TIÊU DAO KẾT TRUYỆN
1. THƯ THÀNH HẬU TRUYỆN
Hồi ấy tại làng Nhị Khê có ông đồ Khanh nức tiếng một vùng , nhưng từ khi quân Bắc tràn xuống tàn phá thì nơi tàn điêu tàn , hoang dại . Tương truyền chỗ làng đã xảy ra cuộc huyết chiến dữ dội , Hồ Quý Ly cùng hai con thất thểu lui về Đa Bang thành . Mộc Thạnh dẫn ba vạn thiết kỵ cùng quân Liễu Thăng viện trợ sau tiến tới cướp bóc . Khanh Đồ chưa kịp thu dọn đã bị trói gô lại , đem áp giải ra trước Thạnh . Thạnh ngạo nghễ hỏi ;
- Nhà ngươi là ai ?
Khanh đáp :
- Đồ Khanh , Nguyễn Ứng Long , tự Phi Khanh , dạy học ở đây .
Thạnh nghe xong ha hả khanh khách cười , rồi bảo lính áp vào xe tù đưa về Bắc . Trên đường đi , Khanh chợt thấp thấp thoáng sau lùm cây là hai ba người gì đó cứ dõi theo . Đang độ dừng ở Ải Nam Quan , vắng vẻ và trời oi nồng , bọn tống xe hạ trại bên triền núi nghỉ ngơi . Phi Khanh buồn hận , suy ngẫm đủ điều . Chợt từ xa tiến lại ba kẻ , một lớn hai nhỏ , tay nâng bát nước trong , đang khô ran họng , ông vội ngoắt tay , cả ba tuồng như mừng rỡ tất tả chạy lại .
Ôi trời ! Trãi nhi , Báo nhi , Hùng nhi , sao các con lại lân la đến vùng này ? Nguyễn Trãi là Trãi nhi , rơm rớm lệ thưa rằng :
- Bẩm phụ thân , con cùng hai em bôn ba theo đoàn xe này , mong sớm hôm phụng dưỡng cha tuổi già sức yếu , chứ ru rú lẩn khuất thiên hạ thì còn mặt mũi đâu mà đối mặt với trời , dựng gan với đất .
Nói xong liền trao cho Phi Khanh bát nước . Ông đẩy nhẹ tay rồi nghiêm giọng bảo :
- Bậc nam nhi ở đời , với nước lấy trung làm đầu , với cha mẹ dùng hiếu làm trọng , nay nước mất nhà tan , phải tìm kế rửa hận nước , trả thù nhà , cớ chi cứ đi theo mà khóc lóc giống nhi nữ thì sao gọi là hiếu là trung !
Nói xong thì kịp lúc bọn lính lên đường , trời dịu nắng , ba anh em họ Nguyễn từ tiễn cha rồi quay đầu đi khuất . Phi Hùng nói với anh Nguyễn Trãi và Phi Báo :
- Năm anh em ta mỗi người một ngả , riêng em muốn ở lại Bắc theo dõi sự tình , tiện bề săn sóc cha , còn hai anh mau về Nam tính sự lâu dài .
Cả hai đều cho là phải , lập tức đưa Phi Báo trở lại phía bắc .
Trên dường về , hai người còn lại vừa đi vừa chuyện trò , bỗng xuất hiện tốp lính giặc tuần tiễu , vội trốn sau hốc đá lớn , Nguyễn Trãi cơ trí bảo Phi Báo :
- Em mau chạy theo triền núi , dùng xuồng lui theo dòng Bạch Hạc , nghỉ ở Đông Bộ Đầu , nếu thấy có đoàn thương nhân nào qua thì theo đó mà đi , chắc chắn sẽ về Nam Phương an toàn .
- Còn anh ? - Phi Báo hoảng hốt hỏi .
- Chớ lo , anh sẽ tự tính kế .
