhiệm của “ Thiên triều ” với y thì quả rất tốt , song lần này Thạnh cùng Trương Phụ sang giao chiến với quân Nam cũng ngầm ý chẳng thuận . Mộc Thanh chỉ lo việc thiệt hại suy tổn , vả lại tài dụng binh của hắn còn kém xa Trương Phụ , nên vạn sự chỉ còn dựa dẫm vào đại binh của Liễu Thăng hùng hổ kéo theo sau .
Trưa đó , nắng chói , vàng chóe mặt nước , hương rừng thoảng bay tựa hương trời , tiếng đàn hát đâu đó văng vẳng , nghe du dương mà sầu thảm như đang sướt mướt :


Vận nước tôi trung há hai lòng
Thời thịnh có lúc chóng lay lung
Tâm thành chẳng thiết hùng đế quốc
Tự chuốc bại vong lẽ cong lưng
Vong thân biệt xứ nào gặp lại
Chí thành tay vái đợi ngày hưng .
Thì ra bài ngâm phát ra từ trong chòi , phải vào xem sao
Chàng trai kia vội chạy vào trong , chợt sững người . Chàng thốt lên :
- Sao đẹp vậy , từ ngày ta trải giang hồ chưa từng gặp ai như nàng .
Thật sự người ngâm thơ là nàng Đinh Đàn Dung , dân bản địa ai cũng phục tài trí của nàng . Nhan sắc hơn người , mắt liễu mày tơ , đoan trang thùy mị . Nghe người kia nói , liền đáp : - Dung mạo đẹp chỉ là bề ngoài , có gì đáng hơn tâm can tốt .
Chàng trai nghe thấy , vội thẹn , rồi vội đáp :
- Tôi là Trần Thông , kẻ thư sinh mới lên vùng Kỳ La này , phép tắc còn chưa tường , xin thứ lễ .
Bỗng Đàn Dung cất câu : “Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ ”.
Chàng thư sinh chẳng cần nghĩ ngợi lâu la , đối ngay : “Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên ” .
Nàng Dung nghe xong liếc thẹn , rồi như hiểu ý . Dung bắt đầu dịu dàng hơn :
- Xin cho tiện nữ tạ lỗi , chẳng biết có vị thư sinh nho nhã , văn võ kiêm toàn lại đến thăm tệ xá . Cho hỏi quý danh của thân phụ chàng là gì ?
Thông thầy Dung ngọc ngà lại tử tế , liền nhân đáp ngay :
- Nếu cô nương có ý chiếu cố như vậy , thì tại hạ xin nói thật : Gia phụ tại hạ là Trần Ngỗi mẹ mất đã lâu , phải vào vùng Mô Đô lánh nạn chờ ngày khôi phục cơ đồ , đánh đuổi ngoại bang. Nay , cha tôi cử lên mặt Bắc chiêu hiền , tuyển mộ nghĩa sĩ , dọc đường nắng chói , muốn vào đây xin cô cho tạm trú .
Đàn Dung như đã hiểu chí lớn của Thông , bèn khen chàng là người nhân nghĩa , lấy nạn nước đặt lên hàng đầu , không ngại gian lao vất vả . Đàn Dung cười rồi bảo :
- Chàng cứ việc ngụ chân tại đây . Chỗ này tuy tuềnh toàng nhưng ba mặt đối lưu thông gió thoáng mát dễ chịu . Nếu có chi bất tiên , cứ mong chàng lượng thứ .
Thông nghe vậy cả mừng , lãng mạn nói :
- Ta đâu dám trách nàng .
Song , càng quan sát , Thông càng đắm đuối với khuôn mặt sắc nước hương trời , nghiêng nước nghiêng thành như vậy . Thông quay ngang dọc , không thấy ai , nảy trò chọc ghẹo Dung . Nàng cũng không kháng cự lại , rồi giao hoan thỏa thích .
Sáng ấy , Đàn Dung đã thức sớm , đun nước cho ao đầu nhà . Trần Thông trầm ngâm thưởng trà ngâm hoa , bỗng buồn rầu mà than :
- Đàn Dung , chúng ta chung sống đã ngót năm tháng trời , nàng cũng có mang , vui có , buồn có , sướng có , khổ có , thế mà sao bằng cha và anh em ta . Vui lắm khi quét sạch quân thù , buồn lắm lúc bại trận tử vong , sướng thật khi làm vua làm tướng , mà não nề ghê gớm lúc phải chết tha hương .
