Vua Quang Trung- Anh hùng thiên cổ

Tác giả Bài
binhphap
  • Số bài : 12
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 31.07.2011
Vua Quang Trung- Anh hùng thiên cổ - 12.08.2011 11:38:08
          
Bấy giờ , nước Đại Việt đang ở thời suy mạt , Vua Lê , chúa Trịnh tranh chấp , xâu xé lẫn nhau . Triều thần kéo bè kết đảng thanh trừng phe đối lập . Miền Nam , Trương Phúc Loan chuyên quyền , lấn át chúa Nguyễn là Định Vương , làm mưa gió , tác oai quái trong dân , nên lòng người bất phục , nổi lên cướp phá khắp nơi , tiếng oan thán vang cả đất trời . Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa nhà Tây Sơn do Nguyễn Nhạc đứng đầu .


BA ANH EM NGUYỄN NHẠC , NGUYỄN HUỆ , NGUYỄN LỮ.


Tằng tổ của Văn Nhạc họ Hồ ở Nghệ An , bị quân Nguyễn bắt tản cư vào Nam . Hồ Phi Long chọn ấp Tây Sơn , Bình Định làm nơi trú ngụ . Đến thời Hồ Phi Phúc kết duyên với Nguyễn Thị Đồng sinh ra ba người con tuấn kiệt : Hồ Nhạc , Hồ Thơm( Hồ Huệ) và Hồ Lữ . Trong đó , chỉ biết Huệ là sinh năm 1753 . Khi trưởng thành , cả ba theo Trương Văn Hiến , tôn làm thầy , được ông cho lĩnh hội đủ các chiêu thức võ học . Sau này , thấy quan lại ức hiếp , tham tàn bạo ngược , vơ vét của dân lành . Năm 1771 , Nhạc phất cờ khởi quật , đổi thành họ Nguyễn để dễ dàng thu phục nhân tâm . Tôi xin liệt kê các chiến công oanh liệt của Nguyễn Huệ trong vai trò cột trụ phong trào Tây Sơn :
Tháng 3 năm 1776 , Nguyễn Nhạc xưng là Tây Sơn Vương , Nguyễn Huệ được phong làm Phụ chính . Trong giai đoạn này , Huệ bốn lần thân chinh đánh họ Nguyễn tại Gia Định , đến năm 1783 thì kết thúc , lật đổ nền tự trị nhà Nguyễn . Bắt được Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương và Thái Thượng Vương Nguyễn Phúc Thuần .
Năm 1778 , Nguyễn Huệ được phong làm Long Nhương Tướng quân .

Năm 1785 , Nguyễn Huệ đập tan 5 vạn quân Xiêm La tại Rạch Gầm – Xoài Mút , làm cho quân man rợ , hung hãn phải lủi thủi , tan tác trốn về nước theo đường thượng đạo , tàn quân chỉ vỏn vẹn nghìn người . Theo sử liệu , thì quân Xiêm là do Nguyễn Vương Ánh cầu viện .
Sau trận chiến lùng vang ấy , và cho đến thời Nguyễn , vẫn còn phải thừa nhận :
"...quân Xiêm sau trận thua giáp thìn ( đầu năm 1785 theo dương lịch ) ngoài miệng tuy nói khoác nhưng trong bụng thì sợ Nguyễn Huệ như sợ cọp."
                                                                                            - Đại Nam thực lục -
Năm 1786 , Nguyễn Huệ được giao quản lí đất Bến Ván ( Quảng Nam ) trở ra với chức vụ Bắc Bình Vương . Nhờ sự trợ giúp của Nguyễn Hưu Chỉnh , Nguyễn huệ hạ thành Phúa Xuân , rồi quay về nam sông Gianh giải phóng roàn bộ đất đàng Trong . Thừa thắng , Nguyễn Huệ đem quân tiến ra Bắc , lấy danh nghĩa “ Phù Lê diệt Trịnh” . Chúa Trịnh Khải bị dân bắt nộp cho quân Tây Sơn . Cả ba lần ông đánh dẹp họ Trịnh . Lần thứ nhất , Nguyễn Hữu Chỉnh được giao nhiệm vụ đánh tiên phong , khi đại thắng , y lạm quyển , sinh chuyện rông rỡ , Huệ bèn phái Vũ Văn Nhậm thống lĩnh ba quân đánh Hữu Chỉnh , đấy là lần hai Huệ cho tướng xuất binh . Cuối cùng , thấy Nhậm cũng bám theo vết xe đổ của Chỉnh , thì Bình vương thân chinh Bắc phạt , hoàn tất việc ổn định Bắc Hà , coi như
đã nhất thống giang sơn .