Rồi Phi Báo làm như lời huynh trưởng nên không hề hấn gì , Nguyễn Trãi vẫn ẩn sau hốc đá , thì bọn lính bất ngờ chức tới áp sát .
Chưa biết số mạng Trãi thế nào , phần sau sẽ rõ .
Lúc ấy , sau lưng Nguyễn Trãi xuất hiện một kẻ cao to lực lưỡng , xốc vai Trãi dậy, quát:
- Chúng bay để tên này bảng lảng ở nơi này là sao , cấm binh sắp tới , chắc hắn là gián điệp , mau lôi về cho chủ tướng trị tội .
Nguyễn Trãi vô cùng thảng thốt , nhưng rồi lòng nhớ lại lời cha trăng trối , nên vững vàng . Khi giáp mặt với một tên áo sáng lòa , chính là Trương Phụ , còn cạnh hắn là Hoàng Phúc , Phụ hét lên :
- Ngươi là dân phương nào sao thập thò theo dõi binh ta ?
Nguyễn Trãi đáp :
- Ta họ Nguyễn tên Trãi hiệu Ức Trai , là người Côn Sơn .
Phụ nghe xong rất ngạc nhiên , biết Trãi là kẻ học thức sâu rộng , muốn phục hàng , bèn sai lính gỡ trói , rồi dỗ ngọt :
- Ta biết tiên sinh đã lâu , nay mới gặp , quả là phúc , vừa rồi ta thất lễ , mong tiên sinh lượng thứ .
Trãi cũng chẳng đáp , im thít , ngoảnh mặt chỗ khác , Phụ tiếp :
- Nay , nhà Hồ bại vong do chính sách phiền hà , dân tình nhũng nhiễu , Vua tôi hủ bại , thiên triều muốn sang đây chỉnh đốn cục diện đã thành , vậy ngài có tài cao vọng trọng , còn tiếc gì cơ đồ cựu triều mà không mau theo với bọn ta , sẽ hưởng vinh hoa phú quý cả đời không dùng hết , ăn ngon mặc đẹp không sợ thiếu , chứ cứ ủ rũ buồn phiền thì đâu có đáng mặt nam nhân !
Trãi càng nghe càng nhức nhối , vẫn im bặt không thèm trả lời , Phụ dụ dỗ mãi , cuối cùng , ông bảo :
- Ta là kẻ sĩ phu chịu ơn cố quốc , lẽ nào ngươi chẳng biết câu : " Nước nhà lâm nguy , thất phu hữu trách " . Nay nước mất nhà tan , thiên hạ đại loạn , ta còn chưa làm chi được cho giang sơn , huống chi quy hàng nhà ngươi .
Trương Phụ nghe xong tím mặt muốn tiễu trừ , nhưng Phúc ngăn lại nói rằng :
- Những kẻ cố chấp thế này , không phải ngày một ngày hai là có thể dụ phục , cứ giam lỏng để bào mòn ý chí của hắn , tự khắc sẽ có kết quả .
Phụ nghe nói phải , liền truyền quân mang về dịch quán cạnh phủ để canh giữ cẩn mật , bốn mặt đều có quân phòng nghiêm giữ , ngày đêm thay phiên túc trực . Nguyễn tử có lòng sầu muộn , tự nhủ thầm :
- Ức Trai ta ngày đêm bị giam lỏng trong nơi cô tịch , giặc cầm hãm gắt gao , chi bằng bậy giờ cứ nghĩ kế rồi sẽ hành động .
Lúc đó , Trương Phụ được lệnh sai tướng chinh Bắc tường quân Cao Sĩ tiên phong , Trình Dương hậu thuẫn , mang binh lên Thái Nguyên dẹp loạn . Nguyễn Trãi trong lòng cắn rứt lắm , bèn đêm tối bắt con bồ câu , nuôi dạy thành giao liên . Một hôm , Trãi nghe bọn tuần phu kháo nhau :
- Kỳ này Trương tướng quân muốn thân chinh đánh bọn Phạm Chấn ở Bình Than , chắc bọn ta cũng bỏ mạng , chúng quyết tử đó .