Đàn Dung ngồi bệch xuống , cất giọng buồn than thở :
- Phu quân nói vậy có ý muốn chẳng lo cho tiện thiếp . Thiếp ban đầu vì chàng mà bỏ cả phận trong trắng , chuyện chúng ta đến nay ít ai lưu tâm , nhưng cái kim trong bọc lâu ngay cũng lòi ra , thiếp chỉ e con ta sinh rồi , sẽ lại bị người đời rẻ rúng , khinh miệt , đôi ta cũng khó mà tránh khỏi đàm tiếu , tiếng xấu về sau .
Nghe Đàn Dung nói xong , Trần Thông không bằng lòng , ngạo mạn phán :
- Ta nghe năm xưa Đại Hành hoàng đế tư thông với Dương thị , chuyện này loan muôn nơi , thiên hạ đều tường , thế mà chẳng ai trách phạt hay dè bỉu chê bai , mà còn khen vua là anh hùng hảo hán , đế vương thuận đạo trời ưng lòng dân , lòng người quy phục , lẽ nào nàng nức tiếng một vùng , lại sợ kẻ khác sao ! Ta và nàng chỉ qua một đêm mà đắm riết đến nhau quân lãng nhiệm vụ ta cần phải thực thi . Trong căn chòi nhỏ này , chỉ có nàng với ta , lẽ nào , …
Nghe vậy , Dung nức nở nhỏ lệ . Trần Thông vội dỗ :
- Thôi được , nếu nàng thấy ô nhục thanh danh , thì hãy cùng ta lẻn đi nơi khác tại miền Nam , sống nhàn nhã suốt đời .
Nghe đến đó , Dung mỉm cười , gạt lệ thuận theo .
Tiếng chó tắt hẳn , gà cũng vào chuồng , đôi phu thê Trần Đinh vội từ chòi bước đi , tay nối tay nhẹ nhàng lê gót , nhưng lòng cứ chập chờn âu lo . Vừa ra được cổng làng Kỳ La , họ dùng thuyền vượt biển .
Từ xa , hàng vạn ngọn rừng rực cháy , lầm lũi kéo về con thuyền nhỏ . Trần Thông , vì tối trời , không trông rõ , bèn cất tiếng : “ Ai ở trên tàu kia , mau giúp”. Nhưng vô hiệu , chẳng ai đáp lại . Thông gọi dăm lần nữa , tuy vậy , đoàn tàu vẫn tiếp tục kéo tới , những tia hy vọng lại nở rộ . Thông thấy phấn khích hơn .
Lát sau , trông thấy hai vợ chồng Trần Đinh , thủy thủ hạ thang cho họ lên . Vừa lên , Đàn Dung la lớn : “ Bọn giặc Minh”. Nghe vợ quát to , Thông quay sẵn thế thủ , hiên ngang nói :
- Thì ra đây là lũ xâm lăng cướp nước , ta phải diệt hết chúng để cứu nguy nước nhà
Thực sự , tàu chiến này do Lưu Tuấn chỉ huy , chuẩn bị hợp với các đạo hai phía của Lữ Nghị ở Đông Quan và Mộc Thạnh tại Quảng Tây dồn đánh quân Hậu Trần .
Trần Thông liền xấn xổ xông vào quân giặc , chân tung mạnh quất quay tên giáo đầu , đấm mạnh vào huyệt tử tâm , song rút gươm chém tới tấp . Do không trở tay kịp , cả chục xác giặc lần lượt quỵ ngã . Lưu Tuấn say mèm dưới khoang tàu , chợt nghe âm thanh chém giết , vội tất tả chạy lên , y thảng thốt la hét rầm rĩ . Từ bốn góc tàu đổ ra nhiều bọn lính khác , tay thủ gươm trần , đằng đằng sát khí , lăm le chực giết . Lưu Tuấn quay ra mạn tàu , chợt thấy Đàn Dung xinh đẹp như hoa , mắt y rực sáng lên , tay chân bủn rủn , đứng không vững vàng . Tuấn quát to :
- Ai bắt được nàng ấy vào đây , bản quan sẽ đích thân trọng thưởng . Thông sợ hãi bảo vợ
- Đàn Dung , mau xuống thuyền nhẹ rồi đi mau , mặc kệ ta .