[/link]CÀN LONG


Chẳng may , vua Lê Chiêu Thống , khi bị quân Tây Sơn đuổi đánh , thì chạy qua Trung Hoa , kêu cứu triều Đại Thanh . Vua Càn Long thuận ý , giao chỉ thị cho Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân , bên ngoài là chiêu bài phù Lê diệt Tây Sơn , nhưng thâm tâm lại rất xảo quyệt , tái xâm lược An Nam . Nguyễn Huệ được Ngô Văn Sở , Ngô Thì Nhậm phi báo , liền lên ngôi Hoàng Đế ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân ( tức 22 -12 – 1788 ) , đặt niên hiệu Quang Trung , đôn đốc toàn quân trong vòng 10 ngày phải ra Thăng Long . Đang độ đường , vua tạm dừng chân tại Nghệ An , Thanh Hóa duyệt binh kén tuyển thêm sĩ tốt . Sau đó , quân số lên đến mười vạn người . Vua còn ra chiếu mà nhân dân truyền tụng đến ngày nay :
                         Đánh cho để dài tóc
                         Đánh cho để đen răng
                         Đánh cho chúng chích luân bất phản
                         Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn
                         Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ .
                                                                                   - Chiếu xuất quân -
Ra đến phòng tuyến Tam Điệp , Biện Sơn , Quang Trung chia quân làm 5 đạo :
Đạo thứ nhất đích thân Vua chỉ huy thẳng tiến Thăng Long .
Đạo thứ hai và ba chọc vào mũi tây nam Thăng Long cùng yểm hộ cho đạo chủ lực .
Đạo thứ tư tiến vào Hải Dương .
Đạo thứ năm kéo lên Lạng Sơn ( Bắc Giang ) chặn đường rút của địch .
Đêm 30 tết , Vua vượt sông Gián Khẩu , tiêu diệt quân bán nước cầu vinh theo nhà Lê .
Đêm mùng 3 tết nguyên đán , Vua Quang Trung ngấm ngầm vây đánh đồn Hà Hồi . Nửa đêm , Vua bắc loa gọi , tướng sĩ dạ rầm trời , quân trong đồn hoảng hốt , nháo nhác cả lên , quỳ mọp đất xin hàng .

Mờ sáng mùng 5 tết , vua Quang Trung tiến phá đồn Ngọc Hồi , giặc bên trong nã pháo nổ liên tiếp , Vua cho cứ 20 quân kiêu dũng mang ba tấm ván quấn cỏ , dấp nước , giắt đoản khí bên mình , lại có 20 lính nữa , mang thanh đao to bản , sắc bén , hộ tống theo sau . Riêng vua , ngồi trên bành voi , đốc thúc lực lượng . chỉ trong chớp nhoáng , quân Tây Sơn áp sát đồn , bỏ ván , xông vào chém giết tới tấp , bởi tinh thần ai cũng hưng phấn , nên giặc Thanh thua chạy .
Tôn Sĩ Nghị nghe tin , không kịp mặc giáp , nai nịt , mà hối hả leo ngựa bỏ trốn . Tại Gò Đống Đa , đô đốc Long triệt phá hoàn toàn , tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn .
Quân Thanh trốn qua sông Nhị Hà ( Sông Hồng ) , giẫm đạp lên nhau , một lát , cầu phao gãy , giặc chết đuối rất nhiều , chất cao thành gò , máu me lênh láng , nhuốm đỏ cả khúc sông . Tôn Sĩ Nghị , lúc đào thoát lại bỏ quên ấn tín , mật thư của Càn Long , lững thững , tủi nhục về Kinh Bắc . Binh lính rao rằng sẽ săn rượt Tôn Sĩ Nghị đến sát vùng biên cương mới thôi . Nghe thế , nam phụ lão áu gốc Hoa đều dắt díu cùng nhau bỏ chạy .
Trưa mùng 5 tết , vua Quang Trung vào thành giữa tiếng hò reo của nhân dân .
Khi Vua Quang Trung còn tại thế , ở ngôi báu , chính trị , văn hóa nước nhà cường thịnh như thời Lê Thánh Tông . Việc thuế má , đinh điền , vua khu xử rõ ràng , hợp lòng dân , lại ban chiếu Khuyến nông hạn chế đất bỏ hoang và nạn lưu vong . Xóa bỏ hoặc giảm nhẹ các thứ thuế . Yêu cầu Thanh triều mở cửa thông chợ búa . Việc quan lại , bổ nhiệm kẻ tài năng , đức độ , cho làm theo khả năng có thể xây dựng xã tắc ngày càng phồn thịnh . Về học vấn , chủ yếu , Quang Trung công cáo chiếu lập học , khuyến khích nhân dân dùi mài kinh sử để có ngày hiển vinh . Đồng thời , vua muốn các sĩ tử khi thi cử phải sử dụng chữ Nôm để giữ gìn văn hóa , bản sắc dân tộc . Để đốc thúc việc này , Quang Trung cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách Hán ra Nôm . Ngoài việc chữ nghĩa , thì mối quan tâm hàng đầu của Quang Trung là kinh tế , lương thực , nông sản cùng xuất khẩu . Vì thế , nhà vua ban bố chiếu khuyến nông , mong muốn bách tính cần mẫn cuốc cày để làm giàu cho quốc gia , giải quyết tình trạng đất bỏ hoang và nạn luu vong . Vấn đề ngoại thương là mấu chốt trong chính trị nhà Tây Sơn , Quang Trung cho mở cửa đất nước , giao thương với nước ngoài , thu thập cái tiến bộ của bốn phương để rồi phát triển giang sơn mình . Thương nghiệp và thủ công nghiệp được phục hồi . Còn chùa chiền , vua buộc kẻ tu hành phải chân thuyên mộ đạo , chọn lọc các tăng nhân hiểu biết uyên thâm Phật học , bỏ kẻ ngu muội làm thường dân . Vua dung nạp người tài giỏi , dù xa xôi bốn bể , dù đá núi thượng ngàn , nơi u minh , hoang sơ . Đây là trích đoạn chiếu cầu hiền của Vua Quang Trung :





Trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, thức ngủ mong mỏi mà có người tài cao học rộng chưa từng thấy đến. Hay Trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự?... Trẫm nơm nớp lo nghĩ, một ngày hai ngày cũng có hàng vạn sự việc nảy sinh . Ngẫm cho kỹ: cái nhà to lớn - sức một cây không dễ gì chống đỡ, sự nghiệp thái bình - sức một người không thể đảm đương".


 





GIẢ VƯƠNG PHẠM CÔNG TRỊ




Vua Quang Trung cũng có hoài bão chiếm dăm tỉnh Trung Quốc , nên cho đóng gấp rút tàu bè , ngựa giáp . Ngoài tỏ vẻ hòa hiếu như lần đi sứ của giả vương Phạm Công Trị , vờ đính ước với công chúa Trung Hoa và đòi của hồi môn là hai tỉnh Quảng Đông , Quảng Tây , hai tỉnh năm xưa Lý Thường Kiệt chiếm đóng , nhưng bên trong lại mưu đồ sai giặc tàu Ô , Thiên Địa Hội cứ quấy nhiễu biên cương trước , rồi đặt bề tính liệu . Quả là :
                  Cõi Bắc vừa xong trường chiến đấu
                  Ải Nam lại nảy dạ anh hùng .
                                                    - Trích Hoàng Lê Nhất Thống Chí -
Rủi ro thay ! Người định sao bằng trời . Ngày 16 tháng 9 năm 1792 , Vua Quang Trung băng hà , thọ 39 tuổi . Sau này , được con là Quang Toản nêu danh tánh Thái Tổ Võ Hoàng Đế . Vua Quang Trung được sử sách hiện thời ghi chép cách kính cẩn , dân gian tôn phục công trạng và tài đức của vua . Chỉ có Nguyễn Ánh là Thái tổ nhà Nguyễn , hận căm vua Quang Trung , khi lên ngôi , nắm giữ binh quyền , liền khai quật mộ Vua , đốt thành tro , có người truyền tụng rằng Ánh còn lấy sọ vua làm đồ đại tiện , rồi nhốt vào vò đem hạ ngục với sọ của Thái Đức Nguyễn Nhạc và Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản , bởi thế mới có chuyện “Ông Vò “ . Thật hổ thẹn muôn đời .
Tuy vậy , hậu thế luôn ngợi khen Quang Trung , đáng là trang nam nhi hảo hán . Kính thay !
Vua Quang Trung một thời tung hoành ngang dọc , trải bao phen trận mạc , gió bụi mịt mù , nhất thống thiên hạ , nhân dân an cư lạc nghiệp , nhàn nhã hưởng thái bình . Vua , đánh giỏi , mưu sâu , mẹo mực chẳng mấy ai bì kịp , mà từ cồ chí kim , chưa người dân Việt nào muốn lăm le bờ coi Trung Hoa , nên chúng cứ giao tranh liên miên , rục rịch , thị phi với nước mình . Nay Hoàng Đế Quang Trung dòm dỏ biên ải , là người có đại chí , uy phong lẫm liệt , đến Thanh triều , Xiêm La còn phải nể nang . Tuy hậu thế , không chỉ tán tụng , ngợi ca , nhưng còn chê trách , gạ gẫm , hơn nữa lại nhạo báng , phỉ nhổ . Đó là tốp người thuộc khuynh hướng đối nghịch Quang Trung , là cừu địch , kẻ thù trên sa trường , nổi bật nhất là Nguyễn Phúc Ánh . Ông này khi lên ngai vàng , đã có những cử chỉ đả kích Quang Trung và Hoàng triều , gia quyến nhà Tây Sơn bằng những hình phạt man rợ như xử giảo , voi giày , lăng trì ,…nhằm mục đích báo thù Nguyễn Huệ đã dồn ép mình vào cùng quẫn , phải lếch thếch chạy ra hải đảo Phú Quốc , Cổ Long , Cổ Cốt… có thể nói là ngang tàng , ngược ngạo , vô tâm. Ngoài ra , ông còn cho biên chép lệch lạc về nhà Tây Sơn , về người anh hùng áo vải cờ đào . Nhưng Nguyễn Ánh làm thế là phải có lý lẽ riêng ông , không thể phê bình một cách lố bịch , cuồng nộ được .
Tôi xin suy ra hai lý :
- Nguyễn Gia Long hành xử nhẫn tâm với Tây Sơn cách quán triệt để tránh tình trạng dư đảng của họ dấy binh làm loạn .
-Vì thâm thù da diết bấy lâu , ông muốn rắp tâm phục hận cho thỏa dạ vơi lòng .