Trãi nghe xong hớn hở , viết một bức mật thư giao bồ câu rồi yên dạ ngồi xuống .
Tại Bình Than căn cứ , Phạm Chấn đang họp bàn sĩ tốt thì bắt được thư , trong đó chép :
- Kính tướng quân Phạm Chấn
Ta biết ngài là bậc trượng nghĩa xả thân vì quốc nạn , lại tìm người đứng đầu là Trần Nguyệt Hồ Vương , dốc lòng cứu quốc , ta nghe đồn Trương Phụ sắp thân chinh vào căn cứ địa , giết hắn rồi thì Nước Nam ta có thể tạm nắm quyền tự chủ . Tại hạ đang bị cầm cố ở Đông Quan cũng muốn đem chút lòng này đền ơn báo quốc , mong tướng quân nghe lời ta thỉnh ý mà giữ lấy cơ hội này .
Kính thư
Nguyễn Trãi .
Sau khi xem xong thư , Chấn còn thấy một bức địa đồ vẽ đầy đủ cách bố phòng Bình Than và chiến lược công phá nhanh chóng từ đó thẳng về Đông Quan . Chấn nhìn thì cười vang , bảo các thuộc tướng :
- Tên Nguyễn Trãi này quả là hữu danh vô thực , thế mà lại làm đến Ngự sử đài chính trưởng , toàn là dựa uy của gia tộc . Các ngươi xem , hắn bảo ta phải chấn cửa Tây Bắc , Đông Nam , Tây Nam và Đông Bắc , chừa quãng hở tại chính diện Bắc Môn trực chỉ tận cửa Nam , xong chuyển Tây Nam bộ quân chẹn ngang đường giặc , Tây Bắc hợp cùng Đông Bắc chiếm Đông Quan , đặt năm trạm binh mỗi xã , chia làm một một đầu bộ , hai đầu thủ , hai đầu công , riêng Đông Nam đạo thì đánh tập hậu giặc , thế nào Trương Phụ cũng bị bắt , thêm Trần Ngỗi ở vùng Nam trợ lực thì sợ gì không thành . Đúng là lời thất phu giả trá , làm vậy khác nào nhường cho Trương Phụ làm chủ dòng chính Bạch Hạc Giang sao , lúc đó hắn phân phối quân ta mỗi tên một ngả thì chỉ có nước tan rã .
Nói rồi Chấn không theo , cứ làm như ý mình , thủ cả Đông , Tây , Nam , Bắc .
Hai ngày sau , binh của Trương Phụ rầm rộ kéo đến , trước có Mộc Thạnh , sau thêm Trình Dương vừa dẹp các dân tộc thiểu số Thái Nguyên , Lạng Sơn .
Tờ mờ sáng hôm sau , Phạm Chẩn điều dũng tướng Hồ Mạc cùng năm trăm quân hổ bôn thành tiền quân chặn giặc ở Bắc Môn , hai tướng Lê Kim và Lê Vũ lĩnh ba ngàn quân chia thành hai phía tiếp ứng cho tiền binh . Quân Trương Phụ cũng dàn binh theo đội hình , rồi quát lớn :
- Bọn chúng bay đã bị bại , thế mà còn dám ra gan với thiên triều mà chống cự , ta sẽ phân thây từng đứa thành trăm mảnh . Người nào dám chặt đầu Phạm Chấn mang về đây cho ta thì được trọng thưởng .
Lập tức xuất hiện năm tướng oai phong lẫm liệt cầm long đao xấn xổ ra nhắm hay Hồ Mạc mà đâm , Mạc cũng vung trường đao ra cự , kẻ quạt trên , người chém dưới , Mạc kêu to :
- Hồ Vân mau ra trợ chiến .