Dung sầu đau thét rằng :
- Trần Thông , phu thê ta sống cùng sống , chết cùng chết , cớ sao chàng lại đi một mình bỏ thiếp lại dương thế này , riêng chàng thì đi xa , thiếp sống còn ý nghĩa gì ! Trời không muốn thiếp cùng chàng sinh tử .
Vừa dứt lời , Dung gieo mình xuống biển mênh mông . Lưu Tuấn sững sờ , còn Trần Thông gạt bọn lính sang bên , chạy ra mé thuyền , thì mặt nước đã lặng , Dung thị đã chìm nghỉm . Thông hối hả nhảy xuống , bơi ráng tìm Đàn Dung . Song , tuy đã lặn hai canh giờ rồi mà vẫn bặt vô âm tín , lát sau , Thông la lên :
- Đàn Dung , nàng sao dại dột , muốn đi mà chẳng muốn ta theo . Thôi được , nếu đã vậy , ta sẽ tử chiến với quân Minh , xong rồi , hai ta lại đoàn tụ , mong trời đất chứng giám lòng thành này .
Dứt lời , Thông bật nước phóng nhanh lên thuyền , dùng sức bẻ mui tàu , đánh xối xả vào bọn lính mang giáp , máu văng tung tóe . Thông dùng quyền pháp lạ lùng , uyển chuyển mau lẹ , hạ sát cả chục bọn , xác nằm lăn lóc , máu đầm đìa , tuôn thành vũng . Bấy giờ , đàng xa , một đoàn tàu tiến tới . Lưu Tuấn ngó ra , rối rít :
- Mộc tướng quân , mau đến giúp ta .
Lập tức , thuyền kia đã áp sát , quân bên đấy ồ ạt xông qua thuyền Tuấn , bảo :“Ai?”
Tuấn trỏ về phía Thông . Thông , lúc đó lả mệt , tâm trí quẫn khốn , lảo đảo định vung gươm nhưng để rơi tõm xuống biển . Quân sĩ dựng giáo ngả dài , đâm vào chàng trai trẻ . Từ từ , trong không gian quang quẽ của trời đất , Thông quỵ xuống , mắt ngước lên cao , mắt chàng lim dim , gần chụp tắt , bỗng mở ra lạ thường , miệng ca rằng :

Tà dương lồ lộ trời cao sáng
Cuộc sống hàn huyên lẽ sẵn sàng
Trời đổ nắng vàng se mặt nước
Từng bước lê đi đổ dọc dài
Đời trai tung hoành trời mù mịt
Ta … ta …ta…
Nhắc từ ta ba lần , chốc chốc , Thông thét đến dậy trời , máu văng tứ phía , giáo mác , người người té ngửa , rồi , kẻ đã trải một đời người , đã xông pha , đã từng ân ái , rồi lại gan dạ giết giặc Minh , nay , phút chốc , đã tắt thở . Trời bắt đầu đổ mưa , từng giọt rơi lách tách trên nền gỗ , gió làm se lạnh cả một vùng biển , nhưng binh sĩ vẫn chăm chắm vào cáí xác vô hồn , bất động .
Mộc Thạnh cũng trông thấy , và , cảm giác y , cũng như lần năm tháng trước , chính y , đã thấy hàng vạn cái xác như vậy , nhưng giờ . Chỉ một mà thôi .

2. PHIÊU BẠT GIANG HỒ

- Phong nhi , mau ra bái kiến Lê sư thúc , mau !
Nghe Đinh thị gọi , Trần Phong tất tả chạy vào , quỳ xuống , hai tay kết lại đưa lên đầu , nói lễ phép :
- Bái kiến Lê sư thúc , con đón tiếp chậm trễ , mong sư thúc rộng lượng .
Lê Lợi vội nâng Trần Phong lên , trông mặt chàng khôi ngô , thân thể tráng kiện , quần áo phẳng phiu gọn gàng , tươm tất , chỉ mới mười mấy tuổi đầu mà nghiêm vệ , ông mỉm cười khen :
- Đàn Dung muội quả rất khéo léo được có chàng trai như hôm nay .
- Muội đâu dám nhận , đại huynh quá lời rồi - Đàn Dung đáp .
Lát sau , Lê lợi hỏi Trần Phong về chuyến thăm Ức Trai tiên sinh lại Đông Quan . Phong nhanh nhảu :
-Hai ngày trước , tiên sinh có gặp một vị khác , bàn chuyện kín lắm . Vị ấy tự xưng là Nguyên Hãn , họ Trần , em họ Nguyễn tiền bối .