GIA LONG NGUYỄN ÁNH



Dù thế , đa phần vẫn ngợi ca vị anh hùng trí dũng song toàn :





Ông không chỉ là cầm quân mà còn là nhà cai trị rất giỏi... Đồn binh vững vàng khắp đường sông, cửa biển; kỷ luật nghiêm minh, đồng thời lại rất nhân từ với nhân dân..."


 



—Legrand de la Liraye trong tác phẩm Notes historiques sur la nation annamite (Bút ký lịch sử về dân tộc An Nam)







 


"Lòng nhân hiếu cảm đến đất trời... Với các sĩ phu thì cuốn vào máy, thu vào lồng, tìm trong hang núi, hỏi chốn thôn quê, thu hái chẳng sót loài cỏ mọn".


 



—Ngô Trọng Khuê, một đại thần cũ Nhà Hậu Lê, trước chối từ lời mời của Quang Trung







 


Vua Quang Trung nhà Nguyễn Tây Sơn là ông vua anh dũng, lấy võ lược mà dựng nghiệp, nhưng ngài có độ lượng, rất am hiểu việc trị nước, biết trọng những người hiền tài văn học. Khi ngài ra đất Bắc Hà, những người như [link=http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Th%C3%AC_Nh%E1%BA%ADm]Ngô Thì Nhiệm, Phan Huy Ích đều được trọng dụng và nhất là đối với một xử sĩ như Nguyễn Thiệp thì thật khác thường.


 



Trần Trọng Kim

Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông như sau:





 


"Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..."

VẬY CÓ THỂ TÓM TẮT CHIẾN CÔNG QUANG TRUNG NHƯ SAU :
·         Đánh Gia Định, bắt hai chúa Nguyễn (1777).
·         Chiến thắng 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm, Xoài Mút (1785)  
·         Hạ thành Phú Xuân (1786)
·         Tiến đánh Thăng Long (1786)
·         Cuộc chiến với 30 vạn quân nhà Thanh (1789): Trận Ngọc Hồi, Trận Đống Đa
TRẬN RẠCH GẦM  - XOÀI MÚT .

TƯỢNG HOÀNG ĐẾ QUANG TRUNG .
Sách kê cứu :
- Đại nam thực lục .
- Việt Nam Sử Lược .
- Hoàng Lê nhất thống chí .
- Bút ký lịch sử về dân tộc An Nam .
- Quốc sử quán Nguyễn triều .
cùng các nguồn tại Wikipedia .
<bài viết được chỉnh sửa lúc 21.12.2011 16:02:43 bởi Ct.Ly >

Kawamang
  • Số bài : 13
  • Điểm thưởng : 0
  • Từ: 22.07.2009
RE: Vua Quang Trung- Anh hùng thiên cổ - 21.12.2011 02:13:02
Vua Quang Trung là vị anh hùng dân tộc mà mình thần tượng nhật Cảm ơn bạn về những thông tin này. Không biết là bạn lấy thông tin ở đâu để viết vậy? Vì như theo mình biết thì hình như Hồ Phi Phúc kết hôn với Nguyễn Thị Đồng, là con gái một của một gia đình giàu có. Nên Phi Phúc đành phải cho các con theo họ mẹ từ khi mới đẻ... ^_^... cái này mình cũng chỉ đọc được ở đâu đó thui...