Vừa dứt lời , một chàng trai tráng kiện huơ họa kích ra chém chết một tướng giặc . Ba kẻ kia dùng đao bạt từ trên xuống một đường chết ngay con ngựa Hồ Mạc . Một tên khác thừa cơ chém phăng thủ cấp lão tướng già , các tướng kia nhân lúc Vân sơ sở hùng hổ thi nhau đâm thọc sát bụng Vân , làm chàng phun cả máu tươi mà chết . Bốn tướng thừa dịp binh ta như rắn mất đầu hô quân ồ ạt đâm thẳng vào tiền bộ nghĩa quân , hai tướng Lê Kim , Lê Vũ cầm cự không lại đội quân vũ bão này , bèn gióng trống thu quân , người nào cũng liểng xiểng lui về . Hậu quân của Mộc Thạnh kéo đánh chật cả Tây Bắc , quân chỗ Trình Dương cấp tốc chiếm toàn bộ Đông Bắc , cả hai đều khống chế Tây và Đông Bình Than , còn Trương Phụ dẫn binh nhung làm chủ Bạch Hạc Giang , tạo nên thế chân vạc nghênh chiến với Trần Nguyệt Hồ . Nguyệt Hồ Vương bàng hoàng âu lo bàn cùng Phạm Chấn :
- Nay quân đội Trương Phụ áp sát vùng Nam Bình Than , phía Bắc coi như hết hy vọng .
Phạm Chấn ngửa cổ lên trời than :
- Nếu mà ta nghe lời Nguyễn Trãi thì phận số đâu như ngày hôm nay .
Hồ nghe xong đòi xem bức họa đồ Nguyễn Trãi gửi cho Chấn , Chấn mở ra , Nguyệt Hồ xem xong lấy làm vui mừng .
Tối hôm ấy , Trần Nguyệt Hồ Vương sai Lê Kim cầm năm ngàn quân tiến giữ mạn Tây Nam , Lê Vũ cùng Phạm Chấn chỉ huy tám ngàn quân rút xuống Nam Bình Than ẩn núp ,
Nguyệt Hồ Vương trực tiếp đem theo đội quân này . Hồ Vương sai Trần Huyền Cơ mang quân có đèn đuốc phóng hỏa trại quân Minh cốt để chúng đuổi theo . Cơ làm y vậy , Trương Phụ bị cháy cả lều thì căm giận tức tốc mang giáp lên yên kéo quân truy kích và triệt tiêu toàn bộ lực lượng Phạm Chấn . Nhưng Phụ càng hành binh , càng đi sâu thì càng trống vắng . Chợt trung quân cấp báo có mai phục hai bên , đánh ép trung quân cách hậu quân với tiền quân . Phụ hô lớn :
- Hậu quân thành tiền quân mở đường .
Hậu quân lập tức quay sau lui về thì , từ hai bên triền núi , tướng Lê Kim dàn binh hình chữ nhất làm tiền quân không thể tiến . Trương Phụ đang đứng trong đám loạn chợt sau lưng xuất hiện Trần Nguyệt Hồ , Phạm Chấn , Lê Vũ kéo lên . Quân Minh càng hỗn
loạn . Phụ đang tiến thoái lưỡng nan bỗng xa xa có ngựa chạy bụi cát mịt mù . Người trên ngựa la lớn :
- Trình Dương tướng tới đây .
Rồi theo sau có cờ thêu chữ : “ Mộc Thạnh Chinh Di phó tướng” .
Quân của Lê Kim đang đắc chí chuẩn bị diệt hết quân Minh thì giặc sau lưng giết gần
hết , Lê Kim bị loạn tên bắn tử trận . Toàn quân phong vũ từ trên dồn đánh quân Nguyệt Hồ chết vô số , cộng thêm loạn hậu quân giặc quá quẫn bách , xông lên chém bừa . Quân Hậu Trần chưa kịp hiểu gì , thì tên vun vút xối xả tứ phía , Phạm chấn trúng phải một mũi bên phải tay , gươm buông thong , tiền binh hậu Trần Nam Bình Than dần rút sạch . Tình thế nguy biến , Phạm Chấn bảo gấp : “ Đại vương mau rút đi , ở đây tôi lo” .