Lê Lợi nghe xong có chút băn khoăn , rồi nhẹ nhàng quay lại nhà bếp , dặn phải chuẩn bị kĩ cho tiệc dỗ , rồi tự mình phụ đỡ gia nhân .
Đang khi ấy , Phong lẻn xuống núi , chạy lên sườn đồi thoải , chợt thấy hai người , ăn mặc cũ kĩ nhưng phong thái chỉnh tề , dường như cọc cằn điều gì . Phong mon men lại gần thì ngỡ ra :
- Nguyễn Trãi tiên sinh phải không ? – Chàng thốt lên .
Người vừa được gọi đó , đứng bật dậy , ngạc nhiên hỏi :
- Ngươi là ai , sao lại biết tên ta ?
Phong như chết lặng khi đối mặt với một con người mà muôn dân Đại Việt đều biết rõ danh phận , là bậc đại đức , mưu lược , có khí phách – Nguyễn Trãi .
Hồi lâu , Phong trấn tĩnh lại , phục xuống , giọng kính cẩn :
- Hậu bối bái kiến Nguyễn tiên sinh . Từ xa đã mệt , xin ghé vào tệ xá nghỉ ngơi bồi sức .
Nguyễn Trãi càng lạ , thấy người này vừa chào lại vừa mời đến nhà , trong bụng thầm mừng , bèn quay sang bảo kẻ cùng đi :
- Nguyên Hãn , đệ mau cùng ta theo chàng trai về nhà , sau hãy tính đại sự .
Cả ba người , vừa đi vừa đàm đạo . Nguyễn Trãi từng lời ăn tiếng nói đã bộc lộ tài hoa lỗi lạc của mình , văn chương lưu loát mà thế sự tỏ tường . Riêng Trần Phong , việc giao tế rất mực sâu sắc , ý tứ nhưng hàm súc , khiến cả người đi theo Nguyễn Trãi ban nãy -Trần Nguyên Hãn , dù là bậc võ biền cao tay , không màng việc văn thơ phú họa cũng phải chăm chú lắng nghe .
Khi đã dừng chân tại nhà của Trần Phong , Nguyên Hãn vội gắt :
- Lại phải về đây sao , lẽ ra trên đường ta phải nhận ra được lối cũ , chỉ vì nghe y ngôn luận sắc bén mà trót đi nhầm lối , thôi , đại huynh , về mau .
Phong chưa kịp hiểu gì , quay lại rơm rớm mà rằng :
- Hai vị hẵng vừa mới tới , nay quay gót sớm vậy , vì lẽ gì xin cho tôi tỏ tường !
Nguyễn Trãi bấy giờ thẳng thắn thuật rõ đầu đuôi .
Sáng ngày , ta cùng hiền đệ vừa lặn lội từ Đông Quan vào vùng sông núi hiểm trở mới tới được đất Lỗi Giang này , vừa dạm hỏi hành khách nơi ở của Lê hào trưởng , vậy mà vừa ghé vào đây đã thấy ông đang phụ trợ bếp núc , chỉ lo chuyện đàn bà xóm nhỏ mà chẳng biết suy tính đại sự , nên bọn ta tức bực bỏ đi vì lẽ ấy .
Phong bấy giờ mới trần tình :
- Thưa hai bậc tiền bối , Phong đây tuy chỉ là cháu , gọi Lê Lợi bằng thúc , nhưng tình như cha con , thâm sâu khó rạn , tính của Lê thúc , cháu hiểu rõ . Người tuy bề ngoài bình dị , nhưng tận đáy hồn người luôn nung nấu ý chí tiêu diệt lũ cướp nước , giành lại giang sơn , đem đến ấm no cho thiên hạ , ngày đêm cúi mình , dung nạp hiền sĩ , chiêu đãi nghĩa binh , mài gươi rèn giáo chờ lúc thuận tiên dấy lên khôi phục cơ đồ . Hai ngày trước , Lê sư thúc nhờ cháu thăm dò địa phận Đông Quan , tìm gặp Nguyễn tiên sinh , may thấy ở nội thành , chong đèn đọc sách , khí khái vượt xa kẻ tầm thường , Phong này vô cùng thán phục , vội cấp báo cho Lê thúc ở nhà chờ tin . Ông vẫn sáng tối nôn nao chờ ngài đến . Nay Nguyễn tiên sinh chẳng quản chông gai bất trắc đến đây , quả không phụ Lê thúc cháu mải miết đợi mong , mà tiên sinh cũng chẳng hoài công phí sức , hao tâm tổn lực .
Nghe Phong thiếu hiệp phân trần lý lẽ , biện bạch xác thực , Nguyễn Trãi lòng cảm mến , nâng dậy , rồi bảo :
- Thôi được , nếu ý cậu đã quyết , ta không còn gì chối lại nữa .
Nói xong , cả ông lẫn Nguyên Hãn thẳng chân hiên ngang vào , đàm luận cùng Lê Lợi .
Mười ba năm sau , Lê Lợi cùng với sự giúp sức tài tình của Nguyễn Trãi và các bộ tướng anh dũng , mưu lược , võ nghệ siêu quần như Trần Nguyên Hãn , Nguyễn Chích , Lê Ngân , Lê Sát ,… đã đánh đuổi giặc Minh quay về đất Bắc . Đất nước sạch bóng quân thù Lê Lợi xưng đế , hiệu là Thái Tổ , giữ nguyên quốc hiệu Đại Việt , chọn Thăng Long làm kinh đô , lập lại triều chính , ổn định xã tắc . Nhưng , số trời định đoạt , Lê Thái Tổ chết ở tuổi bốn mươi , con là Nguyên Long lên kế vị . Trong thời gian trị vì của Thái Tổ , vì sau chiến tranh , đất nước chưa bình yên , mà các công thần đã oan ức chết cách tức tưởi , Trần Phong chán ngán biệt giã Nguyễn Trãi khăn gói ra đi , dắt mẹ Đàn Dung phiêu bạt giang hồ .
Mười năm sau cái chết đau thương của Nguyễn Trãi và Thị Lộ phu nhân , Lê Tư Thành kế vị Thái Tông , diệt loạn Nghi Dân , lên ngôi hoàng đế , hiệu là Thánh Tông .
Có người trong triều , tên Hiệu , thường hay giả dáng thứ dân tuần ngao sơn thủy để tìm hiểu dân tình , xem xét quan lại .Trên đường , khi băng qua biển Kỳ La , vào bờ lên cạn , vào một căn chòi ẩm thấp , xơ xác tiêu điều , vách chòi xiêu vẹo đổ nát . Người đó động lòng đang định ngâm bài thơ cảm hoài thì trên trần nhẹ nhàng rơi xuống một bản giấy mực còn chưa ráo , trong ấy thuật lại một sự kiện lạ lùng , hơi mơ hồ , nhảm nhí . Truyện như sau :
Giã từ Thăng Long , Phong mượn thuyền cùng mẹ vượt sông Thao , qua Cửa Hàn , lưu lạc một dải đất Trung kỳ . Hằng ngày , Phong vác gỗ chèo ghe kiếm kế sinh nhai phụ đỡ thân mẫu ngày càng tiều tụy , chỉ trú ngụ trong một căn nhà tuềnh toàng , rêu phong ẩm mốc .
Trời đã bảng lảng những áng mây đỏ rực chen giữa sắc hồng nằm tận cuối chân trời xa thẳm , tỏa ánh nắng nhè nhẹ chóe vàng xuống nền đất bạc màu . Trần Phong bước vào cửa , ngồi bệt xuống ghế , than :
- Mẹ ơi , chúng ta lang bạt khắp nơi , nhiêu khê , tứ cố vô thân . Giá cha con vẫn sống thì cùng nhau chung sức , há chẳng giàu sang một vùng sao !
Đàn Dung nghe vậy , lòng đau khôn xiết , chợt lại nhung nhớ Trần Thông , nước mắt ròng rã . Phong vội quỳ xuống , nói :
- Con đây có gì không phải , xin mẹ cứ nghiêm phạt .
Dung vội đỡ Phong dậy , ôn tồn bảo ban :
- Con có làm gì nên tội đâu . Chỉ là mẹ nhớ cha con lâu nay đã …
- Sao hở mẹ , mau nói con nghe .
- Thì thôi vậy , lúc nào tới thì nó sẽ tới .
Xong Đinh Thị cất giọng kể rành mạch đầu đuôi sự tình hai mươi năm trước .