Nguyệt Hồ Vương khóc lóc thảm thiết từ biệt Chấn rồi cùng Lê Vũ đào thoát . Chấn tả xung hữu đột chết ngàn binh địch , cuối cùng đuối sức , không để bị nhục bèn dùng tay trái rút gươm tự tận . Trương Phụ bình định xong vùng Nam Sách và Thái Nguyên thì chuẩn bị nghỉ ngơi ăn mừng , không ngờ có quâm thám mã cấp báo :
- Bẩm Tướng quân , Trần Ngỗi xưng là Giản Định Đế , hợp cùng Đặng Tất , Nguyễn Cảnh Dị , Đặng Dung , Nguyễn Cảnh Chân cùng Nguyễn Súy và quân sư Nguyễn Biểu nổi dậy ở Mô Đô , Trường Yên .
Phụ rất giận , than rằng : “ Bọn dân Nam này sao mà cứng đầu cứng cổ , gan lì tướng quân quá .”
Nói xong liền kéo đại binh đánh Giản Định .
Quân Giản Định Đế khí thế bừng bừng sôi sục . Ông sai các tướng chiếm giữ Bô Cô thành công , nhưng vì Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị gièm pha sinh sự chia rẽ nội bộ , hai tướng bị giết chết , Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị tôn phong Trần Quý Khoáng lên ngôi , đem binh đánh Trương Phụ . Đặng Tất chỉ huy thủy binh bị Phụ dùng hỏa công tiêu diệt . Trần Quý Khoáng mang binh phá Bắc , nhưng tháng bảy Trương Phụ dẫn quân đàn áp , nên Vua bị bắt . Vua tôi nhà Hậu Trần đều tử tiết , nghĩa quân bèn tôn Lê Ngã lên ngôi vua , tuy vậy vì mưu nông kế cạn , Ngã đại bại ngay từ trận đầu .
Thời kỳ đen tối của nước nhà dường như kết thúc sau các cuộc nổi dậy rời rạc , khởi đầu cho bình minh của một sự bùng phát giành lại độc lập cho dân tộc , cuôc phản công mười năm trường kỳ kháng giặc nổi danh thiên hạ : Khởi nghĩa Lam Sơn .
Nhưng , chuyện này xin để cho các tác phẩm chuyên về Sử Học trình bày , tôi chỉ muốn diễn ra cái ý chí , phong hóa của người Việt , đủ cho thời nay , mọi người có thể nghiệm ra . Tôi tạm gói gọn toàn bộ các chương phần trong Truyện Vừa này một cái lạm tên :
TIÊU DAO DIỄN NGHĨA
1.TIÊU DAO KHÚC ẦN TRUYỆN
TRẦN PHONG KỊCH CHIẾN LƯƠNG NGỌA TƯỜNG .
Đêm đó , trời phong mây u tịch , rừng ẩm ướt sau trận mưa , gió lạnh quyện với khí độc thê lương . Từ xa như có giọng hát ai oán não nùng . Trần Phong cưỡi ngựa bạch lếch thếch vác đao sát đất . Chàng lội bùn vũng từ những hốc sâu , vòng uqa khe núi hiểm trở , cuối cùng trước mặt là sơn trại gỗ rất kiên cố . Nhưng , chưa lâu sau , Phong vút ngựa từ ngoài vào trong thật điêu luyện , huơ đao chém vìa tên lâu la . Một tên hoảng hốt cấp báo reo tù , hàng vạn tiểu tốt cầm binh khí khiêu chiến bất thần xông ra hàng loạt . Phong thúc ngựa chạy thẳng , gặp đâu chém đó , xác lính ngã quỵ như rạ . Chàng càng tiến sâu vào nội địa , xông xác như thần cưỡi rồng uốn lượn hạ sát từng chướng ngại .