- … Khi mẹ quyên sinh tự vẫn , trôi dạt vào bờ , được Lê Thận cứu sống , cho ở lại Lam Sơn . Mẹ rong ruổi mấy ngày tìm tung tích của cha . Người ta nói cha con đã … tuẫn tiết Sau đó chắc con biết …
Càng thuật lại , Dung càng nghẹn ngào nước mắt , cứng cả cổ không nói nên lời . Lát sau trời chập tối , đèn đuốc tắt cả , Phong yên vị đánh một giấc say mèm . Bỗng đang đêm khuya tĩnh mịch lại phát ra âm thanh náo động , ồn ào tứ phía . Chàng bật dậy , bật tung cửa xông ra . Khói bốc ngùn ngụt , lửa bén khắp nơi . Một toán người , mặt mũi hung tợn bạnh quẹ , tau cầm đao kiếm hùng hổ chém giết , tàn sát cư dân quanh vùng . Máu me đầm đìa , tiếng oan thán vang cả trời đất . Đàn ông , chúng thẳng tay trừng trị , đàn bà , chúng giở trò hiếp đáp , bắt về nhiều vô kể . Phong vụt chạy vào lay mẹ dậy , sắp xếp hành trang cần thiết , mở dường đào thoát . Đang vội chạy , Phong thẳng thốt khi trước mặt là một tên dữ dàn , dáng vẻ ngang ngược , râu hùm , mày rậm , hươ đao quay phành phạch . Ngực Dung phập phồng không ngớt , nhưng bạo dạn quát rằng ;
- Hỡi thằng nghịch đạo kia , mày vô cứ chém giết dân lành , hoành hành ngang ngược , không sợ ông trời quả báo sao .
Nghe vậy , y la mắng :
- Đồ cóc già nhà mi , tao đây đầu đội trời , chân đạp đất , oai phong lẫm liệt , phụng mệnh Lương tướng quân tấn công Nghệ An .
Trần tử chợt nhớ ra . Lúc Lê Lợi sai chàng tòng quân diệt giặc ở xứ Nghệ , có chạm trán với Lương Ngọa Tường , sau đó hắn bại trận lui quân , rồi danh phận lại càng bặt tăm . Thì ra , đến giờ , Lương tướng quân ngày xưa giờ đã trở thành tướng cướp khét tiếng , nổi lên làm loạn . Phong hiểu ra , nghĩ thầm :
- Được , ta quyết sẽ tử chiến với y , một lần cuối cùng .
Nghĩ sao làm vậy , Chàng phục sát đất , nhận tạ lỗi lầm , rồi chịu theo tên cướp , quy hàng Tường Vương . Đàn Dung mắng Phong thậm tệ :
- Mày thật là nghịch đồ , dám tự tiện thờ giặc càn rỡ , tao thà chết ngay chứ để mày làm nhục gia tộc thì thiên lý bất dung . Nói xong liền rút gươm của Phong đâm bụng quyên sinh . Phong buồn bã , khóc lóc thảm thiết .
Sau khi ám sát Lương Ngọa Tường , Phong quay về mả đất chàng dùng tống táng mẹ Hồi lâu , Trần Phong bất ngờ chìa gươm sáng loáng , quỳ bên xác mẹ , rầu rĩ :
- Thật là tại con cả , chỉ vì mưu đồ không rõ mà liên lụy đến mẫu thân .
Vừa dứt lời , Phong tuốt gươm tự tận .
Tờ giấy ghi chép văn chương , kể rất tỉ mỉ nhưng vào hồi cuối lại khá nhanh như phớt qua giây phút thương tâm . Hiệu thầm rơi lệ , ngâm một bài tuyệt cú :
Can qua rồi lại can qua
Hồn người lưu lạc kiếp già kiếp non
Ngửa trông xem mất hay còn
Chỉ vì đại cuộc chút mòn sức công
Dở dang sức sống vô vàn
Nào đâu lại cớ để hoàn tri ân !
Đại nhân hóa chốc thất thần
Tần ngần đứng mãi rơi trào nước tuôn .
Tảng sáng hôm sau , dân gian bắt đầu truyền tụng bài thơ này . Người ta bảo đó là do Hiệu Đế tiên sinh làm . Ba tháng sau , khi hội Tao Đàn mở ra , vua Lê Thánh Tông thất thần ngâm lên bài thơ rất được truyền tụng , phổ biến , rồi ứa cả nước mắt , đặt tên là
“ Giấy phiêu bạt” . Trạng nguyên Vũ Dương tự là Dực Khương cực kỳ thông minh hiểu ngay , vội thưa :
- Muôn tâu bệ hạ , xin cho thần mạn phép hỏi .
- Khanh cứ tùy nghi - Vua đáp
Dương liền vấn :
- Bài thơ này hẳn là do bệ hạ làm , phải chăng ?
Nhà vua không khỏi ngạc nhiên :
- Sao khanh biết ?
Vũ Dương cưởi khẩy rồi đáp :
- Rất đơn giản thưa bệ hạ . Dân gian nói dây là do Hiệu Đế tiên sinh làm . Nếu diễn giải ra thì Hiệu là tên húy của Người , Đế tức bậc Đế Vương , còn từ tiên sinh không cần bàn . Lúc nãy thấy bệ hạ ngâm bài thơ xong thì ứa lệ , vì cuối bài có câu : “ Đại nhân hóa chốc thất thần , tần ngần đứng mãi rơi trào nước tuôn .” chứng tỏ điều này . Và hẳn người đã đến nơi có sự việc được cô đọng xuất sắc trong thơ , mà không phải người được tường tận chứng kiến , mà chỉ bằng lời kể , cụ thể người đặt tên áng thi tuyệt vời này là Giấy phiêu bạt , tức giấy rơi đâu đó . Qua những bài thơ bệ hạ vừa vịnh đều lấy cảm xúc từ cảnh sắc cũng như những điển tích ngày xưa . Mà lời ăn tiếng nói của một con người đều bộc lộ nhân cách người ấy , vậy nên, thần xin khằng định bài thơ này là của bệ hạ . Thần xin hết ..
Bấy giờ , Lê Thánh Tông vừa sửng sốt nhưng lại vô cùng thán phục sự nhanh trí và thông tuệ của Vũ Dương , liền ban khen , rồi mọi người lại uống say thỏa thuê , quên cả chuyện vừa rồi .

3. VŨ DƯƠNG TRUY ÁN

Hội Tao Đàn vừa kết thúc , Vũ Dương lại lao vào văn thư phầm phòng , ngày ngày làm việc đến tối mịt mà vẫn chong đèn đọc sách . Một hôm , chợt ông nhớ lại buổi Tao Đàn Vua có xướng bài thơ bất tuyệt , Dương thấy lại có ần ý , bèn truy cứu nội dung . Dương thốc ngựa ruổi thẳng vào cung , bàn chuyện . Gặp Vua , Dương hỏi :
- Tâu bệ hạ , thần còn nhớ trong lần ngâm thi xướng họa , bệ hạ có đọc một bài thơ rất hay , liệu bệ hạ còn nhớ chăng ?
Vua bật cười đáp :
- Khanh bảo trẫm làm sao quên được những vần thơ :

Can qua rồi lại can qua
Hồn người lưu lạc kiếp già kiếp non
Ngửa trông xem mất hay còn
Chỉ vì đại cuộc chút mòn sức công
Dở dang sức sống vô vàn
Nào đâu lại cớ để hoàn tri ân !
Đại nhân hóa chốc thất thần
Tần ngần đứng mãi rơi trào nước tuôn .
Nghe xong , Dương cả mừng , hỏi tiếp :
- Thế cảnh sắc đâu ra mà bệ hạ ứng thi như thế ?
Lê Thánh Tông ngẫm nghĩ hồi lâu , sau đó mới kể :
- Ngày ấy , trẫm đi thị sát ở Mạn Nam Thăng Long , qua Kỳ La dương rồi nghỉ chân tại một căn chòi nhỏ , sau đó , ta thấy một tờ giấy chép cả bài thơ vào . Chuyện là vậy .
- Muôn tâu bệ hạ , sự thể đã rõ . Nay thần xin bệ hạ cho phép thần điều tra gốc tích của bài thơ lạ này .
- Được , ý khanh đã muốn tra xét sự ly kỳ này , ta không cản , nhưng đừng để chính sự phủ khanh phải lao đao .
- Thần xin lĩnh mệnh .
Như vậy , sau buổi triều kiến nhà vua , Vũ Dương lập tức kén tuyển một trăm binh sĩ từ huyện , lấy cấm quân giỏi nhất của xã , đêm tối lên đường xuống Kỳ La . Đang đi dọc đường , chợt thấy một căn nhà , đã khuya mà vẫn sáng đèn , cho là lạ , vội xuống ngựa bước vào . Trong đó là một thư sinh trẻ , mặc áo thụng , chăm chỉ xem sách . Vừa thấy thấp thoáng bóng người , kẻ ấy vùng dậy , tần ngần hồi lâu rồi mới hỏi :
- Các người là ai sao đang đêm lại vào nhà ta ?
Dực Khương thấy khí phách lạ lùng , bèn chào :
- Ta là Vũ Dương tự Dực Khương , là quan triều đình tuần sát vùng này , thấy ngươi đang đêm mà vẫn còn chong đèn đọc sách , cho ta hỏi ngươi danh tánh và sách ngươi đọc là sách gì ?
- Hóa ra Vũ Công uy trấn thiên hạ . Tiểu nhân là Phòng Trân , chuyên mày mò Binh Pháp và Thánh hiền , thông thuộc Địa Lý vùng này . Sách tôi đang đọc là Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô tiên sinh Ngô Sĩ Liên .
- Khá khen thay nhà ngươi còn trẻ mà ham mê kinh sách , nước Nam ta có một người như ngươi , quả thực phúc lắm !
- Tiểu nhân chỉ là hạng thôn phu quèn , bôn ba sông nước dọc ngang kinh kỳ , đêm tối ngẫm suy sách vở mong có ngày đền ơn nước , trả thù nhà , chứ đâu dám so tài với bậc đàn anh hiển hách .
Vũ Dương càng nghe thì thú tò mò càng lên cao , bèn hỏi :
- Nãy giờ chưa nghe đến họ ngươi , mà tại sao lại có thù nhà , ơn nước .
Chàng thư sinh buột miệng đáp trôi chảy :
- Tiểu nhân họ Trần .
- Trần Phòng Trân , sao , … Trần Phong .
Phòng Trân bất giác há hốc miệng , nhưng rồi y trấn tĩnh lại .
Sáng hôm sau , Phong khăn gói lên , đường , Vũ Dương cùng sự trợ lực của Phong tìm ra chân tướng sự việc , Dương từ tạ Trần thiếu niên , cáo quan về Kỳ La sống , rồi mất tại Mô Đô . Chẳng ai biết tại sao Trần Phong còn sống , đi đâu và làm gì , con cháu dòng họ nhà Trần sẽ ra sao , phần sau sẽ rõ .
SÁNG TÁC
<bài viết được chỉnh sửa lúc 02.02.2012 20:27:57 bởi binhphap >
#1
    Kawamang 21.12.2011 02:46:26 (permalink)
    Những truyện bạn viết rất hay. Có hơi hướng của kiếm hiệp, xen kẽ cổ trang và lịch sử. Sự thật thì gần đây mình bắt đầu đọc truyện kiếm hiệp và ngôn tình Trung Quốc. Càng đọc truyện của nước họ mình lại càng thấy là lịch sử nước mình hay hơn rất nhiều. Chỉ có điều là chúng ta không có nhiều truyện viết về đề tài lịch sử như họ hay là những truyện lịch sử của chúng ta hơi quá khô khan . Thế cho nên khi thấy những truyện bạn viết, mình rất thích... ^_^.... Xin tiếp tục viết nữa nhé... ^_^... Mình luôn đợi đọc truyện bạn viết... :)....
    #2
      binhphap 02.02.2012 20:35:29 (permalink)
      Thật sự, Trần Thông là con trai Trần Khát Chân, đại tướng triều cuối Trần-đầu Hồ, không phải con trai của Giản Định Đế Trần Ngỗi.
      Còn Trần Phong là người Việt gian, liên kết với quân Minh chèn ép người Đại Việt. Sau này, Lê Thái Tổ giải phóng Đại Việt, tha tội cho Trần Phong và đồng đảng. Tuy nhận sự ân xá đó, nhưng Trần Phong cố chấp chống lại triều đình, làm phản, tái câu kết với quân minh.
      Cuối cùng, Trần Phong bị Lê Thái Tổ xử chết. Nhân vật Trần Phong trong truyện là phản ảnh của Trần Phong Việt gian, một bên tâm địa tàn ác, một bên chính nhân quân tử.
      #3
        binhphap 02.05.2012 15:36:13 (permalink)
        Mời đọc !
        #4
          Chuyển nhanh đến:

          Thống kê hiện tại

          Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
          Kiểu:
          2000-2024 ASPPlayground.NET Forum Version 3.9