Trần Phong quát lớn :
- Mau lôi Ngọa Tường ra , nếu không tất cả sẽ cùng ta vùi thiêu trong biển máu .
Cả bọn nháo nhác , bất cập kháo nhau đi bắt Lương Ngọa Tường . Chúng ồ ạt xúm quanh một cái lều vải , lôi một kẻ đang say lướt khướt , Phong vừa nhìn đã nhân ra , xấn xổ một đao chém lìa đầu . Xong , chàng mang thủ cấp của y , rời sơn trại , băng qua khe suối , rồi biến mất theo làn sương mù đặc . Bọn lâu la trố mắt dõi theo càng trai trẻ uy dũng , vừa run sợ lại vừa thán phục chàng trai trẻ oai phong hiển hách .
Khi tống táng mẹ xong , Phong thiêu cháy thủ cấp Ngọa Tường , mùi da thịt và máu tanh bốc lên tận mây xanh , một mùi hương khó chịu , thế mà chàng vẫn chẳng ngửi thấy , nỗi đau mất mẹ còn ghê gớm hơn bội phần , tan nát cõi lòng .
Lát sau , Phong toan rút gươm , chợt phía sau một bàn tay cản lại , với tốc độ lanh lẹ đã đoạt mất thanh kiếm trong tay Phong . Người ấy và gươm ấy đã tự kết liễu đời mình . Chàng chưa kịp trấn tĩnh , từ xa xuất hiện chiến mã cùng kỵ binh rầm rập kéo đến . Họ lao tới như bão cát . Và , họ bảo :
- Mau tìm Trần Phong bắt về đây .
Phong giật bắn người , vội tìm nơi trống trú thân . hàng vạn ý nghĩ trỗi dậy trong chàng Tại sao bọn lính biết tên ta ? Sao chúng lại ráo riết tróc nã ta , thật lạ ? Chúng bắt ta vì mục đích gì ? Chưa nghĩ thêm gi , Phong thấy quân sĩ xem xét mọi nơi , bỗng có sự lạ .
Bọn lính thấy người vừa quyên sinh nằm lăn lóc bên đống đất mới đùn thành một nấm mộ , khấp khởi reo hoan :
- Trần Phong chết rồi . Bệ hạ tất trọng thưởng .
Tất cả xúm xít cười ran , xốc kẻ ấy tên ngựa mang về hoàng cung .
Trần Phong hoàn hồn , chàng ở lại trông mộ mẹ một năm , rồi lên đường ruổi thẳng về kinh kỳ , hỏi thăm tung tích Trần Phong . Thật sự , Trần Phong ấy chính là tay sai của quân Minh thời chiến , khi Lê Thái Tổ bình thiên hạ có ân xá nhưng y không thuận , tụ tập dư đảng phá rối trị an , nên mới có kết cục bi thảm .
Chàng buồn rầu thay cho phận số của người đã khuất , lại chán nản sự đời , nên quay về quê mẹ đất Kỳ La sinh sống qua ngày , làm ruộng thổi cơm , đọc sách viết văn đến khi mất . Chàng mới chỉ ba mươi sáu tuổi .
Tương truyền , lúc sinh thời , Phong có để lại tác phẩm : “ Hoài thiên ký” nói về đời long đong lận đận của một con người tài ba khí phách . Lúc nhàn rỗi , Phong hay đi chu du đây đó , gặp lúc vua Lê Thánh Tông băng qua , đọc được truyện rồi phổ thành thơ : Giấy phiêu bạt .
HẾT
<bài viết được chỉnh sửa lúc 04.08.2011 13:52:35 bởi binhphap >
Thống kê hiện tại
Hiện đang có 0 thành viên và 1 bạn đọc.
Kiểu: